Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Ngày 20/3/2014 - Cập nhật: Những bê bối chưa từng được tiết lộ của báo Tuổi Trẻ (Kỳ 6)

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Cập nhật: Những bê bối chưa từng được tiết lộ của báo Tuổi Trẻ (Kỳ 6)

Những bê bối chưa từng được tiết lộ của báo Tuổi Trẻ (Kỳ 6): Vụ tống tiền chấn động của Trần Xuân Toàn, Trưởng Ban Kinh tế báo Tuổi Trẻ

Ông Trần Minh Sanh
Chuyện báo Tuổi Trẻ thực hiện các phi vụ mờ ám tống tiền doanh nghiệp, “đánh” ông này, “đâm” ông kia, “đưa” ông này lên, “đạp” ông kia xuống thì độc giả đã rõ, trong bài viết kỳ này chúng tôi đề cập đến một sự kiện nóng hổi liên quan đến một phi vụ chấn động gần đây của báo Tuổi Trẻ khi nắm được “thóp” một lãnh đạo UBND Tỉnh để tống tiền với con số lên tới 6 tỷ đồng nhưng cuối cùng thì xôi hỏng bỏng không chỉ vì một cơn đột quỵ bất ngờ.

Trước hết cần làm rõ quan hệ “kết nghĩa chung chi” giữa Lê Ngọc Anh Minh (biệt danh Minh “Taro”), Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ công ty CP Tứ Hải (Uni-Bros, một doanh nghiệp chuyên thực hiện các phi vụ chìm là “dắt mối kiếm lời” các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt từ Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam với slogan rất sến là “Tứ hải giai huynh đệ”) với báo Tuổi Trẻ từ thời Đức Hải mới được đặt vào ghế Tổng biên tập. Là người “thiểu năng” về kinh tế, Đức Hải đã đặt trọn niềm tin vào Trần Xuân Toàn, Trưởng Ban kinh tế của báo Tuổi trẻ, vậy là Minh “Taro” và Trần Xuân Toàn đã gắn kết với nhau từ đó, tất nhiên, sau những phi vụ thành công không thể thiếu phần của TBT Phạm Đức Hải. Dù còn khá trẻ (sinh năm 1974) nhưng Xuân Toàn đã chứng tỏ bản lĩnh gian ngoan, xảo quệt của một “chuyên gia kinh tế” và được Minh “Taro” nể phục (!) nên đặt biệt danh là Toàn “giáo sư”. Mánh khóe kiếm tiền của Minh “Taro” và Toàn “giáo sư” chủ yếu đến từ các phi vụ tổ chức “event”, ăn chặn tiền từ các doanh nghiệp, các địa phương, và những “đối tác” nào vô phúc bị báo Tuổi Trẻ nắp được thóp thì xem như xong, chỉ còn biết ngậm bồ hòn làm ngọt. Một phần “hoa hồng” chảy vài túi Đức Hải, phần còn lại thì được Minh “Taro” và Toàn “giáo sư” cùng nhau chia chác, tất nhiên những khoản bất minh này chẳng thể ghi vào doanh số của báo Tuổi Trẻ. Chẳng thế mà Đức Hải thì cơm no bò cưỡi tung hoành ngang dọc còn tài khoản riêng của Toàn “Giáo sư” tại ngân hàng ACB ngày một “phồng” lên bất chấp đồng lương còm cõi của phóng viên kiêm thêm phần “phụ cấp trách nhiệm” của vị trí Trưởng ban Kinh tế báo Tuổi Trẻ.

“Giáo sư” Xuân Toàn (ngoài cùng bên phải) và Minh “Taro” (thứ 3 từ trái sang) trong một chuyến “công du” Nhật Bản (không nằm trong lịch công tác của báo Tuổi Trẻ)

Cách đây đúng 6 tháng, ngày 16/9/2013, báo Tuổi Trẻ “nhá hàng” lãnh đạo tỉnh BR-VT bằng bài viết “Một doanh nghiệp được ưu ái bất thường”, lớn tiếng “tố” UBND tỉnh BR-VT cấp phát đất “ưu ái” cho doanh nghiệp Khang Linh. Trong đó, báo Tuổi trẻ mới chỉ “vạch áo” sơ sơ cho UBND Tỉnh thấy là: “Chỉ tính riêng việc Khang Linh bán đất với giá 23 triệu đồng/m2, với tổng diện tích 1.101,4m2 đất của Nhà nước giao, công ty này đã được hưởng chênh lệch gần 20 tỉ đồng”.

Bằng “chuyên môn cộng với bản năng’” của loại đạo chích chuyên nghiệp, báo Tuổi Trẻ đã lần ra được quan hệ lợi ích mập mờ giữa Chủ tịch UBND Tỉnh BR-VT Trần Minh Sanh (Ba Sanh) và bà Ngô Thị Minh Phượng (chủ doanh nghiệp Khang Linh, một đầu nậu chuyên “ăn đất” có tiếng ở địa phương). Đánh hơi được mùi tiền, Xuân Toàn đã xông xáo trình bày cho BBt báo tuổi trẻ “ý tưởng” về một phi vụ làm ăn “siêu lợi nhuận” (với UBND Tỉnh BR-VT) và xin ý kiến Đức Hải để được làm “chủ xị” vụ này, tất nhiên cũng như mọi lần, Đức Hải chẳng dại gì từ chối. Sau khi thống nhất với Minh “taro”, dàn đạo chích Tuổi trẻ đã chính thức khởi động kế hoạch “làm thịt 3birth” (3birth là biệt danh được Trưởng ban kinh tế Xuân Toàn đặt cho ông Ba Sanh).

Ông Trần Minh Sanh, Chủ tịch UBND Tỉnh BR-VT

Bằng quan hệ “dắt mối” chuyên nghiệp cộng với quan hệ sẵn có với JICA (đối tác Nhật viện trợ quỹ ODA cho tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành), Minh “Taro” dễ dàng yêu cầu Chủ tịch UBND Tỉnh Trần Minh Sanh để có buổi hẹn riêng ngoài giờ làm việc. Ông Ba Sanh mặt không còn chút máu khi nghe Toàn “giáo sư” mở va ly tác nghiệp, lôi một lô một lốc, đưa hết lên mặt bàn các bản photo công văn chỉ đạo, các file ghi âm, ghi hình mà ông là nhân vật chính trong những khuất tất của UBND Tỉnh đối với doanh nghiệp Khang Linh. Tiếp đó, Minh “Taro” nhỏ nhẹ ngỏ ý đối tác Nhật “muốn” báo Tuổi Trẻ đứng ra một tổ chức sự kiện lớn nhân dịp tuyến cao tốc này sẽ thông xe vào đầu năm 2014 sắp tới. Có “đường máu để thoát”, ông Ba Sanh chụp ngay lấy và hồ hởi nhận lời, đồng ý để báo Tuổi Trẻ đứng ra tổ chức buổi tọa đàm “Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu kết nối du lịch TP.HCM” ngay sau khi tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành đưa vào hoạt động. Toàn bộ “ngân sách” mà Trưởng ban kinh tế Xuân Toàn “gợi ý” lên tới 6 tỷ đồng lấy từ ngân sách của UBND Tỉnh, bù lại, báo Tuổi Trẻ cho “chìm xuồng” vụ Khang Linh, đồng thời, Xuân Toàn còn cung cấp các thông tin để “3birth” nhanh chóng xóa dấu vết, bịt đầu mối, tạm thời “đình chỉ” được sự điều tra của C48, Bộ Công an đối với với dự án Khang Linh.

Mọi thủ tục diễn ra xuôi chèo mát mái dưới sự chỉ đạo của ông Ba Sanh, trong quý 3/2013, thỏa thuận hợp tác, kinh phí đều đã hoàn tất. Những tưởng cú này liên minh Hải “nham”, Toàn “giáo sư” và Minh “taro” lại  trúng đậm, nhưng nào ai biết được chữ ngờ, đột ngột ngày 7/11/2013, ông Trần Minh Sanh bị đột quỵ, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục. Tuy thế, các giấy tờ do ông chỉ đạo ký kết với báo Tuổi Trẻ vẫn còn nguyên giá trị, event “đối thoại” vẫn được diễn ra suôn sẻ, hoành tráng vào ngày 11/1/2014.

Trưởng ban kinh tế báo Tuổi trẻ Xuân Toàn (ngoài cùng bên phải) cầm micro điều hành buổi tọa đàm “Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu kết nối du lịch TP.HCM”

TBT Đức Hải “chứng kiến” ký kết hợp tác giữa hai hiệp hội du lịch TP HCM và BR-VT

Buổi “tọa đàm” không thể vắng mặt Minh “Taro” (ngồi ngay phía sau  “giáo sư” Xuân Toàn)

Chuyện gì đến phải đến, sau khi ông Ba Sanh đột quỵ, mọi hoạt động của UBND Tỉnh lại đi vào quỹ đạo theo đúng quy trình quản lý Nhà nước vốn có, quá trình thanh toán cho event “đối thoại” của báo Tuổi Trẻ cũng không ngoài quy luật ấy. Sau khi rà soát chi phí, UBND Tỉnh chỉ đồng ý chi 350 triệu cho báo Tuổi Trẻ và hoàn toàn không có “khoản riêng” nào khác, khiến “giáo sư” Xuân Toàn phải đập bàn trước mặt TBT Đức Hải, hét lên: “chết lúc nào không chết, lại chết ngay lúc này, một sự sỉ nhục không thể chấp nhận!”. Và cũng sau khi ông Ba Sanh không còn xòe tay che phủ thì “khoảng tối” trong vụ Khang Linh cũng không còn bị bưng bít, kết quả là ngày 21/2/2014, bà Ngô Thị Minh Phượng (chủ doanh nghiệp Khang Linh) cùng một số cán bộ cao cấp của UBND Tỉnh BR-VT bị C48, Bộ công an bắt giữ, hàng loạt sai phạm trong quản lý đất đai của UBND Tỉnh BR-VT cũng bị phanh phui và đưa ra trước công luận.

Hi vọng kiếm được 6 tỷ từ UBND Tỉnh BR-VT đã bay hơi như bong bóng xà phòng, các báo khác đều đã vào cuộc đưa sự thật ra công luận, lúc này báo Tuổi Trẻ mới rụt rè lên tiếng, giật tít câu view, thể hiện sự “khách quan vốn có” của một tờ báo “nổi tiếng và tai tiếng”.

Nói đi thì phải nói lại, “chuyên án làm thịt 3birth” chỉ là một thất bại ngoài ý muốn do yếu tố “thiên thời”, trong năm 2013, bộ sậu báo Tuổi Trẻ cũng đã kịp vớt vát từ nhiều “dự án và chuyên án” tương tự khác. Trong một lần cao hứng vào cuối năm 2013, chuếnh choáng hơi men, Toàn “giáo sư” to mồm tiết lộ “tiền thì không thiếu, thằng Minh Taro vừa chuyển  3 tỷ vào ACB rồi!”. Bán tín bán nghi, chúng tôi nhờ người quen tại ngân hàng HDBank kiểm tra thử các giao dịch có liên quan đến cái tên Trần Xuân Toàn thì được biết đúng là có một giao dịch mang bút toán số 003LT13144968, ngày 14/6/2013, chuyển từ tài khoản cá nhân của Lê Ngọc Anh Minh (Minh “Taro”) số 003704070015349 tại HD Bank vào tài khoản cá nhân số 21191569 mang tên Trần Xuân Toàn tại ngân hàng ACB với số tiền 3 tỷ đồng chẵn. Không biết TBT Phạm Đức Hải được chung chi bao nhiêu trong số này để “cơm no bò cưỡi”, chỉ đạo đàn em múa bút “đâm chọt” phục vụ mưu đồ chính trị của các “ông chủ” trên cao? Chỉ biết rằng, hiện nay, bằng “đồng lương”, trưởng ban kinh tế báo Tuổi trẻ Xuân Toàn đã có ít nhất 2 bất động sản tại nội ô Sài thành, một tọa lạc tại số 4/18 Đặng Trần Côn, Bến Thành, Q1 và một là căn hộ số 15D-4, chung cư Khánh Hội 2, P1, Q4, ngoài ra còn khoản tiền mặt tích lũy khổng lồ theo thời gian tại tài khoản ngân hàng do chính “giáo sư” Toàn đứng tên.

Thời Phạm Đức Hải, dưới sự bảo kê của một số ủy viên BCT, dàn đạo chích báo Tuổi Trẻ đã phất lên nhờ các chiêu trò “làm kinh tế” như Trưởng ban Xuân Toàn, Trưởng đại diện Vũ Toàn, TTK Xuân Trung, PTBT Phong “lợn”. Hiện nay, hầu như tất cả các thành viên BBT, Ban thư ký tòa soạn, các Trưởng ban, Trưởng đại diện tại các địa phương của báo tuổi trẻ đều rất nhiều tiền, tài sản chìm nổi. Thử hỏi những tài sản đấy, tiền của chìm nổi đấy là ở đâu ra? Nếu không phải là từ những phi vụ đâm thuê chém mướn như Trưởng đại diện báo tuổi trẻ Vũ Toàn? nếu không phải là từ những vụ “tống tiền” như vụ Trưởng ban kinh tế Xuân Toàn tống tiền “hụt” Chủ tịch Trần Minh Sanh?
Thật là nhục nhã những với những tên đạo chích thời đại thông tin mang danh báo chí cách mạng Việt Nam! 
Người Trong Cuộc
Theo Vnhungthangnhamhiem

Vụ MH370: Bắc Kinh đòi Malaysia minh bạch nhưng lại bưng bít thông tin

Thân nhân hành khách trên chuyến bay MH370 trong cuộc họp báo ngày 17/3/2014 tại khách sạn Lido Bắc Kinh thông tin tình hình tìm kiếm chiếc máy bay mất tích.
Trong những ngày qua, Trung Quốc là nước lớn tiếng nhất trong việc công kích Malaysia, bị cho là thiếu minh bạch trong vụ chuyến bay MH370 từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh bị mất tích hôm 08/03/014. Tuy nhiên, giới phân tích được hãng tin Pháp AFP trích dẫn đều thấy rằng Bắc Kinh đòi Kuala Lumpur minh bạch trong lúc bản thân Trung Quốc lại là nước nổi tiếng trong lãnh vực bưng bít thông tin, kể cả đối với vụ việc hiện nay là chiếc máy bay bị mất tích.

Thái độ thiếu minh bạch của Bắc Kinh, theo hãng AFP, đã bộc lộ rõ ràng nhân cuộc họp báo thường kỳ hôm thứ Hai, 17/03 vừa qua của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Trong cuộc họp báo này, giới báo chí ngoại quốc đã đặt ra một loạt câu hỏi cụ thể liên quan đến Trung Quốc trong vụ chiếc Boeing bị mất tích, chẳng hạn như Trung Quốc có loại trừ khả năng chiếc phi cơ đã bay vào không phận của mình hay không ? Cuộc điều tra có đặt vấn đề trên các hành khách Trung Quốc hay không ? Bắc Kinh có tìm kiếm trên đất liền hay không ? Ví dụ như tại các vùng phía Tây Trung Quốc như Tây Tạng, Tân Cương, vốn nằm trong đường bay có thể của chiếc phi cơ bị mất tích.

Trước các câu hỏi dồn dập kể trên, ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao, đã kiên quyết từ chối trả lời, chỉ nhắc lại rằng Bắc Kinh « đang tích cực phối hợp với Malaysia. »

Phải chờ đến hôm qua, thứ ba, mới có một bản tin ngắn gọn của Tân Hoa Xã cho biết là công cuộc tìm kiếm trên lãnh thổ Trung Quốc đã « khởi sự », và các hành khách Trung Quốc không bị điều tra. Tuy nhiên, một lần nữa, Đại sứ Trung Quốc tại Malaysia được Tân Hoa Xã trích dẫn, đã từ chối cung cấp thêm chi tiết, viện lẽ rằng : « Không thể để cho một cuộc điều tra (hình sự) được thực hiện dưới ánh sáng ban ngày ».

Và bổn cũ soạn lại. Trong cuộc họp báo hôm qua, thứ Ba, ông Hồng Lỗi chỉ xác nhận các thông tin nghèo nàn của Tân Hoa Xã, và không nói gì thêm. Về phần các phương tiện truyền thông Trung Quốc cũng vậy. Nhiều nguồn tin trong giới báo chí đã xác nhận với hãng AFP rằng họ được yêu cầu chỉ sử dụng tin của Tân Hoa Xã, một chế độ hạn chế mà chính Liên đoàn Quốc tế các Nhà báo cho rằng « vô cùng đáng tiếc ».

Theo giới phân tích, xu hướng dè dặt của Trung Quốc trong việc cung cấp thông tin dù mâu thuẫn hoàn toàn với những đòi hỏi lớn tiếng muốn Malaysia phải minh bạch hơn, nhưng không đáng ngạc nhiên, vì Bắc Kinh nổi tiếng từ trước đến nay trong việc bưng bít các thông tin, nhất là khi liên quan đến Trung Quốc.

Ba ví dụ được nêu bật. Trước hết là trận động đất năm 2008 tại Tứ Xuyên, khi có hàng ngàn trẻ em bị chết do những vụ trường học bị sụp đổ. Nhiều người đã đặt câu hỏi về chất lượng xây dựng các ngôi trường. Hệ quả là những công dân quá tò mò đã bị bắt giữ hay đánh đập.

Ví dụ thứ hai là tai nạn xe lửa tàu hỏa chết người vào năm 2011 gần Ôn Châu. Vụ việc đã bị ém nhẹm gần như là tức thời nhân danh việc « bảo vệ bí mật công nghệ của đất nước ».

Gần đây hơn là vào tháng Mười năm ngoái, khi các phương tiện truyền thông được lệnh không công bố các thông tin độc lập về một vụ khủng bố trên Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, hay là vụ 170 người bị đâm ở Vân Nam vào đầu tháng Ba.

Cuộc tranh cãi ai minh bạch hơn ai trong cuộc điều tra về vụ chiếc phi cơ Malaysia mất tích đã không thoát khỏi sự giám sát của các cư dân mạng Trung Quốc. trên mạng Vi Bác, một người đã mỉa mai : « Cả Malaysia lẫn Trung Quốc đều bộc lộ một guồng máy quan liêu vô trách nhiệm, cung cấp các thông tin không chính xác và rời rạc », còn các phương tiện truyền thông nhà nước thì « tụt hậu so với truyền thông ngoại quốc ».
Trọng Nghĩa
Theo RFI

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét