Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Bài đáng chú ý

Thư cảm ơn của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ

Sáng 21/6/2013, bà Nguyễn Thị Dương Hà đã gặp được chồng mình, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, tại Trại giam số 5, Thanh Hóa. Bà Dương Hà cho biết do Trại giam số 5 Bộ Công an cuối cùng đã phải ra văn bản giải quyết đơn của anh nên từ 9 giờ sáng hôm nay anh đã kết thúc tuyệt thực. Từ nhà tù, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ gửi thư cảm ơn đến tất cả mọi người đã ủng hộ cuộc đấu tranh của anh.

Bauxite Việt Nam


Tôi là Ts luật Cù Huy Hà Vũ
Thường trú tại 24 Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội
Bị Toà án Tối cao nước CHXHCN Việt Nam kết án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế kể từ ngày 05/11/2010 vì "Tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" theo điểm c khoản 1 Điều 88 Bộ luật Hình sự. Tôi luôn khẳng định tôi hoàn toàn vô tội vì tôi luôn đấu tranh vì Công lý, Dân chủ và Nhân quyền ở Việt Nam, vì độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, bị giam tại B11, phân trại K3, Trại giam số 5-Bộ Công an, nhờ vợ tôi là Nguyễn Thị Dương Hà, kính báo với toàn thể mọi người như sau.
Ngày 27/5/2013, tôi bắt đầu tuyệt thực để phản đối Giám thị Trại giam số 5 Bộ Công an, Lường Văn Tuyến đã bất chấp Hiến pháp, Luật Tố cáo và Luật Thi hành án hình sự cố ý không giải quyết Đơn tố cáo Lê Văn Chiến, cán bộ Trại giam số 5 cố ý giết công dân Cù Huy Hà Vũ mặc dù trong văn bản Yêu cầu giải quyết Đơn Tố cáo Lê Văn Chiến, cán bộ Trại giam số 5 cố ý giết công dân Cù Huy Hà Vũ mà tôi đã gửi Giám thi Lường Văn Tuyến ngày 12/5/2013 tôi đã cảnh báo là tôi sẽ tuyệt thực nếu không giải quyết Đơn Tố cáo của tôi. Sáng 15/6/2013 khi được Đài Truyền hình Việt Nam và một số báo chí khác của Việt Nam hỏi về tình hình tuyệt thực của tôi ngay tại buồng giam tôi, anh Nguyễn Đình Dặm, người bị giam cùng phòng với tôi đã chỉ vào ảnh của các cháu nội của anh Dặm treo tại buồng giam và nói: "Tôi lấy tính mạng của vợ tôi, của các con tôi và của các cháu tôi ra thề rằng anh Cù Huy Hà Vũ đã không ăn bất cứ miếng nào, không dùng bất kỳ chất dinh dưỡng, chất đạm và thuốc bổ nào ngoài thuốc điều trị bệnh tim và cao huyết áp trong cuộc tuyệt thực hiện nay của anh Cù Huy Hà Vũ. Ngoài ra, nếu tôi nói dối, tôi sẵn sàng chấp nhận bản án 7 năm tù mà tôi đang chấp hành tăng gấp đôi".
Việc Giám thị Trại giam số 5 Bộ Công an Lường Văn Tuyến cuối cùng đã phải ra văn bản giải quyết đơn của tôi sau khi tôi tuyệt thực 25 ngày là thắng lợi của Công lý, là thắng lợi bước đầu của việc đấu tranh của tôi và của toàn thể người Việt Nam trong và ngoài nước vì Công lý, Dân chủ và Nhân quyền và đó cũng là Thắng lợi của toàn thể người Viêt Nam trong và ngoai nước, của chính phủ Hoa Kỳ, chính phủ của 27 nước thuộc liên minh Châu Âu, chính phủ Australia, chính phủ Canada, chính phủ Neuziland và chính phủ các nước khác và của các tổ chức Quốc tế và mọi cá nhân đã ủng hộ tôi quyết liệt, của những người đã tuyệt thực để đồng hành với tôi trong cuộc đấu tranh chính nghĩa này của tôi và của toàn thể nhân dân Việt Nam nói chung trong cuộc tuyệt thực vừa qua của tôi tại Trại giam số 5 Bộ Công an nói riêng.
Một lần nữa, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất của tôi đến toàn thể nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước đến tất cả các Chính phủ, các tổ chức quốc tế và cá nhân trên thế giới đã ủng hộ tôi quyết liệt và đến những người đã tuyệt thực để đoàn kết với tôi trong cuộc tuyệt thực vừa qua của tôi và tôi hoàn toàn tin tưởng rằng tôi, Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ quyết liệt và chí tình ấy trong cuộc đấu tranh của tôi và toàn thể nhân dân Việt Nam vì Công lý, Dân chủ và Nhân quyền ở Việt Nam vì cuộc đấu tranh này còn phải tiếp tục cho đến thắng lợi cuối cùng./.
(BVN)

Phạm Xuân Dương - Thư ngỏ gửi tới ông Chu Sơn Hà về hoạt động của loa phường.

Ảnh minh họa.

  Tôi đã gửi thư kiến nghị về Loa Phường đi nhiều nơi, từ Ban tuyên giáo TƯ, Hà nội, Bộ, sở Thông tin truyền thông, Bộ Văn hóa và đại biểu Đoàn quốc hội Hà nội trong tháng 6 năm 2013 với nội dung như dưới đây:
Kính gửi: Ông Chu Sơn Hà
Đại biểu Quốc hội thuộc đoàn đại biểu TP. Hà nội
V/v: Giúp đỡ cử tri phản ánh về vai trò và hoạt động của Loa Phường
Tôi là Phạm Xuân Dương, Số CMTND số 011651891 do CA TP. Hà nội cấp ngày 9/11/2006, sống tại số nhà 42b, Tổ 10, Ngõ 293/37, Đường Ngọc Thụy, Phường Ngọc Thụy, Quận Long Biên, Hà nội xin gửi lời chào tới ông và nhờ ông, với vai trò là Đại biểu quốc hội đoàn Hà nội, chuyển tới các cơ quan chức năng Trung ương và Thành phố về kiến nghị của tôi đối về Loa Phường như sau:
Như ông đã biết, Loa Phường tiền sinh là Loa Báo Động trong thời kỳ chiến tranh, được lắp đặt tại các nơi công cộng lớn (xa nhà ở, chung cư, trường học và bệnh viện) để báo động trước các cuộc ném bom, tấn công và ở một số nước (Nhật bản) là báo động thiên tai, sóng thần. Vì vậy Loa Phường có tác dụng và cần thiết vì dù là người bệnh, người già, trẻ sơ sinh hay bất kể ai đều cần được cảnh báo trước bom đạn và thiên tai. Nhưng hiện nay Loa Phường của chúng ta mà cử tri thật sự không biết xuất phát từ đâu, do ai và bằng quyết định có cơ sở khoa học và pháp lý nào lại được sử dụng như một phương tiện truyền thông và tuyên truyền trong một xã hội văn minh hiện nay là không đúng chức năng và gây ô nhiễm tiếng ồn cho đô thị. Tất cả các thành phố văn minh khác trên thế giới đều không có loại phương tiện truyền thông này (nhất là các thành phố muốn có du lịch phát triển do du khách đi về theo chuyến bay, tầu đêm cần được nghỉ ngơi vào buổi sáng hay chiều). Những thông tin mà người này cho là quan trọng cần thiết thì thực ra chỉ quan trọng cần thiết với một bộ phận hay nhóm người (ví dụ: Lương hưu, tiêm phòng dại hay nghị quyết của Đảng, vv...).
Ngay cả trong thời gian khó bao cấp, ngoài Loa báo động, chúng ta vẫn duy trì được loa truyền thanh hữu tuyến, lắp đến từng nhà, có chỉnh âm rất văn mình và được nhiều gia đình đón nhận thì do sự phát triển của các phương tiện truyền thông nên cũng không cần thiết nữa. Hiện nay các Phường phát các chương trình với loa nén kim loại vừa không đảm bảo chất lượng âm thanh, chất lượng tin tức (nghe lõm bõm, từ có từ không, làm rung các cửa kính vào mùa đông), vừa gây mất cảm tình đối với đô thị. Một ngã tư có hai loa của hai phường phát hai chương trình khác nhau làm nhiều gia đình, các hộ có người làm ca đêm, làm việc tự doanh, du khách bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thần kinh.
Tôi tin chắc rằng, ông là một trí thức nên ông cũng đồng tình với tôi rằng, một thành phố tri thức thể hiện ở việc nhiều người vừa đi vừa tư duy, vừa chờ xe buýt vừa đọc sách. Thế nên dù Loa Phường có phát trong 1 tiếng cũng làm ảnh hưởng tới luồng tư duy và mong muốn được yên lặng của nhiều người. Tư duy bắt phải nghe là tư duy chăn nuôi gia súc chứ không thể cho con người muốn sống có trách nhiệm và đau đáu với thời cuộc. Rõ ràng đây không phải là kênh truyền thông tuyên truyền hữu hiệu, văn mình và cần thiết. Tôi cũng biết các cơ quan chức năng của thành phố và TƯ đã có điều kiện đi thăm nhiều thành phố trên thế giới và tôi đảm bảo rằng không có một thành phố văn minh nào trên thế giới dùng Loa Phường như chúng ta đang dùng.
Chính vì những lý lẽ trên, tôi kính đề nghị ông phản ánh tới các cơ quan chức năng Trung ương và Thành phố mong muốn của cử tri là KHÔNG dùng Loa Phường làm phương tiện truyền thông (đọc các văn bản pháp luật, phát ca nhạc, báo hiếu trong phường, biểu dương đóng góp của dân, kể cả tuyển quân, tiêm chủng phòng dại, giới thiệu bệnh, dịch và cách phòng tránh vv... vì thông tin kiểu này phải do các cán bộ phường và tổ dân phố trực tiếp thực hiện). Chỉ đạo xây dựng Quy chế chỉ sử dụng Loa Phường trong các trường hợp khẩn cấp.
Xin chân thành ảm ơn sự quan tâm của ông và chúc ông mạnh khỏe để cống hiến được nhiều hơn.
Người viết thư
Phạm Xuân Dương (Điện thoại: 0912570592)

“Mõ” phường- Người yêu kẻ ghét

Loa phát thanh phường - “sinh ra” để làm công ích, ngày lại ngày cần mẫn cả sớm lẫn chiều và tự xem mình như anh “mõ” phường thời hiện đại. Thế nhưng khi công nghệ thông tin len lỏi vào từng nhà, đến với từng người thì chiếc loa phường trở nên thất thế.
Hệ thống loa phường chằng chịt tại Phường Nam Thắng Long, Trung Văn, huyện Từ Liêm (Hà Nội). Ảnh: H.N
Vẫn nhiều thiện cảm
9h sáng thứ Bảy, cổng trụ sở UBND phường Nguyễn Trãi (Hà Đông, Hà Nội) khép hờ, là ngày nghỉ nhưng vẫn có một cán bộ đến làm việc buổi sáng. Đó là chị Phạm Thị Tuyết Lan, phụ trách đài phát thanh phường. Chị dẫn tôi lên tầng 2 vào gian phòng khoảng 10m2. Chị Lan cho biết, mỗi ngày đài phát hai buổi (sáng từ 6 giờ 40 phút đến 7 giờ 15 phút, chiều từ 16 giờ 25 phút đến 17 giờ 5 phút). Có việc đột xuất thì tăng buổi, tăng thời lượng hoặc sớm muộn tùy việc.
Chị Lan tâm sự: “Mình làm nghề đã hơn hai mươi năm, vừa là giám đốc, vừa là phóng viên và phát thanh viên của đài. Công việc xoay quanh đọc thông báo cắt điện, cúp nước, giao quân, vệ sinh đô thị, sinh hoạt hè, phát lương hưu, việc tang ma, họp dân phố, quyên góp từ thiện, tiêm chủng thiếu nhi, tiêm phòng chó dại...
Tiếp nữa là các khuyến cáo về cúm gà, lở mồm long móng gia súc,... các chỉ thị về cấm lấn chiếm lòng đường, tụ tập cờ bạc, hút hít... Có vấn đề thì cán bộ chuyên ngành đưa văn bản cho đài đọc; có lúc thì chính chị phải rút từ các báo cáo, tổng kết, văn bản viết thành một bản thông báo, khuyến cáo, tư vấn... Có lúc tìm trên báo có những bài viết trùng với chủ trương tuyên truyền của phường thì chị cũng đọc trên đài”.
Khi câu chuyện đã bắt đầu cuốn hút, tôi hỏi chị về những phản ánh cả tích cực lẫn tiêu cực của quần chúng nhân dân về hệ thống loa phường. Theo chị Lan, chỉ có những hộ sống quá gần loa hoặc những gia đình CBCC chỉ xem phường là nơi cư trú chứ không làm việc sinh hoạt chung thì phản đối.
Còn với các hộ dân lao động, tiểu thương, thiếu nhi, phụ lão sống và làm ăn tại địa bàn thì với họ tiếng loa phường hàng ngày là không thể thiếu. Bởi vì dân cư ngày một đông, địa bàn rộng, công việc nhiều... một ông tổ trưởng dân phố không thể đến từng nhà thông báo cắt điện, cắt nước, rồi một anh cán bộ Đoàn cũng lại đến từng nhà thông báo kế hoạch sinh hoạt hè; lại một cán bộ y tế đến từng nhà thông báo lịch tiêm chủng được.
Còn với ông Lê Hải Triều, tổ dân phố số 4, phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông (một cán bộ về hưu) khẳng định, xét về tính ưu khuyết của hệ thống loa phường, dù rằng có nhiều lời kêu ca, nhưng về mặt tác dụng chung, “mõ” phường vẫn cần thiết. Trong câu chuyện với tôi, ông Triều lý giải, vì nhiều thông tin ở địa phương, người dân không thể tìm hiểu được trên các tờ báo của trung ương và địa phương.
Hơn nữa, việc tuyên truyền trên loa phường sẽ giảm gánh nặng của cán bộ xã, phường khi họ không phải đi đến từng nhà thông báo. Ông Triều nói: “Suy cho cùng việc Nhà nước duy trì cái loa phường cũng là lo cho người dân, vì người dân mà thôi. Tại Hà Nội nó có thể làm phiền một số người nào đó nhưng khi về nông thôn, sẽ thấy tất cả người dân đều rất mong chờ đến thời gian phát thanh của loa xã, do điều kiện không thể tiếp cận với các phương tiện truyền tin hiện đại như internet...”.
... nhưng ghét cái “tội” lắm “mồm”
Hơn nửa thế kỷ trôi qua, người Hà Nội bây giờ đã khác xưa nhiều, loa phường trở nên ít cần thiết. Với nhiều người, loa còn gây phiền toái. Họ lườm nguýt, than phiền về “anh mõ” phường lắm điều cứ chõ vào nhà họ mà tuyên truyền này, phát động nọ. Mặc lời ra tiếng vào, ngày ngày, trên nhiều đường phố Thủ đô những chiếc loa phường vẫn đều đặn phát thanh.
Anh Lê Việt Hà, tổ dân phố 5, phường Định Công Thượng, quận Hoàng Mai, Hà Nội bức xúc: “Cứ tầm 16 giờ 35 là đến giờ “tra tấn”, cả dàn loa “công suất lớn” xả ra hàng loạt các thông tin. Loa chĩa vào nhà, tiếng oang oang như nã đại bác, tâm trí nào mà nghe với ngóng”.
Anh Hà chua chát: Ngày nào cũng vậy, chưa sáng ra tiếng phát thanh viên đã oang oang “thưa quý vị và các bạn, sau đây là chương trình phát thanh của phường…”, đến chiều vừa từ cơ quan về lại nghe âm thanh quen thuộc vang lên trên loa phường. Nói thật loa nói cứ nói, còn thông tin cần đến với dân thì đã rơi vãi ở không khí!.
Chị Phạm Thị Tuyết Lan đọc thu âm cho chương trình phát thanh buổi sáng
Đó là những lời than phiền còn… lịch sự chứ có nhiều nơi người ta ghét loa phường ra mặt, họ “thẳng tay” cho “anh mõ” về nghỉ hưu sớm.
Thậm chí, không ít nơi, họ “quá khích” cắt đứt luôn dây, rút lõi loa. Ông Triều bức xúc: Dù không muốn nghe nhưng những công dân đập phá loa là thiếu tinh thần cộng đồng, vì loa phát các chính sách của Đảng, Nhà nước đến người dân chứ có gì sai đâu. Lịch cắt điện, cắt nước, lịch tiêm chủng, lịch phát lương hưu của từng phường, có phải internet nào cũng cập nhật được. Nhưng “ông mõ” cũng có cái “tội tày đình” là “lắm mồm hành hạ” lỗ tai người dân. Giờ nghỉ ngơi mà loa cứ hét oang oang thì người ta ghét cũng phải thôi.
Hệ thống máy phát máy dựng tân tiến
Bà Nguyễn Thị Tám ở phường Nam Thắng (xã Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội) chua chát nói: “Tôi năm nay đã gần 60 tuổi, khốn khổ hơn người ta, là cái tai tôi chưa điếc. Sống ở khu này, tôi lại hạnh phúc hơn người ta là mỗi ngày được nghe cái loa ở phường “phục vụ” mỗi giấc ngủ hay cơn ốm đau”(!?)
Một đại diện lãnh đạo phường Đồng Nhân, Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết, hầu hết xã phường ở Hà Nội đều có hệ thống loa phát thanh làm phương tiện thông tin tuyên truyền. Hệ thống loa truyền thanh này chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống Thủ đô từ những năm sau giải phóng (1954), khi phương tiện nghe nhìn, thông tin báo chí còn nghèo nàn, thô sơ, lạc hậu.
Rồi khi cơn bão hiện đại hóa bùng nổ, hệ thống loa phường lại được tu bổ nâng cấp theo hướng có cột loa riêng trên đó được lắp đặt tận 4 chiếc loa xoay về bốn hướng, rồi thì có máy dựng máy phát được đầu tư tiền tỷ. Dù hệ thống rất tân tiến người dân vẫn ghét “ra mặt” ông “mõ phường” vì trước kia ông chỉ có một đến hai cái “mồm” nhưng hiện tại ông có đến tận bốn cái “mồm”.
Lê Bùi
( Baohaiquan )

Trung Quốc đẩy mạnh quân cờ sang Trung Á

Mỏ than lộ thiên của Kazakhstan.
Mỏ than lộ thiên của Kazakhstan. (Getty Images/Christopher Herwig)

Đặc phái viên nhật báo kinh tế Les Echos từ Astana phân tích chiến lược hợp tác của Trung Quốc tại nước láng giềng Kazakhstan trong bài phóng sự đề tựa « Trung Quốc đẩy mạnh quân cờ sang Trung Á ». Kazakhstan nằm giữa hai ông khổng lồ : một bên là Nga - nước lớn nhất, bên kia là Trung Quốc - quốc gia đông dân nhất.

Nắm quyền sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, tổng thống hiện nay của Kazakhstan đã từ bỏ thủ đô cũ Almaty, cho xây dựng một thủ đô mới, Astana, gần với người anh em đồng bào Kazakh hơn. Việc di chuyển thủ đô cách xa Trung Quốc hơn cũng nhằm tránh khỏi những tham vọng của Bắc Kinh.

Để thỏa mãn nhu cầu dầu lửa và khí đốt, Trung Quốc ngược theo con đường tơ lụa và đặc biệt quan tâm tới Kazakhstan, đất nước có diện tích lớn thứ 9 trên thế giới, với 17 triệu dân, mà trong lòng đất chứa đầy nguồn tài nguyên tự nhiên. Nước Nga đã không thể bỏ qua trước mối lợi này, nhưng hiện giờ phải chia món mồi béo bở đó với Trung Quốc.

Kazakhstan chứa khoảng 3% tổng trữ lượng dầu mỏ và khoảng 1,7% trữ lượng khí đốt trên thế giới. Tổng thư ký Tổ chức quốc tế Energy Charter đánh giá « Từ giờ tới năm 2015, Kazakhstan sẽ lọt vào top 10 các nhà sản xuất dầu lửa thế giới và về mặt địa lý, nước này nằm giữa hai người tiêu thụ năng lượng nhiều nhất : châu Âu và Trung Quốc ». Kazakhstan cũng là nước sản xuất uranium lớn nhất thế giới. Đất nước này trở thành đầu tầu kinh tế tại khu vực Trung Á, chiếm 75% tổng GDP trong vùng.

Cách đây 2 năm, ông Hồ Cẩm Đào, chủ tịch Trung Quốc thời đó, ca ngợi « bùng nổ quan hệ song phương » giữa hai nước. Trao đổi mậu dịch sẽ tăng gấp đôi từ giờ tới năm 2015. Bắc Kinh đã đầu tư nhiều tỉ đô la vào Kazakhstan. Vào năm 2013 hoặc 2014, một công ty liên doanh của hai nước sẽ xây dựng hệ thống ống dẫn khí để hàng năm cung cấp cho Trung Quốc khoảng 40 tỉ mét khối khí đốt. Chủ tịch tập đoàn KazMunaisGas bình luận rằng dự án này sẽ cho phép « đa dạng hóa về lựa chọn xuất khẩu của chúng tôi. Trước đây, chúng tôi xuất khẩu chỉ thông qua Gazprom (tập đoàn Nga) »

Đối với nước Nga, sự thâm nhập của Trung Quốc vào sân sau của họ là một mối thách thức rõ ràng. Ngay giữa những năm 2000, một đường ống dẫn dầu đã nối những mỏ dầu Kazakhstan với vùng Tân Cương. Và người Trung Quốc đang tìm cách mua lại cổ phần của nhà sản xuất dầu lửa Mỹ ConocoPhillips trong tập đoàn khai thác mỏ Kashagan. Nằm tại biển Caspi, Kashagan có trữ lượng ước chừng 30 tỉ thùng dầu, trong đó từ 8 đến 12 tỉ thùng có thể khai thác được.

Trung Quốc thay đổi chiến lược đầu tư

Trung Quốc còn quan tâm tới nhiều nguồn tài nguyên khác, đầu tiên là mỏ quặng. Năm ngoái, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đã dành một 1,5 tỉ đô la cho Kazakhmys, nhà khai thác mỏ khổng lồ của Kazakhstan, để phát triển quặng đồng Aktogay. Chủ tịch SB Capital cho biết : « Từ một năm nay, người Trung Quốc không chỉ quan tâm tới dầu mỏ và khí đốt, mà còn đa dạng hóa các mối quan tâm của họ, bằng cách đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hay ngành nông nghiệp ».

Trung Quốc và Kazakhstan ký kết một thỏa thuận để xây dựng 1200 km đường sắt nối hai thủ đô, cũ và mới, của Kazakhstan. Và không xa thủ đô cũ Almaty (gần Trung Quốc), sẽ mọc lên một công trình gồm khách sạn và sòng bạc, đúng theo kiểu Ma Cao, để phục vụ cho khách hàng từ tây bắc Trung Quốc tới.

Kazakhstan muốn trở thành trung tâm của Trung Á. Trung tuần tháng 6, đất nước vui mừng làm hồi sinh con đường tơ lụa nhờ tuyến đường sắt nối Trung Quốc và châu Âu. Từ giờ trở đi, một xe container chỉ mất 15 ngày để vượt 15 nghìn km từ Trùng Khánh sang Duisburg (thuộc vùng Ruhr của Đức), trong khi đó, bằng đường thủy phải mất 45 ngày.

Trung Quốc quan tâm với Trung Á cũng vì lý do an ninh

Khu vực này nằm ngay cửa ngõ của vùng Tân Cương. Người Ngô Duy Nhĩ thiểu số sống ở khu vực tây bắc Trung Quốc không phải là người dễ bảo. Trong khi đó, bên kia biên giới là người Thổ và người Hồi giáo. Bắc Kinh sợ người dân thiểu số dễ bị kích động. Họ cũng sợ những bất ổn hay khủng bố các công trình đầu tư của mình tại đây.

Hai lý do giải thích cho sự lo ngại này là Khối Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) rút khỏi Afghanistan, như vậy các tổ chức Hồi giáo cực đoan sẽ phát triển hơn, và người kế nhiệm tổng thống Nazarbayev sẽ là ai. Chính vì thế, Bắc Kinh sử dụng lá bài Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, chủ yếu nhằm vào việc đảm bảo an ninh, được thành lập năm 2001, bao gồm Trung Quốc, Nga và 4 nước Trung Á (Kazakhstan, Kirghizistan, Tadjikistan và Ouzbékistan).

Sự can thiệp của Trung Quốc vào Trung Á vấp phải hai trở ngại: Mát-xcơ-va và lo ngại của dân chúng địa phương. Mặc dù thường phối hợp ăn ý với nhau trên trường quốc tế, nhưng trong khu vực, Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh với Nga. Bắc Kinh kêu gọi thỏa hiệp mậu dịch nhưng Nga làm ngơ và đặt rào cản thuế quan Nga-Kazakhstan-Belarus. Kazakhstan cố gắng cân bằng cán cân Nga-Trung Quốc, nhưng về mặt chính trị thì sẽ ưu ái mối quan hệ với người Nga.
Còn người dân Kazakhstan lo ngại về các hoạt động của Trung Quốc, thậm chí là bài trừ. Cán bộ một doanh nghiệp nước ngoài tại đây cho biết: « Đúng là hành động bài Trung Quốc đang tăng nhanh, nhưng sao phải ngạc nhiên? Họ hung tợn và ngạo nghễ và coi chúng tôi như một nước hạng hai nơi mà mọi thứ đều có thể mua được ». Về việc bán đất nông nghiệp cho người Trung Quốc, dân Kazakhstan phản đối vì với họ các dự án này chỉ có lợi cho công nhân Trung Quốc « nhập khẩu ». Thế nhưng, bóng của người khổng lồ Trung Quốc sẽ còn in lâu dài trên thảo nguyên mênh mông Kazakhstan.

Thu Hằng (RFI)

Đại gia địa ốc: 'Tôi chỉ còn nước chưa tự tử'

Xoay xở đủ cách để tồn tại trong thị trường, nhưng nhiều ông chủ địa ốc đều phải thốt lên “Khó khăn quá, chắc cứ thế này thì chỉ còn nước đi tự tử”.

Cả năm không kiếm được 1 đồng nào

Tâm sự với chúng tôi, ông C., Giám đốc một doanh nghiệp bất động sản không ngần ngại khi nói về mức thu nhập của công ty ông hơn 1 năm qua.

Doanh nghiệp của ông C. trước đây khá đình đám trong giới bất động sản, là một sàn khá uy tín, chuyên phân phối nhiều dự án lớn ở Hà Nội.

Đại gia địa ốc: 'Tôi chỉ còn nước chưa tự tử'
Đại gia địa ốc: "Chỉ còn nước chưa tự tử"

Tuy nhiên, chỉ hơn 1 năm nay, sàn của ông đã phải di dời địa điểm tới 3 lần vì không chịu được sức ép về giá thuê. Trước kia sàn của ông rất rộng, khoảng 500 m2, nằm ngay ở trên mặt đường Kim Mã (Hà Nội). Sau đó, sàn của ông bị thu hẹp lại, diện tích chỉ còn hơn 100m2 nằm ở khu vực Đội Cấn.

Và bây giờ diện tích là 200 m2 nhưng ở một vị trí khá xa trung tâm là đường Lê Văn Lương kéo dài, gần khu đô thị Dương Nội.

“Cả năm nay, tôi xoay xở đủ cách, từ việc mở thêm quán cà phê, đồ ăn nhanh ngay tại sàn bất động sản đến kinh doanh bãi đỗ xe, nhưng vẫn không kiếm đủ tiền nuôi nhân viên. Nhân viên của tôi vừa tư vấn bất động sản, vừa kiêm luôn bồi bàn, nhưng thu nhập hàng tháng rất bèo bọt, chưa đến 3 triệu đồng/tháng”, ông C. nói.

Theo ông C., người mua bất động sản bây giờ không chỉ không có tiền, mà quan trọng nhất là niềm tin của họ cũng đã mất, mọi người hỏi han, nghe ngóng bất động sản cũng giống như họ quan tâm đến một cô ca sỹ ăn mặc hở hang hay bị “lộ hàng”. Họ chỉ hỏi cho vui, còn xuống tiền mua nhà đất thì là câu chuyện rất khó.

“Tính ra cả năm ngoái tôi làm việc cật lực, vất vả, nhưng vẫn nợ thêm đến hàng tỷ đồng. Trong đó, tiền lương cho nhân viên cũng lên đến vài trăm triệu. Đấy là còn chưa kể đến tiền thuê văn phòng, tiền duy trì hoạt động và nhiều khoản tiền khác nữa”, ông C. chia sẻ.

Vị đại gia này cũng không ngần ngại cho biết: “Nếu cứ đà này, nay mai tôi phải đóng cửa sàn đi trốn nợ mất. Tình hình kinh tế khó khăn quá. Chắc tôi chỉ còn nước là chưa đi tự tử”.

Cho nhân viên nghỉ luân phiên

Cũng bi đát như trường hợp của ông C., ông N.C.Đ cũng từng nổi tiếng là một đại gia chịu chơi trong giới bất động sản khi đổi đời xe đến chóng mặt.

Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, vị đại gia này trở nên trầm lặng và kín tiếng hơn. Vô tình gặp lại ông trong một bữa ăn trưa bình dân, tôi không khỏi ngỡ ngàng khi vị đại gia phong độ ngày nào, giờ cũng “trầm lặng” đến khó hiểu.

Tôi vẫn còn nhớ cái cách nói chuyện rất hùng hồn của ông. Ngoài khả năng ăn nói dõng dạc, ông còn gây ấn tượng đặc biệt với tôi bởi cách vung tay vung chân rất hùng hồn.

Thế mà giờ đây, ông ít nói hẳn. Điều khiến tôi bất ngờ nhất là ông xuất hiện ở 1 quán ăn khá bình dân và cả bữa cơm ông chỉ lặng lẽ ngồi ăn và nghe ngóng. Ông nói chuyện cũng rất khiêm tốn, lúc nào cũng lắc đầu kêu “Khó khăn quá!”.

Ngoài một số dự án ở Hà Nội, TP HCM, ông còn có một số dự án khác ở Hải Dương, Đà Nẵng, Quảng Nam.

Trước đây, thời kỳ bất động sản “sốt nóng”, ông từng kiếm bộn tiền nhờ 2 dự án lớn ở Hà Nội. Tuy nhiên, sau gần 2 năm không gặp, vị đại gia này đã thay đổi khá nhiều.

Ông kể, sau khi đầu tư thành công ở Hà Nội, ông đầu tư thêm một số nơi khác như Hải Dương, Đà Nẵng, Quảng Nam. Tuy nhiên, việc đầu tư này không hiệu quả. Lý do vì thị trường chung đi xuống, nhưng một phần do ông không nghiên cứu kỹ, đầu tư theo phong trào, nên không hiểu được thị trường cũng như nhu cầu của người dân tại các tỉnh này.

“Tôi đầu tư một khu đô thị ở Chí Linh (Hải Dương) khá tốn kém, nhưng đến giờ đất vẫn để đấy, không ai mua. Cả năm may mắn lắm thì bán được 2 suất, mỗi suất 100m2, thu về khoảng 300 triệu đồng. Số tiền này không đủ để tôi trả lương cho 10 cán bộ của công ty ở đó”, ông Đ. kể.

Cũng theo ông Đ., hiện công ty của ông đang rất khó khăn. Không có đủ tiền để trả lương cho nhân viên, ông phải cho nghỉ luân phiên. Tức là người này đi làm tháng này thì tháng sau nghỉ, để nhường cho người khác.

“Lương nhân viên tôi cũng đã nợ cả nửa năm nay chưa trả. Tình hình khó khăn chung nên nhiều nhân viên vẫn đành phải nhắm mắt đi làm với đồng lương bèo bọt”, ông Đ. nói.

Nói về kế hoạch sắp tới, ông Đ. cho biết, chắc sẽ đóng cửa công ty, bán nhà và xe đi để trả hết lương nhân viên. Còn các dự án đang dang dở sẽ chuyển nhượng lại để lấy tiền trả nợ bớt ngân hàng.

“Đấy là kế hoạch thôi. Chứ thực hiện được khó khăn lắm. Thời nay muốn kiếm người nhận chuyển nhượng dự án của mình đâu có dễ. Không chuyển nhượng được thì lại phải gồng mình bám trụ, chờ thị trường tốt lên thôi, chứ biết làm sao được”, ông Đ. thở dài ngao ngán nói.
Châu Anh
( VTC ) 

"Bạo chúa miền Trung" Ngô Đình Cẩn: Chân tướng kẻ tàn độc


Ngày ngày, Cẩn vận áo bà ba lụa trắng, chân đi guốc mộc, miệng bỏm bẻm nhai trầu, luôn mồm ra lệnh để sai khiến người hầu, kẻ hạ
Con đường chạy ngang từ bờ sông An Cựu dẫn lối lên nhà thờ chánh tòa của họ đạo Phủ Cam đã rất nhiều năm lặng lẽ, náu mình trong tiếng chuông rung và lời cầu kinh của những con chiên ngoan của Chúa. Bỗng một ngày trở nên nhộn nhịp đến lạ thường, ngay cả những giáo dân đi lễ nhà thờ lệ thường vẫn khép nép, nay khuôn mặt nào cũng trở nên rạng rỡ, họ nhanh chóng truyền tai nhau cái tin Hoàng đế Bảo Đại đã ban hành quyết định thuận tình đưa Ngô Đình Diệm trở về Việt Nam để làm Thủ tướng. Người ta nhìn thấy lối vào nhà của “mệ cố” Anna Phạm Thị Thân và đứa con trai mê cờ bạc, đá gà, câu cá… trở nên tấp nập người ra, kẻ vào.
Những kẻ thức thời đó không ai khác là các nhân vật tham gia đảng phái chính trị, những sĩ quan quân đội, cảnh sát quốc gia và cả những kẻ từng có quá khứ theo Việt Minh để tham gia kháng chiến nay vì không vượt qua được những cám dỗ đời thường nên “dinh tê” về thành để đầu hàng theo địch… tất cả những con người “xôi thịt” ấy đều khúm núm đến gõ cửa căn nhà rường cổ để vái chào Út Cẩn.
Những ngày sau khi ông anh Ngô Đình Diệm được về nước nắm quyền, cũng là lúc ở miền Trung, Cẩn biểu lộ một cách rõ nét sự trịch thượng, khinh người của một gã trọc phú mang dáng dấp của một phú nông hách dịch ở một số làng quê thời phong kiến. Ngày ngày, Cẩn vận áo bà ba lụa trắng, chân đi guốc mộc, miệng bỏm bẻm nhai trầu, luôn mồm ra lệnh để sai khiến người hầu, kẻ hạ… Cứ mỗi lúc cần đến ai đó là ngay lập tức, Cẩn cầm chiếc chuông nhỏ trên tay để rung rung làm hiệu. Rủi cho gia nô nào mà không đáp ứng kịp yêu cầu của Cẩn là cầm chắc bị nhiếc mắng thậm tệ hoặc là đánh đập đến khi nào thấy máu chảy mới chịu buông tay…
Nhiều bậc cao niên am tường về gia đình họ Ngô Đình ở Huế đã nói rằng: Sở dĩ sau khi nắm quyền hành trong tay, ông Cẩn thường có lối sống ngạo mạn, khinh khi với mọi người là vì những tháng năm trước đó, ở Huế không mấy ai thiện cảm với gia đình ông. Những người sống xung quanh nhà thờ chánh tòa Phủ Cam vẫn kể với nhau rằng: Khi ông Ngô Đình Khả bị triều đình An Nam bãi chức. Ông Khả thường mặc đồ màu nâu, quần ống cao, ống thấp, chân đi guốc gỗ và thường đến ngồi trước sân nhà thờ Phủ Cam, miệng lẩm bẩm chửi bới đích danh các vị quan lớn đương triều… Và họ cho rằng, cách hành xử của ông Khả là "thái độ hằn học một cách sống sượng với các vị đại thần, việc làm này biểu thị thái độ căm thù vì quyền lợi bị mất mát, con đường hoạn lộ bị bế tắc…".
Người con trai cả của gia đình ông Khả là Ngô Đình Khôi, khi đương chức Tổng đốc tỉnh Quảng Nam - một tỉnh lớn thứ hai của triều đình An Nam và của xứ Trung Kỳ cũng là một ông quan ô lại và có tác phong bê bối. Nhiều câu chuyện ông Khôi tằng tịu với vợ con của thuộc cấp và ăn hối lộ kể cả những đồng tiền rất nhỏ, cho đến bây giờ vẫn còn nhiều người nhắc đến…
 Anh em Ngô Đình Cẩn trong ngày mừng thọ bà Anna Phạm Thị Thân.
Anh em Ngô Đình Cẩn trong ngày mừng thọ bà Anna Phạm Thị Thân.
Thời bấy giờ, những dòng họ có người làm quan to ở Huế như họ Phạm, họ Võ, họ Thân Trọng, Hồ Đắc, Trương Như, Nguyễn Khoa, Tôn Thất… đều coi anh em nhà họ Ngô Đình như người xa lạ, nếu không muốn nói là như kẻ thù. Sở dĩ có tình trạng đó là vì dòng họ Ngô Đình vừa theo đạo Thiên Chúa vừa không xuất thân từ hàng khoa giáp, không có trình độ học vấn cao mà chỉ dựa vào thế lực của các cố đạo và các quan cai trị Pháp để được thăng quan tiến chức một cách mau lẹ…
Vậy là chỉ sau một đêm ngủ dậy, từ một cậu ấm con của ông quan đại thần bị bãi chức, ngày ngày chỉ biết câu cá, đá gà, gái trai, cờ bạc, cây cảnh, chim muông… đã trở thành "ông cậu" - một nhân vật quan trọng bậc nhất trong dòng họ Ngô Đình có mặt ở miền Trung mà hầu hết những người đang sinh sống, làm việc, kinh doanh… trên miền đất ấy đều phải nể sợ. Núp bóng dưới uy quyền của ông anh làm thủ tướng, Cẩn là một kẻ xu thời nên thay đổi khá nhanh, kiểu hống hách của một kẻ có người nhà đứng đầu thiên hạ. Tuy nhiên, cũng không dễ một sớm một chiều mà có thể lột xác được hoàn toàn cung cách và bản chất của một kẻ quê mùa, bặm trợn ấy.
Sau khi ông Diệm nắm quyền, ngôi nhà ở dốc Phủ Cam, nơi Ngô Đình Cẩn đang phụng dưỡng mẹ già được nhà cầm quyền biệt phái đến một tiểu đội lính bảo vệ do đại úy Tôn Thất Độ, người ở xã Hương Hồ, huyện Hương Trà làm chỉ huy. Những sĩ quan và hạ sĩ quan trong tiểu đội này có nhiệm vụ phục dịch trong nhà, làm công tác vệ sinh, chăm lo cây cảnh, chim chóc, đặc biệt là còn phụ trách luôn công việc đồng áng, mùa màng cho mấy mẫu ruộng ở vùng An Cựu và vùng ven của các lăng vua Nguyễn.
Sau này, có một người từng là lính trong tiểu đội biệt phái bảo vệ gia đình Ngô Đình Cẩn kể lại: Mặc dù trong nhà ông Cẩn, tiền bạc châu báu chất chồng nhưng ông Cẩn vẫn lưu cữu cái tính keo kiệt, bủn xỉn như thuở  hàn vi. Vì lẽ đó mà những quân nhân trong tiểu đội biệt phái bảo vệ gia đình ông Cẩn hàng tháng phải chung tiền nhau lại để mua chổi, bóng đèn, vòi nước, gạch đá, dụng cụ làm vườn và rất nhiều thứ gia dụng linh tinh khác… vì đã có lần họ xin ông Cẩn cấp ngân khoản để bảo trì hàng tháng, nhưng đã bị ông ta mắng chửi rất thậm tệ và còn dọa đuổi khỏi đơn vị tác chiến…
Bên cạnh những quân nhân bị đối xử chẳng khác nào những gia nô khác, ông Cẩn còn có một văn phòng quân chính (quân sự và chính trị) do đại úy Minh (một người Công giáo di cư) làm chánh văn phòng để lo việc giấy tờ, thư tín và liên lạc với những người ở bên ngoài.
Giai đoạn này, hàng ngày Cẩn chỉ việc ngồi ở nhà ăn trầu, uống rượu, nhận quà đút lót và tiếp chuyện bọn xu nịnh, bọn đến nhỏ to hiến kế cơ hội để hoạt động, bọn chạy chức, chạy quyền, mua quan bán tước… những cuộc tiếp xúc, giao kèo ấy cũng giúp Cẩn kiếm được tiền, tuy rằng nó vẫn mang tính chất người ta đến với thế lực  hậu trường của ông anh thủ tướng. Thông qua sự ngọt nhạt của đám chầu rìa xu nịnh, dần dần Cẩn cũng cảm thấy thích thú và cần thiết phải có thực quyền riêng. Cẩn biết, để khuynh đảo được mọi chuyện ở miền Trung, chẳng còn cách nào khác hơn là Cẩn phải có một vị trí quyền lực chính danh trong bộ máy cai trị của ông anh Ngô Đình Diệm.
Từ đó, Cẩn mới tạo dựng vây cánh xung quanh mình, để làm việc cho mình. Nghĩ là làm, Cẩn lập ngay một dự án tổ chức hoạt động của phe nhóm chính trị, mà thực chất là tổ chức mật vụ trá hình dưới một chức danh do Cẩn đứng đầu "Cố vấn chỉ đạo các đoàn thể cách mạng trong và ngoài nước: "để đệ trình lên hai ông anh trai mình là Thủ tướng Ngô Đình Diệm và ông Cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu. Khi hồ sơ, dự án này được gửi vào Sài Gòn để chờ đợi sự đồng ý của hai ông anh trai, thì tại Huế, Cẩn ráo riết thiết lập bộ máy hoạt động riêng không dính líu đến các tổ chức định chế của chính quyền Sài Gòn ở Thừa Thiên và Trung phần.
Bộ máy mật vụ của Cẩn gồm những tên giang hồ, dao búa, những tên sĩ quan khét tiếng gian ác, những phần tử "dinh tê" phản bội cách mạng kháng chiến và cả những kẻ môi giới chính trị… tất thảy kết thành một lực lượng vũ trang trá hình đặc biệt, liên tục tiến hành các hoạt động bắt bớ, thủ tiêu những người Cộng sản, những nhà yêu nước và bất cứ ai dám đối đầu với Ngô Đình Cẩn.
Một mặt, Cẩn cho đám tay chân thân tín rêu rao, tuyên truyền: "Ông cậu có mệnh đế vương. Triển vọng không làm được quốc trưởng thì cũng làm tổng thống sau khi ông Diệm hết nhiệm kỳ". Cẩn rất khao khát được ông anh thủ tướng thuận tình bổ nhiệm cho cái chức "Cố vấn chỉ đạo các đoàn thể chính trị trong và ngoài nước". Vì chỉ có địa vị của tổ chức ấy mới tạo cho Cẩn một hậu thuẫn vững vàng.
Quyền hành ấy cho phép Cẩn được ban ơn cho bọn tay chân, để chúng hoạt động một cách đắc lực và trung thành, gây ảnh hưởng thanh thế cho Cẩn. Hơn thế, Cẩn cũng nắm được một lực lượng hậu thuẫn đủ mạnh để đối mặt với những khó khăn có thể xảy ra, và một khi Diệm không còn nữa, thì Cẩn sẽ đủ thế lực để ra tranh cử chức vị tổng thống.
Vì Cẩn có công chăm nuôi mẹ già, hương khói cho cha và giữ nhà thờ hương hỏa nên từ giám mục Ngô Đình Thục, tổng thống Diệm, cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu và vợ là Trần Lệ Xuân cũng đều phải "nể mặt" cưng chiều đôi chút như hồi Út Cẩn còn hàn vi. Chính vì sự cưng chiều đó mà cả Diệm và Nhu đều phải giả câm, giả điếc, mặc cho đứa em ngỗ ngược của mình làm mưa, làm gió, thao túng, đọa đày dân chúng ở miền Trung…
Cẩn cậy thế nuôi mẹ và được bà Anna Phạm Thị Thân hết mực thương yêu. Sau khi ông Diệm ngồi vào ghế tổng thống VNCH… thì Phủ tổng thống nhận ngay được một bức điện tín khẩn được gửi đi từ Huế. Bức điện có nội dung: "Mợ đau thập tử nhất sinh, e không thể qua khỏi mấy ngày nữa…".
Tin điện khẩn cấp ấy đã khiến ông Diệm phải bỏ dở công việc ở Sài Gòn để bay về Huế thăm mẹ. Khi Diệm đi chuyến phi cơ đặc biệt đến sân bay Phú Bài, thằng em ma mãnh không chịu ra đón như bọn tay chân, việc này làm Diệm trên đường từ sân bay về nhà ở dốc Phủ Cam rất lo lắng. Khi xe về đến cổng nhà, Diệm lại càng lo hơn khi không thấy ai ra đón, cánh cổng chính vẫn đóng im lìm.
Trong khi Diệm chưa biết xử trí thế nào thì Cẩn đã cho người ra nói với Diệm: "Ông cậu cho hỏi, cụ về đây với tư cách tổng thống đi kinh lý, hay là con trai về thăm mẹ, nếu là con về thăm mẹ thì đừng bắt phải mở cửa chính ra đón tiếp". Nghe xong, Diệm tức đến trào nước mắt, nhưng sau khi trấn tĩnh lại, ông ta vẫn theo người nhà đi đường cửa phụ để vào bên trong, đến bên giường bà Thân đang nằm để vấn an. Lúc đó, bà Thân đã nói với Diệm bằng những lời trách móc nhẹ nhàng: "Bấy lâu anh bôn ba, chỉ có thằng út ở nhà với mợ. Khổ sở lắm. Mợ thương thằng út thiệt thòi, mà con không nâng đỡ nó làm mợ tủi buồn". Diệm ngớ người nói với mẹ: "Thưa mợ! con có mần chi hắn mô?".
Bà Thân lại thở dài: "Con bây chừ quyền cao tột bực, con cần phải lo cho các em, mà nhất là thằng Cẩn. Nó ít học nhưng có hiếu với mợ lắm. Mợ chỉ mong con đừng làm chi cho em phải buồn phiền". Nghe mẹ trách móc những chuyện liên quan đến Cẩn. Diệm chợt nhớ đến bức thư cùng dự án hoạt động của "Cố vấn chỉ đạo các đoàn thể chính trị trong và ngoài nước" nên thở dài thưa với bà Thân: "Con xin vâng lời mợ, con xin để Út Cẩn làm "cố vấn chỉ đạo miền Trung". Nói xong, Diệm cúi đầu chào mẹ rồi trở lại Sài Gòn ngay trong hôm ấy.
Lúc còn lép vế, suốt ngày thui thủi bên mẹ già, Cẩn hay bị người đời khinh miệt, nên găm lòng căm giận thề sẽ trả thù, thậm chí Cẩn từng tuyên bố "mai sau nếu có quyền sẽ "thịt" ngay bất cứ ai dám coi thường Cẩn". Vì lẽ đó mà chỉ một thời gian ngắn sau khi được dựa thế cầm quyền của anh trai Ngô Đình Diệm. Ở Trung phần, Cẩn đã nổi tiếng tàn bạo với các cuộc thanh trừng những người vốn trước đây có hiềm khích với Cẩn.
Khi Cẩn ra tay, tất nhiên những con người xấu số đó một là phải chết, hai là phải sụp lạy dưới chân Cẩn để quy hàng, ví như dược sĩ Nguyễn Cao Thăng, người Quảng Trị, Giám đốc Hãng thuốc O.P.V. Với lý do trước đó, Thăng là bạn thân của kẻ thù Ngô Đình Cẩn, đồng thời khi Cẩn còn lận đận, Thăng từng chê bai Cẩn là "hạng nhai trầu, dựa thế tên tuổi cha anh mà làm tàng, hàng chánh tổng cày ruộng làm sao đòi lên làm lãnh tụ…".
Thâm thù như thế, nên khi có quyền trong tay, Cẩn quyết phải trừng trị Thăng bằng mọi giá. Cẩn ra lệnh cho đám thuộc hạ gồm Lê Quang Tung, Trần Thái (Thái Đen) ném lựu đạn vào tiệm thuốc Trường Tiền nằm trên đường Trần Hưng Đạo - Huế của dược sĩ Thăng. Bị khủng bố, Thăng quá lo sợ, đành phải nhờ người có thế lực môi giới để đến yết kiến với "cậu Cẩn" nhằm mục đích xin tạ tội và quy hàng. Lễ ra mắt là 200.000 đồng bạc, đồng thời Thăng tình nguyện lo việc kinh tài cho Ngô Đình Cẩn để chuộc lại cái tội "nhỡ hỗn láo với ông cậu trước đây". Sau buổi ra mắt ấy, nhà thuốc Trường Tiền của dược sĩ Thăng được chuyển giao cho người của Cẩn quản lý, còn Thăng thì vào Sài Gòn để tiếp xúc với vợ chồng Ngô Đình Nhu theo sự giới thiệu của Cẩn.
Sau chuyến Nam du ấy, Thăng được chỉ huy ngành xuất nhập cảng thuốc Tây để lo chuyện kinh tài cho anh em họ Ngô. Ít lâu sau, Thăng trở thành một dân biểu tích cực của chế độ Diệm. Sau này, khi gia đình trị họ Ngô bị trừng phạt, Nguyễn Văn Thiệu lên làm tổng thống chính quyền Sài Gòn, Thăng vẫn được trọng dụng làm cố vấn kinh tài và tích cực xây dựng một quốc hội bù nhìn cho Nguyễn Văn Thiệu. Tuy nhiên, trong lúc ông Thăng đang hăng hái hoạt động thì bị mắc chứng bệnh ung thư mà chết.    
Có thể nói rằng, Cẩn là một con người có máu lạnh của một tên đồ tể, vì khi đã trừng phạt thì không bao giờ khoan nhượng một ai. Cũng vì vậy mà cái hỗn danh "bạo chúa miền Trung" trong một thời gian ngắn đã vang xa đến tận nhiều nơi ở vùng Trung phần nghèo khó.
( Theo Kiến thức )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét