Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Tin ngày 06/9/2013 - Đội ngũ lý sự viên ‘nhân bản

  • G20 Saint Petersburg : BRICS muốn được lắng nghe (RFI) - Hầu hết các tờ báo Pháp ngày 05/09/2013 đều tập trung nói về Syria và thượng đỉnh G20 Saint Petersburg. Tất cả đều xoáy vào bất đồng sâu đậm giữa Nga và Mỹ trên hồ sơ Syria. Riêng tờ Le Monde chú ý đến thái độ của 5 nước đang trỗi dậy là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi qua một bài phân tích dài trên phụ trang kinh tế với hàng tựa ngắn gọn : << Tại G20, nhóm BRICS muốn được lắng nghe >>.
  • Thượng đỉnh G20 khai mạc tại Nga (RFI) - Hôm nay, 05/09/2013, lãnh đạo nhóm G20 đã khai mạc cuộc họp thượng đỉnh tại Saint-Petersburg, với hồ sơ bao trùm hội nghị là khủng hoảng Syria.
  • Thay đổi Quốc vụ khanh : Vatican 'sang trang' (RFI) - Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã lấy quyết định khá nhanh, nhanh hơn so với dự tưởng của các giới am tường về Tòa Thánh : Kể từ ngày 15/10/2013, Hồng y Tarcisio Bertone sẽ được Đức Tổng Giám Mục Pietro Parolin thay thế trong chức Quốc vụ khanh của Tòa thánh, một chức vụ cao cấp nhất trong hàng giáo phẩm, chỉ đứng sau Đức Giáo Hoàng, cao đến độ mà có thời người ta còn gọi Quốc vụ khanh là “Phó Giáo Hoàng”.
  • Philippines triệu hồi đại sứ tại Trung Quốc (RFI) - Hôm nay, 05/09/2013, Bộ Ngoại giao Philippines thông báo đã triệu hồi đại sứ tại Trung Quốc về nước, giữa lúc quan hệ hai nước lại căng thẳng do tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Đại sứ Erlinda Basilio đã trở về Manila sau khi Bộ quốc phòng Philipines tố cáo Trung Quốc thả 75 khối bê tông xuống khu vực bãi cạn Scarborough ở Biển Đông.
  • Đòi thả người bị bắt trái phép, giáo dân Mỹ Yên, Nghệ An bị đàn áp (RFI) - Theo nguồn tin từ trang mạng của Giáo phận Vinh), hôm qua, 04/09/2013, giáo dân xứ Mỹ Yên (thuộc xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) đã kéo đến Ủy ban nhân dân xã Nghi Phương để đón hai ông Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải, bị bắt giữ trái phép từ hơn hai tháng nay và chính quyền xã Nghi Phương đã hứa sẽ thả chiều hôm qua. Nhưng khi giáo dân đến nơi thì đã bị lực lượng công an và bộ đội đánh đập nặng nề và bắt đi nhiều người.
  • 'Quan cười' TQ lãnh án tù 14 năm (BBC) - Báo chí nhà nước Trung Quốc cho hay vị quan chức từng gây phẫn nộ khi cười tươi tại hiện trường tai nạn xe bus bị 14 năm tù giam vì tội tham nhũng.
  • Án tù cho người ủng hộ ông Morsi (BBC) - Tòa án binh ở Ai Cập đã kết án tù nhiều năm đối với những người ủng hộ tổng thống bị lật đổ, ông Mohammed Morsi, vì tội tấn công quân đội.
  • Phó Thủ tướng làm chủ tịch MTTQ (BBC) - Trong một diễn biến gây đồn đoán, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa được bầu làm Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
  • 'Giáo hội không hề chia rẽ' (BBC) - Hòa thượng Thích Không Tánh nói bất đồng nhân sự trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất không phải 'chia rẽ'.
  • Điều tra vụ chôn hóa chất ở Thanh Hóa (BBC) - Cơ quan chức năng bắt đầu điều tra vụ chôn chất thải hóa học của Công ty Nicotex Thanh Thái ở Thanh Hóa, trong khi chuyên gia nói khó xử lý hóa chất đã chôn lâu năm.
  • Trung Quốc- Philippines bùng phát tranh chấp ở Scarborough (BaoMoi) - (Toquoc)-Tổng thống Philippines hủy thăm Trung Quốc, triệu hồi đại sứ tại Trung Quốc để tham vấn về cách đối phó với những hành động gây hấn mới đây của Bắc Kinh ở bãi cạn Scarborough. Ngày 5/9, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết nước này đã triệu hồi đại sứ tại Trung Quốc để tham vấn trong bối cảnh bùng phát căng thẳng mới giữa hai nước trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Bãi đá ngầm Scarborough (mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham) trên Biển Đông. Trước đó, Bộ Ngoại giao Philippines cũng cho biết Tổng thống nước này Benigno Aquino đã hủy chuyến thăm dự kiến tới Trung Quốc hôm 3/9 để dự Hội chợ ASEAN - Trung Quốc lần thứ 10 (CAEXPO 10) sau khi nhà chức trách Trung Quốc áp đặt điều kiện cho chuyến thăm này. Trung Quốc chuẩn bị xây dựng cơ sở trên bãi cạn Scarborough Ngày 3/9, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin tố cáo Trung Quốc chuẩn bị xây dựng cơ sở trên bãi cạn Scarborough - một thực thể địa lý không người trên Biển Đông mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền. Manila cáo buộc Bắc Kinh vi phạm bản Tuyên bố về Ứng xử trên Biển Đông (DOC) được ký kết năm 2002 giữa Trung Quốc và Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Philippines đã cáo buộc Trung Quốc tiến hành đặt các khối bê tông trên một nhóm nhỏ các rạn san hô và mỏm đá thuộc lãnh thổ của Philippines, đây là hành động leo thang mới nhất trong tranh chấp biển đảo giữa hai bên. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines Peter Galvez đã cung cấp cho giới truyền thông một bức ảnh chụp trên không về cái mà ông gọi là khoảng 30 khối bê tông trên bãi cạn Scarborough ở Biển Đông. Phát biểu với các phóng viên, ông Galvez nói: "Thật đáng tiếc rằng họ vẫn tiếp tục những hành động không góp phần vào mục tiêu theo đuổi hòa bình khu vực của chúng ta". Hãng tin AFP chưa thể xác minh được bức ảnh ngay lập tức. Khi được hỏi về bức ảnh, người phát ngôn của đại sứ quán Trung Quốc Hua Zhang trả lời qua email: "Tôi sẽ xem xét nó". Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin đã thông báo trước các thành viên Quốc hội về vấn đề này và
  • Philippines triệu đại sứ từ Trung Quốc về tham vấn (BaoMoi) - Ngày 5/9, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết nước này đã triệu hồi đại sứ tại Trung Quốc để tham vấn trong bối cảnh bùng phát căng thẳng mới giữa hai nước trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Bãi đá ngầm Scarborough (mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham) trên Biển Đông.
  • Trung Quốc tự thoát xác nhằm điều khiển cuộc chơi Biển Đông (BaoMoi) - (Quan hệ Quốc tế) – Tình hình Biển Đông có nhiều mới thời gian gần đây, Trung Quốc đang tự thay đổi chiến lược từ ngoại giao, kinh tế, đến quân sự. Những động thái này cho thấy Trung Quốc đang quyết tâm chủ động cuộc chơi Biển Đông.
  • Biển Đông: Trung Quốc tố ngược Philippines (BaoMoi) - Trung Quốc hôm nay (5/9) đã tố ngược Philippines cố tình khuấy tung căng thẳng trong cuộc tranh chấp các bãi đá, bãi cạn ở Biển Đông, nói rằng Manila đang “gây rối không vì lý do gì ở vùng lãnh thổ thực chất thuộc Trung Quốc”.
  • Bà Hun Sen: Campuchia là em, Trung Quốc là anh (BaoMoi) - Phu nhân Thủ tướng Campuchia Hun Sen – bà Bun Rany – đã không tiếc các mỹ từ để mô tả mối quan hệ thâm sâu giữa nước này và Trung Quốc khi khẳng định hai nước như những người anh em.
  • Ý điều 2 tàu chiến tới gần Syria (BaoMoi) - (GDVN) - Thông tấn Ansa của Ý cho biết, hai tàu chiến đã rời vùng biển đông nam nước này hôm 4/9 hướng tới vùng biển ngoài khơi Li-băng.
  • Cấm nhập khẩu tem Trung Quốc in hình quần đảo Hoàng Sa (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) - Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản đề nghị Tổng cục Hải quan kiểm soát và không cho phép các cá nhân, tổ chức nhập khẩu bộ tem Trung Quốc in hình quần đảo Hoàng Sa và các ấn phẩm kèm theo dưới bất kỳ hình thức nào.
  • Biển Đông: Những ngôi mộ trên đảo đẹp bậc nhất Trường Sa (BaoMoi) - Nam Yết- một hòn đảo trù phú, quyến rũ với nhiều cây xanh tươi tốt, với nhiều công trình khang trang hiện đại như nhà văn hóa, đèn hải đăng... nhưng ẩn dưới lùm cây ấy là bốn ngôi mộ của chiến sĩ hải quân, trong đó có liệt sĩ vừa hy sinh năm trước.
  • Nhật-Philippines phản đối sử dụng vũ lực trên Biển Đông (BaoMoi) - Sáng ngày 5/9, Philippines và Nhật Bản đã tái khẳng định quan điểm phản đối sử dụng vũ lực nhằm thay đổi hiện trạng Biển Đông, sau khi phía Manila cáo buộc Bắc Kinh đang bất chấp luật pháp quốc tế để bê tông hóa Scarborough và quyết không rút các tàu Hải cảnh về nước.
  • Philippines tố cáo "đòn hiểm" của Trung Quốc (BaoMoi) - Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario hôm qua (4/9) đã lên tiếng tố cáo, Trung Quốc đang có kế hoạch chiếm đóng một loạt bãi đá và bãi cạn ở Biển Đông để bành trướng lãnh thổ trước khi một bộ quy tắc ứng xử trong khu vực còn gọi là CoC chính thức có hiệu lực.
  • Những trải nghiệm không thể bỏ qua khi ra đảo JeJu của Việt Nam (BaoMoi) - Là đảo núi lửa duy nhất và độc đáo nhất trên vùng Biển Đông của nước ta, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) được nhiều dân du lịch bụi khảo nhau là nơi có vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ không khác gì một Jeju của Việt Nam. Những nét đặc trưng rất riêng có của Lý Sơn khiến nó xứng đáng để bạn một lần tìm đến trải nghiệm.
  • Vì chuyện Biển Đông, Trung Quốc "hãm" gạo Philippines dự triển lãm? (BaoMoi) - (GDVN) - Các doanh nghiệp Philippines nói rằng họ đã bị phía Trung Quốc cố tình dùng thủ tục hải quan để giữ chân các sản phẩm của họ tham dự triển lãm Trung Quốc - ASEAN, một hội chợ thương mại đầu tư thường niên được tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc trong bội cảnh tranh chấp lãnh thổ đang leo thang trên Biển Đông.
  • 100 câu hỏi-đáp về biển đảo (BaoMoi) - ANTĐ - Nhằm giải đáp những thắc mắc đối với vấn đề biển đảo nói chung và Biển Đông nói riêng, Ban Tuyên giáo Trung ương vừa cho ra mắt cuốn sách “100 câu Hỏi-Đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam”.

Công an 'xô xát' với giáo dân ở Nghệ An


Cả công an và người dân đều cáo buộc phía bên kia gây ra thương tích

Tin cho hay đã xảy ra xô xát gây thương vong giữa công an và giáo dân trước trụ sở UBND xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, Nghệ An.

Trả lời phỏng vấn BBC ngày 5/9, Giám mục Giáo phận Vinh Phaolô Nguyễn Thái Hợp nói nguyên nhân xảy ra vụ việc liên quan tới việc công an tỉnh bắt giữ hai người tên Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải hồi tháng Sáu.

Đức giám mục nói vào ngày 22/5, đoàn xe chở gia đình của 14 thanh niên công giáo Nghệ An bị một số công an mặc thường phục chặn trên đường hành hương đến linh địa Trại Gáo, thuộc giáo xứ Mỹ Yên.

Xung đột sau đó đã xảy ra giữa hai bên, dẫn đến việc "hàng trăm" người dân vây đánh và bắt giữ ba người chặn đường họ.

"Đến khi họ đánh xong, đưa vào trong, mở cốp xe ra [những người chặn đường] thì mới thấy sắc phục và thấy giấy tờ công an," ông nói.

"Lúc đó chính quyền, công an tỉnh gọi tôi, mời tôi đến can thiệp. Cuối cùng thì chúng tôi cũng thuyết phục được nhân dân thả ba người ngày."

"Lúc đó ba người này mới nhận họ là công an."

Chính quyền sau đó tiến hành bắt hai ông Khởi và Hải vào ngày 27 tháng Sáu.
Trong tin đăng ngày 4/9, trang web của Đài Phát thanh Truyền hình Nghệ An nói lý do bắt hai người này là để "làm rõ vụ việc gây rối trật tự công cộng, bắt giữ người trái pháp luật vào đêm 22/5."

Chính quyền thất hứa?

Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp cho biết trong buổi làm việc với UBND tỉnh Nghệ An ngày 1/9, ông đã giải thích rằng xung đột ngày 22/5 là sự kiện "dân chúng tự phát" và "xảy ra xung đột đó thì lỗi đầu tiên cũng của những người chặn đường, mà công an ở đấy không có ai mặc sắc phục cả."

Trước đó, ngày 29/8, khi người dân kéo xuống UBND xã Nghi Phương để biểu tình thì Đức giám mục cũng đã đứng ra "yêu cầu người dân giữ trật tự" và "hy vọng trong 5,6 ngày nữa, nhà nước sẽ giải quyết", ông cho biết.

"Chiều ngày 3/9 ... dân chờ mãi không thấy gì thì lại lên khiếu kiện xã Nghi Phương".

Cũng theo Đức giám mục, trong cùng chiều 3/9, Chủ tịch UBND xã Nghi Phương Nguyễn Trọng Tạo đã đưa ra một cam kết với người dân.

Bản cam kết mà BBC có trong tay được đóng dấu đỏ của chủ tịch xã cùng nhiều quan chức khác trong xã, với nội dung:

"Trước yêu cầu của nhân dân, tôi Nguyễn Trọng Tạo, thay mặt UBND xã cam kết với nhân dân sáng mai trực tiếp đề nghị công an tỉnh thả người trước 16 giờ, ngày 4/9."

"Nếu đến thời gian trên mà công an tỉnh không thả ông Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải thì UBND xã chịu trách nhiệm trước nhân dân."

Người dân sau đó đã giải tán sau khi bản cam kết được đưa ra, ông Hợp nói.


Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp nói có ít nhất 15 người dân bị thương

Tuy nhiên, ngày 4/9, khi người dân quay lại UBND xã để yêu cầu lãnh đạo xã "giữ lời hứa trong văn bản" thì bắt gặp "công an, bộ đội sắc phục đóng đầy trụ sở. Họ có sắc phục, có vũ khí nữa", Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp cho biết thêm.

"Nghe nói dân đang đứng bên kia đường, thì một số người len lỏi vào trong đám dân chúng mà không phải là người của Mỹ Yên, ném đá sang bên kia," ông Hợp nói.

"Sau đó thì bên công an, được trang bị sẵn sàng, xịt hơi cay và bắt đầu đánh đập."

"Khi chính những người thanh niên đó ném đá, đến khi công an nhảy ra để phản ứng lại, thì lại không đánh đập gì những người thanh niên đã ném đá mà lại đánh đập phụ nữ và những thanh niên thuộc giáo xứ Mỹ Yên."

Các hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy nhiều người dân được đưa vào cơ sở y tế với quần áo dính nhiều máu.

"Hiện nay trong ba người bị nặng, một người thì bị tụ máu trong sọ, có thể phải đi mổ. Những người còn lại bị thương cũng khoảng 15 người."

Trong khi đó, Đài Phát thanh Truyền hình Nghệ An thì cho biết "hàng chục cán bộ đang thi hành công vụ và một số người dân bị thương. Một số đối tượng đã bị bắt giữ".

Cũng đài này cũng cho đăng tải hình ảnh cho thấy người biểu tình ném đá về phía lực lượng công an trong cuộc biểu tình ngày 4/9 và gọi đây là những người "tụ tập và gây rối làm mất an ninh trật tự."

Các nguồn tin trên mạng xã hội nói hiện nay, lực lượng công an vẫn đang phong tỏa xung quanh khu vực giáo xứ Mỹ Yên.
(BBC)

Bùi Tín - Đội ngũ lý sự viên ‘nhân bản’

Cuộc tranh cãi trên báo chí đài phát thanh, trong làng báo ảo, trên các mạng internet trong và ngoài nước đang sôi nổi về vị trí, tính chính đáng của đảng Cộng sản, về thời điểm đã chín hay chưa để xuất hiện công khai, chính thức những hội đoàn, chính đảng mới, tranh đua với đảng CS đang trên đà suy thoái, mất hết uy tín và quyền uy trong xã hội.

Bộ Chính trị và Ban Tuyên huấn Trung ương của đảng CS giật mình, vội vã huy động một loạt cán bộ nòng cốt của đảng trên lĩnh vực tuyên truyền báo chí nhằm uốn nắn dư luận, kiên định chế độ độc đảng, bảo vệ đến cùng chế độ độc quyền đảng trị, ôm chặt quan điểm một nền dân chủ độc đảng, cãi chày cãi cối rằng nhiều đảng không phải tất yếu là có dân chủ, một đảng không phải tất yếu là không có dân chủ.

Đó là những luận điệu quái gở, nói lấy được, hàm hồ, vòng vo tam quốc kiểu ngụy biện quen thuộc, với những lập luận khiên cưỡng, dẫn chứng vụng về, một em sinh viên như Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Phương Uyên hay Đỗ Thúy Hường cũng thừa sức bẻ gãy.

Chính em sinh viên luật Đỗ Thúy Hường đã có một số bài luận văn chững chạc, già dặn vạch trần thủ đoạn thay đổi sở hữu ruộng đất, từ nhiều hình thức sở hữu - ruộng công, ruộng tư, ruộng tập thể dòng họ, hội đoàn, từ thiện, thờ cúng, khuyến học (được gọi là Tự Điền, Học Điền) - sang sở hữu toàn dân chung chung không thể xác định, để cho đảng CS không tốn một giọt mồ hôi bỗng làm chủ sở hữu toàn bộ ruộng đất thay mặt cho toàn dân. Từ đó sinh ra tai họa thu hồi, đền bù và cưỡng chế tàn bạo khắp nơi, không giống  ở nước nào. Em Hường cũng khẳng định: chấp nhận tranh đua bình đẳng với các đảng khác là con đường tồn tại duy nhất của đảng CS hiện nay, và em cảnh báo rằng nếu đảng CS không chịu thay đổi căn bản, không chịu từ bỏ chế độ toàn trị độc đảng thì nó sẽ chết, không ai cứu nổi.

Thế là một loạt bài xuất hiện trên các báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân, Đại Đoàn Kết của Mặt trận Tổ quốc…nhao nhao và tới tấp lên tiếng, bênh vực lập trường đã lỗi thời của Bộ Chính trị và của Ban Thường trực Quốc hội, với những lập luận cực kỳ non nớt, nói lấy được, bất chấp lập luận một chiều, trái thực tế, phi đạo lý, nhiều khi vi hiến rõ ràng và phạm luật hiển nhiên. Tất cả đều có sai lầm gốc là phủ nhận quyền lực thuộc về toàn dân.

Các bài luận văn dễ dãi, rẻ tiền, không có mấy chất xám kể trên chỉ có mục đích đánh lừa dư luận, đe nẹt người yếu bóng vía, sợ cường quyền, lôi kéo những đảng viên thiếu tư duy độc lập, quen với tệ giáo điều lười suy nghĩ cũng như đảng viên thoái hóa tham nhũng. Các bài ấy chỉ tụng niệm những giáo điều cũ kỹ, nào là thành tích lịch sử qua các cuộc chiến tranh lâu dài của đảng CS, không đảng nào đọ nổi sức mạnh và uy tín của đảng CS xưa nay và mãi mãi về sau, đảng đang lãnh đạo cuộc đổi mới và hòa nhập đầy triển vọng, đảng đang chấn chỉnh để tiến bộ, xứng đáng với nhiệm vụ lịch sử của mình, đa đảng sẽ dẫn đến hỗn loạn, thậm chí đến nội chiến đẫm máu tai hại khôn lường.

Các tuyên truyền viên, dư luận viên của bộ máy tuyên huấn đảng không một ai có cách nói sinh động, có lập luận chặt chẽ, có khám phá hay ho, có cách nói mới mẻ. Dù đó là nhà báo Trọng Đức, Tiến sỹ Lê Văn Bảo trên báo Quân Đội Nhân Dân, là Thạc sỹ Phạm Văn Thiết hay Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hưởng trên đài phát thanh Tiếng nói VN, hay là nhà báo Mai Hoàng Kiên trên báo Nhân Dân, nhà báo Linh Nghĩa trên Công An Nhân Dân. Toàn là những chiếc loa rè, lặp đi lặp lại, tẻ nhạt, nghèo nàn. Luận văn của họ không có lửa, không mảy may có sức thuyết phục. Cho đến viên tướng Từ Ngọc Lương, hiệu trưởng một trường đại học, cũng đưa ra bài viết nói lấy được, cưỡng ép nhận thức của người đọc theo kiểu quân phiệt, học phiệt.

Nhà báo Phạm Thị Hoài, khi nghiên cứu kỹ các bài viết của đội ngũ tuyên truyền viên của ngành tuyên huấn của đảng CS, đã có một vài khám phá thú vị.

Đó là hàng loạt tuyên truyền viên của đảng xuất hiện kỳ này không một ai gọi là có tiếng tăm, từng có bài viết được chú ý trong làng báo VN. Số đó đi đâu hết rồi? Họ nằm im vì hiểu ra lẽ phải, biết phục thiện, biết hổ thẹn?

Hai là những luận điệu nói trên đã nghèo nàn, cũ rích, lại giống nhau đến kỳ lạ, giống ý nhau, giống lập luận của nhau, nhiều khi giống nguyên cả câu, giống đến từng chữ một. Nhà báo Phạm Thị Hoài dùng từ «nhân bản», nghĩa là do một người viết, rồi đưa vào máy photo copy nhân lên, xong ký mỗi bản một tên, tự đặt tên ra. Một kiểu đánh đòn hội chợ, đông người xúm vào đánh một người đã ngã ngựa, nhưng nay là số đông «ảo». Số đông tự tạo. Một kiểu lưu manh, láu cá, xảo thuật gian trá, khắc phục tình trạng tuyên truyền viên theo lệnh đảng vừa thưa thớt như lá mùa thu, vừa đuối lý nghèo nàn về lập luận, cứ như nói ngọng, lứu lưỡi.

Thế là nhiều nhà quan sát tinh tường có thể lập bảng so sánh để chứng minh rằng nhà tuyên truyền của đảng ký tên Trung Thành có thể cũng mang tên Tuyên Trần, cũng còn là nhà tuyên truyền Tường Anh, rồi vẫn là nhà báo Trần Mai, rồi không phải ai khác hơn là ông Hữu Đức, và rồi alias Trọng Linh, alias Khánh Sơn, vân vân và vân vân…

Bản chứng minh ly kỳ rùng rợn hơn cả là bản chứng minh rằng ông Tiến sỹ Hoàng Văn Lễ từng là tổng biên tập tạp chí xây dựng đảng có chung lý lịch với ông Trần Đình Huỳnh từng là Viện trưởng Viện Xây dựng đảng của đảng CS, và ông Huỳnh cùng ông Hoàng này còn đội lốt một Việt kiều sống ở Texas, Hoa Kỳ, cực kỳ trung thành với đảng CS trong nước, mang cái tên như mật mã trinh thám: nhà nghiên cứu Amari TX.

Hóa ra Ban Tuyên giáo Trung ương của ông Đinh Thế Huynh chỉ là một ổ nhà ảo thuật tạo nên tà ma yêu quái, trong bước đường cùng của bế tắc đã nghĩ ra kế «nhân bản», ngụy tạo ra một bầy đàn quái dị, lơ thơ lác đác vài kẻ bồi bút mang thật nhiều tên gọi, để hù dọa rằng ta đây có cả một đội ngũ sung mãn lên đến 900 người sẵn sàng xung trận bảo vệ chân lý vĩnh cửu của đảng.

Song song với sáng kiến «nhân bản» quái đản của ngành tuyên huấn trung ương đảng, ở ngành y tế của nhà nước CS cũng đồng thời có trò «nhân bản» quái đản không kém. Ở bệnh viện huyện Hoài Đức, giữa thủ đô Hà Nội, xảy ra đại nạn tại phòng xét nghiệm, cả tập thể ở phòng này chuyên lấy một mẫu phân tích máu của một bệnh nhân rồi nhân bản ra gửi cho các bác sỹ điều trị. Thế là hàng ngàn bệnh nhân già trẻ, nam nữ, đủ loại bệnh đều có những trị số giống hệt nhau về số hồng cầu, số bạch cầu, chỉ số đường, mỡ…và nhiều chỉ số khác trong máu, trong khi trên thực tế không có lấy 2 người giống hệt nhau. Tệ cẩu thả, tận cùng vô trách nhiệm đối với sinh mệnh con người ở một trung tâm chuyên lo chữa bệnh cho công dân, do động lực lười biếng, tham ô, nhân danh tiết kiệm thời gian, tiết kiệm hóa chất làm thí nghiệm phân tích, chỉ có thể có trong một chế độ coi mạng sống người dân như cỏ rác, chà đạp có hệ thống quyền sống thiêng liêng của con người.

Một ngành chuyên lo cho sức khỏe tinh thần của công dân, một ngành chuyên lo cho sức khỏe trên cơ thể người dân, cùng gặp nhau trong Tội Ác «nhân bản» với nhãn hiệu CSVN.

Đây là những đề tài nóng bỏng đáng được đem ra phân tích đến nơi đến chốn nhân phiên họp Quốc hội tháng 10 sắp đến để thông qua Hiến pháp sửa đổi và Luật đất đai sửa đổi.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
 

Bất ngờ từ ngân sách nhà nước


Nhìn vào số liệu thu ngân sách nhà nước (NSNN) trong những năm qua, người đọc bình thường sẽ đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác - chúng cũng là nguyên nhân đằng sau nỗi lo hụt thu ngân sách hiện nay.
Số liệu nhìn vậy mà không phải vậy

Bất ngờ đầu tiên là chênh lệch kỷ lục giữa dự toán thu ngân sách và quyết toán thu ngân sách, năm nào cũng tăng trên 60%. Dự toán thường được trình ra và Quốc hội phê duyệt vào năm trước đó để thực hiện vào năm sau nhưng quyết toán thì phải 18 tháng sau đó Quốc hội mới thông qua. Chẳng hạn phải đến tháng 5 năm nay, Quốc hội mới thông qua quyết toán ngân sách năm 2011. Lúc đó nhiều đại biểu đã bày tỏ sự ngạc nhiên vì dự toán thu nsnn là 595.000 tỉ đồng, nhưng thu theo dự toán là 721.804 tỉ đồng, tăng 21,3% so với dự toán. Còn nếu tính theo thu cân đối ngân sách thì con số thu lên đến 962.982 tỉ đồng, tăng 61,8%! (Con số thu cân đối cao hơn vì bao gồm cả số thu chuyển nguồn từ năm 2010 sang năm 2011 lên đến 202.041 tỉ đồng, thu hồi vốn ngân sách cho vay, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2010, thu huy động đầu tư của ngân sách địa phương theo quy định của Luật NSNN...).

Chênh lệch giữa dự toán và quyết toán như thế đã kéo dài trong nhiều năm và năm nào các đại biểu Quốc hội cũng phàn nàn về “sự yếu kém trong dự báo”. Tuy nhiên, nguyên nhân chính không hẳn nằm ở khâu dự báo mà tăng thu chủ yếu do lạm phát cao, do nhập siêu lớn, do bong bóng bất động sản dẫn tới số thu từ nhà đất tăng cao. Toàn là những yếu tố gây bất ngờ.

Lấy ví dụ năm 2008 là năm bắt đầu nổ ra khủng hoảng tài chính toàn cầu, thế nhưng thu ngân sách vẫn đạt gần 430.550 tỉ đồng, vượt hơn 107.000 tỉ đồng so với dự toán. Trong năm đó, nhiều khoản thu vượt dự toán cao như thu về đất vượt hơn 79%, thu từ dầu thô vượt hơn 36%, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu vượt gần 42%... Yếu tố trượt giá (năm 2008, chỉ số giá tiêu dùng tăng 19,9%) đã góp phần rất lớn trong việc nâng các khoản thu ngân sách lên. Mức tăng thu ngân sách năm 2011 cũng vậy (năm này lạm phát lên 18,6%). Lạm phát hay nhập siêu là chuyện không ai muốn nhưng chính nó làm tăng thu ngân sách!

Hiện nay, trong khi hầu như các loại thuế xuất khẩu hàng hóa đã giảm mạnh để khuyến khích xuất khẩu thì thuế suất thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng còn cao, nhất là các loại hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Vậy năm nào Việt Nam nhập nhiều hơn xuất, ắt hẳn năm đó thu ngân sách từ thuế nhập khẩu sẽ tăng mạnh. Dĩ nhiên, không có mối quan hệ cụ thể nào giữa nhập siêu và số thu từ thuế nhập khẩu nhưng hiện tượng tăng thu nhờ nhập siêu là có thật trong thực tế. Ngoại trừ năm 2012, khi nền kinh tế chuyển sang xuất siêu, còn lại những năm trước đó Việt Nam nhập siêu lớn, trên 10 tỉ đô la/năm, có năm lên đến 18 tỉ đô la như năm 2008.

Báo cáo thẩm tra về quyết toán NSNN năm 2011 của Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội khóa XII nhận định: “…số thu NSNN vượt dự toán chủ yếu bắt nguồn từ yếu tố khách quan, chiếm tỷ trọng lớn là do giá cả tăng, điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, tăng thu từ tài nguyên (dầu thô) và các khoản về nhà, đất. Yếu tố tăng thu do sản xuất kinh doanh chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng số tăng thu. Điều đó phản ánh thu NSNN tuy tăng cao nhưng thiếu vững chắc, chưa bắt nguồn từ nội lực của nền kinh tế”.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước tháng 8 ước đạt 50.100 tỉ đồng, giảm 22.900 tỉ đồng (-31,4%) so với mức thực hiện tháng 7; Lũy kế đến hết tháng 8-2013, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 484.820 tỉ đồng, bằng 59,4% dự toán, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2012. Dự kiến, tổng thu ngân sách nhà nước cả năm 2013 ước đạt 788.500 tỉ đồng, hụt thu 27.500 tỉ đồng, đạt 96,6% dự toán năm.
Thu nhiều chưa phải là mừng
 
 Thu ngân sách tăng lẽ ra phải mừng vì có đồng vào mới có đồng ra, thu nhiều thì Chính phủ mới có tiền để chi cho các chương trình thiết yếu của xã hội. Nhưng một khi thu ngân sách tăng vì những yếu tố không bền vững nói trên thì càng tăng càng đáng lo. Bởi lẽ đó, đã có nhiều nhận xét nửa đùa nửa thật rằng người làm ngân sách đang mong thị trường đất đai nóng trở lại để nuôi nguồn thu, rằng họ cũng mong lạm phát cao để tăng nguồn thu hay tỷ giá có điều chỉnh mạnh cũng để tăng nguồn thu từ thuế nhập khẩu!

Thu ngân sách của các năm trước vì thế dù có miễn, giảm hay giãn thuế, dù nợ đọng thuế hàng năm khá lớn, cuối cùng kế hoạch thu ngân sách vẫn đạt và vượt.
Lạm phát hay nhập siêu là chuyện không ai muốn nhưng chính nó làm tăng thu ngân sách!

Nhưng năm nay tình hình đã khác. Những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách đã xuất hiện từ năm ngoái nên năm nay dự toán ngân sách chỉ tăng so với dự toán năm 2012 khoảng 10% trong khi năm trước đó, dự toán đưa ra mức tăng rất cao trên 24,4%. Thu từ “tiền sử dụng đất” năm nào cũng là khoản dự toán lớn (năm nay dự toán đến 39.000 tỉ đồng, năm ngoái là 37.000 tỉ đồng) và thực tế thu được còn lớn hơn. Năm 2011 thu được gần 52.000 tỉ đồng; năm 2012 sụt còn 45.000 tỉ đồng. Nhưng với tình hình đóng băng bất động sản như hiện nay, khoản dự toán năm nay ắt không đạt (sáu tháng đầu năm 2013 chỉ thu được 12.600 tỉ đồng tiền sử dụng đất). Với một địa phương có nguồn thu lớn từ tiền sử dụng đất như Đà Nẵng mà năm 2012 nguồn thu này chỉ còn đạt 37% so với kế hoạch thì tình hình cả nước cũng không khá hơn.

Lạm phát cũng đang được kiềm chế, tỷ giá được hứa hẹn là không điều chỉnh nhiều, nhập siêu giảm mạnh, thậm chí có tháng còn chuyển qua xuất siêu - tất cả làm số thu ngân sách thật sự đang bị ảnh hưởng. Ví dụ, thuế xuất nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt năm 2011 là 81.406 tỉ đồng, giảm còn 72.028 tỉ đồng năm 2012 và chỉ còn 32.510 tỉ đồng sau sáu tháng đầu năm 2013, theo số liệu của Bộ Tài chính.

Thu kết chuyển từ năm trước sang năm sau là con số rất lớn nhưng đến năm 2012 thì con số này tụt giảm mạnh, chỉ còn bằng một phần mười năm trước đó. Ngân sách trung ương cũng đang dựa rất nhiều vào ngân sách một số địa phương lớn như TPHCM. Nhưng thực tế thu ngân sách TPHCM năm nay được dự báo sẽ hụt khoảng 20.000 tỉ đồng, làm sao không ảnh hưởng đến thu ngân sách chung.

Ngoài những yếu tố mang tính ngắn hạn nói trên, nhiều xu hướng dài hạn khác cũng đang tác động đến nguồn thu. Ví dụ dầu thô từng chiếm đến 25,9% tổng thu NSNN vào năm 2000 thì đến năm 2010 chỉ còn 12,3% - đó là bởi cho dù con số thu tuyệt đối hàng năm từ dầu thô vẫn tăng nhưng tỷ trọng lại giảm vì mức tăng tổng thu cao gấp nhiều lần.

Các xu hướng khác gồm thuế suất thuế nhập khẩu đang giảm theo lộ trình giảm thuế khi ký kết các hiệp định thương mại tự do, sức khỏe khu vực doanh nghiệp đang cạn kiệt làm nguồn thu những năm sắp tới sẽ bị ảnh hưởng. Nguồn thu từ các khoản viện trợ không hoàn lại cũng đang trong xu hướng giảm trong khi nguồn chi trả nợ lại tăng. Viện trợ không hoàn lại năm 2011 là 12.103 tỉ đồng, xuống còn 7.825 tỉ đồng năm 2012 và 3.000 tỉ đồng sáu tháng đầu năm 2013.

Đây là những vấn đề cần nghiên cứu để nhanh chóng bổ sung nguồn thu thay thế và cân nhắc khi đưa ra chính sách trong tương lai.
  Nguyễn Vạn Phú
  (TBKTSG)

Dạy học sinh gian dối ngay trong ngày khai giảng

Nhà báo Nguyễn Thông cũng là blogger nổi tiếng, cũng từng là nhà giáo lâu năm trong nghề, tuy vừa rồi bị áp lực phải đóng blog, nhưng anh không thể nào lặng thinh trước một sự việc kỳ quái cứ diễn đi diễn lại hằng năm, bằng một phương tiện truyền thông khác, anh đã phải lên tiếng về chuyện này. Đó là câu chuyện về Lễ Khai Giảng.
 Trong bài "Ngày khai trường dành cho ai?", cựu thầy giáo Nguyễn Thông viết:

" Ngày khai trường, khai giảng là sự mở đầu, có tác dụng tạo hứng khởi cho suốt một năm học, nhất là với thầy và trò. Sau mấy tháng nghỉ hè nhưng đồng thời cũng là mấy tháng tu sửa trường lớp, chuẩn bị bài giảng, ôn luyện kiến thức, bồi dưỡng sức khỏe…, thầy trò lại gặp gỡ, bắt đầu hành trình mới dưới mái trường. Mỗi lần khai trường là dấu mốc một chặng quan trọng trong đời người trên đường học vấn, nhất là với những em bé vừa “tốt nghiệp mầm non”, tạm biệt gấu bông, bỏ lại tuổi thơ non nớt để chững chạc bước vào lớp một. Xét trên khía cạnh nào đó, ngày khai trường có ý nghĩa rất thiêng liêng, không chỉ với từng cá nhân đi học mà với cả cộng đồng."

"Vậy nhưng chẳng hiểu tại sao gần chục năm trở lại đây lãnh đạo ngành GD, mà cụ thể là Bộ GD-ĐT đã thay đổi một nghi thức đầy ý nghĩa như thế bằng cách thực hiện chả giống ai. Cụ thể là chỉ đạo các trường tổ chức dạy chính khóa ngay từ dịp hè, hầu hết từ nửa đầu tháng 8. Cứ lặng lẽ âm thầm, thầy giáo lại lên bục giảng, học sinh lại đến trường miệt mài học tập. Khi bộ máy đã hoạt động trơn tru, ngon trớn thì đùng một cái các trường phải ngưng dạy ngưng học để tổ chức khai trường, khai giảng. Cũng cờ quạt, diễn văn, cũng băng rôn khẩu hiệu, văn nghệ, cấp trên về dự chỉ đạo dăm ba câu, thúc vài hồi trống, nhưng tất cả chả khác gì cái vỏ hình thức vô hồn, khó tìm thấy ở đó sự xúc động của buổi tựu trường, tình thầy trò đằm thắm ngày gặp lại, nói chi sự thiêng liêng cao quý ghi dấu một đời người. Ở cương vị cầm trịch, các nhà lãnh đạo có quyền và có nhiều lý do để bao biện, ví dụ chương trình dày nặng nên phải giãn ra học trước, hoàn cảnh từng địa phương có khác nhau… Nếu vậy, hà cớ chi không giảm tải bằng việc cắt giảm chương trình vốn bị dư luận đánh giá là quá nặng cho phù hợp thời gian quy định, cớ chi không để các trường tùy thuộc vào hoàn cảnh riêng tổ chức khai giảng sớm, sau đó mới dạy mới học. Nếu cần thống nhất trên cả nước một ngày khai trường cho có khí thế (ngày 5.9 chẳng hạn), chắc không mấy ai phản đối, nhưng khai trường phải là sự mở đầu cho năm học, chứ không thể học chán chê mới rình rang khai trường. Làm chỉ nặng về hình thức, thì thôi, tốt nhất là đừng làm."

Cựu nhà giáo Nguyễn Thông chưa trả lời câu hỏi đã đặt ra là  ngày khai trường hiện nay đang diễn ra đồng loạt trên toàn quốc là  thực sự dành cho ai thì nhà giáo vừa nghỉ hưu Nguyễn Đức Hiệp trong cảm nghĩ của mình trên facebook đã nói:

"Mấy ngày nay, ở một số trường phổ thông, học sinh đang "hồ hởi" tập dợt cho ngày Lễ Khai giảng. Tôi đã may mắn có mặt trong hơn 30 lần khai giảng qua, theo "phong cách" này, suốt những năm còn dạy học, nói thật là cái cảm xúc "bồi hồi" mà thuở nhỏ của mình đã trải nghiệm không còn nguyên vẹn nữa. Thày trò đều ngán ngẫm những lời "huấn thị" sáo rỗng (viết sẵn) của các vị khách mời khả kính (thường là đến trễ, khiến buổi Lễ trang nghiêm ấy nhiều lúc phải lùi giờ khai mạc) và những lời chúc mừng năm học mới của cấp Huyện, Tỉnh, cấp ... Quốc gia nghe chừng na ná nhau (thường do các chuyên viên viết sẵn)".

Câu hỏi đã được trả lời, lễ khai giảng được tổ chức rình rang, hoành tráng không phải dành cho học sinh và thầy cô mà dành cho các quan chức. Thật ra thì cũng không dành cho các quan chức mà dành cho lãnh đạo nhà trường được dịp mời quan chức cấp trên về để nịnh nọt và khoe khoang thành tích.

Một facebooker viết: "Hôm nay khai giảng mà thấy con bà hàng nước vẫn ở nhà giúp mẹ bán quán, hỏi ra mới biết trường chỉ chọn mỗi lớp 10 em được đi dự lễ khai giảng, còn tất cả được nghỉ ở nhà. Hỏi trường nào? Thì biết đó là trường N. D. quận 1 TP HCM"

Thế đấy, lễ khai giảng mà các em học sinh không được đi dự, chỉ tuyển ra mỗi lớp 10 em thôi. Tôi tìm hiểu thì biết 10 em đó phải là học sinh giỏi và ngoan, phải tập trung trước một ngày để nhà trường tập dượt làm lễ khai giảng dự bị.

 Không riêng gì trường Nguyễn Du, tất cả các trường học trên toàn quốc đều tập trung các em và thầy cô trước một ngày để làm lễ khai giảng nháp nghĩa là luyện tập kỹ lưỡng trước khi ra "trình diễn" vào ngày lên "sân khấu" chính thức. Làm như vậy để làm gì? Để cho quan chức được mời về thấy được đón tiếp long trọng, thấy được nhiệt liệt chào mừng, thấy học sinh trường "ta" toàn sáng sủa và ngoan ngoãn, thấy trường "ta" lễ nghi nghiêm túc và hoành tráng, thấy tính tổ chức của ban giám hiệu rất cao. Tóm lại là bắt thầy trò làm mọi việc kể cả đóng kịch nhằm làm vừa lòng các quan chức cấp trên trong ngày nhập học của học sinh.

Còn nội dung buổi khai giảng có gì? Nghe thư chủ tịch nước, nghe huấn thị của các quan chức cấp trên, nghe báo cáo thành tích của ban giám hiệu, nghe phát biểu của vài thầy cô, nghe phát biểu của "lãnh tụ" đoàn, đội...Tất cả những cái đó đều soạn trước theo công thức, sáo rỗng, khô cứng, xa lạ và giả dối nữa. Học sinh phải ngồi chịu trận dưới sân trường nắng cháy từ sáng sớm đến gần 12 trưa để làm bộ yên lặng và ngoan ngoãn "nuốt" hết những lời vàng ngọc dài dòng và vô cảm ấy.
 Cựu nhà giáo Nguyễn Vạn Phú nói về lá thư của chủ tịch nước mà hàng triệu học sinh phải nghe trong lễ khai giảng:

"Tôi nghĩ khai giảng năm học mới là dịp các lãnh đạo tham dự lễ nhấn mạnh vài ba điểm mà họ tâm đắc để chia sẻ với học sinh, mong sao học sinh lấy đó làm tấm gương để noi theo, như tình bạn hay tình thầy trò, như học cho ai, học để làm gì… 

Vậy mà sáng nay hàng triệu học sinh phải nghe những câu rất khô khan, xa lạ và khó hiểu, kiểu như: Năm học 2013 - 2014 là năm học đầu tiên triển khai thực hiện Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” (trích thư của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang)". 

Thư của chủ tịch nước mà vậy huống chi diễn văn của các quan chức khác. Chỉ tuyển học sinh ngoan đi dự lễ và lễ phải làm nháp trước là để lường tình huống học sinh không thể nào chịu ngồi yên suốt 4 tiếng đồng hồ để nghe những điều xa lạ, sáo mòn và khô cứng như vậy.

Làm lễ khai giảng sai ngày, diễn tập lễ khai giảng như diễn tập kịch, nội dung buổi lễ thì thiếu sự thân thiện và chân thật, mục đích buổi lễ thì dùng để tâng công, nịnh nọt...tất cả những điều ấy nói lên rằng: Ngành giáo dục đang dạy cho toàn thể học sinh sự gian dối ngay trong ngày khai giảng.

Có cần thiết tổ chức một lễ khai giảng hoành tráng như  khai mạc thế vận hội mà không chút thân thiện hay không

 P/S: Nói thêm về sự chân thật và tính thân thiện trong buổi lễ khai giảng.

Vì là buổi lễ để khoe khoang và báo công nên các vị đã quá chú trọng đến hình thức, đến quy mô hoành tráng, đến sự nghiêm trang khô cứng, đến lễ nghi rườm rà. Nếu buổi lễ khai giảng thật sự dành cho học sinh và các thầy cô thì phải chú trọng đến sự chân thực và tính thân thiện của nó. Buổi lễ phải được tổ chức đúng  vào ngày đầu tiên tựu trường, không nhất thiết phải đúng ngày 5.9 và tổ chức cho toàn thể học sinh của cả hai ca.Sân trường không đủ chỗ thì cho một nửa học sinh vào hành lang hoặc vào lớp học, nửa học sinh ngồi ở sân trường. Lễ khai giảng chỉ nên đọc thư của chủ tịch nước rồi đến phát biểu ngắn gọn và chân tình của hiệu trưởng. Sau đó là ý kiến của một  thầy cô rồi cảm tưởng của một vài em học sinh. Còn các quan chức khác thì xin miễn vì những gì cần nói đã nói trong thư của chủ tịch nước rồi. Thời gian còn lại để giành cho các em gặp gỡ giao lưu với nhau sau ba tháng hè xa cách, cũng như để giành các em năm đầu cấp tìm hiểu làm quen với trường lớp, thầy cô và bạn bè.

Dĩ nhiên một buổi lễ như vậy sẽ không được hoành tráng lắm, sẽ có đôi chút lộn xộn thiếu tập trung, học sinh lên nói cảm tưởng trung thực thì có thể bị vấp váp, bị ngập ngừng, nhưng đó là sự vấp váp ngập ngừng đáng yêu và đầy trung thực của tuổi học trò. Bù lại học sinh có được một buổi lễ thân thiện, ý nghĩa và sẽ có nhiều kỷ niệm để đời. Từ đó sẽ có được những áng văn bay bổng, bất hủ về ngày đầu tiên đi học như Thanh Tịnh đã viết ra từ cái ngày tựu trường đầu tiên nên thơ và đầy cảm xúc chân tình của mình. 
Huỳnh Ngọc Chênh

Một góc nhìn về cơm 2000 đồng

Quán cơm 2000 đồng
Nhiều quán cơm 2000 đồng như của 'Người tôi cưu mang' đã xuất hiện

Từ khi có quán cơm mới mở bán với giá 2 nghìn cách đó vài con phố vào thứ 2, thứ 4 và thứ 6, chị L – chủ một quán cơm bình dân tại một quận trung tâm thành phố Hồ Chí Minh – chỉ bán được một nửa hàng.

"Những ngày đó chị cắt giảm phần ăn cho đỡ ế, cứ thế này thì chết đói hết" – chị phân trần với tôi sau khi nói một tràng lẫn những câu đệm không có trong từ điển.

Quán cơm 2 nghìn đã nhân rộng ra nhiều nơi, thậm chí đã tới Hà Nội, với giá 5 nghìn.

Hai nghìn hay 5 nghìn cũng đều là bán dưới giá cả, và đều là những đồng tiền lẻ để rải trong đám ma.

Hãy thử phân tích xem, liệucó 100 quán cơm kiểu 2 nghìn thì lợi hay hại?

Bán 'phá giá'

Về mặt kinh tế, rõ ràng khi quán 2 nghìn bán được 1 suất cơm, đâu đó ở thành phố, một quán cơm bình thường sẽ ế một suất cơm.

Nếu quán 2 nghìn mở cạnh 1 hàng cơm bất kì, chủ quán cơm bán 20 nghìn 1 suất đó phải đổi nghề, do không thể cạnh tranh lại.

Vì cùng một suất cơm với ngần ấy thức ăn, mà một hàng lại bán cao hơn đối thủ đến mười lần, đương nhiên khách sẽ chọn phương án cơm 2 nghìn.

Cứ một quán cơm 2 nghìn được mở, đồng nghĩa một quán cơm bình thường khác phải đóng cửa, kéo theo hàng loạt lao động bị mất việc.

Đến anh đến lấy nước gạo nuôi lợn cũng mất phần mà phải ngậm ngùi quay gót.
Những chủ quán cơm bình thường hoàn toàn không có lỗi khi mở quán để kiếm tiền.

Họ phải thuê cửa hàng, nhân công, trả tiền thuế, tiền điện, nước... và không thể bán phá giá như quán 2 nghìn đồng.

Một sự cạnh tranh bất bình đẳng liệu có công bằng cho họ? Họ cũng đóng thuế như bao doanh nghiệp, nhưng ai sẽ bảo vệ họ cú bán phá giá tuyệt đối gây ra bởi hàng cơm 2 nghìn bên cạnh?

Khách của những quán cơm hai nghìn thường là lao động ngoại tỉnh, lao động nghèo, xe ôm, ve chai, xe ôm, hàng rong, ăn mày...

Vấn đề nằm ở chỗ, họ ở đâu khi chưa có cơm 2 nghìn? Có thể họ tự nấu ăn hoặc ăn quán, nhưng chắc chắn giá bán phải nhiều hơn 2 nghìn.

'Chăn thầu ăn mày'

Những kẻ hưởng lợi trước tiên từ cơm 2 nghìn là những kẻ chăn thầu ăn mày.
"Những kẻ hưởng lợi trước tiên từ cơm 2 nghìn là những kẻ chăn thầu ăn mày."
Thầu ăn mày nghĩa là một anh nuôi độ chục trẻ nít. Anh ta trả cho bố mẹ lũ trẻ một khoản tiền để đưa các em lên thành phố làm ăn mày, với nhiệm vụ mỗi ngày phải nộp số tiền ăn xin được.

Giờ anh lùa chúng vào quán cơm 2 nghìn, trước anh trả 200 nghìn cho 10 xuất cơm (mười em), giờ anh chỉ phải trả có 20 nghìn. Anh đã giàu lại càng giàu!

Người ăn mày cũng không vui đâu. Họ đi ăn mày cả ngày rồi. Giờ lúc ăn vẫn phải ăn mày.

Tôi mà là họ ắt cũng cáu lắm.

Anh xe ôm cũng quá vui. Anh vào quán 2 nghìn ăn trưa, thế là để dành dôi ra được 18 nghìn, và dùng tiền này để thư giãn với cốc bia hơi vào buổi chiều.

Tương tự với các anh chị vé số ve chai, họ để dành ra được một cơ số tiền nhờ vào quán 2 nghìn.

Rẻ nhưng liệu có hay?

Nhưng câu hỏi là: có nhiều quán 2 nghìn liệu có hay?

Quá nhiều lao động ngoại tỉnh tràn vào thành phố đã khiến khắp nơi quá tải và ngột ngạt. Phần đông số này xả rác khắp nơi, phóng uế bừa bãi, ngủ vạ vật gầm cầu mái hiện thậm chí giữa hè phố và vô luật pháp.

Nhân viên phục vụ trong quán cơm 2000 đồng của Người tôi cưu mang
Các quán cơm 2.000 đồng phục vụ nhiều khách hàng nghèo

Cơm 2 nghìn sẽ tiếp sức tích cực cho họ trong công cuộc bám trụ thành phố, và nếu ai đó đang phân vân giữa việc rời quê lên thành phố để kiếm sống, cơm 2 nghìn đã cho họ câu trả lời sắc nét (dĩ nhiên là nếu mô hình cơm 2 nghìn được nhân rộng hơn hiện tại).

Quán cơm 2 nghìn được nói là "chỉ phục vụ người nghèo". Nhưng thế nào là nghèo?

Rất nhiều trường hợp những người dân xấu tính hôi đồ hôi của xe tai nạn, trong khi họ đâu có nghèo?

Quán cơm 2 nghìn đâu có lựa chọn hoàn cảnh, khi bất cứ ai cũng vào ăn được với tờ bạc 2 nghìn trên tay. Vậy chủ các quán cơm 2 nghìn có chắc nhiều người không tranh thủ vào ăn ké, như cách họ hôi đồ trên xe tai nạn?

Cho họ ăn gần như miễn phí liệu có phải cách giúp hay?

Con cá và cần câu

Việt Nam thời bao cấp cũng được viện trợ nhiều từ các nước bạn thuộc khối xã hội chủ nghĩa.

Nhưng khi Liên Xô tan rã, Việt Nam đã phải tự đi trên chính đôi chân của mình. Và thật ngạc nhiên, khi từ một nước chỉ biết nhận viện trợ, nước này đã thành nước xuất khẩu gạo thứ nhì thế giới, trong thời gian rất ngắn.
"Hẳn chúng ta đều đã nghe câu: hãy cho kẻ khốn khó cần câu, thay vì con cá? Quán cơm 2 nghìn chính là con cá, nó không giúp được vào trọng tâm của vấn đề."
Được viện trợ chưa chắc đã hay, vì nó khiến người nhận bị lệ thuộc và khiến đôi chân họ yếu đi.

Tôi đánh giá cao lòng nhân đức của các vị mạnh thường quân và lòng hảo tâm của họ để duy trì quán cơm 2 nghìn, nhưng bỏ đồng tiền chỉ để lương tâm thanh thản mà không quan tâm rằng liệu đồng tiền đó có giúp được cho bà con nghèo hay không, đây là điều khiến tôi băn khoăn hơn cả.

Hẳn chúng ta đều đã nghe câu: hãy cho kẻ khốn khó cần câu, thay vì con cá?
Quán cơm 2 nghìn chính là con cá, nó không giúp được vào trọng tâm của vấn đề.

Ngược lại, mô hình kinh tế này gây cạnh tranh bất bình đẳng, dồn nhiều lao động ngoại tỉnh về trung tâm, làm suy yếu nghị lực bản thân của người tìm đến ăn, rõ ràng chả việc gì phải cày cuốc kiếm ăn mửa mật, khi mà ăn 1 bữa no tới 24 giờ kế tiếp?

Vậy hãy phân vân một chút, điều gì sẽ xảy ra nếu có một trăm quán cơm "2000 đồng" như thế?
Nguyễn Quảng
Gửi cho BBC từ Milton Keynes, Anh Quốc
(BBC)

 Bản tin tiếng Anh
  • Deal ensures supplies of natural gas (Washington Post) - The Chinese and Turkmen presidents announced on Wednesday the completion of the first phase of the Galkynysh gas field, which will supply gas to China.
  • Finding space to expand in a new world order (Washington Post) - Belgium-based Oleon NV in Europe, has the largest market share in Europe but it was only last year that it launched its first brand in China, with a team of just three people.
  • Nokia sale creates waves (Washington Post) - Microsoft Corp's acquisition of Nokia Corp's mobile business is not likely to introduce a real comeback for the Finnish company in the world's smartphone industry, especially in the Chinese market.
  • Li sees opportunities despite dispute (Washington Post) - China and Vietnam should properly handle sea disputes and convert challenges into cooperation opportunities, Premier Li Keqiang said on Monday
  • Banks rake in profits (Washington Post) - The banking sector was the most lucrative industry in the A-share market in the first half of 2013. Mining and metal-producing sectors experienced a tough time.
  • An urban inferiority complex (Washington Post) - As warnings continue to be sounded about the bubble in China's housing market, real estate industry insiders are warning of another, but one that few people are aware of.
  • Tin city explores economic shift (Washington Post) - Peng Jianguo was giving instructions to his employees in the metals recycling unit at a new facility in Gejiu, Yunnan province, site of 24 percent of the world's tin deposits.
  • Capturing a continent (Washington Post) - Chinese amateur photographers are training their lenses on the wonder and beauty of Africa, shattering stereotypes of war and poverty to show the rich diversity of the continent.
  • Doubts raised over blinded boy case (Washington Post) - Police have identified a family member as the key suspect in a shocking case in which the eyes of a 6-year-old boy were gouged out.
  • Behind these walls (Washington Post) - Dubbed the "Ancient Roman Castles of the Orient", more than 600 enclosed houses in southern Jiangxi province still stand today, testament to the history of the Hakka people.
  • Tai Chi by touch (Washington Post) - Lack of sight didn't stop two tai chi enthusiasts from learning their art - or sharing it with others.
  • Edge of excess (Washington Post) - The Great Gatsby brings an all-American tale of decadence, idealism and social upheaval that Chinese audiences may find familiar.
  • A down-to-Earth lesson (Washington Post) - Chinese astronaut Wang Yaping (center) arrives at the high school affiliated with Beijing Normal University for a science lesson on September 1.
  • Geek girls, a man's world (Washington Post) - They're the IT girls, women working in the information technology industry dominated by men in almost every country, including China.
  • Once upon a time (Washington Post) - One beat of the gravel on the wooden table and the sounds of cymbals signal the beginning of an age-old storytelling performance.
  • Inland region 'key' to growth (Washington Post) - The east-to-west shift is the trend for economic development, said Li Keqiang, as China's opening up follows the path that extends from the coast to the inland regions.
  • Beijing prepares for September gridlock (Washington Post) - Beijing's traffic authorities will use motorbikes and helicopters as part of a series of measures to tackle heavy traffic in September.
  • Education and sci-tech can boost economy (Washington Post) - The government will continue to prioritize and invest in education, and enhance science and technology, to stabilize and transform the slowing economy, Premier Li Keqiang said.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét