Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

KHI BÀ TIẾN SĨ HỘI PHŨ NỮ VIỆT NAM CA BÀI CA LUÂN LÝ


Bà Trần Thị Phương Hoa, Phó chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Hà Nội
Thật không? Chỉ đơn giản vậy sao thưa bà PCT????
-KHI BÀ TIẾN SĨ HỘI PHŨ NỮ VIỆT NAM CA BÀI CA LUÂN LÝ
NGUYỄN DƯƠNG
Mới đây báo chí  đưa tin tạiHội nghị tập huấn về công tác phòng chống tệ nạn mại dâm được tổ chức mới đây tại Hà Nội, bà tiến sĩ  Nguyễn Thị Mai Hoa, phó trưởng Ban Tuyên giáo thuộc Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã phát biểu trước báo giới nêu rõ quan điểm của mình về tệ nạn mại dâm:“Nữ bán dâm sẽ không biết xấu hổ khi cần tiền”. 
“Tinh thần” chung trong bài phát biểu của bà tiến sĩ Hoalà cực lực lên án các cô gái bán dâm, xem đó là hình ảnh mang lại nỗi nhục quốc thể, là nguyên nhân dẫn đến đất nước suy nhược: “Mại dâm là nguyên nhân trực tiếp làm suy thoái đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, làm xấu đi hình ảnh đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Mại dâm vẫn là rào cản đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây bất ổn về trật tự chính trị – xã hội”.
Đi xa hơn nữa bà Phó ban tuyên giáo của Hội đã “nâng quan điểm” và mạt sát những phụ nữ bán dâm thật thậm tệ. “Ở bất cứ xã hội nào, phụ nữ làm nghề mại dâm đều bị coi là loại người xấu xa, mạt hạng…bị xã hội, gia đình, người thân coi khinh, dư luận xã hội lên án”.
Và cuối cùng bà đã có câu kết luận thật chua chát và cay nghiệt: “Gái bán dâm sẽ không biết xấu hổ khi cần tiền”.
Thưa bà. Tôi không hiểu bà ở trong tổ chức cao nhất của Hội phụ nữ để làm gì khi mà bà không hề có một lời chia sẻ, cảm thông với những cô gái bán dâm, thay vào đó bao nhiêu tội lỗi, bao nhiêu lời cay độc bà đều đổ lên đầu họ. Bà có biết hầu hết các cô gái bán dâm đều từng mơ ước được học hành lên đến học vị tiến sĩ như bà, được ngồi vào cái ghế phó ban tuyên giáo của hội phụ nữ quốc gia (và sẽ còn tiến xa hơn nữa) như bà hay không?  Và có biết bao cô gái muốn thoát ra con đường đó mà nào có được. Tại sao cùng phận nữ nhi má hồng  mà bà lại không hề có chụt chạnh lòng, thương cảm cho hoàn cảnh của họ.
Tôi nghỉ họ đâu đủ tầm và đủ sức để có thể là suy thoái đạo đức của dân tộc, làm mất đi hình ảnh đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Và họ cũng không có đủ thâm độc, nguy hiểm như “các thế lực thù địch” để có thể làm “rào cản” đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, gây “bất ổn” về trật tự chính trị – xã hội. Nếu như nói theo khẩu khí của bà thì chính gái mại dâm đã làm cho đất nước này kiệt quệ, đạo dức xã hội xuống cấp, gây nên bất ổn chính trị -  xã hội… Sao đất nước tươi đẹp và giàu mạnh của chúng ta có Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ lại có thể mong manh dể vở đến như vậy. Sao những con điếm xấu xa, mạt hạng như bà nói lại có thể làm được cái chuyện còn ghê gớm hơn đế quốc phản động như vậy!
Gái bán dâm không phải ai cũng thích ăn diện, lười lao động như bà nói mà phần đông trong số họ là do hoàn cảnh đưa đẩy, số phận không sắp đặt cho họ có một cuộc sống bình lặng, êm ấm. Bà nghỉ họ sung sướng lắm hay sao khi phải từ bỏ ước mơ được học hành, được vui chơi, có người yêu thương mình và có một mái ấm gia đình. Phần đông các cô gái bước chân vào cái nghề này không phải vì bản thân họ mà vì hoàn cảnh gia đình. Bà có biết những đồng tiền mà họ kiếm được sẽ giúp cha mẹ già đau ốm ở quê nghèo sống qua ngày, cho các em ăn học để nuôi niềm mơ ước sẽ không đi lại theo con đường của họ. Chắc bà chưa bao giờ phải chạnh lòng khi thấy các cô gái bán hoa khi ra bưu điện gửi tiền về cho gia đình mà không biết viết. Có cô gái bị bắt vào trại phục hồi nhân phẩm còn nhắn lại với bảo kê, tú bà hàng tháng cứ gửi dùm tiền về cho cha mẹ rồi mai mốt ra trại làm lại trả nợ… Rồi có những phụ nữ đã bước sang tuổi 40 – 50 vẫn phải đi bán dâm hàng đêm, họ đâu còn đủ sức để mà đua đòi ăn diện chẳng qua là vì đói nghèo.
Nói cho công tâm, trong bài phát biểu của mình bà cũng chỉ ra hoàn cảnh đã đưa đẩy họ vào con đường này: “Nông dân thiếu ruộng sản xuất do bị thu hồi, công nhân thiếu việc làm do ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới cộng với tình hình di dân tự do phát triển nên tình hình tệ nạn mại dâm nói riêng diễn biến phức tạp và tiềm ẩn phức tạp”. Hì hì đúng là giọng điệu của dân tuyên giáo. Diễn biến phức tạp và tiềm ẩn phức tạp là cái giống gì? Sao bà không nói huỵch toẹt là dạo này ở quê không có đất làm ruộng, ở thành thị thì không có việc làm nên người ta đổ xô đi làm đĩ và số lượng đĩ năm tới sẽ cao hơn cùng kỳ năm nay. 
Bà có đau lòng hay không khi báo đưa tin  “Gần 70 cô gái chen chân dự tuyển lấy chồng Hàn Quốc, “126 cô gái VN bị rao bán như hàng hóa ở Malaysia”… Bà có biết khi bước chân vào nghề này họ đã chấp nhận mọi đắng cay, bị hành hạ đánh đập, bóc lột như nô lệ. Rồi hàng ngàn cô gái bị bán sang nước ngoài làm điếm chịu bao đọa đày tủi nhục. Rồi hàng vạn cô dâu Việt bán thân sang xứ người với chuỗi ngày đầy nước mắt, trong đó có người bị chồng đánh đập cho đến chết, có người không chịu nỗi cảnh sống địa ngục đã phải nhảy lầu tự tử.
Sao lúc đó chẳng thấy Hội phụ nữ của bà đâu cả, sao không thấy bà hiệu triệu chị em phụ nữ  xuống đường vạch mặt bọn đầu gấu, tú bà, bọn buôn người bất nhân. Chắc lúc đó bà đang bận đăng đàn chưởi gái mại dâm.
Về câu nói gái mại dâm “Làm xấu đi hình ảnh đẹp của người phụ nữ Việt Nam” tôi thấy bà đã hơi quá lời rồi đó. Người nước ngoài, nhất là báo chí nước ngoài khi nhìn nhận, đánh giá về nạn mãi dâm ở VN họ không hề đổ lỗi hoặc coi thường người phụ nữ mà thay vào đó là sự cảm thông, chia sẻ. Họ không lên án gái bán dâm mà mổ xẻ tìm ra nguyên nhân nào đã đưa đẩy người phụ nữ vào con đường này và tìm ra lối thoát cho họ. Đó chính là cách nhìn “biện chứng” và nhân văn chứ không quy chụp, miệt thị như bà. Ở bất cứ đất nước văn minh nào trên thế giới đều có phố đèn đỏ nhưng chẳng ai xem thường, có cái nhìn xấu về hình ảnh người phụ nữ ở những đất nước đó cả. Cũng như nghề mại dâm ở VN đã có từ thời xa xưa  (có một thời ta đã ngộ nhận “là tàn dư của chế độ cũ”) và đến nay nó đã tiếp tục phát triển như một quy luật tất yếu của xã hội loài người. Và chính vì vậy mà hình ảnh người phụ nữ Việt Nam chẳng xấu hoặc tốt hơn lên vì nghề mại dâm cả.
Bà nói “Gái bán dâm sẽ không biết xấu hổ khi cần tiền” đúng nhưng chưa đủ. Nếu cần tiền thì không riêng gì gái mại dâm mà hầu hết mọi người đều không biết xấu hổ. Nếu cần tiền để chữa chạy cho con đang nằm viện thì thằng đực rựa vừa xấu vừa già như tôi cũng sẵn sàng bán dâm (nếu có người mua) mà không biết xấu hổ. Chỉ đáng khinh là có người đã có quyền, có tiền mà vẫn làm điều đáng hổ thẹn như chạy chức chạy quyền, chạy bằng cấp, dối trên gạc dưới, vơ vét, tham ô, sống vô cảm với đồng bào, có khi đi lên bằng chính thân xác của mình. Thưa bà chính những người như thế mới làm xấu đi hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam đó.
Tất nhiên trong bất cứ xã hội từ cổ chí kim nào thì không ai cổ súy, ca ngợi cho cái nghề bán dâm, nhưng để mà đánh giá họ là xấu xa, mạt hạng, bị coi khinh, lên án như bà thì thật là kinh quá. Trong khi Quốc Hội đang bàn thảo có nên xem mại dâm là một nghề và mới đây bà Lê Thị Hà, Phó cục trưởng cục tệ nạn xã hội phát biểu rất nhân bản: “Vì nhiều hoàn cảnh xô đẩy mà phụ nữ phải bước vào con đường mại dâm nên phải giúp đỡ để họ tiếp cận các dịch vụ xã hội, giúp họ bớt bị tổn thương” thì bà đã lại có những phát ngôn ấn tượng quá.
Viết đến đây tôi lại nhớ đến bài hát “Nhăng nhố” của nhạc sĩ Trần Tiến. Bài hát mà nếu ai nghe qua dù sắt đá, cay nghiệt lắm cũng phải mềm lòng. “Để mai em lấy được anh chồng hiền. Thì ta sẽ đến tặng em thật nhiều. Nhiều bông hoa trắng… triệu bông hoa trắng. Để em lên xe hoa, hoa trắng giăng đầy. Em hết những ngày lang thang.”
Nếu không yêu thương được thì xin bà đừng rẻ rúng làm tổn thương họ.
Tác giả gửi cho Quê choa 
Mại dâm có phù hợp mô hình kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa! Đàn Chim Việt 
Gần đây, phong trào đòi hợp thức hóa mại dâm trở nên nóng bỏng ở Việt Nam. Dần dần, từ thái độ xơ cứng về quan niệm đạo đức, thuần phong mỹ tục, nhân hậu đảm đang của người phụ nữ, người ta buộc phải tranh cãi công khai về “dâm trường” dưới mô hình quản lý kinh tế và cho rằng liệu mại dâm có phải là một nghề cần được hơp thức hóa.

Không còn chối cãi gì nữa, tự cổ chí kim mại dâm đã được coi là một nghề có lịch sự lâu đời nhất. Trải qua bao nhiêu thăng trầm và biến cố lịch sử, bằng cách này hay cách khác, giao dịch tình dục (dâm trường) có nhiều biến tấu để tồn tại.


Ở một xã hội như Việt Nam, văn hóa tình dục có sự phân phối không đồng đều về mặt nhận thức. Xét cho cùng, Việt Nam là chỗ giao thoa giữa hai nền văn minh lớn – có sự khắc kỷ nghiệt ngã kiểu Trung Hoa (Khổng Giáo) lại vừa phồn thực phơi bày kiểu Ấn Độ (văn minh Champa rực rỡ ở khu vực phía Trung Bộ và Nam Trung Bộ) cho nên sự va chạm giao thoa này trở thành yếu tố tâm lý bất tận phong lưu trong tâm hồn người Việt.  Không phải chuyện tình thương cảm nhất của Việt Nam là Kim Vân Kiều Truyện nói về cuộc đời của một kỹ nữ sao?. Vương Thuý Kiều có sống lại thì chỉ còn nước phân trần với văn chương Việt Nam rằng “Xin lỗi, em chỉ là con đĩ” (theo cách dịch văn chương Trung Quốc ngày nay của nhà văn Trang Hạ.)

Tuy nhiên, văn hóa dâm thương trong thời phong kiến chỉ còn lưu lại hai chữ “ngủ đò” kiểu Huế chứ chưa đạt tới mức lầu xanh lầu hồng mà bên Tàu từng có.
Quan điểm lệch lạc ngày nay

Do tần ngần đứng giữa quy phạm đạo đức Khổng Giáo và bản năng phồn thực ăn sâu vào gốc rễ cho nên cách nhìn về chủ đề mại dâm của người Việt Nam luôn đạt tính hiếu kỳ, không được khách quan và có phần mang dáng dấp của đạo đức giả dẫn đến nhiều phán xét võ đoán.
Ngày nay, nhu cầu dịch vụ xã hội đòi hỏi, cấm dâm như kiểu cấm rượu thời Tây là không còn thực tế. Duy trì lực lượng công an đột nhập bắt quả tang cho vào trại phục hồi nhân phẩm không còn là biện pháp hạn chế dâm trường hữu hiệu nữa.
Báo chí trong nước gần đây đưa tin, theo ý kiến của bà Trần Thị Phương Hoa, phó chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ Hà Nội thì cho rằng khó dẹp mại dâm vì “họ lười lao động”. Câu nói này tự dưng không giải quyết được vấn đề trước mắt mà còn như gáo nước lạnh tạt vào chị em phụ nữ đang nằm trong đội ngũ “công nhân tình dục”. Chuyên gia xã hội Âu Mỹ thừa nhận sự hiện hữu để đưa ra khái niệm chung là sex worker cho dịch vụ này bất kể phạm vi hoạt động của họ ở nơi hợp pháp hay không hợp pháp.
Cho dù mua dâm bán dâm vẫn là bất hợp pháp vì nhiều lý do, nhưng với nhận thức chung rằng công nhân tình dục một bộ phận phân phối dịch vụ cung cầu nên  họ cần được các cơ quan phục vụ xã hội quan tâm và đối xử bình đẳng. Hội phụ nữ Việt Nam dưới danh nghĩa bảo vệ quyền lợi và nhân phẩm phụ nữ không nên đưa ra một nhận xét kiểu hồng vệ binh Sta-lin- nít như thế.
Bà bà Trần Thị Phương Hoa này nên từ chức.
Mại dâm là “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”

Đứng về phương diện trao đổi dịch vụ thì dâm thương (bao gồm cả mua và bán) có đủ các tiêu chuẩn thương trường. Nếu được quy ước hóa là kiểm soát tốt về mặt môn bài thì hợp thức hóa mại dâm có thể đem lại một số lợi ích cộng đồng như hạ nhiệt được một số hành vi tội ác do tình dục gây nên. (Cái này không phải do mình phịa ra mà được các nhà xã hội học phân tích rất thuyết phục).
Nhưng quan trọng hơn, quản lý tốt nghề mại dâm sẽ ngăn chặn được một số bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục như các loại bệnh phong tình và sự lan truyền của bệnh AIDS và vi khuẩn HIV. Quản lý tốt về dâm thương (bao gồm cả mua và bán) còn đem lại cho nhà nước một khoản thuế đáng kể về thu nhập, mặt bằng kinh doanh và quan trọng nhất là giải phóng một số nguồn nhân lực đi kèm với sự kích thích tiêu dùng các mặt hàng phục vụ chu đáo tận tình như nước hoa, xà phòng, dầu thơm và rất nhiều mặt hàng xa xỉ phẩm khác.
Mại dâm không phải do sự chây lười lao động mà là công việc lao động vất vả về thân xác, tinh thần và còn ẩn chứa nhiều tiềm năng nguy cơ về sức khỏe. Nhiều người cho rằng nghề mại dâm là nghề nằm không mà cũng lấy được tiền, do đó mặc nhiên coi đó là nghề của người lười. Nói như thế thì các thợ sửa xe, sửa ống nước cũng phải nằm suốt mới làm việc được mà có ai dám coi đó là nghề của người lười.
Gái mại dâm, ngoài một số có thiên hướng yêu nghề (thực sự là có một số gái mại dâm hơi bị yêu nghề, TV Mỹ có phỏng vấn đàng hoàng), phần đông coi đây là khả năng nghề nghiệp mang tính phục vụ chu đáo tận tình. Sức lao động và sức chịu đựng là cũng là yếu tố của nghệ tinh; rủi gặp khách làng chơi thô lỗ bẩn bựa, không phải chỉ việc nhắm mắt, nằm trơ như khúc gỗ mà được trả tiền. Do đó, nói gái mại dâm là dân lười lao động là một nhận thức lệch lạc do đương sự Trần Thị Phương Hoa quá liên tưởng đến góc cạnh hưởng thụ của hành vi giới tính.
Có lẽ, bà Hoa phải nói ngược lại là nhà nước không đủ sức tạo công ăn việc làm do đó mới có nhiều cô gái tự thân vận động khai thác tiềm năng trên bản thân mình. Chính các cô gái này mới siêng làm và khôn ngoan hơn các cô khác phải nhắm mắt một lần gả đi Đài Loan, Đại Hàn coi như dịch vụ “bán dâm trọn gói” cho một người. Uổng.
Như đã nói, dịch vụ mại dâm là một loại hình kinh tế. Trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa quá độ, dịch vụ này còn là tiêu chuẩn điển hình nhất của cương lĩnh lý luận cộng sản “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” mà chưa có mô hình công nghiệp XHCN nào có khả năng thay thế.
Nguồn: Blog Trần Đông Đức (RFA)


BÀI LIÊN QUAN:

  1. Nhận định về tình hình kinh tế-tài chánh của Việt Nam hiện nay
  2. Ý kiến về hình thức thi hành án tử hình
  3. Hà nội sao chép các biện pháp kinh tế của Bắc kinh

Theo bà Trần Thị Phương Hoa, Phó chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Hà Nội, thời điểm này chưa phù hợp để áp dụng quy định mại dâm là một nghề ở một số nước khác vào Việt Nam.
- Tại phiên thảo luận ở tổ của Quốc hội về dự án Luật xử lý vi phạm hành chính chiều 10/11, có ý kiến cho rằng nên cho người bán dâm những địa điểm hành nghề nhất định để quản lý. Quan điểm của bà thế nào về đề xuất này?
- Một số nước như Thái Lan đã cho phép người bán dâm hành nghề. Tuy nhiên, theo tôi, việc áp dụng vào Việt Nam hiện nay chưa phù hợp. Những thuần phong mỹ tục lưu truyền từ nhiều đời nay ở nước ta vẫn đang được gìn giữ. Có thể, vài năm hoặc 10 năm nữa khi hoàn cảnh xã hội thay đổi, quy định này có thể sẽ phù hợp hơn nếu áp dụng.
- Nếu bán dâm được coi là một nghề thì theo bà cần phải đưa ra những quy định cụ thể gì?
- Quản lý gái mại dâm là vấn đề rất phức tạp nên không thể một vài cá nhân đề xuất mà làm được. Vấn đề này cần phải đưa ra các hội thảo, bàn bạc, phân tích nhiều nội dung cụ thể như: mặt nào được, chưa được; nếu công nhận mại dâm là một nghề thì thời điểm nào thực hiện là hợp lý? Cho phép hoạt động ở những khu vực nào? Có những biện pháp gì để hỗ trợ họ hành nghề. Việc cho phép này cũng đồng nghĩa với việc phải sửa luật hiện hành.
- Vậy theo bà, chỉ với những công cụ pháp lý hiện nay, nạn mại dâm có thể dẹp bỏ được không?
- Việc này là rất khó. Hiện Liên hiệp hội phụ nữ phối hợp với Trung tâm phục hồi nhân phẩm để quản lý, giáo dục những chị em bán dâm. Thế nhưng khi hết thời hạn, không phải người nào cũng trở về địa phương lao động, số chị em tái phát rất nhiều. Nguyên nhân là do họ lười lao động, muốn được ăn trắng mặt trơn mà vẫn có tiền.
Gái mại dâm hiện nay hoạt động ngày càng tinh vi nên nếu không xử lý nghiêm sẽ rất khó quản lý. Không những thế diễn biến sẽ rất phức tạp và kéo theo nhiều tệ nạn khác như ma túy, HIV..
- Có ý kiến cho rằng, nhiều trường hợp xử lý hoạt động mại dâm có dấu hiệu thô bạo như trường hợp quay cảnh bắt gái mại dâm, đưa ảnh và đầy đủ tên tuổi lên báo… Bà nghĩ gì về việc này?
- Như tôi được biết, khi bắt các vụ hoạt động mại dâm, lực lượng công an đã phải tìm hiểu, theo dõi hoặc có cơ sở rõ ràng chứ không phải thấy các cô gái ăn mặc hở hang đứng ngoài đường là bắt. Có thể có một vài cá nhân làm quá cái quyền hạn cho phép như vụ quay clip bắt gái mại dâm của hai cảnh sát ở Quảng Ninh thì họ đã bị xử lý đích đáng.
Khánh Tường (thực hiện)
-Khó dẹp gái mại dâm vì 'họ lười lao động'

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét