Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Đặng Tiểu Bình với Việt Nam - Có hay không một thỏa hiệp bán nước?

  • Phi cơ TQ 'chặn máy bay tuần tra Mỹ' (BBC) - Một phi cơ Trung Quốc áp sát máy bay Mỹ đang làm nhiệm vụ trong không phận quốc tế, phía đông đảo Hải Nam, Lầu Năm Góc cho biết.
  • Đặng Tiểu Bình với Việt Nam (BBC) - Một cựu Đại sứ Việt Nam ở Trung Quốc nói Đặng Tiểu Bình có công với Trung Quốc nhưng 'giảo hoạt' với Việt Nam.
  • Hoa Kỳ xác định sẵn sàng tấn công Nhà nước Hồi giáo tại Syria (RFI) - Nếu bị đe dọa, nước Mỹ sẵn sàng« ra tay» để tiêu diệt lực lượng thánh chiến thuộc Nhà nước Hồi giáo. Trên đây là quan điểm của chính quyền Obama. Thậm chí, Theo nhật báo Mỹ Wall Street Journal số ra hôm nay, 23/08/2014, Nhà Trắng hiện đang xem xét nghiêm túc việc mở chiến dịch tấn công quân sự vào lực lượng thánh chiến của Nhà nước Hồi giáo (EI ) tại Syria.
  • Nhà Trắng phản đối việc máy bay TQ khiêu khích máy bay Mỹ (RFA) - Chính quyền Tổng thống Barak Obama chiều ngày hôm qua đã chính thức gửi lời phản đối tới Trung Quốc thông qua các kênh ngoại giao về việc một phi cơ tiêm kích Su-27 của Trung Quốc có hành động nguy hiểm khi nhiều lần bay chận trước mũi máy bay tuần tra của Hoa Kỳ tại không phận quốc tế cách đảo Hải Nam 220 cây số.
  • Trung Quốc, vương quốc không trung tâm (RFI) - Mục« Phóng sự» của tờ Le Figaro đăng bài phân tích tại sao Bắc Kinh không công nhận thôn Đổng Gia Lĩnh (Dongjialing) là trung tâm của Trung Quốc dưới tựa đề :« Trung Quốc, vương quốc không trung tâm».
  • Phạm Chí Dũng: Thế lực nào đang muốn “diễn biến” báo Nhân Dân? (RFI) - Hôm 19/08/2014 báo Nhân Dân - cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Việt Nam - đã đăng bài viết mang tựa đề“Thúc đẩy nhân quyền hay can thiệp vào công việc nội bộ?”. Bài báo chỉ trích cuộc hội thảo“Truyền thông phi nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ hiện nay” diễn ra vào cuối tháng 7/2014 tại Đại sứ quán Australia (cùng với Liên minh châuÂu, và các sứ quán Canada, New Zealand, Na Uy, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ).
  • Nhận định về 3 bài vọng cổ trúng giải Phụng Hoàng (RFA) - Mấy tuần qua giới đờn ca tài tử cổ nhạc cũng như giới nghệ sĩ cải lương thuộc lớp trẻ, và những người hâm mộ cổ nhạc ở miền Nam California, Hoa Kỳ đã xôn xao, bàn tán không ít về 3 bài vọng cổ sáng tác vừa trúng giải Phụng Hoàng. Và hầu như ai cũng mong cho đến ngày phát giải để được nghe ca sĩ, nghệ sĩ trình bày.
  • Sư tử đá Trung Quốc xâm thực văn hóa Việt như thế nào? (RFA) - Trong những ngày gần đây nổi lên khá nhiều lo ngại về việc văn hóa TQ áp đảo đời sống văn hóa VN và những nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng nếu không nhanh chóng khắc phục, thay đổi tư duy lệ thuộc quá nhiều vào nền văn hóa ấy, nước Việt không sớm thì muộn sẽ trở nên đồng hóa một cách tự nguyện với nền văn hóa phương Bắc.
  • Ấn Độ cấm chiếu bộ phim về vụ ám sát Thủ tướng Indira Gandhi (RFI) - Tại Ấn Độ một cuốn phim bị cấm chiếu đang gây tranh cãi. Phim« Kaum De Heere» hay« Các viên kim cương của cộng đồng - Diamonds of The Community», dự kiến ra mắt khán giả vào hôm qua, 22/08/2014. Thế nhưng cuốn phim - nói về vụám sát Thủ tướng Ấn Indira Gandhi - đã bị cấm chiếu với lý do là có thể gây rối trật tự an ninh. Nhiều tiếng nói đã kêu gọi chính quyền cấm cuốn phim vì cho là nó tôn vinh những kẻám sát bà Gandhi.
  • Báo Philippines tố cáo Bắc Kinh gia tăng áp lực trên Manila ở Biển Đông (RFI) - Tranh chấp lãnh thổ giữa Philippines và Trung Quốc đã gia tăng ở Biển Đông trong tháng 8 này. Sau vụ Tổng thống Philippines công khai tố cáo Bắc Kinh đưa tàu khảo sát vào vùng Bãi Cỏ Rong (Reed Bank), một tờ báo Philippines đã tiết lộ vụ tàu Hải cảnh Trung Quốc săn đuổi một tàu Philippines chở nhà báo đến đảo Thị Tứ, hòn đảo lớn thứ hai tại quần đảo Trường Sa.
  • Philippines sẽ rút quân mũ xanh ra khỏi Golan và Liberia (RFI) - Trước tình trạng dịch Ebola lan tràn ở Tây Phi và các cuộc xung đột ở Trung Cận Đông gia tăng căng thẳng, hôm nay 23/08/2014, Manila thông báo chuẩn bị cho rút 400 quân Philippines tham gia lực lượng« Mũ xanh» giữ gìn hòa bình của Liên Hiệp Quốc ra khỏi cao nguyên Golan và Liberia.
  • NGA: Đoàn xe cứu trợ Nga mang theo nỗi sợ chiến tranh (RFI) - Matxcơva hôm qua 22/8/2014 quyết định đơn phương đưa ồ ạt đoàn xe cứu trợ nhân đạo vào lãnh thổ Ukraina không đợi sự đồngý của Kiev cũng như sự giám sát của Hội Chữ thập đỏ quốc tế.
    Một hành động, theo giới phân tích, đang đẩy tình hình khủng hoảng Ukraina lên thêm một nấc căng thẳng và đây là một bước đi đầy nguy hiểm của Nga giữa lúc mọi giải pháp ngoại giao vẫn bế tắc.
  • Israel dọa trả đũa vụ một em bé chết do Hamas pháo kích (RFI) - Vòng xoáy bạo động giữa Israel và Palestine có dấu hiệu chỉ có tăng chứ không giảm, nhất là sau khi lần đầu tiên từ khi chiến sự nổ ra, một em bé Israel 4 tuổi bị chết trong trận bắn pháo của Hamas vào hôm qua, 22/08/2014. Thủ tướng Israel Netanyahu đã lên tiếng đe dọa Hamas sẽ"trả giá rất đắt"
  • Bắc Kinh đóng cửa một Liên hoan điện ảnh độc lập ngay ngày khai mạc (RFI) - Theo hãng tin Pháp AFP, Liên hoan Điện ảnh Độc lập Bắc Kinh lần thứ 11 chưa kịp mở cửa đón công chúng vào ngày khai mạc hôm nay, 23/08/2014, thì đã bị chính quyền đóng cửa. Giới điện ảnh Trung Quốc tố cáo giới hạn ngày càng chặt chẽ quyền tự do ngôn luận ở Trung Quốc.
  • Đừng để chết người chỉ vì một giây lơ đãng (RFA) - Những chiếc xe hơi tiện nghi là phương tiện đi lại mơ ước của nhiều người. Tuy nhiên, đó cũng là nỗi kinh hoàng của những thiên thần bé bỏng khi chúng bị bỏ quên trên xe chỉ vì một phút giây lơ đãng của người lớn.
  • 75 ngày biển Đông dậy sóng (BaoMoi) - TT - Triển lãm “Tuổi Trẻ chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông” do báo Tuổi Trẻ tổ chức khai mạc vào 9g sáng 24-8, kết thúc ngày 31-8 tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM.
  • 120 suất học bổng tiếp sức con em người bám biển (BaoMoi) - TTO - Ngày 23-8 đã diễn ra lễ trao học bổng “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông” năm 2014 cho con em 120 cán bộ, chiến sĩ cảnh sát biển, kiểm ngư viên và ngư dân của Đà Nẵng và Quảng Nam.
  • Những phiên chợ giữa đại dương (BaoMoi) - TP - Tàu thép nhiều, sản lượng đánh bắt lớn nên cần một dịch vụ hậu cần thu gom chuyên nghiệp ngay trên biển để đảm bảo độ tươi, phân bổ hải sản kịp thời về đất liền - Thuyền trưởng Phan Bé (Quảng Ngãi) tàu Sang Fish 01 bộc bạch. Ngày càng nhiều những “phi đội” tàu hậu cần, đi về như con thoi ngang dọc vùng biển Đông mở phiên chợ trực tiếp trên biển.
  • Ấn Độ-ASEAN đặt mục tiêu đạt kim ngạch thương mại 100 tỷ USD (BaoMoi) - Tại Hội nghị ngoại trưởng Ấn Độ-ASEAN lần thứ 12 mới diễn ra ở Nay Pyi Taw của Myanma, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đã bày tỏ mong muốn sẽ ký Hiệp định tự do thương mại ASEAN-Ấn Độ về dịch vụ và đầu tư tại hội nghị bộ trưởng kinh tế và thương mại vào cuối tháng này.
  • ‘Muốn có COC phải kiềm chế tranh chấp’ (BaoMoi) - ‘Quan trọng nhất lúc này là xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có tính ràng buộc, thực hiện tốt DOC, đặc biệt trong đó cụ thể hóa điều 5 thực hiện kiềm chế và không có những hành động làm phức tạp thêm tình hình’ - Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh, Trưởng SOM ASEAN - VN trao đổi.
  • Trung Quốc - Philippines lại căng thẳng ở biển Đông (BaoMoi) - TP - Trong tháng 8, một số nhà báo và quan chức Philippines tới thăm đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa, trong khi đó, tàu Trung Quốc được phát hiện tại khu vực bãi Cỏ Rong (thuộc Trường Sa), trang tin Đài Loan Want China Times đưa tin ngày 22/8.
  • Tiêm kích Trung Quốc cản đường máy bay Mỹ (BaoMoi) - ANTĐ - Một máy bay tiêm kích Su-27 của Trung Quốc vừa có hành vi bay nguy hiểm sát một máy bay tuần biển - săn ngầm mới nhất P-8 của Mỹ trên không phận Biển Hoa Đông, truyền thông Mỹ ngày 21-8 đưa tin.
  • Mỹ và Trung Quốc dễ xung đột vì “ông nói gà, bà nói vịt“ (BaoMoi) - Tại hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN hai tuần trước, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhấn mạnh sự vô ích trong cuộc đối thoại Mỹ - Trung Quốc về tự do hàng hải. Để rồi từ đó, ông Vương Nghị phớt lờ luôn cơ hội tìm kiếm một giải pháp nhằm hạ nhiệt căng thẳng trên Biển Đông...
  • Khơi thêm ngọn lửa yêu nước (BaoMoi) - TT - Đó là nội dung xuyên suốt của triển lãm mang tên “Tuổi Trẻ chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông”.

Đặng Tiểu Bình với Việt Nam

Đặng Tiểu Bình có ảnh hưởng lớn đến quan hệ Việt - Trung

Một cựu Đại sứ Việt Nam ở Trung Quốc nói lãnh tụ Trung Quốc Đặng Tiểu Bình có công với Trung Quốc nhưng “giảo hoạt” với Việt Nam.

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh là Đại sứ Việt Nam ở Bắc Kinh từ 1974 đến 1987, chứng kiến thăng trầm trong quan hệ Việt – Trung.
Ngày hôm nay ông là một trong những tiếng nói phê phán trong nội bộ Đảng Cộng sản, kêu gọi cải cách thể chế và cáo buộc Đảng quá lệ thuộc Trung Quốc.

Cuối tháng 7, Tướng Vĩnh là một trong 61 nhân vật có tiếng gửi thư ngỏ cho Ban Chấp hành Trung ương, thúc giục kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế vì tranh chấp Biển Đông.

Nói chuyện với BBC nhân dịp Trung Quốc kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đặng Tiểu Bình, Tướng Vĩnh nói ông Đặng “là người giỏi” với Trung Quốc.

“Ông ta từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa, rẽ đi con đường tư bản nên Trung Quốc phát triển rất nhanh.”
'Giảo hoạt'

Nhưng Tướng Vĩnh nói cố lãnh tụ Trung Quốc là con người “thực dụng, giảo hoạt”.

“Ông ta trang bị cho diệt chủng Pol Pot đánh chúng tôi, thì Việt Nam phải đánh trả tiến vào Phnom Penh. Ông ấy lại đánh chúng tôi để cứu Pol Pot, bảo là trừng phạt chúng tôi.”

Cách nhìn của Tướng Vĩnh về Đặng Tiểu Bình khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Mặc dù nhiều người trong nước đánh giá cao cải tổ kinh tế của ông Đặng từ thập niên 1970, người Việt không thể tha thứ cho lãnh tụ Trung Quốc vì cuộc chiến biên giới đẫm máu năm 1979.

Đối với thế hệ đảng viên kỳ cựu như Tướng Vĩnh, quan hệ Việt – Trung là sự tổng hòa phức tạp của ý thức hệ và lợi ích dân tộc.

Sinh năm 1916, ông gia nhập Đảng Cộng sản năm 1937, tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp.
Trong giai đoạn non trẻ của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự ủng hộ của Trung Quốc mang tính cốt lõi. Quan hệ của hai đảng cũng thân thiết, như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, quan hệ hai nước “vừa là đồng chí, vừa là anh em.” Trong cuộc chiến Đông Dương lần hai khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đánh Mỹ và chế độ Việt Nam Cộng Hòa, Trung Quốc, tiếp tục cùng Liên Xô, cung cấp viện trợ kinh tế và quân sự cho nỗ lực thống nhất của Hà Nội.

Tướng Vĩnh vẫn còn nhớ ông Đặng Tiểu Bình, khi đó là Phó Thủ tướng, dẫn đoàn đại biểu Trung Quốc đến Sứ quán Việt Nam, nơi Tướng Vĩnh là đại sứ, sau chiến thắng của miền Bắc năm 1975.

“Sang ngày hôm sau, họ tổ chức cuộc mít tinh ở Quảng trường Thiên An Môn để chúc mừng thắng lợi của Việt Nam. Tôi cũng phải có bài đáp từ cảm ơn Trung Quốc.”

“Vừa mừng nhau như thế, ba năm sau lại tiến quân vô cớ đánh chúng tôi, tàn phá triệt để mấy tỉnh biên giới.”

Căng thẳng Việt – Trung còn tiếp tục trong thập niên 1980, khi Tướng Vĩnh làm đại sứ tại Bắc Kinh.

“Chúng tôi làm gì, họ cũng phá. Cứ thỉnh thoảng lại triệu tập lên bộ ngoại giao phản đối cái gọi là ‘truy bức’ Hoa kiều.”

“Chúng tôi đi đâu, họ theo dõi đấy. Nhiều khi cản trở, Đại sứ đi ngoài đường, họ chặn lại bảo lái xe đi sai.”

“Hay nếu chúng tôi chiếu phim nhân ngày kỷ niệm Hồ Chủ tịch, chúng tôi mời các đại sứ đến sứ quán xem phim. Ví dụ tôi hẹn 7h chiều, họ lại mời mọi người cùng giờ đến xem triển lãm khác để phá.”

Mặc dù Tướng Vĩnh còn làm đại sứ đến năm 1987, hội đàm cấp cao song phương chỉ nối lại vào năm 1989. Việc bình thường hóa quan hệ được loan báo tháng 11 năm 1991.
Nghi ngờ

Quan hệ hai nước kể từ đó đã phát triển nhanh chóng – hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.

Tuy vậy, các vấn đề lịch sử, như cuộc chiến 1979 và tranh chấp trên biển, khiến quan hệ hai nước không thể “bình thường”.

Phần nào đó, Đặng Tiểu Bình là biểu tượng cho quan hệ phức tạp giữa hai quốc gia.

Người Việt có thể đánh giá cao, thậm chí ngưỡng mộ tầm nhìn của ông Đặng đã giúp mở cửa Trung Quốc và có tác động đến cải tổ tại Việt Nam.

Nhưng nhiều người Việt cũng cảm thấy đã bị Đặng Tiểu Bình phản bội, và hôm nay, cũng như mấy chục năm trước, họ không thể tin tưởng Trung Quốc.
  Lê Quỳnh  
  BBCVietnamese.com, London
(BBC)
 

Có hay không một thỏa hiệp bán nước? (Kiến nghị của Thiếu tướng Lê duy Mật)

 Badamxoe

MỘT VỊ THIẾU TƯỚNG YÊU CẦU TÔNG KẾT CUỘC CHIẾN 1979 – 1984 VÀ CÔNG KHAI THỎA HIỆP THÀNH ĐÔ.
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc
                                                            Hà Nội ngày 20 tháng 07 năm 2014
 Kính gửi : Đ/C Tổng Bí thư  BCHTW Đảng
Các đ/c Uỷ viên Bộ Chính Trị
Các đ/c Uỷ viên Ban Bí thư TW Đảng
Các đ/c ủy viên Trung ương Đảng khóa XI.
Tôi là: Lê Duy Mật – Thiếu tướng – Nguyên Phó Tư lệnh – Tham mưu trưởng Quân khu 2 và Tư lệnh Mặt trận 1979-1984 (Hà Giang) thay mặt một số đảng viên xin được nêu thắc mắc và kiến nghị như sau:

Cuộc chiến tranh biên giới 1979 – 1984 cũng là một trong những cuộc chiến đẫm máu vô cùng đau thương trong lịch sử nước ta. Đây là cuộc chiến tương tự các cuộc chiến Bạch Đằng,Chi Lăng, Đống Đa, nhưng tại sao đã qua 30 năm mà cuộc chiến này vẫn không được tổng kết, đúc rút kinh nghiệm phục vụ cho mục tiêu bảo vệ Tổ quốc cấp thiết trước mắt, Việc tổng kết này vô cùng cần thiết và sẽ rất hữu ích khi mà đối tượng chiến đấu vẫn là một, khi mà quân xâm lựợc đang cận kề chứ không xa xôi như trong các cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ. Bên cạnh đó các chính sách đối với gia đình liệt sĩ và những người chống xâm lược năm 1979 – 1984, chúng tôi đã nhiều lần đề nghị nhưng vẫn không được giải quyết ,mà chỉ có những lời hứa hẹn xuông.
Phải chăng có một nguyên nhân mà chúng tôi săp nêu lên sau đây.
Chúng ta đều biết mọi tiêu cực trong xã hội hiện nay từ Trung Quốc gây ra, khiến cho nước ta sản xuất lẹt đẹt, lạc hậu, đã thế, họ lại còn có những lời sỉ nhục đôi với cả dân tộc ta: “Việt Nam là con hoang, loại vô liêm sỉ, phải cho thêm vài bài học”.
Vậy mà, lãnh đạo ta không hề có một phản ứng nào!
Rồi khi bọn xấu trà trộn trong đám biểu tình được xúi giục phá phách gần 1000 nhà máy của Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc, thì công an lúc đó làm ngơ, sau đó mới xuất hiện, chỉ xử lý qua loa và xin lỗi xin đền bù thiệt hại cho họ. Trong khi đó Tung Quốc đâm phá gần 30 tàu, thuyền của chúng ta thì không quyết liệt đòi bồi thường, mà chỉ “nhẹ nhàng” lên án.
Khi có hiện tượng bất thường nho nhỏ về dân sự thì lập tức nửa đêm đại sứ của Việt Nam ở Bắc Kinh bị gọi đến để nhận thư phản kháng, còn khi Trung Quốc gây hại cho ta thì chỉ có cán bộ Bộ Ngoại giao Việt Nam đến gặp cơ quan Lãnh sự Trung Quốc tại Hà Nội để giao công hàm phản kháng .
Lạ lùng nhất là tỉnh ủy Quảng Đông mà lại ngang nhiên gửi công văn cho Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu phải thực hiện 16 việc phải làm. Một thái đọ trịch thượng ,coi thường nước ta rất vô lễ mà ta vẫn chịu đựng.
Trung Quốc tự tiện cho giàn khoan vào xâm nhập lãnh hải Việt Nam bất chấp mọi ý kiến phản đối của nhân dân ta và dư luận các nước lên án. Khi rút đi, họ tuyên bố là do họ đã xong việc. Trung Quốc làm như vậy mà ta vẫn khen Trung Quốc là bạn tốt,16 chữ vàng và 4 tốt. Đến nỗi dư luận thế giới cũng phải ngạc nhiên về thái độ quá ư nhu nhược của chúng ta.
Ngạc nhiên hơn là Nhà nước đàn áp những người biểu tình chống xâm lược ở trong nước mà chỉ khuyến khích biểu tình ở nước ngoài.
Chẳng lẽ một dân tộc Việt Nam anh hùng đã ba lần chiến thắng Nguyên Mông, đã có Điện Biên phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu mà nay lại hèn kém như vậy sao! Chúng tôi cho rằng nguyên nhân sâu xa là ở Thỏa hiệp Thành Đô ngày 4/9/1990 của một số vị lãnh đạo. Chúng tôi chưa rõ thực hư thế nào mà chỉ biết sau này những hiện tượng tiêu cực xảy ra đã thể hiện nội dung của bản Thỏa hiệp đó. Xin trích một đoạn Thỏa hiệp Thành Đô: “ Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị vốn lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh , như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây….
     Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên , và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020)  để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.”. (Hết trích)  (1) .
Vì vậy, chúng tôi yêu cầu trong hội nghị TW này Bộ chính trị , Ban Bí thư cần công bố các văn bản của Thỏa hiệp Thành Đô, để chứng minh thực hư thế nào. Nếu Thỏa hiệp Thành Đô là đúng như vậy thì rõ ràng là một bản thỏa hiệp rất nguy hiểm cho đất nước như là phản bội Tổ Quốc.  Vì vậy, chúng tôi đề nghị Hội nghị TW xem xét và ra tuyên bố phản bác bản thỏa hiệp đó, chấn chỉnh lại tổ chức, kỷ luật những người đã ký và những người thực hiện sau này. Có như vậy Đảng ta mới thực sự là một Đảng chân chính, dám nhận khuyết điểm, dám công khai khuyết điểm như Bác Hồ đã nói: “Một Đảng mà không dám nhận khuyết điểm, công khai khuyết điểm là một Đảng hỏng”.
Theo điều lệ Đảng (điều 3 khoản 3), Đảng là của nhân dân lao động, Đảng của toàn thể đảng viên vì vậy chúng tôi có quyền yêu cầu phải công khai các hoạt động của những người lãnh đạo để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra như trong các Nghị quyết TW đã đề ra .
Trên đây là những kiến nghị tâm huyết và bức xúc của đảng viên. Tôi mong rằng: Bộ chính trị, Ban bí thư nên tôn trọng ý kiến của các đảng viên cơ sở và thực hiện các việc nói trên .Tóm lại là :
1-    Tổng kết cuộc chiến tranh chống quân xâm lược năm 1979, thực hiện chính sách qui tập mồ mả ghi công các anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược cũng như bao cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc trước đây của dân tộc ta, tổ chức kỷ niệm trọng thể hàng năm.
2-     Công khai bản Thỏa hiệp Thành Đô tháng 9/1990 để toàn dân, toàn Đảng biết được thực hư và ra tuyên bố để giải thích các hiện tượng tiêu cực. Thỏa hiệp Thành Đô là thứ ung nhọt đang di căn khắp cơ thể đất nước ta .
Nguy cơ mất nước đang là sự thật, mong các đồng chí có lương tâm, vì sự nghiệp của tổ quốc mà thực hiện cho được. Nếu ở Hội nghị Trung ương X này không ra được bản tuyên bố thì yêu cầu đưa vào chương trình Đại hội Đảng bất thường hoặc Đại hội 12 .
Chúng tôi chờ mong hồi đáp của các đồng chí.
Kính
Thiếu tướng Lê Duy Mật 
(1)Theo tin của Tân hoa xã Trung Quốc và báo Hoàn cầu Trung Quốc
********************************************
PTS : Mời tham khảo ở blog Sơn Trung :  TÀI LIỆU MẬT THÀNH ĐÔ

Phạm Chí Dũng: Thế lực nào đang muốn “diễn biến” báo Nhân Dân?

Đại diện ngoại giao Liên hiệp châu Âu, bà Catherine Ashton (áo trắng) trong chuyến thăm Việt Nam ngày 12/08/2014.
Đại diện ngoại giao Liên hiệp châu Âu, bà Catherine Ashton (áo trắng) trong chuyến thăm Việt Nam ngày 12/08/2014.
REUTERS/Kham
Hôm 19/08/2014 báo Nhân Dân - cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Việt Nam - đã đăng bài viết mang tựa đề “Thúc đẩy nhân quyền hay can thiệp vào công việc nội bộ?”. Bài báo chỉ trích cuộc hội thảo “Truyền thông phi nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ hiện nay” diễn ra vào cuối tháng 7/2014 tại Đại sứ quán Australia (cùng với Liên minh châu Âu, và các sứ quán Canada, New Zealand, Na Uy, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ).
Việc tờ báo đảng “bất ngờ” công kích phương Tây, theo cách nhìn của tờ Việt Nam Thời Báo (ijavn.org) thuộc Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam mới ra đời, thì phải chăng có một thế lực chính trị không muốn tái lập bang giao Việt - Mỹ. Phải chăng thế lực này muốn cản trở hình ảnh phát triển giữa Việt Nam với những quốc gia đang đóng vai trò quan trọng trong việc xem xét cho Việt Nam tham gia TPP ? Nếu đúng như thế, những “nhà cải cách” Việt Nam cần và phải làm gì để “lập lại trật tự”, chí ít là trong nội bộ đảng cầm quyền?
RFI Việt ngữ đã trao đổi với nhà báo Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.
RFI : Thân chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng. Thưa anh, sau một loạt nỗ lực ngoại giao khá tấp nập giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, vừa rồi lại xuất hiện một bài báo trên báo Nhân Dân, chỉ trích cuộc hội thảo truyền thông phi nhà nước do đại sứ quán Úc tổ chức. Điều này đã gây ngạc nhiên cho không ít người…
Nhà báo Phạm Chí Dũng: Bài báo này không chỉ chỉ trích cuộc hội thảo trên, mà còn chỉ trích luôn cả hội thảo “Cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát: Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế”. Nhưng có một chi tiết hơi lạ, là cuộc hội thảo của Liên minh châu Âu diễn ra từ cuối tháng 5/2014, mà cho đến giờ báo Nhân Dân mới lên tiếng điểm lại và “nhắc nhở” các cơ quan, tổ chức quốc tế cần tuân thủ luật pháp về tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế của Việt Nam.
Có thể ghi nhận đây là lần đầu tiên một bài viết mang mục đích “phòng, chống diễn biến hòa bình” trên báo Nhân Dân cùng lúc công kích cả Liên minh châu Âu và Chính phủ Úc.
Tuy nhiên, bài viết này lại “bỏ quên” một khía cạnh rất đáng xem xét là hai cuộc hội thảo tại trụ sở EU và Đại sứ quán Úc chỉ thuần túy nằm trong hoạt động của xã hội dân sự quốc tế và xã hội dân sự ở Việt Nam. Mà quy ước về hoạt động của xã hội dân sự lại được chính Nhà nước Việt Nam cam kết mở rộng trong 14 điều cam kết trước Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng 11/2013.
Việc mở rộng xã hội dân sự cũng được chính phía Việt Nam cam kết một lần nữa, khi tiếp đón Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tại Hà Nội vào tháng 12/2013 và nữ Phó ngoại trưởng phụ trách chính trị Wendy Sherman cũng tại Hà Nội vào tháng 3/2014. Thậm chí bà Wendy Sherman còn cảm hứng : “Xã hội dân sự là một trong những điểm thú vị nhất giữa hai quốc gia”. Sự chia sẻ Việt - Mỹ về chủ đề này là hoàn toàn khác với mô tả “Xã hội dân sự - một thủ đoạn của diễn biến hòa bình” trên báo Nhân Dân vào cuối năm 2012.
Nhưng khi phê phán hội thảo “Truyền thông Phi Nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ hiện nay” diễn ra tại Đại sứ quán Úc, báo Nhân Dân lại quên bẵng những lời lẽ tốt đẹp mà chính phủ Úc - một trong những đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của Việt Nam - dành cho Việt Nam trong thông cáo báo chí về hội thảo này. Bởi theo cách nhìn của cơ quan ngoại giao Úc, việc Việt Nam được bầu là thành viên Hội đồng Nhân quyền vào tháng 11 năm 2013 đã thể hiện thiện chí ngày càng tăng của Việt Nam trong tiến trình phối hợp với các đối tác trong và ngoài nước về các vấn đề nhân quyền.
Phía Úc cũng đánh giá là thiện chí của Việt Nam trong Đánh giá định kỳ phổ quát của Hội đồng Nhân quyền (UPR) năm 2014 là “đầy tính xây dựng”, và “Chính phủ Úc hoan nghênh sự tán thành chấp nhận của Việt Nam đối với những khuyến nghị của UPR Úc trong các vấn đề ‘cho phép truyền thông phi nhà nước”, tự do thể hiện quan điểm, và tự do hội họp. Việt Nam cũng chấp nhận những khuyến nghị rằng Việt Nam nên tạo điều kiện cho một môi trường thuận lợi, để các nhà hoạt động xã hội dân sự có thể tự do hội họp và thể hiện quan điểm của mình.
RFI : Theo anh thì tác động của những bài báo như thế này ra sao ?
Nếu đọc bài công kích trên báo Nhân Dân, chắc hẳn giới ngoại giao Úc, EU và Hoa Kỳ không thể không cảm thấy bị xúc phạm. Riêng phía Úc, thái độ thân thiện của họ đã chỉ được đền đáp bởi một cách đánh “vỗ mặt”, càng cho thấy phía Việt Nam chưa có gì được gọi là thành tâm đối với yêu cầu về dân chủ và nhân quyền tại đất nước này.
Trong khi đó, Nhà nước Việt Nam, cả cánh bảo thủ lẫn phe lợi ích, đều đang quá cần đến sự “cảm thông” của các quốc gia này đối với việc thông qua TPP để cứu vãn nền kinh tế đang trên bờ vực thẳm của Việt Nam.
Bối cảnh của bài “Thúc đẩy nhân quyền hay can thiệp vào công việc nội bộ?” trên báo Nhân Dân lại xảy ra không bao lâu sau khi diễn ra một cuộc đối thoại song phương Việt - Úc về nhân quyền vào cuối tháng 7/2014. Cũng vào cuối tháng 7, giới quan sát chính trị cũng chứng kiến một sự kiện có thể coi là đặc biệt về tái lập bang giao Việt – Mỹ: sự hiện diện bất ngờ của Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị tại Hoa Kỳ.
Hầu như rõ ràng, tín hiệu “diện kiến” giới chính khách của ông Nghị đã mở đường cho hai chuyến công du liên tiếp của Thượng nghị sĩ John McCain và chuyến công du của Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ đến Việt Nam, với những lời hứa hẹn cùng xác nhận không thể nói là đáng bi quan cho tương lai từ cả hai quốc gia cựu thù.
Thậm chí còn diễn ra cuộc gặp giữa John McCain với ông Nguyễn Phú Trọng, để sau đó khi người đứng đầu Đảng tuyên bố: “Mỹ là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam”, thì Martin Dempsey trả lời phỏng vấn báo chí cũng không kém cạnh: “Việt Nam có thể trở thành người bạn tốt nhất của Hoa Kỳ”.
RFI : Thưa anh, trong bối cảnh như vậy có thể hiểu quan điểm và thái độ của báo Nhân Dân là thế nào?
Tôi cũng đang tự hỏi như vậy ! Tờ báo này, trong khi vẫn rắp tâm công kích và quy chụp chính trị đối với Úc và EU là “hợp thức hóa cho các đối tượng đang chống đối Nhà nước Việt Nam”, và vẫn theo thói thường tung hô điều được xem là “Việt Nam luôn quan tâm và bảo đảm các quyền con người”. Tuy nhiên lại không hề nhắc tới một sự kiện nóng hổi xảy ra cùng thời điểm với cuộc hội thảo “Truyền thông phi nhà nước…” do phía Úc tổ chức tại Hà Nội: chuyến làm việc của ông Heiner Bielefeldt - Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp Quốc về tự do tín ngưỡng tại Việt Nam.
Kết quả sau 11 ngày tận mắt chứng kiến, ngay cả bản thân cũng bị giám sát chặt chẽ bởi cơ quan an ninh Việt Nam, đã khiến ông Heiner Bielefeldt phải tổ chức một cuộc họp báo, công bố về “những sai phạm nghiêm trọng” của nhà cầm quyền Việt Nam đối với điều được nhà nước này gọi là “tự do tôn giáo” khi ngăn chặn rất lộ liễu và thô bạo nhiều chứng nhân mà ông muốn gặp.
Phê phán - quy chụp - răn đe - xử lý vẫn thường là quy trình mà giới dư luận viên thể hiện trên những tờ báo đảng như Nhân Dân. Những bài viết trên tờ báo này trong thời gian gần đây vẫn cho thấy có một lực lượng chính trị trong đảng Cộng sản Việt Nam, hoặc hết sức bảo thủ hoặc vì động cơ cực kỳ riêng tư, đang cố tìm cách “còn nước còn tát” nhằm bảo vệ quyền lực và quyền lợi mà họ cho rằng có thể bị tan vỡ, nếu buông lỏng cho xã hội dân sự hoạt động và để chính giới Việt Nam ngả vào vòng tay của phương Tây.
Lối tuyên truyền và phản tuyên truyền đầy tủn mủn, cố chấp và khiên cưỡng như thế bắt buộc giới quan sát phải đặt ra câu hỏi là liệu có bàn tay của Bắc Kinh trong việc tác động hoặc chỉ đạo một thế lực “thân Trung” tìm cách ngăn cản hoặc phá hoại mối tiếp dẫn tái hòa hợp Việt - Mỹ ?
Còn nếu không phải bàn tay của Bắc Kinh, thì phải chăng đang có một thế lực chính trị nằm ngay trong nội bộ đảng muốn “phá bĩnh”? Và phương tiện được sử dụng để gây nhiễu dư luận nằm ngay trong báo Nhân Dân. Thậm chí tờ báo này cũng đang nằm trong tình trạng “bất đồng chính kiến” bởi các quan điểm, đường lối và phe phái khác nhau?
RFI : Sở dĩ bài báo này được chú ý, có lẽ vì trong thời gian gần đây trên báo chí nhà nước ở Việt Nam đã có xu hướng mở hơn, ít có những từ ngữ, cách nói quy chụp như trước ?
Cũng cần ghi nhận là khác khá nhiều với thời gian năm 2012 trở về trước, thời gian gần đây cho thấy không phải tất cả những gì mà báo Nhân Dân hay Quân Đội Nhân Dân nêu ra đều mang bóng dáng của dư luận viên an ninh và giới chức ngành công an. Càng về sau này, dường như giới quan chức Bộ Công an càng nương theo cái nhìn độc lập tương đối với báo đảng và giới tuyên giáo các cấp từ trung ương đến tỉnh thành, và có vẻ họ ít tham gia vào các chiến dịch “bút chiến”, nếu có tham gia cũng không mấy nhiệt tình.
Thay cho hàng loạt từ ngữ “chống đối, thù địch, vu cáo, vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, đội lốt…” trước đây, phần lớn các bài “chống diễn biến hòa bình” gần đây chỉ “khuyến cáo” khá nhẹ nhàng đối với hoạt động “thù địch”, thậm chí còn dùng cả từ ngữ “nên chăng” và lược bớt công đoạn “xử lý pháp luật” ở cuối bài…
Còn nếu nhìn từ trang báo ra ngoài đời, có thể nhận ra hiện tượng đối với một bộ phận trong giới nhân viên an ninh. Thay cho mục tiêu bắt giam và một số hành vi bị dư luận coi là “côn đồ” như trước đây, thời gian qua đã có một bước chuyển khá rõ về đối sách: từ “bắt bớ” sang “đánh đập”, rồi từ “đánh đập” sang “ngăn chặn”. Sắp tới có thể còn “mềm” hơn.
Việc giao hảo và còn có thể đồng minh Việt - Mỹ là một xu thế tuy chậm nhưng khó cưỡng lại được. Xã hội dân sự ôn hòa cũng vì thế không thể bị phủ quyết thô bạo như trước đây.
Có lẽ tình thế nền chính trị, đặc biệt là chính trị đối ngoại đang mở dần ra, đang khiến cho xã hội trở nên đa nguyên hơn, mỗi tổ chức hay cá nhân cũng có ý thức hơn về việc bảo toàn thân phận của mình. Nhất là khi các dư luận viên tuyên giáo và nhân viên an ninh không thể biết “sếp cao cấp” của họ “đối ngoại” ra sao và muốn “binh” theo “đường” nào.
Đó cũng là bối cảnh mà thân ai người đó lo, hồn ai người đó giữ, đường ai người nấy đi. Giống như một cán bộ ngành an ninh thở dài : “Thời buổi này không biết thế nào mà lường…”
RFI : Chúng tôi xin chân thành cảm ơn nhà báo Phạm Chí Dũng ở Saigon đã vui lòng dành thì giờ trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ.
Thụy My
(RFI)

Dòm ngó tài nguyên, nhưng Trung Quốc trấn an sẽ « tôn trọng độc lập » của Mông Cổ

Thụy My RFI

Tập Cận Bình nâng chén với Tổng thống Mông Cổ tại Ulan Bator, 21/08/2014.
Bài đăng : Thứ sáu 22 Tháng Tám 2014 – Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 22 Tháng Tám 2014 
Hôm nay 22/08/2014 ngày thứ hai trong chuyến viếng thăm Ulan Bator, ông Tập Cận Bình cam kết « Trung Quốc tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Mông Cổ ». Tuyên bố này được đưa ra trong lúc Bắc Kinh luôn thèm muốn tài nguyên hầm mỏ của nước này, nhưng tại Mông Cổ dư luận đang tỏ ra nghi ngại.
Đây là lần đầu tiên một lãnh đạo Trung Quốc công du Mông Cổ từ hơn một thập kỷ qua. Hôm qua Tập Cận Bình đã ký với người đồng nhiệm Tsakhiagiin Elbegdorj một tuyên bố chung hướng đến việc thiết lập quan hệ « đối tác chiến lược toàn diện ». Đôi bên muốn đưa thương mại song phương lên 10 tỉ đô la từ nay đến năm 2020, nghĩa là tăng gấp đôi so với hiện nay.
Nằm giữa Trung Quốc và Nga, đất nước trước đây lệ thuộc nhiều vào Liên Xô cũ có nguồn tài nguyên khoáng sản to lớn, gây thèm muốn cho Bắc Kinh vốn luôn khát nguyên liệu.Một trong những hợp đồng được ký kết hôm qua giúp các công ty hầm mỏ Mông Cổ bán sản phẩm than đá và khoáng sản qua nhiều hải cảng ở miền bắc Trung Quốc. Một hợp đồng khác, theo China Daily, về một dự án nhà máy chế biến than đá, cần đầu tư khoảng 30 tỉ đô la. Trung Quốc hiện là nhà đầu tư lớn nhất vào Mông Cổ, đồng thời là nước nhập khẩu đồng và than đá của Mông Cổ nhiều nhất.
Do thiếu công nghệ và tài chính, Mông Cổ cần đến Trung Quốc, nhưng sự can thiệp của Bắc Kinh gây ra những ngờ vực, và nuôi dưỡng mối lo ngại « ảnh hưởng chính trị sẽ theo sau đầu tư ». Sumati Luvsandendev, Viện trưởng Viện nghiên cứu Sant Maral Foundation nhận định như trên.
Trên thực tế, đầu tư ngoại quốc vào lãnh vực hầm mỏ là chủ đề gây tranh cãi dữ dội tại Mông Cổ, trong bối cảnh tâm lý dân tộc chủ nghĩa đang tăng lên. Ulan Bator đã thông qua một đạo luật siết chặt các quy định về đầu tư vào các lãnh vực chiến lược năm 2012, sau toan tính của tập đoàn nhôm Trung Quốc Chalco góp vốn vào tập đoàn Mông Cổ SouthGobi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét