Tổng bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng duyệt đội danh dự. Ảnh: Reuters |
Tác giả: HUỲNH PHAN
Có
người không hiểu cho cái đó (giữ cầu đối thoại), có người trái tim nóng
nhưng đầu không lạnh, thậm chí một số ít người lợi dụng để kích động,
vì những tính toán riêng..., còn công tác tuyên truyền lại không kịp
thời. Nên nhìn sự việc một cách thấu đáo, toàn diện chứ cứ trách cứ
nhau. Điều đó chỉ có lợi cho những người muốn "tọa sơn quan hổ đấu",
đứng xem chúng ta tranh luận, oán trách nhau mà hưởng lợi. - nguyên Phó
Thủ tướng Vũ Khoan
LTS:
Nhân kết thúc một năm với những sự kiện đối ngoại đáng chú ý, mục Gặp
gỡ & Đối thoại tuần này xin được giới thiệu cuộc trao đổi của phóng
viên Tuần Việt Nam với Cựu Phó Thủ tướng Vũ Khoan xung quanh Năm Đối
ngoại 2011.
Ông
Vũ Khoan là nhà ngoại giao hiếm hoi tham gia quá trình bình thường hoá
và phát triển quan hệ của Việt Nam với cả Trung Quốc, Mỹ và ASEAN - ba
nội dung chính của cuộc trao đổi này.
Quan
trọng hơn, ông là một trong số không nhiều những vị lãnh đạo đã nghỉ
hưu mà vẫn dõi theo những tiến triển của thời cuộc, và đưa ra cho những
người kế nhiệm, nhất là trong lĩnh vực đối ngoại, những gợi mở quan
trọng cho công tác hoạch định chính sách. Hay như nhận xét của một quan
chức ngoại giao đã tham dự Hội nghị Ngoại giao vừa rồi tại Hà Nội, ông
là một "forward thinker".
Cam kết bằng giấy trắng mực đen
Theo đánh giá của ông, sự kiện đối ngoại nào của Việt Nam được coi là quan trọng?
Năm
vừa rồi, mặc dầu ta tổ chức Đại hội Đảng, bầu cử Quốc hội song hoạt
động đối ngoại vẫn rất sôi động. Xét về trao đổi cấp cao thì nhiều đoàn
đã đến thăm nước ta và cũng không ít đoàn cấp cao của nước ta đi thăm
nước ngoài. Mỗi đoàn đều có ý nghĩa riêng.
Song, theo tôi, sự kiện đáng chú ý nhất trong năm là việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi thăm Trung Quốc.
Tại sao, thưa ông?
Kết
quả mấu chốt của chuyến thăm là hai bên đã thỏa thuận và ký bản Thoả
thuận 6 điểm về những nguyên tắc chỉ đạo cuộc đàm phán về những vấn đề
trên biển.
Nếu
ta nhớ lại năm 2010, tình hình trên Biển Đông khá căng thẳng. Với cái
thoả thuận này, dù sao đi nữa cuộc tranh chấp cũng đã được đưa vào kênh
đàm phán. Mà đàm phán bao giờ cũng tốt hơn là xung đột, nó có lợi cho
Việt Nam, có lợi cho Trung Quốc, có lợi cho khu vực.
Trong thời đại ngày nay, bất cứ vấn đề gì cũng nên tìm mọi cách giải quyết thông qua thương lượng.
Một vấn đề phức tạp như tranh chấp trên Biển Đông đã được đưa vào kênh thương lượng là điều đáng ghi nhận.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng duyệt đội danh dự. Ảnh: Reuters |
Tại
sao ngay sau khi hai bên thoả thuận, lại đã gây ra một số hiểu lầm
trong khu vực. Chẳng hạn, Philippines lên tiếng đòi giải thích. Liệu có
phải do cách diễn giải có chủ ý của truyền thông Trung Quốc, chẳng hạn
như CCTV4, nói rằng Trung Quốc và Việt Nam thoả thuận giải quyết tranh
chấp bằng đàm phán song phương?
Đây
là sự xuyên tạc thôi. Trong thoả thuận 6 điểm đã nói rõ cái gì liên
quan đến song phương thì giải quyết song phương, còn cái gì liên quan
tới nhiều bên thì giải quyết với các bên liên quan.
Đó
là vấn đề nguyên tắc và chúng ta luôn kiên trì ngay từ đầu, và cuối
cùng đã được đưa vào văn bản, được cam kết bằng giấy trắng mực đen đàng
hoàng, chứ không phải nói miệng, và được ký trước sự chứng kiến của lãnh
đạo cấp cao nhất của hai nước.
Theo
tôi được biết, sau chuyến thăm ta đã thông báo rõ ràng cho các nước hữu
quan. Là một nước đã từng bị thiên hạ dàn xếp sau lưng những vấn đề của
mình không phải một lần, chúng ta không bao giờ chấp nhận việc bàn thảo
sau lưng các nước khác những vấn đề liên quan tới họ.
Trước
đây, (tất nhiên gần đây có gián đoạn) cứ năm nay lãnh đạo cao cấp Việt
Nam sang thăm, thì sang năm sau lãnh đạo cấp cao Trung Quốc sang thăm
lại. Tại sao TBT Nguyễn Phú Trọng vừa thăm Trung Quốc vào tháng 9.2011,
thì đến tháng 12.2011, Trung Quốc lại cử ngay ông Tập Cận Bình - người
được coi là sẽ kế nhiệm chức vụ đứng đầu Đảng và Nhà nước, sang thăm
Việt Nam?
Thường
xuyên gặp cấp cao đã trở thành truyền thống, không chỉ giữa hai nước
Việt - Trung mà là giữa nhiều nước trên thế giới. Dù sao đi nữa những
cuộc gặp như vậy là dịp các nhà lãnh đạo cao nhất trao đổi ý kiến, vạch
ra phương hướng và biện pháp lớn phát triển quan hệ, đồng thời trang
trải khúc mắc, nếu có.
Các
cuộc gập cấp cao giữa ta và Trung Quốc cũng nằm trong thông lệ đó. Giữa
lúc quan hệ có trục trặc thì những cuộc trao đổi như vậy càng cần
thiết.
Quan
hệ giữa hai nước có lịch sử rất lâu dài và không đơn giản, lúc thăng
lúc trầm. Trong khi mọi chuyện diễn ra phức tạp, chúng ta càng nên bình
tĩnh, tỉnh táo theo phương châm "trái tim phải nóng, nhưng đầu phải rất
lạnh".
Với
cái đầu lạnh và với truyền thống nghĩa tình trọn vẹn, chúng ta không
quên sự giúp đỡ của nhân dân Trung Quốc trước đây trong các cuộc kháng
chiến cứu nước, đồng thời cũng nên thấy rằng, kể từ khi bình thường hóa
quan hệ tới nay về tổng thế mối quan hệ giữa hai nước đã phát triển mạnh
mẽ về nhiều mặt, những vấn đề hắc búa như biên giới trên bộ, phân định
vịnh Bắc bộ đã được giải quyết. Điều này có lợi cho môi trường quốc tế
của nước ta, có lợi cho vị thế của ta.
Chỉ
còn vấn đề biển Đông, ta cần nỗ lực giải quyết thông qua thương lượng
ngoại giao. Thực ra chuyện này không mới, nó tồn tại từ lâu và đã từng
nổ ra xung đột quân sự năm 1974, 1988..., sau đó không ít lần xẩy ra
căng thẳng. Chẳng thế mà ASEAN có tuyên bố năm 1992 mà ta cũng tham gia
(lúc đó mới là quan sát viên), rồi DOC giữa ASEAN và Trung Quốc...
Nhưng
liệu người Việt Nam có thực sự là người mau quên ơn không, khi tình
nghĩa với người Nga ngày xưa vẫn được giữ gìn khá trọn vẹn? Buổi gặp gỡ
thầy trò Nga - Việt đầu năm ngoái, mà ông đã tham dự, chẳng hạn, đã thể
hiện phần nào điều đó.
Hay
là do, như có người nhận xét (nhà sử học Dương Trung Quốc) rằng chúng
ta chưa được sòng phẳng lắm với lịch sử, cả lúc thăng và lúc trầm trong
quan hệ?
Cũng
với cái đầu lạnh ta cũng phải thừa nhận một thực tế nữa là trong quan
hệ giữa hai nước từ giữa những năm '70 của thế kỷ trước đã xấu đi và năm
1979 đã xẩy ra chiến tranh biên giới. Đó là một thực tế.
Chỉ
có điều mình chủ trương khép lại quá khứ, hướng tới tương lai như mình
cũng đã từng ứng xử như vậy với Pháp, với Mỹ, với Nhật, Hàn quốc.... Khổ
nỗi nước ta bị nhiều nước xâm lấn quá, cứ nuôi hận thù trong tim thì
làm sao sống được?
Tuy
nhiên, những chuyện lịch sử như vậy không dễ gì xóa hết, nhất là lúc
này lúc khác lại nẩy sinh phức tạp gợi lại nỗi niềm quá khứ. Do vậy ta
mong các nước "có vấn đề" với ta tránh để xẩy ra những việc gợi lại quá
khứ mà làm mọi việc vì tương lai hợp tác hữu nghị bình đẳng.
Liên
quan đến tranh chấp Biển Đông, có ý kiến cho rằng nói đến (tranh chấp)
Biển Đông là nói đến (tranh chấp) hai quần đảo. Trong khi đó, nhiều ý
kiến cho rằng vấn đề vùng nước mới là điều đáng lưu tâm, ít nhất là
trước mắt. Ý kiến của ông?
Có ba câu chuyện ở Biển Đông và chúng đều quan trọng cả.
Thứ
nhất là Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, người mình đã ở đó bao
nhiêu năm rồi, nhưng bây giờ không còn trong tay mình nữa.
Thứ
hai là Trường Sa, mình đã hiện diện từ trước ở đó rồi, nhưng đến năm
1988 lại xảy ra cuộc đánh chiếm một số điểm thuộc quần đảo này.
Thứ
ba là thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình đúng theo luật
pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật biển năm 1982 mà cả mình và Trung
Quốc đều đặt bút ký, nhưng Trung Quốc đã khoanh thành cái lưỡi bò choán
vào khá sâu, kể cả vùng thuộc các nước khác theo luật quốc tế.
Chuyện chủ quyền lãnh thổ chẳng có gì ít quan trọng cả.
Tôi
vẫn nói với phía Trung Quốc là xử lý nó phải có lý, có tình. Tình ở đây
là tình hàng xóm láng giềng, tối lửa tắt đèn có nhau. Còn cái lý là
luật pháp quốc tế, nhất là Luật biển 1982. Hai nước có quan điểm khác
nhau mà không lấy một cái chuẩn chung làm thước đo thì làm sao được? Cái
thước đo duy nhất là luật pháp quốc tế thôi - tức là Công ước Quốc tế
về Luật Biển.
Anh cũng ký, tôi cũng ký, đều là thành viên rồi. Cứ lấy chuẩn đó mà "cò cưa" với nhau để làm rõ trắng đen, phải trái.
Có
một thực tế là ở Việt Nam, và cả ở Trung Quốc, đều có một xu thế đề cao
chủ nghĩa dân tộc dường như hơi thái quá. Vậy, theo quan điểm của ông,
chúng ta nên giải quyết như thế nào?
Chẳng
hạn, nói về thông tin. Tôi có cảm giác, có thể là sai, rằng giữa người
lãnh đạo với người dân dường như chưa có sự tin tưởng lẫn nhau. Dân thì
cũng nghi hoặc chuyện nọ chuyện kia, còn lãnh đạo thì dường như chưa hẳn
đã tin dân?
Cũng
không phải thế. Bảo lãnh đạo không tin dân thì tin ai, làm sao lãnh
đạo, điều hành đất nước được? Làm gì có chuyện đó, nói thế thì "oan"
quá. Lãnh đạo mà có được người dân nhiệt tình yêu nước thì còn gì hơn!
Chỉ
có điều cách thể hiện lòng yêu nước sao cho có lợi nhất cho đất nước.
Những người thể hiện lòng yêu nước cao đẹp nhất là các chiến sỹ ở hải
đảo không quản ngại gian nan, giữ vững chủ quyền.
Tôi
vô cùng khâm phục họ, nhất là các chiến sỹ ở những điểm DK nhỏ xíu giữa
biển khơi mênh mông, sóng bão bịt bùng mà vẫn kiên định. Tôi cứ trộm
nghĩ phong tặng danh hiệu Anh hùng cho tất cả những người đó cũng xứng
đáng!
Còn
một chuyện khác cũng cần có sự thông hiểu.Thực ra, trong quan hệ đối
ngoại có cái khó là không phải mọi chuyện đều có thể lên truyền hình bảo
rằng chúng ta đánh giá (thực chất) thế này, chủ trương thế kia. Làm sao
làm thế được! Nói một cách dân dã thì làm sao hành động theo kiểu "thưa
ông tôi ở bụi này" được?
Còn làm thế nào để người dân hiểu rõ vấn đề thì có nhiều cách, nhưng chưa được sử dụng kịp thời, sâu rộng.
Đặc
điểm của đối ngoại là có những chuyện phải giữ kín chứ không phải là
dát, hay sợ đâu. Vấn đề là phải khôn. Đừng lẫn lộn cái khôn với cái sợ.
Không phải với Trung Quốc đâu, với nước nào cũng vậy.
Do
đó cũng phải hiểu cho cái người lãnh đạo, người ta phải giữ cái gì đó
để còn có chỗ nói chuyện, chứ cắt cầu thì rất dễ. Bởi muốn gì thì gì
mình vẫn phải cố gắng giải quyết bằng đối thoại, nên phải giữ cầu đối
thoại chứ.
Có
người không hiểu cho cái đó, có người trái tim nóng nhưng đầu không
lạnh. Thậm chí một số ít người lợi dụng để kích động, vì những tính toán
riêng... Còn công tác tuyên truyền lại không kịp thời.
Do
vậy, nên nhìn sự việc một cách thấu đáo, toàn diện chứ cứ trách cứ
nhau. Điều đó chỉ có lợi cho những người muốn "tọa sơn quan hổ đấu",
đứng xem chúng ta tranh luận, oán trách nhau.
Vâng,
quả là một phần cũng một phần do lỗi của những phóng viên như chúng
tôi. Nhiều khi chuyện chẳng có gì mà một số báo chí ở Trung Quốc, hay
đâu đấy, lại đưa tin theo hướng lệch đi, hoặc theo kiểu mập mờ, có lợi
cho phía họ, thế mà anh em chúng tôi lại không kịp thời cải chính lại
cho mọi người hiểu.
Sự
phối hợp giữa các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý báo chí cũng chưa
được nhịp nhàng, nên đúng là ta thường thông tin chậm hơn họ. Tôi cũng
đã không ít lần góp ý kiến rồi.
Cái này phải rất nhanh nhậy, rất khéo, trong sự kết hợp nhuần nhuyễn với nhau.
Giáo
sư Carl Thayer, một chuyên gia về Đông Nam Á và Biển Đông, cũng từng
nhận xét rằng việc chậm trễ cung cấp thông tin chính thức và chính xác
sẽ tạo cơ hội cho những suy đoán, tin đồn lan ra trong dư luận.
Đúng vậy. Các loại tin đồn thất thiệt cứ thế mà chen vào thôi. Anh không chiếm chỗ trước, thì người khác người ta chiếm thôi.
Khôn khéo tận dụng vị thế ASEAN
Thường
tâm lý của mấy ông nước lớn là thường muốn bắt nạt mấy anh nhỏ, lẻ, và
trong câu chuyện lãnh thổ và kinh doanh là rõ nhất. Quay lại câu chuyện
tranh chấp Biển Đông, nhưng mà mấy anh nhỏ đó không còn lẻ nữa, mà cùng
nhau góp tiếng nói cho đàng hoàng, chắc ông lớn kia cũng phải hạ giọng.
Thế
giới bây giờ là tuỳ thuộc lẫn nhau, chứ không phải là lớn với nhỏ đâu.
Tất nhiên anh lớn có tư duy của anh lớn, cách hành xử của anh lớn. Nhưng
anh chả sống một mình được, anh vẫn phải đối xử với những anh lớn khác.
Mà muốn thế phải có bạn.
Như
vậy, cái mạnh của anh nhỏ là có thể trở thành đối trọng trong quan hệ
của các nước lớn. ASEAN đâu phải là đối trọng nhỏ. Cũng hơn 500 triệu
dân, cũng là một khu vực phát triển kinh tế năng động, cũng có uy tín
quốc tế lớn.
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan |
Trên
bàn cờ quốc tế, trong các mối quan hệ giao lưu, họ cần có bạn đồng
hành. Và các nước nhỏ có vai trò đó, nếu anh biết ứng khôn khéo. Và
ASEAN là một điển hình.
Về
vấn đề giải quyết tranh chấp Biển Đông, tuy là lâu dài, thậm chí rất
lâu dài, nhưng vẫn phải có cái hướng đi từ đầu để vượt qua chặng đường
dài đó để đến cái đích cuối cùng. Trong ASEAN chỉ những quốc gia biển là
hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp, dính dáng đến tranh chấp, chứ còn mấy
quốc gia đất liền thì không có lợi ích gì.
Ông
nhìn nhận gì trong sự gắn kết gần đây giữa họ, chẳng hạn như giữa Việt
Nam với Malaysia, hay gần đây là Việt Nam với Philippines, trong lập
trường giải quyết tranh chấp Biển Đông?
Trong
quan hệ quốc tế lợi ích là quan trọng nhất. Trong điều kiện khách quan,
các nước ASEAN buộc phải chia sẻ lợi ích với nhau. Mặc dù, trên vấn đề
này thì nhóm nước này có lợi ích này, nhóm khác có lợi ích khác. Nhưng
lợi ích lồng ghép nhau chứ không rành rọt như cái bánh cắt được.
Như
vậy, không thể nói chỉ có trên Biển Đông mới thể hiện lợi ích đâu. Còn
bao nhiêu lợi ích nhằng nhịt khác nữa. Biển Đông chỉ là một khía cạnh
của quan hệ ASEAN thôi.
Ý
tôi muốn hỏi là trong mỗi lợi ích mình phải tìm những người bạn, những
người cùng có lợi ích với mình, khi nói tới các mối quan hệ của Việt Nam
với các quốc gia khác trong ASEAN.
Mình
có lợi ích của mình thì cũng đừng bắt người ta bỏ lợi ích của người ta.
Phải biết người biết ta, chứ chỉ biết ta, thì không có quan hệ quốc tế.
Cuối
năm ngoái, một quan chức phụ trách ASEAN của Bộ Ngoại giao, có nói với
tôi rằng cái nét mới của năm ASEAN 2010 so với những năm trước đó là
bình thường hoá khái nhạy cảm. Tức là vấn đề tranh chấp Biển Đông được
đưa ra bàn thảo các hội nghị lớn như Thượng đỉnh ASEAN, Diễn đàn An ninh
Khu vực (ARF), hay Thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc...
Trước đó, khi đưa vấn đề Biển Đông ở những diễn đàn như vậy, có cảm giác là mình thấy nó nặng nề, nhạy cảm thế nào đó...
Cũng
không hẳn đâu. Thời tôi làm cũng đã vật lộn với vấn đề Biển Đông bao
nhiêu lâu rồi, chứ có phải không đặt lên bàn quốc tế đâu.
Năm
1995, khi mình vào ASEAN đúng lúc ARF ra đời, nên tôi đã dự ARF ngay từ
đầu. Câu chuyện Biển Đông cũng đã được đặt lên bàn rồi. Năm nào cũng
bàn để từ đó dẫn đến DOC năm 2002.
Còn khi có tuyên bố Manila năm 1992, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Cầm tham dự với tư cách quan sát viên đã tuyên bố ủng hộ.
Có lẽ lúc đó mình là chủ nhà của ARF và các hội nghị cấp cao nên câu chuyện được nhấn mạnh đặc biệt, đúng không ạ?
Đúng vậy. Chứ mình lẽo đẽo vấn đề Biển Đông từ lâu rồi, vì nó là một vấn đề có thể gây mất ổn định trong khu vực.
Thế
còn câu chuyện trùng lặp về thời gian giữa chuyến thăm của Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc để đạt thoả thuận 6 điểm về nguyên tắc
giải quyết tranh chấp, và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Ấn Độ, mời
họ vào hợp tác thăm dò khai thác dầu khí ở Biển Đông, hay hợp tác quốc
phòng. Trong khi đó, Trung Quốc nói gần nói xa nọ kia, ông đánh giá thế
nào?
Điều đó có được coi là bình thường hoá khái niệm nhạy cảm không?
(Bật
cười) Theo tôi hiểu, chuyện sắp xếp qua kênh ngoại giao là hoàn toàn
ngẫu nhiên thôi, chứ có phải mình bầy binh bố trận gì đâu. Ầm ỹ là do
suy diễn thôi.
Mình
hiểu rõ chẳng ai muốn làm "con bài" của ai, và mình cũng không chủ
trương đi với bên này chống bên kia.Trong đối ngoại, anh làm cái gì
"phô" quá cũng không được đâu, người ta cười cho.
(Còn nữa...)
-Nguồn:Việt-Trung tăng hợp tác giữa lực lượng biên phòng
Chiều
27/12, tại Hà Nội, Trung tướng Nguyễn Tuấn Dũng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục
Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiếp Đoàn cán bộ Bộ đội Biên
phòng bờ biển Quân khu Quảng Châu (Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc)
do Thiếu tướng Lưu Đỉnh Tân, Chính ủy Quân khu tỉnh Hải Nam làm trưởng
đoàn, sang thăm làm việc tại Việt Nam.
Chào mừng Thiếu tướng Lưu Đỉnh Tân và Đoàn cán bộ Bộ đội Biên phòng bờ biển Quân khu Quảng Châu đến thăm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung tướng Nguyễn Tuấn Dũng hoan nghênh kết quả làm việc giữa Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam và Đoàn cán bộ Bộ đội Biên phòng bờ biển Quân khu Quảng Châu; chúc chuyến thăm làm việc của Đoàn cán bộ Bộ đội Biên phòng bờ biển Quân khu Quảng Châu tại Việt Nam thu được nhiều kết quả tốt đẹp.
Trung tướng Nguyễn Tuấn Dũng và Thiếu tướng Lưu Đỉnh Tân đều khẳng định việc tăng cường trao đổi, giao lưu hợp tác giữa lực lượng biên phòng Việt Nam với lực lượng biên phòng bờ biển của Trung Quốc không chỉ góp phần tăng cường hiểu biết, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa lực lượng biên phòng, quân đội hai nước, mà còn góp phần quan trọng vào việc củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác giữa hai Đảng và nhân dân hai nước.
Thiếu tướng Lưu Đỉnh Tân cảm ơn Trung tướng Nguyễn Tuấn Dũng đã dành thời gian tiếp; bày tỏ vui mừng về những kết quả đạt được sau chuyến thăm làm việc tại Việt Nam./.
Chào mừng Thiếu tướng Lưu Đỉnh Tân và Đoàn cán bộ Bộ đội Biên phòng bờ biển Quân khu Quảng Châu đến thăm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung tướng Nguyễn Tuấn Dũng hoan nghênh kết quả làm việc giữa Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam và Đoàn cán bộ Bộ đội Biên phòng bờ biển Quân khu Quảng Châu; chúc chuyến thăm làm việc của Đoàn cán bộ Bộ đội Biên phòng bờ biển Quân khu Quảng Châu tại Việt Nam thu được nhiều kết quả tốt đẹp.
Trung tướng Nguyễn Tuấn Dũng và Thiếu tướng Lưu Đỉnh Tân đều khẳng định việc tăng cường trao đổi, giao lưu hợp tác giữa lực lượng biên phòng Việt Nam với lực lượng biên phòng bờ biển của Trung Quốc không chỉ góp phần tăng cường hiểu biết, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa lực lượng biên phòng, quân đội hai nước, mà còn góp phần quan trọng vào việc củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác giữa hai Đảng và nhân dân hai nước.
Thiếu tướng Lưu Đỉnh Tân cảm ơn Trung tướng Nguyễn Tuấn Dũng đã dành thời gian tiếp; bày tỏ vui mừng về những kết quả đạt được sau chuyến thăm làm việc tại Việt Nam./.
Nguyễn Ái (TTXVN/Vietnam+)
-
Việt-Trung tăng hợp tác giữa lực lượng biên phòng TTXVN- Chiều
27/12, Trung tướng Nguyễn Tuấn Dũng đã tiếp Đoàn cán bộ Bộ đội Biên
phòng bờ biển Quân khu Quảng Châu làm việc tại Việt Nam.
-.- Mạng
lưới song phương các khu bảo tồn giữa Việt Nam và Trung Quốc: Giải pháp
thay thế cho lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc trên Biển Đông (NCBĐ).- Hải quân Việt Nam tiếp nhận hai trực thăng EC225 — (VOA). - Rực lửa Cấm Sơn (PLVN).-- Vào thăm đơn vị xe tăng đặc biệt của Việt Nam (GDVN). – Cưỡi sóng tuần tra cùng cảnh sát biển (VNN).- Philippines đưa tàu chiến ra Biển Đông — (BBC). - Trung Quốc sẽ đưa tàu khảo sát nước sâu vào Biển Đông (VNE).
-- TQ thăm dò dầu khí ở Biển Đông — (BBC).-Trung Quốc đưa tàu thăm dò ra biển Đông (TN). - HQ cho phép an ninh biển nổ súng với tàu cá Trung Quốc (VTC). TQ được khai thác dầu ở Afghanistan - (BBC) -Nội các Afghansitan thông qua thỏa thuận cho phép hãng dầu khí Trung Quốc CNPC phát triển các lô dầu khí tại lưu vực Amu Darya.
-CUỘC ĐỐI THOẠI BA BÊN ẤN-NHẬT-MỸ: MỘT SÁNG KIẾN NHIỀU HỨA HẸN basam-THÔNG
TẤN XÃ VIỆT NAM CUỘC ĐỐI THOẠI BA BÊN ẤN-NHẬT-MỸ: MỘT SÁNG KIẾN NHIỀU
HỨA HẸN Tài liệu tham khảo đặc biệt-Thứ ba, ngày 27/12/2011, TTXVN (Nin
Đêli 21/12) Trang mạng thuộc “Viện nghiên cứu và phân tích quốc phòng”
IDSA) của Ấn Độ, số ra ngày 19/12, có đăng bài phân tích của
- Việt Nam và Trung Quốc qua cảm nhận của Đại sứ Mỹ (TVN). --Trò chuyện với Bộ trưởng Ngoại giao ngày cuối năm (VNN 26-12-11)-Mỹ - Châu Á: U.S. vows to flex muscles in Asia-Pacific region (Globe & Mail 26-12-11)-- MỸ ĐANG THEO HƯỚNG SUY THOÁI? basam-THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM MỸ ĐANG THEO HƯỚNG SUY THOÁI? Tài liệu tham khảo đặc biệt Chủ nhật, ngày 25/12/2011 (Tạp chí “Quan hệ quốc tế hiện đại” – Trung Quốc – số 4/2011) Từ cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế năm 2008 đến nay, một số nước bao gồm Trung Quốc, Mỹ
-Trung Quốc - Mỹ: China’s criticism of U.S. policy turns personal (WP 23-12-11) -- Trung Quốc chỉ trích cá nhân Stephen Young, lãnh sự Mỹ.- “Nghị quyết Năm Mới” của Đại sứ Hoa Kỳ (TVN). -- Cận cảnh cuộc tập trận rầm rộ của Iran (NLĐ). – Iran: Tập trận hải quân Hormuz là thông điệp mạnh mẽ tới phương Tây (DVT/PressTV).- “Iran có thể phát triển máy bay không người lái” (TTXVN).-Đối đầu không có lợi cho Mỹ, Iran? -- Trung Đông – Bắc Phi, một năm đầy sóng gió-Bài 1: “Lì Mágià?” hay “Vì đâu nên nỗi?” (Tin tức).- Thế giới chỉ còn cách sống chung với Iran – quốc gia hạt nhân mới? (ĐV/CNN).
- - Cuộc chơi vũ khí 2011: Con bài tên lửa (IV) (TQ).- Những cái chết đình đám nhất 2011 (VNN).- Giá lương thực lên cao, cách mạng và tương lai — (VOA).- Tin tặc dùng thông tin thẻ tín dụng đánh cắp cho từ thiện 1 triệu đôla — (VOA). – - Hackers hit security think tank Stratfor’s website (Reuters).
- Chính phủ Nhật, TEPCO bị ủy ban điều tra chỉ trích về thảm họa hạt nhân — (VOA). – Ngoại trưởng Nhật thúc giục Miến Điện tiếp tục dân chủ hóa — (RFI). - Trung – Nhật hàn gắn vết thương (NLĐ). - Ngoại trưởng Nhật Bản bảo đảm hoàn toàn ủng hộ cải cách ở Miến Điện - (VOA). - Myanmar – Nhật đồng ý đàm phán (TN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét