Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

Tin ngày 2/4/2013

TIN LÃNH THỔ

TIN TRÊN BLOG


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Vụ án Đoàn Văn Vươn qua góc nhìn của một thẩm phán ở Hoa Kỳ

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
IMG_0843-phongchongthamnhung.vn.jpg
Tòa án Nhân dân Thành phố Hải Phòng, nơi sẽ diễn ra phiên tòa xét xử gia đình ông Đòan Văn Vươn dự tính bắt đầu từ ngày 02/4/2013  -Photo courtesy of phongchongthamnhung.vn
Nghe bài này

Tải xuống – download
Vụ án Đoàn Văn Vươn đang là đề tài nóng bỏng hiện nay khi ngày xử đang đến rất gần. Mặc Lâm tìm hiểu khía cạnh pháp lý vụ án qua cuộc phỏng vấn Thẩm Phán Phan Quang Tuệ, thẩm phán tòa di trú thuộc địa hạt – luật pháp – San Francisco để hiểu thêm căn cứ pháp lý của một cuộc điều tra cũng như nội dung bản cáo trạng của Viện Kiểm sát đưa ra nhằm cáo buộc gia đình anh Đoàn Văn Vươn về tội giết người và chống người thi hành công vụ.

Thủ tục điều tra trái nguyên tắc

Mặc Lâm: Thưa Thẩm Phán, trên nguyên tắc có bao giờ một cơ quan hay một người đang bị điều tra lại được giao điều tra chính vụ án do mình có liên can vào như trường hợp của công an thành phố Hải Phòng được giao điều tra vụ án Đoàn Văn Vươn hay không?
Thẩm Phán Phan Quang Tuệ: Nó có một nguyên tắc mình phải hiểu như thế này, về hình luật thì khoản về hình sự tố tụng tức là cái thủ tục phải qua phải được tôn trọng mà nếu không tôn trọng thì tất cả thủ tục điều tra dẫn chứng đều bị loại ra ngoài, coi như vô giá trị.
Bây giờ cơ quan anh đi thi hành quyết định cưỡng chế là ai? Là mấy ông thần trong thành phố Hải Phòng! Có ông giám đốc công an thành phố Hải Phòng, đại tá Đỗ Hữu Ca. Có ông Phó Chủ tịch nhân dân thành phố Hải Phòng Đỗ Trung Toại. Ông đại tá công an thì nói rằng cuộc cưỡng chế này có thể viết thành một cuốn sách được, tức là một cuộc hành quân đánh trận điệu nghệ lắm. Ông Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân thì nói cái vụ phá nhà của ông Đoàn Văn Quý nó sai vì cái nhà đó nó không ở trong khu vực cưỡng chế.
Thứ hai nữa cả cuộc phá nhà đó là bất hợp pháp, mà ai nói là bất hợp pháp? là ông Thủ tướng nói! Thành thử chính ra ông Thủ tướng phải ra lệnh đình chỉ ngay cuộc điều tra. Ngưng chức ông công an đó. Ra lệnh ông ta không được di chuyển ra khỏi thành phố Hải Phòng, hoặc là trốn qua bên Tàu. Ngưng chức chủ tịch Ủy ban Nhân Dân Hải Phòng Nguyễn Trung Thoại và yêu cầu không được đi đâu hết. Đình chỉ và chuyển tất cả hồ sơ cuộc điều tra lên một cơ quan độc lập, tức là chỉ định một Ủy viên công tố độc lập cấp trung ương hay đâu đó.
Mặc Lâm: Ông Thẩm phán nhận xét gì trước những chứng cứ mà cơ quan điều tra giao lại cho Viện Kiểm sát để cáo buộc các nghi can trong vụ án này?
Thẩm Phán Phan Quang Tuệ: Anh Mặc Lâm và quý vị nào đọc rõ trong chính cái bản cáo trạng chứa đầy những cái điểm mà mình nên đặt câu hỏi: Ủy ban giám định y khoa về các cái gọi là thương tích của những người trong tổ công tác số 3, cái vụ đó xảy ra vào ngày 5 tháng 1 năm 2012 nhưng giám định y khoa lại làm vào tháng 10 năm 2012 thử hỏi trong thời gian đó chứng cớ nó chạy đi đâu? Thành thử câu hỏi của anh Mặc Lâm tôi xin trả lời toàn bộ thủ tục điều tra đó trái với những nguyên tắc căn bản của luật lệ thủ tục điều tra vì vậy nó không có một giá trị gì hết.
Mặc Lâm: Về bản cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hải Phòng ông Thẩm Phán đánh giá ra sao, có phù hợp với tiêu chuẩn của một cáo trạng do pháp luật quy định hay không?
Thẩm Phán Phan Quang Tuệ: Trong bản cáo trạng này có  chia ra hai nhóm bị can, một nhóm là ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý và mấy người đàn ông nữa khởi tố về vi phạm điều 93, khoản (d) tội giết người. Thứ hai là hai người phụ nữ còn lại bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ.
Tôi nhìn bản cáo trạng và giở ra điều luật 93 (d) thì điều luật đó nói như thế này: Tội giết người: người nào giết người thuộc một trong các trường họp sau đây bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, chung thân hoặc tử hình. Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. Tôi đọc suốt bản cáo trạng thì tôi thấy không có nạn nhân nào bị giết hết. Bản cáo trạng 13 trang có đề cập đến những người bị thương tích và họ liệt kê trong nhóm tổ công tác số 3, kể cả một bí thư huyện Tiên Lãng. Cái điểm quan trọng trong bản cáo trạng họ nói như thế này: những người đó bị thương nhưng đã được cứu cấp kịp thời có nghĩa là mấy người đó không chết. Khi nói về tội giết người thì phải có xác chết chứ? Ở đây không có người nào chết hết.
Về phía chính quyền, cơ quan theo chỗ tôi đọc thì có khoảng 100 người thuộc 25 tổ chức, không có người nào chết. Phía bên gia đình ông Đoàn Văn Vươn cũng không có ai chết. Thế thì nguyên tắc quy định của luật thì khi truy tố thì nó phải có yếu tố cấu thành tội phạm.
Mặc Lâm: Ông Thẩm phán có đề nghị gì cho các luật sư bên bị cáo trong trường hợp này?
Thẩm Phán Phan Quang Tuệ: Tôi đề nghị mấy ông luật sư có thể nói rằng, thưa quý tòa bên chính phủ không thể chứng minh được, hoàn tất được trách nhiệm dẫn chứng của mình vì lý do họ đã buộc tội thân chủ của chúng tôi tội giết người nhưng không có người nào chết hết, thành thử không thể dẫn chứng được. Vụ án không thể tiếp diễn tức là không cần mở phiên tòa nữa. Nếu Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng còn biết đọc luật lệ hiện tại, tôi không nêu Hiến pháp hay một tổ chức nhân quyền nào, tôi chỉ dựa trên luật của chính thể cộng sản này, nếu họ tôn trọng luật của chính họ lập ra thì phải đình chỉ ngay phiên tòa. Viện Kiểm sát phải đình chỉ ngay, không phải tạm thời mà phải đình chỉ luôn.

Qui kết tội gì cho gia đình ông Vươn?

nguyenxuandien-250.jpg
Người thân trong gia đình ông Vươn vài ngày trước phiên tòa. Photo courtesy of blog nguyenxuandien
Mặc Lâm: Theo sự đánh giá của Thẩm phán như vậy thì bản cáo trạng này không thể sử dụng để kết tội gia đình Đoàn Văn Vươn, xin ông cho biết bước kế tiếp thì Tòa án Nhân dân Hải Phòng sẽ giải quyết như thế nào?
Thẩm Phán Phan Quang Tuệ: Danh từ mà giới luật chúng tôi trước năm 1975 gọi cái bản cáo trạng đã bị “hà trì” từ căn bản. Trong Bộ luật Tố tụng Hình sự có nói như thế này: sau khi đã nói về trách nhiệm dẫn chứng của cơ quan khởi tố, nói cách khác tức là trong trường hợp này ông Đoàn Văn Vươn và gia đình ông ấy không có trách nhiệm chứng minh họ vô tội. Trong Bộ luật tố tụng của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nếu như không có sự việc phạm tội, quyết định không khởi tố vụ án hình sự khi có một trong những căn cứ quy định tại điều 89 nghĩa là không có sự việc phạm tội, hành vi không cấu thành tội phạm thì cơ quan có quyền khởi tố ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Đây là điều quan trọng: nếu đã khởi tố thì phải hủy bỏ quyết định. Nó nói là “phải” nếu theo tiếng Anh là “shall” là “must” và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác hoạc báo tin về tội phạm biết rõ lý do.
Điều 91 nếu cơ quan khởi tố nhận thấy quyết định của mình không có căn cứ thì Viện Kiểm sát ra quyết đinh hủy bỏ quyết định khởi tố đó. Hủy bỏ điều đó thì chuyện gì xảy ra? Trong trường họp này do họ đã đưa bản cáo trạng nên sẽ có mấy điều xảy ra theo quy định. Điều 55 người Thẩm phán xử án, trường hợp ở đây là Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng, phải áp dụng điều 155, Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi có căn cứ quy định tại điều 89 hoặc ra quyết định đình chỉ vụ án khi một trong những yếu tố quy định trong điều 89 của bộ luật này. Tôi nghĩ là không có yếu tố tội phạm.
Nguyên tắc là khi mình khởi tố thì Biện lý cuộc hay Viện Kiểm sát Nhân dân là cơ quan đứng truy tố có trách nhiệm dẫn chứng. Dẫn chứng trong một vụ giết người thì phải có ông Nguyễn Văn A hay ông Nguyễn Văn B gì đó bị chết. Bản cáo trạng là căn bản của văn kiện khởi tố, rõ ràng nói rằng khởi tố theo điều khoản 93 (d) có nghĩa là giết người thi hành công vụ, nhưng không có người nào chết hết thì sao gọi là giết người? Chính bản cáo trạng họ kể tên gần 10 người ra trong đó tổ công tác 3 có mấy người bị thương và đã được đưa đi cứu kịp thời.
Mặc Lâm: Ông Thẩm phán có cho rằng Tòa án không kết tội giết người với gia đình ông Vươn được vì không có ai bị giết nhưng Tòa có thể kết một bản án khác chẳng hạn như sử dụng vũ khí, chất nổ bất hợp pháp hay không?
Thẩm Phán Phan Quang Tuệ: Tôi đọc đâu đó có một ông luật sư Việt Nam ổng nói nếu muốn khởi tố, truy tố thì có thể truy tố ông này về tội phòng vệ chính đáng quá mức. Nhưng không thể nói vì tôi truy tố cái này không được nếu không giết người thì mưu sát…không thể được, vì như vậy là vi phạm nguyên tắc Double Jeopardy (nguy cơ bị kết án hai lần) không phải một tội phạm mà ông cứ bác người ta ra, truy tố hết tội này rồi qua tội khác. Không phải truy tố tội ăn cắp không được quay qua truy tố tội dụ dỗ gái vị thành niên, phải trả tự do tức khắc.
Mặc Lâm: Xin được hỏi Thẩm phán một câu cuối, nhìn một cách tổng quan ông thấy vụ án này nói lên điều gì? Sự yếu kém của tư pháp, việc bao che của cán bộ địa phương hay điều gì khác thưa ông?
Thẩm Phán Phan Quang Tuệ: Tôi đọc bản cáo trạng mà giật mình. Không biết làm sao người ta huy động cả trăm người, chiếm cái cơ sở làm việc mà chính chính phủ đã giao cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn khai thác từ năm 1993, bao nhiêu mồ hôi nước mắt đã đổ ra. Ổng đâu có làm điều gì trái luật đâu? Trong bản cáo trạng rất tức cười, họ nêu ông Vươn xây 5 cái hàng rào! Ổng muốn xây một chục hàng rào thì ổng có quyền xây chớ đâu có cái luật nào cấm người ta xây hàng rào? Rồi nói là ổng gài cái này gài cái kia! Trời đất! Mình gài chống người ăn trộm, khi ăn trộm vô thì người ăn trộm phạm tội chứ đâu phải mình phạm tội!
Chính quyền đóng vai trò ăn cướp lại đi khởi tố nạn nhân, cái người đã đóng góp cho quốc gia. Tôi thấy trong những người tham gia cưỡng chế có nhân vật là bí thư của Đảng Cộng sản. Từ đó mình nhìn vấn đề rộng lớn hơn là tất cả nằm ở chỗ khi Đảng nhảy vô qua Điều 4 Hiến pháp cho là mình lãnh đạo tiên phong, bao trùm mọi hoạt động của Đảng. Từ vụ này tôi thấy người Bí thư phải bị truy tố vì đã xâm phạm tài sản của dân dựa theo bộ luật hình sự. Và vì ông ấy là bí thư thành thử phải có cuộc điều tra Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính trị bộ phải xem họ có vi phạm các tội vi phạm quyền tự do dân chủ của công dân chiếu theo chương 13 của Bộ hình luật họ có xâm phạm tội xâm phạm quyền sở hữu của dân chiếu theo chương 14.
Sự có mặt của ông Bí thư tại Tiên Lãng đặt ra câu hỏi về vai trò của Đảng Cộng sản trong đó như thế nào. Phải điều tra luôn cả bí thư Hải Phòng, Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam và toàn chính trị bộ để xem chính sách đất đai của họ đối với đất nước như thế nào.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.

Đại sứ Philipines tại Bangkok: Tranh chấp lãnh hải là vấn đề đa phương

DSCF0069-305.jpg
Đại sứ Philippines tại Bangkok, bà Garcia -RFA photo
Tại  buổi hội thảo ở Bangkok thứ Sáu tuần trước về chủ đề An Ninh Châu Á Thái Bình Duong Trong Thập Niên Tới, đồng tổ chức bởi Trung Tâm Nghiên Cứu An Ninh Châu Á Thái Bình Dương, Viện Nghiên Cứu An Ninh Và Quốc Tế  Thái Lan, đại học Burapha và đại học Chulalongkorn của Thái Lan, đại sứ Philipines tại Bangkok là  bà Jocelyn Batoon Garcia tuyên bố bà có nhiệm vụ minh định lập trường hoà bình và thiện chí giải quyết của Philippines khi đưa vụ tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc ra trước Toà Án Trọng Tài.
Sau buổi hội thảo, đại sứ Jocelyn Garcia, cũng là đại diện Philippines  trong Uỷ Ban Liên Hiệp Quốc Về Kinh Tế Và Phát Triển Xã Hội  Châu Á UNESCAP, trả lời Thanh Trúc lý do Manila muốn đưa vụ tranh cãi trên biển Tây Philippines, mà Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa, ra trước công luận quốc tế:
Trong mười bảy năm qua Phililippines đã nhiều lần cố gắng thương lượng với Trung Quốc. Năm 2002, ASEAN trong tư cách một tập thể các quốc gia, đã cùng Trung Quốc ký DOC Bản Tuyên Bố Về Cách Hành Xử Trên Biển Nam Trung Hoa, được coi như bước chuẩn bị cho những vòng thảo luận sau này hầu tiến tới COC tức Qui Định Hành Xử trên biển Nam Trung Hoa.
Và Bản Qui Định Cách hành Xử vùng biển tranh chấp là đề tài thương thảo từ bấy nay nhưng mãi mười năm qua cũng vẫn chưa thành hình được.

Đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế

Thanh Trúc: Thưa bà đại sứ, phải chăng bà đang muốn để cập tới quan điểm song phương hoặc đa phương, vốn không thể dung hòa  với Trung Quốc, trong vấn  đề tranh chấp lãnh hải trên vùng biển Tây Phlippines,  mà phần Việt Nam gọi là biển Đông, và trở ngại đó  khiến Philippines  quyết định mang nội vụ ra trước Tòa Án Trọng Tài Liên Hiệp Quốc?
Đại sứ Garcia: Xin thưa là tôi không thể nói giùm nước bạn, nhưng cái nhìn của chúng tôi là không chỉ riêng Philippines mà có năm quốc gia cùng can dự vào vụ tranh chấp này. Chính vì thế vụ việc không phải và không còn là vấn đề song phương nữa mà đây là một vấn đề đa phương.
Năm 2011, tổng thống Phi lúc bấy giờ, bà Aquino, và chủ tịch nước Trung Quốc lúc ấy, ông Hồ Cẩm Đào, đã từng đạt sự đồng thuận là Trung Quốc và Philippines  cần phân biệt rạch ròi những vấn đề gây tranh cãi hầu giải quyết riêng rẽ các vấn đề đó trong lúc vẫn xúc tiến và vẫn cộng tác với nhau về những chuyện không nằm trong vòng tranh cãi.
Tổng quan về kinh tế thì  Philippines và Trung Quốc không có mâu thuẩn không có trở ngại, giao thương hai nước vẫn tiến triển và hai bên vẫn mong muốn duy trì hiện trạng tôt đẹp đó đó trong lúc cố gắng thu xếp và thương thảo để giải quyết vấn để tranh cãi trên biển Tây Philippnes còn gọi là  biển Nam Trung Hoa .
But I want to be very clear that the arbitration that we want …
Thiết tưởng tôi cần trình bày rõ rằng Tòa Án Trọng Tài mà Philippines đang nhắm tới không qui kết vào những điểm mà Trung Quốc bày tỏ sự dè chừng khi ký vào UNCLOS Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển. Khi ký vào Công Ước Quốc Tế Về Luật Biển một quốc gia có thể bày tỏ sự quan ngại hay dè dặt, trong trường hợp này Trung Quốc  đã bày tỏ sự nghi ngại của mình. Philippines hoàn toàn không thắc mắc trước sự dè chừng hay nghi ngại của Trung Quốc.
Thanh Trúc: Vậy xin bà đại sứ cho biết Philippines trông đợi gì ở Tòa Án Trọng Tài đang được đề cập tới ở đây?
Đại sứ Garcia: Những điều Philippines đòi hỏi ở đây là định nghĩa thế nào gọi là bãi đá (bãi cạn) và thế nào gọi  là đảo. Liệu một bãi đá có bao gồm một vùng đặc quyền kinh tế không, và liệu một hòn đảo không nằm trong một quần đảo thì có bao gồm một đặc khu kinh tế không. Đá là gì mà đảo là gì trong trường hợp này.
Và một khi đạt tới định nghĩa đó rồi thì mới có thể thấy rõ Trung Quốc có vi phạm chủ quyền của Philippines hay không. Đây là cốt lõi của vấn đề mà Philippines đòi hỏi nơi Tòa Án Trọng Tài.
Đó cũng là lý do các vị chánh án của ITLOS Tòa Án Quốc Tế Về Luật Biển, dù Trung Quốc đồng ý hay không đồng ý, đã chấp thuận thụ lý hồ sơ xin phân xử của Philippines vì nhận thấy những điều Philippines yêu cầu không nằm trong bất cứ điểm nào phía Trung Quốc từng tỏ ra quan ngại.
Thực ra những điều này cũng không có gì mới, chỉ là ít khi được nhắc đến. Còn nếu đi sâu vào chi tiết có lẽ tôi phải nói nhiều hơn  như tôi đã trình bày trước cử tọa lúc nãy. Thế nhưng mọi quan điểm chính của Philippines được tóm gọn như vậy.

Tiếp tục giao thương với Trung Quốc

Thanh Trúc: Thưa bà đại sứ Garcia, giả sử Trung Quốc vẫn bất chấp và vẫn lập lại những hành động khá là quá khích của họ tại bãi cạn Scarobrough thuộc vùng biển Tây Philippines thì sao, chẳng lẽ điều này không ảnh hưởng chút nào đến bang giao cũng như tương quan kinh tế Trung Quốc Philippines mà bà cho là vẫn diễn tiến tốt đẹp và không gặp trở ngại ?
Đại sứ Garcia: Xin nhớ trong bài thuyết trình vừa nãy tôi đã khẳng định Philippines luôn mong muốn tiến tới  Bản Qui Định Hành Xử trên vùng biển tranh chấp với Trung Quốc, và vì Philippines vẫn muốn duy trì sự hoà hiếu với Trung Quốc thì còn con đường hòa dịu nào hơn là đưa vụ việc ra trước Toà Án Trọng Tài?
Philippines, trong mọi trường hợp, không chủ trương quá khích mà chỉ muốn giải quyết tranh cãi một cách rốt ráo sau mười bảy năm gần như bế tắc. Mặt khác, Manila vẫn tiếp tục giao thương và cộng tác kinh tế là hai lãnh vực không có tranh cãi như trước nay đối với Bắc Kinh.
Thanh Trúc: Nếu được hỏi Philippines  vẫn cần đến Trung Quốc trong mức độ nào thì câu trả lời của bà đại sứ là?
Đại sứ Garcia: Trung Quốc rất quan trọng đối với Philippines, hai quốc gia là lân bang tốt của nhau. Cứ xem như Thái Lan và Kampuchia chẳng hạn, đâu phải vì đưa vấn đề tranh chấp đền cổ Preah Vihear ra trước Tòa Án Quốc Tế mà hai nước thôi không là láng giềng tốt  của nhau nữa.
Philippines luôn hy vọng sớm hay muộn khu vực phải phát huy được  bản Qui Định Hành Xử , chẳng những có lợi cho Philippines mà còn cần  cho Trung Quốc, cho ASEAN cũng như cho vấn đề tranh chấp trên vùng biển Tây Philippines mà Trung Quốc vẫn khẳng định thuộc  biển Nam Trung Hoa.
Philippines hy vọng một giải phap hòa bình và minh bạch trong vấn đề tranh chấp, và như tôi đã nhấn mạnh trước đó, Trung Quốc là một nước bạn quan trọng, một đối tác quan trọng trong khu vực. Một khi hiểu rõ và chấp nhận tầm quan trọng của Trung Quốc trong khu vực thì sự cần thiết và cấp bách là phải tháo gỡ mọi mâu thuẫn mọi dị biệt với quốc gia láng giềng này. Vấn đề nào gây nghi ngại dè dặt thì giải quyết trong góc độ song phương, lãnh vực nào không tạo tranh cãi thì cứ thế mà tăng cường mà phát triển trên quan điểm đa phương.
Đất nước chúng tôi có thể hợp tác trong nhiều lãnh vực, cũng như từng hợp tác tích cực trong những lãnh vực mà có điểm dị biệt hay bất đồng. Đó là con đường hòa bình  mà Philippines theo đuổi.
Thanh Trúc: Một lần nữa xin cảm ơn bà đại sứ Jocelyn Batoon Garcia.

Phá nát thành tro bụi, hay nghiền nát như con kiến?

cc : Cái bọn này luôn khát máu dù cùng chủng tộc!!Lấy máu làm chiến thắng cuồng vọng !!!-Bao giờ thứ này cũng thế!!! Một đưa con nít miệng luôn phun ra hơi tanh mùi máu…Cả Thế giới không thể nào có cách tiêu diệt được những loài dã man hơn thú vật này sao??? Còn bọn khát máu điên loạn thì Trái đất không bình yên - 
Việt-Long, RFA
2013-04-01
kim-un
Thống chế trẻ tuổi giữa những tướng lãnh thuộc cấp lão thành -internationalpolitics.com photo
Quyết định cho pháo đài bay B-52 và oanh tạc cơ tàng hình B-2 bay sang Nam Hàn biểu diễn sức mạnh đã khiến Bắc Hàn lồng lộn và có thể có hành động hung hăng hơn nữa, trong lúc chiến dịch hăm dọa lớn tiếng của Bình Nhưỡng đang có vẻ tắt dần.
Trước ngày hai chiếc B-2 của quân lực Mỹ bay biểu diễn sức mạnh trên bầu trời Nam Hàn, Bình Nhưỡng có vẻ như đang dần dần dịu bớt những thái độ khiêu khích hung hăng để tập trung vào dịp lễ 15 tháng tư, sinh nhật của ông nội Kim Jong-Un, cố chủ tịch Kim Il-Sung, nhà lập quốc Bắc Hàn. Đó cũng là thời gian hầu hết mọi binh sĩ Bắc Hàn phải quay về đồng ruộng cho vụ mùa xuân. Vụ khủng hoảng bằng lời nói đang có triển vọng lắng dần, thì Hoa Kỳ lại làm cho lãnh tụ Bắc Hàn phải làm một điều gì đó vì thể diện của “người cầm lái vĩ đại.” 
f-22
Chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor – devicemag.com photo
Nhà nghiên cứu về Bắc Hàn Lee Min-Yong nhận xét: “Có vẻ như Kim jJng-un đang ở vị trí lái một con tàu lớn để dạo chơi cho thỏa thích.”

Lập tức phá thành tro bụi

Thông tấn xã Bắc Hàn KCNA phổ biến hình ảnh Kim Jong-Un đang phác thảo kế hoạch phản ứng với máy bay ném bom tàng hình B-2A, vẽ ra đạn đạo dự kiến của phi đạn Bắc Hàn tấn công các căn cứ Mỹ ở Thái Bình Dương và ngay trong nội địa Hoa Kỳ.
Văn bản gọi là “Bản tuyên chiến toàn diện” của Bắc Hàn do KCNA phổ biến viết:
“Nay là lúc lực lượng quân sự cách mạng của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã bước vào hành động quân sự thực sự, mối quan hệ liên Triều đương nhiên bước vào tình trạng chiến tranh.”…  “Hiền nhiên là mọi xung đột quân sự trên bán đảo Triều Tiên đều dẫn đến một cuộc chiến tranh toàn diện, chiến tranh hạt nhân khi mà những oanh tạc cơ hạt nhân chiến lược của Mỹ ở các căn cứ trên Thái Bình Dương, kể cả Hawaii và Guam, cũng như từ nội địa Hoa Kỳ, đã bay vào bầu trời Nam Hàn để tham gia sách lược chiến tranh hạt nhân liều lĩnh nhắm vào CHDCNC Triều Tiên.  Trận tấn công  đầu tiên của quân lực cách mạng CHDCND Triều tiên sẽ đánh nổ tung các căn cứ quân sự xâm lược trong nội địa Mỹ và trên các chiến trường địa bàn hành quân ở Thái Bình Dương, kể cả Hawaii và Guam. Và (trận tấn công của CHDCNC/TrT) không những phá thành tro bụi ngay lập tức những căn cứ quân sự của Mỹ ở Nam Hàn mà cả những cơ sở của chế độ cầm quyền bù nhìn tại nơi này, kể cả dinh Tổng thống và các căn cứ quân sự, khỏi nói đến những kẻ xâm lược và kẻ khiêu khích.” 
korea-missile
Hỏa tiễn Bắc Hàn rời dàn phóng, tháng 12, 2012. – krtTV photo

Đoạn 3 của bản tuyên chiến toàn diện viết: “CHDCND Triều tiên không bao giờ bỏ lỡ cơ hội chiến thắng cuối cùng trong cuộc chiến vĩ đại để thống nhất đất nước. Trận chiến tranh này sẽ không phải cuộc chiến 3 ngày mà sẽ là trận đánh chớp nhoáng, chỉ một trận độc nhất, khi quân lực (bắc) Triều tiên chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ Nam Hàn, đến tận đảo Jeju (ở cực nam Nam Hàn)…. “Không một sức mạnh nào trên quả đất có thể phá vỡ ý nguyện của toàn thể quân dân Triều tiên cho cuộc chiến vĩ đại để thống nhất đất nước…”
Đây là giọng điệu lớn lối gây chiến cao nhất từ xưa đến nay trong lịch sử chiến tranh loài người. Xưa kia các nước tuyên chiến và bước vào chiến tranh thực sự cũng không hề có giọng điệu giết chóc ghê gớm đến thế, chỉ trừ lực lượng khủng bố Hồi giáo gần đây thù ghét phương Tây đến tận xương tủy. Các nước châu Âu, Mỹ, Nhật trong thế chiến thứ hai chỉ đòi buộc đối phương phải đầu hàng và bồi thường chiến tranh là cùng, không ai dọa giết tới cùng, đốt phá thành tro bụi cả xứ sở đối phương. Các lãnh tụ Cộng Sản hiếu chiến hàng đầu như Krutchev, Mao Trạch Đông cũng đòi đánh tan thế giới tư bản, nhưng chưa hề khoác lác về một trận đánh như bằng phép Trời như vậy. Chỉ có một mình ông Thống Chế chưa đầy 30 tuổi Kim Jong-Un, được cận thần tôn xưng quá đáng, tưởng mình là thần thánh thật, mới dám đòi phá nát Seoul, chiếm cả nước anh em Nam Hàn chỉ trong một trận, không tha cho cả Mỹ ở xa hằng ngàn dặm. Hay ông và cận thần biết rằng chỉ có người dân Bắc Hàn tin vào lời ông nói, nên mới có giọng điệu kệch cỡm đến thế.
Lời dọa dẫm đối với các căn cứ Thái Bình Dương và nội địa Mỹ là hoàn toàn lố bịch, nhưng nguy cơ đối với Nam Hàn rất thực tiễn, vì lãnh thổ Nam Hàn nằm trọn trong tầm hỏa tiễn mà Bình Nhưỡng dọa có bom hạt nhân gài vào được để dội xuống. Thủ đô Seoul chỉ cách lằn ranh ngưng chiến 40 km. Bản nghiên cứu của Viện quốc tế nghiên cứu chiến lược cho biết Bắc Hàn bố trí 80% tổng hỏa lực trong phạm vi 100km của khu vực ranh giới. Lực lượng bố trí  bao gồm khoảng 700 ngàn quân, 8 ngàn đại pháo và 2 ngàn xe tăng.

Nghiền nát như con kiến!

b-2
Oanh tạc cơ tàng hình khổng lồ B-2 thực tập thả bom thành công bằng máy thả xoay vòng – airforcetechnology.com photo
Ông Đặng Vũ-văn, Phó trưởng biên tập Thời báo Nghiên cứu, nhật báo của Trường Đảng Trung ương Trung Quốc, cơ sở đào tạo các viên chức nhiều triển vọng tương lai, tin rằng không bên nào có ý định tung ra chiến tranh toàn diện mà trong đó, theo ông,  “người Mỹ sẽ đạp và nghiền cái ông này (Kim Yong-un) như nghiền nát con kiến!” Tuy nhiên ông Đặng nói tiếp: “Điều này tuy vậy không loại được nguy cơ nổ súng lầm lẫn, không thể loại trừ những tai nạn như thế
Hôm nay, 1 tháng tư, 2013. Hoa Kỳ đưa thêm phi cơ chiến đấu tàng hình Raptor F-22 đến Nam Hàn, tỏ quyết tâm đứng cạnh Seoul trong mọi tình thế. Một chiếc F-22 được coi là đủ sức chiến đấu và tiêu diệt 10 chiếc Su-35 của Nga, Trung Quốc mới mua 24 chiếc này và bản quyền chế tạo của Nga.
Đông Bắc Á có ba nhà lãnh đạo mới trong củng một năm: Trung Quốc và Nam Bắc hàn. Trước khi trở thành Tổng thống, bà Park Geun-Hy hứa hẹn quan hệ với Bắc Hàn để đền bù nếu Bình Nhưỡng từ bỏ tham vọng hạt nhân. Nhưng chỉ một tuần trước khi bà nhậm chức, Bắc Hàn thực sự phá vỡ chính sách đó bằng cuộc thử nghiệm bom hạt nhân lần thứ ba hôm 12 tháng 2.
Trong khi bà Park không làm gì được hơn, thì chủ tịch họ Tập phải có chính sách khéo léo đễ kềm chế và trừng trị họ Kim. Trung Quốc đã thực hiện điều ất bằng cách ủng hộ nghị quyết trừng phạt của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh không thể đi quá xa vì là đồng minh duy nhất và là nước nuôi ăn nuôi nhiên liệu cho Bắc Hàn. Nhà báo họ Đặng của Trưởng Đảng Trung Quốc cho rằng nếu Trung Quốc áp dụng những biện pháp chế tài ngặt nghèo hơn nữa, tình hình Bắc Hàn càng trở nên bất ổn.
Dù sao thì kịch bản bán đảo Triều Tiên mấp mé bờ vực xung đột võ trang rộng lớn đã nhiều lần diễn ra sau chiến tranh Triều Tiên !950-1953.
Pháo đài bay B-52 đã từng được dùng để gây áp lực với Bình Nhưỡng trong thập niên 1970.  Đó là vào năm 1976, hai lính Mỹ bị đánh chết bằng cán rìu khi muốn cưa bỏ một cái cây trong vùng phi quân sự chia đôi Nam Bắc Hàn. Mỹ đã tập trung lực lượng quân sự để cảnh cáo, sử dụng cả pháo đài bay. Sự kiện cũng trôi qua không gây nên chiến sự, mặc dù quân Bắc Hàn đã bắn lên một trực thăng của Hoa Kỳ. Truyền thông Bắc Hàn lâu nay vẫn cường điệu hiếu chiến không biết bao nhiêu lần, dọa biến Seoul thành biển lửa là chuyện như cơm bữa, cũng như lời thóa mạ thô bỉ đến nỗi không ai dám dùng tới, khi gọi lãnh đạo Nam Hàn là chuột, là chó…
kim-n-girls
Lãnh tụ được tôn xưng như thần thánh – alloverhumanity.com photo
Tuy nằm dưới tầm đại pháo của Bắc Hàn, người dân Seoul không hề tỏ ý muốn di dời khỏi thủ đô, nơi đã có sẵn kế hoạch phòng thủ thụ động chống tấn công đại quy mô bằng pháo kích. Quân đội Mỹ và Nam Hàn cũng sẵn có kế hoạch phản công hoặc đánh phủ đầu để chặn đứng trận pháo tiêu diệt trước khi Bắc Hàn khởi động. Các phi cơ oanh tạc khổng lồ của Mỹ bay qua Seoul là để nhắc nhở tất cả các bên về kế hoạch và chiến thuật ấy, đồng thời trấn an cả hai đồng minh Nam Hàn, Nhật Bản trước khả năng quân sự mới mẻ đang thành hình của chế độ độc tài Bình Nhưỡng.

Tạm buông súng, làm ruộng

Có ý kiến trong giới báo chí quốc tế cho rằng gần đây nếu Mỹ không cho phi cơ B-2 và B-52 bay qua với mục đích đó thì có thể Bắc Hàn đã sẵn lòng giảm cường điệu tuyên truyền và mối căng thẳng.
Lý do là nay đang là thời gian tan băng giá của mùa xuân, quân đội Bắc Hàn phải xuống ruộng cày cấy để cứu nạn đói kinh niên cho xứ sở. Ngoại trừ những đơn vị tên lửa và đơn vị tinh nhuệ nòng cốt, phần đông trong số 1 triệu 200 ngàn quân Bắc Hàn ha82gn năm đều phải làm ruộng trong 1 tháng kề từ giữa tháng tư. Lính phải về quê, ở lại làm ruộng như dân, cho tới khoảng 20 tháng 5 là lúc xong thời vụ. Thời gian này là lúc thích hợp để giới lãnh đạo quân phiệt Bình Nhưỡng tạm quên sôi nổi tuyên truyền hiếu chiến để nói chuyện cày cấy với dân, với lính. Nhưng Hoa Kỳ đã không để cho Bình Nhưỡng có dịp giảm cường độ gây hấn, mà khiến Bắc Hàn tỏ ra nguy hiểm hơn.
Không rõ kế sách của Washington là vô tình hay cố ý, trong lúc công luận Hoa Kỳ không mấy ai tỏ ý lo sợ hay oán ghét gì trước những lời lẽ tuyên truyền ngây ngô lố bịch của chế độ lạc hậu nhất trên thế giới này, dù là họ có thể sắp có vũ khí hạt nhân. Ý kiến trong dư luận Hoa Kỳ  chỉ toàn những lời chế diễu, đùa cợt với nhau như đang xem một anh hề dở mà cứ tưởng mình hay, vì mình là lãnh tụ của một dân tộc không biết gì đến thế giới bên ngoài. Nhưng chính vì lạc hậu không còn cách nào đuổi kịp thế giới mà không mất ngôi vị quyền lực thần thánh, Kim Jong-Un buộc phải ôm con bài vũ khí hạt nhân để đòi thế giới phải trả giá cao. Vị lãnh tụ non yếu nhưng ham quyền lực chỉ nghĩ được đến thế, hay đang làm theo lời cố vấn của Bắc Kinh?
fueling
B-2 được tiếp dầu trên không – widescreenstuff photo

Điều khó hiểu

Trung Quốc chưa thực hiện hết vai trò khuyên bảo họ Kim, hay vẫn dùng Kim Jong-un như con bài trong tay áo để thương lượng với Mỹ trong  nhiều ván bài trên thế giới?  Chưa có câu trả lời. Sự cứng đầu và hành động được coi như độc lập của Bình Nhưỡng đối với Bắc Kinh  là điều khó hiểu, nhìn từ bên ngoài. Có ý kiến giải thích rằng Bắc Kinh phải có lợi cách nào đó trong mọi hành động của Bắc Hàn, nên mới phải dung dưỡng chế độ này trong nhiều năm nay.
Điều rõ ràng nhất là giới lãnh đạo ở Washington ngày nay không hề muốn can dự vào chiến tranh với bất cứ ai vì bất cứ lý do gì. Tổng thống Obama vẫn luôn luôn muốn đứng ngoài mọi xung đột trên thế giới. Washington đứng hẳn bên ngoài cuộc nội chiến Syria, hạn chế tối đa sự can dự của quân đội Mỹ trong chiến cuộc Lybia, dứt khoát từ chối ý muốn của Israel đòi tấn công vào kế hoạch hạt nhân của Iran.
Tổng trưởng quốc phòng Chuck Hagel, cựu chiến binh Việt Nam, thường tuyên bố rằng việc sử dụng quân lực chỉ là sách lược sau cùng khi không còn cách nào khác cho nền an ninh của Hoa Kỳ  và thế giới.
Song song với ý kiến về việc Hoa Kỳ gây khó khăn cho tình hình vì các chuyến bay của B-52. B-2, thì một chuyên gia Mỹ cho rằng hành động đó là hợp lý.
Chuyên gia về an ninh châu Á Thái Bình Dương DennyRoy của Trung tâm Đông Tây, một cơ sở nghiên cứu và tư vấn ở Hawaii, cho rằng từ quan điểm của Hoa Kỳ, việc trấn an Nam Hàn về quyết tâm lâu dài của Mỹ là điều thích hợp, nhất là trong thời kỳ có thể nảy sinh sự nghi ngờ về quyết tâm đó giữa lúc kinh tế khó khăn vì khủng hoảng hiện nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét