Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

LƯỢM TIN TỨC

http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=XPS4gIIBViU
  • Đường dây gái gọi từ web sex (Tuổi Trẻ) – Từ một trang web sex, alauxanh… trở thành đường dây cung cấp gái gọi quy mô lớn. Hàng trăm chân dài xinh đẹp dưới sự chỉ đạo của alauxanh sẵn sàng phục vụ quý ông khắp các miền Bắc – Trung – Nam.
  • Vì sao cụ Nguyễn Trọng Vĩnh nổi giận? (Quê choa) – Bài ” Nhóm phóng viên láo xược” của cụ Nguyễn Trọng Vĩnh ( tại đây), vị tướng già, 96 tuổi đời, 73 tuổi đảng đã nổi giận trước phát ngôn của Nhóm phóng viên nội chính báo An ninh Thủ đô: “...cái “tít” trên báo gọi chúng tôi – những người đã ký tên đề nghị với đại biểu Quốc hội Phạm Quang Nghị đối thoại với chúng tôi về nhiều vấn đề, là “những kẻ cơ hội”
  • VỀ VỤ VIỆC NGHIÊM TRỌNG VÀ KÉO DÀI Ở VIỆN MẮT HÀ NỘI (Blog NXD) – Đề nghị khai trừ Đảng, đuổi khỏi ngành và truy cứu hình sự. Đó là đề nghị của Bà Lê Hiền Đức đối với trường hợp Bà Vũ Thị Thanh, Giám đốc Viện Mắt Hà Nội (ảnh bên – Dân trí). Đề nghị này được đưa ra đối với GĐ Sở Y tế HN và ban lãnh đạo Sở, sau khi bà đã nghiên cứu hồ sơ, tiếp cận nhân chứng và hiện trường Viện Mắt Hà Nội, nơi bà Thanh…
  • Bàn chân nổi giận (Tương Lai) – Những người nông dân “đòn gánh tre chín rạn hai vai” (Nguyễn Du), mà phải bỏ việc đồng áng kéo nhau lên Trung ương, tụ tập cả ngàn người trước cổng Thanh tra Chính phủ tại Hà Nội, thì cũng là chuyển chẳng đặng đừng. Nông dân phải rời làng quê kéo lên Hà Nội, vì họ tin, gần Trung ương tức là “gần mặt trời”, chắc là những bức xúc kéo dài của họ sẽ được giải quyết.
  • Kết án theo điều 88 mãi vi phạm quyền tự do ngôn luận! (Nguyễn Ngọc Gìa) – Tin cho hay các Blogger: Điếu Cày, Anh Ba Saigon và Tạ Phong Tần chuẩn bị ra hầu tòa vừa phát ra đã nhận được sự quan tâm lớn trong công luận. Chỉ trong ngày hôm qua đến hôm nay, nhiều báo đã loan tin…
  • Nga và Trung Quốc chấp nhận thất bại tại Syria (Tổ Quốc) – “…Đối với chính quyền cộng sản Việt Nam, sau những gì vừa xảy ra tại Syria và Miến Điện, phải rất mù quáng mới nghĩ rằng có thể dựa vào Trung Quốc và Nga để tồn tại…”
  • Chứng nhân của sự thật (NVCL) – “Chỉ có “Sự thật sẽ giải phóng” con người, mới đem lại tự do hạnh phúc cho con người. Con người vốn có tinh thần hiền lành, dễ gặp nhau, dễ tha thứ, nhưng một khi biết mình bị lừa, bị gạt, bị dồn ép… thì họ có thể chấp nhận cả cái chết, nhất là “cái chết vì đạo”….
  • Việt Nam cái gì cũng mắc, trừ nhân mạng (Nguoi viet) – Cãi nhau về giá tiền phòng, về một chén nước trà xanh, hoặc vì một lý do vu vơ… đều có thể dẫn đến án mạng, làm chết một mạng người. Nếu không tính tai nạn xe cộ là nguyên nhân gây tử vong cao nhất tại Việt Nam hiện nay, với khoảng 21 người thiệt mạng mỗi ngày, thì xung đột “sơ sơ” đang là nguyên nhân gây chết người thường xuyên.
  • Ai dám bảo các Bà là rắc rối?  (Nguyễn Thị Cỏ May) – Thật tình Cỏ May không dám nói các Bà là rắc rối không phải vì có liên hệ đồng phái với Cỏ May, mà vì đó là điều xúc phạm…
  • Rau cải mới đây, vừa thơm vừa rẻ (Zetamu) – “Thế này thì kế hoạch 20 nghìn TS của VN có vẻ còn khiêm tốn quá, phải đề nghị nhà nước sửa thành 100 nghìn, vì có hàng nghìn tạp chí mới mọc ra sẵn sàng nhận đăng các công trình của 100 nghìn TS mới này”.
  • Công an Nghệ An xoá bỏ Trung tâm Bảo vệ Sự sống?(Chuacuuthe) – Trung Tâm Bảo Vệ Sự Sống Gioan Phaolô II nơi cưu mang những chị em lầm lỡ, trẻ em bất hạnh, chủ trương phò sự sống và tôn vinh Lòng Thương Xót Chúa. Được biết, một số anh em làm việc ở trung tâm này cũng đã bị bắt không đúng pháp luật từ hạ tuần tháng 11 năm 2011, người đầu tiên bị bắt là anh Đặng Xuân Diệu vào ngày 29 tháng 07 năm 2011.
  • Tư sản Ba Tầu tự sự (Xichloviet) – “Dù cho ngày nay hai nước có 16 chữ vàng để vuốt ve nhau, dù cho người ta hát lên những bài ca hữu nghị núi liền núi sông liền sông để ca ngợi nhau, dưới mắt người dân VN chúng ta vẫn là là ‘Chệt Ba Tàu ăn rau sình bụng’.”
  • Tự chủ  (Sơn Thi Thư) - “Để tự chủ được thì nhất thiết nhà nước phải dựa vào nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ, tức là phải trông cậy vào nội lực của mình trước đã, sau đó mới nghĩ đến việc tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của người và ‘Nếu biết dùng trí của mọi người thì không sợ cả thánh nhân’ (Tôn Quyền). Mong thay!”.
  • Ván bài tẩy Miến Điện (RFI) – Liên quan đến châu Á, Le Point có bài viết mang tựa đề « Ván bài tẩy Miến Điện ». Tác giả đặt câu hỏi, sau chiến thắng của bà Aung San Suu Kyi, liệu giới lãnh đạo quân sự có thực sự quay về doanh trại ?
  • Bloggers Điếu Cày, Anh Ba Sài Gòn và Tạ Phong Tần sắp bị mang ra xét xử (RFA) – Theo tin từ AFP dẫn lời báo Thanh Niên hôm nay cho biết blogger Điếu Cày tức nhà báo Nguyễn Văn Hải, ông Phan Thanh Hải tức blogger Anh BaSG, cùng bà Tạ Phong Tần chủ trang blog “Sự Thật Công Lý” sẽ bị đem ra xét xử về tội “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
  • NT Hoa Kỳ Kurt Campbell công du Châu Á (RFA) – Theo tin từ AFP trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ Kurt Campbell đã bắt đầu chuyến công du các nước Châu Á trong tình hình căng thẳng với Bắc Triều Tiên vẫn đang đè nặng trên nhiều nước.
  • Philippines: đối thoại về Biển Đông với TQ vẫn bế tắc (RFA) – Sáng hôm nay người phát ngôn của Bộ ngoại giao Philippines ông Raul Hernandez cho biết các nỗ lực đối thoại của nước này với Trung Quốc về vấn đề tám chiếc tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng biển của Phi vẫn tiếp tục bế tắc.
  • Yemen: 222 người bị giết trong 5 ngày (RFA) – Có ít nhất 222 người bao gồm 183 phiến quân Al Qaeda đã bị giết trong 5 ngày vừa qua trong khu vực thị trấn Loder nằm về phía Nam của Yemen.
  • Dân Bắc Hàn vẫn trung thành dù phóng tên lửa thất bại (RFA) – Hàng chục ngàn người dân Bắc Triều Tiên đã tập trung tại sân bóng Kim Il-Sung vào sáng hôm qua để bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với lãnh tụ Kim Jong Un sau khi vụ bắn phi đạn mang vệ tinh hoàn toàn thất bại.
  • 8 tàu cá Trung Quốc chạy trốn khỏi vùng biển của Phi (RFA) – Trong khi chuẩn bị cho kế hoạch tập trận chung với Hoa Kỳ, Philippines vẫn tiếp tục giữ vững lập trường về vụ tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải nước này khi đánh bắt trái phép tại khu vực gần đảo Scarborough của Phi.
  • Suýt chút máy bay Singapore và TQ đâm nhau ở Cà Mau? (Đất việt) – “Lúc đó cô Kiểm Soát Viên Không Lưu (KSVKL) làm tại vị trí điều hành chính (EC) sợ “cứng hết cả lưỡi” không nói được gì khi phát hiện 2 máy bay còn mấy chục giây là đâm nhau”, một nguồn tin cung cấp cho VTC News.
  • 16-4, Mỹ – Philippines tập trận (Tuổi Trẻ) – Ngày mai, 16-4, hàng ngàn binh sĩ Mỹ và Philippines sẽ tập trận chung tại khu vực gần biển Đông nhằm thắt chặt quan hệ quân sự giữa hai nước và gửi một…

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

TRUNG QUỐC ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH BIN ĐÔNG

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ bảy ngày 14/4/2012
TTXVN (Niu Yoóc 10/4)
Tạp chí “Các vấn đề đi ngoại” của Hội đồng chính sách đối ngoại Mỹ gần đây đăng bài viết của ông Taylor Fravel, Phó Giáo sư Khoa học Chính trị thành viên Chương trình nghiên cứu an ninh của Viện Công nghệ Massachusetts, trong đó chỉ rõ, mấy năm gần đây Trung Quốc ngày càng sẵn sàng quyết đoán và bảo vệ các tuyên bố lãnh thổ trên Biển Đông.
Bắc Kinh công khai thách thức tính hợp pháp của các khoản đầu tư từ các công ty dầu lửa nước ngoài vào ngành năng lượng trên biển của Việt Nam và nhấn mạnh chủ quyền của Trung Quốc đối với các hòn đảo và các vùng nước cách xa đất liền Trung Quốc, bắt giữ hàng trăm ngư dân Việt Nam gần các hòn đảo bị Trung Quốc chiếm giữ, đồng thời quấy rối các tàu thuyền của Việt Nam và Philippin đang thăm dò địa chấn ở các vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Nhiều nước Đông Á coi thái độ của Trung Quốc như một dấu hiệu mới khẳng định Bắc Kinh sẵn sàng theo đuổi sức mạnh đối đầu và đơn phương hơn trong khu vực. Nhưng gần đây Trung Quốc theo đuổi cách tiếp cận mới ôn hòa hơn. Mục tiêu chủ yếu của chính sách thân thiện hơn là khôi phục hình ảnh của Trung Quốc ở Đông Á và ngăn chặn Mỹ thúc đẩy vai trò trong khu vực.

Dấu hiệu đầu tiên thể hiện cách tiếp cận mới của Trung Quốc diễn ra tháng 6/2011, khi Hà Nội phái một quan chức ngoại giao đặc biệt đến Bắc Kinh để thảo luận những bất đồng trên biển giữa hai nước. Chuyến thăm mở đường cho một thỏa thuận tháng 7/2011 giữa Trung Quốc và 10 nước thành viên ASEAN về việc thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông năm 2002. Trong tuyên bố, các bên nhâst trí “kiềm chế những hành động gây phức tạp hoặc leo thang các bất đồng”. Từ mùa Hè năm ngoái, các quan chức cấp cao Trung Quốc, đặc biệt các nhà lãnh đạo như Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo, thường xuyên nhấn mjnh nguyên tắc chỉ đạo của Đặng Tiểu Bình khi giải quyết các xung đột trên biển của Trung Quốc là chú trọng hợp tác kinh tế đồng thời trì hoãn giải pháp cuối cùng của các tuyên bố quan trọng. Các phương tiện truyền thông của Trung Quốc cũng bắt đầu nhấn mạnh vấn đề hợp tác. Từ tháng 8/2011 Ban Quốc tế của tờ Nhân dân Nhật báo, dưới bút danh Chung Thanh, đã công bố nhiều bài viết khẳng định Trung Quốc sẽ ít đối đầu trên Biển Đông. Tháng 1/2012, Chung Thanh thảo luận tầm quan trọng của hợp tác để đạt được các kết quả cụ thể. Do tờ Nhân dân Nhật báo là tờ báo chính thức của Ban Chấp hành TW Đảng Cộng sản Trung Quốc, những bài báo như vậy có thể được coi là chủ trương của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm giải thích chính sách mới đối với độc giả trong và ngoài nước.
Thực tế, Trung Quốc có nhiều tiến bộ trong việc gạt bỏ các bất đồng. Bên cạnh sự đồng thuận với ASEAN tháng 7/2011, tháng 10/2011 Trung Quốc đạt được một thỏa thuận với Việt Nam về “các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển”. Thỏa thuận nhấn mạnh tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển. Từ đó, hai nước thực hiện thoả thuận bằng cách thiết lập một nhóm công tác để
phân chia ranh giới và phát triên khu vực phía Nam của Vịnh Bắc Bộ gần các hòn đảo tranh chấp. Trung Quốc cũng bất đầu hoặc đã tham dự một số hội nghị nhằm giải quyết các mối lo ngại của khu vực trước sự quyêt đoán của Bắc Kinh. Ngay trước khi Hội nghị cấp cao Đông Á tháng 11/2011, Bắc Kinh loan báo sẽ thiết lập quỹ 3 tỷ NDT (476 triệu USD) về hợp tác trên biển giữa Trung Quốc-ASEAN trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường, tự do hàng hải, tìm kiếm vả cứu hộ, chống tội phạm xuyên quốc gia trên biển. Sau đó, Trung Quốc tổ chức một số cuộc hội thảo về hải dương học và tự do hàng hải ở Biển Đông và tháng 1/2012, Bắc Kinh chủ trì một hội nghị của các quan chức cấp cao ASEAN nhằm thảo luận việc thực hiện Tuyên bố ứng xử năm 2002. Phạm vi của các hoạt động hợp tác cho thấy cách tiếp cận mới của Trung Quốc vẫn chỉ là chiến thuật tạm thời. Ngoài các nỗ lực mới để thể hiện Trung Quốc sẵn sàng theo đuổi cách tiếp cận hợp tác hơn, Bắc Kinh cũng ngừng thái độ quyết đoán hơn so với giai đoạn từ năm 2009-2011. Ví dụ, từ năm 2010, các tàu tuần tiễu của Cục Quản lý Đánh bắt cá Trung Quốc ít khi bắt giữ các ngư dân Việt Nam hơn (Từ năm 2005-2010, Trung Quốc bắt giữ 63 tàu thuyền đánh cá và ngư dân Việt Nam cho đến khi họ nộp đủ tiền phạt mới trả tự do). Các tàu thuyền của Việt Nam và Philippin có thể tiến hành thăm dò dầu khí mà không bị Trung Quốc ngăn cản. Nhìn chung, gần đây Trung Quốc không gây khó khăn cho các hoạt động thăm dò ở các vùng biển mà Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền. Rõ ràng, Trung Quốc kiềm chế can thiệp vào các hoạt động như vậy để chứng tỏ họ đang theo đuổi lựa chọn trở thành một nước láng giềng thân thiện hơn.
Nhưng tại sao Trung Quốc theo đuổi cách tiếp cận ôn hòa hơn như vậy? Hơn bao giờ hết, Bắc Kinh nhận ra rằng cách tiếp cận quyết đoán đang ảnh hướng không tốt đến các lợi ích chính sách đối ngoại lớn hơn của Trung Quốc. Một nguyên tắc trong chiến lược quan trọng hiện nay của Bắc Kinh là duy trì quan hệ thân thiện với các nước lớn, các nước láng giềng chung biên giới và thế giới đang phát triển. Thông qua những hành động trên Biển Đông, Trung Quốc đã phá huỷ nguyên tắc này và làm mất đi hình ảnh thân thiện ở Đông Nam Á mà Trung Quốc xây dựng được trong thập kỷ trước. Bắc Kinh đã tạo nên mối quan tâm chung giữa các nước khu vực trong việc chống Trung Quốc và khiến các nước này quay sang tìm kiếm sự ủng hộ của Oasinhtơn. Bằng cách làm đó, hành động của Trung Quốc đã tạo cơ hội cho Mỹ can dự lớn hơn trong khu vực và đưa các bất đồng Biển Đông vào mối quan hệ Mỹ-Trung. Mùa Thu năm ngoái, Trung Quốc nhận thấy họ đã đi quá xa. Hiện nay Bắc Kinh muốn tăng hình ảnh ôn hòa hơn trong khu vực để ngăn chặn khả năng hình thành một nhóm nước châu Á liên kết với nhau chống Trung Quốc, ngăn chặn ý đồ của các nước Đông Nam Á thúc đẩy hơn nữa quan hệ với Mỹ, đồng thời làm suy yếu vai trò lớn hơn của Mỹ trong các bất đồng và khu vực. Đến nay, cách tiếp cận mới của Bắc Kinh dường như đang hiệu quả, đặc biệt với Việt Nam. Trung Quốc và Việt Nam đang tăng cường quan hệ thông qua các cuộc trao đổi cấp cao thường xuyên. Các chuyến thăm của Tổng Bí thư ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh tháng 10/2011 và của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội tháng 12/2011 nhằm củng cố tinh thần và bảo vệ mối quan hệ song phương rộng lớn hơn không bị ảnh hưởng bởi các bất đồng lãnh thổ trên Biển Đông. Tháng 10/2011, hai nước cũng nhất trí kế hoạch 5 năm nhằm thúc đẩy thương mại song phương lên 60 tỷ USD vào năm 2015. Và tháng 2/2012, bộ trưởng ngoại giao hai nước nhất trí thành lập các nhóm công tác về các vấn đề như tìm kiếm và cứu hộ trên biển, thiết lập đường dây nóng giữa hai bộ ngoại giao, bắt đầu đàm phán việc phân chia ranh giới Vịnh Bắc Bộ.
Mặc dù bầu không khí hiện nay trên Biển Đông có vẻ lắng xuống, nhưng Biển Đông có thể tiếp tục xảy ra những bất đồng trong thời gian tới. Bởi vì, thời tiết xấu đã hạn chế hoạt động của các tàu cá và các công ty dầu khí trên Biển Đông. Nhưng khi các hoạt động đánh bắt cá và thăm dò dầu khí trở lại trong mùa Xuân, các sự kiện có thể tăng lên. Nhưng cách tiếp cận mới của Trung Quốc khiến nhiều người hy vọng Trung Quốc sẽ tham gia các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử bắt buộc để thay thế Tuyên bố 2002 và tiếp tục hạn chế. những hành động đơn phương. Nhưng do cách tiếp cận mới phản ánh lô gíc chiến lược, nó có thể kéo dài và cho thấy sự thay đổi chính sách đối ngoại quan trọng hơn của Bắc Kinh. Khi Đại hội Đảng lần thứ 18 đang đến gần, các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn một môi trường bên ngoài ổn định vì sợ rằng một cuộc khủng hoảng quốc tế sẽ làm đảo lộn các kế hoạch thay thế lãnh đạo cuối năm nay. Và mặc dù sau khi các nhà lãnh đạo Đảng mới được bầu chọn, họ cũng sẽ tìm cách tránh các cuộc khủng hoảng quốc tế đồng thời củng cố quyền lực và chú trọng các thách thức trong nước. Cách tiếp cận ôn hòa hơn của Trung Quốc trên Biển Đông cũng cho thấy một bằng chứng nữa: Trung Quốc sẽ tìm cách tránh kiểu chính sách đối đầu như họ theo đuổi với Mỹ năm 2010. Như trong chuyến thăm Oasinhtơn hồi tháng Hai, ông Tập Cận Bình khẳng định Mỹ không cần lo sợ phản ứng của Bắc Kinh đối với chiến lược trở lại châu Á. Thay vào đó, Trung Quốc sẽ dựa vào các công cụ ngoại giao và kinh tế thông thường chứ không phản ứng quân sự trực tiêp đối với chiến lược này. Bắc Kinh cũng không thể quyết đoán hơn nếu điều đó khiến các nước Đông Nam Á tăng cường quan hệ với Mỹ. Chưa biết cách tiếp cận mới của Bắc Kinh có thể kéo dài hay không, nhưng ít nhất nó cũng thể hiện Trung Quốc có thể điều chỉnh chính sách đối ngoại của họ. Đây là dấu hiệu tốt cho sự ổn định trong khu vực.
***
TTXVN (Giacácta 9/4)
Nếu ý kiến về những tranh chấp chủ quyền biển đảo, tranh chấp v các hoạt động khai thác thăm dò dầu khí trên Biển Đông (khu vực qun đảo Trường Sa) và phụ cận, tác giả Robert Beckman – Giám đc Trung tâm Luật Quốc tế và là Phó Giáo sư tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Xinhgapo vừa có bài viết, được đăng trên t Bưu điện Giacácta” , nhan đ “Tranh chấp trên Biển Đông: Liệu Bắc Kinh có một tuyên b hợp pháp?
Giữa lúc các cuộc tranh cãi pháp lý và tranh chấp trên thực tế giữa các bên liên quan trên Biển Đông tiếp tục có những diễn biến phức tạp, tác giả Robert Beckman đã nêu một số phân tích, nhận định đáng xem xét về một số qui định trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), tình hình thực tế, và viện dẫn một số nội dung để cho rằng Trung Quốc có lý khi khẳng định quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với việc thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên dầu khí trong vùng biển xung quanh một số đảo của quần đảo Trường Sa. Theo đó, việc Bắc Kinh phản đối kế hoạch thăm dò dầu khí tại một số lô ngoài khơi đảo Palawan (thuộc chủ quyền Philippin) mà Manila mới loan báo có thể được coi là một hành động hợp pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc.
Trong bài viết này, tác giả cũng nêu ý kiến liên quan đến “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, lập trường còn nhiều khác biệt của Trung Quốc và Philippin về việc xác định tính chất cấu trúc đảo, đá trên biển, phạm vi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của các cấu trúc đó, cũng như cổ vũ cho chủ trương “gác tranh chấp cùng khai thác”. Dưới đây là nội dung bài viết:
Sau một vài tháng khá yên lắng vừa qua, tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippin trên Biển Đông đã lại bùng phát. Va chạm giữa Philippin và Trung Ọuốc được kích hoạt bởi một thông báo của Manila rằng nước này sẽ thiết lập các lô mới ngoài khơi đảo Palawan để khai thác các nguồn tài nguyên dầu khí. Trung Quốc đã phản đối với lập luận một số lô nói trên nằm trong những vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố có quyền chủ quyền và quyền tài phán.
Câu hỏi quan trọng là liệu Trung Quốc có một tuyên bố hợp pháp theo quy định của luật pháp quốc tế về quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với những khu vực bao trùm những lô thăm dò đó hay không. Và nếu như vậy, thì có nghĩa là các lô thuộc diện tranh cãi nằm trong một “khu vực tranh chấp”, và, sự phản đối của Trung Quốc trước hành động đơn phương của Philippin là hợp lệ.
Đường đứt quãng chín đoạn “đầy tai tiếng” thể hiện trên bản đồ của Trung Quốc về Biển Đông gợi ý các nhà phê bình miêu tả tuyên bố của Trung Quốc như là một tuyên bố về “chủ quyền lãnh hải”; họ cho rằng hoặc là Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với tất cả các vùng nước trong đường chín đoạn hoặc là đối với 80% diện tích Biển Đông.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhắc lại rằng Trung Quốc không tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông. Mặc dù Trung Quốc đã không hoàn toàn làm rõ đường đứt quãng chín đoạn, song trong một công hàm ngoại giao chính thức gửi Liên hợp quốc, Bắc Kinh đã tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và các vùng biển liền kề.
Có một nhất trí chung là khi nói đến “các vùng biển liền kề”, người ta hiểu đó là những vùng biển nằm trong phạm vi 12 hải lý tính từ bất cứ lãnh thổ đất liền nào, kể cả các đảo. Hơn nữa, Trung Quốc cũng đã tuyên bố trong công hàm ngoại giao chính thức rằng quần đảo Trường Sa được hưởng một EEZ và thềm lục địa theo quy định của pháp luật Trung Quốc và theo UNCLOS năm 1982. Một quốc gia không có chủ quyền trong EEZ hoặc trên thềm lục địa, nhưng lại có “quyền chủ quyền” và quyền tài phán với mực đích thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên dưới đáy biển, trong lòng đất thuộc EEZ, cũng như trên vùng thềm lục địa của mình.
Philippin tuyên bố có quyền chủ quyền để thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên dầu khí tại các lô thuộc Bãi cỏ Rong, vì Manila đã tuyên bố phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở kết nối các điểm ngoài cùng của hầu hết các hòn đảo ngoài cùng của quần đảo Philippin.
Philippin không tuyên bố EEZ hay thềm lục địa tính liền từ các đảo tranh chấp ở quần đáo Trường Sa. Thay vào đó, quan điểm của Philippin có thể là thậm chí một số cấu trúc gần Bãi cỏ Rong là những hòn đảo bởi vì chúng được hình thành tự nhiên như là những vùng đất đá nổi lên khỏi mặt nước khi thủy triều xuống, các đảo đó chỉ nên được hưởng phạm vi lãnh hải 12 hải lý, mà không phải là một vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa.
Lập trường của Philippin dựa trên sự phân biệt được qui định trong UNCLOS 1982 giữa “đảo” và “bãi đá”. Mặc dù trên nguyên tắc đảo được hưởng một vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, còn “bãi đá”, nơi không thể duy trì hoạt động cư trú hay kinh tế của con người, chỉ được hưởng một vùng lãnh hải 12 hải lý.
Hiệu quả thực tế từ các quan điểm của Philippin là nhằm giảm các “khu vực tranh chấp” tại quần đảo Trường Sa và trong phạm vi 12 hải lý tiếp giáp. Do các lô tại khu vực Bãi cỏ Rong nằm cách xa các đảo tranh chấp hơn 12 hải lý, nên chúng không nằm trong các khu vực có tranh chấp, mà hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippin tính từ chính quần đảo này.
Trung Quốc duy trì lập trường cho rằng một số cấu trúc thuộc quần đảo Trường Sa nằm gần với Bãi cỏ Rong, chẳng hạn như Nanshan Island (đảo Vĩnh Viễn – tên Việt Nam), chính là những “hòn đảo” theo UNCLOS, vì nó được hình thành tự nhiên như là các khu vực đất đá nối lên trên mặt nước khi thủy triều xuống. Hơn nữa, Trung Quốc có thế duy trì lập luận một số các đảo này được hưởng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa vì chúng có khả năng duy trì sự cư trú hay đời sống kinh tế của con người.
Neu Trung Quốc tuyên bố rằng một số trong những hòn đảo nằm gần Bãi Cỏ Rong được hưởng một vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, thì Bắc Kinh có thế duy trì lập luận nước này có quyền chủ quyền và quyền tài phán theo UNCLOS để thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên dầu khí ở các khu vực đó. Bởi vậy, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa tính từ các đảo tranh chấp sẽ chồng chéo với các vùng đặc quyền kinh tế của Philippin tính từ quần đảo Philippin.
Nếu các lô đang tranh cãi gần Bãi cỏ Rong nằm trong khu vực tranh chấp, điều này sẽ có ý nghĩa đối với các hoạt động có thể được tiến hành hợp pháp bởi Philippin và Trung Quốc. Các phán quyết của trọng tài quốc tế gần đây cho thấy các hoạt đông đơn phương thăm dò và khai thác trong khu vực tranh chấp là “trái với UNCLOS”, đặc biệt nếu chúng liên quan đến hoạt động khoan đáy biển.
Giờ đây, có thể nói rằng Trung Quốc có cơ sở theo UNCLOS và luật pháp quốc tế để khẳng định quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với việc thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên dầu khí trong vùng biển xung quanh một số đảo của quần đảo Trường Sa. Theo đó, việc Trung Quốc phản đối Philippin có thể được coi là một hành động hợp pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc.
Cách tốt nhất trước mắt có thể là hai nước gác sang một bên các tranh chấp về chủ quyền và tranh chấp về đảo hay bãi đá, tiến hành đàm phán để xác định các khu vực tranh chấp có thể là nơi triển khai thỏa thuận hợp tác phát triển. Cùng lúc, hai nước cần kiềm chế và không có bất kỳ hoạt động đơn phương nào làm trầm trọng thêm các tranh chấp vốn đã phức tạp./.

Chiến dịch bất động sản bắt đầu!

Thường Sơn (Phía Trước)
-
Ít ra, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng có một lý do xác đáng để thuyết minh cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, để cả hai lại cùng giải thích cho vô số nghi vấn của dư luận xã hội: cứu bất động sản cũng có nghĩa là cứu nền kinh tế!
Khi Ngân hàng Nhà nước lộ diện
Giới quan sát quốc tế luôn có lý do để ngạc nhiên và hoài nghi về những động thái khó đoán trước được của các cơ quan điều hành kinh tế Việt Nam. Tuần lễ gần trung tuần tháng 4/2012 lại bổ sung thêm một ví dụ tiêu biểu cho hai phía cung cấp và tiếp nhận thông tin.

Có thể nói, đó là một tuần lễ đầy biến động đối với toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Lần thứ hai liên tiếp trong chưa đầy một tháng, Ngân hàng Nhà nước công bố hạ lãi suất, kéo trần lãi suất huy động về mức 12%. Trước đó, đợt kéo hạ lãi suất từ 14% vể 13% đã được tiến hành vào giữa tháng 3/2012.
Khá nhiều tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB), Ngân hàng ANZ và Ngân hàng HSBC có chi nhánh ở Việt Nam, hay những tổ chức truyền thông như BBC, RFI và tờ Financial Times, đều bày tỏ sự ngạc nhiên và thái độ “quan ngại” về cơ chế hạ lãi suất có vẻ như quá nhanh như trên. Trong cách nhìn đầy vẻ “học thuật” của các tổ chức này, một khi lạm phát chưa thực sự ổn định thì các chính phủ sẽ không có đủ lý do thuyết phục để giảm lãi suất – một hành động tăng cung tiền ra thị trường và do đó có thể gây tái lạm phát.
Nhưng xét ra, động thái hạ lãi suất liên tục của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ chẳng có ý nghĩa tác động đáng kể nào, mà như thế lại càng chứng tỏ rằng giới quan sát quốc tế có lý, nếu sự việc này không liên quan đến một góc sâu tối khác: bất động sản.
Cùng với văn bản ở cấp độ thông tư về hạ lãi suất, Ngân hàng Nhà nước cũng cho ra đời một công văn lẻ, mang Số 2056, trong đó lần đầu tiên công khai loại trừ nhóm dự án xây dựng nhà ở trong khu đô thị khỏi mức khống chế tín dụng cho vay tối đa 16% tại các ngân hàng, như một quy định cũng của cơ quan này trong một văn bản vào giữa tháng 2/2012. Một chi tiết rất đáng chú ý kèm theo trong văn bản 2056 là tất cả các dự án có khả năng hoàn thành trong năm 2012 và cả sau năm 2012 đều có thể được nhận tín dụng cho vay từ giới ngân hàng.
Điều mà giới đầu tư Việt Nam vẫn còn hoài nghi và thầm thì bàn tán trước đây, giờ đã trở thành một hiện thực hiển nhiên: bất động sản được giải cứu – một động tác giải cứu công khai không cần bàn cãi. Dù rằng trước đây  các cơ quan tham mưu cho chính phủ đều lên tiếng cam kết về việc sẽ tuyệt đối không cho các dự án căn hộ cao cấp vay thêm tiền, nhưng xem ra với cơ chế loại trừ có thể được suy diễn theo nhiều cách, chắc chắn sẽ có nhiều dự án căn hộ cao cấp tiếp tục được bơm vốn và thoát cửa tử.
Với một loạt văn bản được ban hành trong thời gian gần đây, kể cả một dự thảo thông tư về tăng tỷ lệ vốn cho vay trên vốn huy động từ 80% lên 95%, cũng như hạ hệ số rủi ro của hai lĩnh vực được coi là nhạy cảm là bất động sản và chứng khoán từ 250% xuống 150%, dĩ nhiên Ngân hàng Nhà nước đã bật phát tín hiệu đèn xanh để các ngân hàng trong hệ thống tăng dần lượng cung cho vay tiền, đẩy một luồng tín dụng lớn vào xã hội và do đó có thể phục hồi các thị trường đầu cơ.
Chuyển giao quyền lực giữa các nhóm lợi ích
Thực ra, chiến dịch giải cứu bất động sản đã bắt đầu từ một năm trước đây. Bối cảnh đó xảy ra vào tháng 4/2011, khi nền kinh tế Việt Nam, như một sự trùng hợp với kinh tế Mỹ, bắt đầu tiến vào “con đường đau khổ”. Cùng với không khí lạm phát tăng vọt và sản xuất phát ra những tín hiệu đình trệ đầu tiên, ngành bất động sản cũng lâm vào thế bán không ai mua.
Đó cũng là thời gian mà giới kinh doanh bất động sản Việt Nam phải chứng kiến tỷ lệ hàng tồn kho của mình tăng vọt – một “điềm báo” cho những tỷ lệ tương đương của các ngành khác mà đã xuất hiện sau đó, vào cuối năm 2011. Ngay cả đối tượng đất dự án, tức đất đã giải tỏa, làm hạ tầng cơ sở và được phân lô, mà còn rất khó khăn trong tiêu thụ, thì có thể xem loại phân khúc căn hộ cao cấp (“cao cấp” cũng là một đặc trưng sính dùng của các doanh nghiệp Việt Nam), với giá bán lên đến 25-30 triệu đồng/m2 tại Hà Nội, đã làm cho người tiêu dùng không thể tiếp cận được. Do vậy, không ngạc nhiên khi tại Thủ đô vẫn tồn ứ đến ít nhất 40.000 căn hộ trung – cao cấp, còn tại TP. Hồ Chí Minh con số tồn đọng phân khúc này còn lớn hơn: khoảng 50.000.
Cho tới cuối năm 2011, những con số trên vẫn không thay đổi, tức không giảm bớt như một dấu hiệu thị trường được phục hồi, mà thậm chí còn tăng lên tương đối khi một số doanh nghiệp bất động sản, bất chấp trong tình trạng hết sức khó khăn về vốn liếng, vẫn phải tiếp tục tiến độ xây dựng và do đó lại càng làm tăng cung ra thị trường, gây mất quan hệ cung – cầu trầm trọng.
Bộ Xây dựng đã trở thành cơ quan khởi phát chiến dịch giải cứu bất đông sản vào tháng 4/2012. Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng của bộ này, cùng vài nhân vật khác trong Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (một cơ quan tư vấn cho chính phủ), vào giữa năm 2011 đã lần đầu tiên đệ trình chính phủ một đề án về “phát triển thị trường bất động sản”. Tuy nhiên, không may mắn cho đề án này là thời điểm tháng 7/2011 lại là lúc mà ông Nguyễn Tấn Dũng và những đồng sự thân cận của ông phải ưu tiên xúc tiến cho chiến dịch thành lập chính phủ mới, với mục tiêu “ổn định chính trị” trên hết.
Ngay cả sau khi chính phủ mới được Quốc hội “bầu chọn” vào đầu tháng 8/2011, tình hình thị trường bất động sản vẫn chẳng có gì khả quan hơn. Cho dù hàng loạt cuộc hội thảo về thị trường này đã được tiến hành từ Bắc vào Nam, bất chấp những cố gắng không ngưng nghỉ của Bộ Xây dựng nhằm thỏa mãn yêu cầu của các nhóm đầu cơ và doanh nghiệp bất động sản, tình hình tiêu thụ sản phẩm trong quý 3 và quý 4 năm 2011 vẫn gần như một con số 0 tròn trĩnh.
Vào tháng 9/2011, lần thứ hai trong năm, Bộ Xây dựng lại trình chính phủ một đề án về thị trường bất động sản. Tuy nhiên vào giai đoạn này, có vẻ như đó là cố gắng cuối cùng của bộ này, khi vai trò của một cơ quan khác – Ngân hàng Nhà nước – bất ngờ nổi lên.
Nắm trong tay hầu như toàn bộ huyết mạch tín dụng quốc gia, chính Ngân hàng Nhà nước, chứ không phải Bộ Xây dựng hay một cơ quan nào khác, mới là người có tiếng nói quyết định về việc có cần “giải cứu” đối với bất động sản hay không.
Thị trường bất động sản vì thế cũng đã bước sang một thời kỳ mới, được coi là sự chuyển tiếp của các nhóm quyền lực.
Quyết định cuối cùng
Lẽ ra tình hình đã chưa thể mang sắc thái hồi sinh đối với thị trường bất động sản ở Việt Nam, nếu như không khí chung của nền kinh tế chưa đến nỗi quá tồi tệ. Nhưng vào quý đầu của năm 2012, trong khi các ngân hàng lớn nhỏ vẫn còn say sưa “gom hàng” qua hoạt động siết nợ các dự án đất nền và căn hộ của doanh nghiệp bất động sản, sự lây lất không lối thoát của doanh nghiệp các ngành sản xuất, nông nghiệp, xuất khẩu lại có nguy cơ bùng vỡ giới hạn cuối cùng của nó, khi chính sách thắt chặt tín dụng đã bị Ngân hàng nhà nước duy trì quá lâu, với một thái độ không thể nói khác hơn là đầy dụng ý khi gây ra như vậy.
Sau chuỗi thời gian buộc phải im lặng, gần đây đã xuất hiện vài tiếng nói từ chính giới doanh nghiệp bất động sản, cho rằng động cơ chính mà các ngân hàng cố tình trì hoãn việc cho doanh nghiệp bất động sản vay vốn là nhằm đẩy các doanh nghiệp này vào tình hình không thể trả nợ được nên buộc phải gán nợ bằng chính dự án bất động sản cho ngân hàng, và khi đó ngân hàng sẽ trở thành ông chủ nợ lớn nhất, không chỉ siết nợ dự án bất động sản mà còn ra tay thâu tóm toàn bộ doanh nghiệp.
Logic trên lại hoàn toàn hợp lý với cách hành xử của Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt trong thời gian từ tháng 9/2011 đến tháng 3/2012. Đặc trưng rõ rệt nhất của thời gian này là bất chấp tiếng than vãn, kêu rên của khối doanh nghiệp, bỏ qua nhiều lần được đích thân Thủ tướng trực tiếp yêu cầu, người đứng đầu của Ngân hàng Nhà nước vẫn lẳng lặng trong im lặng. Thời gian cứ vậy mà mòn mỏi trôi qua, cho đến một lúc nào đó, dĩ nhiên người ta phải hiểu ra một triết lý thấm đẫm từ đời này sang đời khác là khủng hoảng chính là cơ hội, tình hình doanh nghiệp càng bĩ cực thì những cái vòi bạch tuộc của ngân hàng lại càng có cơ may để trục lợi, hay nói theo từ ngữ dân gian là “hút máu” nhiều hơn…
Như một tín hiệu đồng nhất, khi một loạt văn bản về hạ lãi suất và tăng cung tín dụng của Ngân hàng Nhà nước được ban hành, trên mặt báo chí trong nước đã vọng lên tiếng nói của một số chuyên gia, với nhận định về việc thị trường bất động sản đã lập đáy, giá bất động sản không thể tiếp tục rơi nữa.
Cũng lần đầu tiên kể từ khi chấp nhiệm chức vụ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước từ tháng 8/2011, ông Nguyễn Văn Bình đã công khai nói việc về “cởi trói” cho thị trường bất động sản. Sự việc này xảy ra vào tháng 4/2012, trong bối cảnh mà trong giới “giang hồ” lan truyền tin đồn đã xảy ra một quyết định cuối cùng, thuộc loại quan trọng nhất, của những nhóm đầu cơ lớn nhất về số phận thị trường bất động sản Việt Nam.
Chiến dịch bất động sản bắt đầu!
Việt Nam, một quốc gia luôn nổi trội về các loại hình và phương thức đầu cơ, không chỉ phong phú trong khối tư nhân mà còn đặc sắc trong giới quan chức chính quyền. Sự nổi trội ấy vẫn luôn tạo được ưu thế về tỷ lệ lợi nhuận so với phần lớn các thị trường đầu cơ trên thế giới. Chứng khoán chính là một thị trường hết sức đặc thù như thế.
Bị lũng đoạn hoàn toàn, thị trường cổ phiếu ở Việt Nam hoàn toàn dễ dàng được điều hành bởi một nhóm đầu cơ lớn – những khuôn mặt tối tăm sau cánh gà âm u mà người ta vẫn kiêng nể gọi là “nhà tạo lập thị trường”, bất kể thị trường có thể được đánh lên gấp đôi hoặc gấp ba tùy vào ý muốn của các nhà tạo lập đó.
Khởi động với độ trễ khoảng 3-4 tháng sau thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản đang nằm trong triển vọng được đánh lên một lần nữa kể từ năm 2007 đến nay. Nhưng có thể là lần cuối cùng, với động cơ lớn nhất là xả hàng.
Lần này, với vai trò chủ công hoạt náo gần như công khai của nhóm ngân hàng, bất động sản sẽ là nơi hội tụ đầy đủ các dòng tiền then chốt: tiền từ kênh gửi tiết kiệm, tiền từ kênh cho vay, tiền từ kênh chứng khoán, và chắc chắn từ kênh vàng chuyển qua.
Ít ra, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng có một lý do xác đáng để thuyết minh cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, để cả hai lại cùng giải thích cho vô số nghi vấn của dư luận xã hội: cứu bất động sản cũng có nghĩa là cứu nền kinh tế, doanh nghiệp bất động sản được vay cũng có nghĩa là các doanh nghiệp èo uột khác mới có điều kiện để “tiếp cận nguồn vốn vay giá rẻ”.
Nhưng cũng từ đây, vai trò của nhóm lợi ích ngân hàng đã chính thức trở nên bá chủ ở Việt Nam. Kết quả của tinh thần độc tôn ấy chỉ có thể đo đếm bằng số lượng những “đồng chí giám đốc” ngân hàng có tài sản hàng tỷ đô la đến năm 2014 – như một lời “nguyện ước” cách đây không lâu, và sẽ càng làm hố phân hóa xã hội ở quốc gia miền lúa nước này thêm rộng lớn và sâu sắc hơn bao giờ hết.
Chiến dịch bất động sản đã bắt đầu!
Tất cả những gì đã, đang và sẽ diễn ra trên phương diện kinh tế – chính trị học ở Việt Nam vẫn sẽ là những gì mà chúng ta cần đề cập đến về sau này, với một thái độ nghiêm túc nhưng không kém phần hài hước.
© 2012 TCPT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét