Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

Tiền xóa đói giảm nghèo biến thành tiền cho vay nóng - Bộ Giáo dục là bậc thầy trong sử dụng ngôn ngữ

Tiền xóa đói giảm nghèo biến thành tiền cho vay nóng

...cc : Bài viết này, chuyện thì thật, nhưng “ý” không đúng – Một số rất ít còm trên mạng bảo là “VOA-RFA-RFI-BBC- Danlambao, mấy blog lề trái, không lề” là bọn phản động ( đối với XHCN , nhưng mà chắc chắn số này vào đọc nhiều hơn ai cả , vì đọc nhiều mới “thấy” phản động) cũng có lý đấy chớ.
   Đây nè, cứ đưa tiền khơi khơi ( tiền này do đi ngửa tay xin thiên hạ, than nghèo khổ nó thương nó cho, tiền thuế của người Dân, đến trên 400 thứ thuế phí mà) cho mấy Ông Bà VÔ SẢN (Công Nông- tức là Ông Bà Bần cố ,làm thuê cho chủ…) xài với lãi suất chưa đủ trả ly cà phê thì mấy Ông Bà thoát nghèo thật đấy – Nếu thoát nghèo hết làm sao còn “Đấu tranh Giai cấp” ,”làm cách mạng ” -làm sao còn Giai cấp VÔ SẢN để người lãnh đạo Giai cấp chống bọn giàu có, địa chủ, bọn Tư sản tư bản….Mà mấy thứ này không còn làm sao thực hiện con đường tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên CNXH- 
Nhóm phóng viên tường trình từ VN

Ngày 28 tháng hai vừa qua, thủ tướng chính phủ Việt Nam thông qua đề xuất của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình và hứa sẽ rót cho nông nghiệp một số tiền lên đến hàng chục ngàn tỉ đồng. Vấn đề ông thủ tướng hứa không biết có làm cho người nông dân vui hơn và nhiều hy vọng hơn hay không. Nhưng có một thực tế mà nông dân nghèo đang bị những thứ chính sách thiếu trách nhiệm đè đầu cưỡi cổ và nỗi bất bình trong người nông dân ngày càng cao. Gói cho vay xóa đói giảm nghèo của nông dân nghèo đã bị hô biến thành tiền cho vay nặng lãi, tiền vay nóng đang là ung nhọt rất lớn đối với nông nghiệp Việt Nam.
Cán bộ hô biến tiền nông dân
Ông Nguyễn Hải Trung, người huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình chia sẻ: “Thì với ngân hàng chính sách đó, tụi hắn làm trong tổ vay vốn đó, con tổ trưởng nó vay vốn ra rồi nó cho vay nóng lại chứ dân đâu vay được đâu. Một số nó làm hồ sơ giả đem vô ngân hàng rồi nó lấy tiền ra. Tụi nó cho vay nóng một triệu lấy tới một trăm mấy, hai trăm ngàn, tức là một trăm mấy mươi phần trăm ấy. Toàn bộ những gói vay ví dụ gói xóa đói giảm nghèo này, lãi suất là 0%, đâu có lãi đâu. Còn những gói kia, ví dụ như gói vay sửa nhà của người nghèo chỉ có 0.04% thôi, một triệu một tháng chỉ nộp lãi bốn ngàn hoặc năm ngàn đồng thôi. Tụi nó vay hết rồi đâu còn người dân nào được vay đâu. Đi hỏi quanh đây, không có ai được vay cả. Thế tụi nó mới có tiền để ung dung chứ lấy tiền đâu. Bí thủ bí dĩ phải đi vay nóng của tụi nó, lãi suất tới một trăm mấy phần trăm ấy chứ!”
Ông Trung bức xúc nói rằng theo chỗ ông tìm hiểu, hiện tại có rất nhiều hộ nông dân nghèo ở quê ông chưa hề biết đồng tiền xóa đói giảm nghèo là gì và họ cũng chưa nghe ai nói cho họ biết cái tiêu chuẩn xóa đói giảm nghèo này. Thế nhưng tên tuổi của họ lại bị gom về thành một danh sách và họ bị lợi dụng trắng trợn.
Tụi nó vay hết rồi đâu còn người dân nào được vay đâu. Đi hỏi quanh đây, không có ai được vay cả. Thế tụi nó mới có tiền để ung dung chứ lấy tiền đâu.
- Ông Nguyễn Hải Trung
Nghĩa là có rất nhiều người bị giả mạo chữ ký trong những cuốn sổ vay xóa đói giảm nghèo khống, sau đó chính cán bộ ngân hàng toa rập với những đầu nậu cấp thôn mà trên danh nghĩa là tổ trưởng tổ phụ nữ hoặc chi hội trưởng chi hội phụ nữ xã để cho vay khống. Khoản tiền vay này lên đến vài tỉ đồng, có nơi ba tỉ, có nơi năm tỉ. Và khoản tiền này được vay với lãi suất rất thấp là 0,05% trên mỗi tháng. Sau đó, các cán bộ này dùng nó để cho vay nặng lãi chừng một đến hai tỉ, số tiền còn lại thì gởi ngân hàng lấy lãi với mức lãi từ 0,5% đến 2% mỗi tháng. Như vậy, chỉ riêng tiền lãi ngân hàng, họ đã kiếm được từ gấp mười cho đến gấp bốn mươi lần tiền lãi gốc.
Và trong nhiều trường hợp, người nông dân nghèo vì gặp phải thiên tai, bệnh tật, lại đi vay nặng lãi với lãi suất rất cao, có khi lên đến 10% mỗi tháng của chính những kẻ đã hô biến tiền xóa đói giảm nghèo. Riêng về những kẻ đã hô biến tiền của nông dân nghèo, họ chỉ việc hằng tháng đi rút lãi và đóng một ít rất nhỏ vào tiền lãi của quĩ xóa đói giảm nghèo, đóng đều đặn, đóng đủ hằng tháng và ngân hàng lại báo cáo về cấp trên về thành tích đóng lãi suất cũng như hoàn vốn đúng kì hạn của cán bộ cấp xã. Lúc này, chính phủ lại gửi bằng khen về thành tích xuất sắc trong việc điều động của loại cán bộ vừa nêu.
Kết cục của việc này là người nông dân hoàn toàn không hay biết về chuyện người ta đã dùng tên của mình trong danh sách vay nợ và người ta đã dùng chính quyền lợi của mình để cho mình vay nóng. Hay nói cách khác là người nông dân đã phải vay với lãi suất rất cao trên chính khoản tiền xóa đói giảm nghèo và khoản hỗ trợ các dự án nông nghiệp của mình.
Gói tiền cho nông dân sẽ về đâu?
Một người dân khác ở Ngọc Lặc, Thanh Hóa, bức xúc nói: “Nếu nói về mặt pháp luật thì họ sai, nếu nói về mặt tình cảm thì họ không được tốt, đạo đức họ không tốt. Họ đặt lợi ích cá nhân của họ lên trên, trong khi những người nghèo, đang cần tiền thì họ không cho vay mà họ sử dụng vào việc khác. Hơi cục bộ, vì có thể họ biết nhưng mà họ bao che, hoặc họ nới lỏng công tác quản lý, họ cố tình làm vậy!”
Theo người nông dân này, vấn đề ông thủ tướng chính phủ đưa ra là hoàn toàn tốt. Nhưng chính cái nền đạo đức mạt hạng của giới cán bộ Việt Nam đã làm cho những chính sách tưởng là tốt cho nông dân lại trở thành cái bẫy sập người nông dân trong thế cù cum, hết đường cựa quậy.
Ví dụ như khoản tiền xóa đói giảm nghèo hoặc những gói tiền rót xuống để mở rộng qui mô nông nghiệp, xây dựng những dự án nông nghiệp cho tương lai thì nó không được đến tay người nông dân mà nó trở thành một gói tiền cho vay nặng lãi hoặc thành vốn của các loại ngân hàng cấp tỉnh, cấp huyện. Lúc này, kẻ được lợi là cán bộ ngân hàng cùng một số cán bộ thôn, xã chứ người nông dân không được bất kì quyền lợi nào.
Và nguy hiểm hơn nữa là khi có gói tiền này về, nó làm đảo lộn văn hóa cũng như đẩy đạo đức con người xuống mức thấp nhất. Ví dụ như các cán bộ ngân hàng và các loại cán bộ thôn, xã thì không cần bàn về tư cách cũng như đạo đức của họ nữa. Nhưng với người dân nghèo, tư cách, phẩm hạnh của họ cũng sẽ bị liên lụy.
Diễn giải vấn đề này, ông nói thêm về vấn để cá độ, chơi hụi cũng như số đề. Người nông dân vốn chân lấm tay bùn, chân chất làm ăn và không dám nghĩ đến chuyện liều lĩnh. Nhưng chính những tay cán bộ đang cầm vốn của nông dân lại nghĩ ra những chiêu trò để bẫy người nông dân, càng nhiều nông dân sập bẫy, họ càng kiếm lãi được nhiều.
Ngược lại, với người nông dân, một khi gặp thiên tai hoặc mùa màng thất bát, đời sống trở nên bấp bênh, khó khăn vô cùng. Những lúc như thế, người ta dễ dẫn đến nghĩ quẩn và mong cầu vào những thứ vô hình. Đánh vào tâm lý này, đám cầm cái số đề và cá độ bóng đá bắt đầu quần thảo các xóm làng và thả mồi chài để cho vay vốn đánh lô đề. Đây cũng là lúc các thanh niên trở nên hư hỏng, liều lĩnh, lao đầu vào cờ bạc như một con thiêu thân.
Đa phần thanh niên khi chơi số đề và cá độ bóng đá bị thua lại tìm cách vay nóng để gở gạt. Và đây cũng là lúc bọn ăn trên đầu nhân dân tha hồ hưởng lợi, những gói tiền rót cho nông dân được bọn chúng tung ra cho vay và tổ chức những đường dây đòi nợ thuê nhằm giữ đồng vốn không bị hao hụt. Nhiều nông dân đã nghèo còn phải rơi vào cảnh mất trắng nhà cửa vì con cái của họ lỡ vay nóng, cầm sổ đỏ và bị xã hội đen đến nhà hăm dọa, hành hung.
Cuối cùng, khoản tiền ưu tiên cho dân nghèo vay lãi suất thấp để xóa đói giảm nghèo lại thành cái bẫy sập người nông dân vào chỗ trắng tay. Trong chuyện này, một phần do uy tín cũng như năng lực quản lý của nhà nước cấp trung ương quá kém, không thể điều tiết và quán xuyến được những dự án. Phần khác, do đạo đức cán bộ đã xuống cấp trầm trọng và các cán bộ địa phương đang dần đổi màu thành xã hội đen để hưởng lạc ngay trên nỗi nghèo khổ của người nông dân.
Đến bao giờ người nông dân bớt khổ. E rằng phải nhắc đến mấy câu ca dao: Con vua thì được làm vua/ Con sãi ở chùa thì quét lá đa/ Bao giờ dân nổi can qua/ Con vua thất thế lại ra quét chùa.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Nguyễn Vạn Phú - Vì sao bỏ giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn?

Vì sao bỏ giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn?

Tại một hội thảo về dự án Luật Hộ tịch sáng nay, ông Nguyễn Công Khanh, Cục trưởng Cục Hộ tịch - Quốc tịch - Chứng thực (Bộ Tư pháp) cho biết khi Luật Hộ tịch có hiệu lực, nhiều giấy tờ sẽ được cắt giảm, các loại giấy như khai sinh, chứng nhận kết hôn... sẽ không còn.

Báo tường thuật vậy không biết có chính xác không. Nếu chính xác thì phải nói mấy ông ở Bộ Tư pháp, nơi soạn thảo cái này không biết phân biệt được giữa trách nhiệm của nhà nước với công dân và việc cải tiến cách quản lý trong nội bộ bộ máy hành chính.

Gom hết tất cả thông tin của công dân vào sổ bộ hộ tịch để dễ quản lý là chuyện của nhà nước, không liên quan gì trực tiếp đến công dân và gom như thế không có nghĩa bỏ giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn rồi xem đó như một bước tiến lớn trong quản lý!!!

Trong khi quy trình thủ tục đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn vẫn như cũ chỉ khác là không cấp giấy khai sinh hay giấy chứng nhận kết hôn thì rõ ràng nhà nước tạo ra những khó khăn mới cho người dân chứ cải tiến cái gì. Không lẽ khi nào cần chứng nhận, dân phải chạy đi xin trích lục từ cái sổ bộ hộ tịch đó?

Cấp giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn là nhiệm vụ của nhà nước, nhận giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn để sử dụng cho cá nhân là quyền của công dân – sao lại bỏ? Bởi nếu tất cả quan hệ của công dân là chỉ với nhà nước thì họ chỉ cần dãy số để nhà nước định danh họ là ai cũng đủ rồi. Nhưng công dân còn quan hệ với công dân, sao lại tước bỏ họ cái quyền có những giấy tờ chứng nhận họ là ai, quan hệ hôn nhân của họ như thế nào?
Bộ Giáo dục là bậc thầy trong sử dụng ngôn ngữ 

Trong văn bản số 694/BGDĐT-GDMN (ngày 18-2-2014), Bộ nói rất dứt khoát “Tuyệt đối không tổ chức dạy thêm ngoại ngữ cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non”. Đó là vì Bộ quan sát thấy “tại một số tỉnh, thành phố vẫn còn hiện tượng các cơ sở giáo dục mầm non tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ dưới hình thức dạy thêm có thu học phí”.

Đúng 1 tháng sau, Bộ ban hành văn bản khác (1303/BGDĐT-GDMN), lần này thì nói ngược lại “Ở những nơi có điều kiện, phụ huynh có nhu cầu, các cơ sở giáo dục mầm non có thể tổ chức thí điểm cho trẻ làm quen với ngoại ngữ...”

Cái này là Bộ chịu khó vẽ đường cho hưu chạy: dạy thêm thì không được còn cho trẻ làm quen với ngoại ngữ thì được. Mới thấy sức ép vận động của những nơi đang tổ chức cho trẻ “làm quen” với ngoại ngữ nó mạnh như thế nào. Đến trẻ mầm non mà cũng cho phép người lớn nhảy vào kinh doanh thì không hy vọng gì ở nền giáo dục này nữa.
Nguyễn Vạn Phú 
  Theo FB Nguyễn Vạn Phú

Tôi không hiểu bài phát biểu này “vĩ đại” và “làm thay đổi thế giới” ở chỗ nào.

Giang Lê


Người dịch bài diễn văn “vĩ đại làm thay đổi thế giới” này không biết “антисемиты” (anti-Semites) là “bài Do thái” nên dịch thành “chống đối người Xê-mít” :-) So sánh với bản gốc (và bản Google dịch sang tiếng Anh) có thể thấy bản dịch tiếng Việt “bảo hoàng hơn vua”, có những chỗ người dịch để … hoặc bỏ hoàn toàn để tránh nói xấu về quá khứ của LX. Thậm chí chứ “большевики” (Bolsheviks) cũng không dám dịch đúng.
Tôi không hiểu bài phát biểu này “vĩ đại” và “làm thay đổi thế giới” ở chỗ nào. Với tôi bài này dài dòng, kể lể (kể khổ lẫn kể tội) rất nhiều nhưng khá lủng củng. Nếu để vận động nationalism của dân Nga thì khá yếu ớt, nếu để xoa dịu phương Tây thì hơi thách thức, nếu để cảnh báo Ukraine thì quá nhã nhặn. So với tuyên ngôn độc lập HCM đọc năm 1945 cũng không bằng chứ đừng nói gì những bài phát biểu “vĩ đại” khác.
Tôi đánh giá bài phát biểu này bộc lộ vị thế “chiếu dưới” của Nga, không còn “ngổ ngáo” như ngày trước. Putin phải viện dẫn Kosovo, Đức thống nhất, rồi phải “nịnh” TQ, Ấn độ chỉ để giữ được Crimea và nhất là Sevastopol, không để viễn cảnh NATO bành trướng đến đó vì Ukraine sẽ gia nhập tổ chức này trong tương lai. Một thành viên nặng ký trong G8 chỉ cần nói một tiếng “không” chứ không phải bi lụy như vậy. TQ với vấn đề Đài loan, Tây tạng, Senkaku, HS-TS cứng rắn hơn nhiều.
Bài phát biểu này cũng cho thấy Nga đã chấp nhận “buông” Ukraine, thôi chúng mày muốn làm gì thì làm, theo ai thì theo nhưng để Sevastopol lại cho hạm đội Biển Đen của tao. Điều này có lẽ không chỉ làm các láng giềng nhỏ của Nga mà cả phương Tây thở phào, coi như mất Crimea là cái giá phải trả chỉ có dân Ukraine ngậm ngùi. Nghe bài phát biểu này Yanukovich chắc lo sợ cho tương lai của mình khi Putin thẳng thừng mắng những lãnh đạo cũ của Ukraine chỉ lo “vắt sữa” mà chẳng làm được gì cho dân cho nước (mà tại sao Nga lại chứa chấp những kẻ đó?).
Nếu tôi là một người dân ở Crimea, tôi cũng đã bỏ phiếu gia nhập Nga trong cuộc trưng cầu dân ý weekend vừa rồi. Không phải vì tôi yêu nước Nga và tôn kính Putin, mà đó là cách duy nhất để tránh chiến tranh/đổ máu giữa Nga và Ukraine trong hoàn cảnh hiện tại. Nhưng hãy nhớ rằng Putin đã công khai ủng hộ “ý nguyện” của người dân Crimea tách khỏi Ukraine thì sẽ “khó ăn khó nói” nếu 10-20 năm sau người dân ở đây tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý khác để “thoát Nga”. Rồi có thể còn những cuộc trưng cầu dân ý tương tự ở Kalinigrad, Chechnya và các nước cộng hòa tự trí khác.
Nội dung bài diễn văn “vĩ đại làm thay đổi thế giới” của TT Putin

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét