Các lãnh đạo kế cận của Đảng CSVN?
Báo Việt Nam đăng tải thêm
chi tiết về các lãnh đạo trẻ mới được luân chuyển về địa
phương, trong đó có con trai trưởng của Thủ tướng Việt Nam
Nguyễn Tấn Dũng.
Trong số 44 cán bộ được luân chuyển đợt này, 22 vị đã được cơ cấu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa XII, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng.
Trong số 44 cán bộ được luân chuyển đợt này, 22 vị đã được cơ cấu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa XII, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng.
Điều đó có nghĩa các vị này
được trông đợi sẽ trở thành ủy viên Trung ương tại Đại hội
Đảng XII tổ chức năm 2016.
44 cán bộ được luân chuyển bao gồm 25 vị được giao trách nhiệm Phó bí thư tỉnh ủy hay thành ủy và 19 vị làm Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh thành.
Con số 22 ủy viên tương lai được cho sẽ lấy từ các phó bí thư tỉnh ủy và thành ủy là chủ yếu.
Tuy danh sách chi tiết các cán bộ luân chuyển chưa được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí cũng đã 'hé lộ' về một số nhân vật tiêu biểu.
Các báo hôm 19/3 vừa đăng lại tin trên báo Trí Thức Trẻ về một số thứ trưởng được luân chuyển đợt này.
Đứng đầu danh sách là ông Nguyễn Thanh Nghị, trưởng nam của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Lãnh đạo trẻ
44 cán bộ được luân chuyển bao gồm 25 vị được giao trách nhiệm Phó bí thư tỉnh ủy hay thành ủy và 19 vị làm Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh thành.
Con số 22 ủy viên tương lai được cho sẽ lấy từ các phó bí thư tỉnh ủy và thành ủy là chủ yếu.
Tuy danh sách chi tiết các cán bộ luân chuyển chưa được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí cũng đã 'hé lộ' về một số nhân vật tiêu biểu.
Các báo hôm 19/3 vừa đăng lại tin trên báo Trí Thức Trẻ về một số thứ trưởng được luân chuyển đợt này.
Đứng đầu danh sách là ông Nguyễn Thanh Nghị, trưởng nam của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông Nghị, sinh năm 1976, làm Phó Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang, nơi xuất thân của cha ông.
Trước đó, ông làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng và hiện đã là ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng. Gần như chắc chắn ông sẽ trở thành ủy viên chính thức vào hai năm tới.
Ông từng du học Mỹ, được đề bạt làm phó hiệu trưởng Đại học Kiến trúc TP HCM trước khi ra Hà Nội công tác tại Bộ Xây dựng.
Tiếp sau ông Nguyễn Thanh Nghị, một cựu thứ trưởng Bộ Xây dựng khác là ông Trần Văn Sơn, sinh năm 1961, nay làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên.
Có ba cán bộ Trung ương Đoàn: Phan Văn Mãi, bí thư thường trực; và hai bí thư là Dương Văn An và Nguyễn Thị Hà được luân chuyển đợt này.
Ông Mãi, sinh năm 1973, trở thành Phó Bí thư tỉnh Bến Tre; ông An, sinh năm 1971, làm Phó Bí thư Bình Thuận; và bà Hà, sinh năm 1971, làm Phó Bí thư tỉnh Bắc Ninh.
Hai phụ nữ khác trong danh sách luân chuyển là bà Nguyễn Thị Thu Hà, nguyên Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và bà Nguyễn Thị Xuân Thu, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bà Hà nay làm Phó Bí thư tỉnh Vĩnh Long, và bà Thu làm Phó Bí thư tỉnh Thanh Hóa.
Một nhân vật khác là ông Nguyễn Xuân Anh, con trai cựu Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Chi, cũng được trông đợi làm Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
Ông Xuân Anh giữ chức Phó Chủ tịch UBND Đà Nẵng từ 2011.
Thủ phạm giết sống Đảng Cộng Sản Việt Nam
Ghi chú của Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự (hồi 22h50′, ngày 7/3/2014): Sau khi bài được đăng lên, lúc 01h ngày 7/3/2014, tác giả có chỉnh sửa và bổ sung một số đoạn, gửi tới Diễn đàn và đề nghị cập nhật thay thế bản cũ.Cách đây hơn 23 năm (tháng 1-1991), trên đường công tác, ghé vào nghỉ tại Nhà khách của Sứ quán ta, tôi được các đồng chí ở Sứ quán đưa cho đọc phụ bản của nguyệt san ĐOÀN KẾT - báo ra hàng tháng của Hội người Việt Nam (Việt kiều) tại Cộng hòa Pháp - số 420 ra tháng 1-1991. Tôi rất chú ý đến bài viết của tác giả Thái Như có tựa đề bằng phiên âm Hán-Việt, nguyên văn như sau: “Sư tử thân trung trùng thực sư tử nhục”. Tác giả Thái Như giải thích câu đó có nghĩa là “Chỉ có loài sâu trong thân con sư tử mới ăn được thịt của con sư tử!”. Sau đó tác giả dẫn giải sư tử là chúa tể rừng xanh, một tiếng gầm của nó làm muôn thú run sợ, nói chi đến việc dám lại gần nó, dám mó đến người nó hay dám…ăn thịt nó ! Đó là những con sư tử khỏe mạnh và như thế nó là vô địch! Ngược lại nếu có loài sâu bọ (trùng) ẩn nấp trong người nó, đục khoét dần xương tủy nó thì sao? Tác giả liền đi đến kết luận: “Đương nhiên, điều không thể tránh khỏi là con sư tử đó sẽ ngã quỵ một khi những con sâu trong người nó ngày một nhiều và lớn mạnh!”
Chúng tôi được biết tác giả, Đại tá Nguyễn Đăng Quang, hiện đang điều trị bệnh và trong mấy ngày tới phải nhập viện để phẫu thuật.
Rất cám ơn và cảm kích sự đóng góp của tác giả.
Rồi tác giả liên hệ chuyến về thăm quê nhà, đến bất cứ đâu, vào bất kể một hội trường nào, ông đều thấy có những khẩu hiệu: “Chủ nghĩa Marx-Lenine vô địch muôn năm!”, “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm!” v.v… làm ông liên tưởng đến sự vô địch của con sư tử! Vâng, nó vô địch thật nếu nó không bị sâu bọ đục khoét!
Sau đó tác giả đưa ra nhận xét: “Tình hình Việt Nam ta khó có thể xảy ra những biến cố như ở Liên Sô cũ hoặc các nước XHCN Đông Âu, song có những vấn đề thì nguy hiểm không kém! Đó là những con sâu vô cùng khủng khiếp đang đục khoét con sư tử!“. Để chứng minh, tác giả liệt kê:
|
- Chúng ta thấy cả một “nhóm sâu có tổ chức”: Cả một băng cán bộ đảng viên cao cấp toa rập, ăn cắp một cách quy mô vật tư cảng Sài gòn.
- Chúng ta đã thấy những con sâu thật khủng khiếp: Đốt kho cảng Hải Phòng để phi tang sự đục khoét của chúng.
- Và nay những con sâu “không có tên gì để gọi” đã ngang nhiên đốt cả Imexco Sài gòn !
Rồi còn biết bao con sâu bự khác như kiểu Hà Trọng Hòa đang lúc nhúc?
Phần cuối bài viết, tác giả thốt lên: “Sư tử thân trung trùng thực sư tử nhục ” là như thế và những con sâu ấy hiện đã quá to, quá mạnh! Kết thúc bài viết, tác giả gióng lên câu hỏi cảnh báo: Liệu có thuốc chữa không và có chịu chữa hay không? Hay là con sư tử luôn luôn ngạo nghễ và gào to “Ta là vô địch!”, “Ta là bất tử!”, “Ta là đỉnh cao trí tuệ!” đây trong lúc sâu nhặng đã tràn đầy cơ thể nó???
Bài viết trên của nhà báo Thái Như thật sâu sắc và chí lý! Và cho đến nay, sau hơn 23 năm, nó vẫn còn nguyên tính thời sự nóng hổi! Thiện ý của bài viết thì rất rõ và đầy tính xây dựng: Tác giả Thái Như muốn gửi đến Lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta một thông điệp rất rõ ràng cùng một mong ước rất thiết tha của một người con đất Việt sống xa xứ là “Đảng hãy tự chỉnh đốn mình, làm trong sạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo và đảng viên của mình, loại bỏ những ung nhọt trong cơ thể Đảng để đồng hành cùng dân tộc đưa đất nước tiến lên!”
Vâng, kể từ khi nhà báo Thái Như gửi đến Lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta thông điệp thiện chí này đến nay đã hơn 23 năm, và trong thời gian đó Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua 5 kỳ Đại hội Đảng toàn quốc. Tại mỗi kỳ Đại hội, Đảng đều nêu lên từ 3 đến 4 nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng, trong đó lần nào cũng nêu nguy cơ tham nhũng, và đều hạ quyết tâm diệt trừ tận gốc tệ nạn này! Song quái lạ, nguy cơ này không những không bị trừ diệt mà ngược lại, cứ qua mỗi kỳ Đại hội, nó càng ngày càng lớn, càng mạnh lên, cả về quy mô cũng như về số lượng! Và nguy hiểm hơn, nó không chỉ xảy ra trong lĩnh vực vật chất nữa mà nó lan sang cả nhiều lĩnh vực khác, như đạo đức, lối sống, tư tưởng, quyền lực, chính sách v.v…! Bây giờ không chỉ là những con sâu đơn lẻ hoặc một nhóm vài ba con sâu như thời kỳ cuối những năm 1980′s hay đầu 1990′s mà nay nó đã phát triển và lớn mạnh gấp nhiều lần hơn, trở thành những đàn sâu,bầy sâu, thậm chí cả “tập đoàn” sâu rồi!
Có thể khẳng định gần như 100% bọn sâu mọt tham nhũng đều là những cán bộ, đảng viên có chức, có quyền! Người dân thường không thể tham nhũng và nếu có ai đó muốn làm điều đó cũng đâu có dễ? Và tuyệt đại đa số những vụ tham nhũng bị lôi ra ánh sáng là do người dân và báo chí phát hiện, phanh phui và tố cáo! Còn những vụ do các cơ quan chức năng như kiểm tra (của Đảng), thanh tra(Chính quyền) và điều tra(Công an) khui ra thì rất ít, có thể đếm trên đầu ngón tay! Nhiều người khẳng định rằng những con sâu bị lộ so với những con sâu chưa bị lộ cũng giống như mẩu băng nổi của tảng băng chìm ! (Có lẽ,vì thế mà có câu nói: “Kính thưa đồng chí đã bị lộ! Kính thưa các đồng chí chưa bị lộ!”.)
Khó có thể thống kê đầy đủ những con sâu to nhỏ đã được “bạch hóa” từ trước cho đến nay. Người viết bài này chỉ xin điểm qua một số con sâu”tiêu biểu” đã lộ diện trong vòng hơn 10 năm vừa rồi, qua một số vụ án sau đây:
- Vụ Trương Văn Cam (Năm Cam) – Năm Cam là một tên mafia cộm cán,đứng đầu một băng đảng xã hội đen khét tiếng ở đất Sài thành, tung hoành trong nhiều năm dài,gây bao kinh hoàng cho người dân và chính quyền TP HCM, bị bắt và kết án tử hình tháng 9-2003. Năm Cam có một câu nói nổi tiếng mà hắn coi là kim chỉ nam hành động mỗi khi bọn chúng giao dịch với quan chức các cơ quan công quyền, là “Cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất, rất nhiều tiền.” Trong vụ án này hàng loạt cán bộ, đảng viên cao cấp bị bắt giam và lĩnh án, trong đó có Trần Mai Hạnh,nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài phát thanh TNVN, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, bị 9 năm tù giam; Phạm Sỹ Chiến,nguyên Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao bị 6 năm tù giam; Bùi Quốc Huy, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Trung tướng,Thứ trưởng Bộ Công an bị 4 năm tù giam về các tội nhận hối lộ, bao che,bảo kê… cho Năm Cam và đồng bọn.
-Vụ Lương Quốc Dũng: Tại phiên tòa ngày 29-10-2004 Dũng bị kết án 8 năm tù về “tội hiếp dâm trẻ em”. Khi phạm tội Lương Quốc Dũng đang là Phó Chủ nhiệm Ủy ban TD-TT Trung ương.(hàm Thứ trưởng). Dũng có nhờ một phụ nữ môi giới, tìm một bé gái 13 tuổi đưa đến khách sạn cho y quan hệ tình dục để “phá trinh giải đen”. Tuy sau đó Dũng đã tự nguyện bỏ ra 68.000 đô la Mỹ để gia đình người bị hại xin bãi nại, nhưng Tòa không chấp nhận cho bãi nại.
- Vụ Lã Thị Kim Oanh: Tại phiên phúc thẩm ngày 5-4-2004 tại Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội, Lã Thị Kim Oanh, nguyên Giám đốc Công ty Tiếp thị và Thương mại của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bị tuyên án tử hình (sau được Chủ tịch nước ân giảm xuống chung thân) vì đã cùng đồng bọn tham ô và làm thất thoát gần 150 tỷ đồng của nhà nước. Trong vụ án này còn có 2 Vụ trưởng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bị tuyên án 3 và 4 năm tù giam, cùng 2 vị Thứ trưởng của Bộ này(trong đó có 1 vị là Thứ trưởng thường trực) bị tuyên phạt 2 và 4 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
- Vụ PMU 18: Đầu tháng 1-2006, Bùi Tiến Dũng,Tổng Giám đốc Ban Quản lý các Dự án 18 (PMU18) bị bắt và bị cáo buộc đã đem hàng chục tỷ đồng mà y tham ô từ công quỹ để đi bao gái,hối lộ và đánh bạc.Riêng số tiền mà Dũng cá độ bóng đá lên tới 1,8 triệu Đô la Mỹ. Liên quan đến vụ án này,Thứ trưởng thường trực Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Việt Tiến bị bắt giam và Bộ trưởng Đào Đình Bình buộc phải từ chức. Ngày 21-8-2007, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên phạt Bùi Tiến Dũng 13 năm tù giam. Bảy cán bộ liên quan khác bị kết án từ 3 đến 9 năm tù giam. Vụ này không chỉ gây xôn xao dư luận tại Việt Nam mà khiến cho các quốc gia và các Tổ chức quốc tế cung cấp viện trợ chính thức(ODA) cho Việt Nam nghi ngại.
- Vụ Mai Văn Dâu: Ngày 18-11-2004,Thứ trưởng thường trực Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) Mai Văn Dâu bị bắt giam. Trước đó con trai ông là Mai Thanh Hải, chuyên viên Vụ Xuất Nhập khẩu và 2 cán bộ cấp Vụ khác của Bộ Thương mại… bị bắt. Sau đó, ông Mai Văn Dâu và đồng bọn bị truy tố về các tội nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ ;lợi dung chức vụ,quyền hạn trong khi thi hành công vụ;lừa đảo chiếm đoạt tài sản;làm giả tài liệu của cơ quan,tổ chức. Ngày 20-6-2007,Tòa án Nhân dân Tối cao tại TP Hồ Chí Minh tuyên phạt Mai Văn Dâu 12 năm tù giam, Mai Thanh Hải 5 năm tù giam,Lê Văn Thắng (nguyên Vụ phó Vụ Xuất Nhập khẩu) 17 năm tù giam. Các bị cáo còn lại bị tuyên từ 3 cho đến 12 năm tù giam.
- Vụ PCI – Huỳnh Ngọc Sỹ: Ngày 12-11-2008, trước vành móng ngựa ở Tòa án Tokyo, 4 quan chức Nhật Bản của Công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương (PCI) thú nhận là đã hối lộ cho các quan chức VN tổng cộng 2,43 triệu Đôla Mỹ để được thắng gói thầu “Dự án phát triển cơ sở hạ tầng TP HCM” có sử dụng vốn ODA của Chính phủ Nhật. Sau đúng 1 tuần, ngày 19-11-2008, UBND TP HCM ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối vớí Huỳnh Ngọc Sỹ, Phó Giám đốc Sở GT- VT kiêm Giám đốc BQL Dự án đại lộ Đông-Tây TP. HCM, nhưng mãi gần 2 năm sau, ngày 18-10-2010, Tòa án Nhân dân TP HCM mới tuyên phạt Huỳnh Ngọc Sỹ án tù chung thân (sau giảm xuống 20 năm tù giam) về tội danh ”nhận hối lộ”. Vụ này đã làm Chính phủ Nhật nghi ngại và quyết định tạm dừng các khoản viện trợ ODA trong năm 2008 và hoãn các khoản viện trợ mới (khoảng 700 triệu Đôla Mỹ). Sự cố này đã gây ảnh hưởng nặng nề tới nhiều dự án thực hiện bằng vốn viện trợ ODA của Chính phủ Nhật dành cho VN.
- Vụ Hiệu trưởng mua dâm nữ sinh ở Hà Giang: Ngày 28-6-2011 trong phiên phúc thẩm xét xử vụ án “Hiệu trưởng mua dâm”, Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Giang đã y án đối với bị cáo Sầm Đức Xương 9 năm tù vì tội mua dâm trẻ vị thành niên. Theo đó khi đang là Hiệu trưởng 1 trường THPT ở Hà Giang, Sầm Đức Xương đã có tới 15 lần mua dâm các nữ sinh ở Vị Xuyên, trong đó có 6 nữ sinh chưa thành niên. Cũng theo cáo trạng của cơ quan tố tụng, vị Hiệu trưởng này đã nhiều lần ép các nữ sinh phải bán dâm để được nâng điểm học tập! Bản kết luận điều tra của CA tỉnh Hà Giang cho thấy có tới 16 người khác liên quan đến mua dâm các nữ sinh trong đó có ông Nguyễn Trường Tô, Phó Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tich UBND tỉnh Hà Giang. Sau vụ bại lộ này, tuy tránh được việc bị truy tố ra tòa nhưng ông Tô vẫn bị khai trừ Đảng và bị cách chức Chủ tịch UBND tỉnh, buộc về hưu trước tuổi.
- Vụ Tiên Lãng và Văn Giang: Vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng (Hải Phòng) ngày 5-1-2012, và sau đó ở Văn Giang (Hưng Yên)ngày 22-4-2012 đã gây chấn động dư luận cả nước và để lại những hậu quả khôn lường cho người nông dân nói riêng và cả xã hội nói chung. Rồi đây chắc chắn lịch sử sẽ phán xét lại 2 sự kiện này. Tuy xảy ra ở 2 địa phương khác nhau nhưng cả 2 vụ này đều bắt nguồn từ một nguyên nhân gốc, và đều có những nhóm lợi ích đứng phía sau.Người ta thấy có một sự giống nhau kỳ quặc ở cả 2 vụ này là khi bị người dân bắt quả tang chính quyền phạm luật, thay vì nhận nhận sai, các quan chức có trách nhiệm không chỉ chối bay, chối biến tội lỗi của mình mà ngược lại còn trâng tráo vu khống và đổ vấy tội đó cho người dân!
Ở Tiên Lãng, lưc lượng cưỡng chế gồm trên 100 công an và bộ đội đã nổ súng xối xả và quá mức cần thiết vào ngôi nhà 2 tầng của ông Đoàn Văn Vươn sau khi họ thấy từ trong ngôi nhà đó có 3 người (2 nam giới và 1 phụ nữ) dùng súng hoa cải bắn vào họ. Để xóa chứng cứ về hành vi này, chính quyền địa phương đã thuê bọn đầu gấu mang xe ủi đến san bằng ngôi nhà 2 tầng của nhà ông Vươn. Vậy mà ông Đỗ Trung Thoại, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng, trong buổi trả lời báo chí một tuần sau đó, ông không chỉ thản nhiên phủ nhận trách nhiệm của chính quyền trong việc phá nhà dân mà còn trắng trợn vu khống là “do người dân bất bình nên phá nhà ông Vươn”. Còn ở Văn Giang (Hưng Yên), đề cập đến đoạn video clip do người dân quay được cảnh Lực lượng cưỡng chế đánh hội đồng và làm trọng thương 2 phóng viên VOV được cử đến tác nghiệp (mà chính sau này Công an Hưng Yên đã phải thừa nhận, công khai xin lỗi và bồi thường thiệt hại đối với 2 phóng viên này) thì ông Nguyễn Khắc Hào, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hưng Yên, ngày 2-5-2012, trong văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vụ cưỡng chế trên,thay vì nhận lỗi, ông trâng tráo bóp méo sự thật: “Trong vụ việc ở Văn Giang, có sự móc nối chặt chẽ với những phần tử chống đối ở nước ngoài. Các thông tin thậm chí còn được tường thuật tại chỗ, từng giờ, để tuyên truyền,xuyên tạc,dàn dựng những video clip giả để bôi nhọ chính quyền…”
Hai năm qua, người dân Tiên Lãng và Văn Giang dài cổ trông chờ một lời xin lỗi từ 2 ông quan đầu tỉnh này, nhưng có lẽ họ còn phải đợi lâu hơn nữa hoặc là không bao giờ!
Giáo sư Ngô Bảo Châu trong bài “Về nỗi sợ hãi ” có viết “Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này”. Tôi xin phép thay 4 từ ”mấy ông bà này” bằng 8 từ “ hai ông Phó Chủ tịch Tỉnh, Thành này ” cho hợp với người thật việc thật của vụ Tiên Lãng (Hải Phòng) và Văn Giang (Hưng Yên).
- Vụ Hồ Xuân Mãn: Ngày 21-8-2010, Hồ Xuân Mãn (lúc đó đang là đương kim Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên- Huế) do khai man, mạo nhận, gian dối và “chạy” thành tích nên được phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân ”. Ngày 2-1-2014 vừa qua, Ban Bí thư Trung ương Đảng, sau hơn một năm thẩm tra, xem xét các tố cáo của người dân và của các CCB, đã ra quyết định đề nghị Nhà nước tước bỏ danh hiệu trên và thu hồi hiện vật, tiền thưởng đối với Hồ Xuân Mãn, nhưng lại không có bất cứ hình thức kỷ luật đảng nào vì đồng chí Mãn đang ốm đau,bệnh tật!. Trước đó, năm 2009, Hồ Xuân Mãn còn được tuyên dương là 1 trong 3 Bí thư Tỉnh ủy tiêu biểu của toàn quốc đã gương mẫu trong phong trào ”Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Ấy là chưa nói đến một “thành tích” nữa là trong 2 nhiệm kỳ tại vị ở chức “Vua đất cố đô”, ông ta còn được người dân quê hương phong tặng thêm một danh hiệu nữa là “vua dê gái”!
(Không rõ trong hàng ngũ của Đảng ta hiện nay có bao nhiêu cán bộ lãnh đạo có chức vụ bằng hoặc cao hơn Hồ Xuân Mãn mà ”thành tích” không thua kém gì ông này mà chưa bị lộ không? Hẳn là không ít ! Không rõ trong số các vị này- sau khi nghiêm túc nghiên cứu và quán triệt NQ4 của Trung ương Khóa XI- có vị nào dám dũng cảm và tự giác giơ cao tay thú nhận không? Tôi cá là không có vị nào đâu, dù chỉ là một!)
- Vụ Vinashins
- Vụ Vinalines
- Vụ quan đánh cờ bạc tỷ ở Sóc Trăng
- Vụ lương khùng 2,6 tỷ ở một xí nghiệp công ích ở TP. HCM
- Vụ Nhân bản xét nghiệm ở Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức(Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội đang xét xử sơ thẩm)
-Vụ Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên)-Trần Xuân Giá (sẽ xét xử vào cuối tháng 3 này.)
- V.v… và v.v… (người viết không dám thống kê thêm vì sợ mất thời gian của bạn đọc.)
Hơn một tuần qua, báo chí trong nước rộ lên thông tin về ngôi biệt thự xa hoa trị giá hơn trăm tỷ trên khuôn viên rộng 17.000 m2 tọa lạc ở thành phố Bến Tre của ông Trần Văn Truyền, nguyên UVTW Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ cùng với vụ việc ông ký đề bạt ồ ạt hơn 100 cán bộ cấp vụ, cục và tương đương trong thời gian 4 năm nắm quyền ở Phủ Khai phong. Trong đó chỉ tính riêng 5 tháng -từ tháng 3-2011 đến hết ngày 3-8-2011- ông đã bổ nhiệm gần 60 người. Riêng trong ngày 3-8-2011, ngày cuối cùng tại chức trước khi nghỉ hưu, ông Truyền tranh thủ ký bổ nhiệm 22 cán bộ cấp vụ,cục và tương đương. Có lẽ đây là một kỷ lục vô tiền khoáng hậu trong công tác đề bạt cán bộ của Đảng ta ở một cơ quan cấp Bộ.
Phải chăng nhằm học tập tấm gương của ông Trần Văn Truyền trong việc ”ký bổ nhiệm chạy” mà mới đây nhất,ông Nguyễn Thành Rum, Giám đốc Sở VH-TT-DL Thành phố HCM đã ký hàng loạt(19) Quyết định bổ nhiệm cán bộ trong vòng 2 tuần trước khi ông này nghỉ hưu kể từ ngày 1-3-2014 vừa qua !
Trước khi bị bắt và bị truy tố theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự, nhà báo Trương Duy Nhất có một bài báo góp ý với Lãnh đạo Đảng về công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng“.Bài báo lấy đầu đề là “ Trị Đảng” mang tính phản biện cao và có nội dung phê bình sắc sảo và rất nóng hổi! Ông đã nói “trúng phóc” nhiều căn bệnh của Đảng với tinh thần xây dựng chứ không phải là đả phá, kích bác, chống đối, song chỉ có điều tác giả tỏ ra bi quan, không chút hy vọng gì vào Đảng nữa! Song bài này lại không thấy Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao liệt kê trong Cáo trạng ngày 17-12-2013 để truy tố nhà báo-blogger nổi tiếng này về tội “Lợi dung các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,công dân”. (Cũng như đa số những người theo dõi và hiểu biết về vụ này, cá nhân tôi tin rằng blogger Trương Duy Nhất không vi phạm pháp luật và vì thế ông không có tội! Việc kết án 2 năm tù giam đối với ông là sai trái và là một điều sỉ nhục!). Trở lại bài báo “Trị Đảng” kể trên, sau khi trích dẫn câu nói của Giang Trạch Dân khi còn đương chức là “muốn trị quốc phải trị đảng”, Trương Duy Nhất viết: “Hồi Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã nghe nói ”nhà dột từ nóc”. Đến giờ, hình như “cái nhà” ấy không những dột từ nóc mà “dột nhiều chỗ khác nữa”.”Dột nhiều chỗ khác” là cách nói của cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, chứ thực ra không phải dột mà nhiều chỗ đã thực sự…mục nát rồi !”
Học giả LÊ QUÝ ĐÔN (1726-1784) – nhà thơ đồng thời là nhà bác học nổi tiếng của Việt Nam thời kỳ Hậu Lê, người sống cách chúng ta gần 3 thế kỷ - đã nêu lên 5 hiện tượng xã hội mà ông cho là nguyên nhân dẫn đến đất nước lụn bại và làm chế độ suy vong. Đó là:
- Trẻ không kính già
- Trò không trọng thầy
- Binh kiêu,tướng thoái
- Tham nhũng tràn lan
- Sỹ phu ngoảnh mặt
Đối chiếu vào tình hình xã hội và đất nước ta hiện nay,chúng ta có thể thấy tất cả 5 hiện tượng trên đều hiện diện ở khắp mọi nơi (có thể nói ở hầu hết các bộ, ngành trung ương cho đến tất cả 63 tỉnh,thành trên trên toàn quốc) tuy rằng ở mức độ mỗi nơi có khác nhau, song trong số 5 hiện tượng này thì hiện tượng tham nhũng ngày càng phổ biến,ngày càng cấp bách và trở thành tệ nạn nguy hiểm nhất! Vâng, tham nhũng đã tràn lan, tham nhũng đã rất trầm trọng! Lãnh đạo Đảng và Nhà nước cũng đã ý thức được nguy cơ này, đã nêu quyết tâm và cũng đã đã đề ra nhiều biện pháp diệt bọn sâu tham nhũng, song có lẽ lực bất tòng tâm nên chưa đi đến kết quả như lòng dân mong đợi!
Người viết bài này trong suốt 25 năm qua đã luôn mong muốn và hy vọng Đảng Cộng sản Việt Nam ý thức được vấn đề và cũng thật tâm muốn diệt trừ tham nhũng! Song những thực tế đau lòng và kết quả tệ hại của cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong hơn 10 năm qua đã làm đương sự rất thất vọng và gần như đã cạn hết niềm tin! Phải chăng cái cơ chế đương đại của đất nước này nó sản sinh ra bọn tham nhũng và bọn tham nhũng lại ra sức bảo vệ cái cơ chế này? Từ năm 1989 đến nay, Đảng đã qua 5 kỳ Đại hội Đảng toàn quốc (1991, 1996, 2001, 2006 và 2011), nhưng tệ nạn tham nhũng ngày một trầm trọng, cứ qua mỗi kỳ Đại hội nó lại càng trầm trọng thêm và đặc biệt từ sau Đại hội IX (2001) đến nay căn bệnh này mỗi ngày mỗi nghiêm trọng và nó đã trở thành quốc nạn rồi!
Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã cảnh báo: “Tham nhũng đang đe dọa chế độ!”
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bức súc: “Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm! Nghe mà thấy xấu hổ,không nhẽ cứ để hoài như vậy.Mai kia người ta nói một bầy sâu,tất cả là sâu hết thì đâu có được.Một con sâu đã nguy hiểm rồi,một bầy sâu là “chết” cái đất nước này!”
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thì thật thà: “Không tham nhũng lấy đâu tiền chạy chức”.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan thổ lộ: “Bây giờ người ta ăn của dân không từ một cái gì.”
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng quyết liệt: “Đảng và Nhà nước không hề chùn tay mà đã kiên quyết xử lý tham nhũng…”
Còn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì than thở: “Cái gì cũng phải tiền,không tiền không trôi,như ngứa ghẻ phải gãi rất khó chụi” và “Còn quyền lực là còn tham nhũng”…
(Riêng ông Nông Đức Mạnh, người được tín nhiệm làm Tổng bí thư 2 khóa liền (từ 2001 đến 2011), tôi không thấy ông để lại dấu ấn sâu sắc nào về việc chống tham nhũng, nhưng ông để lại cho đời một dấu ấn khó quên là lúc đương chức đi đến tỉnh nào, địa phương nào ông cũng hô hào ta nên trồng cây gì, nuôi con gì để đưa đất nước tiến lên!).
Tôi cho những phát biểu trên của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước là những câu nói thật lòng, song sẽ ngàn lần tốt hơn nếu họ kiên quyết thực thi các quyết sách đã đề ra và mọi vụ việc phải công khai,minh bạch! Những vụ việc nghiêm trọng không được “khoanh lại”, “làm chìm xuống” để dấu dân!
Tháng 1-2012, Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành NQTW4 về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay.” đã nhận định:” Một bộ phận không nhỏ cán bộ,đảng viên - trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo,quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp- suy thoái về chính trị,đạo đức,lối sống…”
Vâng, Đảng thì đã có Nghị quyết 4 - một nghị quyết rất cầu thị, kịp thời và có lẽ là thật nhất từ trước đến nay - song vấn đề quan trọng là có thực thi nó hay không, biến nghị quyết thành hành động như thế nào và đưa nó vào cuộc sống ra sao? Người dân thì đang rất trông chờ và mạnh mẽ đòi Đảng phải diệt trừ bằng sạch ”một bộ phận không nhỏ” kia của Đảng và phải làm điều đó trong vòng 2 năm tới trước khi Đảng có thể tổ chức Đại hội lần thứ XII vào đầu năm 2016! Vâng, bây giờ ta phải cùng nhau ấn định thời hạn cụ thể và rõ ràng, chứ không để hết nhiệm kỳ này đến nhiệm kỳ khác,hết thập kỷ này đến thập kỷ sau, làm đến đâu hay đến đó ! Tắm thì phải tắm thường xuyên, tắm thì phải rửa mặt cho sạch, gội đầu thật kỹ và kỳ cọ toàn thân, chứ không thể tắm sơ xài từ vai trở xuống!
Trong vòng 25 năm qua, bọn sâu bọ tham nhũng ngày một đông, ngày mỗi mạnh và đã trở thành bầy đàn! Nó như căn bệnh ung thư đã di căn tới nhiều bộ phận của cơ thể con sư tử. Nếu Đảng không quyết tâm chữa trị, không dũng cảm cắt bỏ những bộ phận cơ thể đã thối muỗng thì quốc nạn tham nhũng này, đến một lúc nào đó sẽ có kết cục như nhà báo Thái Như đã cảnh báo 23 năm về trước: ”Đương nhiên điều không tránh khỏi là con sư tử nó đó sẽ ngã quỵ một khi những con sâu trong cơ thể ngày một nhiều và lớn mạnh!”. Vâng, nếu Đảng không quyết tâm diệt trừ tận gốc (giết sạch) bọn sâu bọ tham nhũng của Đảng thì chính bọn này, một ngày nào đó không xa – có thể là cuối năm nay,có thể là sang năm hoặc sang năm sau nữa(2016)- sẽ là thủ phạm “giết sống” Đảng Cộng sản Viêt Nam!
Tôi thấy tình thế đã rất cấp bách! Thời gian không còn nhiều. Rất mong Đảng hãy dũng cảm, thực tâm và kiên quyết cứu vãn tình thế trước khi nó trở nên quá muộn!
Mong lắm thay!
Hà Nội, ngày 7-3-2014.
Nguyễn Đăng Quang
Theo Diễn Đàn Xã hội Dân Sự
Bằng cấp của các bộ trưởng Việt Nam, China, Mĩ, và Úc
Nguyễn văn Tuấn
Khoảng 2 năm
trước, do tính tò mò, tôi đếm số thành viên nội các VN, Mĩ và Úc, và so
sánh trình độ học vấn qua bằng cấp của họ. Kết quả cho thấy 13/26 người
có bằng tiến sĩ
(www.tuanvietnam.net/2010-08-08-trinh-do-hoc-van-bo-truong). Nhân dịp
thấy một danh sách thành viên Nội các mới, tôi đếm lại và so sánh với
các nước China, Mĩ và Úc. Kết quả tóm lược trong bảng dưới đây cho thấy
vài xu hướng thú vị.
Nước |
Tiến sĩ
|
Cao học (thạc sĩ)
|
Cử nhân
|
Không có bằng cấp đại học hay không biết
|
Việt Nam (27) |
12
|
5
|
11
|
0
|
China (25)* |
5
|
8
|
12
|
0
|
USA (22) |
2
|
4
|
16
|
0
|
Canada (37) |
1
|
5
|
26
|
5
|
Úc (18) |
0
|
3
|
12
|
3
|
Việt Nam: Nội các 2011-2016 có 27 thành viên, kể luôn 5 phó thủ tướng. Trong số này, có 12 (44%) người có bằng tiến sĩ, 5 thạc sĩ, và 11 người là cử nhân. Sẵn dịp, tôi có đếm phân bố bằng cấp của 16 thành viên Bộ Chính trị. Thật thú vị, trong số 16 vị, 8 vị (tức 50%) có bằng tiến sĩ. Tính tương đối, trình độ học vấn của Bộ Chính trị còn cao hơn cả Nội các Chính phủ!
China: Tôi chỉ đếm được phân bố bằng cấp của 25 vị trong Bộ Chính trị Tàu. Trong số này, 5 người có bằng tiến sĩ, 8 người có bằng thạc sĩ, và 12 với bằng cử nhân.
Mĩ: Nội các có 22 người (tính luôn cả những người 7 người có hàm/chức vụ tương đương bộ trưởng). Trong số này chỉ có 2 người có bằng tiến sĩ, 4 người thạc sĩ, và 16 cử nhân. Chú ý, tôi tính bằng cấp loại JD trong nhóm cử nhân.
Canada: Một thông tin từ internet cho biết Nội các Canada có 37 thành viên; trong số đó, chỉ có 1 người là tiến sĩ, 5 thạc sĩ, và 26 cử nhân. Có 5 người chưa tốt nghiệp đại học.
Úc: Trong số 18 bộ trưởng và thủ tướng trong Nội các Tony Abbott, 15 người có 3 người có bằng cao học, 12 người có bằng cử nhân (đặc biệt là cử nhân luật, LLB). Không có ai có bằng tiến sĩ, nhưng có 3 người chưa tốt nghiệp đại học.
Qua bảng so sánh trên, và nếu lấy tỉ lệ bằng tiến sĩ là một thước đo học vấn, thì VN rõ ràng Nội các Chính phủ và Bộ Chính trị VN có học vấn cao hơn Mĩ, Canada, Úc, và nước láng giềng là Tàu. Với tỉ lệ 44% bộ trưởng có bằng tiến sĩ, tôi đoán rất có thể Nội các Việt Nam có nhiều tiến sĩ nhất thế giới (nhưng cần phải kiểm chứng).
Nhiều người phàn nàn rằng VN có quá nhiều tiến sĩ, mà phần lớn họ không giảng dạy hay nghiên cứu. Những số liệu này cho thấy quả thật trong Nội các cũng có nhiều tiến sĩ. Chú ý rằng số bộ trưởng có bằng tiến sĩ cao gấp 2 lần số bộ trưởng có bằng cử nhân, và có thể nói đó là một phân bố bất bình thường.
====
Danh sách thành viên nội các và trình độ học vấn (tôi chú thích BS = cử nhân, MS = cao học / thạc sĩ, PhD = tiến sĩ)
1. Nguyễn Tấn Dũng: BS
2. Nguyễn Xuân Phúc: BS
3. Hoàng Trung Hải: MS
4. Vũ Văn Ninh: MS
5. Phạm Bình Minh: MS
6. Vũ Đức Đam: PhD
7. Phùng Quang Thanh: BS
8. Trần Đại Quang: PhD
9. Hoàng Tuấn Anh: BS
10. Nguyễn Thái Bình: BS
11. Nguyễn Văn Bình: PhD
12. Phạm Hải Chuyền: BS
13. Hà Hùng Cường: PhD
14. Trịnh Đình Dũng: MS
15. Nguyễn Văn Nên: PhD
16. Vũ Huy Hoàng: PhD
17. Phạm Vũ Luận: PhD
18. Cao Đức Phát: PhD
19. Giàng Seo Phử: BS
20. Nguyễn Minh Quang: BS
21. Nguyễn Quân: PhD
22. Nguyễn Bắc Son: PhD
23. Đinh La Thăng: PhD
24. Nguyễn Thị Kim Tiến: PhD
25. Huỳnh Phong Tranh: BS
26. Bùi Quang Vinh: BS
27. Đinh Tiến Dũng: MS
Danh sách uỷ viên Bộ Chính trị
1. Nguyễn Phú Trọng: PhD
2. Trương Tấn Sang: BS
3. Nguyễn Tấn Dũng: BS
4. Nguyễn Sinh Hùng: PhD
5. Lê Hồng Anh: BS
6. Phùng Quang Thanh: BS
7. Lê Thanh Hải: PhD
8. Tô Huy Rứa: PhD
9. Phạm Quang Nghị: PhD
10. Trần Đại Quang: PhD
11. Tòng Thị Phóng: BS
12. Ngô Văn Dụ: BS
13. Đinh Thế Huynh: PhD
14. Nguyễn Xuân Phúc: BS
15. Nguyễn Thị Kim Ngân: MS
16. Nguyễn Thiện Nhân: PhD
China: Danh sách uỷ viên Bộ Chính trị
- Xi Jinping: PhD (Institute of Humanities and Social Sciences at Tsinghua University)
- Ma Kai: MS
- Wang Qishan
- Wang Huning: PhD, Professor
- Liu Yunshan: MS
- Liu Yandong: MS
- Liu Qibao: MS
- Xu Qiliang: BS
- Sun Chunlan
- Sun Zhengcai: PhD
- Li Keqiang: PhD
- Li Jianguo: BS
- Li Yuanchao: PhD
- Wang Yang: BS
- Zhang Chunxian: MS
- Zhang Gaoli: BS
- Zhang Dejiang: BS
- Fan Changlong: BS
- Meng Jianzhu: MS
- Zhao Leji: MS
- Hu Chunhua: BS
- Yu Zhengsheng: BS
- Li Zhanshu: MBA
- Guo Jinlong: BS
- Han Zheng: BS
USA: Nội các
- John Forbes Kerry: BA
- Jacob Joseph ”Jack” Lew: BA
- Charles Timothy “Chuck” Hagel: BA
- Eric Himpton Holder: JD
- Sarah Margaret Roffey Jewell: BE
- Thomas James ”Tom” Vilsack: JD
- Penny Sue Pritzker: JD
- Thomas Edward Perez: MPA
- Kathleen Sebelius: MPA
- Shaun L. S. Donovan: MArch
- Anthony Renard Foxx: BA
- 12. Ernest Jeffrey Moniz: PhD
- Arne Duncan: BA
- Eric Ken Shinseki: MA
- Jeh Charles Johnson: JD
- Joseph Robinette ”Joe” Biden: BA
- Denis Richard McDonough: BA
- Sylvia Mary Mathews Burwell: BA
- Regina “Gina” McCarthy: MS
- Michael B. Froman: DPhil
- Samantha Power: JD
- Jason Furman: PhD
- Tony Abbott: MS
- Warren Truss: NA
- Julie Bishop: LLB
- Eric Abetz: LLB
- George Brandis: LLB
- Joe Hockey: LLB
- Barnaby Joyce: BS
- Christopher Pyne: LLB
- Nigel Scullion: NA
- Kevin Andrews: LLM
- Malcolm Turnbull: LLB
- Peter Dutton: Bbus
- Bruce Billson: BBus
- Andrew Robb: BEc
- David Johnston: LLB
- Greg Hunt: MA
- Scott Morrison: BS
- Mathias Cormann: NA
Vượt suối bằng túi nilon: Sao tôi thấy dửng dưng!
Phải chăng một số người trong chúng ta dễ chọn cách thỏa hiệp với hoàn cảnh hơn là thay đổi nó? Hay do còn nhiều nguyên nhân khác?LTS: Xung quanh câu chuyện vượt suối bằng túi nilon gây chấn động mấy ngày qua, Tuần Việt Nam giới thiệu góc nhìn riêng của tác giả Hoàng Xuân, để độc giả cùng thảo luận.
Vì sao hôm nay tôi dửng dưng? Thậm chí tôi đã viết xuống vài dòng để tự phân tích tâm trạng của mình nhưng không hoàn thành được. Ô, tôi sợ chứ, tôi sợ mình vô cảm trước nỗi đau của đồng bào, mà không phải là nỗi đau giấu kín, nó phô bày lồ lộ kia, nó được nhắc đi nhắc lại bằng những cái stt nhảy liên tục trên Facebook, nó lan tràn từ Việt Nam sang nước ngoài. Tô đậm. Xoáy vào. Hành động.
Qua suối bằng cách chui vào túi nilon. Ảnh cắt từ clip của Tuổi trẻ |
Gần hết một ngày tôi mới giải đáp được nỗi day dứt của mình. Xem lại bài báo, tôi thấy chi tiết dòng nước chảy băng băng nhưng một anh thanh niên vẫn vừa bơi vừa đẩy được bao nilon chứa người ngồi trong đó qua suối, nghĩa là thực ra sức nước không xiết lắm.
Tôi thấy xứ đó là miền rừng, nghĩa là nhiều gỗ, tre và lạt. Tôi thấy những người đàn ông khỏe mạnh: người thì đẩy bao nilon có cô giáo, người thì ngày nào cũng đẩy bao nilon có con mình ở trong. Tôi thấy mùa cạn họ có chiếc cầu, nhưng mùa lũ thì theo họ, chỉ còn dùng cách này.
Còn đây là điều tôi không thấy: tôi không thấy sự nỗ lực thay đổi hoàn cảnh.
Chúng tôi đi công tác ở vùng núi, hay phải qua sông suối. Tôi thấy người dân thường dùng mảng để qua sông. Mảng ghép to rộng hoặc nhỏ vừa vài người, vài chiếc xe, tùy cỡ. Họ buộc một sợi dây thép lớn ngang qua sông hoặc suối, người chở mảng bám dọc sợi dây đó lần qua sông. Ít người hoặc sông êm thì một người kéo. Đông người, nước xiết thì hai người kéo, hành khách cũng kéo giùm. Mảng nhỏ, suối cạn thì dùng sào chống hoặc chèo.
Cách đây mười mấy năm, chúng tôi đã cả người cả xe qua sông Công, con sông nổi tiếng trong bài hát Huyền thoại hồ núi Cốc bằng cách đó. Sông ở miền núi nhưng khá rộng, nước xanh đen, bóng núi âm u, chiếc mảng qua sông như trôi vào cổ tích. Mới đây, những lần lên vùng Đồng Nai thượng, vô khu vực lõi vườn quốc gia Cát Tiên ở Lâm Đồng, chúng tôi cũng đi bằng xe máy và qua suối bằng mảng.
Dòng suối dữ mà một người vẫn vừa một tay bơi, một tay đẩy bao nilon có người ngồi trong. Vậy chiếc mảng có làm được điều đó một cách an toàn hơn không?
Tôi nhớ đến bài báo cách đây ít ngày, cũng về một cây cầu treo qua suối, cũng ở miền rừng, mà khi vài thanh gỗ nẹp bên thành cầu bị long ra, người dân không kiếm được ít đinh để đóng lại mà dùng dây lạt, thậm chí dây thun buộc tạm. Tôi nhìn tấm ảnh của bài báo đó: người dân chở nông sản bằng xe máy, lễ mễ vượt qua cầu. Chi tiết trong bài nói người dân qua lại buôn bán trên chiếc cầu này rất nhiều, trẻ con đi học hàng ngày.
Ô, có cả xe máy chở nông sản đi bán mà chẳng lẽ không mua được cái đinh đóng lại thanh nẹp thành cầu? Chẳng lẽ trên miền rừng mênh mông không kiếm được thanh gỗ nào đóng lại ván cầu? Chẳng lẽ hàng ngày những người lớn chở hàng hóa chạy trên đó không thấy chiếc cầu nguy hiểm? Chẳng lẽ khi lấy dây thun buộc lại thanh cầu rồi thì họ yên tâm hàng ngày cho con cái đi học?
Tôi băn khoăn lắm. Có phải xứ ấy nghèo đói (nhưng trẻ con ham học) đến mức bất chấp nguy hiểm, chúng vẫn một mực đến trường? Hay những mối lạt sơ sài lại ngoài ý tác giả mà vô tình bộc lộ sự thờ ơ, ỷ lại của chính những người đang hàng ngày nhờ chiếc cầu ấy?
Phải chăng một số người trong chúng ta dễ chọn cách thỏa hiệp với hoàn cảnh hơn là thay đổi nó?
Phải chăng một số người trong chúng ta thích chờ đợi ân phước hơn là tự cứu cuộc sống của mình?
Phải chăng do hàng ngày đọc được quá nhiều thông tin về sự bất an nên tôi đã chai sạn?
Hay do còn nhiều nguyên nhân khác? Do từng tập đơn thư khiếu kiện đòi đất cao ngất gửi về tòa soạn, cái nào cũng đẫm nước mắt và sự oan khổ, nhưng mặc dù vậy cái nào cũng bày tỏ sự tin tưởng, hy vọng? Có những người đi kêu cầu từ khi còn con gái, giờ đã thành bà ngoại vẫn còn kêu cầu.
Do những thông tin quan chức "vi hành" được đưa tin long trọng vang rền? Do những vụ án oan khốc? Do những con số tham nhũng ngày càng "vươn lên tầm cao mới"? Do những chính sách khiến người dân hoang mang? Do những hỗn loạn của xã hội níu vào từ học đường đến tận chốn tâm linh?
Do sự nghi ngờ cao độ trong mọi ứng xử để bảo vệ chính ta cái đã? Do tôi nghĩ chính quyền phải dùng đồng tiền người dân đóng vào để bắc chiếc cầu nơi người ta nhét người vào túi nilon đẩy qua suối, chứ không phải từ những đồng tiền bạn tôi chày mặt buôn bán trích ra quyên góp?
Do tôi mong đợi một ứng xử mạnh mẽ và làm chủ từ những người đang mặc kệ và kêu xin? Do tôi rạch ròi phân định việc làm nào là từ thiện và việc làm nào phải là trách nhiệm của nhà nước? Do tôi thấy niềm tin của mình ngày một ngày chỉ còn vun lên quanh chính tôi thôi?
Tôi sợ.
Hoàng Xuân Theo Tuần Việt Nam
*
* *
Chui túi nilong vượt suối: Đâu là tính chân thật của clip?
Ngày 17/3/2014, báo Tuổi trẻ đăng phóng sự “Chui túi nilon để… qua suối”. Phóng sự và clip đi kèm đã nói về những cô trò bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã phải băng rừng, vượt suối để đến với trường với lớp. Clip do cô giáo Tòng Thị Minh (giáo viên mẫu giáo đang dạy ở điểm trường Sam Lang) cung cấp đã lan truyền rất nhanh và gây xúc động mạnh trong cộng đồng.
Lãnh đạo tỉnh Điện Biên đã vào cuộc, Bộ trưởng Đinh La Thăng (ngài nói là làm) đã ra lệnh triển khai xây cầu treo để phục vụ người dân đi lại và cô trò qua sông. Tuổi trẻ đã thành công, thầy cô và học trò bản Sam Lang hẳn sẽ rất vui mừng.
Nhưng bình tĩnh, chúng ta hãy xem kỹ clip.
Cầu suối Nậm Pồ có 4 nhịp vào mùa cạn |
Đây là cây cầu Nậm Pồ vào mùa cạn. Mùa nước lũ cầu được rút đi và thầy trò phải vượt lũ dữ bằng cách chui vào bao nilong.
Theo quan sát của ofviet: Chiếc cầu này có 4 trụ, mỗi trụ cách nhau tầm khoảng 4 đến 5m. Các trụ cầu hình như được bao bằng liếp tre nứa (cốt trụ cầu là gì thì chúng tôi không rõ). Chiều dài cầu ước chừng 20 tới 25m.
Vậy mùa nước lũ suối Nậm Pồ rộng bao nhiêu, nước lũ hung tợn thế nào? Những bức hình dưới đây sẽ cho các bạn thấy rõ hơn.
Chuẩn bị vượt suối |
Đây là hình ảnh người đàn ông chuẩn bị cho cô bé vượt suối bằng cách chui vào túi nilong. Bạn hãy thử so sánh hình ảnh cây cầu mùa cạn với hình ảnh con suối mùa nước lũ? Độ rộng của suối Nậm Pô trong bức hình là bao?
Hình ảnh dưới đây sẽ giúp các bạn rõ hơn.
Sáu bước chân ra giữa dòng suối |
Đây là hình ảnh người đàn ông đưa một bé nam vượt suối trong bao nilong.
Tại thời điểm này ofviet nhận thấy người đàn ông bước đi tổng cộng bẩy bước. Trong đó thời điểm gần bờ anh ta bước một bước ngang, sau đó tiến 6 bước. Với 6 bước tiến người đàn ông đi được tầm 2.4m và anh ta đã ra tới giữa suối, nước ngập ngang thân.
Trong clip gốc minh họa cho bài viết ”Chui túi nilong để…qua suối“ đăng trên Tuổi trẻ online ngày 17/3 cho thấy: Thời điểm người phụ nữ bắt đầu chui vào túi nilong buộc túi cho đến khi sang tới bờ bên kia tất cả chỉ có 34s.
Clip xem tại đây
Sải bơi đầu tiên |
Sau khi hoàn tất khâu chuẩn bị (như để cô gái ngồi yên trong bao, buộc bao nilong), người đàn ông đã thực hiện những sải bơi đầu tiên tại thời điểm 9s11 (clip do cô giáo Tòng Thị Minh cung cấp cho Tuổi trẻ).
Đến bờ rồi |
Đến thời điểm 34s12 trong clip, sau câu: “Đến bờ rồi…!” chuyến vượt suối đã hoàn thành an toàn tốt đẹp.
Tổng cộng vượt suối Nậm Pô hung dữ mùa nước lũ hết đúng 24s, theo đúng clip gốc. Điều đáng tiếc là Tuổi trẻ online đã biên tập lại clip, thời gian vượt suối đã được nâng lên 40s, nhưng tôi nghĩ rằng họ không thể nâng lên 2p, hay 2p30s cho việc vượt suối???
Có thể các bạn sẽ quan sát kỹ hơn clip và rút ra những điều hữu ích.
Như vậy, vượt suối Nậm Pô hung dữ mùa lũ mất đúng 24s, và chỉ 6 bước chân là ra tới giữa suối.
Và con suối rộng như vậy còn nó hung dữ thế nào?
Trong clip của báo Tuổi trẻ online dù đã được biên tập lại thì vẫn còn có hình những đứa trẻ mặc quần cộc ướt sũng, chạy chơi trên bờ, hình ảnh người phụ nữ vừa gỡ cái cần câu của mình. Và hình ảnh được cắt từ clip gốc dưới đây sẽ cho thấy sự hung dữ của con suối Nậm Pô mùa nước lũ?
Đùa với suối dữ? |
Hiển nhiên là ba người đàn ông này không thể bơi khi cùng nhau san sẻ gánh nặng của một chiếc xe máy nặng gần trăm kg trên lưng. Họ không bơi mà là họ lội, độ sâu thực tế của suối Nậm Pô: chưa ngập quá cằm những người đàn ông trong hình.
Tức là suối Nậm Pô hung dữ mùa lũ chỉ sâu chỉ tầm 1.45 m đến 1.55m.
Vâng 6 bước chân ra đến giữa suối, vượt suối bằng bao nilong hết đúng 24s và độ sâu của suối trên dưới 1.5m quả thực là quá nguy hiểm.
Theo Tuổi trẻ online thì cô giáo Tòng Thị Minh cho biết: Vượt suối thế này bình thường như cân đường hộp sữa: “Ôi chuyện bình thường mà, chúng em chỉ có cách đó qua suối thôi chứ chả cây cầu nào chịu được lũ rừng cả”.
Như vậy chúng ta sẽ suy nghĩ gì đây? Con suối rộng không quá 5m (chỉ 6 bước chân là ra tới giữa suối), độ sâu tầm 1.5m; giữa núi rừng với những người đàn ông bơi lội giỏi, nhiệt tình sẵn sàng đánh đổi cả tính mạng mình và… người khác để vượt suối rốt lại đã không chịu làm một cây cầu, bằng tre, bạch đàn hay bất cứ cây rừng nào có thể.
Vượt một con suối như vậy có rất nhiều sự lựa chọn cho cả cô, thầy, trò và những người người dân. Chui bao nilong phó mặc số phận của mình cho người khác không hẳn là điều tốt nhất. Có hay chăng để cô giáo vào túi nilong kéo qua suối chỉ là một trò đùa mạo hiểm mang tính trêu chọc của mấy anh trai bản?
Đảng và nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt tới vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo, những chương trình hỗ trợ sự phát triển của các huyện vùng cao là không thiếu. Ngài Bộ trưởng Đinh La Thăng từng đi thị sát không ít nơi, những gì tốt nhất cho sự phát triển của biên giới hải đảo, Đảng, Nhà nước, Chính phủ và cả người dân đang làm.
Một clip của Tuổi trẻ sẽ đem lại những hiệu ứng gì, người dân sẽ nghĩ sao? Tính chân thật của clip này đến đâu?
Điều đáng suy nghĩ là Tuổi trẻ cho xuất bản bài phóng sự kèm clip: “chui vào túi nilong để… qua suối” đúng vào sự vụ NSUT Chánh Tính nợ 10 tỷ, có nguy cơ mất nhà và đang xin cộng động giúp đỡ để giữ lại ngôi biệt thự của mình. Hẳn đây cũng là một sự kiện truyền thông tạo hiệu ứng ghê gớm!
Ofviet hi vọng có một cuộc điều tra rõ ràng và xác thực về địa điểm quay clip kể cả phương tiện quay để làm rõ hơn tình hình thực tế và biết đâu cũng có thể giúp chúng ta xây dựng một cây cầu với kinh phí thấp nhất và an toàn nhất có thể.
Hiện tại thì ofviet cùng những người bạn đang khảo sát địa điểm thích hợp nhất để có thể tiến hành clip rievew – trải nghiệm thực tế việc chui túi nilong vượt suối trong 24s. Chúng tôi hi vọng clip trải nghiệm này sẽ có thể ra mắt độc giả sớm nhất.
Ps? Để đảm bảo sự trung thực của hình ảnh, toàn bộ ảnh được sử dụng trong bài viết được ofviet cắt từ clip gốc.
Nguồn: Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét