Một liên minh vừa chớm nở: Việt Nam Và Philippines đối đầu với Trung Quốc (II)
Hoa Kỳ: Từ kẻ thù đến đồng minh?
Trong sự mỉa mai của lịch sử, Việt Nam đã hoan nghênh kế hoạch của Washington trong việc gia tăng lực lượng quân đội Hoa Kỳ đến khu vực nhằm “cân bằng” với phía Trung Quốc. Từ một nước cựu thù, nay mối quan hệ an ninh giữa Hà Nội và Washington trở nên nồng ấm hơn. Lực lượng hải quân Việt Nam đã mời hải quân Hoa Kỳ đến sử dụng căn cứ hải quân thuộc Liên Xô cũ tại Vịnh Cam Ranh cho các nhu cầu sửa chữa và hậu cần.
Cùng với lý do này, phía Việt Nam cũng chấp thuận việc quân đội Hoa Kỳ xây dựng thêm lực lượng ở Philippines. Vị trí của họ về vấn đề này đến nay vẫn không thay đổi kể từ khi tôi gặp các viên chức Bộ Ngoại giao trong chuyến thăm Hà Nội vào năm 2011. Tôi đã nói rằng là một đồng minh lâu năm của Hoa Kỳ, nhiệm vụ của Philippines là yêu cầu Hoa gia tăng quân sự ở Tây Thái Bình Dương. Sự suy nghĩ cổ điển theo chủ thuyết Lênin của Hà Nội về cán cân sức mạnh là: Trung Quốc là nước đang lên và Hoa Kỳ là cường quốc đang suy yếu, vì vậy các nước yếu hơn bao gồm cả Philippines, Việt Nam, ASEAN và Nhật Bản – phải hợp nhất với nhau cùng Hoa Kỳ nhằm kiềm chế [Trung Quốc].
Trong các cuộc đàm phán khác nhau của tôi trong ba ngày, tôi nói rõ sự bất đồng của tôi với lô-gic này. Về cơ bản, Hoa Kỳ không thể là nước tin cậy trong việc hỗ trợ Philippines và chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, và cũng không thể giả định rằng Washington sẽ sử dụng cán cân quyền lực để ủng hộ chuyện này. Hoa Kỳ sẽ thúc đẩy lợi ích chiến lược và kinh tế riêng của họ như một điều kiện trao đổi khi cần được hỗ trợ.
Hơn nữa, kêu gọi Hoa Kỳ gia tăng hiện diện quân sự có thể sẽ phản tác dụng nếu mục đích là để giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Sự hiện diện quân sự lớn hơn của Hoa sẽ làm thay đổi bối cảnh khu vực và đẩy khu vực vào một cuộc xung đột giữa hai siêu cường, do đó làm suy yếu khả năng giải quyết các vụ tranh chấp. Hơn nữa, kêu gọi Washington thành lập lực lượng quân sự lớn hơn ở Philippines sẽ chuyển đổi đất nước chúng tôi vào trạng thái tương tự như Afghanistan và Pakistan, với những hậu quả bao gồm cả việc lệ thuộc phát triển kinh tế với các ưu tiên chiến lược quân sự của một siêu cường.
Ngoài ra, hiện nay cũng còn quá sớm để nói rằng sự suy giảm của Hoa Kỳ chỉ mang tính tạm thời hay không thể đảo ngược được. Một bài học cần nhớ rằng Hoa Kỳ đã vượt dậy mạnh mẽ trong những năm 1990 sau khi nhiều chuyên gia nghĩ rằng Nhật Bản chắc chắn sẽ được vượt qua Hoa Kỳ. Tương tự như vậy, Trung Quốc có thể chưa thay thế Hoa Kỳ được, đặc biệt khi Bắc Kinh đeo đuổi mô hình phát triển dựa vào xuất khẩu và đang trong cuộc khủng hoảng tàn khốc và Bắc Kinh cũng không chắc chắn rằng họ có chuyển đổi sang mô hình phát triển thị trường nội địa mà không dẫn đến biến động lớn trong nội bộ hay không.
Cuối cùng, việc cân bằng tình hình quyền lực sẽ không ổn định và dễ tạo ra xung đột vì mặc dù không ai muốn một cuộc chiến tranh nhưng sự năng động của cuộc xung đột có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát của tất cả mọi người và dẫn đến một cuộc chiến tàn khóc. Đến vấn đề này, tôi khẳng định rằng “yêu sách lãnh thổ hiếu chiến của Trung Quốc, ‘trúc châu Á’ của Hoa Kỳ, và chủ nghĩa cơ hội chớp nhoáng của Nhật Bản sẽ như thêm dầu vào lửa. Nhiều chuyên gia quan sát lưu ý rằng tình hình quân sự – chính trị Châu Á – Thái Bình Dương đang ngày càng giống tình hình của châu Âu vào cuối thế kỷ 19, với sự xuất hiện tương tự đối với việc cán cân quyền lực chính trị. Không ai trong số các nước chủ chốt trong khu vực Đông Á ngày nay muốn chiến tranh cũng như các cường quốc vào đêm trước cuộc Đệ Nhất Thế chiến. Vấn đề là trong tình trạng cạnh tranh khốc liệt giữa các cường quốc tranh ghét nhau, một sự cố nhỏ có thể gây ra một chuỗi sự kiện khác mà chúng ta không kiểm soát được có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh khu vực, hoặc tồi tệ hơn như thế nữa”.
Khán giả Việt Nam đã lắng nghe một cách lịch sự nhưng dường như không đồng ý. Tuy nhiên, họ đã cười khi tôi nói đùa rằng, “Vâng, kể từ khi bạn lên tiếng cung cấp Vịnh Cam Ranh thì có thể người Mỹ sẽ không còn có bất kỳ nhu cầu nào ở Vịnh Subic nữa”. Subic trước đây là căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở Philippines và gần đây thì Washington đã đưa ra thiết kế mới nhằm phục vụ như một nơi để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Bơi cùng cá mập
Philippines và Việt Nam là các đồng minh tự nhiên trong cuộc đấu tranh chung chống lại mộng bá quyền của Trung Quốc trong khu vực Đông Á. Hai nước đã là đối tác trong khối ASEAN nên có khả nhiều năng sẽ gần nhau hơn qua các hành động trắng trợn của Bắc Kinh trong việc tuyên bố gần 80 phần trăm chủ quyền ở Biển Đông.
Cả hai cũng đã tạo dựng mối quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ, tìm cách sử dụng Washington để cân bằng sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Tuy nhiên, Việt Nam đã khéo léo hơn và dựa vào Philippines để kêu Hoa Kỳ mở rộng lực lượng quân sự trên đất và vùng biển của Philippines.
Sau khi đánh bại Hoa Kỳ trong chiến tranh, Việt Nam dường như tự tin rằng họ có thể xây dựng mối quan hệ với Hoa Kỳ như một nước đồng minh. Điều này có thể giải thích về vì sao mối quan hệ giữa Philippines với Washington không được đánh gia cao. Manila luôn phụ thuộc vào Hoa Kỳ và nếu Hoa Kỳ mở rộng sự hiện diện ở Philippines thì điều này sẽ được củng cố thêm – từ phụ thuộc phát triển chính trị và kinh tế đến mối quan hệ an ninh quốc gia. Điều này có nghĩa rằng Philippines sẽ loại bỏ không gian hoạt động chính trị họ, khác với khi Manila đuổi Hoa Kỳ ra khỏi căn cứ hồi năm 1992.
Trong ngắn hạn, Việt Nam có thể bơi cùng với cá mập và tồn tại được nhưng nếu Philippines theo chiến lược tương tự như vậy thì sẽ khó sống sót.
Walden Bello, IPS
Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ
Theo Tạp Chí Thanh Niên Phía Trước
Walden Bello là dân biểu trong Hạ viện Philippines, đại diện của Đảng Akbayan (Đảng Công dân Hành Động). Ông là tác giả của đạo luật kêu gọi đổi tên Biển Nam Trung Hoa thành Biển Tây Philippines.
Vụ công an dùng nhục hình: Cần trả hồ sơ điều tra lại
Nhiều hành vi phạm tội chưa được làm rõ, không thể chỉ truy tố tội dùng nhục hình, càng không thể truy tố theo 2 khung hình phạt khác nhau
Sau nhiều ngày
xét xử và nghị án (bắt đầu xét xử từ ngày 26-3), dự kiến chiều nay
(3-4), TAND TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên sẽ tuyên án vụ 5 sĩ quan Công an
TP Tuy Hòa dùng nhục hình dẫn đến chết người.
Có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm
Những ngày qua, gia đình người bị hại Ngô Thanh Kiều (xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) vẫn chưa nguôi phẫn nộ về tội danh cũng như mức án mà VKSND TP Tuy Hòa đã đề nghị đối với 5 bị cáo. Bà Ngô Thị Tuyết (chị nạn nhân) cho rằng TAND TP Tuy Hòa chưa làm rõ được toàn bộ những ai đã gây nên các vết thương trên thân thể nạn nhân. “VKSND chỉ buộc tội Nguyễn Thân Thảo Thành (nguyên thiếu úy, cán bộ điều tra Công an TP Tuy Hòa ) đánh vào đầu Kiều 2-3 cái, các bị cáo còn lại chỉ đánh vào chân, trong khi khám nghiệm tử thi cho thấy có đến 8 vết thương ở đầu. Chưa kể những vết thương ở vùng bụng, ngực làm tổn thương nội tạng. Gia đình tôi yêu cầu trả hồ sơ điều tra lại và giám định pháp y ở cấp cao hơn” - bà Tuyết bức xúc. Với dáng vẻ mệt mỏi, chị Trần Thị Tâm (vợ anh Kiều) băn khoăn: “Tôi không hiểu vì sao dân đánh người thì cho là tội cố ý gây thương tích hoặc giết người, còn công an đánh chết chồng tôi thì chỉ là tội dùng nhục hình(?)”.
Có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm
Những ngày qua, gia đình người bị hại Ngô Thanh Kiều (xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) vẫn chưa nguôi phẫn nộ về tội danh cũng như mức án mà VKSND TP Tuy Hòa đã đề nghị đối với 5 bị cáo. Bà Ngô Thị Tuyết (chị nạn nhân) cho rằng TAND TP Tuy Hòa chưa làm rõ được toàn bộ những ai đã gây nên các vết thương trên thân thể nạn nhân. “VKSND chỉ buộc tội Nguyễn Thân Thảo Thành (nguyên thiếu úy, cán bộ điều tra Công an TP Tuy Hòa ) đánh vào đầu Kiều 2-3 cái, các bị cáo còn lại chỉ đánh vào chân, trong khi khám nghiệm tử thi cho thấy có đến 8 vết thương ở đầu. Chưa kể những vết thương ở vùng bụng, ngực làm tổn thương nội tạng. Gia đình tôi yêu cầu trả hồ sơ điều tra lại và giám định pháp y ở cấp cao hơn” - bà Tuyết bức xúc. Với dáng vẻ mệt mỏi, chị Trần Thị Tâm (vợ anh Kiều) băn khoăn: “Tôi không hiểu vì sao dân đánh người thì cho là tội cố ý gây thương tích hoặc giết người, còn công an đánh chết chồng tôi thì chỉ là tội dùng nhục hình(?)”.
Ông Ngô Văn Cộ (cha nạn nhân Ngô Thanh Kiều) thẫn thờ nghe các bị cáo khai thay nhau đánh chết con mình
Đồng quan điểm,
luật sư bào chữa cho bị cáo và luật sư bảo vệ quyền lợi cho người bị
hại đều cho rằng trong vụ án này có dấu hiệu bỏ lọt người, lọt tội nên
cần trả hồ sơ điều tra bổ sung. Đặc biệt, ông Lê Đức Hoàn (Phó trưởng
Công an TP Tuy Hòa) có dấu hiệu phạm tội “Bắt người trái pháp luật”,
“Dùng nhục hình” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” nhưng
không bị xem xét trách nhiệm hình sự. Theo luật sư Nguyễn Văn Thắng
(Đoàn Luật sư TP Hà Nội), có quá nhiều hành vi phạm tội chưa được làm
sáng tỏ, như: cơ chế vết thương trên đầu nạn nhân không chỉ có dùi cui
mà còn vật khác gây nên; các bị cáo đều khai đánh anh Kiều ở tư thế
ngồi nhưng lại có nhiều vết thương ở sau mông; tổng số vết thương trên
thân thể nạn nhân nhiều hơn so với số lần dùng dùi cui đánh của các bị
cáo cộng lại…
Dư luận sẽ phản ứng
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Vũ Xuân Hải, nguyên Chánh Tòa Hình sự TAND tỉnh Phú Yên, tỏ ra bất bình trước việc vắng nhân chứng. “Hầu hết nhân chứng đều là công an, lẽ ra lãnh đạo công an phải dẫn nhân chứng ra tòa. Mình là người bảo vệ pháp luật thì phải chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp, sao tùy tiện như thế được?” - ông Hải nói. Theo ông Hải, truy tố tội “Dùng nhục hình” là đúng nhưng phải xem xét để truy tố thêm tội “Giết người” hoặc “Cố ý gây thương tích dẫn đến chết người”. “Bỏ người ta nhịn đói từ sáng đến chiều là tội “Dùng nhục hình”. Bên cạnh đó, phải xem xét bị cáo có cố ý đánh vào đầu dẫn đến nạn nhân chết hay không? Nếu cố ý là tội “Giết người”. Ngoài ra, cần truy tố thêm tội “Bắt người trái pháp luật”. Không có lệnh bắt mà ban đêm còng tay người ta đưa đi là vi phạm pháp luật” - ông Hải khẳng định.
Về việc VKSND TP Tuy Hòa đề nghị 4 án tù treo, 1 án từ 5 năm đến 5 năm 6 tháng tù, ông Hải cho rằng vụ án đặc biệt nghiêm trọng vì dẫn đến hậu quả chết người, lẽ ra phải truy tố cả 5 bị cáo cùng một khung hình phạt. “Với tính chất của vụ án này mà án treo là treo làm sao? Theo tôi, cần trả hồ sơ để điều tra bổ sung vì hàng loạt hành vi phạm tội chưa được xem xét, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm. Nếu tuyên án là nguy hiểm, dư luận sẽ phản ứng gay gắt” - ông Hải nhận định.
Một nguyên chánh án TAND tỉnh Phú Yên cũng cho rằng nên xem xét truy tố về tội “Giết người” bởi “đánh ở đây là không vì mục đích gì, không phải là để lấy lời khai, tự nhiên đánh người ta đến chết như vậy là giết người”.
Dư luận sẽ phản ứng
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Vũ Xuân Hải, nguyên Chánh Tòa Hình sự TAND tỉnh Phú Yên, tỏ ra bất bình trước việc vắng nhân chứng. “Hầu hết nhân chứng đều là công an, lẽ ra lãnh đạo công an phải dẫn nhân chứng ra tòa. Mình là người bảo vệ pháp luật thì phải chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp, sao tùy tiện như thế được?” - ông Hải nói. Theo ông Hải, truy tố tội “Dùng nhục hình” là đúng nhưng phải xem xét để truy tố thêm tội “Giết người” hoặc “Cố ý gây thương tích dẫn đến chết người”. “Bỏ người ta nhịn đói từ sáng đến chiều là tội “Dùng nhục hình”. Bên cạnh đó, phải xem xét bị cáo có cố ý đánh vào đầu dẫn đến nạn nhân chết hay không? Nếu cố ý là tội “Giết người”. Ngoài ra, cần truy tố thêm tội “Bắt người trái pháp luật”. Không có lệnh bắt mà ban đêm còng tay người ta đưa đi là vi phạm pháp luật” - ông Hải khẳng định.
Về việc VKSND TP Tuy Hòa đề nghị 4 án tù treo, 1 án từ 5 năm đến 5 năm 6 tháng tù, ông Hải cho rằng vụ án đặc biệt nghiêm trọng vì dẫn đến hậu quả chết người, lẽ ra phải truy tố cả 5 bị cáo cùng một khung hình phạt. “Với tính chất của vụ án này mà án treo là treo làm sao? Theo tôi, cần trả hồ sơ để điều tra bổ sung vì hàng loạt hành vi phạm tội chưa được xem xét, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm. Nếu tuyên án là nguy hiểm, dư luận sẽ phản ứng gay gắt” - ông Hải nhận định.
Một nguyên chánh án TAND tỉnh Phú Yên cũng cho rằng nên xem xét truy tố về tội “Giết người” bởi “đánh ở đây là không vì mục đích gì, không phải là để lấy lời khai, tự nhiên đánh người ta đến chết như vậy là giết người”.
Sẵn sàng chấp nhận nguy hiểm
Luật sư Võ An Đôn (bảo vệ quyền lợi cho người bị hại) nhìn nhận vụ án
này phức tạp vì người bị hại bị công an đánh trong cơ quan công an dẫn
đến tử vong. “Tôi nghĩ đến những người đã chết trong các nhà tạm giam,
tạm giữ trước đó. Không biết họ có chết oan hay không nhưng vụ việc sau
đó thường rơi vào im lặng. Tôi nhận bảo vệ miễn phí cho gia đình nạn
nhân với mong muốn bằng mọi giá vụ án phải được sáng tỏ để người dân
không bị tù oan cũng như chết oan; những người làm sai pháp luật phải
bị trừng trị, như thế những người sau mới không dám sai phạm nữa” -
luật sư Đôn nói.
Về việc liên tục đề nghị khởi tố ông Lê Đức Hoàn, luật sư Đôn quả
quyết: “Tôi không muốn vụ án bỏ lọt tội phạm. Dù biết làm như vậy có
thể rất nguy hiểm nhưng vì công lý, tôi sẵn sàng chấp nhận mọi thứ”.
Bài và ảnh: Hồng Ánh
(Người Lao động)
Tự hào tàu ngầm Trường Sa và nỗi nhục “thế kỷ” của Hàng không Việt!
Khác với dự án chế tạo Tàu ngầm Hoàng Sa, Yết Kiêu
hay Máy bay trực thăng tự phát của những tư nhân đam mê sáng tạo …, dự
án chế tạo Máy bay “Made in Vietnam” được Thủ tướng giao nhiệm vụ từ
những năm 2003. Vậy mà đất của ta, biển của ta, trời của ta mà máy bay
VAM – 2 sơn cờ đỏ sao vàng do các Viện sỹ giáo sư tiến sỹ - chuyên gia
hàng không nghiên cứu sản xuất thành công lại không được phép bay. Quả
là một nghịch lý đến mức ngang với quyền tự quyết của một quốc gia bị
xâm phạm .
Có một “bộ Hàng không” dở hơi đến như thế !
Dự án “chào Thiên niên kỷ mới” có từ những năm “mở màn” của “Thiên niên kỷ” thứ 3 và thế kỷ XXI. Tự tay Thủ tướng Phan Văn Khải lúc đó đã ký công văn số 55/TB-VPCP–18/4/2003 giao cho GS.TS -Viện sỹ hàn lâm quốc tế Nguyễn Văn Đạo – chủ tịch hội Cơ học Việt Nam làm chủ nhiệm đề tài nghiên cứu chế tạo máy bay cánh quạt loại nhỏ 2 chỗ ngồi để ngành hàng không VN được bay lên từ đôi cánh của chính mình mang “màu cờ sắc áo”. GS TS Nguyễn Thiện Nhân lúc đó là phó Chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá cao dự án và cam kết thành phố sẽ hỗ trợ tối đa, huy động các nguồn lực để tham gia đề án này, sẵn sàng ứng trước một phần chi phí trong giai đoạn ban đầu.
Nhóm các nhà khoa học đã cùng với Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ mới, tập hợp những kỹ sư trẻ của bộ môn hàng không thuộc Trường ĐH Bách khoa TP.HCM và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội để thiết kế chế tạo máy bay, bắt tay nghiên cứu chế tạo ngay sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng.
Dự án được các doanh nghiệp Việt Kiều hưởng ứng nhiệt liệt và tài trợ vì họ có chung dòng máu Lạc Hồng – muốn VN được “sánh vai với các cường quốc” về công nghệ hàng không. Ông Nguyễn Sang, Giám đốc NT Enterprise Inc và ông Trần Trung Tín Giám đốc Asean Telecom Network đặt nhiều hy vọng vào tính khả thi của đề án mà còn hứa sẵn sàng tiêu thụ các sản phẩm nếu đạt tiêu chuẩn quốc tế, với số lượng đặt hàng đợt đầu tiên là trên 100 chiếc, đồng thời vận động đầu tư cho dự án 5 triệu USD.
Công việc nghiên cứu chế tạo máy bay VAM – 1 sớm hoàn thành, nhưng các thủ tục xin phép bay thử nghiệm VAM-1 kéo dài do sự cửa quyền “xin – cho” từ Cục HKDD VN nên mãi đến tháng 7-2005 đề tài mới nghiệm thu đợt 1, và đến 12-2005 mới bắt đầu được bay thử nghiệm.
Chờ “dài cổ” để được cấp phép, vậy mà việc kéo máy bay ra chạy thử kỹ thuật tại sân bay Phước Long – Bình Phước phải hoãn vì đơn vị quản lý sân đã cho thuê mặt sân để phơi nông sản chưa kịp thu hồi.
Mãi tới 18-12-2005 máy bay VAM-1 sơn cờ VN do phi công Phạm Duy Long lái đã cất cánh thành công tại sân bay Nước Trong – Đồng Nai với 3 lần cất hạ cánh nhẹ nhàng. Sau khi tiếp đất phi công Long đã ôm chặt một sỹ quan không quân khóc nức nở… trước mắt Hội đồng giám khảo bay thử nghiệm gồm các giáo sư tiến sỹ ở Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải do đại tá không quân Lương Quốc Bảo làm chủ tịch .
VAM–1 sơn cờ đỏ sao vàng bay cao trên 1.000 m, với kết quả khả quan này, Hội Cơ học Việt Nam đã quyết định chế tạo máy bay siêu nhẹ VAM–2 hoàn toàn nội địa hóa, ngoại trừ động cơ máy bay do Áo sản xuất. Các giáo sư tiến sỹ đã đầu tư nhiều công sức nghiên cứu cải tiến và tạo kinh phí để cho ra đời VAM–2. Chiếc máy bay siêu nhẹ này nặng khoảng 450 kg, tốc độ bay 140 km/giờ và tầm bay là 400 km, dùng xăng A92 như xe gắn máy với công suất động cơ 50 mã lực. Chỉ cần khu đất khoảng 1 ha với đường băng dài 200 m là trở thành bãi đáp cho VAM–2. Việc học lái cũng đơn giản và việc bảo quản dễ dàng như xe gắn máy mở ra một tiềm năng lớn .
Tháng 3-2007, một hội đồng khoa học gồm nhiều GS- TS và chuyên gia có uy tín đã nghiệm thu kỹ thuật chiếc máy bay VAM-2. Đây cũng là chiếc máy bay dân dụng siêu nhẹ đầu tiên được sản xuất tại nước ta, mở ra những hứa hẹn cho ngành hàng không dân dụng Việt Nam.
Những tưởng với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng, sức lao động sáng tạo một đội ngũ Viện sỹ hàn lâm, giáo sư tiến sỹ, kỹ sư, cùng với việc đánh giá của Hội đồng khoa học, hội đồng nghiệm thu thử ngiệm VAM 1 thành công thì VAM 2 càng thành công hơn. Thời gian để hoàn tất thủ tục bay thử của VAM - 1 là 2 năm, còn VAM - 2 từ đó đến nay đợi chờ thủ tục để cất cánh. Như vậy từ khi có quyết định của Thủ tướng từ 2003 đến nay, máy bay VAM 2 “made in Vietnam” trở thành “bò sát” ngủ trọn một thập kỷ trên mặt đất. Dự án tầm quốc gia cùng sự nghiệp chế tạo máy, niềm tự hào của nền hàng không VN biến mất từ đó do bị “cảnh sát hàng không” tuýt còi. Cục Hàng không dân dụng cửa quyền tới mức vượt trên cả quyền hạn của Thủ tướng, thủ tiêu khát vọng cất cánh của cả một dân tộc, phủ nhận thành quả lao động sáng tạo của tất cả các Viện sỹ - GS.TS đã nỗ lực vì một sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam.
Một “Bộ Hàng không” đang kìm hãm bầu trời trong bàn tay của họ ban phát quyền “xin – cho”, vừa kìm hãm các hãng hàng không trong bần cùng, vừa gây khó để trục lợi trong việc cấp phép bay và kéo lùi sự nghiệp hàng không tụt hậu nhất trong ASEAN.
Đã đến lúc phải để máy bay “Made in Vietnam” cất cánh!
Khi một phi công VN trở thành nhà toán học vạch và tính được quỹ đạo cho tàu Apollo lên cung trăng và ứng dụng cho tàu “Con Thoi”, người VN trở thành phi hành gia châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ từ những thập niên 60 của thế kỷ trước, thì giấc mơ chế tạo máy bay “Made in VN” để bay lên vẫn đang trong vòng bao vây cấm vận “vì lý do an ninh” của “cảnh sát hàng không”!
Chiếc máy bay siêu nhẹ “made in VN” mang cờ đỏ sao vàng đâu có mang bom đạn để đe dọa an ninh cho VN hay các nước. Nạn quá tải và thảm họa giao thông trên mặt đất khiến cho các doanh nghiệp phải bỏ tiền ra mua sắm máy bay và được bay, còn máy bay do VN sản xuất lại bị cấm bay là một điều phi lý.
Thời tiết, khí hậu, địa hình cùng trên 70 sân bay nước ta từ đất liền đến hải đảo đều rất phù hợp cho loại máy bay siêu nhẹ để có thể sử dụng cho nhiệm vụ điều tra nghiên cứu thổ nhưỡng, phun thuốc trừ sân, quản lý đất đai, khắc phục thiên tai, cấp cứu ý tế, du lịch, công vụ đến những phi vụ đặc biệt về quốc phòng – an ninh như tuần tra bờ biển, kiểm soát an toàn môi trường, thần tốc ngăn chặn tội phạm … trước vấn nạn nạn kẹt xe và tai nạn giao thông trên các quốc lộ, đặc biệt giúp cho cư dân vùng biển đảo khó khăn về giao thông được gần hơn với đất liền khi có biến động.
Câu hỏi: Tại sao lại cấm máy bay do VN sản xuất cất cánh đang chiếu thẳng trách nhiệm vào lãnh đạo Cục HKVN – cơ quan quản lý Nhà nước về Hàng không và thực thi luật HKDDVN!
Giữa lúc Cambodia đã thành công chế tạo xe hơi điều khiển từ xa bằng điện thoại thông minh Smartphone, vậy mà 1000 giáo sư tiến sỹ GTVT và hàng ngàn GS.TS về cơ học, động lực học, tự động hóa … với 50 trường đại học viện nghiên cứu về GTVT, Bách khoa “Made in VN” không có một “dấu ấn” nào về công nghệ hàng không hay xe hơi là điều đáng hổ thẹn.
Giữa lúc thế giới hội nhập, giành những thành tựu rực rỡ về khoa học công nghệ thì hàng trăm tiến sỹ cục HKVN nghẽn mạch tư duy, sợ sệt trói chặt hàng không trong cảnh “gà què ăn quẩn cối xay”, ngăn cản việc máy bay VN cất cánh, đưa sự nghiệp hàng không nước nhà từ “bần cùng sinh móc túi”, “ bần cùng sinh cẩu thả “ tới “ bần cùng sinh … buôn lậu quốc tế”, chưa thoát ra khỏi tư duy nông dân, tác phong nhếch nhác luộm thuộm, cẩu thả … đang làm hoen ố hình ảnh VN trên trường quốc tế và nguy cơ bức tử sự nghiệp hàng không nước nhà .
Hy vọng thành công của tàu ngầm Trường Sa thế hệ đầu tiên sẽ là “cú hích” cho hàng trăm giáo sư tiến sỹ Cục HKVN và bộ GTVT để không còn phải hổ thẹn trước nghị lực sáng tạo của nhân dân!
Tiến sỹ Trần Đình Bá – Hội Khoa học kinh tế VN
Tác giả trực tiếp gửi cho BVN
Có một “bộ Hàng không” dở hơi đến như thế !
Dự án “chào Thiên niên kỷ mới” có từ những năm “mở màn” của “Thiên niên kỷ” thứ 3 và thế kỷ XXI. Tự tay Thủ tướng Phan Văn Khải lúc đó đã ký công văn số 55/TB-VPCP–18/4/2003 giao cho GS.TS -Viện sỹ hàn lâm quốc tế Nguyễn Văn Đạo – chủ tịch hội Cơ học Việt Nam làm chủ nhiệm đề tài nghiên cứu chế tạo máy bay cánh quạt loại nhỏ 2 chỗ ngồi để ngành hàng không VN được bay lên từ đôi cánh của chính mình mang “màu cờ sắc áo”. GS TS Nguyễn Thiện Nhân lúc đó là phó Chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá cao dự án và cam kết thành phố sẽ hỗ trợ tối đa, huy động các nguồn lực để tham gia đề án này, sẵn sàng ứng trước một phần chi phí trong giai đoạn ban đầu.
Nhóm các nhà khoa học đã cùng với Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ mới, tập hợp những kỹ sư trẻ của bộ môn hàng không thuộc Trường ĐH Bách khoa TP.HCM và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội để thiết kế chế tạo máy bay, bắt tay nghiên cứu chế tạo ngay sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng.
Dự án được các doanh nghiệp Việt Kiều hưởng ứng nhiệt liệt và tài trợ vì họ có chung dòng máu Lạc Hồng – muốn VN được “sánh vai với các cường quốc” về công nghệ hàng không. Ông Nguyễn Sang, Giám đốc NT Enterprise Inc và ông Trần Trung Tín Giám đốc Asean Telecom Network đặt nhiều hy vọng vào tính khả thi của đề án mà còn hứa sẵn sàng tiêu thụ các sản phẩm nếu đạt tiêu chuẩn quốc tế, với số lượng đặt hàng đợt đầu tiên là trên 100 chiếc, đồng thời vận động đầu tư cho dự án 5 triệu USD.
Công việc nghiên cứu chế tạo máy bay VAM – 1 sớm hoàn thành, nhưng các thủ tục xin phép bay thử nghiệm VAM-1 kéo dài do sự cửa quyền “xin – cho” từ Cục HKDD VN nên mãi đến tháng 7-2005 đề tài mới nghiệm thu đợt 1, và đến 12-2005 mới bắt đầu được bay thử nghiệm.
Chờ “dài cổ” để được cấp phép, vậy mà việc kéo máy bay ra chạy thử kỹ thuật tại sân bay Phước Long – Bình Phước phải hoãn vì đơn vị quản lý sân đã cho thuê mặt sân để phơi nông sản chưa kịp thu hồi.
Mãi tới 18-12-2005 máy bay VAM-1 sơn cờ VN do phi công Phạm Duy Long lái đã cất cánh thành công tại sân bay Nước Trong – Đồng Nai với 3 lần cất hạ cánh nhẹ nhàng. Sau khi tiếp đất phi công Long đã ôm chặt một sỹ quan không quân khóc nức nở… trước mắt Hội đồng giám khảo bay thử nghiệm gồm các giáo sư tiến sỹ ở Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải do đại tá không quân Lương Quốc Bảo làm chủ tịch .
VAM–1 sơn cờ đỏ sao vàng bay cao trên 1.000 m, với kết quả khả quan này, Hội Cơ học Việt Nam đã quyết định chế tạo máy bay siêu nhẹ VAM–2 hoàn toàn nội địa hóa, ngoại trừ động cơ máy bay do Áo sản xuất. Các giáo sư tiến sỹ đã đầu tư nhiều công sức nghiên cứu cải tiến và tạo kinh phí để cho ra đời VAM–2. Chiếc máy bay siêu nhẹ này nặng khoảng 450 kg, tốc độ bay 140 km/giờ và tầm bay là 400 km, dùng xăng A92 như xe gắn máy với công suất động cơ 50 mã lực. Chỉ cần khu đất khoảng 1 ha với đường băng dài 200 m là trở thành bãi đáp cho VAM–2. Việc học lái cũng đơn giản và việc bảo quản dễ dàng như xe gắn máy mở ra một tiềm năng lớn .
Tháng 3-2007, một hội đồng khoa học gồm nhiều GS- TS và chuyên gia có uy tín đã nghiệm thu kỹ thuật chiếc máy bay VAM-2. Đây cũng là chiếc máy bay dân dụng siêu nhẹ đầu tiên được sản xuất tại nước ta, mở ra những hứa hẹn cho ngành hàng không dân dụng Việt Nam.
Những tưởng với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng, sức lao động sáng tạo một đội ngũ Viện sỹ hàn lâm, giáo sư tiến sỹ, kỹ sư, cùng với việc đánh giá của Hội đồng khoa học, hội đồng nghiệm thu thử ngiệm VAM 1 thành công thì VAM 2 càng thành công hơn. Thời gian để hoàn tất thủ tục bay thử của VAM - 1 là 2 năm, còn VAM - 2 từ đó đến nay đợi chờ thủ tục để cất cánh. Như vậy từ khi có quyết định của Thủ tướng từ 2003 đến nay, máy bay VAM 2 “made in Vietnam” trở thành “bò sát” ngủ trọn một thập kỷ trên mặt đất. Dự án tầm quốc gia cùng sự nghiệp chế tạo máy, niềm tự hào của nền hàng không VN biến mất từ đó do bị “cảnh sát hàng không” tuýt còi. Cục Hàng không dân dụng cửa quyền tới mức vượt trên cả quyền hạn của Thủ tướng, thủ tiêu khát vọng cất cánh của cả một dân tộc, phủ nhận thành quả lao động sáng tạo của tất cả các Viện sỹ - GS.TS đã nỗ lực vì một sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam.
Một “Bộ Hàng không” đang kìm hãm bầu trời trong bàn tay của họ ban phát quyền “xin – cho”, vừa kìm hãm các hãng hàng không trong bần cùng, vừa gây khó để trục lợi trong việc cấp phép bay và kéo lùi sự nghiệp hàng không tụt hậu nhất trong ASEAN.
Đã đến lúc phải để máy bay “Made in Vietnam” cất cánh!
Khi một phi công VN trở thành nhà toán học vạch và tính được quỹ đạo cho tàu Apollo lên cung trăng và ứng dụng cho tàu “Con Thoi”, người VN trở thành phi hành gia châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ từ những thập niên 60 của thế kỷ trước, thì giấc mơ chế tạo máy bay “Made in VN” để bay lên vẫn đang trong vòng bao vây cấm vận “vì lý do an ninh” của “cảnh sát hàng không”!
Chiếc máy bay siêu nhẹ “made in VN” mang cờ đỏ sao vàng đâu có mang bom đạn để đe dọa an ninh cho VN hay các nước. Nạn quá tải và thảm họa giao thông trên mặt đất khiến cho các doanh nghiệp phải bỏ tiền ra mua sắm máy bay và được bay, còn máy bay do VN sản xuất lại bị cấm bay là một điều phi lý.
Thời tiết, khí hậu, địa hình cùng trên 70 sân bay nước ta từ đất liền đến hải đảo đều rất phù hợp cho loại máy bay siêu nhẹ để có thể sử dụng cho nhiệm vụ điều tra nghiên cứu thổ nhưỡng, phun thuốc trừ sân, quản lý đất đai, khắc phục thiên tai, cấp cứu ý tế, du lịch, công vụ đến những phi vụ đặc biệt về quốc phòng – an ninh như tuần tra bờ biển, kiểm soát an toàn môi trường, thần tốc ngăn chặn tội phạm … trước vấn nạn nạn kẹt xe và tai nạn giao thông trên các quốc lộ, đặc biệt giúp cho cư dân vùng biển đảo khó khăn về giao thông được gần hơn với đất liền khi có biến động.
Câu hỏi: Tại sao lại cấm máy bay do VN sản xuất cất cánh đang chiếu thẳng trách nhiệm vào lãnh đạo Cục HKVN – cơ quan quản lý Nhà nước về Hàng không và thực thi luật HKDDVN!
Giữa lúc Cambodia đã thành công chế tạo xe hơi điều khiển từ xa bằng điện thoại thông minh Smartphone, vậy mà 1000 giáo sư tiến sỹ GTVT và hàng ngàn GS.TS về cơ học, động lực học, tự động hóa … với 50 trường đại học viện nghiên cứu về GTVT, Bách khoa “Made in VN” không có một “dấu ấn” nào về công nghệ hàng không hay xe hơi là điều đáng hổ thẹn.
Giữa lúc thế giới hội nhập, giành những thành tựu rực rỡ về khoa học công nghệ thì hàng trăm tiến sỹ cục HKVN nghẽn mạch tư duy, sợ sệt trói chặt hàng không trong cảnh “gà què ăn quẩn cối xay”, ngăn cản việc máy bay VN cất cánh, đưa sự nghiệp hàng không nước nhà từ “bần cùng sinh móc túi”, “ bần cùng sinh cẩu thả “ tới “ bần cùng sinh … buôn lậu quốc tế”, chưa thoát ra khỏi tư duy nông dân, tác phong nhếch nhác luộm thuộm, cẩu thả … đang làm hoen ố hình ảnh VN trên trường quốc tế và nguy cơ bức tử sự nghiệp hàng không nước nhà .
Hy vọng thành công của tàu ngầm Trường Sa thế hệ đầu tiên sẽ là “cú hích” cho hàng trăm giáo sư tiến sỹ Cục HKVN và bộ GTVT để không còn phải hổ thẹn trước nghị lực sáng tạo của nhân dân!
Tiến sỹ Trần Đình Bá – Hội Khoa học kinh tế VN
Tác giả trực tiếp gửi cho BVN
Ông Nguyễn Xuân Anh chính thức làm Phó bí thư Thành Uỷ Đà Nẵng
TTO - Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh được bầu làm phó bí thư Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2010-2015.
Ông Nguyễn Xuân Anh |
Ngày 2-4, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng đã tổ chức bầu chức danh phó
bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Theo đó, ông Nguyễn Xuân Anh (38 tuổi, Ủy viên
dự khuyết Ban Chấp hành trung ương Đảng), phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng
được bầu làm phó bí thư Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2010-2015.
Trước đó, chiều 14-2, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đã tổ chức hội nghị
cán bộ chủ chốt nhằm thực hiện quy trình công tác cán bộ đối với chức
danh phó bí thư Thành ủy và nhiều nhân sự chủ chốt khác. Kết quả, hội
nghị đã đồng ý giới thiệu ông Nguyễn Xuân Anh cho Ban Bí thư xem xét,
cho ý kiến về việc bầu bổ sung chức danh phó bí thư Thành ủy.
(Tuổi trẻ)
Trung Quốc : Tập Cận Bình lý giải cho hệ thống độc đảng
Chủ tịch Tập Cận Bình và quốc vương Bỉ Philippe dự lễ bế mạc chuyến viếng thăm chính thức tại Bruges – Reuters
Anh Vũ -RFI
Theo Reuters, trong chuyến viếng thăm Liên hiệp châu Âu, hôm qua 01/04/2014, Chủ tịch Tập Cận Bình đã khẳng định hệ thống chính trị đa đảng không vận hành được ở Trung Quốc. Lãnh đạo đảng và Nhà nước Trung Quốc cũng cảnh cáo những ý định của một số người muốn sao chép mô hình chính trị hay phát triển của phương Tây vào Trung Quốc.Ông Tập Cận Bình lý giải rằng Trung Quốc đã thử nghiệm nhiều hệ thống chính trị, đặc là mô hình đa đảng không thể vận hành được tại nước này.
Tân Hoa Xã hôm nay cũng dẫn lại phát biểu của ông Tập Cận Bình tại trường Đại học châu Âu ở thành phố Bruges, Bỉ, là : “”Quân chủ lập hiến, khôi phục chế độ quân chủ, chế độ đại nghị, một hệ thống đa đảng và một tổng thống, chúng tôi đều đã cân nhắc, thử song không mô hình nào hoạt động”.
Reuters dẫn lời lãnh đạo đảng và Nhà nước Trung Quốc cảnh báo rằng sao chép chính trị phương Tây hoặc các mô hình phát triển của phương Tây có thể là thảm họa.
Ông Tập Cận Bình giải thích : “Vì các điều kiện xã hội và lịch sử độc đáo, Trung Quốc không thể sao chép một hệ thống chính trị hoặc mô hình phát triển từ các quốc gia khác vì nó không phù hợp với Trung Quốc và có thể dẫn tới những hậu quả tai hoạ”.
Hiến pháp Trung Quốc vẫn dành cho đảng Cộng sản vai trò chủ đạo trong việc quản lý chính phủ, dù vẫn cho phép một số đảng phái chính trị nhỏ lẻ khác hiện diện dưới một “hệ thống hợp tác đa đảng”, theo ngôn từ của Hiến pháp. Trên thực tế, các tổ chức đảng đó chỉ đóng vai trò thứ yếu.
Mưu mẹo của Putin
Ông Putin (Hình: internet) |
Sau khi Nga thành công trong việc chiếm lại vùng Crimea, nhật báo Le
Monde ở Pháp đã đăng tựa lớn, “Poutine:1, Merkel và Obama: 0;” mô tả ông
“siêu tổng thống” - Super Poutine - đang đưa hai tay lên trời, cười
sung sướng.
Phải công nhận, ông Putin đang sống những ngày vui. Người ta thường vui
nhất khi cảm thấy tự hài lòng với chính mình. Mà ông Vladimir Putin hiện
nay đang rất hài lòng. Vì ông đã chiếm lại Crimea bằng những mưu mẹo
tài tình, không cần huy động một tiểu đoàn hay bắn một phát đại bác. Vốn
là một nhân viên tình báo KGB, ông Putin vui nhất vì ông đã dùng thủ
đoạn tài tình làm cho cả CIA lẫn cơ quan tình báo thuộc Bộ Quốc Phòng Mỹ
lầm lẫn.
Trong vụ chiếm lại Crimea, tình báo Mỹ hoàn toàn bị qua mặt; không đoán
trước được lúc nào ông Putin sẽ hành động. Thành ra, cả ông Obama lẫn bà
Thủ Tướng Ðức Merkel cứ tốn thời giờ gọi điện thoại cho điện Kremlin,
tính thuyết phục ông Putin vì tưởng ông ta chưa quyết định ra tay. Một
nhân viên cao cấp tình báo Mỹ nói với ký giả của tờ Wall Street Journal:
“Chúng tôi biết họ có một mưu đồ ở vùng này, nhưng không đủ tin tức
chính xác để kết luận chuyện gì sắp xảy ra;” và kết luận rằng câu chuyện
lý thú này sẽ được đem ra dạy ở các trường huấn luyện sĩ quan trong
nhiều năm tới.
Mấy tháng trước khi Crimea tổ chức trưng cầu dân ý để xin trở về với
nước Nga, tình báo Mỹ đã báo cho Tòa Bạch Ốc biết rằng ông Putin đang có
âm mưu nào đó ở Crimea. Nhưng cho đến ngày chót, họ không thể cung cấp
các tin tức xác thực, cụ thể, làm bằng chứng. Trong thời gian đó các vệ
tinh nhân tạo của Mỹ vẫn theo dõi các cuộc chuyển quân gần biên giới
Nga-Ukraine; cơ quan tình báo Bộ Quốc Phòng Mỹ vẫn chăm chú nghe lén các
cuộc điện đàm từ bộ tổng tư lệnh quân đội Nga tới các đơn vị. Họ lắng
nghe cả bộ chỉ huy hạm đội Nga ở Sevastopol nằm ở bờ biển Crimea, mà
không thấy một dấu hiệu nào khả nghi cho thấy quân Nga đang chuẩn bị cái
gì cả.
Ngay từ đầu Tháng Hai, khi dân Ukraine biểu tình ở Kiev, thủ đô Ukraine,
đòi cựu tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych từ chức, tòa Ðại Sứ Mỹ đã
gửi mấy sĩ quan tình báo qua Crimea thăm dò. Họ gặp gỡ những người
Ukraine chống Nga, đặc biệt là các thủ lãnh của người Tartare, nhóm dân
chiếm 12% dân số, trong lịch sử đã bị các Nga hoàng và Stalin bắt đày
hàng loạt đi Siberia. Tin tức họ đem về, được báo cáo cho Washington
biết, là có nhiều cuộc tụ họp của người gốc Nga chống lại cuộc cách mạng
của dân Ukraine. Nhưng không có hành động quân sự nào đáng chú ý.
Bây giờ nhìn lại, tình báo Mỹ tin rằng ông Putin đã cho biệt kích xâm
nhập bằng nhiều toán nhỏ, mặc thường phục, che mắt cả thế giới. Ở một
nơi người Nga chiếm 55% trong dân số hai triệu, có thêm vài trăm người
nói tiếng Nga nữa, vào ngủ trong trại lính Nga, không làm ai phải chú ý.
Nhưng các biệt kích này đã được huấn luyện nghề tuyên truyền, xách
động, sau đó mặc quân phục không mang phù hiệu, tự gọi là “dân quân
người Crimea.” Họ tổ chức biểu tình chống chính phủ mới ở Kiev, rồi mang
súng tới chiếm trụ sở Quốc Hội, trông cảnh các dân biểu thân Nga bỏ
phiếu đòi tách khỏi Ukraine. Người Nga gọi mưu mô này là “maskirovka,”
nghĩa là ngụy trang, trá hình.
Trong Tháng Hai, tình báo Mỹ lên tiếng báo động: Nga có thể sẽ đưa quân
vào Ukraine nếu chính quyền Yanukovych bị lật đổ. Ngày 16 Tháng Hai, ông
Yanukovych ra lệnh công an vũ trang Berkut tàn sát dân biểu tình. Tổ
chức Berkut này gồm những sĩ quan được Nga huấn luyện, có cố vấn Nga bên
cạnh. Bây giờ người ta biết họ đã dùng những xạ thủ lành nghề, nấp trên
các ngôi nhà, nhắm bắn trúng vào đầu từng người biểu tình, khiêu khích
cho dân nổi giận, tấn công lại công an. Ngày 18, dân chúng phản ứng
mạnh, tiếm chiếm các cơ quan chính phủ; rồi Quốc Hội Ukraine yêu cầu
công an ngừng bắn, sau đó Yanukovych bỏ trốn.
Nhưng ông Putin vẫn không cho ai thấy quân bài ông sắp đánh ra. Ngày 25,
Bộ Quốc Phòng Nga mời tùy viên quân sự sứ quán Mỹ đến, thông báo họ sẽ
tổ chức một cuộc thao diễn quân sự gần biên giới Ukraine, với 150,000
quân, 900 chiến xa, và phi cơ chiến đấu. Ai cũng còn nhớ năm 2008, quân
Nga đã thao diễn gần biên giới Georgia trước khi tiến đánh nước này,
thúc đẩy hai vùng ly khai tách khỏi Georgia! Nhưng năm nay, Ngoại Trưởng
Nga Sergei Lavrov trấn an Ngoại Trưởng Mỹ John Kerry, rằng Nga vẫn tôn
trọng sự toàn vẹn của lãnh thổ Ukraine. Khi “dân quân” Nga ở Ukraine
chiếm các cơ quan chính quyền, ông Putin còn nói với nhà báo rằng Nga
không có tham vọng nào ở Crimea cả.
Ngày 26, Tòa Bạch Ốc họp với các cơ quan tình báo, kết luận rằng Nga
đang có âm mưu ở Crimea, nhưng qua các cuộc nghe lén, họ không thấy tin
tức chính xác về hành động quân sự nào cả. Ngay khi nghe lén các cuộc
điện đàm trong hạm đội Nga đóng ở Sevatopol, trên bờ biển Crimea, cũng
không thấy họ nói đến một cuộc chuyển quân nào cả. Không có điệp viên
nào ở Crimea để cho biết tin tức; vệ tinh Mỹ cũng không chụp được hình
ảnh nào khả nghi. Crimea đã nằm trong tay các “dân quân” do ông Putin
chỉ huy. Trong khi đó thì các tin tức tình báo của Mỹ tập trung tại Sứ
Quán Mỹ ở Kiev để chuyển về nước. Họ đã làm việc ngày đêm dùng điện
thoại liên lạc với các đội quân biên phòng của Ukraine, được biết người
ta đang đốt các tài liệu bí mật, đề phòng quân Nga tiến đánh. Bộ Quốc
Phòng Mỹ liên lạc trực tiếp với phía Nga để hỏi thẳng, các quan chức Nga
nói họ không biết gì cả, mà chắc họ không biết thật!
Cứ như thế, ông Putin đặt cả thế giới trước một “sự đã rồi;” Crimea xin
nhập vào Liên Bang Nga, như trước năm 1954. Bây giờ, chính phủ Mỹ thấy
ba lối giải thích tại sao họ bị đặt trước tình trạng bất ngờ. Thứ nhất,
người Nga cố ý tránh không nói gì để bị Mỹ nghe lén. Thứ hai, Nga có sẵn
một kế hoạch chiếm lại Crimea, cứ thế thi hành mà không đợi lệnh mới.
Thứ ba, có thể ông Putin một mình biết kế hoạch đã trao cho một nhóm nhỏ
các biệt kích đóng vai “dân quân” nổi lên ở Crimea, và chỉ một mình ông
ta quyết định khi nào ra tay hành động.
Vì vậy, khi Quốc Hội Crimea tổ chức trưng cầu dân ý, ngày 28 Tháng Hai,
ông Obama chỉ có thể cảnh cáo Nga một cách chung chung mà không thể cảnh
cáo chính phủ Nga đang chiếm Crimea! Nếu ông Obama biết trước chắc cũng
vậy thôi, vì Mỹ và các nước Châu Âu không thể làm gì khác được là sẽ
trừng phạt ông Putin bằng các biện pháp kinh tế.
Có thể nói, ông Vladimir Putin đã đánh lừa được tất cả hệ thống tình báo
của Mỹ, và của các nước Châu Âu. Vốn là một sĩ quan tình báo trú đóng
tại Dresden, Ðông Ðức, ông Putin đã trải qua kinh nghiệm nhục nhã khi
nghe tin tường Berlin sụp đổ. Cơ quan KGB ở Dresden lo đốt các tài liệu
suốt ngày đêm, đến nỗi lò hơi đốt quá tải, ống dẫn hơi bị hư và ông bị
sở cung cấp hơi đốt cảnh cáo sẽ cắt hơi đốt! Bây giờ, ông đã phục thù
các nước Tây phương. Nhân đó ông cũng trả hận tất cả những người muốn đề
cao các nguyên lý của lối sống dân chủ tự do.
Có thể chính người cố vấn Nga của cựu Tổng Thống Yanukovych, do ông
Putin cử tới Kiev, đã xúi ông ta bắn dân Ukraine biểu tình ở công trường
Maidan, vì họ thấy sẽ gây hai hậu quả, mà đằng nào cũng có lợi. Hoặc
Yanukovych sẽ thành công, củng cố quyền hành, và vẫn đặt Ukraine trong
vòng kiểm soát của Nga; hoặc dân mạnh hơn, sẽ lật đổ chính phủ Ukraine,
nhân đó sẽ sách động dân gốc Nga ở Crimea nổi dậy đòi ly khai. Mưu kế
của Vladimir Putin chắc Khổng Minh hay Tào Tháo cũng phải khen là tài
tình. Ông Putin phải cảm thấy tự hài lòng!
Tại sao Vladimir Putin thành công, còn bà Merkel và ông Obama thất bại
trong trận chiến tình báo vừa qua? Ông Putin được đào tạo trong guồng
máy tình báo Xô Viết. Hiện nay, đám tài phiệt chung quanh ông, các cố
vấn kinh tế của ông phần lớn là các cựu sĩ quan KGB. Sức mạnh của các
chế độ cộng sản nằm trong guồng máy tình báo, đó là bộ phận quan trọng
nhất trong các cuộc tranh chấp quân sự. Các lãnh tụ cộng sản thường hãnh
diện về các âm mưu đánh lừa đối thủ, thời chiến cũng như thời bình. Nhà
văn Mai Thảo, lúc sinh thời đã nhiều lần kể chuyện ông gặp lại người
bạn cũ là nhà văn Hữu Mai, trong quân đội miền Bắc. Hai người là bạn rất
thân khi Mai Thảo còn đi kháng chiến. Hữu Mai cho Mai Thảo biết điều
“các cụ” trong Bộ Chính Trị thích thú nhất là mưu mẹo của họ bày ra
khiến hàng trăm ngàn cựu quân nhân và công chức miền Nam tự mình đi
trình diện để vào tù. Họ hãnh diện là đã bày ra được mưu mô bỏ tù được
tất cả thành phần những người nguy hiểm cho chế độ, mà không cần tốn
công đi bắt từng người một. Ông Putin cũng đang hãnh diện về thành tích
đánh lừa tình báo Mỹ để chiếm được Crimea mà không cần hành động quân sự
nào cả!
Các cán bộ cộng sản biết tập luyện được cách bày ra những mưu mẹo “tuyệt
vời” như vậy, nhưng chế độ cộng sản đã sụp đổ ở Nga, vì các khả năng
bày mưu lập kế này không ích lợi gì trong việc điều hành nền kinh tế
quốc gia. Họ hoàn toàn bất lực không tìm ra cách nào kích thích cho các
công nhân làm việc tận tụy gia tăng năng suất cao hơn, cũng không khích
lệ được người ta nẩy ra những sáng kiến cải thiện năng suất. Nhiều âm
mưu và thủ đoạn lừa gạt, nhưng họ hoàn toàn bất lực trong việc nâng cao
đời sống kinh tế! Ðó là tình trạng ông Vladimir Putin đang lâm vào, khi
đối đầu với các nước Tây phương trong cuộc “chiến tranh lạnh kinh tế”
sắp diễn ra. Thời chiến Tranh Lạnh cũ, nước Mỹ đã theo chủ thuyết “ngăn
chặn” (containment) mà nhà ngoại giao George F. Kennan đã đề nghị với
chính phủ Mỹ từ năm 1947.
Chiến lược này, phỏng theo thuyết “vòng đai an toàn” (cordon sanitaire)
của Pháp trong thập niên 1920, chủ trương rằng khối tư bản chỉ cần ngăn
chặn sự bành trướng của các chủ nghĩa cộng sản; rồi cứ chờ đó, sẽ đến
ngày chế độ cộng sản tự nó tan rã. Ngày nay, chủ thuyết “ngăn chặn” sẽ
được áp dụng trong lãnh vực kinh tế.
Cách hành xử của ông Putin khác chính phủ các nước Tây phương cũng phản
ảnh nền văn hóa mà ông đang sống. Chính quyền một nước tự do dân chủ rất
khó bày đặt mưu mô đánh lừa đối thủ. Vì đánh lừa người nước khác cũng
phải giấu diếm cả dân chúng của mình, mà các hành động của một chính
quyền dân chủ đặt trên căn bản công khai và minh bạch. Người cầm quyền
cũng bị hạn chế bằng cơ chế kiểm soát, qua các đại biểu của dân. Mỗi
khoản chi của nhà nước phải được quốc hội phê chuẩn, ngay cả các hoạt
động tình báo bí mật cũng phải được kê khai thì mới có tiền chi; ít nhất
phải có một số đại biểu trong các ủy ban đặc biệt được thông báo đầy
đủ!
Sống trong một chế độ chuyên chế, người ta tập thói quen nghi ngờ. Từ
đó, suy ra nguyên tắc là thà phạt oan mười người còn hơn là tha nhầm một
người. Ðánh lừa được một người cũng thú vị, đáng hãnh diện về thành
công của mình, và dễ dàng hơn là khi muốn chinh phục lòng tin của mươi
người. Khi tất cả nghi ngờ lẫn nhau, thì khi đánh lừa được một người
khác ai cũng thích thú hơn. Vladimir Putin sống trong nền văn hóa KGB,
chắc hẳn là ông ta thấm nhuần thói quen suy nghĩ này,
Ngược lại, sống trong xã hội tự do sống với luật pháp rõ ràng người ta
có khuynh hướng giả thiết tất cả mọi người chung quanh đều đáng tin cậy.
Nghĩ cho cùng thì sống với lòng tin tưởng có lợi hơn. Trong 100 người
mình gặp có mươi người gian trá, mình có thể bị lừa dăm, ba lần, nhưng
còn 95 lần gặp những người còn lại mình vẫn sống hạnh phúc hơn. Vì vậy
loài người thường có khuynh hướng xây dựng lòng tín nhiệm, bằng cách
sống có đạo đức và thiết lập những xã hội luật pháp công minh; coi không
khí nghi ngờ là một tình trạng bệnh hoạn nên tránh.
Ngô Nhân Dụng
(Diễn đàn Thế kỷ)
Ai Cập, Syria:Bài học đau đớn khi bỏ Liên Xô theo TQ
(Quan hệ quốc tế)
– Ngoài những chiến đấu cơ bị phi công các nước Arập đánh cắp mang sang
Israel, Liên Xô còn nếm nhiều “trái đắng” trong hợp tác quân sự với các
nước Arập.
Mấy dòng lịch sử
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, vùng đất
Palestine trở thành một vùng lãnh thổ ủy trị dưới sự cai quản của người
Anh. Trước đó, từ nửa sau thế kỷ thứ XIX, rất nhiều người Do thái từ
khắp nơi trên thế giới đã đổ về vùng đất này với hy vọng thành lập một
nhà nước Do thái tại nơi mà họ cho là lãnh thổ lịch sử của tổ tiên họ.
Nguyện vọng trên của người Do
thái được cả Mỹ và Liên Xô hăng hái ủng hộ, dù mỗi bên đều có các toan
tính khác nhau. Ngay từ năm 1921, được sự hậu thuẫn của Liên Xô, Đảng
cộng sản Palestine (theo nghĩa Palestine là một vùng lãnh thổ chứ không
phải là người Palestine theo cách hiểu hiện nay) được thành lập.
Chính phủ Liên Xô khuyến khích và hỗ trợ những người
Do thái về định cư tại khu vực này với hy vọng là sẽ xây dựng được một
quốc gia xã hội chủ nghĩa ngay tại trung tâm của khu vực Trung Đông. Còn
Mỹ tích cực hỗ trợ các tổ chức Zionist (các tổ chức của người Do thái)
với tính toán là các tổ chức này sẽ là nòng cốt cho một nhà nước Do thái
thân Mỹ (Israel ngày nay không chỉ thân và còn là đồng minh chiến lược
của Mỹ).
Mùa Thu năm 1947, trong các khóa họp của Đại hội đồng
Liên Hợp Quốc, ngoại trưởng Liên Xô A. Gromyko đã nhiều lần đòi hỏi phải
thành lập một nhà nước Do thái độc lập, Mỹ rất ủng hộ và vì thế ngày
25/11/1947, Đại hội đồng LHQ đã ra nghị quyết chia Palestine thành hai
khu vực, thành lập nhà nước Do thái và nhà nước Arập, Jerusalem có quy
chế là một thành phố quốc tế (chính vì thế mà khi V.Stalin mất, Israel
đã tổ chức quốc tang mặc dù lúc này hai nước đã cắt đứt quan hệ ngoại
giao). Ngay ngày hôm sau, 26/11/1947, cuộc chiến tranh giữa Israel và
các nước Arập bùng nổ vì các nước Arập không chấp nhận sự tồn tại một
nhà nước Do thái tại khu vực này.
Liên xô đứng hẳn về phía các nước Arập
Việc Liên Xô từ lập trường ủng hộ việc thành lập một
nhà nước Do thái quay sang sang hỗ trợ các nước Arập trong các cuộc
chiến với Israel là cả một câu chuyện dài, xin đề cập ở dịp khác.
Chỉ biết rằng, trong cuộc chiến 6 ngày năm 1967 với
Israel, Quân đội Ai Cập bị thiệt hại nặng nề, nhất là không quân và lực
lượng tăng – thiết giáp. Ngày 5/6/1967, Israel bắt đầu chiến dịch “Udar
Siona” (Cú đấm của Xion). Chỉ trong vòng 3 tiếng đồng hồ, Lực lượng
không quân Ai Cập gần như bị xóa sổ.
Các máy bay Israel bay thành từng đoàn bổ nhào xuống
các sân bay của đối phương ở Bán đảo Sinai, đồng bằng sông Nil và bắn
thẳng vào các máy bay Ai Cập đang đậu trên sân bay. Hơn 2/3 máy bay Ai
Cập bốc cháy ngay tại các sân bay, không một chiếc nào kịp cất cánh.
Sang ngày 6/6, gần 3/4 xe tăng và xe chiến đấu của Ai
Cập mới được Liên Xô cung cấp đã bị máy bay và xe tăng Israel tiêu diệt
tại khu vực Mistla trong trận chiến giành bán đảo Sinai.
Ngày 11/6/1967, Chính phủ Liên Xô lại một lần nữa
tuyên bố sẽ chuyển giao vũ khí (viện trợ không hoàn lại) đủ để bù đắp
cho Ai Cập tất cả những tổn thất trong các trận đánh trên bán đảo Sinai.
Đến giữa năm 1968, số lượng máy bay chiến đấu của
Không quân Ai Cập đã đạt mức trước chiến tranh, và đến năm 1969, số xe
tăng của nước này thậm chí còn nhiều hơn số lượng tăng thiết giáp đã có
trước cuộc chiến 6 ngày.
Từ tháng 7/1969, Không quân Israel bắt đầu không kích
Ai Cập. Mặc dù đã có được những máy bay và phương tiện phòng không hiện
đại nhất của Liên Xô thời đó, Ai Cập vẫn chịu những tổn thất nặng.
Các máy bay F-4 và Skyhawk mà Mỹ cũng mới cung cấp cho
Israel liên tục bắn hạ các máy bay MiG do phi công Ai Cập điều khiển,
còn tên lửa SAM -2 Xô Viết cũng do các kíp trắc thủ Ai Cập điều khiển đã
không hạ được một chiếc máy bay nào của đối phương. Chỉ trong năm 1969,
Ai Cập dã mất 48 máy bay trong khi Israel chỉ mất 5 chiếc.
Ngày 22/1/1970, Tổng thống Ai Cập Nasser đến Moscow và
đã có buổi trao đổi rất lâu với L. Breznhev (Tổng bí thư) và Grechko
(Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô). Sau khi chê bai chất lượng của vũ khí
Liên Xô như thường lệ, ông này yêu câu Liên Xô đưa quân vào Ai Cập và
yêu cầu này được chấp thuận.
Tổng thống Ai cập Nasser |
Đến giữa tháng 2/1970, đã có 1.500 quân nhân Xô Viết
đến Cairo và sau đó con số này tăng lên tới 20.000 người. Người được bổ
nhiệm làm cố vấn trưởng Liên Xô tại Ai Cập là tướng Okunhev – vị tướng
phòng không được coi là giỏi nhất Liên Xô thời kỳ đó.
Tướng Okunhev, sau khi đến Ai Cập đã bố trí hệ thống
phòng không của Ai Cập thành 3 khu vực phòng không (3 tuyến). Khu vực
một kéo dài 30 km từ kênh Suez sâu vào trong nội địa Ai cập và tại đây
bố trí 120 tổ hợp tên lửa và 6 trạm radar.
Tiếp theo sau là khu vực phòng không số hai có 60 tổ
hợp tên lửa phòng không và 300 máy bay tiêm kích- ném bom. Khu vực ba
kéo dài đến bờ sông Nil, tại khu vực này có 90 tổ hợp tên lửa và 150 máy
bay tiêm kích (dĩ nhiên, máy bay và tên lửa, radar đều của Liên Xô).
Các chuyên gia Xô Viết tự mình bảo dưỡng và sử dụng các tổ hợp tên lửa, tự mình lái MiG và Su tham chiến.
Sự hiện diện của các cố vấn quân sự và chuyên gia Xô
Viết đã có tác động tức thời và từ mùa xuân năm 1970, cục diện cuộc
chiến đã có những thay đổi căn bản.
Do ngại đụng độ với các phi công và hệ thống phòng
không Xô Viết, phía Israel chấm dứt các cuộc không kích Cairo và
Alexandria. Các cuộc không chiến trên bầu trời kênh đào Suez vẫn tiếp
tục, nhưng lần này không chỉ có mình MiG và Su bị bắn hạ, mà là cả F-4
và Mirage.
Các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Mỹ được một phen
ngạc nhiên không mấy thú vị khi F-4, vốn được coi là “không thể tiếp
cận” đối với các hệ thống phòng không, đã bị SAM-3 bắn hạ (xin nói lại
là SAM-3).
Tháng “trăng mật” nhanh chóng qua đi
Sau cuộc chiến 6 ngày, Ai Cập và Syria vô cùng cần
viện trợ của Liên Xô nên đã yêu cầu Liên Xô đưa quân vào như đã nói ở
trên. Nhưng sau đó, quan hệ giữa 2 nước này với “Người bạn phương Bắc”
dần xấu đi.
Có nhiều nguyên nhân, nhưng theo nhiều chuyên gia thì
có lẽ nguyên nhân hàng đầu là do tính cách dân tộc giữa những người Nga
và người Arập quá khác nhau. Các quân nhân Liên Xô sống ở khu vực riêng,
được bảo vệ cẩn mật và không bao giờ đi một mình vào thành phố, không
thích tham gia vào các phi vụ buôn bán trao đổi với người Arập.
Người Ai Cập vì thế cho rằng người Nga kiêu ngạo và
khó hợp tác. Có thể tóm tắt thái độ của người Ai Cập đối với binh lính
Xô Viết bằng câu nói như sau: “Chúng tôi cảm ơn người Nga vì bom đã
không còn rơi xuống đầu chúng tôi nữa, nhưng chúng tôi không thích họ”.
Về phần mình, các chuyên gia Nga hết sức phẫn nộ trước
những lời chỉ trích chất lượng vũ khí Xô Viết mà họ thường xuyên phải
nghe đồng thời cũng cực kỳ thất vọng trước trình độ kỹ thuật yếu kém của
các chuyên gia Ai Cập, thêm nữa, họ cũng không hiểu mình chiến đấu tại
đây vì cái gì. Trong con mắt của những người lính Nga, binh sỹ Ai Cập và
Syria là những người hèn nhát, trình độ kỹ thuật và sử dụng vũ khí –
khí tài kém, không muốn và không dám chiến đấu.
Chính vì thế mà những loại vũ khí và khí tài mới chỉ
các chuyên gia Liên Xô mới được phép bảo dưỡng, sử dụng, người Arập
không được tiếp cận. Mâu thuẫn tích tụ đến mức người Ai Cập có ấn tượng
những người lính Nga không phải là bạn mà là những kẻ chiếm đóng.
Cố lãnh đạo Libya M. Gadafi |
Thêm nữa, nhà lãnh đạo Libay M. Gadafi (mới bị lật đổ
năm 2011) lại đổ thêm dầu vào lửa trong một lần đến thăm Cairo. Ông này
nói với Tổng thống Ai Cập A.Sadat (người kế nhiệm Nasser từ tháng
9/1970) là người Ai Cập đã là khách ngay trên đất nước mình, bởi vì
người chủ thực sự ở nước này chính là người Nga.
Nhằm chứng minh cho nhận xét của mình, M. Gadafi đề
nghị A. Sadat cùng đến thăm một căn cứ Xô Viết bất kỳ để “mục sở thị”.
Cả hai Tổng thống lên xe đến căn cứ quân sự Liên Xô ở Mersa- Matrukh.
Đúng như Gadafi cảnh báo trước, các binh sỹ gác cổng
đã không cho hai ông này vào căn cứ cho đến khi có sự can thiệp trực
tiếp của đích thân đại sứ Liên Xô tại Cairo Vinogradov. A. Sadat coi đây
là một sự sỉ nhục cá nhân và không bao giờ tha thứ cho điều đó.
Tổng thống Ai cập A.Sadat |
Tuy nhiên, không chỉ có vậy. Liên Xô không muốn có một
cuộc chiến tranh mới ở Trung Đông và điều đó càng làm tăng mâu thuẫn
giữa hai nước. Sau khi thăm Liên Xô vào giữa năm 1971, qua các buổi trao
đổi với giới lãnh đạo nước này, A. Sadat hiểu rằng đối với Liên Xô,
việc khôi phục lại tuyến đường hàng hải qua kênh đào Suez quan trọng hơn
nhiều so với việc giúp các nước Arập lấy lại các lãnh thổ bị Israel
chiếm đóng.
Liên Xô muốn giải quyết xung đột Arập- Israel bằng
giải pháp hòa bình. Nhưng cả Ai Cập lẫn Syria đều không chấp nhận bất kỳ
một thỏa hiệp nào. Họ không muốn đàm phán với một quốc gia mà ngay sự
tồn tại của của nó đã là một điều không thể chấp nhận được.
Một mâu thuẫn nữa không thể giải quyết là dòng người
di cư gốc Do thái từ Liên Xô đến Israel – Liên Xô ngấm ngầm khuyến khích
trong khi Ai Cập cho rằng đây là tiến trình “tăng sức ép của chủ nghĩa
đế quốc Do thái đối với nhân dân Palestine” (và lo ngại này là có cơ sở,
trong số những người Do thái đến từ Liên Xô và con cháu của họ đã có
những tướng lĩnh nổi tiếng gây rất nhiều phiền toái cho các nước Arập
như tướng “Meir (Slutski) và tướng Sharon mới qua đời cách đây không
lâu).
Giọt nước làm tràn ly là việc Liên Xô từ chối cung cấp
cho Ai Cập những loại vũ khí mới nhất của Công nghiệp quốc phòng Xô
Viết vì không muốn Ai Cập lại khởi động một cuộc chiến mới.
Và tất cả đã kết thúc khi chiều ngày 18/7/1973, Đài
phát thanh Ai Cập truyền đi tuyên bố của tổng thống A. Sadat: “Đất nước
Ai Cập đã giành lại được tự do: tất cả các cố vấn quân sự Xô Viết phải
chuyển giao ngay toàn bộ vũ khí- trang thiết bị kỹ thuật quân sự cho
Quân đội Ai Cập và rời Ai Cập”.
Quan hệ giữa Liên Xô với Syria cũng không tốt đẹp hơn.
Trên khắp các bức tường ở Damascus dày đặc các hàng chữ: “Ivan, hãy cút
đi”. Không những thế, Tổng thống Hafez Assad (Assad cha) bắt đầu mua vũ
khí từ một kẻ thù không đội trời chung của Liên Xô (lúc bấy giờ) là
Trung Quốc (dĩ nhiên, đằng sau đó còn nhiều thỏa thuận khác khiến Moscow
điên tiết).
Tổng tham mưu trưởng Quân đội Syria thăm Trung Quốc và
hai bên thống nhất về việc Trung Quốc cung cấp các tên lửa cho nước này
mà không hề có tham vấn gì với phía Liên Xô.
Tổng thống Syria Hafez Assad |
Ngày 13/9, chỉ trong một trận không chiến trên biển
Địa Trung Hải, các “con ma” (F-4) của Israel đã bắn hạ 13 MiG-21 của
Syria. Syria yêu cầu Liên Xô cung cấp cho mình loại MiG-23 mới nhất
nhưng Liên Xô vẫn từ chối với quan ngại là cung cấp nó không khác gì
khuyến khích nước này khởi động chiến tranh.
Gần như ngay lập tức, Syria cũng tuyên bố tống khứ các cố vấn quân sự Xô Viết về nước.
Ngày 4/10, những chiếc máy bay Liên Xô đầu tiên hạ
cánh xuống các sân bay ở Cairo và Damascus để di tản gia đình các cố vấn
và chuyên gia Xô Viết. Cùng ngày, tất cả các tàu quân sự Liên Xô rời
cảng Alexandria, kết thúc một thời gian hợp tác quân sự không mấy có hậu
với Ai cập và Syria.
Hai ngày sau, ngày 6/10, Ai Cập và Syria lại tấn công
Israel. Cuộc chiến tranh này còn được gọi là cuộc chiến ngày phán xét
1973. Quân đội Ai Cập và Syria với 3.225 xe tăng, 946 máy bay chiến đấu
và 430.000 tay súng đối đầu với Quân đội Israel có trong tay 1.700 tăng,
488 máy bay chiến đấu và 115.000 binh sỹ.
Trong cuộc chiến tranh này, sự kiện đáng chú ý nhất là
trận đấu tăng lớn nhất sau thế chiến thứ hai (quy mô chỉ sau trận đấu
tăng ở Vòng cung Kursk) từ 6 giờ sáng đến tối ngày 14/10/11973. Có hơn
2.000 tăng của cả hai bên tham gia. Kết quả đến tối cùng ngày: 264 tăng
của Ai cập bị tiêu diệt trong khi Israel mất 10 chiếc.
Đến năm 1976, tổng thống A.Sadat chính thức xé bỏ “Hiệp ước về hữu nghị và hợp tác” mà Ai Cập đã ký với Liên Xô trước đó.
Lê Hùng (Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét