Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Tin ngày 27/6/2013

  • Kabul và Washington tái khẳng định ý muốn đàm phán với Taliban (RFI) - Sau một cuộc nói chuyện thượng đỉnh giữa hai Tổng thống Obama và Karzai, vào hôm qua, 25/06/2013, Afghanistan và Hoa Kỳ đều đã nhắc lại quyết tâm đàm phán hòa bình với lực lượng Taliban. Lời tái khẳng định được đưa ra bất chấp cuộc tấn công của phe du kích Hồi giáo vào phủ tổng thống Afghanistan và một căn cứ của tình báo Mỹ CIA tại Kabul.
  • Bị bất tín nhiệm trong đảng, Thủ tướng Úc chuẩn bị từ chức (RFI) - Bị các thành viên trong đảng Lao động bất tín nhiệm sau cuộc bỏ phiếu hôm nay 26/06/2013, Thủ tướng Úc Julia Gillard chuẩn bị từ chức, nhường chỗ cho địch thủ là cựu Thủ tướng Kevin Rudd, trong lúc chỉ còn vài tuần nữa là đến kỳ bầu cử Quốc hội.
  • Edward Snowden vẫn ở tại sân bay Matxcơva (RFI) - Nhân vật tiết lộ tin tình báo Mỹ Edward Snowden vẫn còn lưu trú tại một sân bay Mátxcơva vào hôm nay, 26/06/2013. Nơi đến sắp tới của ông vẫn còn là một ẩn số, trong bối cảnh chính Tổng thống Nga Vladimir Putin lên tiếng bác bỏ yêu của Hoa Kỳ, muốn Mátxcơva cho Washington dẫn độ ông Snowden về Mỹ để bị xét xử với tội danh « gián điệp ».
  • Mông Cổ bầu lại tổng thống trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng mạnh (RFI) - Vào hôm nay, 26/06/2013, 1,85 triệu cử tri Mông Cổ đã nô nức đến phòng phiếu tham gia cuộc bầu cử tổng thống mới. Đây là một cuộc bầu cử hoàn toàn dân chủ với ba ứng cử viên : Tổng thống mãn nhiệm Tsakhia Elbegdorj và hai nhân vật đối lập là Bat-Erdene Badmaanyambuu, một võ sĩ đô vật, và bà Natsag Udval, xuất thân từ đảng Cộng sản cũ. Thăm dò cho thấy là Tổng thống mãn nhiệm có nhiều triển vọng đắc cử nhất nhờ vào một nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh mẽ.
  • Trận chiến về quyền lực (VOA) - Việt Nam hiện nay chúng ta thấy ngay cuộc chiến đấu cho tự do và dân chủ thực chất là một cuộc chiến về quyền lực
  • Bà Julia Gillard mất ghế Thủ tướng Úc (VOA) - Cựu Thủ tướng Australia Kevin Rudd đã chiếm quyền lãnh đạo Đảng Lao động trong một cuộc bỏ phiếu, đánh bại đương kim Thủ tướng Julia Gillard
  • Tổng thống Brazil hứa cải tổ (BBC) - Tổng thống Brazil Dilma Rousseff hứa tăng ngân sách và trưng cầu dân ý về cải cách chính trị nhằm làm dịu làn sóng biểu tình trong nước.
  • Tuyển Tây Ban Nha 'bị bôi nhọ' (BBC) - Đội bóng vô địch thế giới bác bỏ tin trên báo Brazil nói một số cầu thủ tiệc tùng tại khách sạn cùng các phụ nữ lạ mặt.
  • Con ông cháu cha TQ tranh cãi (BBC) - Về bài phát biểu phê phán Tập Cận Bình và sự chia rẽ trong giới ‘thái tử đảng’ ở Trung Quốc về ý thức hệ.
  • Snowden 'vẫn chưa rời khỏi Nga' (BBC) - Ông Edward Snowden vẫn đang ở trong khu vực quá cảnh tại sân bay Moscow, theo lời xác nhận của Tổng thống Vladimir Putin.
  • Phú Mỹ Hưng: Bàn đạp tiến về Biển Đông? (BaoMoi) - Phải nói là thời kỳ chúng tôi làm, lãnh đạo nói chung đều là những người thanh liêm và chính trực. Nhờ đó, người trí thức thực sự đã được dùng kiến thức làm cái gì đó có ích cho xã hội, chứ không thuần túy là những người làm công ăn lương.
  • Thúc đẩy cam kết tự do hàng hải (BaoMoi) - Những vấn đề liên quan đến biển Đông nhiều khả năng trở thành tâm điểm khi các ngoại trưởng Đông Nam Á nhóm họp ở Brunei cuối tuần này, bất chấp sự phản đối từ Bắc Kinh
  • Tăng cường sự tin cậy (BaoMoi) - Hai bên nhất trí về sự cần thiết phối hợp chặt chẽ trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở biển Đông
  • Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trả lời phỏng vấn báo chí Indonesia (BaoMoi) - Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Indonesia (từ 27-28/6/2013), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trả lời phỏng vấn Báo The Jakarta Post và Hãng thông tấn ANTARA NEWS của Indonesia. Báo Thế giới & Việt Nam xin gửi tới bạn đọc toàn văn Trả lời phỏng vấn báo chí Indonesia của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
  • Việt Nam mua 6 tàu ngầm (BaoMoi) - Gặp gỡ cử tri huyện Phủ Cừ (Hưng Yên) chiều 26/4, Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh cho hay để hiện đại hóa quân đội, Việt Nam đã đặt mua 6 tàu ngầm.
  • Mỹ, Ấn "ngáng đường" Trung Quốc ở Biển Đông? (BaoMoi) - Với sự lo ngại ngày càng tăng về lập trường hung hăng, hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông, giới tướng lĩnh hàng đầu của Ấn Độ và Mỹ hôm qua (25/6) đã thảo luận về tình hình an ninh trong khu vực. Biển Đông đang ngày càng trở thành một vùng tranh chấp hàng hải đáng sợ nhất thế giới.
  • “Bò rừng” của Trung Quốc dễ dàng bị dìm xuống đáy biển (BaoMoi) - ANTĐ - Tờ “South China Morning Post” cho biết, ngày 24-5 vừa qua, một chiếc tàu đổ bộ đệm khí (LCAC) Trung Quốc mua từ Ukraina đã cập cảng Quảng Châu, nhiều khả năng nó sẽ được biên chế về Hạm đội Nam Hải, có phạm vi đảm nhiệm tác chiến chủ yếu trên biển Đông.
  • Mỹ - Ấn Độ thảo luận về an ninh Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Lo ngại về các hành động yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, các nhà lãnh đạo quân sự của Ấn Độ và Mỹ hôm qua (25/6) đã thảo luận về tình hình an ninh trong khu vực đang diễn ra nhiều xung đột hàng hải nguy hiểm nhất thế giới này.
  • Mỹ ra nghị quyết lên án Trung Quốc vấn đề biển đảo (BaoMoi) - Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 25/6 đã nhất trí thông qua dự thảo “nghị quyết hỗ trợ giải quyết hòa bình các vấn đề biển ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương”, nhằm kiềm chế hành động gây hấn của Trung Quốc xung quanh tranh cãi chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông. Dự thảo nghị quyết này do nghị sĩ của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đệ trình.
  • Bãi Cỏ Mây - Điểm nóng thứ 2 ở biển Đông (BaoMoi) - (TNO) Sau bãi cạn Scarborough, có thể bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) sẽ trở thành điểm nóng an ninh thứ 2 tại biển Đông, theo một bài viết được đăng tải trên website của tổ chức nghiên cứu ở Mỹ Jamestown Foundation hôm 21.6.
  • Cựu thủ tướng Nhật Bản 'hớ hênh' khi nói về Senkaku (BaoMoi) - Sau chuyến thăm giao ngoại không được chấp thuận tới Iran gây rắc rối cho đảng DPJ, cựu Thủ tướng Nhật Bản - Yukio Hatoyama đã làm tiếp tục gây sóng gió dư luận kể từ sau thời điểm ông bất ngờ từ chức vào năm 2010.
  • Nhật chế siêu tên lửa ‘chống xâm lược’ Senkaku (BaoMoi) - TPO - Ngày 26/6, Bộ Quốc phòng Nhật đã bắt đầu xem xét vấn đề phát triển tên lửa đạn đạo với tầm bắn từ 400-500 km, tên lửa này được dự kiến ​​sẽ sử dụng để bảo vệ chủ quyền quần đảo Senkaku.
  • Chọn xong thẩm phán cho vụ Philippines kiện Trung Quốc (BaoMoi) - (NLĐO) – Tòa án Quốc tế về Luật biển (ITLOS) đã chọn được thẩm phán cuối cùng tham gia ủy ban đặc trách xem xét đơn kiện của Philippines về "đường lưỡi bò" của Trung Quốc trên biển Đông.

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Dạy tiếng Anh Cambridge, ai hưởng lợi ? - Kỳ 3: “Có chương trình nào nữa mà không độc quyền?”


Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM đóng vai trò quan trọng trong việc cho phép Công ty EMG triển khai chương trình tiếng Anh Cambridge tại thành phố. Chúng tôi đã trao đổi với ông Nguyễn Hoài Chương, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, về những vấn đề dư luận đang quan tâm.

Dạy tiếng Anh Cambridge, ai hưởng lợi ? - Kỳ 3: “Có chương trình nào nữa mà không độc quyền?”
Học sinh Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (Q.1, TP.HCM) tham gia chương trình tiếng Anh Cambridge - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Ông Chương cho biết: “Đề án 2020 của Chính phủ về chương trình ngoại ngữ nói chung, đặc biệt là tiếng Anh, mong muốn nâng cao chất lượng dạy ngoại ngữ trong các trường học. Riêng TP.HCM có đề án phổ cập và nâng cao năng lực tiếng Anh với mục tiêu rõ ràng là muốn 5-10 năm tới lực lượng lao động có thế mạnh về ngoại ngữ. Trong đề án 2020 cũng có một nhánh là việc dạy toán và khoa học bằng tiếng Anh cho học sinh (HS). TP.HCM thực sự đã làm điều này trước chương trình Cambridge. Cách đây 3 năm, Bộ có đề nghị xem xét cho thí điểm chương trình Cambridge tại TP.HCM, anh Minh (Huỳnh Công Minh - nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM - PV) đưa về làm thí điểm với mong muốn là HS học tiếng Anh tự nhiên hơn, như một song ngữ dạy từ lớp 1”.
Bộ GD-ĐT cho đối tác đó làm
 

Dạy tiếng Anh Cambridge, ai hưởng lợi ? - Kỳ 3: “Có chương trình nào nữa mà không độc quyền?”Trường đang làm thí điểm chương trình Cambridge cũng tự triển khai được nhưng xin phép Bộ vì Bộ cho đối tác đó làm

NGUYỄN HOÀI CHƯƠNG Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM

Theo ông, có những lợi ích gì khi áp dụng chương trình Cambridge?
Ở TP.HCM hiện nay có rất nhiều trường quốc tế dạy chương trình nước ngoài với học phí rất cao. Đứng về mặt quản lý, các chương trình này có rất nhiều bất cập. Ví dụ, HS học trên lãnh thổ Việt Nam nhưng không biết gì về văn hóa Việt, thậm chí không biết quốc ca, chào cờ. Chúng tôi rất lo chuyện quản lý về mặt tư tưởng, đạo đức. Chương trình Cambridge đáp ứng yêu cầu của một bộ phận phụ huynh muốn con em học tiếng Anh theo chương trình nước ngoài. Tuy nhiên, ý đồ của Sở là không mong muốn mở rộng nhiều, chỉ đáp ứng yêu cầu của một bộ phận người dân có điều kiện. Học phí tuy không cao bằng chương trình quốc tế nhưng cũng thuộc loại cao, một tháng thêm 150 USD thì cũng nhiều.
Đây là chương trình của ĐH Cambridge thực hiện hàng trăm năm, có uy tín trên thế giới nên mình yên tâm về chất lượng.
Sở có khảo sát các chương trình khác trước khi áp dụng chương trình Cambrigde không, thưa ông?
Chúng tôi có khảo sát nhiều và thấy Trường ĐH Cambridge đã nghiên cứu áp dụng việc giảng dạy trong trường phổ thông từ lâu và nghiên cứu kỹ thuật đánh giá rất kỹ. Vì vậy chương trình Cambridge rất phù hợp.
Vậy tại sao Sở GD-ĐT lại chỉ để một mình Công ty EMG thực hiện chương trình, thưa ông?
Tôi cũng nhận một vài email nói chương trình Cambridge đang độc quyền. Hiện nay có chương trình nào nữa mà không độc quyền? Vừa rồi có chương trình iSmart của Ấn Độ với giá rẻ, tôi cũng cho làm liền (giới thiệu hội thảo - PV) mặc dù chưa có ý kiến của Bộ. Nếu nói độc quyền, chương trình nào thích nghi thì làm đi. Xin ý kiến của Bộ, Sở cho làm hết. Chương trình Cambridge là HS chọn lựa, đâu có ép phải học.
Như vậy nếu một đơn vị muốn triển khai chương trình Cambridge hoặc chương trình tiếng Anh khác tại TP.HCM có được không? Một trường THPT muốn áp dụng chương trình Cambridge dạy toán và các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh nhưng không qua EMG mà làm việc thẳng với ĐH Cambridge có được không?
Trường muốn tự làm cũng được. Ví dụ như 10 trường dạy toán, khoa học bằng tiếng Anh, họ (EMG - PV) giúp giáo trình... khi nào mình thuê, hợp đồng tổ chức lớp, dạy, kiểm tra đánh giá HS mới đóng tiền. Còn trường đang làm thí điểm chương trình Cambridge cũng tự triển khai được nhưng xin phép Bộ vì Bộ cho đối tác đó làm.
Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng Sở GD-ĐT TP.HCM hoàn toàn có thể trực tiếp liên hệ với ĐH Cambridge để thực hiện chương trình sao lại phải dựa vào EMG?
Mình làm gì có giáo viên dạy, Sở GD-ĐT không có đủ khả năng làm. Tất cả phải qua một đối tác. Làm việc với Cambridge thì dễ nhưng để thực hiện chương trình thì mình không làm được.
Giá chỉ là thỏa thuận thôi !?
 

Mô hình ở Long An: Đấu thầu để chọn đối tác
UBND tỉnh Long An vừa phê duyệt đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong các trường công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 - 2020” với chi phí 437 tỉ đồng. Mục đích của đề án là để giúp HS nói được tiếng Anh và tiến tới học các môn tự nhiên bằng tiếng Anh.
Theo ông Trần Hoàng Nhân, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Long An, để thực hiện đề án này, quan trọng nhất là vấn đề giáo viên. Trong thời gian thí điểm vừa qua, đã có một số giáo viên đạt chuẩn tốt nhất. Sở vẫn sẽ khảo sát trình độ của giáo viên và có lộ trình đưa đi đào tạo, tu nghiệp nước ngoài. Ông Nhân cũng cho biết sẽ có đối tác thực hiện một số công việc của đề án nhưng đối tác này được chọn lựa qua hình thức đấu thầu.

Theo một đơn vị từng làm việc với Cambridge, mức học phí chương trình này chỉ khoảng 50 USD/HS/tháng trong khi EMG thực hiện 150 USD/HS/tháng. Ông có biết thông tin này?
Làm gì có giá nào của CIE Đông Nam Á mà biết để tham khảo. Giá chỉ là thỏa thuận thôi. Không có giá nào có sẵn, chỉ khi mình mua sách, tài liệu… của họ mới có giá thôi. Học phí hiện nay (mà EMG đang áp dụng - PV) là chi phí dạy học ví dụ với lớp có 20 - 30 HS, rồi điện, nước, chi phí trả cho nhân viên… Trong quá trình làm, họ (EMG - PV) mới ngồi tính toán với trường. Đương nhiên công ty nào làm cũng có lợi. Không có công ty nào làm không.
Hiện nay có một số phản ánh trái chiều về chất lượng của chương trình Cambridge. Đến nay Sở đã có đánh giá về điều này chưa, thưa ông ?
Chúng tôi mới chỉ căn cứ đánh giá báo cáo của từng trường có áp dụng chương trình để sắp tới sơ kết đánh giá. Sau chu kỳ 5 năm mới có thể đánh giá cụ thể được. Tất nhiên một chương trình có thể tốt với người này và không tốt với người kia. Đây là sự chọn lựa, nếu phụ huynh thấy không phù hợp với con em mình thì không chọn. Ngay cả chương trình học tiếng Việt, cũng có em đạt, có em không đạt đấy thôi.
Sở có biết được chất lượng giáo viên mà EMG tuyển chọn hay không, thưa ông?
Giáo viên của chương trình phải tuyển chọn từ người bản ngữ, đúng tiêu chuẩn, có trình độ quy định. Mình cũng có kiểm soát nhưng nói thật là chỉ có mức độ thôi, cũng chỉ yêu cầu người ta báo cáo đội ngũ giáo viên bằng cấp thế nào. Gần như họ (EMG - PV) phải tự chịu trách nhiệm.
Sở không ký bất kỳ một hợp đồng nào
Dư luận cho rằng có lợi ích chung giữa Sở GD-ĐT, lãnh đạo phòng giáo dục quận, huyện, các trường có triển khai chương trình Cambridge với EMG. Các cấp lãnh đạo Sở, phòng, trường được chiết khấu từ tiền học phí, mời đi nước ngoài…
Các anh cứ hay nghĩ xấu cho người khác. Cần phải hiểu một nguyên tắc là Sở không ký bất kỳ một hợp đồng nào với EMG mà các trường sẽ ký trực tiếp. Theo tôi biết là mức thỏa thuận chiết khấu mà các trường ký với EMG là 15%.
Còn chuyện đi nước ngoài thì tôi có thể khẳng định là có một lần. Vào năm ngoái có một đoàn đi Tây Ban Nha, nước sử dụng chương trình Cambridge rất nhiều và phổ biến. Họ muốn mình đến để học tập, xem chương trình triển khai như thế nào. Đoàn đi lần đó có hiệu trưởng các trường đang triển khai chương trình, 2-3 trưởng phòng giáo dục, lãnh đạo phòng, ban của Sở và tôi. Nhưng chúng tôi phải xin ý kiến của Ủy ban Nhân dân TP.HCM.
Đăng Nguyên (Thực hiện)
Bản tin tiếng Anh

  • PBOC will act 'if necessary' (Washington Post) - China's central bank said on Tuesday that it will intervene to adjust market liquidity if necessary, following the nation's worst cash crunch in a decade.
  • New battle for 4G equipment market share (Washington Post) - China Mobile Ltd has officially launched its largest tender ever for the construction of its fourth generation (4G) network in China, igniting a new battle among telecom gear makers for market share.
  • China faces shift to sustainable growth (Washington Post) - China's leaders seem to be bracing for painful therapy in return for sustainable growth to tame liquidity risks rather than pacify cash-strapped banks.
  • A growing rift (Washington Post) - As more trade barriers emerge from the EU and the United States, Chinese solar makers have turned to emerging markets and demand at home.
  • Price fall dims inflation (Washington Post) - Considered an economic "weathervane", the prices of bulk commodities in China have been on decline since the second half of 2012 and show no signs of a turnaround.
  • High-speed rail expands ticket discount (Washington Post) - China's high-speed rail will start a summer discount for business cabins, state cabins and first-class seats on certain railway lines.
  • Urban planners eye China's cities (Washington Post) - China's rapidly growing built environment is inspiring urban planners to develop new ways of thinking, said Mark Harrison.
  • Lowdown on the high life (Washington Post) - A new film based on a best selling author Guo Jingming 's novel idealizing materialist lifestyles reflects his super-rich value system - or does it?
  • Cooling off, the traditional way (Washington Post) - While the rest of the world swelters as the mercury shoots up, China keeps cool with the help of ancient practices that have been passed down for countless generations.
  • Yi's history (Washington Post) - Retired academic Yi Zhongtian is embarking on his most ambitious project to date — a series of books detailing thousands of years of Chinese history.
  • Anti-drug campaigns around China (Washington Post) - Anti-drug campaigns drew public attention nationwide before International Day Against Drug Abuse and Illicit Trafficking, which is June 26.
  • 'Super moon' lights up night sky (Washington Post) - On Sunday a perigee moon coincides with a full moon creating a "super moon" when it will pass by the earth at its closest point in 2013.
  • Water gush out of Xiaolangdi Reservoir (Washington Post) - Water gushes out of the Xiaolangdi Reservoir on the Yellow River during a water and sediment regulating operation in Sanmenxia city of Central China's Henan province, June 22, 2013.
  • Crocodiles escape from farm in S China (Washington Post) - Hundreds of crocodiles had reportedly escaped from a crocodile farm in Gaozhou city, Guangdong province. The farm owner claimed that there were not that many as reported.
  • In with old and in with new (Washington Post) - While a recent documentary on Peking Opera has come under fire from critics and purists, it could be a step toward bringing a new audience to the ancient art form.
  • Hani Rice Terraces wins World Heritage status (Washington Post) - The UNESCO's World Heritage Committee inscribed China's cultural landscape of Honghe Hani Rice Terraces onto the prestigious World Heritage List on Saturday, bringing the total number of World Heritage Sites in China to 45.
  • Senior Party leaders ordered to broaden vision (Washington Post) - Chinese President Xi Jinping has ordered members of the Political Bureau of the Communist Party of China (CPC) Central Committee to deepen their understanding of both the domestic and international situation.
  • Xi vows bigger stride in space exploration (Washington Post) - President Xi Jinping said that the Chinese people will take bigger strides in space exploration, during his talk to astronauts aboard the orbiting space module Tiangong-1 on Monday.
  • Spacecraft completes manual docking (Washington Post) - The Shenzhou X spacecraft completed a manual docking with the orbiting Tiangong-1 space module on Sunday, the last docking maneuver before China's manned space program enters the space lab stage.
  • Envoy urgesChinese in illegal mining to leave (Washington Post) - Chinese Ambassador to Ghana Gong Jianzhong on Friday urged nationals involved in illegal mining in the West African country to go back to their home country as soon as possible.
  • China, Russia make headway in cooperation (Washington Post) - China and Russia are putting their words into action as leaders of the two countries have pledged to expand cooperation in a pragmatic manner.
  • Pactto boost cross-Straits service trade (Washington Post) - Companies from the Chinese mainland and Taiwan will have greater access to each other's service sectors after the signing of a new draft trade pact.

Gỗ huỳnh đàn và những bài học bằng máu


Gỗ huỳnh đàn thuộc nhóm gỗ 1, hay còn gọi là nhóm đại danh mộc, quí hiếm.
Gỗ huỳnh đàn thuộc nhóm gỗ 1, hay còn gọi là nhóm đại danh mộc, quí hiếm.
RFA
Gỗ huỳnh đàn thuộc nhóm gỗ 1, hay còn gọi là nhóm đại danh mộc, quí hiếm và có khả năng phát ra năng lượng, mùi thơm. Thời xưa, gỗ huỳnh đàn dùng để chạm trổ, đóng ngai vàng, chỗ ngồi, tủ, giường… cho các bậc vua chúa. Hiện nay, chiếc ghế của các vua nhà Nguyễn ở thành nội Huế vẫn còn giữ được bản gốc bằng gỗ huỳnh đàn. Trong nhiều năm trở lại đây, các thương gia Trung Quốc sang Việt Nam lùng sục mua gỗ huỳnh đàn, điều này đã dẫn đến cơn sốt huỳnh đàn chưa từng thấy ở Việt Nam, nhất là các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên.
Nhà buôn lăng xăng
Ban đầu, gỗ huỳnh đàn được mua với giá vài trăm triệu động trên mỗi mét khối, nhưng dần về sau, mức giá đội lên đột ngột, tính bằng ký lô, gỗ nguyên phách sẽ được mua với giá từ 18 triệu đồng trên một ký lô cho đến 30 triệu đồng trên một ký lô, giá chênh lệnh do phụ thuộc vào phách gỗ lớn, nhỏ, dày, mỏng khác nhau và cũng phụ thuộc vào độ tuổi của gỗ.
Ban đầu, gỗ huỳnh đàn được mua với giá vài trăm triệu động trên mỗi mét khối, nhưng dần về sau, mức giá đội lên đột ngột, tính bằng ký lô, gỗ nguyên phách sẽ được mua với giá từ 18 triệu đồng trên một ký lô cho đến 30 triệu đồng trên một ký lô
Một người chuyên buôn gỗ huỳnh đàn ở Đại Lộc, Quảng nam, tên Bình, cho chúng tôi biết là giá gỗ huỳnh đàn còn lên cao nữa, hiện nay anh đang lùng mua với giá từ 7 đến 9 triệu đồng trên một ký lô gỗ cành và rễ, riêng thân cây, nếu phách gỗ to, sẽ được mua với giá từ 20 đến 30 triệu đồng trên mỗi ký lô. Vì đây là hàng quốc cấm, nghĩa là nhà nước cấm vận chuyển, mua bán loại gỗ này ra khỏi địa phương, nên cách thu mua cũng khá phức tạp và tinh vi.
Nói về vận chuyển, Bình cho biết thêm là thường một người đi mua gỗ huỳnh đàn phải có ít nhất sáu vệ tinh theo dõi, tìm hiểu, thẩm định tuổi của gỗ và chốt hàng. Nghĩa là Bình chỉ có mỗi việc bỏ tiền ra trả lương cho tay chân bộ hạ đi tìm gỗ, khi nào phát hiện được gỗ, sẽ có một người đến thẩm định chất lượng, làm giá và thỏa thuận mua. Việc mua – bán diễn ra rất nhanh, trong chốc lát, nếu hai bên vừa mua, thuận bán, bên mua sẽ rút tiền chồng tại chỗ, có khi con số lên đến vài tỉ đồng. Mua xong, việc còn lại, bên bán phải giao hàng đúng giờ, đúng điểm. Thường là giờ chạng vạng, bên bán gỗ sẽ chở gỗ đến điểm tập kết, bỏ lên xe cho bên mua, bên mua chở gỗ đi được một đoạn thì sang xe, việc sang xe diễn ra ít nhất là 5 lần trong một chuyến hàng.
Gỗ huỳnh đàn thuộc nhóm gỗ có khả năng phát ra năng lượng và mùi thơm
Gỗ huỳnh đàn thuộc nhóm gỗ có khả năng phát ra năng lượng và mùi thơm. RFA
Cũng có nhiều trường hợp bị kiểm lâm bắt, tịch thu mất gỗ, như trường hợp Hùng Tà, một tay khét tiếng trong giới giang hồ buôn gỗ huỳnh đàn ở Quảng Ngãi. Hùng Tà kể với chúng tôi rằng mới tháng Giêng năm nay, anh bị bắt mất hai trăm ký gỗ huỳnh đàn loại phách có qui cách, mỗi ký mua vào đã mất 15 triệu đồng, nếu trot lọt, bán ra lãi gấp đôi, nhưng bị kiểm lâm bắt giữa đường nên bỏ gỗ chạy lấy người. Sau này anh mới phát hiện chính nhóm kiểm lâm bắt gỗ của anh lại mang số gỗ này đi bán cho thương lái Trung Quốc với giá rẻ bèo. Hùng tỏ ra tức giận vì bị nhóm kiểm lâm này ăn chặn, anh tuyên bố nhất định bọn họ phải trả giá cho chuyện này.
Tháng Giêng năm nay, anh bị bắt mất hai trăm ký gỗ huỳnh đàn loại phách có qui cách, mỗi ký mua vào đã mất 15 triệu đồng, nếu trot lọt, bán ra lãi gấp đôi, nhưng bị kiểm lâm bắt giữa đường ...Sau này anh mới phát hiện chính nhóm kiểm lâm bắt gỗ của anh lại mang số gỗ này đi bán cho thương lái Trung Quốc với giá rẻ bèo.
Dân đi rừng liều lĩnh
Đó là chuyện của người buôn gỗ huỳnh đàn, với dân đi rừng, việc phát hiện ra một cây huỳnh đàn cũng đồng nghĩa với cả một núi vàng đang chất ngất, ngả ngớn trước mặt họ. Ông Nguyễn Văn Trỗi, một người có thâm niên ba mươi mấy năm đi gỗ rừng, khét tiếng trong giới lâm tặc ở Nghĩa Hành, Quảng Ngãi, kể với chúng tôi rằng trong cuộc đời ông, có một lần ông triệt hạ một cây gỗ huỳnh đàn ở Phước Sơn, Quảng Nam, lúc ông triệt hạ, giá gỗ huỳnh đàn chưa cao lắm, chừng 5 triệu trên một lý lô. Nhưng với ông, đó là kỉ niệm đáng sợ và khó phai.
Vì loại gỗ này giống như có ma, hễ ai hạ được nó, không kịp mang ra khỏi rừng trong vòng ba ngày, cách gì cũng gặp rủi ro, nếu không bị đồng nghiệp đến cướp thì cũng bị kiểm lâm đến bắt, thậm chí có khi còn mất mạng vì mấy khúc gỗ này. Nhưng một cây gỗ to như vậy, làm sao mà mang ra khỏi rừng cho trót, trong khi đây là loại gỗ rất nặng, không nổi trên mặt nước. Nghĩ mãi một lúc, ông quyết định lấy một ít mang về, số còn lại sẽ giấu xuông lòng suối, nơi có thác, vì chỉ có đáy thác sâu hoắm mới che được tầm mắt của các đồng nghiệp.
Số gổ huỳnh đàn vận chuyển trái phép bị Công an huyện Ba Tơ thu giữ.
Số gổ huỳnh đàn vận chuyển trái phép bị Công an huyện Ba Tơ thu giữ. Source nld
Chỉ có những cán bộ kiểm lâm mới có nhiều gỗ huỳnh đàn, trầm, da động vật quí hiếm cất trong nhà, chứ dân đi rừng, luôn đối mặt với nguy hiểm, muỗi rừng, rắn rết và tù tội... cái ngon rơi vào tay cán bộ nhà nước hết rồi, chính cán bộ nhà nước mới là những lâm tặc số một bây giờ
Mang số gỗ này về bán xong, ông không xuất hiện ở khu vực giấu gỗ suốt mấy tháng sau đó, một phần sợ bị bắt, một phần sợ bị giết. Hơn bốn tháng sau, ông Trỗi quay lại chỗ cũ, lặn xuống đáy thác tìm số gỗ đã giấu, nhưng không tìm thấy số gỗ mình giấu mà chỉ tìm được một hộp sọ người mà theo ông phỏng đoán thì cũng là của dân đi rừng trước đây, có vẻ như người này bị giết và giấu xác sau một vụ thanh toán nhau vì chia trầm hoặc chia vàng gì đó. Cũng từ cái lần lặn tìm gỗ ra hộp sọ ấy, ông Trỗi bỏ luôn nghề đi rừng, quay về mở quán cà phê, buôn bán nhỏ lẻ sống qua ngày.
Một người chuyên đi gỗ khác ở Quảng Nam, yêu cầu giấu tên, nói với chúng tôi rằng hiện nay, ông biết được chỉ có một người đang làm đội trưởng đội kiểm lâm ở Hiệp Đức là có nhiều gỗ huỳnh đàn trong tay nhất vì ông này từng hạ một cây gỗ huỳnh đàn cổ thụ, ước chừng sáu tấn gỗ, và mang về những súc gỗ qui cách rất lớn. Ông này nói thêm là năm ngoái, ông trạm trưởng kiểm lâm kia đã bán đi một số gỗ huỳnh đàn tương đương với hai chục tỉ đồng, mua sắm nhiều thứ. Nhưng số gỗ kia là rất nhỏ so với lượng gỗ mà ông trạm trưởng đang cất giữ trong nhà làm của hồi môn.
Người đàn ông này lắc đầu, nói thêm, chỉ có những cán bộ kiểm lâm mới có nhiều gỗ huỳnh đàn, trầm, da động vật quí hiếm cất trong nhà, chứ dân đi rừng, luôn đối mặt với nguy hiểm, muỗi rừng, rắn rết và tù tội, có giỏi lắm thì cũng kiếm được ba tí gỗ tạp, mang về đồng bằng làm vốn, cái ngon rơi vào tay cán bộ nhà nước hết rồi, chính cán bộ nhà nước mới là những lâm tặc số một bây giờ. Cán bộ càng cao cấp, các loại danh mộc càng chất nhiều trong nhà của họ.
Gần đây, những tay lâm tặc bắt đầu thuê đất trồng gỗ huỳnh đàn, ở một số nơi, đất rừng được thuê để trồng gỗ huỳnh đàn dày đặt, cây dó bầu, cây lim, cây gụ bị triệt hạ để trồng huỳnh đàn. Không biết rồi đây, chuyện cây gỗ huỳnh đàn có giống như chuyện cây sanh, ốc bươu vàng hay cây bù ngót rừng?! Xin hẹn quí thính giả ở một bài viết khác đề cập đến những loại vừa nêu!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét