Hành động bành trướng chủ quyền phải chấm dứt!
Những hành động quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông đang khiến mọi người lo ngại rằng quốc gia này đang tìm kiếm bá quyền trên lưng những người hàng xóm của mình ở Đông Nam Á cũng như trên lưng Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trung Quốc đang có những hành động nhanh chóng và
tuyên bố mơ hồ về chủ quyền trên và quanh Biển Đông. Mỹ có thể giúp giải
quyết tình hình bằng cách tham gia Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật
Biển. Tiếp cận và sử dụng những lĩnh vực chung toàn cầu, đặc biệt là
trên biển và trên vũ trụ là một yếu tố chủ chốt của sức mạnh quân sự và
thương mại Mỹ.
Trong những thời điểm xảy ra chiến tranh, việc kiểm soát những lĩnh vực chung này có thể được thực hiện bằng các biện pháp quân sự.
Trong thời bình, nó được bảo đảm thông qua phản ứng quân sự có giới hạn khi những qui định về việc sử dụng những lợi ích chung bị xâm phạm. Trong một số trường hợp, một biến cố thời bình có thể nhanh chóng dẫn tới việc tái khẳng định sự tự do truyền thống trên biển.
Trong những trường hợp khác, nỗ lực kết hợp hơn, phối hợp giữa ngoại giao với biểu dương lực lượng, có thể là cần thiết để quay trở lại tuân thủ những chuẩn mực quốc tế. Sự kết hợp thứ hai có vẻ là hiệu quả hơn nếu áp dụng với Trung Quốc và Biển Đông.
Như Patrick Cronin và Paul Giarra gần đây đã nói: "Sự khẳng định của Trung Quốc với khu vực đang tăng lên nhanh chóng nhờ sức mạnh nội lực và phương thức triển khai sức mạnh. Những động cơ không mấy thân thiện của Bắc Kinh có vẻ như muốn mọi người chú ý tới việc Trung Quốc đang không tham gia vào Những giá trị chung toàn cầu."
Mặc dù không phải là một biểu hiện mới, nhưng những hành động quyết
đoán ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông đang khiến mọi người lo
ngại rằng quốc gia này đang tìm kiếm bá quyền trên lưng những người hàng
xóm của mình ở Đông Nam Á cũng như trên lưng Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Thách thức của Trung Quốc với những qui chuẩn quốc tế về luật biển liên quan tới quyền tự do trên biển là một việc không hề đơn giản. Biển Đông, với diện tích gần 650.000 dặm vuông, là nơi có tuyến đường biển đông đúc thứ hai trên thế giới, nối liền với Eo Singapore ở phía nam, và mũi phía bắc Đài Loan ở phía bắc, là nơi tiếp giáp với Trung Quốc, Đài Loan, Philippine, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, và Việt Nam. Theo báo cáo năm 2006 "gần 50% lượng dầu thô, và 66% lượng khí đốt tự nhiên của thế giới cùng 40% thương mại toàn cầu đi qua vùng biển này.
Quyền tự do đi lại không chỉ là vấn đề quan trọng đối với khu vực. Năng lượng là một vấn đề, vì đáy biển được cho là có chứa dầu và khí, tạo ra quyền về lợi ích kinh tế của các quốc gia ven biển và lợi ích an ninh với lĩnh vực công nghiệp đang khát tài nguyên và năng lượng của Trung Quốc.
Những yếu tố chiến lược và kinh tế ở Biển Đông đã dẫn tới những tranh chấp chủ quyền và việc kiểm soát khoáng sản cũng như các hoạt động ở đó. Là một cường quốc toàn cầu với những lợi ích trong khu vực này, Mỹ phải phối hợp với các bạn bè, đồng minh và đối tác, bao gồm cả Trung Quốc, để bảo vệ quyền của mình theo luật pháp quốc tế.
Vùng biển với những căng thẳng
Với vị thế chiến lược và giá trị tiềm năng của các nguồn năng lượng, Biển Đông đã trở thành một vùng căng thẳng và xung đột cho cả các quốc gia ven biển và cho nước Mỹ. Theo dữ liệu của Hội đồng thông tin năng lượng Mỹ trong giai đoạn 1974-2001 có:
Năm 2009, tàu USNS Impeccable (T-AGOS-23) đã bị quấy rối khi đang tiến hành hoạt động cảnh giới ở vùng biển quốc tế, cũng cách hơn 70 hải lý từ đảo Hải Nam.
Những biến cố tương tự liên quan tới tàu USNS Bowditch (T-AGS-62), năm 2001 và 2002 ở vùng Đặc quyền kinh tế của Trung Quốc trên Biển Hoàng Hải.
Điểm chung của hầu hết các cuộc đụng độ, va chạm này là quan niệm của Trung Quốc về an ninh quốc gia và trách nhiệm quốc tế. Bắc Kinh tự coi mình đang cạnh tranh với các quốc gia láng giềng về việc kiểm soát các nguồn năng lượng dưới đáy biển Biển Đông. Với Mỹ, Trung Quốc coi đây là một lực lượng mạnh có thể đe dọa những lợi ích của họ cả khi là một đối thủ đơn lẻ hay khi phối hợp với các quốc gia láng giềng trên Biển Đông.
Những tuyên bố của Trung Quốc đối với những nguồn tài nguyên này dựa một phần vào những tuyên bố lịch sử được phác họa trên một bản đồ trong đó có 9 đường đứt đoạn ám chỉ mức độ nào đó quyền lợi với hầu như toàn bộ vùng biển trong khu vực (một tuyên bố tương tự đã được Đài Loan đưa ra).
Với hoạt động của Hải quân Mỹ, Trung Quốc đã cho rằng Công ước về Luật biển Quốc tế năm 1982 nghiêm cấm hoạt động quân sự của nước ngoài trong vùng Đặc quyền kinh tế của mỗi nước, một nội dung không hề có trong công ước. Trung Quốc đã gia tăng sự bành trướng bằng tuyên bố rằng việc kiểm soát Biển Đông và những nguồn tài nguyên ở đó là lợi ích cốt lõi của quốc gia tương tự như những gì Bắc Kinh tuyên bố với Tây Tạng, Đài Loan và Tân Cương.
Tuy nhiên, tuyên bố của Trung Quốc là rất mơ hồ. Liệu đường đứt đoạn 9 vạch có thể hiện tuyên bố chủ quyền đối với Biển Đông và vùng đáy biển, hay nó chỉ áp dụng với những hòn đảo và vùng biển ở chính những vạch này? Liệu những tuyên bố có thực sự là "lợi ích cốt lõi", hay chúng chỉ là điểm khởi đầu cho việc đàm phán phân chia vùng đáng cá và khai thác nguồn năng lượng trong khu vực?
Những lập luận và hành động của Trung Quốc phản ánh quan điểm khu vực của Bắc Kinh và việc nó sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự để tranh giành những lợi ích khu vực. Việc này đang thay đổi khi Trung Quốc đang ngày càng phải dựa vào những tuyến đường biển xa để có được những nguyên liệu chiến lược và cực kỳ quan trọng, đặc biệt là năng lượng từ Vịnh Pécxích, khoáng sản từ Châu Phi, và gần đây là những nguồn tài nguyên ở Bắc Cực. An ninh của những tuyến đường biển đang trở thành một phần trong quan điểm chiến lược về thế giới của Bắc Kinh.
Trung Quốc đã tham gia các cuộc tuần tra chống cướp biển trên Vịnh Ađen. Bắc Kinh cũng vận hành một tàu phá băng ở Bắc Cực, đảm trách vai trò quan sát viên trong Hội đồng Bắc Cực, và đã tham gia vào các cuộc đàm phán thương mại với những người dân bản xứ ở Canađa. Có vẻ như người Trung Quốc đang theo đuổi hai chính sách khác nhau và xung khắc nhau: kiểm soát vùng biển khu vực bên ngoài những vùng lãnh hải của họ và việc tự do đi lại trên những vùng biển khu vực và vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển khác. Những hành động của Trung Quốc nhằm bá quyền khu vực cũng rất mơ hồ. Bắc Kinh đã đảm nhận vai trò quan sát viên trong Hội đồng Bắc Cực đồng thời cũng tìm cách làm giảm vai trò của Mỹ trong mối quan hệ Trung Quốc-ASEAN.
Những vấn đề khu vực và luật quốc tế
Trong khi Mỹ và Trung Quốc đối đầu với nhau về những hoạt động trên biển trong Vùng đặc quyền kinh tế, thì phần còn lại của khu vực phải giải quyết được mê cung của những tuyên bố chồng lấn đối với nguồn tài nguyên trên Biển Đông. Trung Quốc đã nỗ lực mở rộng quyền của mình trên biển và dưới đáy biển, đôi khi bằng lực lượng. Những quốc gia láng giềng nhỏ hơn phải dựa vào những phản đối ngoại giao và phản ứng quân sự có giới hạn và việc sử dụng áp lực quốc tế phù hợp với luật quốc tế và việc ngăn cấm xâm lược.
Tất cả các quốc gia ven biển trong khu vực là thành viên của UNCLOS, vì thế đó là cơ sở pháp lý chung cho việc xác định quyền chủ quyền ở Biển Đông. Dù Mỹ vẫn chưa tham gia công ước, nhưng Oasinhtơn áp dụng tuyên bố của cựu Tổng thống Ronald Reagan năm 1983 trong đó ông nói rằng nước Mỹ áp dụng các điều khoản về hàng hải, Vùng đặc quyền kinh tế, và thềm lục địa trong sự nhân nhượng lẫn nhau với các quốc gia khác. Công ước giải quyết được cả hai vấn đề cốt lõi liên quan tới các hoạt động ở EEZ.
Hàng hải trong EEZ: Các quốc gia ven biển có quyền kiểm soát nguồn hải sản và tài nguyên thiên nhiên trong khi quyền đi lại ở những vùng biển xa vẫn được bảo đảm cho các tàu thuyền và máy bay. Máy bay cảnh giới quân sự cũng được phép hoạt động trên EEZ; việc cảnh giới chỉ bị cấm trong vùng lãnh hải các quốc gia.
Quyền chủ quyền trong EEZ và Thềm lục địa: Công ước thừa nhận những đặc quyền đối với nguồn hải sản và khoáng sản trong EEZ tính từ bờ biển và những đảo có thể sống được (có người sinh sống).
Những đảo không thể sống được (không có người sinh sống) thì không có EEZ, chỉ có vùng biển 12 dặm bao quanh. Những tranh chấp việc kiểm soát các nguồn tài nguyên trên Biển Đông tập trung chủ yếu vào tranh chấp các đảo và quyền chủ quyền trong những vùng EEZ quanh đảo, và tranh chấp về việc liệu chúng chỉ là những vùng đá nhô lên hay là đảo. Những tuyên bố của Trung Quốc và của một số quốc gia khác đôi khi là phi lý nếu xem xét tới yếu tố lịch sử và có thể sống được.
Những quan điểm xung đột nhau của Trung Quốc
Những nỗ lực nhằm mở rộng quyền kiểm soát của Trung Quốc đối với vùng Biển Đông đã vi phạm UNCLOS. Những ví dụ về việc vi phạm của Trung Quốc bao gồm:
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Đô đốc Mike Mullen gần đây đã nói rằng: "Những hành động đầu tư mạnh mẽ gần đây của Trung Quốc vào khả năng viễn chinh trên biển và những loại máy bay hiện đại dường như không nằm trong mục tiêu được tuyên bố là phòng thủ đất nước của Bắc Kinh."
Trong khi đó Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates lên án các sĩ quan quân sự hàng đầu Trung Quốc đã không tuân thủ các chính sách mà những nhà lãnh đạo cấp cao của họ đã vạch ra nhằm phát triển những lĩnh vực khác của mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc.
Là một quốc gia rộng lớn và ngày càng công nghiệp hóa, Trung Quốc rất quan tâm tới vấn đề tiếp cận các nguồn nguyên liệu chiến lược và thiết yếu, đặc biêt là dầu lửa và khí đốt cũng như các nguồn nguyên liệu cho công nghiệp. Về ngắn hạn, Trung Quốc có thể đưa những mối quan tâm trong khu vực lên là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, khi quốc gia này lớn mạnh và trở thành một cường quốc kinh tế toàn cầu, nó sẽ nhận ra rằng tự do hàng hải và tự do bay trên khắp thế giới là cần thiết đối với an ninh của mình.
Sự phụ thuộc ngày càng tăng vào những tuyến đường biển để nhập khẩu dầu thô và khoáng sản cũng như việc tiếp cận các thị trường xuất khẩu sẽ thúc đẩy việc chuyển trọng tâm ưu tiên sang sự cơ động toàn cầu thay vì kiểm soát toàn bộ vùng biển trong vùng.
Một lý do chính khiến Trung Quốc ủng hộ UNCLOS là điều khoản "tuyến trung chuyển" theo đó khẳng định việc tự do đi lại của các tàu thương mại và tàu chiến đang ngày càng cần thiết để hộ tống họ qua Eo biểnsingapore và Malacca, Eo Hormuz, và những nút cổ chai khác mà các con tàu nhập khẩu quan trọng của họ phải đi qua.
Vai trò của Mỹ trên Biển Đông
Những quan tâm của Trung Quốc về quyền đối với vùng Biển Đông đã được chỉ rõ trong bản đồ "chín đoạn" vốn bao trọn toàn bộ những vùng biển quốc tế và những vùng thuộc EEZ của các quốc gia khác trong khu vực. Việc đưa ra tuyên bố này, vốn xâm hại nghiệm trọng các tuyên bố chủ quyền của các quốc gia ven biển khác trong khu vực, đã tạo ra tình huống trong đó Mỹ có vai trò cân bằng năng lực hải quân khu vực ngày càng tăng của Trung Quốc.
Trong chuyến thăm Hà Nội năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đề cập tới những tranh chấp và nhấn mạnh sự cần thiết có một giải pháp khu vực. Dù có vẻ như Trung Quốc muốn giải quyết vấn đề này với từng quốc gia riêng rẽ trong khu vực, cách tiếp cận đa phương được các quốc gia nhỏ hơn lựa chọn và nó tốt hơn với việc cân bằng sức mạnh ngày một tăng của Trung Quốc. Ý thức được vấn đề này, Trung Quốc đã phản đối việc Ngoại trưởng Clinton ủng hộ cho cách tiếp cận đa phương. Tuy nhiên, cuối cùng lợi ích của việc phát triển kinh tế và trầm tích dầu lửa và khí đốt trong khu vực phụ thuộc vào một giải pháp khu vực thỏa đáng giữa các quốc gia biển. Mỹ quan tâm tới việc bảo đảm rằng một tiến trình hòa bình dẫn tới một giải pháp thỏa đáng được thực thi.
Mỹ phụ thuộc vào sự ủng hộ của các thành viên ASEAN để duy trì hoạt động hiệu quả trên Biển Đông, vì thế phản ứng của nước này với Trung Quốc phải tôn trọng lợi ích và mối quan tâm của khu vực. Dù Mỹ được nhiều quốc gia thành viên coi là một người bạn, nhưng họ cũng biết rằng có những lúc lợi ích của họ là khác xa những lợi ích của Mỹ. Oasinhtơn không thể coi sự ủng hộ của các quốc gia này là điều hiển nhiên. Nếu làm như vậy có thể làm suy yếu những phản ứng chung trước sự bành trướng của Trung Quốc; nó có thể khiến những sáng kiến biển đa phương khác gặp rủi ro, như Sáng kiến an ninh phổ biến và Nghị quyết chống cướp biển của Hội đồng Bảo an LHQ.
Các quốc gia thành viên ASEAN phải được bảo đảm rằng Mỹ sẽ tạo ra sự cân bằng với cường quốc ngày một mạnh lên đó mà không trở thành một mối đe dọa tới lợi ích của họ. Mỹ có thể chứng minh điều này bằng cách nhấn mạnh rằng hành động của mình sẽ phù hợp với UNCLOS. Chỉ khi những hành động của Mỹ phù hợp với công ước, các quốc gia ASEAN mới cảm thấy yên tâm trong các hoạt động trên biển của Mỹ trong khu vực, và Trung Quốc sẽ biết rằng có những giới hạn ràng buộc các hoạt động của Mỹ trong khu vực.
Trong khi sự niềm tin đối với cam kết của Mỹ theo công ước hiện không được đề cao vì vị thế không phải là thành viên của công ước, việc này có thể vượt qua bằng cách hoàn tất những nỗ lực của chính quyền trước nhằm bảo đảm sự tư vấn và đồng thuận của Thượng viện trong việc tham gia công ước và sau đó đệ trình phê chuẩn công ước này.
Tương lai sẽ như thế nào?
Với cố gắng gia tăng sự kiểm soát và rộng chủ quyền của mình trên Biển Đông bằng cách áp dụng cơ sở pháp lý trong nước với những vùng biển quốc tế, Trung Quốc đã tạo ra xung đột với các quốc gia láng giềng và vi phạm UNCLOS. Những tuyên bố của Trung Quốc không chỉ đơn thuần đe dọa việc đi lại trên Biển Đông. Chúng còn là mối đe dọa đối với những lĩnh vực chung toàn cầu và với luật pháp quốc tế vốn đã được phát triển để bảo vệ quyền lợi của các quốc gia ven biển và những quốc gia ở xa biển trên thế giới.
Những nỗ lực nhằm tranh giành những lợi ích cục bộ của Trung Quốc là rất thiển cận. Bắc Kinh đang phát triển trở thành một cường quốc toàn cầu với những lợi ích của chính mình trong việc tiếp cận và sử dụng những lĩnh vực chung toàn cầu. Trên thực tế sự cân bằng giữa những lợi ích ven biển và mối quan tâm biển xa giờ đây có thể đang trong quá trình hướng tới cái thứ hai. Gail Harris, viết cuốn Nhà ngoại giao rằng: "Những nhà chiến lược Trung Quốc giờ đây cũng tin rằng để bảo vệ sự phát triển kinh tế của mình, họ phải duy trì an ninh những tuyến đường hàng hải, thứ đòi hỏi một lực lượng hải quân đủ mạnh, hoạt động tốt ở không chỉ những vùng biển ven bờ."
Với việc cảnh giới ở EEZ, Trung Quốc có thể trở nên quen với sự giám sát của Mỹ như nước Mỹ đã làm trong thời Chiến tranh Lạnh khi giám sát các "tàu đánh cá" của Liên Xô bên ngoài vùng biển của họ. Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ giám sát việc đến và đi của Mỹ và các tàu chiến khác từ những trạm bên ngoài lãnh hải của các quốc gia khác bằng cách sử dụng những hạm đội tàu ngầm hiện đại hoạt động không cần không khí, và rất ít phát ra âm thanh.
Về lâu dài, những lợi ích toàn cầu ngày một tăng của Trung Quốc sẽ dẫn tới việc Bắc Kinh ủng hộ những tự do hàng hải tương tự vốn đã được các quốc gia thương mại toàn cầu khác đấu tranh. Cho tới khi đó, Mỹ phải bảo vệ các quyền tự do hàng hải theo đúng Luật Biển bằng cách tiếp tục chứng minh việc tuân thủ nó. Mỹ đồng thời cũng phải ủng hộ nỗ lực của các quốc gia ven biển nhằm đạt tới sự phân chia công bằng EEZ và thềm lục địa.
Chiến lược rộng hơn của Mỹ với Biển Đông phải theo ba tiêu chí. Thứ nhất, bảo vệ các quyền tự do hàng hải thông qua cả ngoại giao và biểu dương lực lượng. Thứ hai, làm việc với Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc để giúp lực lượng này nhận ra rằng lợi ích lâu dài của Trung Quốc trong việc tự do hàng hải còn quan trọng hơn nhiều đối với an ninh quốc gia của họ so với những nỗ lực ngắn hạn nhằm giành quyền kiểm soát việc đi lại trong EEZ. Thứ ba, thúc đẩy nghị quyết khu vực và những tuyên bố quyền chủ quyền đối với các đảo và tài nguyên dưới đáy biển của Biển Đông dựa trên các điều khoản của UNCLOS.
Để đạt được điều này, Mỹ cũng phải thừa nhận rằng tầm ảnh hưởng khu vực phụ thuộc không chỉ vào sức mạnh mà còn vào việc thực thi đúng đắn, như Giáo sư Barry Posen đã nói:
"Việc kiểm soát những lĩnh vực chung sẽ tạo thêm ảnh hưởng và cho thấy sự hiệu quả hơn so với sức mạnh quân sự, nếu những quốc gia khác được thuyết phục rằng Mỹ quan tâm nhiều tới việc kiềm chế sự hiếu chiến trong khu vực hơn là giành được sự thống trị trong khu vực."
Một điều rất quan trọng là phải ghi nhớ rằng những bạn bè và đồng minh của Mỹ không muốn thấy Mỹ có vai trò toàn quyền trên Biển Đông. Với họ, UNCLOS là rất quan trọng để cân bằng sự can dự của Mỹ cân bằng với các lợi ích khu vực. Nếu Mỹ không chấp nhận những bổn phận và giới hạn của công ước cũng như các quyền của mình, thì vị thế của họ, ngay cả với các đồng minh, sẽ bị giảm sút.
Thay vì việc thừa nhận những điều khoản liên quan tới hàng hải, EEZ, và thềm lục địa của Tổng thống Reagan, uy tín của nước Mỹ như một nước tuân thủ nghiêm nhất luật pháp quốc tế đang bị suy yếu bởi thất bại của Oasinhtơn trong việc tham gia UNCLOS. Việc tham gia sẽ củng cố sự lãnh đạo của Mỹ trên biển, và sẽ giúp bảo vệ lợi ích của các bên trên Biển Đông.
Chính sách của Mỹ là, và nên vẫn, thể hiện và yêu cầu tuân thủ những quyền hàng hải và quyền bay và thúc đẩy giải pháp khu vực cho vấn đề quyền chủ quyền lãnh thổ và tài nguyên được xác định trong UNCLOS. Một yếu tố quan trọng của chiến lược này là cho nước Mỹ tham gia và công ước và tái thiết lập vị thế nhà vô địch trong tuân thủ luật quốc tế trên biển khi chúng ta được tận hưởng những quyền được UNCLOS thừa nhận
Hồng Cường dịch từ Tạp chí Proceedings, số 4/2011
Trong những thời điểm xảy ra chiến tranh, việc kiểm soát những lĩnh vực chung này có thể được thực hiện bằng các biện pháp quân sự.
Trong thời bình, nó được bảo đảm thông qua phản ứng quân sự có giới hạn khi những qui định về việc sử dụng những lợi ích chung bị xâm phạm. Trong một số trường hợp, một biến cố thời bình có thể nhanh chóng dẫn tới việc tái khẳng định sự tự do truyền thống trên biển.
Trong những trường hợp khác, nỗ lực kết hợp hơn, phối hợp giữa ngoại giao với biểu dương lực lượng, có thể là cần thiết để quay trở lại tuân thủ những chuẩn mực quốc tế. Sự kết hợp thứ hai có vẻ là hiệu quả hơn nếu áp dụng với Trung Quốc và Biển Đông.
Như Patrick Cronin và Paul Giarra gần đây đã nói: "Sự khẳng định của Trung Quốc với khu vực đang tăng lên nhanh chóng nhờ sức mạnh nội lực và phương thức triển khai sức mạnh. Những động cơ không mấy thân thiện của Bắc Kinh có vẻ như muốn mọi người chú ý tới việc Trung Quốc đang không tham gia vào Những giá trị chung toàn cầu."
Mô hình tàu sân bay của Trung Quốc. |
Thách thức của Trung Quốc với những qui chuẩn quốc tế về luật biển liên quan tới quyền tự do trên biển là một việc không hề đơn giản. Biển Đông, với diện tích gần 650.000 dặm vuông, là nơi có tuyến đường biển đông đúc thứ hai trên thế giới, nối liền với Eo Singapore ở phía nam, và mũi phía bắc Đài Loan ở phía bắc, là nơi tiếp giáp với Trung Quốc, Đài Loan, Philippine, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, và Việt Nam. Theo báo cáo năm 2006 "gần 50% lượng dầu thô, và 66% lượng khí đốt tự nhiên của thế giới cùng 40% thương mại toàn cầu đi qua vùng biển này.
Quyền tự do đi lại không chỉ là vấn đề quan trọng đối với khu vực. Năng lượng là một vấn đề, vì đáy biển được cho là có chứa dầu và khí, tạo ra quyền về lợi ích kinh tế của các quốc gia ven biển và lợi ích an ninh với lĩnh vực công nghiệp đang khát tài nguyên và năng lượng của Trung Quốc.
Những yếu tố chiến lược và kinh tế ở Biển Đông đã dẫn tới những tranh chấp chủ quyền và việc kiểm soát khoáng sản cũng như các hoạt động ở đó. Là một cường quốc toàn cầu với những lợi ích trong khu vực này, Mỹ phải phối hợp với các bạn bè, đồng minh và đối tác, bao gồm cả Trung Quốc, để bảo vệ quyền của mình theo luật pháp quốc tế.
Vùng biển với những căng thẳng
Với vị thế chiến lược và giá trị tiềm năng của các nguồn năng lượng, Biển Đông đã trở thành một vùng căng thẳng và xung đột cho cả các quốc gia ven biển và cho nước Mỹ. Theo dữ liệu của Hội đồng thông tin năng lượng Mỹ trong giai đoạn 1974-2001 có:
-
4 cuộc xung đột vũ trang trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam, dẫn tới thương vong của 88 binh sĩ
-
8 biến cố, kể cả nổ súng giữa các tàu chiến Trung Quốc và tàu chiến Philippines
-
Ba biến cố giữa Việt Nam và Philippines
-
Một biến cố giữa Philippines và Malaysia, và một biến cố giữa Đài Loan và Việt Nam.
Năm 2009, tàu USNS Impeccable (T-AGOS-23) đã bị quấy rối khi đang tiến hành hoạt động cảnh giới ở vùng biển quốc tế, cũng cách hơn 70 hải lý từ đảo Hải Nam.
Những biến cố tương tự liên quan tới tàu USNS Bowditch (T-AGS-62), năm 2001 và 2002 ở vùng Đặc quyền kinh tế của Trung Quốc trên Biển Hoàng Hải.
Điểm chung của hầu hết các cuộc đụng độ, va chạm này là quan niệm của Trung Quốc về an ninh quốc gia và trách nhiệm quốc tế. Bắc Kinh tự coi mình đang cạnh tranh với các quốc gia láng giềng về việc kiểm soát các nguồn năng lượng dưới đáy biển Biển Đông. Với Mỹ, Trung Quốc coi đây là một lực lượng mạnh có thể đe dọa những lợi ích của họ cả khi là một đối thủ đơn lẻ hay khi phối hợp với các quốc gia láng giềng trên Biển Đông.
Những tuyên bố của Trung Quốc đối với những nguồn tài nguyên này dựa một phần vào những tuyên bố lịch sử được phác họa trên một bản đồ trong đó có 9 đường đứt đoạn ám chỉ mức độ nào đó quyền lợi với hầu như toàn bộ vùng biển trong khu vực (một tuyên bố tương tự đã được Đài Loan đưa ra).
Với hoạt động của Hải quân Mỹ, Trung Quốc đã cho rằng Công ước về Luật biển Quốc tế năm 1982 nghiêm cấm hoạt động quân sự của nước ngoài trong vùng Đặc quyền kinh tế của mỗi nước, một nội dung không hề có trong công ước. Trung Quốc đã gia tăng sự bành trướng bằng tuyên bố rằng việc kiểm soát Biển Đông và những nguồn tài nguyên ở đó là lợi ích cốt lõi của quốc gia tương tự như những gì Bắc Kinh tuyên bố với Tây Tạng, Đài Loan và Tân Cương.
Tuy nhiên, tuyên bố của Trung Quốc là rất mơ hồ. Liệu đường đứt đoạn 9 vạch có thể hiện tuyên bố chủ quyền đối với Biển Đông và vùng đáy biển, hay nó chỉ áp dụng với những hòn đảo và vùng biển ở chính những vạch này? Liệu những tuyên bố có thực sự là "lợi ích cốt lõi", hay chúng chỉ là điểm khởi đầu cho việc đàm phán phân chia vùng đáng cá và khai thác nguồn năng lượng trong khu vực?
Những lập luận và hành động của Trung Quốc phản ánh quan điểm khu vực của Bắc Kinh và việc nó sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự để tranh giành những lợi ích khu vực. Việc này đang thay đổi khi Trung Quốc đang ngày càng phải dựa vào những tuyến đường biển xa để có được những nguyên liệu chiến lược và cực kỳ quan trọng, đặc biệt là năng lượng từ Vịnh Pécxích, khoáng sản từ Châu Phi, và gần đây là những nguồn tài nguyên ở Bắc Cực. An ninh của những tuyến đường biển đang trở thành một phần trong quan điểm chiến lược về thế giới của Bắc Kinh.
Trung Quốc đã tham gia các cuộc tuần tra chống cướp biển trên Vịnh Ađen. Bắc Kinh cũng vận hành một tàu phá băng ở Bắc Cực, đảm trách vai trò quan sát viên trong Hội đồng Bắc Cực, và đã tham gia vào các cuộc đàm phán thương mại với những người dân bản xứ ở Canađa. Có vẻ như người Trung Quốc đang theo đuổi hai chính sách khác nhau và xung khắc nhau: kiểm soát vùng biển khu vực bên ngoài những vùng lãnh hải của họ và việc tự do đi lại trên những vùng biển khu vực và vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển khác. Những hành động của Trung Quốc nhằm bá quyền khu vực cũng rất mơ hồ. Bắc Kinh đã đảm nhận vai trò quan sát viên trong Hội đồng Bắc Cực đồng thời cũng tìm cách làm giảm vai trò của Mỹ trong mối quan hệ Trung Quốc-ASEAN.
Những vấn đề khu vực và luật quốc tế
Trong khi Mỹ và Trung Quốc đối đầu với nhau về những hoạt động trên biển trong Vùng đặc quyền kinh tế, thì phần còn lại của khu vực phải giải quyết được mê cung của những tuyên bố chồng lấn đối với nguồn tài nguyên trên Biển Đông. Trung Quốc đã nỗ lực mở rộng quyền của mình trên biển và dưới đáy biển, đôi khi bằng lực lượng. Những quốc gia láng giềng nhỏ hơn phải dựa vào những phản đối ngoại giao và phản ứng quân sự có giới hạn và việc sử dụng áp lực quốc tế phù hợp với luật quốc tế và việc ngăn cấm xâm lược.
Tất cả các quốc gia ven biển trong khu vực là thành viên của UNCLOS, vì thế đó là cơ sở pháp lý chung cho việc xác định quyền chủ quyền ở Biển Đông. Dù Mỹ vẫn chưa tham gia công ước, nhưng Oasinhtơn áp dụng tuyên bố của cựu Tổng thống Ronald Reagan năm 1983 trong đó ông nói rằng nước Mỹ áp dụng các điều khoản về hàng hải, Vùng đặc quyền kinh tế, và thềm lục địa trong sự nhân nhượng lẫn nhau với các quốc gia khác. Công ước giải quyết được cả hai vấn đề cốt lõi liên quan tới các hoạt động ở EEZ.
Hàng hải trong EEZ: Các quốc gia ven biển có quyền kiểm soát nguồn hải sản và tài nguyên thiên nhiên trong khi quyền đi lại ở những vùng biển xa vẫn được bảo đảm cho các tàu thuyền và máy bay. Máy bay cảnh giới quân sự cũng được phép hoạt động trên EEZ; việc cảnh giới chỉ bị cấm trong vùng lãnh hải các quốc gia.
Quyền chủ quyền trong EEZ và Thềm lục địa: Công ước thừa nhận những đặc quyền đối với nguồn hải sản và khoáng sản trong EEZ tính từ bờ biển và những đảo có thể sống được (có người sinh sống).
Những đảo không thể sống được (không có người sinh sống) thì không có EEZ, chỉ có vùng biển 12 dặm bao quanh. Những tranh chấp việc kiểm soát các nguồn tài nguyên trên Biển Đông tập trung chủ yếu vào tranh chấp các đảo và quyền chủ quyền trong những vùng EEZ quanh đảo, và tranh chấp về việc liệu chúng chỉ là những vùng đá nhô lên hay là đảo. Những tuyên bố của Trung Quốc và của một số quốc gia khác đôi khi là phi lý nếu xem xét tới yếu tố lịch sử và có thể sống được.
Những quan điểm xung đột nhau của Trung Quốc
Những nỗ lực nhằm mở rộng quyền kiểm soát của Trung Quốc đối với vùng Biển Đông đã vi phạm UNCLOS. Những ví dụ về việc vi phạm của Trung Quốc bao gồm:
-
Tuyên bố rằng các máy bay quân sự không có quyền bay trên các
EEZ: việc bay trên EEZ đã được thừa nhận trong công ước, và máy bay cảnh
giới quân sự không phải là một ngoại lệ
-
Ngăn chặn các tàu của chính phủ Mỹ khi chúng hoạt động bên ngoài
phạm vi 12 hải lý lãnh hải, đáng chú ý là việc ngăn chặn tàu USNS Impeccable và tàu USNS Bowditch vì chúng "đang hoạt động trong vùng Đặc quyền kinh tế của Trung Quốc.
-
Tuyên bố rằng những hòn đảo không có người sinh sống ở Hoàng Sa
và Trường Sa đã có thể sống được, vì thế Trung Quốc có thể tuyên bố
chúng là những đảo có vùng đặc quyền kinh tế lên tới 200 hải lý, và việc
tham gia vào những chiến dịch quân sự để giành quyền kiểm soát các đảo
đá từ tay các nước khác trong khu vực.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Đô đốc Mike Mullen gần đây đã nói rằng: "Những hành động đầu tư mạnh mẽ gần đây của Trung Quốc vào khả năng viễn chinh trên biển và những loại máy bay hiện đại dường như không nằm trong mục tiêu được tuyên bố là phòng thủ đất nước của Bắc Kinh."
Trong khi đó Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates lên án các sĩ quan quân sự hàng đầu Trung Quốc đã không tuân thủ các chính sách mà những nhà lãnh đạo cấp cao của họ đã vạch ra nhằm phát triển những lĩnh vực khác của mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc.
Là một quốc gia rộng lớn và ngày càng công nghiệp hóa, Trung Quốc rất quan tâm tới vấn đề tiếp cận các nguồn nguyên liệu chiến lược và thiết yếu, đặc biêt là dầu lửa và khí đốt cũng như các nguồn nguyên liệu cho công nghiệp. Về ngắn hạn, Trung Quốc có thể đưa những mối quan tâm trong khu vực lên là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, khi quốc gia này lớn mạnh và trở thành một cường quốc kinh tế toàn cầu, nó sẽ nhận ra rằng tự do hàng hải và tự do bay trên khắp thế giới là cần thiết đối với an ninh của mình.
Sự phụ thuộc ngày càng tăng vào những tuyến đường biển để nhập khẩu dầu thô và khoáng sản cũng như việc tiếp cận các thị trường xuất khẩu sẽ thúc đẩy việc chuyển trọng tâm ưu tiên sang sự cơ động toàn cầu thay vì kiểm soát toàn bộ vùng biển trong vùng.
Một lý do chính khiến Trung Quốc ủng hộ UNCLOS là điều khoản "tuyến trung chuyển" theo đó khẳng định việc tự do đi lại của các tàu thương mại và tàu chiến đang ngày càng cần thiết để hộ tống họ qua Eo biểnsingapore và Malacca, Eo Hormuz, và những nút cổ chai khác mà các con tàu nhập khẩu quan trọng của họ phải đi qua.
Vai trò của Mỹ trên Biển Đông
Những quan tâm của Trung Quốc về quyền đối với vùng Biển Đông đã được chỉ rõ trong bản đồ "chín đoạn" vốn bao trọn toàn bộ những vùng biển quốc tế và những vùng thuộc EEZ của các quốc gia khác trong khu vực. Việc đưa ra tuyên bố này, vốn xâm hại nghiệm trọng các tuyên bố chủ quyền của các quốc gia ven biển khác trong khu vực, đã tạo ra tình huống trong đó Mỹ có vai trò cân bằng năng lực hải quân khu vực ngày càng tăng của Trung Quốc.
Trong chuyến thăm Hà Nội năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đề cập tới những tranh chấp và nhấn mạnh sự cần thiết có một giải pháp khu vực. Dù có vẻ như Trung Quốc muốn giải quyết vấn đề này với từng quốc gia riêng rẽ trong khu vực, cách tiếp cận đa phương được các quốc gia nhỏ hơn lựa chọn và nó tốt hơn với việc cân bằng sức mạnh ngày một tăng của Trung Quốc. Ý thức được vấn đề này, Trung Quốc đã phản đối việc Ngoại trưởng Clinton ủng hộ cho cách tiếp cận đa phương. Tuy nhiên, cuối cùng lợi ích của việc phát triển kinh tế và trầm tích dầu lửa và khí đốt trong khu vực phụ thuộc vào một giải pháp khu vực thỏa đáng giữa các quốc gia biển. Mỹ quan tâm tới việc bảo đảm rằng một tiến trình hòa bình dẫn tới một giải pháp thỏa đáng được thực thi.
Mỹ phụ thuộc vào sự ủng hộ của các thành viên ASEAN để duy trì hoạt động hiệu quả trên Biển Đông, vì thế phản ứng của nước này với Trung Quốc phải tôn trọng lợi ích và mối quan tâm của khu vực. Dù Mỹ được nhiều quốc gia thành viên coi là một người bạn, nhưng họ cũng biết rằng có những lúc lợi ích của họ là khác xa những lợi ích của Mỹ. Oasinhtơn không thể coi sự ủng hộ của các quốc gia này là điều hiển nhiên. Nếu làm như vậy có thể làm suy yếu những phản ứng chung trước sự bành trướng của Trung Quốc; nó có thể khiến những sáng kiến biển đa phương khác gặp rủi ro, như Sáng kiến an ninh phổ biến và Nghị quyết chống cướp biển của Hội đồng Bảo an LHQ.
Các quốc gia thành viên ASEAN phải được bảo đảm rằng Mỹ sẽ tạo ra sự cân bằng với cường quốc ngày một mạnh lên đó mà không trở thành một mối đe dọa tới lợi ích của họ. Mỹ có thể chứng minh điều này bằng cách nhấn mạnh rằng hành động của mình sẽ phù hợp với UNCLOS. Chỉ khi những hành động của Mỹ phù hợp với công ước, các quốc gia ASEAN mới cảm thấy yên tâm trong các hoạt động trên biển của Mỹ trong khu vực, và Trung Quốc sẽ biết rằng có những giới hạn ràng buộc các hoạt động của Mỹ trong khu vực.
Trong khi sự niềm tin đối với cam kết của Mỹ theo công ước hiện không được đề cao vì vị thế không phải là thành viên của công ước, việc này có thể vượt qua bằng cách hoàn tất những nỗ lực của chính quyền trước nhằm bảo đảm sự tư vấn và đồng thuận của Thượng viện trong việc tham gia công ước và sau đó đệ trình phê chuẩn công ước này.
Tương lai sẽ như thế nào?
Với cố gắng gia tăng sự kiểm soát và rộng chủ quyền của mình trên Biển Đông bằng cách áp dụng cơ sở pháp lý trong nước với những vùng biển quốc tế, Trung Quốc đã tạo ra xung đột với các quốc gia láng giềng và vi phạm UNCLOS. Những tuyên bố của Trung Quốc không chỉ đơn thuần đe dọa việc đi lại trên Biển Đông. Chúng còn là mối đe dọa đối với những lĩnh vực chung toàn cầu và với luật pháp quốc tế vốn đã được phát triển để bảo vệ quyền lợi của các quốc gia ven biển và những quốc gia ở xa biển trên thế giới.
Những nỗ lực nhằm tranh giành những lợi ích cục bộ của Trung Quốc là rất thiển cận. Bắc Kinh đang phát triển trở thành một cường quốc toàn cầu với những lợi ích của chính mình trong việc tiếp cận và sử dụng những lĩnh vực chung toàn cầu. Trên thực tế sự cân bằng giữa những lợi ích ven biển và mối quan tâm biển xa giờ đây có thể đang trong quá trình hướng tới cái thứ hai. Gail Harris, viết cuốn Nhà ngoại giao rằng: "Những nhà chiến lược Trung Quốc giờ đây cũng tin rằng để bảo vệ sự phát triển kinh tế của mình, họ phải duy trì an ninh những tuyến đường hàng hải, thứ đòi hỏi một lực lượng hải quân đủ mạnh, hoạt động tốt ở không chỉ những vùng biển ven bờ."
Với việc cảnh giới ở EEZ, Trung Quốc có thể trở nên quen với sự giám sát của Mỹ như nước Mỹ đã làm trong thời Chiến tranh Lạnh khi giám sát các "tàu đánh cá" của Liên Xô bên ngoài vùng biển của họ. Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ giám sát việc đến và đi của Mỹ và các tàu chiến khác từ những trạm bên ngoài lãnh hải của các quốc gia khác bằng cách sử dụng những hạm đội tàu ngầm hiện đại hoạt động không cần không khí, và rất ít phát ra âm thanh.
Về lâu dài, những lợi ích toàn cầu ngày một tăng của Trung Quốc sẽ dẫn tới việc Bắc Kinh ủng hộ những tự do hàng hải tương tự vốn đã được các quốc gia thương mại toàn cầu khác đấu tranh. Cho tới khi đó, Mỹ phải bảo vệ các quyền tự do hàng hải theo đúng Luật Biển bằng cách tiếp tục chứng minh việc tuân thủ nó. Mỹ đồng thời cũng phải ủng hộ nỗ lực của các quốc gia ven biển nhằm đạt tới sự phân chia công bằng EEZ và thềm lục địa.
Chiến lược rộng hơn của Mỹ với Biển Đông phải theo ba tiêu chí. Thứ nhất, bảo vệ các quyền tự do hàng hải thông qua cả ngoại giao và biểu dương lực lượng. Thứ hai, làm việc với Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc để giúp lực lượng này nhận ra rằng lợi ích lâu dài của Trung Quốc trong việc tự do hàng hải còn quan trọng hơn nhiều đối với an ninh quốc gia của họ so với những nỗ lực ngắn hạn nhằm giành quyền kiểm soát việc đi lại trong EEZ. Thứ ba, thúc đẩy nghị quyết khu vực và những tuyên bố quyền chủ quyền đối với các đảo và tài nguyên dưới đáy biển của Biển Đông dựa trên các điều khoản của UNCLOS.
Để đạt được điều này, Mỹ cũng phải thừa nhận rằng tầm ảnh hưởng khu vực phụ thuộc không chỉ vào sức mạnh mà còn vào việc thực thi đúng đắn, như Giáo sư Barry Posen đã nói:
"Việc kiểm soát những lĩnh vực chung sẽ tạo thêm ảnh hưởng và cho thấy sự hiệu quả hơn so với sức mạnh quân sự, nếu những quốc gia khác được thuyết phục rằng Mỹ quan tâm nhiều tới việc kiềm chế sự hiếu chiến trong khu vực hơn là giành được sự thống trị trong khu vực."
Một điều rất quan trọng là phải ghi nhớ rằng những bạn bè và đồng minh của Mỹ không muốn thấy Mỹ có vai trò toàn quyền trên Biển Đông. Với họ, UNCLOS là rất quan trọng để cân bằng sự can dự của Mỹ cân bằng với các lợi ích khu vực. Nếu Mỹ không chấp nhận những bổn phận và giới hạn của công ước cũng như các quyền của mình, thì vị thế của họ, ngay cả với các đồng minh, sẽ bị giảm sút.
Thay vì việc thừa nhận những điều khoản liên quan tới hàng hải, EEZ, và thềm lục địa của Tổng thống Reagan, uy tín của nước Mỹ như một nước tuân thủ nghiêm nhất luật pháp quốc tế đang bị suy yếu bởi thất bại của Oasinhtơn trong việc tham gia UNCLOS. Việc tham gia sẽ củng cố sự lãnh đạo của Mỹ trên biển, và sẽ giúp bảo vệ lợi ích của các bên trên Biển Đông.
Chính sách của Mỹ là, và nên vẫn, thể hiện và yêu cầu tuân thủ những quyền hàng hải và quyền bay và thúc đẩy giải pháp khu vực cho vấn đề quyền chủ quyền lãnh thổ và tài nguyên được xác định trong UNCLOS. Một yếu tố quan trọng của chiến lược này là cho nước Mỹ tham gia và công ước và tái thiết lập vị thế nhà vô địch trong tuân thủ luật quốc tế trên biển khi chúng ta được tận hưởng những quyền được UNCLOS thừa nhận
Hồng Cường dịch từ Tạp chí Proceedings, số 4/2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét