Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

"Tham nhũng" kẻ hủy diệt từ của cải đến tâm hồn

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN DIỄN ĐÀN


TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

"Tham nhũng" kẻ hủy diệt từ của cải đến tâm hồn

Cái nguy hại bậc nhất hơn cả nỗi đau mất của là nạn tham nhũng đã thúc đẩy nhanh sự xuống cấp không phanh của văn hóa và thuần phong mỹ tục, những thứ vô giá phải mất hàng trăm năm gầy dựng nên.

Căm phẫn chống bọn tham nhũng thực chất là tiếng kêu thét xé lòng của người lương thiện bị ăn cắp, trấn lột giữa thanh thiên bạch nhật. Từ những vụ cướp bạc tỷ ở những công ty lớn, đến những vụ lặt vặt như ông cảnh sát giao thông “làm luật” vài chục ngàn bạc lẻ. To, nhỏ, lộ hoặc chưa bị lộ, bản chất đều giống nhau: cướp của dân, của nhà nước (thực chất cũng là của dân) về làm của riêng, vinh thân phì gia.

Những người lương thiện bị mất của thì xót xa, nỗi căm giận rất dễ hiểu. Của đau con xót, ai mà không phẫn nộ khi mồ hôi nước mắt chảy vào túi kẻ khác. Của cải xã hội như tấm chăn, có rộng lớn bao nhiêu cũng hữu hạn, người này giàu lên bất chính thì ắt người khác phải nghèo đi.

Nhưng cái nguy hại của tham nhũng không chỉ là chuyện mất của. Văn hóa và văn minh thành thảm hại khi người còng lưng nuôi kẻ ngay, kẻ ngồi mát ăn bát vàng, người lao động lương thiện thì “cơm chan nước mắt”, giật gấu vá vai, vắt mũi bỏ miệng cũng không xong.

Cái nguy hại lớn nhất của tham nhũng không ở chỗ “mất của”. Cũng như trong một gia đình, có bị cháy nhà, bị trộm dọn đồ sạch sành sanh đi nữa thì chí thú làm ăn vài ba năm là có thể phục hồi. Một công ty hay cả một tập đoàn bị tham nhũng làm bại hoại thì bắt nhốt bọn ăn cắp, thay vào người liêm khiết, cơ cấu lại, một thời gian là có thể gượng dậy. Mất mùa, người nông dân chỉ đói năm sáu tháng.

Nhưng một gia đình suy thoái, gia phong, một xã hội suy đồi văn hóa thì không biết bao nhiêu năm, bao nhiêu thập kỷ mới lấy lại được cuộc sống bình thường. Cái nguy hại bậc nhất hơn cả nỗi đau mất của là nạn tham nhũng đã thúc đẩy nhanh sự xuống cấp không phanh của văn hóa và thuần phong mỹ tục, những thứ vô giá phải mất hàng trăm năm gầy dựng nên.


1-61325wmvm_ewgc.jpg

Ảnh minh họa

Cái nguy hại bậc nhất hơn cả nỗi đau mất của là nạn tham nhũng đã thúc đẩy nhanh sự xuống cấp không phanh của văn hóa - TL

Tham nhũng mà không bị ngăn chặn, trừng phạt kịp thời thì đó là dịch bệnh nguy hiểm dễ lấy nhất hơn cả dịch hạch hay AIDS. Dễ lây vì, nếu thấy hàng xóm, đồng nghiệp không phải lao động cực nhọc mà chỉ bằng mánh lới thi thố bên bàn nhậu làm giàu nhanh như tên lửa thì ắt rất nhiều người muốn học theo, muốn “lây bệnh”, ngày đêm ao ước, chỉ mong được như anh hàng xóm tốt số kia mà thôi.

Tham nhũng có thể làm một cơ quan, một đơn vị không còn hồn vía đâu mà thực hiện công tác, “nhiệm vụ chính trị”, khi những người có quyền chỉ chăm chăm kiếm cách đút túi càng nhiều càng tốt. Nó biến một cơ quan cao quý như một bệnh viện, một trường học hay một tổ chức “chính quyền vì dân” thành nơi kiếm tiền bất chính. Lương y dễ biến thành hổ báo, cô giáo thành mẹ mìn, sếp cơ quan thành bố già giấu mặt, người trí thức thành tay ăn cắp vặt. Hỏi có mấy người giữ được cái lý tưởng mà họ mong theo đuổi ban đầu? Một cơ quan để nạn tham nhũng hoành hành thì mọi ý tưởng cao quý được hóa phép thành đồng tiền nhơ bẩn và thú vui hưởng thụ sa đọa. Tham nhũng không chỉ làm mất của mà còn làm mất cả hồn xã hội.

Tham nhũng làm đảo lộn giá trị được xác lập theo lương tri con người và văn hóa truyền thống. Khi người lao động chân chính bị tước đoạt thành quả mồ hôi (và có khi cả máu) của chính mình thì những kẻ ăn cắp (nếu chưa bị lộ) trở thành những người rao giảng đạo đức. Nếu kéo dài thì chính những kẻ “ăn cắp” này sẽ biến những người lương thiện quanh mình thành trộm cướp, vì nếu họ không chịu “mặc áo giấy” thì sao có thể “đi cùng với ma”? Họ có thể bị đuổi việc, miệt thị hoặc bị gậy ra đường. Không ít kẻ vì không muốn thành kẻ xấu mà mang họa.

Tham nhũng thóa mạ tình yêu cuộc sống, gây ra sự nghi ngờ lẫn nhau và nếu chỉ như thế thôi nó cũng đã trở thành kẻ hủy diệt văn hóa số một.

Tham nhũng là đầu mối nguyên nhân sâu xa của mọi tệ nạn xã hội, của bi kịch gia đình. Ai có thể bào chữa nổi cho bọn tham nhũng nếu cho rằng nạn các em gái nông dân phải sớm hủy hoại tuổi xuân, đứng đường bán thân hay gửi tuổi xuân cho những ông chồng tàn phế nước người là nạn nhân của chúng? Những thanh niên hư hỏng sa vào vòng trộm cắp, cướp giật cũng vậy. Trừ rất hiếm kẻ mang gien tội phạm cha truyền con nối, đa số trong những kẻ được coi là trộm cướp này là nạn nhân của nạn cướp bóc trên giấy tờ dự án, trên những chữ ký mua bán quyền lực, những mưu ma chước quỷ mà chính họ cũng như các bạn và tôi đều không thể lần ra được manh mối. Tham nhũng đẻ ra những dự án vô bổ, hoa hòe hoa sói vẽ rắn thêm chân với mục đích chính là số tiền vàng hay nhà đất được chuyển vào túi tham vô đáy chứ không phải vì quốc kế dân sinh như lời hứa não. Dự án, công trình ra sao, có “làm nghèo đất nước” cũng mặc, miễn là tiền thầy bỏ túi. Nó nhấn chìm mọi sáng kiến, ngăn chặn mọi tiến bộ khoa học, kéo lùi văn minh hàng năm, hàng thập kỷ.

Tham nhũng đưa đồng tiền xã hội vào tay bọn ma giáo, biến chúng thành kẻ đạo đức, thành Tiên, thành Phật. Tiền không có lỗi, chỉ là “vật ngang giá” vô tư. Nhưng mỗi khi tiền ở trong tay bọn tham nhũng thì nó không còn là vật ngang giá nữa mà là thứ vũ khí nhơ bẩn của bọn bất lương, nó khuynh đảo mọi thứ tốt lành thành một nồi cám heo mất kỷ cương, biến tiêu chí công bằng xã hội trên ngọn cờ thành trò cười thảm hại.

Tham nhũng thóa mạ tình yêu cuộc sống, gây ra sự nghi ngờ lẫn nhau và nếu chỉ như thế thôi nó cũng đã trở thành kẻ hủy diệt văn hóa số một.

Tội ác xẩy ra hàng ngày, y tế, giáo dục xuống cấp, khoa học, nghệ thuật trì trệ có nhiều nguyên nhân nhưng hàng đầu là từ nạn tham nhũng. Hãy sáng suốt để tìm ra mối liên hệ đau buồn giữa một cô gái nhảy cầu vì tuyệt vọng, một nông dân phải sang biên giới bán thận lén lút hay một sinh viên vào tù vì mang hộ hàng cấm với một ông kẹ quần áo chỉnh tề, thơm nức ngồi bán chữ ký trong những văn phòng lộng lẫy.
Nguyễn Quang Thân
(Một Thế Giới )

Thêm một bằng chứng về sự tự diễn biến của Đảng CSVN

Từ năm 1986 đến nay, Đảng CSVN đã tiến hành việc cải cách Kinh tế mà họi gọi là công cuộc Đổi mới, để chuyển nền kinh tế Việt nam từ nền Kinh tế tập trung - quan liêu bao cấp sang nền Kinh tế thị trường định hướng XHCN. Điều mà họ cho rằng là phương tiện cứu cánh, cần thiết để cứu nguy sự đỗ vỡ và đưa nền kinh tế Việt nam thoát khỏi sự khủng hoảng vốn đã rất trầm trọng.

Cho đến nay, chính Đảng CSVN vẫn thừa nhận rằng về lý luận vẫn chưa có nhận thức rõ, cụ thể và đầy đủ về thế nào là nền Kinh tế thị trường định hướng XHCN. Vì theo họ, hệ thống kinh tế này là hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử và đây là sự sáng tạo mang tính đặc thù của Đảng CSVN.
Trước sự sụp đổ của phe XHCN, Việt nam đã phải thay đổi chính sách và trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam không có lựa chọn nào khác là buộc phải có quan hệ trên hầu hết các mặt với các nước Tư Bản Chủ Nghĩa như Mỹ, EU v.v... Và ban lãnh đạo nhà nước Việt nam, cụ thể là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không ít lần đề nghị Mỹ, EU và một số nước TBCN lớn khác chiếu cố để chấp nhận Việt nam là một quốc gia có nền Kinh tế thị trường hoàn chỉnh.
Không những thế, theo báo Thời báo Kinh tế Sài gòn, nói về thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã cho rằng: “Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm".
Trong gần 30 năm cải các kinh tế, tuy nền kinh tế Việt nam đã có dấu hiệu khởi sắc, tuy vậy những thành tựu đạt được còn quá khiêm tốn, bởi vì sự lỗ lã, thất thoát quá lớn của các doanh nghiệp nhà nước. Cũng bởi vì nhà nước đã quá chú trọng trong việc phát triển và coi kinh tế nhà nước nắm chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Đây là điểm khiếm khuyết mà một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh không cho phép như vậy.
Hình chụp bài viết trên Báo Công thương
Nếu hiểu Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Thì sẽ thấy điểm khác biệt giữa Kinh tế thị trường và Kinh tế thị trường Định hướng XHCN là sự can thiệp và tác động quá sâu của nhà nước đối với nền kinh tế, khi chú trọng và coi kinh tế nhà nước là chủ đạo. Thực tế kinh tế Việt nam trong suốt gần 30 năm qua đã chứng minh cho thấy sự thất bại của chủ trương này, đặc biệt là các khoản nợ khổng lồ do kinh doanh lỗ lã vì quản lý yếu kém của các doanh nghiệp chủ đạo, các Tập đoàn, Tổng Công ly lớn của nhà nước, như Vinashin, Vinalines... Điều đó cho thấy việc xóa bỏ vấn đề Kinh tế thị trường Định hướng XHCN để đưa kinh tế Việt nam chuyển sang Kinh tế thị trường hoàn chỉnh là điều hết sức cần thiết và cấp bách. Song đáng tiếc, Hiến pháp Sửa đổi năm 2013 phần nói về chế độ Kinh tế, Điều 51 Khoản 1. vẫn khẳng định và đã ghi rõ "Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo".
Vậy mà theo Báo Công thương ngày 20.8.2014 cho biết, tại Hội nghị triển khai Chỉ thị số 22/CT-TTg và số 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng “Hơn ai hết, Bộ Công Thương phải xây dựng kế hoạch theo kinh tế thị trường, phù hợp quy luật kinh tế thị trường”. Nếu đối chiếu với chế độ Kinh tế ghi trong Hiến pháp Sửa đổi năm 2013 thì phát biểu này của Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng là vi hiến - trái với Hiến pháp. Cho dù đây là việc làm phù hợp, thích ứng và cần thiết đối với nền kinh tế Việt nam, song nó cũng là bằng chứng của việc tự diễn biến để từ bỏ con đường Chủ nghĩa Xã hội của Đảng CSVN để xích gần CNTB thân phương Tây.
Tuy nhiên, cần phải hiểu một mình ông Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng thì không dám "cả gan" làm một việc tày trời trái với Hiến pháp như vậy. Mà chắc chắn việc này phải nhận được sự đồng thuận từ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói riêng và tập thể lãnh đạo Bộ Chính trị nói chung. Nói một cách khác đây là chủ trương chính thức của Đảng CSVN.
Từ đầu thế kỷ XX, Đảng CSVN từ ngày thành lập đã lựa chọn Chủ nghĩa Cộng sản và Chủ nghĩa Mark-Lenin làm kim chỉ nam và nền tảng tư tưởng cho mình dẫu không phải là điều sai lầm, vì khi đó những học thuyết này chưa được trải nghiệm để chứng tỏ sự ảo tưởng và những sai lầm của nó. Do đó không thể chê trách họ.
Tuy vậy cho đến nay, đặc biệt là sau gần 30 năm đổi mới, lẽ ra Đảng CSVN phải nhận ra những sai lầm về chính sách Kinh tế Định hướng XHCN. Đồng thời phải công khai thừa nhận và để tiến tới xóa bỏ nền Kinh tế thị trường Định hướng XHCN khi nó đã bộc lộ quá nhiều những bất cập và đã  gây nhiều tác hại cho nền kinh tế Việt nam. Để chuyển sang nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh, phù hợp với các giá trị phổ quát của nền kinh tế thế giới.
Biết sai để sửa là một trong những yếu tố quyết định để giúp cho sự thành công của một quốc gia, là điều mà ban lãnh đạo Việt nam đã nhận thức được trong vấn đề lựa chọn đường lối Kinh tế thị trười để thay thế cho nền Kinh tế thị trường Định hướng XHCN. Song điều này cần phải được minh bạch bằng cách công bố và đồng thời phải sửa đổi phần về chế độ Kinh tế trong Hiến pháp năm 2013 một cách công khai. Vì hơn ai hết, lãnh đạo chính quyền phải gương mẫu, tuyệt đối không được có các chủ trương đi ngược với quy định của Hiến pháp.
Từ trước đến nay, những người làm công tác tư tưởng của Đảng CSVN luôn coi Diễn biến hòa bình (DBHB) là chiến lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế, được thực hiện để chống phá và đi đến xoá bỏ Chủ nghĩa Xã hội.  Và Đảng CSVN luôn lên án điều mà họ gọi là Diễn biến Hòa bình và coi đó là mối đe dọa hàng đầu đối với sự tồn tại của Đảng CSVN.
Tuy vậy, trên thực tế cho thấy, Đảng CSVN đã tự diễn biến một cách mạnh mẽ, với biểu hiện ngày càng xa rời CNXH để xích gần với chủ nghĩa tư bản phương Tây, mà đây là một bằng chứng không thể chối cãi về sự tự diễn biến của Đảng CSVN.
Ngày 24 tháng 8 năm 2014
© Kami
(Blog Kami)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét