Mỹ ve vãn Việt Nam bằng chuyến công tác của Tổng Tham mưu trưởng Liên Quân
Đối với Washington, có lẽ họ không chỉ là mối quan tâm về sự quyết đoán
gần đây của Bắc Kinh ở Biển Đông mà còn với quan hệ ngày càng thắm thiết
giữa Nga và Hà Nội.
Hai tướng lãnh của Việt Nam và Mỹ, Đỗ Bá Tỵ và Martin Dempsey duyệt hàng chào danh dự (Hà Nội, 14 tháng 8, 2014). Nguồn: REUTERS
‘Chỗ cần ông ngay bây giờ là Việt Nam.’ Theo tin đã đưa đó là lời Tổng
thống Mỹ Obama và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel đã nói với Tổng Tham mưu
trưởng Liên Quân, tướng Martin Dempsey, và đưa đến chuyến thăm viếng
đầu tiên của tướng lãnh hàng đầu của Mỹ đến Việt Nam kể từ năm 1971.
Sự kiện lịch sử đã bắt đầu ngày hôm 14 tháng 8 khi Đại tướng Dempsey đã
gặp gỡ với đối tác Việt Nam, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, tại Hà Nội. Một
phần, chuyến thăm này là một phần để đáp lại một chuyến thăm Washington
của Tướng Tỵ hồi năm ngoái. Tuy nhiên, thời điểm này có thể là cơ hội để
hai kẻ thù xưa có thể hợp tác nhiều hơn nữa.
Sau một cuộc họp kín đầu tiên, Bộ Quốc phòng Việt Nam đánh tiếng rằng sẽ
có hợp tác quân sự chặt chẽ hơn trước. Trong khi mối quan hệ đã ngày
càng mạnh hơn (đặc biệt về mặt kinh tế) kể từ khi hai nước bình thường
hóa quan hệ từ năm 1995, hợp tác quân sự vẫn còn hạn chế.
Chuyến thăm bốn ngày của tướng Dempsey – cũng có các cuộc họp với Thủ
tướng Chính phủ và Bộ trưởng Quốc phòng – diễn ra giữa lúc căng thẳng
đang tăng trong khu vực. Sau nhiều tháng căng thẳng và xung đột vì giàn
khoan ở Bieern Đông, công ty dầu khí của Trung Quốc (CNOOC) đã rút giàn
khoan của họ khỏi vùng biển Việt Nam vào giữa tháng Bảy; (Carl Thayer
giải thích lý do tại sao ở đây). Với Bắc Kinh, đó là một đột nhập thành
công nhằm thử thách quyết tâm của Mỹ và các nước trong khối ASEAN (cả
hai đã không có phản ứng mạnh) và để thay đổi hiện trạng. Đến cuối cuộc
khủng hoảng, giới truyền thông thế giới đã thôi đưa tin rằng giàn khoan
981 năm trong khu vực mà luật pháp quốc tế coi là vùng đặc quyền kinh tế
của Việt Nam (EEZ), và gọi đó là “vùng biển đang tranh chấp”. Điều này
đã làm rất nhiều người trong khu vực khó chịu và giới lãnh đạo của Việt
Nam lo lắng.
Kết quả là, đã có lời kêu gọi Hà Nội phải rút ra khỏi vùng ảnh hưởng của
Trung Quốc. Gary Sands, trong một bài viết cho Tạp chí Chính sách Đối
ngoại (Foreign Policy), cho rằng đây là thời gian để đến gần với Việt
Nam khi Việt Nam đang ‘quay ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc’ (‘Thoát
Trung’). Như Gary Sands giải thích, đây là quan điểm của nhiều người
trong Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhưng chuyện này phức tạp hơn hai màu đen-trắng.
Hà Nội từ lâu đã phô trương khẩu hiệu ‘thêm bạn bè, ít kẻ thù’ trong
chính sách đối ngoại. Tất nhiên, quan hệ đối tác Mỹ mạnh hơn bây giờ có
thể là một đối trọng với sự quyết đoán của Trung Quốc và một số có thể
xem đó là một biện pháp trừng phạt (Trung Quốc) thích hợp. Nhưng trong
khi chuyến viếng thăm của vị tướng ở Pentagon sự mở cửa chào mừng những
hợp tác rộng lớn hơn với Hoa Kỳ, nhưng không nên phóng đại sự kiện quá
mức. ‘Quỹ đạo’ của Việt Nam cũng chật chội lắm. Thật vậy, đó đã là chính
sách của Việt Nam từ năm 1988.
Đối với Washington, có lẽ không chỉ là mối quan tâm về sự quyết đoán gần
đây của Bắc Kinh ở Biển Đông mà còn với quan hệ ngày càng thắm thiết
giữa Nga và Hà Nội. Moscow là một đồng minh quan trọng và là nguồn cung
cấp chính những thiết bị quân sự cho Việt Nam. Hà Nội đã ký 17 thỏa
thuận riêng về quan hệ quân sự và kinh tế với Nga trong chuyến thăm của
Tổng thống Putin vào tháng Mười năm ngoái. Hà Nội đã bắt đầu nhận hàng
hóa quân sự đặt mua của Nga như tàu ngầm loại Kilo, khu trục hạm hạng
nhẹ Gepard, và máy bay SU-30MK2. Khả năng quân sự mới này có thể khiến
Việt Nam mạnh dạn hơn trong tư thế về biên giới/chủ quyền của mình; đây
là một quan tâm cho tất cả các nước trong vùng biển phía nam Trung Quốc.
Theo Chatham House thì Hà Nội cũng là một thành tố quan trọng trong kế
hoạch của Nga để có một Liên minh hải quan Á-Âu mạnh hơn mà Nga coi là
‘một phương tiện để tái hội nhập không gian hậu Xô Viết’.Việt Nam là một
thành phần quan trọng trong cuộc bành trướng sang châu Á, với tầm ngắm
vào hải cảng tốt nhất vùng biển Đông ở vịnh Cam Ranh (Trước đó, Nga thuê
một căn cứ hải quân tại đây).
Do đó, không có gì ngạc nhiên khi cánh cửa đang hở thì Mỹ quan tâm đến
việc tăng cường quan hệ với Hà Nội. Hơn nữa, gửi một tướng lãnh đi Việt
Nam, Mỹ có thể tránh được việc phải bình luận về các vấn đề nhân quyền ở
đó đã gây ra nhiều tranh luận trong thời gian gần đây.
Góp ý của Carl Thayer
Tôi muốn trình bầy ba điểm.
1. Đầu tiên, khái niệm “quay ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc” (“Thoát
Trung”) là để ám chỉ đến một biểu thức đã dùng trong bản kiến nghị gởi
đảng CSVN có chữ ký của 61 viên chức chính phủ, cán bộ quân sự và ngoại
giao đã nghỉ hưu. Cùng lúc khuynh hướng chống Trung Quốc tại Việt Nam
rất phổ biến thì Hà Nội có nhiều khả năng bình thường hóa quan hệ với
Bắc Kinh trong sau cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu hơn là “thoát ra khỏi
quỹ đạo của Trung Quốc”.
2. Thứ hai, đường dẫn (URL) đến khái niệm “nhiều bạn, ít thù” đưa người
đọc đến một bài viết đã sai lầm cho rằng từ ngữ này có từ Đại hội toàn
quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN đang lên kế hoạch cho
đại hội đảng lần thứ 12 dự định vào đầu 2016). Quan điểm “nhiều bạn,
ít thù” đã được đưa vào Nghị quyết số 8 của Ban Trung ương ĐCSVN từ
tháng năm 1988. Chính sách đối ngoại hiện nay của Việt Nam là “đa phương
hóa, đa dạng hóa” quan hệ đối ngoại của mình (Hội nghị lần thứ chín,
1991) và hợp tác với tất cả các nước hỗ trợ lợi ích của Việt Nam và đấu
tranh chống lại các quốc gia có chính sách mâu thuẫn với lợi ích quốc
gia của Việt Nam. Kể từ năm 1991, Việt Nam đã có quan hệ đối tác chiến
lược với các nước mà họ coi là đặc biệt quan trọng. Trung Quốc đứng (đã
đứng) ở nấc trên cùng của hệ thống phân cấp này như một “đối tác hợp tác
chiến lược toàn diện” tiếp theo đó là Nga, được coi là một “đối tác
chiến lược toàn diện” và sau đó mới đến những “đối tác chiến lược” (như
Nhật Bản, Ấn Độ, Nam Hàn, v.v.). Nói cách khác, Việt Nam đã thiết lập
một hệ thống phân cấp trong quan hệ đối ngoại của mình. Cả hai nước Úc
và Hoa Kỳ đều đã từ chối để trở thành đối tác chiến lược và Việt Nam coi
hai nước này là những “đối tác toàn diện”.
3. Thứ ba, về việc Việt Nam mua sắm vũ khí từ Nga và các quan điểm cho
rằng như thế sẽ làm Hà Nội mạnh dạn hơn trong tư thế bảo vệ biên giới –
trong trường hợp có một cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam Nga có
thể sẽ vẫn trung lập, rút lui chuyên viên kỹ thuật bảo trì những tàu
ngầm Kilo mà Việt Nam đã mua, và từ chối tiếp tục bán hỏa tiễn phòng
không (sẽ nhanh chóng cạn kiệt nếu có xung đột) cho Việt Nam. Trong cuộc
đối đầu gần đây với Trung Quốc, Việt Nam đã giữ tàu chiến của Hải quân
Nhân dân Việt Nam cách xa khu vực xung quanh giàn khoan 981. Việt Nam có
thể chỉ “mạnh dạn” trong việc bảo vệ chủ quyền trên biển và đất liền ra
đến giới hạn của vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và các cấu trúc
hiện có ở quần đảo Trường Sa.
Trà Mi lược dịch
Nguồn: US courts Vietnam with military chief’s visit. Elliot Brennan, The interpreter, 15 tháng 8 2014.
- Tác giả Elliot Brennan làm nghiên cứu trong Chương trình châu Á,
thuộc Viện Chính sách An ninh và Phát triển ở Thụ Điển (Sweeden).
- Carl Thayer là giáo sư danh dự, Khoa Chính trị, Đại học New South Wales, Canberra, ACT Úc)
© 2014 DCVOnline
Những âm mưu đen tối núp bóng “tự do báo chí”
Hiện tượng lợi dụng quyền tự do báo chí và nhiều nội dung nhân quyền
khác để chống phá Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân cần được
xử lý như thế nào? Là một chuyên gia nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn
về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, đồng chí Lê Đình Luyện, Chánh văn phòng
thường trực Ban Chỉ đạo nhân quyền của Chính phủ đã trao đổi với phóng
viên Báo Quân đội nhân dân về vấn đề này.
Đồng chí Lê Đình Luyện. Ảnh: Việt Hà
|
Phóng viên (PV): Xin đồng chí cho biết những âm mưu, thủ đoạn
chính của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tự do báo chí để chống
phá Đảng, Nhà nước ta những năm gần đây?
Đồng chí Lê Đình Luyện: Những năm gần đây, nhằm thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, các thế lực thù địch đã thường xuyên lợi dụng vấn đề tự do báo chí để tuyên truyền vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền. Hình thức chúng sử dụng chủ yếu trên các phương tiện truyền thông ở nước ngoài, trên internet... đưa những quan điểm sai trái, thông tin sai lệch, xuyên tạc tình hình trong nước để kích động, nhằm tác động làm giảm lòng tin của cán bộ và nhân dân vào đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Các thủ đoạn của họ thường rất đa dạng, nhưng tập trung ở một số vấn đề chính sau:
Một là, họ khai thác, sử dụng các thông tin trên báo chí công khai trong nước phản ánh các vấn đề tiêu cực, tệ quan liêu tham nhũng, các tệ nạn trong xã hội... để đăng tải theo kiểu thông tin một chiều, nhằm gây tác động đến tư tưởng người đọc.
Hai là, tập trung khai thác những thông tin về những việc thiếu sót, hạn chế, chưa làm được của ta trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực... rồi quy kết, “thổi phồng” thành những “sai lầm” của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Họ còn kích động dư luận xã hội lên tiếng, đả kích, quy chụp Đảng, Nhà nước yếu kém, mất dân chủ…
Ba là, họ lôi kéo, kích động các đối tượng chống đối, bất mãn tập hợp lực lượng, lập các tổ chức chống đối thông qua các trang mạng, blogger cá nhân, lợi dụng phản biện xã hội để xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trong những nội dung họ lợi dụng về vấn đề nhân quyền, nhiều vấn đề liên quan tự do ngôn luận, tự do báo chí được khai thác tối đa. Đặc biệt gần đây, các đối tượng bên ngoài kích động, tập hợp lực lượng hứa hẹn tài trợ, hậu thuẫn cho các đối tượng trong nước lập các tổ chức hoạt động đối lập với hệ thống chính trị, tự phong các chức danh nhằm tạo dựng ngọn cờ trong nước hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước.
PV: Trong thực tiễn xử lý hiện tượng lợi dụng tự do báo chí để chống phá Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân, vụ việc xử lý cái gọi là “Câu lạc bộ Nhà báo Tự do” vào năm 2012 có thể coi là một dẫn chứng điển hình để lại nhiều bài học. Nhìn từ vụ việc đó liên hệ tới hiện tượng lợi dụng tự do báo chí hiện nay, theo đồng chí cần có quan điểm xử lý như thế nào?
Đồng chí Lê Đình Luyện: Trước hết, cần khẳng định việc một vài nhóm người tự thành lập các hội, nhóm liên quan đến báo chí thời gian qua cũng như điều hành các trang mạng, blog như một tờ báo điện tử có nhiều nội dung xấu, chống phá Đảng, Nhà nước là vi phạm pháp luật Việt Nam. Bởi vì không có một tổ chức xã hội nghề nghiệp nào được công nhận là hợp pháp nếu không thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật, được các cơ quan chức năng thẩm định theo quy định của pháp luật và cấp có thẩm quyền quyết định. Các tổ chức này do một nhóm người tự công bố thành lập, tự phong các chức danh cho nhau, không làm các thủ tục xin phép các cơ quan có thẩm quyền và chưa được Nhà nước công nhận nên không có giá trị pháp lý. Hơn thế nữa, trong số họ thậm chí có người đã từng có tiền án, tiền sự vi phạm pháp luật hiện hành đã bị các cơ quan pháp luật xử lý. Một số nhóm hoạt động do có sự kích động, chỉ đạo từ bên ngoài. Cụ thể là họ được các tổ chức, cá nhân bên ngoài tuyên truyền, ủng hộ, tài trợ, hậu thuẫn dưới danh nghĩa đòi quyền tự do độc lập với Đảng, Nhà nước nhằm sử dụng các phương tiện thông tin, tuyên truyền những luận điểm sai trái, bịa đặt vu khống, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước... và kích động, lôi kéo, tập hợp lực lượng để lập cái gọi là “xã hội dân sự” thường xuyên cung cấp thông tin cho các thế lực chống đối bên ngoài sử dụng để bôi nhọ, làm giảm uy tín của Đảng, Nhà nước, chế độ, tạo dư luận xấu trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và các diễn đàn quốc tế. Các hành vi, thủ đoạn trên đi ngược lại lợi ích quốc gia dân tộc, đa số nhân dân đã và đang nhận rõ bộ mặt thật của những con người này, nếu họ cố tình hoạt động vi phạm pháp luật sẽ bị nhân dân tẩy chay và pháp luật xử lý thích đáng.
PV: Đồng chí đánh giá thế nào về thành tựu của Việt Nam trong việc đáp ứng các quyền con người liên quan đến tự do báo chí, tự do thông tin?
Đồng chí Lê Đình Luyện: Những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong thúc đẩy, bảo đảm quyền con người liên quan đến tự do báo chí, tự do thông tin. Hiện nay, Việt Nam có 67 đài phát thanh truyền hình, 997 cơ quan báo chí in, 74 báo, tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội, 1.174 trang thông tin điện tử, trên 30 triệu người sử dụng internet, hàng triệu blogger cá nhân với nội dung phong phú và đa dạng, có các kênh truyền hình nước ngoài (CNN, BBC, NHK…), có các kênh dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số. Điều đó chứng minh Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do thông tin. Tất cả các cơ quan thông tin truyền thông của các tổ chức Nhà nước từ Trung ương đến địa phương đều được quản lý theo đúng quy định của pháp luật. Thời gian qua, báo chí Việt Nam luôn hoạt động theo Luật Báo chí, đã phát huy tốt vai trò tiên phong trên lĩnh vực thông tin, tuyên truyền đối nội và đối ngoại; kịp thời đấu tranh phản bác các luận điệu thông tin sai trái, những luận điểm xuyên tạc của các thế lực thù địch… Qua đó, đã giúp cho cán bộ, nhân dân, các tầng lớp xã hội nắm chắc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và hiểu rõ bản chất của các thế lực thù địch, không bị kích động, xúi giục, lôi kéo, góp phần xây dựng vững chắc sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Vì vậy, việc tự lập các nhóm và tiến hành các hoạt động mang danh nghĩa báo chí là vi phạm pháp luật và gắn với một nhóm người có tham vọng cá nhân, đi ngược lợi ích quốc gia, dân tộc và nguyện vọng của nhân dân. Không những thế, họ còn là công cụ để tiếp tay cho các thế lực thù địch phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, làm ảnh hưởng đến nền độc lập, tự do mà biết bao thế hệ cha anh đi trước đã gây dựng bằng mồ hôi, nước mắt và xương máu; tổn hại đến hạnh phúc của toàn thể đồng bào. Đó là điều không thể chấp nhận, cần phải xử lý nghiêm minh.
PV: Để ngăn chặn và chấm dứt những hiện tượng xấu đó, theo đồng chí cần phải làm tốt những vấn đề gì?
Đồng chí Lê Đình Luyện: Việc xử lý các sai phạm cần phải dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Trước hết cần vận động, tuyên truyền giáo dục, đối thoại cho họ thấy rõ tính chất vi phạm, sai trái của tổ chức và hành động của những người tham gia tổ chức trong thời gian vừa qua. Trên cơ sở đó yêu cầu họ tự giải tán, chấm dứt hoàn toàn các hoạt động trái pháp luật. Luật pháp Việt Nam và con người Việt Nam rất khoan dung, nếu họ thấy được sai trái và tự chấm dứt các hành vi vi phạm thì Đảng, Nhà nước và nhân dân vẫn tha thứ và cho họ có cơ hội trở thành công dân tốt. Nếu họ vẫn cố tình, tiếp tục thực hiện hành động vi phạm pháp luật, vi phạm lợi ích cộng đồng dân tộc thì chúng ta sẽ kiên quyết xử lý theo pháp luật.
Song song với việc xử lý sai phạm, chúng ta cần thông tin, tuyên truyền sâu rộng trong và ngoài nước về bản chất của các tổ chức và các trang mạng “đen” đó để nhân dân, kiều bào và bạn bè quốc tế hiểu rõ âm mưu, hoạt động chống phá Việt Nam, hiểu rõ chân tướng của các thế lực thù địch và những kẻ tay sai “theo đóm ăn tàn”.
PV: Xin cảm ơn đồng chí!
VIỆT HÀ – NGUYỄN MINH (thực hiện)
(Quân Đội Nhân Dân)
Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh thăm Trung Quốc từ 26-27/8
Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN) |
Ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sẽ thăm Trung Quốc từ ngày 26 đến 27/8.
Chuyến thăm diễn ra theo lời mời của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc./.
Liên Sơn - Báo Nhân Dân và HR.4254: Đơn giản đó là sự tự do
(VNTB) - Ngày 12/08/2014, Hội đồng Tp Garden Grove (Hoa Kỳ) bỏ phiếu thông qua Dự luật HR.4254 về “Chế tài nhân quyền Việt Nam”.Ngày 16/08/2014, hai nhà báo Mĩ gốc Việt là James Du, Lê Vũ đã trao đổi thẳng-thắn về vấn đề này.
nhà báo James Du & Lê Vũ |
Ngày 21/08, báo Nhân Dân điện tử cho trích lược và đăng tải.
Thực tình mà nói, 2/3 “trích lược” trao đổi đó là đúng. 1/3 còn lại thì xin trao đổi lại như sau:
Bầu cho ai quan tâm đến nhân quyền VN
Việc thông qua Dự luật HR.4254 tại Tp. Garden Grove hay những thành phố có cộng đồng người Việt sinh sống đúng là vẫn mang tính lấy lá phiếu (nhất là khi vào mùa bầu cử). Nhất là khi các chính trị gia nắm được đặc trưng cộng đồng, nguyện vọng hoặc xu hướng của cộng đồng.
Nhưng liệu vấn đề “Phục hận – tháng 4 đen” sau 40 năm có còn là chủ đề chính tại các buổi tiệc của cộng đồng người Việt tại Mĩ nói chung và Tp. Garden Grove nói riêng hay không?
Đó là một câu trả lời khó, trừ khi có một cuộc thăm dò đối với cư dân Việt tại thành phố này. Tuy nhiên, việc lá cờ vàng hiện hữu trong đời sống cộng đồng người Việt thường được xét một cách cứng nhắc là vấn đề “Quốc – Cộng” mà không đề cập đến ý nghĩa lá cờ đó sau 40 năm, và thế hệ F1, F2, F3 người Việt tại Mĩ.
Nếu nghĩ ngược lại, sau 40 năm, lá cờ vàng và thế hệ người Việt sinh sau, cũng như thế hệ di cư theo diện IR1/CR1; IR3; IR5; K1; K3; F4; E5 sẽ không quá đặt nặng về vấn đề “phục hận”, mà thay vào đó là ưu tiên các vấn đề tại tiểu bang họ đang sinh sống. Nhìn về Việt Nam thì ưu tiên hai chữ Nhân quyền, vì chính là họ nhận thấy sự bất ổn của nhân quyền Việt Nam đang liên đới đến gia đình hoặc chính bản thân họ.
Điều này không hẳn vô lý khi bản thân được hưởng thụ đầy đủ điều đó tại Hoa Kì, một mặt họ còn có người thân ruột thịt nơi quê nhà. Con số 2 tỉ USD kiều hối về TP. Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm 2014 (tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái) không phải là không có lý do của nó.
Một ví dụ về vấn đề tại sao người Việt trong và ngoài nước quan tâm đến Nhân Quyền Việt Nam nhiều đến vậy. Thử gõ từ khóa “tự tử trong đồn công an” sẽ có 1.090.000 kết quả (0,42 giây), trong đó đa phần báo trong nước đưa tin.
Những người “tự tử vì hối lỗi” đó có thể là bất cứ thân nhân nào của người Việt ở Mĩ. Đó là hệ quả của nền “nhân quyền kiểu Việt Nam”. Chính vì vậy, nhân quyền không những là mối quan tâm riêng của người Việt Nam trong nước nữa mà còn cả cộng đồng người Việt ở Mĩ.
Nhất là khi những quyền này dù được ghi nhận từ Hiến pháp năm 1946 cho đến Hiến pháp 2013, nhưng thực tế là nó đang bị “án treo”.
Giám sát viên Janet Nguyễn họp báo giới thiệu dự luật nhân quyền HR 4254 |
Do đó, việc dồn phiếu cho một chính trị gia nào đó tại Mĩ đang có xu hướng hoặc đã-đang-sẽ quan tâm đến tình hình nhân quyền (như bà Loretta Sanchez, Ed Royce, Chris Smith,) nên được trân trọng. Dù bà có “tà ý” kiếm phiếu hay gì gì đó, nhưng việc bà xông xáo vào Việt Nam để tìm hiểu cũng nên cho là điều đáng mừng vì ít nhất bà ấy đã không đi ngược lại với lá phiếu của người Việt.
Và người Việt ở Mĩ tiếp tục bầu cho ai quan tâm đến nhân quyền Việt Nam (bên cạnh quan tâm các vấn đề tại tiểu bang mà họ đang sinh sống) lại càng đáng mừng hơn, vì họ không quên người thân – họ hàng – quê cha đất tổ. Và đó là quyền lựa chọn của họ, quyền được dùng lá phiếu để nói lên yêu cầu – nhu cầu của mình. Một quyền mà người Việt trong nước vẫn đang khao khát mong có được.
Vấn đề còn lại là cộng đồng người Việt nên chọn chính trị gia nào nói thật làm thật, và tránh việc lá phiếu của mình rơi vào những kẻ đầu cơ chính trị. Ngoài sự tự kiểm định của mỗi công dân Mĩ gốc Việt thì các báo Việt tại Mĩ cũng nên có phần trách nhiệm tham gia, trong đó có cả hai nhà báo Mĩ gốc Việt là James Du, Lê Vũ.
Ngôn ngữ ảo diệu của ngoại giao Mĩ
Nhà báo James Du cho rằng: “Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam hay người tiền nhiệm luôn nói rằng, Việt Nam có tiến bộ về vấn đề nhân quyền, về tôn giáo”.
Thực tế thì các ngôn từ ngoại giao thì khá uyển chuyển, và nó càng uyển chuyển hơn đối với những đại sứ tại các nước. Không lạ khi có ông đại sứ hay người tiền nhiệm nói rằng “Việt Nam có tiến bộ về vấn đề nhân quyền, tôn giáo”.
Nó cũng không lạ như việc ông đại sứ Hoa Kì tại Việt Nam David Shear khi gặp cộng đồng Việt Nam tại tư gia bác sĩ Nguyễn Quốc Quân hôm 16/08/2013 đã “tái khẳng định”: Tình hình nhân quyền Việt Nam vẫn không có sự cải thiện nào đáng kể như sự mong đợi của Hoa Kì.
Còn người tiền nhiệm của ông – Đại sứ Michael Michalak - nhân ngày Quốc tế Nhân quyền (10/12/2010) đã có phát biểu tại Hà Nội, trong đó nhấn mạnh: Thật đáng tiếc là tiến bộ về nhân quyền trong ba năm tôi ở đây đã không đồng đều.
Còn Bộ Ngoại giao Hoa Kì thì năm nào cũng có Báo cáo về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Có lẽ hai nhà báo nên đọc qua, để xem thử ngôn ngữ ngoại giao ảo diệu như thế nào?
Chỉ số hạnh phúc cho báo chí VN: Bật cười!
Vấn đề báo chí, ở mỗi trang báo đều có những định hướng riêng của mình. Nhưng có hàng trăm tờ báo, hàng ngàn trang tin… Và lẽ dĩ nhiên nó sẽ là vô số đường hướng khác nhau. Không thiếu một số tờ báo hiếu kỳ đưa toàn tin xấu về Việt Nam, vì đáp ứng thị hiếu của phân khúc người đọc của chính báo đó. Đó là sự tự do về mặt báo chí.
Cũng như báo lá cải, khai thác tin “lộ hàng’ này nọ của các sao vậy thôi. Không ai trách.
Vấn đề là cả tờ báo xấu-thiệt-xấu và báo lá cải đều không có sự định hướng bởi một tổ chức mang tên Tuyên giáo.
Đấy là sự thật và là điều mà hai nhà báo Mĩ gốc Việt nên lưu ý.
“Việt Nam là quốc gia mở rộng!” - Không sai! “Vì họ làm ăn và du lịch nên họ không “cảm thấy bị đàn áp về nhân quyền”! – Đúng một nửa.
Nếu hai nhà báo muốn trải nghiệm nhân quyền kiểu Việt Nam trong hai trường hợp nêu trên thì xin mời làm theo hai cách sau:
Cách thứ nhất, đối với trường hợp đi du lịch. Nếu hai nhà báo đi trúng dịp ở Việt Nam có đợt biểu tình tự phát về vấn đề đất đai, chủ quyền lãnh hải…, hoặc đi ngang khu dân khiếu nại đất đai tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, họ thử đứng lại hỏi thăm đồng bào vài câu và chụp ảnh, lập tức sẽ được công an hoặc “bảo vệ từ xa” hoặc mời về đồn uống nước nói chuyện. Nếu hai nhà báo tiếp xúc với những nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam thì 100% sẽ gặp rắc rối với vấn đề xuất nhập cảnh. Và sẽ không có chuyện… im lặng chờ luật sư đến giải quyết đâu! Hy vọng lúc đó hai nhà báo không bị quy là “Việt Tân”.
Lúc đó, hẳn hai nhà báo sẽ thấy chữ “tự do thông tin” ở Việt Nam nó ngạo nghễ như thế nào.
Cách thứ hai, đối với trường hợp đi làm ăn và đầu tư. Hai nhà báo phải luôn ghi nhớ việc nhập gia tùy tục, Việt Nam không phải là Mĩ , đầu tư Việt Nam là phải biết cách luồn lách, bôi trơn các kiểu. Và luôn khắc cốt ghi tâm là năm 2013, trong xếp hạng tham nhũng, Việt Nam đứng 116/177.
Nếu không biết theo “luật” thì hai nhà báo dễ dàng lặp lại câu chuyện đầu tư của một doanh nghiệp Séc tại Việt Nam là Jan Švrček.
Tôi định chia sẻ tiếp với tư cách là một công dân Việt Nam đang sống tại Việt Nam, nhưng khi đọc tới đoạn “Thậm chí về chỉ số hạnh phúc, người ta nói Việt Nam là dân tộc dễ đạt được trạng thái hạnh phúc”.
Tôi tự nhiên bật cười, vì có lẽ hai nhà báo không thấy chỉ số ấy rất đá đểu (troll). Có lẽ hai nhà báo nên nhập tịch Việt Nam lại đã cảm nhận thực tế sống động hai chữ “hạnh phúc”!
Nhưng nếu hai nhà báo thích nằm mơ bên Mĩ để nói về một Việt Nam nhân quyền và hạnh phúc, thì tôi cũng chào mừng.
Đơn giản đó là quyền tự do.
Liên Sơn
Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong riêng của tác giả.
(Việt Nam Thời Báo)
Nguyễn Thiện Nhân : Xử Bùi Hằng – Chính quyền thua toàn diện
Bùi Thị Minh Hằng |
Bùi Thị Minh Hằng là một biểu tượng cho sức mạnh đấu tranh của phụ nữ ở
tầng lớp bình dân. Nói là bình dân vì chị không phải người học cao hiểu
rộng, chị cũng không thuộc tầng lớp thượng lưu, càng không phải quan
chức nhà nước. Nhưng lạ thay, chị là một phụ nữ có sức mạnh ‘vô biên’.
Tôi gặp chị vào đầu tháng tư năm 2011, khi tôi đi ra Hà Nội để đến nơi xét xử TS Cù Huy Hà Vũ.
Tôi gặp chị ở nhà thờ Thái Hà(Hà Nội). Khi ấy chị còn chưa nổi tiếng. Cảm nhận đầu tiên tôi thấy là chị rất khỏe và có sức mạnh từ nghĩa đen đến nghĩa bóng. Chị hoạt bát, tiếng to khỏe và ăn nói lưu loát mặc dù chị hay dùng ngôn ngữ dân dã phô phàm. Chị thấy tôi từ miền Nam ra, lại bị ốm mặt tái xanh và buồn nôn, chị vội tìm cho tôi nước nóng, và tìm các cha nhà thờ giới thiệu rằng tôi là vị khách phương xa đến cùng mọi người chuẩn bị sáng mai đến phiên tòa xét xử TS Cù Huy Hà Vũ.
Chị dẫn tôi về chỗ trọ, lo cho tôi miếng ăn giấc ngủ. Sáng hôm sau, tôi, chị và mọi người đến phiên tòa. Tôi dùng điện thoại quay cảnh an ninh trấn áp xua đuổi mọi người khỏi khu vực gần tòa án, liền bị 4-5 tên công an áp tới đánh đập và lôi tôi lên một chiếc xe Jeep chở về trụ sở công an…Chị Hằng cùng mọi người bị bắt lên xe buýt chở đi, chị nhanh chân nhảy xuống được và thoát, tài thật!
Sáng hôm sau chị dẫn tôi đi chơi, ăn món cua bể, mua cốm xanh làm quà cho tôi và đưa tôi ra tận sân bay để về miền Nam.
Chị đấu tranh không ngơi nghỉ ở mọi nơi từ bắc vào nam làm công an khó chịu và phải tăng lực lượng bám theo chị mỗi khi có bất cứ sự kiện gì dính đến chính trị. Chị lăng xả, giúp đỡ những người dân thấp cổ bé họng bị áp bức, chị tham gia hoạt động nhân quyền, chị biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, chị hiệp thông cầu nguyện cho tù nhân lương tâm, chị vạch trần thủ đoạn của lực lượng an ninh chìm nổi…Hoạt động nào chị cũng làm sôi nổi và ấn tượng. Chị trở nên nổi tiếng và thu hút sự chú ý từ trong nước đến nước ngoài trong hoạt động đấu tranh.
Thân thể chị còn để lại những thương tích và dấu vết sau những lần va chạm với công an và chính quyền.
Chị trở nên mạnh mẽ phi thường khiến chính quyền lo ngại, họ bắt chị đi ‘cải tạo’ 2 năm vô lý tại trại Thanh Hà. Các blogger, nhà văn, nhà trí thức lên tiếng đăng tải trên blog, các trang mạng quốc tế đăng theo, tin tức lan tỏa kết hợp sự đấu tranh bất khuất của chị Hằng. Sau hơn 5 tháng, chính quyền buộc phải trả tự do cho chị. Chỉ 5 tháng trong trại cải tạo mà chị bị sụt giảm hơn 15kg vì tuyệt thực!
Tuy nhiên, hình ảnh đập vào tim tôi không phải là hình ảnh chị sôi nổi và mạnh mẽ mà là một hình ảnh khác, đó chính là hình ảnh chị vừa đi vừa khóc nghẹn ngào khi biết mọi người đến thăm chị tại trại cải tạo Thanh Hà. Có người trách chị yếu đuối, không giữ được sự mạnh mẽ như thường ngày.Nhưng tôi hiểu, chị Hằng có hai hình ảnh trái ngược thì không có gì là mâu thuẫn khi hai hình ảnh này ở hai hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau với ý nghĩa cũng khác nhau rất nhiều. Cần nói rõ ràng rằng chị chưa bao giờ và cũng không bao giờ khuất phục. Chị Hằng luôn bản lĩnh từ bên trong, thể hiện qua những lá thư/đơn chị viết từ trại Thanh Hà. Tôi cũng từng chửi công an ở trụ sở và cũng tại nơi đó tôi phải rơi nước mắt khi thốt lên những oan nghiệt của cuộc đời. Không có gì là mâu thuẫn cả! Chị thuộc lớp người đấu tranh ngoan cường. Nước mắt chị không thừa giọt nào. Có nhiều thứ đáng để chị rơi nước mắt trong hoàn cảnh ấy, đáng lắm, nói thật, CSVN sợ cả nước mắt của chị chứ không phải chỉ sợ sự lồng lộn ầm ĩ của chị đâu! Chị khóc không có nghĩa là chị khuất phục. Chị khóc không có nghĩa là chị đầu hàng. Chị khóc không có nghĩa là chị yếu đuối. Chị khóc không có nghĩa là là chị nông nỗi. Chị khóc không có nghĩa là chị thiếu khôn ngoan. Chị khóc không có nghĩa là chị giả dối. Chị khóc không có nghĩa là chị buông xuôi. Chị khóc không có nghĩa là chị dừng lại. Chị khóc không có nghĩa là chị thay đổi. Ai đã nếm trãi cuộc sống giống chị sẽ dễ hiểu hơn. Ai lắng đọng lòng mình sẽ không trách nữa. Nên hiểu con người từ bên trong.
Khi chị cùng mọi người xuôi xuống đồng Tháp để cùng anh em ở miền Tây đấu tranh thì bị CSGT chặn lại dẫn đến tranh cãi và ùn tắc giao thông, thế là công an bắt chị với cáo buộc chị “gây rối trật tự công cộng”!
Chính quyền đã không lường trước sức mạnh của chị như thế nào mặc dù họ đã từng chùn bước khi đối mặt với chị ở trại Thanh Hà. Lần này, con trai chị đã qua Mỹ để vận động tự do cho mẹ và hai người cùng bị bắt, khắp từ trong đến ngoài nước dư luận ồn ào, người đấu tranh từ nam chí bắc hướng về phiên tòa xử chị tại Đồng Tháp ngày 26/8/2014. Một lực lượng an ninh đông đảo được tung ra để ngăn chặn những người có tiếng tăm đặt chân đến phiên tòa.
Xử chị tội “gây rối trật tự công cộng” nhưng lại khiến dư luận dấy động làm xấu thêm bộ mặt của chính quyền vốn bế tắc trước sức mạnh đấu tranh đang dâng trào của những người đòi dân chủ. Quả không may cho chính quyền khi đã lỡ dại bắt người phụ nữ có sức mạnh ‘vô biên’. Kỳ thực đây là một vụ án chính trị và chính quyền đã thua hoàn toàn. Nguyến Thiện Nhân
Tôi gặp chị vào đầu tháng tư năm 2011, khi tôi đi ra Hà Nội để đến nơi xét xử TS Cù Huy Hà Vũ.
Tôi gặp chị ở nhà thờ Thái Hà(Hà Nội). Khi ấy chị còn chưa nổi tiếng. Cảm nhận đầu tiên tôi thấy là chị rất khỏe và có sức mạnh từ nghĩa đen đến nghĩa bóng. Chị hoạt bát, tiếng to khỏe và ăn nói lưu loát mặc dù chị hay dùng ngôn ngữ dân dã phô phàm. Chị thấy tôi từ miền Nam ra, lại bị ốm mặt tái xanh và buồn nôn, chị vội tìm cho tôi nước nóng, và tìm các cha nhà thờ giới thiệu rằng tôi là vị khách phương xa đến cùng mọi người chuẩn bị sáng mai đến phiên tòa xét xử TS Cù Huy Hà Vũ.
Chị dẫn tôi về chỗ trọ, lo cho tôi miếng ăn giấc ngủ. Sáng hôm sau, tôi, chị và mọi người đến phiên tòa. Tôi dùng điện thoại quay cảnh an ninh trấn áp xua đuổi mọi người khỏi khu vực gần tòa án, liền bị 4-5 tên công an áp tới đánh đập và lôi tôi lên một chiếc xe Jeep chở về trụ sở công an…Chị Hằng cùng mọi người bị bắt lên xe buýt chở đi, chị nhanh chân nhảy xuống được và thoát, tài thật!
Sáng hôm sau chị dẫn tôi đi chơi, ăn món cua bể, mua cốm xanh làm quà cho tôi và đưa tôi ra tận sân bay để về miền Nam.
Chị đấu tranh không ngơi nghỉ ở mọi nơi từ bắc vào nam làm công an khó chịu và phải tăng lực lượng bám theo chị mỗi khi có bất cứ sự kiện gì dính đến chính trị. Chị lăng xả, giúp đỡ những người dân thấp cổ bé họng bị áp bức, chị tham gia hoạt động nhân quyền, chị biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, chị hiệp thông cầu nguyện cho tù nhân lương tâm, chị vạch trần thủ đoạn của lực lượng an ninh chìm nổi…Hoạt động nào chị cũng làm sôi nổi và ấn tượng. Chị trở nên nổi tiếng và thu hút sự chú ý từ trong nước đến nước ngoài trong hoạt động đấu tranh.
Thân thể chị còn để lại những thương tích và dấu vết sau những lần va chạm với công an và chính quyền.
Chị trở nên mạnh mẽ phi thường khiến chính quyền lo ngại, họ bắt chị đi ‘cải tạo’ 2 năm vô lý tại trại Thanh Hà. Các blogger, nhà văn, nhà trí thức lên tiếng đăng tải trên blog, các trang mạng quốc tế đăng theo, tin tức lan tỏa kết hợp sự đấu tranh bất khuất của chị Hằng. Sau hơn 5 tháng, chính quyền buộc phải trả tự do cho chị. Chỉ 5 tháng trong trại cải tạo mà chị bị sụt giảm hơn 15kg vì tuyệt thực!
Tuy nhiên, hình ảnh đập vào tim tôi không phải là hình ảnh chị sôi nổi và mạnh mẽ mà là một hình ảnh khác, đó chính là hình ảnh chị vừa đi vừa khóc nghẹn ngào khi biết mọi người đến thăm chị tại trại cải tạo Thanh Hà. Có người trách chị yếu đuối, không giữ được sự mạnh mẽ như thường ngày.Nhưng tôi hiểu, chị Hằng có hai hình ảnh trái ngược thì không có gì là mâu thuẫn khi hai hình ảnh này ở hai hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau với ý nghĩa cũng khác nhau rất nhiều. Cần nói rõ ràng rằng chị chưa bao giờ và cũng không bao giờ khuất phục. Chị Hằng luôn bản lĩnh từ bên trong, thể hiện qua những lá thư/đơn chị viết từ trại Thanh Hà. Tôi cũng từng chửi công an ở trụ sở và cũng tại nơi đó tôi phải rơi nước mắt khi thốt lên những oan nghiệt của cuộc đời. Không có gì là mâu thuẫn cả! Chị thuộc lớp người đấu tranh ngoan cường. Nước mắt chị không thừa giọt nào. Có nhiều thứ đáng để chị rơi nước mắt trong hoàn cảnh ấy, đáng lắm, nói thật, CSVN sợ cả nước mắt của chị chứ không phải chỉ sợ sự lồng lộn ầm ĩ của chị đâu! Chị khóc không có nghĩa là chị khuất phục. Chị khóc không có nghĩa là chị đầu hàng. Chị khóc không có nghĩa là chị yếu đuối. Chị khóc không có nghĩa là là chị nông nỗi. Chị khóc không có nghĩa là chị thiếu khôn ngoan. Chị khóc không có nghĩa là chị giả dối. Chị khóc không có nghĩa là chị buông xuôi. Chị khóc không có nghĩa là chị dừng lại. Chị khóc không có nghĩa là chị thay đổi. Ai đã nếm trãi cuộc sống giống chị sẽ dễ hiểu hơn. Ai lắng đọng lòng mình sẽ không trách nữa. Nên hiểu con người từ bên trong.
Khi chị cùng mọi người xuôi xuống đồng Tháp để cùng anh em ở miền Tây đấu tranh thì bị CSGT chặn lại dẫn đến tranh cãi và ùn tắc giao thông, thế là công an bắt chị với cáo buộc chị “gây rối trật tự công cộng”!
Chính quyền đã không lường trước sức mạnh của chị như thế nào mặc dù họ đã từng chùn bước khi đối mặt với chị ở trại Thanh Hà. Lần này, con trai chị đã qua Mỹ để vận động tự do cho mẹ và hai người cùng bị bắt, khắp từ trong đến ngoài nước dư luận ồn ào, người đấu tranh từ nam chí bắc hướng về phiên tòa xử chị tại Đồng Tháp ngày 26/8/2014. Một lực lượng an ninh đông đảo được tung ra để ngăn chặn những người có tiếng tăm đặt chân đến phiên tòa.
Xử chị tội “gây rối trật tự công cộng” nhưng lại khiến dư luận dấy động làm xấu thêm bộ mặt của chính quyền vốn bế tắc trước sức mạnh đấu tranh đang dâng trào của những người đòi dân chủ. Quả không may cho chính quyền khi đã lỡ dại bắt người phụ nữ có sức mạnh ‘vô biên’. Kỳ thực đây là một vụ án chính trị và chính quyền đã thua hoàn toàn. Nguyến Thiện Nhân
(FB Nguyên Thiện Nhân)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét