Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Hồ Đức Phớc vừa được bầu làm bí
thư, thay ông Phan Đình Trạc đã lên Ban Nội chính Trung ương.
Thông tấn xã Việt Nam đưa tin cuộc họp bất thường để bầu chức
danh bí thư tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010-2015 thay cho Bí thư Phan Đình
Trạc được tổ chức chiều thứ Ba 12/3.
Ông Hồ Đức Phớc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh được 100% phiếu bầu vào vị trí Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An.
Được biết ông Phớc, sinh 1963, có học vị tiến sỹ kinh tế.
Ông từng công tác ở Cửa Lò trước khi lên chức Phó Chủ tịch, rồi Chủ tịch UBND tỉnh.
Hiện ngoài ông Phan Đình Trạc, Ban Nội
chính Trung ương có thêm hai phó ban là các ông Phạm Anh Tuấn,
nguyên Phó chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham
nhũng và Nguyễn Doãn Khánh, Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ.
Mới đây, ngày 4/2, Ban Nội chính đã chính thức ra mắt với tổng cộng 108 nhân viên.
Người đứng đầu là ông Nguyễn Bá Thanh, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
(
BBC)
Đình chỉ vụ nhà báo Phạm Chí Dũng
RSF nói ông Phạm Chí Dũng viết nhiều bài trên Tạp chí Phía Trước
Công an Việt Nam đình chỉ điều tra vụ ông Phạm Chí Dũng, một
cây bút ở TP Hồ Chí Minh, bị bắt vì nghi tội lật đổ hồi
tháng 7/2012.
Ông Dũng, 47 tuổi, người cũng là một cán bộ nhà nước, bị bắt
khẩn cấp hôm 17/7/2012 vì nghi biên soạn tài liệu 'nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân'.
Sau đó, ông bị khởi tố hai tội danh “Âm lưu lật đổ chính quyền” (theo
Điều 79 Bộ luật hình sự) và “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam (theo Điều 88 Bộ luật hình sự).
Tuy nhiên ông cho BBC biết rằng sau sáu tháng tạm giữ, công an đã
thông báo cho ông về việc đình chỉ điều tra và kết thúc vụ
án.
"Hiện nay tôi hoàn toàn có thể quay trở lại làm công việc cũ," ông Phạm Chí Dũng cho hay.
Ông đã "khai bút" bằng bài viết mới cho BBC đăng hôm 12/3 có tựa đề '
Bấm Ôn Gia Bảo - một thập niên hoài phí'.
Ông Dũng nói: "Là một nhà báo chuyên nghiệp có kinh nghiệm, tôi vẫn
mong muốn được đóng góp chút sức lực nhỏ bé của mình cho một đất nước
Việt Nam dân chủ, trong sạch và nâng cao mặt bằng dân trí".
Ông cũng nói sẽ cố gắng "phản biện một cách khách quan và trung thực, với những đề tài cải cách hiện đại".
Phản biện khách quan
Cây viết Phạm Chí Dũng trước khi bị bắt là cán bộ Thành ủy TP HCM. Ông có học vị Tiến sỹ Kinh tế.
Ông là người viết báo và viết văn nhiều năm nay, với nhiều bút
danh khác nhau như Việt Thắng, Viết Lê Quân, Trường Sơn.
Sinh năm 1966, ông là hội viên Hội Nhà văn TP HCM, tác giả các
tập truyện ngắn “Những bông hoa hoang dã” (1993), “Tự thú” (1994),
“Những chiếc bồn tắm định mệnh” (2005); các tiểu thuyết “Cuộc phiêu lưu
của linh hồn cầm cố” (2005) và “Ngài nghị sĩ” (2006)...
Sau khi tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật Quân sự, ông Phạm Chí Dũng về công tác tại Ban An ninh Nội chính Thành ủy TP HCM.
Ông Phạm Chí Dũng theo đuổi văn chương từ 1986 và trong những năm
gần đây viết nhiều bài dưới các bút danh khác nhau cho tạp
chí Phía Trước, bàn về một số chủ đề bị cho là tế nhị ở
Việt Nam như tự do báo chí, tham nhũng, nhóm lợi ích cũng như
kiểm soát của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong nền kinh tế.
(
BBC)
Kiện tụng liên quan đến phu nhân của cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh.
Suốt từ tháng 1 năm 2007 đến nay, hàng trăm tiểu thương kinh doanh tại chợ Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội bức xúc về việc họ đã nộp tiền góp vốn xây dựng chợ mới, nhưng khi chợ được xây xong, thì các quan của thành phố và quận “bố trí” Công ty cổ phần chợ Bưởi vào quản lý. Từ đây, Công ty này đã xổ toẹt mọi đóng góp của dân, đẻ ra thêm nhiều mức phí trái pháp luật. Số tiền góp vốn của tiểu thương khoảng trên 7 tỉ đồng đã bị doanh nghiệp này chiếm đoạt rất tinh vi.
Chủ doanh nghiệp này, bà chủ chợ Bưởi hiện tại chính là nữ Đại biểu quốc hội Đặng Huyền Tâm – phu nhân của cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh.
Góp tiền tỉ cũng bằng không
Để có vốn đầu tư xây dựng mới chợ Bưởi, UBND quận Tây Hồ có quyết định
ban hành quy chế thu, nộp tiền huy động vốn xây dựng chợ Bưởi.
Hơn 300 hộ kinh doanh đã đóng góp vốn xây dựng chợ Bưởi. Tổng số tiền mà
các hộ kinh doanh đã đóng là trên 15 tỉ đồng. Đơn vị thu là Ban quản lý
dự án thuộc UBND quận Tây Hồ. Đó là chưa tính số tiền UBND quận Tây Hồ
tranh thủ đánh quả (thu riêng bỏ túi) như tận thu ở tầng 3, thu các
ki-ốt mặt đường Hoàng Hoa Thám và các mặt đường còn lại.
Cuối năm 2006, chợ Bưởi được xây xong, đầu năm 2007 Công ty Cổ phần chợ
Bưởi được thành lập (do nữ đại biểu QH Đỗ Thị Huyền Tâm làm chủ). Theo
một quyết định của UBND quận Tây Hồ, Công ty này bỗng chốc được giao
quản lý toàn bộ hoạt động ở đây. Công ty ngay lập tức đá luôn toàn bộ
các tiểu thương đã góp vốn xây dựng chợ từ khi nó chưa được cổ phần hoá
và do UBND quận Tây Hồ quản lý.
Cụ thể là: Công ty Cổ phần chợ Bưởi buộc các tiểu thương phải đóng tiền
thuê diện tích kinh doanh với mức mới, đồng thời niêm phong các vị trí
kinh doanh nếu không nộp tiền. Thực chất, Công ty đã phủ nhận giá trị
vốn mà tiểu thương từng góp xây dựng chợ. Đây chính là thủ đoạn chiếm
đoạt tiền trắng trợn của hơn 300 tiểu thương. Trước sự vi phạm này,
chính quyền các cấp vẫn im hơi lặng tiếng bởi ngay từ 2007, người ta đã
thấy vị nữ chủ Công ty CP chợ Bưởi “thậm thụt” với ngài Tổng Bí thư
(tháng 10/2010 đã chính thức trở thành phu nhân thứ 2 của Tổng Bí thư
Đảng Cộng sản Việt Nam sau khi phu nhân thứ nhất qua đời chưa được 49
ngày).
|
Chợ Bưởi |
Vi phạm pháp luật trắng trợn
Về việc cải tạo các chợ trên địa bàn Hà Nội: trên cơ sở một số văn bản
của Chính phủ, ngày 9/92004, UBND Tp Hà Nội ra QĐ số 142/2004/QĐ-UBND
quy định về đầu tư phát triển chợ; QĐ số 1181/QĐ-UBND ngày 7/3/2006 về
quy chế đầu tư xây dựng chợ. Ngày 20/12/2004 ông Lê Văn Phượng, Phó Chủ
tịch UBND quận Tây Hồ ký QĐ 1872/QĐ-UB về việc Ban hành quy chế thu, nộp
tiền huy động vốn xây dựng chợ Bưởi trong đó nêu rõ đối tượng huy động
vốn là tiểu thương đã và đang kinh doanh tại chợ Bưởi, quy định rõ mức
huy động đối với từng ngành hàng, kích thước, diện tích ô sạp để làm căn
cứ cho tiểu thương nộp tiền góp vốn.
Đầu năm 2007, cũng chính UBND quận Tây Hồ cho phép “mọc” ra Công ty Cổ
phần chợ Bưởi quản lý toàn bộ chợ và yêu cầu các tiểu thương đóng tiền
tiếp mới được ký hợp đồng thuê chỗ bán hàng.
Công ty cổ phần chợ Bưởi được cấp đăng ký kinh doanh ngày 1/1/2007 sản
xuất kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có “Lập dự án đầu tư
xây dựng, khai thác kinh doanh chợ Bưởi”. Dư luận đặt câu hỏi: Cuối năm
2006 chợ Bưởi được xây dựng xong, đầu năm 2007 công ty này mới được
thành lập, thì sao còn lập dự án đầu tư xây dựng chợ Bưởi? Như vậy có
thể thấy, tại thời điểm UBND quận Tây Hồ ban hành quyết định huy động
vốn xây dựng chợ Bưởi, Công ty cổ phần chợ Bưởi chưa được thành lập.
Bằng việc giao cho Cty cổ phần chợ Bưởi toàn quyền quản lý, sở hữu chợ
Bưởi, UBND quận Tây Hồ đã vi phạm Nghị định số 02/2003/ND-CP của Chính
phủ (Nghị định về phát triển và quản lý chợ) và Quyết định số
142/2004/QĐ-UB ngày 9/9/2004 của UBND TP Hà Nội (Quy định về quy hoạch
phát triển, đầu tư xây dựng và quản lý chợ trên địa bàn TP Hà Nội), đã
đưa tài sản của Nhà nước, của tập thể các hộ kinh doanh đóng góp vào tay
doanh nghiệp hưởng lợi sai nguyên tắc.
Bảo kê cho vi phạm
Sau vài năm khất lần trả lời khiếu nại của các hộ kinh doanh, đùng một
cái, ngày 25/9/2012, UBND thành phố Hà Nội ban hành Văn bản số
7410/UBND-BTCD khẳng định, việc các hộ kinh doanh tại chợ Bưởi nộp tiền
để xây dựng chợ thực chất chỉ được tiếp tục thuê diện tích kinh doanh
tại chợ mà không phải là cổ đông sáng lập khi thành lập Công ty cổ phần
chợ Bưởi. Đồng thời UBND TP Hà Nội lớn tiếng quy chụp 300 hộ kinh doanh
là có thái độ không hợp tác, có hành vi gây khó dễ, thậm chí còn lôi
kéo, kích động các hộ kinh doanh tại chợ chống đối, cản trở.
Được thể, UBND quận Tây Hồ lên kế hoạch triệu tập các hộ kinh doanh bị
liệt “bất hợp tác” tại đây nhằm hăm dọa. Chính ông Phó Chủ tịch quận Tây
Hồ là Lê Văn Phượng bị dân tố cáo thì nay lại được thay mặt chính quyền
làm việc với dân lúc 8h30 sáng ngày 21/12/2012. Vẫn cách làm việc kiểu
“trấn áp”, Lê Văn Phượng lên kế hoạch đưa luôn cả Công an quận, Công an
phường Bưởi “vào cuộc” để làm việc với các hộ kinh doanh, mặc dù cuộc
họp chỉ bó hẹp trong phạm vi quan hệ dân sự.
Hơn 300 hộ kinh doanh ở chợ Bưởi đóng 15 tỉ đồng cho UBND quận Tây Hồ,
họ không đóng tiền cho Công ty CP chợ Bưởi. Về quan hệ dân sự, các hộ
kinh doanh bình đẳng với Công ty. Vậy tại sao UBND quận Tây Hồ lại phủi
trách nhiệm và giải quyết vụ việc một cách trái pháp luật? Nếu không có
sự chống lưng của quận Tây Hồ và TP Hà Nội, liệu Công ty CP chợ Bưởi có
dám ngang nhiên vi phạm pháp luật?
(Cầu Nhật tân)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét