Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Tin ngày 26/6/2013

Hãnh diện là người Việt Nam?

Lời bình của Nguyễn Văn Tuấn: Đó là tựa đề của một bài viết trên Nguoi-viet.com, có lẽ là nhật báo lớn nhất trong cộng đồng người Việt bên Mĩ. Ngày xưa khi còn ở Mĩ tôi có quen biết với vài người ở đây (trong tạp chí Thế Kỷ 21), nhưng nay thì người đã về bên kia thế giới, người đã thành cao tuổi, nên ít khi ghé qua đó. Hồi còn nhỏ tôi cũng rất tự hào về người Việt, vì tôi nghĩ người mình thông minh và hiếu học. Thời đó, ai nói xấu người Việt là tôi phản đối ngay. Nhưng khi lớn lên, có dịp tiếp cận nhiều nguồn thông tin, thì tôi bắt đầu có cái nhìn khác. Tôi nghĩ người Việt mình chẳng hơn ai, và cũng chẳng hiếu học (bác Hoàng Tụy nói là “hiếu bằng cấp”) hơn ai. Báo chí VN thì cứ tự ru ngủ rằng người mình tài ba, thông minh xuất chúng. Có giáo sư còn lấy mấy cái huy chương thi Olympic ra để chứng minh rằng người Việt thông minh. Thật là ấu trĩ đến mức không ngờ! (Báo chí mà nói như thế thì có thể còn “tha thứ” được, chứ giới khoa học mà nói như thế thì khó nghe quá).

Nhà phê bình Vương Trí Nhàn nói rằng người mình có thói gian tham, và ông tuyên bố không thể chữa được thói gian tham đó. Mới đọc qua tôi cũng hoang mang, vì không ngờ anh Nhàn mà còn phát biểu mạnh như thế. Nhưng kinh nghiệm của tôi ở Úc thì có phần (chỉ dám nói là “có phần”) nhất quán với nhận định của anh Nhàn. Có khá nhiều gia đình khá giả (có nhà cửa đàng hoàng) dàn kịch để cho bà vợ bị ông chồng hành hung đánh đập có dấu sưng mặt, chảy máu mũi, rồi đi đến các tổ chức tị nạn để xin tá túc. Úc bênh phụ nữ, nên thấy cảnh như thế là cho ở ngay. Tá túc một thời gian, rồi … xin nhà. Căn nhà thứ hai! Nhiều gia đình thành công. Nhưng Nhà nước Úc theo dõi và biết, nên những màn kịch đó bị lật tẩy và xấu hổ cả đám. Sự việc mới bị báo nêu tuần vừa qua, nên làm tôi nhớ đến cái tham của người mình. Tôi chỉ biết hi vọng đó là thiểu số. Nhưng dù là thiểu số thì vẫn ảnh hưởng đến danh dự người Việt.

Do đó, trả lời câu hỏi của ông Huy Phương, “Có hãnh diện là người Việt?”, thì tôi phải nói là “Chưa”. Chưa chứ không phải là “Không”. Tôi nghĩ chỉ khi nào nước mình giàu mạnh lên, người mình văn minh hơn (văn minh như người Thái là tôi mừng rồi) thì lúc đó câu trả lời mới là “Có”. Nhưng lúc đó thì chắc gì tôi còn sống để trả lời. :-)


Hãnh diện là người Việt Nam?

“Người Việt thông minh, chăm chỉ và anh hùng, thế bạn có hãnh diện là người Việt Nam không?” - (Câu hỏi của báo Thanh Niên trong nước)
Trong bài “Ðêm Của Những Cánh Bướm Việt Ở Malaysia” đăng trên nhật báo Người Việt (2009) trước đây, ký giả Ðông Bàn đã vô tình nhắc lại câu nói của giới taxi Kuala Lumpur, “Con gái Việt Nam đẹp lắm!” Thủy, một “cánh bướm đêm” tại Beach Club đã cay đắng hỏi lại những người ký giả cùng quê hương với cô: “Người ta nói vậy, các anh có hãnh diện không?”
Câu trả lời tất nhiên là không! Ai lại hãnh diện khi có đồng bào, con em của mình, dù được khen là đẹp phải thất thân đi làm gái mại dâm. Không những được khen đẹp lắm, mà dân địa phương còn một “lắm” nữa, khi nói: “Con gái Việt Nam rẻ lắm!”
Khi Ðông Bàn đang đứng trên đất Malaysia, hẳn ông không thể nào hãnh diện là người Việt Nam.
Chúng ta cũng không hãnh diện là người Việt Nam, nếu chúng ta đang ở Ðài Loan.
Theo số liệu thống kê kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người Ðài Loan trong 14 năm (1995-2008) đã có 117,679 trường hợp, chiếm 82% tổng số phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài. Trong một đảo quốc nhỏ như Ðài Loan đã có hơn 10,000 phụ nữ Việt bỏ xứ sang đây làm vợ người, dù hạnh phúc hay khốn khổ, thì cũng vì thân phận nghèo đói, tương lai mờ mịt, có vinh dự gì cho đất nước khi đàn bà phải ly hương, với những cuộc hôn nhân không tình yêu chỉ vì đồng tiền. Ðiều khốn nạn nhất là trong tâm ý của người dân đồng bằng Cửu Long, “lấy chồng Ðài Loan” là chuyện mơ ước của tất cả mọi người. Một đôi vợ chồng đem con gái về thăm quê được một người bà con buột miệng khen: “Úi, con bé này ngộ quá, lớn chút nữa lấy chồng Ðài Loan được à nghen!”
Cũng ở Ðài Loan, năm người lao động Việt Nam làm thuê ở một công ty thủy sản địa phương đã hợp lực khiêng lồng đi bắt hai con chó của dân địa phương bỏ vào bao tải, dìm xuống biển cho chết, sau đó mang lên làm thịt.
Ngoài việc phải quỳ hai giờ cúi lạy bàn thờ chó để tạ tội và để quần chúng giảm cơn thịnh nộ, năm người lao động Việt Nam này còn bị phạt 10,000 tiền Ðài Loan.
Câu trả lời cũng là không, nếu chúng ta đang ở Nhật.
Trên nhiều diễn đàn của Nhật, nhiều người Nhật “cực đoan” kêu gọi tẩy chay người Việt, đuổi hết người Việt về nước, cắt vĩnh viễn các khoản viện trợ cho Việt Nam. Có người so sánh viện trợ cho Việt Nam uổng hơn là đổ tiền vào... cống, bởi tiền thuế của họ đang được dùng để nuôi bọn “dòi bọ” ở Việt Nam, sau những vụ: PCP, một tập đoàn cung cấp dịch vụ của Nhật bị Việt Nam đòi hối lộ 15% để được trúng thầu các dự án dùng tiền viện trợ của Nhật tại Việt Nam; Nhân viên, tiếp viên hàng không và phi công Vietnam Airlines, tổ chức đánh cắp hàng hóa trong các siêu thị Nhật để vận chuyển hàng gian về tiêu thụ tại Việt Nam; Các tu nghiệp sinh Việt Nam trước khi sang Nhật đã bị các doanh nghiệp xuất khẩu lao động CSVN bóc lột thậm tệ; Lãnh sự quán Việt Nam ở Nhật tại Osaka tổ chức bán giấy thông hành Việt Nam.
Trong một số siêu thị tại Nhật, có bảng cảnh cáo dành cho người Việt về chuyện ăn cắp vặt sẽ bị vào tù! Bức ảnh đã làm rộ lên tin đồn về nạn ăn cắp vặt của người Việt ở bên Nhật. Nhiều người cho rằng, người Việt đã để lại ấn tượng xấu xa trong mắt người Nhật khi xuất ngoại sang đất nước của họ.
Câu trả lời cũng là không, nếu chúng ta đang ở Singapore.
Trang mạng với tên gọi là Craigslist có mặt tại Singapore đưa thông tin rằng khách hàng có thể lựa chọn “gái Việt còn trinh,” giá khoảng $3,000 một tuần, ngay tại sân bay, khách sạn hoặc bất cứ nơi nào khách hàng yêu cầu. Tình trạng các cô gái Việt Nam bán trinh tại Singapore dường như công khai, ai cũng hay biết. Cảnh sát Singapore cho biết, hầu hết các cô gái Việt còn trinh đều ở độ tuổi từ 16 đến 17, đến và “làm việc” qua nhân vật trung gian, và năm ngoái, tại đây, một cô gái Việt Nam 17 tuổi cũng đã rao bán trinh tiết với giá $1,500!
Câu trả lời cũng là không, nếu chúng ta đang ở Nga.
Các đường dây buôn người đưa hàng nghìn phụ nữ Việt Nam vào các nhà chứa Nga, nhưng Ðại Sứ Quán Việt Nam tại Nga từ chối trả lời câu hỏi của BBC cho rằng cơ quan này không có thẩm quyền để nói về việc này. Theo Tiến Sĩ Nguyễn Ðình Thắng: “Trong tất cả các trường hợp ở Nga này, thủ phạm là những người Việt được bao che bởi một số giới chức ở Tòa Ðại Sứ Việt Nam ở Nga, thậm chí họ thành Hiệp Hội May Dệt dưới sự bảo trợ của Tòa Ðại Sứ Việt Nam.”
Cảnh sát Nga vừa khám phá một xưởng may “đen” dưới lòng đất tại khu chợ Cherkizov ở thủ đô Moscow, bắt hằng trăm di dân lậu Việt Nam. Nạn buôn lậu của người Việt tại Nga là chuyện xảy ra hằng ngày, có lẽ bởi nguyên nhân trong 80,000 người Việt ở Nga đã có 80% làm nghề buôn bán, phần lớn là chợ trời, mánh mung.
Ở Ba Lan: “Cầm quyền Hà Nội và nhân viên Tòa Ðại Sứ Việt Nam tại Warsaw là một băng nhóm tội phạm có tổ chức, một hệ thống Mafia.” (Ðài báo Weltspiegel Ðức)
Câu trả lời là không, ở mọi nơi trên thế giới.
Trên VietNamNet, người Việt Nam sinh sống ở Nhật, ở Nga, ở Anh, ở Úc, ở Nam Phi, ở Mozambique và ngay cả ở California, đã trình bày những những mẩu chuyện về người Việt đọc xong chỉ muốn “độn thổ,” với bao nhiêu thói hư, tật xấu khác của người Việt từ trong nước đến như trộm cắp, gian dối, đái bậy, khạc nhổ, vứt rác bừa bãi, ăn uống thô tục, tranh giành, chen lấn nơi công cộng, không biết nói cảm ơn, xin lỗi khi cần. Nói về chuyện ăn cắp và ăn cắp vặt thì Việt Nam chắc hẳn bỏ xa đàn anh Trung Quốc. Ngay cả cuộn giấy đi cầu trong khách sạn, khách người Việt cũng không tha.
Một người Việt làm nghề thông dịch cho tòa án và cảnh sát ở Úc, cho biết phần lớn thủ phạm ăn cắp trong siêu thị và trồng cần sa trong nhà là những người mới định cư, đặc biệt những người từ Bắc Việt Nam và du học sinh. Mỗi lần người này đi dịch là anh ta khổ tâm vì cảm thấy nhục nhã cho dân tộc mình.
Trong khi trao đổi chuyện này với một phụ nữ trong nước, bà này đã viết cho chúng tôi: “Năm 2008 vào dịp Tết Nguyên Ðán, tôi được con trai cho di du lịch Doha (Qatar,) sẵn dịp công ty của con bảo lãnh qua chơi Dubai. Nhưng đến chiều về lại Doha thì bị giữ lại phi trường vì nghe nói có chuyện gì xảy ra ở một siêu thị mà có người Việt mình dính vô. Trong khi cả đoàn ‘check in’ thì riêng tôi bị giữ lại vì mang passport CHXHCN Việt Nam. Mang hộ chiếu Việt Nam đi nước ngoài buồn lắm ông ơi!!!”
Lâu nay, người ta nhắc đến hai chữ Việt Nam hơi nhiều, không phải vì “tiếng tăm” mà vì “tai tiếng!”
Như vậy cũng không nên trách câu phát biểu của Ðức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt : “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế.”
Nhân câu nói này, các cơ quan truyền thông tại Việt Nam đã chỉ trích, lên án ông và đặt câu hỏi về lòng yêu nước của ông.
Tôi thì nghĩ khác, vì yêu nước nên ông Ngô Quang Kiệt mới cảm thấy nhục nhã. Tôi cũng không hãnh diện lắm về chuyện làm người Việt Nam, nhưng không phải như vậy là tôi không yêu nước, mà có thể vì lòng yêu nước, biết đâu có tác giả sẽ cho ra đời một cuốn sách mang tên “Người Việt Xấu Xa”.
Chúng ta đang nói chuyện người Việt dưới chế độ Cộng Sản. Ðể công bằng chúng ta nên có thêm một cái nhìn về người Việt ở Mỹ. Ngoài những chuyện được đề cao là làm “vẻ vang dân tộc Việt,” không có gì hơn là xin trích dẫn lời của ông Nguyễn Hữu Hanh, cựu thống đốc ngân hàng VNCH:
“Những năm tiếp theo đó ở nước Mỹ, tôi lại càng thêm ngao ngán và tuyệt vọng. Ngoài một số thành tích sáng chói của sinh viên Việt Nam và một vài thành công đáng kể của các chuyên gia Việt Nam trẻ tuổi, thì cộng đồng người Việt di tản đã gây nên tai tiếng xấu xa trong cái xã hội đã dung dưỡng họ: Bên cạnh những người đang cố gắng làm lụng để nuôi nấng con cái, một số người di tản lại đem qua đây những thói xấu cũ, lừa đảo và chôm chỉa bất cứ khi nào có dịp. Không phải chỉ có những người nghèo khổ phải sống bằng tiền trợ cấp, mà cả những tầng lớp trên (bác sĩ, dược sĩ, những người môi giới cổ phần, mua bán bất động sản, v.v.). Một ngày nọ tại Westminster, bang California, người ta trông thấy 80 vị bác sĩ và dược sĩ Việt Nam bị còng tay dẫn đi sau một toán cảnh sát Mỹ. Xấu hổ thay cho cộng đồng người Việt chúng ta ở đây, và xấu hổ lây cho cả quê hương đất nước chúng ta bên kia nữa!” (“Lời Nói Ðầu” - “Làm việc với các nhân vật danh tiếng thế giới” hồi ký, XB 2004.)
Như vậy, sau một người có tên tuổi trong nước là Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt cảm thấy “nhục nhã,” bây giờ một người ngoài nước, lại là một viên chức cao cấp của hai nền Cộng Hòa Việt Nam, cảm thấy “xấu hổ,” một phụ nữ bình thường thì than “buồn lắm!” Thế mà không biết sao thời “chống Mỹ” báo chí miền Bắc lại phịa ra câu chuyện một anh chàng “bá vơ” nào đó tuyên bố: “Mơ ước một buổi sáng thức dậy, thấy mình được trở thành một người... Việt Nam!”
Ông Nguyễn Hồi Thủ khi dịch cuốn “Người Trung Quốc Xấu Xí” đã có nhận xét: “Thường trong lịch sử Việt Nam vốn đã rất ít người thật tình có can đảm và trung thực để tìm hiểu, phê bình, những cái xấu, cái dở của dân tộc mình. Gần đây lại chỉ toàn thấy ca tụng đất nước rừng vàng biển bạc, con người cần cù, thông minh, cao cả, đẹp đẽ, kiên cường, anh hùng, trong sáng... Thậm chí lại có cả người lãnh đạo lấy tên giả viết sách để ca ngợi cá nhân mình, có cả nhà văn bịa tên một người nước ngoài để ca ngợi dân tộc mình.”
Báo Thanh Niên trong nước đã đặt câu hỏi: “Người Việt thông minh, chăm chỉ và anh hùng, thế bạn có hãnh diện là người Việt Nam không?”
Thưa, các yếu tố thông minh, chăm chỉ và nhất là kiểu “ra ngõ là gặp anh hùng,” chưa đủ để tạo thành một con người tử tế và một đất nước tử tế để cho thế giới tôn trọng và yêu mến!
(Blog Nguyễn Văn Tuấn)
 
  • Làn sóng ca sĩ nhạc kịch châu Á tràn sang châu Âu (RFI) - Từ ba bốn năm gần đây, trong làng nhạc kịch Opéra Paris, nhiều gương mặt mới đến từ châu Á như Hàn Quốc hay Trung Quốc bắt đầu nổi danh. Nhất là kể từ sau sự thành công rực rỡ của giọng ca nữ soprano Hàn Quốc Sumi Jo, một làn sóng ca sĩ dòng nhạc kịch châu Á đã tràn sang Paris đến mức báo Le Figaro, trong chuyên mục Văn hóa và Độc giả cũng phải thốt lên rằng « Làn sóng châu Á đang tràn đến ».
  • Biển Đông: Chọn đủ thẩm phán cho vụ Philippines kiện Trung Quốc (RFI) - Toà án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) đã chọn xong thẩm phán cuối cùng tham gia ủy ban đặc trách xem xét đơn kiện của Philippines về « đường lưỡi bò » của Bắc Kinh. Trong thư đề ngày 21/06/2013, Tòa án Liên Hiệp Quốc đã thông báo cho chính quyền Manila biết quyết định chọn thẩm phán Thomas Mensah, người Ghana, để bổ sung vào số 5 thành viên thuộc tòa án trọng tài.
  • Pháp trải thảm đỏ đón các doanh nhân Trung Quốc (RFI) - Ngày 25/06/2013, phái đoàn các doanh nhân thuộc Câu lạc bộ các nhà doanh nghiệp Trung Quốc, gồm khoảng 50 người, được tổng thống Pháp đón tiếp tại điện Elysée, với những nghi thức được dành cho các nguyên thủ quốc gia.
  • Nga phủ nhận có liên hệ với Edward Snowden (RFI) - Ngày 25/06/2013, ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov phủ nhận hoàn toàn các liên hệ giữa Matxcơva với cựu nhân viên an ninh Mỹ Edward Snowden, bị Hoa Kỳ truy lùng vì tội « gián điệp ». Đây là phản ứng chính thức đầu tiên của chính quyền Nga trong vụ việc này.
  • Miến Điện càng cải tổ, đầu tư Trung Quốc càng lâm nguy (RFI) - Theo Hội châu Á - Asia Society - một định chế tư vấn hàng đầu tại Mỹ, chính quyền Miến Điện đang có kế hoạch đàm phán lại hàng tỷ đô la hợp đồng trong lãnh vực khai thác tài nguyên, áp đặt các tiêu chuẩn môi trường và bài trừ nạn tham nhũng.
  • Taliban tấn công Phủ tổng thống và cơ quan CIA tại Kabul (RFI) - Taliban khai trương văn phòng ngoại giao tại Qatar nhưng khai hỏa tại Kabul. Sáng ngày 25/06/2013, một toán đặc công Taliban sử dụng xe gài chất nổ có gắn huy hiệu của lực lượng đa quốc gia ISAF tiến vào khu vực có Phủ tổng thống và cơ sở CIA tại Kabul. Toán đặc công và ba lính gác tử thương. Trong khi đó, ở phía nam, 8 phụ nữ và một trẻ em chết vì mìn của phe nổi dậy.
  • Lạm phát tại Việt Nam gia tăng trở lại (RFI) - Với tỷ lệ 6,36 % trong tháng 5 và 6,69% trong tháng 6, lạm phát tại Việt Nam đã gia tăng trở lại trong bối cảnh chính quyền siết chặt chính sách tiền tệ để "chống vật giá leo thang".
  • Việt Nam : Tin đồn về danh sách blogger có thể bị bắt gây lo ngại (RFI) - Trong thời gian gần đây tại Việt Nam, một số danh sách những blogger đấu tranh cho dân chủ có thể bị bắt được lan truyền trên mạng. Hiện tượng này gây không khí lo ngại vì đã có một số blogger bị bắt, như hai người viết blog nổi tiếng : Nhà báo Trương Duy Nhất và nhà văn Phạm Viết Đào. Đặc biệt là ngày 24/06/2013, trên blog của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, trong bài viết « Gửi thủ tướng Ba Dũng », có thông báo về một danh sách 20 blogger có khả năng bị bắt, được cho là do một người thuộc phái đoàn công du Trung Quốc của chủ tịch nước Trương Tấn Sang, gửi về.
  • Việt Nam câu lưu một blogger chống Trung Quốc (RFI) - Sáng ngày 25/06/2013, theo tin từ trong nước, công an tỉnh Hưng Yên đã bắt anh Từ Anh Tú, một trong những người tích cực tham gia các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lấn Biển Đông. Anh Tú bị bắt ngay tại nơi làm việc ở khu Công nghiệp Tân Quang, tỉnh Hưng Yên. Tuy nhiên ngay chiều nay Từ Anh Tú đã được về nhà.
  • Các trang mạng của chính phủ Hàn Quốc bị tấn công (RFI) - Bộ Khoa học Hàn Quốc loan báo, nhiều trang mạng của chính phủ và truyền thông Hàn Quốc bị tấn công « có phối hợp » vào ngày 25/06/2013. Vụ tấn công xảy ra một ngày trước khi tổng thống Hàn Quốc sang Trung Quốc gặp Tập Cận Bình.
  • Việt Nam, đối tác chiến lược của Thái Lan (RFI) - Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng bắt đầu chuyến thăm chính thức Thái Lan trong hai ngày 25 và 26/06/2013. Theo nhật báo Bangkok Post, nước chủ nhà nhân dịp này sẽ loan báo quyết định nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên hàng đối tác chiến lược.
  • Cam Bốt : 18 tháng tù do bắn vào thợ đình công (RFI) - Ngày 25/06/2013, tư pháp Cam Bốt kết án cựu thị trưởng thành phố Bavet, tỉnh Svay Rieng, Chhuk Bundith 18 tháng tù về tội nổ súng bắn vào người đình công.Tuy nhiên, can phạm thản nhiên không dự phiên tòa và không sợ bị bắt. Ba nạn nhân làm việc cho hãng may quần áo thể thao Puma, được bồi thường gần 10.000 đô la.
  • Thủ tướng Ấn Độ thăm Kashmir (VOA) - Thủ tướng Ấn Độ có chuyến đi thăm hiếm hoi tới vùng vùng Kashmir thuộc Ấn, một ngày sau khi các phần tử chủ chiến giết chết 8 binh sĩ
  • Ra mắt tạp chí Forbes-Việt Nam (VOA) - Forbes-Việt Nam, một tạp chí hàng tháng bằng tiếng Việt dành cho các giám đốc công ty và giới doanh nhân, ăn mừng ấn bản Forbes Việt ngữ đầu tiên
  • Brazil sẽ tổ chức trưng cầu dân ý (VOA) - Sau hơn 1 tuần lễ đối phó với những làn sóng biểu tình, Tổng thống Brazil nói chính phủ sẽ tổ chức trưng cầu dân ý về một cuộc cải tổ chính trị sâu rộng
  • Hoa Kỳ tìm cách bắt giữ Edward Snowden (VOA) - Tổng thống Obama cho biết Washington đang tìm cách bắt giữ ông Edward Snowden, người tiết lộ những chi tiết bí mật về các chương trình theo dõi của Mỹ
  • Thanh tra CP bác lời ông Bá Thanh (BBC) - Thanh tra Chính phủ Việt Nam bác bỏ phát ngôn của Trưởng ban Nội chính xung quanh kết luận thanh tra tại thành phố Đà Nẵng.
  • Snowden 'vẫn chưa rời khỏi Nga' (BBC) - Ông Edward Snowden vẫn đang ở trong khu vực quá cảnh tại sân bay Moscow, theo lời xác nhận của Tổng thống Vladimir Putin.
  • TBT Nguyễn Phú Trọng thăm Thái Lan (BBC) - Việt Nam và Thái Lan dự định nâng cấp quan hệ song phương thành quan hệ đối tác chiến lược trong chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng.
  • Tổng thống Brazil hứa cải tổ (BBC) - Tổng thống Brazil Dilma Rousseff hứa tăng ngân sách và trưng cầu dân ý về cải cách chính trị nhằm làm dịu làn sóng biểu tình trong nước.
  • Tuyển Tây Ban Nha 'bị bôi nhọ' (BBC) - Đội bóng vô địch thế giới bác bỏ tin trên báo Brazil nói một số cầu thủ tiệc tùng tại khách sạn cùng các phụ nữ lạ mặt.
  • Sức khỏe ông Mandela 'nguy kịch' (BBC) - Văn phòng tổng thống Nam Phi cho hay cựu tổng thống Nelson Mandela đang nằm viện vì viêm phổi và sức khỏe trong tình trạng nguy kịch.
  • Báo Tuổi Trẻ xin lỗi quân đội (BBC) - Báo Tuổi Trẻ phải xin lỗi vì gọi Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ là 'Tổng tư lệnh' quân đội Việt Nam, chức vụ không còn tồn tại.
  • Một tù nhân Công giáo 'tuyệt thực' (BBC) - Tin nói Trần Minh Nhật, một trong các thanh niên Công giáo bị tù vì tội hoạt động lật đổ chính quyền, đang tuyệt thực để phản đối.
  • Con ông cháu cha TQ tranh cãi (BBC) - Về bài phát biểu phê phán Tập Cận Bình và sự chia rẽ trong giới ‘thái tử đảng’ ở Trung Quốc về ý thức hệ.
  • Edward Snowden là ai? (BBC) - Nhân vật đang làm Hoa Kỳ tức giận là người 'kín đáo, thông minh, dễ gần và một bậc thầy về máy tính'.
  • Nhật, Philippines nhất trí về các vấn đề trên biển (BaoMoi) - Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera và Tư lệnh hải quân Philippines Jose Luis Alano vừa thống nhất phản đối mọi ý đồ đơn phương thay đổi hiện trạng trên biển Đông và biển Hoa Đông bằng vũ lực, theo Đài NHK hôm qua.
  • Ảnh: Hai tàu hộ vệ 'khủng' Việt Nam tuần tra biển Đông (BaoMoi) - (VTC News) - Biên đội tàu hộ vệ tên lửa của Hải quân Việt Nam là HQ-011 và HQ-012 (tức Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ) đã chính thức rời quân cảng Vùng 3 Hải quân lên đường thực hiện chuyến tuần tra liên hợp với biên đội tàu của Hải quân Trung Quốc trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ.
  • Thay trọng tài vụ kiện ’đường lưỡi bò’,TQ đòi Bãi Cỏ Mây (BaoMoi) - (Phunutoday) - Thay thẩm phán trong Hội đồng xét xử vụ Philippines kiện đường lưỡi bò, Trung Quốc tuyên bố Philippines không được 'chiếm trái phép” bãi Cỏ Mây, Trung Quốc lạnh gáy trước chiến thuật “Mỹ đánh chiếm, Nhật chốt giữ”...là tin tức thời sự chính ngày 25/6.
  • Đã có đủ 5 thẩm phán giải quyết vụ kiện ‘đường lưỡi bò’ (BaoMoi) - Ngày 25/6, Bộ Ngoại giao Philippines chính thức thông báo Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) đã chọn được người thay thế Thẩm phán Chris Pinto (người Sri Lanka), sau khi ông này xin rút lui khỏi Hội đồng 5 thành viên giải quyết vụ kiện Trung Quốc trên Biển Đông.
  • Trung Quốc định khai thác dịch vụ lặn sâu bằng tàu Giao Long (BaoMoi) - (Petrotimes) – Trong thời gian không thi hành công vụ, tàu lặn có người lái Giao Long của Trung Quốc có thể được sử dụng để cung cấp dịch vụ lặn sâu dưới đáy biển cho những người thích khám phá đại dương, ông Lưu Phong - Chỉ huy trưởng sứ mệnh lặn thám sát Biển Đông bằng tàu Giao Long cho biết.
  • Tập huấn thông tin đối ngoại và tuyên truyền biển đảo năm 2013 (BaoMoi) - Ngày 25-6, tại Đồn BP Hòa Hiệp Nam, BĐBP Phú Yên, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Yên phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh tổ chức tập huấn Thông tin đối ngoại và tuyên truyền biển, đảo cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ các phòng, ban và các xã ven biển, đội ngũ Chính trị viên, cán bộ đội Vận động quần chúng các Đồn, Trạm BP trên địa bàn huyện Đông Hòa.
  • COC vẫn còn xa vời (BaoMoi) - Tại “Đối thoại Shangri-La” lần thứ 12 vừa diễn ra tại Singapore, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong bài diễn văn khi đề cập đến vấn đề Biển Đông đã cho rằng Trung Quốc và ASEAN cần đề cao trách nhiệm, cùng nhau củng cố lòng tin chiến lược.
  • Ấn Độ - Trung Quốc: Long tranh hổ đấu (BaoMoi) - (Quốc phòng) - Căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ trên biển Đông đã diễn ra từ vài năm qua và thời gian gần đây càng trở nên gay gắt khi cả hai nước liên tiếp có những sự cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực nhằm khẳng định tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực và trên thế giới.
  • Khói bụi xuất hiện ở Nha Trang (BaoMoi) - (TNO) Chiều 24.6, ở TP.Nha Trang (Khánh Hòa) xuất hiện những lớp khói như sương mù, đậm nhất là khu vực phía bờ biển.
  • Hợp tác Mỹ-Việt trong chiến lược ’Trở lại châu Á’ của Mỹ (BaoMoi) - (Quốc phòng) - Báo Nga vừa có bài phân tích chiến lược “Trở lại châu Á” của Mỹ với trọng tâm là khu vực Đông Nam Á và những diễn tiến nóng ở khu vực Biển Đông. Trong đó tác giả có phân tích rất sâu về việc tăng cường mối quan hệ hợp tác của Mỹ với Việt Nam xung quanh vấn đề Biển Đông.

Chuyên gia Nhật chỉ trích dự án bauxite

Dự án bauxite
Dự án khai thác bauxite vẫn gặp phản đối tại Việt Nam

Một giáo sư người Nhật nghiên cứu thực địa về hai dự án bauxite Tây Nguyên nói dự án “thất bại, nhưng không có ai chịu trách nhiệm”.

Viết trên báo Nhật Asahi Shimbun hôm 25/6, Tiến sĩ Ari Nakano, từ Đại học Daito Bunka, cũng bày tỏ lo ngại về hiệu quả của các dự án điện hạt nhân mà Nga và Nhật đang làm tại tỉnh Ninh Thuận.

Bà lo ngại về sự thiếu minh bạch tại Việt Nam và kêu gọi chính phủ Nhật xem xét lại quan hệ song phương.

‘Thiếu thông tin’

Tác giả, một chuyên gia về chính trị, ngoại giao và nhân quyền Việt Nam, cho biết bà trực tiếp phỏng vấn các nông dân ở tỉnh Đăk Nông và Lâm Đồng, nơi đang khai thác bauxite.

“Không cư dân nào nhận được giải thích rõ ràng về các mỏ bauxite, việc xây dựng và mở rộng nhà máy alumina, hay kế hoạch thu hồi đất, đền bù.”

Bà nói mặc dù người dân đã khiếu nại về tác động môi trường, nhưng chính phủ không có “biện pháp đầy đủ nào”.

Một số công nhân cũng không được trả lương đầy đủ, tạo nên nghi ngờ về hứa hẹn của chính phủ rằng dự án đem lại việc làm cho cộng đồng.

Tác giả nhắc lại tin tức về sự chậm trễ trong việc xây nhà máy bauxite – nhôm Lâm Đồng và việc phải dừng cảng Kê Gà, ban đầu định dùng để vận chuyển sản phẩm.

Tiến sĩ Ari Nakano nói hồi đầu năm nay, bà tổ chức một hội nghị ở Hà Nội về tài nguyên, môi trường. Nhưng Bộ Công thương nhất quyết không cho đưa vấn đề bauxite vào nghị trình, cũng như không cho những người chỉ trích dự án có mặt.

“Dự án rõ ràng là một thất bại, nhưng không rõ ai phải chịu trách nhiệm,” tác giả viết.

Lo ngại hạt nhân

Nhắm tới các độc giả người Nhật, bà Ari Nakano nói các trí thức Việt Nam chỉ trích dự án bauxite cũng phản đối các dự án xây nhà máy điện hạt nhân mà Nga và Nhật đang làm ở tỉnh Ninh Thuận.


Kế hoạch xây dựng Nhà máy điện hạt nhân số 2 tại Ninh Thuận có sự hỗ trợ từ Nhật Bản

“Trong hơn 20 năm tôi quan sát nước này, xu hướng cố gắng che lấp các sự thật khó chịu của chính phủ Việt Nam về căn bản là không đổi.”

“Việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, gói trong bầu không khí chính trị không có đủ thông tin và đàn áp tự do ngôn luận, chưa gì đã có các vấn đề nghiêm trọng trước khi chúng có thể tạo ra kết quả kinh tế hay công nghệ.”

“Nhật Bản nên hiểu tình hình ở Việt Nam và xem lại cách làm thế nào hợp tác với một đối tác như thế,” tác giả kêu gọi.

Năm nay Nhật Bản và Việt Nam đánh dấu 40 năm quan hệ ngoại giao và chính giới Nhật Bản không giấu giếm mong muốn thắt chặt quan hệ đối tác chiến lược.
Đầu năm nay, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên của chuyến công du nước ngoài.
(BBC)

Việt Nam, đối tác chiến lược của Thái Lan

Lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam và thủ tướng Thái tại Bangkok ngày 25/06/2013
Lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam và thủ tướng Thái tại Bangkok ngày 25/06/2013 (Reuters)

Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng bắt đầu chuyến thăm chính thức Thái Lan trong hai ngày 25 và 26/06/2013. Theo nhật báo Bangkok Post, nước chủ nhà nhân dịp này sẽ loan báo quyết định nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên hàng đối tác chiến lược.

Theo Tổng vụ trưởng vụ Đông Á, bộ Ngoại giao Thái, ông Pichayaphant Charnbhumipol, Thái Lan và Việt Nam sẽ loan báo quan hệ đối tác chiến lược trong tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế, cho đến xã hội, quân sự…

Tầm quan trọng của Việt Nam đã được nhân vật này nhấn mạnh khi ông khẳng định rằng Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên mà Thái Lan ký kết một thỏa thuận đối tác chiến lược như vậy.

Theo báo chí Bangkok, ông Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên đi thăm chính thức Thái Lan từ 20 năm nay. Phải trở ngược về năm 1993 mới thấy một chuyến thăm của người đứng đầu dảng Cộng sản Việt Nam thời ấy là Đỗ Mười.

Nhân chuyến công du Thái Lan lần này, ông Nguyễn Phú Trọng dẫn theo một phái đoàn gồm khoảng 90 người. Tại Thái Lan, ngoài các cuộc hội đàm với Thủ tướng Yingluck Shinawatra và chủ tịch Thượng viện cũng như Hạ viện Thái Lan, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam sẽ đến Đại học Thammasat ở Bangkok để nhận bằng tiến sĩ danh dự về khoa học chính trị. Lãnh đạo Việt Nam cũng đi thăm tỉnh Nakhon Phanom, nơi có một cộng đồng khoảng 100.000 người gốc Việt.

Quan hệ kinh tế song phương Việt Nam - Thái Lan đã đặc biệt phát triển trong những năm gần đây. Tổng trao đổi mậu dịch hai chiều xấp xỉ 10 tỷ đô la năm 2012, và có thể tăng lên thành 15 tỷ đô la từ nay đến năm 2020. Thái Lan cũng nằm trong số các quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam, với các đề án lớn trong lãnh vực năng lượng.

Điểm nổi bật được nhật báo Thái Lan The Nation ngày 25/06/2013 nêu lên là Thái Lan đang vươn lên thành điểm du lịch rất được ưa chuộng của người Việt Nam. Trích dẫn số liệu của ngành du lịch Thái, The Nation cho biết là vào năm 2012 đã có hơn 600.000 du khách Việt Nam đến thăm Thái Lan. Kỷ lục này sẽ bị phá trong năm nay, vì mới trong 5 tháng đầu năm, lượng khách Việt Nam đã tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm 2012.

Một trong những số liệu chứng tỏ sức hút của Thái Lan đối với người Việt Nam là đà gia tăng các chuyến bay nối liền hai nước, đã vượt mức 100 chuyến mỗi tuần.

Trong lãnh vực ngoại giao, Thái Lan hiện đang đóng một vai trò hết sức quan trong đối với Việt Nam vì là nước được giao trách nhiệm điều phối viên quan hệ ASEAN - Trung Quốc trong năm nay. Trong tư cách này, Bangkok đã đề nghị một cuộc họp nội bộ của ASEAN vào tháng 8/2013 để thống nhất quan điểm về Biển Đông, đặc biệt là về bộ quy tắc ứng xử COC, chuẩn bị cho cuộc họp ASEAN -Trung Quốc một tháng sau đó

Vấn đề đặt ra đối với Thái Lan là nước này thường bị nghi là thân Trung Quốc, lại không có lợi ích gì ngoài Biển Đông, cho nên đã thiếu tích cực trong việc xem xét hồ sơ này. Trong nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN của Thái Lan vào năm 2009, vấn đề Biển Đông hầu như không được đề cập đến, cho dù năm đó là năm đánh dấu thái độ càng lúc càng hung hăng của Bắc Kinh đối với với các nước Đông Nam Á tranh chấp chủ quyền ngoài Biển Đông với Trung Quốc.
Trọng Nghĩa (RFI)

Miến Điện càng cải tổ, đầu tư Trung Quốc càng lâm nguy

Công trình đập thủy điện Myitsone ở  bang Kachin, Miến Điện bị dừng lại.
Công trình đập thủy điện Myitsone ở bang Kachin, Miến Điện bị dừng lại. (DR / Irrawaddy)

Theo Hội châu Á - Asia Society - một định chế tư vấn hàng đầu tại Mỹ, chính quyền Miến Điện đang có kế hoạch đàm phán lại hàng tỷ đô la hợp đồng trong lãnh vực khai thác tài nguyên, áp đặt các tiêu chuẩn môi trường và bài trừ nạn tham nhũng. Với kế hoạch cải tổ này, sau hàng thập kỷ được tự do tung hoành tại Miến Điện dưới thời tập đoàn quân sự, các công ty của Trung Quốc có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Trong một bản báo cáo chuẩn bị cho một cuộc hội thảo về các chuyển biến tại Miến Điện, tổ chức ngày 26/06/2013 tới đây tại New York, nhóm chuyên gia của Asia Society từng làm việc chặt chẽ với cả tập đoàn quân sự cũ lẫn chính quyền dân sự mới tại Miến Điện nhận định : « Có dấu hiệu cho thấy là chính phủ Miến Điện đang chuẩn bị đàm phán lại tất cả các đề án đã được thỏa thuận trước đây để đảm bảo rằng các biện pháp bảo toàn thích hợp đã được đưa ra và để buộc các dự án trong tương lai phải chịu một chế độ kiểm soát chặt chẽ về mặt xã hội và môi trường ».

Miến Điện nổi tiếng là quốc gia có một nguồn tài nguyên thiên nhiên hết sức dồi dào, từ dầu khí cho đến quặng mỏ như đồng, thiếc, hay gỗ và đá quý. Tuy nhiên, dưới thời chế độ quân sự, do bị phương Tây cô lập, các nguồn tài nguyên này chỉ được một vài nước khai thác, đứng đầu là Trung Quốc, vốn đã đổ rất nhiều tiền của vào để thâu tóm nguồn tài nguyên của nước láng giềng, phục vụ cho sự phát triển kinh tế Trung Quốc.

Các công ty Trung Quốc hiện diện đông đảo tại Miến Điện, đặc biệt trong lãnh vực năng lượng, quặng mỏ, đá quý, phá rừng lấy gỗ. Nhờ móc ngoặc với các tập đoàn trong tay quân đội – hay giới tài phiệt thân cận với quân đội, họ đã gần như được hưởng độc quyền khai thác các nguồn lợi tại Miến Điện, mà không cần phải quan tâm đến các tác hại môi trường hay xã hội.

Trong bối cảnh đó, với chính sách cải tổ đang được xúc tiến, hiển nhiên là đối tượng chịu ảnh hưởng hàng đầu là các nhà đầu tư Trung Quốc. Trả lời hãng tin Pháp AFP, bà Suzanne DiMaggio, một phó chủ tịch của Hội Châu Á, và là đồng tác giả của bản báo cáo về Miến Điện dự đoán : « Các hợp đồng đàm phán với chính phủ cũ cần phải được duyệt xét lại trong bối cảnh chính phủ mới bắt đầu áp dụng các chính sách mới, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế mới. Do vậy, tôi cho rằng không ai thoát khỏi cách tiếp cận đó ».

Theo bà DiMaggio, trị giá các thỏa thuận bị xem xét lại có thể lên đến hàng tỷ đô la, một ước tính mà nhiều chuyên gia khác về Miến Điện đều cho là xác thực.

Các tập đoàn Trung Quốc tại Miến Điện có lẽ đã thấy rõ số phận của mình từ năm 2011 khi chính quyền của Tổng thống Thein Sein bất ngờ ra lệnh đình chỉ công trình xây đập thủy điện Myitsone do Trung Quốc đầu tư tại bang Kachin, miền đông bắc Miến Điện, cho dù công trình này đang được xây dựng, với kinh phí hơn 3 tỷ rưỡi đô la.

Công trình Myitsone đã bị dân chúng Miến Điện cực lực phản đối do các tác hại môi trường tiềm tàng không hề được nghiên cứu thấu đáo. Kể từ khi công trình này bị ách lại, một tập đoàn Trung Quốc khác vào năm ngoái, đã lại bị vạch mặt chỉ tên trong dự án phát triển mỏ đồng gần Monywa ở miền bắc Miến Điện, cũng do Trung Quốc đầu tư.

Một công trình đầu tư khác của Trung Quốc cũng bị phản đối là đường ống dẫn khí Miến Điện – Trung Quốc bắt đầu xây dựng vào năm 2010, nay đã hoàn thành được 94%. Dự án này đã bị cư dân địa phương tại Miến Điện và các tổ chức phi chính phủ kịch liệt phản đối ngay từ khi công trình xây dựng bắt đầu. Bên cạnh những cáo buộc về tác hại môi trường, dự án đường ống dẫn khí này còn bị chỉ trích là không mang lại bất kỳ lợi ích nào cho người dân địa phương.

Đối với bà DiMaggio, Myitsone chính là « tiếng chuông cảnh báo đầu tiên cho biết là các quy tắc sẽ thay đổi ». Theo chuyên gia Mỹ, với việc triển khai luật đầu tư mới, xu hướng đó sẽ tiếp tục.

Trọng Nghĩa (RFI)

Phương Bích - “Nếu một ngày tôi phải vào tù , Tôi muốn được vào nhà tù cộng sản”



Sau khi blogger Trương Duy Nhất bị bắt, có kẻ từ trước đến nay im re bỗng rú lên mừng rỡ: Rồi sẽ đến lượt chúng mày!
Chúng mày đây hẳn là những kẻ dám nói không yêu chế độ, dám phản đối anh bạn vàng trong vấn đề xâm lấn biển Đông?
Tiếp đến bắt blogger Phạm Viết Đào. Rồi tin đồn sẽ bắt thêm nhiều blogger khác nữa. Nhiều kẻ hý hửng ra mặt, nhặng xị lên.
Tôi chợt nhớ thái độ đám côn đồ đuổi đánh, bắt người biểu tình trước cổng trại Lộc Hà. Lúc đó, chúng tưởng như đang ở thế thắng nên rất hung hãn. Mũi chúng phồng lên, mắt trợn trừng đầy đe dọa. Nhưng chỉ sau mươi phút, chúng lại trở nên hiền lành. Một gã tái mặt khi bị một người phụ nữ  chỉ vào mặt hắn, giận dữ gào lên:
-    Tao nhớ cái mặt mày nhé, mày là thằng đánh tao nhé.
Hắn to béo, đứng trước mặt tôi và lúng búng nhìn ra chỗ khác:
-    Chị buồn cười nhỉ...
Tôi thấy vẻ sợ hãi nhất thời trên gương mặt hắn. Hắn ăn vận giống như bao người khác, và nếu người dân xúm lại đánh hắn, như hắn đã đánh người khác thì sao nhỉ? 
Một lúc nào đó, những nhặng xị ấy cũng sẽ lại im re như thế. Nhưng cái giống gió chiều nào che chiều ấy, thì biết đâu, sẽ có lúc lại chĩa vào những kẻ thất thế?
Rồi! Giờ thì thiên hạ tha hồ đoán già đoán non, về nguyên nhân bắt 2 blogger nổi tiếng. Chuyện các blogger nó thẳng, nói thật những suy nghĩ của mình chắc không phải là nguyên nhân bắt bớ, mà là những nguồn thông tin nóng giãy sau những cuộc họp cơ mật cơ.
Khi nói chuyện với công an, tôi bảo các anh nên lo xem theo phe nào là đúng thời cơ, chứ đừng lo đám dân đen chúng tôi. Nói thật với các anh, dân nước nào chứ dân Việt Nam cứ kêu như cháy đồi thế thôi, chứ không lật đổ được chế độ đâu. Trong tay chả có súng ống, chả có quyền, đa số lại chỉ chăm chắm vào cái niêu cơm nhà mình thì có mà lật vào mắt!
Cái mà người ta sợ nhất là bị tiếm quyền. Tiếm quyền lãnh đạo, chứ mấy ai tiếm quyền của dân đen? Mà ai là kẻ có cơ tiếm quyền?
Là đối thủ của họ! Đương nhiên rồi.
Đối thủ của họ phải là ngang cơ, và cũng có quyền hành. Chứ không phải phận con sâu cái kiến như dân ta đâu.
Ờ! Các anh chỉ cười. Gớm, tôi chả phải dạy khôn các anh ý. Nhưng tôi cũng đồ trong lòng các anh có lo lắng đấy.
Nói vậy chứ ai cũng hiểu, chả có gì đảm bảo cho tự do ở đất nước mình. Tội ở mồm các anh phán ra chứ đâu? Mấy anh em tôi gạt mọi lăn tăn sang một bên, đi một chuyến lên Hòa Bình thăm thú cảnh non nước. Blogger Nguyễn Tường Thụy còn mặc cả: chuyến này mọi người phải chiều tôi nhất đấy. Biết đâu đây là chuyến đi chơi cuối cùng?
Mới hôm qua, cộng đồng mạng lại xôn xao tin có danh sách 20 blogger sẽ bị bắt. Nguồn tin là từ blog của nhà văn Nguyễn Trọng Tạo.
Cho dù nguồn tin cũng chỉ là sự trao đổi giữa 2 cá nhân, nhưng chuyện này đâu phải là chuyện có thể nói đùa. Tuy điểm mặt anh hùng thì mình chỉ là hàng tép riu, nhưng biết đâu cách thức lại được tiến hành từ dưới lên trên? Tốt hơn hết là cứ chuẩn bị tinh thần để khỏi “sốc”. Bỗng nhớ những vần thơ của Nguyễn Đắc Kiên:
“Nếu một ngày tôi phải vào tù
Tôi muốn được vào nhà tù cộng sản”
( Theo Phuongbich Blog )

Phản đối Dự thảo Hiến pháp trình QH Khóa 13 - Kỳ họp thứ 5

Ngày 3/6/2013 những người soạn thảo và ký bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 mang chữ ký của 72 người (thường gọi tắt là Kiến nghị 72) đã gửi cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và một số Đại biểu Quốc hội bản Phản đối Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 5. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

Bauxite Việt Nam


Chúng tôi, những người soạn thảo và ký bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 mang chữ ký trực tiếp của 72 người (thường gọi tắt là Kiến nghị 72) đã được trao tận tay Uỷ ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp (UBDTSDHP) ngày 4-2-2013, cùng với những người đã nêu những ý kiến khác với bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp được Quốc hội công bố để lấy ý kiến của nhân dân từ ngày 2-1-2013, kiên quyết phản đối bản Dự thảo Hiến pháp ngày 17-5-2013 (DTHP) do UBDTSĐHP trình tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XIII, vì những lý do sau đây:
1- Về nội dung, trong khi nhân dân mong đợi một sự đổi mới thể chế chính trị theo hướng thật sự dân chủ, tạo sức mạnh cho sự nghiệp phát triển và bảo vệ đất nước, thì bản DTHP mới này hầu như không thay đổi so với Dự thảo lần đầu đưa ra lấy ý kiến nhân dân, mà còn có điểm kém hơn, thậm chí thụt lùi rõ nét so với Dự thảo đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tháng 4-2013.
DTHP vẫn khăng khăng bám giữ thể chế toàn trị của một đảng gắn với ý thức hệ và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác-Lênin, một học thuyết tuy đã có vai trò lịch sử nhất định trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc nhưng nay đã bị thực tế chứng minh rõ là không tưởng và có nhiều sai lầm được coi là nguyên lý xây dựng xã hội mới, dẫn tới sự sụp đổ chế độ chính trị-xã hội ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa cách đây hơn hai mươi năm, và vì vậy đã bị loài người tiến bộ bác bỏ.
Việc hiến định sự độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đối với xã hội và nhà nước là biểu hiện rõ nét nhất của tinh thần phản dân chủ; tự nó đã khiến cho những điều ghi trong DTHP về quyền lực của nhân dân và của các tổ chức do dân bầu cũng như các quyền cơ bản của con người và của công dân chỉ là cái vỏ, không có thực chất, như đã thể hiện rõ trong thực tế nước ta nhiều năm qua.
Duy trì sự độc quyền toàn trị của giới cầm quyền nhân danh ĐCSVN chi phối toàn bộ quyền lực nhà nước và hệ thống chính trị là nguyên nhân cơ bản khiến cho đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện và đang bị thách thức trầm trọng về nhiều mặt như hiện nay. Sự độc quyền toàn trị cũng là nguyên nhân gốc hủy hoại vai trò lãnh đạo của ĐCSVN.
DTHP đi ngược lại xu thế tiến bộ của loài người về những quan điểm cơ bản của thể chế chính trị trong thời đại ngày nay như quyền lập hiến thuộc về nhân dân, nhà nước tam quyền phân lập, đa sở hữu tư liệu sản xuất kể cả đất đai… Việc giải trình DTHP nhằm phản bác những quan điểm ấy đều theo lối mòn, dựa vào những lập luận giáo điều, khoác cái áo gọi là sự đồng thuận của đông đảo nhân dân.
Trải qua nhiều thập kỷ không nề hy sinh, gian khổ đấu tranh giành độc lập, thống nhất để xây dựng xã hội tự do, dân chủ, dân tộc ta không thể chấp nhận một Hiến pháp phản khoa học, phản tiến bộ và phản dân chủ như vậy.
2- Quá trình tổ chức lấy ý kiến của nhân dân, như UBDTSDHP trình bày trước Quốc hội, được đánh giá “thực sự là đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý dân chủ, sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân và cả hệ thống chính trị;đã có hơn 26.091.000 lượt ý kiến góp ý của nhân dân với hơn 28.000 hội nghị, hội thảo, tọa đàm được tổ chức; ý kiến của nhân dân đã được tập hợp, tổng hợp đầy đủ, kịp thời, khách quan, trung thực”. Nhưng trong thực tế, ai cũng thấy cuộc sinh hoạt chính trị kiểu này mang nặng tính hình thức, áp đặt và quá tốn kém. Mọi ý kiến về những điều cốt yếu khác với quan điểm hoặc ý muốn của cơ quan lãnh đạo đều không được chấp nhận, thậm chí không được công bố và thảo luận công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, mà chỉ bị phê phán, quy kết một chiều. Không những các ý kiến hợp lý mang tính xây dựng của các tầng lớp nhân dân, mà cả một số quan điểm sát thực tế, hợp lòng dân từ phía Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đều bị bỏ qua.
Tóm lại có thể nói rằng: Sự bảo thủ đến ngoan cố của một bộ phận trong giới lãnh đạo đang biến công việc hệ trọng về sửa đổi Hiến pháp thành một màn kịch chính trị.
Chúng tôi mong các đại biểu Quốc hội thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình về những điều quan trọng của Hiến pháp đang còn ý kiến khác nhau, yêu cầu UBDTSĐHP và Ủy ban Thường vụ Quốc hội cùng với lãnh đạo ĐCSVN và Chính phủ tôn trọng các ý kiến khác với Dự thảo, thẳng thắn công bố các ý kiến ấy trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức thảo luận thật sự dân chủ, bình đẳng, công khai trên các diễn đàn, qua tranh luận mà xác định chân lý và tạo sự đồng thuận, từ bỏ cách lấy ý kiến theo kiểu áp đặt tư duy, quy kết tùy tiện.
Chúng tôi đề nghị Quốc hội làm mọi việc cần thiết tạo ra sự đồng thuận lớn nhất trong nhân dân theo tinh thần dân chủ về những vấn đề trọng đại cần phải đạt được trong Hiến pháp sửa đổi lần này và sớm quyết định tổ chức trưng cầu ý dân về những vấn đề cốt lõi của Hiến pháp để có thời gian chuẩn bị và làm tốt công việc quan trọng và mới mẻ này. Đất nước đang rất cần một hiến pháp dân chủ để sớm thoát khỏi tình trạng bế tắc đầy nguy hiểm hiện nay, mở ra một thời kỳ phát triển mới vì một Việt Nam độc lập – tự do – hạnh phúc. Vì thế không nên câu thúc về thời gian, mà cần bảo đảm thật sự quyền quyết định của nhân dân đối với Hiến pháp. Nếu làm vội chỉ cốt thông qua DTHP như đã trình Quốc hội thì sẽ là tai họa cho đất nước. Nhân dân trông đợi các đại biểu Quốc hội hãy đại diện cho nguyện vọng của cử tri, nói lên tiếng nói của nhân dân trong việc sửa đổi Hiến pháp.
Chúng tôi tin tưởng đồng bào trong và ngoài nước nhận rõ việc sửa đổi Hiến pháp lần này là cơ hội thuận lợi để cải cách thể chế chính trị, đòi hỏi phải kiên trì đấu tranh để từng bước dân chủ hóa xã hội, xây dựng một nhà nước pháp quyền thật sự của dân, do dân, vì dân, bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Quá trình đấu tranh này cũng là quá trình hòa giải, hoà hợp dân tộc, khép lại quá khứ, vượt qua mọi định kiến, hướng tới tương lai của đất nước và dân tộc. Mỗi người chúng ta, tùy theo cương vị và hoàn cảnh của mình hãy góp sức một cách thiết thực và hiệu quả vào quá trình vận động dân chủ bằng các hình thức đấu tranh ôn hòa, công khai, minh bạch.
Chúng tôi mong đợi mọi người có lương tri trong hệ thống chính trị hiện nay nhận rõ sự thật, đứng về phía nhân dân, ủng hộ nhân dân trong sự nghiệp vinh quang và khó khăn này.
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI KÝ TÊN
    Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
    Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức yêu nước TP Hồ Chí Minh, TP HCM
    Nguyễn Huệ Chi, GS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội
    Tống Văn Công, nguyên Tổng biên tập báo Lao động, TP HCM
    Lê Đăng Doanh, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
    Hoàng Dũng, PGS TS, Trường Đại học Sư phạm TP HCM
    Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình VN, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc VN TPHCM , đại biểu Hội đồng Nhân dân TPHCM  khóa 4, 5, TP HCM
    Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM
    Phan Hồng Giang, TSKH, nhà nghiên cứu văn hoá, Hà Nội
    Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Tổng công ty Du lịch Thành phố (Saigontourist), TP HCM
    Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
    Phạm Duy Hiển, GS, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
    Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
    Hà Thúc Huy, PGS TS, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM
    Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM
    Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, nguyên Phó Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
    Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới, TP HCM
    Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội
    Nguyễn Văn Ly (Tư Kết), nguyên Phó Bí thư Đảng ủy Sở Văn hóa Thông tin TPHCM, TP HCVM
    Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM
    Huỳnh Công Minh, linh mục Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
    Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM
    Nguyên Ngọc, nhà văn, nguyên thành viên Viện IDS, Hội An
    Hạ Đình Nguyên, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành động thuộc Tổng hội sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM
    Trần Đức Nguyên, nguyên Trưởng ban Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
    Hồ Ngọc Nhuận, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin sáng, TP HCM
    Hoàng Xuân Phú, GS TS, Viện Toán học, Hà Nội
    Đào Xuân Sâm, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
    Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM
    Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM
    Trần Quốc Thuận, luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, TP HCM
    Phạm Toàn, nhà giáo, Hà Nội
    Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên văn hóa, TP HCM
    Nguyễn Trung, nguyên trợ lý Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
    Vũ Quốc Tuấn, nguyên trợ lý Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
    Hoàng Tuỵ, GS, Viện Toán học, nguyên Chủ tịch Viện IDS, Hà Nội
    Nguyễn Hữu Vinh (anhbasam), cử nhân luật, doanh nhân, Hà Nội
    Nguyễn Trọng Vĩnh, Thiếu tướng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Hà Nội
    Lưu Trọng Văn, nhà báo, TP HCM
    Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế

Các trang mạng của chính phủ Hàn Quốc bị tấn công

(DR)
(DR)

Bộ Khoa học Hàn Quốc loan báo, nhiều trang mạng của chính phủ và truyền thông Hàn Quốc bị tấn công « có phối hợp » vào ngày 25/06/2013. Vụ tấn công xảy ra một ngày trước khi tổng thống Hàn Quốc sang Trung Quốc gặp Tập Cận Bình.

Theo thông báo của bộ Khoa học Hàn Quốc "một cuộc tấn công của tin tặc không rõ xuất xứ làm Hàn Quốc phải đóng cửa nhiều trang chủ trong đó có trang điện tử của phủ Tổng thống".

Trong số các nạn nhân của tin tặc có trang mạng của Cơ quan điều hợp chính sách nhà nước, đảng Tân Quốc gia của tổng thống Park Geun Hye, nhiều cơ quan khác của chính phủ và truyền thông. Điều này chứng tỏ đây là một cuộc tấn công có phối hợp.

Chính phủ Hàn Quốc không nêu đích danh Bình Nhưỡng, cũng không ám chỉ bất cứ nguồn tấn công nào mặc dù trong thời gian qua Seoul đã hơn một lần cảnh cáo Bắc Triều Tiên, nhất là sau vụ tấn công ngày 20/03/2013 làm tê liệt trang mạng của ba đài truyền hình và ba ngân hàng lớn .

Tại một số website bị tấn công hôm nay, thủ phạm để lại dấu ấn « nhóm Anonymous » cùng với thông điệp ca ngợi chế độ Bắc Triều Tiên.

Tuy nhiên, theo AFP, nhóm tin tặc Anonymous đã cải chính tin này và ngược lại còn cho biết chính họ vừa xâm nhập phá hoại nhiều trang chủ của Bắc Triều Tiên trong đó có trang điện tử của hãng thông tấn nhà nước KCNA và của tờ báo đảng Rodong Sinmun.

Sự kiện hàng loạt trang thông tin điện tử của Hàn Quốc bị tấn công xảy ra 24 giờ trước khi tổng thống Park Geun Hye lên đường sang Trung Quốc dự thượng đỉnh Trung-Hàn ngày 27/06/2013.

Hồ sơ Bắc Triều Tiên, đặc biệt là tên lửa và tham vọng hạt nhân sẽ là trọng tâm của cuộc hội kiến này.

Theo nhận định của đài phát thanh quốc tế Hàn Quốc KBS thì Trung Quốc đang ở trong tình thế « tiến thoái lưỡng nan », bỏ rơi chế độ Kim Jong Un cũng không được mà ủng hộ hoàn toàn cũng không xong.
Tú Anh (RFI)

Ông Lê Doãn Hợp: Báo miền Bắc đưa tin hội nghị quá nhiều!

(về hưu rồi ... cũng dễ hơn nhỉ, mà sao không nói thẳng ra là Báo miền Bắc bị.... hơn Miền Nam ;)))
"Tôi cũng nhận ra báo miền Nam dân rất thích mua vì có nhiều thông tin mà dân cần, còn báo miền Bắc đưa tin hội nghị quá nhiều, những điều Dân mong còn rất mỏng".
Tôi gặp ông Lê Doãn Hợp cách đây vừa tròn 10 năm (2003) khi ông còn làm Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, sau này ông ra “Hà Nội” làm Phó ban tuyên giáo Trung ương, rồi Bộ trưởng Bộ Văn hóa thông tin, Bộ trưởng Bộ TT &TT thỉnh thoảng cũng có gặp lại nhưng hầu hết là qua…tivi! Nay lại gặp trực tiếp ông trong cương vị mới: Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, ông vẫn tươi tắn, nhanh nhẹn và vẫn giữ nguyên lối tư duy rất đặc thù: luôn đúc kết các vấn đề kiểu “số hóa” như 10 năm trước…

Ông Lê Doãn Hợp
*Theo ông đâu là những vấn đề lớn và nóng nhất của nền báo chí hiện đại?
Chưa bao giờ báo chí cần và khó như hiện nay. Theo đúc kết của riêng tôi, nền báo chí ngày nay có ‘3 cần và 3 khó”. Người ta cần báo chí vì nhu cầu dân chủ trung thực khách quan; Cần là vì xu thế của thời đại truyền thông và thông tin. Con người có trong tay 1 chiếc điện thoại di động là có cả thế giới, thế giới trong lòng bàn tay và thế giới trên đầu các ngón tay. Tức là một xã hội truyền thông bằng báo chí công dân (blog như là báo công dân). Một thông tin, một hình ảnh để trong máy là của riêng mình nhưng đưa lên mạng là của xã hội. Đó là xu hướng khó đảo ngược, vấn đề là quản lý và sàng lọc như thế nào. Thêm nữa, báo chí thực chất là dân chủ đẳng cấp vì thông qua báo chí con người biết tất cả những gì cần biết mà lức bình thường không dễ. 
Nhưng khó là vì thời bây giờ nhiều vấn đề nhạy cảm, nên viết như thế nào, viết đến đâu để có lợi cho dân tộc, viết thế nào để trung thực để tạo ra xu hướng nhận thức và hành động đúng đắn là không dễ. Cái khó thứ 2 là luật lệ cơ chế của chúng ta vẫn chưa đồng bộ, giữa cái đúng và cái sai, giữa cái nắm và cái buông cũng là biên giới hết sức mỏng manh. Làm cho người làm báo và ngay cả cơ quan quản lý báo chí cũng có lúc lúng túng, vì vậy Quốc hội đang đưa ra chương trình sửa đổi Luật báo chí. Cái khó thứ 3, là sự sa sút của nền kinh tế thế giới, DN trong nước rất khó khăn, cuộc sống báo chí vốn nhìn vào DN, nhìn vào nền kinh tế của đất nước khi đất nước khó khăn hơn, người làm báo cũng nghèo khó hơn.
*Ngoài những “khó” ấy ngày nay, người ta cũng đề cập đến một cái khó khác ấy là sự sự cạnh tranh dữ dội giữa báo giấy và báo mạng, thưa ông?
Nói một cách thật lòng, báo giấy đang có xu hướng thu hẹp dần, đó là xu hướng không thể cưỡng được. Bởi lẽ, đối tượng đọc báo giấy là những người cao tuổi. Họ không quen hoặc ngại tiếp cận với môi trường mạng và cũng có người cho rằng báo giấy được sàng lọc kỹ hơn. Những người đó hầu hết là tuổi cao và đang giảm dần. Trong khi đông đảo thế hệ trẻ thì đọc báo mạng.  Đây là một xu thế mà người làm báo phải hiểu và phải biết để đi cả 2 chân: báo giấy và báo mạng, ai thích báo giấy thì sản xuất báo giấy, ai thích báo mạng thì phục vụ báo mạng. Cố nhiên báo giấy và báo mạng khác nhau ở một điều: báo giấy khống chế thời gian trong một ngày còn báo mạng đổi mới cập nhật từng giờ; đó là lợi thế của báo mạng.
Nhìn một cách tổng quan làng báo Việt Nam, tôi có 1 nhận xét như sau: Miền bắc là đất văn, miền trung là đất thơ và miền Nam mới là đất báo. Có thể nói báo chí ở miền Nam phát triển mạnh hơn, cập nhật tốt hơn. Tôi cũng nhận ra báo miền Nam dân rất thích mua vì có nhiều thông tin mà dân cần, còn báo miền Bắc đưa tin hội nghị quá nhiều, những điều Dân mong còn rất mỏng.
*Người ta cho rằng một trong những sứ mệnh lớn nhất của báo chí hiện nay là chống tham nhũng, quan điểm của ông về vấn đề này? 
Tham nhũng là một căn bệnh hiểm nghèo gắn liền với mọi nhà nước. Chừng nào còn nhà nước thì chừng đó còn quyền lực, mà còn quyền lực thì rất dễ xuất hiện những người sử dụng sai quyền lực vì lợi ích riêng. Cho nên cuộc đấu tranh để loại bỏ những người sử dụng sai quyền lực ra khỏi bộ máy nhà nước các cấp là cuộc đấu tranh thường xuyên, tất yếu của mọi nhà nước, chống mạnh thì thịnh, chống yếu thì suy, ngoài ra không còn đường nào khác. Vì vậy có nhà nước là phải chống tham nhũng đó là chống lại sự ngọt ngào của quyền lực. Hiện nay cả thế giới đều đang chống tham nhũng, có nhà nước thành công nhiều, nhà nước thành công ít, thậm chí chưa thành công. Như Singapore là đất nước chống tham nhũng tốt nhất với 3 không, không thể tham nhũng vì luật pháp hoàn hảo đến mức không có kẽ hở để tham nhũng lợi dụng; Hai là không cần tham nhũng vì đời sống đủ đầy; và ba là không dám tham nhũng vì bị xử rất nghiêm. 
Riêng ở Việt Nam có 1 cái hay là hệ thống công quyền của chúng ta rất sợ báo chí. Một thiết chế mà quan sợ dân, sợ báo chí là một thiết chế rất tốt cần phát huy ở mức tối đa. Cố nhiên là báo chí phải nói đúng. Đảng và Nhà nước phải nắm chắc công cụ báo chí để đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng, tất cả những việc báo chí đưa lên công luận đều phải xử lý đến nơi đến chốn và cương quyết không để “chìm xuồng”, như vậy vai trò của báo chí trong chống tham nhũng là rất lớn. Đó là động lực tốt để phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội.
Tuy nhiên, tôi có một băn khoăn là tại Đại hội 11, trí tuệ đại hội, hệ thống báo chí và cả những người quản lý báo chí đã đưa vào được Nghị quyết của Đại hội mấy dòng, là trong nhiều chức năng của báo chí có chức năng phản biện và giám sát. Đặc biệt là chức năng phản biện, nhưng gần hết nửa nhiệm kỳ đại hội 11, việc triển khai chức năng phản biện của cơ quan báo chí chưa đủ tầm. Bản thân những người làm báo chí cũng chưa nhận thức hết vai trò này và các cơ quan nhà nước cũng chưa tạo điều kiện cho báo chí làm tốt vai trò này.
Quyền lực và thiết chế giám sát quyền lực luôn đi đôi với nhau, ví như một chiếc xe máy muốn vận hành hết công suất và an toàn trước hết phải có một bộ phanh. “tốt” báo chí phản biện, giám sát quyền lực của bộ máy công quyền như bộ phanh của chiếc xe máy vậy.
*Ông từng được anh em trong nghề báo gọi vui là “Mr. Lề phải”, ông có suy nghĩ gì về “nghệ danh” mà thiên hạ người ta phong tặng cho mình?
Đúng là nhiều người đã gọi tôi là “ông lề phải”, đến mức khi tôi sang Mỹ đối thoại với báo chí người việt tại San Francisco năm 2011, người ta cũng đã hỏi câu này. Thực ra do người ta rút gọn nên hiểu không đầy đủ. Điều tôi đã nói là: Tất cả mọi nghề trên thế giới muốn tác nghiệp an toàn và thuận lợi thì phải làm đúng luật. Cũng như người đi bộ là tự do nhất thì khi tham gia giao thông muốn an toàn và tự do cũng phải đi đúng lề đường bên phải, còn nếu đi sang phần đường của ô tô, xe máy thì vừa không an toàn vừa mất tự do. Tôi nói đầy đủ là như thế.
*Nhân chuyện “lề trái”, lề phải” trong chuyện làm báo, ông có suy nghĩ gì về hiện tượng bùng nổ các trang Blog hiện nay. Thậm chí đã có vài bloger vốn xuất thân là những nhà báo chính hiệu đã dính vòng lao lý gần đây?
Blog là một dạng báo công dân, một xã hội có nhiều thông tin là một xã hội cởi mở và thông thoáng, Blog là tiếng nói, được chuyển thành chữ viết. Đó là xu hướng tốt, nhưng vấn đề là phải quản lý được xu hướng đó, anh viết đúng và góp ý chân thành phải được tôn vinh, nhưng nếu lợi dụng dân chủ để làm những điều không đúng thì cần phải được uốn nắn, thậm chí phải được giáo dục và được luật pháp can thiệp. 
Theo tôi hiện có 2 cách quản lý blog tốt nhất. Trước hết là khuyến khích chứ không cấm đoán, vì 1 xã hội thông thoáng tư tưởng là tốt. Nhưng khi vào thế giới blog cũng như ta tự chọn món ăn, Hà Nội có hàng ngàn quán phở nhưng chọn quán nào hợp với mình thì vào không hợp thì thôi. Cơ bản là người sử dụng và đọc phải có chính kiến và sự lựa chọn. Thứ hai, phải nâng cao và tôn vinh dân trí, để cho mọi người tự sàng lọc, để tự phòng vệ tốt, khi đọc blog phải biết phân tích người này nói đúng, người khác nói không đúng, vì để thuyết phục xã hội là lý lẽ là trí tuệ chứ không phải áp đặt. Cho nên xã hội văn minh là xã hội vừa quản lý bằng luật pháp vừa quản lý bằng định hướng dân trí cao.  
*Gắn bó với truyền thông, báo chí ngay từ khi còn ở địa phương với nghề làm Tuyên giáo Nghệ An, sau này “ra trung ương” cái duyên với làng báo lại càng thêm đậm khi ông lần lượt giữ các cương vị lãnh đạo tại các cơ quan quản lý báo chí như Phó Ban tuyên giáo TW, Bộ trưởng Bộ TT&TT, kỷ niệm nào khiến ông nhớ nhất?
Với báo chí tôi có rất nhiều kỷ niệm, trên mọi cương vị tôi là người luôn chịu khó tiếp cận với báo chí, chưa từng né tránh một phóng viên nào, kể cả những phóng viên “gai góc”. Theo tôi đã làm người lãnh đạo thì không nên né tránh báo chí, bởi né tránh báo chí là né tránh dư luận và công dân. Phải coi báo chí là cây cầu tri thức để gắn kết người lãnh đạo với quần chúng . Ấn tượng nhất trong hàng chục năm gắn với làng báo có lẽ là cuộc đối thoại với báo chí người việt tại San Francisco (Mỹ). Khi tôi sang Mỹ, các đồng chí lãnh đạo Đại sứ quán và tổng lãnh sự quán của Việt Nam tại Mỹ có đề nghị tôi giành thời gian đối thoại với các báo người việt tại Mỹ. Tôi đã nhận lời và vì lịch công tác đã khép kín nên cuộc đối thoại được sắp xếp  từ 19 giờ đến 21 giờ tối ngày 11.6.2011. 
Sau màn dạo đầu, nặng nghi lễ ngoại giao. Các phóng viên báo chí người việt đặt ra 11 câu hỏi rất thời cuộc và nhạy cảm để tôi trả lời. Sau đây tôi chỉ nói lại vài câu hỏi mà tôi thấy có ấn tượng nhất:
“Tại sao các ông lại giao ban báo chí 1 lần/tuần, đây có phải là các ông “cầm tay chỉ việc” cho báo chí không? Tôi cười vui và điềm tĩnh trả lời, các ông nhầm rồi, báo chí cần nhất là thông tin và yêu cầu cao nhất của báo chí là cung cấp thông tin, giao ban 1 tuần 1 lần của chúng tôi là nhằm cung cấp thông tin cho báo chí, tại những buổi giao ban này các cơ quan quản lý nhà nước phải trả lời, đầy đủ các câu hỏi và cung cấp thông tin cho báo chí. Như vậy là tôn trọng báo chí chứ không phải áp đặt hoặc cầm tay chỉ việc cho báo chí.
Tại sao ông lại không cho hình thức tranh biếm họa lãnh đạo tại Việt Nam được thực thi mà thời Việt Nam Cộng hòa chúng tôi đã phát triển rất tốt, chúng tôi nghĩ biếm họa cũng là một cách góp ý cho lãnh đạo rất hiệu quả. Tôi vui vẻ trao đổi: Thực ra chúng tôi không cấm hình thức này, nhưng từ thời bác Hồ; thực hiện cơ chế Đảng cử  dân bầu. Lãnh đạo thường rất được dân tín nhiệm nên mất dần hình thức đó. Nhưng tôi cam đoan là nếu sắp tới có cán bộ lãnh đạo nào không tín nhiệm thì tranh biếm họa có thể sẽ xuất hiện, chứ chúng tôi không cấm.
Tại buổi gặp mặt, tôi cũng chân thành nói với những nhà báo người việt rằng: 36 năm sau ngày thống nhất đất nước các ngài không về Việt nam mà chỉ ngồi ở Mỹ để viết về Việt Nam thiếu thực tế là lỗi của của các ngài; Nhưng 36 năm những người làm thông tin truyền thông như chúng tôi không tổ chức được những cuộc đối thoại như hôm nay, đó là lỗi của chúng tôi. Khuyết điểm này từ nay trở đi phải được cả 2 bên cùng khắc phục. Nhân dịp này tôi thay mặt chính phủ mời các ông sang thăm Việt Nam vì các ông chưa về Việt Nam nên viết chưa đúng về Việt nam thì nhân dân Việt Nam bỏ qua; nhưng đã về Việt Nam rồi mà còn viết không đúng thì lúc đó mới đáng trách. Tôi xin đảm bảo an toàn cho những người về thăm lại Việt nam, các ông cứ lập danh sách, đề Nghị Đại sứ quán Việt Nam làm thủ tục và chúng tôi sẽ mời các ông đi tất cả những nơi mà các ông quan tâm, nhờ đó chúng ta sẽ hiểu nhau hơn và hợp tác với nhau về truyền thông tốt hơn. Vì tất cả chúng ta ngồi ở đây đều có chung một mẫu số là  tổ quốc Việt Nam mẹ hiền.  Đúng như một nhà văn Pháp đã nói một câu rất sâu sắc và thấm thía, đại ý: “Người ta có thể đưa một con người ra khỏi một quê hương. Nhưng không ai có thể đưa quê hương ra khỏi một con người”. Và tôi luôn luôn tâm niệm rằng: Quê hương là bầu sữa mẹ, chắt chiu từ hạt lúa củ khoai. Quê hương là mối tình dài mà không bao giờ phạt nhạt. 
Sau 2 giờ làm việc, cuộc đối thoại kết thúc trong không khí hữu nghị, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Chia tay nhau bằng những chiếc bắt tay thân thiện và nồng ấm. Được biết sau này, 22 phóng viên báo chí người việt ở Mỹ về thăm Việt Nam và trở về đưa tin rất trung thực và thiện chí với tổ quốc và nhân dân Việt Nam.
Đó là một trong nhiều kỷ niệm khó quên trong cuộc đời làm báo và quản lý báo chí của tôi.

(Nguồn: Thành Tâm/ Tamnhin.net, tiêu đề do Infonet.vn đặt)

Ông Lê Doãn Hợp: 'Quản lý đừng áp đặt'


Ông Lê Doãn Hợp thuộc số không nhiều bộ trưởng từ Việt Nam gặp trực tiếp truyền thông người Việt hải ngoại

Trả lời báo chí trong nước, Cựu Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông Lê Doãn Hợp nói về nhu cầu của xã hội Việt Nam, “cần báo chí vì nhu cầu dân chủ trung thực khách quan”.

Ông cũng cho rằng các blog và báo chí công dân phát triển mạnh là “xu hướng khó đảo ngược” và cho rằng “vấn đề là quản lý và sàng lọc như thế nào” nhưng chính quyền không nên áp đặt.

Nay làm Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, và từng giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, Phó ban tuyên giáo Trung ương, rồi Bộ trưởng Bộ Văn hóa thông tin, cũng nhắc lại các vấn đề của quản lý báo chí “còn lúng túng” ở Việt Nam hiện nay.

Trả lời trang Tầm Nhìn hôm 24/6/2013, ông Lê Doãn Hợp cũng nhắc lại hơn 10 lần bàn thảo về Luật Báo chí và cho tới nay, dự thảo sửa đổi luật này vẫn đang chờ Quốc hội bàn bạc.

Ông cũng cho rằng “quyền lực và thiết chế giám sát quyền lực luôn đi đôi với nhau...báo chí phản biện, giám sát quyền lực của bộ máy công quyền như bộ phanh của chiếc xe máy vậy”.

Trước câu hỏi về hiện tượng công an Việt Nam bắt một số blogger gần đây, ông Hợp nhận xét mà không đi vào chi tiết các vụ việc:

“Anh viết đúng và góp ý chân thành phải được tôn vinh, nhưng nếu lợi dụng dân chủ để làm những điều không đúng thì cần phải được uốn nắn, thậm chí phải được giáo dục và được luật pháp can thiệp.”

Pháp luật và dân trí


"Phải tôn vinh dân trí, để cho mọi người tự sàng lọc, để tự phòng vệ tốt, khi đọc blog phải biết phân tích người này nói đúng, người khác nói không đúng, vì để thuyết phục xã hội là lý lẽ là trí tuệ chứ không phải áp đặt"
Cựu Bộ trưởng Lê Doãn Hợp
Nhưng ông cũng nêu ra “hai cách quản lý blog tốt nhất”.

Một là “khuyến khích chứ không cấm đoán, vì một xã hội thông thoáng tư tưởng là tốt. Nhưng khi vào thế giới blog cũng như ta tự chọn món ăn,” ông nói với báo Việt Nam.

“Hai là phải nâng cao và tôn vinh dân trí, để cho mọi người tự sàng lọc, để tự phòng vệ tốt, khi đọc blog phải biết phân tích người này nói đúng, người khác nói không đúng, vì để thuyết phục xã hội là lý lẽ là trí tuệ chứ không phải áp đặt.”

"Cho nên xã hội văn minh là xã hội vừa quản lý bằng luật pháp vừa quản lý bằng định hướng dân trí cao."

Nhắc lại các kỷ niệm với nhà báo, ông tỏ ra vẫn còn ấn tượng mạnh về cuộc đối thoại tại California trong chuyến thăm Hoa Kỳ hôm 11/6 năm 2011 với một số cơ quan truyền thông hải ngoại, chứ không phải các cuộc họp với báo chí trong nước khi tại chức.

Cũng vào tháng 6/2011 khi trả lời một báo tiếng Việt tại Hoa Kỳ, ông giải thích v̀i sao chính quyền Việt Nam chưa chấp nhận báo chí tư nhân.

Theo ông, để Việt Nam có báo chí tư nhân thì cần giải quyết tốt ba vấn đề: luật lệ, tính chuyên nghiệp của những người làm báo. và thứ ba là dân trí.

Hồi tháng 8/2011 khi nghe tin ông Lê Doãn Hợp thôi chức Bộ trưởng, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo viết:

“Trong các nhiệm kỳ Bộ trưởng của anh không chỉ có thành tích mà còn có ì xèo. Anh là người có nhiều phát ngôn “ít chữ” gây tranh luận, ví như “báo chí đi theo lề phải”, “quản lý là quản có lý”. Theo tôi thì anh đúng khi nói “quản lý là quản có lý”, nếu quản mà vô lý thì ai nghe?

Ông Nguyễn Trọng Tạo nhắc lại cụm từ khiến ông Hợp nổi tiếng:

“Còn 'báo chí đi theo lề phải' nếu đổi một chữ thành 'báo chí đi theo lẽ phải, hay sự thật, thì chả ai 'nhiễu' anh cả.”
"Khuyết điểm chung của bộ máy công quyền chúng ta là chậm trễ, thậm chí là “chậm, chờ, chán, chạy"
Ông Lê Doãn Hợp thường tổng kết lại các câu chữ trong dân gian để mô tả tình hình theo dạng dễ nhớ như dùng bốn chữ ‘ch’ để nói về căn bệnh công quyền tại Việt Nam hiện nay:

“Khuyết điểm chung của bộ máy công quyền chúng ta là chậm trễ, thậm chí là “chậm, chờ, chán, chạy”.

Tại Việt Nam có hiện tượng chung rằng nhiều vị lãnh đạo cao cấp hoặc các bộ trưởng, nhà quản lý phát biểu mạnh báo, 'gần dân' hơn sau khi đã rời chức vụ trong bộ máy.

Sau nhiệm kỳ của ông Lê Doãn Hợp, Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông là ông Nguyễn Bắc Son.

Gần đây nhất, trước dịp kỷ niệm ngày báo chí cách mạng Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cảnh báo:

"Vì tính chất 'mở' nên thông tin trên Internet cũng chứa đựng không ít những mặt trái, tiêu cực, trong đó có những vấn đề khá nghiêm trọng..."

"Đó là tình trạng một số trang web cá nhân, blog hay trang cá nhân trên mạng xã hội liên tục tung ra những thông tin có tính xuyên tạc, vu khống, thù địch...gây hoang trong dư luận, gây mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước...đòi hỏi phải có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn, khắc phục."
(BBC)

Ai tiếp tay cho thủy điện lợi dụng phá rừng?

Theo TS. Nguyễn Ngọc Anh, do việc quản lý nhà nước tại các dự án làm thủy điện, trồng cây công nghiệp còn quá kém nên chủ đầu tư lợi dụng để phá rừng, tình trạng này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sạt lở và lũ lụt tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Nói về việc phá rừng làm thủy điện, trồng cây công nghiệp ở khu vực thượng nguồn sông Mekong, trong đó có khu vực Tây Nguyên (VN) và vùng thượng Lào TS. Nguyễn Ngọc Anh, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam cho rằng, những việc làm trên đã và đang thay đổi quy luật nước lũ và sạt lở ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Để xây dựng thủy điện Hương Sơn (xã Sơn Kim, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) hàng vạn cây rừng nguyên sinh của dãy Trường Sơn đã bị đốn hạ cho tích nước lòng hồ và làm 21km đường vào công trình.
Để xây dựng thủy điện Hương Sơn (xã Sơn Kim, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) hàng vạn cây rừng nguyên sinh của dãy Trường Sơn đã bị đốn hạ cho tích nước lòng hồ và làm 21km đường vào công trình. Ảnh: Thiennhien.net.
PV: – Thưa ông, có ý kiến cho rằng, các chủ đầu tư thích làm thủy điện, trồng cây công nghiệp ngắn ngày như cao su, cà phê… vì nguồn lợi trước mắt là được khai thác gỗ, thậm chí nguồn tài chính từ bán gỗ đã giúp chủ đầu tư thu hồi vốn và có lãi chứ chưa cần tới dự án đưa vào khai thác mang lại hiệu quả kinh tế, ông nghĩ sao về điều này?
TS. Nguyễn Ngọc Anh: -Phải tách biệt hai vấn đề: Thứ nhất, bản thân thủy điện không có lỗi, vì nhu cầu điện năng là cần thiết, nước ta nghèo nên làm thủy điện là tối ưu nhất.
Tuy nhiên, việc quản lý của nhà nước trong việc phát triển thủy điện là có vấn đề, đặc biệt là thủy điện nhỏ. Làm thủy điện, đáng lẽ chỉ chặt 100ha rừng là đủ mức ngập nước của lòng hồ, nhưng anh lại lợi dụng chặt phá rừng lên 200-300ha. Đặc biệt đường vào dự án, vì thủy điện thường nằm sâu trong rừng, đường cũng phải đi qua rừng, đáng lẽ anh làm đường vừa phải xe đi để hạn chế xâm hại tới rừng, thì anh lại mở đường quá lớn để lợi dụng đó chặt cây, phá rừng.
Thứ hai, là chuyển từ đất rừng sang trồng cây công nghiệp, nước ta đang cần phát triển kinh tế nên ta phải chuyển đổi một số diện tích rừng nghèo sang trồng cây công nghiệp. Tuy nhiên, diện tích bao nhiêu, vị trí rừng nằm chỗ nào của các lưu vực sông để không ảnh hưởng tới lũ, tới mùa chảy kiệt, và đặc biệt vùng đó có phải rừng nghèo kiệt không? Không thể cứ chặt tràn lan, bừa bãi được.
Kể cả rừng nghèo vẫn mang tính đa dạng sinh học nên không phải cứ rừng nghèo là chuyển trồng cây công nghiệp, nên phải xem xét tính bền vững của nó, hiệu quả kinh tế thì mới chuyển. Và nghèo không có nghĩa là không có gỗ.
Thường mình chuyển thì giao cho các doanh nghiệp tự làm, giao 100 ha thì họ phát quang tất cả để trồng cây mới. Nhưng về nguyên tắc là không được thế, vì nó ảnh hưởng xói mòn đất, lũ lụt.  Chỉ được phát từng phần để trồng sau đó cây phát triển mới được phát tiếp theo kiểu cuốn chiếu. Cẳng hạn làm 100 ha thì đợt đầu chỉ được phát và trồng 30 ha, sau một vài năm mới tiếp tục mở rộng thêm… để đảm bảo đất luôn được phủ xanh, nhưng ở ta không làm thế.
TS. Nguyễn Ngọc Anh, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam.
TS. Nguyễn Ngọc Anh
PV: – Cũng có ý kiến cho rằng, vì mục tiêu của các chủ đầu tư thủy điện, trồng cây công nghiệp là khai thác gỗ, nên không mấy quan tâm tới chất lượng công trình thủy điện, cây trồng phát triển thế nào, hậu quả là những vụ lở đập nước thủy điện gần đây, ông nghĩ sao về điều này?
TS. Nguyễn Ngọc Anh: - Cái đó đúng hoàn toàn. Cũng phải nói thật, hiện nay Chính phủ mình trao quyền quyết định đầu tư cho các địa phương quá lớn, mà quản lý nhà nước của các Bộ với các tỉnh còn lỏng lẻo, thành ra việc giám sát đơn vị thực hiện dự án cũng chưa tốt.
Ví dụ, dự án chỉ được chặt 1000 ha rừng thì họ lại chặt lên 2000 ha. Còn các địa phương để xảy ra tình trạng đó là do quản lý kém, ít giám sát. Cũng không loại trừ một số người có lợi ích trong đó. Nhưng cơ bản là do quản lý của mình quá kém thôi.
PV: - Ông đánh giá thế nào về tình trạng phá rừng ở thượng nguồn sông MeKong, như ở thượng Lào, Tây Nguyên để làm thủy điện, trồng cây công nghiệp ngắn ngày… tác động tới việc sút lún và lũ lụt ở ĐBSCL?
TS. Nguyễn Ngọc Anh: - Sụt lún và lũ lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long thì có nhiều nguyên nhân, không thể đổ hết cho chặt phá rừng, như hút nước ngầm, phát triển hạ tầng, nước biển dâng… chặt phá rừng chỉ là một trong số đó.
Tuy nhiên, đánh giá tỷ lệ các nguyên nhân đó trong việc lún sụt, lũ lụt thì mới chỉ dừng lại ở dự đoán của từng người, còn để có số liệu chính thức thì phải có nghiên cứu toàn diện và có cơ sở khoa học mới biết được.
Còn đi sâu vào tác động từ thương lưu sông MeKong có thể thấy, trước đây lũ ở ĐBSCL chia làm 3 loại: Lớn, trung bình, nhỏ. Mỗi loại trong một năm chiếm khoảng 30-35%, tuy nhiên trong khoảng hơn 10 năm gần đây do tác động từ phát triển thượng lưu, đặc biệt là thủy điện, nên ĐBSCL chỉ xuất hiện hai loại, là lũ nhỏ và lũ lớn. Tuy nhiên, lũ lớn cũng rất ít, và thuộc loại cực lớn, như lũ năm 2000, 2011, còn lũ trung bình (hay còn gọi là lũ đẹp) thì hầu như không còn xuất hiện nữa, mà nó bị biến thành lũ nhỏ (trừ năm 2000, 2011).
Kể cả những năm mình nghĩ có lũ lớn, nhưng cuối cùng lại là nhỏ, chính việc ngăn lũ như thế ảnh hưởng tới việc vận chuyển phù sa. Các năm trước đây cứ 2, 3 năm lại có một lần lũ lớn, khi lũ nhỏ bồi lắng phù sa ở các cửa sông thì lũ lớn sẽ đẩy chúng ra xa và lấn biển, nhưng thời gian từ năm 2000 tới nay, có giai đoạn 10 năm liên tiếp lũ nhỏ, nên phù sa gần như bồi lắng hết ở cửa sông, làm cửa sông bị nâng lên rất nhiều. Trước đây cứ khoảng 3 năm mới phải nạo vét cửa sông 1 lần, nhưng giờ hằng năm mà không nạo vét là tàu không ra vào được.
Vài năm gần đây các sông ở ĐBSCL sạt lở nhiều cũng là vì thế, trước đây cũng có sạt lở nhưng khi có lũ lớn nó lại bồi lắng thêm lấn ra biển, lở 10m nhưng lắng được 20m, nên trung bình vẫn lấn biển được 10m. Nhưng chục năm qua chỉ bồi lắng được 5m, nhưng lại sạt lở vào trăm mét.
PV: – Vậy còn việc phá rừng ở thường nguồn ảnh hưởng thế nào thưa ông?
TS. Nguyễn Ngọc Anh:- Việc phá rừng làm thủy điện, phá rừng làm kinh tế và khai thác rừng chủ yếu làm tăng dòng chảy của lũ, giảm dóng chảy mùa kiệt.
Nhưng theo lý thuyết, phá rừng nhiều sẽ phù sa cho sông, vì đất xói mòn nhanh hơn, mạnh hơn... nhưng vì có các hồ chứa ở thượng lưu nên phù sa bị chặn lại ở đó, nên lượng phù sa bồi lắng ở hạ lưu hằng năm giảm là vì thế.
Vào mùa lũ, nước không có rừng giữ nên tất cả đồ dồn chảy hết ra biển, tới mùa kiệt thì nước không còn nhiều nữa, gây ra hạn hán, khô cằn. Trong khi theo quy luật tự nhiên, mùa kiệt nhờ có rừng điều tiết, nên lượng nước vẫn được đảm bảo.
Xin cảm ơn ông!
Lê Việt (thực hiện)
(phunutoday)
 

Nhà băng bơm tiền, đổ trăm ngàn tỷ vào đâu?

Các ngân hàng đã bắt đầu đẩy mạnh việc cho vay nhằm tăng tín dụng cho nền kinh tế. Mặc dù vậy, cơ hội phục hồi kinh tế vẫn rất mong manh vì “thể trạng” của nền kinh tế hiện nay không dễ tiêu hết vốn định bơm ra.

Đâu đâu cũng sẵn ngàn tỷ
BIDV đã tuyên bố dành 10.000 tỷ cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng/m2. Ngân hàng này vừa hợp tác cùng Becamex IDC cho khách hàng vay mua nhà ở tại dự án nhà ở xã hội của Becamex IDC. Khách hàng vay vốn sẽ được lãi suất 6%/năm trong 2013 và thời hạn vay vốn lên đến 15 năm. Trong các năm tiếp theo, lãi suất cho vay bằng 50% lãi suất cho vay bình quân nhưng không vượt quá 6%/năm.
Trước đó, Agribank cũng đã cam kết cho vay mua nhà tại 13 dự án của 10 doanh nghiệp. Tổng vốn cho vay lên đến 6.644 tỷ đồng, trong đó nhu cầu vay vốn là 3.295 tỷ đồng, tạo ra sản phẩm là 11.292 căn hộ...
Cũng nhằm mục tiêu cho vay mua nhà, ABBANK có chương trình cho vay mua căn hộ Chung cư TDH - Trường Thọ. Khách hàng chỉ cần thanh toán 40% căn hộ để nhận nhà, ABBANK sẽ cho vay 60% và khách hàng có thể trả chậm trong vòng 20 năm. Nếu khách hàng có thêm tài sản khác thế chấp, mức cho vay có thể lên đến 90% với lãi suất thấp hơn 3% so với mức thông thường.
Ngoài ra, BIDV cho người mua nhà vay đến 80% giá trị căn hộ trong dự án Khang Gia Tân Hương của Địa ốc Gia Khang; Agribank cho vay 80% giá trị nhà ở đối với khách hàng mua căn hộ Cheery 3 Apartment của Hoàng Quân. Một số dự án nhà xã hội và thương mại như Đặng Xá, 143 Trần Phú, CEO tại Quốc Oai, nhà xã hội tại Hưng Yên, Vinh; dự án Tân Tạo, Âu Cơ 557 (Tân Bình), Phố Đông Hoa Sen (quận 9)... cũng sẽ được giải ngân vay vốn từ các ngân hàng thương mại với lãi suất 6%/năm.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Vietinbank vừa thỏa thuận cho Tập đoàn Hoa Sen (HSG) vay hơn 2.500 tỷ đồng để đầu tư xây dựng 2 dây chuyền sản xuất tôn, thép và bổ sung vốn kinh doanh. Lãi suất cho vat chỉ từ 8-11%.
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), từ đầu tháng 6/2013 đến nay, nhiều ngân hàng đã triển khai các chương trình cho doanh nghiêp vay với lãi suất ưu đãi như VietinBank, Vietcombank, BIDV, Agribank… Ngoài chương trình mua nhà ưu đãi 6%, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa... lãi suất phổ biến ở mức từ 8 đến 10%/năm. Với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác, lãi suất cho vay từ 9 đến 12%/năm.
Đặc biệt, một số doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả đã được các ngân hàng thương mại cho vay với mức lãi suất chỉ từ 7 đến 8%/năm.
Số liệu từ NHNN cho biết, tính tới cuối tháng 5/2013, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 2,98%. Mức tăng này dù thấp nhưng vẫn hơn so với cùng kỳ năm ngoái (5 tháng đầu năm 2012 tăng 0,56%) và cải thiện qua các tháng. Chính vì thế, trong đối thoại gần đây với các ngân hàng, lãnh đạo NHNN vẫn tin rằng mức tăng trưởng tín dụng 12% trong năm nay là hoàn toàn có thể.
tín dụng, ngân hàng, nợ xấu, lạm phát, kinh tế, bất động sản
Các ngân hàng sẵn tiền nghìn tỷ cho DN vay (ảnh NLĐ)
Tiêu vốn không dễ
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, nếu diễn biến thị trường như năm ngoái thì sẽ đảm bảo cả năm nay được 12% như chỉ tiêu đặt ra. Còn điều kiện kinh tế tốt hơn có thể đạt tăng trưởng tín dụng 15%.
Khả năng tín dụng tiếp tục gia tăng trong những tháng cuối năm được một số chuyên gia đánh giá khá cao trong bối cảnh tình hình nợ xấu đang được cải thiện và có thể tích cực hơn trong thời gian tới khi mà công ty mua bán nợ quốc gia VAMC đi vào hoạt động và các gói kích cầu kinh tế như gói hỗ trợ BĐS 30.000 tỷ diễn ra mạnh mẽ hơn.
tín dụng, ngân hàng, nợ xấu, lạm phát, kinh tế, bất động sản
Ở mảng BĐS, gói 30.000 tỷ đồng dù mới chỉ bắt đầu, khách hàng muốn tiếp cận vay vốn ưu đãi mua nhà không phải dễ và chưa có những con số cụ thể về hiệu quả nhưng với nhu cầu mua nhà ở những đô thị lớn, với sự kích thích của vốn ưu đãi, việc dòng tiền quay trở lại phân khúc BĐS giá thấp, tác động tích cực đến một số lĩnh vực khác.
Về phía mình, các ngân hàng cho biết họ đang tìm kiếm những DN làm ăn tốt để bơm vốn. Ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch HĐQT VietinBank nhận định, hầu hết các ngân hàng có thực lực tốt đều đang có những chương trình lớn với lãi suất ưu đãi cho DN. Những DN nào có năng lực thực sự, có cơ hội mở rộng sản xuất kinh doanh, đặc biệt doanh nghiệp hướng tới xuất khẩu sẽ rất được ngân hàng ưu ái. Không lo thiếu vốn, thậm chí vốn nhiều và lãi suất rẻ.
Trong một báo cáo tháng 5/2013, Dragon Capital nhận định, họ đã thấy đáy của nền kinh tế Việt Nam. Tổ chức này tin rằng VAMC sẽ làm giảm bớt một số áp lực lên hệ thống ngân hàng và sẽ giúp tăng trưởng tín dụng trở lại. Nhiều tổ chức và chuyên gia có uy tín khác cũng có cái nhìn lạc quan cho rằng nền kinh tế Việt Nam đã thoát đáy.
Tuy nhiên, ở chiều ngược một số ý kiến cho rằng, quá trình chạm đáy có thể kéo dài và cơ hội phục hồi vẫn còn rất mong manh. Nền kinh tế có phục hồi nhanh hay không vẫn chưa thể xác định bởi còn phụ thuộc vào hiệu quả của các chương trình nới lỏng và nhất là khả năng hấp thụ vốn của DN và cơ hội mở rộng sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, giảm tồn kho của DN.
Ngân hàng HSBC gần đây cho biết, thái độ thận trọng trong tuyển dụng của các DN và sức cầu thấp trong nước đang khiến quá trình hồi phục kinh tế của Việt Nam rất mong manh. Chính vì thế, nhiều chuyên gia vẫn thận trọng cho biết, sự thờ ơ của người tiêu dùng và các nhà đầu tư khi triển vọng và các chỉ số kinh tế chưa có nhiều khả quan.
Sự phục hồi kinh tế phụ thuộc nhiều vấn đề ngoài tăng trưởng tín dụng và nợ xấu như: tái cơ cấu DN, giảm tồn kho, xúc tiến thị trường và kích cầu tiêu dùng... Tuy nhiên, hầu hết các chương trình này hiện nay đều chưa có kết quả rõ nét. Trong khi đó, ám ảnh bơm tiền và lạm phát quay lại đã được cảnh báo.
Mạnh Hà
(VNN)

Nhật Bản và Đông Nam Á: Tay trong tay

Shinzo Abe có những lý do ngoại giao cũng như kinh tế khó cưỡng lại trong việc thúc đẩy Nhật Bản vào khu vực Đông Nam Á
Buổi chào đón long trọng của Tổng thống Thein Sein đối với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới thủ đô Naypyidaw, Miến Điện, vào ngày 26 tháng Năm vừa qua đánh dấu sự quan trọng trong mối quan hệ ngoại giao hai nước. Ông Abe là Thủ tướng Nhật Bản đầu tiên thăm Miến Điện kể từ năm 1977. Cả hai nhà lãnh đạo cho thấy sự kiên định nhằm gắn chắc các mối quan hệ ngoại giao và kinh tế bấy lâu nay tương đối tốt, dù cho phương Tây đã xa lánh chế độ quân đội độc tài này hàng thập kỷ qua. Ông Abe cũng đã gặp nhà lãnh đạo phe đối lập của Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, và hứa hẹn “sự hỗ trợ toàn tâm” để giuip quá trình cải cách được ông Thein Sein khởi động từ năm 2011.
Nhật Bản đã không chỉ thể sự ủng hộ hiện bằng những lời nói xuông. Ông Abe đã xóa bỏ khoản nợ 1,8 tỉ USD của Miến Điện và hứa hẹn thêm 500 triệu USD nữa trong gói hỗ trợ ngoại tệ. Hành động này là điểm nhấn mạnh nhất trong số những cam kết của Nhật Bản trong 18 tháng vừa qua, trong đó gồm có cả khu vực đặc quyền kinh tế tại Thilawa, nằm ngay phía nam Yangon, thủ đô thương mại của Miến Điện. Nhật Bản hiện đang chi một khoản khởi xướng 200 triệu USD vào Thilawa, bao gồm một cảng mới thay thế cho cảng cũ tại Yangon hiện đã rỉ sét. Hàng tá các doanh nhân Nhật đã tới Myanmar cùng với ông Abe để săn đón cơ hội.
Thủ tướng Abe, Tổng thốngThein Sein và tương lai vàng phía trước. Ảnh AFP
Thủ tướng Abe,
Tổng thống Thein Sein
và tương lai vàng phía trước.
Miến Điện là một điểm đến tiềm năng nhất hiện nay cho việc đầu tư, nhưng những quốc gia khác tại Đông Nam Á đã hưởng lợi nhiều hơn nhiều từ Nhật Bản. Từ khi ông Abe lên nắm quyền vào tháng 12 năm ngoái, các bộ trưởng của ông đã liên tục công du tới từng thủ đô của các nước Đông Nam Á để đề nghị đầu tư, tài trợ và còn nhiều hơn thế nữa. Nhật Bản muốn vực dậy nền kinh tế của họ bằng việc xuất hiện mạnh mẽ tại khu vực ASEAN, một điểm sáng kinh tế hiếm hoi trên thế giới hiện nay.
Nhưng các cuộc tọa đàm cấp bộ trưởng không chỉ liên quan tới thương mại. Đồng minh, tập trận chung và cả việc buồn bán vũ khí quân sự cũng được đề cập tới. Mối lo ngại cho việc đầu tư vào Đông Nam Á chính là mối quan hệ bất cập giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Việc Trung Quốc thách thức việc kiểm soát hai hòn đảo Senkaku và Diaoyu của Nhật Bản trong vùng biển Hoa Đông đã làm cho sự khác biệt giữa hai nước ngày càng tăng thêm. Với thái độ hiềm khích với Nhật Bản tại Trung Quốc, các doanh nhân Nhật đã lo lắng về việc có nên tiếp tục đầu tư vào Trung Quốc hay không. Năm ngoái, Reuters đã làm một bản khảo sát về các nhà máy của Nhật Bản và tìm ra rằng gần một phần tư các đối tượng được hỏi đã nghĩ tới việc dừng hoặc thay đổi hoàn toàn các kế hoạch đầu tư vào Trung Quốc. Đối với Nhật Bản, Đông Nam Á đã nhanh chóng trở thành một khu vực ngoại giao và kinh tế chống lại Trung Quốc.
Nằm trong hiệp định tài chính mới với khu vực này, Nhật Bản đang đầu tư vào trái phiếu chính phủ của các nước thành viên ASEAN. Bộ Tài chính Nhật Bản cũng sẽ giúp các công ty Nhật vay vốn từ các địa phương. Một số tập đoàn khổng lồ đã tập hợp nhau lại để trở thành một mạng lưới cung cấp cho toàn bộ Đông Nam Á, thông thường họ đặt các trụ sở tại Thái Lan – ví dụ Honda hi vọng sẽ sản xuât 424.000 chiếc xe ô tô mỗi năm cho tới 2015. Để làm được điều này, các công ty Nhật ngày càng cần hỗ trợ vốn từ địa phương. Vụ lũ lụt kinh hoàng tại Thái Lan vào năm 2011 dẫn tới nhiều nhà máy ô tô phải đóng cửa và nhiều nhà máy khác của Nhật cũng không hề làm thay đổi đi kế hoạch kinh doanh tại đây, vì bảo hiểm đã làm giảm thiểu đáng kể thiệt hại của các công ty này.
Tại Indonesia, một đất nước khác với mối quan hệ kinh tế lâu đời với Nhật Bản, các công ty Nhật Bản gần đây đã giành chiến thắng một bản hợp đồng 370 triệu USD để xây dựng hệ thống tàu ngầm mới tại Jakarta. Nhưng chủ yếu là tại các nước Đông Nam Á khác nơi mà Nhật Bản có ít mối quan hệ kinh tế thì họ có ít hoạt động hơn. Cụ thể, hiện nay Nhật Bản đang xúc tiến các mối quan hệ mới với Việt Nam và Philippines, cả hai nước đều có tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông.

Đầu tư của Nhật và các nước ĐNA. Nguồn: CEIC
Đầu tư của Nhật vào các nước ĐNA. Nguồn: CEIC
Tại Việt Nam, Nhật Bản đã giúp đỡ cứu vớt hệ thống ngân hàng nước này khỏi các vụ phá sản. Trong tháng Mười hai vừa qua, Tokyo-Mitsubishi UFJ đã tuyên bố mua lại 20% cổ phần rủi ro tại VietinBank với giá 743 triệu USD. Mizuho mua 15% cổ phần rủi ro tại Vietcombank với giá 567 triệu USD vào tháng 9 năm 2011. Cam kết viện trợ của Nhật Bản vào Việt Nam đã tăng lên 5,1 tỉ USD trong năm 2012, gấp đôi so với năm 2011. Nhật Bản cũng đã bắt đầu giúp Việt Nam cải thiện sức mạnh hải quân như việc đào tạo thủy thủ cho tàu tuần dương.
Cũng như đối với Việt Nam và Miến Điện, những ký ức đen tối về chiến tranh do Nhật Bản gây ra vẫn còn phảng phất tại Philippines (Thái Lan may mắn vì là đồng minh với Nhật). Nhưng một lần nữa, lịch sử đã được gác lại, và cả hai nước đang hâm nóng lại mối quan hệ. Việc khó khăn hơn đối với Philippines là họ đang đối đầu với Trung Quốc tại bãi đá ngầm Scarborough. Nhật Bản đã nâng gói viện trợ cho Philippines bằng việc hỗ trợ hải quân, hứa hẹn 10 tàu tuần dương, với số tiền lên đến 11 triệu USD cho mỗi chiếc. Cũng như tại Miến Điện, nơi đã từng là sân sau của Trung Quốc, nhưng giờ đây lại gần hơn với phương Tây cũng như các đồng minh Châu Á, ngoai giao và kinh doanh Nhật Bản giờ đây đang mở ra nhiều cơ hội và tiến bước vào Đông Nam Á.
Việt Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
 

Vũ khí giáo dục Mỹ ở Việt Nam

Với một đất nước khao khát học tập, dân số trẻ, theo Khổng giáo, còn gì tốt hơn là giáo dục ? Mục tiêu chung cuộc không chỉ là gây ảnh hưởng mà còn quyến rũ và chuyển hóa.
Đại kế hoạch
Nền tảng cho các hoạt động liên quan giáo dục của Mỹ ở Việt Nam là một điện tín thời trước Wikileaks, US-Vietnam Education Memo, từ Sứ quán Mỹ ở Hà Nội mùa xuân 2008. Văn bản tám trang, 4.330 chữ, đầy những nhắc nhở lạc quan về việc phải nắm bắt cơ hội và tận dụng sự ngưỡng mộ của người Việt dành cho hệ thống giáo dục đại học Mỹ. Hoa Kỳ được mô tả như một hiệp sĩ trong áo giáp sáng ngời, với thái độ nói được làm được và tinh thần hào sảng, sắp đến giúp hàng triệu bậc cha mẹ và học sinh tuyệt vọng người Việt.
Điều ghê tởm về bức điện này không chỉ là ngôn ngữ bạo động, giọng văn coi thường hay thong tin thiếu chân thực. Các dữ kiện, con số, phân tích và kết luận rằng hệ thống đại học Việt Nam đang khủng hoảng đều chính xác và giống như các bài gần như hàng ngày trên truyền thong nhà nước Việt Nam. Sự ghê tởm là Hoa Kỳ trắng trợn muốn lợi dụng một yếu kém trong xã hội Việt Nam để có lợi ích địa chính trị. Thử nghĩ về nó như con ngựa thành Trojan nhằm thay đổi xã hội, mà còn được gọi là diễn biến hòa bình.
Bức điện kết luận : “Chỉ với một phần nhỏ trong chi tiêu dành cho các chương trình và hoạt động khác trong vùng, chúng ta có thể tái định hình quốc gia này theo các cách đảm bảo có tác động tích cực, sâu sắc trong nhiều thập niên tới. Nếu chúng ta muốn Việt Nam 2020 trông giống Hàn Quốc hơn Trung Quốc, nay là thời điểm hành động”.
Theo cách lý luận này, chính phủ Mỹ, trong giấc mơ, muốn có tất : quan hệ nồng ấm với Việt Nam, Việt Nam biến hình thành Hàn Quốc và trở nên lực lượng đối trọng trong vùng với ‘anh cả’ phương Bắc và kẻ thù chung, Trung Quốc.
Đại sứ Michael Michalak, người tự nhận là ‘Đại sứ Giáo dục’ (tháng Tám 2007 đến tháng Hai 2011)
Trung tâm Hoa Kỳ
Nhân viên Sứ quán viết tài liệu này có vẻ hoan hỉ đến chóng mặt trước viễn cảnh Hoa Kỳ có thể tác động đường đi chính trị tại Việt Nam thông qua trao đổi giáo dục và các hoạt động ủng hộ giáo dục ở Việt Nam.
"Các trung tâm Hoa Kỳ" thành lập gần đây đã đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch quyến rũ nhằm chinh phục giới trẻ. Kể từ nhiệm kỳ đại sứ Michael Michalak, người tự nhận là ‘Đại sứ Giáo dục’ (tháng Tám 2007 đến tháng Hai 2011), đã có nỗ lực tập thể hướng tới thanh niên, giáo viên và giảng viên đại học. Nỗ lực này dính líu nhân viên sứ quán, các cơ quan liên hệ như USAID và đủ loại diễn giả khách mời. Có các loạt bài nói chuyện, chiếu phim, hòa nhạc, câu lạc bộ sách, hoạt động giáo dục, câu lạc bộ tiếng Anh, Diễn đàn Hoa Kỳ học và cả trang ‘tự học MBA’ trên trang web lãnh sự Mỹ, đăng thông tin kinh tế và kinh doanh “được các chuyên gia Mỹ của chúng tôi mang tới Việt Nam”.
Các ví dụ về cách nghĩ và mục tiêu của nhiều hoạt động này có thể tìm thấy qua các điện tín của phái bộ Mỹ tại Việt Nam trong 10 năm qua, bị Wikileaks tiết lộ. Một tài liệu như thế, có tựa Nhiều thanh niên Việt Nam tin tưởng Anh Hai theo dõi Internet, nhắc về một cuộc thảo luận hồi tháng Giêng 2010 tại Trung tâm Hoa Kỳ ở Hà Nội sau khi chiếu một diễn văn của Hillary Clinton về tự do Internet. Giả định đằng sau kiểu trao đổi thế này giữa viên chức Sứ quán và thanh niên Việt Nam là Phương thức Mỹ là Cách tốt nhất.
Một trong những giả định đáng ngờ là người Việt học ở Mỹ sẽ trở về, không chỉ là bạn của Hoa Kỳ và người dân Mỹ mà còn là bạn của chính phủ Mỹ. Người ta nghĩ người Việt được đào tạo ở Mỹ sẽ tích cực hướng đến những tư tưởng Mỹ, bao gồm mục tiêu chính sách của Mỹ và nền Hòa bình kiểu Mỹ (Pax Americana). Các viên chức hy vọng rằng nhiều người sẽ có được vị trí để thi hành các thay đổi thuận cho Mỹ trong những thập niên kế tiếp và sẽ dễ bảo để làm vậy.
"Một trong những giả định đáng ngờ là người Việt học ở Mỹ sẽ trở về, không chỉ là bạn của Hoa Kỳ và người dân Mỹ mà còn là bạn của chính phủ Mỹ. Người ta nghĩ người Việt được đào tạo ở Mỹ sẽ tích cực hướng đến những tư tưởng Mỹ, bao gồm mục tiêu chính sách của Mỹ và nền hòa bình kiểu Mỹ".
Giáo dục được xem là công cụ sức mạnh mềm tối hậu, phương tiện gây ảnh hưởng rất hiệu quả và là tác nhân gây đổi thay sâu rộng trong chiến lược dài hơi để đạt được trong hòa bình những gì Mỹ đã không có nhờ quân sự trong Chiến tranh Đông Dương lần Hai.
Ảo tưởng
Những điều này không hẳn là suy nghĩ của thượng nghị sĩ J. William Fulbright khi ông đề nghị tạo ra chương trình học bổng hàng đầu của chính phủ Mỹ. Fulbright từng nói về mục tiêu của trao đổi giáo dục : “Mục đích là giúp người Mỹ làm quen với thế giới thực sự, và để các sinh viên, học giả từ nhiều nơi làm quen với nước Mỹ thực sự”.
Như bất kỳ nước nào, Hoa Kỳ có các điểm mạnh và thành tựu - các mô hình, cách tiếp cận, cách nghĩ - có thể được áp dụng và bắt chước ở Việt Nam. Mỹ cũng có những khiếm khuyết và các câu chuyện cảnh cáo. Quan niệm rằng trao đổi giáo dục quốc tế nên đóng góp cho việc chuyển hóa các xã hội khác theo mô hình Mỹ không chỉ sai lầm mà còn không khả thi và ảo tưởng.
Với những người dành đời mình cho giáo dục quốc tế và tự xem mình như công dân toàn cầu, mong ước của chúng tôi là đóng góp nhỏ nhoi cho một thế giới yên bình, công bằng và bình đẳng hơn. Thay vì trung thành với một đất nước-nhà nước, không gian tri thức, la bàn đạo đức và cảm thức kết nối của chúng tôi mở ra với toàn nhân loại.
Nếu muốn thực sự trung thành với giáo lý nghề nghiệp của mình, chúng tôi phải bác bỏ “các lợi ích quốc gia” khi chúng xung đột hay gây hại cho quyền lợi và khát vọng của đồng loại mình. Vì mục tiêu đó, chúng tôi phải chống lại nỗ lực của một chính phủ có chính sách ngoại giao bắt rễ trong chủ nghĩa dân tộc và trâng tráo dùng giáo dục làm vũ khí của sức mạnh mềm.
Chúng ta đừng quên rằng người Việt nên có tự do để quyết định vận mệnh của mình mà không có can thiệp từ bên ngoài, đặc biệt lại từ một quốc gia đã là nguồn gốc của nhiều khổ đau.
Mark A. Ashwill
Gửi cho BBCVietnamese.com từ Hà Nội
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Mark A. Ashwill là giám đốc điều hành của Capstone Vietnam, một công ty nhân lực có văn phòng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Từ 2005 đến 2009, ông là giám đốc tại Việt Nam cho Viện Giáo dục Quốc tế (Institute of International Education).
(BBC) 

Chủ nghĩa tư bản và tình trạng bất bình đẳng. Cánh Hữu và cánh Tả sai lầm ở những điểm nào (1)


Dẫn nhập: Trong trận chiến ý thức hệ giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, người ta có thể nói không sai là chủ nghĩa tư bản đã thắng. Thậm chí một số nước “cộng sản” như Trung Quốc và Việt Nam cũng đang ôm ấp một dạng thức nào đó của chủ nghĩa tư bản, mà có người gọi là “tư bản nhà nước”, hay một cách mỉa mai “tư bản đỏ”.

Dù dưới dạng thức nào đi nữa, ít ai có thể chối cãi rằng chủ nghĩa tư bản là đường lối hữu hiệu nhất để tạo ra đời sống thịnh vượng kinh tế cho xã hội loài người.

Trong bài tiểu luận sau đây, Giáo sư Jerry Z. Muller phân tích những đặc tính bất biến của chủ nghĩa tư bản, đó là tính năng động kinh tế cũng như tình trạng bất bình đẳng và bất an kinh tế – những đặc tính luôn luôn đi với nhau như bóng với hình; như cái Thiện và cái Ác cùng tồn tại một lúc trong thân phận con người. Để đối phó với tình trạng bất bình đẳng và bất an kinh tế đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng trong thế giới tư bản tiên tiến, đặc biệt tại Hoa Kỳ, Muller nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì một chính sách nhà nước phúc lợi hợp lý để đảm bảo sự ổn định và hài hòa xã hội, đồng thời chống lại cả loại hình chính trị đặc quyền đặc lợi (politics of privilege) của cánh Hữu lẫn loại hình chính trị sách động hận thù (politics of resentment) của cánh Tả.
Trần Ngọc Cư
_______________
Cuộc tranh luận chính trị gần đây tại Hoa Kỳ và các nước dân chủ tư bản tiên tiến khác bị chi phối bởi hai vấn đề: sự gia tăng tình trạng bất bình đẳng kinh tế và mức độ can thiệp của chính phủ nhằm đối phó vấn đề này. Như cuộc tranh cử tổng thống Mỹ năm 2012 và những đấu đá chính trị về “bờ vực ngân sách” (the fiscal cliff) đã cho thấy, trọng tâm của cánh Tả hiện nay được dồn vào việc tăng thuế và chi tiêu của chính phủ, chủ yếu để đẩy lùi tình trạng phân hóa giai cấp xã hội đang ngày một gia tăng; trong khi đó, trọng tâm của cánh Hữu được đặt vào việc giảm thuế và cắt giảm chi tiêu, chủ yếu để đảm bảo tính năng động kinh tế. Bên này xem nhẹ những mối quan tâm của bên kia, và mỗi bên đều tỏ ra tin tưởng rằng những chính sách mà mình mong muốn có khả năng đảm bảo sự thịnh vượng và ổn định xã hội. Cả hai bên đều sai lầm.
Tình trạng bất bình đẳng đang thực sự gia tăng gần như khắp nơi trong thế giới tư bản hậu công nghiệp (postindustrial). Và dù cho nhiều người bên cánh Tả có nghĩ gì đi nữa, đây không phải là hậu quả chính trị, và chính trị không thể đảo ngược được nó, vì vấn đề này có gốc rễ sâu xa và bất trị hơn người ta có thể dễ dàng nhận ra. Bất bình đẳng kinh tế là một sản phẩm tất yếu của sinh hoạt tư bản chủ nghĩa, và việc mở rộng cánh cửa bình đẳng về cơ hội cũng chỉ làm tăng thêm tình trạng bất bình đẳng kinh tế mà thôi – vì một số cá nhân và một số cộng đồng giản dị là có khả năng hơn các cá nhân và cộng đồng khác trong việc khai thác những cơ hội mà chủ nghĩa tư bản cung ứng để phát triển và thăng tiến trong đời. Tuy nhiên, dù cho nhiều người bên cánh Hữu có nghĩ gì đi nữa, đây là một vấn đề chung cho tất cả mọi người, chứ không riêng gì cho những người làm ăn thất bát hay những người, trên bình diện ý thức hệ, quyết theo đuổi chủ nghĩa bình quân – bởi vì nếu không được giải quyết, tình trạng bất bình đẳng và bất an kinh tế ngày một gia tăng có thể xói mòn trật tự xã hội và tạo ra một một phản ứng dân túy (populist) quật ngược lại hệ thống tư bản chủ nghĩa nói chung.
Trong vài thế kỷ qua, sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản đã tạo ra một bước nhảy vọt vĩ đại trong tiến bộ loài người, vừa đưa đến những tăng trưởng về mức sống vật chất mà trước đó không ai tưởng tượng nổi, vừa đưa đến sự phát triển mọi tiềm năng chưa từng thấy của con người. Nhưng, tính năng động nội tại trong bản thân chủ nghĩa tư bản lại tạo ra một tình trạng bất an đi kèm với những lợi lộc mà nó mang lại, vì thế sự tiến triển của chủ nghĩa này luôn luôn gặp chống đối. Thật ra, phần lớn lịch sử chính trị và cơ chế của những xã hội tư bản là lịch sử của những nỗ lực làm giảm bớt hoặc ngăn cản tình trạng bất an ấy, và chính việc tạo ra nhà nước phúc lợi (the welfare state) giữa thế kỷ 20 cuối cùng đã giúp chủ nghĩa tư bản và thể chế dân chủ cùng tồn tại tương đối hài hòa.
Trong những thập kỷ gần đây, những phát triển trong lãnh vực công nghệ, tài chánh, và thương mại quốc tế đã tạo ra những làn sóng và hình thái bất an mới cho những nền kinh tế tư bản hàng đầu, làm cho đời sống ngày càng trở nên bất bình đẳng và nhiều rủi ro hơn, không những cho các tầng lớp hạ lưu và giới lao động mà còn cho một bộ phận không nhỏ của giai cấp trung lưu. Cánh Hữu gần như nhắm mắt làm ngơ trước vấn đề này, trong khi cánh Tả ra sức loại bỏ nó bằng hành động của chính phủ, bất chấp phí tổn ngân sách. Cả hai đường lối này đều không khả thi trong dài hạn. Các thể chế tư bản đương đại cần phải chấp nhận rằng tình trạng bất bình đẳng và bất an kinh tế sẽ tiếp tục là kết quả tất yếu của các hoạt động thị trường và phải tìm cách che chắn người dân khỏi những hậu quả nghiêm trọng của chúng – đồng thời bằng một cách nào đó vẫn duy trì được tính năng động vốn tạo ra những lợi ích kinh tế và văn hóa to lớn của chủ nghĩa tư bản.
Thương phẩm hóa (Commodification) và bồi dưỡng văn hóa
Chủ nghĩa tư bản là một hệ thống gồm các quan hệ kinh tế và xã hội được xác định bởi quyền tư hữu, bởi việc trao đổi hàng hóa và các dịch vụ do những cá nhân tự do, và bởi việc sử dụng các cơ chế thị trường để kiểm soát việc sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ. Một số yếu tố tư bản chủ nghĩa đã tồn tại trong xã hội loài người qua nhiều thời đại, nhưng mãi đến thế kỷ 17 và 18, tại nhiều nước châu Âu và thuộc địa của chúng tại Bắc Mỹ, các yếu tố này mới kết hợp thành lực lượng. Suốt lịch sử trước đó, gần như mọi hộ gia đình đều tiêu thụ hầu hết những thứ tự mình sản xuất ra và sản xuất hầu hết những thứ mà mình tiêu thụ. Mãi đến thời điểm này, đại đa số dân chúng tại một số nước mới bắt đầu mua hầu hết những thứ mà họ tiêu thụ và họ làm được điều này nhờ số tiền họ thu được từ việc bán hầu hết những thứ mà họ sản xuất.
Sự phát triển các hộ gia đình theo định hướng thị trường (market-oriented households) và cái gọi là “xã hội thương mại” có ý nghĩa sâu sắc đối với mọi khía cạnh của sinh hoạt loài người. Trước khi có chủ nghĩa tư bản, đời sống con người bị chi phối bởi những định chế truyền thống luôn luôn đặt những lựa chọn và định mệnh của cá nhân dưới sự khống chế của các cơ cấu cộng đồng, chính trị, và tôn giáo khác nhau. Những định chế này cho phép xã hội thay đổi ở mức tối thiểu, ngăn cản không cho người dân tiến bộ nhiều nhưng đồng thời cũng che chắn họ khỏi những dâu bể của cuộc đời. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản cho các cá nhân nhiều khả năng làm chủ và chịu trách nhiệm về cuộc đời mình hơn bao giờ hết – điều này vừa khai phóng vừa đáng sợ, khiến cả tiến bộ lẫn thoái hóa đều có thể.
Thương phẩm hóa (commodification) – sự chuyển đổi các hoạt động được thực hiện để sử dụng riêng tư thành các hoạt động được thực hiện để bán trên thị trường mở rộng – cho phép dân chúng sử dụng thì giờ hiệu quả hơn, chuyên biệt hóa trong việc sản xuất những thứ mà họ tương đối rành nghề và mua các thứ khác từ người khác. Các hình thái thương mại và chế tạo mới đã sử dụng sự phân công (division of labor) để sản xuất những mặt hàng gia dụng thông thường với giá rẻ và cũng tạo ra một loạt hàng hóa mới. Như sử gia Jan de Vries nhận xét, kết quả của sự kiện này là điều mà người đương thời gọi là “một sự đánh thức những thèm khát của trí óc” – nới rộng những sở thích cá nhân và tạo ra một cảm thức chủ quan mới mẻ về các nhu cầu. Sự bành trướng nhu cầu đang diễn ra hiện nay đã từng bị những người bài bác chủ nghĩa tư bản từ Rousseau đến Marcuse đả kích là đã giam hãm con người trong chiếc lồng làm bằng những ham muốn phản tự nhiên (unnatural desires). Nhưng nó lại được những người bênh vực kinh tế thị trường từ Voltaire trở về sau ca ngợi là đã mở rộng tiềm năng của con người. Theo quan điểm này, nỗ lực phát triển và đáp ứng những đòi hỏi và nhu cầu cao hơn là yếu tính (essence) của văn minh.
Vì có khuynh hướng coi các thương phẩm (commodities) là vật thể hữu hình, chúng ta thường bỏ qua cái mức độ mà việc tạo ra và phân phối ngày càng rẻ các thương phẩm văn hóa mới đã mở rộng, những gì mà ta có thể gọi là “các phương tiện trau dồi bản thân” (the means of self-cultivation). Vì lịch sử của chủ nghĩa tư bản cũng là lịch sử phát triển truyền thông, thông tin, và giải trí – vừa là phương tiện vừa là đối tượng của tư duy (things to think with, and about).
Trong số những thương phẩm hiện đại xuất hiện sớm nhất, phải kể đến các ấn phẩm (ví dụ đầu tiên là cuốn Kinh Thánh), và việc chúng ngày một rẻ và dễ kiếm còn có ý nghĩa lịch sử hơn cả sự phát triển của máy nổ, chẳng hạn. Điều này cũng đúng với sự phổ biến của giấy in, cho phép nhật báo và tạp chí ra đời. Những phát kiến này lại làm phát sinh các thị trường mới về thông tin và nghề thu thập và phân phối tin tức. Vào thế kỷ 18, việc đưa tin từ Ấn Độ đếnLondonphải mất hàng tháng; ngày nay, chỉ cần trong chốc lát. Sách báo và tin tức đã giúp nới rộng không những tầm hiểu biết mà còn phát triển trí tưởng tượng của chúng ta, khả năng thông cảm với đồng loại và tưởng tượng như thể chính bản thân chúng ta đang được sống trong những lối sống tân kỳ. Chủ nghĩa tư bản và tiến trình thương phẩm hóa vì vậy đã thúc đẩy cả chủ nghĩa nhân đạo lẫn các hình thức mới mẻ trong việc tự phát minh chính mình (new forms of self-invention).
Trong thế kỷ vừa qua, các phương tiện bồi dưỡng văn hoá được phát triển nhờ việc phát minh máy ghi âm, phim ảnh, và truyền hình, và cùng với sự trỗi dậy của Internet và máy vi tính trong nhà, những chi phí của việc tiếp thu kiến thức và văn hoá đã giảm bớt nhanh chóng. Đối với những người nằm trong xu thế này, việc phát triển các phương tiện bồi dưỡng văn hóa đã tạo điều kiện mở mang kiến thức của con người ở mức gần như không thể tưởng tượng nổi.
Gia đình đóng vai trò quan trọng
Tuy nhiên, nếu chủ nghĩa tư bản đã mở ra nhiều cơ hội hơn bao giờ hết cho sự phát triển tiềm năng con người, thì không phải ai cũng có thể tận dụng những cơ hội ấy hay có thể tiến xa hơn nữa sau khi nắm được cơ hội. Chẳng hạn, lịch sử đã chứng minh, nhiều rào cản chính thức hoặc không chính thức đối với sự bình đẳng về cơ hội đã ngăn cản nhiều bộ phận dân chúng khác nhau – như phụ nữ, dân tộc thiểu số, và giới nghèo – không cho phép họ hưởng đầy đủ tất cả những gì mà chủ nghĩa tư bản cống hiến. Nhưng qua thời gian, trong thế giới tư bản tiên tiến, những rào cản ấy đã dần dần được hạ thấp hay tháo gỡ, nhờ vậy ngày nay người ta có thể tiếp cận cơ hội đồng đều hơn bao giờ hết. Tình trạng bất bình đẳng đang tồn tại ngày nay, do đó, phát sinh vì thiếu cơ hội đồng đều thì ít,  mà vì khả năng không đồng đều trong việc khai thác cơ hội thì nhiều. Và khả năng không đồng đều đó lại phát xuất từ những khác biệt trong tiềm năng bẩm sinh mà các cá nhân có từ khi chào đời và trong cung cách mà gia đình và cộng đồng giúp đỡ và khuyến khích tiềm năng con người phát triển.
Trong việc hình thành khả năng và khuynh hướng của cá nhân để vận dụng các phương tiện bồi dưỡng văn hóa mà chủ nghĩa tư bản cung ứng, đề cao vai trò của gia đình đến đâu cũng không đủ. Hộ gia đình không chỉ là nơi tiêu thụ và truyền giống. Nó còn là bối cảnh chính trong đó trẻ em được xã hội hóa, được giáo dục, và trở thành văn minh, trong đó các thói quen của chúng được phát triển để sau đó lại ảnh hưởng đến số phận chúng trong tư cách người dân và tác nhân thị trường Theo ngôn ngữ của kinh tế học đương đại, gia đình là một workshop (phân xưởng) trong đó vốn con người (human capital) được tạo ra.
Qua thời gian, gia đình đã ảnh hưởng đến chủ nghĩa tư bản bằng cách tạo ra những nhu cầu mới đối với những hàng hoá mới. Gia đình cũng thường xuyên bị chủ nghĩa tư bản khuôn nắn vì những hàng hóa mới và phương tiện sản xuất mới đã thúc đẩy các thành viên trong gia đình sử dụng thời gian theo lối mới. Vào thế kỷ 18, khi các hàng tiêu thụ mới bắt đầu xuất hiện với giá rẻ hơn bao giờ hết, các hộ gia đình dồn nhiều thì giờ hơn cho các hoạt động theo xu thế thị trường, với tác động tích cực  đến khả năng tiêu thụ của họ. Mặc dù ban đầu đồng lương của đàn ông có lẽ đã thực sự suy giảm, nhưng lương của cả vợ, chồng, con cái cộng lại đã nâng tiêu chuẩn tiêu thụ (standards of consumption) cao hơn trước. Nhưng, việc tăng trưởng kinh tế và mở rộng các chân trời văn hóa không cải thiện mọi phương diện của đời sống cho mọi người. Việc con cái của giai cấp lao động có thể kiếm tiền từ tuổi vị thành niên đã khuyến khích chúng sao lãng học hành và sự thiếu lành mạnh của một số hàng hoá mới xuất hiện (bánh mì trắng, đường, thuốc lá, rượu mạnh) cho thấy tiêu chuẩn tiêu thụ tăng cao không luôn luôn đồng nghĩa với sự cải thiện sức khỏe và tuổi thọ con người. Và khi thời gian lao động của người phụ nữ được tái phối trí từ việc phục vụ gia đình sang phục vụ thị trường, các tiêu chuẩn vệ sinh có vẻ suy giảm, gia tăng rủi ro bệnh tật.
Cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, người ta chứng kiến sự phát triển từng bước của các phương tiện sản xuất mới khắp các khu vực kinh tế. Đây là thời đại cơ khí, có đặc tính là các nguồn lực vô cơ (chủ yếu là máy hơi nước) ngày càng thay thế các nguồn lực hữu cơ (người và súc vật), một tiến trình đã gia tăng năng suất rất lớn. Khác hẳn trong một xã hội chủ yếu dựa vào nông nghiệp và tiểu công nghệ gia đình, việc chế tạo hàng hoá bây giờ ngày càng diễn ra trong những công xưởng được xây dựng chung quanh các cỗ máy tân kỳ nhưng quá kềnh càng, quá ồn ào, và quá dơ bẩn, không thể chứa trong nhà. Công ăn việc làm do đó ngày càng tách khỏi hộ gia đình, một chuyển biến rốt cuộc đã thay đổi cơ cấu gia đình.
Thoạt đầu, các chủ nhân của những nhà máy công nghiệp hóa mới mẻ này đã tuyển dụng phụ nữ và trẻ em vào làm công nhân vì họ là những người dễ sai bảo và dễ kỷ luật hơn đàn ông. Nhưng vào nửa sau của thế kỷ 19, người nam công nhân trung bình ở Anh được hưởng sự gia tăng đáng kể và bền vững của đồng lương đích thực; vì vậy, một sự phân công mới đã diễn ra ngay trong phạm vi gia đình, theo đường ranh giới tính. Nhờ sức mạnh thể chất cho họ một ưu thế tương đối trong việc sản xuất, nam giới ngày càng làm việc đông đảo trong các nhà máy với đồng lương thị trường đủ cao để nuôi cả gia đình. Tuy vậy, thị trường của thế kỷ 19 chưa thể cung cấp những hàng hóa để tạo ra sự sạch sẽ, vệ sinh, các bữa ăn bổ dưỡng, và việc trông nom chu đáo các trẻ em. Trong giới thượng lưu, những dịch vụ này có thể được đầy tớ cung ứng. Nhưng đối với hầu hết mọi gia đình, những dịch vụ này ngày càng được các bà vợ cung ứng. Tình trạng này đã phát sinh ra mô hình gia đình chồng đi kiếm cơm – vợ lo nội trợ (the breadwinner-homemaker family), dựa trên sự phân công theo giới tính. Theo de Vries, nhiều cải tiến về sức khỏe, tuổi thọ, và giáo dục từ giữa thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, có thể được lý giải bởi việc tái phân bố (realloacation) lực lượng lao động phụ nữ từ thị trường về với hộ gia đình và, sau cùng, tái phân bố giới thiếu niên từ thị trường về với học đường, khi trẻ em rời bỏ lực lượng lao động để đến trường.
Tính năng động và sự bất an
Trong phần lớn lịch sử nhân loại, cội nguồn chính cho nỗi bất an của con người là thiên nhiên. Như Marx nhận xét, trong những xã hội như thế, hệ thống kinh tế hướng đến ổn định – và bế tắc. Những xã hội tư bản, trái lại, từ trước đến nay vẫn hướng tới sáng kiến và tính năng động, tới sự sáng tạo tri thức mới, sản phẩm mới, phương thức sản xuất và phân phối mới. Tất cả những điều đó đã chuyển vị trí của tình trạng bất an từ thiên nhiên sang kinh tế.
Hegel đã nhận xét vào những năm 1820 rằng đối với con người trong một xã hội thương mại đặt cơ sở trên mô hình chồng kiếm cơm-vợ lo việc nhà (the breadwinner-homemaker model), ý thức về giá trị bản thân và thế giá của mỗi người được gắn liền với công ăn việc làm. Điều này đặt ra một vấn đề, vì trong một nền kinh tế thị trường tư bản năng động, thất nghiệp là một khả năng hiển nhiên. Sự phân công lao động do thị trường tạo ra có nghĩa là nhiều công nhân có các kỹ năng được chuyên biệt hóa cao độ (highly specialized) và chỉ thích hợp với một số công việc rất hạn hẹp. Thị trường tạo ra những nhu cầu thường xuyên thay đổi, và do đó khi nhu cầu đối với sản phẩm mới gia tăng thì nhu cầu đối với sản phẩm cũ giảm bớt. Những người có cuộc đời gắn bó với một vai trò nhất định trong việc sản xuất ra những sản phẩm lỗi thời thường bị thất nghiệp và không có tay nghề để kiếm việc làm mới. Và việc cơ giới hóa hoạt động sản xuất cũng dẫn đến nạn thất nghiệp. Nói cách khác, ngay từ lúc khởi đầu, tính sáng tạo và sự đổi mới trong chủ nghĩa tư bản công nghiệp đã đi đôi với nỗi bất an của các thành viên trong lực lượng lao động như bóng với hình.
Marx và Engels đã phác họa tính năng động, nỗi bất an, sự cải tiến các nhu cầu, và việc mở rộng các khả năng văn hóa của chủ nghĩa tư bản trong Tuyên ngôn Cộng sản như sau:
“Thông qua việc bóc lột thị trường thế giới, giai cấp tư sản đã cho sản xuất và tiêu dùng một tính chất quốc tế. Nó rút phắt nền tảng quốc gia trụ dưới chân công nghiệp, khiến các thế lực phản động cực kỳ khó chịu. Các ngành công nghiệp quốc gia lâu đời đã bị tiêu diệt và đang hàng ngày bị tiêu diệt. Chúng bị choán chỗ bởi những ngành công nghiệp mới mà sự xuất hiện trở thành một vấn đề sống còn với mọi quốc gia văn minh, những ngành công nghiệp không còn sử dụng nguyên liệu bản xứ mà sử dụng nguyên liệu khai thác từ những vùng xa xôi nhất, những ngành công nghiệp mà sản phẩm được tiêu thụ không chỉ trong nước mà ở khắp mọi nơi trên hoàn cầu. Thay cho những nhu cầu cũ được thỏa mãn bằng sản phẩm nội địa, chúng ta thấy những nhu cầu mới, đòi được thỏa mãn bằng các sản phẩm từ các vùng đất và vùng khí hậu xa xôi. Thay cho sự cô lập và tự túc cố hữu của địa phương và quốc gia là giao lưu mọi hướng và sự phụ thuộc phổ quát giữa các quốc gia.”
Đến thế kỷ 20, nhà kinh tế Joseph Schumpeter sẽ triển khai trên những luận điểm này cái ý niệm cho rằng chủ nghĩa tư bản có đặc tính “hủy hoại sáng tạo”, trong đó các sản phẩm, các hình thức phân phối và tổ chức mới sẽ đào thải các hình thức cũ hơn. Nhưng khác với Marx, là người chỉ thấy nguồn gốc của tính năng động này trong cuộc tìm kiếm “tư bản” quái gở (mà ông cho là bóc lột giai cấp công nhân), Schumpeter tập trung vào vai trò của doanh nhân là người có sáng kiến, biết đưa vào thị trường các hàng hóa mới và khám phá các thị trường và các phương pháp mới.
Tính năng động và tình trạng bất an do chủ nghĩa tư bản công nghiệp thế kỷ 19 tạo ra đã dẫn đến sự thành lập các định chế mới để giảm bớt bấp bênh kinh tế, bao gồm tập đoàn trách nhiệm hữu hạn, nhằm giảm bớt rủi ro cho người đầu tư; các công đoàn, nhằm cải tiến lợi ích của người lao động; các hội tương trợ, nhằm cho vay nợ và cung cấp bảo hiểm chôn cất (burial insurance); và ngành bảo hiểm nhân thọ thương mại. Vào những thập niên giữa thế kỷ 20, nhằm đối phó nạn thất nghiệp tràn lan và cảnh khốn cùng do cuộc Đại khủng hoảng kinh tế gây ra (cũng như do sự thành công chính trị của chủ nghĩa cộng sản và phát-xít, một sự thành công đã thuyết phục nhiều nhà dân chủ rằng một tình trạng quá bấp bênh về kinh tế là mối đe dọa cho chính bản thân thể chế dân chủ tư bản chủ nghĩa), các nước dân chủ phương Tây đã chọn chính sách nhà nước phúc lợi (the welfare state). Nhiều quốc gia khác nhau đã sáng tạo nhiều kết hợp khác nhau gồm các chương trình cụ thể, nhưng các nhà nước phúc lợi mới mẻ này có nhiều điểm giống nhau, trong đó có chế độ bảo hiểm tuổi già và bảo hiểm thất nghiệp cũng như nhiều biện pháp khác nhau để hỗ trợ các gia đình.
Sự bành trướng của nhà nước phúc lợi vào những thập niên sau Thế chiến II đã diễn ra vào một thời điểm mà các nền kinh tế tư bản đang tăng trưởng nhanh chóng. Sự thành công của nền kinh tế công nghiệp đã cho phép chuyển một số lợi nhuận và tiền lương vào các mục đích chính phủ thông qua việc đánh thuế. Sự phát triển dân số thời hậu chiến, trong đó mô hình gia đình chồng đi làm-vợ nội trợ (the breadwinner-home maker model) chiếm số đông, cũng rất phù hợp, vì tỉ lệ sinh cao vừa phải đã tạo ra một tỉ lệ thích hợp giữa số công nhân năng động và những người lệ thuộc [vợ con]. Cánh cửa cơ hội giáo dục được mở rộng, khi các đại học ưu tú gia tăng việc nhận sinh viên căn cứ vào thành tích học tập và tiềm năng của họ, và càng ngày càng có nhiều người theo học tại các cơ sở giáo dục cấp cao hơn. Các rào cản không cho phép phụ nữ và người thiểu số tham gia trọn vẹn vào đời sống xã hội cũng bắt đầu sụp đổ. Kết quả của tất cả những điều đó là một tình trạng quân bình tạm thời, trong đó các nước tư bản tiên tiến trải qua một thời kỳ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, đa số dân chúng có công ăn việc làm, và tương đối có bình đẳng kinh tế-xã hội.
Tháng 6 25, 2013
Jerry Z. Muller
Trần Ngọc Cư dịch
(Còn 3 kì)
_________
Jerry Z. Muller là Giáo sư Sử học tại Catholic University of America và là tác giả cuốn The Mind and the Market: Capitalism in Western Thought (Trí tuệ và Thị trường: Chủ nghĩa Tư bản trong Tư tưởng phương Tây).
Nguồn: Jerry Z. Muller, “Capitalism and Inequality. What the Right and the Left Get Wrong”. Foreign Affairs, tháng Ba/tháng Tư 2013
Bản tiếng Việt © 2013 Trần Ngọc Cư & pro&contra

Người Buôn Gió - Người Việt ở Âu Châu


Người Buôn Gió

Tôi đi không nhiều nơi, không gặp nhiều người lắm. Nên bài viết này không khái quát hết toàn bộ người Việt ở Châu Âu. Chỉ một góc hẹp trong số những người tôi gặp.
 Người Việt sang Châu Âu rất đa dạng , đi học, đi làm, và di tản.
Người di tản thường là người miền Nam đi hồi năm 1975 bằng con đường vượt biển, họ được tàu Châu Âu cứu và theo tàu của nước cứu về định cư tại nước đó. Có nước dùng riêng cả một con tàu lang thang ngoài biển Đông xem có người Việt vượt biên không để cứu vớt. Cá biệt có số người miền Nam VNCH đi học thời đó và khi chiến tranh xảy ra họ ở lại luôn không về nữa.
Nhiều gia đình người Việt di tản là người gốc Bắc di cư vào Nam năm 1954. Ở những gia đình này tiếng Việt thuần khiết cũng như các phong tục, lề thói được giữ gìn một cách trang nghiêm, nền nếp đến đời thứ ba. Ở Bremen tôi được ăn những bát bún thang của một bà mẹ hơn 80 tuổi,người phố Hàng vải cũ. Bát bún của bà làm tôi ngạc nhiên bởi nước dùng trong vắt và ngọt thơm, một bát bún hương vị đặc biệt của Hà Nội không lẫn tạp. Chỉ tiếc điều sợi bún làm từ bún khô chứ không phải bún tươi. Những người trong gia đình này đối xử với nhau ân cần, lễ độ , trên dưới một cách rất Hà Nội cũ.
Rất nhiều người Việt già di cư năm 1975 vẫn đi làm, ở tuổi 80 hay thậm chí hơn họ vẫn chăm chỉ kiếm việc nào phù hợp với mình. Ở Oslo tại một nhà đôi vợ chồng già người Bắc di cư năm 54, thức dậy lúc 7 giờ sáng tôi ngạc nhiên thấy trong nhà không có ai. Cả hai ông bà đều đi từ lúc nào, chỉ có mảnh giấy ghi lại lời dặn thức ăn để trong tủ lạnh và chìa khóa nhà nằm trên mẩu giấy.
 Những đôi vợ chồng gia đã sống qua bao nhiêu biến động, chia ly, tù đày, vượt biển ấy sống rất ân cần với nhau. Nhìn cái cách mà họ nói chuyện, cư xử với nhau tôi không hình dung được ở họ đã có những quãng thời gian chia ly đầy khắc nghiệt mà giờ khó có đôi vợ chồng nào ở Việt Nam có thể chịu đựng được. Những người đàn ông đi cải tạo bao nhiêu năm dài đằng đẵng xứ Bắc. Người vợ ở miền Nam vừa tần tảo nuôi con, vừa tiếp tế cho chồng nơi xa tít tắp. Ở nơi đây họ sống yên bình, đi làm, về nấu nướng chăm sóc nhà cửa, nghe tin tức Việt Nam với vẻ buồn da diết vì những chuyện thương tâm xảy ra liên miên.
 Người già miền Nam dù rất tế nhị, nhưng tôi vẫn thấy sự khó chịu của họ với tôi khi họ thấy tôi là người Bắc . Chỉ một số ít đọc những gì tôi viết thì họ không thế. Còn lại đa số họ có vẻ không ưa tôi. Thậm chí gặp những lời khá gay gắt tôi cúi đầu nhẫn nhịn vâng dạ chịu trận, họ nói tôi như chính tôi là những người đã tiến vào miền Nam năm 1975 và đẩy họ phải ly hương. Tôi không có thói quen giới thiệu về mình, mà có giới thiệu tôi thường nói mình là một tay lưu manh. Bởi vậy tôi thích gặp người Việt gốc Bắc di cư năm 54 hơn, vì ở họ tôi thấy gần gũi, thấy thân thiết và dễ đồng cảm hơn. Những người là quân nhân của quân lực VNCH vẫn tha thiết với chế độ mà họ đã sống, thế nhưng họ hầu như chẳng đọc tin tức gì về Việt Nam ngày nay. Sinh hoạt của họ một năm gặp nhau vài lần, ôn chuyện cũ, gói gọn chỉ có vậy. Ở một số người miền Nam khác thì họ có đọc đôi chút, nhưng họ chỉ nhắc tới, quan tâm tới những người đấu tranh dân chủ là người miền Nam. Còn đâu họ không biết gì về những người đấu tranh miền Bắc, hoặc có thể họ không tin, không thích nhắc đến.
 Những người Việt gốc Bắc đi học trước năm 1990 cũng khá dễ chịu, họ là những người hiểu biết, có kiến thức, có cái nhìn tương đối chính xác về thực trạng hiện tại ở quê hương. Sống với họ thật dễ chịu hơn cả những gia đình người Việt gốc Bắc đi năm 54.  Đơn giản chỉ vì họ trẻ hơn, mình có thể tuềnh toàng văng một câu chửi bậy, nói to một chút mà không phải e ngại. Người Việt gốc Bắc đi học trước 1990 có cái hay là ở vị trí của một người trí thức, nhưng họ rất hiểu đời sống Việt Nam, kể cả  cách sống của giới giang hồ. Cho nên họ đối xử rất khoáng đạt không cần câu nệ lắm.
Còn người Việt đi lao động, đi học sau này thì thật hiếm hoi tìm thấy người có quan tâm đến đất nước theo kiểu '' lề trái''. Hầu hết tất cả trong số họ đều còn rất nhiều thứ liên quan ở Việt Nam, liên đới với đại sứ quán. Một số hiếm hoi trong họ còn sự phẫn nộ với hành động Trung Quốc chiếm biển đảo của Việt Nam, đa còn lại phần chỉ chăm chút kiếm tiền, vun vén cuộc sống gia đình. Ở những người này thì tình trạng cũng y hệt giới tương tự với họ ở Việt Nam.
Một lứa trẻ hơn những thanh niên ở tuổi 20 đến 30 người Việt gốc Bắc, họ bê nguyên xi lối sống ở Việt Nam sang đây, co cụm lại ở một nơi như chợ Đồng Xuân, Sa Pa. Những cô gái vùng quê giờ nhuộm tóc, xăm hình, mỹ phẩm cong cớn bê đồ cho khách. Những chàng trai xăm trổ rồng phượng, đầu tóc đủ loại ngỗ ngược nói chuyện bằng những câu văng tục, họ kể về cuộc ăn chơi tối qua thác loạn ra sao, hết mấy nghìn đồng. Cái cách họ kể đầy tự hào như một chiến tích về cuộc thác loạn rượu, gái, thuốc lắc một cách sôi nổi tự nhiên.
 Một số sinh viên đi học sống hiền lành và khiêm nhường , họ chăm chỉ vào việc học và kiếm thêm tiền để chi tiêu, những người này sống khá trầm lặng bởi chương trình học của họ.
Hóa ra mấy triệu người Việt ở hải ngoại, không phải tất cả là những người quan tâm đến đất nước như ta gọi tế nhị là '' 'lề trái ''. Cũng như ở Việt Nam, nhiều người trong số họ sống hưởng thụ, ăn chơi, kiếm tiền gửi về cho người thân, thỉnh thoảng tham gia vài chương trình do sứ quán kêu gọi để lấy quan hệ thân thiện. Chẳng có gì khác biệt với trong nước. Thậm chí là cả những người Việt tị nạn năm 1975, nhiều người trong số họ giờ sống an phận né tránh những điều gì khiến chính quyền Việt Nam không hài lòng, và tranh thủ có những dịp gì khiến chính quyền hài lòng thì tham gia. Y hệt trong nước, những người có tiền được khuyến khích từ đại sứ là thôi giờ đất nước đã ổn định rồi, có lòng với quê hương thì đóng góp từ thiện, quan tâm ba cái chuyện chính trị làm gì. Đại khái là đừng tham gia những chuyện mà chính quyền Việt Nam không ưa, cứ kiếm tiền rồi về Việt Nam tiêu, gửi về cho người thân, đóng góp từ thiện là cách hay nhất, an toàn nhất. Số người Việt ở Châu Âu đa phần theo xu hướng sống này, nó cũng là bản chất chung của người Việt mấy chục năm gần đây ở trong nước.
 Thế mới biết không đi thì không biết, trước đây cứ nghĩ người Việt hải ngoại '' lề trái ''  nhiều lắm. Giờ mới biết con số đó không nhiều. Và những người đó chẳng giàu có gì, các đại gia có tiền thì họ chả tham gia hay quan tâm đến chính trị làm gì, họ lấy quan hệ tốt với đại sứ để còn về nước ăn chơi, tậu đât đai. Những người hải ngoại quan tâm đến '' lề trái ''  thường là những người bình thường,  cặm cụi đi làm quần quật, họ dành dụm phần tiền nào đó để giúp đỡ cho gia đình những người bị bắt trong nước, hay những người bị khó khăn vì có hành vi , lời nói mà nhà nước Việt Nam gọi là '' phản động''. Một điều cảm động là họ có khi chả nằm trong tổ chức, đảng phái nào. Chỉ vài gia đình sống gần nhau, cuối tuần gặp nói chuyện quê nhà, thấy ai ở trong nước khó khăn, mỗi người họ bỏ ra vài chục đồng gom lại gửi trực tiếp về. Họ cứ làm âm thầm ròng rã như vậy từ năm này qua năm khác mặc dù họ chả giàu có gì, ở tuổi ngoài 80 họ vẫn cặm cụi đi làm vệ sinh ở nhà hàng, rửa bát quán ăn.
Tóm lại thì chuyện đấu tranh, dân chủ thì bên ngoài hải ngoại, chẳng phải ai cũng quan tâm đến. Phần lớn cũng muốn an phận, giữ hòa khí với chính quyền, thậm chí nhiều người dù ở bên ngoài vẫn còn sợ chính quyền Việt Nam, thỉnh thoảng mon men ra đại sứ quà cáp, biếu xén lấy tình cảm.
Dân Vệ chỉ thế thôi, đi đâu cũng vẫn thế.
( Theo Nguoibuongio Blog )
 
  Bản tin tiếng Anh

  • New battle for 4G equipment market share (Washington Post) - China Mobile Ltd has officially launched its largest tender ever for the construction of its fourth generation (4G) network in China, igniting a new battle among telecom gear makers for market share.
  • China faces shift to sustainable growth (Washington Post) - China's leaders seem to be bracing for painful therapy in return for sustainable growth to tame liquidity risks rather than pacify cash-strapped banks.
  • A growing rift (Washington Post) - As more trade barriers emerge from the EU and the United States, Chinese solar makers have turned to emerging markets and demand at home.
  • Price fall dims inflation (Washington Post) - Considered an economic "weathervane", the prices of bulk commodities in China have been on decline since the second half of 2012 and show no signs of a turnaround.
  • High-speed rail expands ticket discount (Washington Post) - China's high-speed rail will start a summer discount for business cabins, state cabins and first-class seats on certain railway lines.
  • Passing down the business (Washington Post) - China's family businesses - which first emerged around 30 years ago - are facing many hurdles as they attempt to enter a new era, and part of the path to progress involves passing on the baton to the next generation of entrepreneurs.
  • Urban planners eye China's cities (Washington Post) - China's rapidly growing built environment is inspiring urban planners to develop new ways of thinking, said Mark Harrison.
  • Yi's history (Washington Post) - Retired academic Yi Zhongtian is embarking on his most ambitious project to date — a series of books detailing thousands of years of Chinese history.
  • Anti-drug campaigns around China (Washington Post) - Anti-drug campaigns drew public attention nationwide before International Day Against Drug Abuse and Illicit Trafficking, which is June 26.
  • 'Super moon' lights up night sky (Washington Post) - On Sunday a perigee moon coincides with a full moon creating a "super moon" when it will pass by the earth at its closest point in 2013.
  • Water gush out of Xiaolangdi Reservoir (Washington Post) - Water gushes out of the Xiaolangdi Reservoir on the Yellow River during a water and sediment regulating operation in Sanmenxia city of Central China's Henan province, June 22, 2013.
  • Crocodiles escape from farm in S China (Washington Post) - Hundreds of crocodiles had reportedly escaped from a crocodile farm in Gaozhou city, Guangdong province. The farm owner claimed that there were not that many as reported.
  • In with old and in with new (Washington Post) - While a recent documentary on Peking Opera has come under fire from critics and purists, it could be a step toward bringing a new audience to the ancient art form.
  • Hani Rice Terraces wins World Heritage status (Washington Post) - The UNESCO's World Heritage Committee inscribed China's cultural landscape of Honghe Hani Rice Terraces onto the prestigious World Heritage List on Saturday, bringing the total number of World Heritage Sites in China to 45.
  • Senior Party leaders ordered to broaden vision (Washington Post) - Chinese President Xi Jinping has ordered members of the Political Bureau of the Communist Party of China (CPC) Central Committee to deepen their understanding of both the domestic and international situation.
  • Xi vows bigger stride in space exploration (Washington Post) - President Xi Jinping said that the Chinese people will take bigger strides in space exploration, during his talk to astronauts aboard the orbiting space module Tiangong-1 on Monday.
  • Spacecraft completes manual docking (Washington Post) - The Shenzhou X spacecraft completed a manual docking with the orbiting Tiangong-1 space module on Sunday, the last docking maneuver before China's manned space program enters the space lab stage.
  • Envoy urgesChinese in illegal mining to leave (Washington Post) - Chinese Ambassador to Ghana Gong Jianzhong on Friday urged nationals involved in illegal mining in the West African country to go back to their home country as soon as possible.
  • China, Russia make headway in cooperation (Washington Post) - China and Russia are putting their words into action as leaders of the two countries have pledged to expand cooperation in a pragmatic manner.
  • Pactto boost cross-Straits service trade (Washington Post) - Companies from the Chinese mainland and Taiwan will have greater access to each other's service sectors after the signing of a new draft trade pact.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét