Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

Ngày 21/3/2014 - 'VN lạm phát tướng trong thời bình' - Phạt báo 40 triệu vì viết 'sai' về độc tài

  • Cứu hộ Việt Nam có chuyên nghiệp? (RFA) - Chủ đề của Diễn bạn trẻ lần này là việc tham gia tìm kiếm cứu nạn chiếc máy bay Malaysia Airlines MH370 của Việt Nam, có kịp thời và đầy đủ hay không?
  • Tuổi Rồng (RFA) - Nhà văn Phạm Viết Đào, một người tuổi nhâm thìn nhưng hậu vận (rõ ràng) có phần hơi lận đận chứ không được may mắn hay “tốt đẹp” gì cho lắm.
  • Trung ương giới thiệu là phải được? (RFA) - “Chưa có trường hợp nào Trung ương giới thiệu mà bầu không trúng” là lời khẳng định của ông Trần Lưu Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó ban thường trực Ban Tổ chức Trung ương trong đợt luân chuyển 40 cán bộ về lãnh đạo địa phương.
  • Hai người H’mong bị kết án 36 tháng tù giam (RFA) - Sáng hôm nay 20/3/2014, phiên tòa sơ thẩm xét xử hai ông Lý Văn Dinh và Dương Văn Tu tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang với tội danh vi phạm điều 258 bộ luật hình sự.
  • Ước một lần "bay" tới Trường Sa (BaoMoi) - Bốn mươi năm qua, mỗi dịp tháng 2, tháng 3 về, biển Đông cùng các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vẫn luôn là nơi hướng về, lay động tâm thức bao công dân Việt.
  • Quốc hội Nga phê chuẩn Hiệp ước sáp nhập Crimée (RFI) - Hôm nay, 20/03/2014, Duma, Hạ viện Nga đã phê chuẩn Hiệp ước gắn bán đảo Crimée với Liên bang Nga. Văn bản này đã được Tổng thống Vladimir Putin ký kết với các lãnh đạo thân Matxcơva vùng Crimée ngày 18/03 vừa qua.
  • TT Putin có dừng tay sau Crimea? (RFA) - ... rồi Anh Pháp Ý đã ký với Đức thỏa ước Munich 29 tháng 9, 1938, cho phép Berlin sáp nhập Sudetenland, mà không thèm mời gọi hay hỏi qua Tiệp Khắc. Vì thế Prague gọi đó là "hiệp ước phản bội". Tất cả căn cứ chiến lược để phòng thủ Tiệp Khắc đều nằm trong Sudetenland, cho nên tháng 3 năm sau...
  • Putin khai mở một thời kỳ đối đầu mới giữa Nga và phương Tây (RFI) - Hơn 20 năm sau khi Liên Xô bị phân rã, nước Nga của Tổng thống Vladimir Putin có dấu hiệu bước vào một cuộc đối đầu trở lại với phương Tây sau khi nhanh chóng thôn tính vùng Crimée của Ukraina, bất chấp sự phản đối của phương Tây. Theo giới phân tích, với xu hướng không chấp nhận trật tự thời hậu Xô Viết đượcông Putin bộc lộ rõ ràng, khả năng một kỷ nguyên đối đầu mới giữa phương Tây và Nga không thể loại trừ.
  • Trung Quốc cấm bắt giam người « khiếu kiện » (RFI) - Báo chí chính thức Trung Quốc hôm nay, 20/03/2014, loan tin, từ nay trở đi, chính quyền Bắc Kinh cấm thực hiện các biện pháp nhằm bỏ tù những người« khiếu kiện» đòi bồi thường thiệt hại. Đây là một chủ trương khá mạnh dạn sau bốn tháng bãi bỏ hệ thống trại cải tạo lao động.
  • Máy bay Malaysia mất tích: Úc phát hiện hai vật lạ ở Ấn Độ Dương (RFI) - Sau 12 ngày tìm kiếm, phải chăng dấu vết chiếc Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia bị mất tích đã được phát hiện ? Chính quyềnÚc vào hôm nay, 20/03/2014, đã thận trọng loan báo là vệ tinh quan sát của họ đã phát hiện ra hai vật thể trên biển tại một khu vực phía nam Ấn Độ Dương, nơi lực lượngÚc đang tập trung tìm kiếm chiếc phi cơ bị mất tích.
  • Nhật - Bắc Triều Tiên đồng ý thảo luận ở cấp chính phủ (RFI) - Tokyo và Bình Nhưỡng hôm nay 20/03/2014 thỏa thuận tái lập thương lượng ở cấp chính phủ. Theo một viên chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản, quyết định này được các nhà ngoại giao hai nước đưa ra bên lề một hội nghị giữa các đại diện Hồng thập tự Nhật Bản và Bắc Triều Tiên tổ chức tại Thẩm Dương, Trung Quốc từ 19 đến 20/3.
  • Quốc hội Nhật Bản thông qua ngân sách kỷ lục 680 tỉ euro (RFI) - Quốc hội Nhật Bản hôm nay 20/03/2014 đã thông qua ngân sách cho năm 2014, cao ở mức kỷ lục là 680 tỉ euro, dựa vào nguồn thu thuế tăng cao để cố gắng giảm bớt tình trạng thâm hụt liên tục, và đối phó với chi tiêu y tế tăng lên. 
  • Matxcơva và Damas chỉ trích Mỹ đóng cửa sứ quán Syria tại Washington (RFI) - Hôm qua, 19/03/2014, chính quyền Damas và Mátxcơva đã lên tiếng đả kích Washington về quyết định đóng cửa đại sứ quán Syria tại Hoa Kỳ. Đối với Syria, đó là một hành vi« phi pháp», trong lúc Nga cho rằng Mỹ đã từ bỏ vai trò người« đồng bảo trợ» một giải pháp chính trị cho Syria. Nga và Syria đã phản ứng như trên một hôm sau khi chính quyền Mỹ ra lệnh đóng cửa đại sứ quán cũng như tất cả các lãnh sự quán Syria trên lãnh thổ Hoa Kỳ với lý do là chế độ Damas không còn tính chính đáng.
  • Nga cảnh báo sẽ đáp trả trừng phạt của phương Tây (RFI) - Hôm nay, 20/3/2014, Nga lên tiếng đe doạ có biện pháp đáp trả tương ứng các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ khiến Washington không thể thờ ơ, đồng thời Matxccơva cảnh báo nhữngáp lực của phương Tây liên quan đến việc sáp nhập Crimée sẽ ảnh hưởng đến lập trường của Nga trong các cuộc thương lượng về hồ sơ hạt nhân Iran.
  • Thời sự qua hình ảnh (RFA) - Đệ nhất phu nhân Mỹ thăm Trung Quốc. Ngày 19 tháng 3, 2014 Michelle Obama đến Bắc Kinh với mẹ và cô con gái cho một chuyến thăm TQ một tuần
  • 28 nước họp thượng đỉnh ở Brussels thảo luận về Ukraine (RFA) - Các nhà lãnh đạo 28 nước thành viên RU đang nhóm cuộc họp thượng đỉnh ở Brussels, để thảo luận về tình hình Ukraine và những biện pháp phải làm để đối phó với Matxcova, sau khi Tổng Thống Vladimir Putin sáp nhập bán đảo Crimea vào Liên Bang Nga.
  • Doanh gia Mỹ ở TQ lo ngại việc Bắc Kinh kiểm soát internet (RFA) - Kết quả một cuộc thăm dò do Phòng Thương Mại Hoa Kỳ ở Bắc Kinh thực hiện cho thấy các doanh gia Mỹ đang làm việc tại Trung Quốc lo âu về an toàn mạng, chuyện nhà nước Hoa Lục kiểm soát internet và ô nhiễm không khí.
  • Mùa đói Tây Bắc khởi sự (RFA) - Với đồng bào thiểu số Tây Bắc, đặc biệt là ở các tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, chuyện đói hằng năm vào mùa giáp hạt đã thành chuyện thường niên, đến hẹn lại lên.
  • EU cân nhắc thêm các biện pháp chế tài Nga (VOA) - Thủ tướng Đức Angela Merkel nói EU chuẩn bị thực hiện các biện pháp trừng phạt ‘cấp 3' đối với Nga, trong đó có những chế tài về kinh tế, nếu tình hình tệ đi
  • Vẫn tồn tại bất đồng, chuyện đương nhiên! (BaoMoi) - (PetroTimes) - Phát biểu tại buổi họp báo sau phiên bế mạc kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 12 sáng 13/3 ở thủ đô Bắc Kinh, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thừa nhận, Trung - Mỹ vẫn có những bất đồng trong nhiều vấn đề, nhưng 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới cần tôn trọng lợi ích cốt lõi của nhau - lợi ích chung giữa hai nước lớn hơn nhiều so với những bất đồng.

'VN lạm phát tướng trong thời bình'

Có ý kiến nói Việt Nam đã phong quá nhiều tướng trong thời bình

Việt Nam đang bị lạm phát về tướng lĩnh và sỹ quan cao cấp trong các lực lượng vũ trang, từ công an tới quân đội, mặc dù quốc gia hiện trong thời bình, theo một cựu quan chức Văn phòng Quốc hội Việt Nam.

Việc phong tướng phải dành cho các vị trí trực tiếp và thực sự có chức năng thống lãnh, chỉ huy chiến tranh, chiến đấu chống tội phạm, mà không nên áp dụng cơ chế quan chức theo lối văn phòng, đáo hạn lại lên chức.

Và không có chức năng, nhiệm vụ liên quan các lĩnh vực trên thì không nên thăng tướng, theo luật sư Trần Quốc Thuận, cựu Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội.

Bình luận với BBC hôm 20/3/2014, nhân dịp hai cơ quan là Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam 'xin ý kiến' Chính phủ về hai dự luật sửa đổi về sỹ quan thuộc hai ngành này, đặc biệt liên quan tới phong tướng lĩnh cao cấp, ông Thuận nói:

"Việc phong tướng dĩ nhiên liên quan tới vấn đề quân số, các tổ chức quân đội, nhưng nó cũng liên quan tới thành tích, chứ không chỉ tổ chức mở rộng đến đâu thì tự nhiên phong lãnh đạo, phong tướng lãnh tới đấy... Nó không hẳn gì đảm bảo cái tốt, mà chỉ tạo nặng nề cho bộ máy, chi tiêu tốn phí tiền thuế của nhân dân.

"Còn việc tướng lĩnh, thì người ta cho rằng tướng lĩnh phải thông qua chiến trận, thông qua thành tích, chứ không phải thông qua triển khai bộ máy thì tự nhiên có tướng lĩnh."

Bộ Công an đề xuất quy định thêm một hàm Đại tướng dành cho Thứ trưởng thường trực
Bình luận về việc người lãnh đạo ngành công an, Bộ trưởng Trần Đại Quang đề xuất với chính phủ áp dụng thăng thêm hàm đại tướng với chức vụ Thứ trưởng là Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, với lý do người chỉ đạo 'khi Bộ trưởng đi vắng' cần tới hàm vị này, đồng thời điều này để 'phù hợp thực tiễn và tương quan với quân đội', luật sư Thuận nói thêm:

"Bên công an có nhiều tướng quá, nhưng các vụ tham nhũng không thấy phá, không thấy phát hiện, không thấy truy bức, tìm được người, tội phạm thì phát triển ngày càng nhiều, thì hiện tượng đó cũng là không bình thường,

"Còn người đó phải cần phong tướng thì mới làm việc này, việc kia được, nhưng phong tướng lĩnh phải trên cơ sở là đấu tranh phòng chống tội phạm, rồi phòng chống tham nhũng, thì đó là vấn đề nóng bỏng nhất ở Việt Nam, về mặt công an vừa qua, thành tích chống tham nhũng thấy còn mờ nhạt, rất là yếu."
'Phải sửa lại luật'

Cựu quan chức lãnh đạo Văn phòng Quốc hội nói:

"Người ta dựa vào mô hình tổ chức, ví dụ nó là một cục, một tổng cục, một bộ phận tương đương như vụ, cục, thì đứng đầu, trong luật quy định là tướng, cho nên đó là điều không bình thường...




Bên công an có nhiều tướng quá, nhưng các vụ tham nhũng không thấy phá, không thấy phát hiện, không thấy truy bức, tìm được người; tội phạm thì phát triển ngày càng nhiều, thì hiện tượng đó cũng là không bình thường"

Luật sư Trần Quốc Thuận
"Trong ngành công an, bây giờ phải sửa luật lại, phải quy định lại là những người không phải là thực hành quyền thống lãnh, chỉ huy này khác, đánh trận hay chống tội phạm hay chống tham nhũng, thì họ cũng là những người cán bộ, công chức bình thường, bây giờ đeo quân hàm quan này kia, cho nên rất không bình thường."

"Có đơn vị chúng tôi làm việc có tới hàng năm, sáu, bảy, chín, mười đại tá... thì đó là một câu chuyện liên quan tới vấn đề cốt tử là phải sửa luật sỹ quan quân đội nhân dân, và trong đó có sỹ quan của công an có luật điều đó, tự nhiên họ dựa vào đó và họ phong và tạo nên điều mà gọi là lạm phát tướng lĩnh, lạm phát sỹ quan."

Trong đề xuất sửa luật sỹ quan trong các lực lượng vũ trang hiện nay, có điều luật cho thấy từ cấp đại tá để được thăng hàm lên cấp thiếu tướng, phải có bốn năm thử thách, nhưng giữa các cấp tướng, không có quy định về thời gian thử thách này.

Bấm vào để nghe bài tường thuật
Bình luận về điều này, cũng như khả năng có vai trò, quyền lực của nhân dân trong việc giám sát các vụ thăng hàm cấp tướng và sỹ quan cao cấp, luật sư Thuận nêu quan điểm:

"Bây giờ tướng lĩnh nhiều, tướng lĩnh không qua thử thách, mà tướng lĩnh chỉ huy những người cầm vũ khí, thì điều đó phải đáng suy nghĩ lắm, mà đòi hỏi phải công khai các tiêu chí thế này, thế khác...

"Cho nên pháp luật Việt Nam mù mờ, mà quyền lực, bộ máy giao cho nhiều người, mà những người đó không qua đào tạo, không qua được thử thách, mà không biết ý tâm của người đó như thế nào, mà nếu họ cầm súng, họ có quyền lực trong tay, đôi khi nó không là điều tốt mà nó là tai họa."

'Phong tướng làm gì?'

Đây không phải lần đầu tiên trong công luận đặt ra câu hỏi về khuynh hướng được cho là lạm phát tướng tá ở Việt Nam, cũng như đặt câu hỏi về tính hợp lý, căn cứ của việc thăng hàm với số lượng 'tràn lan' các sỹ quan cao cấp trong lực lượng vũ trang, cả quân đội, lẫn công an.

Bên lề một phiên họp Quốc hội vào ngày 28/10/2013, Tiến sỹ Đỗ Văn Đương, Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp Quốc hội Việt Nam đã lên tiếng với truyền thông trong nước và phần nào chỉ ra nguyên nhân.




Đất nước mình còn khó khăn, tướng thì phải trận mạc chứ nhà văn, nhà báo, giám đốc doanh nghiệp làm kinh tế thì phong tướng làm gì? Theo tôi, những đối tượng đó đã có hình thức tôn vinh khác"

TS Đỗ Văn Đương
Ông nói: "Ở Việc Nam, riêng lực lượng vũ trang thì đồng lương gắn với cấp hàm. Cho nên lãnh đạo cấp phó cũng phong tướng..."

"Những trường hợp trót phong rồi thì nên giữ nguyên trạng, tới đây sửa Luật công an nhân dân, sĩ quan công an nhân dân và sĩ quan quân đội nhân dân thì phải hạn chế lại.

"Khi những người hiện tại về hưu rồi vài năm tới mới bớt tướng đi được. Đất nước mình còn khó khăn, tướng thì phải trận mạc chứ nhà văn, nhà báo, giám đốc doanh nghiệp làm kinh tế thì phong tướng làm gì? Theo tôi, những đối tượng đó đã có hình thức tôn vinh khác."

Tuy nhiên, có vẻ như giải pháp cho 'lạm phát tướng lãnh' không chỉ liên quan tới 'hình thức tôn vinh khác', mà trên thực tế, tăng số lượng và quy mô tướng lãnh, sỹ quan cao cấp trong quân đội và công an, còn liên quan tới chế độ chính sách và ngân sách do người dân đóng góp để trả lương, bổng, phúc lợi cho các tướng lãnh này.

Trong một cuộc trao đổi với BBC từ trước, một chuyên gia về chính sách công thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư bình luận về cơ chế thăng hàm lâu nay vẫn được thực hiện.

"Nếu ba năm một lần tăng lương như vậy, thì lương sẽ rất lớn, và cứ đặc biệt tăng lương như thế," PGS. TS Phạm Quý Thọ, Chủ nhiệm Bộ môn Chính sách công, Học viện Chính sách và Phát triển nói.

"Đặc biệt trong trường hợp thăng quân hàm hiện nay cũng như thế, số sỹ quan cấp tá, cấp tướng rất nhiều, tất nhiên những ai được đảm nhiệm những chức vụ nhất định như cục trưởng, cục phó, hoặc lãnh đạo cao hơn, thứ trưởng hoặc các chức khác, thì người ta sẽ tiếp tục được duy trì."




Việc thăng quân hàm cấp tướng phải xem xét chặt chẽ cả ba yếu tố: Tiêu chuẩn là căn cứ để xét quyết định thăng quân hàm, đồng thời gắn với nhu cầu và thời gian tích luỹ để xem xét"

Bài trên Quân đội Nhân dân 28/2/2014
"Nếu cứ tăng đều đặn cả về quân hàm và lương bổng như vậy, mà quân hàm đi kèm theo chế độ lương bổng, sẽ gây một áp lực về lương rất lớn," ông Thọ nói với BBC.

Bên Trung Quốc, nước có mô hình thể chế giống Việt Nam nhưng dân số đông hơn nhiều (1,3 tỷ), cho đến tháng 7/2011, toàn bộ Quân Giải phóng chỉ có 191 vị tướng, theo Tân Hoa Xã.

Vấn đề 'tiêu chuẩn phong tướng' cũng được chính báo Quân đội Nhân dân ở Việt Nam nêu ra, gần nhất là trong tháng 2/2014.
Tuy nhiên, tờ báo không nói rõ hiện có bao nhiêu sỹ quan mang hàm cấp tướng tại ngũ ở Việt Nam.
Theo BBC

17 nhân chứng gặp gỡ các sứ quán tại Hà Nội

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok

Tham tán Đại sứ quán Đức thăm bà con Phật giáo Hoà Hảo và những người đang đòi tự do cho chị Bùi Thị Minh Hằng tại nhà thờ Thái Hà sáng 19.3  -Facebook Lê Phương Anh
Nghe bài này
Một nhóm 17 người gồm tín đồ Phật giáo Hòa hảo và những nạn nhân cùng vụ với bà Bùi Minh Hằng đã có mặt tại Hà Nội từ bốn ngày qua với mục đích gặp mặt đại diện các đại sứ quán ngoại quốc để tố cáo công an Lâp Vò giam người trái phép cũng như chính quyền đang đàn áp Phật giáo Hòa Hảo một cách có hệ thống. Mặc Lâm tường trình thêm chi tiết.
Tố cáo đàn áp, đánh đập và bắt dân vô cớ
Vào ngày 16 tháng 3 vừa qua sau ba ngày hành trình từ huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp nhóm 17 người bạn và tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đã tới Hà Nội tạm trú tại nhà thờ Thái Hà chờ gặp gỡ đại diện các đại sứ quán Đức, Mỹ, Úc và Na Uy như đã sắp xếp từ trước.
Nhóm bạn này gồm một số người từng bị bắt trong ngày 11 tháng 2 chung với bà Bùi Minh Hằng, anh Nguyễn Văn Minh và blogger Nguyễn Thị Thúy Quỳnh. Họ có hai mục đích trong chuyến đi này thứ nhất là tố cáo sự giam giữ bất hợp pháp, công an hành hung người bất đồng chính kiến bằng cách đội lốt côn đồ và thứ hai là đàn áp tín đồ Phật giáo Hòa Hảo một cách hệ thống.
Trước mắt tụi tôi ra Hà Nội để gặp các tòa đại sứ yêu cầu họ can thiệp cái vụ 11 tháng 2 cho Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và anh Nguyễn Văn Minh. Nhà cầm quyền họ bắt người trái phép giam giữ tới hôm nay nhưng không nghe họ nói gì tới trong khi gia đình các nạn nhân đó đã gửi đơn lên các nơi có thẩm quyền để giải quyết
Ông Lưu Trọng Kiệt
Ông Lưu Trọng Kiệt, một người trong nhóm  cho chúng tôi biết:
-Trước mắt tụi tôi ra Hà Nội để gặp các tòa đại sứ yêu cầu họ can thiệp cái vụ 11 tháng 2 cho Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và anh Nguyễn Văn Minh. Nhà cầm quyền họ bắt người trái phép giam giữ tới hôm nay nhưng không nghe họ nói gì tới trong khi gia đình các nạn nhân đó đã gửi đơn lên các nơi có thẩm quyền để giải quyết nhưng họ không giải quyết buộc lòng chúng tôi phải nhờ tới thế giới truyền thông và các giới khác can thiệp cho chúng tôi.
Anh Huỳnh Minh Trí, một nạn nhân trong vụ đàn áp này cho biết thêm:
-Chúng tôi ra là để đi nộp đơn kêu oan cho chị Minh Hằng, anh Minh chúng tôi cũng tố cáo rằng chúng tôi bị đánh đập bị chặn đường bị cướp bóc tài sản. Một điều nữa là chúng tôi muốn gặp công luận thế giới, các nước để tố cáo những hành động của đảng cộng sản ngày nay họ dùng những côn đồ nhưng thực chất họ là những an ninh những công an Việt Nam cởi áo ra thôi. Sau khi họ đánh đập chúng tôi thì họ bắt về trại giam Lấp Vò thì toàn là những gương mặt đó không họ là những công an và an ninh.
Chúng tôi muốn gặp công luận thế giới, các nước để tố cáo những hành động của đảng cộng sản ngày nay họ dùng những côn đồ nhưng thực chất họ là những an ninh những công an VN cởi áo ra thôi. Sau khi họ đánh đập chúng tôi thì họ bắt về trại giam Lấp Vò thì toàn là những gương mặt đó
Anh Huỳnh Minh Trí
Riêng ông Tô Văn Mãnh một tù nhân lương tâm vì tranh đấu cho tự do tôn giáo cho biết mục đích chuyến đi này:
-Đi nguyên đoàn 17 người để gặp đại sứ quán ngoại quốc đề mình trình bày cho người ta nắm bắt tình hình Việt Nam sau khi ngồi vào cái ghế nhân quyền rồi nhưng vẫn đàn áp một cách dã man hơn lúc chưa vô ngồi ghế nhân quyền nữa.
Anh Huỳnh Minh Trí kể lại việc nhóm này gặp gỡ Tham tán của tòa đại sứ Đức tại Hà Nội vào hôm qua
-Hồi 8 giờ sáng hôm qua chúng tôi đã gặp ông Tham tán của đại sứ quán Đức vì không có thời gian họ giới hạn chúng tôi làm việc tới 10 giờ 45 thì kết thúc. Họ muốn nghe chúng tôi tường thuật lại nhưng chuyện đánh đập, chặn đường vì chúng tôi là nhân chứng sống và họ cũng muốn tìm hiểu vấn đề đàn áp tín đồ Phật giáo Hòa Hảo vì họ không hình dung ra được. Ngày nay có hai tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm và anh Bửu đã trình bày một cách rành mạch. Chúng tôi lật mặt nạ họ vì hiện nay họ đang dùng côn đồ.
Ông Lưu Trọng Kiệt cho biết thêm chi tiết về cuộc gặp này:
Hiện nay có phái đoàn Liên Minh Châu Âu, New Zealand Mỹ Na Uy họ tới lúc hai giờ và chúng tôi đang làm việc với họ. Có 17 nhân chứng và một số anh em dân chủ ở Hà Nội và anh em dân chủ ở miền Trung
Một người trong nhóm
-Chúng tôi xoáy vô hai trường hợp một là đàn áp, đánh đập người dân vô cớ. Hành hung và đàn áp nhưng 4 người đấu tranh dân chủ. Đàn áp tôn giáo. Khi nghe chúng tôi trình bày thì ông Than tán của đại sứ quán Đức họ cũng ghi nhận và hỏi chi tiết. Một mặt gặp trực tiếp ngày hôm qua và trình bày tụi tôi cũng đã gửi văn bản từ tiếng Việt dịch sang tiếng Đức cho họ và họ đã tiếp nhận những bộ hồ sơ đó rồi.
Khi được hỏi nhóm bạn tới Hà Nội và được nhà thờ Thái Hà tiếp đãi ra sao anh Trí cho biết:
-Các cha ở nhà thờ Thái Hà thì rất niềm nở khi tôi ra tời thì họ cám ơn tôi rất nhiều vì đã đưa tất cả mọi người ra tới đây. Cũng có một số anh em hỗ trợ như bên “bầu bí tương thân”. Một số anh em dân chủ ở miền Trung, miền Bắc họ tới chào đón chúng tôi rất niềm nở và anh em dân chủ miền Trung và miền Nam cũng vậy họ hỗ trợ chúng tôi bằng mặt thông tin.
Cũng theo anh Trí kể lại sáng hôm qua trước khi Tham tán Đức tới thì công an đã điều động hai xe chở đầy công an sắc phục tới trước cổng nhà thờ nhưng họ không vào chỉ đứng rải rác trước cổng như đang làm công tác điều hành giao thông và vì vậy không có sự đàn áp nào xảy ra.
Vào lúc 2 giờ chiều ngày hôm nay 20 tháng 3 năm 2014 một phái đoàn đại diện của EU, Hoa Kỳ, New Zealand và Na Uy đã tới nhà thờ Thái Hà để làm việc với nhóm này. Một người trong nhóm cho biết:
-Hiện nay có phái đoàn Liên Minh Châu Âu, New Zealand Mỹ Na Uy họ tới lúc hai giờ và chúng tôi đang làm việc với họ. Có 17 nhân chứng và một số anh em dân chủ ở Hà Nội và anh em dân chủ ở miền Trung.
Sau buổi kiểm điểm nhân quyền tại Ủy ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Việt Nam đã có những hoạt động làm cho thế giới rất quan tâm khi liên tục hành hung những người đấu tranh cho nhân quyền cũng như tự do tôn giáo.
Nhóm 17 người có mặt tại Hà Nội hôm nay để tố cáo và kêu gọi sự quan tâm hơn nữa của các đại sứ quán ngoại quốc là một cách tranh đấu hiệu quả và tùy vào sự chứng minh của họ mà các nước sẽ có những hành động thích hợp hơn.

Phạt báo 40 triệu vì viết 'sai' về độc tài

Tượng Mao Trạch Đông
Mao Trạch Đông xuất hiện trong bài '10 nhà lãnh đạo độc tài khét tiếng nhất'
Một báo điện tử của Sở Tư pháp Hà Nội đã bị phạt 40 triệu đồng vì bài viết '10 nhà lãnh đạo độc tài khét tiếng nhất trong lịch sử'.
Trang tin Pháp luật & Xã hội bị cáo buộc đã đăng bài viết hôm 11/1/2014 và bị phạt theo quyết định hôm 20/2/2014.
Tuy nhiên thông tin này chỉ được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố trong họp báo thường kỳ hôm 18/3, theo trang tin Bấm Nhà báo & Công luận.
Nhà báo & Công luận dẫn quyết định của Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông nói báo của Sở Tư pháp Hà Nội bị phạt vì "thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong bài viết "10 nhà lãnh đạo độc tài khét tiếng nhất trong lịch sử".
Được biết đây là một bài dịch các thông tin trên mạng internet mà theo đó Mao Trạch Đông, Stalin và Lenin là những nhà độc tài giết người khét tiếng.
Cũng có những danh sách trên internet nêu cả tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, người họ nói đã gây ra cái chết của nhiều người qua Cải cách ruộng đất hồi thập niên 1950.
Những người kế tục hiện nay của ông Hồ Chí Minh cũng bị chỉ trích vì cách cai trị độc đoán nhưng không bị liệt vào các danh sách gây chết chóc hàng loạt.
Lenin cũng nằm trong danh sách độc tài sát nhân

'Sai lạc tư tưởng'

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cũng được dẫn lời nói ba báo khác cũng bị xử phạt trong thời gian gần đây.
Báo mạng Người đưa tin bị phạt 36 triệu vì "đăng tin, bài có nội dung không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam và đăng tải tin, bài có nội dung mê tín, dị đoan".
"Tội về chính trị bị phạt nặng hơn, những 40 triệu. Đó là một thông điệp - 'viết bậy, copy còn có thể được xử nhẹ nhưng sai lạc về tư tưởng thì không'."
Nhà báo ở Hà Nội
Báo điện tử Đời sống và Pháp luật bị phạt 7,5 triệu đồng vì "tự ý sửa chữa, thay đổi tên, nội dung một bài viết của báo Năng lượng mới trên mạng thông tin điện tử của báo và trích dẫn khi chưa có sự đồng ý của báo Năng lượng mới."
Trong khi đó trang tin Dân Việt bị phạt bốn triệu đồng vì "đăng nhiều tin, bài có nội dung chưa phù hợp với tôn chỉ, mục đích" và "một số tin, bài sử dụng câu từ phản cảm."
Bình luận về các mức phạt tiền khác nhau này, một nhà báo ở Hà Nội nói:
"Tội về chính trị bị phạt nặng hơn, những 40 triệu. Đó là một thông điệp - viết bậy, copy còn có thể được xử nhẹ nhưng sai lạc về tư tưởng thì không".

Tuổi Rồng

Tưởng Năng Tiến
pham-viet-dao-305
Nhà văn Phạm Viết Đào, tại phiên xử ở Toà án nhân dân Hà Nội ngày 19 tháng 3 năm 2014.
AFP
Tết năm kia, năm con rồng, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam's parents want a dragon son.” Thì cả Tầu lẫn ta ai mà không muốn có con trai tuổi thìn. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị.
Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”

Hậu vận lận đận

Nói vậy nhưng chưa chắc đã đúng vậy đâu. Nhà văn Phạm Viết Đào, một người tuổi nhâm thìn nhưng  hậu vận (rõ ràng) có phần hơi lận đận chứ không được may mắn hay “tốt đẹp” gì cho lắm.
Thụy My (RFI) vào hôm 14 tháng 3 năm 2014 cho hay: “Ngày 19/03/2014 sắp tới, tòa án Hà Nội sẽ xét xử sơ thẩm ông Phạm Viết Đào, một blogger có nhiều bài viết chỉ trích chính quyền Việt Nam, bị bắt từ tháng Sáu năm ngoái vì tội danh ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân’ theo điều 258 Luật Hình sự Việt Nam.”
Ủa, bộ thiệt vậy sao? Mà cái ông nhà văn này đã “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của tổ chức Nhà Nước” hay “công dân” nào vậy cà?
Tôi nhào vô trang http://phamvietdaonv.blogspot.com/ nhưng cửa đóng then cài (rồi) nên chạy qua bên Dân Luận thì quả nhiên thấy rằng đương sự đã nhiều lần “xâm phạm lợi ích của tổ chức doanh nghiệp Vinashin” và “tổ chức khai thác bauxite” ở  Tây Nguyên.”
Xin trích dẫn vài đoạn ngắn, làm bằng, về Vinashin:
“Những người trực tiếp cầm lái con tàu Vinashin không phải là những nhà doanh nghiệp thực sự, nhà doanh nghiệp có căn cốt làm ăn; họ chỉ đám người biết lợi dụng sự trao quyền tự quyết quá to của Luật Doanh nghiệp, sự lơ ngơ hoặc cố tình ngậm miệng ăn tiền của khâu quản lý nhà nước để vận hành guồng máy sản kinh doanh theo kiểu cách làm ăn của dân con phe đầu cơ, chạy mánh dự án để bán kiếm lời...
Một chính phủ với những bộ được giao quản lý về đầu tư kinh doanh nhưng không biết kinh doanh như thế nào để ra hiệu quả, không biết đầu tư như thế nào là an toàn, không biết việc mình đang đem trứng gửi cho quạ nhưng lại tưởng mình là người đang đầu tư phát triển đất nước... Khi vụ việc đổ bể lại tìm cách đổ cho Luật, cho thời vận; khủng hoảng kinh tế thế giới?...
Đối với vụ Vinashin chỉ một cơn lốc của thị trường đã làm cho toàn bộ cơ đồ của tập đoàn này trở thành đống sắt vụn... Hiện nay, không chỉ một mình Vinashin mà rất nhiều doanh nghiệp trong khu vực doanh nghiệp nhà nước đang rơi vào tình cảnh này. Họ đang nắm một phần vốn nhà vay của nhà nước lớn gấp nhiều lấn vốn điều lệ mà họ có. Do chính sách đầu tư phiêu lưu này nên chỉ một cú hích nhẹ là lăn kềnh ra. Tức là họ tồn tại trên mồ hôi, xương máu của người khác?”
Ơ, cái ông Phạm Viết Đào này hay nhỉ?  “Xương máu của người khác” thì việc gì đến mình mà lo lắng (cuống cuồng) lên như thế? Như thế là (rành rành) “đã xâm phạm đến quyền và lợi ích công dân” của những người chủ trương và điều hành Vinashin rồi, chớ còn gì nữa?
pvdao-bloggerB
Nhà văn, Blogger Phạm Viết Đào. File photo.
Tương tự, Đảng và Nhà Nước đã có chủ trương (lớn) về chuyện khai thác bauxite rồi mà Phạm Viết Đào vẫn cũng cứ nằng nặc bàn ra và bàn lùi cho bằng được –  chỉ vì e ngại sự mơ hồ của hiệu quả kinh tế, và tác động tai hại đến môi sinh:
“Chỉ xin nói một điều hết sức đơn giản: về hiệu quả kinh tế, nhiều nhà kinh tế chứng minh Dự án khai thác bauxite Tây Nguyên không mang lại hiệu quả kinh tế; điều này đã được chứng minh cộng trừ về con số chứ không bằng các lập luận chung chung?
Xin lấy số liệu của Tập đoàn Than Khoáng sản do ông Đoàn Văn Kiển đã phát biểu: mỗi năm lãi 250 triệu USD; ông Kiếm cho biết 13 năm đầu đủ thu hồi vốn, sau đó bắt đầu có lãi với đời dự án là 40-50 năm. Cứ cho ông Đoàn Văn Kiển đúng đi thì dự án này sau 50 năm thu được bao nhiêu tiền: 10 đến 15 tỷ USD là cùng? Và như ông Đoàn Văn Kiển bộc bạch thì kết quả dự án này là 50/50, có nghĩa lợi nhuận trong năm mươi năm cũng chỉ được dăm, bảy tỷ là cùng theo cách tính của Ông Kiến, còn các nhà khoa học khác thì tính là âm?! Nếu theo tính toán của ông Kiên số tiền này có quá lớn không so với toàn bộ nền kinh tế Việt Nam để đem đi đánh đổi tất cả mọi thứ để làm cho bằng được? Còn nếu âm, xảy ra thảm hoạ môi trường, an ninh quốc gia thì ai chịu?”

Đi quá xa thân phận người dân

Và điều đáng trách (cũng như đáng tội) hơn hết là Phạm Viết Đào cũng đã (rất) nhiều lần lợi dụng các quyền tự do dân chủ để làm phương hại đến mối giao hảo giữa nước bạn láng giềng. Trên trang Dân Luận, đọc được vào hôm 7 tháng 1 năm 2010, đương sự công khai bầy tỏ mối nghi ngại trước thông điệp ngoại giao “tạm gác lại những tranh chấp” của Đại sứ Trung Quốc (Tôn Quốc Cường) tại Việt Nam:
“Vấn đề ngoại giao mà Đại sứ quán Trung Quốc đề xuất hai bên cần gác lại đó là vấn đề Trung Quốc đang lấn chiếm nhiều vùng lãnh hải của Việt Nam trên biển Đông trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa ? Gác lại khác gì thừa nhận và để yên cho Trung Quốc lấn chiếm biên giới lành hải của quốc gia mình?...
Nếu cứ tin vào lời ông Đại sứ: Liệu ngư dân Quảng Ngãi thôi cất thuyền đi, khi nào hai bên đàm phán phân vùng biển xong rồi hãy ra khơi đánh cá. Trong khi đó thì tàu đánh cá Trung Quốc lại cứ ngang nhiên xâm phạm lãnh hải Việt Nam, hải quân Trung Quốc ra sức hiện đại hóa và thường xuyên tập trận, đe dọa...Ngư dân Việt Nam ra khơi chỗ nào cũng bị coi là xâm phạm lãnh hải Trung Quốc cá...
Thành ra Ngài Đại sứ đề nghị cứ gác lại, trong khi Trung Quốc lại không gác, cứ lấn lướt hết việc này đến việc khác, nói thế mà nghe lọt tai được ư? Có mà lừa trẻ con!”
Phạm Viết Đào, rõ ràng, đi quá xa trong thân phận của một người dân ở một đất nước mà giới lãnh đạo (đã) cam phận chư hầu nên dù ông ấy tuổi con gì thì cũng phải vào tù thôi, kể cả con rồng! Nói như thế không nhất thiết là tôi hoàn toàn phủ nhận những điều may mắn và tốt đẹp dành của tuổi Nhâm Thìn. Vì ngoài năm sinh, tính tình của mỗi người cũng góp phần không nhỏ trong trung vận hay hậu vận của họ.
Xin đơn cử một thí dụ (để làm rõ câu chuyện) về một nhân vật khác, cũng tuổi Nhâm Thìn: ông Nguyễn Thế Thảo.
Theo Wikipedia:
Nguyễn Thế Thảo (1952) là đương kim Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI và XII, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa khóa IX, X và XI.
Dù là đại biểu quốc hội (hết khoá này qua khóa khác) ông Thảo vẫn chưa bao giờ có ý kiến ý cò gì ráo trọi về tổ chức kinh doanh Vinashin,  hay khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Ông chỉ lên tiếng “phê phán hoạt động biểu tình chống Trung Quốc” và cho rằng “các thế lực thù địch và số cơ hội chính trị đã kích động người dân, nhất là số người đi khiếu kiện ở các địa phương biểu tình để gây áp lực với chính quyền phải giải quyết những khiếu nại, yêu sách" – theo như tin loan của BBC, nghe được vào hôm 13 tháng  năm 2012.
Về chuyện này, tôi có nghe ông Thái Bá Tân phàn nàn:
Khi nhà ông bị cướp.
Vợ con ông kêu lên,
Mà ông ngồi im lặng
Thì ông là thằng hèn.

Tôi không nghĩ Nguyễn Thế Thảo là một “thằng hèn.” Ông ta, chả qua, chỉ  là một người  “kín tiếng” thôi. Tuy “kín” như thế nhưng ông vẫn được mọi người nhắc đến sau vụ “cắt đá” và “múa đôi” (hôm 19 tháng 1 và 17 tháng 2) vừa qua, trước tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội – nơi mà ông đang giữ chức Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố.
Khi mà dân Việt hễ cứ ra biển là gặo ngay “tầu lạ,” và cứ “ra ngõ là thấy người Trung Quốc” thì ông Nguyễn Thế Thảo (trong tương lai gần) còn có triển vọng giữ những chức vụ cao hơn nữa – nếu vẫn tiếp tục thái độ phù thịnh như hiện tại.
Và đó chỉ là chuyện của  “tương lai gần” thôi, chứ tình trạng Việt Nam (cũng như nước bạn Trung Hoa) đã muốn suy (và nguy) đến nơi rồi. Hậu vận của ông Nguyễn Thế Thảo, rồi ra, chắc cũng chả đã tốt lành gì.
Tuổi rồng, xem chừng, và nghĩ cho cùng, không khá – bất kẻ rồng ta hay rồng (chạy theo) Tầu.  Đó cũng là kinh nghiệm của riêng  tôi, một thằng cũng tuổi Thìn và đã sống (gần) hết đời như một kẻ tha phương cầu thực!
(S.T.T.D Tưởng Năng Tiến, 20-03-2014)
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.

Hội Nhà văn VN sẽ thăm nhà văn Phạm Viết Đào

Nhà thơ Hữu Thỉnh và Nguyễn Trọng Tạo thăm mỏ muối Kracop, Ba Lan 2004.
Trưa qua tôi đến Hội Nhà Văn ghé thăm Nhà thơ Hữu Thỉnh. Ông đang nói chuyện điện thoại với ai đó, thấy tôi vào liền bảo người đầu kia sẽ gọi lại sau, và niềm nở tiếp tôi cùng Nhà văn Nguyễn Ngọc Quế. Tôi nói với ông Chủ tịch là Nhà văn Phạm Viết Đào vừa bị Toà Hà Nội xử 15 tháng tù giam vì viết blog… thì có cô nhân viên của hội đưa giấy tờ vào cho ông ký. Hữu Thỉnh nói ngay là ký mấy triệu để Hội đi thăm Nhà văn Phạm Viết Đào.
Thì ra ông Chủ tịch đã biết việc này và đã có một quyết định thăm hỏi hội viên của mình. Một quyết định hơi bất ngờ với tôi, vì từ ngày Nhà văn Phạm Viết Đào bị bắt, không thấy Hội tỏ thái độ gì công khai với toàn thể hội viên.
Hôm kia, tôi định viết một bài kêu gọi BCH hội Nhà Văn và các nhà văn có điều kiện nên đến Toà Hà Nội dự vụ sơ thẩm đồng nghiệp của mình, nhưng rồi lại ngồi viết một bài thơ về việc này. Tôi cũng có nhắn trên Facebook Nhà thơ Văn Công Hùngbảo anh nên ra Hà Nội dự phiên Toà, anh nói là nếu ở Hà Nội, anh sẽ đến. Thì ra các nhà văn vẫn nghĩ về nhau, vẫn thấy áy náy về việc đồng nghiệp phải ra Toà với cái “tội” không đáng tội, nhưng rồi hầu hết giữ thái độ im lặng (đáng sợ). Cái thời buổi thông tin đầy trời, mà các nhà văn vẫn phải ngậm miệng trước nỗi đau của đồng nghiệp, thì kể cũng khí không phải.
Giờ thì Nhà văn Phạm Viết Đào vẫn tiếp tục ngồi tù 6 tháng nữa. Một ngày tù nghìn thu ở ngoài. Thơ Cụ Hồ cũng nhắc câu này. Ông Đào lại phải chịu đến 180 lần nghìn thu trong tù thì cũng thật là đau. Có lúc tôi nghĩ, ra tù, ông Đào có thể trở thành nhà tiểu thuyết, như Bùi Ngọc Tấn, nhưng không phải là “Chuyện kể năm 2000″, mà là “Chuyện kể thế kỷ XXI”. Biến bĩ cực thành thái lai, biết đâu đó, nhà văn mà.
Khi chia tay Nhà thơ Hữu Thỉnh, ông có vẻ băn khoăn: Trọng Tạo phải uống chút gì chứ nhỉ? Và ông lấy ra chai rượu vang tặng tôi. Nhưng tôi thật thà cười: Tôi chỉ thích rượu mạnh, Whisky chẳng hạn. Tiếc là trong phòng Hữu Thỉnh không có chai rượu mạnh nào. Ông hẹn tôi, lần sau vậy.
Khi ra về tôi nghĩ, biết đâu đấy, ông Chủ tịch sẽ mang chai rượu vang ấy vào trong tù uống cùng Phạm Viết Đào thì thật tuyệt vời. Hơn 9 tháng nay, Đào không được uống giọt bia rượu nào…
Nguyễn Trọng Tạo
(Blog Nguyễn Trọng Tạo)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét