Chính trị – Xã hội
Philippines: Đối thoại song phương sẽ bị Trung Quốc “nuốt chửng” -(GDVN) — Báo Singapore: Trung Quốc sẽ vận động hành lang chống quan hệ Việt-Mỹ – (GDVN) — Việt – Mỹ sắp đàm phán khai thác khí đốt trên biển Đông -(MTG) — Quân đội Trung Quốc tập trận bảo vệ ‘‘giàn khoan’’ tại Biển Đông -(RFI)
Đặc phái viên TBT Nguyễn Phú Trọng sang TQ mật họp đúng vào ngày xử Bùi Hằng -(DLB) — Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh thăm Trung Quốc từ 26-27/8 – (TTXVN) — Mục đích chuyến thăm Trung Quốc của Đặc phái viên Tổng Bí thư -(Infonet)
Nạn bức cung, dùng nhục hình ở VN
-(BBC) -Thông tư mới của Bộ Công an “không giúp hạn chế được
tình trạng mớm cung, bức cung và dùng nhục hình”, một luật sư
từ Hà Nội nói. ====>>>
Hơn 10.000 lao động Trung Quốc sắp đến Hà Tĩnh -(MTG) — Gần 1 vạn lao động Trung Quốc sắp đến Vũng Áng -(VNN)
Xem 3 khẩu thần công suýt bị bán sang TQ -(VNN) — Đóng tàu vỏ thép hướng biển Đông: Không ưu ái độc quyền! -(ĐV) — Bác đề xuất đóng tiền thay thế nghĩa vụ quân sự -(ĐV)
Chuyện chỉ có ở xứ XHCN : TAND tỉnh Cà Mau sẽ xử… chính mình ! -(TN)
Việt Nam đã “hết đất” làm thủy điện? -(ĐV) — Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam và bài học từ Nam Hàn -(RFA)
Cắc cớ tỉnh vượt thu ngân sách xin… nghèo
-(ĐV) -Chỉ sau 5 tháng xin thưởng vì thu vượt ngân sách,UBND tỉnh
Quảng Ngãi lại có công văn gửi Chính phủ để được trở lại làm tỉnh nghèo.
“Đường bay vàng”: Vì sao Bộ trưởng “gật” còn Cục trưởng HK lại “lắc”? – (GDVN) — Dự án cầu bất động, dân dài cổ ngóng trông – (GDVN) — Kiểm soát khí thải ô nhiễm: quá khó với VN? -(MTG)
Đài quốc gia: “Sống chết” phải giọng HN mới thuận tai? -(TVN) – >>> Cứ nghe chuyện ‘nhạy cảm’, lập tức phẫn nộ
Giải mã Di chúc Hồ Chí Minh -(VNN) — Niềm đau đáu trong Di chúc của Bác -(TVN)
Toà án-Nơi đang công khai vi phạm pháp luật -(DCCT) >>> Công dân “tự té” chết – công an thiếu chứng cứ xác thực
Sự thật đen tối của thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn -(Dannews) -Youtube >>> Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý lên án chế độ XHCN – Youtube
THẾ GIỚI KHÔNG CÓ CHỖ CHO NGƯỜI ĐỚN HÈN, VỊ KỶ
-(Dannews) – Nguyễn Văn Hoàng Đài truyền hình Việt Nam phỏng vấn Đại
sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ukraine về “liên quan” của “lệnh tổng
động viên” t…
Giàn khoan bất hòa -(TTCT) -Cuối tháng 7-2014, trên cổng thông tin soyuz.by
(của Liên bang Nga và Belarus), nhà phân tích cao cấp Gleb Shutov đã
đăng bài “Giàn khoan bất hòa” (1) phân tích các động thái của Trung Quốc
trên biển Đông, phản ứng của các bên liên quan và lộ trình hành động đề
xuất cho phía Nga.
4000 tỷ SGK điện tử: Đốt tiền, không hiệu quả -(ĐV) — Ai đứng sau đề án bắt học sinh mua máy tính bảng sặc mùi tiền? -(GDVN)
Le Doan The FB : Tọa kháng phản đối Trung cộng xâm lược HS – TS và bị ngăn chận không cho đi tham dự phiên tà xử Bùi Hằng.
Bùi Thị Minh Hằng và vụ án chính trị bị hình sự hoá – (Lê diễn Đức -RFA)
GIẤY TRIỆU TẬP VÀ SỰ HÙ DỌA -(TNM) -Chiều 24-8, anh bạn Phạm Đình Trọng gửi mail có nội dung: “Tôi
bị công an bắt giữ suốt từ sáng vừa mới được áp giải về tận nhà, tôi
viết ngay thư này. Tối qua anh Kha Lương Ngãi hẹn sáng nay đi ăn sáng ở
chỗ mọi khi. 07 giờ 15 sáng, ra khỏi nhà, tôi vừa đi được hơn 100 mét
thì bốn, năm xe máy xô đến chặn trước xe tôi, quát bảo tôi quay về.
ĐÊM CA NHẠC ỦNG HỘ TINH THẦN NGƯỜI YÊU NƯỚC -(TNM) – Hướng
đến phiên tòa xét xử 3 người yêu nước Bùi Thị Minh Hằng, anh em
Facebook tổ chức Đêm Ca Nhạc Đấu Tranh vào 10h tối Chủ Nhật ngày
24/8/2014.(giờ Việt Nam) được kết nối mạng toàn cầu và phát live qua
mạng: http://tudochonguoiyeunuoc.blogspot.com/
Đặc phái viên TBT Nguyễn Phú Trọng sang TQ mật họp đúng vào ngày xử Bùi Hằng -(DLB) — Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh thăm Trung Quốc từ 26-27/8 – (TTXVN)
Các quan chức tỉnh Đồng Tháp nói gì trước phiên xử chị Bùi Thị Minh Hằng? -(DLB) -Huỳnh Bá Hải (Danlambao)
– Thật là khó khăn chúng tôi mới tìm được cách liên hệ với các quan
chức của tỉnh Đồng Tháp để tìm hiểu về phiên tòa “gây rối trật tự công
cộng” vào ngày 26.8.2014 sắp đến tại Tòa án tỉnh Đồng Tháp.
Ông Lê Thành Công hiện đang là Phó chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Tháp có
số máy di động là 0913 96 79 40 cho hay là ông không biết gì về phiên xử
bà Bùi Thị Minh Hằng vào ngày 26.8.2014. Ông chỉ chúng tôi liên lạc với
Tòa án tỉnh hay phòng pháp chế thuộc HĐND tỉnh tìm hiểu.
Cần phải “ồn ào” hơn thế nữa! -(Dannews)
DÂN OAN KHẮP NƠI ĐÒI TRẢ TỰ DO CHO BÀ BÙI HẰNG VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN (16 ảnh) -(Tễu FB)
Tại sao tôi viết – Alexander Solzhenitsyn – Trần Quốc Việt (Danlambao) dịchĐừng lấy dối trá làm lẽ sống – Aleksandr Solzhenitsyn * Thái Phục Nhĩ (Danlambao) dịch – Chừng nào mỗi ngày chúng ta đều thừa nhận, ca ngợi, và nuôi dưỡng – chứ không tự mình chém phăng đi một điều không ai không thấy, là sự dối trá – thì đừng mong có chuyện gì xảy ra…
Giải pháp đầu hàng cho biển Đông!!! – Trúc Giang MN (Danlambao)
Có áy náy vì lạm xưng hai chữ “nhân dân”? -GS Nguyễn Văn Tuấn -(Basam)
Nghĩ về Di Chúc của Cụ Hồ -Ty Du -(Vietstudies) >>> Nhìn lại 45 năm để soi rọi chính mình -(TT) -ông Vũ Ngọc Hoàng, ủy viên Trung ương Đảng, phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo trung ương : – “Cách đây bốn, năm mươi năm, VN và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương. Sau mấy mươi năm, tôi rà lại tư liệu thì thấy Hàn Quốc hiện có khoảng 90.000 người sống tại VN và VN cũng có 90.000 người sống ở Hàn Quốc. Chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người Hàn Quốc tại VN làm ông chủ, làm quản lý, còn người VN ở Hàn Quốc thì chủ yếu làm ôsin. Nghe mà xót lòng”
“Đến bây giờ câu hỏi đặt ra là vì sao nhân dân lại giảm lòng tin, trong khi ai cũng thấy là tình hình kinh tế, đời sống của nước nhà giờ đã khá hơn nhiều năm trước. Điều này chắc chắn không phải là tại nhân dân!”.
*** Cứ “vận dụng phép duy vật biện chứng ” của tổ sư cọng sản là biết liền, có khó gì đâu, khỏi cần suy nghĩ – Là do cái ưu việt của CNXH (CS) mà bên Đại Hàn không có – Từ thập niên 1970s cả 2 lãnh vực công nghiệp Điện tử – Xe hơi mà Đại Hàn biết nó như thế nào trên Thế giới nên đã đi tới nhanh nhạy, có được nhờ tinh thần Dân tộc của Dân chúng và do những lãnh đạo của xứ họ không có cái “đỉnh cao trí tuệ”, họ làm chứ không bô bô cái mồm tự sướng mà không làm được gì cả- Ông bà ta có câu “thùng rổng kêu to” – Ngày nay 2 thứ Điện tử và Xe hơi họ đã chiếm lĩnh thị phần đáng kể mà ngay cả Nhật, Mỹ ,Đức cũng phải “dạt” dần.- Biết như vậy, thấy được như vậy thì phải thấy cái nhục nhã , ngay so với Thái lan cũng vậy thì có học được gì hay không hay cứ tiếp tục “ca bài chiến thắng”.
nhà báo James Du & Lê Vũ
Ðộng cơ chính trị của Dự luật nhân quyền HR.4254 -(ND) -Hai tay nhà báo người Mỹ gốc Việt ở TP Ga-đần Grâu-vơ, bang Ca-li-phoóc-ni-a là Giêm Du -và Lê Vũ : -Lê
Vũ: Việt Nam giờ là quốc gia rất mở rộng, rất nhiều người nước ngoài
vào ra Việt Nam làm ăn hoặc du lịch. Họ không cảm thấy Việt Nam là một
nước bị đàn áp về nhân quyền. Thậm chí về chỉ số hạnh phúc, người ta nói
Việt Nam là dân tộc dễ đạt được trạng thái hạnh phúc. Rồi Việt Nam đạt
được thành tích xóa đói, giảm nghèo làm thế giới ngưỡng mộ và muốn học
hỏi. Việt Nam giao tiếp với khá nhiều quốc gia trên thế giới. Không ai
có vẻ như kết án Việt Nam là quốc gia có vi phạm nhân quyền, những người
đã tới Việt Nam không có cảm giác Việt Nam là quốc gia vi phạm nhân
quyền trầm trọng đến mức độ như ở bên này tô vẽ. Ban Việt ngữ của BBC và
nhiều cơ quan khác như RFA, VOA có xu hướng chống Việt Nam. Họ hay đưa
lên thông tin bất lợi hoặc tạo căng thẳng, áp lực cho Việt Nam mà mật độ
mất cân xứng với thực tế. Việt Nam có cái tốt, cái xấu nhưng đọc BBC
lúc nào cũng chỉ thấy căng thẳng, cái xấu, cái nguy cơ sắp bùng phát đến
nơi! Tôi cho đó là mất cân xứng với thực tế. Những người phát biểu
trong bài phỏng vấn của BBC coi cuộc bỏ phiếu của Hội đồng TP Garden
Grove là áp lực buộc Việt Nam phải thay đổi cơ chế, chế độ mới được làm
việc với Mỹ hoặc có quan hệ dễ dàng với Mỹ! Lối lý giải này hoàn toàn đi
ngược với tính hiệu quả đang xảy ra, nên chỉ có tính biểu tượng, thậm
chí không đi đến mục đích, chỉ giúp các nhân sự thu được lá phiếu trong
cộng đồng gốc Việt, mà ngay cả các lá phiếu này cũng đang dần dần giảm
đi…
Báo Nhân Dân và HR.4254: Đơn giản đó là sự tự do – Liên Sơn – (VNTB) -Thực tình mà nói, 2/3 “trích lược” trao đổi đó là đúng. 1/3 còn lại thì xin trao đổi lại như sau:
*** Hai tay nhà báo này nên về Việt nam sống , vì VN sướng như
mấy ông nói, sao lại ở xứ tư bản đầu sỏ Mỹ, không sợ nó bóc lột sao, ở
bên đó có lẽ bị cho liếm bơ thừa sữa cặn của ĐQ Mỹ hay là thằng khác nó
liếm hết không mà tức bọn Mỹ nó không có “tự do dân chủ…” gì hết trơn
vậy mà cái gì nó cũng “lận léo chính trị” công khai, sao mà dân xứ Mỹ
mà lại kém thế ( do hai ông này nói tình trạng các chính trị gia bên Mỹ,
chớ tôi đâu có biết bên Mỹ) không phản đối và chắc hai ông là “người Mỹ
mà là gôc Việt” thì cứ tìm mấy ông bà đó mà phản đối… Cuối cùng là nhắn
2 ông về VN sống chớ có ngu mới ở bên Mỹ nó bóc lột không cho ăn nói (
nay gọi là ngôn luận, nhân quyền) , nói như 2 ông thì xã hội Mỹ tồi tệ
quá, 2 ông giỏi thế sao không về VN mà giúp đảng và nhà nước ta , mà ông
là công dân Mỹ nói tùm lum thế là “xía vào nội bộ của VN” là không được
, về CHXHCN VN tha hồ nói tha hồ tham gia… còn có thể gởi con cái về
VN cho nó ở nó học nó mới hưởng được cái “tự do nhân quyền XHCN” cho nó
sướng đời người -( Tôi không hiểu 2 ông là F nào và tại sao lại lưu lạc
sang xứ Đế quốc đầu sỏ thế, tội nghiệp , hay đời cái F mà “nam là ma cô,
nữ là đĩ điếm” mang chạy sang xứ Đế quốc hồi 75- Cái câu trong ngoặc là
ông Phạm văn Đồng mắng cái bọn chạy theo liếm tùm lum của ĐQ Mỹ đến
cùng đấy chớ tôi đâu dám nói , nay mượn tí thôi)Việt Nam ủng hộ chính sách Hướng Đông của Ấn Độ -(VOV) — Cần thắt chặt quan hệ đối tác giữa Ấn Độ- ASEAN -(VOV)
Ấn Độ mong Việt Nam trở thành đối tác an ninh- quốc phòng -(TP) — Việt Nam-Thái Lan tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hải quân -(PLTP)
Học giả Nga bình luận: Mua vũ khí Mỹ, Việt Nam sẽ trả giá đắt?!
– (GDVN) – Không biết Vladimir Kolotov có được “tình báo Hoa Nam” mớm
lời hay không để lên lớp người Việt bằng những lời phân tích ngô nghê
không ăn nhập gì với thực tế.
“Sẽ là cuộc chiến sống còn nếu xảy ra va chạm Trung-Mỹ ở Biển Đông” -(GDVN)Phẫu thuật từ thiện: Thêm một bé nữa ra đi…! -(TT) – Đây là bệnh nhi thứ ba đã tử vong trong đợt phẫu thuật từ thiện đã nêu tại Khánh Hòa, nhằm “tìm lại nụ cười” cho các bé thơ… >>> Phẫu thuật từ thiện: Hai trẻ tử vong, một trẻ nguy kịch — 3 trẻ hở hàm ếch tử vong sau khi được chữa từ thiện Khẩn cấp làm rõ việc 3 trẻ tử vong sau phẫu thuật từ thiện tại bệnh viện Quân Y 87 -(SGGP) — Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ chương trình phẫu thuật từ thiện làm ba trẻ tử vong -(PLTP)
Di chúc Hồ chủ tịch: ‘Quần chúng chỉ yêu mến người có đạo đức’ – (VnEx) – “Không phải ta cứ viết lên trán chữ cộng sản mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn trong di chúc.
*** Ông dạy thế, cho nên hôm nay lại viết ” Hồ chủ tịch sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta” , đâu có viết khác đâu.
Chính sách… đèn cù - TS. Trịnh Tiến Dũng -(TBKTSG)
Dài cổ chờ sổ đỏ – Bài 1: Nợ như chúa Chổm -(SGGP) >>> Hà Nội: Miễn lệ phí cấp giấy chủ quyền nhà đất đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn
Hơn một “sư đoàn” lao động Trung Quốc sắp đến Hà Tĩnh? -(MTG) — Cách chức, chuyển công tác một số cán bộ sai phạm về tài chính -(GDVN)
*** Trong bản tin Đặc phái viên Lê hồng Anh do TBT Nguyễn phú Trọng phái qua Tàu có đoạn : người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình thông báo
“Về việc xử lý ảnh hưởng của vụ gây rối, mất trật tự tại một số địa phương trung tuần tháng 5 vừa qua đối với doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có TQ, ông Bình cho biết: “Phía Việt Nam lấy làm tiếc về vụ việc xảy ra đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp và công nhân TQ trong tháng 5 vừa qua, đồng thời lấy làm buồn về việc một số công nhân TQ bị thiệt mạng, bị thương trong vụ việc này”.*** Sao người Trung cộng bị dân Việt “đánh chết” lại được cái nhà nước CHXHCN quan tâm …đến bên Trung cộng, sướng qua đi chớ- Còn Dân Việt nam hành nghề ngay trên biển của mình bị Dân Trung cộng tấn công bắn giết cướp phá tài sản tàu bè hàng chục con người sao Trung cộng chả nói gì, còn cho là ăn cướp…. là như thế nào.
Phía Việt Nam sẽ có hình thức hỗ trợ nhân đạo đối với công nhân TQ bị nạn. Hội hữu nghị Việt – Trung sẽ cử đoàn sang TQ thăm hỏi một số gia đình đại diện cho những người bị nạn. “
Việt Nam: Các nhà hoạt động phải ra tòa vì lỗi giao thông ngụy tạo -(HRW)
HRW kêu gọi trả tự do cho các nhà hoạt động Minh Hằng, Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh -(RFA)
Càng học bác càng nhếch nhác -(DCCT) — Quan chức siêu giàu do tham nhũng? (PT)
Công an Ba Đình xem xét khởi tố vụ chiếm giữ nhà trái pháp luật -(DT) >> Nhà dân bị chiếm giữ, quận Ba Đình “bỏ ngoài tai” chỉ đạo của TP Hà Nội?
*** Thì
nay mai đưa thêm 10.000 cái “tàu há mồm” sang Hà tĩnh còn đòi gì nữa,
giết VN hàng mười mấy mạng không sao, chết mấy mống bù lu bù loa như con
nít, chúng bay cọi mạng Dân Việt nam còn thua mạng chó , chúng bay kéo
xác về Hải nam còn hô là cướp của chúng bay, ai đời đứa tay không đi ăn
cướp thằng có súng, hôm cái giàn khoan của chúng bay cũng húc chết 2
mạng người VN, hôm rồi thì cướp của thẳng tay….bao nhiêu tội ác ác mấy
ngàn năm thì nhất định có ngày Dân VN sẽ tính sổ lấy lại.Bọn Việt gian
theo hầu chúng bay, con cái hoang đàng gì của chúng bay thì bay giữ,
quảy gói theo chúng bay luôn. Còn Dân VN chúng tao không bao giờ chịu
lòn cúi để chúng bay ngồi trên đầu đâu.
VIỆT NAM – LÀO-CAM BỐT : -Tập đoàn Cao su Việt Nam chấp nhận tiếp xúc với dân mất đất -(RFI)
Hàn gắn quan hệ -(BBC) – Ý nghĩa chuyến thăm Trung Quốc của ông Lê Hồng Anh. >>> Đảng CS cử đặc phái viên sang TQ
Ủy viên Bộ chính trị đảng CSVN sang thăm Trung Quốc -(RFA)Luật sư phản đối Thông tư 28 của Bộ Công an -(RFA)
Kinh tế
Vay vốn tín chấp: Tiền sẽ lại chọn tập đoàn, DNNN? -(ĐV)Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ: DN Việt thua vì… -(ĐV) – Trong khi Trung Quốc hiểu rất rõ về thị trường Việt Nam ngược lại Việt Nam không hiểu rõ thương lái Trung Quốc mua cây này, con kia…làm gì?
Sếp lớn bị bắt, đất vàng của tập đoàn Thiên Thanh thành bãi hoang tàn – (GDVN)
Phi vụ ma mãnh gần 900 triệu USD: Metro kinh doanh siêu thị hay BĐS? – (GDVN)
Tỷ phú Thái mua Metro Việt Nam “thân” Trung Quốc? -(VnEc) >>> 8 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt hơn 192 tỷ USD
Thủ Thiêm bất động: 10.000 tỷ đồng lãi gộp và tâm lý “mặc kệ” -(Bizlive) >>> Giá cả nhà đất: Biệt thự đang giảm, chung cư nhích nhẹ >>> Xử lý nợ xấu: Không thể chần chừ nữa >>> Đầu tuần, giá vàng trong nước tăng nhẹ
Sử dụng công nghệ “rác” Trung Quốc, Việt Nam trả giá đắt-(Bizlive)Quy trình, chất lượng trà C2 Ô Long: Trắng trợn lừa dối người dùng -(VTC)
Thuế cho doanh nghiệp nông nghiệp có thể giảm về 20% -(VnEx) — Nokia gặp khó khi đưa máy móc từ Trung Quốc sang Việt Nam -(VnEx)
VRG ngưng khai thác mủ cao su -(TBKTSG) >>> ĐBSCL: cần hơn 44.500 tỉ đồng ứng phó với lũ
Thế giới
Ấn Độ đọ súng Pakistan: Trung Quốc tăng cường áp sát -(ĐV) — Đụng độ giữa Ấn Độ và Pakistan 1 tử thương -(RFA) — ẤN ĐỘ – PAKISTAN : -Chạm súng tại vùng Cachemire, 4 người chết -(RFI)Trung Quốc ‘hạ bệ’ Lục quân, Không quân lên “độc tôn” -(ĐV)
Trung Quốc đau đầu đối phó hàng loạt bất ổn -(ĐV) — TQ xử tử nhóm tấn công Thiên An Môn
-(BBC) -Tám người Uighur từ Tân Cương, trong đó có những phần tử ‘khủng
bố’ tấn công Thiên An Môn, bị TQ hành quyết, theo Tân Hoa Xã — Cấm để râu quai nón và khăn choàng đầu ở Tân Cương -(RFA) — Trung Quốc hành quyết 8 người bị kết tội khủng bố -(VOA) — Tân Cương : 8 người bị hành quyết vì tội “khủng bố” -(RFI)
Trung quốc thiết kế các hệ điều hành thay Microsoft, Apple, Google? -(RFA) — Mỹ gấp rút xây dựng căn cứ Guam để ứng phó Trung Quốc – (GDVN)
IS chiếm căn cứ không quân Syria sau 9 ngày giao tranh ác liệt – (GDVN) — IS chiếm căn cứ không quân Syria
-(BBC) -Các chiến binh Islamic State (IS) vừa chiếm một căn cứ
không quân quan trọng của Syria sau nhiều ngày giao tranh. — Quân nổi dậy lại chiếm sân bay Tripoli -(BBC) -Căng thẳng ở Libya gia tăng sau khi một liên mình quân nổi dậy vũ trang chiếm lại sân bay ở thủ đô Tripoli
Kỳ 47 & 48: Bắc Kinh – Phnom Penh: “Hai phương trời cách biệt!“ -(MTG)Nhà báo Mỹ được trả tự do sau hai năm bị cầm tù ở Syria -(MTG) — Nhóm Hồi giáo nổi dậy ở Syria phóng thích một ký giả Mỹ -(VOA) >>> Các nhà lập pháp Mỹ kêu gọi gia tăng oanh kích nhóm ISIS >>> Bắc Kinh bác bỏ tố cáo máy bay TQ bay cắt ngang máy bay Mỹ
Iran bắn rơi máy bay không người lái Israel gần cơ sở hạt nhân -(VOA) >>> Israel hạ sát một viên chức tài chính của Hamas
Làn sóng khủng bố tại Irak, sau vụ tấn công đền thờ Sunni -(RFI)
Anh sắp xác định được danh tính kẻ chặt đầu nhà báo Mỹ -(VOA)
Phe ly khai gây bức xúc khi bắt binh lính Ukraine diễu phố -(MTG) — Gần 3 tỷ đô la để tái võ trang quân đội Ukraina -(RFI)
Phe cộng sản Philippines tấn công 2 đồn điền ở Mindanao -(RFA)
Động đất ở bắc California, nhiều người bị thương -(VOA) — Italia cứu 3.500 di dân, tìm thấy 18 thi thể trên biển -(VOA) — Công dân Anh nhiễm Ebola ở Sierra Leone được đưa về nước -(VOA) — Tòa Bạch Ốc, Điện Capitol đánh dấu ngày đen tối của lịch sử -(VOA)
Hải quân Ý cứu vớt 3500 thuyền nhân trong hai ngày -(RFI)
Hệ thống định vị Galileo : Châu Âu phóng lệch 2 vệ tinh -(RFI) >>> Iceland đóng cửa không phận đề phòng núi lửa
Trung Quốc bàn chuyện bầu lãnh đạo Hồng Kông -(NLĐO) — Trung Quốc triển khai 8 triệu “dân quân mạng” chống phá Nhật -(MTG)
Vụ MH 370 mất tích và cuộc tấn công tin học bí hiểm từ Trung Quốc -(RFI)
Macao : 5 người bị bắt vì trưng cầu dân ý đòi dân chủ -(RFI)
Anh dường như xác định được thủ phạm giết nhà báo Mỹ James Foley -(RFI)
Để chống Nhà nước Hồi giáo, Phương Tây phải nói chuyện với nhà độc tài Syria Assad -(RFI)
Ebola : Nhật sẵn sàng cung cấp thuốc điều trị thử nghiệm -(RFI)
Văn hóa – Giáo dục – Khoa học - Xã hội
Bộ trưởng thừa nhận sách giáo khoa “3 khó” -(Infonet) >>> Bộ trưởng Giáo dục nói gì về SGK “3 khó” và kỳ thi “3 chung”?
Nam Định: “Quên” nộp tiền bảo hiểm cho học sinh? -(Bizlive) >>> Chỉ định bảo hiểm cho nhà trường: Biến tự nguyện thành bắt buộc?
Phát hiện rúng động về sinh vật sống ngoài trạm vũ trụ -(TP) — ĐH Quy Nhơn: Cán bộ phòng đào tạo nhận 132 triệu đồng để sửa điểm -(TNO)
Tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2014: Rối như tơ vò! -(SGGP) — AIC- đơn vị tư vấn “đề án máy tính bảng” phủ nhận chuyện sẽ cung ứng sản phẩm -(MTG) >>> Giáo sư Việt ở Hàn Quốc bàn về đề án 4.000 tỉ đồng mua máy tính bảng
Tại sao “tiến sĩ” thi trượt giáo viên trường Ams -(DT) >>> ĐH Cần Thơ: “Quá tải” số lượng đăng ký xét nguyện vọng 2
Người Sài Gòn lại lội nước -(NLĐO) -Cơn mưa lớn kéo dài hơn 1 tiếng vào chiều 25 – 8 làm nhiều tuyến đường tại TP HCM ngập nặng, người dân lại phải bì bõm lội nước để về nhà
Cháy suốt đêm, xưởng gỗ hàng ngàn mét vuông bị thiêu rụi -(Infonet) >>> Cháy lớn ở trung tâm TP Đà Lạt
Xét xử 4 ‘đại gia Trung Quốc ‘ vào Việt Nam lừa đảo -(VTC) >>> Đình chỉ hai phó giám đốc sở đánh nhau tại quán karaoke >>> Sẽ thu hồi các danh hiệu của trùm xã hội đen Minh ‘Sâm’? >>> Bác sĩ Tường sẽ được thả vì hết thời hạn tạm giam để điều tra? >>> Liều lĩnh vào trại giam Bộ Công an trộm Iphone 5S >>> Bị xin đểu trên cao tốc, tài xế nhắn tin cho Bộ trưởng Thăng
Nguyên trung úy CSGT Khánh Hòa bị tuyên 14 năm tù -(TT) >>> Hỗn chiến như phim hành động
Vụ nổ súng tại Trạm CSGT Suối Tre: Ngày mai, xét xử nguyên đại úy CSGT bắn chết cấp trên -(TN) — Cuộc đấu khẩu khiến đại úy bắn chết phó trạm CSGT Suối Tre -(VnEx)
Bắt côn đồ truy sát đâm chết người giữa ban ngày -(Soha) >>> Bắt tại trận ‘yêu râu xanh’ hiếp dâm bé gái bên đường >>> Chấn động bác bắt cháu gái làm nô lệ tình dục suốt 3 năm liền >>> Giới trẻ đua nhau diễn “cảnh nóng” tại quán cafe, công viên
Lừa bán năm phụ nữ sang Trung Quốc -(PLTP) — Lâm tặc đánh kiểm lâm nhập viện -(NLĐ) >>> 4 hacker Trung Quốc làm thẻ tín dụng giả, rút 3,9 tỉ đồng >>> Một thanh niên bị sát hại dã man dưới chân cầu
Chàng rể chém vợ và mẹ vợ trong cơn “say máu” -(NLĐO) >>> Đánh bạn, hiếp dâm bạn gái của bạn >>>Tranh chấp đất thừa kế, anh trai chém đứt cổ em gáiPhát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình ngày 25/8/2014
http://www.mofa.gov.vn/vi/tt_baochi/pbnfn/ns140825161253
Bộ ngoại giao
1. Ngày 25/8/2014, Bộ Ngoại giao ra thông cáo báo chí
về chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 26-27/8/2014 của đồng chí Lê Hồng
Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Đặc phái viên của
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho
biết mục đích chuyến thăm, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê
Hải Bình cho biết:
“Nhận lời mời của Trung ương Đảng Cộng
sản Trung Quốc, đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực
Ban Bí thư sẽ sang thăm Trung Quốc với danh nghĩa là Đặc phái viên của
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Mục đích chuyến đi là nhằm trao đổi với
Lãnh đạo Trung Quốc về các biện pháp làm dịu tình hình, không để tái
diễn các vụ việc căng thẳng như vừa qua, đồng thời
thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành mạnh, ổn định lâu
dài, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước Việt Nam –
Trung Quốc”.
2. Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc xử lý ảnh
hưởng của vụ gây rối, mất trật tự tại một số địa phương trung tuần tháng
5 vừa qua đối với doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Trung Quốc,
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ:
“Phía Việt Nam lấy làm tiếc về vụ việc
xảy ra đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có doanh
nghiệp và công nhân Trung Quốc trong tháng 5 vừa qua, đồng thời lấy làm
buồn về việc một số công nhân Trung Quốc bị thiệt mạng, bị thương trong
vụ việc này.
Phía Việt Nam sẽ có hình thức hỗ trợ nhân
đạo đối với công nhân Trung Quốc bị nạn. Hội hữu nghị Việt – Trung sẽ
cử đoàn sang Trung Quốc thăm hỏi một số gia đình đại diện cho những
người bị nạn.
Phía Việt Nam đã và sẽ tiếp tục thực hiện
các chính sách, biện pháp hỗ trợ mà Chính phủ đã công bố đối với các
doanh nghiệp để doanh nghiệp khắc phục khó khăn, giảm bớt thiệt hại và
triển khai hoạt động bình thường.
Việt Nam đã và đang tiếp tục điều tra vụ
việc một cách nghiêm túc và xử lý nghiêm những người gây rối vi phạm
pháp luật; đồng thời áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh,
an toàn cho công nhân, doanh nghiệp Trung Quốc và các nước tại Việt
Nam.”./.
Thomas L. Friedman - Qui luật thứ nhất của nền chính trị dựa trên dầu mỏ
Phạm Nguyên Trường dịch
Tổng thống Iran phủ nhận
Holocaust, Hugo Chavez coi thường các lãnh tụ phương Tây, còn Vladimir
Putin thì thay củ cà rốt bằng cây gậy. Tại sao? Họ hiểu rõ rằng mức độ
dân chủ tỉ lệ nghịch với giá dầu mỏ. Đấy là qui luật thứ nhất của nền
chính trị dựa vào dầu mỏ, chính qui luật này xác định đặc điểm của thời
đại chúng ta.
Khi nghe ông Mahmoud
Ahmadinejad, Tổng thống Iran, tuyên bố rằng Holocaust chỉ là “huyền
thoại”, tôi chợt nghĩ: “Liệu ông ta có dám nói như thế không nếu giá dầu
không phải là 60 USD mà chỉ là 20 USD một thùng thôi?” Khi nghe ông
Hugo Chavez, Tổng thống Venezuela, bảo thủ tướng Tony Blair “cút xéo”,
rồi sau đó, khi phát biểu trước những ủng hộ viên, ông ta lại thoá mạ kế
hoạch của Mĩ về việc thành lập khu vực tự do Bắc và Nam Mĩ, tôi lại tự
hỏi: “Liệu tổng thống Venezuela có dám nói như thế không nếu giá dầu
không phải là 60 USD mà chỉ là 20 USD một thùng và đất nước ông phải
phát triển kinh doanh chứ không chỉ đếm những đồng tiền thu được từ việc
khai thác dầu?”
Trong mấy năm gần đây, theo dõi
các sự kiện diễn ra trong các nước cũng vịnh Ba Tư, tôi nhận ra rằng
Bahrain là nước đầu tiên trong số các nước Arab thực hiện việc bầu cử
công khai và trung thực, có sự tham gia của phụ nữ, là nước đầu tiên xem
xét lại bộ luật lao động để nâng cao tỉ lệ người có việc làm trong dân
chúng và giảm sự phụ thuộc vào dầu khí. Xin nói thêm là Bahrain là nước
sẽ hết dầu mỏ trước các nước vùng Vịnh khác. Cũng chính Bahrain là nước
vùng Vịnh đầu tiên kí hiệp định thương mại tự do với Mĩ. Tôi tự hỏi:
“Chả lẽ đây chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên?”. Cuối cùng, khi nghiên
cứu tình hình trong thế giới Arab và quan sát cách những người dân chủ
Libanon đòi quân đội Syria rút về nước, tôi lại tự hỏi: “Có phải là sự
trùng hợp vô tình không khi đất nước dân chủ duy nhất trong thế giới
Arab lại là nước không có một giọt dầu nào?”
Càng suy nghĩ về những vấn đề đó
tôi càng nhận thức được sự tồn tại của mối quan hệ, một mối quan hệ
trực tiếp, có thể tính toán và phân tích được, giữa giá dầu mỏ và tốc
độ, mức độ và sự ổn định của quá trình mở rộng hay thu hẹp của những
quyền tự do chính trị và tự do kinh tế tại những nước nhất định. Mấy
tháng trước, tôi đã đề nghị với ban biên tập tạp chí Foreign Policy thử
thể hiện những dự đoán mang tính trực cảm của tôi dưới dạng đồ thị. Trên
một trục là giá dầu trung bình của thế giới và trục kia là việc mở rộng
hay thu hẹp các quyền tự do kinh tế và chính trị, được chuyển thành đơn
vị đo lường theo phương pháp của các tổ chức khoa học phù hợp, thí dụ
của tổ chức Freedom House. Tôi đề nghị lấy các thông số như tính chất
của các cuộc bầu cử, việc mở hay đóng cửa các tờ báo, số lượng các vụ
bắt người một cách tùy tiện, số lượng các nhà cải cách được bầu vào quốc
hội, việc thực hiện hay đóng băng các cải cách kinh tế, tư nhân hoá hay
quốc hữu hoá các công ty, v.v…
Tôi xin nói ngay rằng thí nghiệm
của chúng tôi không thể coi là tuyệt vời về mặt khoa học vì sự thăng
giáng của tự do kinh tế và tự do chính trị trong một xã hội không thể
cân đong đo đếm chính xác được, chúng cũng không có tính chu kì hoàn
hảo. Nhưng nhiệm vụ của tôi không phải là bảo vệ luận án mà chỉ là kiểm
tra một giả thuyết, là khuyến khích các cuộc thảo luận; tôi cho rằng
việc phân tích quan hệ giữa giá dầu và sự thăng giáng của quá trình dân
chủ hoá, dù có một số thiếu sót về phương pháp luận, cũng không phải là
việc làm vô ích. Vì trong tương lai gần, việc tăng giá dầu sẽ trở thành
tác nhân quyết định trong các mối quan hệ quốc tế, cần phải hiểu nó tác
động như thế nào và bằng cách nào đến tính chất và xu hướng của nền
chính trị thế giới. Xin ghi nhận: Đồ thị do chúng tôi lập chứng tỏ mối
liên hệ trực tiếp giữa giá dầu và sự thăng giáng của quá trình truyền bá
tự do, mối liên hệ rõ ràng đến nỗi tôi muốn được đề nghị thảo luận qui
luật thứ nhất của nền chính trị dựa trên dầu lửa do tôi phát kiến.
Qui luật đó như sau: Mức độ tự
do của các quốc gia dầu mỏ tỉ lệ nghịch với giá dầu. Theo qui luật thứ
nhất của nền chính trị dựa trên dầu mỏ thì giá dầu trung bình thế giới
càng cao, tự do ngôn luận, tự do báo chí, các thiết chế về bầu cử tự do
và trung thực, tinh thần thượng tôn pháp luật, sự độc lập của toà án và
các đảng phái chính trị càng mờ nhạt. Xu hướng tiêu cực này càng bị
khoét sâu thêm bởi tác nhân sau đây: giá dầu càng cao thì lãnh tụ các
quốc gia dầu hoả càng quay lưng lại với dư luận của cộng đồng quốc tế.
Ngược lại, theo qui luật này thì giá dầu càng thấp, các quốc gia dầu mỏ
càng phải tiến gần đến thể chế chính trị minh bạch hơn, càng phải lắng
nghe ý kiến của phe đối lập hơn, càng phải chú ý thiết lập các hệ thống
chính trị và giáo dục cho phép các công dân của họ (cả đàn ông lẫn đàn
bà) có cơ hội cạnh tranh, kinh doanh và thu hút đầu tư nước ngoài một
cách tối đa. Giá dầu càng thấp thì lãnh tụ các quốc gia dầu mỏ càng nhạy
cảm với dư luận của cộng đồng quốc tế.
“Các quốc gia dầu mỏ” là thuật
ngữ để chỉ các quốc gia không chỉ nhận được phần lớn thu nhập quốc dân
nhờ vào việc khai thác và xuất khẩu dầu mỏ mà còn có các thiết chế nhà
nước yếu kém và thể chế chính trị độc đoán. Chắc chắn tôi sẽ đưa những
nước sau đây vào danh sách đó: Azerbaizhan, Angola, Venezuela, Ai Cập,
Iran, Kazakstan, Nigeria, Nga, Saudi Arabia, Sudan, Uzbekistan, Chad và
Ginea Xích đạo. (Các nước có trữ lượng dầu khí lớn nhưng đã thiết lập
được thể chế nhà nước vững mạnh với các thiết chế dân chủ bền vững và
một nền kinh tế đa dạng như Anh, Na Uy, Mĩ không chịu tác động của qui
luật thứ nhất của nền chính trị dựa trên dầu dầu khí).
Tất nhiên là các nhà khoa học đã
chỉ rõ những hậu quả nghiêm trọng về chính trị và kinh tế mà các nước
giàu tài nguyên có thể gặp từ khá lâu rồi. Hiện tượng này được gọi là
“căn bệnh Hà Lan” hay “sự nguyền rủa của tài nguyên”. Thuật ngữ “căn
bệnh Hà Lan” là để chỉ quá trình suy sụp của ngành công nghiệp, hậu quả
của những khoản thu nhập to lớn bất thình lình đổ về từ việc xuất khẩu
nguyên liệu.
Lần đầu tiên khái niệm “căn bệnh
Hà Lan” được phát biểu vào những năm 1960, khi người ta phát hiện được
những mỏ khí đốt với trữ lượng lớn ở đất nước này. Tại các nước bị “bệnh
Hà Lan”, đồng nội tệ tự nhiên tăng giá đột ngột vì nguồn ngoại tệ chảy
vào từ việc bán dầu hoả, vàng, khí đốt, kim cương hay các nguồn nguyên
liệu khác. Kết quả là: hàng công nghiệp xuất khẩu không còn khả năng
cạnh tranh còn hàng nhập khẩu thì xuống giá trông thấy. Người dân rủng
rỉnh tiền trong túi, bắt đầu đổ xô đi mua hàng nhập khẩu, nền công
nghiệp trong nước chết yểu - đấy chính là quá trình suy sụp của nền công
nghiệp. Thuật ngữ “sự nguyền rủa của tài nguyên” nói về quá trình này,
cũng như nói về sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên có ảnh hưởng đến đời
sống chính trị của đất nước, ảnh hưởng đến những ưu tiên về đầu tư và ưu
tiên trong lĩnh vực giáo dục. Vấn đề lúc đó sẽ là ai kiểm soát “van
dầu” và ai được chia bao nhiêu phần của cái bánh chứ không phải là làm
thế nào để bảo đảm được khả năng cạnh tranh hữu hiệu, sáng kiến và sản
xuất ra hàng hoá thực cho nhu cầu tiêu thụ thực.
Bên cạnh các lí thuyết đó, các
nhà chính trị học còn nghiên cứu những vấn đề cụ thể hơn về ảnh hưởng
tiêu cực của trữ lượng dầu mỏ đối với quá trình dân chủ hoá. Một trong
những nghiên cứu sâu sắc nhất về vấn đề này mà tôi được đọc là của
Michael L. Ross, nhà chính trị học của đại học California (Los Angeles).
Sau khi nghiên cứu số liệu thống kê của 113 nước trong giai đoạn từ
1971 đến1997, Ross rút ra kết luận: “Nói chung, quá chú ý đến việc xuất
khẩu dầu mỏ và các khoáng sản khác là một trở ngại đối với tiến trình
dân chủ hoá đất nước nhưng việc xuất khẩu các hàng hoá khác lại không có
hiệu ứng như thế; hiện tượng này được tìm thấy không chỉ ở bán đảo
Arab, Trung Đông và phía Nam sa mạc Sahara mà còn xảy ra ở cả các nước
nhỏ nữa”.
Theo tôi, điều đặc biệt có giá
trị trong nghiên cứu của Ross là danh mục các cơ chế tác động tiêu cực
của thu nhập quá nhiều từ dầu mỏ đối với tiến trình dân chủ hoá. Trước
hết, đấy là “hiệu ứng thuế”: chính phủ các nước có nhiều dầu mỏ thường
sử dụng các khoản thu nhập vào việc làm “giảm căng thẳng xã hội, nếu
không có những khoản đó thì dân chúng nhất định sẽ đòi chính quyền phải
có trách nhiệm báo cáo” với xã hội hoặc phải đưa thêm đại diện của dân
chúng vào các cơ quan quyền lực. Nếu là tôi, tôi sẽ viết luận điểm ấy
như sau: một trong những khẩu hiệu của cuộc Cách mạng Mĩ là: “Không đóng
thuế nếu không có đại diện”. Các nhà cầm quyền độc tài của những quốc
gia dầu mỏ lộn ngược khẩu hiệu này thành: “không phải đóng thuế thì
không có đại diện”. Để giữ vững chế độ hiện hành, các nhà cầm quyền của
các quốc gia dầu mỏ không cần bắt dân đóng thuế, họ lấy thu nhập từ dầu
khí để bù vào khoản thiếu hụt đó, nhưng như vậy nghĩa là họ cũng không
cần nghe ý kiến nhân dân, không đại diện cho quyền lợi của nhân dân.
Ross gọi cơ chế tác động thứ hai
của dầu mỏ lên tiến trình dân chủ hoá là “hiệu ứng chi tiêu quốc gia”.
Thu nhập từ dầu mỏ tạo cho chính phủ khả năng tăng các khoản “bao cấp”
và bằng cách đó giảm được áp lực dân chủ hoá. Cơ chế tác động thứ ba là
“hiệu ứng nhóm xã hội”. Các chế độ độc tài rủng rỉnh ngoại tệ thu được
từ bán dầu có thể dùng tiền để gây khó khăn cho quá trình hình thành các
tổ chức xã hội độc lập; các nhóm này thường hoạt động tích cực nhất
trong việc đòi hỏi quyền lợi về chính trị. Ngoài ra, Ross còn khẳng định
rằng các khoản thu vượt trội từ dầu hoả còn dẫn đến “hiệu ứng đàn áp”,
nghĩa là, chính quyền có thể thoải mái chi tiền cho cảnh sát và các lực
lượng đặc biệt khác nhằm đàn áp các phong trào dân chủ. Cuối cùng, còn
một tác động nữa mà Ross gọi là “hiệu ứng chống hiện đại hoá”. Tiền thu
được từ bán dầu có thể làm giảm đi động lực trau dồi nghề nghiệp, nâng
cao trình độ học vấn, đô thị hoá, nghĩa là các xu hướng đồng hành với
tiến bộ kinh tế và nâng cao ý thức của người dân, nâng cao khả năng tự
tổ chức, khả năng đưa ra những đòi hỏi tập thể và phối hợp hành động,
cũng như gây khó khăn cho việc tạo ra trong xã hội những trung tâm kinh
tế độc lập với chính quyền.
Qui luật thứ nhất của nền chính
trị dựa trên dầu mỏ được rút ra từ những luận điểm đó, nhưng qui luật
này còn giúp ta hiểu được tương tác giữa dầu mỏ và các tiến trình chính
trị nữa. Tôi phát biểu qui luật đó là để khẳng định điều sau đây: sự phụ
thuộc quá nhiều vào dầu mỏ không chỉ tác động tiêu cực đến sự phát
triển của đất nước nói chung; có một mối liên hệ trực tiếp giữa sự thăng
giáng của giá dầu mỏ với sự thăng giáng của tiến trình dân chủ hoá của
các quốc gia dầu mỏ. Mối liên hệ này là một thực tế. Các đồ thị mà chúng
tôi lập ra chứng tỏ: chỉ cần giá dầu tăng lên một cách tương đối cao là
tiến trình dân chủ hoá lập tức bị chậm lại.
Trục dầu mỏ?
Lí do để chúng ta phải quan tâm
đến mối liên hệ giữa giá dầu mỏ và tốc độ truyền bá tự do là vì có vẻ
như chúng ta đang chứng kiến giai đoạn khởi đầu của quá trình tăng giá
dầu trên toàn thế giới. Nếu điều đó thực sự xảy ra, mức giá dầu mỏ cao
hơn chắc chắn sẽ có những tác động dài hạn đối với chính sách của các
chính phủ yếu và các chính phủ độc tài. Đến lượt nó, điều này có thể sẽ
cải biến thế giới theo hướng không phải là tốt nhất, như chúng ta từng
thấy sau chiến tranh lạnh. Nói một cách khác, không chỉ Bộ trưởng bộ Tài
chính Mĩ mà cả Bộ trưởng Ngoại giao cũng phải thường xuyên quan tâm đến
sự thăng giáng của giá dầu.
Sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9,
giá dầu thế giới tăng vọt từ 20-40$ lên 40-60$ một thùng. Nguyên nhân
của việc tăng giá một phần là do cảm giác bất an vì những vụ bùng phát
bạo lực ở Iraq, Nigeria, Indonesia, Sudan. Nhưng đấy chủ yếu là do hiện
tượng mà tôi gọi là “quá trình làm phẳng thế giới” và việc tham gia vào
thị trường thế giới của 3 tỉ người tiêu dùng từ Trung Quốc, Brazil, Ấn
Độ và đế quốc Nga Xô cũ, tất cả những người đó đều mơ có nhà ở, có ô tô,
có tủ lạnh và lò viba. Nhu cầu nhiên liệu của họ thật lớn và ngày càng
tăng lên. Họ đã và tiếp tục gây áp lực lên giá dầu. Nếu phương Tây không
có những biện pháp triệt để về việc bảo đảm nguồn khai thác và nếu
không tìm được nguồn nhiên liệu thay thế thì trong tương lai gần giá dầu
sẽ giữ ở mức 40-60$, mà có thể còn cao hơn.
Từ quan điểm chính trị, điều đó
có nghĩa là một loạt quốc gia dầu mỏ với các thiết chế chính trị yếu kém
hoặc có các chính phủ độc tài chắc chắn sẽ phải đối đầu với việc đánh
mất tự do, đối đầu với tệ tham nhũng ngày một gia tăng cũng như sẽ phải
chứng kiến các hành động độc tài, phi dân chủ của nhà cầm quyền. Lãnh tụ
của các nước đó hoàn toàn có thể hi vọng vào sự gia tăng đáng kể thu
nhập từ dầu mỏ, tiền sẽ giúp họ tăng cường lực lượng vũ trang, mua chuộc
các nhà bất đồng chính kiến, mua phiếu của cử tri hay mua sự ủng hộ của
xã hội và coi thường các tiêu chuẩn và trật tự quốc tế. Chỉ cần đọc bất
kì tờ báo nào, trong bất kì ngày nào, ta cũng thấy sự hiện diện của xu
hướng đó.
Lấy thí dụ bài đăng trong tháng 2
năm 2005 trên báo Wall Street Journal kể lại chuyện các giáo chủ ở
Tehran đã nhận được nhiều tiền từ việc dầu tăng giá đến nỗi họ cho các
nhà đầu tư nước ngoài “đằng sau quay” thay vì trải thảm đỏ mời họ vào.
Bài báo có nói đến hãng điện thoại di động của Thổ Nhĩ Kì là Turkcell đã
kí hợp đồng với Iran về việc thành lập công ty điện thoại di động đầu
tiên tại nước này. Vụ làm ăn thật hấp dẫn: công ty đồng ý trả cho Iran
300 triệu dollar để được cấp phép thành lập xí nghiệp với vốn đầu tư
2,25 tỉ dollar và sẽ tạo ra 20 ngàn việc làm cho người Iran. Nhưng các
giáo chủ trong quốc hội đã tìm cách đóng băng hợp đồng, họ viện cớ rằng
các gián điệp nước ngoài sẽ lợi dụng mạng di động. Ali Ansari, một
chuyên gia về Iran thuộc trường đại học Saint-Andrew (Scotland) kể với
chúng tôi rằng các nhà phân tích Iran kêu gọi cải tổ kinh tế cả chục năm
qua. “Nhưng tình hình ngày càng xấu đi”, Ali nói, “Họ đã nhận được tiền
từ dầu mỏ và không cần cải cách kinh tế gì hết.”
Còn bài báo nói nữa về Iran trên
tờ Economist ngày 11 tháng 2 năm 2006: “Khi bụng đã no thì người ta
cũng dễ say mê tinh thần dân tộc lắm, Tổng thống Ahmadinejad là người
gặp may hiếm có, ông ta tin rằng năm nay thu nhập từ dầu mỏ sẽ là 36 tỉ
dollar, nhờ đó ông ta có thể mua được lòng trung thành của nhân dân.
Trong dự thảo ngân sách đang được quốc hội xem xét, chính phủ đã hứa sẽ
xây dựng 300 ngàn ngôi nhà mà hai phần ba trong số đó nắm ở bên ngoài
các thành phố lớn và giữ nguyên mức bao cấp về nhiên liệu, riêng khoản
này đã chiếm 10% tổng sản phẩm quốc nội rồi!”
Hay trường hợp Nigeria. Nước này
qui định tổng thống chỉ được nắm quyền tối đa là hai nhiệm kì, mỗi
nhiệm kì 4 năm. Olusegun Obasanjo được bầu năm 1999, sau giai đoạn cầm
quyền của các quân nhân và sau đó được tái cử trong cuộc phổ thông đầu
phiếu vào năm 2003. Ông ta đã giành được sự ủng hộ trên khắp thế giới vì
đã cho tiến hành điều tra các vụ vi phạm nhân quyền của các tướng lĩnh
Nigeria, đã thả các tù chính trị và những cố gắng trong việc loại bỏ tệ
tham nhũng. Lúc đó, giá dầu là 25$ một thùng. Hôm nay, khi giá dầu là
60$ một thùng, Obasanjo cố gắng thuyết phục quốc hội thay đổi hiến pháp
để ông ta có thể cầm quyền thêm nhiệm kì thứ ba nữa. Wunmi Bewaji, một
trong các lãnh tụ đối lập, cho biết các nhà làm luật đã được đề nghị
khoản hối lộ là 1 triệu dollar nếu họ đồng ý thông qua tu chính hiến
pháp. “Hiện nay người ta đề nghị 1 triệu dollar một phiếu”, VOA News đã
dẫn lại trong một bài viết đề ngày 11 tháng 3 năm 2006 như thế. “Chính
các quan chức cao cấp tại Thượng và Hạ viện phối hợp làm việc đó”.
Clement Nwankwo, một trong những
người tranh đấu vì công lí ở Nigeria, trong lần đến thăm Washington vào
tháng 3 vừa qua, đã kể cho tôi nghe rằng: ngay khi giá dầu tăng, “các
quyền tự do lập tức bị phương hại nghiêm trọng, việc bắt người diễn ra
một cách rất tùy tiện, nhiều nhân vật đối lập bị giết, các thiết chế dân
chủ bị ngưng hoạt động”. Dầu chiếm 90% xuất khẩu của Nigeria, ông nói
thêm, điều đó phần nào giải thích việc tăng một cách đột biến số vụ bắt
cóc người nước nước ngoài tại thung lũng có nhiều mỏ dầu là Niger. Nhiều
người Nigeria tin rằng người nước ngoài ăn cắp “vàng đen” của họ vì
quần chúng gần như không nhìn thấy bất kì thu nhập nào cả.
Trong các quốc gia dầu mỏ,
thường không chỉ toàn bộ nền chính trị xoay vần quanh việc kiểm soát
đường ống mà việc nhận thức tình hình trong xã hội cũng bị méo mó. Nếu
dân chúng nghèo mà quan chức giàu thì đấy không phải là chính phủ không
thể mở rộng giáo dục, sáng kiến, thượng tôn pháp luật và tinh thần kinh
doanh. Đấy là do một số người nhận được tiền từ dầu mỏ, còn họ thì
không. Dân chúng bắt đầu nghĩ rằng muốn giàu thì phải loại bỏ những
người ăn cắp dầu, chứ không phải là xây dựng một xã hội biết đầu tư cho
giáo dục, tinh thần kinh doanh và sáng kiến. “Nếu Nigeria không có dầu
mỏ thì phương trình chính trị sẽ khác hẳn”, Nwankwo đã nói như thế. “Nếu
dầu mỏ không bảo đảm được thu nhập thì vấn đề đa dạng hoá nền kinh tế
sẽ được đặt ra, doanh nghiệp tư nhân sẽ đóng vai trò quan trọng hơn và
dân chúng có thể phát triển khả năng sáng tạo của mình”.
Trên thực tế, giá dầu và tốc độ
truyền bá tự do có mối liên hệ chặt chẽ đến nỗi ngay các nhà lãnh đạo
nhìn xa trông rộng cũng có thể đình hoãn các cuộc cải cách kinh tế và
chính trị một khi giá dầu tăng đột ngột. Xin nhớ lại trường hợp Bahrain,
nước này biết rằng dầu mỏ của họ đang cạn kiệt và trở thành một thí dụ
điển hình về việc giảm thu nhập từ dầu mỏ có thể khuyến khích công cuộc
cải cách. Nhưng nước này cũng không đứng vững trước sức quyến rũ của
việc tăng giá dầu. “Mọi việc hiện nay đều tốt vì giá dầu tăng. Điều này
có thể tạo ra thói tự mãn cho các quan chức”, Jasim Husain Ali, trưởng
phòng nghiên cứu kinh tế của trường đại học tổng hợp Bahrain đã nói như
thế trong bài phỏng vấn của báo Gulf Daily News số ra gần đây. “Đấy là
một xu hướng nguy hiểm vì thu nhập từ dầu mỏ là không ổn định. Có thể là
theo tiêu chuẩn của vùng Vịnh thì Bahrain đã đa dạng hoá nền kinh tế
nhưng theo tiêu chuẩn quốc tế thì chưa”. Tôi không lấy làm ngạc nhiên
khi một nhà báo trẻ ở Tehran nói với tôi rằng: “Nếu chúng tôi không có
dầu mỏ thì có thể chúng tôi đã như Nhật rồi”.
Địa chất quan trọng hơn tư tưởng
Dù rất kinh trọng Ronald Reagan,
tôi vẫn không tin rằng ông ta đã tiêu diệt được Liên Xô. Liên Xô tan rã
là do một loạt nguyên nhân, nhưng chắc chắn rằng việc hạ giá dầu trên
thị trường thế giới vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 đã
đóng vai trò chủ chốt. (Giáng sinh năm 1991, Liên Xô chính thức thôi tồn
tại, giá dầu lúc đó là 17$ một thùng.)
Việc giá dầu tiếp tục hạ đã buộc
chính phủ hậu cộng sản của Boris Yeltsin tuân thủ pháp luật và trật tự
pháp lí, chứng tỏ sự cởi mở hơn đối với thế giới bên ngoài, cũng như tỏ
ra sẵn sàng xây dựng một hệ thống lập pháp mà các nhà đầu tư quốc tế đòi
hỏi.
Sau đó là Tổng thống Putin. Xin
hãy suy nghĩ về những thay đổi trong con người Putin trong giai đoạn khi
mà giá dầu tăng vọt từ 20$ một thùng lên mức 60$ như ngày hôm nay.
Khi giá dầu ở mức 20-40$, ông là
một tổng thống mà tôi xin gọi là “Putin Một”. G. Bush, sau cuộc gặp lần
đầu tiên vào năm 2001, đã nói rằng ông nhìn thấy “tâm” Putin, rằng đây
là một người có thể tin được. Nếu Bush nhìn vào tâm Putin hôm nay,
“Putin Hai”, “Putin – 60$ một thùng” thì ông sẽ thấy tâm ông ta đen đến
mức nào, đen như một chai dầu mỏ vậy.
Ông sẽ nhìn thấy rằng Putin đã
lợi dụng số của cải như tự trên trời rơi xuống để nuốt chửng (quốc hữu
hoá) công ty dầu mỏ cực kì to lớn của nước Nga, công ty Gazprom, hàng
loạt tờ báo và đài truyền hình cũng như các xí nghiệp và các định chế đã
có thời tồn tại một cách độc lập.
Vào đầu những năm 1990, khi giá
dầu còn thấp, ngay cả các quốc gia dầu mỏ Arab như Kuweit, Saudi Arabia,
Ai-Cập là những nước có nguồn dự trữ khí rất lớn cũng đã nói đến cải
cách kinh tế cũng như đã thực hiện những bước đầu chập chững theo hướng
cải cách chính trị. Nhưng ngay khi giá dầu bắt đầu lên, toàn bộ quá
trình cải tổ lập tức chậm lại, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị.
Cùng với việc các quốc gia dầu
mỏ ngày càng tích lũy được thêm nhiều của cải, họ hoàn toàn có khả năng
thay đổi toàn bộ hệ thống quan hệ quốc tế và tính chất của cơ cấu quốc
tế đã hình thành sau chiến tranh lạnh.
Sau khi bức tường Berlin sụp đổ,
mọi người đều tin tưởng sâu sắc rằng đây là khởi đầu của một tiến trình
phát triển không thể đảo ngược được của thị trường tự do và dân chủ
hoá. Sự lan truyền trên khắp thế giới những cuộc bầu cử tự do sau đó đã
tạo ra cảm giác rằng tiến trình này là một thực tế.
Nhưng hôm nay, tiến trình này
gặp phải một làn sóng của chủ nghĩa độc tài dầu mỏ, sinh ra từ giá dầu
là 60$ một thùng. Bất thình lình, các chế độ ở Iran, ở Nigeria, ở Nga và
Venezuela bắt đầu ra khỏi tiến trình dân chủ hoá tưởng như không thể
nào ngăn chặn được. Tại những nước đó, các nhà độc tài được toàn dân bầu
lên sử dụng ngay những đồng dollar bất ngờ ập xuống đầu họ để làm mỗi
một việc là được tự do sử dụng quyền lực, mua trọn gói những người bất
đồng chính kiến và những ủng hộ viên, bóp cổ khu vực tư nhân.
Thế mà đã có lúc tưởng rằng tất
cả những điều đó đã là quá khứ. Làn sóng dân chủ hoá đi theo sau sự sụp
đổ của bức tường Berlin đã gặp phải làn sóng đen của chủ nghĩa độc tài
dầu mỏ ngang sức ngang tài.
Mặc dù chủ nghĩa độc tài dầu mỏ
không tạo ra mối đe doạ về mặt tư tưởng và chiến lược to lớn đối với
phương Tây như chủ nghĩa cộng sản nhưng tác động lâu dài của cũng có khả
năng phá vỡ sự ổn định trên thế giới.
Một số chế độ đáng ghét nhất
trên thế giới sẽ có thêm phương tiện để làm những việc đen tối trong một
thời gian dài nữa. Còn một số nước có chế độ chính trị dân chủ nghiêm
chỉnh như Nhật Bản và Ấn Độ sẽ phải quị lụy trước các chế độ độc tài như
Iran và Sudan và phải nhắm mắt trước các hành động của các nước này vì
bị phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ của các nước đó. Đối với sự ổn định
thế giới, việc đó sẽ chẳng hứa hẹn điều gì tốt đẹp cả.
Xin nhấn mạnh một lần nữa điều
sau đây. Tôi biết rằng mối liên hệ mà những điều trình bày bên trên chỉ
ra là không thật hoàn hảo và nhiều độc giả có thể dẫn ra hàng loạt ngoại
lệ. Nhưng tôi cho rằng, những nguyên tắc nói tới bên trên thể hiện một
xu hướng chung, được phản ánh trong các bản tin thời sự hàng ngày: sự
gia tăng giá dầu mỏ đã có ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ truyền bá tự do
tại nhiều quốc gia. Khi số lượng các nước với tác động tiêu cực đủ lớn
thì họ sẽ đầu độc nền chính trị thế giới.
Chúng ta không thể cản trở hay
ủng hộ việc cung ứng dầu mỏ vào bất kì nước nào, nhưng chúng ta có thể
tác động lên giá dầu nếu chúng ta khởi sự thay đổi số lượng và chủng
loại năng lượng mà chúng ta tiêu thụ. Khi nói “chúng ta”, tôi có ý nói
đến cả nước Mĩ cũng như các nước nhập khẩu dầu mỏ vì Mĩ tiêu thụ 25%
năng lượng toàn cầu.
Suy tư về việc chúng ta sẽ làm
gì để có thể thay đổi cơ cấu năng lượng tiêu thụ nhằm góp phần hạ giá
dầu mỏ không còn là công việc và thú vui của các nhà bảo vệ môi trường
hay vấn đề lương tâm của ai nữa. Hiện nay, đây đã là vấn đề an ninh quốc
gia.
Như vậy là các chương trình
thăng tiến dân chủ của Mĩ sẽ trở thành vô nghĩa và nhất định sẽ thất bại
nếu không bao gồm các kế hoạch thông minh và dài hạn về việc tìm các
nguồn năng lượng thay thế dầu mỏ và làm giảm giá dầu.Hôm nay, điều quan
trọng không phải là bạn ủng hộ chính sách đối ngoại nào. Tất cả và từng
người chúng ta phải chấp nhận thế giới quan của “hoà bình xanh”. Không
thể trở thành người thực tế trong chính sách đối ngoại và người bảo vệ
dân chủ hữu hiệu nếu không đồng thời là người bảo vệ môi trường và suy
nghĩ về việc sử dụng có hiệu quả nguồn năng lượng.
Bạn muốn biết thêm?
Những ai quan tâm đến vấn đề
liên hệ giữa nguồn lợi dầu mỏ và sự phát triển của các hệ thống chính
trị xin đọc bài viết Michael L. Ross, “Does oil Hinder Democracy?”, trên
tờ World Politics số tháng 4 năm 2001. Còn Richard M. Auty trong tác
phẩm Sustaining Development in Mineral Economies: The Resource Curse
Thesis, xuất bản năm1993, New York: Routledge, đưa ra lí giải tại sao
các nước giàu tài nguyên khoáng sản thường không phát triển được.
Jeffrey D. Sachs và Andrew M. Warner cụ thể hoá các luận điểm này trong
tác phẩm Natural Resource Abundance and Economic Growth, Washington:
National Bureau of Economic Research, 1995. Nhà chính trị học Javier
Corrales chứng minh giá dầu cao góp phần củng cố vị trí của các nhà độc
tài hiện đại trong bài báo “Hugo Boss” trên tờ Foreign Policy số tháng
1-2 năm 2006. Moises Nairn trong bài “Globoquiz: Guess the Leader”, đăng
trên tờ Newsweek International ra ngày 1 tháng 12 năm 2004 so sánh sự
giống nhau đến kinh ngạc giữa Hugo Chavez và Vladimir Putin, và sự giống
nahu đó đều do dầu hoả mà ra. Trong một bài báo khác trên tờ Foreign
Policy số tháng 1-2 năm 2004, tác giả này phân tích sự dịch chuyển của
Moskva về phía các quốc gia dầu hoả.
Thomas L. Friedman là tác giả
của những tác phẩm nổi tiếng, trong đó hai tác phẩm Chiếc Lexus và cây
Oliu và Thế giới phẳng đã được dịch sang tiếng Việt.
Đã đăng trên talawas
Nguồn: Foreign Policy qua bản tiếng Nga tại địa chỉ: http://www.inosmi.ru/translation/227213.html
Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ
Nhà sử học Mỹ, bà Gi-xen-tơn trong bài viết: "Vai trò của Hồ Chí Minh trong lịch sử của sự tiến bộ của phụ nữ” đã nhận xét: "Chỉ có Hồ Chí Minh đã luôn luôn bộc trực về quyền bình đẳng của phụ nữ, về giáo dục, tự do ngôn luận, độc lập về kinh tế và quyền của phụ nữ được hưởng các quyền lợi khác như của nam giới
Giải phóng phụ nữ là một bộ phận trong sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc mà lúc sinh thời Bác Hồ rất quan tâm.
Từ năm 1912, với tên là Nguyễn Tất Thành rời nước Pháp làm thuê cho tàu buôn Sác-Giơ Rêuyni đi vòng quanh Châu Phi, có dừng lại ở một số nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Angiêri, Tuyniđi, Cônggô, Đahômây, Xênêgan..., ngày 15/12/1912, Bác đến Niu Oóc nước Mỹ. Tại đây Bác vừa đi làm thuê để lấy tiền kiếm sống vừa tranh thủ giờ nghỉ để học tập và thăm các danh thắng.
Đến thăm Tượng thần tự do, Bác đã ghi cảm tưởng: "Ánh sáng trên đầu thần tự do toả rộng khắp trời xanh, còn dưới chân Tượng thần tự do thì người da đen đang bị chà đạp. Bao giờ người đấu tranh da đen được bình đẳng với người da trắng? Bao giờ người phụ nữ được bình đẳng với nam giới?".
Năm 1930, khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, chính Người với tên là Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt Quốc tế cộng sản và Đảng cộng sản Việt Nam ra lời kêu gọi: "Hỡi công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh, anh, chị em bị áp bức bóc lột". Từ nay anh chị em chúng ta cần gia nhập Đảng, ủng hộ Đảng và đi theo Đảng để: Thực hiện mười điều mà điều thứ mười là: "Thực hiện nam nữ bình quyền".
Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, Bác Hồ đã giới thiệu vào Quốc hội khoá I của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà một số chị em tiêu biểu như: Bà giáo sư Nguyễn Thị Thục Viên, bà Tôn Thị Quế... Từ đó đội ngũ cán bộ nữ tham gia vào cơ quan lãnh đạo các cấp từ trung ương đến cơ sở ngày càng đông, đóng góp to lớn vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.
Ngày 08/03/1952, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta bước vào giai đoạn quyết liệt, nhân ngày Quốc tế phụ nữ. Bác đã gửi thư cho chị em trong nước và chị em kiều bào ngoài nước.
Bác viết : "Hai Bà Trưng đã để lại cho phụ nữ Việt Nam một truyền thống vẻ vang, là dũng cảm kháng chiến. Liên đoàn phụ nữ Dân chủ quốc tế giúp phụ nữ Việt Nam bồi dưỡng truyền thống ấy, hăng hái đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc xâm lược. Phụ nữ Việt Nam đã xứng đáng là con cháu Hai Bà Trưng và là lực lượng trong quốc tế phụ nữ".
Nhân dịp này Người còn "Kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn các nữ liệt sỹ đã hi sinh cho Tổ quốc. Tôi kính chào các bà mẹ có con trong bộ đội và các bà mẹ cùng vợ con của các liệt sỹ”. Gần cuối bức thư Người khẳng định: "Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già ra sức thêu dệt mà thêm tốt đẹp, rực rỡ".
Sau này mỗi dịp đến công tác ở địa phương Bác luôn quan tâm đến chị em phụ nữ. Vào thăm nhà máy cơ khí, thấy cô công nhân để bộ tóc dài, Bác ra hiệu dừng máy, đến gần ân cần nhắc: "Cháu là gái khi lao động phải vận tóc lên, đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn: "Bộ tóc là góc con người". Khi đoàn phụ nữ miền Nam vượt Trường Sơn ra thăm Bác, các chị được Bác đón tiếp thân tình. Thấy các chị gầy, xanh, hốc hác, Bác hỏi: “Các cháu kinh nguyệt có đều không?".
Các chị xúc động đến ứa nước mắt. Một chị nhẹ nhàng thưa với Bác như đứa con nói riêng với mẹ: "Thưa Bác! do điều kiện ăn uống, vệ sinh kham khổ, thiếu thốn nên chúng cháu... rất thất thường”.
Đôi mắt Bác ứa lệ nói với bác sỹ Phạm Ngọc Thạch - Bộ trưởng Bộ Y tế cùng tiếp khách với Bác: "Chú phải tìm cách trông nom chạy chữa cho các cô ấy, kinh nguyệt là biểu hiện xuất sắc của người phụ nữ, là điều kiện đảm bảo hạnh phúc của đời người và bảo tồn nòi giống".
Có lần đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá ra làm việc với Bác xin chụp ảnh lưu niệm, Bác không đồng ý và bảo: "Khi nào các chú ra làm việc với Bác có đại biểu phụ nữ thì Bác mới chụp ảnh lưu niệm".
Đúng như nhà sử học Mỹ bà Gi-xen-tơn trong bài viết: "Vai trò của Hồ Chí Minh trong lịch sử của sự tiến bộ của phụ nữ” đã nhận xét: "Chỉ có Hồ Chí Minh đã luôn luôn bộc trực về quyền bình đẳng của phụ nữ, về giáo dục, tự do ngôn luận, độc lập về kinh tế và quyền của phụ nữ được hưởng các quyền lợi khác như của nam giới; chỉ Hồ Chí Minh là thấy được rằng phụ nữ đã phải chịu đựng những gánh nặng như nam giới và còn hơn thế nữa".
Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 100 ngày Quốc tế phụ nữ và hướng tới kỷ niệm lần thứ 120 ngày sinh Bác Hồ, nhắc lại những điều này giúp chúng ta suy nghĩ và hành động góp phần vì sự tiến bộ của phụ nữ cũng là cách học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Đỗ Hoàng Trúc Vi (st)
Theo Congannghean.vn Link: http://htsv.pyu.edu.vn/thongtincanbietdetail.php?id=195&id1=589
Macao tổ chức trưng cầu dân ý đòi dân chủ
Lãnh đạo hành pháp Macao không do dân bầu trực tiếp, mà do một ủy ban 400 đại cử tri thân Bắc Kinh, đề cử – DR
Tú Anh -RFI
Sau Hồng Kông, đến lượt người dân Macao thách thức Bắc Kinh. Kể từ hôm nay chủ nhật 24 đến thứ bảy 30/08/2014, các nhóm dân chủ Macao tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý bán chính thức, động viên 640.000 dân địa phương đòi Trung Quốc chấp nhận quyền tự do lựa chọn người lãnh đạo trong cuộc bầu cử 2019.Cũng như Hồng Kông từ năm 1997, Macao là nhượng địa cũ do Bồ Đào Nha trao trả cho Trung Quốc vào năm 1999. Macao được hưởng quy chế chính trị khác với Hoa lục. Cũng như Hồng Kông, quyền tự do phát biểu tại Macao được pháp luật bảo đảm nhưng lãnh đạo hành pháp không do dân bầu trực tiếp mà qua sự « đề cử » của một ủy ban 400 đại cử tri thân Bắc Kinh.
Các nhóm dân chủ muốn chấm dứt tình trạng bất công này. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Jean Scheubel phân tích :
Cuộc trưng cầu dân ý,bị chính quyền Macao tuyên bố « phi pháp », không có đủ trọng lượng như cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 6 tại Hồng Kông. Những người chủ xướng muốn lập ra những phòng phiếu nhưng tư pháp Macau không chấp thuận. Do vậy, các thành viên tổ chức lấy ý kiến dân chúng ngay trên đường phố với máy điện toán cầm tay thay thế thùng phiếu và lá phiếu.
Câu hỏi như sau : lãnh đạo hành pháp, nhân vật số một của Macao cần phải được bầu theo lối phổ thông và trực tiếp hay không ? Cho đến bây giờ, việc chọn lãnh đạo hành pháp Macao diễn ra theo lối gián tiếp. Một ủy ban bầu cử gồm 400 ủy viên phát xuất từ giới nghề nghiệp hay xã hội chỉ định. Theo các nhà dân chủ thì để công bằng, tất cả công dân Macao đều phải được quyền bỏ phiếu.
Cách Macao 30 cây số, Hồng Kông đã được Bắc Kinh « hứa » cho phép từ năm 2017. Nhưng ở Macao, không một dự án cải cách chính trị nào được dự kiến. Cũng phải nhìn nhận rằng Macao nhỏ hơn Hồng Kông, chỉ bằng một phần bốn mươi diện tích và chỉ bằng 1/13 dân số. Sự nghi ngờ của công luận đối với chính quyền cũng ít hơn và Bắc Kinh chưa bao giờ bị áp lực mạnh.
Kết quả trưng cầu dân ý tại Macao sẽ được công bố vào ngày 31/08/2014, ngày bầu chủ tịch hành pháp Macao mà ứng cử viên duy nhất không ai khác hơn là chủ tịch mãn nhiệm Fernando Chui.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét