Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

Cái tình của con người nông nghiệp trong bóng đá Việt Nam

-Cái tình của con người nông nghiệp trong bóng đá Việt Nam-Phạm Đình Trọng
Trước sự bất bình của công luận, cuối cùng Ban Chấp hành Liên đoàn Bóng Đá Việt Nam, VFF, đã phải để ông Tổng Thư kí, Trưởng đoàn Bóng Đá Việt Nam tại Sea Games 26 từ chức, chịu trách nhiệm về thất bại của bóng đá Việt Nam. Nhưng vẫn phải chỉ ra tâm thức nông nghiệp cổ hủ trong những con người lãnh đạo bóng đá Việt Nam, môn thể thao của nền văn minh công nghiệp.
Sản xuất nông nghiệp cổ điển, manh mún, thô sơ, khép kín, tư liệu sản xuất, nguyên liệu, sức lao động, thị trường tiêu thụ sản phẩm đều tại chỗ. Đó là nền kinh tế tự cấp, tự túc giữa những người có dây mơ rễ má với nhau, có mối quan hệ rằng rịt lâu đời, tạo nên thói quen ứng xử bằng cái tình. Cái tình cùng dòng họ, cùng máu mủ:Một giọt máu đào hơn ao nước lã. Cái tình của những người tối lửa tắt đèn có nhau: Tình làng nghĩa xóm, và: Bán anh em xa mua láng giềng gần. Cái tình cố kết những làng xóm thành những lô cốt vững chắc, trì trệ đến mức: Phép vua thua lệ làng. Cái tình tạo nên tâm lí cả nể: Chín bỏ làm mười, tạo nên ứng xử xuê xoa: Hòa cả làng,giữ tình bỏ việc, vì cái tình riêng chứ không vì công việc chung.

Trong xã hội nông nghiệp ngưng trệ đó, vị trí mỗi người được xác định chủ yếu ở vị trí tình cảm trong gia đình, trong dòng họ, trong làng xóm. Trách nhiệm mỗi người cũng được nhìn nhận ở thứ bậc trong gia đình, trong dòng họ, trong làng xóm, hoàn toàn không có loại trách nhiệm với công việc.
Khoa học kĩ thuật mở ra nền sản xuất công nghiệp hiện đại đã đưa con người bước một bước dài từ cuộc sống khép kín trong làng xóm đến cuộc sống mở ra với thế giới. Từ xã hội thuần nông, hơn chín mươi chín phần trăm dân số có cuộc sống gắn chặt với ruộng đất và nền sản xuất nông nghiệp thô sơ dựa vào sức người là chính, con người cũng chỉ là một dạng công cụ sản xuất: Trên đồng cạn, dưới đồng sâu / Chồng cầy, vợ cấy, con trâu đi bừa. Tuy được nhắc đến trước con trâu nhưng trong công việc nông nghiệp nặng nhọc, con người được liệt kê cùng hàng với con trâu công cụ, cùng làm công việc như con trâu công cụ. Đến xã hội công nghiệp, máy móc thay con người. Những cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật liên tiếp đã giải phóng con người khỏi thân phận công cụ sản xuất. Những cuộc cách mạng xã hội, điển hình là những cuộc cách mạng Dân chủ Tư sản ở châu Âu kéo dài suốt mấy thế kỉ bắt đầu từ thế kỉ 17 đã giải phóng con người khỏi thân phận nô lệ, trao cho mọi người dân trong xã hội quyền công dân và trách nhiệm công dân.
Quyền công dân và trách nhiệm công dân trở thành luật pháp nhà nước, trở thành nề nếp, tập quán ứng xử của con người trong xã hội công nghiệp. Một xã hội công nghiệp có luật pháp nghiêm minh, cái tình chỉ còn trong cuộc sống riêng và trong gia đình, trong dòng họ. Cái tình không thể mang ra thay thế cho quyền công dân và trách nhiệm công dân trong quan hệ xã hội, trong công việc xã hội.
Quyền công dân thì ai cũng như ai. Đến thời công nghiệp, Hiến pháp nước nào cũng có câu: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Nhưng trách nhiệm thì khác nhau. Vị trí xã hội càng cao, trách nhiệm xã hội càng lớn. Người đứng đầu một đơn vị, một ngành, một bộ chịu trách nhiệm toàn bộ thành bại, chịu trách nhiệm cả về những sự cố, biến động lớn của đơn vị, ngành, bộ đó. Vì thế ở nước công nghiệp nào cũng có một cách ứng xử là: Một cây cầu sập làm vài người chết, ông Bộ trưởng Bộ Giao thông không liên quan đến sự cố sập cầu đó nhưng với lòng tự trọng, với tập quán ứng xử công nghiệp, ông lập tức xin từ chức để nhận trách nhiệm về sự cố trong Bộ của ông và nhận trách nhiệm lương tâm với những người đã chết trong vụ sập cầu. Xã hội Việt Nam hôm nay sính dùng từ văn hóa và gọi là đó là văn hóa từ chức. Thực ra đó là văn minh công nghiệp, là ứng xử, là tập quán công nghiệp. Ở xã hội có văn minh công nghiệp thì ông Thủ tướng không thể họp Chính phủ lấy biểu quyết để có một trăm phần trăm phiếu không đồng ý cho ông Bộ trưởng từ chức, giữ ông ngồi lại ghế Bộ trưởng trong sự ê chề, bẽ bàng của ông Bộ trưởng và trong sự ngán ngẩm của dân chúng. Một trăm phần trăm thành viên Chính phủ mang cái tình ra biểu quyết không cho ông Bộ trưởng nhận trách nhiệm là cách hành xử một trăm phần trăm con người nông nghiệp manh mún! Ở ta, cầu Cần Thơ đang xây đã sập cả một nhịp, hàng chục người chết nhưng hòa cả làng, không ai chịu trách nhiệm!
Một hoạt động kinh tế làm thất thoát vốn nhà nước tức là làm thất thoát tiền thuế của dân, làm ảnh hưởng xấu đến cả nền kinh tế, làm mất uy tín cả Chính phủ thì không phải chỉ có ông Bộ trưởng của hoạt động kinh tế đó từ chức mà cả Thủ tướng, cả Chính phủ phải từ chức. Văn minh công nghiệp là như vậy. Lấy cái tình làng nghĩa xóm, lấy công lao của quá khứ thay cho trách nhiệm hiện tại thì đó là cách ứng xử của những con người ở làng xã, ở nền văn minh nông nghiệp của quá khứ.
Bóng đá là môn thể thao tiêu biểu nhất cho văn minh công nghiệp, mang đầy đủ nhất, rõ nhất đặc trưng của văn minh công nghiệp. Bóng đá chỉ xuất hiện thời văn minh công nghiệp, hay nói cách khác, bóng đá là con đẻ của văn minh công nghiệp. Cá nhân có vị trí, có vai trò rất quan trọng trong tập thể và cá nhân cũng có mối quan hệ rất chặt chẽ với tập thể. Đó là cầu thủ trong đội bóng và đó cũng là cá nhân trong xã hội công nghiệp. Một trận bóng đá diễn ra trước hàng vạn người chứng kiến trên sân vận động và hàng triệu, hàng tỉ người theo dõi trên màn hình của hệ thống truyền hình vệ tinh phủ sóng cả hành tinh. Chỉ ở môn bóng đá và chỉ ở thời công nghiệp phát triển mới có chuyện đó. Môn thể thao như vậy phải được thi thố theo luật chơi nghiêm túc, minh bạch và phải được ứng xử theo văn minh công nghiệp.
Nhưng cách hành xử của Ban chấp hành VFF mang cái tình ra, mang công lao đóng góp tưởng tượng ra thay thế cho trách nhiệm, cứu ông Tổng thư kí, trưởng đoàn bóng đá Việt Nam để ông không phải chịu trách nhiệm về thất bại thảm hại của đội tuyển U23 Việt Nam trên đấu trường quốc tế là cách hành xử của những già làng ở xã hội nông nghiệp manh mún! Với những người có trách nhiệm với bóng đá Việt Nam nhưng trốn tránh trách nhiệm như vậy, bóng đá Việt Nam không thể phát triển được. Cũng như người có trách nhiệm với đất nước mà trốn tránh trách nhiệm thì đất nước khó bề phát triển!
P. Đ. T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
hehe, SGTT đã đổi tít, chỉ còn  Hãy nhìn những gì VFF làm--Có thể xem tại Chớ nghe VFF nói, hãy nhìn VFF làm-


http://www.youtube.com/watch?v=4azv-bPXGAc&feature=player_embedded














-Sốc với video vạch trần những "bí ẩn" của V-League
-(NLĐO)- Chương trình Thể thao 24/7 của Đài truyền hình Việt Nam cuối tuần qua đã có một một bài phân tích vạch trần những bí ẩn đằng sau trận đấu của V-League 2011 khiến người ta không khỏi giật mình.
VTV phơi bày những bí ẩn đằng sau trận đấu của V-League 2011
Để khán giả có một cái nhìn rõ ràng hơn về V-league đằng sau những trận đấu, Thể thao 24/7  đã đưa câu chuyện của họ theo hướng phân tích một bài toán kinh tế. Theo đó, tổng thu của V-League trong năm vừa qua là 34 tỉ đồng, trong đó có 27 tỉ từ nguồn tài trợ, và 14 đội bóng mỗi đội sẽ phải đóng 500 triệu đồng tiền lệ phí tham dự giải. Và trong cả mùa giải, Ban tổ chức đã phải chi ra 23.678. 029.666 đồng, trong đó một tỉ lệ lớn chi cho giải thường và chi cho công tác chuyên môn. Nếu cứ theo như những con số trên, thì ta có thể dễ dàng tìm ra con số tiền lãi của V-League 2011 bằng một phép trừ đơn giản, và con số đó là 10.321.970.334.
Tuy nhiên, mọi chuyện lại không đơn giản như vậy, ở mỗi con số ở trên đều còn chứa đựng nhiều vấn đề đằng sau đó. Ban tổ chức vẫn chưa nhận được đầy đủ số tiền 34 tỉ đồng, bởi một nửa số đội bóng cho tới thời điểm này tức là bốn tháng sau khi kết thúc giải đấu, vẫn chưa chịu hoàn thành khoản lệ phí. Trong số đó phải kể đến CLB Hà Nội ACB của bầu Kiên – người từng lớn tiếng tuyên bố “sẵn sàng tăng tiền tài trợ”.
Ở phần khoản chi, BTC giải vẫn chưa chi tiền thưởng cho CLB Hoàng Anh Gia Lai, đội giành giải phong cách và giải 3 cúp quốc gia.

http://nld.com.vn/CustomObjects/mediaplayer.swf

Tạm gác lại những con số của V-League 2011, sự ra đời của VPF lại cho chúng ta những con số khác, bất ngờ hơn nhiều. Giải đấu từ lãi hơn 10 tỉ “bỗng dưng” lỗ gần 1 tỉ. Năm nay dự kiến khoản thu của BTC giải sẽ là 33 tỉ, nhưng những dự chi lại lên tới gần 34 tỉ, bởi những khoản tăng chưa từng thấy đối với những khoản tiền làm nhiệm vụ cho những thành viên của BTC.
Đỗ Quyên (Tổng hợp)

-Nguồn:Sốc với video vạch trần những "bí ẩn" của V-League

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét