Phạm Chí Dũng - Điều trần dân chúng và cơn đau đẻ giả hiệu
Đã quá muộn để người dân Việt Nam được thốt lên tiếng lòng họ trong phòng họp kín Quốc hội. Cũng đã quá muộn để 500 nghị sĩ dân bầu cứu vãn được quyền đại diện của họ trong tâm hồn và trái tim dân chúng.
Đã quá muộn!
Đầu năm 2014, lần đầu tiên thuật ngữ “điều trần” được một số nhà nghiên cứu và quan chức Việt Nam mô tả cho một hoạt động tại Quốc hội và cũng là một cách hiểu biến tấu của từ “giải trình”. Nếu chỉ xét về mặt từ ngữ, có thể ghi nhận đây là một cú nhích nhẹ nhàng về thế giới ngôn ngữ học phương Tây, nhưng lại rất gần với sự kiện Nhà nước Việt Nam vừa tham gia buổi điều trần Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền (UPR) vào đầu tháng 2/2014 tại Thụy Sĩ, nơi mà một số giới quan sát quốc tế đã phải tôn xưng phong cách điều trần của phái đoàn Việt Nam là “nói như vẹt”.
Mới đây, “dân sẽ được tham gia thoải mái” lại là một cách diễn đạt khác thường của giới quan chức và các nhà lập pháp khi diễn tả về không khí bàn tròn của Bộ Xây dựng với một số người dân liên quan đến một quy định về cách tính diện tích căn hộ của ngành này. Tuy thế, sự kiện cần được lịch sử phán xét nghiêm khắc hơn nhiều là từ năm 1975 đến nay mới bắt đầu diễn ra động thái cơ quan lập pháp tạm thời thừa nhận và có thể chấp nhận cho dân chúng tham gia đối thoại trực tiếp. Trong khi đó, lịch sử ở các quốc gia phát triển đã được ấn định như một cơ chế thường xuyên về sự tham gia của dân chúng vào các cuộc họp hội đồng dân biểu từ cấp địa phương đến cấp trung ương.
Thời gian quá dài với gần bốn chục năm, nhưng tiếng nói của người dân lại quá ngắn trong vô số nỗi thất vọng về những gì mà những người nghiễm nhiên được bầu đã mang đến cho họ. Bản Hiến pháp 2013 là một thách thức trực tiếp và biến thành một trái cấm chỉ có nhìn không có ăn đối với đại đa số cử tri thấp cổ bé họng.
Cơn xấu hổ rùng mình
Một phản ứng hoàn toàn bất ngờ đối với đảng cầm quyền là ngay sau khi dự thảo Hiến pháp mới được đưa ra lấy ý kiến vào đầu năm 2013, nhóm “Kiến nghị 72” cũng vụt hình thành, bao gồm nhiều nhân sĩ, trí thức và cả cựu quan chức cao cấp. Trạng thái chủ động tự tin vốn có từ bao nhiêu năm qua của chính thể đã mau chóng bị vùi lấp vào nỗi hoang mang tự ti và lúng túng.
Đã không có gì khó hiểu, bởi trong bối cảnh phong trào “Kiến nghị 72” lan rộng với 15.000 chữ ký ủng hộ đòi cải cách mạnh mẽ về chính trị, đến cuối năm 2013 bản Hiến pháp mới đã được thông qua gấp rút theo một phong thái đột biến hiếm có nơi những người vẫn thường bị chỉ trích là quan liêu mệnh lệnh. Nhưng sự cố khó có thể cảm thông là bản Hiến pháp này đã chứa chấp những nội dung mang tính phủ định toàn bộ những kiến nghị hết sức bức xúc và phẫn nộ của cử tri về sự cần kíp phải chuyển đổi cơ chế sở hữu đất đai từ nhà nước sang quyền sử dụng tư hữu và được mua bán tự do của người dân, về vấn nạn độc quyền kinh tế theo cách “kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo” mà đã khiến cho gần hết đời sống dân sinh luôn nằm trong tâm điểm của những cơn bão giá.
Như một hiệu ứng có qua có lại giữa các nhóm lợi ích và nhóm thân hữu, ngay khi bản Hiến pháp 2013 còn chưa chạm vào thời hạn hiệu lực, nạn cưỡng chế đất đai vô lối lại đồng loạt phủ trùm lên nhiều địa phương, dẫn đến thảm cảnh tan nát nhà cửa.
Cà Mau - miền tận cùng của Tổ quốc. Khu đất của dân còn chưa kịp cưỡng chế đã bị chủ đầu tư rao bán với giá gấp 50 lần mức bồi thường. Chính sách tận diệt dân sinh cũng từ đó mà tuôn sôi như những dòng dung nham thời tận thế.
Ngay sát tết Nguyên đán 2014, một lực lượng hùng hậu và hung hãn của các cấp chính quyền đã san phẳng nhà cửa của hơn 50 hộ dân tại Thạch Thấ, một huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Cho dù sau đó chính quyền huyện đã phải họp báo “rút kinh nghiệm”, nhưng không có gì có thể bù đắp nỗi đau mất mát quá sức trọn vẹn của người dân.
Trong một góc vườn rau bầm dập, nửa tá người trong một gia đình phải chen chúc cùng những giọt nước mắt chảy dài hớt hải. Ánh mắt thất thần của các em bé đè nặng cả màn trời xám ngắt.
Nhưng tiếng than khóc của dân đen dậy lên vào giá đông rét buốt lại càng sưởi ấm túi tiền của những kẻ giàu có và độc trị. Tình cảm căm thù của dân chúng cũng vì thế chỉ có biến mà không thể lặng.
Cũng sau bản Hiến pháp năm 2013, đời sống của đại đa số tầng lớp nhân dân, công chức và phần lớn lực lượng vũ trang càng khốn quẫn hơn trước đà tăng giá của những tác nhân độc quyền về gas, xăng dầu, điện và sữa. Những cuộc “vi hành” mang danh nghĩa kiểm tra thị trường của đoàn công chức Bộ Công thương đã chỉ mang lại vô số dị nghị về nạn bao thư phong bì sẽ khỏa lấp tất cả.
Và sau thái độ đồng thuận không thể nhất trí hơn trong khán phòng Quốc hội, những người sống bằng lá phiếu của dân vẫn tiếp tục gật gù trong cơn buồn ngủ bất tận cùng một núi văn bản pháp quy - cái đã không làm cho đời sống dân chúng khá lên chút nào. Chìm vào thinh không của nỗi tự ti vô cùng tận, phòng họp Quốc hội như còn ken đặc cơn xấu hổ rùng mình lạnh buốt sống lưng của từng cái ngáp dài.
Làm thế nào để cử tri và nhất là những người ở tầng lớp dưới đáy có thể tin cậy và trông mong vào giới đại biểu quan chức, nếu những người bị xem là “nghị gật” không thể một lần dám ngẩng đầu, với thái độ một lần dũng cảm để phản đối quan điểm “cương lĩnh đảng quan trọng hơn Hiến pháp”? Và làm thế nào để Hiến pháp có thể tồn tại như một thực thể độc lập, cùng vai trò tòa án bảo hiến của nó hoặc hơn nữa là cơ chế tam quyền phân lập trong một nhà nước pháp quyền thực chất chứ không phải mưa móc mị dân?
Dân chủ giả hiệu và trò chơi quyền lực
Trò chơi quyền lực trong Quốc hội đối với người dân thật ra không khác với ngụ ngôn mèo vờn chuột. Vào tháng 6/2013, khi lần đầu tiên cơ quan lập pháp này hô hào về cuộc đổi mới thông qua cơ chế lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh chủ chốt, báo chí và người dân đã nhuốm chút khí sắc hồi sinh vào một niềm tin tưởng như đã bị đánh mất. Nhưng sau khi những kết quả đầu tiên lộ diện, công luận mới chợt hiểu cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm rất có thể không còn mang tính phục thiện, mà như rất nhiều tin tức tràn ngập, cơ chế đó chỉ nhằm phục vụ cho ván bài kèn cựa nhân sự và đánh thấp uy tín chính trị của đối phương.
Đến tháng 3/2014, trong một quyết định đột ngột không kém việc phát tác lấy phiếu tín nhiệm vào năm ngoái, Ủy ban thường vụ Quốc hội tuyên bố ngừng công việc vớt vát cơ may lấy lòng dân này. Tuyên bố như thế sau đó đã chuyển thành “tạm ngừng” để bổ sung quy định, do phản ứng “không thể hiểu nổi” của dư luận.
Một lần nữa, trò chơi mèo chuột lại ngẫu hứng tương tác với đầy hàm ý và cả thâm ý của nó. Một lần nữa và vì không có lấy một chỗ ngồi trong phòng họp Quốc hội, khối đại đa số cử tri đành chịu buồn tủi khi danh nghĩa và cả danh dự của họ đã bị lợi dụng cho những câu chuyện không mấy hứa hẹn lương tâm.
Nếu 98% số đại biểu trong Quốc hội đã quá nhẫn tâm bỏ mặc quyền lợi dân sinh về chuyện thu hồi đất đai và cưỡng chế trái phép, trong khi hầu như không quan tâm đến quyền biểu tình và quyền lập hội như một cách thức để người dân tự cất lên tiếng nói của mình, không thể tránh được những thao thức ngồn ngộn và dằn vặt trong não trạng cử tri lớp dưới: Quốc hội Việt Nam là của ai?
Rồi không ít người không thể tìm ra một đáp số nào khác: Quốc hội cũng là một nhóm lợi ích.
Nếu đó là sự thật, một sự thật sẽ làm câm lặng tất cả những tiếng nói chân thực, tương lai bất hạnh sẽ không thể đảo ngược với dân nghèo Việt Nam. Sẽ không có bất kỳ một cơ hội nào để người dân “điều trần” dù có được hứa hẹn cho công cuộc “hội nhập quốc tế”.
Cũng sẽ chẳng còn bất cứ dịp may nào để những người cùng khổ biểu đạt nỗi đau của họ trong cơn đau đẻ một nền dân chủ giả hiệu.
Phạm Chí Dũng
Theo VOA
Nguyễn Trọng Vĩnh - Cần phải luôn cảnh giác!
|
Ngày 13/3/2014, tàu về đến cảng Sa Kỳ, mạn tàu bị hư hỏng do tàu sắt TQ đâm, toàn bộ ngư cụ như đồ lặn, máy dò tín hiệu, máy định vị và gần 5 tấn cá, tôm hùm bị TQ tịch thu giá trị trên 350.000.000 đồng. tàu sắt TQ có khoảng 35 người mang theo súng, roi điện, bao vây tấn công tàu cá của ông Lựu. Họ dùng hung khí khống chế ông Lựu và các thuyền viên. Chỉ từ đầu năm 2014, đã có 4 vụ tàu của ngư dân Quảng Ngãi bị TQ tấn công.
Đánh cá ở khu vực Hoàng Sa là vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Hoàng Sa cũng là của Việt Nam bị TQ đánh, cướp mà Việt Nam đương đòi TQ trả lại.
Trong các cuộc tiếp xúc, người TQ luôn mồm nhắc giữ vững tình hữu nghị Trung – Việt. Nhưng trong hành động, không kể biết bao việc hoành hành, bạo ngược ở biển Đông trước đây, chỉ trong 3 tháng mới đây, TQ đã xử sự “hữu nghị” với Việt Nam như vậy đó. Thật đúng như câu ngạn ngữ “Miệng nam vô, bụng một bồ dao găm” và “Bề ngoài thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao”.
Thế mà có người Việt Nam vẫn mắc vào cái thòng lọng “hữu nghị” đó.
2. Mạng Nhân Dân TQ ngày 03/3/2014 có bài viết, nội dung như sau: Người Việt Nam cho rằng lịch sử cổ đại Việt Nam là lịch sử chống TQ, dân tộc Việt Nam xuất hiện nhiều anh hùng chống xâm lược. Nhưng xét một cách khách quan thời kỳ đó Việt Nam không là một quốc gia độc lập, là quận, huyện của TQ, các cuộc khởi nghĩa hai Bà Trưng… là mâu thuẫn nội bộ (?), TQ bình định khởi nghĩa nông dân, không thể tính là xâm lược. Thời kỳ phiên thuộc (?), TQ nhiều lần xuất quân đánh Việt Nam, nguyên nhân là do Việt Nam phát sinh nội bộ phản loạn hoặc bị láng giềng xâm lược, dưới chế độ lễ pháp của quan hệ phiên thuộc đương thời, TQ phải có nghĩa vụ xuất quân, không thể chỉ trích TQ can thiệp nội bộ Việt Nam. Năm 1985, Pháp chiếm lĩnh Việt Nam, quan hệ phiên thuộc Trung – Việt kết thúc.
Đúng là các triều đại nước lớn TQ có sức mạnh bành trướng đã đánh bại các quốc gia sơ khai của ta và đô hộ nước ta, chia nước ta làm quận, huyện của họ trải 1.000 năm. Trong thời kỳ đó, các bậc anh hùng tiền bối của dân tộc ta đã liên tiếp đứng lên khởi nghĩa chống ách đô hộ, từng giành lại quyền độc lập và từng xưng Vua, tuy thời gian không dài như hai Bà Trưng, Lý Nam Đế, Mai Hắc Đế…
Nhưng từ Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán đã gây dựng nên nền độc lập tự chủ của nước ta từ đó về sau ngót 1.000 năm.
Thế mà báo mạng TQ xuyên tạc lịch sử, dám nói láo là nước ta là “phiên thuộc” của họ, họ xuất quân là để “bảo vệ” phiên thuộc hòng chối tội ác xâm lược nước ta của tất cả các triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh để lừa dối dân họ.
Sự thật là:
Trước sự chuẩn bị lương thảo để xâm lược nước ta của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã chủ động đánh sang 3 châu Khâm, Liêm, Ung (thuộc Quảng Đông, Quảng Tây) phá tan kế hoạch chuẩn bị của nhà Tống. Đến khi Vua Tống sai Quách Quỳ, Triệu Tiết đem 10 vạn quân tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến và 20 vạn dân phu sang xâm lược nước ta,đã bị quân ta đánh cho đại bại trên trận tuyến sông Như Nguyệt. Quách Quỳ, Triệu Tiết phải vội thu tàn quân tháo chạy về nước.
Quân Nguyên hùng mạnh đã chiếm chọn TQ, mà TQ không chống cự được, 3 lần đem quân xâm lược nước ta cũng bị Hưng Đạo Đại Vương đánh cho tan tác, Thoát Hoan phải chui ống đồng mà chạy mới thoát chết.
Nhà Minh đánh bại Hồ Quý Ly, đô hộ nước ta, đã bị Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn… và quân dân ta kiên trì kháng chiến 10 năm, chém Liễu Thăng, đuổi Mộc Thạch, vây Vương Thông phải cầu hòa cút khỏi nước ta.
20 vạn quân Thanh kéo vào xâm lược nước ta, bị Hoàng Đế Quang Trung đánh cho một trận kinh hồn, Tôn Sĩ Nghị phải bỏ cả ấn tin mà chạy.
Nhắc lại đoạn trên đây cho thấy từ xưa đến nay TQ luôn luôn đưa quân đông gấp nhiều lần sang đánh, hòng thôn tính nước ta, bị nước ta là nước nhỏ đánh cho nước lớn thất bại. Sự thật lịch sử đó, thế giới đều biết. Báo mạng TQ xuyên tạc lịch sử, nói ngược lại mà không biết xấu hổ, cũng giống như việc tháng 2/1979, Đặng Tiểu Bình đưa 60 vạn quân xâm lược nước ta, lại trẹo họng nói là “phản kích tự vệ” để lừa dối dân họ.
Còn việc sau khi đánh thắng họ, các Vua ta thường cử Sứ thần sang cống hoặc cầu phong chỉ là hình thức và là sách lược để đỡ mất mặt cho các Hoàng đế của họ khiến họ khỏi tự ái không xuất quân một lần nữa, miễn là ta giữ vựng được độc lập, tự chủ.
3. Theo “Pháp chế vãn báo”, trong việc tìm kiếm chiếc máy bay chở khách của Malaysia mất tín hiệu, TQ cũng tham gia. Nhân việc này, nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu học thuật quân sự Hải quân TQ, Trương Quân kiến nghị: “Tương lai có thể xây dựng bến tàu và sân bay tìm kiếm cứu nạn ở quần đảo Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam), đưa tàu và máy bay ra thường trú ở đó để trong thời gian ngắn nhất TQ có thể đến được nơi xảy ra vụ việc”.
Xây dựng bến tàu và sân bay ở Trường Sa là xâm phạm trái phép chủ quyền của Việt Nam trong quần đảo này, nó bộc lộ ý đồ nham hiểm của TQ. Họ lấy cớ “cứu hộ, cứu nạn”, xây dựng sẵn cơ sở vật chất, chờ thời cơ huy động lực lược đánh chiếm quần đảo Trường Sa của chúng ta.
Chúng ta phải luôn cảnh giác và tăng cường phương tiện, điều kiện để bảo vệ vững chắc biển, đảo của Tổ quốc./.
Nguyễn Trọng Vĩnh
Theo blog Quê Choa
Trung Quốc ứng xử thế nào khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp sang thăm?
...cc : Cụ Vĩnh kể những chuyện “nhỏ nhặt” như thế mà Trung cộng đã đối xử với đảng CS anh em, đồng chí… Việt nam , năm 1976 “hòa bình lập lại” NHỜ ƠN của đ/c Trung cộng đã giúp đỡ nên ĐCSVN mới thành công việc”giải phóng miền nam” khỏi NÔ LỆ của kẻ thù (của ĐCSVN) Đế quốc Mỹ – Sao Trung cộng lại “chơi trò trẻ con” đến thế ?- Về mặt Ngoại giao của một Quốc gia, những cách đối xử càng “trẻ con” chừng nào về mức độ càng nhỏ nhặt thì ngược lại mức độ KHINH THỊ càng lớn với Quốc gia bị đối xử – Thế mà gần 40 năm sau vẫn cúc cung 16-4 , “nhớ ơn nhường cơm xẻ áo của Trung cộng”- “hợp tác toàn diện” “đưa quan hệ lên tầm cao mới”….(vô số) – Thì rõ ràng mình tự hốt tro bôi vào mặt mình , cho nên cứ hỏi tất cả Đồng bào VN trên khắp Thế giới họ, người dân của các QG đó nhìn chúng ta như thế nào?- Đâu phải tại họ phải không?- Dù Quốc gia hay Dân tộc, cá nhân hay tập thể, mình phải biết trọng mình trước người khác mới trọng mình, bất kể Quốc gia lớn nhỏ, nghèo giàu.
Khi Tự ái, Danh dự, sỉ diện….của một Quốc gia không có thì nhất định không sớm muộn Quốc gia đó bị mất đi trên bản đồ Thế giới.(Những lời lẽ theo “phép” ngoại giao ca tụng chỉ là ngoại giao)
Soha.vn
Tuấn Nam – theo Trí Thức Trẻ | 20/03/2014 08:27(Soha.vn) – “Trên xe lửa, phía Trung Quốc cố ý dọn bàn ăn cho đoàn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp có một chiếc bát mẻ miệng. Thật chẳng xứng mặt nước lớn chút nào!”
LTS: Từ
ngàn đời nay, việc “nhìn rõ bản chất thực” của Trung Quốc luôn là một
ưu tiên hàng đầu để Việt Nam có đối sách phù hợp với người láng giềng
cực kỳ khó lường này. Và ít ai có thể hiểu thấu Trung Quốc hơn những cán
bộ ngoại giao kỳ cựu đã từng sống giữa lòng Trung Quốc. Báo điện tử Trí
thức trẻ xin giới thiệu tới Quý độc giả loạt bài đặc biệt: TIM ĐEN TRUNG QUỐC: NHỮNG CHUYỆN CHƯA BAO GIỜ KỂ CỦA CÁN BỘ NGOẠI GIAO VIỆT NAM.
Bài 1: Vị đại sứ 99 tuổi kể 3 lần làm cứng họng Bộ Ngoại giao Trung QuốcBài 2: Trung Quốc ứng xử thế nào khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp sang thăm?
Từ chiếc ghế không lưng dựa đến chiếc bát mẻ miệng
Tiếp câu chuyện về thời kỳ làm Đại sứ ở
Trung Quốc, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh kể: “Lại nói chuyện Trung
Quốc với Việt Nam, năm 1976, không khí quan hệ giữa hai nước đã
bắt đầu đi xuống. Phía Việt Nam cử đoàn quân sự cao cấp do đồng
chí Võ Nguyên Giáp đứng đầu mục đích chính là sang để cảm ơn
Trung Quốc. Trước khi đi, đồng chí Giáp đã nghe Vụ Trung Quốc
Bộ Ngoại giao ta báo cáo tình hình, nhưng có lẽ bản báo cáo
của đồng chí Hoàng Bảo Sơn lúc đó còn quá lạc quan nên đồng
chí Giáp chưa tin. Khi sang đến Trung Quốc, đồng chí gọi tôi đi
dạo nói chuyện riêng. Tôi báo cáo là thấy tình hình xấu đi,
đồng chí Giáp cũng đồng ý như vậy.
Quả thật, chuyến đó Trung Quốc đối
xử với đoàn rất kém trọng thị. Khi đến thăm tỉnh Cương Sơn (di
tích cách mạng của Trung Quốc) cùng với đoàn Tổng tham mưu
trưởng quân đội Triều Tiên, người ta đã bố trí đoàn Triều Tiên
(cấp thấp hơn đoàn ta) ăn ở phòng sang trọng hơn, bố trí đoàn
ta ăn ở phòng thường, thậm chí cho ngồi những chiếc ghế không
có lưng dựa.
Vì thế, khi về đến Vũ Hán họp đoàn
và nhận xét chuyến thăm, cả đoàn đều bất bình. Đồng chí Võ
Nguyên Giáp cũng bực. Khi ấy, ai cũng muốn gặp Bộ Ngoại giao
Trung Quốc để nói rõ những đối xử không tốt đó để biểu thị
thái độ bất bình. Nhưng tôi đã góp ý: “Ta nên biết vậy thôi, bây
giờ làm thế chỉ thêm căng thẳng, không giải quyết được vấn đề
gì”. Đoàn đồng chí Võ Nguyên Giáp đồng ý với tôi và ra về.
Nhưng vẫn chưa hết, trên xe lửa, phía Trung Quốc vẫn chưa thôi thái
độ xấu khi cố ý dọn ăn cho cả đoàn có cả một chiếc bát mẻ
miệng. Thật chẳng xứng mặt nước lớn chút nào!”.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh (Ảnh: Tuấn Nam)
Gần
đến ngày sinh nhật Bác Hồ, sứ quán ta dự định chiếu phim về Hồ Chủ tịch
vào buổi tối hôm 19/5. Ta đã gửi giấy mời đến sứ quán các nước trước đó 7
ngày. Lúc đó, ở Bắc Kinh có khoảng 100 sứ quán nước ngoài. Đúng buổi
chiều ngày 19/5, Trung Quốc lại điện đến tất cả các sứ quán, mời đích
danh các vị đại sứ đúng 17h đến Đại lễ đường nhân dân ở Bắc Kinh để xem
triển lãm về Thủ tướng Chu Ân Lai. Theo thông lệ quốc tế, bao giờ các
Đại sứ cũng phải ưu tiên đối với nước chủ nhà. Thế nên cũng chiều hôm
ấy, chúng tôi phải huy động toàn lực ra làm lại giấy mời, rời buổi chiếu
phim của ta sang 18h chiều tối hôm sau. Thật là vất vả với cái “trò trẻ
con” của phía Trung Quốc.
Hai lần cãi lý ở sân bay
Nhớ lại
chuyện cũ, đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh kể tiếp: “Một lần tôi về nước báo
cáo công tác. Lúc đó, muốn về Việt Nam, phải bay từ Bắc Kinh sang Moscow
rồi mới bay về được Hà Nội. Ra đến sân bay Bắc Kinh, nhân viên sân bay
bắt tôi đi vào cửa kiểm tra hành lý nhưng tôi không chịu. Tôi nói rằng:
“Tôi là Đại sứ, tôi được miễn trừ ngoại giao. Theo nguyên tắc quốc tế
nên không ai được kiểm tra khám xét. Nếu các ngài ngăn cản không cho tôi
đi, tôi sẽ họp báo tố cáo các ngài vi phạm công ước quốc tế”. Sau đó,
nhân viên sân bay chạy đi đâu đó, ý chừng là đi báo cáo cấp trên. Chẳng
biết cấp trên của anh ta nói gì nhưng sau đó, nhân viên sân bay đó phải
mở cho tôi đi theo đường không soát hành lý.
Lần khác, tôi cũng ra sân bay về nước, họ
lại yêu cầu tôi đưa hành lý vào cửa kiểm soát có chiếu tia X, tôi không
chịu. Họ nói đây là kiểm tra an ninh nhưng tôi biết trò cản trở đó của
họ. Tôi nói luôn: “Kiểm tra gì tôi cũng không đồng ý, các người nghĩ tôi
là không tặc à? Từ trước tới nay tôi chưa hề được biết có nhà ngoại
giao nào làm không tặc cả. Nếu nghĩ tôi là không tặc, tại sao lại chấp
nhận tôi làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền bên cạnh Chủ tịch nước các
người?”.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh kể tiếp:
“Lúc đó, tôi nói rằng tôi nói cho các người biết, là phía Trung Quốc
cũng có Sứ quán ở nước tôi, mà nguyên tắc ngoại giao là đối đẳng. Nếu
các ông cố tình kiểm tra hành lý của tôi, tôi sẽ báo cáo về Chính phủ,
để bên Việt Nam cũng kiểm tra hành lý của Đại sứ các ông khi xuất cảnh.
Mà tôi cũng phải nói trước là nước tôi thì chưa có phương tiện kiểm tra
hiện đại. Khi đó, nhân viên Việt Nam sẽ phải mời Đại sứ các người mở va
ly ra cho họ kiểm tra. Nếu các ông đồng ý như vậy thì hãy làm bừa đi”.
Lần đó nhân viên tại sân bay của Trung
Quốc lại phải chịu lý của tôi, lại phải mời tôi đi theo cửa tự do, không
kiểm tra hành lý nữa.
Dạo đó, Trung Quốc còn bố trí hai chiếc ô
tô con luôn luôn “chầu chực” ở hai cửa của Sứ quán ta, cán bộ sứ quán
mình đi đâu nó theo đấy, ngay Đại sứ nó cũng đi theo.
Có lần tôi ngồi xe có cắm cờ Việt
Nam đi từ Sứ quán ta ra, đến một đoạn đường nọ, mặc dù đồng
chí Quảng (lái xe ở Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh) lái xe rất
đúng luật và nghiêm chỉnh đúng luật, thế mà cảnh sát Trung
Quốc lại thổi còi bắt dừng xe, nói rằng anh đã vi phạm luật
giao thông, rồi bắt lái xe xuất trình giấy tờ. Giấy tờ đủ cả!
Đồng chí lái xe nói: “Tôi đi đúng luật, không vượt đèn đỏ,
không lấn sang làn đường của xe khác?”. Rồi họ cũng phải cho đi
tiếp vì không biết làm cách nào, không tìm ra cái gì để bắt
bẻ nữa
“Anh biết rằng, trong quan hệ ngoại giao
với các nước, đã hẹn là phải đúng giờ. Nếu trễ giờ thì sẽ hoảng hết.
Những sự cản trở của họ có mục đích chính và chủ yếu là làm chậm
hành trình để tôi sai hẹn với đối tác hoặc Đại sứ nước nào
đó”, tướng Vĩnh chia sẻ.
(còn nữa)
Vị đại sứ 99 tuổi kể 3 lần làm cứng họng Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Soha.vn
Tuấn Nam – theo Trí Thức Trẻ | 19/03/2014 07:30(Soha.vn) – Đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh nói: “Cảng TP. Hồ Chí Minh và cảng Hải Phòng đâu phải là cái ao nhà của Trung Quốc mà họ tự ý quyết định đưa tàu vào được”.
LTS: Từ ngàn đời nay, việc “nhìn rõ bản chất thực” của Trung Quốc luôn là một ưu tiên hàng đầu để Việt Nam có đối sách phù hợp với người láng giềng cực kỳ khó lường này.
Và ít ai có thể hiểu thấu Trung Quốc hơn những cán bộ ngoại giao kỳ cựu
đã từng sống giữa lòng Trung Quốc. Báo điện tử Trí thức trẻ xin giới
thiệu tới Quý độc giả loạt bài đặc biệt: TIM ĐEN TRUNG QUỐC: NHỮNG CHUYỆN CHƯA BAO GIỜ KỂ CỦA CÁN BỘ NGOẠI GIAO VIỆT NAM.
Bài 1: Vị đại sứ 99 tuổi kể 3 lần làm cứng họng Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Là
một vị tướng quân đội nhưng ông đã có “cú tạt ngang” sang ngành ngoại
giao cực kỳ ấn tượng khi đã có 13 năm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại
Trung Quốc trong những khoảng thời gian đặc biệt căng thẳng giữa hai
nước (giai đoạn 1974 – 1987). Đã có lần, khi gặp người tiền nhiệm của
mình là ông Ngô Thuyền, ông đã nói rằng: “Anh thì sang Trung Quốc uống
rượu, tôi thì sang cãi nhau!”. Quả thật với những gì đã thể hiện tại
Trung Quốc trong thời kỳ mối quan hệ giữa hai nước có những trục trặc
thì lời nói đùa đó quả không ngoa. Chính phần thắng của những lần cãi
nhau đó luôn thuộc về phía Đại sứ Việt Nam đã góp phần không nhỏ trong
việc giữ trọn Quốc thể của Việt Nam tại Trung Quốc. Ông chính là Thiếu
tướng Nguyễn Trọng Vĩnh – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Đại sứ đặc
mệnh toàn quyền, Trưởng đoàn ngoại giao tại Trung Quốc – nhân vật chính
trong câu đối:
Làm cố vấn miền Tây, nhớ lời Bác, không làm “lão Toàn quyền”, luôn nhớ chữ “chủ quyền của Bạn”
Đi đại sứ nước Tàu, theo ý Đảng, chẳng ngại “người Đại quốc”, giữ trọn điều “Quốc thể về ta”.
Chúng
tôi tìm đến nhà Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh (SN 1916) vào một ngày rét
nhẹ. Năm nay đã 99 tuổi nhưng ông vẫn giữ được sức khỏe và sự minh mẫn.
Khi biết về ý định của chúng tôi muốn khai thác những câu chuyện về
cách ứng xử của Đại sứ Việt Nam trước cách ứng xử của phía Trung Quốc
trong thời kỳ quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc không còn được
nồng ấm như dưới thời Chủ tịch Hồ Chí Minh (năm 1974 – 1987), ông cười
và nói ông rất sẵn lòng.
“Số là, đầu năm 1974, tôi kết thúc nhiệm
kỳ làm trưởng đoàn cố vấn giúp nước bạn Lào, tôi trở về nước. Trong khi
thấy tôi chưa nhận nhiệm vụ nào mới, trong khi đồng chí Ngô Thuyền vốn
là Đại sứ của Việt Nam bên Trung Quốc đau ốm xin về nên Trung ương Đảng
quyết định cử tôi sang làm Đại sứ bên Trung Quốc”, ông bắt đầu câu
chuyện với chúng tôi bằng một sự giải thích như thế.
Trong quan hệ ngoại giao giữa các nước,
việc cử một ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng sang làm Đại sứ ở một nước
khác là một điều khá đặc biệt. Vị “lão” Đại sứ giải thích về sự đặc
biệt đó: Hồi đó, Việt Nam coi trọng Liên Xô là anh cả và Trung Quốc là
anh hai nên Trung ương Đảng cử một Ủy viên Trung ương Đảng sang Liên Xô
và cử một ủy viên dự khuyết (cấp thấp hơn) sang “anh hai”.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh – nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc (Ảnh: Tuấn Nam)
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh sang làm
Đại sứ bên Trung Quốc được một thời gian, quan hệ ngoại giao giữa Việt
Nam – Trung Quốc có những dấu hiệu “lạnh đi”. Và những người ở Đại sứ
quán Việt Nam cũng có thể cảm nhận được những thay đổi đó qua cách đối
xử của nước bạn đối với mình.
Đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh nhớ lại: “Khi
tôi cho trưng bày hình ảnh Pol – Pot đánh phá biên giới Tây Nam nước ta ở
bảng thông tin của Sứ quán (đặt ngoài hàng rào) thì phía Trung Quốc đã
mời tôi lên Bộ Ngoại giao Trung Quốc để gặp Thứ trưởng Hàn Niệm Long.
Tại đây, ông ta lên tiếng phản đối, đòi ta phải dỡ bỏ những hình ảnh và
những lời tố cáo đó.
Khi đó, tôi đã đáp lại rằng: “Những việc
mà tôi trưng bày ra, đó đều là sự thật. Chẳng lẽ Trung Quốc lại sợ sự
thật? Hơn nữa, cái bảng thông tin mà chúng tôi treo ảnh trên hàng rào Sứ
quán đó là nằm trong phạm vi chủ quyền của nước tôi, tôi không dỡ bỏ”.
Ông ta nói: “Trung Quốc không cho phép nước nào nói xấu nước thứ 3 trong
lãnh thổ nước Công hòa nhân dân Trung Hoa”.
Nghe thấy vậy, tôi liền đáp lại: “Đồng
chí nói sai rồi, cách đây 3 hôm, tôi thấy đồng chí còn giúp cho Đại sứ
của Pol – Pot họp báo nói xấu Việt Nam chúng tôi và cuộc họp báo đó có
nhiều cán bộ Trung Quốc làm phiên dịch cho họ”.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cho hay: “Nói xong tôi ra về mà phía Trung Quốc không nói thêm được một lời nào”.
Một trong những vấn đề được Trung Quốc
đưa ra để làm cái cớ khiêu khích ta là vấn đề về Hoa kiều. Họ luôn cho
rằng chúng ta “bức hại Hoa Kiều” nhưng sự thực thì không có chuyện đó.
Ông Vĩnh nhớ lại: “Trong năm 1976, Trung
Quốc mời tôi lên rồi tranh cãi về vấn đề Hoa kiều và người Hoa. Hai bên
đều nhất quyết bảo vệ ý kiến của mình, không bên nào chịu bên nào. Sau
khi đấu khẩu như vậy, Trọng Hi Đông – thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc
(nguyên là tướng trong quân đội) nói: “Sống hòa bình với nhau thì tốt
hơn, chiến tranh thì phức tạp đấy” với hàm ý đe dọa. Nhưng tôi cũng nói
lại rằng: “Tôi cũng đã là tướng, tôi cũng biết thế nào là chiến tranh.
Và chúng tôi đã thắng Pháp và thắng Mỹ”. Vậy là ông ta im lặng, không
nói được gì nữa”.
Có lẽ, bởi ông xuất thân là một vị tướng
nên những đối đáp của ông vừa có sự mềm mỏng của một nhà ngoại giao
nhưng cũng rất quyết liệt của một vị tướng. Điều đó cũng được thể hiện
trong cách ứng xử của ông khi ở vào một tình thế khác.
“Một lần khác, Bộ Ngoại giao Trung Quốc
lại mời tôi lên gặp một Thứ trưởng Ngoại giao. Ông ta nhờ tôi gửi công
hàm về cho Chính phủ ta, đồng thời thông báo: “Do Chính phủ Việt Nam bức
hại Hoa kiều nên Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã quyết định
đưa hai tàu Trường Lực và Minh Hoa vào cảng Hải Phòng và cảng Sài Gòn để
đón nạn kiều của chúng tôi”. Tôi nói: “Tôi sẽ chuyển công hàm về cho
Chính phủ. Nhưng trước hết tôi nói ở Việt Nam không có nạn kiều. Và
Chính phủ chúng tôi còn xem xét, tàu Trường Lực và Minh Hoa có được phép
vào Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh hay không đã, vì hai cảng đó thuộc chủ
quyền của Việt Nam, không ai được tự tiện vào”.
Khi tôi từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra
về, các phóng viên báo chí quốc tế xúm lại hỏi tôi, tôi nói lại sự việc
vừa rồi và nói thêm: “Cảng TP. Hồ Chí Minh và cảng Hải Phòng đâu phải là
cái ao nhà của Trung Quốc mà họ tự ý quyết định đưa tàu vào được”. Sau
đó các phóng viên đã đưa tin ra thế giới và tỏ ý thú vị với cách ông Đại
sứ nói “cảng Việt Nam không phải là cái ao nhà của Trung Quốc””, ông
Vĩnh kể .
(còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét