Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Tin thứ Tư, 26-06-2013 - cập nhật

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Họa sĩ Đặng Kông Ngoãn – Đặng Kông Ngoạn: Trường Sa, cuộc sống thường nhật (HNM).
Thấy gì qua chuyến đi của thượng tướng Đỗ Bá Tỵ tại Mỹ ? (Nguyễn Văn Huy)  (Thông Luận). “Trước quá nhiều đối tác chiến lược này, không ai biết Việt Nam muốn gì. Bắt cá nhiều tay là một chiến lược nguy hiểm, không ai muốn can thiệp khi Việt Nam bị lâm nguy vì sợ làm phật lòng những đối tác chiến lược khác“.
- Tưởng Năng Tiến: Tôi Không Nhận Lời Cảm Ơn Của T.S. Cù Huy Hà Vũ (RFA’s blog).
- Top 20 (RFA’s blog). “Còn một tội nữa người ta sẽ ghi thêm vào danh sách: Gây chia rẽ tình hữu nghị Việt Trung. Nếu cái tội này chưa kịp ghi vào Hiến pháp, chính phủ sẽ ra một nghị quyết nào đó thế là mấy ông bà biểu tình, viết bài chống Trung Quốc mặc sức mà đếm lịch… Hai mươi con người với hàng ngàn bài viết có thể làm chế độ lo sợ và lung lay. Họ không phải là những con số nằm im để cho nhà nước ném vào thống kê tội phạm. Hai mươi con người ấy dù không làm được gì lớn lao nhưng chắc chắn là họ không hề thiếu niềm tự hào vì đã dám nghĩ và viết những điều mà 17 ngàn nhà báo Việt Nam không dám“.
- Facebook bị đóng cửa như thế nào? (RFA’s blog). “Ông Sang bảo: Tôi vừa về, bên kia họ bảo facebook của chúng ta quá nhiều vần đề nhất là việc chống Trung Quốc. Cứ xem để biết mà đối phó với bọn nó. Ông Trọng thở dài: Tôi thật sự lo cho sự sống còn của Đảng. Chúng ta đã lấy của dân quá nhiều làm sao xây dựng được Chủ nghĩa Xã Hội đây? Anh hướng dẫn bảo: Vâng, như vậy thì đóng cửa toàn bộ facebook các bác nhá. Vậy đó, các bạn có tin là cả bốn ông sẽ nghe theo anh cán bộ hướng dẫn kỹ thuật IT quèn để đóng cửa facebook vì cái clip này hay không?
- Một cư sĩ PGHH rạch bụng phản đối chính quyền (RFA). “Làm lễ xong rồi, mặc áo choàng đi mỗi người cầm 1 nén hương vào chùa Quang Minh Tự, đi được một đọan đường hơn 100 mét, hai bên có hàng rào, công an dùng ghế ném chúng tôi, dùng nước thúi xịt chúng tôi, Anh Năm tôi và các đồng đạo đều bị trúng, rồi họ chửi mắng cách thô lỗ, lúc đó Anh mới vạch bụng ra tự mình rạch bụng…”.
- Nguyễn Quang Lập: Một lần dũng cảm (Quê Choa).
- Thái Nguyên: Đằng sau việc di dân siêu nhanh (NNVN).
- Đốt lò hương cũ (Sống Magazine).
- Người Khmer Krom tại Campuchia biểu tình phản đối VN (RFA). “Cuộc biểu tình đòi chính phủ Việt Nam thả sư Liêu Ny và sư Thạch Thươl. Thứ hai, yêu cầu chính phủ Việt Nam tu lại sư Lý Chanh Đa và thứ ba, yêu cầu chính phủ Việt Nam chấm dứt tình trạng vi phạm nhân quyền người Khmer Krom”.
KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Sau chốn phồn hoa: Xóm bán báo dạo (NNVN).
- Dân đánh chết trộm chó: Đâu mới là man rợ?! (PT).
QUỐC TẾ

Chính trị – Xã hội

Nâng quan hệ Việt Nam - Thái Lan lên tầm đối tác chiến lược
Nâng quan hệ Việt Nam – Thái Lan lên tầm đối tác chiến lược(TN)====>>>
Nguyễn văn Tuấn FBHình này lấy từ fb của bà thủ tướng Yingluck Shinawatra. Hình chụp bà tiếp ông Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng coi vậy mà thấp hơn bà Yingluck! Không thể so sánh cách ăn mặc giữa 2 người (vì khoảng cách quá lớn), và cũng không thể so sánh cái thần giữa 2 người (một người thì quá tự tin và sáng ngời, còn một người thì hình như đang suy tư nhìn đâu đó). Nhìn những người đứng đằng sau, tôi cũng có thể đoán ai là người trong đoàn VN và ai là người trong đoàn Thái Lan. Nhìn cái đầu tóc và phong thái là có thể đoán đúng đến 95% . Một lần nữa, hình này cho thấy VN còn phải học về hội nhập quốc tế nhiều nữa. Hình như hôm nay là ngày ông NPT nhận bằng tiến sĩ danh dự từ ĐH Thammasat. Chúc mừng ông!  -(Hình dưới) – FB của Bà Thủ tướng Thái (Bà con nào đọc được tiếng Thái vào xem)

Dân làng Trịnh Nguyễn quyết đòi lại đất -(RFA)  — Người Khmer Krom tại Campuchia biểu tình phản đối VN (RFA)
Một cư sĩ PGHH rạch bụng phản đối chính quyền -(RFA)   –Nhà cầm Việt Nam ngăn trở, khủng bố tín đồ Phật giaó Hòa Hảo tổ chức chức Đại lễ (CTM)
Làn sóng thuyền nhân mới -(RFA)  -Kể từ khi làn sóng thuyền nhân sau ngày 30 tháng 4 1975 chấm dứt vào cuối thập niên 90 thì gần đây, người ta lại nghe nói đến một làn sóng thuyền nhân mới, chủ yếu đến bờ biển Úc và xin tị nạn tại đó.   —Thuyền nhân Việt mới đến Úc được quan tâm ra sao? (RFA)
Dự án điều tiếng (BBC) – Giáo sư Nhật nói hai dự án bauxite ở Việt Nam đều ‘thất bại’.

HÍ QUẸ: Chuyện phải trái (CTM)====>>>
CÔNG AN TỐ CÔNG AN DÙNG NHỤC HÌNH, BỨC CUNG (SBTN)
Hàng triệu người không phải nộp thuế TNCN từ 1.7.2013 (TN) -Từ ngày 1.7, luật Thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực, chính thức nâng mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế lên 9 triệu đồng và cho một người phụ thuộc lên 3,6 triệu đồng.
Thanh tra Chính phủ bảo lưu kết luận thanh tra về đất đai ở Đà Nẵng (TN)
Đập Ia Krêl 2 bị vỡ do thi công ẩu (TN)  —Nông dân Việt “thiệt hai lần” vì chính sách lúa gạo (NV)
______________________________________________________
Quyền lập hiến thuộc về nhân dân (Boxit.net)

HẺM BUÔN CHUYỆN ( KỲ 96 ) : Biến “ve chai” lại thành “vàng” mấy hồi… (Nhật Tuấn)

“Nếu một ngày tôi phải vào tù , Tôi muốn được vào nhà tù cộng sản”(Phương Bích)

Thần hồn nát thần tính (Phương Bích)   —-Nghi án đội giá tiền điện tháng 5 (Phair Zios)

Ông Vũ Đình Ánh nói chi rứa?(Nguyễn vạn Phú -Quechoa)   —“CHỨC” VÀ “TRÁCH” ! (Bùi Văn Bồng)

Bà con Bến Thủy, Vinh tiếp tục giữ đất (FB Nguyễn Lân Thắng)
Gần ba trăm hộ dân phường Bến Thuỷ TP Vinh biểu tình giữ đất (Xuân VN).

Tranh đấu cho Phương Uyên và Nguyên Kha – Justice for Phuong Uyen and Nguyen Kha (DLB)

Phát biểu của Dân biểu Úc Chris Hayes về Nhân Quyền tại Việt Nam(DLB)

Thư ngỏ về việc Đại học Thammasat trao bằng Tiến sĩ danh dự lãnh đạo đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng(DLB)

Phải biết hổ thẹn vì… Tư Sâu(DLB)  —-Loa phường tự truyện: Đôi lời nhắn nhủ gửi đến các Dư Lợn Viên(DLB)

Hồi “mạt vận” của chính trường Việt Nam(DLB)  —Hoàng Sa là đâu hở Ngoại?(DLB)

Tóm được “ông lãng phí” nào chưa? (DLB)  —Những tên quì gối lưng cong! (DLB)

________________________________________________________________________________________________
Hy vọng về một tương lai COC? (SGTT)    —Cuộc đấu trí mới giữa ASEAN và Trung Quốc (PLXH)   —Trung Quốc: Từ con số 0 đến chiếm Biển Đông (VnM)
Sát thủ ẩn mình’ giúp Việt Nam xoay cục diện ‘ván cờ biển Đông ‘ (Kỳ 1) – (Soha.vn) – Các nhà phân tích chiến lược của Viện nghiên cứu S. Rajaratnam tại Singapore nhận định: “Kilo 636M sẽ là nhân tố giúp Việt Nam thay đổi cục diện ‘ván cờ biển Đông’”.
Trung Quốc bất ngờ đổi ý mua hẳn 100 chiếc Su-35? (Soha)  —Mỹ sẽ điều 60% lực lượng tinh nhuệ hải, không quân tới châu Á (GDVN)
Philippines có thể đưa quân tới bãi cạn Scarborough vì có Mỹ đứng sau  (GDVN) – Báo chí, chuyên gia TQ tuyên truyền rằng Mỹ-Philippines chuẩn bị tổ chức diễn tập đổ bộ liên hợp gần bãi cạn Scarborough, tạo ra “mối đe dọa nghiêm” cho Trung Quốc.
Vụ kiện đường lưỡi bò TQ ở Biển Đông, Philippines “không có gì để mất” (GDVN)
Tàu hộ vệ ‘khủng’ Việt Nam tuần tra Biển Đông  (VNN) – Hai chiến hạm hiện đại của Hải quân Việt Nam vừa thực hiện cuộc tuần tra chung với tàu của Hải quân Trung Quốc trong điều kiện thời tiết cực kỳ khắc nghiệt.
Đi tuần tra chung với thằng ăn cướp Biển đảo của mình ngay trên nhà mình!!!!?nó lại còn ra lệnh cấm đánh bắt cá ở đây nữa chứ!
Vậy Biển Đông của XHCN rồi còn gì , cho nên chống TC chiếm HSTS ở Biển Đông và vẽ cả lười bò ,in sách kỷ niệm một năm thành lập thành phố Tam sa của TC….vào tù là “chí phải”!!! Thôi, làm 1 tỉnh của TC cho nó yên, khỏi ai phải bị đánh đập bị vào tù…gây khổ lụy cho một đời người. Đã tiến lên chủ nghĩa XH (CS) thì đúng là Thế giới đại đồng,ĐCSVN đã khẳng định rồi ,cãi lẫy nó thêm khổ lụy! Còn nói vòng vo tam quốc để né thì tiến lên CNXH là như thế nào – Phải là một thế giới không biên giới không lãnh thổ…thiên đường hạ giới ,cho nên nói cái của tôi, cái của anh thì làm sao tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên CNXH được và lại giống bọn Tư bản giãy chết à?
Giải mã thông điệp của tổ tiên (TVN)   —Ông Dương Trung Quốc: Người Việt giỏi ứng biến nhưng tư duy manh mún (GDVN)
Từ 1/7, thu nhập 9 triệu đồng mới phải đóng thuế TNCN (GDVN)   —Còn lâu mới gạt nổi công chức ‘cắp ô’ (VNN)
Thanh tra Chính phủ không thay đổi kết luận về Đà Nẵng (VNN)   —-Thanh tra Chính phủ “bật” lại ông Nguyễn Bá Thanh  (NLĐO) – Thanh tra Chính phủ chiều 25-6 đã “bật” lại lời phát biểu của ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, cho rằng cơ quan này đã đồng ý với quan điểm của UBND TP Đà Nẵng về kết luận thanh tra sai phạm đất đai tại TP này.
Bất ngờ… du khách Việt mất cắp ở Đức (TVN)   —Những mức giá trên trời chỉ có ở sân bay Việt Nam (VEF)  —TS Bá khuyên Bộ trưởng Thăng bỏ ‘đường sắt đồ cổ’ (VNN)
Đóng thuế nhà đất 400m2, đền bù 300m2 (VNN)  —Tìm 2 tấn vàng, DN đào tung cả tỉnh lộ  (VNN)   —-Đặc biệt quan tâm hỗ trợ kiều bào (NLĐ)
Đề nghị xử lý 20 trang thông tin điện tử sai phạm (TN)
Tiếp tay cho hàng độc (TN)    —-Kính thưa Cục trưởng Nguyễn Xuân Hồng: Chất độc không thể ăn được! (NLĐ)

Lãng phí và trái pháp luật trong sử dụng đất nông lâm trường(VnEc)

Hà Nội đề xuất thu hồi hàng loạt khu đất để xây trường học  (VnEc)

Kinh tế

Hồi kết của phép màu kinh tế tại các nước đang trỗi dậy ? (RFI)   —-Gỡ vướng cho vốn rẻ (TN)  —-Lỗ nghìn tỷ, nghi vấn K+ chuyển giá như Coca Cola? (GDVN)   —Sốc nặng vì vàng, chết đứng theo chứng khoán (VEF)
Ba ngân hàng dính đường dây lừa đảo 1.000 tỷ (VEF)  —Vẫn loay hoay tìm cách tăng lãi suất (VEF)  —-Thêm hướng dẫn về gói tín dụng 30.000 tỷ (VL)    —-Gói tín dụng 30.000 tỉ đồng: Được thế chấp bằng “nhà trên giấy” (TNO)
5 xe Lexus không ai nhận: Có dấu hiệu trốn thuế?  (NLĐ) -Nhiều khuất tất, khó hiểu đằng sau việc 5 ô tô Lexus đời mới trị giá hàng chục tỉ đồng nhập về cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) nhưng không có người nhận
Vàng lại giảm “ác liệt”  (NLĐO) – Liên tục giảm giá khiến nhà đầu tư không còn biết đâu là đáy của giá vàng. Hiện giá vàng thế giới còn cách mốc 30 triệu đồng/lượng không xa.
Giá vàng giảm còn 38,3 triệu đồng/lượng (TN)   —-Giá vàng lao dốc, tuột ngưỡng 38 triệu đồng/lượng (VnEc)
VN-Index
469,08  -3,94  -0,83%
HNX-Index
61,56  -0,44  -0,71%
DowJones
14.760,31  100,75  0,69%
Vàng
1.248,20  26,90  2,11%
USD
21.025,00  0,00  0,00%
Thông tin giá thị trường của VnEconomy
“Nền kinh tế còn ẩn chứa nhiều rủi ro” (VnEc)

Bản tin trên ĐTCK :
VN-Index 467.29 -5.73 -1.21%
HNX-Index 61.45 -0.55 -0.89%
Vàng SJC
37.850 38.150
USD/VND
20.800 20.900
Ngân hàng tiếp tục bốc hơi hàng nghìn tỷ vốn tự có (ĐTCK)

Thế giới

Ông Putin: Snowden đang ở Moscow, sẽ không bị dẫn độ (VOA)   —Vụ Snowden ảnh hưởng cuộc thảo luận an ninh mạng Mỹ-Trung(VOA)  —-Snowden ‘vẫn chưa rời khỏi Nga’ (BBC) -Ông Edward Snowden vẫn đang ở trong khu vực quá cảnh tại sân bay Moscow, theo lời xác nhận của Tổng thống Vladimir Putin.
CHỦ TỊCH ỦY BAN TÌNH BÁO HẠ VIỆN NÓI HOA KỲ PHẢI MANG SNOWDEN VỀ NƯỚC (SBTN)   —-Nga khẳng định không dính đến vụ Snowden (NV)   —Snowden đã nhận giấy tị nạn tại Ecuador (SGTT)
TT Obama sắp phê chuẩn các chính sách về biến đổi khí hậu(VOA)  —Mỹ, Afghanistan lên án vụ tấn công của Taliban(VOA)
Mỹ- Ả Rập khẳng định lập trường chống Syria (NV)  —Ả Rập Xê Út lên án Iran, Hezbollah can thiệp vào Syria(VOA)
Ả Rập Saudi: Assad chống lại quân nổi dậy Syria là “diệt chủng” (GDVN)
Các trang mạng của hai miền Triều Tiên bị tin tặc tấn công(VOA)  —-Các công ty Nam Hàn tại KCN Kaesong lỗ gần 1 tỷ đô la -(RFA)
Bắc Triều Tiên lại đào đường hầm mới tại bãi thử hạt nhân (GDVN)  —Nhật: Trung Quốc vẫn là “mối quan ngại” của thế giới (SM)  —Công nhân Trung Quốc bắt giám đốc Mỹ làm con tin(VOA)
Miến xét duyệt lại các dự án tài nguyên thiên nhiên -(RFA)   —Miến Điện càng cải tổ, đầu tư Trung Quốc càng lâm nguy (RFI)
Ấn Độ sẽ hạ thủy tàu sân bay nội địa vào tháng 8, biên chế 5 năm tới (GDVN)
Campuchia : Một cựu thị trưởng bị tù do bắn công nhân -(RFA)   —-Gia đình ông Mandela họp khẩn (VOA)   —Làn sóng ca sĩ nhạc kịch châu Á tràn sang châu Âu (RFI)  —Vì sao Trung Quốc áp dụng chính sách “Mỗi gia đình một… con chó”? (SM)

Văn hóa – XH-MT-Giáo dục – Khoa học

Greenpeace: Đông dược Trung Quốc chứa đầy thuốc trừ sâu (RFI)
Phim STATELESS (Vô Định Cư) của đạo diễn Đức Nguyễn (CTM) – Phim STATELESS (Vô Định Cư) của đạo diễn Đức Nguyễn, một cuốn phim tài liệu về thuyền nhân Việt Nam bị kẹt ở Phi Luật Tân từ cuối thập niên 1980 vừa đoạt giải Spotlight Award và giải Audience Choice Award do Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế trao tặng ngày 14 tháng tư, 2013. Đạo diễn Đức..

Bất ngờ về nguyên nhân GĐ Đài PT-TH Thái Bình bị tạm đình chỉ công tác (GDVN)
Khoai tây tồn dư hóa chất: dân lo ngại, cơ quan chức năng bảo chẳng hề gì (SM)   —Hơn 100 tử tù ở Việt Nam sắp bị chích thuốc độc (NV)
Hơn thua trên đường, hậu quả quá đau lòng (TN)   –Xe tải lao thẳng vào, nhà tan, chủ nhà đi cấp cứu (TT)
Video: Kinh hoàng “xe điên” chạy quá tốc độ đâm chết người  (GDVN)   —Sinh viên nước ngoài quậy tung cửa hàng điện thoại (VNN)
Trộm vào trụ sở công an huyện (NLĐ)   — Đâm vào ô tô, nam thanh niên trọng thương(NLĐO)   — Đang rửa chén, bị anh rể đâm chết (NLĐ)

TS Bá khuyên Bộ trưởng Thăng bỏ 'đường sắt đồ cổ'

- TS Trần Đình Bá đã có thư trả lời Bộ trưởng GTVT liên quan đến kiến nghị bỏ đường sắt 'cổ điển', tập trung cho đường sắt tốc độ cao.
VietNamNet xin lược ghi nội dung bức thư với hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp, phản biện để có một phương án tốt nhất cho sự phát triển đường sắt Việt Nam
Đường sắt khổ 1 mét không thể có tốc độ 120 km/h !
Sau thảm họa lật tàu Dầu Dây – Đồng Nai 1983 làm trên 200 người chết và các cú lật tàu thê thảm kinh hoàng S1,  E1 …thì từ năm 2004 Bộ GTVT đã có “sáng kiến khẩn cấp” thực hiện ngay dự án lớn 26.500 tỷ đồng (tương đương 2 tỷ USD, thời giá lúc đó) để đưa tà vẹt ngoại - tiêu chuẩn Nhật Bản 1.067 cắt ngắn thành 1 mét  thay thế loại tà vẹt bê tông 2 cục mét với mục đích tăng tốc 120 km/h để có tốc độ trung bình 80-90km/h .
đường sắt, tốc độ cao, đường sắt cao tốc, hiếm kế

Bộ GTVT và Đường sắt VN lúc đó tuyên bố “Đến năm 2010 Việt Nam sẽ có ĐS tốc độ 120km/h - hành trình Bắc Nam là 15  giờ”.
Song, đến nay thời gian vượt quá 3 năm mà hành trình Bắc Nam vẫn 32 tiếng…  Như vậy,  dự án “Tân trang đường sắt cổ “ suốt 9 năm mang lại vẫn chỉ là “đường sắt tốc độ thấp” , nghĩa là tốc độ trung bình không thể vượt qua 50 km/h, hành trình Bắc – Nam vẫn chỉ là 32 tiếng  .
Nâng cấp đường sắt khổ 1 mét bằng tà vẹt BTCT dự ứng lực là sai lầm nghiêm trọng về cả luận chứng kinh tế lẫn kỹ thuật công nghệ đường sắt từ những năm 2004  do thời kỳ đó khi thực hiện dự án nâng cấp đường sắt 2 tỷ USD không thông qua Quốc hội và phản biện khoa học.
Có thể nói, “sáng kiến đánh bóng đường sắt cổ vật" giống đúc như kiểu tân trang ụ tàu, tàu biển… của tư duy “tân trang đồ cổ “ tồn tại ba thập niên qua ở Bộ GTVT!
“Đường sắt đồ cổ" sau khi “tân trang" lại ngốn thêm 1.200 tỷ đồng hàng năm tiền thuế đóng góp của toàn dân để duy trì hoạt động cứ như “chiếc túi không đáy” của nền kinh tế .
Như vậy, tham vọng 120 km/h đã “tiền mất tật mang", còn để lại hệ lụy cho nhiều thế hệ, bức tử cả sự nghiệp khoa học công nghệ GTVT.  Khổ đường sắt 1 mét đang là "hàm chặn trên" (limitted upper) chặn đứng mọi nỗ lực sáng tạo của hàng trăm Tiến sỹ Bộ GTVT. 
Nay, “Tiếp tục nâng cấp khổ 1 mét tốc độ tối đa 120km/giờ để đạt tốc độ bình quân 100km/giờ" khác nào tiếp tục sai lầm vì bởi không ai dám “liều mình" ngồi lên để thử nghiệm tốc độ 120 km/h trên “đường sắt đồ cổ" chỉ 1 mét vì đó là “tốc độ tử thần”.
Cho đến nay, chưa có một ai dám đứng ra nhận “Sáng kiến nâng cấp đường sắt khổ 1 mét để đạt tốc độ 120km/h" là của mình để chịu trách nhiệm về thiệt hại do sai lầm cả về luận chứng kỹ thuật lẫn kinh tế, an toàn xã hội và cả QP-AN.
Phải xóa sổ “đường sắt đồ cổ" để có chỗ cho tốc độ cao!  
Sau “đổi mới" 1986, tất cả các bộ ngành đều thành công lớn, vậy mà Bộ GTVT thất bại nặng nề do “Đổi mới nửa vời với bảo tàng 3200 km đường sắt cổ" khổ 1 mét. 
Đến nay, dự án đường sắt “tân trang đồ cổ" đã thất bại, lời tuyên bố hùng hồn “đến năm 2010 hành trình đường sắt Bắc - Nam chỉ còn 15 tiếng đã “cuốn theo chiều gió“!
Với 3.200 km chạy dọc đất nước, đường sắt nước ta có giá trị tuyệt vời như một động mạch chủ nuôi sống cơ thể. Đường sắt là kho tài sản quốc gia khổng lồ trên 30 tỷ USD nên không thể được phép biến thành “đường sắt cổ vật”,  “bảo tàng đường sắt” hay như tàu biển đồ cổ để bán phế liệu! 
Tôi khẩn thiết đề nghị rằng chỉ cần đầu tư vào đó 5 đến 6 tỷ USD (chỉ chiếm 10% GDP) thì “lượng đổi – chất đổi", chúng ta sẽ có hệ thống đường sắt hiện đại tốc độ cao mà giá trị sử dụng cũng như giá trị tài sản quốc gia tăng gấp nhiều lần .
Thảm họa mỗi năm 12.000 người chết, 30.000 người bị thương, thiệt hại kinh tế 2 tỷ USD có nguyên nhân từ việc kìm hãm đường sắt khổ hẹp lạc hậu kéo dài làm “vỡ mặt trận đường sắt”, kéo theo hệ lụy quá tải gây thảm họa giao thông trên đường bộ!
“Khó vạn lần dân liệu cũng xong”!
Hệ thống đường sắt 3.200 km chính là đường sắt quốc gia có tầm quan trọng đặc biệt về chiến lược kinh tế xã hội lẫn QP – AN.
Hủy các dự án đường sắt cao tốc để làm đường sắt quốc gia tốc độ cao là một sáng suốt hợp lòng dân thì mong Bộ trưởng hãy hủy dự án “Tân trang đường sắt cổ vật” để tránh tổn thất nặng nề về kinh tế và hệ lụy “rác công nghệ đường sắt”, để nhanh chóng mở rộng đường sắt quốc gia 1 mét thành 1.435mm tốc độ cao 150-200 km/h .
Biến đường sắt khổ 1 m thành đường sắt quốc gia 1.435m tốc độ cao làm “Trục giao thông quốc gia” có ý nghĩa đặc biệt trong chiến lược Chính trị - Kinh tế - Xã hội - QP – AN.
Mở rộng đường sắt quốc gia 1.435 m tốc độ cao sẽ là sự lựa chọn khôn ngoan và thông minh.
Hành trình Hà Nội – TP.HCM 12- 15 tiếng sẽ là hiện thực sinh động, là khát vọng toàn dân đang thu hút sự quan tâm của tất cả các đại biểu QH và cả cộng đồng. Nếu được Bộ trưởng Bộ GTVT nhanh chóng đặt lên bàn Chính phủ và Quốc hội thì “Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Vũ Điệp(lược ghi)

Thấy gì qua chuyến đi của thượng tướng Đỗ Bá Tỵ tại Mỹ ? (Nguyễn Văn Huy)

Trước quá nhiều đối tác chiến lược này, không ai biết Việt Nam muốn gì. Bắt cá nhiều tay là một chiến lược nguy hiểm, không ai muốn can thiệp khi Việt Nam bị lâm nguy vì sợ làm phật lòng những đối tác chiến lược khác.
 
Đáp lời mời của đại tướng Martin E. Dempsey, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ thuộc Bộ quốc phòng Mỹ, ngày 17/06/2013, một phái đoàn quân sự cao cấp của quân đội nhân dân Việt Nam do thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, thứ trưởng bộ quốc phòng kiêm tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam, dẫn đầu tới thăm chính thức Hoa Kỳ trong 6 ngày, từ 17 đến 22/06/2013.
Theo ông Tỵ, chuyến đi này"là dịp để tăng cường quan hệ hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa quân đội hai nước, qua đó thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng lên một bước mớimới, phù hợp với mối quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt, đang ngày càng phát triển giữa Việt Nam và Hoa Kỳ".
Phái đoàn quân sự Việt Nam gồm có các tướng lĩnh cao cấp trong quân ủy trung ương như như trung tướng Phương Minh Hòa, tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân, trung tướng Phạm Ngọc Hùng, phó tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng, chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Ninh, phó tư lệnh Quân chủng Hải quân, thiếu tướng Phạm Hữu Mạnh, chánh văn phòng Bộ Tổng Tham mưu và thiếu tướng Vũ Chiến Thắng, cục trưởng Cục Đối ngoại.
Nội dung chuyến đi
Đây là lần đầu tiên một phái đoàn cao cấp của quân đội nhân dân Việt Nam chính thức đến thăm Hoa Kỳ, đặc biệt là đến Bộ quốc phòng Hoa Kỳ để cùng hội thảo. Trong chương trình viếng thăm, ông Đỗ Bá Tỵ cùng đoàn đại biểu quân sự cấp cao đã đến thăm Đại học Quốc phòng, Bộ tư lệnh Hạm đội 3, Cảnh sát biển thành phố San Diego, Đơn vị tìm kiếm cứu nạn, Bộ tư lệnh Quân đoàn 1, Căn cứ liên quân Lewis-McChord. Tại các đơn vị đến thăm, những chỉ huy đơn vị đã giới thiệu về chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của đơn vị.
Sáng ngày 20/6, tại trụ sở Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, còn gọi là Pentagone (Lầu năm góc), một nghi lễ tiếp đón theo nghi thức quân sự cấp cao đã được tổ chức dành riêng cho đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam. Điều này cho thấy Hoa Kỳ đánh giá cao chuyến viếng thăm của phái đoàn quân sự Việt Nam. Ngay sau lễ đón, ông Đỗ Bá Tỵ đã có cuộc hội đàm với ông Martin Dempsey, đại tướng chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ.
Sau những chào hỏi và cảm ơn xã giao giao, hai bên đã trao đổi về một số tình hình thế giới và khu vực cùng quan tâm. Ông Đỗ Bá Tỵ nói Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ toàn diện với Hoa Kỳ, trong đó có quan hệ về quốc phòng. Theo đó, hai bên tiếp tục triển khai quan hệ quốc phòng theo bản Thỏa thuận thúc đẩy hợp tác quốc phòng đã ký kết, bao gồm trao đổi đoàn các cấp, trao đổi đào tạo, trao đổi kinh nghiệm giữa các quân binh chủng. Ông Đỗ Bá Tỵ cũng không quên đề nghị Hoa Kỳ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh (rà phá bom mìn, vật liệu nổ còn lại sau chiến tranh, tìm kiếm các quân nhân còn mất tin, mất tích trong chiến tranh và tẩy rửa chất độc dioxine tại các điểm ô nhiễm nặng và hứa sẽ tạo điều kiện tốt nhất và hợp tác với Hoa Kỳ trong việc tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt quân nhân Hoa Kỳ đã tử trận trong chiến tranh tại Việt Nam. Nhưng đề nghị quan trong nhất của ông Tỵ là trong thời gian tới, hai bên cần phối hợp thật tốt trên các diễn đàn đa phương để cùng nhau góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, trước hết trong cơ chế hợp tác giữa các nước ASEAN và các nước đối tác (trong đó có Trung Quốc). Việt Nam sẽ làm hết sức mình để thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác ASEAN-Hoa Kỳ vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực.
Đáp lời, ông Martin Dempsey đồng ý với những nội dung hợp tác thời gian tới trong khuôn khổ Thỏa thuận thúc đẩy hợp tác quốc phòng và hoan nghênh sáng kiến của Việt Nam về thành lập Nhóm chuyên gia về mìn nhân đạo trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ASEAN Defence Ministers Meeting Plus-ADMM+). Ông Dempsey cho biết Hoa Kỳ ủng hộ các bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình và đề nghị các bên tranh chấp tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, đồng thời cũng mong muốn ASEAN và Trung Quốc sớm xây dựng được Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (Code of Conduct-COC).
Chiều cùng ngày 20/6, phái đoàn của thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đã có buổi tiếp kiến với ông John Mc Cain, thượng nghị sỹ bang Arizona, tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ trên đồi Capitol. Ông John McCain là người đã từng tham chiến ở Việt Nam và bị bắt làm tù binh và bị giam tại Hỏa Lò Hà Nội. Trong cuộc hội thảo, ông McCain khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ cho quan hệ giữa hai nước trong thời gian tới.
Trước đó, ngày 18/6, phái đoàn quân sự do ông Đỗ Bá Tỵ dẫn đầu đã tới thăm Căn cứ liên quân Lewis-McChord, bang Washington và được trung tướng Robert Brown, chỉ huy trưởng Quân đoàn I, tiếp đón. Ông Brown cho biết : "Chính sách chuyển hướng của quân đội Hoa Kỳ sẽ là tăng cường lực lượng ở Đông Nam Á để hợp tác với các đối tác tuyệt vời như quý vị" và sau đó cho phái đoàn Việt Nam xem một bản đồ có gắn bảy ngôi sao, đó là nơi diễn ra các cuộc tập trận chung lớn với quân đội Mỹ : Trung tâm Huấn luyện Yakima ở bang Washington, Australia, Thái Lan, Nhật Bản, Nam Hàn, Philippines và Hawaii. Ông Brown nói : "Nếu thêm được một ngôi sao nữa ở Việt Nam thì thật là tuyệt vời".
Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố không liên minh quân sự với nước nào và chưa có ý định tham gia tập trận chung. Tuy trước mắt Việt-Mỹ chưa có kế hoạch tập trận chung, nhưng hai bên hứa có thể cùng tham gia huấn luyện gìn giữ hòa bình và quân y.
Theo dự trù, ngày 26/6, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, một thứ trưởng quốc phòng khác của Việt Nam, cũng sẽ đến thăm Hoa Kỳ. Mục đích chuyến thăm này là để bàn về lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam. Việt Nam đã quyết định tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, trong lĩnh vực công binh, quân y và quan sát viên quân sự.
Sau chuyến viếng thăm Hoa Kỳ, phái đoàn do ông Đỗ Bá Tỵ dẫn đầu sẽ đến thăm Pháp từ ngày 23 đến 26/6, theo lời mời của đô đốc Edouard Guillaud, tham mưu trưởng Liên quân Cộng hòa Pháp.
Bắt cá nhiều tay, không ai biết Việt Nam muốn gì
Trong lúc phái đoàn quân sự cao cấp của thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đến thăm Lầu Năm Góc từ ngày 17 đến 22/6, phái đoàn của ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đến thăm Trung Quốc từ 19 đến 21/6. Các hoạt động ngoại giao và quốc phòng dồn dập trong tháng 06/2013 cho thấy Việt Nam tiếp tục chính sách “đa phương hóa, đa dạng hóa” với các đối tác chiến lược.
Ngày 31/5, phát biểu trước diễn đàn an ninh Singapore Đối Thoại Shangri-La, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không ngừng nhấn mạnh "xây dựng niềm tin chiến lược vì hòa bình, thịnh vượng của khu vực Châu Âu Thái Bình Dương" và tuyên bố “đặc biệt coi trọng vai trò của một nước Trung Hoa đang trỗi dậy mạnh mẽ và của Hoa Kỳ - một cường quốc Thái Bình Dương”. Điều này cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam đang tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ nhưng cũng không muốn gây mất lòng Trung Quốc.
Vấn đề là Việt Nam không có cùng định nghĩa về "đối tác chiến lược". Một quốc gia có thể có nhiều đối tác chiến lược về kinh tế, văn hóa, xã hội nhưng không thể có nhiều đối tác về quốc phòng vì một lý do giản dị, không quốc gia nào muốn những bí mật quốc phòng của mình bị đối phương nắm giữ. Khi hợp tác quốc phòng, mỗi quốc gia phải cho đối tác hoặc đồng minh của mình biết thêm chi tiết về chiến lược đang áp dụng. Tại Biển Đông, Hoa Kỳ và Trung Quốc rất muốn biết chiến lược khai triển của nhau trong khu vực. Trong khi đó, phía Việt Nam chỉ muốn được Hoa Kỳ bảo vệ khi bị Trung Quốc tấn công (nếu có) và với Trung Quốc phía Việt Nam không những tình nguyện cộng tác toàn diện mà còn nhờ Trung Quốc huấn luyện vào đào tạo những sĩ quan cao cấp nhất trong quân đội. Song song với những ước muốn đó, Việt Nam còn muốn công tác chiến lược với những cường quốc quân sự khác trong vùng như Nga, Ấn Độ và Pháp.
Trên bình diện địa lý chiến lược, đối tác chiến lược chính của Việt Nam phải là các quốc gia ASEAN, nhưng Việt Nam lại không tin vào sự sốt sắng của những quốc gia cùng khối này. Ngoài mặt, Hà Nội ủng hộ Philippines trong việc tố cáo Bắc Kinh nhưng trong thực tế lại cùng với Trung Quốc tiếp tục xác nhận chủ quyền trên các đảo và bãi đá trên quần đảo Trường Sa mà Philippines nói là của mình.
Trong hội thảo mang tên "Đoàn kết của ASEAN và những thách thức hàng hải ở Biển Đông và Châu Á-Thái Bình Dương", do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Châu Á và Học viện An ninh và Nghiên cứu Quốc tế đồng tổ chức tại Bangko kngày 21/06/2013, nội dung những bài phát biểu cho thấy sự cạnh tranh chiến lược ngày càng quyết liệt giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ làm suy yếu sự đoàn kết nội bộ giữa các quốc gia ASEAN. Mỗi quốc gia ASEAN có cái nhìn khác nhau về vai trò của Hoa Kỳ và Trung Quốc vì quyền lợi riêng của quốc gia mình, do đó không thể có tiếng nói chung trên những vấn đề liên quan đến Biển Đông. Chẳng hạn như sau gần một thập niên đàm phán, ASEAN và Trung Quốc chỉ ký được Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở Biển Đông (Declaration of Conduct-DOC) năm 2002, còn việc xây dựng một bộ luật mang tính ràng buộc hơn, Quy ước ứng xử (Code of Conduct-COC), vẫn xa vời.
Một thí dụ cụ thể : trong cuộc hội thảo ở Bangkok, chuyên gia các nước, trong đó có Việt Nam, cho rằng các tranh chấp ở Biển Đông cần phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế, như Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS 1982, v.v. thì trong Thông cáo chung Việt Nam-Trung Quốc, sau chuyến công du Bắc Kinh của chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, không có một câu nào hay chữ nào nhắc tới bộ luật về ứng xử COC và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS 1982.
Chính sách bắt cá nhiều tay của Việt Nam hiện nay đang buộc những quốc gia đối tác chiến lược xét lại sự hợp tác của mình : Việt Nam là một đối tác chiến lược đáng tin cậy hay chỉ là một khách hàng mua vũ khí lớn ?
Ngày 04/03/2013, bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã tới thăm Việt Nam trong hai ngày từ ngày 4 đến5/3. Sau khi tới thăm cảng Cam Ranh, ông Shoigu nói Nga coi Việt Nam như "một đối tác chiến lược, một người bạn lâu năm và đáng tin cậy". Hai bên Việt-Nga đã thảo luận về tình hình anh ninh khu vực cũng như hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật và quân sự. Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh nói Việt Nam cho phép Nga thiết lập trung tâm hậu cần kỹ thuật quân sự dùng để sửa chữa tàu, tiếp dầu, tiếp nước, tiếp lương thực thực phẩm cho các tàu đa quốc tịch ở Cam Ranh. Việt Nam và Nga cũng thống nhất việc xây dựng khu nghỉ dưỡng của quân nhân Nga tại Cam Ranh. Nhắc lại Vịnh Cam Ranh là nơi Việt Nam lập căn cứ tàu ngầm và sự tham gia của người Nga, quốc gia sản xuất tàu ngầm cho Việt Nam, là một bắt buộc.Hơn nữa hải cảng Cam Ranh là nơi Liên Xô từng đặt căn cứ hải quân của Hạm đội Thái Bình Dương từ năm 1979. Hải quân Hoa Kỳ cũng đã nhiều lần sử dụng cơ sở dịch vụ của cảng Cam Ranh.
Cũng nên biết, Việt Nam là khách hàng mua vũ khí khí lớn của Nga. Trong vài năm gần đây trở lại, Việt Nam là khách hàng lớn  thứ 5 trong các nước mua vũ khí của Nga, với tổng trị giá các hợp đồng là 2,43 tỷ USD, chiếm 7,6% tổng xuất khẩu vũ khí của Nga. Gần đây Việt Nam đã mua của Nga 20 máy bay chiến đấu Su-30MK2, một số hệ thống tên lửa phòng không S-300, các tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9, tổ hợp cơ động ven biển Bastion với hệ thống tên lửa siêu thanh tự định vị chống tàu Yakhont, tổ hợp tên lửa phòng không Igla. Từ năm 2009, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo Project 636 có cải biên với một tổng trị giá khoảng 3,2 tỷ USD, trong đó có chi phí lắp đặt vũ khí và một số trang thiết bị khác. Các tàu ngầm Kilo của Việt Nam sẽ được trang bị thủy lôi 53-56 hoặc TEST 76, có hỏa tiễn chống hạm 3M-54E hoặc 3M-54E1. Việt Nam sẽ mua thêm các hệ thống hỏa tiễn chống hạm Novator Club-S (SS-N-27) với tầm che phủ 300 km, v.v.
Trước đó, ngày 20/10/2012, một đoàn tướng lĩnh và quan chức của quân đội Việt Nam do thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân, dẫn đầu đang có chuyến thăm Nga với nội dung y như chuyến viếng thăm Hoa Kỳ hiện nay.
Với những đối tác khác, phía Việt Nam cũng tiến hành những cuộc viếng thăm hay mời viếng thăm quân sự tương tự.
Với Trung Quốc, ngày 22/06/2013, hai tàu chiến hiện đại nhất của Việt Nam lần đầu tiên sẽ tuần tra chung với hải quân Trung Quốc trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Đó là hai tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) và Lý Thái Tổ (HQ-012) đã rời quân cảng Vùng 3 Hải quân. Việt Nam nói đây là chuyến tuần tra lần thứ 15 giữa hai nước, nhưng lại là lần đầu tiên có hai chiến hạm hàng đầu của Việt Nam tham gia. Biên đội tàu của hải quân Việt Nam cũng sẽ thăm, giao lưu với Hạm đội Nam Hải tại thành phố Trạm Giang, tỉnh Quảng Châu vào ngày 25/6. Theo Bộ Quốc phòng Việt Nam, chuyến đi lần này nhằm “xây dựng lòng tin lẫn nhau, tăng cường quan hệ hợp tác vì sự ổn định, hòa bình của khu vực”. Ông Đỗ Bá Tỵ nói Việt Nam sẵn sàng làm việc với phía Trung Quốc để tăng cường hợp tác và duy trì sự tăng trưởng ổn định của mối quan hệ song phương và quan hệ giữa quân đội với quân đội.
Trước đó, ngày 16/4/2013, trong chuyến viếng thăm Trung Quốc ở cấp tổng tham mưu, ông Đỗ Bá Tỵ khẳng định "Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng núi liền núi, sông liền sông. Mối tình hữu nghị Việt-Trung, tài sản vô giá do chủ tịch Hồ Chí Minh và chủ tịch Mao Trạch Đông sáng lập và dày công vun đắp đã ngày càng phát triển mạnh mẽ và được nâng lên thành quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ sự ủng hộ cũng như giúp đỡ to lớn và hiệu quả của Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước ngày nay. Quan hệ hữu nghị Việt-Trung có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với cả hai nước, cũng như đối với hòa bình, ổn định và phát triển chung của khu vực... Phát triển quan hệ hữu nghị láng giềng tốt đẹp và bền vững với Trung Quốc luôn là chủ trương nhất quán và là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam".
Hai bên đã triển khai có hiệu quả nội dung của Nghị định thư giữa hai Bộ Quốc phòng ký năm 2003 và các thỏa thuận hợp tác khác, trong đó một số lĩnh vực thực sự trở thành điểm sáng trong quan hệ quốc phòng hai nước. Quân đội hai nước cũng đã tăng cường trao đổi đoàn các cấp, trong đó chú trọng gặp gỡ và tiếp xúc của lãnh đạo cấp cao ; tăng cường trao đổi đoàn chuyên ngành ; giao lưu sỹ quan trẻ, cựu chiến binh ; giao lưu văn hóa, văn nghệ… Về đào tạo, hai bên đã hợp tác một cách có hiệu quả. Học viên quân sự hai nước sau thời gian học tập đã phát huy tốt kết quả học tập cũng như vai trò cầu nối hợp tác hữu nghị giữa hai nước. Quan hệ hợp tác, phối hợp giữa Hải quân, Biên phòng và các quân khu giáp biên giới tiếp tục được đẩy mạnh và đạt hiệu quả thiết thực. Thông qua các hình thức như tuần tra liên hợp trên biển và trên bộ, phối hợp diễn tập tìm kiếm cứu nạn trên biển… đã góp phần giữ vững an ninh, trật tự khu vực biên giới, đồng thời giải quyết kịp thời các vụ việc vi phạm, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm. Các lĩnh vực hợp tác về công tác Đảng, công tác chính trị, phối hợp trong cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+)… giữa quân đội hai nước thời gian qua tiếp tục được đẩy mạnh. Về vấn đề trên Biển Đông, hai bên nhất trí quân đội phải là lực lượng gương mẫu đi đầu triển khai thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, trong đó có “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển”. Hai bên lưu ý cần cảnh giác không để các thế lực thù địch lợi dụng kích động, chia rẽ mối quan hệ đoàn kết và lợi ích chiến lược lâu dài giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc, gây mất ổn định chính trị ở mỗi nước. Bình luận gì bây giờ, rõ ràng là một sự phục tùng không điều kiện !
Với Indonesia, ngày 27/05/2013, ông Sjafrie Sjamsoeddin, thứ trưởng quốc phòng, tới Hà Nội để giới thiệu máy bay vận tải quân sự CN-295 vì Việt Nam đang cần các máy bay vận tải và nhảy dù có cửa sau với trọng tải tối đa 10 tấn.
Với Ấn Độ và Pháp, Hà Nội đã mời các tàu chiến của hai nước này ghé thăm các bến cảng Việt trong mục đích tìm hiểu khả năng chiến đấu của các loại tàu chiến trên vùng Biển Đông. Trong thực tế, đây là những hành động xã giao để ra vẽ đa phương, đa dạng trong quan hệ đối tác chiến lược.
Trong chiến tranh Việt Nam, Hồ Chí Minh và Đảng Công Sản Việt Nam đã đu dây với Liên Xô và Trung Quốc để nhận viện trợ và sự giúp đỡ để chống Mỹ và tiến chiếm miền Nam. Ông Hồ Chí Minh đã thành công vì hai đối tác chiến lược, mặc dù không ưa thích gì nhau nhưng vẫn sốt sắn giúp Việt Nam vì cùng lý tưởng cộng sản và muốn đánh bại Hoa Kỳ. Lần này chiến lược đó không phù hợp với tình thế tại Đông Nam Á, đặc biệt là trên Biển Đông. Tất cả những đối tác mà Việt Nam muốn hợp tác đều là những đối thủ quyền lợi của nhau, không đối tác nào thành tâm hé lộ chi tiết chiến lược khai triển của mình trên Biển Đông cho phía Việt Nam.
Trước quá nhiều đối tác chiến lược này, không ai biết Việt Nam muốn gì. Bắt cá nhiều tay là một chiến lược nguy hiểm, không ai muốn can thiệp khi Việt Nam bị lâm nguy vì sợ làm phật lòng những đối tác chiến lược khác.
Nguyễn Văn Huy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét