Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Tin thứ Ba, 17-04-2012

Nóng! 10h10′: Một CTV cho biết, có khoảng 1500 bà con gồm Văn Giang, Dương nội, Cầu giấy, các tiểu thường chợ Nghĩa Tân, 500 hộ mang theo biểu ngữ ban rôn biểu tình, khiếu nại tại số 1 Ngô thì Nhậm, Hà đông.
- CTV M.X. cho biết, từ 9h sáng đã có gần 1.500 nông dân, tiểu thương tập trung tại số 1 Ngô Thì Nhậm gửi đơn kêu cứu, khiếu nại. Bao gồm: gần 700 nông dân Văn Giang, khoảng 200 nông dân Dương nội, hơn 500 tiểu thương hộ kinh doanh chợ Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy (số ĐT liên lạc với bà con: 01668260506 ). Ngoài ra còn có nông dân Từ Sơn – Bắc Ninh và rất nhiều dân oan khiếu kiện cũng có mặt.
- Mời bà con xem thêm: TIN NÓNG: 1500 NÔNG DÂN, TIỂU THƯƠNG KÉO VỀ 1 NGÔ THÌ NHẬM, HÀ ĐÔNG   –   (Nguyễn Xuân Diện).
14h10′ – CTV cho biết: “Tin từ thôn Tư Sản, xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, Hà Nội: chị Nguyễn Thị Mây bị bắt lén vì đi cấy cùng dân trên khu ruộng đang tranh chấp.  Số điện thoại người trong thôn: - Đào Văn Tuyến 01688587277, - Trần Thị Thoa 0166808 7566, - Đào Minh Tiền 0988703180.
Bà con đang chuẩn bị cuốc thuổng đòn gánh, búa liềm để lên UBND huyện đòi người… Chủ tịch huyện là Chu Phú Mỹ.”
16h35′ - “Đám côn đồ giả danh công an huyện Phú xuyên gồm 5 đến 6 tên , đã rình bắt cóc chị Mây khi chị và chị gái đi làm lúc 6 giờ sáng gần Quảng Phú Cầu.  Dân đang bao vây uỷ ban xã từ sáng đến giờ, vây ủy ban, ăn rưa bằng bánh mỳ.”
 Công an, và chính quyền xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa xác nhận với bà con Tư Sản sự việc công an huyện Phú Xuyên bắt cóc bà nguyễn Thị Mây thôn Tư Sản, xã Phú Túc. Cả công an và chính quyền xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa xuống UBND xã Phú Túc cùng bà con Tư Sản đòi thả người”
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Bài Lời thề trước 64 liệt sĩ hi sinh tại Trường Sa, Tuổi trẻ để nguồn là QĐND Online, nhưng sợt mỏi tay không thấy có trên QĐND. Không lẽ lại vu oan giá họa cho QĐND đã dám dũng cảm nhắc đến Gạc Ma, Cô lin, rằng “anh hùng liệt sĩ thiếu úy Trần Văn Phương – phó chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma, trước sự tấn công của kẻ thù đã quấn lá cờ Tổ quốc quanh thân mình và động viên: “Không được lùi bước. Phải để cho máu mình tô thắm lá cờ Tổ quốc và truyền thống vinh quang của quân chủng”” ?   - Tưởng niệm 64 chiến sĩ hy sinh tại đảo Gạc Ma (TN).   – LẶNG GIÓ GẠC MA…   –   (Mai Thanh Hải).  – Những nấm mồ chiêu hồn hùng binh Hoàng Sa (Bee).  - Quân, dân Trường Sa nâng cao năng lực bảo vệ chủ quyền (PLTP).  - Tăng sĩ ra đảo: Những cột mốc sống (DV).  – Tiếng chuông chùa nơi đầu sóng ngọn gió (Tin tức/ Bee).  Thượng tọa Thích Tâm Hiện nói chuyện với Phó Tổng Giám đốc TTXVN Ngô Hà Thái. =>
- Bộ trưởng thăm sĩ quan, thủy thủ tàu ngầm  (ĐV). – Bộ trưởng Phùng Quang Thanh thăm và động viên lực lượng tàu ngầm chuẩn bị đi đào tạo nước ngoài (QĐND). BTV: không thấy nói đào tạo ở nước nào, chắc không phải ở “nước lạ”?
- Chuyên gia dự đoán tương lai xung đột biển Đông (ĐV).  – Biển Đông nằm trong chương trình Diễn đàn An ninh Toàn cầu của CSIS   –   (RFA). - “Đường lưỡi bò: ‘Miếng gân gà’ khó nuốt của Trung Cộng” (THVN.US).  – Asean bị thúc giục giải quyết vấn đề biển Đông: Asean urged to solve issue of South China Sea (Gulf New). – Vấn Đề Trung Quốc Của Thế Giới và Của Việt Nam   –   (Dainamax).
- TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH PHẢN BÁC BÀI CỦA TRƯƠNG ĐIỆN THÀNH   –   (Nguyễn Xuân Diện). – Mời xem lại: VN MIỆT THỊ TQ XÂM PHẠM “CHỦ QUYỀN” CỦA MÌNH Ở NAM HẢI LÀ ẨN CHỨA ĐỘNG CƠ ĐEN TỐI GÌ?  (Xilu.com/ Ba Sàm).
- Philippines phản đối TQ ‘quấy rối’ ở Biển Đông (VNN). Việt Nam tới kiếp nào mới dám làm điềy này: “Bộ Ngoại giao Philippines đã triệu Đại sứ TQ Mã Khắc Khanh đến để trao công hàm phản đối sau khi các tàu và máy bay TQ bị nghi “quấy rối” một tàu Philippines.” 
- Mỹ và Philippines bắt đầu tập trận (BBC).  – Mỹ, Philippines thao diễn quân sự chung trong khi cuộc giằng co với TQ tiếp diễn  (VOA).  – Philippines : Tập trận với Mỹ mở ra ”đúng lúc ” (RFI).   – Manila phản đối Trung Quốc “quấy rối” ở Biển Đông (TTXVN).  - Philippines muốn tiếp tục đàm phán với Trung Quốc (SGGP).
- Bài đã điểm tối qua: NÓNG VÀ VUI: DANH HIỆU ANH HÙNG ĐÃ TRỞ VỀ TRÊN MỘ CHÍ ANH PHƯƠNG   –   (Người Ba Đồn). – Dỏng dạc anh hùng Trần Văn Phương  –   (Cu Làng Cát).
- Saigontourist xây khách sạn ở Bản Giốc (BBC).
- Việt Nam: Dự thảo Nghị định nhằm chấm việc xử dụng ẩn danh trên trực tuyến, ép buộc các công ty mạng nước ngoài phải thực hiện kiểm duyệt   –   (x-café). Dịch từ bài: Draft decree would end online anonymity, force foreign Internet firms to censor  (RSF).
- LS bào chữa: Vẫn chưa có ngày giờ về phiên xử blogger Điếu Cày   –   (RFA). – HRW kêu gọi Australia cổ xúy nhân quyền ở Đông Nam Á bao gồm Việt Nam (VOA). – HRW kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ba blogger vừa bị truy tố (RFI). Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách châu Á của HRW: “Việc bắt giữ các blogger không thể che giấu hay giải quyết được những vụ việc mà họ đưa tin. Chính quyền không những đã xâm phạm quyền cá nhân của những người chấp bút, mà còn của cả độc giả”. – Việt Nam: Hãy phóng thích ngay các blogger viết về nhân quyền (HRW).
- Các bloggers Việt Nam đối mặt phiên tòa vì tội ‘tuyên truyền’ (TC Phía Trước). Dịch từ bài: Vietnam bloggers face ‘propaganda’ trial: media (Strait Times).  – Cần mua bảo hiểm loại dịch vụ viết blog   –   (Người Buôn Gió). “Cả 3 người có 94 bài viết phải đối mặt với án 20 năm tù. Quy đổi theo vụ vinasin thì mỗi bài viết này tương đương với 1 nghìn tỷ đồng.  Giá như thế, chả công ty bảo hiểm nào dám nhận loại hình dịch vụ cho bọn viết blog là phải”. – ĐIẾU CÀY CA (Romantique). “Có đất nước nào như đất nước mình không em/ Bản án viết bằng ca dao/  Trước vành móng ngựa, những bài ca yếu ớt/  Búa gõ bàn:/ Tội yêu nước/ Xuống đường/ Sáng đẹp trời/ Thước phim ấy ám ảnh chúng ta nhiều ngày tháng”. – BA CHUYỆN LÀM DƯ LUẬN SÔI LÊN   –   (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Giám định các văn bản chính trị, xã hội, văn hóa   –   (Đông A). “Điều quan trọng không phải là làm thay đổi phán quyết của tòa án so với bản cáo trạng. Điều quan trọng là làm cho công luận thấy được phiên tòa đấy là phiên tòa như thế nào và trách nhiệm của mỗi thành viên tham dự phiên tòa trước công luận và lịch sử”.
- Về thầy giáo Đinh Đăng Định bị bắt và bị cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” và “lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà  nước”: Những đôi mắt sợ hãi (BoxitVN). “Mà anh ấy đã làm gì sai để đến nỗi thế. Hay chỉ tại một tấm lòng trăn trở với đất nước, với quê hương, nơi anh ấy tận mắt chứng kiến những cánh rừng đầu nguồn bị tàn phá, những hậu quả lâu dài mà việc khai thác mỏ bauxite, những khó khăn của người dân nơi anh ấy sinh sống”.
- Cần đéo gì tốn tiền ! –   (Người Buôn Gió). “… mày viết đơn xin đối thoại về vấn đề nhạy cảm nào đó. Thì người ta không muốn gặp, từ chối thì phải có lý do. Trong khi tìm lý do thì trước tiên mày cứ phải là loại không ra gì cái đã, mày đã không ra gì thì vấn đề mày đòi đối thoại chắc cũng không tốt đẹp gì”.
- Về việc Linh Mục Nguyễn Văn Bình bị đánh, Lái Gió có bài: Thăm người bạn   –   (Người Buôn Gió).=>
- Thụy Điển sẽ ngưng viện trợ phát triển cho Việt Nam (RFI). “… đại sứ Thụy Điển Rolf Bergman cũng đã kêu gọi chính phủ Hà Nội bãi bỏ các biện pháp kiểm soát Internet, cũng như cho phép báo chí tham gia giám sát các cơ quan quyền lực.  Có thể một phần là do Việt Nam bị xem là không có tiến bộ về nhân quyền và dân chủ mà chính phủ Thụy Điển dự định sẽ ngưng cấp viện trợ phát triển chính thức cho Việt Nam…” – Mời bà con bấm vào đây nghe Phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh về việc Thụy Điển dự định ngưng cấp viện trợ cho Việt Nam.
- Nguyễn Hưng Quốc: Cần nhất là một tự sự chính trị   –   (VOA’s blog). “Thiếu tự sự, chúng ta cũng thiếu hẳn định hướng. Chúng ta hay nói: Việt Nam là đất nước đang phát triển. Tuy nhiên, có một điều chúng ta hoàn toàn không biết: Việt Nam đang phát triển về hướng nào và sẽ đi đến đâu?BTV: Vậy là bác Nguyễn Hưng Quốc không theo dõi bài phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng ở Cuba rồi.  TBT Trọng nhất quyết đưa cả nước đi lên CNXH chứ còn đi đâu nữa: “Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam”. – Đại… cấm tiểu… (Trần Nhương).
- Nguyễn Thanh Giang: Nguyễn Phú Trọng – Làm một nẻo, nói một đàng   –  (Dân Luận). – Mời xem lại: Phạm Trần – Nguyễn Phú Trọng rao hàng dỏm ở Cuba (Thông Luận). – Sự cố ngoại giao nhà vẹt (Trương Duy Nhất). “Cái thằng Vẹt ngu đần lú lẫn kia, mày có câm đi không, tao tát cho phát vỡ mồm bây giờ! Nghe thiên hạ đồn đại tưởng mày hót hay múa dẻo tao định mời mày sang nhà vài ngày hót cho vui tai, không dè mày bố láo. Thằng bố láo, cút cút ngay!
- Nhật ký mở: Những suy nghĩ mới về anh Trọng   –   (Nhát sĩ Tô Hải).  – Nó Lú, Còn Chú Nó Khôn?   –   (Đinh Tấn Lực). – HÒN ĐẤT BIẾT NÓI NĂNG…  –   (Thùy Linh). “Chuyện không hiểu thứ 3: là chuyện nước mình mới đáng buồn. Đó là thứ CNXH mà dân chúng nhất định phải theo. Bây giờ mình mới biết khó khăn hiện nay của đất nước mình là do tụi tư bản. Hihi…” – Trần Huy Thuận: NÓI LẤY ĐƯỢC  (Nguyễn Trọng Tạo).
- Hãy nói thật với nhau đi! (Quê Choa). “Thôi đừng nói ta ‘đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh…’ vân vân và vân vân, nghe ngượng lắm. Hãy hỏi nhau thực lòng, chính quyền ta đang xây dựng là của ai, cho ai và vì ai? Chế độ ta đang phấn đấu là của ai, cho ai và vì ai? Đừng có vòng vòng vèo vèo nữa, nói thật với nhau một câu cho nhẹ người”. – “Của dân, do dân, vì dân” không xong thì Dồn khó cho dân (Giadinh.net).
- Lê Diễn Đức: Cuộc xung đột đẫm máu không tránh khỏi? (RFA’s blog). Một CTV cho biết: “Theo chủ quan của bà con nông dân thì chưa có thể xảy ra cưỡng chế vào thời điểm từ 20-4-2012. Bà con dự đoán khả năng là sau ngày 30-4, 1-5 mới có thể xảy ra. Thông thường khi cưỡng chế loa của xã sẽ phát liên tục, nhưng hiện nay chưa có phát loa. Bà con khẳng định nếu xảy ra cưỡng chế bà con kinh nghiệm có thể biết trước 1 ngày.
Khảo sát cho thấy các xã xung quanh Văn Giang bà con rất ủng hộ việc đấu tranh của 3 xã.  Quá trình liên kết, cảm thông cho thấy bà con nông dân Dương Nội, Đại Bái đã sẵn sàng đoàn kết, hiệp thông với Văn Giang. Ngoài ra có thêm cả Đông Anh. Hôm nay 17-4-2012, bà con 3 xã có người sang số 1 Ngô Thì Nhậm, Hà Đông trụ sở tiếp dân của Đảng và NN để kêu cứu. Kết hợp với Dương Nội”.
- Cần Thơ: Chính quyền tự ý lấy đất của dân (DV). – Nương tay cho “nhà giàu” xây sai phép (!) (PLTP). “Dư luận không đồng tình với việc Bộ Xây dựng đề nghị ‘tha bổng’ một chung cư tự ý tăng tầng”. – Xây nhà trên đất công lấn chiếm   -  Nộp tiền sử dụng đất: Lỗi chính sách, dân lãnh đủ (PLTP).
- Là đại biểu Quốc hội phải trung thực (NLĐ). – Ngày 17-4, lấy ý kiến tư cách đại biểu bà Yến (TT).  – Không những cần Lấy ý kiến tư cách đại biểu Quốc hội của bà Hoàng Yến (VNE) mà còn phải coi lại tại sao bà này khai lý lịch sơ sài như vậy mà vẫn vượt qua được các cửa ải dày đặc một cách ngon lành để trúng cử quốc hội, coi lại cả đám “hội đồng xét xử” ly hôn có tiêu cực không mà lại có nhiều mâu thuẫn, khuất tất, ra cái bản ái quái đản vậy. - Thực hiện quy chế giám sát và phản biện xã hội: Phát huy vai trò tích cực của mặt trận (SGGP). - Đại biểu nhân dân với cử tri (PLTP).
- CÀ PHÊ CÀ PHÁO (Mai Xuân Dũng).  “Thằng Luck nói thêm: Nước mày các ông lãnh đạo không nói được tiếng Anh. Nhiều ông có bằng Tiến sỹ không nói được tiếng Anh là chuyện rất lạ. Lạ hơn cả là các ông ấy nói trân trọng trí thức nhưng trong thâm tâm rất ghét trí thức”.
- Hà Phạm Phú: Thư gửi nhà thơ Bùi Hoàng Tám (Trần Nhương). – Bộ trưởng Thăng sẽ vượt “sóng” dư luận về phí giao thông như thế nào? (GDVN).  - Bộ Giao thông vận tải ra công văn sai luật (TT).
- Nguyễn Mạnh Hùng: Nguyên nhân thua lỗ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam   –  (Dân Luận).
- LƯƠN RẮN   –   (Sơn Thi Thư).  “Cậu cứ thật thà nhận tội nhưng đừng khai thêm ai cả. Tớ ở ngoài sẽ tác động, nào là cậu thành khẩn khai báo, nào là phạm tội lần đầu… là sẽ được khoan hồng…sau đó cứ mỗi lần đặc xá thì cũng chả mấy chốc đâu!
- Kỳ Duyên: Sốc…toàn tập! (VHNA).
- Ngô Kiên: Báo chí “đánh”!  (VHNA). “Dĩ nhiên là Đảng, Chính quyền và nhân dân luôn mong chờ báo chí ‘đánh’ đúng người, đúng tội, với động cơ, mục đích trong sáng, công minh, chính đại”.
- Việt Nam nâng lương tối thiểu lần thứ tư trong 4 năm nhưng người lao động vẫn không đủ sống (VOA). – Ô hô, tăng lương à?  (NLĐ). “Một cán bộ từng làm ở cơ quan thống kê nói vui: ‘Mức lương ấy (1.050.000 đồng) thì chỉ đủ để tồn tại, để sống ngáp ngáp thôi chớ làm sao mà đủ và còn tích lũy để tái tạo sức lao động mở rộng’?
<- Trên hai nghìn công nhân ngừng việc (LĐ). BTV: Khác với xứ “giẫy chết”, xứ mình không có “biểu tình” hay “đình công”, mà chỉ có “tụ tập đông người” với “ngừng việc tự phát”.
- Vụ cá điêu hồng nhiễm chất cấm: Kiểm soát chặt nguồn cá vào TP.HCM (PLTP).  - Bất an với an toàn vệ sinh thực phẩm (TBKTSG). – Hết heo nhiễm độc… cá lại ‘dính’ chất cấm (ĐV). – Chất tạo nạc, chất kích dục và những lời hứa (Đào Tuấn).
- Tổng kiểm tra việc xử lý sự cố thủy điện Sông Tranh 2 (NLĐ).  – Kiểm tra thông tin báo nêu tại Quảng Nam và Phú Yên  (Chinhphu.vn).
Đề xuất bỏ pháp y Công an cấp tỉnh: Công an lo Y tế làm lỡ việc phá án (PLVN).
Hà Nội: Yêu cầu Công ty Quản lý và Phát triển nhà kiểm điểm (DT).
Công an huyện Phú Quốc đã xử lý dứt điểm vụ cố ý gây thương tích (DT).
Hải Phòng: Công an gây tai nạn rồi mua lại tang vật? (DV).
Khởi tố nhà báo trục lợi (SGGP).
Làm giảng viên kiêm luật sư, được không? (PLTP).
- Đã vi phạm còn chửi CA và quan chức: Đang thất nghiệp (Bee).  – Đã xác định được nhân thân kẻ dọa “xử” lãnh đạo Bộ Công an (GDVN).  – Quái xế dọa ‘mai gặp Thủ tướng’ có dấu hiệu ‘không bình thường’ (ĐV).
- Hà Nội: Điều tra vụ mua bán trẻ sơ sinh trái phép (TTXVN). – Bắt đối tượng mua bán trẻ sơ sinh (TT).
- Hợp tác khoa học Việt Nam – Ấn Độ: Chuyển từ song phương, riêng lẻ sang trọng tâm, trọng điểm, mang tầm quốc gia (Tia Sáng).
- Mỹ, Pháp kêu gọi Trung Quốc thả vợ chồng nhà ly khai Nghê Ngọc Lan (RFI).  – Đại sứ Hoa Kỳ kêu gọi phóng thích nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc  (VOA). =>
- Tiết lộ thêm thông tin về vụ án của vợ cựu quan chức TQ Bạc Hy Lai  (GDVN). - Thêm nhiều tin đồn vụ Bạc Hy Lai (TN). – Doanh nhân Anh bị vợ Bạc Hy Lai giết vì dọa tiết lộ bí mật (TP). - Ông Bạc Hy Lai ra lệnh đầu độc Heywood ? (NLĐ). – Neil Heywood bị giết vì biết quá nhiều?! (ANTĐ).    - Vợ Bạc Hy Lai hạ độc doanh nhân Anh vì tiền (DV).  – Tình tiết mới trong vụ Bạc Hy Lai: Bà Cốc Khai Lai giết người bằng thuốc độc (VOV).  – Heywood – Cốc Khai Lai: Từ tâm giao thành tử thù (Reuters/ NLĐ).
- Vụ ám sát ông Neil Heywood, nạn nhân được cho là đã bị đầu độc sau khi dọa phanh phui chuyện của vợ Bạc Hy Lai: Neil Heywood Murder: Brit Allegedly Poisoned After Threat To Expose Bo Xilai’s Wife (Reuters/ Huffington).  – Cái chết của thương gia người Anh liên quan tới vụ chuyển tiền: Fund Transfer Cited in Inquiry on Death of Briton in China (NYT). – Ông Neil Heywood bị giết sau khi cãi với vợ ông Bạc Hy Lai về các vấn đề tài chính: Neil Heywood ‘killed after argument over Bo Xilai wife’s financial dealings’‎  (Metro). – Ba câu hỏi dành cho Bắc Kinh: Three Questions for Beijing (WSJ).
- Thủ tướng Trung Quốc: ‘Tham nhũng là đe dọa lớn nhất với đảng cầm quyền’ (VNN).
- Úc giảm nhẹ trừng phạt Miến Điện (RFI). – Úc, Na-Uy nới lỏng các biện pháp cấm vận Miến điện (VOA).  - Na Uy, Úc nới lỏng cấm vận Myanmar (TN). - Phương Tây dỡ bỏ cấm vận Myanmar (SGGP). – Kami: Thăm Myanmar tháng tư  (RFA’s blog).  – Cuộc cách mạng của những chiếc áo cà sa (Spiegel/ Phan Ba).
- Bắc Triều Tiên có kế hoạch chế tạo tên lửa tầm xa mạnh hơn (RFI). – Bắc Hàn diễu binh mừng cố lãnh tụ (BBC).  – Video: Triều Tiên duyệt binh mừng sinh nhật lãnh tụ Kim Nhật Thành 15/04/2012 (CCTV/ ong8ba8share). – BTT tạo cớ cho Mỹ lập lá chắn chống tên lửa ở châu Á ? (RFI).  - Triều Tiên xúc tiến phóng tên lửa mới (TN).  – Các nhà ngoại giao xem xét cách đáp ứng các hoạt động hạt nhân của Bắc Triều Tiên (VOA). – LHQ tuyên bố sẵn sàng lên án vụ phóng phi đạn của Bình Nhưỡng  (VOA).
- Kim Jong Un bắt đầu tiến hành các cuộc cải cách kinh tế ở CHDCND Triều Tiên (Vesti.ru/ Kichbu).  – TQ, giới phân tích tranh luận về bài diễn văn của Kim Jong Un (VOA).  – BẮC HÀN DƯỚI TRIỀU ĐẠI CỦA BA ÔNG HỌ KIM   –   (Tâm sự Y giáo).  – Làm sao trốn khỏi Bắc Hàn nhưng vẫn giữ toàn mạng: How to Escape from North Korea Alive (PolicyMic).
14h00′:
Quan hệ với TQ là ‘ưu tiên hàng đầu’ (BBC). Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ nhấn mạnh, Việt Nam “luôn ghi nhớ sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn và hiệu quả của Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân GPND Trung Quốc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước ngày nay”. - Việt-Trung cam kết cải thiện quan hệ quân sự  (VOA). - Hợp tác quốc phòng- một trong những trụ cột của quan hệ Việt-Trung (Tin tức).
TT Philippines: “Sẽ không liều chiến tranh với Trung Quốc” (AP, AFP/NLĐ).  - Philippines, Trung Quốc khẩu chiến vì Biển Đông (VNE). - Philippines: Biểu tình chống Trung Quốc (BBC). Ngó thèm quá, há? Việt Nam ta bao giờ được như vậy?  ==>
20h40′:
- Dân kéo lên tỉnh lúc nửa đêm: Khu du lịch chặn đường ra biển của ngư dân (TN).
KINH TẾ
- TS Phạm Đỗ Chí: Hai nền kinh tế song hành ở Việt Nam: “sinh lợi” và “đặc lợi” ai lấn sân…   –   (Người Lót Gạch).
Tái cấu trúc nền kinh tế bắt đầu từ doanh nghiệp nhà nước (TN).
- Việt Nam trong nền kinh tế chuyển đổi   –   (RFA).
Tắc đầu ra: DN phá sản theo dây chuyền (VEF). - “Chết” nhưng không chịu khai tử (TN). – Phía sau “bề nổi” của các siêu thị điện máy (VnEconomy).
- TS Nguyễn Minh Phong: Ít có khả năng tăng giá lắm! (Bee).
- Chiến dịch bất động sản bắt đầu! (TC Phía Trước).
Be bét cổ phiếu các DN của đại gia (VEF).
Siết chặt quản lý kinh doanh vàng – Những tín hiệu lạc quan (SGGP).
Hàng handmade: Nhỏ lẻ sống khỏe (VEF). =>
Vé xe khách tăng 40% dịp lễ (TN).
Giá sữa Việt Nam đi ngược giá thế giới (DV).
- Mở ra cơ hội để DN Việt tham gia thị trường EU (TTXVN).
- Lặp lại cảnh báo về nguy cơ  các giới hạn tăng trưởng (Tia Sáng). Dịch từ bài: Looking Back on the Limits of Growth (Smith Sonian).
- Vá lỗ hổng của hệ thống tài chính và vai trò nhà khoa học (Nature News/ Tia Sáng).
Lợi tức trái phiếu chính phủ Tây Ban Nha lại vượt mức 6% (DvT).
Mỹ vật lộn hút khách Trung Quốc mua hàng hiệu (NYT/VEF).
WB quyết định chọn Kim Jong Jim làm chủ tịch mới (TTXVN). - Ông Jim Yong Kim làm Chủ tịch WB (SGGP).
14h00′:
20h40′:
VĂN HÓA-THỂ THAO
<- 104. Đọc “Trí Quang Tự Truyện” của Thầy Thích Trí Quang (Việt sử ký). – Huỳnh Kim Quang: HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ QUANG  và Một Chặng Đường Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam (Thư viện Hoa Sen).
- CHÙA TRÀ PHƯƠNG NHỮNG NỖI BUỒN   –   (Kha Trà Phương).
Phát hiện kho mộc bản quý hiếm (DT).
- Chân dung Nguyễn Du (Kỳ 1) –  Chân dung Nguyễn Du (Kỳ 2) (VHNA).
- NHÀ VĂN THÁI BÁ LỢI: GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH, BẢN THÂN TÔI CÒN PHẢI PHẤN ĐẤU LÂU DÀI – (Tổ Quốc/ VC +).
- CHÙM THƠ TÌNH CỦA TRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN  –   Ngô Minh: “CHẤT QUAN” VÀ “CHẤT THƠ” TRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN  (Nguyễn Trọng Tạo).
- CHÙM THƠ THANH THẢO TẶNG NGUYỄN KHOA ĐIỀM (Nguyễn Trọng Tạo).
- Thơ Vũ Văn Lẫu (tiếp theo) (Bà Đầm Xòe).
- Thơ Việt phải đi đến tận cùng của ngôn ngữ Việt (Lê Thiếu Nhơn).
- NGƯỜI UỐNG HỒN HOA TRẮNG   –   (Văn Công Hùng).
- BÙI KIM ANH giật mình 10 năm ác mộng và ân tình (Lê Thiếu Nhơn).
- MẠC TUẤN ĐINH TRẦN TOÁN – “HẬU TÂM KHẢO”  (NXB VH/ Văn Chương +).
- Nguyễn Long Khánh: Nhà thơ Phạm Xuân Trường Tái hiện con tàu TITANIC (Trần Nhương).
- “LAO VÀO MỌI DÒNG XOÁY… BIỂN ĐỜI” – PHAN HOÀNG “CHẤT VẤN THÓI QUEN”   –   (Văn Chương +).
Thay mới biểu tượng mỹ thuật cổ (TN).
Văn hóa ngoại lai trong nghệ sĩ trẻ (SGGP).
Bình chọn cho giải Cống hiến 2011 tại TP.HCM (TT).
Đạo diễn Nguyễn Hữu Tuấn “chỉ dành” cho tháng Sáu (TTVH).
Sắp trình chiếu phim Cổ cồn trắng (VOV).
- Chuyện ẩm thực Việt: Cali và Sydney  (Nguyễn Văn Tuấn).
- Khóc, xỉu vì thần tượng là lành mạnh? (TT).  – Đối mặt với nguy cơ bị đồng hóa văn hóa! (HNM/ BoxitVN).
- Cá vàng giống… trùm phát xít Hitler (Tin tức). =>
- Chân dung mặt (Tia Sáng).
- “Hô biến” sách cũ thành cây lau nhà, đèn ngủ… (Oddee News/ DV).
- Đoàn Anh Đào: Nhân vật Ả đào : Từ cuộc sống đến thơ văn (Kỳ 4)Nhân vật Ả đào: Từ cuộc sống đến thơ văn (Kỳ 5) (VHNA).
- Chuyện về sư tổ dòng thiền Vô Ngôn Thông lừng danh (Bee).
- Video: Việt Nam cấm chiếu bộ phim Mỹ ‘The Hunger Games’ (VOA).
- Chàng Ngự lâm pháo thủ d’Artagnan tái xuất giang hồ tại Thượng viện Pháp (RFI).
14h00′:
“Sách phỉ báng Phật giáo được tôn vinh tại Văn Miếu” (NĐT). Chẳng hiểu “phỉ báng”, “xuyên tạc” ở chỗ nào. Không viết rõ ra thì lại trở thành “phỉ báng” và “xuyên tạc”. Đọc cái này nghe chừng cũng không rõ thêm mấy: - Về hiện tượng Duy Tuệ và “thiền minh triết”: “Cái kim bọc trong giẻ lâu ngày cũng lòi ra” (GNO).
Trống Lâm Yên (TTCT).
20h40′:
- Thảm họa dịch thuật: Bao giờ mới hết những chữ vô hồn? (VNN).
Lãng quên hay né tránh? (Petrotimes).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- TN: Bế tắc đào tạo tài năng trong khi Lãng phí nhân tài.
- Đoàn Lê Giang: Đổi mới căn bản giáo dục đại học là đổi mới mô hình đại học (Nhìn từ các ngành đại học khoa học xã hội nhân văn)  (VHNA).
- Kim Định: Triết lý giáo dục (Kỳ 1)   –   Triết lý giáo dục (Kỳ 2) (VHNA).
Tuyển thẳng đại học- nên không? (TVN). - Trường đại học top trên “hút” thí sinh (TP). - Lo! (PLTP).
Thi tốt nghiệp THPT: những điều cần biết (TT). - Thi tốt nghiệp THPT: Học sinh chỉ được đăng ký dự thi ở trường đang học (TN).
ĐHQG TP.HCM sẽ xây bệnh viện (TT).
Vụ “lình xình” tại Đại học TDTT Bắc Ninh: Hội đồng chức danh Giáo sư lên tiếng (DT).
Chương trình Học giả Fulbright Việt Nam 2013 (TN).
- Bị cấm mơ ước viển vông, trò dốt hãy học đại gia… (PhunuToday).
- Không “mặn” với quy định tuyển thẳng học sinh nghèo (Thanh tra).
- Quê nghèo tự hào truyền thống hiếu học  (TC Phía Trước).
- Vĩnh Khánh: Cần tuyên chiến với căn bệnh hình thức  (VHNA).
- XIN LỖI, PHẢI TUÝT CÒI BỘ DỤC-ĐÀO!   –   (Hồ Hải).
- Sinh viên sư phạm hoảng hốt khi phải nộp học phí  (GDVN).
- Bộ GD&ĐT sẽ cử cán bộ “cắm chốt” trong đợt thi tốt nghiệp THPT (GDVN).
- Bát nháo loại hình liên kết đào tạo  (GDVN).
- Nguyễn Thị Từ Huy:  Sách và các nhà quản lý giáo dục  (VHNA).
<= “Thầy giáo” Hoàng Văn Quảng. – Người thầy đặc biệt ở Lớp học Hy vọng đã không thể đến lớp (GDVN).
-  Giáo viên ngạc nhiên với đề thi lạ (VNN).
- Nafosted đóng góp gần 500 công bố quốc tế ISI trong lĩnh vực KHTN (Tia Sáng).
- Một giải pháp đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp Nhà nước (Tia Sáng).
- Chống chọi với “lang băm” trong khoa học (Bee).
14h00′:
20h40′:
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Nặng gánh viện phí, phụ phí (NLĐ). - Viện phí mới chờ UBND các tỉnh thành và Bộ Y tế phê duyệt (SGGP). - Bệnh viện làm dịch vụ giả cho bệnh nhân! (VNN).
- Mỗi ngày có từ 15 – 20 trường hợp mắc bệnh chân tay miệng (ANTĐ). – Việt nam có thể đối phó với dịch tay chân miệng?   –   (RFA). Bệnh quen lo chưa xong, giờ tới “bệnh lạ”: Thêm một người bị “bệnh lạ” tử vong (NLĐ). - Bệnh lạ bùng phát trở lại (TN).
- 1 người chết, 5 người bị chôn vùi vì đá lở tại mỏ than Thái Nguyên (VOA).  – Lở đất ở Thái Nguyên làm một người chết  –   ‘Bắt buộc phải di dời’ cơ sở kém an toàn (BBC). – Vẫn chưa tìm thấy 5 nạn nhân vụ sạt lở kinh hoàng (DT). – Phấn Mễ trong nỗi đau tuyệt vọng (Bee).  - Phấn Mễ trong cơn tuyệt vọng (VOV). - Vụ sạt lở bãi thải mỏ than Phấn Mễ: Nỗi sợ hãi kéo dài nhiều năm (TN). - Hơn 300 người tìm kiếm nạn nhân vụ sạt lở mỏ than (VTC). – Bãi thải mỏ than ở Thái Nguyên: Đã từng 2 lần sạt lở (NLĐ).  – Vụ chôn vùi kinh hoàng: Thấy vật dụng của dân trong đống đổ nát (DV).
- Hai xe máy bỗng cháy rụi… trong nhà (VTC/ DT).
- Hai anh em bị chém tới tấp trong quán cà phê (TT).
Nữ bác sỹ tự quay cảnh ái ân để tố giác sếp (TP).
- Tình tiết mới về ông lão ‘đói lả’ trên cầu Thanh Trì (ĐV). – Ông cụ đói lả trên cầu Thanh Trì đã qua đời (TTXVN/ Bee).
- Nason Nguyen : Cao nguyên mùa đói (Trần Đăng Tuấn).
- Bỏ đi biển, ở nhà chăm chút mộ như cung điện nguy nga (ANTĐ/ DV). =>
Người dân Đà Nẵng được đổi mũ bảo hiểm chất lượng (VTC).
Đà Nẵng: Siết việc giết mổ, mua bán động vật  (PLTP). Báo chí ta có cái lạ là từ ngữ nghe quen tai, nói quen mồm là cứ bắt chước nhau, xài mãi, không nghĩ nó hay dở gì để thay đổi. Tại sao đã “mổ” là đủ hiểu rồi, còn phải thêm “giết” chi nữa? Có khi còn “giết thịt”. Nghe ghê quá! Sao không kêu bằng “mổ thịt“? Hay là đất nước qua nửa thế kỷ chiến tranh, toàn những là “giết người” thôi, nên với con vật thì … nhằm nhò gì? Riết rồi quen, giết người không ghê tay.
- PCT xã cho chôn thịt heo thối tại nghĩa trang liệt sĩ (Bee).
Trao đổi về chuyện “thế nào là người già?” (PLTP).
Hà Nội tăng cường 350 xe khách dịp 30/4 (DT).
Một lần thất kinh ngồi trên taxi ‘dù’ (VTC).
Hạ lưu sông Hương đầy rác (TT).
Vỡ đê, hàng chục héc ta mía thiệt hại (TN).
- Việt Nam sắp thành lập Quỹ Khí Hậu Xanh (VOA).
- Trung Quốc: Kinh hoàng dược phẩm làm từ rác thải! (Sina/ CNTech News/ NLĐ).
14h00′:
Các bác sĩ ở Pakistan chiến đấu để cứu đứa bé 6 chânDoctors in Pakistan fight to save six-legged baby boy (Daily News).
20h40′:
QUỐC TẾ
- Syria: Các quan sát viên Liên Hiệp Quốc bắt đầu làm việc (RFI). – Bạo động ở Syria tiếp diễn vào lúc quan sát viên LHQ bắt đầu công tác (VOA).
- Cuộc tấn công của Taliban tại thủ đô Kaboul bị đẩy lui (RFI). – Ngừng giao tranh với Taliban ở Kabul (BBC).  – Lực lượng Afghanistan đẩy lui cuộc tấn công kéo dài 18 tiếng ở Kabul (VOA).  - Afghanistan: Giao tranh kết thúc, thủ đô vẫn hỗn loạn (DV). – Tổng Thống Karzai: Tình báo thất bại trong vụ tấn công của Taliban  (VOA).
- Thượng đỉnh Châu Mỹ kết thúc với bế tắc trên hồ sơ Cuba (RFI).  – Hội nghị Thượng đỉnh Châu Mỹ kết thúc trong chia rẽ về vấn đề Cuba  (VOA).
- Trung Quốc mời Nhật, Hàn Quốc cùng lập đài thiên văn ở vùng tranh chấp với Ấn Độ (RFI).
<- Sát thủ người Na Uy ra tòa (SGGP).  - Sát thủ Na Uy Breivik bất ngờ rơi lệ tại phiên tòa (TTXVN).  – Sát thủ Na Uy bật khóc tại tòa (TT).
- Nhật Bản: Trực thăng đụng tàu khu trục (TN).
Máy bay hạ cánh khẩn cấp tai London vì bốc cháy (TN).
- Phụ nữ Afghanistan: Tôi phải bỏ trốn   –   (RFA). “Chính phủ nên hoặc là giúp tôi ly dị chồng hoặc là treo cổ tôi. Tôi không muốn sống với chồng thứ nhất hay thứ hai của tôi. Tôi chỉ muốn ly dị để sống với các con tôi. Tại sao hộ không cho tôi những quyền cơ bản của phụ nữ khi mà người phụ nữ đã phải chịu đựng quá nhiều”.
- Vụ bê bối liên quan tới cơ quan Mật vụ Mỹ tại Colombia  (VOA).
Tổng thống Nam Phi cưới bà sáu (TN).
Con trai của Hitler (TN).
14h00′:
20h40′:
* VTV1: + Chào buổi sáng – 16/04/2012; + Tài chính kinh doanh sáng – 16/04/2012; + Tài chính kinh doanh trưa – 16/04/2012; + Thời sự 19h – 16/04/2012.


THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

CUBA: NHỮNG VẤN Đ HIỆN TẠI VÀ TRIỂN VỌNG

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Chủ nhật, ngày 15/4/2012
TTXVN (La Habana 10/4)
Bài viết của Tiến sỹ luật học Fernando Martínez Heredia thuộc trường Đại học tng hợp La Habana, chuyên gia nghiên cứu về khoa học xã hội và các vn đề chính trị, đăng trên trang mạng Rebelion, trong đó đề cập những vn đề cốt yếu mà Cuba đã phải trải qua trong suốt những năm qua, cũng như những trin vọng phát trin của quốc đảo vùng Caribê này sau một thời gian trin khai lộ trình cập nhật mô hình kinh tế:
Đối với Cuba và phần lớn các nước, nội dung chủ yếu của vấn đề mà tôi đề cập hôm nay là sự tồn tại của chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa thực dân mới, cũng như các nhóm bóc lột và thống trị ở nhiều quốc gia vốn là những kẻ đồng lõa và đồng minh của chúng, và cũng là vấn đề các cuộc kháng cự và sự quật khởi của những người bị áp bức chống lại chế độ thống trị mà chủ nghĩa tư bản đã thiết lập nên ở châu Mỹ từ 5 thế kỷ trước. Quá trình lịch sử ấy là nguyên nhân của tình trạng chậm phát triển, của việc quản lý kém cỏi nói chung ở các nước đó và của các cuộc xâm lược mà bọn đế quốc cho là “cần thiết” để chống lại những ai chống cự hoặc nổi dậy. Việc bao vây và xâm lược có hệ thống mà Mỹ tiến hành chống Cuba là những ví dụ rõ nét.Vì vậy tôi không thể không nêu rõ ngay rằng tình hình Cuba có mối liên quan chặt chẽ với sự tồn tại của chu nghĩa tư bản đế quốc và những hành động của chúng.

Nguồn gốc của tình hình Cuba phải xét từ giải pháp cách mạng mà phong trào khởi nghĩa thắng lợi năm 1959 thấy cần thiết phải tiêu diệt chế độ bóc lột, thống trị và áp bức tồn tại ở trong nước, cũng như ách thống trị ngoại bang. Từ 1959 trở đi, cách mạng đã đào tạo ra những con người làm nên những thay đổi lớn lao đã diễn ra, cách mạng đã thực hiện những thay đối đó, đảm bảo cho sự tồn tại và lớn mạnh của chính quyền cách mạng và đã khiến con người và các mối quan hệ xã hội có những biến đổi sâu sắc.
Nhân dân đã và vẫn luôn luôn giữ vai trò chủ thể của các sự kiện, là biểu hiện xã hội của những con người luôn phát triển và là khái niệm trung tâm. Chính quyền cách mạng là sự sáng tạo to lớn nhất của nhân dân, bản chất và hành động của nhân dân là hướng đi và là sự bảo đảm cho những thành quả cơ bản và sự tồn tại của cách mạng. Điều luôn hết sức cần thiết là chính quyền phải rất mạnh, nhưng chúng ta không bao giờ được quên rằng chính quyền này có hai phương diện chủ yếu: 1) Đó là thành quả của các công cụ và các cuộc vận động lớn của cách mạng như: Quân đội khởi nghĩa, cuộc cách mạng ruộng đất, phong trào xóa nạn mù chữ, việc kiểm soát toàn bộ nền kinh tế quốc dân và vũ khí nói chung của nhân dân, và 2) Đó là việc tuân theo một chương trình giải phóng luôn chỉ đạo tất cả chúng ta và giúp chúng ta dần dần hiểu rõ mọi vấn đề. Vì vậy, đó là một chính quyền cách mạng nhân dân. Nền kinh tế, cũng như các lĩnh vực khác của xã hội Cuba, luôn tuân thủ mục đích phục vụ cho phúc lợi của đa số nhân dân, tuân theo các kế hoạch xã hội chu nghĩa có thể thực hiện được trong mối quan hệ kinh tế xã hội, và căn cứ vào một chiến lược quốc gia của đất nước có chủ quyền. Đó là những cơ sở bất khả xâm phạm của Cuba hiện nay. Dứt khoát phải xuất phát từ các cơ sở ấy để hiểu tình hình Cuba, đó là những khái niệm cơ bản và là kim chi nam cua chúng ta trong việc phân tích tình hình Cuba và triển vọng của nó.
Cuộc khủng hoảng lớn vào những năm 1990 là một biến thể kiểu Cuba của hai quá trình: Đó là giai đoạn cuối không có kết quả của những nỗ lực và ý tưởng phát triển của Thế giới thứ ba bao trùm nửa sau của thế kỷ 20; đó cũng là quá trình các đại tư bản bắt đầu tái thực dân hóa có chọn lọc trên phạm vi toàn thế giới. Và vì những người Cuba chúng ta là chủ thể của đất nước nên chúng ta tiếp tục nắm trong tay việc chỉ đạo các mối quan hệ quốc tế của mình, nhưng vì chúng ta là nước “chậm phát triển”, nên chúng ta phai đương đầu với rất nhiều sự bất trắc nằm ngoài tầm kiểm soát của bản thân. Một trong những hậu quả đó là chúng ta bị mất đi các mối quan hệ kinh tế với Liên Xô và một số đồng minh khác đã từng là chỗ dựa của đại bộ phận quá trình tái sản xuất vật chất và hệ thống kinh tế của chúng ta. Đó là mọt đòn trí mạng đánh vào một đất nước như Cuba, nhưng điều gây ấn tượng mạnh mẽ nhất là mặc dù cùng một lúc diễn ra hai quá trình bất lợi, trong đó bao gồm cả quá trình thế giới trở thành đơn cực, mặc dù vậy, xã hội mới và chính quyền ở Cuba vẫn không sụp đổ.
Một phương diện quan trọng của sự thống trị tư tưởng tuyệt đối của chủ nghĩa đế quốc đối với đại bộ phận thông tin và sự hình thành dư luận diễn ra hàng ngày đó là việc quyết định những chủ đề nào tồn tại và sẽ được tuyên truyền, đâu là các tư liệu, cần phải hiểu như thế nào và số đông sẽ có dư luận ra sao đã được một nhóm công chúng chuyên sử dụng các tin tức và dư luận ấy nắm trong tay. Cũng như vậy, người ta đã thao túng tất cả những thông tin và dư luận không có lợi đối với họ bằng những chiến dịch dối trá và xuyên tạc, và họ sẵn sàng làm cho biến mất bất cứ đề tài nào nếu có thể làm được như vậy. Vì vậy suốt trong nhiều thập kỷ đã luôn thống trị sự dối trá có hệ thống về việc Cuba không có khả năng tự giải quyết các vấn đề của mình, đó là món ăn riêng trong điều kiện thực dân hóa mà bọn họ cần phải áp đặt lên khối óc và con tim của dân chúng. Nhưng trước hiện thực là sự kháng cự thắng lợi của Cuba trong những năm 1990, hệ thống dối trá đó đã bị âm thầm dỡ bỏ, mặc dù bọn đế quốc chẳng bao giờ bị buộc phải thừa nhận là chúng đã từng ra sức kiên trì lừa dối lâu như vậy. Biện pháp cuối cùng nhắc đến ở trên, tức là việc kiểm soát về tư tưởng bằng cách bịt miệng báo chí, chính là cách mà họ sử dụng để chống lại 5 người anh hùng Cuba bị bò tù ở Mỹ từ gần 14 năm qua. Và vì vậy tình đoàn kết quốc tế của những người đòi trả tự do cho họ thật là quan trọng, nó đồng thời cũng huy động và giác ngộ mọi người bằng việc đấu tranh cho một sự nghiệp chính nghĩa, tố cáo bộ máy tội ác muốn đem kết hợp sự tàn ác xấu xa của chúng với việc tự vứt bỏ chủ nghĩa vị tha, năng lực tư duy và những phẩm chất của con người ở phần lớn cư dân trên thế giới này.
Chúng ta, những người có ý thức chống lại hệ thống dối trá đồ sộ ấy phải có nghĩa vụ giúp mở rộng và làm sâu sắc thêm nhận thức đó, làm cho biết bao con người khiêm tốn còn đang bị lừa gạt và thao túng bởi quyền lực dối trá kia cũng có chung nhận thức như vậy.
Ba thách thức trong thời gian 20 năm qua ở Cuba là: giành lấy sự sống còn; tìm lấy con đường kinh tế khả thi; và cuối cùng đâu là bản chất của chê độ được sản sinh ra từ cuộc khủng hoảng những năm 1990. Trong giờ phút gay go nhất của cuộc khủng hoảng, trí tuệ nhân dân là nhân tố quyết định: chúng ta phải bảo vệ một cách không khoan nhượng chủ quyền và công lý xã hội, và chính quyền cách mạng là người bảo vệ thực sự của cả hai. Chúng ta đã rút ra được nhiều điều tứ hoàn cảnh hết sức khó khăn và đầy hiểm nguy mà Cuba đã trải qua 20 năm trước. Lúc đó đã hiện rõ cái gì không phải là chủ nghĩa xã hội, đã hiện rõ sự cần thiết tin tưởng trước hết vào những nguyên tắc của chúng ta, vào niềm tin và sức mạnh của chính mình, đã hiện rõ những gì là đúng đắn trong việc duy trì và phát triển chủ nghĩa xã hội kiểu Cuba.
Trong 2 thập kỷ qua đã diễn ra nhiều thay đổi to lớn và quan trọng. Cuộc khủng hoảng và một số biện pháp được áp dụng để đối phó với khủng hoảng đã bao hàm sự thụt lùi trong xã hội mới và những dự án của nó. Nhưng chiến lược chung, phần lớn các biện pháp và ý chí cách mạng là tích cực và mang tính quyết định. Khối đoàn kết chính trị của nhân dân và giữa nhân dân với chính quyền là nhân tố chính trị cơ bản. Quyền lực chính trị của cách mạng không hề lay chuyển, và vẫn nắm vững nền kinh tế quốc dân cũng như các quan hệ quốc tế. Chính quyền cách mạng vẫn lãnh đạo và kiểm soát chiến lược và những hoạt động chủ yếu. Việc sử dụng các nguồn của cải vật chất vẫn tuân theo những chính sách của cách mạng. Những dịch vụ xã hội cơ bản của chủ nghĩa xã hội Cuba vẫn được duy trì, mặc dù gặp phải nhiều khó khăn. Việc tái phân phối có hệ thống nguồn của cải vật chất có lợi cho đa số vẫn là đường hướng cơ bản. Chúng ta cũng phấn đấu duy trì các cơ hội cho mọi người, coi đó như là phương hướng chủ đạo, thông qua các sáng kiến khác nhau và các công cụ do nhà nước đề xuất và kiểm soát.
Bây giờ tôi xin chuyển sang nói về những vấn đề quan trọng của tình hình hiện nay và các biện pháp đang thực hiện, mặc dù tôi không định và cũng không thể trình bày tất cả mọi vấn đề một cách chi tiết. Tầm cỡ vấn đề kinh tê trong xã hội nằm ở trung tâm của mọi hoạt động, mọi khát vọng, mọi quy tắc và biện pháp, cũng như các cuộc bàn thảo ở Cuba hiện nay. Một cuộc tô chức lại sâu rộng của hình thái kinh tế đã được bắt đầu, điều này có tác động tới tất cả dưới một hình thức nào đó và đồng thời cũng nhận được sự quan tâm hàng đầu của Ban lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, của các tổ chức xã hội và giới truyền thông. Từ các hội nghị cao nhất của Đảng và Quốc hội của Chính quyền nhân dân đến các cơ sở và các thể chế địa phương – một nền dân chủ có hệ thống được thực hiện rộng rãi trên toàn quốc, mọi chỉ thị, mọi ý kiến và mọi vấn đề được đưa ra thảo luận. Toàn thể dân chúng, dưới hình thức này hay hình thức khác, đều cùng tham gia sinh hoạt trong bối cảnh đó.
Trong giai đoạn gần đây, 150.000 nông dân đã nhận được gần 1,4 triệu hecta đất canh tác. Các cấp quản lý nhà nước về phân phối sản phẩm nông nghiệp đã được bãi bỏ và tạo điều kiện cho người sản xuất được đem bán trực tiếp. Việc sản xuất và kinh doanh lương thực thực phẩm được khuyến khích ở cấp độ địa phương, và nhà nước cũng tạo điều kiện cho nông dân làm ăn riêng lẻ được mua sắm thiết bị và dụng cụ sản xuất, số lượng người lao động tự doanh đã tăng lên 350.000, gấp đôi con số cách đây một năm rưỡi, khi bắt đầu cho phép mở ra loại hình này. Các hình thức làm ăn ngoài quốc doanh được mờ rộng với các hợp tác xã và việc thuê mướn địa điểm được mở ra đối với nhiều ngành nghề và dịch vụ ở thành phố. Lực lượng lao động ngoài quốc doanh, vốn là một số lượng nhỏ nhoi trong hơn 30 năm qua, nay đã tăng lên và có thể sẽ chiếm 40% tổng sô lao động vào năm 2015. Nhiều điều cấm và các khoản lệ phí đã được giảm bớt, chỉ còn thuế là nguồn thu ngân sách của nhà nước trong các trường hợp này. Trong chừng mực nào đó, nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ được vay tín dụng, và trợ cấp cho những người thu nhập thấp trong việc sửa chữa nhà cửa. Việc mua bán nhà và Ô tô đang sử dụng giữa các cá nhân cũng được cho phép.
Đang có bước tiến trong việc thay đổi hệ thống doanh nghiệp. Các phương thức được gọi là “khép kín” về tài chính cho phép việc tiếp cận phi tập trung hóa và thông thoáng hơn với nguồn tiền cần cho đầu tư và sản xuất. Các phương thức này được áp dụng trong một số lĩnh vực như công nghiệp y- dược, sản xuất dầu, công nông nghiệp mía đường, hàng không, du lịch và sản xuất xì gà. Ý tưởng chung là giao cho các doanh nghiệp thêm quyền và sự kiểm soát đối với các hoạt động của đơn vị, cũng như đối với một phần lợi nhuận của họ, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp ưu tiên cho việc đầu tư mà có thể thu hồi vốn và có lãi trong thời gian ngắn. Mặc dù có nhiều khó khăn và chậm trễ, việc phi tập trung hóa đang tiến triển giúp cho các cấp địa phương mạnh lên và hy vọng có sự phát triển năng động và tăng thêm sức mạnh. Đã thu được những kinh nghiệm trong quá trình tách bạch rõ ràng các chức năng, và chúng ta mong muốn cấp tỉnh và quận, huyện tăng cường kiểm soát đối với các doanh nghiệp thuộc địa bàn của mình.
Các hiệu quả kinh tế rất đa dạng. Có những bộ phận trong nông nghiệp đạt được sự tăng trưởng trong sản xuất, nhưng cũng có những bộ phận khác không hoàn thành kế hoạch. Xuất khẩu kền, nhiên liệu, đường và xìgà tăng với giá cả có lợi. Du lịch cũng tăng. Xuất khẩu các dịch vụ có giá trị gia tăng cao là một nguồn thu ổn định của đất nước. Nguồn kiều hối của các gia đình đang sinh sống ở nước ngoài cũng là một nguồn thu ngoại tệ quan trọng. Khuynh hướng tích cực trong cán cân tài chính được duy trì, việc này có liên quan tới kết quả tiết kiệm của một số bộ phận, sự đóng góp lớn của nhiều ngành, cũng như việc tăng nguồn thu từ thuế của thành phần doanh nghiệp tư nhân và lưu thông tiền tệ. Tuy vậy khoản bao cấp để bù lỗ cho bộ phận doanh ghiệp vẫn tiếp tục là một gánh nặng.
Nếu đi xa hơn ngoài việc đưa ra một bản danh sách những thay đổi về kinh tế đang diễn ra, chúng ta có thể tổng kết lại một số đặc điểm như sau:
1)- Lập trường kiên định của Ban lãnh đạo cao nhất của đất nước trong việc duy trì đường hướng xã hội chủ nghĩa trước bất cứ sự lựa chọn nào, mọi việc đều được thông báo cho tất cả mọi người và mọi việc được thực hiện đều có sự lãnh đạo. 2) Năng lực và quyền lực của Ban lãnh đạo cao nhất về các quyết định chính trị và kinh tế cũng như đối với nguồn của cải vật chất và việc phân phối nguồn của cải này. 3) Lý tưởng và ý thức hệ xã hội chủ nghĩa cũng như ý thức bảo vệ chủ quyền dân tộc của đại bộ phận quần chúng nhân dân.
Có một số người bày tỏ rõ thái độ, một số người tuy không nói ra nhưng vần nhất trí với lối sống xã hội chủ nghĩa và đứng về phía tổ quốc. 4) Chính sách xã hội cách mạng vẫn đang được áp dụng và vẫn nhận được nguồn của cải cần thiết, cũng như các nguyên tắc chỉ đạo chính sách này. 5) Việc tập trung vào tay chính quyền cách mạng quyền kiểm soát các nguồn của cái vật chất, quyền sở hữu và làm chủ đối với các doanh nghiệp lớn và trung bình, cũng như đối với việc đầu tư, nền kinh tế vĩ mô và các kế hoạch của nó.
Trong tình hình hiện nay, chiến lược cũng như sách lược của quốc gia phụ thuộc vào khả năng hạn hẹp của sức mạnh đất nước và nhiều nhân tố bên ngoài khác.
Nổi bật lên là các chiến lược về: a) Duy trì và phát triển các tụ điểm sản xuất và dịch vụ có khả năng hoạt động tốt, có các quy chế và sự kiểm soát chặt chẽ, thu được kết quả tốt và hấp dẫn được đầu tư để có thể xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu trong nước, b) Nhập khẩu lương thực thực phẩm và những nhu yếu phẩm khác của nhân dân. c) Giảm bớt nhập khẩu, dù là nhập khẩu thương mại hay nhập khẩu cho sản xuất trong nước), d) Tăng cường sản xuất trong nước bằng cách tìm kiếm sự cân đối chủ yếu trong việc cải cách chính sách đối với nông nghiệp, e) Dần dần phân phối lại lực lượng lao động nhằm tránh tình trạng thất nghiệp ồ ạt và cũng tránh các sai lầm do nóng vội. f) Tăng các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và rất nhỏ cung cấp dịch vụ và sản phẩm cho tiêu dùng nội địa và một phần cho du lịch, g) Thúc đấy các biện pháp nhằm tạo thêm không gian cho các hoạt động kinh tế tư nhân, h) Đầu tư và thúc đẩy mạnh mẽ các công trình hạ tầng có tầm quan trọng đối với sự phát triển của đất nước.
Nhà nước và các cơ quan của nhà nước kiểm soát toàn bộ các quan hệ kinh tế quốc tế. Ban lãnh đạo đất nước chỉ đạo các quan hệ với các đối tác ưu tiên như Vênêxuêla, Trung Quốc, Braxin và các nước khác. Cuba có quan hệ kinh tế với toàn bộ khu vực Mỹ Latinh. Một số doanh nghiệp và công ty liên doanh có quy mô lớn, ví dụ nhà máy lọc dầu Cienfuegos và khu vực cảng và khu công nghiệp Mariel; việc khai thác dầu ở ngoài khơi bờ biển phía bắc đã bắt đầu được thực hiện. Các quan hệ kinh tế này có liên quan tới toàn bộ chính sách đối ngoại của Cuba, nó có hoạt động và uy tín lớn hơn nhiều so với tầm vóc của đất nước, và đó là sự kết họp tuyệt vời giữa việc bám sát các nguyên tắc với sự linh hoạt, giữa năng lực đàm phán và sự có mặt ở rất nhiều nơi.
Như đồng chí Raul Castro đã nhiều lần nói rằng những sự sửa đổi pháp lý cần thiết đã và sẽ được tiến hành, nhưng có một giới hạn, đó là: chế độ xã hội chủ nghĩa là bất khả xâm phạm. Các cơ chế điều hòa như thuế và chi trả bảo hiểm xã hội cùng một số cơ chế khác có tác dụng ngăn chặn bớt sự bất bình đẳng tất nhiên sinh ra bởi mức thu nhập cao của một vài nhóm trong xã hội. Điều căn bản là không có ai bị bỏ rơi, tất cả mọi người đều ở trong hệ thống công bằng xã hội mà chúng ta có thể bảo đảm và các khoản thu nhập, dù cho số lượng là bao nhiêu cũng không quan trọng, miễn sao đó là thành quả của lao động chính đáng. Chủ tịch Raul đã tố cáo tình trạng tham nhũng hành chính như là kẻ thù chủ yếu của Cách mạng, và ông đã thúc đẩy một chiến dịch kiên quyết chống lại tệ nạn này với việc sử dụng mọi công cụ pháp lý bất kể chức vụ của người vi phạm ở cấp nào. Cũng như Fidel đã làm trong suốt tiến trình cách mạng của chúng ta, Raul cũng tố cáo những kẻ định lập ra các nhóm trong nội bộ của chính bộ máy nhà nước với ý đồ tích tụ của cải và ngồi ở các vị trí của chúng để chờ dịp quay trở lại chủ nghĩa tư ban.
Việc làm có ý thức về Nhà nước và thị trường là vấn đề cơ bản đối với thời kỳ quá độ xã hội chủ nghĩa, cần phải tuyên truyền, phối hợp những nỗ lực và sáng kiến, biến nó thành nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong nhiều năm. Đó là một trong những phương diện cơ bản của Cách mạng. Việc làm rõ và thảo luận xung quanh những điều thuộc về nguyện vọng, những điều được phép làm hay không thể tránh khỏi trong từng thời điểm riêng rẽ của quá trình cách mạng vẫn còn chưa đầy đủ, và do đó những gì cần phải ngăn chặn, phải phê phán hay tố cáo cũng chưa được đề cập đúng mức. Đường lối thông qua tại Đại hội 6 Đảng Cộng sản Cuba nêu rõ rằng phương thức phân phối xã hội chủ nghĩa phải là chủ đạo, doanh nghiệp vẫn là đơn vị cơ bản và kế hoạch hóa vẫn là đường hướng chính. Nhưng trong thực tiễn, chủ nghĩa thực dụng vẫn có sức nặng chủ nghĩa xã hội chỉ được hiểu như là sự phân phối công bằng của cải xã hội là không đầy đủ, nhưng nó đã có những đóng góp tuyệt vời vì lợi ích của số đông, trước tiên là từ các biện pháp lớn và các bộ luật, sau đó là thông qua quá trình hệ thống hóa vào thập kỷ thứ hai và thứ ba của cách mạng. Các cá nhân, các gia đình và các cộng đồng đã cải thiện căn bản đời sống và các mối quan hệ của họ, đạt được sự thay đổi tích cực trên nhiều phương diện.
Dù rằng chưa có thể bảo đảm một sự phát triển kinh tế hoàn toàn tự chủ nhưng đã có được một sự phát triển kinh tế rất rõ ràng, vâ nhất là dã có sự thay đổi triệt để của nền kinh tế và các mục tiêu của nó. Điều đó không xảy ra bởi việc áp dụng nguyên tắc phân phối theo lao động. Điều đó xảy ra là bởi đại đa số người lao động đã làm việc và nỗ lực như là những công dân Cuba, bất kể nam hay nữ. Các kết quả, những của cải và các cơ hội đã giành được và đã được phân phối như thế, và đó là bước tiến rất lớn lao của con người và của xã hội trước tình hình khủng khiếp mà chủ nghĩa tư bản đã áp đặt lên đa số người dân nơi mà chúng thống trị. Chúng ta không thể ngồi chờ đạt được hiệu quả kinh tế bằng cái được coi là quy luật mù quáng mà bản thân nền kinh tế mang đến, cùng không phải bằng trào lưu “lẽ phải” hoặc phẩm chất của sáng kiến tư nhân đưa vào phục vụ chủ nghĩa xã hội, rchẳng hạn như cái đế chế không có sự kiểm soát của cái được gọi là quan hệ cung cầu. cần thiết phải quét sạch tình trạng không hiệu quả, chủ nghĩa quan liêu và sự trì trệ, đồng thời phát triển sự hào hứng và năng lực vận dụng tốt những cố gắng từ loại hình xã hội mà chúng ta đã xây dựng. Tại phiên họp Quốc hội tháng 8/2011, đồng chí Raul đã nói rõ: “Tôi xin cảnh báo rằng mọi sự kháng cự lại từ phía chủ nghĩa quan liêu đối với việc nghiêm chỉnh thực hiện các nghị quyết của Đại hội.. .sẽ là vô ích”.
Vào thời điểm hiện tại, tình hình Cuba đang diễn biến phức tạp, trong đó nhiều nhân tố khác biệt nhau cùng song song tồn tại. Cùng với một loạt sự thay đổi khác, đã xuất hiện tình trạng có được thu nhập và việc đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cũng như những mong muốn cá nhân đã trở nên trực tiếp hơn các thập kỷ trước đây, trong đó các tổ chức xã hội thường đóng vai trò trung gian chủ yếu. Đồng thời vai trò của các nhân tố quốc tế trong đời sống kinh tế cá nhân và gia đình của nhiều người cũng tăng lên thông qua các khoản tiền kiều hối, tiền công vụ, du lịch hoặc thu nhập do làm ở các “công ty” hay bán dịch vụ.
Khiếm khuyết lớn của chủ nghĩa xã hội từng tồn tại trên phạm vi thế giới là chưa tích tụ được đủ sức mạnh văn hóa có lợi cho mình, có đủ khả năng và sức hấp đẫn trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, và nhất là trong cuộc chiến đấu vì những cải cách tự do của con người, của các mối quan hệ giữa con người với nhau cũng như giữa con người và xã hội, hay những quan hệ mới với thiên nhiên. Trong khi đó, chủ nghĩa tư bản đã đi tới ngõ cụt với bản chất của chính nó trong thời điểm hiện tại, đó chính là việc nó tách biệt khỏi số đông, ăn bám về kinh tế, mang trong mình tính chất thực dân, phản dân chủ, quân phiệt xâm lược và hủy diệt hành tinh. Nhưng chủ nghĩa tư bản vẫn đang thu về món lợi to lớn từ mô hình văn hóa trên phạm vi thế giới mà nó tạo dựng nên, cũng như từ nguồn lực và tri thức khổng lồ mà nó nắm trong tay. Với tất cả những thứ đó nó áp dụng với tất cả các dân tộc, trong đó có dân tộc Cuba, một cuộc chiến tranh văn hóa ghê gớm, qua đó nó muốn biến thành kẻ nám qayền kiểm soát tất cả mọi chân trời của đời sống hàng ngày, mọi thành tựu cá nhân cũng như mọi mối liên hệ trong cộng đồng xã hội.
Cũng như từng xảy ra ở tất cả các nước có chính quyền cách mạng và đang trải qua thời kỳ quá độ xã hội chủ nghĩa, ở Cuba cũng tồn tại một sự đối chọi thường xuyên giữa một bên là các quan hệ và các giá trị xã hội chủ nghĩa và bên kia là các quan hệ và các giá trị tư ban chủ nghĩa. Nhưng ngoài chính quyền cách mạng và quyết tâm của nhân dân bao vệ kiểu xã hội của chúng ta, ơ Cuba còn tồn tại sự chung sống hòa binh rất đặc biệt, từ các cá nhân đến các gia đình, các cộng đồng và ca dân tộc. Đó là một trong những thành tựu lớn nhất của Cách mạng, mặc dù hầu như người ta không nói đến, và điều đó nằm ở nền móng của một sự việc rất hệ trọng: ở Cuba không có các vụ án chính trị. Nhưng đúng là có tồn tại một cuộc đấu tranh văn hóa lớn giữa các mối quan hệ và các giá trị của hai lối sống và hai cách cảm nhận, và cuộc đấu tranh ấy chỉ ra những điểm tiến thoái lưỡng nan và những sự căng thẳng đánh dấu đời sống của người Cuba trong thời điểm hiện tại và trong tương lai gần. trong khoảng thời  gian hai thập kỷ gần đây, chủ nghĩa tư bản đã được tăng cường thêm sức mạnh, nhưng chủ nghĩa xã hội hiểu rõ và nhận biết rằng nó ưu việt hơn với tính chất là hình thái đời sống con người, và về cơ bản nó vẫn duy trì được ưu thế đó.
về phần mình, trong hơn nửa thế kỷ qua. chủ nghĩa đế quốc Mỹ chưa từng bao giờ lùi bước trong mưu toan tiêu diệt cách mạng Cuba và quay lại thống trị tổ quốc chúng ta. Đã từng và vẫn thường có những sắc thái và sự khác nhau về sách lược, đó là điều tự nhiên, nhưng tính chất chung được quyết định bởi bản chất tội ác của chúng: đó là phá hủy xã hội do chúng ta xây dựng nên, tái lập chu nghĩa tư bản, áp đặt chủ nghĩa thực dân mới đối với chúng ta, và xóa bỏ tấm gương mà chúng rất lo sợ sẽ gây rối loạn đối với trật tự của Mỹ. Cần thiết phải duy trì sự hiểu biết những phương thức mà hiện nay chủ nghĩa đế quốc tiến hành chống Cuba, với những nét mới rất tinh vi cùng sự ngạo mạn vốn có thái độ vô đạo đức thâm căn cố đế và dã tâm phản cách mạng. Tôi xin dẫn lời của một trí thức Cuba đã từng chung sống nhiều năm với bọn đế quốc để có thể phục vụ tốt cho cách mạng, và ông đã trở thành một người anh hùng: người đó là Raul Antonio Capote mà CIA gọi là điệp viên Pablo, còn những người anh em Cuba thì gọi ông là Daniel. Trong tập sách “Kẻ thù” mới xuất bản ở Cuba, ông viết:  “Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ đã soạn thảo một kế hoạch chi tiết về bạo loạn chính trị tư tưởng nhằm mục đích biến thanh niên Cuba thành kẻ thù của cách mạng. Để đạt được mục đích đó, họ đã đầu tư một số lượng rất lớn nguồn nhân lực và của cải vật chất”.
Nhiệm vụ của Cuba rất khó khăn, chúng ta ý thức rõ điều đó và Chính phủ Cách mạng đã có những bước đi để đối phó với tình hình, đồng thời vẫn bảo vệ giá trị tối cao là tính chất xã hội chủ nghĩa của quá trình cách mạng. Đồng chí Raul đã nhắc đi nhắc lại sự cần thiết của việc quần chúng nhân dân tự do phát biểu và đưa ra ý kiến phản biện nhằm tìm ra cọn đường tốt nhất và đạt được sự đồng thuận để làm cho sự tham gia của quần chúng cách mạng vào các quyết định trở thành nhân tố bảo đảm cho việc tăng cường nỗ lực và giành thêm thành tựu, nâng cao tính sáng tạo, sẵn sàng hy sinh, và như vậy khối đoàn kết đó sẽ đảm bảo việc tổ chức và huy động sức mạnh cần thiết đế vượt qua mọi trở ngại và giành thắng lợi. Chúng ta không quên rằng còn có rất nhiều khiếm khuyết đang cản trở con đường đi tới việc thỏa mãn được mọi nhu cầu. Bản thân tính chất của vấn đề đang đòi hỏi phải thảo luận sâu sắc những khía cạnh cốt lõi của khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa, không phải chỉ bàn quanh những sự việc xảy ra thoáng qua mà là những vấn đề nội tại và nhằm phục vụ cho cách mạng xã hội chủ nghĩa và sau đó là những mục tiêu quan trọng nhất.
Trước những thiếu thốn ghê gớm về nguồn lực vật chất thì rõ ràng là nhân tố chủ quan có tính chất quyết định trong thời kỳ quá độ xã hội chủ nghĩa ở Cuba. Sẽ là có tội nếu không sử dụng tiềm năng to lớn mà đất nước đã tích lũy được trong lĩnh vực tri thức, kỹ thuật, trình độ chính trị, nhận thức và văn hóa của nhân dân. số lượng và chất lượng những con người có khả năng và ý thức lớn hơn tất cả mọi thứ của cải khác, những việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đó là điều còn trong hy vọng, nhiều trở ngại, có khi rất phi lý đang ngăn cản điều đó. Nếu chúng ta có cách sử dụng tốt nguồn lực của chúng ta thì các ngành sản xuất, dịch vụ, sự hiệu quả, năng lực quản lý, khả năng giải quyết các vấn đề, cũng như việc đối phó với sự thiếu thốn hay sử dụng tốt hơn nguồn của cải hiện có đều có thể tăng lên đáng kế.
Không cần phải có bất cứ nguồn vật chất nào đế bày tỏ tình đoàn kết và tình anh em, để học cách sống không dựa vào nỗ lực của người khác hoặc quay lưng lại với những gì đất nước đang cần. Đòi hỏi phải có tinh thần cần cù và phân phối lại lao động là hai nhiệm vụ có thể thực hiện được từ các vị trí khác nhau, thậm chí là đối lập nhau. Chủ nghĩa tư bản đã dùng cách áp đặt và đồng tiền để làm cho người lao động phải làm việc có hiệu quả; và chúng cũng làm như vậy đối với mọi hoạt động khác vì mục đích thu lợi nhuận và phục vụ cho chính quyền tư sản. Quá độ xã hội chủ nghĩa – điều này đã được Che Guevara nói rõ trong tác phẩm “Chủ nghĩa xã hội và con người ở Cuba” – có điểm xuất phát rất khác trong việc làm cho người ta thực hiện những nghĩa vụ xã hội đó, bời vì mục tiêu của nó là đối lập và hoàn toàn khác. Chủ nghĩa xã hội sử dụng tiền lương và các phạm trù khác có từ chủ nghĩa tư bản, nhưng không phụ thuộc những thứ đó. Và người ta không bao giờ nên sử dụng nó nếu không cỏ sự bảo đảm từ bộ chỉ huy đang thực hành quyền lực của chính quyền nhân dân cách mạng trên lĩnh vực kinh tế.
Việc học hỏi từ thế giới lao động và từ hiệu quả của lao động ở Cuba đang cố gắng gắn liền với việc giáo dục trẻ em và thanh niên, với việc hình thành đạo đức của tất cả, ví dụ, Lao động để làm gì? Vì sao chúng ta phải phục vụ mọi người cũng như phục vụ mình? Vì sao sản xuất của cải và dịch vụ lại là một yêu cầu không thể thiếu để duy trì và thúc đẩy công bằng xã hội? Chúng ta phấn đấu làm cho các phương tiện thông tin đại chúng thực sự có tác dụng giúp cho sự rèn luyện xã hội chủ nghĩa của nhân dân, làm cho môi trường chính trị trở thành công cụ đẳc lực của sự tham gia của quần chúng và trở nên gắn kết giữa quản lý và dịch vụ, là nơi chào đón mọi sáng kiến và mọi sự sáng tạo. Kinh tế và chính trị là hết sức quan trọng và nhân dân không thể không tích cực tham gia vào các quyết định trên các lĩnh vực đó.
Cuộc đấu tranh của Cuba hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Một lần nữa trong cuộc đấu tranh này gắn liền với một phần số phận của lục địa này. Trong các gia đình Cuba hàng ngày người ta nhắc đến những người thân cua họ đang thực hiện một nhiệm vụ đoàn kết ở một nơi nào đó tại các nước Mỹ Latinh và Caribê, bởi vì có hàng chục nghìn người đang làm việc như vậy. Ở Cuba, trong các hoạt động và trong các tố chức sinh viên, nhiều thanh niên nam nữ đang cùng chia sẻ với hơn 30 nghìn học sinh, sinh viên các nước khác, trong đó phần lớn thuộc các nước Mỹ Latinh. Trong cuộc đấu tranh về hình ảnh, một lĩnh vực quan trọng trong cuộc đối đầu về văn hóa trên thế giới giữa chủ nghĩa đế quốc và các dân tộc, chúng ta thấy những người bình thưởng, những người dân nghèo ở châu lục này lý giải về cuộc sống và sự kháng cự, cũng như việc giờ đây họ vận động và hy vọng như thế nào. Mọi người ở Cuba đang theo dõi các sự kiện diễn ra ở các nước anh em, từ sông Bravo ớ phía Bắc Mêhicô đến thảo nguyên Patagonia ở Áchentina. Họ đang sống trong tình cảm xúc động trước các cuộc đấu tranh của quần chúng và các quá trình nhân dân ở Vênêxuêla, Bôlivia hay Êcuađo.
Cuba giữ một vai trò nổi bật trong thời kỳ mới đã mở ra ở Mỹ Lạtinh, và chúng ta có thể làm được điều đó bởi sự vĩ đại của cuộc cách mạng đã biết kháng cự không chút sợ hãi và không nhân nhượng chút nào về nguyên tắc, đã rèn luyện một dân tộc với những phẩm chất, năng lực và ý thức chính trị cao hơn nhiều so với những phương tiện vật chất mà họ có, đã biến đổi cuộc sống và xã hội với tinh thần giải phóng, phúc lợi và phẩm giá. Tấm gương mà Cuba thể hiện trước các dân tộc bị thực dân hóa và bị áp bức trên thế giới là rất đặc biệt, và uy tín của đất nước này cho họ một chỗ đứng danh dự với tư cách một cường quốc về đạo lý, đồng thời họ cũng có sức mạnh thực tế để có thể hành động vì lợi ích của những người nghèo ở châu lục này một cách có hiệu quả, như là họ đã làm trong lĩnh vực y tế và giáo dục, và họ cũng có thể hành động về chính trị vì lợi ích của các liên minh cách mạng và các thỏa thuận của những người đòi quyền tự quyết cho dân tộc mình và sự tiến bộ trong việc phân phối của cải xã hội cho nhân dân nước mình.
Các cuộc cách mạng lớn luôn đảm nhiệm những nghĩa vụ lớn, José Marti đã từng đặt đầu đề một bài viết của mình nhân dịp kỷ niệm lần thứ ba ngày thành lập Đảng Cách mạng Cuba: “Tâm hồn của cách mạng và nghĩa vụ của Cuba ở châu Mỹ”. Tôi sẽ không nhắc lại bài học đặc biệt về lý luận đối với thực tiễn xuất phát từ quan điểm chống chủ nghĩa thực dân mà Marti đã để lại trong bài báo ngắn đó. Tôi chỉ xin trích dẫn một số câu như sau: “Cần phái dự đoán trước, và phải tiến bước cùng với thế giới. Một sai lầm ở Cuba là một sai lầm ở châu Mỹ, là một sai lầm ở nhân loại hiện đại. Ai cũng đứng lên với Cuba ngày nay, sẽ cùng đứng lên vì mọi thời đại… Nền độc lập của Cuba và Puéctô Ricô không chỉ là biện pháp duy nhất đế bảo đảm phúc lợi chính đáng cho con người tự do trong lao động công bằng của nhân dân các đảo này, mà đó còn là sự kiện lịch sử tất yếu để cứu vãn nền độc lập đang bị đe dọa ở quần đảo Antillas tự do, nền độc lập đang bị đe dọa ở châu Mỹ tự do, và danh dự của nước cộng hòa Bắc Mỹ”. Bài báo của Marti đăng vào ngày 17/4. Và đúng vào một ngày như thế, 67 năm sau, khi sức mạnh của nhân dân và chính quyền cách mạng đã cùng liên kết lại ở Cuba, sau trận chiến đấu ở bãi biển Giron, nhân dân Cuba đã giành được thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa xã hội trước sự xâm lược của Mỹ. Vào dịp kỷ niệm lần thứ 13 sự kiện ấy, Fidel Castro tuyên bố: “Sau chiến thắng Giron, tất cả các chính phủ ở Mỹ Latinh đã trở nên độc lập hơn”. 38 năm sau, chúng ta có thể theo cách của Fidel để nói rằng thắng lợi của lối sống xã hội chủ nghĩa ở Cuba sẽ góp phần làm cho tất cả các dân tộc Mỹ Latinh tự do hơn, xã hội chủ nghĩa hơn./.

Ưu việt Xã hội Chủ Nghĩa (!?)


Hoàng Thanh Trúc
-
“ chúng ta khẳng định tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội đối với chủ nghĩa tư bản” (??)  - Ông: Nguyễn Phú Trọng thăm CuBa phát biểu.
Không triết lý ngữ nghĩa cao siêu, đa phần người bình dân trong nước nói đến “khẳng định” thì người ta liên tưởngđến sự thừa nhận một điều gì đó mà chắc chắn quả quyết là phải, là đúng, còn “ ưu việt” thì phải là tốt hơn hẳn, vượt trội hơn các thứ khác cùng loại . Vậy thì cái cách nói ấy cho mọi người hiểu cái chủ nghĩa xã hội (củng có thể gọi là chế độ cộng sản cho dễ hiểu) nó vượt trội hơn mọi thứ chủ nghĩa hay chế độ khác điều đó người nói quả quyết là đúng, nhưng như thế nào để cái giá trị đúng đó được khẳng định mới là chuyện cần bàn .

Chân phương mộc mạc, ông bà mình hay dạy, lớn khôn rồi thì con người cần phải “học ăn, học nói”– Ăn như thế nào cho lịch sự, phải phép, nói như thế nào cho đừng ba sạo, lộng ngôn, mà hai cái thứ này thì thường không tốn học phí nó được hoàn hảo hoá do tư duy khi tiếp cận với xã hội, hoàn toàn không khó để học ăn nói – Bởi một số con vật người ta còn dạy cho nó nói được huống chi là con người .
Tuy nhiên con vật nó không có tư duy thông minh như con người, nên ai dạy sao nó nói vậy mà không phân biệt được tính đúng sai,nó như cái máy lập lại,đặc biệt,chúng không biết hổ thẹn hay liêm sĩ là gì nên người ta dạy nói bậy nói “bá láp” nó cứ tỉnh queo trơ trơ cái mặt vô hồn mà nói ….như con vẹt, con nhòng, con sáo, khiến ai cũng buồn cười, nhưng chẳng ai trách nó bởi nó là con vật…chứ có phải là con người đâu mà phân biệt đúng sai của ngữ nghĩa .
Ấy vậy mà có khi chuyện cũng lạ đời ngược ngạo trong thiên hạ ! Con người tuồng như lại học cái cách nói của con vật, để cho nó giống như con vật – Nói mà không biết ngượng mồm, nói mà không phân biệt đúng sai của ngữ nghĩa, nói mà không sợ thiên hạ cười, nói như lấy được mà không biết liêm sĩ, nói chung bởi là người có chức vụ , là “quan” nên họ cứ đơn giản nghĩ rằng khi mình ngồi trên thiên hạ thì nghiễm nhiên những lời mình “phán” nó automatíc (tự động) “khẳn định” là uyên bác là chân lý nhưng thật ra giá trị của nó không hơn gì nhận thức của phường “Giá áo túi cơm” .
Thử hỏi trên thế giới hiện nay hơn 200 quốc gia mà đa số theo chế độ tư bản đa nguyên tự do dân chủ chỉ còn sót lại 5 nước độc tài Cộng Sản XHCN , vậy thì nếu khẳn định nó là “ưu việt” thì đâu có ai phải bỏ của chạy lấy người như ông tổ Chủ Nghĩa xã hội Liên Xô và đám thuộc hạ XHCN Đông Âu ? vậy thì đó là cách nói của con vẹt (hay con vật) chứ đâu phải là người – không phải vậy sao ? .
Hơn 2/3 thế kỷ (67 năm tính từ 1945) – 37 năm (tính từ 1975) Việt Nam với chế độ cộng sản XHCN so với các nước chế độ Tư Bản trong khu vực ASEAN,  Báo cáo phát triển Việt Nam 2010 của Ngân hàng Thế giới : Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore còn nếu so thêm với Hàn Quốc,Nhật Bản,Đài Loan thì khoảng ….2 thế kỷ ?? . thì khẳn định nói trên nó thuộc “ngoại hạng vô liêm” để càng không thể là người, bởi phát ngôn ấy nhân danh là một “Tiến Sĩ” ?? .
Một người nói thì giá trị đâu bằng nhiều người, hãy nghe một loạt những tiếng nói nhận xét về CNXH/CS, trong tư cách, bề dày ảnh hưởng xã hội và vị trí chính trị của họ mà cái bằng “Tiến Sĩ xây dượng đảng” so ra chỉ như bã kẹo cao su nằm dưới đế dày họ :
Bà Thủ tướng Đức Angela Merkel: “Cộng Sản đã làm cho người dân trở thành gian dối ” – Bí thư đảng CS Nam Tư Milovan Djilas: “ 20 tuổi mà không theo CS, là không có trái tim, 40 tuổi mà không từ bỏ CS là không có cái đầu ” –Cố Tổng thống Nga Boris Yeltsin:“CS không thể nào sửa chửa, mà cần phải đào thải nó ” – Cựu Tổng bí thư đảng CS Liên xô Mr. Gorbachev: “ Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng CS. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng CS chỉ biết tuyên truyền và dối trá ”  –Cựu Tổng thống Nga Putin: “Kẻ nào tin những gì CS nói là không có cái đầu. Kẻ nào làm theo lời của CS, là không có trái tim ”…
Và đúc kết lại cái “ưu việt” CNXH/CS Đức Dalai Lama lãnh tụ tinh thần Phật giáo Tây Tạng “khẳng định” rằng : “Cộng Sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài vi trùng đôc hại, sinh sôi, nẩy nở, trên rác rưởi của cuộc đời ” .
Cụ thể hơn, “khẳn định cho tính ưu việt” của sự tàn bạo XHCN – Cách đây vài ngày (10/4/2012 ) tại Trùng Khánh, CS/TQ đã dùng cái “ưu việt” XHCH ứng xử với người dân tay không muốn đối thoại với nhà cầm quyền CS như thế này ….
(Đàn áp đẫm máu người dân)
Và tại Việt Nam ngày 13/4/2012 – Tại Chương Mỹ-Hà Nội,Nhà cầm quyền CSVN cũng dùng cái “ưu việt” tàn bạo XHCN đánh đập một Linh Mục đến bất tỉnh,phải cấp cứu vì tội “bảo bọc trẻ mồ côi” khi chưa được phép ??
 
 Linh mục Nguyễn Văn Bình bị cảnh sát cơ động Hà Nội đánh bất tỉnh
Sau đây thì xin lập lại những cái “Khẳn định tuyệt đối ưu việt” của CNXH mà Mác-Lenin, Stalin, Mao trạch Đông đã dạy bảo người CS, “đảng ta” thuộc nằm lòng, nhưng đôi khi vì quá “ưu việt” nên hạn chế phổ biến cho nhân dân tỏ tường, bởi khi đọc chúng gần như ai cũng “Buồn Nôn” .
Các Mác, cha đẻ của chủ nghĩa cộng sản nói :
- “Kẻ theo chủ nghĩa tư bản bị chúng ta treo cổ sau cùng, sẽ là kẻ đã bán cho ta sợi dây thòng lọng mà ta dùng để treo cổ nó.” – (??) .
- “Lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản có thể được tóm gọn trong một câu: Xoá bỏ quyền tư hữu.” (??) – (Tuyên Ngôn Cộng Sản của Các Mác)
- “Việc sản xuất ra quá nhiều thứ hữu dụng làm sản sinh ra quá nhiều người vô dụng”
- “Điều kiện tiên quyết để nhân dân có hạnh phúc là phải xoá bỏ tôn giáo” – (??) .
Stalin – cựu lãnh đạo CSLiên Xô khét tiếng tàn bạo.dạy những người cộng sản :- “Chúng ta không có thì giờ để chơi trò “đối lập”. Chúng ta sẽ cho những kẻ đối lập chúng ta ngồi tù dù chúng công khai đối lập hay ẩn náu dưới danh nghĩa người ngoài đảng.” – (??) .
- “Chỉ cần dân chúng biết rằng ta có bầu cử là đủ rồi. Những người bỏ phiếu bầu cử không quyết định được gì cả. Chính những người đếm phiếu mới quyết định mọi thứ.” – (??)
“Báo chí là vũ khí sắc bén nhất và mạnh mẽ nhất của đảng ta” –
- “Đức Giáo Hoàng ư ? Ông ta có được bao nhiêu sư đoàn?”  (??) -Joseph Stalin,
- “Cái chết là giải pháp cho mọi vấn đề. Không còn người thì không còn vấn đề.” (??)  -Joseph Stalin,
- “Lòng biết ơn là căn bệnh mà chỉ có loài chó mới mắc phải” (??) – Stalin,
“Tư tưởng có sức mạnh hơn súng đạn rất nhiều. Chúng ta không cho phép kẻ thù của mình có súng, thì tại sao chúng ta phải cho chúng tự do tư tưởng?” – Stalin,. (??) .
- “Quyền lực thực sự duy nhất đến từ khẩu súng trường.” (??)  -Joseph Stalin (1879 – 1953), cựu lãnh đạo đảng cộng sản Liên Xô khét tiếng tàn bạo)
Vladimir Lenin dạy những người công sản :- “Chúng ta phải căm thù – lòng căm thù là điều cơ bản của chủ nghĩa cộng sản. Trẻ con phải được dạy để chúng biết căm thù cha mẹ chúng nếu họ không phải là những người cộng sản.” (??) . (Lenin)
- “Một lời giả dối được nói mãi sẽ trở thành sự thật.” – (??) Lenin
- “Một người có súng có thể chế ngự 100 người tay không” – Lenin
- “Chương trình của chúng ta nhất thiết phải bao gồm việc tuyên truyền chủ nghĩa vô thần.” – Lenin
- “Trong chính trị không có đạo đức mà chỉ có thủ đoạn. Một thằng du côn cũng có thể có giá trị cho chúng ta chỉ vì nó là thằng du côn.” (??) – Lenin
- Khi ta làm cách mạng,; ta phải luôn đi tới nếu không sẽ bị tụt hậu. Giờ đây ai bàn bạc về “tự do báo chí” là bị tụt hậu và làm cản trở tiến trình bước lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta” – Lenin
- “Đã có nhà nước thì không thể có tự do, mà khi có tự do thì sẽ không có nhà nước (??) .- Lenin
- “Quyền lực thực sự duy nhất đến từ khẩu súng trường.” (??) – Stalin (1879 – 1953),
Mao Trạch Đông nói :
- “Tần Thuỷ Hoàng là cái thá gì? Ông ta chỉ chặt đầu 460 nho sĩ. Chúng ta đã chặt đầu 460.000 trí thức.” ( ?? ) – Mao Trạch Đông
- “Mọi người cộng sản phải nắm cho rõ chân lý này: ‘Quyền lực chính trị lớn mạnh được là bắt đầu từ họng súng’” (?? ) – Mao Trạch Đông
- “Ở Việt Nam không thể có chuyện đa nguyên, đa đảng. Đó là vấn đề nguyên tắc”.(??) – Phạm Thế Duyệt, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam
- “…không để có trò chơi dân chủ lồng vào sinh hoạt quốc hội” ( ?? ) Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, Nông Đức Mạnh phát biểu trong buổi thảo luận ngày 21-3 ở Hà Nội, liên quan tới báo cáo công tác toàn bộ nhiệm kỳ khoá 11 của Quốc hội Việt Nam .
Liệu có bao nhiêu % nhân loại trên Thế Giới và trong tám mươi triệu người dân Việt Nam cùng “khẳn định” cái CNXH hoang dã ấy là “ưu việt”  mà những “con vẹt” hay “con vật” ( chứ không phải con người) cứ lập đi lập lại mòn lẵng, cùn lụt, như dao phay lâu lắm không biết tới cục đá mài ..!? .
Hoàng Thanh Trúc
Theo doithoai


Ung nhọt trong Đảng Cộng Sản Trung Quốc (bài 5)

Mạnh Kim
-
BÀI 5: ĐẢNG VÀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Từ chính sách “Mèo đen, mèo trắng” đến thuyết “Tam cá đại biểu” (Đảng cộng sản Trung Quốc đại diện cho lực lượng sản xuất, đại diện nền văn hóa và đại diện lợi ích nhân dân), Trung Quốc đã kinh qua một chặng dài, với sự phủ nhận rồi nhìn nhận rồi lại tái đánh giá vai trò đóng góp của khối doanh nghiệp tư nhân…
“Xọa tử” lão gia
Ở Trung Quốc gần như chẳng ai không biết lão bán rong lừng danh Niên Quảng Cửu. Năm 1963, lão Niên lần đầu tiên nếm mùi ngục thất bởi tội “đầu cơ bất hợp pháp” bằng cách tích trữ trái cây để bán tại quê nhà Vu Hồ (An Huy). Thời Cách mạng Văn hóa, “con người hủ bại với đầu óc bị dòi bọ tư sản đầu độc” Niên Quảng Cửu lại ôm quần áo vào tù. Rồi nhiều năm sau, đầu thập niên 1980, họ Niên lại trở vào ngục. Tuy nhiên, Niên Quảng Cửu nổi tiếng không phải vì chuyện vào tù ra khám. Cuối thập niên 1970, Niên mở một cửa hàng nhỏ chuyên bán hạt dưa và hạt hướng dương sấy. Xuất thân từ gia đình với ông bố thất học mà dân làng gọi là “Xọa tử” (tên Ngốc), Niên cũng thất học và cũng bị gọi là “thằng Ngốc con”. Khi nghề bán hạt dưa phát triển, Niên đã lấy chính cái tên “Xọa tử” (Shazi) để đặt cho những gói hàng của mình. Trên sản phẩm, bên cạnh “thương hiệu” “Xọa tử” là hình chủ nhân mồm ngoác rộng cười cùng hàng chữ: “Hạt Ngốc, sự chọn lựa của người thông minh”. Ấy thế mà những gói “Xọa tử” nổi tiếng khắp hang cùng ngõ hẻm. Chỉ trong vài năm, Niên Quảng Cửu đã có thể thuê 100 nhân công. Thời đó, việc làm giàu của “Xọa tử lão gia” bị xem là một hiện tượng bất thường. Vấn đề rõ ràng là thuộc phạm trù chính trị và ý thức hệ! Chẳng biết xử lý thế nào cho phải, đảng bộ tỉnh An Huy gửi “hồ sơ Niên Quảng Cửu” về Bắc Kinh. Cuối cùng, năm 1984, “vụ án Xọa tử” được đặt lên bàn Đặng Tiểu Bình, ở thời điểm mà lãnh tụ Đặng đang triển khai chính sách “khai phóng”. Nhờ đó, Niên được “tha”.
Năm năm sau, sau vụ đại chính biến Thiên An Môn 1989, vấn đề tư nhân hóa kinh tế bắt đầu được xét lại. Trần Vân – một khai quốc công thần thuộc nhóm “Bát đại nguyên lão” (bố của Trần Nguyên, đương kim thống đốc Ngân hàng phát triển Trung Quốc) – tuyên bố rằng các biến thể của mô hình kinh tế kế hoạch đã gây ra “những vết thương đạo đức” đối với hệ thống Đảng, trở nên thật sự nghiêm trọng đối với tính sống còn của chế độ… Trần Vân chính là người thiết kế mô hình “điểu lung kinh tế” (vào đầu thập niên 1980) – “nền kinh tế lồng chim”, với ý nghĩa cái lồng là bản kế hoạch, có thể nhỏ hay lớn; và con chim-kinh tế chỉ được tự do bay nhảy trong giới hạn đó. Giang Trạch Dân, vừa chân ướt chân ráo lên ghế tổng bí thư, với sự thận trọng cao độ, cũng nhận định rằng doanh nghiệp tư nhân trong đó “những kẻ buôn bán tự do chỉ là những người lừa phỉnh, biển thủ, hối lộ và trốn thuế”. Cơn gió lạnh bắt đầu xào xạt thổi về An Huy. Tháng 9-1989, “Xọa tử lão gia” bị bắt. Trước đó, Niên Quảng Cửu đã làm cho “chúng ghét” khi rải khoảng một triệu tệ bị ẩm mốc ra phơi ở bãi trống gần nhà máy mình. Niên bị xử ba năm tù; được tha chỉ sau hai năm, một lần nữa, nhờ sự can thiệp của Đặng Tiểu Bình…
Bây giờ Niên Quảng Cửu vẫn sống bằng những gói hạt dưa, và câu chuyện “Xọa tử” đến nay vẫn được nhắc, bởi nó đã không được niêm chặt trong chiếc hòm quá khứ mà tiếp tục hiển hiện ở thời hiện tại, như thể chưa bao giờ có một dấu chấm câu để xuống hàng viết một chương hoàn toàn mới. Lịch sử dường như cứ nấn ná chưa sang trang. Việc thừa nhận vai trò tư nhân và đóng góp của họ như thế nào đối với kinh tế quốc gia vẫn là chủ đề được tranh cãi gay gắt, bất luận rằng, từ tháng 7-2001, (Chủ tịch) Giang Trạch Dân đã quyết định cho phép doanh nhân được vào Đảng (được công bố chính thức trong kỳ họp Quốc hội năm sau). Cần biết, sau khi Giang Chủ tịch loan bố rằng Đảng từ nay sẽ mở rộng cửa cho doanh nhân, nhiều ý kiến phản đối gay gắt đã nổ ra. Trương Đức Giang, lúc đó là bí thư tỉnh ủy Chiết Giang (đương kim Phó Thủ tướng; vừa được bổ nhiệm ghế bí thư Trùng Khánh giữa tháng 3-2012, thay Bạc Hy Lai), khẳng định như đinh đóng cột: nhất định không thể để cho doanh nhân vào Đảng (dù rằng, trong kỳ Đại hội đảng ngay sau đó, năm 2002, ông Trương đã được ca ngợi là một trong hai người duy nhất trúng vào Bộ chính trị khóa này là người có bằng kinh tế – lấy từ Đại học Kim Nhật Thành, Bình Nhưỡng)…
“Minying” và “Siying”
Sau ba thập niên cải tổ kinh tế, nền kinh tế Trung Quốc vẫn được thể hiện với nhiều mô thức công ty mà không ít trong số đó luôn tự giấu mình dưới lớp mặt nạ, khi chỉ muốn được miêu tả là khối “dân doanh” (minying) thay vì chính xác hơn là “tư doanh” (siying). Ranh giới phân biệt dứt khoát đâu là khối tư nhân và đâu là quốc doanh nhiều khi không rõ ràng. Họ có thể là doanh nghiệp nhà nước 100%; nhưng cũng có loại doanh nghiệp hợp tác tư nhân; rồi doanh nghiệp liên kết tư nhân-nhà nước… Tính “đa dạng” trong mô hình công ty tại Trung Quốc còn thể hiện ở chỗ, trong nhiều trường hợp, nhiều “tư doanh” đã xoay sở để được dán “nhãn” nhà nước. Bởi, chỉ khi “dính” đến nhà nước, họ mới được dễ dàng vay vốn hoặc được địa phương hỗ trợ xây dựng nhà máy hay đơn giản hơn là xin lắp cái đồng hồ điện ba pha. Tất nhiên hệ thống ngân hàng Trung Quốc (thuộc nhà nước quản lý) không “phân biệt giai cấp”; nhưng họ, một cách bất thành văn, như là theo quán tính, chỉ ưu đãi cho vay đối với các doanh nghiệp nằm trực tiếp dưới sự quản lý của Đảng.
Nói cách khác, cái bóng một thời của những Niên Quảng Cửu vẫn còn lửng lơ ám ảnh. Trong nhiều năm từ khi tung ra chuyên san Trung Quốc phú hào bảng (China Rich List) vào năm 1999 cùng danh sách xếp hạng thường niên trên Hurun.net (Hồ Nhuận bách phú), (người sáng lập) Rupert Hoogewerf luôn bị giới chủ doanh nghiệp lảng tránh. Ít ai, trừ những kẻ giàu xổi học làm sang, muốn được thiên hạ biết mình giàu cỡ nào. Có lần, Nhậm Chính Phi – chủ tịch tập đoàn viễn thông khổng lồ Huawei (Hoa Vi) – đã gửi loạt thư đe dọa yêu cầu tên ông được rút khỏi Trung Quốc phú hào bảng. Tương tự, trùm bất động sản Mâu Thọ Lương, chủ tập đoàn Thâm Quyến Phú Nguyên thực nghiệp, cũng “năn nỉ gần chết” để được “loại” khỏi bảng xếp hạng 2002 (trong danh sách 400 người giàu nhất mà Hồ Nhuận bách phú công bố tháng 9-2011, họ Mâu được xếp hạng 272 với tài sản 655 triệu USD; họ Nhậm hạng 162 với 935 triệu USD). Với những kẻ am hiểu luật chơi, họ phải khôn khéo biết sử dụng cái “mũ đỏ”, tức mời nhà nước tham gia cổ phần, như trường hợp của Vương Thạch, ông chủ của China Vanke (Vạn Khoa – tập đoàn bất động sản lớn nhất Trung Quốc). Một kiểu “hiểu luật” nữa là gia nhập Đảng. 1/5 doanh nhân trong danh sách Hồ Nhuận bách phú bây giờ đều là đảng viên…
Năm 2008, Đảng mời một nhóm 35 doanh nhân đến Trường đảng trung ương – một cử chỉ thể hiện quan điểm mới của Đảng về khối “dân doanh”. Những tòa nhà của Trường đảng trung ương gần Di Hòa Viên được trang bị hiện đại. Phòng lưu trú dành cho nhóm khách quí được lắp tivi màn hình phẳng Lenovo; với Internet không dây; rồi hồ bơi; sân tennis… Các bữa ăn của họ dưới căngtin được phục vụ miễn phí trong khi hầu hết học viên khác phải trả 5 tệ/suất. Họ được cấp kem đánh răng Colgate thay vì sản phẩm nội địa trứ danh “Hắc Muội nha cao”. Tất nhiên đó phải là nhóm doanh nhân ưu tú hàng đầu Trung Quốc, trong đó có nhiều nhân vật tên tuổi chẳng hạn Du Mẫn Hồng thuộc New Oriental (Tân Phương Đông giáo dục khoa kỹ tập đoàn; được niêm yết tại thị trường chứng khoán Nasdaq-New York)…
Khóa cao cấp lý luận chính trị bắt đầu từ việc khảo lược vài luận thuyết căn bản “nhập môn” như “Tư tưởng Mao Trạch Đông” và “Lý thuyết Đặng Tiểu Bình”; rồi tiếp đó là những buổi diễn thuyết dài về các vụ xung đột chính trị khu vực, đàm phán mậu dịch đa phương, cùng nhiều chủ đề thời sự thế giới nóng sốt… Giảng viên đều là những đồng chí quyền lực nhất hệ thống chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc. Điểm nhấn quan trọng đặc biệt đáng chú ý của khóa học là buổi giảng của Hiệu trưởng Tập Cận Bình. Trước buổi giảng, bản sao bài nói chuyện của ông Tập được phát cho tất cả viên chức-học viên trong giảng đường, trừ nhóm doanh nhân. Họ thậm chí không được ghi chú. Sự được phép “hạnh ngộ” để nghe một nhân vật to cỡ như ông Tập nói chuyện đã là một vinh dự quá lớn đối với nhóm doanh nhân! Họ chỉ được ngồi im và lắng nghe. Đó là một thái độ tuân phục mà Đảng muốn, Đảng yêu cầu, Đảng đòi hỏi – đặc biệt đối với kinh tế tư nhân, một trong những lĩnh vực luôn muốn vùng vẫy thoát khỏi sự kiểm soát của Đảng. Nhóm doanh nhân đã được đối xử tử tế. Cho nên họ phải “hiểu” vấn đề; phải tự ý thức và luôn nâng cao nhận thức rằng họ đang sống trong một cái lồng. Khôn hồn biết điều thì “tao” để cho làm ăn! “Bọn mày” cứ ngoan là được tất! Bố láo thì đừng trách “tao” thủ hạ chẳng lưu tình!
Mạnh Kim
Theo danluan

Nhật ký mở: Những suy nghĩ mới về anh Trọng


Anh Trọng đang giảng đạo CS ở Cu
NS. Tô Hải
-
“…Còn nhiều điều mà càng đọc mình càng thấy anh Trọng quả là không lú lẫn chút nào khi anh chọn cái nơi mà người dân đang thu nhập mỗi tháng có 8 đô-la, mà ô-tô đã được “tiến lên” bằng… xe đạp, nên anh tưởng người dân Cuba không biết gì về Viet Nam xa xôi cả nửa vòng trái đất về những sụ thoái hóa kinh khủng của cán bộ cầm quyền đã vì quyền lợi mà vứt “lý tưởng CSCN” vào sọt rác từ khuya…”
Nhật ký mở: Những suy nghĩ mới về anh Trọng
Ngày 13/4/2012
ĐỪNG ĐÁNH GIÁ ANH TRỌNG THẤP NHƯ THẾ!
Sau khi nghe toàn văn bài giảng ở Trường Đảng cao cấp Cuba Nico Lopez về “Chủ nghĩa xã hội nhìn từ thực tiễn Việt Nam” của Giáo-sư-Tiến-Sỹ-Tổng-Bí-Thư-kiêm chủ tịch-Quân Ủy Trung Ương được phổ biến trên gần hết chương trình Thời Sự 19 giờ của VTV1, mình phải lần mò mãi trên mạng mới kiếm được văn bản để kiểm tra lại xem cái tai của mình có bị nghễnh ngãng mà nghe nhầm không thì…
Quả là không nhầm:
1- Anh Trọng hôm nay đã khác hẳn anh Trọng hôm qua: Từ một anh Trọng hết sức thận trọng, một “anh Trọng không có gì mới”, một anh Trọng luôn tránh né mọi sự có thể gây tranh cãi, một anh Trọng luôn “cười nửa miệng” rất khó hiểu, một anh Trọng luôn nói …nước đôi, “khen đó rồi lại chê đó”, hô hào chỉnh đốn đó rồi lại khuyên mọi đảng viên “Phê và Tự phê là chính, tránh lợi dụng đả kích, hạ bệ nhau” ngay sau đó, một anh Trọng luôn hô hào “đột phá” trong lý luận và phải luôn “dựa vào thực tiễn”, một anh Trọng, kể từ khi lên chức lãnh tụ có nhiều chức danh, bằng cấp, học vị cao nhất trong suốt 82 năm lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam tới nay, đã, lần đầu tiên cho cất đi hai tấm ảnh của hai ông Mác-Lê mà theo lẽ thường từ bao đời, là được ngồi cao trên đầu cả chủ tịch đoàn các thứ Đại Hội Đảng, và là người đầu tiên, tại Đại Hội 4, trong diễn văn khai mạc, đã không một lần nhắc đến cái tên của 2 ông Tây đầu hói, râu xồm kia!…
Và cũng chính thời anh Trọng, cũng lần đầu tiên một nghị quyết “nói thẳng-nói thật” về “một số không nhỏ đảng viên suy thoái về đạọ đức – lối sống, ảnh hưởng đến sự tồn vong của Đảng và của dân tộc”! và rồi cáí nghị quyết 4 về chỉnh đốn Đảng và “19 điều cấm đảng viên không được làm” ra đời!
Tất cả đã làm không ít người, nhất là các đảng viên “ít có vấn đề” hy vọng…ở một sự “làm mới”, “làm sạch” sau cuộc “gột rửa, tắm gội” này trong Đảng “bất kỳ ở chức vụ nào”!
Không ít những bài góp ý chân thành: “nên bắt đầu từ đâu”, bắt đầu như thế nào? Nhiều đảng viên còn chỉ rõ những trọng điểm cần chỉnh và đốn ngay như: khu vực kinh tế nhà nước như vụ Tiên Lãng, như EVN, PVOIL, VINASHIN… v.v…
Râm ran, trong dân, có nhiều tin về một sự Đại Chỉnh Đốn thậm chí có những trang “blog có uy tín” (có nhiều người đọc) còn có nhiều bài mách nước cứu Đảng “để Đảng tươi sáng mãi trong lòng dân” kiểu “Một Góocbachốp Việt Nam đã ra đời”?
Các nhà bình luận chính trị nước ngoài cũng tốn không ít chất xám để cho ra những giả thuyết:
- Ở Việt Nam đang có phe này, phe nọ, có bảo thủ, có tiến bộ đang mâu thuẫn nhau về chính trị, khác nhau về đường lối?
- Ở Việt Nam đang có mâu thuẫn quyền lợi giữa các phe nhóm lợi ích?
- Thậm chí có người còn khẳng định là “Sự thay đổi về thể chế sẽ diễn ra ngay dưới triều đại anh Trọng, trước khi anh về hưu do… hết nhiệm kỳ”! Và anh muốn để lại một “cái gì đó” trong những năm cuối đời!?
Tóm lại, ở nhiệm kỳ lần thứ 11 này, anh Trọng không những chỉ xóa đi cái định kiến là “lú lẫn”, là ít nói, mà còn gây được không ít tiếng vang về những tuyên bố mới toe kiểu, tỏ ra có học vấn như: “Người ngồi trong lâu đài suy nghĩ khác với người ở nhà tranh”
Và không ít người trông chờ ở anh, ở phe nhóm của anh (nếu có) sẽ có những bước đi đột phá! Nói cách khác: Anh cực kỳ nổi thời gian qua!
2- Một anh Trọng đích thực, một anh Trọng hoàn toàn “lột xác”, hoàn toàn không như ai lầm tưởng, hoàn toàn tự tin đã ra mắt thế giới để khẳng định: Ta là tiến sỹ Mác-Lê chính cống đây!
Sáu lần nhắc đến hai ông này ở giữa cái nơi mà người ta đã bỏ quên hai ông ấy từ lâu rồi, kể cả treo ảnh, treo cờ lẫn trong mọi tài liệu chính thống của Đảng mà thay thế bằng hình ảnh, bằng trích dẫn Jose Marti, ở chính giữa nơi mà lãnh tụ Fidel của họ đã tuyên bố với hai nhà báo Jeffrey Goldberg (tạp chí “Atlantic”) và Julian Sweig (chuyên gia về Cuba của Nhà Trắng) rằng: “Chủ nghĩa xã hội nay không còn phù hợp và chẳng còn tác động gì đến Cuba nữa” (và sau đó đều được báo chí khắp thế giới loan truyền mà không có một lời cải chính nào về phía Cuba)…thì quả là: Anh Trọng đã dũng cảm vô bờ khi chọn Cuba làm nơi cho ra mắt lần đầu tài liệu đầu tiên của Việt Nam về “Sự kết hợp hài hòa (và tài tình?) giữa chủ nghĩa tư bản (kinh tế thị trường)với chủ nghĩa xã hội” (công bằng – văn minh, tự do – hạnh phúc)!!??….
Đặc biệt với câu nói tưởng như vang vọng tới tận bên kia bờ biển Miami chỉ cách Cuba có 100 km đường chim bay là: “Nhân dân Việt Nam sống tốt hơn bất cứ thời kỳ nào trước đây…Thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa không những có hiệu quả kinh tế tích cực mà còn giải quyết được các vấn đề xã hội tốt hơn nhiều so với các nước tư bản chủ nghĩa!!!…” thì quả là anh Trọng “anh dũng trên cả tuyệt vời”!…
Còn nhiều điều mà càng đọc mình càng thấy anh Trọng quả là không lú lẫn chút nào khi anh chọn cái nơi mà người dân đang thu nhập mỗi tháng có 8 đô-la, mà ô-tô đã được “tiến lên” bằng… xe đạp, nên anh tưởng người dân Cuba không biết gì về Viet Nam xa xôi cả nửa vòng trái đất về những sụ thoái hóa kinh khủng của cán bộ cầm quyền đã vì quyền lợi mà vứt “lý tưởng CSCN” vào sọt rác từ khuya, không biết gì về những cuộc đàn áp không nương tay đối với những ai có tư tưởng trái ngược, những hành động yêu nước chống bọn bành trướng xâm lấn đất liền, biển đảo…Và anh vẫn tưởng là cái dân Cu này chẳng ai biết cái máy vi tính, Internet là cái gì…nên cứ nói vống lên về những cái hạnh phúc, tự do, ấm no, tăng trưởng …những con số, những phần chăm (%) mà dân Việt đang thụ hưởng nên quyết tâm theo Đảng đến cùng như:
- Thu nhập bình quân tăng 11 lần!! (so với năm 1945 chết đói đầy đường thì…quá ít)
- Công nghiệp chiếm 80% GDP!?
- Xuất khẩu năm 2011 đạt…100 tỷ USD!?
- Tổng thu nhập quốc dân 34% là kinh tế nhà nước!?
- 11% là do kinh tế tư nhân!?
- 5% là do kinh tế tập thể!?
- 31% là do kinh tế hộ!?
- 11% là do kinh tế tư nhân!?
- 19% là do khu vực kinh tế có yếu tố nước ngoài…
Thì quả là có… “sự sai sót của anh đánh máy”!!!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét