Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Ngày 25/8/2014 - Dân chủ từ Đông sang Tây và trở về Việt Nam

  • Nạn bức cung, dùng nhục hình ở VN (BBC) - Thông tư mới của Bộ Công an "không giúp hạn chế được tình trạng mớm cung, bức cung và dùng nhục hình", một luật sư từ Hà Nội nói.
  • Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam và bài học từ Nam Hàn (RFA) - Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, đức tổng giám mục Bùi Văn Đọc, là đại diện của giáo hội Việt Nam tại Hàn Quốc trong sinh hoạt lớn của giáo hội Triều Tiên với sự hiện diện của Giáo hoàng Phan Xi Cô từ ngày 14 đến 18 tháng 8 vừa qua.
  • Hệ thống định vị Galileo : Châu Âu phóng lệch 2 vệ tinh (RFI) - Hôm qua, 23/08/2014, công ty Arianespace thông báo hai vệ tinh do tên lửa đẩy Soyuz đưa lên quỹ đạo, đã không lên được quỹ đạo dự kiến. Cả hai vệ tinh này có kế hoạch tham gia vào hệ thống định vị vệ tinh của ChâuÂu mang tên Galileo, để đối trọng với hệ thống GPS của Mỹ.
  • Tiếp cận trên không: Bắc Kinh tố ngược Mỹ vu khống (RFI) - Hôm thứ sáu, Bộ Quốc phòng Mỹ tố giác vụ một chiến đấu cơ Trung Quốc ba lầnáp sát máy bay tuần tra Mỹ một cách nguy hiểm có thể gây tai nạn. Vài giờ sau, Bắc Kinh phản ứng lại cho rằng Hoa Kỳ« vu khống» và« dồn dập» cho máy bay«áp sát» Trung Quốc.
  • Nghệ sĩ Thái Thanh - tuổi 80 (RFA) - Đầu tháng 8 này, gia đình nghệ sĩ Thái Thanh vừa tổ chức lễ thượng thọ cho bà khi bà bước sang tuổi 80.
  • Iceland đóng cửa không phận đề phòng núi lửa (RFI) - Năm 2010, một núi lửa của Iceland đã làm tê liệt hoạt động hàng không dân dụng suốt nhiều tuần lễ. Từ nhiều ngày qua, một núi lửa anh em thức giấc dưới hàng ngàn tấn băng sơn mà độ dầy lên đến 400 mét. Iceland báo động đỏ, đóng cửa không phận, đề phòng tai nạn máy bay do phún xuất thạch pha với hơi nước tạo ra khói mù.
  • Khối Ả Rập tìm lập trường chung trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (RFI) - Hôm nay 24/08/2014, Ngoại trưởng các nước Ả Rập họp tại Djeddah, thành phố lớn thứ hai của Ả Rập XêÚt, để tìm tiếng nói chung về tình hình Syria, đặc biệt liên quan đến đà bành trướng nhanh chóng của tổ chức« Nhà nước Hồi giáo» tại Trung Cận Đông. Hội nghị bất ngờ này diễn ra sau Hoa Kỳ tuyên bố, có khả năng tiến hành các cuộc không kích nhắm vào lực lượng thánh chiến của« Nhà nước Hồi giáo» tại Syria.
  • Làn sóng khủng bố tại Irak, sau vụ tấn công đền thờ Sunni (RFI) - Hôm qua, tại Irak, đã nổ ra một loạt các vụ khủng bố đẫm máu, khiếnít nhất 26 người chết, tiếp sau vụ tấn công, hôm thứ Sáu 22/08, vào một đền thờ Hồi giáo thuộc hệ phái Sunni (khiến 70 người chết). Thủ phạm vụ tấn công được quy cho các dân quân hệ phái Shia, chiếm đa số dân cư Irak.
  • Gần 3 tỷ đô la để tái võ trang quân đội Ukraina (RFI) - Quân đội Ukraina sẽ trang bị thêm phi cơ, trực thăng, chiến hạm mới với ngân sách 40 tỷ hryvnias (2,86 tỷ đô la). Trên đây là thông báo của Tổng thống Petro Porochenko trong ngày độc lập. Viếng thăm Kiev, Thủ tướng Đức Angela Merkel bảo vệ« toàn vẹn lãnh thổ» Ukraina và đe dọa trừng phạt thêm nước Nga.
  • Chiến sự ở Syria và Iraq vẫn sôi động (RFA) - Lực lượng Hồi giáo nổi dậy ISIS đã chiếm được một phần sân bay Tabqa phía đông thành phố Raqqa miền Đông Syria sau một trận đánh dữ dội với quân đội chính phủ Syria vào ngày hôm qua.
  • Chạm súng tại vùng Cachemire, 4 người chết (RFI) - Đêm qua 23/08/2014 qua sáng nay, biên phòng Ấn Độ và Pakistan lại đọ súng tại vùng biên giới tranh chấp Cachemire, khiến hai thường dân mỗi bên thiệt mạng. Bạo lực bùng lên vài ngày sau một biến cố ngoại giao khiến quan hệ giữa New Delhi và Islamabad đột ngột trở nên lạnh giá.
  • Macao tổ chức trưng cầu dân ý đòi dân chủ (RFI) - Sau Hồng Kông, đến lượt người dân Macao thách thức Bắc Kinh. Kể từ hôm nay chủ nhật 24 đến thứ bảy 30/08/2014, các nhóm dân chủ Macao tổ chức một cuộc trưng cầu dâný bán chính thức, động viên 640.000 dân địa phương đòi Trung Quốc chấp nhận quyền tự do lựa chọn người lãnh đạo trong cuộc bầu cử 2019.
  • Máy bay Trung Quốc áp sát máy bay Mỹ trên không phận biển Đông (RFA) - Phát ngôn nhân bộ quốc phòng Hoa kỳ là chuẩn Đô đốc John Kirby nói rằng máy bay chiến đấu của Trung quốc đã bay chặn máy bay của hải quân Hoa kỳ một cách nguy hiểm trên vùng trời cách bờ phía đông của đảo Hải nam 220 cây số vào ngày 19/8 vừa qua.
  • Ngoại trưởng Iran thăm Iraq (VOA) - Ngoại trưởng Iran Javad Zarif theo dự kiến sẽ hội đàm với Ngoại trưởng Iraq Hoshyar Zebari, và Thủ tướng mới được bổ nhiệm của Iraq Haider al-Abadi
  • Trung Quốc đổi chiến thuật trên biển Hoa Đông, Nhật Bản linh hoạt ứng phó (BaoMoi) - (TNO) Giảm hành động và ngôn từ khiêu khích, từ đối đầu trực tiếp chuyển sang né tránh có chủ ý nhằm mục đích đánh lạc hướng, gây mất cảnh giác đối với các nước châu Á… là nhận định mới nhất của chính quyền Nhật Bản về "chiến thuật mới" của Trung Quốc trong vấn đề biển Hoa Đông.
  • Trái tim nghệ sĩ với Trường Sa (BaoMoi) - QĐND - Chúng tôi gặp Đại tá, nhà báo, đạo diễn, Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Phạm Huyên (Điện ảnh Quân đội nhân dân) khi anh vừa dành gần một tháng trời trên biển để cùng ê-kíp thực hiện bộ phim “Những người giữ biển”. Đây là đề tài mà bấy lâu nay anh hằng ấp ủ. Mái tóc đã điểm bạc, gương mặt sạm nắng, hốc hác do những ngày vất vả trên biển, Đại tá Phạm Huyên bộc bạch: “Đối với tôi, cuộc đời hơn 40 năm làm báo trong quân ngũ, những chuyến công tác tại Trường Sa luôn để lại trong tôi rất nhiều kỷ niệm. Tôi luôn cảm thấy như “mắc nợ” với Trường Sa, với biển, đảo và với những người lính biển. Những ngày tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, tình cảm ấy càng trào dâng trong tôi thật khó tả”.
  • Trung Quốc lo ngại về quan hệ quân sự Mỹ - Việt đang ấm lên (BaoMoi) - (TNO) Việt Nam đang muốn sở hữu các vũ khí tấn công của Mỹ và quan hệ quân sự Mỹ - Việt ngày càng nồng ấm là những nhận xét cay đắng của báo giới Trung Quốc về sự kiện Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ đại tướng Martin Dempsey thăm Việt Nam mới đây. >> New York Times: Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng với Mỹ
  • Trung Quốc tập trận trong vùng biển gần Việt Nam (BaoMoi) - Báo chí các nước đã dẫn lại thông tin từ tờ South China Morning Post của Hong Kong ngày 24.8 cho biết, gần đây quân đội Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận trên Biển Đông trong vùng biển gần Việt Nam.
  • Tàu Trung Quốc đi vào vùng biển gần đảo tranh chấp với Nhật Bản (BaoMoi) - Kyodo dẫn nguồn tin Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết sáng 24/8, 4 tàu của Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã đi vào vùng lãnh hải của Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp Senkaku (mà Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư) trên Biển Hoa Đông, lần đầu tiên kể từ hôm 12/8.
  • Mỹ đưa đội tàu sân bay thứ 2 đến châu Á (BaoMoi) - (Tin Nóng) Giữa lúc căng thẳng gia tăng vì vụ tiêm kích Trung Quốc bay uy hiếp máy bay tuần biển Mỹ, ngày 22.8 Hải quân Mỹ điều động nhóm tàu sân bay thứ 2 đến bố trí tại châu Á.
  • Nhìn lại Biển Đông và chủ quyền Hoàng Sa (BaoMoi) - Những hình ảnh, video clip ghi lại các đợt tấn công bằng vòi rồng, những pha đâm va dữ dội của tàu Trung Quốc vào tàu tuần duyên Việt nam hay những bằng chứng, tư liệu lịch sử về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa sẽ được giới thiệu trong triển lãm “Tuổi Trẻ chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông”.
  • Máy bay Trung Quốc chặn đường máy bay Mỹ (BaoMoi) - TT - Lầu Năm Góc cáo buộc máy bay chiến đấu Trung Quốc có hành động “gây hấn”, “chặn đường” máy bay trinh sát P-8 Mỹ ở vùng không phận quốc tế trên biển Đông.
  • ASEAN thúc đẩy hợp tác, bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải (BaoMoi) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, Diễn đàn Biển ASEAN lần thứ 5 (AMF-5) và Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng lần thứ 3 (EAMF-3) sẽ được tổ chức từ ngày 26 đến 28/8/2014 tại thành phố Đà Nẵng. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam dẫn đầu sẽ tham dự các diễn đàn này.

Dân chủ từ Đông sang Tây và trở về Việt Nam




 DÂN CHỦ PHƯƠNG TÂY - NỀN DÂN CHỦ GẮN VỚI XÃ HỘI DÂN SỰ
(VNTB) - Nền dân chủ ở châu Âu gắn liền với việc nhà thờ và nhà vua thoái bộ quyền lực. Trừ một số ít nước như Pháp trải qua tàn sát để có dân chủ, hầu hết các nước châu Âu có sự chuyển hóa nhẹ nhàng nền phong kiến. Trong cuộc nội chiến đạo giáo ở Pháp , người Công giáo đã tàn sát người anh em Tin Lành. Đạo Tin lành bị trục xuất ra khỏi Công giáo và trở thành hệ thống riêng. Nhờ phân hóa tôn giáo, quyền lực của Rô-ma giảm đi, theo đó là nhà nước phong kiến. Giai cấp trung lưu Pháp tiếp cận với các tư tưởng về tự do . Cách mạng 1789 thành công. Lực lượng dân chủ và cộng hòa đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế và cả Giáo hội Công giáo. Sau khi tướng Đờ-gôn làm chính biến, nước Pháp mới thực sự có nền cộng hòa.
Nước Anh ngày nay là thể chế dân chủ có vua, nền dân chủ Anh không đến từ bạo lực. Vua và nữ hoàng phải thay đổi chính sách và giao lại quyền cho người dân. Hiến pháp mới ra đời, người dân bầu quốc hội và thủ tướng. Quốc hội lập pháp, thủ tướng hành pháp. Bên hoàng gia quyền làm vua cha vẫn được bảo đảm truyền con nối. Cai trị nước Anh là những người sáng suốt, không cố chấp. Đặc biệt là Nữ hoàng Elisabeth. Bà đã tự bỏ bớt quyền lực của hoàng gia và nhận định thuần lý, tôn trọng quyền cơ bản của các thuộc địa. Các thuộc địa Anh ít chiến tranh. Gan-đi tranh đấu cho một Ấn Độ không cần tới xung đột vũ trang. Mã Lai, một thuộc địa khác của Anh cũng nhanh chóng độc lập mà không có chiến tranh. Tất cả các thuộc địa của Anh đều có độc lập sớm vì các miền đất Anh quản lí đều đề cao luật pháp. Hồng Kông, cũng là vùng nước Anh cai trị nhưng có thượng tôn luật pháp, dẫn đến kinh tế phát triển gấp bội so với Trung Hoa đại lục. Cụ Hồ Chí Minh khi sang Hồng Kông vẫn được đối xử tốt. Luật sư Francis Henry Loseby - một người Anh ở Hồng Kông được phép biện hộ cho Hồ Chí Minh. Nếu Hồng Kông không là thuộc địa của Anh mà của một nước nào khác như Ý hay Bồ Đào Nha thì không thể có chuyện này.
Việt Nam lớn hơn Bỉ về địa lý rất nhiều nhưng tinh thần dân chủ dân Bỉ cao hơn dân ta rất nhiều. Động tới quyền của dân Bỉ là họ phản đối ngay. Luật Bosman nổi tiếng và còn đang hiện hành trong bóng đá hiện đại là nỗ lực của một người Bỉ. Cầu thủ Bosman qua Luc-xăm-bua chơi bóng nhưng bị cản trở vì lí do ngoại kiều. Bosman cho rằng như thế là hiếp đáp quyền làm người và kiện lên tòa án châu Âu , tiền đi kiện kêu gọi đóng góp từ giới cầu thủ. Bosman người Bỉ thắng kiện, luật Bosman ra đời cho phép cầu thủ tự do thi đấu ở châu Âu. Đó là hành động anh hùng của giới bóng đá, của một người Bỉ. Tinh thần dân chủ đã tập dượt từ thế kỷ 18, trải qua 400 năm nên dân Bỉ đã thấm nhuần. Không phải chính quyền nắm quyền lực mà là các tổ chức dân sự. Ở Bỉ có Hội bảo vệ người tiêu dùng rất mạnh. Hãng nào quảng cáo không đúng, bị phát hiện sai phạm là phải bồi thường cho khách hàng. Bất kỳ chuyện gì ức hiếp cá nhân cũng được các tổ chức dân sự can thiệp. Chính phủ cũng phải lùi bước trước xã hội dân sự. Có một lần một giáo sư người Bỉ gốc Việt tên là Nguyễn Đăng Hưng đi xe bị bể bánh. Ông gọi điện thoại cho hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng. Hội viết thư yêu cầu sở quản lí cầu đường bồi thường vì người dân đã đóng thuế thì không được có ổ gà. Chính quyền Bỉ đã trả hết số tiền gồm tiền mua bánh mới và ba ngày lương cho giáo sư Hưng vì ông không có xe đi làm.
DÂN CHỦ PHƯƠNG ĐÔNG - TẬP DƯỢT DÂN CHỦ
Dân chủ phương Đông và phương Tây khác nhau. Ở phương Tây, không ai phải thần phục ai cả. Nhưng ở phương Đông, dân chủ phải gắn liền với một minh quân. Hầu hết các nhà sáng lập chế độ ở châu Á đều là những nhà độc tài.
Ở Singapo, Lý Quang Diệu cũng toàn trị trong thời gian dài nhưng biết hành xử thượng tôn pháp luật. Trong khi ở miền Bắc Việt Nam, nhà nước đóng cửa trường luật và xét xử trong phút chốc để lấy mạng người và lấy đất trong cải cách ruộng đất 1954. Chính phủ Sing-ga-po còn khác chính phủ Việt Nam ở chỗ họ không dùng giáo dục tuyên truyền cho đảng riêng, dạy người dân có cái nhìn đa chiều về xã hội. Nhờ đó Sing-ga-po, một làng cá đã trở thành cường quốc với dân trí cao. Còn ở Việt Nam, thời lượng suy tôn lãnh tụ và ca ngợi chế độ trong sách giáo khoa lớn làm học sinh bị nhồi sọ đến gần như không còn tư duy phản biện.
Về đối nội, Thiên hoàng Minh Trị của Nhật Bản là ông vua thành công nhất ở châu Á. Ông nghe lời giới trí thức đưa ra những chính sách thân phương Tây, học từ phương Tây. Nhờ điều này, Nhật Bản nhanh chóng có công nghệ. Nguyễn Trường Tộ cũng sang Pháp về kể chuyện đèn không cần dầu, “con trâu” ngoáy vào đít là chạy bon bon, nhưng bị vua và các quan trong triều cho là lộng ngôn hoang tưởng.
Hiến pháp của Nhật là hiến pháp dân chủ. Nền giáo dục Nhật đào tạo con người đại nghĩa và dân Nhật đi đâu cũng được thế giới tôn trọng. Hiến pháp Việt Nam là do đảng Cộng sản viết để bảo vệ quyền lực của mình, gây ra nhiều bất bình và đưa xã hội trở thành dối trá vì bóp méo chân lý. Người Việt không tiếp xúc với chân lý nên ra nước ngoài bị phân biệt đối xử vì văn hóa kém, hay trộm cắp và gian lận…
Thái Lan nằm kề Việt Nam nhưng may mắn hơn Việt Nam. Nhà vua Bhumibol Adulyadej nhượng bộ cho người Anh những điều kiện để bảo đảm nền hòa bình và mở mang đất nước. Vua Thái Bhumibol Adulyadej sáng suốt hơn vua Tự Đức khi để tư bản nước ngoài và nội địa phát triển. Triều đình Huế lại thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng cực đoan. Nhà Nguyễn tàn sát các nhà truyền đạo phương Tây và hạch sách thương gia nước ngoài làm họ phẫn nộ. Và dư luận quốc tế không ai bênh vực Việt Nam khi Pháp và Tây Ban Nha đổ bộ vào.
Thái Lan tuy giữ được hòa bình nhưng Thái Lan không phát triển về công nghệ. Vào thời điểm 1975, công nghệ của Băng-cốc thậm chí còn chưa sánh kịp công nghệ của Sài Gòn. Còn công nghệ của Hà Nội thì chưa bằng Băng-cốc. Nhưng sau 1965, Việt Nam tụt hậu so với Thái Lan về khoa học kỹ thuật và dẫn đến thua kém về kinh tế. Nguyên nhân chính là do chế độ bao cấp tồn tại quá lâu và văn hóa chính trị độc tài không tôn trọng sáng kiến.
Thái Lan biến đổi sang quân chủ lập hiến có tổ chức bầu cử phổ thông. Tuy nhiên nền dân chủ non trẻ phát xuất sau xung đột quân sự dữ dội. Dân chủ là một văn hóa. Người dân chưa có thói quen hành xử theo dân chủ nên nóng lòng bầu Yingluck nhưng lại không tôn trọng các quyết định của bà, tìm mọi cách lật đổ bà, biểu tình triền miên mà không có yêu sách chính đáng. Nền độc tài trở lại. Đảng đông nhất Thái Lan là đảng Dân Chủ chưa có tinh thần tôn trọng trọng hiến pháp, xây dựng đất nước. Việc quân đội Thái trở lại nắm chính quyền gây phản ứng. Mỹ cắt viện trợ. Các tập đoàn kinh tế rút khỏi Thái Lan và suy thoái kinh tế đến nay chưa phục hồi.
Philipin dân chủ hơn Thái Lan. Cũng có biểu tình như thời Mạc-cốc, cũng có đảo chính, nhưng sau đó xã hội phục hồi và tôn trọng dân chủ. Những quyết định của tống thống được quốc hội và nhân dân tôn trọng. Gần đây, quyết định khởi kiện Trung quốc ra tòa án quốc tế của tổng thống được người Phi-lip-pin và thế giới ủng hộ mạnh mẽ. Benigno Aquino III là một tổng thống quyết đoán, khích lệ được ý chí dân tộc và có triển vọng được bầu làm lãnh tụ lãnh đạo thêm một nhiệm kỳ nữa.
Trở lại Hàn Quốc thời điểm những năm1953, Phác Chánh Hy cũng là một nhà độc tài như Kim Nhật Thành ở Triều Tiên, cũng gây ra nhiều vụ tàn sát. Ông này bắt trí thức ở nước ngoài phản đối chính quyền về nước để xử lý . Nhưng Phác Chánh Hy cũng dần dần xây dựng pháp chế dân chủ, lấy giáo dục nhân văn là chính nên dần dần xã hội phát triển. Tầng lớp trung lưu Hàn Quốc ngày càng giàu có và kéo được quyền lực về phía mình. Xã hội Hàn Quốc được như ngày nay là nhờ nền dân chủ thấm sâu vào văn hóa của người dân.
Tại Đài Loan, cha con Tưởng Giới Thạch và Tưởng Kinh Quốc cũng rất độc tài, song về sau dần cho phép các đảng khác hoạt động. Quốc dân đảng cai trị nhưng vẫn cho phép người bản địa lập đảng riêng, không giống như Việt Nam khi chính phủ cộng sản gán tội danh phản động cho các đảng mới thai nghén và bỏ tù lãnh tụ các phong trào dân chủ.
Ngày nay Đài Loan có những công ty vươn ra khắp thế giới, có đạo đức kinh doanh và uy tín hơn hẳn các công ty đại lục. Nhiều công ty của Đài Loan ở Việt Nam kiểm soát nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam.
GIẢI PHÁP DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM?
Muốn có dân chủ không chỉ có thể chế mà còn phải có văn hóa tập dượt lâu dài. Nhiều nhà dân chủ ở Việt Nam không chỉ bị chính quyền bắt bớ mà ngay cả chính người thân của họ cũng phản đối con đường dân chủ của họ. Nếp nghĩ của người Việt Nam ghét phiền phức, nhiều khi thấy chuyện bất bình cũng để yên cho qua. Cả một xã hội toàn những người không biết hành động để đòi công lý nên dân chủ còn xa vời. Thế hệ trẻ phải được giáo dục nhân văn, và được biết những quyền lợi của người dân là chính, người lớn và nhà cầm quyền không được áp đặt tư tưởng. Phải để cho thế hệ tương lai tiếp xúc các tư tưởng tiến bộ để đảm đang và xây dựng tổ chức dân sự. Chỉ có xã hội dân sự mới đưa đất nước ra khỏi cảnh độc tài kém tiến bộ.
Thế nhưng ở Việt Nam, các tổ chức mang tên có vẻ dân sự như Đoàn thanh niên, Hội sinh viên hay Hội phụ nữ lại là con bài của đảng cầm quyền. Vì vậy, người Việt phải nhanh chóng thay đổi các tổ chức này, nếu cần thiết thì có thể lập các tổ chức khác tương đương.
Trong xu thế toàn cầu hóa, xã hội dân sự sẽ là xu thế bắt buộc của thế giới. Hi vọng các tổ chức dân sự sẽ đi vào cuộc sống ở Việt Nam. Nhà nước có thể thay đổi nhưng tổ chức dân sự phải được ngự trị lâu dài trong xã hội để dân có thể dựa vào, đề kháng sự lạm dụng của tham nhũng, tài phiệt, và các nhóm lợi ích.
Tôn Phi
Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong riêng của tác giả.
(Việt Nam Thời Báo)

Alan Phan - Lực Chuyển 6: Dịch Vụ An Sinh và Giải Trí

(Bài 7 trong loạt bài Những Lực Chuyển Của Hai Thập Kỷ Tới ). Link:

http://www.gocnhinalan.com/blog-cua-alan-va-bca/nhung-luc-chuyen-cua-hai-thap-ky-toi.html

Cách mạng về an sinh và giải trí
Sau bao nhiêu cay đắng với giấc mộng được giải phóng khỏi cuộc sống nghèo hèn nô lệ bởi những nhà cách mạng luôn luôn là lão thành, siêu việt và như thánh nhân, phần lớn người dân thế giới nhận rõ là chỉ có chính họ (với sự giúp đỡ của lòng tham cố hữu qua kinh doanh hay sự nghiệp) mới tạo ra thu nhập và sáng tạo để đưa họ thoát khỏi đưởng hầm.

Tôi nói phần lớn vì một số đông nhân loại vẫn u mê tin tưởng vào phép mầu của vài lãnh tụ hay truyền thuyết viển vông. Vẫn còn Bắc Triều Tiên, Cuba, Trung Quốc (đám nông dân đầu đất), nhóm Taliban, nhóm ISIS, nhóm Hồi giáo cực đoan, nhóm đầu trọc (skinheads) từ Nga và Âu Mỹ… Đây là những thành phần vẫn coi kiến thức hay Internet hay “đổi mới” là thế lực thù địch.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói một câu rất hay,” Mục tiêu của những nhà cách mạng này không phải là đem lại hạnh phúc cho người dân; mà cho phép người dân đem hạnh phúc đến cho họ”.
Theo nhận định của một báo cáo từ Brookings Institute do United Nations đề xuất, con số 2.8 tỷ người toàn cầu từ 2010 được xếp hạng “trung lưu” sẽ tăng lên 4.3 tỷ người vào năm 2030, gần bằng 40% dân số. Có nghĩa là những tuyên truyền về nghèo đói, nô lệ, bóc lột… sẽ không còn ảnh hưởng gì đến tầng lớp này. Họ sẽ bận rộn hái những trái quả đầu tiên của những lực chuyển đang thay đổi bộ mặt thế giới này.

Ai cũng hiểu rằng khi một con người không còn phải thắc mắc về những nhu cầu căn bản như ăn mặc, chỗ ở, phương tiện đi lại…thì thứ tự ưu tiên cho những gì họ trân trọng sẽ thay đổi tận cốt rễ. Đây là lý do tại sao dịch vụ an sinh và giải trí sẽ chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng lượng GDP toàn cầu. Và chúng sẽ là những ngành nghề có mức tăng trưởng cao nhất trong mọi phân khúc.

Các ngành nghề liên quan

Khi nói đến an sinh, chúng ta sẽ bao gồm môi trường sinh hoạt mà y tế và giáo dục cho gia đình là hai yếu tố quan trọng hàng đầu. Sau đó là tìm cho mình một công việc nhiều ý nghĩa, một nền tài chính cá nhân ổn định và cho gia đình một khu cư dân an ninh.  .

Cuối cùng, trong những giây phút còn lại để thư giãn, phần lớn chúng ta sẽ tìm đến những giải trí đa dạng nhưng phù hợp với ý thích, từ các sự kiện thể thao đến hội hè, từ những bữa ăn với bè bạn gia đình đến những ngày lang thang du lịch xứ lạ. Người thích TV, Internet, đọc sách, chơi games…người thích dã ngoại, cà phê, rạp hát. Có người đam mê đi tìm kiến thức, có người đến những đền đài xây dựng đức tin. Lĩnh vực giải trí thì phải luôn thay đổi vì sở thích của đám đông luôn thay đổi.

Nhìn vào cá biệt từng phân khúc kinh tế, một góc nhìn tổng quan có thể được dự đoán và phân tích.

Trào lưu về môi trường sinh hoạt

Về y tế, khuynh hướng chung sẽ hướng đến vần đề ngừa bệnh qua chế độ ăn uống (diet) và thể dục (exercise). Những phương pháp trị liệu không chính thống như y học cổ truyền Đông Phương, vitamins và dược liệu từ văn minh xưa của Ấn Độ hay Nam Mỹ…sẽ gia tăng. Nhưng việc thiếu thời gian, áp lực hàng ngày, tính lười biếng và tham ăn trong con người vẫn sẽ gây ra những căn bệnh từ lối sống (lifestyle) và nạn béo phì tại Mỹ sẽ lan rộng khắp toàn cầu.

Ngoài ra, vì chi phí quá cao trả cho các chuyên gia, những hãng bảo hiểm y tế và người tiêu dùng sẽ điều trị tại nhà nhiều hơn, cũng như qua các nhà thương online. Chúng ta sẽ đo lường thường trực các chỉ số khỏe mạnh nhờ những smartphones và nhận chẩn mạch và lời khuyên chỉnh sửa cũng qua distance medicine ( y tế từ xa).

Hệ thống quản lý các dịch vụ y tế sẽ phức tạp hơn với sự can thiệp sâu hơn về tài chánh và quản trị của các chánh phủ, những khám phá mới lạ và thử nghiệm sẽ nhiều hơn trong quy trình sản xuất và tiếp thị dược phẩm, cũng như những dữ liệu cá nhân từ “big data” cloud network. Số lượng bệnh viện và lương bác sĩ y tá sẽ giảm, các thị trường mới cho y tế là lớp người già hơn tại Âu Mỹ và giới trung lưu tại các quốc gia mới nổi.

Giáo dục toàn cầu cũng sẽ biến dạng với sự lan tỏa khóa học online và những chương trình giảng dạy mang nhiều tính thực tiễn. Các đại học truyền thống như Ivy League, Stanford, MIT, Oxford…vẫn giữ được hào quang và thương hiệu nhờ quyền lực, tiền bạc từ các cựu sinh viên; nhưng các đại học trung bình ở phương Tây sẽ chịu sức ép cạnh tranh từ những mô hình mới, sáng tạo và “phản động” (disruptive). Bài viết của Economist về digital degree (đăng trên GNA) cho chúng ta một khái niệm về những thay đổi này.

Từ kỹ năng đào tạo qua các định chế giáo dục, hay việc tự tìm học qua nghiên khảo riêng, online và offline, giới trẻ sẽ có cơ hội làm những công việc mình đam mê thay vì chạy theo đám đông chỉ để kiếm cơm áo gạo tiền cho gia đình. Với sự phổ biến càng ngày càng rộng của những chương trình xã hội từ chánh phủ để bảo đảm mức sống tối thiểu cho mọi người dân, áp lực để có được một nền tài chánh cá nhân cũng giảm thiểu.

Sở thích và sáng tạo trong giải trí

Lĩnh vực giải trí cũng sẽ tăng trưởng mạnh tại các quốc gia phương Tây và trong thành phần trẻ, trung lưu của những quốc gia đang nổi. Mỗi cá nhân sẽ sở hữu một chiếc smartphone có các chức năng thu nhập từ TV, Internet, video games, âm nhạc, hồ sơ cá nhân…cũng như một công cụ để trị bệnh, giao tiếp, mua bán, …và sử dụng các dịch vụ tài chánh, gia cư (smart home), chính trị (không ai đến phòng phiếu để bầu cử nữa), xã hội… Ngoài ra, những trải nghiệm qua các rạp hát 3D sẽ sống thực hơn và ngay cả chuyện đánh bạc qua casino có thể hào hứng trong một khu giải trí của nhà riêng (sẽ lớn và thông dụng hơn phòng khách hay phòng ngủ).

Một ngách của kỹ nghệ giải trí toàn cầu là du lịch và ẩm thực. Số dân có tiền dư thừa sẽ gia tăng cao tại các quốc gia mới nổi và theo kinh nghiệm những người đến tuổi vừa hưu tại Âu Mỹ Nhật, du lịch để khám phá những văn hóa và môi trường khác biệt là lựa chọn số một. Những trải nghiệm qua du thuyền như một resort nổi càng ngày càng phổ biến trên toàn cầu.

Một giải trí khác không dám bàn qua là việc sử dụng ma túy bất hợp pháp khắp nơi của người trẻ. Khi hai tiểu bang Colorado và Oregon cho phép bán cần sa, một kỹ nghệ 2 tỷ đô la xuất hiện ngay trong những tháng đầu và kéo theo những món thực phẩm và đồ uống có pha trộn cần sa. Một ước tính không kiểm chứng được là nếu 25 tiểu bang Mỹ (trong số 50) hợp thức hóa cần sa, một thị trường 42 tỷ đô la hàng năm sẽ đến từ cần sa và phụ phẩm.

Nhưng nói chung, giải trí là một sản phẩm hoàn toàn tùy thuộc vào năng động và sáng tạo của trí tuệ. Không một cơ chế hành chánh nào của chánh phủ hay bộ máy quản trị nào của các công ty đa quốc có thể ngăn chận sự phát huy của trí tưởng tượng trong mỗi con người. Dĩ nhiên, họ sẽ cố gắng “điều khiển”, nhưng họ sẽ thất bại. Điều duy nhất họ có thể làm là để người dân hay nhân viên quá bận rộn phải lo cơm áo lương tiền, quên đi chuyện “giải trí” hay “học hỏi”. Đây là mô hình “ngu dân” rất được các chánh phủ tại các quốc gia nghèo đói, tụt hậu hâm mộ. Sau cùng, lịch sử sẽ chôn vùi những ác quỷ này. Tuy vậy, tin buồn là quy trình có thể kéo dài hơn 3 hay 4 thập kỷ cho những người dân “gặp xui”.

Bức tranh toàn cầu
Theo thống kê, con số GDP của Mỹ sẽ đạt đến 17 ngàn 332 tỷ đô la trong 2014. Trong đó, tiêu dùng cho y tế là 1 ngàn 267 tỷ, giáo dục là 1 ngàn 65 tỷ và giải trí là 3 ngàn 610 tỷ. Tổng cộng, mỗi người Mỹ sử dụng đến 18,745 đô la trên thu nhập trung bình là $53,000 cho 3 phân khúc dịch vụ trên hay 36%. Nếu tính thêm các dịch vụ về an ninh cá nhân, môi trường và tài chánh bảo hiểm, con số này vượt quá 47%.

Với mức tăng trưởng dự đoán hơn 12% mỗi năm trong các dịch vụ an sinh và giải trí, tỷ lệ chắc chắn sẽ vượt mức 60% trong 20 năm tới.

Trong khi đó, bức tranh toàn cầu cho thấy thành phần trung lưu gia tăng nhanh nhất sẽ đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia (trung bình 21% so với 2% tại các quốc gia phương Tây). Số lượng dân số trung lưu này sẽ đẩy tỷ lệ an sinh và giải trí vượt qua 50% của GDP toàn cầu vào 2035.

Đầu tư tiền bạc hay công sức vào những ngành nghề này chắc chắn sẽ đem hiệu quả khả quan hơn là các ngành tăng trưởng chậm. Sự phát triển những dịch vụ này mới ở vào giai đoạn đầu và sẽ tiếp diễn ít nhất trong 20 năm tới. Sau đó, có thể thế giới sẽ bắt đầu những lực chuyển “phản động” khác và tạo ra một chu kỳ mới, thịnh vượng hay suy trầm. Với những người vừa khởi nghiệp, 20 năm để sống với đam mê, dù thành công hay thất bại, cũng là một trải nghiệm tuyệt vời.

Tuy nhiên, sự phát triển sẽ không đồng đều trên bản đồ thế giới. Tại những quốc gia tụt hậu vì khoảng cách trí tuệ, nhu cầu nhân công rẻ, cần cơ bắp sẽ ít đi; và xã hội sẽ chịu nhiều bất ổn vì thành phần “đen” sẽ gia tăng với số lượng nghèo đói và bị ức hiếp. Hệ lụy bất an sẽ khiến dòng đầu tư nước ngoài chậm lại, phân khúc du lịch đi xuống. Hệ quả sau cùng là một khi dính vào chu kỳ tụt hậu, các quốc gia này sẽ ngày càng lún sâu vào vũng lầy; cho đến khi cách mạng xẩy ra, hay đến khi bị các cường quốc xóa sổ như một mầm gây bệnh.
Alan Phan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét