Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

VN: ‘Nhóm lợi ích’ không bảo thủ?

XIN CHO TÔI ĐƯỢC NÓI LỜI KIẾU TỪ

Tô Hải

-Bỗng dưng có một ông nhạc sỹ mới chết và một ông nhạc sỹ sắp chết được báo đảng tung lên mạng, những lời tố khổ về cuộc đời của một nhân tài đất nước, nhưng khổ như chưa có ai khổ như thế trên đời này.
Và chẳng biết ai đó ra tay tống lên mạng ba tấm ảnh có cả hai ông đó bên cạnh ảnh… tôi! ?
Bên cạnh đó là một clip video chửi chính phủ này “bẩn thỉu” của ông Tý, nhạc sỹ giải thưởng Hồ Chí Minh to nhất nước về cả “danh giá” lẫn “tiền tài”! !?? Riêng tôi, đã 20 năm nay do “suy thoái nặng” nên đã tự nhận chỉ còn là nhát/nhạt sỹ bao thư/bảo thủ và có lẽ cũng do đó mà cái Hội Âm Rạc t/p mang tên Bác này họ cũng gạch tên và cắt mọi quyền lợi vật chất, tinh thần cũng như cấm xử dụng tác phẩm từ lâu rồi!

Sao lại kéo tôi vào cùng một giuộc với những người suốt đời không ngừng viết theo lời Đảng yêu cầu! ?
Là một nhân chứng cùng sống, cùng làm việc, cùng sinh hoạt với hai ông này, (có người cùng cơ quan, đến cả 10. 15 năm) tôi biết rất rõ cả 2 ông này. Với tôi, hai ông đều là những “người viết bài hát” (song writter) có tài nhưng cả đời chỉ có viết để ngợi ca đảng-bác hoặc thuyết minh các chủ trương của đảng như “Bài ca 5 tấn”, “dáng đứng Bến Tre”.., “Sông Mã anh hùng”, “Đêm qua em mơ gặp bác của ông ấy”….Cũng như hàng ngàn người viết bài hát mà chẳng cần học hành gì để có thể trở thành…nhạc sỹ (composer/compositeur) nên cả đời các ông ấy, dù đảng-nhà nước đã cho MỘT ÔNG CÁI GIẢI HỒ CHÍ MINH, MỘT ÔNG CÁI GIẢI NHÀ LƯỚC cùng hàng loạt các nhà “viết văn có giai điệu” nữa… Và hầu hết, đến cuối đời không một ai tỏ ra bất mãn, hằn học, oán trách gì nhà nước này.
Cá nhân tôi không có trông mong gì cả đống nhac xí, mà đến nay vẫn chẳng biết cách nào thóat ra khỏi cái cảnh làm cái loa thuyết minh đường lối chính sách của những “ông vua văn nghệ” để suốt đời cho đến chết cũng chẳng có để lại cho đời một chút gì đáng gọi là…”tác phẩm”, ngoài mấy cái… “mớ” mà Nguyễn Minh Châu đã viết lời “ai điếu” và Nguyễn Khải thì gọi đó là “một đống táp nham không có một xu giá trị nghệ thuật!”

Riêng tôi, sau khi đã tự phủ nhận và khai tử tất cả những thứ “tuyên truyền bằng âm thanh”của tôi công khai trên Tivi Saigon, năm kỷ niệm sinh nhật tôi 70 tuổi (nghĩa là cách đây 18 năm), đã hơn một lần tôi khẳng định “Tất cả những gì các ông ấy và tôi viết ra sẽ bị lịch sử chôn vùi….may ra…với tôi chỉ còn “Nụ cười sơn cước” và N.v.Tý là…”Dư âm”, viết theo trái tim của ông ấy (và trên một cái…nia) khi ông ấy mê một cô gái dân Quỳnh Lưu tên Hằng những năm 1949-50 gì đó khi chưa học lớp nhạc của Lê Yên và Nguyễn văn Thương ở chi hội Văn Nghệ Liên khu IV…Sau khi về Hà Nội, năm 1954, ông Tý “chẳng may” vướng vào vụ “Nhân Văn Giai Phẩm ” nên ngày thành lập Hội Nhạc Sỹ VN (1957) cũng chính là những ngày ông đang phải đi…”cải tạo dài ngày” cùng một số nạn nhân khác…Vậy làm sao ông Tý lại có thể là một trong 5 tên tuổi lớn nhất trong giới nhạc Việt miền Bắc, đã xây dựng nên cái Hội Nhạc Sỹ VN” ngày nay ?? (nhà báo hãy gõ vào website của Hội Nhạc Sỹ VN sẽ thấy.Hoặc đọc tập sách “Vinh Quang nửa thế kỷ Hội Nhạc Sỹ Việt Nam” để thấy không hề có tên ông Tý…..Còn cái chuyện “nghèo khổ, ở một căn phòng 10 m2″ v v thì lại là chuyện…hư cấu của tay “lều báo” nào đó tung tin dỏm với mục đích gì chưa rõ ?
Hay chính là lời than vãn có thật của một ông già ngoài 90 đã đãng trí hay hờn dỗi…sau 3 lần xuất huyết não ???
Nhưng tôi có thể khẳng định :
1- T/p HCM đã từng 2 lần cấp nhà cho ông Tý, một lần bên quận Tư, lần thứ 2, một villa một tầng nhưng khá sang trọng trên đường Đặng Dung., sau này ông bán đi mua 2 cái nhà nhỏ nhưng đầy tiện nghi (hãy lên trên gác mới rõ) do ông muốn chị Lê với ông ở riêng vì càng già ông càng khó tính một cách rất….kỳ quặc…Chuyện này cháu Linh đã nói một khía cạnh nhỏ mà tôi thì rất rõ, nhất là thời gian cháu Linh đi học piano bên Đức tôi vẫn lui tới nhà ông Tý để truyền chút… “suy thoái” cho ông mà không được vì ông đang…chờ được giải thưởng HCM.!
Tóm lại, so với hàng ngàn nghệ sỹ suốt đời theo Đảng, ông Tý là người được mọi thứ hơn người gấp trăm, ngàn lần…..Nhưng cái máu “đòi hỏi hơn, hơn nữa!” là cái tính mà cả giới nhạc cùng thời với ông chẳng ai lạ lẫm (Xin hỏi 2 nhạc sỹ Văn Ký, Phan Huỳnh Điểu hiện đang còn sống), những người từng chung mái nhà 96 phố Huế Hà Nội với ông đều b iết rõ là 90% những gì bài báo “tố khổ” cho ông Tý đều là….bịa đặt trắng trợn.
Mục đích đưa hình ảnh tác giả “Dư âm” nghèo túng, bị bỏ rơi… kèm theo hình ảnh ông chửi cái nhà nước này bẩn thỉu rõ ràng có mục đích….Tôi sẽ chẳng lên tiếng nếu không bị xếp vào trong cùng một khuôn với 2 ông nhạc sỹ kia vì TÔI KHÔNG PHẢI LÀ XUÂN GIAO SUỐT ĐỜI CHỈ CÓ VIẾT THEO YÊU CẦU CỦA ĐẢNG, TÔI KHÔNG NHƯ ÔNG TÝ, VIẾT CA NGỢI ĐỦ THỨ THEO ĐẢNG YÊU CẦU, ĐƯỢC ĐẢNG CHIẾU CỐ CHO HƯỞNG MỌI QUYỀN LỢI VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CÓ CẢ HAI NGƯỜI NUÔI MÀ VẪN KÊU CA LÀ KHỔ! KHỔ LẮM! RỒI KHÓC TRƯỚC MỘT CHÁU NHÀ BÁO ĐỂ MONG CÓ SỰ “GIÚP ĐỠ” NHƯ NHỮNG ÔNG X BÀ Y ĐÃ TỪNG GIÚP ÔNG XƯA NAY!
Chao ôi! nếu đúng thế thì mong ông Tý hãy đọc lại bài thơ của De Vigny mà ông đã từng đọc cho tôi nghe thời ông bị họ cho đi “thực tế dài ngày” ở Hưng Yên! “Gémir, crier, pleurer est également lâche…….puis après, comme moi, soufffres et meurs sans parler”!
Còn với ông Xuân Giao thì chỉ là một văn nghệ sỹ suốt đời…” không viết phục vụ đảng thì lấy gì mà sống” (!) nên ông tồn tại một thời rồi ra đi êm xuôi nếu không có người bơi “tội”của ông ra mỗi khi có dịp. Tội cho con người hiền lành củ mỷ cù mỳ ấy! Dù sao vẫn còn hơn Phạm Tuyên nhiều lần….Đến giờ hắn vẫn không ngừng ngợi ca kẻ giết bố hắn!!!

VN: ‘Nhóm lợi ích’ không bảo thủ?

Trần Văn Hải

Gửi tới Diễn đàn BBC từ Hà Nội

Bài của ông Phạm Chí Dũng (phía trên hình) thu hút nhiều ý kiến
Hai bài viết của tác giả Nguyễn An Dân và bài viết của tác giả Phạm Chí Dũng mới đây trên BBC đã gây ra sự tranh luận ồn ào và thú vị về các luồng quan điểm.
Tôi cũng thấy có nhiều nội dung tham gia bàn luận của các thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập.

Trong đó có hai ý kiến bày tỏ nghiêm túc của hai hội viên theo tôi đánh giá là có uy tín cao trong dư luận, đó là ý kiến của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh và của Linh mục Lê Ngọc Thanh.
Xin phép chia sẻ với hai quan điểm này trước hết

Phản biện đáng quý

Trước tiên, tôi thấy rằng các hội viên HNBĐL đã thể hiện tình đoàn kết trong lúc này, rất đáng quý. Cái đáng quý hơn nữa là bài viết phản biện của ông Nguyễn An Dân được BBC Việt Ngữ, trang Việt Nam Thời Báo – cơ quan ngôn luận và các trang mạng cá nhân của các thành viên trong Hội đăng lại.
Qua đó giúp dư luận thấy rõ lợi ích như Linh Mục Lê Ngọc Thanh nói, đó là phía nào cũng tôn trọng tính đa nguyên trong báo chí độc lập. Đó là cái được lớn nhất mà cộng đồng cần lúc này.
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh có nói đồng tình và chưa đồng tình một số điểm trong cả các bài viết của cả Nguyễn An Dân lẫn Phạm Chí Dũng. Đây là sự thẳng thắn đáng quý của người làm báo. Nhất là ông công khai bày tỏ việc không đồng tình cái này, cái kia trong các bài viết của ông chủ tịch hội mà ông đang tham gia. Rất hoan nghênh tinh thần này của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh.
Ông Chênh đã tán thành quan điểm của Ông Dân về việc ở Việt Nam không có khái niệm phe lợi ích.
Chính khách có quan điểm chính trị nào đó và việc họ tham nhũng khi cầm quyền là hai phạm trù tách bạch không liên quan đến nhau.
Phe nào thì ông nào cũng giàu như nhau, cái khác chăng giữa họ là thái độ ứng xử trong các tình huống chính trị, qua đó quần chúng mới tạm quy ra phe cải cách và phe bảo thủ.
Chính khách có quan điểm chính trị nào đó và việc họ tham nhũng khi cầm quyền là hai phạm trù tách bạch không liên quan đến nhau.
Chúng ta có thể thấy rõ qua nhiều ví dụ, như vừa rồi tổng thống Nicholas Sarkozy, người có tư duy dân chủ ở Pháp, một đất nước có nền dân chủ tốt, cũng bị tạm giữ để điều tra cáo buộc tham nhũng.
Như vậy tham nhũng và dân chủ có thể đồng hành được trong một chính khách.
Do đó tách bạch ra hai phe lợi ích và bảo thủ như Ông Dũng nói là không đúng về mặt lý luận thực tiễn.
Như vừa qua công an Việt Nam đang cho điều tra các vụ việc có nghi vấn tham nhũng – bao che lợi ích nhóm mà theo dư luận cho là “có liên quan đến một số cá nhân trong phe bảo thủ”.
Nếu các nhân vật trong phe bảo thủ đó cương quyết làm rõ các vụ này khi đang nắm chức vụ, thì nó có lùm xùm kéo dài qua nhiều năm hay không ? Hai ông này ở phe nào, hay là vừa bảo thủ vừa lợi ích.
Nói “phe bảo thủ đang thanh trừng “phe lợi ích” nghe giống như việc họ tự thanh trừng..chính họ.

Công dân và hội đoàn

Ông Phạm Chí Dũng (trái) hiện là Chủ
tịch Hội Nhà báo Độc lập ở Việt Nam

Việc ông Huỳnh Ngọc Chênh nói nếu thành viên nào đó trong Hội Nhà báo Độc lập ‘thiên về phe bảo thủ’ thì cũng không ảnh hưởng đến tính độc lập của Hội là đúng…một nửa.
Đúng một nửa vì là nhà gì thì cũng là công dân và hoàn toàn có quyền thiên về một quan điểm chính trị hay một phe phái nào đó.
Nhưng nửa còn lại là sai, khi không viết báo, ai cũng có quyền thực hiện những việc ủng hộ phe nhóm theo ý mình, nhưng khi viết trong tư thế nhà báo càng phải có trách nhiệm nghề nghiệp.
Viết và nhận định các sự kiện theo sự thật khách quan, lý luận phải có cơ sở, thông tin phải có nguồn gốc rõ ràng.
Theo tôi thì bài báo ‘Đả hổ đập ruồi’ đã thiếu đi các tính chất đó. Như nói là phe bảo thủ có công trong việc nâng tầm quan hệ Việt-Mỹ lên quan hệ hàng đầu nếu có đúng thì cũng thiếu.
Việc bỏ quên đã không nói ra phe này còn đang giữ quan hệ anh em với Trung Quốc là thiếu.
Ông Chênh viết,
“Nếu trong thực tế, phe bảo thủ không có động thái hoặc không có mong muốn cải thiện quan hệ ngoại giao với Mỹ thì liệu những bài báo của anh Dũng có ích lợi gì cho phe bảo thủ?”
Đặt vấn đề này rất hay. Lợi ích gì nếu có, thì chỉ có phe bảo thủ biết. Tuy nhiên tôi có thể góp một ý là, nó có thể làm nhân dân bị phe bảo thủ mê hoặc vào các bước đi thân Mỹ nửa vời của phe này và ủng hộ thiếu khách quan trong cuộc đua nắm quyền tại Đại hội Đảng 12 tới.
Coi chừng nhân dân bị hố nặng vì chả có thay đổi gì trong quan hệ Việt-Trung khi phe bảo thủ vì có nhân dân ủng hộ mà thắng thế.
Phe nào đang kềm chế việc phá vỡ quan hệ anh em của Việt Nam với Trung Quốc – đúng hơn là quan hệ huynh đệ giữa hai đảng cộng sản Trung – Việt – qua việc chưa phê chuẩn việc khởi kiện Trung Quốc, cũng như vẫn cử phái đoàn cao cấp qua Trung Quốc học tập trong khi có giàn khoan, mà lại là phái đoàn của Ban bảo vệ nội bộ trung ương.
Chúng ta không hiểu thực tế bên trong đảng mà chỉ nghe những gì họ nói để nhận định ai ở phe nào.
Việc một ông thủ tướng nói “không chấp nhận hòa bình hữu nghị, viễn vông, lệ thuộc” và việc một ông tổng bí thư “im lặng là vàng” trong suốt vụ giàn khoan, sẽ làm nhân dân cảm nhận điều gì và đánh giá gì?
Trong vấn đề Trung Quốc, ngay cả nói thì chỉ có ông thủ tướng dám nói thẳng, ông Chủ tịch nói một phần, còn ông Tổng Bí Thư thì im lặng hoàn toàn khi bắt đầu vụ giàn khoan.

Phe nào đang kềm chế việc phá vỡ là quan hệ huynh đệ Trung – Việt?
Nói mà còn không nói được, thì liệu có hi vọng là sẽ làm gì hay không?
Với chính khách, yêu cầu là nói và làm đi đôi, nó khác với dân chúng có thể không nói mà làm.
Ngay như Hội Nhà báo Độc lập, dù có nhiều cái mà Hội chưa đạt đến vì mới thành lập, nhưng chính ông chủ tịch cũng phải nói trước “Hội sẽ thế này, Hội mong muốn thế kia…” đó thôi, còn làm được hay không, là vấn đề khác nữa. Đó chính là cái cần chú ý.

Cá nhân và tổ chức

Trong bài viết của mình, linh mục Lê Ngọc Thanh phản biện bài viết của tác giả Nguyễn Quang (bài viết “Nhà báo độc lập hay nhà báo…độc hại” đăng trên trang Tin Tức Hàng Ngày) thì tôi chưa bàn lúc này.
Tôi chỉ tham gia góp ý phần nội dung của linh mục Thanh khi phản biện ông Dân có xu hướng chỉ trích cá nhân theo kiểu “bỏ bóng đá người” khi dẫn ra tư thế chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập, trong khi anh Phạm Chí Dũng viết bài trên tư cách cá nhân.
“Cách thức kéo nhân thân ra để đánh ngã đối thủ còn thấy ở ông Nguyễn An Dân viết trên BBC tiếng Việt:
“Điều này vừa sai vừa ủng hộ bảo thủ, cả hai điều đều phản lại tính chất độc lập của một nhà báo độc lập, lại là Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập” Xin các nhà báo hãy tranh luận cách trong sáng, đừng mang một tiêu chuẩn do mình định ra rằng độc lập phải thế này, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập phải thế kia để đánh giá người khác về quan điểm.”
Linh mục Thanh nói thế là đúng nhưng thiếu, vì ở đây có độc lập cá nhân và độc lập tổ chức.

Linh mục Thanh (bìa phải) nói thế là đúng nhưng thiếu, vì ở đây có độc lập cá nhân và độc lập tổ chức
Nếu là một nhà báo tự do, không là thành viên của tổ chức nào, nhà báo ấy có quyền tự do trong bày tỏ tư duy và quan điểm, nhưng khi là thành viên của một tổ chức, cần chú ý những gì mình viết ra (hành nghề) có gây ảnh hưởng cho tổ chức hay không?
Khi đã tham gia vào tổ chức, thì độc lập tổ chức phải đặt trên độc lập cá nhân. Tự do cá nhân nhưng ảnh hưởng không tốt cho tổ chức thì không tổ chức nào tán đồng. Lãnh đạo là tấm gương, không chỉ khi ở trụ sở, mà ngay cả khi sinh hoạt, hành động hàng ngày cũng cần chuẩn mực.
Bà nông dân có thể chửi thề khi dạy con ít ai trách, bà chủ tịch hội phụ nữ chửi thề khi dạy con, người ta trách chứ.
Ông Phạm Chí Dũng khi trích dẫn các phát biểu của các quan chức, chuyên gia trong bối cảnh, chỉ trích dẫn ra một phần phát biểu trong bối cảnh để rồi đưa ra đánh giá cho kết quả toàn diện bối cảnh, thế là không khách quan – là một nửa sự thật chứ gì nữa
Trên tư cách một người lâu nay ủng hộ ông Phạm Chí Dũng, tôi trông mong một lời cáo bạch chính thức đến bạn đọc của ông Phạm Chí Dũng, đúng tư thế một nhà báo cần làm khi nêu ra vấn đề sai dù sau đó âm thầm nhờ sửa nhưng bài đã đăng rồi. Đó là trách nhiệm nêu gương cần có của một nhà báo và lãnh đạo một hiệp hội nhà báo.
Cũng nói như linh mục Thanh, hình như đang có nhiều quan điểm khác nhau về nhà báo độc lập, vậy xin hỏi dư luận, các tiêu chuẩn về danh hiệu nhà báo độc lập là gì?
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả ký bút danh là Trần Văn Hải từ Hà Nội.

Nghĩ về Di Chúc của Cụ Hồ

Vietstudies
Ty Du
Tôi đọc bài “Nhìn lại 45 năm để soi chính mình”.  Đây là bài tường thuật của Mai Hương trên báo Tuổi trẻ (TPHCM) về hai ý kiến của hai Phó Trưởng Ban Tuyên giáo TW trong Hội nghị toàn quốc hướng dẫn kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (đúng ra nên nói là cố chủ tịch).
Ông Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên TW, Phó Trưởng ban Thường trực, đã nêu mấy vắn đề sau:
- Trong di chúc bác dặn, Đảng phải có kế hoạch thật tốt, để không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân Thế mà đời sống có khá lên, mà nhân dân lại giảm lòng tin. Điều này chắc là không phải là tại nhân dân.
-  Phân hóa giàu nghèo… làm giảm sút lòng tin của nhân dân. Người dân hỏi: Mấy ông cán bộ đó làm sao mà giàu nhanh như vậy?
-  Cách đây bốn, năm mươi năm, Việt Nam và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương.  Sau mấy mươi năm, hiện có khoảng 9 vạn người Hàn sống ở Việt Nam và hầu hết họ đang làm ông chủ, làm quản lý.  Còn cũng có 9 vạn người Việt Nam sống ở Hàn Quốc thì chủ yếu làm ô sin.  Ông ngậm ngùi: “Nghe mà xót lòng”.
-  Trong di chúc bác nói phải bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.  Thế mà bây giờ “lòng tin của thanh niên (vào Đảng) có giảm sút. Phải nghiêm túc nhìn xem cán bộ, đảng viên đã như thế nào mà thanh niên không muốn vào đảng”
-  Bác dặn phải đoàn kết, phải thương yêu đồng chi.  Về chữ đòng chí thì nay chỉ dùng khi tức giận lên thì gọi nhau bằng đồng chí.  Cần xem xem lai từ trung ương đến địa phương có mất đoàn kết không có tranh giành đấu đá nhau, hay quy chụp lẫn nhau khi người khác trái ý mình không.
Ông Bùi Thế Đức chỉ căn dặn các tổ chức Đảng, chính quyên đoàn thể trung ương và địa phương phải ôn lại di chúc, phải kiểm điểm việc học tập làm theo gương đạo đức Hồ Chí Minh
Tôi chỉ gặp anh Hoàng mỗi một lần ở nhà một người quen biết.  Lúc đầu tôi không biết anh là ai, sau khi anh ra về, người quen bảo, ủy viên trung ương, phó ban thừơng trực ban Tuyên giáo đấy. Tôi biết anh ấy đến thăm dò ý kiến của “người quen”.  Nhiều người khen anh ấy kín đáo, chín chắn, dễ gần, chịu lắng nghe… Mấy anh em ở Liên Hiệp Hội thì bảo: ”Hoàng phó ban Tuyên Giáo, ủy viên Trung Ương, về tham gia Phó chủ tịch Liên Hiệp Hội đấy.”  Chỉ biết thế, không hơn.
Những ý kiến của anh Hoàng như trên, tôi nghe quá nhiều, còn nặng nề hơn nữa.  Nhưng với anh Hoàng, tôi đánh giá là cóc đã mở miệng.  Thật ra trong dân gian người ta bảo cóc phải nghiến răng kia thì trời mới mưa được.  Dẫu sao khi cóc mở miệng thì cũng là báo hiệu gì đó, thời tiết đang thay đổi, trời đang ấp ủ chuyển động… Bởi vì ban Tuyên Giáo đã nêu một số ví dụ để kiểm điểm 45 năm thực hiện di chúc của Hồ Chí Minh.
Nhân đây, tôi xin nêu vài ý kiến về bản Di chúc và việc thực hiện nó.
Di chúc  là một bản văn hoặc được chính người muốn để lại di chúc viết ra, hoặc nói lại cho những người tin cậy, thường có người làm chứng. (Linh mục Nguyễn Đình Thi trước khi mất đã để lại “Tờ lối”.  Khi những người thân đem đi công chứng, người ta bảo không biết tờ lối nghĩa là gì.  Một thầy sáu thư ký của linh mục gọi điện hỏi tôi.  Sau khi nghe qua nội dung, tôi biết cụ linh mục đã dùng một từ rất cổ, lối tức là giối giăng, còn ở miền nam gọi là trăn trối, từ thuần Việt nói về di chúc.  Công chứng đã hiểu ra).
Bản Di chúc của cụ Hồ không phải như một bản của người bình thường.  Cụ muốn làm theo một phong cách văn hóa Á đông, để lại di chúc cho Toàn Đảng, Toàn Dân.  Cụ coi Đảng và Dân như con cháu trong nhà nên trước khi chết dặn dò lại, trăn trối lại những cắt đặt công việc, những ý tình muốn gởi gắm lại.  Tư tưởng và tình cảm của Cụ giống hệt một người cha trong gia đình, Đảng và Dân tộc là gia đình của cụ.  Không biết có đúng không. Nhưng tuồng như cụ bắt chước các vua, chúa thời xưa, trước khi băng hà thì để lại di chiếu.  Điều không giống người thường, là cụ không có của nã gì để lại mà phải dặn dò phân chia.  Cung cách vua chúa thì đã lỗi thời. Đảng không còn coi cụ là cha để răm rắp tuân theo, nên ngay tắp lự họ đã không làm theo, kể cả ý nguyện hỏa táng.  Nhưng cụ cũng muốn có một cái mộ to ở đó phải có ngôi nhà khách cho người dân đến viếng có chổ ngồi nghỉ.  Tâm tư này đã khác xa cái thời cụ mói bước lên “đài vinh quang”, chỉ muốn khi về hưu thì làm một ngôi nhà nhỏ để có thể bầu bạn với người làm ruộng, kiếm củi, trẻ chăn trâu cắt cỏ.
Để lại Di chúc theo phong cách Á đông này cụ đã làm khó cho “toàn đảng”, “toàn dân”.  Để lại di chúc cho toàn đảng thì được, còn cho toàn dân thì quả là sái. Vì không ai thời dân chủ cộng hòa lại coi dân như con cái trong nhà. Vì thế đảng phải mang tiếng bất hiếu khi không làm theo di chúc, như không hỏa táng lại xây lăng rất tốn kém.  Không chỉ tốn kếm lúc ma chay, mà còn phải nuôi cả sư đoàn để canh giữ.  Hơn nữa, còn làm trái phong tục tập quán của người Việt, chỉ mong mồ yên mã đẹp, không động đến di hài tiền nhân.  Hãy làm theo di chúc của cụ.  Đưa cụ đi chôn, hoặc hỏa táng, rắc tro tren đồi rồi trồng cây gây rừng.  Giữ lại cái lăng làm kỷ niệm, tôn tạo khu nhà sàn để mọi người đến viếng thăm là được.
Vì sao sau di chúc 45 năm mà dân lại giảm niềm tin vào đảng (thật sự là mất chứ không phải giảm, nhà tuyên huấn muốn né tránh sự thật), thanh niên không muốn vào đảng.  Đặc biệt là vấn đề mà anh Hoàng đề cập một cách tế nhị nhưng lại là nỗi đau lớn. Không chỉ là xót xa ngậm ngùi như Hoàng nói.  Đó là vấn đề tụt hậu, suy đồi toàn diện của đất nước, của đảng cầm quyền, của chế độ xã hội chủ nghĩa, mà ai cũng thấy, ngay cả số người vẫn tìm cách lấp liếm để lừa mình và lừa ngươi!
Hoàng rất khôn khéo, muốn làm cho mọi người liên tưởng để so sánh Việt Nam với Hàn Quốc.  Từ những năm 60 của thế kỷ trước, họ cùng ta một trình độ.  Ở bên ấy có một bất hạnh là không có đảng cộng sản lãnh đạo.  Nhưng chỉ sau ba, bốn thập niên họ bứt phá lên trở thành một cường quốc kinh tế có văn hóa khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhân văn.  Họ trở thành liền anh liền chị của chúng ta.  Còn chúng ta sau 45 năm thực hiện di chúc, dân vẫn nghèo, nước vẫn yếu,thân phận nông dân, công nhân vãn là kẻ làm thuê, làm mướn, Hoàng bảo là làm ô sin.  Còn dân họ đều trở thành ông chủ, nhà quản lý.
Như vậy là vì Dân không biết đàng làm theo di chúc, hay vì Đảng đã trở nên suy đồi, lạc hậu cả về đường lối, cả về hệ thống tổ chức, cả về nhân cách của con người, hay vì cụ để lại di chúc chưa thât đến nơi đên chốn? Vì thế mà có cái gợi ý khá tế nhị của ban Tuyên Giáo Trung Ương.  Chẳng hạn như cụ bảo Đảng phải có kế hoạch thật tốt.  Nhưng cứ kế hoạch hóa thật tốt, cải tạo công thương thật tốt, hợp tác hóa nông nghiệp thật tốt, chuyên chính thật tốt, tiến nhanh tiến mạnh thật tốt lên chủ nghĩa xã hội, thì kết quả như hiên nay là đương nhiên. Ngay cả phong trào cộng sản quốc tế phải đoàn kết có lý có tình, nên mấy ông Linh, Mười, Anh, Đồng trước bước ngoặc lịch sử lại cứ nhắm mắt đi theo vết xe đã đổ, ôm chầm lấy bá quyền đại Hán coi đó là quốc tế vô sản, nên đã trả giá đắt cho đến hôm nay!
Giá như hồi ấy cụ đừng bắt chước vua chúa để lại di chiếu, mà học cách làm của nhiều nhà chính trị, nhà văn hóa, nghiền ngẫm tổng kết cuộc đời của mình, cái gì được, cái gì chưa được, để lại một áng văn có lý luận, có thực tiễn, có cả dự báo tương lai. (Cái dự báo tương lai của cụ về quốc tế vô sản rõ ràng là rất sai).  Có thể cụ không phải nhà lý luận, nhà tư tưởng, nhưng như hồi 45, 46 quy tụ được những trí tuệ của đất nước cụ đã có nhiều tư duy có giá trị.  Giá như cụ nói được thế nào là “hư hỏng cũ kỹ”.  Hư hỏng về nhân cách về quyền uy, về tổ chức…, cũ kỹ về lý luận, về đường lối, về mô hình phát triển.  Giá như đã có một nhóm trí tuệ mới xung quanh cụ, và chính cụ cũng vượt lên, siêu việt lên vượt qua tâm thức “xô viết”, mao ít, vượt qua cả cái bóng đè Lê Duẫn, vượt qua được cả âm mưu biến cụ thành cha già thần tượng.
Ôi! Chữ Nếu.  Với mi ta có thể nhét cả châu thành Ba lê vào một chiếc lọ nhỏ./.
Đầu Ô Hà nội, vào Thu,nhân đọc bài báo trên tờ Tuổi Trẻ (TPHCM).
 Tác giả gửi viet-studies ngày 24-8-14

Nhìn lại 45 năm để soi rọi chính mình

ông Vũ Ngọc Hoàng, ủy viên Trung ương Đảng, phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo trung ương :
“Cách đây bốn, năm mươi năm, VN và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương. Sau mấy mươi năm, tôi rà lại tư liệu thì thấy Hàn Quốc hiện có khoảng 90.000 người sống tại VN và VN cũng có 90.000 người sống ở Hàn Quốc. Chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người Hàn Quốc tại VN làm ông chủ, làm quản lý, còn người VN ở Hàn Quốc thì chủ yếu làm ôsin. Nghe mà xót lòng”

Tuoitre

TT – Ngày 20-8, Ban Tuyên giáo T.Ư tổ chức hội nghị toàn quốc hướng dẫn tổ chức kỷ niệm 45 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
“Mặt làm được cần nêu để thấy sự cố gắng chung, mặt chưa được càng phải nhìn rõ để sửa, để bổ sung giải pháp” – ông Vũ Ngọc Hoàng, ủy viên Trung ương Đảng, phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo trung ương, nói như vậy về mục đích, yêu cầu của đợt nhìn lại kết quả 45 năm thực hiện di chúc Bác Hồ.

“Cách đây bốn, năm mươi năm, VN và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương. Sau mấy mươi năm, tôi rà lại tư liệu thì thấy Hàn Quốc hiện có khoảng 90.000 người sống tại VN và VN cũng có 90.000 người sống ở Hàn Quốc. Chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người Hàn Quốc tại VN làm ông chủ, làm quản lý, còn người VN ở Hàn Quốc thì chủ yếu làm ôsin. Nghe mà xót lòng”
Ông VŨ NGỌC HOÀNG
Cán bộ đảng viên của chúng ta đã như thế nào mà thanh niên không muốn vào Đảng?
Ông Vũ Ngọc Hoàng nhắc lại: “Trong di chúc, sau khi nói nhân dân đã tham gia xây dựng cách mạng, đã cùng với Đảng trải qua gian lao trong chiến tranh, Bác Hồ dặn Đảng phải có kế hoạch thật tốt để không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. Nói đến đây, ông Hoàng đặt vấn đề: “Đến bây giờ câu hỏi đặt ra là vì sao nhân dân lại giảm lòng tin, trong khi ai cũng thấy là tình hình kinh tế, đời sống của nước nhà giờ đã khá hơn nhiều năm trước. Điều này chắc chắn không phải là tại nhân dân!”.
Theo ông Hoàng, chuyện phân hóa giàu nghèo là chuyện đáng lưu tâm trong việc làm giảm sút lòng tin của nhân dân. Nhất là khi nơi này nơi khác, người dân đã đặt câu hỏi: mấy ông cán bộ đó làm sao mà giàu nhanh vậy?
“Cách đây bốn, năm mươi năm, VN và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương. Sau mấy mươi năm, tôi rà lại tư liệu thấy Hàn Quốc hiện có khoảng 90.000 người sống tại VN và VN cũng có 90.000 người sống ở Hàn Quốc. Chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người Hàn Quốc tại VN làm ông chủ, làm quản lý, còn người VN ở Hàn Quốc thì chủ yếu làm ôsin. Nghe mà xót lòng” – ông Hoàng trăn trở.
Đề cập đến một nội dung khác trong di chúc của Bác là việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, ông Vũ Ngọc Hoàng tiếp tục đặt vấn đề: “Các tổ chức Đảng, từng cán bộ đảng viên đã làm được gì và bồi dưỡng thế hệ đời sau như thế nào, nhất là bồi dưỡng bằng tấm gương của chính mình? Lòng tin của thanh niên bây giờ ra sao đối với Đảng và Nhà nước, so với những năm trước?”.
Về vấn đề này, ông Hoàng thừa nhận: “Trong quá trình chuẩn bị các nghị quyết của trung ương, chúng tôi có nghiên cứu vấn đề đó và thấy là lòng tin của thanh niên có giảm sút”.
Ông Hoàng cũng đặt vấn đề dưới góc độ so sánh khi bây giờ không ít thanh niên không muốn vào Đảng. Trong khi ngày xưa vào Đảng là thiêng liêng, là thiết tha lắm, dù vào Đảng là đứng trước cửa nhà tù, là đứng dưới cỗ máy chém, là nguy hiểm cho cả bản thân và gia đình. “Cái này không phải lỗi của thanh niên mà chính người lớn phải nhìn lại mình. Phải nghiêm túc nhìn xem cán bộ đảng viên của chúng ta đã như thế nào mà thanh niên không muốn vào Đảng” – ông day dứt.
Lời dặn dò đoàn kết
Câu chuyện về những giây phút cuối cùng của Bác Hồ mà ông Vũ Ngọc Hoàng mang đến hội nghị khiến nhiều người tham dự suy nghĩ.
Hôm ấy Bác Hồ đã yếu lắm, không nói được nữa. Nhìn thấy đoàn cán bộ các nơi về thăm, có cả miền Bắc, miền Trung, miền Nam, Bác cố gắng run run đưa hai bàn tay lên rồi nắm hai tay lại với nhau. Những ai có mặt hôm ấy đều hiểu rằng đó là lời dặn dò đoàn kết. Điều mong muốn cuối cùng của Bác trong di chúc là toàn Đảng, toàn dân một lòng đoàn kết để xây dựng một nước VN hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
“Bác cũng dặn phải có tình đồng chí yêu thương lẫn nhau. Bây giờ phải nhìn kỹ lại vấn đề này xem vì sao ngày xưa khi nói đến hai chữ “đồng chí” thì thân thiết, thiêng liêng, còn bây giờ khi tức giận lên thì gọi nhau bằng “đồng chí”. Cần xem lại từ trung ương tới địa phương có mất đoàn kết không, có tranh giành, đấu đá nhau hay quy chụp lẫn nhau khi người khác trái ý mình không?” – ông Hoàng gợi mở.
Theo ông Hoàng, có một thực tế là các tổ chức Đảng rất ít phát hiện tham nhũng, trong khi hầu hết tham nhũng thì liên quan đến cán bộ, đảng viên. Nhiều lúc, nhiều nơi, rõ ràng tình hình rất xấu nhưng kiểm điểm rồi cũng không thấy trách nhiệm thuộc về ai.
Ông Bùi Thế Đức, phó Ban Tuyên giáo trung ương, cho biết về nội dung sinh hoạt chính trị lần này, các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở trung ương và địa phương cần tổ chức ôn lại nội dung, giá trị và ý nghĩa di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt, phải tiến hành kiểm điểm, đánh giá 45 năm thực hiện di chúc của Người, gắn với kiểm điểm việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
“Kỷ niệm 45 năm thực hiện di chúc của Người cũng chính là dịp để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xây dựng đạo đức trong Đảng, trong xã hội” – ông Đức nhấn mạnh.
MAI HƯƠNG
Các hoạt động kỷ niệm
Theo Ban Tuyên giáo trung ương, thời gian tập trung triển khai đợt sinh hoạt chính trị kỷ niệm 45 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là trong các tháng 9, 10, 11-2014. Các tỉnh ủy, thành ủy, ban, ngành, đoàn thể triển khai sinh hoạt ở các đảng bộ, chi bộ, lồng ghép trong sinh hoạt chính quyền, đoàn thể.
Sẽ có hai cuộc hội thảo cấp bộ, ngành do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh và Học viện Báo chí và tuyên truyền tổ chức. Chương trình nghệ thuật đặc biệt ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ do Bộ Văn hóa – thể thao và du lịch chủ trì, Đài truyền hình VN trực tiếp truyền hình.
Hãng Phim tài liệu và khoa học trung ương xây dựng phim tài liệu gắn 45 năm thực hiện di chúc với việc triển khai thực hiện nghị quyết trung ương 4, nghị quyết trung ương 9 (khóa XI) và các chỉ thị của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Việt Nam: Các nhà hoạt động phải ra tòa vì lỗi giao thông ngụy tạo

Human Rights Watch

Việt Nam: Các nhà hoạt động phải ra tòa vì lỗi giao thông ngụy tạo

Nỗ lực mới nhất nhằm bịt miệng và trừng phạt các nhà vận động nhân quyền

August 24, 2014
(Bangkok, ngày 25 tháng Tám năm 2014) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng chính quyền Việt Nam cần hủy bỏ các cáo buộc hình sự nhưng có nguyên do chính trị đối với ba nhà hoạt động sau đây, đồng thời phóng thích họ ngay lập tức.
Vào ngày 26 tháng Tám năm 2014, Tòa án Nhân dân Tỉnh Đồng Tháp có lịch xét xử vụ Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh, bị bắt từ tháng Hai năm 2014 và bị truy tố về tội danh “gây rối trật tự công cộng” bằng hành vi “gây cản trở giao thông nghiêm trọng.” Theo điều 245 của Bộ luật hình sự Việt Nam, họ có thể phải đối mặt với mức án bảy năm tù nếu bị kết án.

“Chính quyền Việt Nam giờ đây đã dùng tới cả lỗi giao thông ngụy tạo để truy tố hình sự các nhà hoạt động,” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. “Đáng lẽ chính quyền Việt Nam nên nhận thấy rằng vụ này không đáng để phải chịu sự chỉ trích của quốc tế mà nó có thể gây ra, và hủy bỏ các cáo buộc ngay lập tức.”
Ngày 11 tháng Hai, một nhóm 21 nhà hoạt động Phật giáo Hòa Hảo và blogger đi xe máy từ Thành phố Hồ Chí Minh về huyện Lấp Vò thuộc tỉnh Đồng Tháp để thăm cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển và vợ chưa cưới của ông là Bùi Thị Kim Phượng, một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo độc lập, những người vừa bị công an sách nhiễu, câu lưu và thẩm vấn ngày hôm trước. Khi cả nhóm gần đến nơi, công an chặn xe họ với lý do được cho là có vi phạm giao thông, rồi đứng sang một bên để một nhóm côn đồ không biết từ đâu, mặc thường phục, đánh đập một số người trong nhóm. Sau đó công an bắt cả nhóm, nhưng rồi chỉ truy tố 3 người là blogger nổi tiếng Bùi Thị Minh Hằng, 50 tuổi, nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, 28 tuổi và tín đồ Phật giáo Hòa Hảo độc lập Nguyễn Văn Minh, 34 tuổi.
Các nhà hoạt động nói trên đã bị mất tự do lại còn phải chịu nhiều vi phạm về quy trình pháp lý trong thời gian bị giam giữ, theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền. Ngay sau khi bị bắt, Bùi Thị Minh Hằng và Nguyễn Thị Thúy Quỳnh lập tức tuyệt thực trong hai tuần để phản đối cách thức chính quyền bắt giữ họ. Ban đầu, chính quyền còn cản trở khi luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho họ, tìm cách tiếp cận hồ sơ vụ án. Ngày 22 tháng Bảy, ông Hà Huy Sơn gửi thư khiếu nại về việc công an tỉnh Đồng Tháp không cung cấp cho ông bản kết luận điều tra theo như luật định. Ngày 22 tháng Ba, chính quyền sách nhiễu và đe dọa những người trong gia đình Bùi Thị Minh Hằng, trong đó có con trai bà là Trần Bùi Trung và con gái bà là Đặng Thị Quỳnh Anh, khi họ đi vận động tìm kiếm sự hỗ trợ cho mẹ mình ở Hà Nội.
Về các nhà hoạt động
Bùi Thị Minh Hằng là một nhà hoạt động nổi tiếng, thường đi đầu trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tuyên bố chủ quyền các đảo thuộc Hoàng Sa và Trường Sa, tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng Sáu đến tháng Tám năm 2011. Ngày 27 tháng Mười ột năm 2011, công an bắt Bùi Thị Minh Hằng bên ngoài Nhà thờ Đức Bà ở Thành phố Hồ Chí Minh với lý do được cho là “gây rối trật tự công cộng” khi bà đang biểu tình thầm lặng để phản đối việc bắt bớ những người tham gia biểu tình ôn hòa. Ngày hôm sau, chính quyền ra lệnh quản chế không cần xét xử và đưa bà tới Cơ sở Giáo dục Thanh Hà ở tỉnh Vĩnh Phúc để quản chế hành chính 24 tháng.
Do nhiều làn sóng phản đối từ trong nước và quốc tế, chính quyền trả tự do cho Bùi Thị Minh Hằng vào tháng Tư năm 2012. Ngay sau khi được thả, bà lập tức tiếp tục cuộc vận động cho nhân quyền. Bà viết và công bố trên mạng một hồi ký ghi lại những kinh nghiệm bản thân ở Cơ sở Giáo dục Thanh Hà. Bà tiến hành biểu tình tại nhà riêng ở thành phố Vũng Tàu bằng cách gắn các bản phản đối tình trạng lạm quyền của công an và chính quyền trên cổng nhà và phân phát miễn phí các bản sao cho những người đi qua. Bà phân phát cuốn “Cẩm nang thực thi quyền làm người” cho những ai muốn đòi các quyền con người của mình thông qua các hoạt động ôn hòa. Bà cũng luôn cố gắng tới tham dự các phiên xử những nhà hoạt động nhân quyền khác.
Bùi Thị Minh Hằng và những người trong gia đình từ lâu đã phải chịu sự đe dọa, sách nhiễu và theo dõi gắt gao của công an. Báo chí và các kênh truyền hình nhà nước từng nhiều lần công kích bà. Công an cũng không làm gì khi có những kẻ lạ mặt hành hung bà và con trai, và những kẻ không rõ danh tính ném đồ thối rữa vào sân trước nhà bà trong đêm.
“Chính quyền càng cố dập tắt tiếng nói của Bùi Thị Minh Hằng, bà càng lên tiếng mạnh hơn đòi các quyền tự do cơ bản,” ông Robertson nói. “Chính quyền nên bắt đầu lắng nghe những gì bà Hằng và các nhà hoạt động khác muốn nói, thay vì nhốt họ vào xà lim.”
Nguyễn Văn Minh là một nhà hoạt động Phật giáo Hòa Hảo độc lập, vận động cho tự do tôn giáo và lương tâm. Vợ anh, Bùi Thị Diễm Thúy, cũng là một nhà hoạt động tôn giáo, có cha là Bùi Văn Trung và em trai Bùi Văn Thâm đang phải thi hành án tù vì bị xử trong các vụ án có nguyên do chính trị, theo điều 257 bộ luật hình sự với tội danh “chống người thi hành công vụ.” Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tin rằng họ bị truy tố vì họ theo và ủng hộ một nhóm Phật giáo Hòa Hảo độc lập chứ không theo giáo hội được nhà nước bảo trợ.
Có rất ít thông tin về người thứ ba, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, hiện đang bị tạm giam.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhận định, việc Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong năm 2013 chưa mang lại tiến bộ quan trọng nào về thành tích nhân quyền của quốc gia này.
“Việt Nam được một ghế trong Hội đồng Nhân quyền, nhưng hành động đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền trong nước vẫn chưa chấm dứt,” ông Robertson phát biểu. “Các nhà tài trợ song phương và các cơ quan Liên Hiệp Quốc cần gây sức ép để Việt Nam tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế của mình và chấm dứt bỏ tù những thường dân mà tội duy nhất của họ chỉ là kêu gọi cải cách dân chủ và nhân quyền.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét