Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Những ‘hiểm hoạ’ bất ngờ khi gửi con du học

Chính thể XHCN hay chính thể “quân chủ đảng trị” tại Viêt Nam?

    Danquyen   
LG  Đức Thành
Hiến pháp mới tại “chương chế độ chính trị”, điều 1 qui định: 1, Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và Vì Nhân dân. 2… Tất cả quyền lưc thuộc về Nhân dândo nhân dân làm chủ mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giaI cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Mới nghe tưởng như đây là nhà nước tốt đẹp nhất văn minh nhất mà không ở đâu trên trái đất này có được. Chỉ có duy nhất ở Việt Nam.
Thực tế thì sao? Với lực lượng đông đảo công nhân được đảng coi là nền tảng chính của nhà nước thì thân phận của họ đều là lao động làm thuê với đồng công rẻ mạt, không phát huy được chất xám nếu có và phụ thuộc hoàn toàn vào chủ tư bản kể cả doanh nghiệp tư bản nhà nước trong lòng một nhà nước XHCN ở VN hiện nay, phụ thuộc hoàn toàn vào giới chủ để chấp nhận “được bóc lột” hòng nuôi sống bản thân theo nghĩa chỉ để tồn tại thì thử hỏi họ có quyền lực nỗi gì?

Đối với nông dân là lực lương đông đảo nhất của đất nước, họ làm ra nông sản, hàng hóa cho chính đất nước và xã hội thì Hiến pháp và luật đất đai đã coi họ là lao động làm thuê trên chính tư liệu sản xuất mà nói là của họ ( toàn dân) nhưng họ không có quyền sở hữu chiếm hữu và định đoạt cái đất đai mà từ thưở hồng hoang của loài người họ đã có nhờ công khai phá của họ mà họ mới thực sự cho hiệu quả sản xuất tốt nhất nếu họ có đầy đủ quyền sở hữu nhưng đằng này đảng lại chỉ giao quyền được sử dụng có thể bị lấy mất bất cứ khi nào thì làm sao họ yên tâm canh tác. Thời kỳ phong kiến tuy chế độ hà khắc đẩy người dân đến nghèo khó nhưng nhà nước phong kiến và thuộc địa VN ít nhiều còn thừa nhận có sở hữu tư nhân về tư đất đai và các tài sản khác. Còn ngày nay, mặc dù   được đảng thừa nhận là người chủ của nhà nước, được coi là một nền tảng chính “ Bao nhiêu quyền lợi đều ở nơi dân” vậy mà họ phải làm thuê trên chính đất đai do nhà nước quản lý thì không biết giới cầm quyền lừa mỵ dân đến khi nào!
Đội ngũ trí thức là lực lượng thứ 3 trong cái nền tảng của nhà nước nhưng họ được đối xử ra sao chắc mọi người đều biết. Trong vai trò của mình, họ đem kiến thức, trí tuệ , chất xám vạch ra những sai lầm ấu trĩ của một hệ ý thức hệ lỗi thời ảo tưởng siêu hình mà đảng cầm quyền cố tình đeo bám dẫn đến hệ lụy xấu về mọi mặt cho đất nước. Họ đã bóc mẽ rồi cảnh báo bản chất thật của ông bạn vàng 4 tốt của đảng nhưng thực tế đến nay vẫn có kẻ mang danh lãnh đạo đảng tuyên truyền rằng những đóng góp đó của đội ngũ trí thức ấy là giọng điệu của thế lực thù địch. Tổ chức nào phản biện mạnh nhất thì đảng ép phải giải tán nên dù lãnh đạo đảng nhà nước có phát biểu ở đâu nhằm tâng bốc đề cao đội ngũ trí thức mà không thực chất ra những quyết sách, hành động để phản biện lại đường lối chính sach về về phát triển đất nước, về mở rộng dân chủ, nhân quyền, về tự do chính kiến …thì chừng đó không chỉ riêng đội ngũ trí thức mà toàn thể xã hội có quyền nghi ngờ đảng, nghi ngờ về sự “ treo đầu dê bán thịt chó” trong các nghị quyết của đảng.
Nhà nước XHCN thực sự là là loại nhà nước gì , nó như thế nào và đích đến thành công là đâu, có giống với dạng nhà nước nào trên thế giới? Đến nay chưa có nhà lý luận Mác xít nào hay người đứng đầu cao nhất của ĐCS Việt Nam chỉ ra được cho dân tộc và đất nước để nhân dân yên tâm đi theo. Cái mô hình nhà nước Xô- viết mà đảng đã dân dắt cho dân tộc trong chặng đường đầu tiên xây dựng XHCN cuối thập kỷ 20 phải noi theo đã bị chính nhân dân Liên –xô và các nước Đông Âu đạp đổ ngay từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước.   Sau hội nghị Thành Đô mờ ám đã ngót phần tư thế kỷ, rõ ràng mô hình nhà nước XHCN kiểu Hán hóa đã càng ngày càng bộc lộ bộ mặt nham hiểm của CNXH mang màu sắc Trung Quốc với chính cái thể chế XHCN tại Việt Nam do chính cái Đảng anh em của đảng cộng sản Tàu lãnh đạo. Với mô hình XHCN mang màu sắc Đại Hán, thế giới đang phải đau đầu vì nó không cần biết đến luật pháp Quốc Tế, không cần biết đến trách nhiệm của một nước lớn đến với cộng đồng, và người ta đang ngày càng nhận ra nó đang hủy hoại chính dân tộc của nó cũng như cộng đồng thế giới bằng nạn ô nhiễm, bằng độc tài toàn trị, bằng tham nhũng .
Thế giới đang phải vất vả để đưa nó vào quĩ đạo phát triển chung của xã hội loài người . Chẳng lẽ với một đảng có trí tuệ tột bậc anh hùng hiển hách đánh đổ hai đế quốc to nhưng khi Liên Xô và Đông Âu tan dã Đảng ấy lại cam tâm ôm chân bợ đỡ đảng Tàu để xây dựng một mô hình nhà nước na ná cùng ý thức hệ CS kiểu Tàu tại Việt Nam. Nếu mô hình này là thật được khởi phát từ hội nghị Thành Đô thì thật là thảm họa ,nguy hiểm cho dân tộc này!.
Sau cái mật nghị Thành Đô, bằng tiếp tục dương cao ngọn cờ Mác- Xít được mềm hóa thêm cái đuôi “ và tư tưởng Hồ ChíMinh” trong hơn 20 năm qua ( tính từ hiến pháp 1992) đã đưa đất nước của Đảng lãnh đạo ngày càng lệ thuộc vào Tàu cộng về mọi mặt đó là một sư thật mà người cầm quyền cao nhất của đảng cũng như 15 vị UVBCT chưa bao giờ dám đề cập và phản bác lại.
Xét về mô hình nhà nước của Việt Nam trước hiến pháp 92 được thể hiện trong Hiến pháp 1980 đó là mô hình “nhà nước đảng trị tuyệt đối” bởi “Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng “duy nhất” lãnh đạo nhà nước và xã hội (không còn, và không thể ai khác ngoài đảng CSVN). Hệ quả của thời kỳ này là nền kinh tế kiệt quệ đất nước ,lòng dân hoang mang, chiến tranh kéo dài liên miên, Việt Nam bị cô lập nhất trên trường Quốc tế.
Và một dấu ấn không bao giờ phai mờ đối với những công dân có trách nhiệm của đất nước là đảng lãnh đạo đất nước kiệt quệ như thế nhưng không hề phải chịu trách nhiệm trước dân tộc đất nước mà vẫn, chưa bao giờ thực sự thành tâm xin lỗi nhân dân mình mà còn ngạo mạn tự phong là lực lượng lãnh đạo đất nước cho đến ngày nay.
Từ Hiến pháp 1992 đến nay với mô hình quyền lực nhà nước như hiện nay, thực ra nó là biểu hiện quyền lực “Nhà nước Quân chủ , đảng trị mang danh lập hiến” . Tuy đã bỏ được hai từ “ duy nhất” sau cụm từ là lực lượng lãnh đạotai điều 4 nhưng không thể che dấu nổi đó là chế độ “quân chủ đảng trị mang danh lập hiến” Được thể hiện bởi những yếu tố đặc điểm sau:
1.Cơ quan Chủ tịch nước hiện nay mặc dù được thừa nhận vị trí vai trò “ nguyên thủ quốc gia” nhưng chủ tịch nước chỉ có vai trò tượng trưng như ban bố tình trạng chiến tranh mỗi khi có biến, ký lệnh tổng động viên, ân giảm hay bác án tử hình , sắc phong,khen thưởng cấp nhà nước hay tiếp và đón các nguyên thủ quốc gia khác… Thật giống với mô hình những nhà nước quân chủ trên thế giới mà nhiệm vụ của vua, quốc vương hay nữ hoàng cũng tương tự như thế. Chỉ có điều khác là vua , hay quốc vương hoặc nữ hoàng là do hoàng gia lựa chọn còn những ông “ vua” của Việt Nam dưới thời XHCN hiện đại do đảng lãnh đạo lựa chọn và bầu bán theo nhiệm kỳ ( hoàn toàn không phải dân bầu vì chưa có cử bầu trực tiếp)
Cái áp đặt chính sách ngu dân nhất của nhà nước “XHCN” tại VN là tại những nước có nền quân chủ lập hiến thì sự phân chia quyền lực rất rõ ràng theo nguyên tắc tam quyền phân lập chứ không phải quyền lực tập trung thống nhất trong tay một nhúm đảng viên mà có lực lượng suy thoái nhất không cách gì khắc phục được như ở Việt Nam.
Nhà vua ở những đất nước ấy được tôn vinh trong thực tế là người trong hoàng tộc đã có những công trạng to lớn trong lịch sử của đất nước họ . Được cả dân tộc họ tôn vinh dù nhà nước ấy có rất nhiều chính đảng nhưng ai ai cũng dương cao ngọn cờ vì nhà nước của vua ( lấy Thái lan là một ví dụ khi các đảng phái không thể dung hòa mâu thuẫn ấy là lúc nhà vua đứng ra hòa giải .Vì ngày sinh nhật vua lực lượng chống đối chấp nhận ngừng biểu tình). Liệu ĐCSVN có đủ uy tín để làm việc này khi chính đảng là thủ phạm gây ra mâu thuấn bất ổn nhất hiện nay .
Ở những nước có nền quân chủ ấy vua có lý do để tồn tại là tập hợp mọi thành phần trong dân tộc biết phát huy giữ gìn những giá trị truyền thống cũng như tiếp thu những giá trị văn minh nhân loại. Vua tồn tại không phải vì tiếm giữ quyền lực như mà vua được dân tộc và đất nước tôn vinh. Còn Việt Nam thì sao 1 đảng với hơn 8o năm trưởng thành từ tầng lớp bần cố nông nêu cao khẩu hiệu người cày có ruộng để kích động lớp người này “ trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ” khiến cho bao người con ưu tú của dân tộc ngã xuống bởi chính bàn tay của đảng. Muốn giành chính quyền bằng mọi giá Đảng đã bị chính ý thức hệ cộng sản quốc tế chi phối , bằng niềm tin ngây thơ chính trị tưởng rằng có “một thế giới đại đồng” thực sự nên đã chấp nhận vay mượn súng đạn của những nước lớn tiến hành cuộc chiến tranh đẫm máu nhất trong lòng dân tộc suốt 30 năm. Để rồi cuối cùng luôn luôn vỗ ngực rằng đã chiến thắng chính đồng bào mình?!.
Với tư duy hiếu thắng nên không chịu hòa hợp hòa giải dân tộc để làm sức mạnh ngăn ngừa ngoại bang dòm ngó thì đằng này lại cam tâm coi kẻ thù của dân tộc thành những người đồng chí bạn vàng bốn tốt. Và bằng lược lượng 90% đảng viên áp đảo đảng đã dễ dàng thông qua được hiến pháp ghi nhận vại trò lãnh đạo của đảng nhưng số đó không bao giờ phản ánh trung thực ước nguyenj thật của 90 triệu dân. Và như thế Chế độ XHCN mà Việt Nam đang có với nền quân chủ lập hiến ở một số nước ai văn minh hơn ai?
Hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay rất giống với chế độ quân chủ phản động không lập hiến đó là mọi quyền lực đều tập trung ở nơi vua tức vua là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội “ thay trời hành đạo” và không có chuyện tam quyền phân lập . Hãy xem lại hiến pháp mới và các phát biểu của lãnh đạo đảng trong thời kỳ sửa đổi hiến pháp rằng “ Việt Nam không có nhu cầu đa đảng, không có chuyện tam quyền” mà không thèm trưng cầu dân ý sẽ thấy đâu là bộ mặt thật của đảng đối với dân tộc.
Nhưng thực tế để bớt bị chỉ trích đảng chỉ chấp nhận phân chia quyền lực trong đảng mà đảng ấy đang thừa nhận trước bàn dân thiên hạ là đang suy thoái với bộ phận lớn hiện nay đang bộc lộ đã liên kết với xã hội đen (vụ cán bộ đảng quận Cầu Gi ấy mà báo chí vừa đưa tin là một ví dụ) chưa biết đến bao giờ khắc phục được.
Bởi thế cho nên nguyên chủ tich Quốc hội Nguyễn Văn An đã chỉ đích danh đó là “những ôngvua tập thể”.
2.Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nó có cả quyền lập hiến lẫn lập pháp nhưng thực ra nó chỉ là cụ thể hóa đường lối chính sach của đảng, và cơ cấu trong cái Quốc hội này chiếm tới hơn 90% số đại biểu là đảng viên thì nếu không là đảng trị mang danh lập hiến thì là đảng có quyền lập hiến trong quốc hội nên những văn bản cao nhất từ hiến pháp đến các luật hiện hành đều sặc mùi đảng trị.
Nào là “ đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý” nhưng đảng thì lại là lực lượng lãnh đạo đồng thời người của đảng lại nắm toàn bộ bộ máy quản lý nhà nước nên đảng chính là chủ thể quản lý đất đai mới là chính xác nhất! và dân oan kiếu kiện đất đai đầy đường trong thời gian qua không ai khác chính là đảng gây ra.
Một khía cạnh khác.
Thực chất đất đai là sở hữu toàn dân mà mà khái niệm “ toàn dân” là một tập hợp lớn của những tập hợp nhỏ còn gọi là một bộ phận dân hoặc nhỏ hơn là những cá nhân dân thì đem chia nhỏ các tập hợp toàn dân ấy thành ra nhiều cá nhân dân dù nhỏ đến đâu thì hai chữ sở hữu kèm theo ấy ít ra nó chỉ nhỏ đi tương ứng chứ tai sao bỗng nhiên nó lại mất đi để biến sang thành “ sở hữu- quản lý”của một chủ thể khác đó là “ Nhà nươc”- Cái chủ thể này hoàn toàn độc lập và đối lập với chủ thể nhân dân . Điều này chỉ có thể lý giải rằng Đảng đã lái “toàn dân” là không phải những bộ phận dân, những cá nhân dân mà phải hiểu đó là tập hợp không dân mà đã là không dân thì người quản lý ( đảng) muốn làm gì thì làm.
  1. Lâp pháp và hành lẫn lộn: Luật ra vừa yếu tính dự báo, tính ổn định , tính kế thừa. Nguyên nhân vì đâu, chưa bao giờ được xem xét đánh giá đúng mức. Chỉ biết rằng nhân dân lại phải è ổ đóng góp sưu cao thuế nặng cho đảng làm công tác sửa đổi sau vài ba năm thậm chí một hai năm ban hành những sản phẩm luật có giá trị thấp hay “ sản phẩm luật quá rởm” như vây.
Tình trạng cho phép cơ quan hành pháp ban hành các văn bản hướng dẫn luật như ban hành các nghị định thông tư hướng dẫn ngày càng phổ biến tức là tình trạng cơ quan hành pháp ngang nhiên lấn sân cơ quan lập pháp trong việc ban hành văn bản qui phạm pháp luật. Điều này dẫn đến hệ quả là giải thích luật tùy nghi, theo ý chí của người thừa hành mà không phải ý chí nguyện vọng của người dân. Mà biểu hiện rõ nhất là người được giao quyền hướng dẫn luật chỉ ra văn bản hướng dẫn khi thấy cần thiết cfn khi nó không cần thiết cho người thừahafnh thì dù luaatj đã có hiệu lực một hai năm hoặc bao năm đi nữa luật hãy cứ đợi đấy cho dù nó là sản phẩm của “cơ quan quyền lực cao nhất”.
Luật sai trái vi hiến đến đâu cũng không có cơ chế để hủy vì đảng quyết tâm không chấp nhận tòa án hiến pháp. Hiến pháp có được xây dựng đúng nhu cầu đòi hỏi của dân không không tài nào biết được bởi không có luật trưng cầu dân ý. Không có cơ chế để phúc quyết hiến pháp thì làm sao lại hồ đồ rằng hiến pháp là thể hiện ý đảng lòng dân…
Để nhặt ra những đặc điểm của một nhà nước đảng trị kiểu quân chủ phản động mang danh lập hiến mà đảng đang lòe bịp đó là nhà nước XHCN tại Việt Nam từ trong hiến pháp, trong các văn bản luật , trong nghị quyết đại hội đảng và trong thực tế điều hành của các cơ quan đảng nhà nước hiện nay là rất nhiều với những chứng cứ vô cùng sống động.
Với những biểu hiện như trên liệu chúng ta có thể trông đợi vào thứ chính thể XHCN mà đảng áp đặt cho dân tộc việt Nam chúng Ta như thế hay không. Hay lại phải đợi “ 100 năn nữa không biết có CNXH hoàn thiện ” theo kiểu đảng trị mang hình thức na ná “quân chủ xưng vương, xưng danh lập hiến” được hoàn thiện hơn ở Việt Nam hay không?
Hiên nay mọi người đang bàn về vấn đề thoát Trung nhưng thiết nghĩ chúng ta hãy tìm cách thoát chính chúng ta. Thoát ngay cái tư tưởng đảng trị lỗi thời kiểu quyền lưc thuộc về Quân vương tập thể và mang danh lập hiến nhưng không chịu phân chia quyền lực như đã phân tích ở phần trên thì mới có cơ hội thoát Trung và bình đẳng với người Tàu cũng như sớm lấy lại được chủ quyền biển đảo. Và trên hết dân tộc đất nước mới có cơ hội phát triển, thịnh vương bình đẳng ấm no dân chủ hạnh phúc như chính ước nguyện ngàn đời của dân tộc Việt
ĐT

Đức Thành - Trao đổi với luật sư Hà Huy Sơn

“Một ý kiến để chống bức cung nhục hình trong hoạt động điều tra hình sự” (Bauxite Việt Nam  22/8/2014), luật sư Hà Huy Sơn cho rằng nhất thiết phải ban hành luật về hoạt động điều tra hình sự, qua đó mọi trường hợp  tạm giữ, tạm giam, bắt người theo thủ tục tố tụng nhất thiết phải có luật sư tham gia.
Vấn đề này tôi thấy anh đã trùng với suy nghĩ của tôi. Trong bài “Ai đang đắc lợi trong cải cách tư pháp” (Bauxite Viêt Nam 16/8/2014) tôi cũng đã đề cập vấn đề này. Chỉ có điều là kinh phí lấy ở đâu để chi phí cho luật sư là tôi chưa đề cập.
Trong mấy ngày đầu sau khi Bauxite đăng bài này, tôi có nhận được vài cuộc trao đổi của một số anh em trong giới luật chúng ta thắc mắc “ mày (xin nhắc lại lời bỗ bã thân mật từ bạn bè tôi)  ngoa ngôn vừa thôi! Lấy đâu kinh phí mà nhà nước dám cho giới luật chúng mày để có mặt mỗi khi triệu tập công dân”. Tức là các anh còn băn khoăn chưa biết lấy kinh phí ở đâu để trả cho luật sư nếu cho họ giám sát việc triệu tập công dân nói chung cũng như lúc lấy lời khai, hỏi cung, thẩm vấn đối chất trong hình sự.
Trao đổi với luật sư Hà Huy SơnAnh Sơn đã đề cập trong bài viết của anh rằng kinh phí do nhà nước chịu và nhà nước muốn khỏi bù lỗ thì phải tăng các loại phí trong hoạt động tư pháp.
Thưc ra ý kiến này của anh Sơn chưa giống ý của tôi lắm. Nhân bài viết của anh Sơn tội xin làm rõ quan điểm của tôi về vấn đề này.
Một Là:  Nhà nước cần có quan điểm luật sư có mặt ở hầu khắp các lĩnh vực kinh tế,  văn hóa, chính trị, hộ tịch, khiếu nại, hình sự, dân sự, chế độ chính sách  mỗi khi nhà nước triệu tập công dân có liên quan đến những vấn đề trên. Ví dụ quyền lợi của người về hưu bị áp mức lương hưu sai, chế độ hưởng trợ cấp người có công nhưng bị cán bộ dìm giấu, không cho hưởng, hoặc vấn đề không giải quyết khiếu nại tố cáo theo luật định… nếu không cho luật sư chứng kiến, giám sát thì rất dễ bị cán bộ nhà nước qua mặt Thực tế khi gặp khó khăn người dân không được trả lời chính thức bằng văn bản, bởi nếu cơ quan có thẩm quyền giải quyết  việc đó mà ra văn bản sẽ bị kiện nên họ chỉ trả lời miệng chung chung
Do đó nếu chỉ giới hạn phải có luật sư tham gia đối với những vụ việc hình sự thì không thể triệt để giải quyết được những gian tham trong bộ máy công quyền nhà nước.
Hai là: Nếu có luật sư tham gia tất cả vấn đề này thì kinh phí ở đâu?
Xin thưa, theo luật sư Hà Huy Sơn, chắc chắn chẳng bao giờ đảng và nhà nước lại để cho luật sư các anh nhảy vào can gián người của đảng và nhà nước làm sai,  sau đó lại phải è cổ ra trả tiền cho các luật sư các anh đâu.
Chỉ còn cách tìm nguồn tiền chi trả cho luật sư trong các vụ việc này từ chính những kẻ có lỗi, hay chính là những kẻ làm sai.
Cụ thể, công dân có lỗi công dân phải trả, ngược lại cán bộ có lỗi cán bộ phải trả. Nếu lỗi  thuộc cả cán bộ xử lý vụ việc lẫn công dân thì cứ theo tỷ lệ lỗi mà đóng góp trả cho luật sư.
Làm như thế thì ngân khố quốc gia chẳng hề hấn gì mà triệt tiêu được tà ý chí của cán bộ là mong muốn làm sai để cầu mong lợi lộc, còn công dân cũng vững tin vì có luật sư chỉ hướng cho mình đúng nên không sợ bị cán bộ bẫy.
Chẳng biết Đảng, Nhà nước sẽ có dám làm theo cách này hay không, hay lại coi đây là ý kiến của “thế lực thù địch”!
Chúng ta hãy chờ xem.
Xin cảm ơn luật sư Hà Huy Sơn về bài viết của anh.
Chúc Bauxite Việt Nam luôn là diễn đàn tin cậy nhất của giới trí thức Việt Nam!
Đức Thành
(Bauxitevn)

Sư tử đá Trung Quốc xâm thực văn hóa Việt như thế nào?

Su-tu-da-Chua-Mot-Cot-305.jpg
Hai con sư tử đá kiểu Trung Quốc tại di tích quốc gia Chùa Một Cột ở Hà Nội.
Trong những ngày gần đây nổi lên khá nhiều lo ngại về việc văn hóa Trung Quốc áp đảo đời sống văn hóa Việt Nam và những nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng nếu không nhanh chóng khắc phục, thay đổi tư duy lệ thuộc quá nhiều vào nền văn hóa ấy nước Việt không sớm thì muộn sẽ trở nên đồng hóa một cách tự nguyện với nền văn hóa phương Bắc.
Doanh nghiệp Việt Nam du nhập?
Lịch sử nhiều lần cho thấy mặc dù dân tộc Việt liên tiếp bị gót chân Trung Hoa dẫm lên nhưng cuối cùng sau khi rút đi phần để lại mảnh đất này chỉ là sự căm phẫn được hun nóng bởi sự ác độc của đoàn quân xâm lược. Những nét văn hóa ngoại lai không thể tồn tại với tình thần tự giác về mối họa Hán hóa. Tâm thức người Việt hình thành phản ứng tự nhiên như một liều thuốc chủng có khả năng chặn giữ sự độc hại của cái gọi là nền văn minh Trung Hoa nhiều ngàn năm về trước.
Tuy nhiên sau nhiều chục năm cùng chung ý thức hệ với đảng cộng sản Trung Quốc, Việt Nam đã gần như hy sinh mọi thứ để đạt mục đích mà Trung Quốc vẽ ra, kể cả mở cửa du nhập nền văn hóa phương Bắc mà không có lấy một sự chọn lựa hay cảnh giác nào khác như những thế kỷ về trước ông cha đã làm.
Sự lệ thuộc ấy rất nhẹ nhàng dưới vỏ bọc giao lưu, đôi khi tảng lờ dư luận. Như một phản xạ tất yếu, khi dư luận biết sự lên tiếng của họ không được chính quyền chú tâm, phần tiếp theo sẽ là im lặng. Phản ứng tiêu cực của sự im lặng trở thành thói quen lâu dần như một thứ logic bị cưỡng ép.
    Người Việt Nam dùng bộ Lân, Ly, Quy, Phượng ở trong chùa và không có sư tử. Tóm lại sư tử không phải là con vật truyền thống của người Việt Nam và nó không được đặt bên ngoài cửa các di tích bao giờ cả. - Phan Cẩm Thượng
Trong lúc doanh nghiệp làm ăn với Trung Quốc nở rộ khắp Việt Nam đã nảy sinh tình trạng chủ doanh nghiệp tự nguyện mang hình ảnh từ Bắc Kinh, Thượng Hải hay Quảng Tây về Việt Nam như đèn lồng đỏ, sư tử đá, trúc may mắn… cùng hàng trăm hình tượng khác. Người dân quen dần với sư tử đá Trung Quốc đặt ngồi trước các doanh nghiệp như một cách cầu sự may mắn hay chứng tỏ sức mạnh. Những con sư tử đá này được người dân chấp nhận như một phần của văn hóa Việt.
Văn hóa bị lai tạp do doanh nghiệp mang vào Việt Nam với ý thức kinh doanh, khai thác thị hiếu bình dân và nhất là thị hiếu Trung Quốc được thể hiện rõ nhất trong một công trình mới được vài năm tại tỉnh Bình Dương với tên gọi Lạc cảnh Đại nam Văn hiến.
Công trình du lịch này cố tái tạo lại lịch sử nước Việt nhưng do tầm nhìn hạn chế về kiến trúc của người thiết kế và kiến thức bị gò bó của chủ doanh nghiệp đã làm cho cái gọi là Đại Nam Văn Hiến trở thành lệch lạc và mang bản sắc Trung Hoa một cách lộ liễu. Bất cứ một người khách ngoại quốc nào khi bước vào đây đều có ý tưởng rằng khu du lịch này là một Trung Hoa thu nhỏ nhằm thu hút khách du lịch…Việt Nam chứ không ai khác.
Thật vậy, qua những thước phim quay lại cận cảnh người ta thấy hầu hết các công trình đều mang phong cách Trung Hoa, từ chiếc cầu Ngọc Bích, cho tới cổng Thanh Vân, con sông với thiết kế giả đá. . . từ mái cong của cung điện tới vòm trần, phù điêu, hoa văn hay tượng nổi. . nhất nhất như được lấy ra từ một bộ phim Trung Hoa nào đó.
Và hình ảnh Ngũ Lân Đại Cung chính là dấu chấm hết của cái gọi là Đại Nam này.

MG_0835-400.jpg
Khu du lịch Lạc cảnh Đại nam Văn hiến tại tỉnh Bình Dương, ảnh chụp năm 2011. RFA PHOTO.
 Câu chuyện sư tử đá Trung Quốc tràn ngập Việt Nam có thể lấy điển hình tại khu vực được gọi là văn hóa Đại Nam này. Trong khu vực “Ngũ lân đại cung” có năm con sư tử được gọi trại thành “lân” là bản sao chính xác của các con sư tử đá đang xuất hiện nhan nhản khắp nơi trên đất Việt. Theo nhà nghiên cứu Mỹ thuật Trần Hậu Yên Thế thì sự khác biệt lớn và dễ nhận ra nhất là sư tử Việt không có răng nanh ở hàm dưới trong khi sư tử đá của Tàu thì cả hai hàm đều có, hơn nữa nanh hàm dưới của sư tử Tàu lại sắc bén và rõ rệt hơn cả hàm trên.
Năm chú sư tử trong Ngũ lân đại cung đều có nanh hàm dưới.
Còn một loạt những hình ảnh Trung Quốc, hay lai Trung Quốc nằm lộ liễu trong công trình này khiến người có chú ý tới phải đặt câu hỏi: Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến phát sinh từ ý tưởng của ai?
Thiếu kiến thức văn hóa nước nhà
Tuy nhiên nếu nhận xét rốt ráo toàn cảnh của sự thâm nhập văn hóa Trung Quốc vào Việt Nam rất khó mà phân tích cụ thể từng chủ thể bởi sự thâm nhập ấy tiệm tiến và kéo dài trong hàng ngàn năm do đó dù có tích cực thế nào đi nữa người ta cũng sẽ đầu hàng khi một nền văn hóa khác âm thầm tiếp cận và tràn ngập mà người dân không được trang bị một vũ khí chống lại đó là nội hàm kiến thức văn hóa nước nhà.
Những con sư tử đá hôm nay sẽ là chứng tích về một giai đoạn vong bản giữa lợi ích kinh tế và sự tàn hại văn hóa đến từ lợi ích ấy. Những con sư tử đá của Trung Quốc khi mang ra nước ngoài chỉ là hình thức trang trí trong cộng đồng người Hoa nhưng khi đến Việt Nam chúng có thể biến thành thuốc phiện nhằm gây mê cả một dân tộc. Gây mê hay đánh tráo khái niệm về mỹ thuật dân gian sẽ dẫn đến vong bản ngay từ chỗ đứng trên đất nước của mình.
    Nếu con sư tử Trung Quốc có tính chất áp chế được đặt trước cửa công đình, cửa quan biểu hiện cho quyền lực thì ở Việt Nam gần như người ta không dùng những hình tượng như thế.
    -Phan Cẩm Thượng
Năm 2012 đất nước Dominica thuộc Trung Mỹ đã xảy ra vụ tẩy chay sư tử đá Trung Quốc mang sang nước này nhằm cổ súy hình ảnh của Trung Quốc đã bị người dân phản ứng quyết liệt vì không phù hợp với nền văn hóa của họ.
Nếu Việt Nam là một nước thuộc khu vực địa lý khác thì có lẽ cách ứng xử còn nặng nề hơn, tiếc thay số phận đã buộc chặt Việt Nam với Trung Quốc qua một đường ranh địa giới quá mỏng manh để người anh em khổng lồ này mỗi khi buồn hay vui đều có thể đạp lên và tiến tới.
Quay lại với câu chuyện sư tử đá Trung Quốc tràn lan tại Việt Nam người dân tỏ ra phấn khởi khi nhà nước nhập cuộc và yêu cầu cơ quan công quyền phải chú ý tới những vật trưng bày có liên quan tới yếu tố Trung Quốc.
Thật ra đây chỉ là một hành động chữa cháy nhất thời và ai cũng thấy rằng sẽ không bao giờ có hiệu quả.
Nếu ngăn chận hình ảnh mà Trung Quốc muốn quảng bá cho cái nhãn hiệu nước lớn thì cách tốt nhất là trang bị kiến thức cho người dân Việt Nam không lạc hậu hay mù mờ về văn hóa dân tộc, cụ thể là tri thức về các hình tượng trong đền chùa miếu mạo hay cung đình, văn miếu. Cách mà nhà nước tuyên truyền hiện nay không thể thuyết phục được người dân rằng Việt Nam đã từng có những nét văn hóa rất riêng chứ không phải luôn dựa vào văn hóa Trung Quốc mặc dù nền mỹ thuật dân gian Việt Nam vẫn còn khá sơ khai.

4-400.jpg
Sư tử đá kiểu Trung Quốc với nhiều kích cỡ, màu sắc bày bán ở làng đá Non Nước, Đà Nẵng. Courtesy VOV.
Trường hợp sư tử đá Trung Quốc bị hiểu một cách rất lẫn lộn đối với sư tử thuần Việt, nhà nghiên cứu mỹ thuật dân gian Phan Cẩm Thượng chia sẻ cách phân biệt giữa hai con sư tử này như sau:
“Di tích cổ Việt Nam, đình, đền, chùa, lăng mộ… người ta thường làm một đôi tượng chầu trước cửa nhưng không phải là sư tử mà thường là đôi chó đá hoặc là một đôi con nghê hay đôi con sấu. Con Nghê là biến dạng của con lân khi sang Việt Nam, con sấu thì đầu giống sư tử nhưng thân nó là con chồn. Những con này nằm ở lan can trước cửa bậc thềm của chùa còn nói chung người Việt Nam không ai đặt nó phía trước cổng chùa cả.

Con sử tử xuất hiện trong mỹ thuật Việt Nam và chúng tôi chỉ thấy ở thời Lý, từ năm 1010 tới năm 1225 còn sau đó thì gần như không còn trông thấy hình tượng sư tử nữa. Con sư tử thời Lý nó cũng đã được biến dạng, đôi khi giống như con rùa và đôi khi lại giống với con lân, người nó ngắn và có rất nhiều hoa văn. Nó không có tính chất đe dọa và cũng không ngồi rướn người cao như con sư tử Trung Quốc ngồi ôm vỏ cầu.

Con sư tử là hiện tượng cũng có nhưng không nhiều lắm. Nó không tượng trưng cho điều gì mang tính cách của người Việt Nam cả. Người Việt Nam dùng bộ Lân, Ly, Quy, Phượng ở trong chùa và không có sư tử. Tóm lại sư tử không phải là con vật truyền thống của người Việt Nam và nó không được đặt bên ngoài cửa các di tích bao giờ cả.

Hiện tượng đặt sư tử hồi gần đây, đặc biệt là tình trạng sao chép trực tiếp các mô hình ở Trung Quốc, đã gây phản cảm bởi vì đối với Trung Quốc thì Việt Nam đang có nhạy cảm về vấn đề chính trị, tất nhiên là có cả vấn đề văn hóa và người Việt không muốn những ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, ngay cả thời kỳ cổ xưa nếu có bị ảnh hưởng thì cũng Việt hóa nó đi.”
Phân tích về kiểu cách của con sư tử Trung Quốc nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng cho rằng nó được tạc qua ý thức áp chế của sức mạnh trong khi điều này đi ngược với nhận thức của người Việt bởi đối với họ, sức mạnh đó chỉ được dùng trong vai trò giữ gìn sự tôn kính trong tôn giáo chứ không phải áp chế và đe dọa.
“Tư duy người nông dân Việt Nam rất thô mộc nhưng nó tinh tế nằm trong thô mộc chứ nó không quá khéo léo. Nếu con sư tử Trung Quốc có tính chất áp chế được đặt trước cửa công đình, cửa quan biểu hiện cho quyền lực thì ở Việt Nam gần như người ta không dùng những hình tượng như thế. Có thể nói người Việt Nam không dùng chứ không phải là cần phân tích những hình tượng ấy làm gì cả.

Chỉ một số di tích có hình tượng sư tử chẳng hạn như con sư tử ở chùa Hương Lãng, con sư tử ở chùa Bà Tấm, chùa Phật Tích hay chùa Thông. Như vậy chỉ vào khoảng 5 hay 6 chùa từ thời Lý thế kỷ 11-12 là có hình tượng sư tử nhưng chủ yếu không đặt trước cửa chùa mà chỉ đội bệ tượng Phật. Đây là một nét riêng của người Việt Nam và hình thức cũng không giống con sư tử Trung Quốc một tí nào cả. Nó ngắn hơn và nó không vươn lên, nó trong tư thế nằm. Chân tay nó đầy hoa văn và giống một con nghê nhiều hơn.”
Sư tử đá chỉ là một góc văn hóa Việt Nam bị âm thầm xâm thực trong khi xã hội Việt Nam còn rất nhiều hình thức như thế. Khuynh hướng xã hội hóa các cơ sở tôn giáo và khu di sản văn hóa đã biến nhiều nơi trở thành chỗ cho các người có tiền lại yêu văn hóa Trung Quốc hơn văn hóa Việt Nam bởi tư duy tự ti mặc cảm về nền mỹ thuật dân gian nước nhà, có cơ hội tung tiền mang ảnh tượng Trung Quốc về làm vật tế lễ phụng thờ.
Lỗ hổng to lớn về trách nhiệm này rất khó lấp đầy khi chính quyền không chủ động ngăn chặn ngay từ lúc những ảnh tượng, vật phẩm tràn vào Việt Nam. Quả bóng trách nhiệm có vẻ quá nhẹ nên mặc sức lăn dài trên sân cỏ mà không có cầu thủ nào đón bắt.
Điều quan trọng hơn nữa đó là ý thức bảo vệ sự xâm thực văn hóa Trung Quốc vào Việt Nam còn tùy thuộc yếu tố tình hữu nghị lên xuống tới đâu. Sư tử đá Trung Quốc bị vạch ra sau khi dàn khoan HD-981 xuất hiện ở Biển Đông và chính quyền yêu cầu điều tra, tịch thu hay phá bỏ. Thế nhưng những chiếc đèn lồng đỏ tại Lạng Sơn tuy nghiêm trọng hơn nhưng do xảy ra trong lúc tình hữu nghị còn nồng ấm thì nó mặc nhiên được bỏ qua mặc cho dư luận ấm ức chỉ trích.
Điều này chỉ có thể giải thích rằng văn hóa Việt Nam không quan trọng bằng tình hữu nghị xã hội chủ nghĩa, như vậy làm sao vận động quần chúng chung lòng gìn giữ cội nguồn dân tộc qua hành động cảnh giác với giặc văn hóa phương Bắc?
Mặc Lâm
(RFA)

Nếu Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương, VN mua gì?

Theo ông Dempsey, giới chức Mỹ cùng các tổ chức phi chính phủ nhận thấy rằng Việt Nam đã có những tiến bộ có thể dẫn tới việc dỡ bỏ lệnh cấm.
Theo ông Dempsey, giới chức Mỹ cùng các tổ chức phi chính phủ nhận thấy rằng Việt Nam đã có những tiến bộ có thể dẫn tới việc dỡ bỏ lệnh cấm.
Các tuyên bố của hai nhân vật nổi bật trong chính giới và quân đội Mỹ khi tới thăm Việt Nam đã mang lại hy vọng cho giới chức cũng như truyền thông do nhà nước kiểm soát ở trong nước về khả năng Hoa Kỳ sẽ sớm dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam.
“Mỹ sẽ sớm bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam” hay “Tháng 9, Mỹ có thể nới lỏng bán vũ khí cho Việt Nam” là hai trong số nhiều hàng tít được đăng tải sau chuyến thăm trong tháng này của Thượng nghị sĩ John McCain và Đại tướng Martin Dempsey.
Trước đó, ông McCain tuyên bố rằng đã đến lúc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam.
Còn theo ông Dempsey, giới chức Mỹ cùng các tổ chức phi chính phủ nhận thấy rằng Việt Nam đã có những tiến bộ có thể dẫn tới việc dỡ bỏ lệnh cấm.
Hiện chưa rõ Việt Nam sẽ mua gì nếu phía Mỹ đi tới quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Bản thân ông Dempsey, khi trả lời báo chí, cũng cho biết là các giới chức quân sự Việt Nam chưa cho biết cụ thể là họ muốn mua loại vũ khí nào, nhưng hai quốc gia hiện đang bàn thảo về ‘các tàu tuần tra, các thiết bị trinh sát, tình báo’ và ‘có thể là cả một số vũ khí cho hạm đội mà họ [Việt Nam] chưa có’.
Nhưng trong khi vấn đề biển Đông đang dậy sóng, theo các nhà quan sát, Hà Nội có lẽ muốn tăng cường hải quân để bảo vệ lãnh hải trước sự lấn lướt của Trung Quốc.
Hiện nay chúng ta thấy là cái cần thiết của Việt Nam là họ cần phải tăng cường khả năng tuần duyên của họ, thì cái đó là loại vũ khí họ muốn có. Thứ hai là một loại khác mà tôi nghĩ họ cũng muốn có là hỏa tiễn địa đối hạm, có thể bắn xa ra ngoài biển. Thì đó là những cái tôi cho là họ muốn. - Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, giáo sư giảng dạy bộ môn quan hệ quốc tế tại Đại học George Mason, Mỹ, nhận định: “Hiện nay chúng ta thấy là cái cần thiết của Việt Nam là họ cần phải tăng cường khả năng tuần duyên của họ, thì cái đó là loại vũ khí họ muốn có. Thứ hai là một loại khác mà tôi nghĩ họ cũng muốn có là hỏa tiễn địa đối hạm, có thể bắn xa ra ngoài biển. Thì đó là những cái tôi cho là họ muốn".
Ông Hùng nói thêm: "Nhưng còn có những loại khác nữa là phương tiện để tiến hành trinh sát và thăm dò, dụng cụ để thăm dò ở ngoài biển thì không có, họ có thể muốn mua. Nhưng mà mặt khác thì họ có thể điều đình để cho Mỹ chia sẻ những tin tức ở ngoài đó, bản đồ ngoài đó, như trường hợp mà Mỹ làm với Philippines. Đó là những điều mà theo tôi nghĩ có thể là họ muốn”.
Các giới chức quân sự cấp cao của chính quyền Hà Nội lâu nay bày tỏ mong muốn Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm này, nhưng phía Mỹ luôn đặt điều kiện về nhân quyền kèm theo.
Chuyến đi của ông McCain và Dempsey diễn ra trong bối cảnh Việt Nam vừa trải qua một cuộc đối đầu trên biển với Trung Quốc quanh giàn khoan dầu Bắc Kinh đưa vào vùng biển mà Hà Nội tuyên bố là thềm lục địa của mình.
Một số nhà quan sát nhận định rằng chính phủ Việt Nam dường như đang xích lại gần hơn nữa với Mỹ sau khi vụ giàn khoan dầu đã đẩy quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh xuống tới mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nhận định tiếp: “Kể từ năm 2008, vì sự lấn lướt của Trung Quốc ở trên biển, đã làm cho Hà Nội quyết định tiến gần hơn với các nước  Tây phương, và đặc biệt là với Mỹ. Nhưng mà tiến bộ vẫn còn chậm rãi và mang tính thăm dò là vì hai lý do. Thứ nhất, Hà Nội không muốn làm mất lòng Trung Quốc và thứ hai nữa là Hà Nội vẫn còn nghi ngờ Mỹ lật đổ chính quyền của mình".
Sự nghi ngờ cũng bớt đi bởi vì sự lo lắng nhiều hơn là vấn đề về Trung Quốc vì việc đưa giàn khoan như là một gáo nước lạnh giội vào những người ở Hà Nội vẫn còn tin tưởng vào ý thức hệ xã hội chủ nghĩa với Trung Quốc. Vụ giàn khoan đẩy mạnh hơn cái tiến trình cộng tác quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.  - Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói thêm.
Ông Hùng nói thêm: "Khi giàn khoan xảy ra, nó làm suy yếu hai điều này. Sự nghi ngờ cũng bớt đi bởi vì sự lo lắng nhiều hơn là vấn đề về Trung Quốc vì việc đưa giàn khoan như là một gáo nước lạnh giội vào những người ở Hà Nội vẫn còn tin tưởng vào ý thức hệ xã hội chủ nghĩa với Trung Quốc. Vụ giàn khoan đẩy mạnh hơn cái tiến trình cộng tác quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ”.
Hồi giữa tháng Sáu, phát biểu tại buổi điều trần nhằm chuẩn thuận chức vụ đại sứ Mỹ tại Việt Nam do Tổng thống Obama đề cử, ông Ted Osius cũng nói rằng đã đến lúc Washington cân nhắc dỡ bỏ lệnh cấm bán và chuyển giao vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Ông Osius nói rằng Hoa Kỳ đã nói rõ cho phía Việt Nam biết rằng lệnh cấm này không thể được gỡ bỏ nếu không có tiến bộ quan trọng nào về nhân quyền.
Nhà ngoại giao kỳ cựu này nói thêm rằng ông sẽ ‘thẳng thắn và trực tiếp nói với các lãnh đạo ở Hà Nội rằng việc chính phủ Việt Nam tôn trọng nhân quyền sẽ làm cho họ mạnh hơn, chứ không phải yếu đi, đồng thời tiềm năng của mối quan hệ đối tác cũng sẽ phát triển”.
Việc Hoa Kỳ cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam nằm trong lệnh cấm vận vũ khí năm 1984 của Washington.
(VOA)
 

Những ‘hiểm hoạ’ bất ngờ khi gửi con du học

Các phụ huynh cần nắm rõ những hiểm hoạ để sát sao khi con cái đi du học. Không phải vì chúng đi Tây về mà muốn làm gì cũng được.
Với tất cả phụ huynh, khoảnh khắc lên ô tô ra sân bay tiễn con đi du học nước ngoài là một khoảnh khắc đặc biệt vô cùng. Mừng vui lẫn với lo âu. Vừa sung sướng và tự hào về thành quả của mình sau 12 năm chạy đua trường chọn lớp chuyên, nhưng cũng vừa lo lắng về chặng đường sắp tới.

Những lo lắng của các bậc cha mẹ là dễ hiểu, tuy nhiên các phụ huynh cần lo cái đáng lo, bởi đi Tây du học tiềm ẩn nhiều hiểm họa lớn, chứ không phải mấy chuyện lẻ tẻ ăn uống đầy đủ, mặc quần áo ấm. Sau đây là 5 rủi ro cơ bản mà tôi đúc kết được qua các kinh nghiệm của bạn bè, họ hàng, đồng nghiệp cũng như trải nghiệm của bản thân.

1. Sao nhãng học hành

Nguy cơ này thường hay phát sinh vào năm thứ 2 hay thứ 3, nhưng không phải là vì các cô các cậu sau mười mấy năm được bao bọc, nay được xổ lồng thì bỗng nhiên đổ đốn ra rượu chè hay cờ bạc. Mà là vì khác với ở Việt Nam, trong môi trường ĐH Tây, con cái chúng ta rất dễ quan tâm tới những chuyện bên ngoài xã hội không đáng quan tâm hoặc thậm chí có hại cho sự nghiệp sau này. Con của một đồng nghiệp của tôi, lúc ở Việt Nam thì chỉ biết toán với lý, sau hai năm ở châu Âu bỗng quay ra tìm hiểu về nạn phá rừng ở Amazon, rồi trăn trở về cuộc sống của công nhân dệt may ở Bangladesh, nghĩa là mấy thứ vô bổ vô cùng.

Một đứa bạn của nó thậm chí còn theo sinh viên bản xứ xuống đường ủng hộ cho quyền của động vật. Sếp của tôi kể là khi con về phép thì phát hiện ra là nó có hai tập thơ của một nhà văn da đen nào đó ở trong cặp, lo quá là nó sa vào đọc thơ với tiểu thuyết thì lấy đâu ra thời gian mà học, tới lúc nó bảo đấy là sách nhà trường yêu cầu đọc thì mới hơi yên tâm, tuy vẫn bán tin bán nghi. Một người bạn tôi thì hè vừa rồi được cô con gái báo tin đã tới một khu ổ chuột ở châu Phi làm từ thiện, thế là phải tức tốc gọi điện bắt nó về ngay, "nếu như không muốn nhiễm HIV"
du học, văn hóa, nghiên cứu, Đặng Hoàng Giang
Học tập ở một môi trường sư phạm và văn hóa khác lạ sẽ mang lại nhiều thay đổi mà phụ huynh và học sinh phải chuẩn bị tâm lý.
2. Lệch lạc trong suy nghĩ?

Một vấn đề khác thường không được các phụ huynh để tâm đúng mức là môi trường phương Tây hay làm tụi trẻ trằn trọc về đường đi và ý nghĩa của cuộc sống.

Một anh bạn tôi tình cờ đọc được thằng con trai viết trong nhật ký "Tôi là ai? Mục đích của tôi là gì?" Hôm sau, anh đổi cho nó cái iPhone đời mới rồi rủ rỉ "Con là con của bố. Con đừng làm gì để bố phải xấu hổ." Rồi anh nói thêm, "Mục đích của con là làm thế nào để trở nên giầu có và thành đạt, có thế mới mở mày mở mặt được con ạ."

Một người họ hàng của tôi rất lo vì đứa con gái đã sắp tốt nghiệp rồi mà còn tâm sự là nó muốn "đấu tranh với những bất công trong xã hội". Thế là chị phải giải thích ngay cho nó là nó không làm được gì đâu, đừng có dại, nhiều người giỏi bằng chán vạn nó đã thử rồi, "cho nên chỉ cố vun vén cho gia đình mình thôi, đừng có va chạm gì mà chuốc thiệt vào thân."

Nói chung, khá nhiều phụ huynh lo lắng là tụi trẻ đi Tây về gà tồ quá, gặp gì chướng tai gai mắt là phản ứng liền, không biết cách nịnh trên, nạt dưới, lấy lòng kẻ mạnh và trấn áp kẻ yếu.

Nhiều đứa mãi vẫn cứ ngố mà tâm niệm với những điều như "Phải đi bằng đôi chân của mình", mà không hiểu là có khi đi bằng đầu gối mới đi xa được. Cứ máy móc như bên Tây thì nguy to.

3. Học một ngành vô dụng
Theo quan sát của tôi, nguy cơ này đã tăng đột biến trong dăm bảy năm trở lại đây.

Trước kia phần lớn du học sinh đều học những ngành danh giá và có tương lai như kinh tế, y, tin học, marketing hay ngoại thương, thì gần đây, do những yếu tố nhiễu mà tôi vừa nêu bên trên, cộng với việc phụ huynh thiếu thông tin để giám sát, nhiều cô cậu xoay ra học những ngành rất oái ăm như triết học, lịch sử văn học, hay phê bình nghệ thuật.

Có ngành nghề còn chưa có tên tiếng Việt, con cái giải thích mãi bố mẹ không hiểu. Thế thì làm sao mà khoe với họ hàng và bạn bè được?

Một chị bạn tôi phàn nàn là đứa con gái ở Mỹ về để làm luận án thạc sĩ về "Những dịch chuyển tâm sinh lý của tầng lớp người giúp việc" và xấu hổ vô cùng vì bị hàng xóm mách là nó đi phỏng vấn mấy ô-sin cùng phố về chuyện riêng tư.

Một đồng nghiệp khác của tôi cương quyết bắt con phải đổi ngành học, tên cụ thể là gì thì không rõ, chỉ thấy loáng thoáng có chữ "hậu hiện đại", vì theo anh ấy thì "'hiện đại' còn chả ăn ai huống hồ là 'hậu hiện đại'".

Theo tôi, khi con cái đã nằng nặc đòi đi học mấy thứ viển vông như ngôn ngữ học hay nhân chủng học thì hoạ đã rồi - nên phải định hướng thật sớm để chúng hiểu là cái gì đáng giá cho tương lai của chúng.

4. Không chịu lập gia đình

Thật sự đáng lo ngại là ngày càng nhiều các cô các cậu không chịu lập gia đình mặc dù học hành đã xong và tuổi thì đã 24, 25, nghĩa là cũng không còn trẻ trung gì nữa. Đây là một mối kinh hoàng của nhiều gia đình.

Con nhà tử tế bằng cấp đàng hoàng mà độc thân vò võ thì thật là bất thường, chỉ tổ cho người ta dị nghị là có chuyện gì. Mà kể cả có chồng rồi nhưng không có con thì thật là vô phúc, làm cho gia đình Tết nhất không dám gặp họ hàng nữa, lúc đó thì Har-vớt, Har-viếc gì thì cũng là vô nghĩa thôi.

Rõ ràng đây là một sự tai hại mà các phụ huynh cần bắt con em mình tránh xa, bởi theo tôi đọc được thì bên Tây một nừa là sồng độc thân, và nửa còn lại thì mãi tận ngoài 30 mới lập gia đình.

Nhà chị bạn có cô con gái học về ô-sin mà tôi kể lúc trước, từ mấy năm nay như ngồi trên than hồng, vì cô này đã 26 mà chưa dẫn ai về nhà, không những thế lại còn cứ đòi học tiếp lên. Nhân đây cũng phải nhắc tới một điểm mà các phụ huynh nhiều khi không để ý tới: con gái thì không nên học cao quá - có bằng tiến sĩ thì đứa nào nó rước đi cho? Đấy là chưa kể có cô còn dửng mỡ lên xăm thêm cái hình vào gáy hay vào vai, thì có mà bằng bêu riếu bố mẹ trước bàn dân thiên hạ.

5. Không nghe lời bố mẹ

Tất cả những hiểm hoạ nói trên thực ra chỉ là những hiện tượng bệnh lý của một nguyên nhân sâu xa hơn, đấy là sự ương bướng. Sau khi con em học xong xách va li về nước, nhiều phụ huynh mới ngã ngửa ra là các cô cậu trước kia vốn ngoan ngoãn, nghe lời, thì nay bỗng trở thành cứng đầu cứng cổ. Vì sao lại vậy?

Chúng ta phải hiểu là mục tiêu của nền giáo dục phương Tây là tạo ra những con người cứng đầu cứng cổ? Tôi được sáng mắt tỉnh ngộ về điều này sau khi tham dự một buổi lễ trao bằng tốt nghiệp của con trai hai anh chị bạn ở châu Âu vào mùa hè năm nay. Hôm đó, mọi người tề tựu trong hội trường 300 năm tuổi nghiêm trang và lộng lẫy của trường, âm nhạc du dương nổi lên, rồi ông hiệu trưởng đọc lời chúc mừng. Lúc đầu không để ý vì mải chụp ảnh, nhưng tôi giỏng tai lên khi ông ấy nói "Các em hãy hứa là không bao giờ ngừng đặt câu hỏi". Hừm, tôi gãi cằm. "Và các em hãy hứa là không bao giờ hài lòng với các câu trả lời kể cả khi chúng là của bố mẹ các em."

Tôi tá hoả, dịch vội sang tiếng Việt cho hai anh chị bạn vẫn đang mơ màng vì không hiểu tiếng. Ngay sau buổi lễ, anh bạn tôi nói với con "Trứng thì không thể khôn hơn vịt được." "Cả đời bố mẹ làm mọi thứ là vì con," chị bạn tôi đế thêm, "bố mẹ biết rõ nhất là cái gì tốt cho con."

Tổng kết lại, có thể nói là phương Tây vẫn là lựa chọn ưu tiên cho đường học hành của con em chúng ta, không những để chúng có một tấm bằng danh giá, mà còn để chúng nó thành người văn minh, ăn nói lịch sự, xả rác đúng chỗ, không chen lấn khi xếp hàng, dừng xe trước đèn đỏ kể cả ban đêm vân vân. Nhưng văn minh không thể quá trớn.

Các phụ huynh cần nắm rõ những hiểm hoạ để sát sao khi con cái đi du học; không phải vì chúng đi Tây về mà muốn làm gì cũng được. Đặc biệt là đừng để chúng tưởng là sau này chúng có thể trái ý bố mẹ để nuôi dạy con cái theo ý của bản thân mình.

Đặng Hoàng Giang

* TS Đặng Hoàng Giang tốt nghiệp kỹ sư công nghệ thông tin, ĐH Kỹ thuật llmenau (Đức), và có bằng tiến sĩ trong lĩnh vực kinh tế phát triển của ĐH Công nghệ Vienna, Áo. Từng ở châu Âu gần 20 năm, quốc tịch Áo, ông có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu trong các lĩnh vực xã hội và kinh tế Việt Nam. Các lĩnh vực chuyên môn của ông gồm kinh tế trong thời kỳ chuyển đổi, quản trị nhà nước và minh bạch, cùng khía cạnh văn hóa của công nghệ.

Từ 2008, TS Đặng Hoàng Giang là Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES).
(Tuần Việt Nam)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét