Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Tin ngày 26/6/2013 - tiếp

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

Kính thưa Cục trưởng Nguyễn Xuân Hồng: Chất độc không thể ăn được!

ttxcc: “Có những mẫu dù dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức tối đa cho phép và vi phạm quy định của Việt Nam nhưng cũng chưa đồng nghĩa với việc mất an toàn”

Bum cái mỏ thằng này-Mạng Dân Việt nam chứ đâu phải mạng chó mà nói thế?? Đồ ngu.-Thuốc trừ sâu mà không ĐỘC à -Thằng này không học hành nên đâu có biết gì độc hại ,thứ gì nó cũng ăn tất cho nên mới nói thế- Vụ Khoai tây này là của Trung cộng, nhập máy móc của Trung cộng mới biến hóa thành khoai của ta…, bọn nó có lợi đôi bề: TC bán được nông sản và máy móc , Đồng bào ta lầm ăn vào bệnh chết từ từ… thì bọn này nó có công với đại Hán Tạp – Nó ăn bã thải của TC nhiều quá lâu ngày nên lú lẫn hại cả Đồng bào ta.

Nhắc lại chuyện xưa- Thuốc DDT dùng trừ muỗi sốt rét, diệt nhiều loại côn trùng rất hiệu quả , lúc sản xuất họ đã thí nghiệm kiểm chứng hơn 5 năm ,thấy có chất độc gì đó tôi quên tên, số lượng rất nhỏ không gây độc cho người nên sử dụng…Mài đến 20 năm sau mới phát hiện là chất độc ấy tích tụ trong mô mớ mà không tiêu hủy, các loài động vật ăn phải ,con này ăn con kia…thì nó gom và tích tụ số lượng lớn , đến khi con người ăn con gì đó ( cá, ếch nhái , thú vật rừng…) thì số lượng đủ gây nguy hiểm cho tính mạng – Cho nên chính Mỹ sản xuất, nhưng đầu thập niên 70 của thế kỷ trước Mỹ cấm chỉ sử dụng DDT ngay.-
Lãnh đạo mà ngu cỡ này thì giết chết cả một Dân tộc hay gây di họa diệt vong!!!- Đất nước ta hết người có ăn học tử tế rồi chăng?!-Cái bệnh tật chết từ từ là khủng khiếp hơn bị giết chết liền, hiểu chưa?
Ông Nguyễn Xuân Hồng: Khoai tây nhiễm độc của Trung Quốc vẫn an toàn
 
Duy Quốc (NLĐO) – Với phát biểu: “Có những mẫu dù dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức tối đa cho phép và vi phạm quy định của Việt Nam nhưng cũng chưa đồng nghĩa với việc mất an toàn”, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật – Bộ NN-PTNT, bị dư luận phản đối dữ dội. Đây không phải lần đầu ông cục trưởng phát biểu gây sốc.

Ngay sau khi đăng bài “Khoa tây độc: Phải chấp nhận”, Báo Người Lao Động nhận được rất nhiều ý kiến bạn đọc bày tỏ thái độ bất bình trước phát biểu của ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật – Bộ NN-PTNT, khi cho rằng dù dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép 16 lần nhưng khoai tây Trung Quốc vẫn an toàn.
Ông Hồng khẳng định “Mức dư lượng tối đa cho phép là mức mà trong thương mại người ta đưa ra, nó rất an toàn… không phải cứ vượt ngưỡng tối đa cho phép là mất an toàn”. Ông giải thích thêm: “… Hằng ngày, 1 thanh niên 18 tuổi phải ăn 3.000 cây xà lách hoặc 1 cô gái phải ăn 354 quả táo. Khi các loại rau quả này có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, phải liên tục ăn như thế thì nó mới ảnh hưởng đến sức khỏe”.
Khoai tây Trung Quốc bán tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng Ảnh: Khắc Lịch
Bạn đọc có nick culi phản đối: “Ông trả lời với dư luận gì mà kỳ vậy? Ông chấp nhận nhưng những người mẹ, những người cha không thể “chấp nhận” cho con cái mình ăn những thứ độc phẩm như vậy được. Không có một quốc gia nào chấp nhận cho dân tộc mình ăn đồ độc”. Bạn đọc có nick Râu rầu bất bình: “Không ngờ Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật lại có thể phát biểu những câu mà tôi đọc xong cảm thấy bị khinh thường như thể một người lớn đang dỗ dành em bé quấy khóc vì bố mẹ nó thất hứa không mua quà”.
Ông Nguyễn Xuân Hồng: Khoai tây nhiễm độc của Trung Quốc vẫn an toàn

Đối với bất kỳ ai và bất kỳ loài vật nào, chất độc không thể ngửi, hít, chứ chưa nói là ăn vào. Do vậy, ở riêng 26 tấn khoai tây Trung Quốc bị phát hiện dư lượng thực vật cao gấp 1 lần cho phép mà ông Hồng nói vẫn an toàn thì không một ai chấp nhận được.
“Nghe ông cục trưởng phát biểu thấy rầu quá, sức khỏe người dân đang bị xem thường” – bạn đọc Thanh nói. Bạn đọc Hữu Châu thì nói: “Với cách lập luận của ông Nguyễn Xuân Hồng thì người tiêu dùng nên tự cứu mình thôi”.
Táo Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Hiếu
Đây không phải lần đầu tiên ông Cục trưởng Nguyễn Xuân Hồng phát biểu gây sốc mà theo bạn đọc là quá vô cảm trước người dân.
Còn nhớ ở vụ táo Trung Quốc nhiễm độc, trên Báo Người Lao Động số ra ngày 22-6-2012, ông Nguyễn Xuân Hồng cũng khẳng định: Chất độc trong táo Trung Quốc ở ngưỡng an toàn. Dẫn kết quả phân tích 40 mẫu táo Trung Quốc có chứa hóa chất độc hại thiram với hàm lượng 0,08 ppm, trong đó 15 mẫu có hóa chất aren ở mức từ 0,02 – 0,11 ppm, ông Hồng khẳng định chất độc thấp hơn ngưỡng cho phép và trong ngưỡng an toàn khi sử dụng.
Ngay sau tuyên bố này, hàng trăm bạn đọc đã gửi ý kiến phản đối kịch liệt. Bạn đọc cho rằng chất độc vẫn là chất độc và khi đã là chất độc thì không có ngưỡng, chỉ thấy nguy hại cho sức khỏe.
Không tin vào kết quả kiểm tra cũng như thất vọng trước cách làm, cách nói của quan chức đầu ngành, người dân chỉ còn biết tự cứu lấy mình trước mối nguy rau củ quả, hàng hóa nhiễm đọc từ bên ngoài tràn vào. “Mong mọi người hãy tỉnh táo khi sử dụng tất cả các loại hàng hóa khi nó có trên thị trường” – bạn đọc Phan Thị Kim Oanh đưa ra lời khuyên.
Hãy sáng suốt lựa chọn
 
“Dư lượng dưới mức cho phép, vậy thì ai cho phép? Sao Cục Bảo vệ thực vật không công bố bằng văn bản cho rõ ràng? Những dư lượng đó khi ăn vào có được đào thải ra ngoài hay không? Hay là chúng sẽ tích tụ lại trong cơ thể, đến một ngày nào đó khi đã phát hiện ra thì quá muộn?… Chúng ta là những người tiêu dùng, hãy sáng suốt lựa chọn cho mình những thực phẩm an toàn hơn”
bạn đọc Hai Thời Sự
Duy Quốc (tổng hợp)

Dân làng Trịnh Nguyễn quyết đòi lại đất



xuandienhannom-305.jpg
Người dân khua chiếng trống ầm ĩ kéo nhau chống lại lực lượng cưỡng chế
Photo courtesy of xuandienhannom




Ngày 5/8/2010, Chủ tịch UBND thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh ban hành quyết định thu hồi gần 21 ngàn m2 đất ở xứ Lỗ Vó, Dạ Cá khu phố Trịnh Nguyễn, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn để xây dựng Nhà máy xử lý nước thải thuộc công ty Phú Điền. Nhân dân tại đây đa số chấp hành lệnh này nhưng yêu cầu việc triển khai dự án phải đúng quy định của pháp luật.

Hợp sức chống lực lượng cưỡng chế


Người dân yêu cầu lùi nhà máy xuống Đồng Khô, cách vị trí dự định ở Lỗ Vó khoảng 400m. Bà Nghiêm một cán bộ về hưu tại đây và cũng là nạn nhân của vụ cưỡng chế này cho biết:

Bà con đồng ý nhà máy nước thải với điều kiện chuyển xa hơn xuống duới cánh đồng xấu ấy, cũng nằm trong dẫy đấy. Nó ở cuối cùng vào cánh đồng trũng khó canh tác nhưng họ không chuyển, họ cứ nhằm cái chỗ thương binh liệt sĩ này vì ruộng đẹp trong khi đó hai cái hố ở bên phuờng mấy mẫu đã liền vào đấy. Nó muốn ăn muốn đớp khu đó nên không chịu đi. Còn rất nhiều chỗ để làm chứ phải không đâu?

Người dân tại đây một mặt lo lắng ruộng của họ bị mất không còn đất để canh tác bên cạnh đó khi nhà máy nước thải xây lên không ai dám chắc cả làng sẽ không bị ô nhiễm vì vị trí nhà máy ngay ở đầu khu dân cư.

Bà Nghiêm cho biết số hộ dân trong làng đa số là thương binh liệt sĩ nhưng họ không được hưởng chính sách đền bù nào cho hợp lý ngoại trừ việc bắt ép của chính quyền địa phương:

Kể cả vấn đề phải đổ máu cũng chấp nhận thôi, không có cách nào khác. Sự sống của người ta mà, trước sau cũng chết. …  dân tôi sẽ chống đến cùng.
-Ông Quý

Trong 63 hộ thì có 42 hộ là gia đình thương binh liệt sĩ. Bọn em đã ra Thanh tra Chính phủ và các ngành rồi nhưng người ta cứ bỏ đấy không ngó ngàng gì tới. Đến mức độ ra kiện hôm nay thì mai ở nhà nó đánh. Đánh xong mai lại ra tiếp Thanh tra Chính phủ cũng chẳng ăn thua gì. Đến bây giờ cũng vậy nó cứ hoành hành đã, nó bảo đi đến đâu cũng thế vậy thì dân nguời ta trông vào đâu nữa bây giờ? Nó còn uy hiếp bà con: Không được ra Trung ương, không được vượt cấp, không đuợc khiếu nại. Bây giờ chính quyền với nó là một rồi nó đâu cần gì ai, chỉ hành động để cướp cho bằng được ruộng đất mà thôi.

Ngày 12 tháng 6 chính quyền phường và thị xã tập trung lực lượng cưỡng chế về Lỗ Vó. Rất bất ngờ, người dân đã chuẩn bị sẵn và báo động bằng chiêng trống ầm ĩ. Họ kéo nhau về hợp sức chống lại lực lượng cưỡng chế. Bốn mươi hai gia đình chính sách bị lấy đất được dân chúng các xã chung quanh kéo về bảo vệ có lúc đông đến hơn một nghìn người.

Vào chiều ngày 18-6-2013 câu chuyện cưỡng chế lại xảy ra. Chính quyền huy động hơn 100 người gồm lực lượng cảnh sát cơ động nòng cốt tiến về khu đất đang bị cưỡng chế. Lần này lực lượng cưỡng chế đã ra tay quyết liệt hơn. Nhiều người bị đánh phải mang đi cấp cứu. Các em nhỏ theo cha mẹ cũng bị tấn công. Tuy nhiên do bà con cản trở quyết liệt lực lượng cưỡng chế phải rút lui và không thu được một kết quả nào.

Dùng đòn hạ sách đối phó với dân


xuandienhannom250.jpg
Dân làng Trịnh Nguyễn quyết đòi đất hôm 19/6/2013. Photo courtesy of xuandienhannom

Ngày 23 tháng Sáu người dân tiếp tục bị chính quyền áp lực phải bỏ ruộng của mình trong đó có cả việc lén lút chặt cây của bà con và gây áp lực trên từng gia đình, Bà Nghiêm kể:

Chiều tối hôm qua nó họp các lực lượng đảng viên, cán bộ trong chi bộ nó uy hiếp nó bảo mọi người phải ra để nó trả tiền nếu không nó vứt. Nó đe dọa bằng hình thức đang đêm công an nó vào nhà nào chưa chịu lấy tiền.

Trên kênh VTV1 trong bản tin thời sự có phát sóng về câu chuyện người dân Trịnh Nguyễn chống cưỡng chế nhưng đã bị đài này cắt xén nhiều đoạn. Ông Quý, một người dân Trịnh Nguyễn cho biết:

Tất cả từ trên xuống duới bây giờ nó đang lừa dân. Nó lập những văn bản dân chưa đồng ý thì nó lại ghi là dân đã đồng ý. Truyền hình VTV1 thì nó cắt xén, nguời ta nói dài thì nó cắt nó lấy một đoạn thôi sau đó nó ghép người của nó để nói là đồng ý. Vấn đề người dân vẫn đang ra sức chống vì chúng nó dùng cả xã hội đen để chặt phá cây cối của người dân trồng ở bờ ruộng vào hai ba giờ sáng.

Bên cạnh thủ thuật cắt xén, láp ráp hình ảnh lời nói để bóp méo câu chuyện như VTV thường làm, Chính quyền xã Trịnh Nguyễn đã sử dụng cả những đòn hạ sách để đối phó với người dân. Họ tuyên bố sẽ đuổi học các em học sinh đã tham gia giữ đất với cha mẹ. Khai trừ đảng nếu đảng viên nào không chấp nhận tiền bồi thường và cắt luôn danh hiệu làng văn hóa trong thôn.

Đối với người dân, việc con em không đến trường là điều quan trọng nhưng nếu mất đất thì lấy gì sống để nuôi con tới trường? Đối với đảng viên cũng vậy khi niềm tin vào đảng đã mất sạch thì cái thẻ đảng giúp được gì cho họ? Liệu ai còn cam tâm tham gia vào nơi vừa lấy mất chén cơm của mình? Còn cái danh hiệu Làng Văn hóa liệu có bán được để nuôi miệng ăn của cả gia đình được không?

Ông Quý cho biết người dân sẽ không nhượng bộ mặc dù biết rằng nếu chống lại sẽ thua thiệt nhưng người dân không còn cách nào khác, ông nói:

Chiều tối hôm qua nó họp các lực lượng đảng viên, cán bộ trong chi bộ nó uy hiếp nó bảo mọi người phải ra để nó trả tiền nếu không nó vứt.
-Bà Nghiêm

Một đàng vẫn gửi đơn lên các cấp chính quyền mặc dù hiện tại họ vẫn chưa đưa ra phương cách giải quyết cho người dân chúng tôi mà đất là nguồn sống của người dân và môi trường sống dũng đang bị hăm dọa thì người dân chúng tôi phải giữ thôi không thể để mặc được. Kể cả vấn đề phải đổ máu cũng chấp nhận thôi, không có cách nào khác. Sự sống của người ta mà, trước sau cũng chết. Môi trường hủy hoại, ruộng thì mất hết đàng nào cũng chết dân tôi sẽ chống đến cùng.

Câu chuyện tranh chấp đất đai giữa chính quyền và nhân dân ngày một lan rộng và diễn biến mỗi nơi một khác, tuy nhiên người dân ngày càng ý thức được rằng không ai bênh vực cho họ kể cả những tấm huân chương cao quý nhất mà họ đã đổ máu ra cho đất nước mới có được. Bây giờ chỉ có những con người đồng cảnh ngộ mới giúp được nhau, vì vậy họ đã liên kết thành khối, khối người bị bất công và áp bức dồn nén lại thành sức mạnh.

Một cư sĩ PGHH rạch bụng phản đối chính quyền

2-305.jpg
Anh em đồng đạo khiêng cư sĩ Võ Văn Thanh Liêm về nhà mẹ ruột ông Võ Văn Diêm hôm 25/6/2013  -RFA files
Quang Minh Tự tại ấp Long Hòa 2, xã Long Điền A, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang lại bị công an đến bao vây không cho tiến hành lễ kỷ niệm khai sáng đạo.

Công an đàn áp…

Sự việc diễn ra hôm nay ngày 25 tháng 6 năm 2013, tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm sau khi hoàn thành nghi thức lập bàn hương án tại nhà thân mẫu của ông và dẫn đầu đoàn các đồng đạo tiến vào Quang Minh Tự để hành lễ thắp nhang cho Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ nhân ngày khai sáng đạo, thì công an- an ninh địa phương tiến hành ngăn chặn và hành hung trên đường vào chùa. Trước hành động đó của phía cơ quan chức năng ông Võ Văn Thanh Liêm đã lấy dao ra tự mổ bụng để phản đối.
Ông Võ Văn Diêm, người em của ông Võ Văn Thanh Liêm cho chúng tôi biết sự việc:
“Làm lễ xong rồi, mặc áo choàng đi mỗi người cầm 1 nén hương vào chùa Quang Minh Tự, đi được một đọan đường hơn 100 mét, hai bên có hàng rào, công an dùng ghế ném chúng tôi, dùng nước thúi xịt chúng tôi, Anh Năm tôi và các đồng đạo đều bị trúng, rồi họ chửi mắng cách thô lỗ, lúc đó Anh mới vạch bụng ra tự mình rạch bụng, vết thương chiều sâu hơn 1 cm, và chiều dài hơn 10 cm, lúc đó họ thấy vậy tản ra, Anh Năm tôi lúc đó xỉu, mấy Anh Em tôi mới khiêng Anh Năm tôi về nhà thân mẫu tôi. Bây giờ chúng tôi đang lo trị bệnh cho Anh Năm và các Anh Em bị thương, các Anh Em bây giờ mà không được uống thuốc điều trị thì chắc chắn sau này đều bị mang bệnh hậu, họ dùng hành động và có thái độ tàn ác như vậy với chúng tôi.”
…họ chửi mắng cách thô lỗ, lúc đó Anh mới vạch bụng ra tự mình rạch bụng, vết thương chiều sâu hơn 1 cm, và chiều dài hơn 10 cm, lúc đó họ thấy vậy tản ra.
-Ông Võ Văn Diêm
Một nữ Phật tử Hòa Hảo, tên Tuyết đi cùng với đoàn cho biết tiếp thêm sự việc xảy ra:
“Công an an ninh đánh các đồng đạo vào bụng, vào hông, họ xô đẩy, họ dùng bàn ghế ném vào đầu của các đồng đạo nữ, và họ dùng nước hầm cống hôi thúi, xịt vào mọi người.”
Nữ Phật tử nói trên cho chúng tôi biết tình hình công an an ninh bao vây chặt khu chùa Quang Minh và không cho các cư sĩ vào:
“Hôm nay, công an an ninh tăng cường bốn tứ phía luôn, hôm qua thì có khoảng trên 100 an ninh công an,  hôm nay thì có thể trên con số hôm qua nữa, có cả công an tỉnh, huyện, xã, ấp. Công an nói không cho vào không có lý do nào hết, nơi Quang Minh tự này không ai được đến, chỉ có người trong nhà được đến thôi, còn ngoài ra những người lạ, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo thì không được vào Chùa dự lễ, họ chỉ nơi khác đến như Ban Đại Diện của Phật Giáo Hòa Hảo do nhà nước lập ra đến nơi đó mà cúng thờ, cách Quang Minh tự vài cây số.”

… đánh đập tu sĩ

7-250.jpg
Cư sĩ Võ Văn Thanh Liêm đã lấy dao ra tự mổ bụng để phản đối chính quyền ngày 25 tháng 6 năm 2013. RFA files
Ngày chánh lễ rơi vào ngày hôm nay 25/6/13, tuy nhiên cư sĩ chuẩn bị cho sinh hoạt này đã bắt đầu từ ngày 24/6/13 tại tư gia thân mẫu của Thầy Võ Văn Thanh Liêm. Công an hôm qua cũng đã tiến hành những hành động ngăn trở tương tự như ngày hôm nay 25 tháng 6 :
“Ngày hôm qua lúc khoảng một giờ trưa, có một số anh em đồng đạo và các đứa cháu của tôi, cũng trên 20 người sau khi xong nghi thức lập bàn hương, trên đường đi vào chùa Quang Minh, bị chính quyền địa phương của Tỉnh, Huyện, xã, Ấp canh gác trên đường đi vào Chùa, họ dùng thái độ chửi mắng cách thô lỗ, đánh đập vào người, họ dùng máy bơm nước vào cái cống dơ bẩn, họ xịt vào người, trên mình đầu, cổ, ướt hết tóc tai,  có người bị xịt trúng té xuống, vì cách có ba, bốn mét, đánh mấy Anh Em, có đứa cháu gái tôi, công an nó lấy ghế đập, ném bị sưng đầu đổ máu, và có một cô ở xóm tên Nguyễn Thị Mỹ Kiều cũng bị đánh, họ có thái độ của họ quá tàn nhẫn đối với nhân dân và các Anh Em đồng đạo.”
Ông Võ Văn Thanh Liêm từng bị đi tù nhiều lần vì cương quyết bảo vệ giáo lý chân truyền của Đức Huỳnh Giáo chủ. Ông mãn án tù 6 năm cho lần vào tù thứ 34 hồi ngày 5 tháng 2 năm ngoái.
Một số tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo cho biết, hiên nay số lượng Phật tử PGHH có khoảng trên 2 triệu khắp ở Việt Nam, đa số tín đồ tập trung ở Miền Tây Nam Bộ, nhiều tín đồ PGHH chân tu tại Miền Tây đã bị hành hung, giam cầm, đe doạ thường xuyên chỉ vì Đức Tin Tôn Giáo và quyết không theo Giáo Hội PGHH mà do chính quyền Cộng sản Việt Nam lập ra. Ông Võ Văn Diêm chia sẽ với chúng tôi trong tâm trạng bức xúc:
Công an an ninh đánh các đồng đạo vào bụng, vào hông, họ xô đẩy, họ dùng bàn ghế ném vào đầu của các đồng đạo nữ, và họ dùng nước hầm cống hôi thúi, xịt vào mọi người.
-Một nữ Phật tử
“Do Đảng cộng sản vô thần, độc tài, không cho đa nguyên, đa đảng, những người vào đảng, thì không được có tôn giáo, Đảng chỉ có một Đảng thôi không tôn giáo. Và họ muốn diệt Đạo của chúng tôi, mà họ diệt không được, lúc dựng tổ đình họ đánh đập các Anh/Em bỏ tù đày họ, và bây giờ họ muốn lấy quyền hành của người trong Đạo, thì họ đưa Đảng viên vào nắm giữ các chức vụ, nhưng không được tín đồ nào bầu. Thành ra có những người nhẹ dạ sợ theo họ, còn một số Anh/Em không theo họ thì họ kêu là bất đồng ý kiến.”
Chúng tôi gọi điện đến cơ quan công an địa phương để tìm hiểu về thông tin mà các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo cho biết như vừa nêu; nhưng khi chúng tôi trình bày sự việc, người nhận máy cúp ngay.
Chính quyền Cộng sản Việt Nam luôn nói với dư luận quốc tế là nhà nước Việt Nam tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo. Tuy nhiên việc tiếp tục tấn công vào tín đồ PGHH tại Quang Minh Tự cho thấy hành động của chính quyền địa phương ở An Giang đi ngược lại với những gì mà chính quyền trung ương đã nói.

Nguyễn Thanh Giang – Đừng lũng đoạn Pháp Luật

Nguyễn Thanh Giang
Ngày 9 tháng 7 này người ta sẽ đưa luật sư Lê Quốc Quân ra xử án.Luật sư Lê Quốc Quân đã bị sách nhiễu, khủng bố, bắt giam … nhiều lần. Ngày 8 tháng 3 năm 2007, ông bị bắt khi trở về sau một khóa học của tổ chức Hỗ trợ Quốc gia vì Dân chủ (National Endowment for Democracy) ở Mỹ. Luật sư Lê Quốc Quân được mời tham gia khóa tập huấn này do ông là nhà tư vấn cho Ngân hàng Thế giới và Quỹ Phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP tại Việt Nam. Hơn 10 ngày sau đó, ngày 19/3/2007 ông bị khởi tố theo điều 79 Bộ Luật Hình sự về tội “Tổ chức hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”. Ứng cử viên Tổng thống Mỹ lúc đó, ông John McCain và nguyên ngoại trưởng Mỹ, bà Madeline Albright, đã viết thư phản đối. Amnesty International gọi ông là Tù nhân lương tâm.
Ngày 4/4/2011 trên đường đến dự phiên tòa công khai xử sơ thẩm tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ (nhưng không được vào), Lê Quốc Quân lại bị bắt cùng với bác sĩ Phạm Hồng Sơn và bị quy tội “gây rối trật tự công cộng”. Video quay toàn bộ quá trình cùng lời phát biểu của nhiều người chứng kiến được đưa lên mạng đã tố cáo đầy đủ rằng việc bắt bớ này hoàn toàn tùy tiện, phi pháp và có chủ đích đen tối. Một phong trào phản đối đã dấy lên rầm rộ trong và ngoài nứoc. Sau 10 ngày giam giữ, người ta phải thả Lê Quốc Quân nhưng ngoan cố đính kèm cái gọi là “Quyết định cảnh cáo”.
Ngày 27/11/2011 Lê Quốc Quân lại bị nhận “Quyết định cảnh cáo” chỉ vì đã dám đi biểu tình ủng hộ đề nghị phải có luật biểu tình của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Hơn một năm sau, ngày 27/12/2012, Luật sư Lê Quốc Quân bị bắt một lần nữa.
Lần này là cả một chiến dịch “tru di tam tộc” khốc liệt.
Trước khi Lê Quốc Quân bị tống giam, công ty của doanh nhân Lê Đình Quản – em trai Lê Quốc Quân – bị lục soát tanh bành. Lê Đình Quản cùng nhiều người trong công ty mình cũng bị bắt.
Một người em gái, chị Nguyễn thị Oanh, mang thai ở tháng thứ ba đã bị tuột mất đứa con đầu lòng sau mấy tháng giam giữ.
Lần này, quyết định của Tòa án Nhân dân TP Hà Nội ký ngày 10/6 cho biết ông Lê Quốc Quân, sinh năm 1971, Giám đốc Công ty TNHH “Giải pháp Việt Nam”, bị Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội truy tố về tội Trốn thuế theo quy định tại Khoản 3, Điều 161 Bộ Luật Hình sự.
Vụ bắt giữ lần này càng bị dư luận trong nước và thế giới kịch liệt lên án.
Mười hai tổ chức và cơ quan nước ngoài, trong đó có “Phong trào Quốc tế Vì Dân chủ”, “Ký giả Không biên giới”, “Văn bút Anh Quốc”, “Hỗ trợ Quốc gia vì Dân chủ”, “Ngôi nhà Tự do” … đã gửi thư cho ngoại trưởng Mỹ John Kerry nêu yêu cầu:
“Chúng tôi được biết ông sẽ dự Hội nghị ASEAN vào cuối tháng này, và chúng tôi rất mong là ông dùng cơ hội này để trao đổi vụ này với đại diện của chính phủ Việt Nam.
Như ông có lẽ đã biết, ông Quân hiện đang bị giam giữ một cách tùy tiện chỉ vì ông thực thi quyền tự do ngôn luận của ông, quyền tự do hội họp và lập hội của ông, cũng như những hoạt động bảo vệ nhân quyền của ông. Ông Quân là một luật sư đủ tư cách, đồng thời là một blogger tích cực. Trên trang blog được nhiều người biết đến, ông đã vạch trần những vi phạm nhân quyền thường bị truyền thông nhà nước làm ngơ. Trước khi ông bị tước quyền luật sư, ông Quân đã đứng ra bào chữa cho những vụ án nhân quyền trước tòa. Khi trở về nước sau chuyến đi Hoa Kỳ, ông đã bị bắt vào năm 2007 và bị giam giữ 100 ngày. Vào tháng 4 năm 2011, ông lại bị bắt và cuối cùng được thả mà không bị buộc tội nào cả. Vào tháng 8 năm 2012, ông Quân đã bị thương trầm trọng sau một vụ tấn công hung bạo, mà theo ông là của nhân viên nhà nước”.
Ngày 13 tháng 6 năm 2013 ông Robert F. Kennedy, chủ tịch Trung tâm Vì Công lý và Nhân quỳền (Center for Justice and Human Rights) đã gửi thư cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bức thư viết:
“Thưa ông Nguyễn Tấn Dũng,
Với tư cách Chủ tịch của Trung tâm Robert F. Kennedy cho Công Lý và Nhân Quyền (RFK Center) và Giám đốc Trung Tâm RFK và chương trình Cộng Tác cho Nhân Quyền, chúng tôi quan tâm sâu đậm về sự giam cầm ông Lê Quốc Quân và phiên xử sắp tới của ông ngày 9/7/2013.
Ông Quân, một luật sư nhân quyền và blogger, đã bị nhân viên nhà nước bắt giữ trong lúc ông đưa con đi học ngày 27/12/2012. Ông bị cáo buộc tội trốn thuế, nhưng chúng tôi lo ngại rằng ông Quân bị bắt vì ông thực thi một cách chính đáng quyền hành nghề luật sư và hoạt động bảo vệ nhân quyền của ông. Trước khi bị bắt, ông Quân viết rất nhiều về tự do tôn giáo, quyền dân sự, và chính trị đa nguyên cho một số kênh truyền thông và trên blog của ông.
… Trong khi Việt Nam đã đồng ý ký Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR) vào ngày 24/9/1982, chúng tôi mạn phép được nhắc nhà chức trách Việt Nam về nghĩa vụ phải tuân thủ Điều 9 của ICCPR, trong đó bảo đảm quyền tự do và an toàn của cá nhân, và phủ nhận việc bắt và giam cầm tùy tiện của một cơ phận nhà nước. Thêm nữa, Điều 19 của ICCPR còn bảo đảm “quyền nêu quan điểm mà không bị ngăn cản”, bên cạnh quyền tự do ngôn luận, trong đó bao gồm “quyền tìm hiểu, đón nhận và phổ biến tin tức và sáng kiến dưới mọi thể dạng không giới hạn, qua lời nói, giấy trắng mực đen, qua kỹ thuật, hoặc qua bất kỳ phương tiện tự chọn”.
Ngoài ra, Đại Hội Đồng LHQ nêu rõ trong bản Tuyên ngôn về Quyền hạn và Trách nhiệm của các cá nhân, nhóm, và cơ quan xã hội để cổ xúy và bảo vệ các quyền con người được thế giới công nhận và những quyền tự do căn bản (Tuyên Ngôn LHQ về các nhà bảo vệ nhân quyền), được Đại Hội Đồng LHQ chấp thuận vào ngày 9/12/1998, công nhận rằng mọi người đều có quyền “tự do phổ biến, truyền đạt, phát tán đến người khác ý kiến, thông tin, kiến thức về nhân quyền và các quyền tự do căn bản” và các quốc gia phải “có biện pháp cần thiết để cho các cơ quan thẩm quyền có đủ khả năng bảo vệ tất cả, từng người một hay nhóm, chống lại các mối đe dọa, bạo động, trả thù, phân biệt đối xử tàn tệ theo luật hay trên thực tế, bị áp lực hay những hành vi nào khác chỉ vì việc thực thi quyền hạn chính đáng của họ” theo Tuyên Ngôn.
Việt Nam đang vi phạm những ràng buộc nhân quyền này đối với trường hợp của ông Quân. Giam cầm ông Quân chỉ vì ông viết bài trên blog là một vi phạm rõ rệt quyền tự do ngôn luận của ông. Giam giữ ông Quân vì sự liên hệ của ông với những nhà đối kháng khác là một vi phạm quyền tự do hội họp và quyền tự do lập hội một cách ôn hòa, như có nêu trong ICCPR. Hơn nữa, với việc giam giữ ông Quân chỉ vì những hoạt động nhân quyền, Việt Nam đã không đáp ứng được nghĩa vụ theo Tuyên Ngôn LHQ để bảo vệ quyền hạn của ông Quân trong tư cách một nhà hoạt động nhân quyền.
Trung tâm RFK khẩn kêu gọi nhà chức trách Việt Nam hãy bảo đảm cho ông Quân có một phiên tòa theo các chuẩn mực nhân quyền quốc tế.
Chúng tôi mong đón nhận hồi âm.
Trân trọng,
Kerry Kennedy”
Tất cả những ai quan tâm đến tình hình chính trị ở Việt Nam đều có chung nhận định như trên: “Ông Quân hiện đang bị giam giữ một cách tùy tiện chỉ vì ông thực thi quyền tự do ngôn luận của ông, quyền tự do hội họp và lập hội của ông, cũng như những hoạt động bảo vệ nhân quyền của ông”.
Có thể kể một số hoạt động chính trị tích cực và rất lành mạnh của luật sư Lê Quốc Quân như:
- Lên tiếng công khai và tham gia viết bài bào chữa cho những người hoạt động dân chủ như Ls. Lê Công Định, Ts. Cù Huy Hà Vũ, 8 giáo dân ở Thái Hà-Hà Nội….
- Tham gia nhiệt tình trong các cuộc biểu tình chống ngoại xâm và viết khá nhiều bài về chủ quyền đất nước.
- Mở văn phòng luật tư vấn miễn phí cho người lao động và công dân nghèo, ngay gần khu nhiều công nhân (Khu CN Tân Bình). Văn phòng này đã tư vấn cho rất nhiều dân oan trong lĩnh vực đất đai, cũng như những oan khuất khác. (Văn phòng này bị đóng cửa sau khi ông bị rút thẻ luật sư năm 2007)
- Viết cuốn sách “Niềm tin Công lý”, nhằm cổ võ cho việc phát triển xã hội dân sự, cho quyền tự do ngôn luận và các quyền dân sự khác.
- Là một tín đồ công giáo, ngày 31 tháng 12 năm 2011 Giuse Lê Quốc Quân đã gửi thư cho Cha, đề suất chương trình xây dựng Tủ sách Giáo xứ trên toàn bộ giáo xứ, làm sao để mỗi giáo xứ có một tủ sách. Bản thân luât sư đã tích cực góp phần xây dựng được 13 tủ sách ở nhiều nơi trong nước.
Ông đã từng dằn vặt rất nhiều giữa tư lợi và công ích:
“Là một doanh nhân mình được lợi khi Chính phủ quyết định bơm tiền hỗ trợ doanh nghiệp; Là một nhà đầu tư có tích trữ, mình vui vì bất động sản sẽ khởi sắc, là một người đam mê chính trị, bất đồng chính kiến với ĐCS, mình biết chính phủ sẽ bị coi là tồi tệ hơn; mình sẽ ít bị chống đối hơn nếu hùa theo những trào lưu dân túy nửa vời của chính phủ và chắc chắn bị phản đối nhiều hơn khi cực đoan về tư tưởng.
Có lợi thật đấy nhưng vẫn thấy quá xót xa, không viết không được. Nghĩ mà thương dân Việt, nhất là sau này. Lạm phát chắc chắn sẽ tăng và nhân dân sẽ bị bần cùng hóa đầu tiên và dai dẳng nhất; cuối bữa Tiệc (Party) là khung cảnh tan hoang. Dưới gầm bàn của bữa Tiệc tài nguyên và ODA và FDI sang trọng chỉ còn lại đồ thừa cho dân nghèo tranh nhau; 80 triệu đồng bào sẽ loay hoay quẫy đạp trong chiếc “bẫy thu nhập trung bình” mà chắc chắn trần GDP 1,000 USD là làm bằng thủy tinh. Bẫy đó đã há miệng, bắt đầu từ hôm nay”
Ông đắn đo suy xét thật sâu xa để muốn tìm cho ra được đâu là ưu, đâu là nhược, đâu là công, đâu là tội giữa đảng quyền với công quyền, giữa trách nhiệm đảng viên với thiên mệnh công bộc, giữa Đảng với Chính phủ:
“Nhiều hôm đọc tài liệu và nghĩ đi nghĩ lại, thấy thấp thoáng đâu đó, hình như Chính Phủ cũng muốn làm một điều gì đó rất hay. Nhưng khổ nỗi tất cả các thành viên của Chính phủ đều là đảng viên đảng cộng sản. Họ lẫn lộn không chỉ tư cách đạo đức mà cả vai trò trong công việc. Một lúc nào đó họ như muốn trưởng thành, cả thể lý và tư duy, nhưng rồi vì yếu đuối, sợ mang tiếng, sợ chịu trách nhiệm nên vội vàng co vòi lại. Đôi lúc có vẻ như chực chờ để làm quyết liệt một điều gì đó đầy sự thật nhưng sợ “quyết” rồi đảng cho “liệt” luôn”.
Ông phát hiện ra rằng:
“Điểm khác biệt giữa giang hồ và quan chức là giang hồ không treo mặt nạ đạo đức giả. Trong khi đó hàng loạt quan chức lại sống hai mặt và đóng hai vai vừa vặn. Họ vừa là ông trùm vừa là quan chức, tồn tại một cách giật cục, nhiêu khê giữa lòng xã hội. Khi thì họ đeo mặt nạ cộng sản giảng lời đạo đức và liêm chính. Khi thì họ cáu quá, điên tiết giật mặt nạ ra và để lộ bộ mặt tư bản béo ị, trắng trợn và công khai thách thức hàng triệu bần nông”.
Cho nên:
“Tóm lại ta có thể hình dung Mẹ Việt Nam hằng ngày, bán mặt cho đất bán lưng cho trời, nhưng lại phải cõng trên lưng 2 người rất béo, rất khỏe và ông nào cũng đòi lãnh đạo. Một ông thì lãnh đạo bằng Nghị quyết còn ông kia thì bằng Luật pháp, mẹ giống như con trâu đã bị xâu mũi kéo cày, hai bên 2 dây thừng, thỉnh thoảng ông lãnh đạo này lại giật sang bên trái, lúc thì ông khác ghì về bên phải”.
Bị bóc lột đấy, bị áp bức đấy nhưng biết trông cậy vào ai để được bảo vệ ở mức tối thiểu, bởi vì:
“Một điều tréo cẳng ngỗng nữa là Quốc hội làm ra luật và Điều 4 Hiến pháp cũng quy định là đảng hoạt động “trong khuôn khổ Hiến Pháp và pháp luật”. Nhưng quốc hội lại phải dựa vào Nghị quyết để làm luật. Đảng nằm trong luật, luật nằm trong Nghị quyết nhưng Đảng lại “đẻ” ra Nghị quyết. Điều đó nghĩa là Đảng là “bà”, luật là “cháu” nhưng bà lại nằm trong bụng cháu”.
Ông đúng là một luật sư nhân quyền có tấm lòng yêu nước thật sâu xa. Ở một đất nước còn đến trên dưới 70% là nông dân, ông có một “nông dân quan” thấm đẫm nhân văn.
Việt Nam tất phải tiến lên công nghiệp hóa, hiện dại hóa nhưng ông không thể không chua xót trước cái thực tế:
“Việt Nam ta là một quốc gia biển, dù ở đâu thì đi đến biển cũng rất gần. Thế mà người ta đua nhau làm các khu công nghiệp ở đồng bằng sát ngay biển. Những “bờ xôi ruộng mật” của bà con chúng ta bị các Doanh nghiệp sân sau của tư bản đỏ “đớp” sạch để làm khu, làm cụm công nghiệp. Những nhà máy còm, bụi bặm với công nghệ vô cùng lạc hậu này đua nhau mọc ra, tàn phá môi trường, vắt kiệt sức sức lao động của thanh niên trai tráng với đồng lương rất mỏng, cũng chỉ vì cái mác “Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa”… Nơi mà sau 5 năm những “cối xay thịt” đó đã trả về cho quê hương những chàng thanh niên ốm yếu và phụ nữ trẻ với vô vàn bệnh phụ khoa. Họ bị vắt kiệt sức lao động ở lứa tuổi đang sung sức nhất bằng những thao tác hết sức đơn thuần “phổ thông” trong những nhà máy của những Ông chủ có tầm nhìn ngắn hạn và đầu tư vào Việt Nam chỉ là chụp giật”.
Ông muốn vạch ra một con đường khác để tiến lên:
“Thực tế lịch sử phát triển cho thấy có nhiều con đường khác nhau để đi đến một giá trị phát triển bền vững. Nông sản có thể tạo ra được những giá trị lớn và người nông dân vẫn “khỏe mạnh tới tận già” bỏ xa những thu nhập “còm” ở một nhà máy công nghiệp nhỏ nơi mà thời giờ nghỉ ngơi, ánh sáng, chỗ ngồi, dinh dưỡng bữa ăn cho công nhân đều thiếu thốn một cách tệ hại”.
Và ông tỏ ra quan ngại:
“Đảng vốn thích oai, thích chiến lược, thích “tầm cỡ”, thích đỉnh cao trí tuệ… nên cứ phán bừa trong nghị quyết “Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ”. Bây giờ không biết chỉ còn 8 năm nữa với một tốc độ kinh tế quá oải thế này thì đất nước đi đến đâu”.
Ông không thể không nặng lời khi phê phán chủ trương “Chống diễn biến hòa bình” của ĐCSVN:
“Nhiều vị lãnh đạo đã rất phản động khi gán ghép những vấn đề như dân chủ, nhân quyền là một phần của “âm mưu” diễn tiến hòa bình mà quên rằng sự “tiến hóa hòa bình” là điều tất yếu đang xảy ra liên tục trong chính bộ não chúng ta nếu chúng ta còn là một cơ thể sống.
Cần phải hiểu rằng, tự ngàn xưa và đúng với tất cả các loài, quan trọng nhất của sự tiến hóa là tiến hóa về tư duy. “Phát triển bền vững” chính là bền vững trong tiến hóa tư duy. Ngược lại với điều đó là phản động”.
Về điểm này, tôi rất tâm đắc với Lê Quốc Quân. Tôi xin chép tặng ông cùng độc giả bài thơ sau đây của tôi:

DIỄN BIẾN HÒA BÌNH,
HÓA GIẢI BẦY ĐOM ĐÓM

Họ bảo ta cầm đèn chạy trước ôtô
Ta đâu hợm hĩnh và ngây ngô
Học hành chưa được vài mủng chữ.
Không hơn Chí Phèo, Thị Nở
Vỗ ngực xưng giai cấp tiền phong
Chễm chệ ngồi lên đầu nhân dân.
Ôi Lênin, Stalin, Mao Trạch Đông
Các ngài giỏi hơn phù thủy
Biến những nông dân chất phác hiền lành
Thành đồ tể
Nặn ra mấy ông giáo sư, tiến sỹ
Bỏ mặc đất nước khổ nghèo
Hì hục xây “Kinh tế thị trường định huớng xã hội chủ nghĩa”
… Định hướng vào cái rọ
Bắc Triều!
Ta không cầm đèn
Ta cầm trí tuệ nhân dân
Sáng rực hào quang
Hóa giải bầy đom đóm
Và tiến lên, diễn biến hòa bình
Những ngày thần kinh căng thẳng nhất, Lê Quốc Quân đã viết bài thơ sau:

VẪN MẸ, LÀ NIỀM AN ỦI ĐỘNG VIÊN

Là con: Bố mất, mẹ già đang ốm…
Là anh trai trưởng: Em trai bị bắt, em gái đang mang thai tiếp tục vào hỏa lò….
Là chồng của vợ, bố của 3 con thơ, khi kẻ gian theo vào tận trường mẫu giáo…
Là giám đốc: Nhân viên bị khám nhà, đe dọa, ép làm chứng gian….
Dường như không còn gì căng thẳng hơn nữa.
Con làm gì? con cần thiết cho ai?
Con vẫn nhớ, trong nhà thờ, đã hứa “sẽ đấu trong một cuộc đấu cao đẹp, chạy hết quãng đường và giữ vững niềm tin”.
Con vẫn nhớ, họp gia đình, mẹ nói: “Vững tâm đi, khổ đau các con chịu hôm nay vẫn thua xa ông bà mình hồi cải cách nhiều”.
Vẫn mẹ, là niềm an ủi và động viên con giữ vững lý tưởng mình.
Con cám ơn Mẹ nhiều!
Với lương tri ấy, nghị lực ấy, chắc chắn Lê Quốc Quân sẽ không lùi bước. Bởi vậy, cho tôi được chân tình khuyến cáo: Cục xương Cù Huy Hà Vũ đang chèn ngang họng, hãy đừng để hóc thêm Lê Quốc Quân. Lươn lẹo đổ vấy sang tội “trốn thuế” là bước lùi cần thiết và có thể xem là khéo léo của Đảng. Song, như vậy là lũng đoạn luật pháp, là gian xảo, bất chính.
Hoặc phải trả tự do vô điều kiện cho Lê Quốc Quân để chứng tỏ là nhà nước pháp quyền, hoặc chỉ có thể muối mặt kết đến mức án treo.
Ở Việt Nam hiện nay, doanh nghiệp trốn thuế là “chuyện thường ngày ở huyện”. Ngày 3/6/2013 báo Dân Trí đăng tin: “TP.HCM: Gần 1.300 doanh nghiệp bỏ trốn, “xù” luôn tiền thuế”. “Nhiều doanh nghiệp dùng thủ thuật để trốn thuế”. Trong năm 2012, Cục Thuế TP.HCM đã thanh tra, kiểm tra gần 12.500 hồ sơ về thuế, phạt và truy thu hơn 6.000 tỉ đồng…
Gần đây, có những phiên tòa xử tội danh trốn thuế hàng chục tỷ đồng ở mức án treo. Nếu quả thực công ty của Lê Quốc Quân có trốn nộp khoản thuế đã được nêu là 437,5 triệu đồng thì cũng chỉ đáng chịu án treo rất nhẹ.
Hà Nội 25 tháng 6 năm 2013
Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 6 Tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội
Email:thanhgiang36@yahoo.com
Mobi: 0984 724 165

HOÀNG SA LÀ ĐÂU HỞ NGOẠI?

TS. Đặng huy Văn blog

Lời Tác Giả: Trung tá Hải Quân VNCH Ngụy Văn Thà (quê quán Trảng Bàng,Tây Ninh), Hạm Trưởng Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ10 đã vĩnh viễn nằm lại dưới đáy biển quần đảo Hoàng Sa ngày 19/1/1974! Ông đã để lại cho bà quả phụ Huỳnh Thị Sinh 3 người con gái lúc bấy giờ hãy còn bé dại. Với bao nhiêu nhọc nhằn gian truân của một người vợ góa cán binh VNCH, bà đã nuôi dạy ba cô con gái nên người và họ đã sinh cho bà sáu đứa cháu ngoại, trong đó cháu lớn nhất năm nay vừa học xong lớp 12 và sắp tới sẽ dự thi vào đại học.
 
Trước đây, má cháu do thành phần gia đình có ba ruột Ngụy Văn Thà đã “phạm tội” chống cộng sản Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa, nên má cháu không được vào học đại học mặc dù đã thi đỗ. Năm nay, cộng sản Trung Quốc đã hiện nguyên hình là một tên đầu sỏ xâm lược truyền kiếp của dân tộc Việt Nam và ông ngoại cháu, trung tá Ngụy Văn Thà đã trở thành người anh hùng bảo vệ Tổ Quốc, tác giả bài viết sau đây hi vọng cháu sẽ thực hiện được giấc mơ mà trước đây má cháu còn dang dở.
 
Nhân dịp đã sắp đến ngày thi, tác giả xin viết bài này tặng cháu để chúc cháu đi thi gặp nhiều may mắn và đạt được kết quả mĩ mãn!
 
Hoàng Sa là đâu hở ngoại?
 
(Viết tặng cháu ngoại bà quả phụ Ngụy Văn Thà)
 
Hoàng Sa là đâu hở ngoại?
Mà lời ngoại hát bên nôi
Ru em cháu ngày bé dại
Nghe buồn da diết ngoại ơi!
 
Hoàng Sa xa không hở ngoại?
Mà dân đánh cá khi xưa
Hay ghé vào đây tránh bão
Nếu không về kịp bến bờ
 
Nguyệt Thiềm còn chăng hở ngoại?
Và đâu Duy Mộng, Quang Hòa
Linh Côn, Phú Lâm, Vĩnh Lạc…
Đi tìm Vạn Lý Hoàng Sa?
 
Ngoại kể ngày hai bảy Tết[1]
Giáp Dần giặc chiếm Hoàng Sa
Ông ngoại xác chìm đáy biển
Hồn theo cuồng bão bay xa!
 
Ngoại nuôi con trong nước mắt
Nuôi đàn cháu bằng lời ca
Những mong ngày sau khôn lớn
Cháu con nhớ nước, thương nhà
 
Nhưng giờ đây, sao vậy ngoại?
Bà con cô bác xuống đường
Hô vang: “Giặc Tàu cút xéo!
“Trả lại Hoàng Sa mến thương!”
 
Lại bị công an đàn áp
Bắt giam vào trại Lộc Hà
Đánh cho biêu đầu, máu chảy
Hèn với giặc, ác với ta?
 
Giá chi được ra thăm đảo
Lặn tìm hồn cốt của ông
Đưa về Trảng Bàng mai táng
Cho ông nằm cạnh Tổ Tông!
 
Nhưng ra Hoàng Sa thưa ngoại!
Giặc Trung Quốc bắn chết ngay
Ba chín năm Tàu chiếm đóng
Không ai còn được qua đây
 
Giặc còn âm mưu lấn chiếm 
“Đường Lưỡi Bò” trọn Biển Đông
Vin cớ Công Hàm Năm Tám[2]
Thời mồ ma thủ tướng Đồng!
 
Chúng dùng những đoàn “tàu lạ”
Phá thuyền, bắn giết, bắt người
Ngư dân mình nay đánh cá
Ai người bảo vệ ngoài khơi?
 
Ước gì hương hồn ông ngoại
Ghé về gặp cháu trong mơ
Nhắn lời gửi cùng bà ngoại
- Bà ơi hãy gắng đợi chờ!
 
Còn đủ sức chờ không ngoại?
- Ba chín năm đã qua rồi!
Hồn cốt ông còn đáy biển
Ngàn năm cũng đợi, cháu ơi!
 
Hà Nội, 23/6/2013
Ts. Đặng Huy Văn
 
GHI CHÚ:
 
[1]- Ngày 19/1/1974, nhân khi Quân Lực VNCH đang bị sức ép trên khắp các mặt trận từ quân đội chủ lực của VNDCCH, thì Trung Cộng đã cho nhiều chiến hạm bao vây và cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Cuộc chiến đấu không cân sức nhưng anh dũng của những người lính VNCH đã bắn hạ nhiều phương tiện và tính mạng của lính Trung Cộng. Đặc biệt trong trận Hải Chiến Hoàng Sa đó, Trung Tá HQ Ngụy Văn Thà, Hạm Trưởng Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ 10 đã mưu trí dũng cảm hạ gục được hai chiến hạm 389 và 396 của bọn Trung Quốc xâm lược. Nhưng HQ 10 cũng đã bị hư hỏng nặng, nhiều chiến sĩ hi sinh và bị thương trong đó có đại úy Hạm Phó Nguyễn Thành Trí. Lúc đó, Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà đã quyết định chiến đấu đến giọt máu cuối cùng và các ông đã tiếp tục nã đạn vào các chiến hạm của TQ. Cuối cùng các ông đã bị chết chìm cùng Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ 10 vào lúc 14 giờ 52 phút ngày 19/1/1974, tức ngày 27 tết Giáp Dần! Quân ta có 74 chiến sĩ đã hi sinh anh dũng.
 
[2]- Công Hàm ngày 14/9/1958 của thủ tướng nước Việt Nam DCCH Phạm Văn Đồng gửi thủ tướng Trung Quốc đã “ghi nhận và tán thành” bản Tuyên Bố ngày 4/9/1958 về lãnh thổ và lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
 

Facebook bị đóng cửa như thế nào?

Canhco-RFA


Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, những hy sinh thầm lặng lẫn vang dội của người bộ đội hay các bà mẹ, gia đình của họ tại hậu phương, nhất là miền Nam đã góp phần rất lớn vào chiến thắng 30 tháng Tư năm 1975. Hài cốt những anh hùng liệt sĩ ấy nằm trên tất cả mọi chiến trường trong Nam ngoài Bắc. Một số lớn vĩnh viễn không tìm thấy, số ít còn lại được an táng tại nghĩa trang hoành tráng của các tỉnh thành.
Đâu đâu cũng thấy liệt sĩ, đâu đâu cũng thấy các bà mẹ của những người đã hy sinh ấy. Có bà trở thành bà mẹ anh hùng vì có hai hoặc nhiều hơn các người của mình đã hy sinh vì cuộc chiến. Những bà mẹ anh hùng hôm nay đa số sống đạm bạc trong những ngôi nhà tình thương do nhà nước cấp. Một số ít khác sống nhờ vào con cháu nay đang có những chức vụ trong bộ máy nhà nước hay ăn nên làm ra vì kinh doanh các thứ, trong đó có bất động sản, một khu vực chóng giàu nhất trong xã hội từ hơn một thập niên qua. Các bà mẹ liệt sĩ anh hùng hiếm hoi này có lẽ hạnh phúc nhất, được cả tiếng lẫn miếng và các bà trân trọng mọi tuyên dương của nhà nước, từ tổ dân phố tới phường tới huyện.
Tuy nhiên không phải bà mẹ Việt Nam Anh hùng nào cũng sung sướng và hạnh phúc như thế.
Báo chí đã từng đưa tin nhiều vụ cưỡng chế đất của những bà mẹ anh hùng này khi căn nhà của họ nằm chỏng chơ trên những mảnh đất heo hút khi xưa nay lại trở thành tầm nhắm của các doanh nhiệp. Nhà của những bà mẹ anh hùng này là vật cản đối với nhà nước địa phương và vì thế nó bị san phẳng như tất cả nhà của các người dân khác.
Hành động này được nhìn dưới hai lăng kính: thứ nhất không có ngoại lệ hay vùng cấm nào trong các vụ cưỡng chế. Thứ hai nhà nước địa phương bất cần tấm bằng mỏng manh treo trên vách của các bà mẹ anh hùng, cái mà họ cần là hoa hồng sau mỗi lần giao đất thành công cho các tập đoàn, doanh nghiệp.
Cái thứ nhất không ai tin, vì sự công tâm mà nhà nước tưởng mình đang có đã phá sản từ lâu trong hồ sơ nhà đất. Khắp nước người dân than oán kêu ca và thậm chí oán hờn vì chính sách phi nhân trong tịch thu, đền bồi giải tỏa không thỏa đáng. Những chính sách ấy dù có công bằng trong giải tỏa đối với mọi người cũng trở thành vô nghĩa khi chính bản thân nó đã đi ngược lại với nguyện vọng chính đáng của người dân. “Sống cái nhà thác cái mồ” là hạnh phúc không gì có thể đánh đổi cho bất cứ ai, ngoại trừ những cộng đồng du mục.
Bà mẹ Việt Nam Anh hùng cũng thế.
Cái khác ở đây là khi người ta bốc các mẹ lên quá cao, đến khi rớt xuống thì mẹ đau hơn những người khác.
Giá như nhà nước chỉ trao cho mẹ danh hiệu gia đình tử sĩ, hay gia đình chiến sĩ trận vong thì có lẽ các bà mẹ bất hạnh này sẽ không thấy tủi thân. Gia đình tử sĩ thì cả nước có hàng triệu người, dù có nhiều đứa con hy sinh thì cũng là bà mẹ liệt sĩ bất hạnh hơn những bà mẹ khác. Bà đâu muốn con mình nhiều đứa chết như thế, có chăng sự hy sinh của nhiều người con trong một gia đình như vậy là nỗi đau không thể bù đắp kể cả những danh hiệu vang lừng nhưng không mấy thực tâm.
Cả nước có hàng ngàn bà mẹ anh hùng. Cả nước cũng có hàng trăm bà bị đuổi ra đường để lấy đất giao lại cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp ngày nay quan trọng và anh hùng hơn các bà khi họ được tiếng là làm cho đất nước giàu mạnh hơn. Phía sau sự giàu mạnh hơn ấy là đồng tiền hoa hồng không hề nhỏ. Phía sau cụm từ Bà mẹ Việt Nam anh hùng là nghèo nàn, thiếu ăn cần được nhà nước hỗ trợ và nhất là không thể kiếm chác gì trên cái “cơ sở” này đối với những ông kẹ địa phương.
Biết vậy nhưng không thể cầm lòng được khi xem cái clip cưỡng chế có hình ảnh một bà mẹ Việt Nam Anh hùng cương quyết chống lại chính quyền và cũng thế, chính quyền cương quyết cưỡng chế.
Clip xảy ra tại phường Cẩm Bình, cho thấy bà mẹ trơ trọi ngồi trước nhà với một cây gậy nhỏ trên tay. Bà run rẩy quơ gậy một cách tuyệt vọng xua đuổi dân phòng, lực lượng cơ động. Bà bị khiêng lên để qua một bên cho chính quyền làm việc. Phía sau là tiếng gào thét của con cái bà cùng những tranh cãi của người dân đối với người thi hành công vụ. Cuối cùng thì bà thua, rưng rưng nước mắt nhìn căn nhà vào tay người khác.
Người xem clip này sẽ tự hỏi: Không biết các ông lớn trong Bộ chính trị có thấy những cảnh này hay không? và khi thấy thì họ sẽ nghĩ gì, làm gì?
Nhiều người tin là các ông ấy thấy.
Mỗi sáng thứ Hai, các Ủy viên khi họp giao ban tại Bộ chính trị thì việc đầu tiên là đọc báo cáo tin tức xảy ra khắp nơi từ TTXVN gửi về để nắm tình hình. Các ông ấy không thể không biết những Văn Giang, Dương Nội, Vụ Bản, và mới nhất là Trịnh Nguyễn Bắc Ninh. Nghe đâu các ông ấy còn được đọc những bài trích ra từ facebook hay các trang blog lể trái nữa để nắm tin tức nhiều hơn.
Nắm nhiều nhưng không làm gì cả là đặc tính không thể dời đổi của Ban bí thư trung ương, Bộ chính trị và nhiều cơ quan quan trọng khác.
Đặc tính ấy lan sang cả Quốc Hội làm sơ cứng miệng lưỡi của gần 500 ông bà đại biểu khiến họ bỏ phiếu chấp thuận không thay đổi nguyên tắc “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý.”
Kịch bản mới và hợp lý nhất:
Bốn ông đầu não ngồi học cách sử dụng facebook, khi thấy cái clip Bà mẹ Việt Nam anh hùng bị cướp đất, người hướng dẫn bảo: “Clip này phản động lắm, chỉ là rác rưởi các đồng chí không nên xem, hãy unfriend nó đi.”
Ông Hùng bảo: Sao thế? phải xem cho biết rõ dân tình để còn hướng dẫn đại biểu đi đúng hướng chứ.
Ông Dũng bảo: Thôi đi, cán bộ gì khi đi cưỡng chế lại để cho dân chửi bới quá sức như vậy? Không còn lực lượng nào nữa hay sao? Công an đâu?
Ông Sang bảo: Tôi vừa về, bên kia họ bảo facebook của chúng ta quá nhiều vần đề nhất là việc chống Trung Quốc. Cứ xem để biết mà đối phó với bọn nó.
Ông Trọng thở dài: Tôi thật sự lo cho sự sống còn của Đảng. Chúng ta đã lấy của dân quá nhiều làm sao xây dựng được Chủ nghĩa Xã Hội đây?
Anh hướng dẫn bảo: Vâng, như vậy thì đóng cửa toàn bộ facebook các bác nhá.
Vậy đó, các bạn có tin là cả bốn ông sẽ nghe theo anh cán bộ hướng dẫn kỹ thuật IT quèn để đóng cửa facebook vì cái clip này hay không?

Khủng Hoảng Tài Chánh tại Trung Quốc

Dainamax

Nguyễn-Xuân Nghĩa – Người Việt Ngày 130624
“Kinh Tế Cũng Là Chính Trị”
Thủy Triều Xuống – Trồi Lên Một Núi Nợ…
 * Nhà ga Vũ Hán hiện đại và vĩ đại – mà vắng khách *
Khi Chủ tịch Tập Cận Bình khoa trương sức mạnh kinh tế Trung Quốc tại thượng đỉnh Mỹ-Hoa ở Rancho Mirage thì một ngân hàng Trung Quốc vỡ nợ. Sau đó là một chuỗi biến động…
Everbright Bank hay Đại Quang Ngân hàng là ngân hàng đầu tư đứng hạng 11 của Trung Quốc về ngạch số tài trợ, và là chi nhánh của tập đoàn Đại Quang,  cơ sở quốc doanh thuộc hệ thống Hối Kim Trung Uơng, Central Huijin, là tập đoàn đầu tư chi nhánh của Công ty Đầu tư Trung Quốc CIC, tập đoàn tài chánh do Quốc vụ viện (Hội đồng Chính Phủ) Trung Quốc quản lý qua Bộ Tài chánh.
Từ Everbright qua Đại Quang Đầu Tư lên Hối Kim, rồi CIC, Bộ Tài chánh và Quốc vụ viện, một chuỗi doanh nghiệp lồng vào nhau như búp bê Nga, trong bàn tay phù thủy của nhà nước….
Hôm mùng sáu Tháng Sáu, ngân hàng Everbright không trả được món nợ sáu tỷ đồng Nguyên, tương đương với 980 triệu Mỹ kim. Chủ nợ là Industrial Bank Co. hay Hưng nghiệp Ngân hàng tại Phúc Kiến bị vạ lây, không trả được nợ. Nói hoa mỹ là “vi ước” hay lỗi hẹn, nôm na là mấp mé vỡ nợ.
Nhiều trường hợp tương tự cũng đã xảy ra….
Biến cố ấy manh nha khi lãi suất liên ngân hàng tăng vọt từ cuối Tháng Năm khiến hệ thống tín dụng bị nghẽn. Doanh nghiệp thiếu thanh khoản, ngân hàng thiếu tiền mặt, dân chúng lại rút tiền ký thác để tránh ba ngày nghỉ mừng Tết Đoan Ngọ, từ mùng 10 đến 12 Tháng Sáu: khi bá tánh coi cảnh bơi thuyền rồng thì ngân hàng cạn nước.
Các ngân hàng khát vốn bắt đầu kêu cứu nhà nước thì hôm Thứ Tư 19, Quốc vụ viện của Thủ tướng Lý Khắc Cường ra một thông tư cứng cỏi: cơ bản thì nền kinh tế vẫn ổn định, nhà nước quyết tâm cải cách theo quy luật thị trường dù điều ấy có thể làm giảm mức tăng trưởng. Và sẽ duy trì chánh sách tín dụng cẩn trọng.
Diễn ra bạch văn là không bơm tiền vào hệ thống ngân hàng để làm hạ lãi suất.
Vài ngày sau, ngân hàng trung ương vẫn kín đáo can thiệp theo lối nhỏ giọt: lãi suất trung bình vào Tháng Năm từ 4% tăng vọt lên 14% liền giảm xuống mức 9%. Hú vía? Nhưng vụ ách tắc tín dụng che khuất nguy cơ khủng hoảng ngân hàng. Lý do là sau khi đạt mức tăng trưởng 9-10%, kinh tế Trung Quốc đang mất dần tốc độ. Thấp hơn 8% là nguy ngập, dưới 7% thì coi như “hạ cánh nặng nề”.
Nay thủy triều bắt đầu rút, để lộ ra một núi nợ tầy trời. Vì đâu nên nỗi?
***
Khi Hoa Kỳ và Âu Châu bị dập vùi trong khủng hoảng tài chánh năm 2008 và kinh tế suy trầm thì Trung Quốc ráo riết gia tăng đầu tư, bơm tiền kích thích và vượt Nhật Bản vào năm 2010. Từ đó thiên hạ nói đến ngày kinh tế Trung Quốc qua mặt Hoa Kỳ.
Nhưng đấy chỉ là mệnh giá, mặt nổi của thống kê kiểu Bắc Kinh. Thực tế thì khối tín dụng từ chín ngàn tỷ đô la năm 2008 đã lên đến 23 ngàn tỷ. Về tốc độ thì tăng gấp đôi mức sản xuất kinh tế.
Tức là đồng tiền có đẩy mức tăng trưởng – rồi đẩy thừa ra ngoài.
Trước hết, tiền trút vào các tập đoàn kinh tế nhà nước giữ vai trò chiến lược trong công nghiệp: sắt, thép, xi măng, than đá, hợp kim, vật liệu sản xuất như quang năng hay phong năng (điện từ nắng và gió). Kết quả là sản xuất thừa, tồn kho chất đống làm các phương tiện sản xuất sụt giá, mà vẫn được ghi là sản lượng kinh tế và tạo ra việc làm.
Thứ đó, các địa phương lập ra công ty đầu tư vay tiền thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng như cầu đường, thiết lộ và hải cảng, phi trường. Quả nhiên là sản lượng cũng tăng trên mệnh giá, mà các dự án hoàn thành không thể khai thác ra tiền, trong khi quan chức thì hái ra tiền từ gốc. Công trình ế ẩm, nhà ga vắng khách trong thành phố ma là kết quả phổ biến. Chuyện thứ ba là tín dụng dồi dào với đất đai trong tay cán bộ có con dấu đã là dịp đầu cơ béo bở nên thổi lên bong bóng địa ốc, từ gia cư vô chủ đến thương xá trống trơn.
Mà không chỉ có vậy.
Xưa kia, trung ương kiểm soát đến 95% lượng tín dụng ngân hàng. Năm năm qua, trung ương bị qua mặt, vì đến 45% lượng tín dụng lại lọt ra khỏi sổ sách ngân hàng và chảy vào ngả khác, gọi là “shadow banking”. Đó là các quỹ đầu tư, công ty “quản lý tài phú”, wealth management, nhà cầm đồ, cơ sở cho vay lãi trên thị trường chui, v.v… Đặc tính chung của loại hình ngoài ngân hàng là thiếu sổ sách phân minh, mơ hồ khi thẩm định rủi ro. Và bị ung thối nặng.
Lý do bành trướng của khu vực chui là vì lãi suất ký thác ấn định quá thấp nên ai cũng muốn tìm mức lời cao với rủi ro lớn hơn ở bên ngoài. Một nguyên nhân khác là tư doanh khó vay tiền từ ngân hàng nên phải đi vay trên thị trường đen với lãi suất cắt cổ từ những kẻ thần thế có thể vay tiền rất rẻ trên thị trường chính thức.
Rốt cuộc thì sau khi tăng 80% kể từ 2008, tổng số nợ của tư nhân, doanh nghiệp và chính quyền địa phương nay đã lên tới 210% Tổng sản lượng. Tờ China Securities Journal đưa ra con số còn cao hơn: 221% Tổng sản lượng. Công ty môi giới đầu tư CLSA Securities thì dự báo một tỷ lệ còn kinh hoàng hơn cho năm 2015: 245% Tổng sản lượng GDP. Một núi Thái Sơn.
Khi đã tài trợ loại dự án ít sinh lời, ế ẩm và đầy rủi ro thì núi nợ vĩ đại này phải có nhiều khoản ung thối và sẽ mất. Mức nợ xấu do Bắc Kinh đưa ra là 1% thì chỉ có thể thuyết phục được… Ban Tuyên truyền Trung ương.
Nhiều nơi khác ước lượng là phải đến 20%, hoặc còn cao hơn.
Nếu không mắc bệnh quên trí nhớ, lãnh đạo Bắc Kinh tất nhìn ra cái dạng quen quen của đà gia tăng tín dụng. Nhật Bản, Nam Hàn hay Hoa Kỳ đã có thời vay mượn như vậy. Cho đến khi khối tín dụng mấp mé 200% Tổng sản lượng thì lãnh cơn khủng hoảng. Nhật Bản vào năm 1990, Nam Hàn vào năm 1998 và Hoa Kỳ vào năm 2008.
Khi núi nợ sụp đổ thì biến động sẽ xảy ra từ vòng ngoại vi vào đến cốt lõi là các ngân hàng. Cho nên, sau vài tháng theo dõi chuyện Trung Quốc xoay trở – “một cách tinh vi” theo lời Ngân hàng Trung ương – với nạn ách tắc tín dụng, người ta sẽ mất vài năm ngắm cảnh núi lở cát truồi.
Bắc Kinh khó để ngân hàng vỡ nợ theo lối dây chuyền nên sẽ đáp vốn nhờ dự trữ của hệ thống ngân hàng, cỡ ba ngàn tỷ đô la, rồi khối dự trữ ngoại tệ trị giá hơn ba ngàn tỷ nữa (3,44 ngàn tỷ cho chính xác). Nhưng ngần ấy có đủ không? Mà dự trữ ngoại tệ không là đồng tiền bất động vì đã được đầu tư vào nơi khác nên chẳng dễ đổi thành hiện kim, bạc mặt. Và sau đấy thì sao?
Các đấng con trời vốn không khờ, chẳng đợi ngày núi lở, nhiều đại gia đã rút vốn bỏ chạy. Tính đến mùng năm vừa qua, một tỷ rưỡi đã được triệt thoái khỏi thị trường Trung Quốc, và sẽ tiếp tục như nước tháo làm cổ phiếu tiêu chảy…
***
Khi thủy triều xuống, chúng ta trở lại chuyện kinh tế cũng là chính trị.
Trung Quốc tưởng là tìm ra phép thần kỳ với chiến lược tăng trưởng bằng đầu tư, tín dụng và xuất cảng. Nhưng chỉ có lượng mà thiếu phẩm. Đầu tư ào ạt gây lãng phí, tham ô. Khối tín dụng dồi dào thổi lên bong bóng và trở thành một núi nợ sẽ sụp. Trong khi ấy xuất cảng giảm sút vì các thị trường Âu-Mỹ-Nhật đều co cụm. Lãnh đạo Bắc Kinh ý thức được sự hiểm nguy đó nên cố chuyển qua chiến lược khác.
Nhưng khi cỗ xe quẹo cua thì cũng là lúc dễ lật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét