Tội “làm hỏng dân”
Liên quan đến vấn đề quan hệ Việt - Trung, xin giới thiệu (tiếp) một
phần phân tích của Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên tùy viên quân sự Việt
Nam tại Trung Quốc, trong đó ông Lượng thể hiện sự tách bạch giữa những
nhà lãnh đạo có tư tưởng bá quyền và nhân dân Trung Quốc thân thiện, tốt
lành. Có lẽ đây cũng là quan điểm của một nhà nghiên cứu ở Việt Nam
(tôi xin giấu tên), người từng nói rằng “giải
quyết bài toán quan hệ với Trung Quốc khác với giải quyết bài toán quan
hệ với nước CHND Trung Hoa và Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
* * *
- Theo ông, Trung Quốc đối xử với tất cả các nước trong khu vực đều như với Việt Nam, hay mỗi nước mỗi khác?
- Tôi cho rằng họ đối xử với mỗi nước mỗi khác, rất khác biệt nhau. Với Philippines thì họ hơi chờn, nhất là từ khi Philippines trở thành đồng minh của Mỹ. Với một số nước khác như Myanmar, Indonesia, thì họ mua chuộc. Riêng đối với Việt Nam thì họ coi như đối tượng để bắt nạt, lợi dụng, và cũng không loại trừ khả năng mua chuộc. Trong quan hệ thương mại, ta nhập siêu của Trung Quốc gần đây tới hơn 12 tỷ USD, họ gạ, nếu các đồng chí thiếu ngoại tệ thì thanh toán bằng Nhân dân tệ cũng được. Họ còn gạ Việt Nam làm “một trục hai cánh”, “một hành lang hai vành đai”, thì cũng nhằm thâm nhập kinh tế Việt Nam, đưa Việt Nam vào tiểu vùng kinh tế của Trung Quốc, là Quảng Tây - Vân Nam, hai tỉnh lạc hậu nhất. Việt Nam vào đó thì hai tỉnh kia phát triển, còn mình thì sử dụng những thứ lạc hậu của họ.
Cho nên phải nhìn nhận tất cả những hiểm họa một cách sâu sắc. Cái bề nổi mà chúng ta đang phải đối phó, mà nhiều người sợ hãi, là quân sự. Nhưng thật ra là phải lo ngại tất cả những thứ kia chứ không phải chỉ quân sự.
Cần chú ý là Trung Quốc thường tạo cớ chứ không chờ đợi thời cơ tự đến. Như hồi tháng 2/1979, họ tạo bao nhiêu cớ gây hấn với Việt Nam rồi họ tuyên bố là họ “phản kích tự vệ”, và chỉ sử dụng lính biên phòng. Có ai đi xâm lược mà lại bảo là phản kích tự vệ? Và sự thật là họ điều động quân đội của hơn 30 tỉnh tham gia vào chiến tranh chứ không phải lính biên phòng đâu.
- Ông nghĩ Trung Quốc thi hành chiến lược như vậy thì được lợi gì, bị thiệt hại gì?
- Trong lịch sử, bọn diệt chủng, bọn độc tài phát xít đều bị tiêu diệt cả, chưa một bè lũ độc tài phát xít nào tồn tại được. Lúc đang ngang ngược là lúc họ coi họ mạnh nhất về quân sự. Nhưng chính lúc họ đang mạnh về quân sự lại là lúc họ yếu nhất về chính trị.
Thực sự là Trung Quốc đã làm điều rất không có lợi cho chính Trung Quốc: Thứ nhất là phá tình hữu nghị Trung-Việt. Thứ hai là phá luật pháp quốc tế, làm cho quốc tế lên án. Thứ ba là phá hoại lòng tin. Họ yêu cầu xây dựng lòng tin mà bây giờ họ làm thế thì ai tin họ? ASEAN, Việt Nam, cộng đồng quốc tế không thể tin Trung Quốc được.
Sâu xa hơn nữa, cái rất nguy hiểm là họ làm cho dân tộc hiểu nhầm dân tộc, dân tộc oán thù dân tộc. Một vài người, một tập đoàn, một nhóm người mà oán hận Trung Quốc là chuyện cứ cho là nhỏ đi. Nhưng nếu cả dân tộc này oán hận Trung Quốc thì họ sẽ nghĩ như thế nào về cái lợi trước mắt và lâu dài của họ?
- Tôi để ý thấy những người từng có thời gian du học ở nước Nga, thường rất yêu nước Nga. Không biết du học sinh Việt Nam tại Trung Quốc có sự tương tự? Ông từng du học ở Trung Quốc, ông có tình cảm yêu mến với đất nước và nhân dân Trung Quốc không?
- Tôi mang ơn nhiều ông thày Trung Quốc. Tôi cũng có những người bạn Trung Quốc, từng ăn cơm uống nước với nhau, quý mến nhau. Ngày trước có người sang đây làm việc, ông ấy bảo tôi, rất thật thà: “Này, Lượng này. Tao làm việc ở đây, tao thấy lương tao còn cao hơn lương Hồ Chủ tịch. Tao nghĩ tao phải hạ lương tao xuống thôi”.
Hồi chiến tranh biên giới, ta mở một triển lãm bên Trung Quốc, có người từng viết thế này: “Hiện nay trên biên giới, hai nước đang đánh nhau. Nhưng chúng tôi chỉ hiểu rằng đem con em Trung Quốc đi đánh con em Việt Nam là không đúng”. Họ viết hẳn vào sổ lưu niệm như thế đấy.
Người dân Trung Quốc thật ra rất tốt tính, hiếu khách, nhưng tôi cho là các tập đoàn chính trị của họ đang làm hỏng họ đi. Cái nguy hại là chính quyền bên ấy đã làm hỏng cả một thế hệ thanh niên. Lâu nay họ giáo dục, làm cho thanh niên Trung Quốc hết lớp này tới lớp khác hiểu nhầm và ngộ nhận về lãnh thổ và chủ quyền. Cho nên khi họ hành động rất tàn bạo, đánh đập ngư dân Việt Nam, giết chiến sĩ Việt Nam, thì người dân Trung Quốc vẫn yên chí đó là lòng yêu nước, còn Việt Nam mới là xâm lược. Từ nay trong các cuộc đụng độ, ta sẽ thấy lính Trung Quốc tàn bạo và hung hãn hơn bao giờ hết, mà họ vẫn tin tưởng đấy là vì yêu nước. Cho nên những người lãnh đạo Trung Quốc sẽ phải chịu trách nhiệm rõ ràng: Làm cho dân tộc hiểu nhầm dân tộc là một tội ác đối với nhân loại.
- Bây giờ thì Việt Nam nên ứng xử như thế nào?
- Trước mắt ta phải vạch rõ cái phi nghĩa của Trung Quốc, nêu cái chính nghĩa của ta, tranh thủ sự đồng tình của dư luận quốc tế. Mà nếu họ giở rói gì ở biển gần, ở thế bất hợp pháp, thì quân đội ta phải đánh.
Về dài hạn là đấu tranh pháp lý. Đấu tranh vô hiệu hóa đường lưỡi bò của Trung Quốc đòi hỏi ta phải có tài liệu nhiều nữa, và phải phát biểu nhiều, phải huy động toàn thể nhân dân, cả trong và ngoài nước. Không nên kỳ thị, phân biệt người Việt trong nước với Việt kiều. Vì lâu nay ta cứ coi Việt kiều như là một thế giới khác, cho nên ta không đưa những ý kiến của các nhà khoa học Việt kiều ra, trong khi nhiều điều rất có giá trị. Ta đang yếu thế về truyền thông, về tuyên truyền, về dư luận. Thế cho nên là phải đấu về pháp lý, về lịch sử, về ngôn luận, truyền thông, và ngoại giao, rồi phải làm cho sức mạnh quân sự lên nữa. Đặc biệt lãnh đạo Việt Nam phải cứng cỏi. Dân tộc Trung Quốc, đất nước Trung Quốc lớn, nhưng lãnh đạo của họ với lãnh đạo chúng ta, đâu ai lớn hơn ai? Bác Hồ là lãnh tụ một nước nhỏ mà Bác ngang hàng với lãnh đạo Trung Quốc, với thế giới đó thôi.
Một điểm yếu của lãnh đạo ta bây giờ là không tin ở nhân dân. Tôi làm lãnh đạo, tôi có kinh nghiệm cụ thể: Trong những việc lớn, hãy cứ để cấp dưới tự do phát biểu, sau đó lãnh đạo chỉ cần đưa ra một đôi câu chốt thôi thì giá trị sẽ lên cao ghê gớm. Phải tin tưởng nhân dân, để nhân dân nói, để nhân dân bày tỏ sự phẫn nộ, đến lúc nhà lãnh đạo đứng ra trước dư luận thế giới để phát biểu thì uy tín sẽ khác lắm.
Năm 1995, khi chủ biên một đề tài về giữ ổn định biên giới quốc gia, tôi đã viết rằng “việc giữ ổn định biên giới quốc gia không hoàn toàn tùy thuộc vào các chiến sĩ biên phòng mà chính là phụ thuộc vào Hà Nội”. Người lãnh đạo quan trọng thế đấy.
Cuối cùng tôi muốn nói thế này: Trước hết ta phải để cho thế giới thấy Trung Quốc đã tự bỏ cái mặt nạ của họ, và họ trở thành không chính nghĩa. Việc ta làm tốt nhất hiện nay là để cho chính trị đi trước: Vạch mặt bằng hết cái không chính nghĩa của Trung Quốc, làm thật rõ sự chính nghĩa của Việt Nam. Như thế là tạo lợi thế trên trường ngoại giao quốc tế. Thứ nữa là phải tin vào nhân dân. Ngược lại cũng phải thấy rằng, nhân dân Việt Nam, quân đội Việt Nam với Đảng Cộng sản Việt Nam phải là một. Nhân dân cũng như quân đội hết sức tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Đảng và Nhà nước cũng không bao giờ ngăn cản, cấm đoán và triệt hạ lòng yêu nước của người dân. Tôi tin tưởng như thế.
* * *
- Theo ông, Trung Quốc đối xử với tất cả các nước trong khu vực đều như với Việt Nam, hay mỗi nước mỗi khác?
- Tôi cho rằng họ đối xử với mỗi nước mỗi khác, rất khác biệt nhau. Với Philippines thì họ hơi chờn, nhất là từ khi Philippines trở thành đồng minh của Mỹ. Với một số nước khác như Myanmar, Indonesia, thì họ mua chuộc. Riêng đối với Việt Nam thì họ coi như đối tượng để bắt nạt, lợi dụng, và cũng không loại trừ khả năng mua chuộc. Trong quan hệ thương mại, ta nhập siêu của Trung Quốc gần đây tới hơn 12 tỷ USD, họ gạ, nếu các đồng chí thiếu ngoại tệ thì thanh toán bằng Nhân dân tệ cũng được. Họ còn gạ Việt Nam làm “một trục hai cánh”, “một hành lang hai vành đai”, thì cũng nhằm thâm nhập kinh tế Việt Nam, đưa Việt Nam vào tiểu vùng kinh tế của Trung Quốc, là Quảng Tây - Vân Nam, hai tỉnh lạc hậu nhất. Việt Nam vào đó thì hai tỉnh kia phát triển, còn mình thì sử dụng những thứ lạc hậu của họ.
Cho nên phải nhìn nhận tất cả những hiểm họa một cách sâu sắc. Cái bề nổi mà chúng ta đang phải đối phó, mà nhiều người sợ hãi, là quân sự. Nhưng thật ra là phải lo ngại tất cả những thứ kia chứ không phải chỉ quân sự.
Cần chú ý là Trung Quốc thường tạo cớ chứ không chờ đợi thời cơ tự đến. Như hồi tháng 2/1979, họ tạo bao nhiêu cớ gây hấn với Việt Nam rồi họ tuyên bố là họ “phản kích tự vệ”, và chỉ sử dụng lính biên phòng. Có ai đi xâm lược mà lại bảo là phản kích tự vệ? Và sự thật là họ điều động quân đội của hơn 30 tỉnh tham gia vào chiến tranh chứ không phải lính biên phòng đâu.
- Ông nghĩ Trung Quốc thi hành chiến lược như vậy thì được lợi gì, bị thiệt hại gì?
- Trong lịch sử, bọn diệt chủng, bọn độc tài phát xít đều bị tiêu diệt cả, chưa một bè lũ độc tài phát xít nào tồn tại được. Lúc đang ngang ngược là lúc họ coi họ mạnh nhất về quân sự. Nhưng chính lúc họ đang mạnh về quân sự lại là lúc họ yếu nhất về chính trị.
Thực sự là Trung Quốc đã làm điều rất không có lợi cho chính Trung Quốc: Thứ nhất là phá tình hữu nghị Trung-Việt. Thứ hai là phá luật pháp quốc tế, làm cho quốc tế lên án. Thứ ba là phá hoại lòng tin. Họ yêu cầu xây dựng lòng tin mà bây giờ họ làm thế thì ai tin họ? ASEAN, Việt Nam, cộng đồng quốc tế không thể tin Trung Quốc được.
Sâu xa hơn nữa, cái rất nguy hiểm là họ làm cho dân tộc hiểu nhầm dân tộc, dân tộc oán thù dân tộc. Một vài người, một tập đoàn, một nhóm người mà oán hận Trung Quốc là chuyện cứ cho là nhỏ đi. Nhưng nếu cả dân tộc này oán hận Trung Quốc thì họ sẽ nghĩ như thế nào về cái lợi trước mắt và lâu dài của họ?
- Tôi để ý thấy những người từng có thời gian du học ở nước Nga, thường rất yêu nước Nga. Không biết du học sinh Việt Nam tại Trung Quốc có sự tương tự? Ông từng du học ở Trung Quốc, ông có tình cảm yêu mến với đất nước và nhân dân Trung Quốc không?
- Tôi mang ơn nhiều ông thày Trung Quốc. Tôi cũng có những người bạn Trung Quốc, từng ăn cơm uống nước với nhau, quý mến nhau. Ngày trước có người sang đây làm việc, ông ấy bảo tôi, rất thật thà: “Này, Lượng này. Tao làm việc ở đây, tao thấy lương tao còn cao hơn lương Hồ Chủ tịch. Tao nghĩ tao phải hạ lương tao xuống thôi”.
Hồi chiến tranh biên giới, ta mở một triển lãm bên Trung Quốc, có người từng viết thế này: “Hiện nay trên biên giới, hai nước đang đánh nhau. Nhưng chúng tôi chỉ hiểu rằng đem con em Trung Quốc đi đánh con em Việt Nam là không đúng”. Họ viết hẳn vào sổ lưu niệm như thế đấy.
Người dân Trung Quốc thật ra rất tốt tính, hiếu khách, nhưng tôi cho là các tập đoàn chính trị của họ đang làm hỏng họ đi. Cái nguy hại là chính quyền bên ấy đã làm hỏng cả một thế hệ thanh niên. Lâu nay họ giáo dục, làm cho thanh niên Trung Quốc hết lớp này tới lớp khác hiểu nhầm và ngộ nhận về lãnh thổ và chủ quyền. Cho nên khi họ hành động rất tàn bạo, đánh đập ngư dân Việt Nam, giết chiến sĩ Việt Nam, thì người dân Trung Quốc vẫn yên chí đó là lòng yêu nước, còn Việt Nam mới là xâm lược. Từ nay trong các cuộc đụng độ, ta sẽ thấy lính Trung Quốc tàn bạo và hung hãn hơn bao giờ hết, mà họ vẫn tin tưởng đấy là vì yêu nước. Cho nên những người lãnh đạo Trung Quốc sẽ phải chịu trách nhiệm rõ ràng: Làm cho dân tộc hiểu nhầm dân tộc là một tội ác đối với nhân loại.
- Bây giờ thì Việt Nam nên ứng xử như thế nào?
- Trước mắt ta phải vạch rõ cái phi nghĩa của Trung Quốc, nêu cái chính nghĩa của ta, tranh thủ sự đồng tình của dư luận quốc tế. Mà nếu họ giở rói gì ở biển gần, ở thế bất hợp pháp, thì quân đội ta phải đánh.
Về dài hạn là đấu tranh pháp lý. Đấu tranh vô hiệu hóa đường lưỡi bò của Trung Quốc đòi hỏi ta phải có tài liệu nhiều nữa, và phải phát biểu nhiều, phải huy động toàn thể nhân dân, cả trong và ngoài nước. Không nên kỳ thị, phân biệt người Việt trong nước với Việt kiều. Vì lâu nay ta cứ coi Việt kiều như là một thế giới khác, cho nên ta không đưa những ý kiến của các nhà khoa học Việt kiều ra, trong khi nhiều điều rất có giá trị. Ta đang yếu thế về truyền thông, về tuyên truyền, về dư luận. Thế cho nên là phải đấu về pháp lý, về lịch sử, về ngôn luận, truyền thông, và ngoại giao, rồi phải làm cho sức mạnh quân sự lên nữa. Đặc biệt lãnh đạo Việt Nam phải cứng cỏi. Dân tộc Trung Quốc, đất nước Trung Quốc lớn, nhưng lãnh đạo của họ với lãnh đạo chúng ta, đâu ai lớn hơn ai? Bác Hồ là lãnh tụ một nước nhỏ mà Bác ngang hàng với lãnh đạo Trung Quốc, với thế giới đó thôi.
Một điểm yếu của lãnh đạo ta bây giờ là không tin ở nhân dân. Tôi làm lãnh đạo, tôi có kinh nghiệm cụ thể: Trong những việc lớn, hãy cứ để cấp dưới tự do phát biểu, sau đó lãnh đạo chỉ cần đưa ra một đôi câu chốt thôi thì giá trị sẽ lên cao ghê gớm. Phải tin tưởng nhân dân, để nhân dân nói, để nhân dân bày tỏ sự phẫn nộ, đến lúc nhà lãnh đạo đứng ra trước dư luận thế giới để phát biểu thì uy tín sẽ khác lắm.
Năm 1995, khi chủ biên một đề tài về giữ ổn định biên giới quốc gia, tôi đã viết rằng “việc giữ ổn định biên giới quốc gia không hoàn toàn tùy thuộc vào các chiến sĩ biên phòng mà chính là phụ thuộc vào Hà Nội”. Người lãnh đạo quan trọng thế đấy.
Cuối cùng tôi muốn nói thế này: Trước hết ta phải để cho thế giới thấy Trung Quốc đã tự bỏ cái mặt nạ của họ, và họ trở thành không chính nghĩa. Việc ta làm tốt nhất hiện nay là để cho chính trị đi trước: Vạch mặt bằng hết cái không chính nghĩa của Trung Quốc, làm thật rõ sự chính nghĩa của Việt Nam. Như thế là tạo lợi thế trên trường ngoại giao quốc tế. Thứ nữa là phải tin vào nhân dân. Ngược lại cũng phải thấy rằng, nhân dân Việt Nam, quân đội Việt Nam với Đảng Cộng sản Việt Nam phải là một. Nhân dân cũng như quân đội hết sức tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Đảng và Nhà nước cũng không bao giờ ngăn cản, cấm đoán và triệt hạ lòng yêu nước của người dân. Tôi tin tưởng như thế.