Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Tin ngày 06/9/2013 - tiếp theo

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Đấu thầu vàng miếng mà 6.000 tỉ đồng “rót túi” Ngân hàng NN rồi đi đâu?

Theo nguồn tin mới nhất từ Ngân hàng nhà nước (NHNN), sau 57 phiên đấu thầu bán vàng miếng, cơ quan này thu được khoản lãi hơn 6.000 tỉ đồng.Không biết số tiền nay rơi vào túi của ai? Chỉ có “trời mới hiểu”. Nhưng điều bất cập cho nền kinh tế hiện nay có tới 40.000 tỷ đọng lại nằm chất trong vàng.
Theo thông báo và thực tế từ ngày 28/3/2013 đến 30/8/2013, NHNN đã tổ chức 57 phiên đấu thầu, tung ra thị trường hơn 1,6 triệu lượng vàng SJC.
Trong đó, các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đã mua tổng khối lượng hơn 1,5 triệu lượng.
Do giá vàng trong nước luôn ở mức cao hơn giá thế giới vài triệu đồng/lượng, nên NHNN đã thu về một khoản tiền khá lớn tương đương hơn 6.000 tỉ đồng.
Tuy nhiên, theo nguồn tin từ Bộ Tài chính, trước bối cảnh ngân sách nhà nước có nguy cơ bị hụt thu gần 60.000 tỉ đồng so với dự toán trong năm nay, Bộ này đã hai lần ngồi làm việc với NHNN và thống nhất sớm điều tiết nguồn thu này vào ngân sách T.Ư.
Để có được nguồn lợi khá lớn này, thời gian qua ngoài độc quyền vàng miếng SJC, độc quyền sản xuất, nhập khẩu, NHNN còn nhận được khá nhiều cơ chế ưu ái khác từ chính sách.
Đơn cử, Chính phủ vừa đồng ý việc miễn kiểm tra thủ tục hải quan đối vàng nhập khẩu của NHNN trong thời gian nhất định.
Ngoài ra còn miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với vàng nguyên liệu xuất khẩu, nhập khẩu của NHNN (không phân biệt hàm lượng vàng của vàng nguyên liệu khi xuất khẩu, nhập khẩu).
Với nhiều ưu đãi vàng miếng đang mang lại lợi nhuận 6.000 tỉ đồng cho Ngân hàng nhà nước
Với nhiều ưu đãi, vàng miếng đang mang lại lợi nhuận 6.000 tỉ đồng cho Ngân hàng nhà nước
Dù mang lại nhiều lợi nhuận nhưng TS. Lê Xuân Nghĩa có lời khuyên NHNN nên dừng đấu thầu vàng vì đến thời điểm hiện nay là đã đủ và cần phải thay đổi cách điều hành, nếu không NHNN sẽ gánh chịu rủi ro.
“Nếu kéo dài tình trạng đấu thầu, NHNN sẽ rơi vào thế bí vì buộc là người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc đứng ra cân bằng thị trường. Như vậy giá vàng thế giới tăng đột biến thì NHNN lãnh đủ và một ngân hàng trung ương không nên chịu rủi ro như vậy. Thống đốc phải thay đổi chính sách vì đến nay NHNN đã làm tròn sứ mạng là trục xuất vàng ra khỏi ngân hàng và phục hồi dự trữ ngoại tệ” – ông Nghĩa nói.
TS. Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng lo ngại này là phù hợp. Bởi vì nếu NHNN cứ tiếp tục đấu thầu vàng thì liệu bao giờ sẽ dừng lại?
“Ông Nghĩa lo lắng vì thấy NHNN chưa có điểm dừng ở đâu cả. Đó là lo lắng hợp lý, vì khả năng mua vàng của NHNN cũng có hạn, mà cứ lấy dự trữ quốc gia ra mà mua mãi thì đến lúc dự trữ quốc gia bị hao hụt thì phải làm sao?”, TS Hiếu nói.
Theo TS Hiếu, thị trường vàng như cái thùng không đáy, cứ cung bao nhiêu vàng là hút hết và cuối cùng hút luôn cả dự trữ quốc gia sẽ rất nguy hiểm. Thành ra, lo lắng của một số chuyên gia là cứ tiếp tục đấu thầu vàng như thế này thì liệu chừng nào mới có thể ngưng được?
Tôi cho rằng để thời điểm NHNN có thể ngưng đấu thầu chính là khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới còn 400.000 – 1 triệu đồng”,TS Nguyễn Trí Hiếu nhận xét.
THEO TẦM NHÌN

Hễ “đụng” án tham nhũng là nể nang, né tránh?

“Có tình tạng hễ đụng đến án tham nhũng là hồ sơ trả qua, trả lại, có chuyện nể nang, né tránh. Nhiều vụ việc ban đầu nghiêm trọng, phức tạp mà rồi khi xử lý lại thành đơn giản”, ĐB Nguyễn Thái Học phàn nàn. 

 Ủy ban Tư pháp Quốc hội vừa hoàn thiện dự thảo báo cáo giám sát “việc chấp hành pháp luật trong xử lý tội phạm về tham nhũng và chức vụ”, dự kiến sẽ gửi Quốc hội vào kỳ họp sắp tới. Tuy nhiên, sau nhiều cuộc hội thảo, góp ý, tại phiên họp thẩm tra của toàn thể ủy ban ngày 4/9, nhiều ý kiến vẫn cho rằng, nhận định chung về tình hình vẫn giống hệt như các báo cáo từ năm 2008.
Chủ yếu báo  chí tố giác

Cầm trên tay báo cáo giám sát của chính ủy ban mình,  phó chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Nga nói “Đọc và so sánh lại với cuộc giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2008 thì hầu như tất cả nguyên nhân, tồn tại, giải pháp đều gần giống y như các báo cáo ngày hôm nay. Đây là điều rất đáng suy nghĩ. Vẫn cứ là thanh tra nhiều mà sao số vụ việc bị xử lý thì vẫn ít? Rồi đa số các vụ đều án treo”…


Bà Nga cũng đề nghị xem lại kỹ nhận định “tội phạm tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp”. Bởi theo bà Nga,  thực chất, các vụ tham nhũng lớn đúng là rất khó để phát hiện, nhưng riêng các vụ tham nhũng vặt thì chỉ cần chú tâm quan sát hiện tượng, hành vi… ở một vài cơ quan hay giao tiếp với dân là sẽ dễ dàng thấy ngay (nhất là chuyện lót tay phong bì trong bệnh viện hoặc cho CSGT).
Các thành viên ủy ban cũng chia sẻ quan điểm, hầu như rất nhiều vụ việc chủ yếu chỉ được phát hiện và xử lý từ thông tin trên báo chí hoặc trong dư luận chứ không phải từ các cơ quan kiểm tra, thanh tra. Nhận định này vốn dĩ không mới, bởi hầu như tại bất kỳ diễn đàn nào về chống tham nhũng, người ta cũng nhắc đi nhắc lại về vai trò của báo chí, về cơ chế bảo vệ người tố cáo và cơ chế khuyến khích người dân tố cáo tham nhũng trong khi đó, về phía cơ quan tư pháp thì luôn phàn nàn tình trạng “thiếu biên chế, xin thêm biên chế”.
Nói như ông Nguyễn Mạnh Cường (Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp), thì rõ ràng đây vẫn là vấn đề đáng suy nghĩ  cho thấu đáo. Khi mà  suốt nhiều năm, hầu như chỉ có báo chí và dư luận nhân dân mới phát giác được tham nhũng còn các vụ việc do nội bộ tự phát hiện hoặc từ cơ quan kiểm tra thường là rất ít. Nguyên nhân do nghiệp vụ phát hiện dấu hiệu tham nhũng có vấn đề, hay do bất cập ở khâu nào?
“Có sự nể nang nào ở đây không?”, ông Cường đặt vấn đề.
Minh chứng cho điều này, ông Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa – Vũng Tàu) bổ sung, vừa rồi khi báo chí phản ánh chuyện nhà vệ sinh tiền tỷ ở Quảng Ngãi, ông đã hỏi ngay những người bạn làm xây dựng về đơn giá hiện tại và rõ ràng thực tế thấp hơn rất nhiều. ‘Vậy thì xây nhà vệ sinh tiền tỷ là tham nhũng chứ còn gì?, ông Hiến nói…. Các vụ việc tương tự ở nhiều nơi cũng sẽ vẫn tiếp tục bị “ỉm” đi nếu báo chí không vào cuộc.
Án tham nhũng xử có nghiêm không?
Việc phát hiện tham nhũng vốn đã hy hữu, nhưng để “xử” được tội tham nhũng cũng không dễ, và khiến người dân chưa mấy hài lòng.
Ông Nguyễn Mạnh Cường kể lại, đi giám sát dưới địa phương vừa rồi mới phát hiện ra có những tỉnh như Ninh Bình, hai năm xử được chín bị cáo về tội tham nhũng thì tám vị được hưởng án treo. Nhiều vụ tương đối nghiêm trọng song tòa án vẫn vận dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ để làm cơ sở để cho án treo. Chẳng hạn, nhân thân tốt, chưa có tiền án tiền sự…
Bà Nga cung cấp thêm, có những tỉnh trong hai năm xử 3 vụ tham nhũng, và 2 trong số đó là… treo.
Nhiều thành viên khác trong ủy ban cũng bày tỏ bức xúc trước tình trạng tòa cho hưởng án treo quá nhiều đối với các bị cáo thuộc nhóm tội tham nhũng.  Thậm chí, nếu không phải án treo thì các hình thức xử phạt khác cũng tương đối “nhẹ nhàng”, có phần nương tay. “Nhiều vụ việc chỉ xử lý theo dạng hành chính. Hoặc nếu có chuyển sang cơ quan hình sự thì cách xử lý cũng rất nhẹ”, ĐB Nguyễn Thái Học góp ý.

Báo cáo giám sát của Ủy ban Tư pháp cũng nhấn mạnh, tình trạng cho bị cáo các vụ án tham nhũng hưởng mức hình phạt thấp hơn khung hình phạt truy tố và việc áp dụng nhiều lần các tình tiết giảm nhẹ để cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ đang chiếm tỷ lệ cao, nhiều nơi việc tuyên dưới mức thấp nhất của khung hình phạt chiếm tới 80%. Thậm chí có nơi chiếm tỷ lệ cao 100%.Theo ông Học, có tình trạng hễ đụng đến án tham nhũng là hồ sơ trả qua, trả lại, có chuyện nể nang, né tránh. Nhiều vụ việc ban đầu nghiêm trọng, phức tạp mà rồi khi xử lý lại thành đơn giản, nhẹ nhàng.
Tình trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung với các vụ án tham nhũng, chức vụ còn nhiều. Có những vụ án trả hồ sơ điều tra bổ sung nhiều lần mà vẫn chưa thống nhất được tội danh, hình phạt, đường lối xử lý, làm kéo dài thêm quá trình giải quyết. Một số vụ sau khi trả hồ sơ điều tra bổ sung thường được chuyển sang tội danh khác có khung hình phạt nhẹ hơn, hoặc thậm chí là miễn trách nhiệm hình sự, gây bức xúc trong nhân dân.
“Đây là biểu hiện của việc xét xử chưa nghiêm minh, chưa phúc đáp được yêu cầu của nhiệm vụ chính trị là phải xử lý thật nghiêm minh với loại tội phạm này… Nhất là trong tình hình tham nhũng đang rất nghiêm trọng, phức tạp như hiện nay”, đoàn giám sát đánh giá.
Bên cạnh đó, Ủy ban Tư pháp cũng cho rằng, có nhiều vụ tuy đủ căn cứ để khởi tố, xử lý hình sự nhưng kết cục vẫn chỉ xử lý kỷ luật hành chính. Đây là dấu hiệu của việc bỏ lọt tội phạm.
Theo Tuanvietnam

Sai phạm của công chứng viên Việt Nam khiến thế giới ngạc nhiên

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã phải thốt lên như vậy tại phiên giải trình trước Ủy ban Tư pháp về tình hình công chứng, chứng thực tại Việt Nam hiện nay.
Chất lượng công chứng viên phụ thuộc vào… các hiệp hội
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ủy ban Pháp luật) đã đặt ra hàng loạt vấn đề tồn tại của hoạt động công chứng, chứng thực kể từ khi Luật công chứng có hiệu lực (năm 2007): “Bộ Tư pháp đã thả nổi quản lý trong hoạt động công chứng, đặc biệt là các phòng công chứng tư. Một số địa phương đã để tình trạng này phát triển nóng, cung vượt quá cầu dẫn tới hiện trạng một số văn phòng để công chứng viên cầm theo con dấu tới tận các gia đình, doanh nghiệp để mời công chứng”.
“Đó còn là vấn đề thả nổi, dễ dàng đào tạo công chứng viên dẫn tới quá nhiều người đạt được tiêu chuẩn công chứng viên dẫn tới sai phạm trong nghiệp vụ. Hay sự thả nổi còn diễn ra trong vấn đề dịch thuật công chứng, từ việc thu phí dịch thuật tới việc quản lý người dịch thuật…”
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường thừa nhận còn tình trạng chưa bắt kịp trong việc quản lý các phòng công chứng khi chuyển sang xã hội hóa.
“Năm 2006, Chính phủ thông qua quy hoạch phát triển tổng thể tổ chức hành nghề công chứng. Khi đó, đây là vấn đề mới và chưa dự liệu được những phát sinh trong thực tế. Văn phòng công chứng được thành lập theo Luật Doanh nghiệp và ban đầu, chúng tôi có sự lúng túng trong quản lý” – Bộ trưởng cho biết.
Ông giải thích thêm, khác với loại hình doanh nghiệp khác, khi thành lập ra mà khó khăn thì giải thể và phá sản nhưng tổ chức hành nghề công chứng như một sản nghiệp và có thể người quản lý văn phòng đó không còn nữa, nghỉ hay thôi việc nhưng văn phòng công chứng không thể bỏ ngay được vì đó là trách nhiệm suốt đời.
Về việc bổ nhiệm công chứng viên, đây là nghề đòi hỏi chuyên môn cao, nhất là sự hiểu biết về pháp luật dân sự, đất đai, thừa kế, thế chấp… “Nhưng luật hiện hành quy định một số chức danh tư pháp thì có thể được bổ nhiệm trước khi về hưu. Chúng tôi biết như vậy nhưng không có cách nào từ chối việc bổ nhiệm cả vì luật quy định như vậy không có lý do nào để từ chối” – Bộ trưởng phân trần.
Đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) cũng bày tỏ sự lo ngại với chất lượng công chứng khi báo cáo của Bộ Tư pháp chưa phản ánh đúng tình hình (cả nước chỉ để xảy ra sai sót hơn 200 bản công chứng/hơn 6 triệu lượt bản được công chứng, có tỉnh không có sai phạm nào).
“Dường như việc quản lý các hoạt động công chứng đang dần dần rời xa tầm kiểm soát của ngành tư pháp. Nếu văn phòng công chứng hoạt động theo Luật Kinh doanh thì sẽ khác, có vẻ như Bộ trưởng không quản lý được nữa. Tôi rất lo lắng vì như vậy sẽ đẩy rủi ro trong công chứng sang phía người dân vì Bộ đã không quản chặt được nó” – Đại biểu Sơn băn khoăn.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho hay, tỷ lệ sai sót ít, bản thân ông cũng không đồng tình. Tuy nhiên, tới thời điểm này, nhiều tỉnh chưa báo cáo. Sau khi có báo cáo cụ thể, Bộ sẽ thành lập các đoàn thanh tra một số địa bàn.
Các đại biểu cũng dẫn ra con số 80% sai phạm của công chứng là xuất phát từ những công chứng viên được miễn đào tạo, tập sự. Về vấn đề này, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết, hiện việc đào tạo công chứng viên là do Nhà nước đảm nhiệm. Tuy nhiên, khi hiệp hội công chứng được thành lập thì sẽ giao cho các hiệp hội đạo tạo.
Theo Bộ trưởng, hiện nay một số nơi như TP HCM đã thành lập hiệp hội công chứng và hoạt động tích cực, góp phần tăng cường kỹ năng, nghiệp vụ cho công chứng viên. Đồng thời, Chính phủ đã có đề xuất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh tiêu chuẩn đầu vào của công chứng viên. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến về vấn đề này.
“Công chứng viên được đào tạo qua Học viện Tư pháp chỉ chiếm 35% còn lại 65% được miễn. Sai phạm của công chứng viên ở nước ta hiện nay khiến thế giới ngạc nhiên lắm, đã làm nghề này mà vẫn còn sai sót chứng tỏ chúng ta cần đào tạo, chấn chỉnh đầu vào…” – Bộ trưởng khẳng định.
Khuyến khích thành lập phòng công chứng có nhiều công chứng viên
Trong khi đó, đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) lại lo ngại, hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng theo Luật doanh nghiệp và theo đuổi mục tiêu lợi nhuận. Liệu với những bất cập như trên thì phải giải quyết quy hoạch phòng công chứng như thế nào? Đây là vấn đề tồn tại trong mấy năm qua mà Bộ Tư pháp chưa xử lý được.
“Báo cáo của Bộ Tư pháp cho rằng, thời gian qua, số người hành nghề công chứng tăng từ 383 người (bình quân 4,6 công chứng viên/một tổ chức) lên tới trên 1.300 người với trên 700 tổ chức (bình quân 1,8 người/tổ chức). Như vậy tỷ lệ này giảm và là bất cập chứ không phải là thành tích như trong báo cáo nêu” – Đại biểu Minh chỉ rõ và đặt vấn đề, việc phát triển “nóng” phòng công chứng thuộc về trách nhiệm của ai?
Ngoài ra, Đại biểu Minh yêu cầu làm rõ trách nhiệm việc các phòng công chứng nhiều nơi chưa mua bảo hiểm.
“Tình trạng văn phòng công chứng chỉ có một công chứng viên, về mặt quản lý tôi rất trăn trở nhưng hiện tại chưa trình được dự án luật bổ sung Luật Công chứng. Trước mắt, Chính phủ đã ban hành nghị định cho phép chuyển đổi từ văn phòng công chứng một thành viên sang văn phòng công chứng công ty hợp danh từ hai thành viên trở lên” – Bộ trưởng Cường trấn an.
Ông cũng nói thêm, Nhà nước khuyến khích cấp phép văn phòng có nhiều công chứng viên và hạn chế thành lập văn phòng công chứng chỉ có một công chứng viên để tránh những bất cập của mô hình này.
Về vấn đề mua bảo hiểm cho công chứng viên, theo luật định thì các văn phòng phải mua cho công chứng viên vì họ phải chịu trách nhiệm vô hạn với các văn bản mình công chứng. Nếu không có bảo hiểm thì phải bỏ tiền túi ra để trả như trường hợp của một công chứng viên tại Hà Nội đã chết trong thời gian gần đây, vợ của công chứng viên đó phải đứng ra bồi thường.
“Luật quy định là bắt buộc nhưng hiện nay mới chỉ có 74% văn phòng mua bảo hiểm. Tôi xin nhận khuyết điểm và cương quyết phối hợp với các tỉnh để có chế tài phải mua bảo hiểm cho công chứng viên” – Bộ trưởng khẳng định.
Tuy nhiên, ông cũng đưa ra một lý do để các đại biểu thông cảm rằng, đây không phải là bảo hiểm bắt buộc, chỉ là bảo hiểm tự nguyên. Trong khi nghề này còn mới, sự tin tưởng của các công ty bảo hiểm chưa cao. Do vậy, cần phải nâng cao chất lượng công chứng viên, đảm bảo tin cậy cho công ty bảo hiểm.
Về vấn đề công chứng viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp thực hiện công chứng các văn bản liên quan lĩnh vực bất động sản dẫn đến nhiều vụ việc khiếu kiện, lừa đảo ở lĩnh vực này tăng cao, đại diện của Ngân hàng Nhà nước cho hay, phía Ngân hàng chưa có một báo cáo nào về vấn đề này nên không đưa ra nhận định.
Đáng tiếc, Bộ trưởng Hà Hùng Cường đã không kịp trả lời vấn đề này do hết thời gian giải trình./.
THEO TỔ QUỐC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét