Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Lượm lặt - ‘Kỹ sư’ Trung Quốc trộn hồ ở công trường - Trung Quốc ép lao động VN công nhận chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa ?

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Đường chín vạch (Tia sáng).
EU nên tránh áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế với Nga (VOV).
Đại sứ Mỹ và Trung Quốc chào từ biệt giới lãnh đạo Việt Nam  -(VOA)    —   Đà nẵng đón phái đoàn hải quân Mỹ, khởi sự trao đổi hoạt động hải quân  -(RFA)
Vì sao xung đột với dân trong các dự án “kinh tế-xã hội”?  -(RFA)    — Ý kiến luật sư về phiên tòa công an dùng nhục hình gây tử vong  -(RFA)
Bộ công an không cho hỏi về hai người dân chết trong đồn công an  -(RFA)   —-“Sản phẩm” của giáo dục Việt Nam  -(RFA)
ĐB Huỳnh Nghĩa: ‘Bộ Công thương bênh EVN là không được’   -(ĐV) – Người dân không thể gánh chi phí xây dựng biệt thự, sân tennis, bể bơi hay việc thua lỗ do đầu tư ngoài ngành thông qua việc tăng giá điện của EVN.
2159. Nói lại cho rõ về đê bao – bờ bao  – Tô văn Trường -(Basam)
Bút Tre – Biểu tình nổ ra khắp nơi báo hiệu sự thay đổi đột biến trong năm 2014?  -(DL)
TRÒ BỈ ỔI MỚI CỦA BÈ LŨ CƯỚP NƯỚC VÀ BÁN NƯỚC  – (Lê Anh Hùng)
Hai chế độ hai người thầy  -(Nguyễn Văn Thạnh)    >>>   Tự do cho thầy cô để có tự do cho dân tộc.

5xu – Nhân sự trong vỏ hạt dẻ  – (DL)
Bảo Tàng Vinh và Nhục  -Cô Tư Saigon -(Việt Báo)
Sài Gòn Thất Thủ – Kỳ 4   – (DCVOnline)  – Sài Gòn thất thủ – Kỳ 2Sài Gòn Thất thủ – Kỳ 3Sài Gòn thất thủ – Kỳ 1
Cái nhìn tổng quan về Việt Nam từ năm 1945 đến nay  - (ĐCV)
NHỮNG MẢNH ĐỜI TRẮNG ĐEN   – (Bùi Văn Bồng)  >>>  THƠ VƯỜN TẶNG VƯƠN
Vụ Đinh Đức Lập: Cụ Lập” có lạm dụng hình ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước?  - (Hữu Nguyên)
Vụ đăng cai ASIAD 18: BỘ NGOẠI GIAO VIỆT NAM RA ĐÒN GIÓ VỚI CHÍNH PHỦ  -(Tễu)   —–LỊCH SỬ, SỰ THẬT VÀ SỬ HỌC  – (Chepsuviet)
Đăng cai ASIAD18: Chính phủ, hay Quốc hội được quyết? – (Chepsuviet)

Tổng duyệt Lễ thượng cờ Tổ quốc trên 2 tàu ngầm Kilo 636  -(NLĐ)
Người Nhật khác biệt đến mức nào?  -(TVN)   —   Kiên quyết ngăn chặn hối lộ ODA   -(VNN)   —   Nghi án hối lộ 16 tỷ: Các cá nhân liên quan đều bác nhận tiền  -(VNN)    —   Hai Phó thủ tướng chỉ đạo điều tra nghi án hối lộ trong ngành đường sắt  -(TN)
Không trả lại nhà công vụ sẽ bị cưỡng chế   -(Infonet)    —–30/4 và 1/5 được nghỉ 5 ngày liên tục  -(VNN)
Việt Nam chưa đặt cọc đăng cai ASIAD  -(VNN)   —   Tinh thần thể thao… Nô-bi-ta!?  -(TVN)
Bộ trưởng Y tế: Sẽ ‘xóa sổ’ bác sỹ chuyên tu  -(VNN)   —  Ngành y chưa biết lúc nào hết tiêu cực  -(NLĐ)
VỤ “CHÁNH ÁN BỊ TỐ BỔ NHIỆM BẤT THƯỜNG”: TAND Tối cao yêu cầu báo cáo, làm rõ   -(PLTP)   >>>   Địa phương cấp đất sai, dân chịu khổ   >>>   TP.HCM dự báo tham nhũng sẽ diễn biến phức tạp    >>>  Sẽ minh bạch giá điện để dân giám sát : Bộ trưởng CT Vũ huy Hoàng
Việt Nam : Một hội bảo vệ dân oan tuyên bố ra mắt  -(RFI)
Thử bênh Bộ trưởng Tiến   _(LĐ) -Đào Tuấn – Không hiểu Bà Tiến sao lại đi so sánh số “người chết và lặt lìa lặt lọi” của xứ Tư bản bóc lột Mỹ??? xứ XHCN ưu việt nó khác chứ. Tôi có thằng em Bà con là cán bộ mà đảng viên CS , mới về hưu , bệnh đem bệnh viện chính các đồng chí của nó bỏ cho chết , nhưng vì vai trò vị trí trong xã hội này của nó đối với nhà nước XHCN nên để vợ con nó làm sao thì làm dù rằng tôi rất xót và buồn khi nó mất đột ngột, trong khi nó còn nhỏ hơn mình. Cứ cái gì cũng ngụy biện và so sánh với bọn tư bản bóc lột, giãy chết… nếu là chuyện xấu xa , còn bọn Tư bản nói đến ta thì bảo rằng nó xía vào nội bộ ta , quái quỉ thật.
Thêm 2 cán bộ Bệnh viện đa khoa Hướng Hóa bị đình chỉ công tác  -(TN) – Chích lộn thuốc mê cho con nít, mà 3 mạng một lần!!! cái này ” tai biến y khoa tập thể”!? – Những lãnh vực có liên quan tới sinh mệnh con người phải loại bỏ tưc khắc những thành phần ngu dốt và nhất là không biết ngoại ngữ…Gọi là thuốc Tây mà không biết tiếng Tây để tra cứu , nghiên cứu … thì bỏ bu cầm chắc.
Ống nước máy Sông Đà chủ yếu dùng để dẫn nước thải ở Nhật  -(KT) – Cho nên bể hoài!!! nhưng lại lợi là rẻ tiền hơn ống chịu áp lực lớn.

Vài lời cùng bác Tô Hải  -(Boxitvn)
Thân phận Phú Quốc   – Phạm Đình Trọng  -(Boxitvn)
Phải chăng 99,99% người Việt hải ngoại không còn công nhận nước CHXHCN VN?  -(DLB)
Sài Gòn Thất Thủ – Kỳ 5  – (DCVOnline)
Những người trí thức trung thực lên tiếng  -  Nguyễn Lân – (DCVOnline)  -Trường Đại học Sư phạm đã nhổ được hai cái gai của nhà trường. Đó là Trương Tửu và Trần Đức Thảo.
Nhã Thuyên, Lê Thăng Long & những người “Trotsky”…   -Đặng Ngữ - – (DCVOnline)
Vấn đề (của Hillary) ở Miến Điện  – Catherine A. Traywick, John Hudson – Trà Mi lược dịch - – (DCVOnline)
Sinh viên ngã chết là con của công an Ba điình – chuyên đi dẹp biểu tình Bờ hồ  -  (XuanVN)  >>>  Đã xác định danh tính thiếu nữ rơi tầng 9 tử vong  -(VNN)   >>>  Rơi từ tầng 9 trường đại học, thiếu nữ tử vong   >>>   Linh tính người cha và cái chết thương tâm của nữ sinh

CÁI TỆ CỦA BÁO MẠNG  -(Văn công Hùng)

PHẢI CHĂNG CHÚNG TA ĐÃ BẤT LỰC VÀ BUÔNG HẾT RỒI?  -(Tễu) – Bài ” buông lỏng quản lý” của Báo Thanhnien :
KHẨN CẤP! CHÍNH QUYỀN TỈNH BÌNH THUẬN BỊ NGƯỜI TÀU KHỐNG CHẾ-(Tễu)
Hội CTNLTVN hoan nghênh Nghị quyết của Hội Đồng Nhân quyền LHQ về Cổ xúy và Bảo vệ Nhân quyền khi Biểu tình Ôn hòa  – (HCTNLT)
 _________________________________________________________________________________

Tấm bản đồ Trung Quốc cổ, của nhà bản đồ học người Pháp Jean-Baptiste Bourguignon d’Anville vẽ, được một nhà xuất bản Đức in năm 1735 – Ảnh: FP
Đức tặng Trung Quốc bản đồ cổ không có Hoàng Sa, Trường Sa  -(TN)  -Trong chuyến thăm Đức vừa qua, ngày 28.3, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tặng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tấm bản đồ Trung Quốc in năm 1735, trên đó biên giới Trung Quốc chỉ tới đảo Hải Nam, theo tạp chí Foreign Policy ngày 1.4.
Trung Quốc ép lao động VN công nhận chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa ?- (Tin nóng)  >>>  Gần phân nửa lao động Trung Quốc chưa được cấp phép
Công bố Chiến lược khai thác tài nguyên biển  -(VnM)    —   Bộ trưởng Thăng “kêu oan” cho cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình  -(VnEc)
Thủ tướng nói gì về nghi án nhận hối lộ từ JTC? -(VnEc)   —  Vụ hối lộ 80 triệu yên: Chờ Chính phủ công bố thông tin  -(VTC)    —   Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp xử lý nghi án hối lộ  -(TP)   —   100% cán bộ cam kết không liên quan vụ hối lộ 16 tỷ đồng  -(Tamnhin)
Phải dẹp ngay biển hiệu Trung Quốc trái phép  -(TP)     —   Bí thư Đà Nẵng: ‘Dẹp hết bảng hiệu tiếng Trung Quốc’  -(VTC)    —   Thành lập Ban tổ chức cấp quốc gia kỷ niệm các ngày lễ lớn  -(CP)
15 giám khảo sẽ chấm điểm 4 ứng viên thi Tổng cục trưởng  -(VnM)
Một ngày xử lý hơn 13.000 vụ vi phạm giao thông  -(VnM)    —  Tai nạn giao thông tăng,16 tỉnh bị phê bình  -(VnM)   >>>   Ô tô phải lắp camera lùi kể từ 2016
Ba thanh tra giao thông bị bắt quả tang nhận mãi lộ  -(TP)   —    EVN có phó Tổng Giám đốc mới  -(Tamnhin)
Vụ bổ nhiệm lái xe làm lãnh đạo: Tội là của người đề bạt  -(GDVN)
Lập lưỡng viện hay để nguyên Quốc hội?   -(BBC)  -Đánh giá một số ý kiến mới nêu lại về̉ chuyện ‘lập lưỡng viện’ và quan hệ giữa Đảng và Quốc hội Việt Nam.    —   ‘Quốc hội khóa này chưa nổi bật’  -(BBC /nghe) – Ô. Nguyễn minh Thuyết
Thủ tướng Dũng chỉ ‘hoàn thành nhiệm vụ’  -(BBC) – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói tại phiên họp Chính phủ rằng dù được cho là xuất sắc, ông cũng chỉ “tự nhận ở mức hoàn thành nhiệm vụ”.
Vụ JTC: ‘Không ai khai đã nhận hối lộ’  -(BBC)    —   Dân Dương Nội tự vẫn?  -(BBC)    — Vụ Ngô Thanh Kiều, thách thức của tòa án Tuy Hòa  -(RFA)
Ngày cá tháng tư, ước mơ nói thật tại Việt Nam  – Nguyễn Yến Ngọc viết cho RFA

Trận địa tài chánh – Đánh nhau bằng tiền  – (Nguyễn xuân Nghĩa -RFA)
Y tá chích nhầm thuốc cho trẻ sơ sinh, bạn tin không?  – (Menam -RFA)
Các “học viên Pháp luân công” tấn công Lăng Hồ Chí Minh đã bị xử tù?  -(Chepsuviet)
Người Tàu làm chủ ở Vũng Áng: Đã đến độ tin rằng PTT Nguyễn Thiện Nhân từng bị “cấm cửa”?  -(Chepsuviet)
Mưu mẹo của Putin  - (Ngô nhân Dụng -NV)   —   Tham nhũng khủng khiếp tại Trung Quốc  -(NV)
Cách mạng lật đổ đang chờ lãnh đạo đảng cộng sản  –  Le Nguyen (Danlambao)   —   Được mùa cũng bị đảng đổ tại… -(DLB)
Việt Nam, về đâu? -(DLB)
Tại sao nhà cầm quyền Hà Nội vẫn tồn tại và họ tồn tại bao lâu?  – Bằng Phong Đặng văn ÂU – -(DLB)
Kẻ thù trước mặt và kẻ thù sau lưng!  - Xã luận BNSTDNL - -(DLB)   —  Lạm phát? -(DLB)
Mary Tuyết – Nỗi Niềm ! (Viết về Bùi Hằng)  – (DL)
Minh Văn – Đi theo kiểu không Phanh   – (DL)    —   Góc nhìn giới trẻ: Ngựa Hoang – Nền giáo dục đích thực  – (DL)
KINH TẾ
Giải ngân đồng vốn ODA chậm, vì sao? (ĐĐK).
Kinh tế Malaysia có thể điêu đứng vì vụ MH370 (VnEco).
Tính minh bạch trong nền kinh tế Việt Nam  -(RFA)
Gas liên tục giảm, xăng dầu cật lực… tăng  -(ĐV)    —-   Nghịch lý dưa hấu Việt xuất xuôi và xoài đi ngược   -(ĐV)
ADB ‘nghi ngại’ việc cổ phần hóa 432 DNNN của Việt Nam   -(NĐT)   —   Nợ xấu gấp đôi báo cáo, sáp nhập thêm 6 -7 ngân hàng  -(VEF)
 Giá nhà tăng trở lại sau 3 năm lao dốc  -(VnM)   >>>   Lợi nhuận “khủng” của công ty vàng bạc
CBRE: Nhiều biệt thự Hà Nội rẻ như chung cư  -(VnEx)   —  90% căn hộ chung cư diện tích lớn ở Hà Nội ế ẩm  -(GDVN)
Xuất khẩu cá tra tiếp tục bị ép giá  -(PT)    —  BMW xây nhà máy lớn nhất tại Mỹ: Bài học cho ngành CN ô tô Việt Nam   -(GDVN)
VĂN HÓA-THỂ THAO
‘Con đường ma’ ở Tiền Giang và pháp trường tàn khốc nhất triều Nguyễn (MTG).
Xin vỗ tay! (TN).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Tem phiếu giáo dục: Giải pháp cho bất bình đẳng đại học công – tư (Tia sáng).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Trung Quốc: Địa ngục nô lệ ăn xin (TN).
Sóng thần do động đất Chile có thể lan đến Indonesia (TT). - Động đất 8,2 richter gây sóng thần ở Chile (DT).
Quảng Ninh :  Nữ sinh THPT “tung cước”, xé áo bạn ngay trên đường phố   -(LĐ)—>>
Kỷ luật Đảng, buộc thôi việc công an cưới vợ 16 tuổi  -(NĐT)   >>>   Nữ sinh 16 tuổi bỏ học vì sợ có thai với thầy giáo   >>>   Phá băng cướp nhằm vào nữ sinh: Lời khai ‘nữ quái’ 16 tuổi    >>>>   Chồng ôm phụ nữ lạ chết, vợ mang bầu suy sụp
Địa ngục nô lệ ăn xin   – (TNO) Các băng đảng tội phạm đánh thuốc mê, bắt cóc thanh niên, người già và trẻ em, chặt cụt chân tay, móc mắt rồi ép họ phải đi ăn xin trên đường phố. Ai bỏ trốn sẽ bị giết chết.
QUỐC TẾ
Phát hiện manh mối mới về MH370 (VNN). - Nhìn thấy cửa sổ máy bay Malaysia dưới biển Perth? (NB&CL). - Malaysia điều tra hình sự vụ MH370 mất tích (Infonet). - Vụ MH370 mất tích: Hành khách “vô tội”, tập trung điều tra 2 phi công (DV). - Malaysia vừa công bố toàn văn cuộc thoại MH370 đã bị chỉ trích (DV).
Trung Quốc cho triệu tập đại sứ Philippines  -(DCCT)    —   Philippines sắp mua lá chắn tên lửa MIM-23 Hawk  - (NĐT)
NATO thảo luận về đáp ứng mạnh hơn trong vụ khủng hoảng Crimea  -(VOA)    —    Người Tatar muốn binh sĩ gìn giữ hòa bình LHQ có mặt tại Crimea -(VOA)     –   ‘Tôi là người Ukraine’ thu hút hàng triệu lượt xem trên youTube  -(VOA)
HRW: Trung Quốc gây áp lực để Nepal đàn áp người Tây Tạng -(VOA)   —  Tướng Trung Quốc Cốc Tuấn Sơn bị truy tố về tội tham nhũng  -(VOA)
Việc Đại sứ Mỹ từ chức có thể giúp cải thiện quan hệ với Ấn Độ -(VOA)    —  Mỹ cảnh cáo Bắc Triều Tiên về những hành động ‘khiêu khích’ -(VOA)
Người Palestine mưu tìm sự thừa nhận của Liên Hiệp Quốc -(VOA)    —   Thái Lan: Một người biểu tình bị bắn chết -(VOA)
Malaysia công bố biên bản thông tin liên lạc với buồng lái của MH370 -(VOA)    —  Australia: Việc tìm máy bay Malaysia mất tích có thể kéo dài -(VOA)
GM xin lỗi về trục trặc an toàn gây tai nạn chết người -(VOA)    —   WHO: Ebola tại Guinea là vụ bộc phát, không phải dịch bệnh -(VOA)
Nga cáo buộc J.P. Morgan chặn việc chuyển tiền từ sứ quán  -(VOA)
Nga đang nắm “yết hầu” của châu Âu   -(PT)    >>>   Chiến lược ba bước của Không quân Trung Quốc? (Kỳ 2)
Manila coi thường các đe dọa của Bắc Kinh trong vụ kiện Trung Quốc  -(RFI)
Bắc Hàn có ‘máy bay không người lái’?  -(BBC)   —  Mỹ kêu gọi Bắc Kinh gây áp lực với Bình Nhưỡng -(RFI)    —    Trung Quốc : Tập Cận Bình lý giải cho hệ thống độc đảng -(RFI)
NATO ngưng hợp tác với Nga -(RFI)   —   Nato dừng mọi hợp tác với Nga  -(BBC)
MH370 : Tàu ngầm Anh bắt đầu “mò kim đáy biển” -(RFI)   —    Động đất mạnh ngoài khơi Chilê -(RFI)

‘Kỹ sư’ Trung Quốc trộn hồ ở công trường



Lời dẫn của Lâm Khang: 
Bài báo cho biết: “Khi nghe có lao động người Trung Quốc chết tại công trường, tôi và đồng chí đại tá Phó giám đốc công an tỉnh đến tận nơi nhưng không vào được. Đến khi vào được thì có thấy gì nữa đâu” - ông Anh kể.
Phó giám đốc công an tỉnh mà không vào được nơi có vụ việc xảy ra, thì đúng là người Trung Quốc đã thiết lập xong lãnh địa của họ rồi!

Phải chăng là tỉnh Bình Thuận, chính quyền đã bị vô hiệu hóa, đã mất quyền kiểm soát tại công trường Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân. Quá nguy hiểm rồi!

Đề nghị Bộ Công an khẩn trương điều các tướng giỏi vào để thiết lập lại sự kiểm soát tại Bình Thuận!

Trong hồ sơ xin giấy phép lao động, người Trung Quốc đến làm việc ở công trường Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 được khai báo là kỹ sư, hoặc lao động tay nghề cao. Nhưng khi đến công trường, họ làm tất cả mọi việc: từ trộn hồ, cột dây thép đến... đào đất.  

Kỹ sư Trung Quốc làm cả việc đúc bê tông, trộn hồ trên công trường 
Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 - Ảnh: Quế Hà 

Không có người Việt

Theo báo cáo của Sở LĐ-TB-XH Bình Thuận tại buổi giao ban báo chí hôm qua, tính đến ngày 31.3, tại công trường Nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) Vĩnh Tân 2 (xã Vĩnh Tân, H.Tuy Phong, Bình Thuận) còn 528 lao động (LĐ) người Trung Quốc. Trong số đó chỉ có 283 LĐ có giấy phép, còn lại là LĐ “chui”.

Theo ông Nguyễn Ngọc Thành, Trưởng phòng LĐ (Sở LĐ-TB-XH) số lượng LĐ người Trung Quốc đến Bình Thuận phụ thuộc vào tiến độ xây dựng công trình NMNĐ. Hiện NMNĐ Vĩnh Tân 2 đã có một tổ máy hoạt động, tức là sắp hoàn thành, nên nhu cầu tuyển LĐ có giảm. Tuy nhiên, ông Thành dự báo, “từ nay đến cuối năm sẽ có thêm khoảng 500 LĐ người nước ngoài nữa sẽ đến các công trường NMNĐ Vĩnh Tân làm việc” - ông Thành không nói rõ số người này sẽ đến từ quốc gia nào.
Cũng theo ông Thành, NMNĐ Vĩnh Tân 2 hiện có tới 4 nhà thầu chính từ Trung Quốc. Nhưng họ lại có thêm nhiều “thầu con” cũng của người Trung Quốc.


Từ “kỹ sư” theo quy định của VN đối với họ rất dễ, chỉ cần đào tạo một năm với họ đã là “kỹ sư” hoặc “công nhân kỹ thuật cao”. Họ tự hào với chúng tôi về việc đào tạo kỹ sư của họ là như vậy đó

Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH Bình Thuận Mai Văn Anh

“Theo các quy định của nước ta, trước khi triển khai xây dựng nhà máy, các nhà thầu phải thông báo tuyển LĐ làm việc là người VN. Chỉ khi nào “anh” không tuyển được người Việt thì mới tuyển người nước ngoài. Tuy nhiên, do yêu cầu kỹ thuật, người Việt mình không đáp ứng được (!?), nên công trình NMNĐ Vĩnh Tân 2 vắng người Việt là vậy” - ông Thành lý giải câu hỏi của PV Thanh Niên vì sao công trường nhà máy này thiếu vắng người Việt.

Cũng theo ông Thành, trước đây UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo Sở LĐ-TB-XH phải phối hợp với các tỉnh lân cận (Lâm Đồng, Ninh Thuận, Đồng Nai…) tìm kiếm LĐ có tay nghề cho các dự án NMNĐ ở Vĩnh Tân. Tuy nhiên, sau một thời gian dài “vẫn không đáp ứng được nguồn LĐ cho các dự án này”. Vì vậy, đầu năm 2014, UBND tỉnh Bình Thuận chính thức có văn bản cho phép các dự án nhiệt điện ở 
Vĩnh Tân được tuyển dụng LĐ nước ngoài. “Nhưng thực chất, họ tự tuyển LĐ người nước họ sang làm việc ngay từ đầu rồi”, ông Thành nói.  

“Kỹ sư làm tất cả” 
Trả lời câu hỏi của Thanh Niên vì sao trong hồ sơ thì ghi “kỹ sư”, “công nhân kỹ thuật cao”, nhưng khi đến công trường thì thấy hàng trăm LĐ người Trung Quốc làm tất tần tật, từ trộn hồ, cuốc đất, cột dây thép, đúc bê tông…, ông Mai Văn Anh, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH Bình Thuận, cho biết việc quản lý LĐ người nước ngoài có trách nhiệm của Sở, nhưng là vấn đề rất khó. “Khi chúng tôi kiểm tra, họ nêu nhiều vấn đề, nhưng mà toàn là né tránh các ràng buộc theo quy định của pháp luật”.
Còn ông Nguyễn Ngọc Thành thì nói: “Kỹ sư của họ khác mình là họ làm được tất cả. Có lẽ do họ tận dụng LĐ cho nên kỹ sư của họ sẵn sàng trộn bê tông, đào đất hay làm công việc bình thường khác”.
Về danh xưng “kỹ sư” trong giấy phép mà Sở cấp cho các LĐ Trung Quốc, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH Mai Văn Anh nói: “Từ “kỹ sư” theo quy định của VN đối với họ rất dễ, chỉ cần đào tạo một năm với họ đã là “kỹ sư” hoặc “công nhân kỹ thuật cao”. Họ tự hào với chúng tôi về việc đào tạo kỹ sư của họ là như vậy đó” (!?).
Ngoài ra, phía nhà thầu còn có chiêu bài “di chuyển nội bộ” (một nhà thầu Trung Quốc có nhiều dự án tại VN có thể di chuyển công nhân từ công trường này sang công trường khác). “Chúng tôi bất ngờ là họ có hàng trăm giấy phép LĐ do TP.HCM cấp. Họ đem đến trình tôi xem. Khi có giấy phép này coi như họ được phép “di chuyển nội bộ” đến Bình Thuận làm việc” - ông Mai Văn Anh kể về tình trạng các nhà thầu Trung Quốc lách luật khi cơ quan chức năng Bình Thuận yêu cầu kiểm tra.
Địa phương kêu "khó"
Cũng theo ông Mai Văn Anh, việc tiếp cận các chủ thầu tại công trường là rất khó khăn. Có khi cơ quan chức năng đến nơi không có ai tiếp, hoặc công trường đóng cửa không cho vào.
“Khi nghe có LĐ người Trung Quốc chết tại công trường, tôi và đồng chí đại tá Phó giám đốc công an tỉnh đến tận nơi nhưng không vào được. Đến khi vào được thì có thấy gì nữa đâu” - ông Anh kể.
Ông Nguyễn Văn Thu - Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Tân cho biết: “Họ rất ít khi quan hệ hay làm việc với xã. Về nguyên tắc họ phải khai báo tạm trú tạm vắng với công an xã. Nhưng nhiều khi họ đến làm việc không có phiên dịch thì chúng tôi biết gì mà làm việc. Công nhân Trung Quốc ở sát tỉnh Ninh Thuận, có khi kiểm tra bên này thì họ sang bên kia (NMNĐ Vĩnh Tân 2 chỉ cách Ninh Thuận 4 km - PV). Cấp huyện còn chưa nắm được thì làm sao cấp xã chúng tôi đủ điều kiện quản lý” - ông Thu nói.
Theo một cán bộ của UBND H.Tuy Phong, rất nhiều LĐ phổ thông đến Vĩnh Tân làm việc với hộ chiếu du lịch, thăm người thân. “Do chúng ta quy định làm việc dưới 3 tháng thì không cần cấp giấy phép, nên số người này làm sát thời gian 3 tháng lại chuyển đi nơi khác, tốp người khác lại đến, cứ như vậy không thể nào cấp huyện chúng tôi kiểm soát được” - vị cán bộ này cho hay.
“Chúng tôi bị sức ép rất lớn vì họ luôn lấy lý do đây là công trình trọng điểm quốc gia, phải kịp tiến độ theo quy định. Đã vậy, Ban Quản lý dự án nhiệt điện Vĩnh Tân lại thiếu hợp tác, cũng chẳng phối hợp gì hết, nên việc quản lý LĐ người nước ngoài càng khó khăn hơn” - ông Mai Văn Anh - Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH Bình Thuận thừa nhận.
Quế Hà

Trung Quốc ép lao động VN công nhận chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa ?

Tại phiên họp Chính phủ ngày 1.4, Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc VN Nguyễn Thiện Nhân cho biết thời gian qua, lao động không chính thức của Việt Nam khi vào Trung Quốc bị hải quan nước này yêu cầu ký giấy công nhận Hoàng Sa, Trường Sa của Trung Quốc mới cho vào làm việc.


Lao động không chính thức sang Trung Quốc được trả về VN - Ảnh: Thái Hà
Chủ tịch MTTQ VN đề nghị Chính phủ lưu ý và giải quyết thực trạng này.
Ngoài ra, theo Nghị định số 78 của Chính phủ, kể từ 1.7 người VN định cư ở nước ngoài quá 5 năm nếu không đăng ký lại quốc tịch sẽ không được công nhận. Trong số 4 triệu Việt kiều hiện nay, mới có 6.000 người đi đăng ký lại. Nếu vẫn giữ quy định này sẽ có hàng triệu người có nguy cơ mất quốc tịch VN.
Vì vậy, ông Nhân đề nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội sửa luật để có quyết định.
Anh Vũ
>> Gần phân nửa lao động Trung Quốc chưa được cấp phép
>> Thảm cảnh lao động bị lừa sang Trung Quốc
>> Trung Quốc ngang ngược tuyên bố lập hải đăng ở Trường Sa và Hoàng Sa
>> Triển lãm ‘Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam’
>> Yêu cầu Trung Quốc bồi thường cho ngư dân Việt Nam

Trận địa tài chánh – Đánh nhau bằng tiền

Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
000_Mvd6360193-305.jpg
Tổng Thống Mỹ Barack Obama và Tổng Thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị G20 ở Mexico, ảnh minh họa chụp tháng 6 năm 2012.
AFP


Khi dư luận thế giới theo dõi biến chuyển vừa có tính cách an ninh, quân sự và ngoại giao giữa Liên bang Nga và các nước Tây phương về cục diện tại Ukraine, có một trận đấu khác đã diễn ra âm ỉ với những lẽ được thua ít ai nhìn thấy. Đó là trận địa tài chính. Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu quy quy luật lời lỗ và chìm nổi của trận đánh này qua phần phân tích của chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa. Xin quý vị theo dõi Vũ Hoàng đặt vấn đề như sau:

“Phóng tài hóa để thu nhân tâm”

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, một số người cho rằng vụ khủng hoảng Ukraine có thể đã bùng nổ từ Tháng 12 năm ngoái khi Liên bang Nga cho Chính quyền của Tổng thống Viktor Yanukovych vay 15 tỷ đô la dưới hình thức mua trái phiếu và còn giảm giá dầu khí bán cho Urkaine đến 33%. Giải pháp tài chính đó mới khiến ông Yanukovych hủy bỏ việc ký kết Hiệp ước Thương mại và Hợp tác với Âu Châu làm dân chúng biểu tình phản đối, dẫn tới việc ông ta ra quyết định đàn áp nên mới bị Quốc hội truất phế. Từ đó, Tổng thống Vladimir Putin của Nga mới tung biện pháp uy hiếp Ukraine và thôn tính luôn bán đảo Crimea. Sau đấy, mâu thuẫn bùng nổ giữa Liên bang Nga và các nước Tây phương về số phận và nền độc lập của Ukraine, thể hiện qua những biện pháp trừng phạt tài chính của Tây phương, đứng đầu là Hoa Kỳ.
Thưa ông, nhắc lại bối cảnh, chúng tôi xin đề cập tới một loại võ khí ngầm ngầm là tiền bạc. Độc giả của chúng ta có thể muốn biết là ai được và ai thua trong trận đánh tài chính đó?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Nếu lịch sự thì ta dùng ngạn ngữ Á Đông là ông Putin muốn "phóng tài hóa để thu nhân tâm", hoặc nói cho phũ phàng là dùng tiền bạc lung lạc xứ khác, và tiền chỉ là phương tiện mà thôi. Vì thế, chúng ta cần tính điểm lời lỗ theo một tiêu chuẩn khác.
Nếu lịch sự thì ta dùng ngạn ngữ Á Đông là ông Putin muốn "phóng tài hóa để thu nhân tâm", hoặc nói cho phũ phàng là dùng tiền bạc lung lạc xứ khác, và tiền chỉ là phương tiện mà thôi.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Tôi lấy ví dụ trong vụ Ukraine là khi biến động bùng nổ thì hôm 13 Tháng Giêng cựu Tổng trưởng Tài chính của Nga là Alexei Kudrin đã cảnh báo rằng nếu Ukraine không cải tổ kinh tế mà được vay như vậy từ một quỹ đầu tư của Nga thì quỹ này sẽ bị rủi ro mất tiền. Ngay hôm sau Bộ Tài Chính Nga thông báo quỹ đầu tư này bị lỗ 763 triệu đô la trong Tháng 12, còn quỹ An sinh thì lỗ mất hơn 660 triệu đô la. Ví dụ nói trên làm nổi lên ba chuyện.
Đầu tiên, giới chức Nga biết rõ sự bất trắc kinh tế và bất toàn tài chính của Ukraine dưới triều Yanukovych. Điển hình là sau khi ông ta đào thoát qua Nga thì chính quyền lâm thời tại Kyiv mới phát giác là trong bốn năm chấp chánh của ông ta, cỡ 70 tỷ đô la bị tẩu tán và công khố có 37 tỷ cho vay ra mà biến mất tiêu. Thứ hai, các định chế tài chính như Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF hay Ngân hàng Thế giới, hoặc các chính quyền hay ngân hàng thương mại Tây phương không thể cho một chế độ như vậy vay tiền mà phải đặt điều kiện sử dụng và hoàn trái rõ ràng. Thứ ba, vậy mà Putin vẫn tài trợ các nước này thì hiển nhiên là ông ta nhắm vào mục tiêu khác biệt với chuyện lời lãi. Kết luận ngắn gọn ở đây là Nga đưa ra các dự án cho vay với chủ đích tranh thủ các nước Đông Âu, và ở trong là các nước Trung Âu. Mục tiêu là chiến lược, tài chính chỉ là phương tiện.
Vũ Hoàng: Như vậy thì Ukraine không là ngoại lệ mà nằm trong trào lưu mua chuộc của Nga hay sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Cho đến khi vụ Ukraine bùng nổ, người ta mới thấy Liên bang Nga đã có chiến lược tung tiền tài trợ để lôi kéo các nước trong vùng biên vực. Nhìn từ Bắc xuống Nam, các nước như Belarus, Ukraine, Hungary, Serbia, Bulgaria, thậm chí cả Cyprus, đều được Nga cho vay với điều kiện ưu đãi mà bất kể rủi ro mất vốn.
000_Par7818270-305.jpg
Một tấm áp phích tại Sevastopol ngày 11 tháng 3 năm 2014 với hàng chữ - Ngày 16/3, chúng ta sẽ chọn một trong hai ... hay ... - miêu tả Crimea trong màu đỏ với một hình chữ vạn và được bao bọc trong dây thép gai (trái) và Crimea với các màu sắc của lá cờ Nga. AFP PHOTO.
Belarus là nước chư hầu giữ vị trí địa dư và chính trị then chốt giữa Liên bang Nga và các nước trong Minh ước NATO, từ vùng Baltic tới Ba Lan và Ukraine. Cuối năm ngoái, chính ông Putin công bố quyết định cho Belarus vay hai tỷ đô la trong kỳ hạn 10 năm. Cũng năm ngoái, Ukraine được hứa cho vay 15 tỷ và ba tỷ đã chi ra để mua trái phiếu cho tới khi Yanukovych bị lật. Một xứ dân chủ và e ngại Nga là Hungary còn được Putin o bế và ngày 14 Tháng Giêng vừa qua được vay tới định mức gần 14 tỷ trong 30 năm để nâng cấp nhà máy hạt nhân và giữ chân đứng của Nga trong khu vực năng lượng.
Thứ tư là xứ Serbia, dù muốn giữ thế hợp tác với cả Âu lẫn Nga, cũng được cho vay tỷ rưỡi kể từ đầu năm ngoái để tài trợ thiếu hụt ngân sách, canh tân hệ thống vận tải và thực hiện dự án lập ống dẫn khí ở mạn Nam, gọi là South Stream. Thứ năm là xứ Bulgaria, được chiếu cố để góp phần tiến hành dự án ống dẫn South Stream nhằm bán khí đốt vào thị trường Âu Châu qua ngả khác. Sau cùng, dù là xứ hải đảo rất nhỏ đang bị khủng hoảng, Cộng hoà Cyprus hay Síp như lối gọi của Việt Nam cũng được Nga tung tiền và giảm lãi suất đề nâng đỡ. Những thí dụ nói trên cho thấy Nga chẳng sợ lỗ mà cố dùng tiền tranh thủ các nước tiếp cận để xây dựng vùng trái độn cho mình.

Nghịch lý hai chiều

Vũ Hoàng: Nhưng thưa ông, một tỷ nơi này vài tỷ nơi kia thì cộng lại cũng là khoản tiến lớn. Mà kinh tế Nga đang bị suy trầm với tốc độ tăng trưởng năm qua chỉ có 13% và kỳ trước ông còn nói đến nguy cơ vỡ nợ của 63 địa phương Nga đã đi vay quá sức hoàn trả. Đã vậy, Ngân hàng Thế giới vừa cảnh báo hôm 26 rằng năm nay kinh tế Nga không có triển vọng sáng sủa và có thể gặp kịch bản họ gọi là "rủi ro cao" là kinh tế không tăng trưởng được tới 1,1% như dự báo mà còn sụt 1,8%. Trong hoàn cảnh đó thì ông Putin lấy tiền đâu ra để phóng tài hóa?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thấy câu hỏi rất hay vì giúp ta lượng định rủi ro khi đôi bên, là Nga và các nước Tây phương, bước vào đấu lực về kinh tế tài chính với nhau vì vụ Ukraine. Trước hết, xin nhắc chuyện xưa để mình hiểu ra cách cân nhắc rủi ro của đôi bên.
Nếu đôi bên cùng leo thang thì tác dụng mạnh nhất sẽ là làm kinh tế Nga không chỉ suy trầm mà còn suy thoái. Tức là không tăng trưởng chậm hơn mà còn sụt đà tăng trưởng theo số âm.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Khi còn là sĩ quan tình báo, ông Putin đã chứng kiến sự sụp đổ của Liên bang Xô viết vào năm 1991 mà ông cho là "đại họa của thế kỷ". Bước vào vị trí cầm quyền từ năm 1999, ông ta khó quên gần 10 năm hỗn loạn của Liên bang Nga với tài sản quốc gia bị một thiểu số tẩu tán hoặc thu vét trong khi quốc gia vỡ nợ vào năm 1998 do hiệu ứng của khủng hoảng Đông Á. Vì vậy, khi lãnh đạo từ đầu năm 2000, ông Putin triệt để thâu tóm cả quyền lực lẫn tài chính vào trong tay chính quyền của mình.
Sau đó thì chính trị có ổn định, kinh tế khởi sắc nhờ năng lượng lên giá và nhờ hợp tác với các doanh nghiệp và ngân hàng Tây phương. Phải chăng Putin cho là có thể phản công để thu hồi ảnh hưởng đã mất từ thời Xô viết, như người ta đã thấy trong vụ khống chế Georgia năm 2008? Nhưng ngay sau đó lại có một vụ khủng hoảng khác do nạn Tổng suy trầm toàn cầu 2008-2009.
Số là năm 2009, hậu quả khủng hoảng tài chính bên Âu và Mỹ khiến sản lượng kinh tế Nga bị sụt 8%, là con số suy sụp nặng nhất trong các nền kinh tế lớn của thế giới. Trong có vài tuần, thị trường chứng khoán Nga mất toi ngàn tỷ đô la, doanh nghiệp, ngân hàng và cả nhà nước Nga đều điêu đứng. Đấy lại là lúc các ngân hàng Tây phương tháo chạy khỏi thị trường Nga và trở về đối phó với những khó khăn ở nhà. Hậu quả là một nghịch lý hai chiều rất đáng chú ý.
Vũ Hoàng: Ông vừa tóm lược một chuỗi biến động trong hai chục năm và nói đến một nghịch lý hai chiều, điều ấy có nghĩa là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thứ nhất, sau khi Liên Xô tan rã, các nước Đông Âu được giải phóng và hội nhập với Âu Châu, họ phát huy kinh tế thị trường và xây dựng dân chủ. Các chính quyền và ngân hàng Tây phương  mở rộng hợp tác với Nga trong tinh thần lạc quan tương tự, là góp phần cải tạo kinh tế Nga, với quy cách làm ăn trong sáng minh bạch của khu vực tư doanh. Nhờ đó mà còn có thể kéo Nga theo trào lưu dân chủ và kinh tế thị trường. Thế rồi vụ khủng hoảng năm 2009 tại Nga và năm 2010 trong khối Euro là gáo nước lạnh xối thẳng vào lý tưởng đó. Chẳng những vậy, biến động Âu Châu còn khiến ông Putin nghĩ là đã có cơ hội tái diễn việc khuynh đảo Georgia trên một quy mô lớn gấp bội, là Ukraine. Đấy là một nghịch lý bất ngờ cho những ai nuôi ảo tưởng là cải tạo kinh tế sẽ dẫn tới cải cách chính trị cho dân chủ.
Nghịch lý kia là khi các ngân hàng Tây phương bị chấn động, các đại gia tài phiệt Nga bị mất vốn và cũng tháo chạy ra ngoài thì doanh nghiệp Nga trông cậy vào đâu? Câu trả lời là vào nhà nước. Tức là khủng hoảng và tổng suy trầm tại các nước Tây phương dẫn tới hậu quả ngược ở tại Nga, là càng lánh xa kinh tế thị trường và càng củng cố chế độ tập quyền, của nhà nước, tập đoàn kinh tế và ngân hàng của nhà nước. Khi ấy, ta hiểu vì sao mà trung ương nắm chặt ngân sách và để các địa phương mắc nợ ngập đầu. Khi tập trung phương tiện như vậy rồi thì ông Putin cho là có thể tung tiền hoặc đưa các tập đoàn kinh tề nhà nước như Gasprom nhằm lung lạc xứ khác.
Kết luận lý thú ở đây là hai phe đều muốn tác động bằng quyền lực là tiền bạc.
Vũ Hoàng: Khi đó ta trở lại chuyện cơ bản là đôi bên đang đánh trận tài chính như thế nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Bước đầu, các nước Tây phương đánh vào túi tiền của tài phiệt Nga để làm suy yếu hệ thống chính trị của Putin. Nếu đôi bên cùng leo thang thì tác dụng mạnh nhất sẽ là làm kinh tế Nga không chỉ suy trầm mà còn suy thoái. Tức là không tăng trưởng chậm hơn mà còn sụt đà tăng trưởng theo số âm. Trong khi đó, kinh tế Nga vốn đã suy yếu sẽ chẳng cầm cự được lâu. Việc tung tiền mua chuộc các nước trong vùng biên vực như chúng ta phân tích ở trên sẽ khó tái diễn. Ngược lại, Nga sẽ hết tiền đầu tư để hiện đại hóa kinh tế, dù là theo định hướng của nhà nước Putin, mà còn bị khủng hoảng ngân sách như đã từng bị năm 2009. Nếu năng lượng lại sụt giá nữa thì tình hình còn bi đát hơn nhiều.
Để kết luận, tôi trộm nghĩ là trong 14 năm cầm quyền vừa qua, chưa khi nào ông Putin có cái thế mạnh như hiện nay, nhưng cái lực lại tiêu hao dần cho tới khi kinh tế khủng hoảng làm hệ thống chính trị bị lung lay. Vì lẽ ấy mà mình rất nên theo dõi trận địa tài chính đầy hấp dẫn này.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét