Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Cứ nghe chuyện "nhạy cảm", lập tức phẫn nộ

Uyên Thao - Chính luận 2013 và Phạm Chí Dũng

clip_image001Phạm Chí Dũng là cái tên không xa lạ, nhất là với những người lưu tâm tới tình hình Việt Nam. Chỉ từ tháng 3/2013 tới tháng 3/2014, các hệ thống truyền thanh quốc tế VOA, RFA, RFI, BBC đã liên tục truyền tải 150 bài của Phạm Chí Dũng – tức với mức viết đều đặn và bền bỉ mỗi hai ngày một bài.

Phạm Chí Dũng khởi sự cầm bút từ khi 25 tuổi và đã có 11 tác phẩm được ấn hành trong đó có 2 cuốn tiểu thuyết, 1 kịch bản, 1 tác phẩm lý luận về kịch nghệ và 2 tác phẩm nghiên cứu về kinh tế, giáo dục, nhưng không phải cây viết chuyên nghiệp. Trên thực tế, Phạm Chí Dũng là một chuyên gia với học vị tiến sĩ kinh tế, đảng viên CSVN và sĩ quan quân đội nhân dân công tác tại Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM khi Trương Tấn Sang là chủ tịch cơ quan này.

Từ 1996, Phạm Chí Dũng công tác tại Ban An Ninh Nội Chính Thành Ủy TP.HCM với nhiệm vụ nghiên cứu các chính sách về an ninh quốc gia. Tuy nhiên từ năm 1991, Phạm Chí Dũng đã được coi như một nhà văn, nhà báo độc lập gắn bó với cây bút trong tư thế tự do, vì không phải thành viên một cơ chế chính thức nào về văn học và báo chí. Tư thế cầm bút này giúp Phạm Chí Dũng biểu hiện trung thực suy tư và ý hướng bản thân, đồng thời cũng đặt anh trước một vòng vây tai họa. Bởi những bài viết phản ảnh thực tế và quan điểm không tuân thủ các khuôn mẫu tô đen hay bôi hồng mọi cảnh sống đang phơi bày trước mắt đã trở thành những mũi gai nhọn đối với tập thể đương quyền luôn tự đặt mình ở ngôi vị độc tôn tối thượng.

Do đó, tháng 7/2012, bộ Công An đã ra lệnh khẩn cấp bắt giam Phạm Chí Dũng và sau đó khởi tố theo điều 79 và 88 Luật Hình Sự về tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền” và “tuyên truyền chống phá Nhà Nước.” Chứng cứ buộc tội là các bài viết phanh phui tệ trạng tham nhũng và phản biện các chính sách tác hại cho nỗ lực tạo dựng đời sống xã hội an bình, trong khi người bị kết tội “âm mưu lật đổ chính quyền” chỉ là một cá nhân đơn độc. Hành vi này đã biến thành chứng cứ tố giác chính tập thể đương quyền trước công luận về thủ đoạn lợi dụng quyền thế, mạo danh pháp luật, mặc tình đổi trắng thay đen để trấn áp bạo ngược người bất đồng chính kiến và tước đoạt quyền tự do phát biểu của người dân. Cho nên, trước công luận bất bình, tháng 2/2013, Phạm Chí Dũng đã nhận được lệnh “tạm đình chỉ điều tra” và rời nhà tù sau nửa năm bị giam giữ.

Ngay sau khi rời nhà tù, Phạm Chí Dũng lập tức trở lại với cây bút theo hướng đi đã chọn, và tháng 12/2013, anh quyết định từ bỏ đảng Cộng Sản dù đã có hơn hai mươi tuổi đảng. Bức tâm thư của Phạm Chí Dũng phổ biến công khai trên mạng Internet khẳng định “Đảng Cộng Sản chỉ còn mang bóng hình và hơi thở của các nhóm lợi ích” khiến “đất nước tàn tạ” nên “không xứng đáng với vị trí lãnh đạo.” Do đó, từ bỏ đảng là “con đường ngắn nhất có thể đưa những đảng viên còn lương tâm đến gần với nhân dân.”13 ngày sau khi công bố bức tâm thư trên, Phạm Chí Dũng đã trải một cuộc “đấu tố” của đảng ủy Viện Nghiên Cứu Phát Triển TP.HCM với yêu cầu rút lại ý kiến từ bỏ đảng.

Phạm Chí Dũng từ chối đáp ứng nên ngày 25/12/2013, đảng ủy Khối Dân Chính Đảng raquyết định khai trừ anh —khai trừ một người đã dứt khoát công khai tuyên bố từ bỏ Đảng!Tất nhiên nhiều cam go đã dồn đến, nhưng Phạm Chí Dũng không rời cây bút và hướng đi đã chọn. Do đó, tháng 2/2014, tổ chức UN Watch chính thức mời Phạm Chí Dũng đến Geneva, Thụy Sĩ thuyết trình về “nhân quyền và xã hội dân sự” trong buổi hội thảo bên lề cuộc Kiểm Điểm Phổ Quát Về Nhân Quyền Đối Với Việt Nam của Liên Hiệp Quốc. Phạm Chí Dũng không thực hiện được chuyến đi, dù đã có visa và vé máy bay. Vì tại sân bay Tân Sơn Nhất, anh bị công an ngăn chặn và tịch thu hộ chiếu. Ít ngày sau, Phạm Chí Dũng lại lâm cảnh tương tự, không thể lên đường qua Mỹ dự điều trần tại Quốc Hội Mỹ về “tự do truyền thông” và hội thảo tại đài RFA về “tự do báo chí”, theo lời mời của hai nữ dân biểu Mỹ – Loretta Sanchez và Zoe Lofgren.Các hành vi trấn áp đó đã biến Phạm Chí Dũng thành một tù nhân bị giam lỏng nhưng không thay đổi nổi tính chất những bài viết của Phạm Chí Dũng từ khi rời nhà tù tháng 2/2013 tới tháng 3/2014.

CHÍNH LUẬN 2013 là tác phẩm bao gồm những bài viết đó, những bài phân tích thời sự Việt Nam trong thời điểm kể trên. Nội dung chủ yếu của CHÍNH LUẬN 2013 là ghi lại các sự kiện diễn ra trước mắt và phản ảnh quan điểm người viết về các sự kiện này.

Đặc trưng của thể loại phân tích thời sự là khắc họa chân dung mọi sự kiện đang diễn biến, đồng thời ước định tác động trực tiếp và hệ quả nối dài từ các sự kiện đối với thực tiễn đời sống theo nhận thức của người viết. Từ lâu, người viết thể loại này từng được tặng biệt danh chuyên gia phân tích thời cuộc, nhưng cũng được đặt bên hàng ngũ tiên tri, tức giới hành nghề bói toán. Lý do viện dẫn là nhận thức của chuyên gia phân tích thượng thặng nhất vẫn bị khuôn bó bởi các hạn chế tất yếu, trong khi mọi diễn biễn có thể gặp các bước ngoặt đột ngột tương tự tiếng sét bất ngờ nổ giữa trưa hè nắng gắt. Do đó hầu hết dự đoán về viễn trình một sự kiện cũng như hệ quả của sự kiện đối với thực tế đời sống tương lai thường dễ thiếu chínhxác, thậm chí còn có thể sai lạc. Dù vậy, không ai phủ nhận đóng góp quan trọng của thể loại này trong việc dựng lại các đoạn đường lịch sử. Bởi đặc trưng của thể loại là khắc họa chính xác chân dung các sự kiện được đề cập. Từ đây, một chuyên gia phân tích đúng nghĩa bắt buộc phải quan sát tinh tế, truy cập sâu rộng để cung cấp tối đa đường nét, màu sắc trung thực của mọi diễn biến. Đòi hỏi này là điều kiện tối thiết cho nhận thức của chuyên gia, đồng thời cũng cung ứng chất liệu xác thực giá trị cho mọi sử gia ghi nhận về các diễn biến lịch sử.

CHÍNH LUẬN 2013 không thể là ngoại lệ nên đã cung cấp nhiều dữ kiện đáp ứng cho 3 câu hỏi về hiện trạng Việt Nam là thực tế đời sống xã hội, bản chất tập thể đương quyền và tương quan giữa người dân với chế độ đảng trị Cộng Sản. Bởi, nhận thức của chuyên gia dù được xác minh hay bị bác bỏ thì các sự kiện được ghi nhắc vẫn luôn khẳng định chân dung thực tế. Qua diễn tả hết sức giản lược về các diễn biến thời thế, CHÍNH LUẬN 2013 đã dựng lại hàng loạt sự kiện thực tế đời sống Việt Nam với đường nét và màu sắc đủ sức in hằn dấu vết nơi ký ức người đọc:“Một nông dân ở Ban Mê Thuột vừa khóc vừa kể cho tôi nghe gia đình anh đang bị cướp đất đến tán gia bại sản, trong khi một người bà con của anh ở Đắc Lắc bị chết trong đợt xả lũ thủy điện tháng 9 vừa qua, nhưng chẳng hề có cấp chính quyền và doanh nghiệp nào đoái hoài, thậm chí một đồng bồi thường cho nạn nhân cũng không có…”

Và: “Giữa lúc thủ đô đang ngột ngạt trong cơn bức bối thời tiết chực chờ sấm nổ, người Hà Nội lại sôi lên bởi câu chuyện thương tâm đột ngột xảy ra: một người mẹ cùng đứa con trai treo cổ chết trong nhà. Nguyên do quẫn bách về tiền bạc. Sự việc quá đau lòng trên xảy đến ở xóm Chùa, huyện Từ Liêm vào ngày 7/6/2013.”Khó thể kể hết các cảnh tương tự được ghi trong CHÍNH LUẬN 2013, những cảnh mà người trong cuộc đã diễn tả “Cuộc sống không lối thoát, đi đến con đường chết… Xin các cấp chính quyền ấp 5, vì hoàn cảnh gia đình quá khổ không lối thoát, mong các ông giúp cho chồng con tôi được sổ nghèo để sống ngày tháng còn lại trên đời.”Đó là mấy lời cuối cùng của người phụ nữ 48 tuổi tên Nguyễn Thị Mỹ Nhân tại ấp 5, xã An Xuyên, Cà Mau ghi trên lá thư tuyệt mệnh trước khi treo cổ với mong mỏi cái chết của mình sẽ nhắc mọi người nghĩ đến cảnh khốn cùng của người chồng và 3 đứa con nhỏ giữa lúc cả nước “kỷ niệm 38 năm ngày giải phóng miền Nam” vào cuối tháng 4/2013. Thực ra không chỉ có vài vụ trên mà đã có vô số vụ:“Một bà mẹ xấu số nguyện dùng tiền phúng viếng mình để trả nợ và nộp học phí cho con…Hai cô gái đang tuổi xuân xanh rủ nhau uống thuốc diệt cỏ tự vẫn vì không có tiền nộp phạt vi phạm giao thông… Một chàng trai vừa vào tuổi trưởng thành dùng dây cáp internet treo cổ vì mắc bệnh nan y không có tiền chữa trị... Năm 2012, vợ chồng người con trai của ông Quang ở xã Hòa Thành, huyện Đông Hòa, Phú Yên cùng đứa con mới 5 tuổi ôm nhau trầm mình dưới sông, nguyên nhân bắt nguồn từ quá nghèo khổ...”

Cho nên, CHÍNH LUẬN 2013 phải ghi lại một nhận định về thực tế đời sống Việt Nam:“Tự tử vì nghèo đã trở thành hiện tượng mãn tính trong xã hội.” Thảm cảnh không dừng tại đó. Bởi bên cạnh hàng loạt người tự tìm cái chết vì hết đường sống còn hàng loạt hoạt cảnh trên mọi khía cạnh từ kinh tế sa lầy, đạo đức băng hoại, đến bá quyền bạo ngược... dưới vô vàn hình thức phản ảnh bản chất tham tàn, xảo trá, độc ác tới mức phi nhân của tập thể đang nắm quyền thống trị xã hội mà câu chuyện do Phạm Chí Dũng kể lại sau đây về một quan chức Trung Quốc có thể coi là biểu tượng điển hình: “Giữa năm 2012, quan chức Trần Văn Á, Phó Chủ tịch thành phố Mỹ Yển, tỉnh Giang Tô, trong khi phóng xe hơi rất nhanh đã đâm phải một người qua đường. Sau khi gây tai nạn, vị quan chức “của dân, do dân và vì dân” này không hề ngó ngàng tới nạn nhân. Một tay đút túi quần, tay kia gọi điện thoại, chỉ sau vài phút, Trần Văn Á được một xe hơi khác đón đi, bỏ mặc nạn nhân vẫn nằm sóng soài trên vũng máu tươi…”

Những sự kiện này không chỉ trả lời cho câu hỏi về bản chất tập thể đương quyền mà còn giải thích rõ thái độ hiện nay của người dân Việt Nam với chế độ Cộng Sản.Đó là các vụ đối đầu với bộ phận công cụ của chế độ mà tiêu biểu là vụ Đoàn Văn Vươn tại Tiên Lãng dùng súng chống lực lượng cưỡng chế đất đai tài sản, vụ Đặng Ngọc Viết tại Thái Bình hướng mũi súng vào các quan chức để nhả đạn…đã vẽ ra viễn ảnh theo ghi nhận của Phạm Chí Dũng: “Vào thời khắc này, những hình ảnh sống động và chuyển dần từ tự phát sang nhất quán trong các cuộc biểu tình phản đối nạn cướp đất ở Tiên Lãng thuộc Hải Phòng, Văn Giang thuộc Hưng Yên hay đoàn người đưa quan tài kín chật các đường phố Bắc Giang, Vĩnh Yên đang làm cho chính quyền lâm tình thế cực kỳ khó xử: Nếu đến một thời điểm nào đó, nhân dân không chỉ chạm vào mà còn vượt qua cả “giới hạn sợ hãi”…để biến thành phản ứng chính trị, một khi không còn gì có thể kìm nén được…”

Tháng 4/2014 vừa qua, Phạm Chí Dũng đã được tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF vinh danh là một trong 100 “Anh Hùng Thông Tin” trên thế giới.Công luận đã biểu dương giá trị cây bút phân tích thời cuộc Phạm Chí Dũng.

Nhưng, điều cuối cùng và quan trọng hơn hết là CHÍNH LUẬN 2013 không chỉ ghi lại các sử liệu chính xác mà còn phản ảnh tâm tư chung của người dân Việt Nam hiện nay trong từng dòng chữ.Đó là ước mong sớm đến phút giây mọi người vượt qua “giới hạn sợ hãi” để tạo một “phản ứng chính trị” phục hồi sự sống cho toàn dân.
Virginia June 30, 2014
Uyên Thao
Nguồn: FB Tin sách
(Bauxitevn)

Người Buôn Gió - Phiên toà và những thằng điên

Bùi Thị Minh Hằng

Chị đã từng mong muốn một phiên toà. Cũng vào đầu mùa thu thế này 2 năm trước. Bùi Thị Minh Hằng đội đơn tại trước cổng toà án Hà Nội để khiếu nại, và yêu cầu một phiên toà mở ra để xem xét quyết định đưa chị vào trại cải tạo Thanh Hà do Uỷ ban nhân dân Tp Hà Nội quyết định.

Người ta bắt chị ở TP. HCM, rồi đưa máy bay chở ra Hà Nội, tống thẳng vào trại Thanh Hà. Chưa có vụ dẫn giải đi giáo dục, cải tạo nào xa như vậy.

5 tháng ở trại cải tạo vì những hành vi phản đối chống quân Trung Quốc xâm lược đã biến một người đàn bà cao lớn, sang trọng thành một phụ nữ xơ xác, gày còm, sẹo dọc ngang, tóc bạc trắng.

Tôi thấu hiểu nỗi xót xa mà chị phải chịu. Đó có thể là duyên nợ gì đó với chị. Có lẽ tôi là người duy nhất trong anh em Hà Nội hiểu hoàn cảnh của chị. Lần ấy chị gặp tôi ở văn phòng luật Cù Huy Hà Vũ. Người đàn bà to lớn, sang trọng nói sang sảng về chuyện đi từ thiện cho môt ngôi chùa với chị Dương Hà. Họ đang bàn mua mấy tấn gạo và đồ đạc để đi từ thiện, còn tôi chăm chú vào chiếc máy tính để làm một số việc giúp chị Hà. Lúc đó anh Vũ đang ở trong tù.

Chị Hà trao đổi với tôi vài câu về anh Vũ, lúc đó người đàn bà kia nhìn tôi bằng con mắt sắc sảo. Cái nhìn của một người phụ nữ từng trải trên thương trường cũng như cuộc đời. Khi tôi ra cửa, chị mới hỏi:

- Gió nhớ chị không, em nghe giọng chị có nhận ra không?

Tôi thần người nghĩ, rồi lắc đầu.

Chị nói:

- Chị là người gọi em hỏi số điện vợ con anh Ba Sài Gòn đó.

À, thì ra vậy. Tôi nhớ có lần đang đi ở Cồn Dầu, có một người phụ nữ lạ, gọi điện cho tôi hỏi cho xin địa chỉ anh Ba SG để gửi chút quà. Hôm đó cho số điện xong, tôi cũng chả nhớ. Mà hình như tôi cho số của thằng Lê Quốc Quyết (em trai Lê Quốc Quân) thì phải.

Tối hôm đó chị gọi điện và báo muốn đến nhà tôi chơi một lát. Chị cùng người bạn nữa đến, ngồi một lúc thì tôi phải đi. Chị hỏi đêm tối rồi còn đi đâu. Tôi cho cái máy ảnh, máy quay phim vào túi. Nhìn chị và vợ con một lát, rồi lắc đầu như không tiện nói lý do.

Không ngờ cái lúc tôi lặng lẽ xếp hành trang, đi trong đêm ấy lại khiến chị thương tôi như em ruột. Sau này chị kể, cái hình ảnh người đàn ông rời khỏi nhà đi trong đêm là chị nghĩ đến những việc làm đốn mạt, chơi bời, cờ bạc, rượu chè. Chị chưa nhìn người đàn ông nào rời khỏi nhà đi như tôi lúc đó.

Người đàn bà lớn tuổi, dạn dĩ với thương trường ấy. Không nghĩ rằng trên đời này có những thằng điên như tôi, không có những thằng điên đi làm cái điều mà người thông minh trong xã hội này không làm, đó là những việc không mang lại lợi lộc gì. Rồi chị gặp nhiều thằng điên như thế, không phải chỉ mình tôi. Những thằng đàn ông điên làm những việc hao công, tốn sức mà không phải vì tiền bạc, danh lợi như những thằng đàn ông khác trong xã hội này, đó là Lân Thắng, Lê Dũng, Nguyễn Văn Phương, Lã Dũng....tóm lại là những thằng điên chuyên húc đầu vào cái nơi mà thiên hạ nghĩ là đá tảng.

Thế rồi chị gắn bó với anh em chúng tôi, trong những cuộc biểu tình suốt cả mùa hè rực lửa năm 2011.

Bùi Thị Minh Hằng trước khi đến với anh em chúng tôi, chị có một gia sản lớn, có một nhà hàng lớn sổ đỏ mang tên chị ở một con đường trung tâm thành phố Vũng Tàu, một ngôi nhà riêng và nhiều cổ phần ở cây xăng, bệnh viện tư, tàu vận tải. Hoá ra chị còn điên hơn tất cả chúng tôi. Chị nói, từng ấy năm bây giờ mới sống đúng con người của mình, đó là không thể làm ngơ trước bất công sai trái trong xã hội này, bất kể đứa nào làm sai đều phải vạch mặt.

Cái quãng thời gian chị ở Hà Nội tham gia biểu tình, nhà hàng đóng cửa. Chị không màng đến những nơi chị góp vốn làm ăn thế nào, họ báo cáo lỗ là vì sao. Chị dường như không còn quan tâm đến cái chuyện làm ra tiền nữa. Khi chị bị bắt, những kẻ mà chị góp vốn cùng đã làm sạch bách các cơ sở, rồi chúng báo với chị là lỗ vốn. Ác nghiệt là nhà hàng chị bị ngân hàng đòi xiết nợ, một số nợ cộng thêm số lãi thành gấp đôi.

Bùi Thị Minh Hằng đến với cuộc biểu tình chống Trung Quốc từ một người đàn bà có gang, có thép bởi tiền bạc. Khi ra tù ở trại Thanh Hà, chị bỗng trở thành khánh kiệt vì bọn góp vốn lừa đảo, chúng nhân dịp chị bị tù, thấy báo chí lên án chị, chúng hiểu chính quyền sẽ ghét chị, vì thế chúng giở thủ đoạn để mượn gió, bẻ măng. Đã vài lần tôi muốn giúp chị, xử lý những đứa lừa chị, theo cái cách mà tôi làm khi còn trẻ. Nhưng chị kiên quyết ngăn vì sợ nếu có làm sao vợ con tôi khổ.

Phá sản bệnh tật, bỗng dưng mang án tù. Người đàn bà ấy không một lời than thở. Chúng ta hẳn chưa ai nghe chị kể trên mạng về những gì chị đã mất. Chị coi như đó là của phù du, những cái mất đi ấy không làm chị sờn lòng, chị vẫn tiếp tục con đường đấu tranh với những bất công mà chị đã chọn.

Tôi gắn bó với chị chỉ vì tôi nhìn thấy những hy sinh mà chị đã mất. Thực ra tôi ngại cái tính nóng như lửa của chị, vì nóng tính mà đôi khi chị nặng lời với anh em từng gắn bó với nhau những lúc gian nan. Nhưng về tinh thần của chị với đất nước, nếu ai đã thấy không thể nào không nể phục.

Trở lại với cái hôm chị đứng trước toà án Hà Nội để đòi phiên toà làm rõ chuyện đưa chị đi cải tao ở Thanh Hà. Người ta nhận đơn vòng vo làm chị mất thời gian. Rồi họ từ chối không mở phiên toà. Một mình chị đứng ở cửa toà án, tay căng băng rôn, miệng sang sảng lên án hành xử bất công của Ủỷ ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội. Khi chị đang nói, người dân đứng nghe. Có những kẻ đi rỉ tai mọi người.

- Con điên đấy, nghe nó làm gì.

Người dân nhìn chị nghi ngờ, có lẽ họ nghĩ chị điên. Vì có ai dám đứng trước cổng toà án thành phố để kể tội ác cướp đất, tội hèn nhát để mất đất, mất biển. Chị nói say sưa trước cái nhìn nghi hoặc của người nghe. Có vẻ lời nói của chị bị mất hiệu quả vì những kẻ lén lút rỉ tai mọi người kia.

Tôi nảy ra ý nghĩ, làm sao để họ không nghĩ chị điên. Lập tức tôi phóng xe máy đến nhà người bạn, hỏi mượn anh ta chiếc ô tô, rồi tôi mượn luôn anh ta bộ quần áo đẹp. Tôi mua mấy chai nước. Tôi lái xe đến trước cổng toà, mở cửa ô tô khệnh khạng đi vào chỗ chị trong bộ quần áo ngon lành hàng hiệu. Tôi đưa chị chai nước và nói to:

- Chị uống nước còn lấy sức chửi tiếp. Đm cái bọn này phải nói cho dân người ta rõ về chúng.

Người dân nhìn tôi ngỡ ngàng, họ không nghĩ một người đàn bà trông dáng sang trọng kia đã điên rồi. Giờ bà ta lại có thằng đệ tử đi ô tô oách thế mà đến khúm núm đưa nước phục vụ và đồng tình với mụ điên ấy. Ngay trước cổng toà.

Chắc chắn lúc đó họ không nghĩ chị điên như những kẻ lén lút kia thì thầm.

Cái thằng cho tôi mượn ô tô cũng điên nốt. Nó thừa biết tôi dùng xe vào việc ra đấy mà vẫn cho mượn, chỉ vì nó đang làm không đi được ra đó làm thằng điên cùng với chúng tôi.

Bây giờ là 10 giờ tối của Châu Âu, chỉ còn vài tiếng nữa, phiên toà bất công áp đặt quy chụp chị sẽ diễn ra tại Đồng Tháp.

Đang có bao nhiêu người điên từ khắp đất nước này, lặng lẽ rời mái nhà, khi vợ con đang yên giấc để băng vào màn đêm hướng về nơi diễn ra phiên toà ấy. Họ rời đi một cách khó khăn trước sự ngăn cản của công an địa phương, bằng những ý chí phi thường họ bất chấp mọi cấm cản để đến phiên toà cùng với chị.

Tôi dự phiên toà ở Cồn Dầu, những người dân do chính quyền huy động đến xem. Đã thốt lên khi thấy luật sư cãi toà. Họ bảo:

- Thằng luật sư này "đứt dây" hay sao mà cãi toà.

"Đứt dây" tiếng lóng có nghĩa là điên.

Nhưng những phiên toà bây giờ càng ngày sẽ lắm những thằng điên như thế. Họ ở bên ngoài, bên trong toà, ở khắp nơi cùng phản đối phiên toà và bênh vực những người bị cáo buộc oan khuất bởi tà quyền.

Đất nước này không may khi có những phiên toà chà đạp lên luân lý. Nhưng cũng còn may là có những thằng điên đứng ra để vạch mặt, để phản đối những phiên toà như thế.

Chúng tôi điên, bởi chúng tôi không chấp nhận sự bất công mà nhà cầm quyền vạch ra buộc chúng tôi phải nghe. Và những kẻ điên như chúng tôi sẽ ngày một nhiều thêm sau những phiên toà khốn nạn thế này.

Đó là quy luật cuộc đời.
   Người Buôn Gió
(FB Người Buôn Gió)
 

Lê Diễn Đức - Bùi Thị Minh Hằng và vụ án chính trị bị hình sự hoá

Hình sự hoá vụ án đối với những đối tượng biểu tình chống Trung Quốc và tham gia các hoạt động tranh đấu cho dân chủ, tự do, nhân quyền là bài bản thâm hiểm của chế độ cộng sản Việt Nam.

Nhân vô thập toàn, ai cũng là con người với đủ tham, sân, si, chỉ cần để sơ hở là bị nhà cầm quyền mượn gió bẻ măng ngay lập tức.

Vụ án xử Nguyễn Văn Dũng (nick name Aduku) về tội giao cấu với vị thành niên, hay Trương Minh Tam (nick name Trương Ba Không) vì tội đòi nợ “không đúng quy trình” chứng minh điều đó.


Có tội bị xử không nói làm gì, nhưng tiến trình diễn ra của các phiên toà với hai người nói trên bất bình thường, không giống một vụ án hình sự khác khi có cả một lực lượng công an, an ninh đông đảo canh chừng, kiểm soát.

Đến lượt luật sư Lê Quốc Quân bị xét xử về một tội danh "trốn thuế" mơ hồ và áp đặt. Các tổ chức nhân quyền quốc tế, chính phủ Mỹ và Liên minh châu Âu đều khẳng định đây là vụ án chính trị bị hình sự hoá và đòi trả tự do cho anh.

Tuy nhiên, sòng phằng mà nói, từ những tư liệu mà nhà cầm quyền đưa ra, khó có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, công ty của anh Lê Quốc Quân hoàn toàn không có bất kỳ khiếm khuyết gì.

Xét xử những người bất đồng chính kiến bằng các vụ án hình sự nhà cầm quyền dễ dàng hợp thức hoá được khả năng loại bỏ các đối tượng này, gieo rắc hoài nghi về con người họ và có thể bịt miệng được phản ứng của dư luận.

Váo tháng 5 năm 2012 nhà chức trách Hà nội buộc phải trả tự do vô điều kiện cho bà Bùi Thị Minh Hằng, sau hơn 5 tháng giam giữ ở trại phục hồi nhân phẩm Thanh Hà. Đây là kết quả của cuộc tranh đấu không mệt mỏi của dư luận xã hội và quốc tế, cũng như tinh thần can đảm, thái độ bất tuân của bà Hằng trong suốt thời gian bị giam giữ. Nhà chức trách Hà Nội thực sự đã chơi một ván bài quá tệ và rốt cuộc phải đầu hàng!

Đuợc tự do, bà Hằng lại lăn xả vào các hoạt động tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền, ủng hộ dân oan, từ Nam ra Bắc. Bà có mặt hầu như trong mọi sự kiện. Bà viết nhật ký tố cáo điều kiện giam giữ khắc nghiệt của tại Thanh Hà, đệ đơn kiện chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo về tội bắt giữ nguời trái pháp luật.

Trong các hoạt động, đối diện với công an, an ninh, bà thường xuyên cắt nghĩa cho họ hiểu về quyền tự do tố thiểu của con người. Bà chỉ trích gay gắt sự côn đồ hoá bộ máy đàn áp của nhà cầm quyền, đôi khi với ngôn ngữ mạnh mẽ. Bà như cái loa công khai truớc công chúng nói về chế độ thối nát vì tham nhũng và một xã hội đầy rẫy bất công.

Rõ ràng bà Hằng là cái gai trong con mắt nhà cầm quyền và họ sẽ phải nhổ khi có cơ hội hoặc phải tạo ra cơ hội, vì không thể để bà Hằng tiếp tục ngang nhiên phản kích như thế.

Với sự tiếp tay hay ít nhất là sự làm ngơ của nhà cầm quyền địa phương, bọn lưu manh côn đồ đã ném đồ dơ bẩn vào nhà bà để khiêu khích, trả thù. Công an liên tục gây khó dễ, phiền nhiễu khi bà đi lại, gặp gỡ bạn bè thân hữu.

Ngày 31 tháng 7, 2012, bà Hằng và một số anh chị em đi viếng tang bà Đinh Thị Kim Liêng, mẹ của blogger Tạ Phong Tần, cảnh sát giao thông đã đeo bám, ngăn chặn và định tạo ra scandal nhưng không thành.

Ngày 11 tháng 2 năm 2014 khoảng hai chục tín đồ của Phật Giáo Hoà Hảo cùng với bà Bùi Thị Minh Hằng đến thăm bà Bùi Thị Kim Phượng, vợ ông Nguyễn Bắc Truyển, cựu tù nhân lương tâm bị bắt trước đó, thì gặp phải tổ tuần tra giao thông chặn lại.

Hàng trăm công an mặc quân phục và thường phục đã khám xét giấy tờ tuy thân, tước đoạt tài sản cá nhân và áp giải họ về đồn công an huyện Lấp Vò. Sau gần 40 tiếng đông hồ bị giam giữ và thẩm vấn, 18 người được phóng thích vào ngày 12 tháng 2, 2014, còn lại bà Bùi Thị Minh Hằng, bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh tiếp tục bị giam giữ.

Phải mất hơn 5 thán g trời giam giữ vì cáo buộc “gây rối trật tự công cộng" ngày 10 tháng 7 năm 2014 Viện Kiểm Sát tỉnh Đồng Tháp mới ra được bản cáo trạng.

Cả một đám đông công an, an ninh chặn xe, khám xét người đi đường một cách phi lý, khi không một ai vi phạm luật lệ giao thông. Một số đông những kẻ '' hiếu kỳ'' đến hỗ trợ, làm nhân chứng, cãi vã, xô đẩy, tạo ra một tình huống lộn xộn giữa đường, gây mất trật tư giao thông. Lỗi này đúng ra là do công an gây ra, chứ không phải là của những nạn nhân, những người sử dụng phương tiện giao thông đi lại bình thường.

Thế nhưng người ta đã quá sốt ruột chờ cơ hội và mặc dù bài vở được đạo diễn vội vàng, cẩu thả, đầy nghịch lý, người ta vẫn sẵn sàng gán ghép cho bà Bùi Thị Minh Hằng vi phạm điều 245 của Bộ Luật Hình Sự với tội danh "gây rối trật tự công cộng".

Người ta không hề có ý định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm nếu cho là có, vì bà Hằng đã bị giam giữ suốt từ tháng Hai đến nay. Người ta muốn phục hận vì đã phải trả tự do vô điều kiện cho bà hồi tháng 5 năm 2012.

Trước khi phiên toà sơ thẩm diễn ra vào ngày 26 tháng 8 năm 2014, nhà cầm quyền đã ngăn chặn tất cả những người yêu nước có khả năng tới Đồng Tháp để tham dự phiên toà. Đây là một tín hiệu cho thấy những bạn hữu của bà Bùi Thị Hằng nếu bằng cách nào đó tới được Đồng Tháp thì sẽ bị ngăn cản, khống chế và trấn áp. Hành động này của nhà cầm quyền sẽ càng chứng tỏ hùng hồn rằng đây là vụ án chính trị, có chủ ý.

Điều 245 quy định tội gây rối trật tự công cộng sẽ bị phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ đến 2 năm, nhưng cũng nói có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm, nếu "gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng", hay "hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng" - là điều mà họ đang vu khống.

Luật nằm trong tay kẻ mạnh. Họ muốn xử sao mà chẳng được, nhất là được xử theo luật rừng của họ! Cho nên theo tôi, khả năng trả tự do cho bà Bùi Thị Minh Hằng, từ cái nhìn tổng thể của bối cảnh, sẽ không xảy ra, và mức án tối thiểu có thể là hai năm tù giam.

Adam Michnik, một nhà tranh đấu dân chủ nổi tiếng của Ba lan, người nằm trong danh sách “50 anh hùng của tự do báo chí” công bố ngày 3 tháng 5, 2000 của Viện Quốc Tế Báo Chí (IPI) và “20 nhà báo có ảnh hưởng nhất của thế giới” do tờ “Financial Times” bình chọn, hiện là tổng biên tập nhật báo lớn nhất Ba Lan “Gazeta Wyborcza,” viết:

"Cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài ở Ba Lan có vẻ như là vô vọng. Chúng tôi nghĩ rằng sẽ không sống đến ngày nó cáo chung, nhưng chúng tôi nhất định không chịu nhắm mắt và ngậm miệng. Chúng tôi tiếp tục phản đối, bằng hành động của các nhà văn và các nhà trí thức; bằng hành động của các sinh viên; bằng những cuộc bãi công của công nhân và những cuộc biểu tình trong các lễ hội tôn giáo và bằng cách thành lập những tổ chức đối lập đầu tiên. Người ta gọi chúng tôi là bọn gây rối và lũ lưu manh. Nhưng sau này mới biết, hoá ra chúng tôi đã làm những điều đúng đắn".

Vâng, chị Bùi Thị Thanh Hằng, hôm nay nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam xét xử chị như là "bọn gây rối và lũ lưu manh", nhưng những điều chị làm là vô cùng "đúng đắn". Nhà tù không thể dìm được chân lý ấy.
© Lê Diễn Đức
(RFA) 

Cứ nghe chuyện "nhạy cảm", lập tức phẫn nộ

Khi được minh bạch về cái giá phải trả cho mỗi lựa chọn (về nhiều thứ), người dân sẽ hiểu, chọn và chấp nhận. Chấp nhận rồi thì tâm đồng, ý hiệp, thông tin rối nhiễu dạng "các mẹ ơi" sẽ giảm thiểu.

Nào đâu phải đợi đến Ebola xuất hiện. "Cư dân mạng" Việt Nam đã từ lâu chứng minh tính cả tin cao độ của mình. Từ người đẻ ra đỉa to bằng cổ tay, rắn thiêng cứu mạng cả làng, cho đến các sao Việt bị bệnh chết nửa đêm hôm qua tại sa mạc châu Phi, "các mẹ" nhanh như chớp chia sẻ và đồng thanh oán thán theo bất cứ người nào đầu tiên tung tin. Ebola chỉ là "tai nạn nghề nghiệp" khi "các mẹ" tung đúng thông tin gây lo sợ  khiến ngành chức năng phải vào cuộc.

Nếu như đó (vẫn) là một thông tin vô thưởng vô phạt, thì chắc chửa hề gì.

Cũng chẳng phải do thiếu thông tin khiến cho các mẹ hoang mang và phải dựa dẫm vào bất cứ nguồn tin nào vừa vớ được như vậy. Nhìn rộng ra, hội chứng "các mẹ ơi" nào có dừng lại ở các thông tin vô hại.

Nó như một phong trào.
Thương xá Tax, cây xanh, cổ thụ, truyền thông
Ảnh minh họa: panoramio
Giống như mấy hôm nay nhiều người đang bị cuốn theo cơn sốt tiếc thương thương xá TAX. Như cách đây vài tuần tiếc thương hàng cây dầu trước cửa nhà hát TP. Hàng cổ thụ trên đường Láng Hà Nội. Phản ứng gắt gao việc hạn chế xe máy. Tuyệt đối chống trả đường sắt cao tốc... vân vân.

Bình tĩnh lại. Thương xá TAX có còn đẹp không thưa các bạn? Chỉ trừ cầu thang còn nguyên bản là quá sức đẹp, ngoài ra TAX từ lâu không còn lung linh như cách đây 130 năm. Nhìn bên ngoài, TAX nhếch nhác và nhem nhuốc vì từ lâu không được sửa chữa sơn phết. Người Sài Gòn cũng không chọn TAX là điểm mua sắm thường xuyên của họ, đơn giản vì những trung tâm mua sắm mới có quá nhiều thứ hấp dẫn hơn. 

Hàng dầu trước cửa nhà hát thành phố có đẹp không? Đẹp lắm chứ, tất nhiên nếu giữ được nguyên trạng hoặc di dời nó đến chỗ khác thì hay biết bao nhiêu. Nhưng bạn có biết giá cả của việc di dời nguyên trạng không?

Hàng cổ thụ trên đường Láng, Hà Nội cũng thế. Bạn đã trải qua cảm giác bị chèn kín bốn bên bởi xe máy xe tải các loại vì con đường quá sức hẹp chưa? Tôi thì đã.

Lớn tiếng phản đối những chính sách hạn chế xe máy. Bạn hãy tìm con số tai nạn giao thông hàng năm tại Việt Nam, trong đó phần lớn do xe máy và nạn nhân là người đi xe máy. Hãy dùng con mắt bình thường của mình để so sánh sự an toàn khi ngồi trong xe (bus, tàu điện, taxi, xe hơi riêng...) với người ngồi trùng trục trên xe máy, chung làn với container và xe tải.

Nhất quyết không làm tàu cao tốc. Hãy dành 5 tiếng đồng hồ ê lưng trên một chuyến tàu chạy xình xịch xình xịch cho một đoạn đường chưa tới 200 km, cộng thêm không biết bao nhiêu bận tránh tàu. Tại sao ta không thể đổi nó lấy 30 phút tàu cao tốc, hay là "ôi tiếng xình xịch đã đi vào tuổi thơ tôi làm nên dấu ấn khó quên, bây giờ mất nó tuổi thơ tôi biết bám víu vào đâu?"

Tôi cũng như bạn, đã nhiều lần chúng ta kêu gọi cả làng ơi biết gì chưa, để mà cực lực lan tỏa và phản đối một thông tin mà chính chúng ta cũng... chưa biết gì!

Có thể tìm biết không? Có.

Mọi dự án đều chỉ được tiến hành sau khi trải qua chán chê các giai đoạn thẩm định, so sánh, phân tích.. của các chuyên gia trong lĩnh vực, trong đó các phương án khác nhau đều được đưa ra để cân nhắc. Những dự án ảnh hưởng nhiều đến người dân thường được báo chí bám rất sát. Các ví dụ cụ thể nêu ở trên đều có thể tìm được trong báo chí những năm trước về cách thức và tiến độ thực hiện vân vân. Nghĩa là nếu quan tâm thì người dân đều có thể biết rõ về dự án hàng nhiều năm trước, khi nó mới vừa được dự định.

Vậy thì tại sao chúng ta vẫn cứ xôn xao ú, á, trời ơi, không ngờ nổi... mỗi khi có bất cứ một thông tin nào đáng quan tâm?

Theo tôi, có hai nguyên nhân.

Một là chúng ta bồng bột, a dua, cứ nghe thông tin gì nhạy cảm là lập tức chia sẻ và phẫn nộ. Nhất là khi những thông tin ấy có một số người nổi tiếng cũng ú, á, trời ơi...  Lập tức chúng ta cho rằng người nổi tiếng đã nói tức phải đúng, phải nói theo ngay kẻo mất thời sự. Chúng ta quên rằng trừ thánh thần, ai cũng có thể sai cả. Người nổi tiếng cũng chỉ giỏi giang trong lĩnh vực chuyên ngành của họ, Nobel mà ngồi ghế giám khảo Master Chef thì thảm họa là đấy chứ còn đâu nữa?

Nguyên nhân thứ hai theo tôi quan trọng hơn. Đó là cách thức truyền thông của các cấp quản lý.

Vì lẽ gì tin tức có rất nhiều, từ rất lâu nhưng chẳng thông được đến tai người cần nó?

Ngoài hệ thống truyền thông dày đặc, thì ngay tại nơi sinh sống, tổ dân phố còn có quy định họp định kỳ hàng tháng để thông báo những điều cần biết.  Ngoài ra mỗi người dân lại còn có một hệ thống đại diện cho mình bao gồm các vị đại biểu HĐND từ phường trở lên đến đại biểu quốc hội. Mỗi một kỳ họp HĐND ta thấy người dân được quan tâm hết sức, cái ống cống ở đầu phố bị nghẹt cũng được đại biểu gọi các ban ngành chức năng ra chất vấn. Nếu như ngày thường hệ thống khổng lồ này cũng hoạt động theo đúng chức trách nhiệm vụ của nó thì làm sao có chuyện dân không thông, suốt ngày ú, á, trời ơi, bất ngờ quá với không tin nổi?

Việc thứ hai là để cho dân tham gia vào các quyết định liên quan đến đời sống của mình.

Ví dụ vụ dời cây ở đường Láng (Hà Nội) hay trước Nhà hát thành phố (TP HCM), ngành chức năng có thể công khai trưng cầu dân trong vùng bị ảnh hưởng về các phương án khác nhau. Cụ thể như dời cây đến công viên thì mất bao nhiêu tiền, ngân sách có đáp ứng đủ không, nếu không đủ mà người dân trong vùng vẫn dứt khoát chọn cách này thì lấy tiền ở đâu, hoặc phải ngưng một số dự án khác để dồn tiền vào dự án này. TAX nên được tái xây dựng ra sao. Tàu cao tốc sẽ mang lại những lợi ích gì so với hiện tại ...

Khi được minh bạch về cái giá phải trả cho mỗi lựa chọn (về nhiều thứ), người dân sẽ hiểu, chọn và chấp nhận. Chấp nhận rồi thì tâm đồng, ý hiệp, thông tin rối nhiễu dạng "các mẹ ơi" sẽ giảm thiểu.

Chẳng nói đâu xa, ở nhiều dự án làm đường giao thông nông thôn, người dân hiến không tiếc đất, lăn lưng vào làm, giảm được rất nhiều chi phí cùng thời gian là do họ được biết và được quyết định làm điều gì tốt nhất cho mình.

Thậm chí điều này còn được quy định trong luật.

Thế nhưng trong các dự án lớn có thể thay đổi tốt hơn rất nhiều đời sống của người dân, tại sao điều đó lại chưa làm được?
    Hoàng Xuân
  (Tuần Việt Nam)

Gần 1 vạn lao động Trung Quốc sắp đến Vũng Áng

Thông tin từ BQL KKT Hà Tĩnh, Cty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa và các nhà thầu đã trình hồ sơ, xin tỉnh chấp thuận số lượng hơn 1 vạn lao động nước ngoài (khoảng 90% là TQ) đến làm việc tại Formosa.
 
Theo đó, liên tiếp 2 tháng 6 - 7/2014, tại Khu kinh tế Vũng Áng, đã có hơn 30 nhà thầu đang thi công các gói thầu dự án Formosa xin phép được tuyển dụng số lượng gần 11.000 lao động nước ngoài để phục vụ dự án

Đại đa số các nhà thầu xin tuyển lao động nước ngoài đợt này đến từ Trung Quốc. Một nguồn tin cho biết, trên 90% trong tổng số gần 11.000 lao động tuyển dụng mới mang quốc tịch Trung Quốc.

Sau khi các nhà thầu trình văn bản, hồ sơ lao động, BQL KKT Hà Tĩnh báo cáo UBND tỉnh về tình hình sử dụng lao động tại các gói thầu, về cơ bản UBND tỉnh đã có văn bản đồng ý các gói thầu được tuyển người nước ngoài.

Đáng chú ý là văn bản số 1407114 ngày 29/7 của Cty Formosa gửi UBND tỉnh, đề nghị chấp thuận để các nhà thầu của FHS (hoặc nhà thầu phụ) tuyển dụng lao động nước ngoài, thực hiện các hạng mục công trình.
Tổng có 28 nhà thầu (25 Trung Quốc, 3 nhà thầu VN) tuyển dụng 8.426 lao động nước ngoài để thực hiện các hạng mục lò cao số 1, số 2 và các công trình dự án cảng Sơn Dương.

Sau khi xem xét báo cáo của BQL KKT, UBND tỉnh đã có văn bản số 3400 ngày 8/8, chấp thuận cho 11/28 nhà thầu, sử dụng 2.063 lao động nước ngoài. Đây là những nhà thầu đã đầy đủ hồ sơ, trình phương án sử dụng lao động.

Thông tin mới nhất có được, BQL KKT cũng mới có văn bản tiếp tục đề nghị UBND tỉnh cho phép 9 gói thầu tiếp theo được tuyển dụng bổ sung 2.976 lao động nước ngoài để phục vụ các dự án. Hiện còn 8 gói thầu chưa bổ sung hồ sơ.

Một lãnh đạo BQL KKT Hà Tĩnh cho biết, sở dĩ đợt này có số lượng lớn là vì các gói thầu đang trong giai đoạn gấp rút thi công, vả lại sau biến cố ngày 14/5, nhiều lao động về nước và một số gói thầu bị ảnh hưởng.

Trong số hơn 1 vạn lao động nước ngoài sắp tới, có khoảng 6-7.000 sẽ ở trong Dự án Formosa, số còn lại sẽ ở tại các điểm tập trung bên ngoài dự án.
1 vạn lao động, Trung Quốc, Vũng Áng, Formosa, nhà thầu
Hơn 1 vạn lao động nước ngoài, chủ yếu người Trung Quốc sắp đến Vũng Áng để làm việc.
Tại cuộc họp giữa Formosa và các nhà chức trách Hà Tĩnh vào giữa tháng 7, các bên cũng đã nhận định, công tác quản lí lao động tại Dự án Formosa còn bộc lộ nhiều tồn tại, thể hiện rõ nhất là khi xảy ra vụ việc ngày 14/5.

“Lúc đó hầu như cả Cty Formosa cũng như các cơ quan quản lý nhà nước đều không kiểm soát được tình hình lao động. Số liệu về lao động theo báo cáo và thực tế trên công trường hết sức bất cập, các tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp chưa hình thành, nhất là tổ chức công đoàn chưa thành lập để cùng phối hợp quản lí người lao động”, văn bản có đoạn.
Sau nhiều nỗ lực của tỉnh Hà Tĩnh, tình hình an ninh, trật tự đã được ổn định. Tỉnh Hà Tĩnh đã đưa ra nhiều giải pháp, buộc Formosa và các nhà quản lý cần chặt chẽ hơn trong việc quản lý, cấp phép lao động nước ngoài.
Duy Tuấn
(VNN)

“Giấy gói xôi”- Bài viết của cố nhà văn Xuân Sách về Tố Hữu

Bài viết của cố nhà văn Xuân Sách do con trai ông, anh Ngô Nhật Đăng gửi tới Phongdiep.net. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Nhà thơ Xuân Sách
Nhà thơ Xuân Sách (1932-2008)
Trích Chân dung 100 nhà văn Việt Nam - bài số 69:
Ta đi tới đỉnh cao muôn trượng
Mắt trông về tám hướng phía trời xa
Chân dép lốp bay vào vũ trụ
Khi trở về ta lại là ta

Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát
Trông về Việt Bắc tít mù mây
Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt
Máu ở chiến trường hoa ở đây
Tố Hữu
(Tiếc là Xuân Sách làm bài này trước khi Tố Hữu ra tập thơ chót đời “Một tiếng đờn”, không thì chắc còn hay nữa)..
Ông Tố Hữu là người ngồi ở ngôi cao trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, với Văn nghệ thì ông là đại thủ lĩnh, không có gì phải bàn cãi. Về thơ ông là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng hiện thực XHCN như những nhà phê bình có tên tuổi khẳng định. Về nghệ thuật thơ cũng vậy “Thì treo giải nhất chịu nhường cho ai”như một nhà thơ lão làng đã viết.Câu thơ: “Mường Thanh, Hồng Cúm,Him Lam/ Hoa mơ lại trắng vườn cam lại vàng” theo phân tích của nhà thơ nọ là hai câu thơ mẫu mực vừa kinh điển vừa hiện đại. Ai dám cãi hoa mơ không trắng vườn cam không vàng ? Các cán bộ đi thuyết giảng ai cũng thuộc và trích dẫn vài câu thơ của Tố Hữu để tăng phần hấp dẫn của bài nói.
Tôi đã một lần bị một đồng chí chính trị viên dưới đơn vị gửi thư lên Tổng cục chính trị phê phán là đi nói chuyện thơ cho bộ đội mà chỉ trích thơ Chế Lan Viên chứ không trích thơ Tố Hữu. Bài thi Văn Trung học và Đại học năm nào mà chẳng có đề về thơ Tố Hữu, nó đã trở thành quen thuộc như sổ gạo của từng nhà. Tôi cũng biết vào những năm “Nhân văn Giai phẩm” có một nhà thơ bộ đội viết bài phê bình thơ Tố Hữu có câu “thơ Tố Hữu như cốc siro pha loãng…”. Như thế thì nhiều phen “lên bờ xuống ruộng” là phải. Cũng chẳng biết kêu ai, chẳng ai nói cho biết mình phạm tội gì Anh có viết một vở kịch tên là “Mưa bóng mây”.Tôi đùa :
-Ông cứ coi mọi tai nạn là mưa bóng mây đi, dù nó là mưa đá.
Tôi cũng nghe kể hồi còn trên chiến khu Việt bắc, một lần Tố Hữu định đọc thơ cho Văn Cao nghe,nhưng ông nhạc sỹ gạt đi “Thơ cậu như ca dao hò vè, có gì mà đọc”. Tôi nhớ lại lời ông bác mỗi khi mắng con cháu tội lười biếng hoặc mắc lỗi “Chết là phải”.
Vì thế khi làm thơ chân dung nhà văn tôi phải nghĩ tới Tố Hữu, làm thế nào bài thơ phải xứng tầm với ông. Có thể nói đó là bài thơ tôi viết đi viết lại nhiều lần mà chưa ưng ý. Hơn nữa viết về ai ngoài đọc kỹ tác phẩm tôi đều tìm cách tiếp xúc để biết kỹ hơn tính cách của họ.Tôi từng hầu chuyện nhiều bậc đàn anh,bằng cách này cách khác và học hỏi được nhiều điều.Nhưng Tố Hữu thì không.Tôi biết ông, thấy ông thì nhiều lần trong những buổi họp hành về văn nghệ. Tôi nhớ một lần ông tới Tạp chí nói chuyện về tập “Cửa mở”của Việt Phương.Ông lim dim mắt cao giọng “Đó là tập thơ ba lăng nhăng ,tư tưởng ba lăng nhăng”.Tôi cũng không thể như nhà văn nọ nổi tiếng “đãng trí”nhưng lại nhớ rất kỹ ngày sinh Tố Hữu, hàng năm tới ngày đó đều đến nhà tặng nhà thơ lớn một bông hoa hồng. Tôi cũng không thể lấy cớ có tác phẩm mới in mang đến tặng đại thủ lĩnh.
Tôi nhớ đời một chuyện,,một hôm cùng ông bạn vàng đạp xe dọc đường Phan Đình Phùng có ngôi biệt thự có “Cành táo đầu hè rung rinh quả ngọt”. Ông bạn bỗng hỏi tôi :
-Này! Có bao giờ cậu nghĩ sẽ đến lúc ở trong ngôi nhà như thế này không?
-Cậu tưởng mình nằm mê chắc.Ba mươi tuổi mới là thằng Trung úy quèn, bao giờ mới lên Tướng, họa có mà đảo chính.
Không ngờ trong buổi họp chi bộ sau đó, ông bạn vàng của tôi mang câu chuyện đó ra trình làng và nói thêm :
-Tôi biết đồng chí Sách nói đùa,nhưng đùa như thế là xuất phát từ tư tưởng thiếu lành mạnh.
May mà tôi chưa bị ghép vào tội có tư tưởng phản động.
Vậy thì làm sao tôi dám vào ngôi nhà đó.Nhưng rồi tôi cũng hoàn thành được bài thơ vào năm 1973, khi Tố Hữu có bài thơ “Máu và hoa” lấy cảm xúc từ sự kiện Hiệp định Paris.Tôi nhớ, sau khi đọc bài thơ đó tôi cứ lẩm bẩm máu và hoa…máu và hoa…rồi bật ra cảm hứng viết “Máu ở chiến trường hoa ở đây”.
Hàng năm mỗi khi Tết đến tất cả các báo đều đăng thơ chúc Tết của Hồ Chủ tịch và thơ Tố Hữ, các báo đều đăng một bài ấy. Theo quy ước thì các tác giả không được gửi một bài đăng ở nhiều báo vào cùng thời gian. Ai làm thế sẽ bị cắt nhuận bút và bị phê bình. Nhưng Tố Hữu là ngoại lệ, ai cũng thấy thế là phải,thơ hay đăng càng nhiều càng tốt.Thơ hay trả nhuận bút cao bao nhiêu cũng không xứng.Một bài thơ lúc đó nhuận bút từ 8 đến 10 đồng ở báo Trung ương.Cỡ Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên…có thể từ 12 đến 15 đồng.Như thế cũng là tươm,vì theo Nguyễn Tuân lấy giá bát phở chín làm bản vị ,ba hào một bát thì một bài thơ cũng cỡ vài ba chục bát, đủ ấm bụng điểm tâm sáng cả tháng trời.Tôi được biết tờ báo nọ phải đưa ra ban biên tập bàn bạc khi trả nhuận bút cho Tố Hữu, cuối cùng thống nhất : tiền là 500 đồng cộng một cành đào và một cặp gà trống thiến. Câu này là tôi nghe lại không biết có đúng không, khi nhận nhuận bút Tố Hữu nói :
– Nhuận bút trả như ri, các nhà thơ ta sống khỏe hí.
Các bài thơ chân dung tôi viết xong đều được anh em đem truyền khẩu hoặc tôi đọc trước mặt người được viết, riêng bài Tố Hữu mãi đến năm Chân dung nhà văn ra đời mới xuất hiện công khai. Khi viết xong bài thơ tôi hiểu không thể truyền bá ra ngoài được, cũng phải biết trời biết đất, chứ còn làm sao bây giờ. Có một nhà văn gửi một bản tường trình lên đại thủ lĩnh tố cáo tôi làm thơ bôi xấu nhà văn,rồi trích một số bài, nhưng nếu không có bài về Tố Hữu thì không đủ sức nặng,ông ấy liền đọc mấy câu ở vỉa hè nhại bài Bầm ơi “Bầm ơi có rét không bầm/Vonga con cưỡi gà hầm con ăn”. Nhưng khi đọc xong Tố Hữu nói :
– Xuân Sách viết về các nhà văn như thế này thì không thể viết về tôi như vầy. Tôi chờ.
Và tôi cũng phải chờ. Một lần nhà văn Đặng Thai Mai gọi tôi đến nhà riêng. Cụ bảo tôi đọc bài thơ về Tố Hữu cho cụ nghe. Thấy tôi chần chừ cụ bảo “Cậu sợ tôi phản cậu hay sao?”
- Thưa bác, cháu đâu dám nghĩ về bác như thế có điều cháu nghe lời ông Hàn Phi rằng vua là con rồng có thể gần thậm chí có thể cưỡi lên mình nhưng tuyệt đối không được sờ vào cái vuốt dưới cằm. Cháu muốn giữ cái đầu để hoàn thành tập thơ đã.
– Thế là phải, nhưng đọc riêng cho tôi nghe thôi.
Tôi lại múa mép ;
- Đạo trí giả của những người như bác có cái hay trong bụng không thể không truyền cho người khác, Cho phép cháu khoe một chút,bài này.
Chúng tôi ngồi trên sàn nhà bằng gỗ. Cụ gác cằm lên đầu gối, nghe xong cười khùng khục mắng yêu tôi :
- Thằng tiểu quỷ.
Mùa hè năm 1982 tôi lên Tam Đảo nghỉ vài hôm, hồi đó khách vắng lắm. Một buổi chiều tôi đang đi dạo dưới rặng thông thì nhìn thấy nhà thơ Tố Hữu đang đi về phía tôi, tôi nghĩ ông không biết tôi nên cứ lẳng lặng đi qua. Không ngờ ông gọi :
-Xuân Sách đó à ?
-Thưa vâng chào anh
- Sách lên đây để viết hay sao?
-Dạ không, tôi được cơ quan cho đi nghỉ mát mấy hôm.
-Ra rứa. Còn mình lên đây có việc.
Tất nhiên là tôi không hỏi ông việc gì. Ông quàng tay lên vai tôi nói nhẹ nhàng :
- Bên Công an họ thu thập được những bài ca dao, đồng dao, chuyện tiếu lâm thời bây giờ, có đến gần 200 trang đánh máy.Mình lên đây để đọc cho yên tĩnh.
- Thưa anh,anh thấy thế nào?
Và tôi nhận được câu trả lời ngắn gọn bất ngờ :
“Cực kỳ phản động, cực kỳ hay”
Có hai ông Tố Hữu trong câu nói này. Tôi nghĩ vậy và chợt nghĩ giá như lúc này tôi đọc bài thơ viết về ông mà ông cũng phán một câu như vậy thì tôi yên lòng. Xưa nay nhiều nho sỹ nhờ có câu thơ, vế đối hay mà thoát chết đó sao.
Thời gian sau khi tập Chân dung ra đời, có lần ông vào Vũng Tàu. Anh em văn nghệ đến chào, trong lúc vui chuyện có người hỏi :
- Thưa bác,bác nghĩ gì về bài thơ chân dung Xuân Sách viết về bác?
-Có chi mô, nhà thơ cười nhỏ nhẹ, lão ấy đùa dai thôi mà.
Một lần ra Nha Trang gặp gỡ các bạn văn, có người kể rằng hôm gặp Tố Hữu cũng hỏi ông một câu như vậy. Ông suy tư một lát rồi trả lời :
– Anh Xuân Sách viết đúng về tôi.
Tôi nhớ lần tôi cùng Nguyễn Minh Châu đi chiến trường, một lần ở miền tây Thừa Thiên, trời mưa không dứt suốt ngày. Tôi đọc thơ :
Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
Mà mưa trắng đất trắng trời Thừa Thiên
Châu hỏi :
- Thơ ai mà hay vậy ?
- Thơ Tố Hữu
-Ông ấy làm thơ giỏi hơn làm quan, ngược lại thì tốt.
Xuân Sách
(Phongdiep.net)

Việt Nam và Trung Quốc- Xuyên qua một biên giới mịt mùng

Mối quan hệ giữa hai nước cộng sản láng giềng đang ở thời điểm tồi tệ nhất trong vòng nhiều thập kỷ qua.
Thúc đẩy tình anh em Trung-Việt
Những chiếc xe tải lớn phủ một đám bụi mỏng lên Tang Loong, một địa danh cách biên giới Việt Nam - Trung Quốc khoảng 28km, khi ồn ã lăn bánh vào một nhà máy sản xuất thép. Tổ hợp nhà máy giá trị khoảng 340 triệu đô la này nằm gần một khu chợ và một trục đường chính, ở đây hàng hóa được quảng cáo bằng cả tiếng Việt và tiếng Trung; nhà máy này do Kunming Iron and Steel, một công ty quốc doanh của Trung Quốc, sở hữu một phần. Đào Thị Tường, một người bán hàng ở chợ nói rằng hàng trăm người lao động Trung Quốc ở nhà máy đã góp phần giúp đỡ cho kinh tế địa phương. Nhưng một người bên cạnh, Nguyễn Phạm Luyện, lại hồi tưởng lại lịch sử Việt Nam vốn luôn bị sự hung hăng của Trung Quốc đe dọa. Ông cay đắng nhớ lại mình đã phải bỏ nhà chạy loạn năm 1979 khi quân Trung Quốc đánh chiếm biên giới trong một cuộc chiến chớp nhoáng và đẫm máu.
Sự oán giận của ông Luyện khá phổ biến ở Việt Nam trong khoảng thời gian này. Đầu tháng 5, một công ty năng lượng lớn của Trung Quốc đã hạ đặt một dàn khoan dầu ngoài khơi chỉ cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý (222km), trong vùng biển tranh chấp. Sự xuất hiện của dàn khoan này đã khuấy lên làn sóng phản đối Trung Quốc ở Việt Nam. Trong những cuộc bạo loạn phá hoại của nhà máy, ít nhất có bốn công nhân đã thiệt mạng. Và ở gần dàn khoan này, một tầu của Việt Nam đã bị tầu lớn hơn của Trung Quốc đâm chìm.
Dàn khoan đã được phía Trung Quốc rút đi vào ngày 15/7, sớm hơn 1 tháng so với tuyên bố ban đầu của Trung Quốc. Nhưng điều này không xóa đi nỗi lo ngại của Việt Nam. Nếu Trung Quốc bắt nạt Việt Nam trên biển, ông Luyện nói, thì điều gì có thể ngăn họ chiếm Tang Loong? Ở Hà Nội, ngay giữa thủ đô, ông Hoàng Anh Tuấn, giám đốc Học viện Ngoại giao của Việt Nam, bày tỏ lo lắng rằng nếu dàn khoan vừa rồi chỉ cách bờ biển 120 hải lý thì có lẽ lần tới sẽ là hai hoặc ba dàn khoan và khoảng cách sẽ chỉ còn 80 hải lý.
Kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1991, chính phủ Việt Nam luôn nhấn mạnh sự hòa hợp về ý thức hệ với người hàng xóm cộng sản lớn hơn này. Điều này có vẻ như đang bị mài mòn. Một số thành viên của Đảng Cộng Sản hiện đang cầm quyền ở Việt Nam đã gây sức ép công khai hiếm hoi lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và ông này cũng đã đề cập đến vào tháng 5, là có thể sẽ đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế về tranh chấp lãnh thổ. Và cũng trong không khí phản đối Trung Quốc này, Việt Nam đã tuyên bố vũ trang cho các tầu tuần ngư của mình.
Việt Nam cũng đang tìm kiếm sự ủng hộ ở những nơi khác. Ngày 1/8, Nhật Bản tuyên bố sẽ tặng Việt Nam sáu tàu hải quân để tăng cường năng lực tuần tra của Việt Nam. Và tuàn này thì một tầu khu trục của Ấn Độ đã tiến hành diễn tập chung với hải quân Việt Nam. Ngày 8/8, thượng nghị sỹ Mỹ John McCain, đã công bố chuyến thăm Hà Nội và cho rằng đây là thời điểm để Mỹ nới bỏ lệnh cấm vận xuất khẩu vũ khí với Việt Nam. Những động thái này, dù có được thực hiện, thì có thể cũng chỉ có ý nghĩa tượng trưng. Việt Nam mua phần lớn vũ khí từ Nga với giá rẻ hơn. Và hệ thống vũ khí của Mỹ có thể không tương thích. Tuy nhiên, biểu tượng cũng có ý nghĩa của nó. Động thái nói trên có thể giúp củng cố phe thân phương Tây trong Đảng Cộng sản.
Thúc đẩy tình anh em Trung - Việt
Sự giận dữ lan tràn ở Việt Nam đối với hành động kinh tế của Trung Quốc cũng chả sâu sắc mấy. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, và thâm hụt thương mại hàng năm của Việt Nam với Trung Quốc là gần 24 tỷ đôla. Các nhà máy ở Việt Nam – khá nhiều là do các công ty đa quốc gia sở hữu – phụ thuộc vào đầu vào nhập từ Trung Quốc. Các công ty Trung Quốc cũng được ước tính là chiếm một phần rất lớn trong các hợp đồng mua bán và xây dựng liên quan đến các dự án công nghiệp và hạ tầng của Việt Nam.
Trong khi phe thân Tầu trong Đảng Cộng sản muốn giữ mối quan hệ kinh tế này được êm ả thì một luật sư Việt Nam ở Hà Nội lại cho biết các khách hàng Trung Quốc của ông tỏ ra lo lắng và muốn dừng các dự án đầu tư lại cho đến khi bầu chính trị hạ nhiệt hơn. Ông Lê Hồng Hiệp, trường Đại học Quốc gia Việt Nam, dự đoán rằng thị phần của các nhà thầu Trung Quốc tại Việt Nam sẽ giảm dần, một phần do các công ty trong nước sẽ ngày càng e ngại trong việc thuê họ. Phần nữa là khu vực sản xuất có thể sẽ cố gắng đa dạng hóa nguồn cung.
Ngay cả giới thương nhân chợ đen cũng cảm thấy sức ép đang siết lại. Gần cây cầu nhỏ bắc qua một đoạn sông hẹp chảy dọc theo biên giới phía gần Tang Loong, nơi không có hải quan, một người Việt Nam kể về việc anh ta vận chuyển lậu hàng trăm kg gạo sang Trung Quốc với tiền công 25 đô la (500 ngàn VND)một đêm. Gạo được xe tải chở từ phía Nam lên, thương lái mua với giá 14 cent (2.800 VND) một kg và bán với giá gần gấp ba lần tại biên giới. Nhưng do căng thẳng chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc, người chở hàng lậu cho biết, hải quan Trung Quốc đã thẳng tay bắt những chuyến gạo đêm này. Tuy nhiên, anh ta hy vọng là thị trường sẽ phục hồi trở lại. Bên cạnh đó, các quan chức hải quan cả hai bên đều có lợi ích cá nhân để việc buôn bán được phát triển trở lại.
Tuy nhiên, hiện nay thì cả hai bên đều không cho thấy mong mỏi nối lại tình hữu nghị đã có. Việc Trung Quốc đưa và rút dàn khoan đều là vì quyền lợi của họ. Và Trung Quốc, là nước mạnh hơn, giàu hơn, và đa dạng hóa hơn về mặt kinh tế thì việc hấp thụ cú sốc của những mối quan hệ tồi tệ kéo dài sẽ trở nên dễ dàng hơn. Đối với Việt Nam, Tiến sỹ Tuấn cho rằng Trung Quốc “đã đánh giá thấp sức mạnh, nội lực, ý chí, và tinh thần yêu nước của đối thủ”. Ngọn lửa của chủ nghĩa dân tộc luôn dễ thắp lên hơn là dập đi. Nếu người dân Việt Nam mà thấy chính quyền hèn yếu trước sự gây hấn của nước ngoài thì có lẽ Đảng Cộng Sản ở Việt Nam sẽ tiêu đời.
The Economist. 16.08.2014
HC biên dịch
(FB. Tin Việt)
Link gốc: http://www.economist.com/news/asia/21612234-relations-between-two-communist-neighbours-are-their-lowest-point-decades-through-border

Casino có thực sẽ là mỏ vàng?

 
Las Vegas không chỉ đón khách cờ bạc mà còn là thiên đường hạ giới cho trẻ em xem show gấu trúc!

(TBKTSG) - Trong cơn sốt thu ngân sách và cả ngoại tệ, casino đang được nêu ra như là một cây đũa thần với những lập luận như các nước láng giềng đều làm và “ăn” thấy mà mê: Casino mới mở ở Singapore mỗi năm đem về cả tỉ đô la Mỹ, còn Malaysia và Macau thì “bợ bạc” từ lâu rồi; các casino ở Campuchia còn được phong cho “tội” là nguồn chảy máu ngoại tệ của dân Việt! Từ đó dẫn đến kết luận “không làm thì... thiệt!”.
Có những chuyên gia xổ số còn hào hứng nêu ra hai mô hình mở casino, nào là “theo du lịch nghỉ dưỡng thì mở casino trong các khu du lịch”, nào là theo hướng “phát triển thương mại, mua sắm thì mở casino ở các khu trung tâm kinh tế - xã hội khác”. Có “đấng phụ mẫu chi dân” dạy dỗ cho mở casino chính “là bước đi phù hợp với thông lệ quốc tế”... Tiếc rằng những luận cứ mang vẻ “kinh tế phát triển” về đề tài casino đang nghe nói đến, cứ như thể cứ cho khai thác casino sẽ thu về cả núi ngoại tệ, lại không đủ “đô” kinh tế!
Trong khuôn khổ bài này, xin không đề cập đến chuyện “nên/không nên” trong góc độ đạo đức hay xã hội, mà chỉ bàn về góc độ LÀM ĂN và ĂN CHƠI trong các casino. Đã từng bước vô một casino nho nhỏ ở thành phố nghỉ tuyết La Bourboule (cao nguyên trung bộ Pháp) bốn mươi năm về trước, về già đã từng tối tối “xoa”... mấy pho tượng trước sòng bạc Riviera để “lấy hên”, ngồi casino trên các tàu du lịch Carnival và Pullmantur chạy tuyến Baja Mexico và Địa Trung Hải... bằng tiền túi, xin được phép kể chuyện thế này.
Casino hái ra tiền nhờ cờ bạc là chuyện đương nhiên. Thế nhưng, ngoài chuyện vô casino để “xoa”, còn có những khách đến đấy vì chuyện giải trí. Tất nhiên, không chỉ là chuyện “nhi nữ thường tình” mà là giải trí thanh lịch. The Strip, dải phố trung tâm của kinh đô cờ bạc thế giới Las Vegas, khét tiếng không chỉ vì cờ bạc mà còn vì công nghệ giải trí (entertainment) mà ta gọi là “ca nhạc”. Las Vegas không chỉ đón khách “cờ bịch” mà đón cả các gia đình, vợ chồng con cái. Ở một đầu của The Strip là một loạt khách sạn mà nội vóc dáng đã là “thiên đường hạ giới” cho con nít như lâu đài kiểu Disney Excalibur, trung tâm điện ảnh MGM Grand, hay kim tự tháp Ai Cập Luxor... Ở đó, công nghệ giải trí cũng sánh ngang với “kỹ nghệ cờ bịch” khi mà giá vé show các “ngôi sao” từ ca nhạc đến ảo thuật có đến cả trăm đô la, nên các nghệ sĩ “hái ra tiền” này còn được gọi theo tên của ngành nghề là các “entertainers”. Đại chúng mãn nhãn không mất tiền với các show “nhạc trong nước và ánh sáng”, bắn pháo bông hàng đêm trước Bellagio, hay ánh đèn tháp Eiffel thu nhỏ...! Còn đối với khách nói tiếng Quan Thoại , thì họ bay từ đại lục qua để rồng rắn xếp hàng đợi mua giỏ “Coach” ở hai shopping mall bán hàng “factory outlet” ở hai đầu The Strip.
Dông dài như thế để thấy, casino không chỉ là những “cái hộp” để đến chỉ xoa bài hay... xả xui! Nếu chỉ nhằm chừng đó, e rằng sẽ không cạnh tranh nổi với cái casino to đùng ngay giữa Phnôm Pênh bên cạnh hoàng cung đang hùng cứ ở đó và đang mời khách ta bằng tour xe ghế “mát xa”, ba ngày hai đêm, giá chưa đầy 3 triệu đồng! Không chỉ vì ở đó thanh lịch như Las Vegas mà vì casino như là cờ bạc phải như con cá bơi trong nước, ở trong một bầu không khí thoải mái không có những bốc đồng kiểu “giới nghiêm rượu sau 10 giờ đêm”...! Thành ra, chưa chắc đã lường trước hết những khả năng và kỹ năng cùng bản năng thiên bẩm cần hội đủ để biến mộng mơ casino thành con gà đẻ trứng vàng hầu có thể hái ra tiền! Tuy mở casino là chuyện thiên hạ, song chuyện “quản lý nhà nước” các casino lại cần những cái đầu “thuần kinh tế thị trường” không một chút lấn cấn “xin-cho”!
Thiên Di
(Thời báo Kinh tế SG)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét