Tư Bản Nào Mà Không…Hoang Dã?
“Không phải tính hiếu kỳ đã giết con ngỗng đẻ trứng vàng, mà lòng tham vô độ vượt qua giới hạn của lý trí bình thường – It was not curiosity that killed the goose who laid the golden egg, but an insatiable greed that devoured common sense – E. A. Bucchianeri”
Đối ngược với “tư bản hoang dã” là tư bản pháp trị, với cơ chế thị trường dù tự do nhưng vẫn mang nhiều phong thái xã hội, dân chủ của các nước Tây Phương. Phần lớn các chuyên gia kinh tế đồng ý là dù mô hình này chưa hoàn thiện, nhưng đây là một định chế “tư bản’ chấp nhận được với đa số người dân.
Thực ra, vì bị khóa miệng về chuyện chánh trị khi ở Việt Nam (ông già Alan chỉ là khách), nên tôi thường ậm ừ cho qua chuyện. Trong suy nghĩ cá nhân, tôi vẫn cho rằng hành xử của các nhóm lợi ích và tài phiệt trong một xã hội, tùy thuộc phần lớn vào định chế chính trị của quốc gia đó.
Nói thẳng ra, con người, dù có nhận mình là tư bản hay xã hội hay nhãn hiệu nào khác, luôn luôn hành động dựa trên lợi ích cá nhân của mình. Tư bản có nghĩa là “tiền” và bất cứ những ai tham tiền đều là “nhà tư bản”. Dĩ nhiên, mức độ “tư bản” hay lòng tham đều khác biệt tùy theo cá nhân. Như những thằng đàn ông, có đứa mê gái 24/7, có đứa chỉ sơ sơ (golf hay quán nhậu hấp dẫn hơn), có đứa bị định hướng sai, chỉ thích trai. Tại tất cả các quốc gia, từ phát triển đến nghèo đói, số người thực sự không tham tiền có lẽ không nhiều hơn 5% (con số phỏng đoán của ông già Alan, hoàn toàn không kiểm chứng được).
Một lần, tôi được một người bạn vì bận việc khẩn cấp gia đình, nhờ coi giùm những học sinh lớp mẫu giáo của cô ta cho đến hết giờ, khoảng 25 phút. Tôi biết mình không cách gì kiểm soát hơn 20 “lũ thứ ba” (nhất quỷ, nhì ma…), nên tìm ra một giải pháp sáng tạo. Tôi móc tờ giấy 100 đô la trong túi, để trên bàn và nói,” em nào mà ngồi im lặng nhất, không nói hay làm gì trong 25 phút tới sẽ được thưởng 100 đô la này”. Lớp học im như tờ, và sau cùng, 5 em (chỉ mới 6, 7 tuổi) ngồi “thiền” giỏi nhất, chia nhau mỗi em 20 đô la.
Nghĩ tới lui, có lẽ giải pháp này của tôi đang được Bộ Ngoại Giao Mỹ và Tòa Bạch Ốc lấy làm cốt lõi cho chánh sách đối ngoại của họ.
Trở lại chuyện tiền, như tôi đã nói nhiều lần trong các bài viết, “tư bản” không phải là một chủ nghĩa, một định chế hay một triết lý sống. Tư bản không cần ai phải cổ võ, phải tuyên giáo, phải cải tạo. Tư bản không cần lập đảng, tìm lãnh tụ, tụ họp cảnh sát công an. Tư bản nằm trong thâm tâm của mọi người, vì thực ra, lòng tham cố hữu luôn luôn hiện diện, dù nhiều khi bị che mờ bởi những cố gắng của xã hội qua tôn giáo, văn hóa, giáo dục, gia đình… Nhiều người phải an phận, không dám “tham” vì không đủ khả năng cạnh tranh hay vì lười biếng hoặc thiếu may mắn trong việc tìm gặp cơ hội. Nhưng ngay cả những con “vượn” lớn lên trong rừng rậm vẫn có thể cảm nhận giá trị của đồng tiền…nhất là những lợi ích mà đồng tiền đó đem lại.
Và lòng tham, nếu không có một định chế chính trị kiềm hãm, thì nó sẽ “hoang dã”, sẽ “man rợ”, sẽ “mafia” , sẽ thành “phe phái”. Một nền chính trị “hoang dã” sẽ tạo ra một nền kinh tế “hoang dã”.
Trên chuyến bay về Mỹ lần rồi, có chút thì giờ, tôi ngồi coi cuốn phim “12 Years A Slave” vừa đoạt giải Oscar năm nay. Câu chuyện thực của Solomon Northup, một nhạc sĩ da đen sống tự do ở Boston, bị bắt cóc và bán làm nô lệ cho các chủ đồn điền ở miền Nam nước Mỹ, khoảng 150 năm trước. Nếu muốn hiểu về ác độc của tư bản Mỹ, bạn nên coi những hoàn cảnh mà Northup phải chịu đựng cùng với nhóm nô lệ da đen, trong khi các ông chủ da trắng luôn miệng trích Kinh Thánh để giải minh tội lỗi của mình.
Một chút ngạc nhiên là dù rất hoang dã 150 năm về trước, định chế chánh trị của Mỹ vẫn có chút “pháp trị”. Northup đã được trả tự do sau khi nhà cầm quyền qua tòa án tại miền Nam kiểm chứng anh không là nô lệ. Và ân nhân anh ta là Sir Bass, một “thế lực thù địch” tại xã hội này; dù phát ngôn chống đối mạnh mẽ hệ thống nô lệ, đã không bị công an mời lên “làm việc”. Ở một quốc gia khác, có thể đã không ai biết đến chuyện của anh chàng Northup này.
Xã hội nào rồi cũng phải đổi thay. Định chế chánh trị độc tài của Pak Chung Hee ở Hàn Quốc trong thập niên 60’s rồi cũng bị phá hủy, nhường chỗ cho một Hàn Quốc hiện đại ngày nay. Sau 150 năm, văn hóa Mỹ đủ rộng mở để bầu một người da đen làm Tổng Thống. Các định chế xã hội lạc hậu của Đông Âu đã nẩy mầm một trục xoáy tự do mới cho người dân. Mùa xuân Á Rập đang tàn phá cái “cũ” để thế hệ mới có thể xây dựng một nền văn minh mới.
Dù đổi thay là một quá trình đau đớn cho nhiều thành phần xã hội, nhưng bà mẹ nào mà không vất vả trong thời kỳ thai nghén?
Tại các quốc gia mà chính trị “hoang dã” còn tiếp tục, thì tư bản sẽ vẫn còn hoang dã. Mọi hoang tưởng về lòng tham con người và lợi ích cá nhân theo những quan điểm “xã hội” sẽ kéo dài sự sống của các động vật hoang dã. Và đây cũng là điều mà các chính trị gia và các giới tài phiệt, qua những nhóm lợi ích, đang mong muốn.
19 March 2014
Alan Phan
Theo blog Alan Phan
Vai trò lãnh đạo của phụ nữ tại Việt Nam quan trọng như thế nào?
Phiatruoc
Victoria Kwakwa, theo World Bank
Việt nam
đã đạt được những tiến bộ rất đáng khích lệ trong bình đẳng giới như tỉ
lệ đi học của trẻ em gái và tỉ lệ của lao động nữ trong lực lượng lao
động rất cao. Cuối năm 2013 chúng ta có một tin vui là một nghiên cứu
của Grant Thornton, cho thấy phụ nữ Việt nam ngày càng nắm nhiều vị trí
lãnh đạo trong các doanh nghiệp. Tỉ lệ nữ trong hội đồng quản trị tại
các doanh nghiệp Việt Nam là 30% trong khi tỉ lệ trung bình toàn cầu là
19%. Tỉ lệ đảng viên nữ trong Đảng Cộng sản Việt Nam cũng tăng từ 25%
năm 2005 lên 30% năm 2010. Tuy vậy, đa số các vị trí lãnh đạo doanh
nghiệp, chính quyền và đời sống chính trị vẫn là nam giới. Xét chung về
vai trò của phụ nữ trên các cương vị lãnh đạo thì còn nhiều việc cần
làm.
Tỉ lệ nữ
trong Quốc hội giảm dần trong thập niên vừa qua. Trong số 9 người đứng
đầu các ủy ban của Quốc hội, chỉ có 1 là nữ. Số phụ nữ trong các cơ quan
quan trọng nhất của Đảng như Bộ Chính chị, Ban chấp hành trung ương và
Ban bí thư còn rất thấp (chỉ có 2 nữ trong số 16 ủy viên Bộ Chính trị).
Về phía chính quyền, tuy tỉ lệ nữ công chức lớn, nhưng tỉ lệ lãnh đạo nữ
lại khá thấp và ở cấp thấp: tỉ lệ lãnh đạo nữ cấp phòng là 11%, cấp sở
là 5% và cấp bộ là 3% (UNDP, 2012).
Câu hỏi
đặt ra là liệu chúng ta có nên coi vấn đề có thêm nhiều phụ nữ vào cương
vị lãnh đạo là quan trọng không? Cần làm như vậy cho “phải phép” hay
liệu việc nhiều phụ nữ tham gia lãnh đạo doanh nghiệp, chính quyền và
đời sống chính trị thực sự mang lại lợi ích cho quá trình phát triển của
đất nước?
Lãnh đạo
nữ có vai trò quan trọng vì muốn thành công cần phải có lãnh đạo giỏi.
Lãnh đạo cần được lựa chọn từ tất cả các người tài trong nước – cả nam
và nữ. Khoảng một nửa dân số Việt Nam là nữ, vì vậy nếu chỉ giới hạn
dành các vị trí lãnh đạo cho nam giới thì Việt Nam đang hạn chế nguồn
lãnh đạo tiềm năng của chính mình. Mở rộng cơ hội cho phụ nữ tham gia
các vị trí lãnh đạo sẽ tăng cường được năng lực lãnh đạo phục vụ sự phát
triển của đất nước.
Phụ nữ
có nhiều quan điểm khác với nam giới trong các vấn đề khác nhau. Thúc
đẩy sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo và quá trình hoạch
định chính sách sẽ giúp thể hiện nhiều quan điểm và cách nhìn nhận vấn
đề khác nhau khi ra quyết định, khi đó các quyết định và chính sách cũng
mang tính toàn diện hơn và phù hợp hơn, đặc biệt là với những chính
sách có ảnh hưởng tới phụ nữ.
Mặc dù
các vấn đề nêu trên đều có vẻ rất thú vị, nhưng dường như vẫn chưa thu
hút được nhiều sự quan tâm trong xã hội Việt Nam. Bước đi đầu tiên để
tích cực tăng cường vai trò của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo là xây
dựng sự đồng thuận cao hơn về tầm quan trọng của vấn đề này như là một
chủ đề phát triển. Trách nhiệm này không chỉ của Chính phủ mà còn của
các bậc phụ huynh và giáo viên, những người đóng vai trò quan trọng
trong việc phát hiện các nữ lãnh đạo xuất sắc thông qua việc khuyến
khích các em học sinh, nữ cũng như nam, nhận thức được tiềm năng lãnh
đạo của các em và tạo cơ hội cho các em thực hiện hoài bão của mình.
Doanh
nghiệp, Chính phủ và Đảng đều có thể đóng góp được nhiều hơn. Cần tạo
một môi trường làm việc thuận lợi hơn cho phụ nữ tham gia lãnh đạo,
chẳng hạn như chú ý nhiều hơn đến các vấn đề quan trọng như hỗ trợ trông
con, đào tạo, kéo dài tuổi nghỉ hưu. Tích cực tìm kiếm các nữ lãnh đạo
tiềm năng sớm để bồi dưỡng và phát triển cũng là một vấn đề không kém
quan trọng. Có lẽ chính phủ nên xem xét lập một chương trình đặc biệt
dành cho lãnh đạo nữ trong các cơ quan chính quyền.
Trong
lúc chúng ta hòa cùng thế giới kỷ niệm ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3, hãy cùng
nhau thúc đẩy các nỗ lực để nâng cao nhận thức và khuyến khích các trao
đổi và thảo luận dựa trên bằng chứng về vai trò lãnh đạo của phụ nữ.
Đất nước Việt Nam cần các lãnh đạo tốt – cả nam và nữ.
Hợp đồng 15/7/08 giữa Than Khoáng Sản và Chalieco TQ
Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
Trung Quốc đã ký một hợp đồng trị giá 460 triệu đô la ở Việt Nam
Phuong Hoa(16:47 – 17/07/2008)
Vinacomin, hãng sản suất Than lớn nhất ở Viêt Nam, đã ký một hợp đồng với một công ty Trung Quốc để xây dựng một xí nghiệp sản suất Alumina trị giá 460 triệu đô la ở Cao Nguyên Trung Phần (Tây Nguyên), theo một thông báo của chính quyền Hà Nội.
Vào hôm chủ Nhật, Vinacomin đã ký một hợp đồng* với nhà thầu xây dựng Chalieco (China Aluminum International Engineering Company). Công ty Chalieco là một chi nhánh của Tập đoàn Chalco.
Theo hợp đồng nầy, Chalieco sẽ xây dựng một hãng sản suất Alumina trong thời hạn 2 năm, một lời loan báo đã được đưa ra vào tuần nầy cho biết thế.
Hãng alumina nầy, được dự tính làm ra 600.000 tấn alumina một năm, là một phần của khu công nghiệp liên hợp các nhà máy nhôm và bauxite ở cao nguyên Trung phần tỉnh Lâm Đồng, cách tp HCM 300 km về hướng Đông Bắc.
Vào năm 2006, Việt Nam đã bắt đầu xây dựng khu công nghiêp liên hợp Alumina và bauxite đầu tiên ở Tân Rai, nhưng vì thiếu tiền và thiếu điện đã buộc các nhà xây dựng hãng nầy ở Tân Rai không sản suất Nhôm trong khu công nghiệp liên hợp.
Công ty Chalieco là một chi nhánh của Tập đoàn Chalco, tập đoàn kim loại- không- chứa- chất- sắt lớn nhất của Trung Quốc.
Chalieco đã ký một đơn đặt hàng với tập đoàn Marubeni của Nhật, theo hợp đồng ấy hãng Nhật sẽ hổ trợ và cố vấn về các đề tài luật pháp và đại diện quyền sở hữu (cho hãng Chalieco) cho dự án nầy, sẽ hoàn tất vào năm 2010, Marubeni đã cho biết trong một thông báo hôm thứ Ba.
Vinacomin sẽ bắt đầu các cuộc thương lượng khác vào quý 4 (năm 2008) cho một hợp đồng khác để xây dựng một hãng sản suất Alumina tương tự như khu công nghiệp liên hợp ở tỉnh Lâm Đồng, hãng ở Nhân Cơ cũng sản suất 600.000 tấn Alumina một năm. Tổng Giám Đốc Vinacomin là ông Đoàn văn Kiểm đã được trích dẫn trong một văn bản của chính quyền cũng nói như vậy.
Mỏ bauxite của Việt Nam được đánh giá khoảng 5,6 tỉ đến 8.3 tỉ tấn, đứng hang thứ 3 của thế giới sau hai nước Guinea và Úc.
Bauxite là nguyên liệu được dùng cho việc sản suất alumina (oxit nhôm), một loại bột màu trắng dùng để sản suất nhôm.
Việt Nam đang cho biết là cần có 15,6 tỉ đô la để đầu tư vào các dự án tinh luyện alumina và bauxite từ đây cho đến năm 2025, để sử dụng nguồn tài nguyên quặng bô xít lộ thiên rất to lớn ở vành đai trồng cây café vùng Cao Nguyên Trung Phần.
Vào tháng 5, 2008, chính quyền Việt Nam đã cho biết họ sẽ chấp thuận cho công ty Alcoa của Mỹ làm chủ 40% một dự án tinh luyện alumina chính ở Cao Nguyên Trung Phần thuộc tỉnh Đắc Nông.
Nhôm, được dùng trong máy bay, vỏ nước ngọt, đã vượt kỷ lục vào tuần trước sau khi các công ty nấu nhôm của Trung Quốc, đứng hàng đầu thế giới, đã đồng ý cắt giảm mức sản suất vào khoảng 10% vào tháng 9-2008.
Tình trạng thiếu điện năng từ Trung Quốc cho tới Nam Phi đã và đang làm gia tăng những quan ngại rằng các hàng hóa tồn kho có thể bị giảm bớt đi khi các giá cả sản suất gia tăng. Hai tấn alumina làm ra một tấn nhôm.
Kế Hoạch của Công Ty Alcoa của Mỹ.
Công ty Alcoa, nhà sản suất nhôm đứng thứ 3 trên thế giới, có thế mua một phần trong một hãng luyện alumina 600.000 tấn ở Việt Nam, thông qua một hợp doanh với công ty Alumina, công ty Alcoa đã cho biết như thế trong một thông báo ngày 24-6-2008.
Thông báo nầy cũng nói rằng: hãng Alcoa World Alumina and Chemicals, do công ty Alcoa làm chủ 60%, đang xem xét việc mua một cổ phần trị giá 40% của hãng ở Nhân Cơ và một mỏ bauxite gần đó ở miền Nam Việt Nam.
Thông báo nầy còn cho biết nếu cuộc mua bán được tiến hành, hãng Than và khoáng Sản VN hay Vinacomin sẽ làm chủ 51%, và 9% còn lại sẽ do các nhà đầu tư khác mua.
Chalco đã và đang tiến hành cuộc nghiên cứu tính khả thi của mỏ để phát triển dự án bauxite ở Đắc Nông với tập đoàn Than và Khoáng Sản Việt Nam.
Người dịch Trần Hoàng
—-
*EPC = đây là một loại hợp đồng có nghĩa rất rộng và bao gồm nhiều nghĩa. Than và Khoáng Sản Việt Nam đã ký hợp đồng với công ty Chalieco của Trung Quốc theo kiểu EPC.
Công ty Chalieco là công ty chuyên môn hóa việc thi hành những dự án lớn, làm từ các giai đoạn đầu, qua đến xây dựng hãng xưởng, và chạy thử vận hành máy móc vào thời gian đầu. Chalieco cũng cung cấp các vấn đề kỹ thuật cho các công ty điều hành hãng và bảo hành máy móc.
- Công ty Chalieco sẽ làm công tác điều tra mỏ từ đầu cho đến cuối công đoạn, xây dựng lắp đặt nhà máy, hãng xưởng, cho đến khi hoàn tất dự án, sản suất ra mẻ sản phẩm đầu tiên, và cung cấp bảo hành. Công ty Chalieco sẽ chịu trách nhiệm điều tra trử lượng quặng Bauxite, tính khả thi và sinh lợi của mỏ. Xây dựng hãng alumina, chạy thử các máy móc, sản suất ra alumina trong thời gian đầu và giao lại cho một công ty (chủ) khác chính thức điều hành (có thể là Than và Khoáng Sản VN).
Thượng Tướng Giải Phóng Quân Thừa Nhận Trung Cộng Nghiên Cứu ‘Khống Chế Não’
Đaikynguyen
Lưu Nguyên thừa nhận Trung Cộng “khống chế não”, báo cáo được công bố không bao lâu sau đã bị ra bị xóa bỏ toàn bộ, nhưng video có liên quan đã nhanh chóng lan truyền trên mạng. (Ảnh trên mạng)
Roi da và lừa dối không thể
hoàn toàn khống chế não người, lúc này “khống chế não” bắt đầu ra đời.
Theo báo cáo của giới truyền thông Hồng Kông trong phiên họp giữa Đại
hội đại biểu nhân dân toàn quốc và Hội nghị hiệp thương chính trị nhân
dân, thượng tướng Lưu Nguyên, ủy viên chính trị tổng cục hậu cần giải
phóng quân, đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, được hỏi có phải chính
quyền đang tiến hành một hạng mục nghiên cứu khoa học gọi là “khống chế
não’’ (khống chế não bộ con người) hay không, Lưu Nguyên thản nhiên cho
biết : “khống chế não là dự án bí mật của chúng tôi, những tình hình
khác không thể trả lời thêm”. Báo cáo được công bố không bao lâu sau đã
bị ra bị xóa bỏ toàn bộ, nhưng video có liên quan đã nhanh chóng lan
truyền trên mạng.
Được biết, khống chế não là chỉ
những người nghiên cứu sự hình thành tư duy bộ não và quy luật hoạt
động tâm lí một cách chuyên nghiệp, tinh thông, tổ chức này gọi là tổ
chức khống chế não (gián điệp). Tổ chức này lợi dụng đặc quyền (thân
phận cảnh sát) để phỉ báng nạn nhân, kích động bức hại xã hội như cô
lập, phân biệt đối xử, kì thị, gây khó khăn, nhục mạ. Thậm chí còn ngấm
ngầm hãm hại bằng cách bỏ chất độc vào trong thực phẩm như dầu ăn, muối,
gạo, đồng thời phối hợp với thuật giải mã suy nghĩ giám sát ba chiều
trong 24 giờ. Suốt thời gian dài như vậy có thể khiến nạn nhân tự sát vì
mắc chứng trầm cảm, tâm thần, ốm chết hoặc chết ung thư. Hơn thế nữa,
có gia đình trong mười năm qua do ngấm chất độc mãn tính mà chết không
còn một ai, thực tế đã tiến hành thực nghiệm trên cơ thể người một cách
bí mật, có tổ chức.
Thực tế, vào tháng Ba năm 2012,
“Trang web về hơn 300 nạn nhân tại Trung Quốc đại lục đã bị tẩy não
(khống chế não)” đã lan khắp trên mạng, nhưng nạn nhân bị “khống chế
não” vượt quá con số chục nghìn người.
Một blogger, phóng viên Đài
phát thanh Mỹ quốc, đã bắt đầu phỏng vấn nạn nhân “xâm hại khống chế
não qua vệ tinh”. Do các nạn nhân không biểu đạt được một cách rõ ràng,
cảm xúc của họ bị rối loạn, đã khiến các phóng viên đồng loạt từ bỏ việc
phỏng vấn.
Nạn nhân: Sợ hãi trước hành vi của Bộ an ninh quốc gia Trung Cộng
Vào tháng Một năm nay, “Bức thư
kêu oan gửi Tập Cận Bình, tổng bí thư Trung ương Trung Cộng” của Vương
Diễm, một quân nhân tàn phế xuất ngũ sau 5 năm phục vụ nghĩa vụ quân sự
trong đại đội 73211 Nam Kinh Trung Cộng, kêu gọi chính quyền Trung Cộng
coi trọng, ngăn chặn việc thực nghiệm bí mật trên thân thể con người một
cách man rợn, có tổ chức này. Bức thư đã chỉ ra rằng căn cứ theo tính
chất độc quyền, bí mật và tàn nhẫn của hành động này đa số cư dân mạng
đều cho rằng đó là do cục an ninh Quốc gia tiến hành.
Trước Vương Diệm, một blogger cho biết,
năm 2007 do sắp xếp công tác mà anh trở thành nạn nhân bị khống chế não
cho đến nay, khiến anh mang bệnh đầy mình khi chưa tới 30 tuổi. Anh cũng
từng có ý định đến nơi khác như Quảng Châu, Nam Kinh để mưu sinh, nhưng
vẫn không thể thoát khỏi sự khống chế của tổ chức khống chế não.
Hàng trăm bệnh viện tâm thần chấp hành nhiệm vụ chính trị
Báo chúng tôi từng báo cáo về cuộc điều
tra “truy sát quốc tế” và “quan sát y tế tinh thần Trung Quốc” cho thấy
gần 05 năm nay tại Trung Quốc có ít nhất hàng trăm bệnh viện tâm thần
tham dự, ít nhất có hơn 1.000 học viên Pháp Luân Công có tinh thần bình
thường bị nhốt vào bệnh viện tâm thần, trại cai nghiệm và bị tiêm những
loại thuốc hoặc bức thực nhằm phá hoại trung khu thần kinh, bị tra tấn
bằng cách trói người và sốc điện, thậm chí dẫn tới tử vong.
Trong đó, những bệnh viện tâm
thần xác nhận có bắt giữ các học viên Pháp Luân Công chiếm 82,55%, những
bệnh viện thừa nhận rằng họ không mắc bệnh tâm thần, chỉ vì chuyển hóa
mà cưỡng chế bắt giữ các học viên Pháp Luân Công bệnh viện tâm thần
chiếm quá phân nửa, có bệnh viện thậm chí còn thừa nhận hành vi này là
bất hợp pháp. Những nhân viên y tế coi đây nhiệm vụ chính trị, buộc họ
phải từ bỏ đức tin của mình.
‘Tôi ký lệnh trừng phạt kinh tế Nga’
Tổng thống Obama nói ông vừa ký lệnh trừng phạt Nga |
Ông cũng nói về quyết tâm của Mỹ ủng hộ Kiev và lên án cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea để ly khai Ukraine nhằm gia nhập Liên bang Nga là ‘phi pháp’.
Nói về cuộc khủng hoảng Crimea rằng “cả thế giới đang quan sát với sự lo ngại” ông nói hoạt động ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Liên bang Nga “vẫn tiếp tục” nhưng muốn thấy Nga “có hành động giải tỏa căng thẳng”.
Nếu không, nước này “sẽ tiếp tục bị cô lập”, theo lời Tổng thống Obama.
Hoa Kỳ cũng nêu ra ngân hàng Nga là Bank Rossiya bị trừng phạt vì đã "ủng hộ các quan chức" có trách nhiệm trong cuộc khủng hoảng.
Trước đó, Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel trả lời Quốc hội nước này nói rằng, thực tế chính trị hiện nay có nghĩa là “khối G8 đã không còn tồn tại”.
Sau khủng hoảng Crimea, khối các nước công nghiệp phát triển đã không muốn tham gia họp G8 gồm cả Nga.
Như thế, Nga đã bị loại khỏi khối này mà nay chỉ còn là G7.
Bà Merkel cũng nói với các dân biểu Quốc hội Liên bang Đức ở Berlin trong ngày rằng Nga sẽ tiếp tục bị EU trừng phạt nếu không có biện pháp giảm căng thẳng ở Crimea.
Trước đó, Hoa Kỳ đã ra lệnh phong tỏa tài sản và áp lệnh cấm đi lại đối với 11 cá nhân, còn EU áp lệnh trừng phạt tương tự đối với 21 người.
Trong diễn biến mới nhất, các nhóm vũ trang nói tiếng Nga đã chiếm hai căn cứ quân sự của Ukraine trên bán đảo Crimea hôm thứ Tư.
Tối hôm nay, các lãnh đạo EU sẽ họp tại để bàn cách phối hợp cách đáp trả hành động can thiệp của Nga ở Crimea.
Cũng trong ngày 20/3/2014, Hạ viện Nga tức Duma thông qua hiệp ước thu nhận về Crimea sau động tác của Tổng thống Vladimir Putin công nhận Cộng hòa Crimea 'độc lập'.
Bà Merkel nói rằng khối G8 coi như không còn tồn tại |
'Đột nhập êm thấm'
Theo biên tập viên kỳ cựu của BBC, ông John Simpson viết từ Crimea thì toàn bộ quá trình 'xâm lặng êm thấm' của Nga với Crimea đã được chuẩn bị từ tháng 2.
Khi đó, hàng nghìn quân Nga được tăng viện đã lặng lẽ tới các căn cứ quân sự ở Crimea nơi Nga có quân cảng được phép sử dụng theo hiệp ước với Ukraine.
Dấu hiệu Nga thôn tính xuất hiện hôm 28/2 khi các nhóm vũ trang người Nga lập chốt tại Armyansk và Chongar - hai tuyến đường bộ chính nối Ukraine và bán đảo Crimea.
Những đường nối này được kiểm soát bởi các tay súng mặc đủ loại đồng phục: quân đội Ukraine, cảnh sát Ukraine, các đồ ngụy trang không kèm phù hiệu.
Sang ngày 2/3, mọi việc kể như xong, theo John Simpson.
Ngoài quân lính, phía Nga còn có dân quân người Nga ở sẵn Crimea và một số 'tình nguyện viên thật' tới từ Moscow để tham gia điều mà họ gọi là giải phóng Crimea, theo quan sát của John Simpson.
Vụ chiếm Crimea như thế là vụ đột nhập hơn là xâm lăng trực diện.
Ukraine đành chịu rút quân khỏi quân cảng ở Crimea |
Khoảng 200 người, một số có vũ trang, đã xô đổ cổng vào tiến vào trong đàm phán với các nhân viên cao cấp Ukraine.
Có tin tư lệnh Hải quân Ukraine tại đây, ông Serhiy Hayduk bị phía Nga bắt nhưng đến tối thứ Tư thì tin tức nói ông đã được thả.
Sang ngày 20/3, Ukraine nói đang lên kế hoạch rút các quân nhân và gia đình họ khỏi Crimea để đảm bảo an toàn cho họ,
(BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét