Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN)
Năm 2011, năm đầu tiên Việt Nam thực hiện Nghị quyết Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ XI. Ðược giao trọng trách mới trên cương vị đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có một năm công tác bận rộn và sôi động, đặc biệt trên lĩnh vực đối ngoại. Trước thềm Xuân mới Nhâm Thìn 2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN.
Vietnam+ xin trân trọng giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn:
- Thưa Chủ tịch nước, năm 2011 đã để lại nhiều dấu ấn trên lĩnh vực đối ngoại. Chủ tịch nước đánh giá như thế nào về những kết quả này?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Đại hội XI của Đảng đã tiếp tục khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ; tích cực, chủ động hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế...
Thực hiện đường lối đó, trong năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã triển khai ở mức cao các hoạt động đối ngoại, từ các hoạt động song phương đến các diễn đàn đa phương của quốc tế, của khu vực; từ cấp cao đến các bộ ngành, địa phương; cả các hoạt động ngoại giao nhân dân.
Có thể nói, năm 2011 là một năm thắng lợi nổi bật trên lĩnh vực đối ngoại, vị thế và vai trò của Việt Nam ngày càng được quốc tế công nhận, đề cao. Trong lúc tình hình an ninh chính trị ở nhiều khu vực có biến động và kinh tế thế giới khó khăn do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng lòng tin của các nước, của các công ty, tập đoàn kinh tế trong khu vực và trên thế giới đối với Việt Nam không những không suy giảm, mà còn tiếp tục duy trì và phát triển, vẫn tiếp tục chọn Việt Nam là điểm đến tin cậy; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn ODA dành cho Việt Nam vẫn tiếp tục ở mức cao.
Tôi xin nhấn mạnh rằng, các nhà đầu tư đưa vốn của họ vào Việt Nam không đơn giản chỉ vì họ yên tâm về những gì nhìn thấy ở Việt Nam hôm nay, mà chủ yếu vì họ thấy một Việt Nam ổn định và phát triển lâu dài trong tương lai. Kết quả hoạt động ngoại giao đem lại không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, mà việc tăng cường sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa nước ta với các nước, nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế đã góp phần củng cố quốc phòng-an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước...
Thêm một lần nữa, chúng ta nhận thấy rõ ràng hiệu quả và tính đúng đắn đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
-Xin Chủ tịch nước cho biết những giải pháp cơ bản để tháo gỡ khó khăn trong năm qua và để tiếp tục phát triển đất nước trong năm tới?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Bước vào năm 2011 những thách thức và khó khăn đều nhiều hơn, lớn hơn so với dự báo. Trước tình hình lạm phát tăng cao, mất ổn định kinh tế vĩ mô, Bộ Chính trị đã có Kết luận 02, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11, thực hiện nhiều chính sách đồng bộ: chính sách tài chính và tiền tệ chặt chẽ, cắt giảm đầu tư công, giảm mức tăng trưởng tín dụng; miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp gặp khó khăn, trợ cấp cho người nghèo, bảo đảm an sinh xã hội...
Với sự nỗ lực phấn đấu vượt bậc, năng động sáng tạo của toàn dân, của cả hệ thống chính trị và đội ngũ doanh nghiệp, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, quản lý có hiệu quả của Nhà nước, chúng ta đã vượt qua khó khăn, thách thức, ứng phó có kết quả với diễn biến phức tạp của tình hình, đạt được những thành tựu quan trọng. Lạm phát được kiềm chế, từng bước giảm dần, kinh tế vĩ mô có bước chuyển biến tích cực. Sản xuất kinh doanh được duy trì và phát triển, tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt gần 6%, an sinh xã hội được quan tâm giải quyết, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng an ninh được tăng cường, vị thế của nước ta trên thế giới ngày càng được nâng cao.
Năm 2012, đất nước ta còn rất nhiều khó khăn để ổn định và tiếp tục phát triển, Đảng, Nhà nước một mặt tiếp tục thực hiện chính sách tài chính và tiền tệ chặt chẽ để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; thực hiện nhiều chính sách để đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ người nghèo; miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều khó khăn; khi chỉ số lạm phát giảm xuống, ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo các ngân hàng thương mại hạ dần lãi suất cho vay, giảm bớt khó khăn về vốn cho doanh nghiệp; mặt khác thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó tập trung vào tái cơ cấu đầu tư mà trọng tâm là đầu tư công; tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước; tái cơ cấu hệ thống tài chính mà trọng tâm là các ngân hàng thương mại; đổi mới mô hình tăng trưởng để chuyển từ phát triển chủ yếu theo chiều rộng sang dần phát triển theo chiều sâu dựa vào ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển kinh tế nhanh, bền vững.
Cùng với lĩnh vực kinh tế, Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm cho đất nước phát triển bền vững.
-Trước những kỳ vọng của người dân về một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương có những kế hoạch gì trong những năm tới, thưa Chủ tịch nước?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Từ khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 08 và Nghị quyết 49-NQ/TW về cải cách tư pháp, công tác cải cách tư pháp đã được triển khai thực hiện tích cực, đạt được một số kết quả, tạo sự chuyển biến tốt trong lĩnh vực tư pháp; chất lượng các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử được nâng lên; sự phối hợp giữa các cơ quan tố tụng chặt chẽ hơn đã góp phần đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án.
Tuy nhiên, chúng ta còn tiếp tục phải làm rất nhiều công việc để đáp ứng mong muốn của Đảng và của nhân dân về xây dựng nền tư pháp công minh, liêm chính, bảo vệ quyền công dân, bảo vệ chế độ. Có nhiều việc phải làm nhưng trước mắt cần tập trung vào một số công việc trọng tâm, như: tiếp tục hoàn thiện chính sách, luật pháp về hình sự, dân sự và tố tụng tư pháp; hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp; xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức, hoạt động của các cơ quan bổ trợ tư pháp; xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng; hoàn thiện cơ chế giám sát của các cơ quan dân cử, của nhân dân đối với hoạt động tư pháp; bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động tư pháp... với quyết tâm thực hiện được mục tiêu Nghị quyết của Đảng đề ra và mong muốn của nhân dân đối với lĩnh vực tư pháp, đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
-Thưa Chủ tịch nước, giữ vững chủ quyền lãnh thổ hiện nay là vấn đề được nhân dân hết sức quan tâm. Đảng và Nhà nước có phương sách gì để vừa giữ vững chủ quyền, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình để xây dựng đất nước, nâng cao vai trò vị thế của đất nước?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Trong bối cảnh tình hình tranh chấp chủ quyền trên biển Đông diễn biến phức tạp, Đảng, Nhà nước ta luôn chủ trương kiên trì giải quyết bằng biện pháp hòa bình, thông qua đàm phán với các bên có liên quan trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Quy tắc ứng xử của các nước trong khu vực (DOC), đây là những chuẩn mực được cộng đồng thế giới thừa nhận, đồng tình và trên cơ sở thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc được ký trong chuyến thăm Trung Quốc tháng 10 năm 2011 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bằng cách đó và bằng việc tăng cường hoạt động đối ngoại tích cực, chủ động hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước trong khu vực và trên thế giới, tạo sự ủng hộ tích cực của bạn bè quốc tế đối với sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân ta, để chúng ta vừa bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ, vừa giữ vững được môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, không ngừng nâng cao vị trí Việt Nam trên trường quốc tế.
-Trong nhiệm kỳ của mình, Chủ tịch nước đặt ra cho mình những mục tiêu, nhiệm vụ gì?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Như tôi đã phát biểu trước Quốc hội khi được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ trọng trách Chủ tịch nước, trong nhiệm kỳ của mình, tôi nguyện sẽ đem hết sức mình phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước theo Hiến pháp và pháp luật quy định, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ lớn là:
Một: xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, thực sự của dân, do dân, vì dân, quản lý có hiệu lực, hiệu quả cao.
Hai: Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Ba: Phát triển lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Bốn: Củng cố quốc phòng-an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân.
Năm: Tăng cường hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, tạo ra môi trường hoà bình, ổn định, những điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới.
Sáu: Củng cố, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
-Chủ tịch nước gửi tới bạn bè quốc tế và nhân dân trong nước lời chúc và thông điệp gì nhân dịp năm mới?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Năm mới, tôi thân ái chúc toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sỹ trên mọi miền Tổ quốc, kiều bào ta ở nước ngoài lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất. Tôi đặc biệt gửi tới các cán bộ, chiến sỹ đang vừa đón Tết, vừa thực hiện nhiệm vụ ở các vùng biên giới, hải đảo xa xôi tình yêu thương sâu nặng. Thay mặt nhân dân Việt Nam , tôi gửi tới nhân dân các nước, các dân tộc trên thế giới, bạn bè nước ngoài đang sinh sống, làm việc trên đất nước Việt Nam lời chúc hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Năm 2012, mặc dù còn rất nhiều khó khăn, thử thách, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tiếp tục đoàn kết một lòng, chủ động đối phó với những diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới và trong nước, quyết tâm giữ vững ổn định chính trị-xã hội, quốc phòng-an ninh, bước đầu thực hiện hiệu quả chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; phát triển các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường...quyết tâm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2012, tạo tiền đề tích cực để thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm 2011-2016 mà Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra.
Tôi mong đồng bào và chiến sỹ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài tiếp tục nỗ lực hơn nữa, đoàn kết hơn nữa, vững tin ở tương lai tươi sáng của đất nước, vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nhất định chúng ta sẽ giành được nhiều thắng lợi mới to lớn hơn nữa.
Xin trân trọng cảm ơn Chủ tịch nước!
Hoàng Giang (TTXVN/Vietnam+)
-10 sự kiện nổi bật của Việt Nam trong năm 2011-
-Tranh chấp biển Ðông là trở ngại lớn nhất ở Ðông Nam Á (Nguoi-Viet Online) - Tranh chấp chủ quyền biển đảo tại biển Ðông với các nước ASEAN là những trở ngại nghiêm trọng nhất ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Bắc Kinh và các nước trong khu vực.
XUNG QUANH CHUYẾN THĂM VIỆT NAM VÀ THÁI LAN CỦA PHÓ CHỦ TỊCH NƯỚC TRUNG QUỐC TẬP CẬN BÌNH basam- THÔNG
TẤN XÃ VIỆT NAM XUNG QUANH CHUYẾN THĂM VIỆT NAM VÀ THÁI LAN CỦA PHÓ CHỦ
TỊCH NƯỚC TRUNG QUỐC TẬP CẬN BÌNH Tài liệu tham khảo đặc biệt – Thứ
năm, ngày 29/12/2011 – TTXVN (Hồng Công 25/12) Theo trang tin của hãng
thông tấn Bình luận Trung Quốc (Hồng Công) ngày 25/12
-Việt Nam: một người Pháp trong dòng xoáy Biển Đông basam--Libération
Việt Nam: một người Pháp trong dòng xoáy Biển Đông Ngày 27-12-2011
Người dịch: N.T.N. * Năm 2003, ông đã ngồi trên nóc nhà thờ chính tòa
Beziers ở miền Nam nước Pháp, để phản đối việc thời gian ông bị giam cầm
đã không được tính vào lương hưu. Và chỉ rời khỏi
- Tàu ngầm Nga ồn hơn tàu ngầm Trung Quốc 8 lần?-- “Màn phụ họa” mới cho “vở kịch” cũ (QĐND). --- Con người có thể thắng được tiêu cực của xã hội hiện đại (TVN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét