Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Tin Chủ Nhật, 24-08-2014 -Tại sao người ta thích vuốt ve, bao che cho sai phạm?

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
H1- Nửa triệu vũ khí bí mật của Trung Quốc ở Biển Đông (National Interest/ FB Lê Quốc Tuấn). “Một ngư dân khác…  cho biết, thuyền trưởng được trợ cấp nhiên liệu cho mỗi chuyến đi. Đối với một động cơ 500 mã lực, một thuyền trưởng có thể nhận được 2.000 đến 3.000 nhân dân tệ (320- 480 USD) một ngày, ông nói. ‘Chính phủ cho chúng tôi biết phải đi đâu và họ trả trợ cấp nhiên liệu cho chúng tôi dựa trên kích thước động cơ’, ngư dân cho biết“. Bản dịch dư 1 con số 0 so với bản tiếng Anh, chỉ có 50.000 vũ khí bí mật, thay vì “nửa triệu”: China’s 50,000 Secret Weapons in the South China Sea (National Interes).
- Đại tá Trung Quốc lu loa: Kiểm ngư Việt Nam có súng! (GDVN). “Đỗ Văn Long nói rằng việc Việt Nam trang bị vũ khí cho các tàu Kiểm ngư nhắc nhở các quốc gia yêu sách khác làm theo và tạo ra xu thế quân sự hóa các chuẩn mực cho lực lượng thực thi pháp luật và ngư dân!?“.
- 75 ngày biển Đông dậy sóng (TT). “Những video clip ghi lại rõ ràng cú đâm trí mạng của tàu Trung Quốc làm chìm tàu cá Việt Nam, pha cho một tàu ghì chặt tàu kiểm ngư 951 rồi tàu khác đâm trí mạng làm hư hỏng nặng tàu kiểm ngư… cũng được giới thiệu ở triển lãm lần này“.

- TQ bất ngờ tổ chức hội thảo quốc tế về vụ kiện trọng tài Biển Đông (GDVN).  – Tọa đàm Lịch sử và Định hướng phát triển của ngành Dầu khí (PT). – Tranh chấp leo thang Trung Quốc-Philippines ở Biển Đông (ĐSPL).
- Việt Nam và Trung Quốc: Xuyên qua một biên giới mịt mùng (Economist/ Tin Việt). “Mối quan hệ giữa hai nước cộng sản láng giềng đang ở thời điểm tồi tệ nhất trong vòng nhiều thập kỷ qua“. – Phạm Gia Minh: Thoát Trung hay vượt Trung? (BVN). “Tất cả những sự thất bại , yếu kém và nhục nhã đều bắt nguồn từ sự lệ thuộc quá đáng vào hệ tư tưởng, lối tư duy và cách hành động do bên ngoài chi phối, sắp đặt hoặc ép buộc. Theo ngôn ngữ của khoa học chính trị người ta gọi đó là sự lệ thuộc về THỂ CHẾ .  Do vậy, để trả lời cho câu hỏi ‘thoát Trung hay vượt Trung’ thiết nghĩ hãy suy nghĩ sâu sắc và toàn diện vấn đề THỂ CHẾ”.
- Cục diện Đông Á và tương quan quyền lực tại Việt Nam (Huỳnh Ngọc Tuấn) (Thông Luận). “Trong ván cờ sắp tới quân đội không mất gì, trái lại họ được rất nhiều, vị trí của họ rất vững chắc, được nhân dân tôn trọng và yêu quý. Chỉ có đảng CSVN và công an CS là phải ‘ra đi’ vì thời cuộc và quốc gia không cần đến họ, họ chỉ là gánh nặng, là tai họa cho đất nước và dân tộc“.
- Khẩn trương xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2016-2020 (GDVN). Vậy “Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội” này không nằm trong “Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020” mà Đại hội Đảng 11 đã đề ra? Rồi còn “Chiến lược công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đến năm 2020” mà các nhà khoa học đã giúp, nào là “Xây dựng đất nước định hướng XHCN, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh; phát triển rút ngắn, quan điểm phát triển bền vững…” đâu rồi? Mới tháng trước, Thủ tướng cũng đã ký 4 quyết định ban hành phê duyệt “Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030“. Cứ kêu gọi xây dựng, ban hành, ký duyệt… liên tục mà đất nước chẳng ra ma gì!
- Nguyễn Chính Kết: Tuyên truyền & tẩy não trong chế độ cộng sản (ĐCV). “Tuy rất ngu xuẩn trong việc xây dựng đất nước, nhưng cộng sản nói chung, và CSVN nói riêng, phải nói rằng rất giỏi, rất tài tình trong nghệ thuật tuyên truyền cũng như trong kỹ thuật tẩy não. Đối tượng tuyên truyền và tẩy não của họ không chỉ là một số cá nhân, mà là toàn thể dân chúng”.
H1Bùi Thị Minh Hằng (DLB). – CA giàn cảnh bắt giữ, bỏ tù các nhà hoạt động dân chủ và tôn giáo (DLB).  - NGHĨA KHÍ BÙI HẰNG (Huỳnh Ngọc Chênh). “Người ta có thể giam cầm thân xác chị trong nhà tù, nhưng tinh thần Bùi Hằng thì không gông cùm nào giam nỗi. Tinh thần đó đang lan tỏa và đang lay chuyển khắp mọi nơi“. – Bùi Thị Minh Hằng và vụ án chính trị bị hình sự hoá (Blog RFA). – CÔNG LÝ NÀO CHO CÁC CÔNG DÂN BÙI THỊ MINH HẰNG, NGUYỄN VĂN MINH VÀ NGUYỄN THỊ THÚY QUỲNH ? (TNM). – Cám ơn internet (Phi Vũ).
- Hãy kêu gọi trả tự do cho Nguyễn Văn Lía, Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo lâu năm trong độc tài Cộng Sản Việt (Hội PNNQ). “Hiện Ông đang bị nhốt trong căn phòng chật hẹp chứa 80 người, trong đó có nhiều tù nhân bị lao phổi hay HIV nên nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Các điều kiện vệ sinh rất có thể bị nhiễm với một trong các vi khuẩn. Ông Lia cảm thấy cơ thể nhận được tồi tệ hơn, là không có những chẩn đoán y tế và bộ phận chăm sóc sức khỏe. Thuốc men, đồ ăn do gia đình ông gửi vào thăm nuôi đều bị cán bộ trại cắt xén cuỗm mất hơn phân nửa… và rất nhiều sự đối xử bạo quyền và tàn nhẫn với ông trong chốn lao tù tôn giáo Phật giáo hòa hảo“.
- Tôi là ai mà không được tự do ở nước tôi? (FB LS Lê Công Định). “Trên đường về nhà tôi bỗng nhớ đến cụ Hồ. Hồi cụ bị bắt giam, ra tòa, rồi được trả tự do ở Hong Kong, thuộc Vương quốc Anh thời ấy, không biết có luật về quản chế chăng? Nếu có, hẳn cụ đâu dễ dàng đi lại để tiếp tục làm cách mạng và tất nhiên cụ cũng phải vi phạm lệnh quản chế như tôi bây giờ thôi. Nếu không có, xem ra luật pháp của các chế độ thực dân, Anh và Pháp, cách nay gần 100 năm khác xa với luật pháp của chế độ hiện đại do cụ lập nên“.
- Dân biểu Mỹ kêu gọi VN thả Lê Quốc Quân (BBC). “Mặc dù nhà cầm quyền Việt Nam đã biểu lộ ý muốn thắt chặt quan hệ kinh tế và an ninh với Hoa Kỳ, chúng tôi quan ngại việc tiếp tục giam cầm các tù nhân chính trị như ông Lê Quốc Quân, cho thấy thiếu cam kết việc tôn trọng nhân quyền”.
- Video: Dư luận đánh giá cao bài viết của Chủ tịch nước (VTV). – VTV chơi xỏ ông Trương Tấn Sang? (Lê Anh Hùng). “Trong tổng số 573 người chọn thích hoặc không thích thì số người chọn thích bài viết là 80 (chiếm 14%) còn số người không thích là 493 (chiếm đến 86%)“.
- Còn mãi “Nụ cười chiến thắng” huyền thoại (GĐXH/ DT).  – Thủ tướng xúc động ghi sổ tang bà Võ Thị Thắng (DV).  – VÕ THỊ THẮNG: có một nụ cười khác (Đào Hiếu). Bài viết kể về những kế hoạch ám sát bà Võ Thị Thắng, của những kẻ giấu mặt cuối thập niên 1990. GS Nguyễn Văn Tuấn bình luận trên Facebook: “Bà Thắng từng nổi tiếng là người đi ám sát ông Trần Văn Đổ, bộ trưởng ngoại giao thời VNCH. Nhưng cuộc giết người không thành, nên bà bị bắt và giam cầm đến Hiệp Định Paris mới thả ra... Bài viết thuật lại âm mưu ám sát bà của ‘phe ta’, đọc cứ như là truyện gián điệp. Ngày xưa bà đi ám sát người ta, ngày nay có người muốn ám sát bà. Đúng là chuyện có vay có trả“. – Võ Thị Thắng ‘là người trong sạch’ (BBC).
- Phạm Chí Dũng: Thế lực nào đang muốn “diễn biến” báo Nhân Dân? (RFI). “Lối tuyên truyền và phản tuyên truyền đầy tủn mủn, cố chấp và khiên cưỡng như thế bắt buộc giới quan sát phải đặt ra câu hỏi là liệu có bàn tay của Bắc Kinh trong việc tác động hoặc chỉ đạo một thế lực “thân Trung” tìm cách ngăn cản hoặc phá hoại mối tiếp dẫn tái hòa hợp Việt – Mỹ ?” – Lm. Antôn Lê Ngọc Thanh: Vụ “Phạm Chí Dũng”: Hoan hô tính đa nguyên trong báo chí độc lập (VNTB).
- Dân Chủ và đa nguyên có giá trị như thế nào đối với Việt Nam (Hoa Mai Nguyên) (Thông Luận). – Elzbieta Matynia: Dân chủ Ngôn hành – Performative Democracy (BS). Sách do TS Nguyễn Quang A dịch, dày 200 trang. Bản tiếng Anh xuất bản năm 2009, hiện có bán trên Amazon.
- Vì sao mình không thể yêu thích hệ thống cộng sản trong một đất nước? (TNM). “… một thời khi Cộng sản còn trắng tay, nên mới hô hào lấy giai cấp công nông làm nòng cốt để đấu tranh, họ thừa biết cả hai giai cấp này chiếm số đông xã hội. Ngày hôm nay cả hai thành phần công nông của nước ta có một đời sống như thế nào ? Tưởng không cần nhắc lại !
- Nguyễn Chí Đức: Một vài hình ảnh gửi 61 quí ông-bà đảng viên ĐCS viết thư ngỏ cho tổ chức của họ (ĐHLV). “Thay vì đề cao những người ra khỏi Đảng Cộng Sản thì cần bình thường hóa cái chuyện xin ra/ bỏ /khai trừ đối với các trường hợp liên quan đến đảng Cộng Sản Việt Nam. Muốn giải thiêng Đảng thì phải xem thuần túy đó là một tổ chức chính trị hơn là một tôn giáo hay biểu tượng của tổ quốc như ĐCS cố sức tuyên truyền và vun vén vào cho tổ chức của họ.  Đó là về mặt chiến lược, Chí Đức – Tôi kịch liệt phản đối các thể loại tổ chức chính trị (đảng) của những người bỏ Đảng. Và dĩ nhiên càng không chấp nhận những đảng viên ĐCS dù đang tự diễn biến là ngọn cờ, tiên phong về phong trào dân chủ“.
- Công an lại giết người? Nam thanh niên chết bí ẩn sau 4 cuộc gọi cầu cứu cảnh sát 113 (ĐSPL). “… một số nhân chứng cho biết, vào khoảng 16h30′ chiều 17/8, anh H. có đi qua dãy phòng trọ (ở địa chỉ B19 Trần Đại Nghĩa, ấp 2, xã Tân Nhựt) chơi, nhưng bị một số người rượt đánh nên đã phải mượn điện thoại của người dân ở khu vực đó để gọi cho cảnh sát 113 cầu cứu. Sau khi lực lượng này tới, anh H. lên xe đi theo, sau đó không còn nghe tin gì, cho đến khi có tin anh H. đã tử vong“.  – HÀNH PHÁP VÀ LẠM DỤNG CÔNG QUYỀN (TNM).
- Càng học bác càng nhếch nhác (DCCT). “… Việt Nam có khốn đốn không mà đảng CSVN vẫn còn mê sảng để  chủ trương làm ” kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa” để tiếp tục được tham nhũng và làm những việc phương hại đến sức mạnh và đòan kết của dân tộc hay càng học Bác bao nhiêu thì cán bộ, đảng viên càng làm ăn nhếch nhác bấy nhiêu ?”. - Quan chức siêu giàu do tham nhũng? (PT).
- Quản lý đất nước như vợ quản chồng mê gái (Nguyễn Thế Thịnh). “Điều lo ngại của tôi đã trở thành hiện thực, người mua lại hệ thống METRO ở Việt Nam là người Thái gốc Trung Quốc. Sắp đến, hệ thống này sẽ bán hàng Trung Quốc giá sỉ và hệ thống bán lẻ khắp đất nước này sẽ tràn ngập hàng Trung Quốc. Đừng nói là quản họ, vì họ nhập hàng theo đường chính ngạch, giá lại bèo thì ôi thôi rồi“.  – 870 triệu USD và phi vụ ma mãnh của METRO – Kỳ 3: Kiểm tra tính hợp pháp của việc chuyển nhượng (TN). Mời xem lại: 870 triệu USD và phi vụ ma mãnh của METRIO Kỳ 1   —   870 triệu USD và phi vụ ma mãnh của METRO – Kỳ 2: Bí mật đến phút 89
- Cái thời công chức hầu hết đều là con cháu các cụ cả (VD Daily). “Hồi còi báo động về thời mạt vận của trí thức đang vang lên. Nếu các nhà trí thức không biết dừng lại hoặc các cơ quan có trách nhiệm về nền Giáo Dục VN không quyết tâm ngăn chặn thì xã hội sẽ băng hoại vô phương cứu chữa“.  – Bộ Công Thương lên tiếng về vụ thi công chức (VnMedia). – Chuyện “ai cũng hiểu, chỉ một số người không muốn hiểu”! (DT).
- MŨ BẢO HIỂM VÀ MÁY TÍNH BẢNG CHO HỌC SINH LỚP 1 ĐẾN LỚP 3 (Hồ Hải). “Mọi người sẽ không hiểu vì sao chiếc mũ bảo hiểm và máy tính bảng lại có liên quan nhau trong một logic của vấn đề? Nhưng ở xứ thiên đường mọi điều không logic đều trở thành logic trong một quan hệ nhân quả – ăn chia. Đó là lý do để có bài viết này“.
- TÀO LAO NHỮNG CHUYỆN TRÊN TRỜI (Văn Công Hùng). “Vài năm nay thấy dân Việt ta sôi sùng sục lên vì những tuyên bố đanh thép và cả việc làm của bộ trưởng Đinh La Thăng. Người ta kỳ vọng nhiều vào ông khi nghe ông nói rất có lý. Nhưng những cái lý ấy khi áp dụng vào Việt Nam nó lại vô lý đùng đùng“.
- Thư gửi một người bạn (Nguyễn Thế Thịnh). “Tôi không thành công theo nghĩa hầu hết mọi người nghĩ, nhưng tôi đã thành công khi có thể nói một câu: ‘Để đến khi tôi chết, tôi không phải nhận ra là mình chưa từng sống‘.”
- Trùm xã hội đen Minh “Sâm” từng bắn chết một đại úy công an (DV). – “Thế lực đen” và tấm áo “hoàn hảo” (PT). – Những thú chơi ngốn hàng nghìn tỷ đồng của ông trùm Minh “Sâm” (DV).
H1- 118 cô gái lột đồ để được chọn làm vợ hay “mua cô dâu theo nhóm” (ĐSPL). “Trên trang http://youfr….com có rất nhiều hình ảnh con gái Việt Nam được tung lên với lời rao: ‘Tại sao ‘cô dâu Việt Nam’ luôn luôn là một cơn sốt?’. Họ còn chỉ ra cách để có thể mua theo nhóm“. Mời xem lại bài trên Hoàn Cầu thời báo – Bán vợ Việt Nam: Vietnamese wives for sale – Ý nghĩ buồn cười khi mua một người vợ từ Việt Nam: Ridiculous Thought to Buy a Wife from Vietnam (vnppl4u.com). – Mua 1 người vợ từ VN với giá 6.000 đô: Buy a wife from Vietnam for $6,000 (Boingboing.net).
- Hà Nội: Thanh tra toàn diện việc sử dụng đất công ích (VnMedia).  – Công an Ba Đình xem xét khởi tố vụ chiếm giữ nhà trái pháp luật (DT).
- ‘Cò’ lớn, thiên nga béo bởi giấy phép… ‘cháu, chắt’? (TVN).
- Về chỉ số hài lòng: Con số trên giấy và chân dung cuộc sống (LĐ).
- Hai PGĐ sở đánh nhau: Lãnh đạo Bộ Nội vụ nói gì? (KP).
- Trẻ em chùa Bồ Đề bỡ ngỡ trong “ngôi nhà mới” (DT). – Ngôi nhà mới của những đứa trẻ chùa Bồ Đề (TT).  – Về Ba Vì thăm trẻ chùa Bồ Đề (TP). – Trẻ ở ngôi nhà mới đòi về lại chùa Bồ Đề (KP).
- Walt Whitman Rostow: Vũ khí hạt nhân chưa từng bao giờ được đưa ra tranh luận (Phan Ba).
- Chiến đấu cơ Trung Quốc khiêu khích máy bay Mỹ (TN). – Phi cơ TQ ‘chặn máy bay tuần tra Mỹ’ (BBC). “Chúng tôi đã bày tỏ quan ngại sâu sắc với phía Trung Quốc về hành động ngăn chặn thiếu an toàn và thiếu chuyên nghiệp, gây nguy hiểm cho sự an toàn và sức khỏe của phi hành đoàn, không phù hợp với luật pháp quốc tế“.  – Mỹ phản đối máy bay Trung Quốc khiêu khích trên biển Đông (PLTP). – Mỹ tố cáo hành vi “nguy hiểm” của chiến đấu cơ Trung Quốc áp sát máy bay Mỹ gần Hải Nam (RFI).
- Trung Quốc: Những thăng trầm, sự nổi lên trở lại thành cường quốc thế giới, và những bài học lịch sử (I) (VHNA). – Trung Quốc: Những thăng trầm, sự nổi lên trở lại thành cường quốc thế giới, và những bài học lịch sử (II)
- Chuyện về mộ bố ông Tập Cận Bình (PT).
- Đặng Tiểu Bình với Việt Nam (BBC).
- Trung Quốc, vương quốc không trung tâm (RFI).
- Trung Quốc: Choáng với ngọc khối vàng ròng trong hầm nhà quan lớn (LĐ).
- Bắc Kinh đóng cửa một Liên hoan điện ảnh độc lập ngay ngày khai mạc (RFI).

- LG Đức Thành: Trao đổi với luật sư Hà Huy Sơn (BVN).
- Vụ dân kiện Chủ tịch Hà Nội: Chỉ có dân là chịu thiệt thòi (GDVN). Kiện Chủ tịch Hà Nội, bị bắt vào tù và sắp ra tòa: Bà Bùi Hằng kiện lãnh đạo Hà Nội (BBC).
- “Đời Y Sĩ Trong Cuộc Chiến Tương Tàn” của BS Nguyễn Duy Cung: Bản Hùng Ca Quân Y Sĩ VNCH Thời Nội Chiến Quốc-Cộng (Việt Báo). “‘Đời Y Sĩ Trong Cuộc Chiến Tương Tàn’ là một tập hồi ký kể lại cuộc đời thăng trầm của một người có thể tự hào là ‘kẻ sĩ’ trong thời loạn, đồng thời cũng là chứng nhân của một thời kỳ tương tàn nhất trong lịch sử cận đại của Việt Nam“. – Trích Đáy Địa Ngục của Tạ Tỵ (Tây Bụi).
- Phú Quí Sanh Lễ Nghĩa (Việt Báo). “Ở Việt nam, có câu ‘Phú quí sanh lễ nghĩa, bần cùng sanh đạo tặc’ nhưng trên thực tế, không đúng… Ở Việt nam, những kiến nghị với đảng cộng sản về những điều để cải thiện đời sống nhân dân thường không được đảng lắng nghe, tuy đúng, lãnh đạo cũng thừa nhận, nhưng cách nói không phải phép đối với cấp trên. Còn cướp đất, cướp tài sản của nhân dân lại không phải ‘Bần cùng sanh đạo tặc’, mà chính giới phú quí đảng viên làm đạo tặc“.
- Tại sao người ta thích vuốt ve, bao che cho sai phạm? (GDVN ). “Có thể thấy một xu hướng  ngược đang dần dần rõ nét, ấy là từ chỗ hình sự hóa các vụ án dân sự trong kinh tế thì nay lại là dân sự hóa những tội hình sự. Thiết nghĩ, kỷ luật Đảng không thay thế luật pháp, sau kỷ luật Đảng phải là xử lý của chính quyền, của pháp luật. Nếu tình trạng xử lý như ở Bộ Công Thương, ở Thanh Hóa… còn tiếp diễn thì có nên kêu gọi người dân ‘sống, làm việc theo pháp luật’?
- Mặc kệ người ta tin, dân không tin (DT). “Đáng lưu ý là trong lĩnh vực đất đai, lâu nay người dân vẫn ngán ngẩm vì thủ tục rườm rà, nhưng con số khảo sát ở nơi trên cho thấy tỉ lệ người dân lại… rất hài lòng. Kết quả khảo sát này khiến người ta hớn hở nhưng người dân vô cùng ngỡ ngàng. Mặc kệ người ta tin, còn dân thì không tin nhưng chẳng dám nói“.
KINH TẾ
- Quyết liệt thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (QĐND).  – Thủ tướng lại “nhắc” DNNN thoái vốn (CP/ TBKTSG).
- Mở rộng đối tượng vay, tín dụng ngoại tệ tăng vọt (TBKTSG).
- Lợi nhuận ngân hàng: “cụt” vì nợ xấu (TBKTSG).
H1- Khi doanh nghiệp kiện cơ quan nhà nước (NLĐ).
- Đồng tiền thuế của tư nhân (LĐ).
- VIỆC HÃNG TÀU THU PHÍ VÔ TỘI VẠ: Làm rõ các khoản “trời ơi” (NLĐ).
- Nhật, Thái, Hàn mở ‘tiệc’ tỷ đô trên đất Việt (VEF).
- Lập “đường bay vàng” qua không phận Campuchia (TT).  – “Đường bay vàng” có thể sẽ thành hiện thực (TBKTSG).
- Chỉ số đô la Mỹ tăng cao sau phát biểu của Chủ tịch Fed (TBKTSG).
- Trung Quốc không xuất dầu thô cho Triều Tiên hơn nửa năm qua (TTXVN).

- Nhập từ cái tăm, 500 triệu USD nhập hạt giống…quá thường! (ĐV). “Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam quá yếu, trong khi doanh nghiệp nhà nước ăn chưa bao giờ đầu tư nghiêm túc cho nghiên cứu khoa học tạo giống“.
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Nhà văn ĐỖ QUYÊN : Thơ Tân hình thức : Kể sao hết được – KỲ 3 (Nhật Tuấn).
- Võ Phiến – Lại thư nhà (Kỳ 3) (DĐTK). – Võ Phiến – Lại thư nhà (kỳ 4) (DĐTK).
- NT – ”Giá như bố tôi …bớt bồi bút…” (DĐTK). – Phan Nhật Nam – Thơ viết rời nơi đâu đó ở Mỹ
- Lễ hội Ramưwan của dân tộc người Chăm trong thời hội nhập (Inrasara).
- Tạ Đức: Nguồn gốc người Việt – người Mường (chương 2) (VHNA).  – Nguồn gốc người Việt – người Mường (chương 3)
- Về văn hóa tâm linh: Vài lời tạm với Hồ Bá Thâm (VHNA).
- Vài suy nghĩ về giọng nói và biểu tượng Quốc gia (GDVN).
- Pho tượng thờ (Le Vinh Huy).
H1- Sư tử đá Trung Quốc xâm thực văn hóa Việt như thế nào? (RFA). “Những con sư tử đá của Trung Quốc khi mang ra nước ngoài chỉ là hình thức trang trí trong cộng đồng người Hoa nhưng khi đến Việt Nam chúng có thể biến thành thuốc phiện nhằm gây mê cả một dân tộc. Gây mê hay đánh tráo khái niệm về mỹ thuật dân gian sẽ dẫn đến vong bản ngay từ chỗ đứng trên đất nước của mình“. =>
- Phó Đức Phương: Không rõ vì sao Phú Quang đi nói tin không chính xác (GDVN). – NS Phó Đức Phương: Kẻ quay lưng, người ủng hộ (KP).
- Đặt lờ đóng đáy (Le Vinh Huy).
- Nhận định về 3 bài vọng cổ trúng giải Phụng Hoàng (RFA).
- 21 điểm đến có kiến trúc ấn tượng bạn nên thấy một lần trong đời (P.1) (MTG). – 21 điểm đến có kiến trúc ấn tượng bạn nên thấy một lần trong đời (P.2) (MTG).
- U19 Việt Nam bỏ lỡ cơ hội giành cúp (BBC).
- ‘Đang từ ngai vua trở thành tội đồ’ (BBC).

- Nhìn từ việc xóa sổ Thương Xá Tax: Không gian kiến trúc Sài Gòn rồi sẽ ra sao (TN).  – Thương xá Tax: Chuyện bây giờ mới kể (TBKTSG).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Đại học Việt Nam đang ở đâu? (PT).  – Tự chủ đại học ở Việt Nam: Thiếu thực chất (TS).  – Đại học ngoài công lập: Bắt đóng thuế nhưng kinh doanh thì bị nghi kỵ (PLTP).  – Không phải để kinh doanh! (NLĐ). “Phải nhìn thẳng vào sự lạc hậu của nền giáo dục Việt Nam so với thế giới và so với yêu cầu của đất nước để thấy việc đổi mới giáo dục là vấn đề cấp bách…” – Để bền vững, các trường đại học nên chuyển sang phi lợi nhuận (GDVN).
- Một đề án thiếu lương tâm (!) (PT).  – Sách giáo khoa điện tử: 15 cái lợi, 17 điều hại (VNN).  – Nếu là phụ huynh có con học phổ thông chắc tôi sẽ hoang mang lắm (FB Xê Nho Nvp). – Mỹ: Phụ huynh không mặn mà lắm với SGK điện tử (PLTP).
- Một kỳ thi quốc gia: Các chuyên gia không chọn phương án nào (TN).
- Tài liệu quý về cải cách giáo dục (VNN).
H1- Số năm học: Thay đổi làm gì! (NLĐ).
- Khổ các con chưa (LĐ). “Trẻ con lậm nhiễm và chịu đựng thói háo danh, giả dối, vơ vét thực dụng của người lớn từ quá sớm – nguy cơ ấy ngành giáo dục và các bậc cha mẹ đã nhìn ra chưa?
- Lý giải chuyện “bằng tiến sĩ 200 triệu”, ĐH Thái Nguyên: Tất cả tại cái… mồm? (DV). – Vụ “200 triệu đồng lấy được bằng Tiến sĩ y khoa”: Nghi ngờ bản kết luận sơ bộ (DV). – Vụ ra giá bằng tiến sĩ 200 triệu đồng: Ông ấy tốt lắm! (TP).  – Có dễ dàng lấy được bằng Tiến sĩ với 200 triệu? (VietQ). – Đốc to bumaga (LĐ).  – Tiến sĩ mua bằng: Chưa thắng trận nhỏ, đừng hô đánh trận to (PLXH). Ảnh: VNN =>
- Nhớ và nghĩ về Trường Dự Bị Đại Học (VHNA).
- Giao lưu trực tuyến: Cơ hội vào chương trình quốc tế, chất lượng cao (NLĐ).
- Vụ Trường ĐH Tôn Đức Thắng: GS Nguyễn Đăng Hưng đã không thực hiện đúng cam kết (LĐ).
- Những ‘hiểm hoạ’ bất ngờ khi gửi con du học (TVN).  – Săn học bổng du học Úc (PLTP).
- Trường đại học lập chợ để ươm tạo doanh nghiệp bán lẻ (TS).
- Kiếm hàng trăm triệu mỗi tháng nhờ dịch vụ dạy chó… học ngoại ngữ (Kênh 14).
- Ý nghĩa của xây dựng bản đồ công nghệ, lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ ở Việt Nam (TS).
- Số phận kỳ lạ của những người có bộ óc thiên tài (Tin 247).

- GS Nguyễn Văn Tuấn: Xuất bản khoa học: một mạo hiểm cần sự cẩn thận (TTCN). “… câu hỏi nghiêm chỉnh cần đặt ra là: các đại học Việt Nam có cần có một tạp chí khoa học bằng tiếng Anh như các nơi khác? Theo tôi là KHÔNG. Câu trả lời “không” là vì trong rừng tạp chí trên thế giới, một tạp chí khoa học từ VN khó có khả năng sống sót lâu dài do khả năng cạnh tranh không cao. Thay vì tốn tiền lập tạp chí khoa học bằng tiếng Anh, nên dành tiền đó để lập quĩ nghiên cứu cho các nghiên cứu sinh và nhà nghiên cứu…”
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Tin mới nhất về vụ cháy tàu dầu ở Thanh Hóa: Tăng thêm số người tử vong (DV).  – Vụ nổ tàu chở dầu: 2 người tử vong, 4 người nguy kịch (DT).
- Tâm sự cay đắng của người phụ nữ bị bạn thân bán sang Trung Quốc (DT).
H1<- Bi kịch của người phụ nữ H’ Mông tố chồng giết người (KP).
- Tìm thấy người phụ nữ để lại thư vĩnh biệt ở chùa Quán Sứ (ĐSPL).
- “Đặc sản” bình dân được chế biến không khác gì… thức ăn gia súc (DV).
- Đừng để chết người chỉ vì một giây lơ đãng (RFA).
- Một người Việt bị cá sấu ‘Michael Jackson’ cắn thiệt mạng (VD Daily).
- KỲ DỊ: Đầu lâu rắn hổ mang cắn chết một đầu bếp Trung Quốc (DV).
- Trung Quốc điều tra ngũ cốc nhiễm chì của tập đoàn Heinz (TBKTSG).
- Tổng thống Mỹ Barack Obama từ chối thách thức “tắm nước đá”  (ANTĐ).
- Chấn động vụ “nhà máy sản xuất trẻ em” (VnMedia).
- VN giám sát người từ vùng dịch Ebola (BBC). – Cách ly một chuyên gia dầu khí từ tâm dịch Ebola (DT).  – Ebola: Nhiều gia đình che giấu “tử thần” trong nhà (KP). – Số ca tử vong do Ebola tăng đột biến, nhiều nước cấm bay (TBKTSG).
- Hiroshima: Hàng ngàn nhân viên cứu hộ cố tìm người sống sót sau đất lở (RFI).

QUỐC TẾ
- Mỹ kêu gọi Nga rút đoàn xe viện trợ hoặc đối mặt với trừng phạt (GDVN). – Nga rút dần xe cứu trợ khỏi lãnh thổ Ukraina, Thủ tướng Đức tới Kiev (RFI). – Nga rút bớt xe chở hàng khỏi Ukraine (BBC).  – Đoàn xe cứu trợ của Nga bắt đầu rời khỏi lãnh thổ Ukraine (VOA). – Đoàn xe cứu trợ Nga mang theo nỗi sợ chiến tranh (RFI). “Vào thời điểm hiện tại, Nga đang ở trong tình thế hết sức nguy hiểm, các hành động của Nga có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh thực sự giữa trung tâm châu Âu“. – Ukraine giữ không nổi biên giới với Nga (NLĐ). – Đoàn xe Nga bị tố “chôm” thiết bị quân sự từ Ukraine (NLĐ). – Thủ tướng Đức tới Ukraine để thảo luận về cuộc xung đột tại đây (VOA).
- Mỹ không tiêu diệt bây giờ, IS sẽ thành kẻ thù mạnh trong tương lai (GDVN).  – Ai hỗ trợ tài chính cho Nhà nước Hồi giáo? (PT). - Tranh cãi nhà báo bị chặt đầu: Tại sao Mỹ không nộp tiền chuộc con tin? (PLTP/ DT). – Những vụ giải cứu con tin từ tay khủng bố (PT).   – Cuộc đời cao cả của nhà báo Mỹ bị IS chặt đầu (KP). – Phóng viên Foley có thể đã tình nguyện bị giết để cứu các con tin khác (VOA).   – Lại thêm một lời đe dọa ớn lạnh từ nhóm IS (VnMedia).
- Hoa Kỳ xác định sẵn sàng tấn công Nhà nước Hồi giáo tại Syria (RFI). – LHQ: trung bình có 6.000 người chết/tháng tại Syria (TBKTSG).
- Một gia đình 5 người ở Gaza bị giết trong 1 cuộc không kích của Israel (VOA). – Israel dọa trả đũa vụ một em bé chết do Hamas pháo kích (RFI).
- Philippines sẽ rút quân mũ xanh ra khỏi Golan và Liberia (RFI). – Philippines rút các nhân viên gìn giữ hòa bình ra khỏi Golan và Liberia (VOA).
- Tấn công tự sát nhắm vào bản doanh Cơ quan Tình báo Iraq ở Baghdad (VOA).
- 4 người thiệt mạng trong 1 vụ xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan (VOA).
- Báo Mỹ tiết lộ tình hình phát triển máy bay ném bom mới (GDVN).
- Ấn Độ cấm chiếu bộ phim về vụ ám sát Thủ tướng Indira Gandhi (RFI).

- Vì sao lực lượng Hồi giáo cực đoan ‘nghiện’ chặt đầu? (MTG). – Nên hay không nên trả tiền chuộc mạng cho khủng bố? (NV).  – Sinh nghề tử nghiệp (NV). “Cách đây một thế kỷ, khi một phóng viên mới vào nghề hỏi phóng viên Charles Chapin lừng danh của tờ New York Evening World là làm cái gì khi tường thuật về một trận hỏa hoạn. Ông Chapin lập tức trả lời, “Tìm chỗ nóng nhất rồi nhảy vào đó.” Ðó là điều mà các nhà báo vẫn làm. Ðó là điều đã khiến Sander và James nhảy vào đống lửa chiến tranh. Và nhờ họ chúng ta mới có được một hình ảnh rõ ràng hơn về thế giới chúng ta đang sống“.
* RFA: + Sáng 23-08-2014; + Tối 23-08-2014
* RFI: 23-08-2014
* Video RFA: + Bản tin sáng 23-08-2014; + 7 sự kiện đáng chú ý trong tuần 23.08.2014

2890. VÕ THỊ THẮNG: có một nụ cười khác

Đào Hiếu
23-08-2014
Ghi chép của Đào Hiếu
H1Tám giờ mười lăm phút sáng ngày 22/8/2014 chị Võ Thị Thắng, uỷ viên trung ương đảng CS Việt Nam, nguyên Tổng Cục Trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam đã từ trần tại TPHCM sau một thời gian dài bị bệnh nan y.
Với tư cách là “người nhà” của chị, tôi xin ghi lại đôi điều mà tôi từng được nghe chị kể cùng với những kỷ niệm nhỏ giữa tôi và chị như một sự bày tỏ lòng thương tiếc và yêu mến.
*
Trước đây tôi không từng hoạt động chung với chị vì hai người ở hai đơn vị khác nhau nhưng do sự sắp xếp ngẫu nhiên của xã hội mà sau này chúng tôi trở thành người nhà với nhau: chị làm dâu, còn tôi làm rể họ Trần.
Trong chuyến về quê chồng (Bình Định) tảo mộ, gia đình chị và tôi cùng đi trên một chiếc xe mười sáu chỗ của ngành du lịch. Suốt hai ngày đường, chúng tôi nghỉ lại nhiều nơi và đó là dịp mà chị đã kể lại những “biến cố đầy kịch tính” mà chị đã phải trải qua trong suốt thời gian làm Tổng Cục Trưởng. Những biến cố ấy có thể viết thành một cuốn sách dày, li kỳ hấp dẫn như phim hình sự Mỹ. Nhưng chị không dám viết, cũng không dám nhờ tôi viết dù tài liệu thì có rất nhiều. Tôi nghĩ rằng một ngày nào đó những tài liệu ấy sẽ được công bố, hoặc là cuốn sách ấy sẽ được viết ra, nhưng bây giờ thì không.

Bây giờ chỉ có ký họa.
Bây giờ chỉ vài đường nét bằng bút chì, bằng ngón tay nguệch ngoạc trên cát biển Qui Nhơn, bằng hòn than vẽ  trên bức tường cũ… phác thảo bi kịch của một người đàn bà có địa vị ngang hàng với bộ trưởng, một người từng gan lì đuổi theo địch thủ của mình với một khẩu súng rỉ sét, một nữ sinh trường Gia Long đã nghĩ ra được câu tuyên bố để đời. Rồi cuối cùng chiếc ghế Tổng Cục Trưởng mà người ta trao cho chị cũng bị đặt trên bốn trái mìn nổ chậm được làm bằng lòng đố kỵ, bằng thù oán cá nhân, bằng những mưu đồ ma quỷ.
Người con gái “anh hùng” ngày xưa chợt biến thành nhân viên CIA Mỹ với tập hồ sơ dày cộm.
Đó là những ngày cuối năm 1996. Nhiều nhân vật có tình cảm với Võ Thị Thắng trong Bộ Chính Trị đều rất bàng hoàng. Con chạch lại leo lên đẻ trên ngọn đa! Vậy mà người ta vẫn có đầy đủ những tài liệu về một con chạch như vậy!
Và nhiều kế hoạch “ám sát” đã được nghĩ đến: xông thằng vào cuộc họp quốc hội “bắt nóng”? Hay bắn tỉa? Bắn ở đâu?
Năm 1999 Tổng Cục Trưởng Võ Thị Thắng nhận được giấy mời sang Mỹ dự hội nghị về du lịch. OK. Sao không cho người bắn tỉa tại sân bay Los Angeles? Ngay khi đối tượng bước ra cổng phi trường là gởi một viên đạn vào đầu rồi đổ thừa cho CIA giết người diệt khẩu. Thật gọn nhẹ.
Kế hoạch lập tức được triển khai. Một anh chàng James Bond 007 mũi tẹt da vàng được chọn trong đám thân tín tại Mỹ để thực hiện Mission Impossible này. Và Mme Thắng không hề hay biết gì về âm mưu đó.
Mấy hôm sau chị lại nhận được một giấy mời của ngành du lịch Trung Quốc. Và, một cách ngẫu nhiên, chị đã chọn đi Trung Quốc.
Chàng James Bond ngồi ngáp ruồi ở sân bay Los Angeles.
Không giết được tên CIA Võ Thị Thắng ở Los thì sẽ bắt cóc hắn tại sân bay Nội Bài khi hắn ta trở về Việt Nam.
Một phương án mới được triển khai ngay lập tức: khi máy bay đáp xuống, xe con của Tổng Cục Du Lịch đến đón sếp thì sẽ có một xe mười sáu chỗ trờ tới, ép nó sát lề, chặn đầu. Khống chế tài xế, bắt cóc bà Tổng Cục Trưởng chạy ra khỏi phi trường, thẳng về nơi giam giữ.
Và mọi việc đã xảy ra y như kịch bản. Nhưng khi những kẻ bắt cóc mở cửa chiếc xe con của Tổng Cục Du Lịch thì chỉ nhìn thấy “bác tài” đang “há hốc mồm” vì kinh ngạc.
-Bà Thắng đâu?
-Xe khác đã đến đón rồi!
Sự thực chẳng hề có chiếc “xe khác” nào cả. Chỉ có phép lạ của phật bà Quán Thế Âm Bồ Tát. Ngài đã làm cho chiếc va-li của Võ Thị Thắng lạc mất. Mme Thắng xuống máy bay nhưng không tìm thấy hành lý, đứng chờ ở cái vòng xoay cả tiếng đồng hồ. Tài xế chiếc xe con đến đón bấm điện thoại di động gọi nhưng tắt máy, anh ta tưởng sếp đã có người nhà đến đón nên chạy xe không về và bị những kẻ bắt cóc ép vô lề.
Mme Thắng tìm được hành lý thì đã quá trễ. Chị đành gọi một chiếc taxi.
*
H1Kẻ thù giấu mặt ấy là ai? Chị biết, Bộ chính trị cũng biết nhưng không làm gì được.
Và bà Tổng Cục Trưởng đã nghĩ đến cái chết. Nhiều người trong Bộ chính trị không tin những hồ sơ ngụy tạo ấy nhưng cũng không “dám” bác bỏ. Chị gần như đơn độc. Chỉ trừ một người bạn giấu mặt. Một ân nhân của chị mà cho đến giờ này, khi sóng gió đã yên, khi một số tay chân của kẻ thù đã bị Bộ công an bắt, bị tòa án xét xử và khi chị đã nghỉ hưu… chị cũng không hề biết người đó là ai?
Trong những lúc lâm nguy nhất, người đó đã gọi điện cho chị, từ một trạm điện thoại công cộng, và báo cho chị hay rằng đang có một âm mưu như thế, như thế… rằng sự việc sẽ diễn ra như thế, như thế…
Nhưng đó cũng chỉ là những an ủi nhất thời. Tuy nhiều lần người ấy đã cứu chị thoát chết nhưng tại sao chị phải lâm vào tình thế ấy? Tại sao lại phải sợ hãi những kẻ đứng trong bóng tối? Tại sao kẻ trong sạch lại phải sợ bọn tội phạm? Tại sao một cán bộ cao cấp như chị lại phải sợ một thứ quyền lực đen nào đấy?
Và đã có lúc chị cầm một sợi dây thòng lọng. Chị cuộn nó lại, giấu trong túi xách, đến soi mặt mình trong gương. Một đêm mất ngủ. Và khóc. Một đêm ngồi trong góc tối của căn phòng nhìn chồng nhìn con và nhìn bức ảnh nổi tiếng của mình. Bức ảnh chụp chị đứng trước tòa án, giữa hai người quân cảnh đeo kính đen. Chị nhìn cái miệng cười của mình. Nước mắt lặng lẽ lăn xuống gò má. Bởi vì giờ đây chị không “được” đứng trước một tòa án để mà cười. Chị đang đứng trước một thế lực vô hình, chị đang bị rình rập, truy sát.
Ngày xưa chị nhìn thấy kẻ thù ngay trước mặt, chị bắn nó bằng một khẩu súng rỉ sét nhưng chị ở thế chủ động, chị là thợ săn còn kẻ địch là con mồi. Bây giờ thì chị không biết kẻ thù đang đứng chỗ nào, mặt mũi nó ra sao. Bây giờ chị có một khẩu K59 mới tinh nhưng chị sẽ bắn vào đâu? Bắn vào bóng tối? Vào hư vô?
Không ai trả lời những câu hỏi ấy và điều đó làm chị tuyệt vọng.
Sẽ phải treo sợi dây thòng lọng ở đâu? Trên xà nhà? Trước cửa? Hay trên một cành cây?
Không thể chết tầm thường được. Phải biến nó thành một lời cảnh tỉnh, một cáo trạng. Có lẽ chỗ tốt nhất là Hội trường Văn phòng Trung ương Đảng.
Chị quyết định vào đó để chọn một vị trí thích hợp.
Thính phòng im phăng phắc. Sân khấu mờ ảo. Những dãy ghế quen thuộc cũng đang lặng thinh, nín thở, chờ xem người đàn bà quen mặt này sẽ làm gì. Chị bước lên sân khấu, ngước nhìn những phông màn, những giàn đèn và những sợi dây kéo. Chị đi một vòng, chậm rãi, thầm lặng. Rồi chị bước xuống những bậc cấp, tìm đến chiếc ghế mà chị vẫn thường ngồi trong các phiên họp Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Chiếc ghế ôm chị vào lòng nó, cũng mềm mại, ấm áp như ngày nào. Chị ngửa cổ, tựa đầu vào lưng ghế. Và khóc.
Dường như chị có thiếp đi được một lúc cho đến khi chuông điện thoại reo. Chị mở túi xách, Chiếc điện thoại màu bordeaux đang sáng lên giữa những cuộn dây thòng lọng.
Đó là cuộc gọi của người vô danh, ân nhân giấu mặt của chị. Chị nhận ra giọng nói quen thuộc. Nó ấm áp và chậm rãi. Những lần trước, chị đã cố nghĩ xem đó là giọng của ai nhưng không biết được. Chị chỉ biết chắc người đó đã gọi cho chị theo lệnh của một đồng chí nào đó trong Bộ Chính Trị. Lần này giọng nói ấy chỉ là một câu đơn giản.
-Bộ công an đã bắt hết chúng rồi. Chúc mừng đồng chí.
Chị lặng người đi. Hội trường như sáng lên. Chị thọc tay vào túi xách, nắm chặt sợi dây thòng lọng.
Chị thấm nước mắt bằng chiếc khăn rằn của du kích Miền Nam mà chị đã chuẩn bị sẵn. Chị nhìn thẳng lên sân khấu và cười. Tiếc thay anh nhà báo người Nhật năm nào đã không có mặt để ghi lại nụ cười ấy. Nó vẫn đẹp. Và nếu được công bố với đầy đủ những tình huống đắng cay thì nụ cười trong buổi sáng cuối năm 2000 ở Hội trường này cũng sẽ trở thành một huyền thoại, và có khi còn nổi tiếng hơn cả nụ cười của mấy mươi năm về trước.
ĐÀO HIẾU

2891. Xuất bản khoa học: một mạo hiểm cần sự cẩn thận

GS Nguyễn Văn Tuấn
24-08-2014
H1Xin giới thiệu một bài tôi viết cho Tuổi Trẻ Cuối Tuần (tuần này 22/8) về tạp chí khoa học. Hiện nay, nhiều đại học Á châu và Trung Đông có phong trào lập tạp chí khoa học, nhưng trước mắt là một mạo hiểm có thể nói gần như vô định. Thành ra, cần phải cẩn thận khi bắt đầu. Kinh nghiệm của những tạp chí trước chỉ ra đời vài năm thì đóng cửa. Ở VN bây giờ có vài đại học đang lăm le làm tạp chí khoa học, nhưng khả năng sống sót thì hình như chưa được xem xét cẩn thận.
Nhiều đại học ở Á châu lập tạp chí khoa học để quảng báo nghiên cứu của trường và qua đó nâng cao uy danh của trường trên thế giới. Ở Việt Nam một số trường đại học cũng có ý định lập tạp chí khoa học quốc tế. Tuy nhiên, đằng sau ý tưởng là những khó khăn trong việc điều hành và duy trì sự sống còn của tạp chí mà có khi ít ai nghĩ đến.


Tạp chí khoa học có bình duyệt (1) là một trong những yếu tố định hình khoa học hiện đại, nhưng có một lịch sử khá lâu đời. Có thể xem tạp chí Philosophical Transactions of the Royal Society của Anh, xuất bản lần đầu năm 1665, là tạp chí khoa học đầu tiên trên thế giới vì tạp chí công bố những kết quả nghiên cứu khoa học. Từ truyền thống đó, tạp chí khoa học được xem là một diễn đàn, nơi mà các nhà khoa học công bố kết quả nghiên cứu, chia sẻ ý tưởng và phương pháp. Vì tính liên tục trong xuất bản, tạp chí khoa học là một phương tiện chuyển tải thông tin từ thế hệ này sang thế hệ tiếp nối. Gerard Piel (người đầu tiên xuất bản tạp chí Scientific American) từng nói một câu chí lí rằng nền khoa học sẽ chết nếu không có công bố (“Without publication, science is dead”).
Tôi nghĩ tạp chí khoa học còn mang ý nghĩa xã hội. Đó là nơi để chúng ta lưu trữ chứng từ khoa học về một vấn đề nào đó. Chứng từ khoa học rất quan trọng vì nó có thể được sử dụng chẳng những trong khoa học, sinh hoạt hàng ngày, mà còn trong toà án. Chẳng hạn như thông tin khoa học về biển đảo của Việt Nam nếu được công bố trên các tạp chí khoa học thì nó trở thành chứng từ khoa học để có thể đề cập đến. Còn nếu chúng ta nói những thông tin đó công bố trên báo [chỉ là ví dụ] Tuổi trẻ thì nó khó thể xem là chứng từ khoa học được vì chưa qua bình duyệt bởi đồng nghiệp. Do đó, tạp chí khoa học đóng vai trò quan trọng là ở chỗ lưu trữ và “đóng dấu” chứng từ có thế hệ hôm nay và mai sau.
Phong trào thành lập tạp chí khoa học
H1
Tạp chí khoa học xuất phát từ Âu châu, và sau này được phát triển mạnh ở Mĩ, nên các nước Âu Mĩ đã và đang “thống trị” các diễn đàn khoa học thế giới. Có thể nói rằng 99% các tạp chí khoa học hiện nay là do Mĩ và vài nước Tây Âu như Anh, Đức, và các nước Bắc Âu chiếm lĩnh. Tiêu chuẩn công bố cũng do các nước này, đặc biệt là Mĩ, đề ra và xét duyệt. Hiện nay, có thể nói hầu hết những tạp chí danh giá nhất, uy tín nhất và có ảnh hưởng lớn nhất đều xuất phát từ Mĩ. Nhà khoa học có công trình có chất lượng cao đều có xu hướng gửi bài và công bố trên các tạp chí của các nước Âu Mĩ.
Trong vài thập niên gần đây, khi kinh tế các nước Á châu phát triển, nghiên cứu khoa học rất được quan tâm. Tuy nhiên, các nhà khoa học Á châu dần dần nhận ra rằng các bài báo của họ bị từ chối nhiều hơn các bài báo của các đồng nghiệp Âu Mĩ. Trong một phân tích do tập san quang tuyến American Journal of Roentgenology thực hiện, trong số hơn 5000 bản thảo của các tác giả trên khắp thế giới nộp trong vòng 2 năm, các bài từ Mĩ có tỉ lệ từ chối là 28%, còn các nước Châu Á thì cao hơn, như Ấn Độ 73%, Đài Loan 54%, China 42%, Nhật 42%, v.v. Những khác biệt đó làm nhiều người suy nghĩ vì rõ ràng đó là những khác biệt mang tính hệ thống và có thể làm thiệt thòi các nước khác.
Tuy chưa có bằng chứng để nói sự khác biệt về tỉ lệ từ chối bài báo khoa học là thể hiện sự kì thị, nhưng các nhà khoa học Á châu nhận ra rằng họ cần có những tạp chí cho riêng họ. Nhật đã từng lập tạp chí khoa học cho Nhật hơn 50 năm qua. Thế là một phong trào lập tạp chí khoa học ở các nước đang phát triển bắt đầu. Ở Trung Quốc và Trung Đông nhiều đại học kí hợp đồng với các nhà xuất bản nổi tiếng trên thế giới để lập tạp chí khoa học. Phong trào lập tạp chí khoa học do các trường làm chủ quản tuy có vài lợi thế nhưng cũng đặt ra vài vấn đề thực tế.
Đằng sau một tạp chí khoa học
Xây dựng một tạp chí khoa học mới là một việc làm đầy gian nan. Một tạp chí khoa học cần phải có một cơ quan chủ quản, tổng biên tập, một ban biên tập, và một nhà xuất bản. Cơ quan chủ quản thường là hội chuyên môn hoặc trường đại học hoặc viện nghiên cứu. Khái niệm chủ quản ở đây không giống như chủ quản của báo chí phổ thông. Nếu cơ quan chủ quản là một hiệp hội chuyên môn, họ thường có một uỷ ban xuất bản, và uỷ ban này lo việc thành lập và quản lí tạp chí. Quản lí về nội dung khoa học, định hướng, bổ nhiệm tổng biên tập, quảng lí ban biên tập, và quản lí tài chính. Dĩ nhiên, cơ quan chủ quản không can thiệp vào quyết định công bố hay từ chối bài báo vì đó là nhiệm vụ của ban biên tập và tổng biên tập.
Một tạp chí khoa học phải có một ban biên tập mà đứng đầu là tổng biên tập. Tổng biên tập của tạp chí khoa học không phải và không cần phải là một nhà khoa học lừng danh thế giới. Người ta chọn tổng biên tập dựa vào thành tích khoa học khá và có kinh nghiệm xuất bản khoa học cũng như kinh nghiệm quản lí khoa học, kể cả đạo đức khoa học. Tổng biên tập không phải do nhà xuất bản bổ nhiệm như vài người hiểu lầm. Nếu cơ quan chủ quản là trường đại học hay hiệp hội chuyên môn thì họ chính là cơ quan bổ nhiệm tổng biên tập. Tổng biên tập là người lập ban biên tập của tạp chí. Thành viên ban biên tập thường là người quen của tổng biên tập hoặc người trong chuyên ngành. Nếu là tạp chí nghiêm chỉnh, tất cả thành viên của ban biên tập là những nhà khoa học có tiếng tốt trên trong chuyên ngành. Nhưng trong thực tế vì bè bạn nên một số thành viên ban biên tập xuất hiện như là một cái tên không hơn không kém chứ chẳng có đóng góp gì cho tạp chí.
Tạp chí khoa học phải có một nhà xuất bản. Trước đây, một số hiệp hội và trường đại học lớn họ có nhà xuất bản riêng, nên họ tự xuất bản. Tuy nhiên, đối với các hiệp hội nhỏ và các trường chưa có kinh nghiệm xuất bản thì thường kí hợp đồng với một nhà xuất bản. Trong thế giới khoa học, chỉ có một số nhà xuất bản đang thống trị kĩ nghệ này như Elsevier, Springer, Wiley, Blackwell, Taylor & Francis, v.v. Trong vài trường hợp nhà xuất bản cũng có thể thành lập và đóng vai trò chủ quản tạp chí khoa học.
Nhà xuất bản là một doanh nghiệp, và họ lúc nào cũng tìm thị trường mới. Một số tập đoàn xuất bản khoa học nổi tiếng như Nature và Elsevier đã có mặt ở Á châu hơn 10 năm, vì họ thấy nghiên cứu khoa học ở China và Á châu đang phát triển rất nhanh, nên nhu cầu xuất bản rất lớn. Do đó, đối với nhà xuất bản, họ không quá quan tâm đến sự danh tiếng của tổng biên tập hay ban biên tập, nhưng họ quan tâm đến lợi nhuận và thị trường đầu tiên. Mỗi một bài báo được xuất bản họ lấy tiền ấn phí từ tác giả từ 600 USD đến 2000 USD, tuỳ theo hình thức xuất bản và tuỳ theo tạp chí. Xuất bản theo mô hình Mở (còn gọi là Open Access, chỉ “in” online chứ không có in trên giấy) thường có ấn phí đắt hơn gấp 2 lần xuất bản theo mô hình truyền thống (tức in trên giấy). Tuy nhiên, một số nhà xuất bản miễn phí cho các tác giả từ các nước nghèo như Việt Nam.
Lập tạp chí đã khó, duy trì còn khó hơn
Một tạp chí mới lập ra như một doanh nghiệp mới được thành lập có một tương lai mịt mờ. Trên thế giới ngày nay có hơn 100,000 tạp chí khoa học, nhưng chỉ có trên dưới 5,000 hay 10,000 (tuỳ vào dữ liệu) được công nhận. Được công nhận ở đây là được các tổ chức như Viện thông tin khoa học Hoa Kì (ISI) đưa vào danh mục các tạp chí khoa học.
Quá trình từ lúc ra đời đến lúc một tạp chí được chấp nhận vào danh mục ISI là một phấn đấu gian nan. Trước hết, ngoài ban biên tập có thành viên quốc tế, tạp chí phải chứng minh là có bài vở công bố thường xuyên. Không chỉ công bố thường xuyên, những bài công bố phải được các đồng nghiệp trích dẫn (chứ không phải tự trích dẫn!) Nói cách khác, tạp chí phải có bài và bài vở phải có chất lượng, và chất lượng phản ảnh qua tần số trích dẫn.
Hơn 50% (có nơi 70%) các bài báo công bố trên các tạp chí không bao giờ được ai trích dẫn. Không được trích dẫn là một tín hiệu cho thấy công trình nghiên cứu có chất lượng quá kém hay vô bổ. Một tạp chí mới thành lập phải rất gian nan để có bài vở tốt. Nhưng các tác giả, ngay cả tác giả có tên trong ban biên tập, có công trình tốt sẽ gửi cho các tạp chí có hệ số ảnh hưởng (impact factor – IF) cao, chứ không bao giờ gửi cho các tạp chí mới vì chưa có IF. Các nghiên cứu sinh mới vào nghiên cứu cũng sẽ không gửi bài cho các tạp chí mới vì họ sẽ không có điểm và khó bảo vệ luận án.
Có một nhóm có thể gửi bài cho tạp chí mới, đó là những bài báo đã bị tất cả các tạp chí có IF từ chối công bố, nên họ sẽ gửi cho các tạp chí mới. Dù không ai muốn nói ra, ai cũng nghĩ rằng các tạp chí mới ra đời chỉ có thể công bố những bài báo có chất lượng thấp hay rất thấp. Như vậy, nếu không khéo, các tạp chí mới hứng lấy những bài báo mà các nơi đều bác bỏ và trở thành những thùng rác khoa học. Trong nhiều trường hợp tạp chí mới chỉ tồn tại một thời gian ngắn sau khi tổng biên tập không còn nữa.
Có nên lập tạp chí khoa học?
Việc các trường đại học Việt Nam muốn có một tạp chí khoa học bằng tiếng Anh có lẽ xuất phát từ truyền thống trước đây trường nào cũng có một tạp chí khoa học viết bằng tiếng Việt. Nhưng như tôi mô tả trên tạp chí khoa học rất khác với những tạp chí mang tính nội bộ trong trường. Lập tạp chí đã khó, nhưng duy trì nó có chất lượng là một thách thức lớn vì đòi hỏi nhân lực có kinh nghiệm, tiền bạc, và thời gian. Các đại học VN có lẽ không thiếu tiền để làm tạp chí khoa học, nhưng nhân sự có kinh nghiệm trong xuất bản khoa học chắc chắn thiếu.
Ngoài ra, còn vấn đề bài vở có chất lượng là một thách thức lớn. Ở VN nghiên cứu khoa học còn rất kém, nên bài vở sẽ không nhiều, và như nói trên nếu công bố những bài có chất lượng kém thì tạp chí sẽ có nguy cơ cao trở thành là một thùng rác khoa học không hơn không kém, và sẽ khó vào danh mục ISI. Hiện nay, theo tôi biết chưa có tạp chí nào của VN có trong danh mục ISI. Bất cứ trường nào muốn có tạp chí khoa học cần phải suy nghĩ nhiều lần trước khi thực hiện.
Thật ra, câu hỏi nghiêm chỉnh cần đặt ra là: các đại học Việt Nam có cần có một tạp chí khoa học bằng tiếng Anh như các nơi khác? Theo tôi là KHÔNG. Câu trả lời “không” là vì trong rừng tạp chí trên thế giới, một tạp chí khoa học từ VN khó có khả năng sống sót lâu dài do khả năng cạnh tranh không cao. Thay vì tốn tiền lập tạp chí khoa học bằng tiếng Anh, nên dành tiền đó để lập quĩ nghiên cứu cho các nghiên cứu sinh và nhà nghiên cứu. Thay vì lập tạp chí khoa học tiếng Anh, các đại học VN nên tập trung vào nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, và công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín và có ảnh hưởng cao.
—–
Chú thích:
(1) tiếng Anh hay gọi là “peer reviewed journals” hay tạp chí có bình duyệt để phân biệt với các tạp chí không có bình duyệt. Để đăng bài trên các tạp chí có bình duyệt, các bài phải trải qua một qui trình phê bình và xét duyệt trước khi được chấp nhận (phần lớn là từ chối) cho công bố.
Nguồn: FB Nguyen Tuan

2892. Tại sao người ta thích vuốt ve, bao che cho sai phạm? (*)

GDVN
Xuân Dương
24-08-2014
(GDVN) – Đã uyển chuyển, mềm mại, dễ vuốt ve như tóc, như khói, như áo dài, như … thì làm sao có thể đều nhau, làm sao có thể vào khuôn vào phép được!
Những tưởng chuyện chống tham nhũng đã có một bước tiến (dù là nhỏ nhoi) từ lời nói đến quyết tâm của cán bộ, công chức, của các cơ quan công quyền và đoàn thể, đặc biệt là người đứng đầu các đơn vị này. Tuy nhiên nhìn vào cách thức xử lý những vụ việc vi phạm đạo đức, pháp luật vừa qua tại nhiều địa phương, cơ quan, có thể thấy còn lâu mong muốn này mới thành sự thực.

Có một chuyện ngoại lệ tưởng chẳng ăn nhập gì với chủ đề bài viết, ấy là khi biểu diễn các điệu múa ba lê cổ điển hay hiện đại, các buổi thi thể dục nhịp điệu của học sinh trung học… ở các nước Âu-Mỹ, người ta biễu diễn theo đúng nhạc, đều tăm tắp, còn các điệu múa của Việt Nam, từ chuyên nghiệp đến các buổi truyền hình trực tiếp xem mà thật buồn, may mà chưa có cảnh diễn viên va đến uỵch vào nhau, ngã bổ chửng trên sân khấu.

Tại sao lại thế? Tại vì nhiều người trong chúng ta thích uyển chuyển, mềm mại như tà áo tân thời của phụ nữ, lại cũng rất thích “vuốt ve” nhau. Mà đã uyển chuyển, mềm mại, dễ vuốt ve như tóc, như khói, như áo dài, như … “quan chức” thì làm sao có thể đều nhau, làm sao có thể vào khuôn vào phép được! Câu chuyện rùm beng một thời về cái sự “cong mềm mại” của con đường mang tên cố Tổng Bí thư Trường Chinh chẳng phải là minh chứng cho chuyện người ta thích mềm mại đó sao? Phàm những thứ “mềm mại” thì người ta mới thích “vuốt ve”, ai lại đi vuốt ve khúc củi bao giờ!
Nói thế nhưng lại có khối ngoại lệ, chẳng hạn những “cây”, những “cọc”, những “ghế”…cũng được không ít người vuốt ve, nâng niu bảo vệ đó sao!
Chuyện lộ đề thi ở Bộ Công Thương, nghe nói đã xử lý bằng cách phê bình cảnh cáo và hạ bậc lương mấy cán bộ và tước danh hiệu thi đua trước đó! 
Còn ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Thanh Hóa thì vị lãnh đạo nọ bảo phải xử lý nghiêm, kết cục thì hình thức kỷ luật cũng chỉ là miễn nhiệm lãnh đạo cấp phòng, cấp cao hơn thì còn phải chờ cơ quan điều tra. 
Ở Hà Nội, nhân viên “tự ý” đi thi hộ Phó giám đốc Sở, bị phát hiện mỗi người chịu một tí kỷ luật, gần đây vị phó nọ được lên giám đốc, đương nhiên người “tự ý” thi hộ cũng được thơm lây.   
Quả thật khó mà có thể tìm thấy ở những đất nước phát triển cách thức xử lý nào “nhân văn” hơn, “mềm mại” hơn như cách xử lý ở Bộ Công Thương, ở  Thanh Hóa, ở Hà Nội và ở…  
Nói là nhân văn vì hai nhân vật sai phạm chính ở Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương (Nguyễn Đăng Khoa – trưởng phòng, Nguyễn Đức Lê – phó phòng Pháp chế) đều có tình tiết giảm nhẹ (là thương binh, sắp nghỉ hưu, có nhiều đóng góp và đã thành khẩn nhận sai phạm…). Hai cán bộ cấp cao hơn, có lẽ thuộc diện “người cao tuổi” nên cũng được xử lý “thấu tình, đạt lý” là khiển trách và phê bình nghiêm khắc.
Sau quyết định của Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương (hình như vẫn chưa có quyết định của Bộ trưởng), xin nêu tám câu hỏi về hậu quả của việc xử lý này:
1.      Có ảnh hưởng đến uy tín tổ chức Đảng cơ sở và cơ quan nhà nước không?
2.      Có ảnh hưởng đến chủ trương chống tham nhũng không?
3.      Có ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ không?
4.      Có trái với quy định về tội làm lộ bí mật cơ quan nhà nước không ?
5.      Hạ bậc lương có ảnh hưởng lớn đến thu nhập của  lãnh đạo phòng Pháp chế không?
6.      Hình thức phê bình và khiển trách nghiêm khắc có trong luật hình sự không?
7.      Kỷ luật có ảnh hưởng đến chức vụ của bốn vị cấp cục và phòng không?
8.      Những ứng viên vi phạm có bị cấm thi công chức các năm tiếp theo không?
Câu trả lời cho bốn câu hỏi đầu là “có” và bốn câu sau là “không”.
Hình thức xử lý kỷ luật bên Đảng khác với bên chính quyền, phải chăng ở đây có hiện tượng “lách luật” bởi nếu xử lý theo luật thì phải căn cứ vào các điều 263, 264 Luật Hình sự. Cứ cho rằng các vị lãnh đạo tại Cục QLTT  Bộ Công Thương “vô ý” làm lộ đề thi tuyển công chức đi thì theo khoản 1 điều 264 Luật hình sự:
“Người nào vô ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc làm mất tài liệu bí mật nhà nước, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.
Trong một xã hội dân sự, liệu xử lý của Đảng có thể thay thế xử lý bằng luật pháp không? Nếu không thì tại sao Bộ trưởng Bộ Công Thương và các cơ quan tố tụng không vào cuộc? 
Đối trượng vi phạm không chỉ là cán bộ, công chức mà còn có các thí sinh tham gia. Xin lưu ý rằng các thí sinh thi CĐ-ĐH vi phạm kỷ luật như sử dụng tài liệu, thi hộ… sẽ bị cấm không được tham dự thi hai năm tiếp theo. Thế nhưng cả mấy chục công chức, viên chức nộp tiền “chống trượt” ở Thanh Hóa và những người vừa dự thi ở Bộ Công Thương dường như vẫn vô can?
Mấy thanh niên ở Hải Phòng cướp giật tài sản là 2 chiếc mũ, nón của nữ sinh (tổng trị giá 60 nghìn đồng) bị xử tù từ 18-36 tháng. Hành động (phi pháp) đưa người nhà vào cơ quan qua thi tuyển thực chất cũng là cướp đi hy vọng mưu sinh của người khác thì lại được dân sự hóa qua quyết định kỷ luật chứ không phải qua tòa án.
Có thể thấy một xu hướng  ngược đang dần dần rõ nét, ấy là từ chỗ hình sự hóa các vụ án dân sự trong kinh tế thì nay lại là dân sự hóa những tội hình sự.
Thiết nghĩ, kỷ luật Đảng không thay thế luật pháp, sau kỷ luật Đảng phải là xử lý của chính quyền, của pháp luật.
Nếu tình trạng xử lý như ở Bộ Công Thương, ở Thanh Hóa… còn tiếp diễn thì có nên kêu gọi người dân “sống, làm việc theo pháp luật”?
Phải chăng lỗi không phải tại những người thực thi công cụ mà là do truyền thống “vuốt ve”, “mềm mại” đang được công khai vận dụng?
—–
(*) Tựa bài trên báo Giáo dục VN: Tại sao người ta thích mềm mại, thích vuốt ve nhau?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét