Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Tin ngày 27/3/2013

TIN LÃNH THỔ

TIN TRÊN BLOG


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Một Lớp Trẻ Hai Cuộc Đời

Vietbao
Tác giả : Vi Anh
Hai tin trong tuần đáng suy nghĩ về ảnh hưởng của chánh quyền đối với lớp trẻ Việt Nam là tương lai của đất nước.
Tin truyền hình VHN- TV ngày 21 tháng Ba năm 2013, “Học sinh gốc Việt vô địch Spelling Bee”. Em James Phạm, một trẻ em Mỹ gốc Việt 12 tuổi, học sinh lớp 6  trường Patton, đoạt giải quán quân kỳ thi đánh vần năm thứ 26 do Học Khu Garden Grove tổ chức. Garden Grove là một thành phố người Việt ở đông nhứt Quận Cam ở tiểu bang Cali, trung tâm của Little Saigon, nơi người Việt thân thương gọi là thủ đô tinh thần của người Việt hải ngoại.
Thật là một niềm vui dân Việt. Trong hội trường của Trung Tâm Edgar, trước mặt của Luật Sư Nguyễn Quốc Lân, phó chủ tịch học khu chủ toạ, và hơn 100 phụ huynh, thầy cô và hiệu trưởng Mỹ, Việt, Hoa, Hàn hiện diện chứng kiến, Ông Alan Trudell, phát ngôn viên của Học Khu Garden Grove, tuyên dương thành quả của  Em James Phạm: “Em James Phạm đánh vần đúng chữ ‘adolescence,’ chữ quyết định ngôi vị vô địch đánh vần, dẫn đầu tổng số 10,500 thí sinh từ lớp 4 đến lớp 6 của học khu tham dự kể từ phần vòng loại tại các trường của Học Khu Garden Grove.”
Như đã biết đây là một cuộc thi gay cấn đòi hỏi vận dụng trí nhớ nhanh, nghe, phát âm, viết chánh tả chuẩn xác, đánh vần đúng thời lượng phát, phải thắng 46 thí sinh khác đại diện của mỗi trường. Khi nghe giám khảo đọc một chữ, thí sinh phải đọc và viết trên bảng cá nhân. Em nào đánh vần và viết sai sẽ bị loại ngay.
Sau các vòng loại còn James Phạm, 12 tuổi, trường Patton, và Silayan Camson, 11 tuổi, trường Stanley. Cả hai đều là học sinh lớp 6. Cuộc tranh tài tay đôi này vô cùng căng thẳng. Những chữ chánh tả khó như “raspberry, delicatessen và xylophone” người Mỹ Trắng có khi nói nghe ào ào, nhưng khi viết hay đánh vẩn còn phải suy nghĩ, ráng nhớ. Nhưng hai em đều đánh vần đúng, nhanh. Đến chữ thứ 47, chữ ‘adolescence thì James Phạm đoạt chức vô địch như phát ngôn viên tường trình thành tích ở trên.
Phân thưởng khiêm tốn nhưng rất quí báu về tinh thần: một bằng tưởng lục cho cá nhân và một cúp luân lưu để trưng bày tại trường, cho tất cả học sinh trong năm tới trầm trồ khen ngợi.
Tin thứ hai là tin của BBC tiếng Việt  ngày 21 tháng 3 năm 2013 liên quan đến cuộc du khảo của một kỹ sư chuyên về tin học của công ty Tin Học cả thế giới đều biết là Google tìm hiểu về kiến thức tin học của trẻ em học sinh VN, với tựa đề “Học sinh VN làm kỹ sư Google ‘ấn tượng’.”
Tin phân tích của BBC viết Neil Fraser, kỹ sư phần mềm của Google rất cảm kích về khả năng của học sinh VN, sau khi du khảo một số trường học để quan sát trình độ tin học của học sinh từ lớp 2 đến lớp 11 tại Việt Nam. Nhận định của Ông viết trên trang blog cá nhân của kỹ sư này: khả năng của học sinh VN giỏi hơn học sinh Mỹ.
Nhưng về bối cảnh học đường VN, kỹ sư Neil Fraser nhận thấy “Cơ sở vật chất để đào tạo cho ngành tin học ở Việt Nam vẫn còn rất thiếu thốn”. Ông khen trẻ em VN thông minh và thương trẻ em VN, Ông chia xẻ thiếu thốn của trường học, đến đổi  kỹ sư “Neil dùng phần lớn thời gian ở Việt Nam để viết phần mềm tặng cho trường học”. Ông thấy “Tất cả mọi thứ đều phải nén vào đĩa CD, vì nhà trường không đủ tiền để lắp đặt Internet có đường truyền tốt.” “Vì không đủ ngân sách, trường chỉ có thể thuê một giáo viên tin học. Tôi hỏi họ, lương giáo viên là bao nhiêu. Và họ trả lời là 100 đôla một tháng. “Vậy là tôi chạy ra ATM rút tiền, và tặng họ một giáo viên mới cho một năm nữa.” theo lời Ông trần thuật.
Hai tin này cho thấy giá trị của tự do, dân chủ và của chánh quyền của dân, vì dân, do dân quan trọng thế nào trong việc phát triễn của lớp trẻ. Lớp trẻ người Việt đang tiểu học ở Việt Nam và ở Hoa kỳ về tâm sinh lý đâu có khác nhau bao nhiêu, cùng nguồn gốc chủng tộc, cùng thành phần cha mẹ, ông bà Việt. Chỉ có cái khác nhau là môi trường chánh trị, giáo dục,  xã hội, khác biệt đó làm những người trẻ đồng trang lứa này khác nhau.
Kể ra lớp trẻ Mỹ gốc Việt gặp khó khăn về ngôn ngữ là phạm trù chánh, đầu và quan trọng trong việc thăng tiến hơn bạn đồng trang lứa của mình ở VN. Ở Hoa kỳ, tiếng Anh theo kiểu Mỹ (American English) là chuyển ngữ trong giáo dục, hành chánh, luật pháp, khoa học kỹ thuật và tiếp nhân xử thế chánh yếu ngoài xã hội. Thế mà nhờ nền giáo dục được chánh quyền đầu tư nhiều và nhờ tự do, dân chủ mà một em bé Việt có thề xuất sắc trong việc đọc, viết, nghe, nói chuẩn xác đúng tiếng Anh Mỹ như em học trò James Phạm nói ở trên.
Mở rộng tầm nhìn ra sẽ thấy nhờ giá trị tự do, dân chủ, và chánh quyền của dân, mà tập thể người Việt định cư thăng tiến cần lao đồng tiến xã hội ở Mỹ nhiều và cao hơn đồng bào ở nước nhà VN nhiều. Người Mỹ gốc Việt đa số là dân tỵ nạn CS, mất tất cả, tài sản vật chất và tinh thần, văn bằng, thâm niên, qua Mỹ với hai bàn tay trắng. Nhưng chỉ hơn 30 năm, người Việt trở thành một cộng đồng sắc tộc Việt tỉ lệ người có nhà, đậu đại học, kinh doanh vừa và nhỏ cao, tham chính qua đường dân cử, công cử, thi cử trong đủ mọi ngành quân, dân, cán chính của Hoa kỳ.
Trong khi đó lớp trẻ ở VN học với chuyển ngữ tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ dễ dàng, đầu óc cũng ham học, thông minh như bạn Việt ở Mỹ. Nhưng nhà cầm quyền thiếu đầu tư trong giáo dục nên không phát triễn được như bạn bè bên Mỹ. Dưới cái nhìn của một nhà giáo thương yêu tuổi trẻ (có thương lớp trẻ mới chọn nghề sư phạm được), không biết bao nhiêu Socrate, Einstein, Edison, Molìère, Beethoven đã mai một vì VN thiếu lớp, thiếu trường, thiếu thầy, thiếu sách giáo khoa, thiếu học cụ, thiếu cập nhựt hoá chương trình theo đà tiến của thế giới.
Đến đổi một kỹ sư ngoại quốc như Kỹ sư Neil phải “dùng phần lớn thời gian ở Việt Nam để viết phần mềm tặng cho trường học” và phải “chạy ra ATM rút tiền, và tặng cho một giáo viên mới cho một năm nữa.”
Thiết nghĩ những giới chức đang nắm chánh quyền VN dù là đảng viên, cán bộ CS cũng là người gốc Việt cũng nên tự vấn lương tâm, coi mình đã làm tròn trách nhiệm đối với lờp trẻ VN chưa. Mỗi năm cho 13.000 con cháu của đảng viên, cán bộ và những người ăn theo mới giàu đi du học Mỹ chưa đủ. Con số tỷ lệ quá nhỏ đối với hơn 90 triệu dân VN mà phân nửa là thành phần sanh sau Chiến tranh VN.
Muốn làm tròn trách nhiệm với lớp trẻ, tương lai của VN, không có gì khó, không cần phải bắt ai hy sinh ai cả. Chỉ cần cắt giảm những chi phí xa hoa, tiệc tùng, công xa, tuyên truyền khoa trương vô ích trên truyền thông đại chúng bên Nhà Nước và Đảng. Lấy số tiến đó đưa qua ngân sách của Giáo Dục để mở thêm trường lớp, thư viện, mướn thêm thầy (nếu cần mướn giáo sư ngoại quốc vào thỉnh giảng), thêm phụ cấp cho giáo chức đi tu nghiêp, hiện đại hoá phòng thí nghiệm, chương trình giáo dục là xong ngay.
Mỹ không có bà con dòng họ gì với VN, chỉ vì tình đồng loại mà còn chia xẻ kinh nghiệm với VN, muốn đất nước giàu mạnh, dân chúng văn mình, con đường giáo duc là con đường tắt, ngắn, nhưng phát triễn vững chắc nhứt – nên Mỹ trong chưa đầy một thập niên đã tăng số chiếu khán du học Mỹ cho VN lên 400%.
Thì tại sao nhà cầm quyền VN không đầu tư vào giáo dục, một đầu tư không phải một vốn bốn lời, mà “lời cả trăm năm” của cuộc đời một người được giáo dục.

Bắc Hàn Thê Thảm

Vietbao
Tác giả : Trần Khải
Lính cũng đói thê thảm. Thế là trốn sang Trung Quốc ào ạt. Đó là tình hình gần đây, nhiều chiến binh Bắc Hàn rủ nhau trốn sang Trung Quốc.
Thông tấn Yonhap cho biết có 12 chiến binh Bắc Hàn có vũ trang đã đào tỵ sang tỉnh Jilin ở bên kia biên giới TQ đầu tháng này, nhưng đã bị lính TQ bắt và giải giao về lại Bắc Hàn.
Hồi cuối tháng trước, 2 lính Bắc Hàn đã nổ súng và giết chết viên sĩ quan chỉ huy  của họ và trốn sang tỉnh Jilin, làm cho các chuyên gia phân tích suy đoán là đã có gì dị thường xảy ra trong các đơn vị quân đội đồn trú dọc biên giới TQ.
Nhóm 12 chiến binh Bắc Hàn đóng ở một đồn biên giới đã trốn sang đất TQ làm 2 nhóm, nhưng giải giao lại cho  nhà cầm quyền Bắc Hàn sau khi bị lính TQ bắt, theo một nguồn tin ngoạị giao ở Bắc Kinh hôm Thứ Năm.
Một nguồn tin khác ở thành phố Yanji của TQ, gần biên giới Bắc Hàn, nói rằng có 2 chiến binh Bắc Hàn khác đã bắn chết viên sĩ quan chỉ huy của họ và vượt biên giới để vào thị trấn Changbai, tỉnh Jilin, làm cho các chiến binh Trung Quốc gần đó phảỉ báo động, vây bắt.
Tình hình đaò ngũ tập thể có thể vì thiếu ăn. Viện trợ quốc tế gửi vào Bắc Hàn đã giảm nhiều kể từ khi nước này bắn một phi đạn hồi tháng 4-2012, làm thiếu ăn cho cả lính lẫn dân. Với thực phẩm tập trung cho các viên chức và binh đội ở thủ đô Bình Nhưỡng và các đơn vị trú đóng gần biêng iới Nam Hàn, lính ở biên giới gần TQ ăn tập trung vào bắp và khoai mà họ tự trồng.
Một nguồn tin cho biết rằng với mùa xuân tới và lương thực tồn kho giảm vì mùa màng gay gắt, đang có nhiều lính Bắc Hàn đaò ngũ hơn.
Trong khi đó, TQ cũng tập trung giảỉ giao về Bắc Hàn những thường dân đào tỵ.
Yonhap nói có 8 người Bắc Hàn đào tỵ bị an ninh TQ bắt ở Yanji đầu tháng này đã bị đưa vào trại tạm giam cho người đào tỵ ở Tumen và tất cả đã bị giao về Bắc Hàn, theo nguồn tin này. Trong nhóm đó có 5 trẻ em, một số trong đó được cho biết là họ bị bắt khi đang xin ăn trên lãnh thổ TQ.
Đặc biệt có một trong 2 công dân Nam Hàn bị bắt cùng với các người Bắc Hàn đào tỵ đã được bàn giao cho chính phủ Nam Hàn để trục xuất về Seoul hôm Thứ Tư. Họ là những người trước đó đaò tỵ từ Bắc Hàn và gần đây trở vào TQ để giúp gia đình họ thoát khỏi Bắc Hàn.
Cũng cần phải nên lên hiện tượng: Trẻ em lưu lạc là một hoàn cảnh đau lòng ở bên kia biên giới Bắc Hàn, phía lãnh thổ Trung Quốc, nơi nhiều chục ngàn phụ nữ Bắc Hàn đã vượt biên vào lưu tán.
Nhật báo Chosun Ilbo ở Nam Hàn kể rằng có khoảng 40,000 trẻ em, con của các bà mẹ Bắc Hàn, bị “bỏ rơi ở Trung Quốc.” Báo này nói, như thế là hàng chục ngàn trẻ em con của các bà mẹ Bắc Hàn không được bảo vệ gì ở TQ.
Một bản phúc trình của Ủy Hội Nhân Quyền Quốc Gia (National Human Rights Commission) thuộc chính phủ Nam Hàn dựa vào những cuộc phỏng vấn những người Bắc Hàn đảo tỵ lưu lạc hay đang sống ở 14 khu vực tại các tỉnh Liaoning, Jilin, Heilongjiang và Shandong thuộc TQ hồi năm ngoái, nói rằng ước đoán hiện đang có từ 20,000 tới 30,000 trẻ em dưới 19 tuổi sinh tại Trung Quốc bởi các bà mẹ Bắc Hàn. Thống kê này cũng dựa vào ước tính của các hội bất vụ lợi NGO của người Nam Hàn và các nhà nghiên cứu tại đại học Hoa Kỳ Johns Hopkins University.
Trong khi đó, bản tin VOA hôm 21-3-2013 cho biết Liên Hiệp Quốc đã lập một ủy ban để điều tra những vụ vi phạm nhân quyền tại Bắc Hàn và nói rằng một số vi phạm có thể lên đến mức “tội phạm chống nhân loại.”
Bản tin VOA nói rằng Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã thống nhất thông qua một nghị quyết hôm thứ Năm, gi cho ủy ban điều tra những vụ vi phạm nhân quyền “có hệ thống, sâu rộng và nghiêm trọng” tại Bắc Hàn.
Nghị quyết cũng lên án những vụ tra tấn và những trại lao động dành cho tù chính trị tại Bắc Hàn. Liên hiệp châu Âu và Nhật Bản đưa ra nghị quyết, được Hoa Kỳ ủng hộ.
Các tổ chức nhân quyền từ lâu đã kêu gọi những nỗ lực quốc tế nhằm chấm dứt những vi phạm nhân quyền tại Bắc Hàn, được xem như tệ hại nhất trên thế giới.
Tổ chức theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch cho biết cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc sẽ giúp phơi bày “nhiều thập niên vi phạm” của chính phủ Bắc Hàn.
Dĩ nhiên, các giới chức Bắc Hàn đã phủ nhận những cáo buộc là họ có vi phạm nhân quyền.
Thực tế cần ghi nhận: Những người vượt tuyến Bắc Hàn hiện nay, cũng như những người vượt tuyến từ Bắc Việt vào Nam thời xưa, là bằng chứng sinh động nhất về một xã hội bưng bít, ngộp thở của các thiên đường xã hội chủ nghĩa vậy.
Và ước mơ của đại đa số những người dân này chỉ muốn làm sao vào được các nước “tư bản đang giãy chết.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét