MỘT BÀI VIẾT RẤT CÓ LÝ TRÊN TC CỘNG SẢN PHẢI HẠ XUỐNG VÌ CHỨNG MINH: “ĐẤT ĐAI SỞ HỮU TOÀN DÂN LÀ BẤT CẬP CHẾ ĐỊNH PHÁP LÝ…”
Phamvietdao...Khái niệm sở hữu toàn dân được quy định trong Hiến pháp năm 1992 và Luật Đất đai năm 2003, trong khi đó Luật Dân sự năm 2005 lại quy định, đất đai thuộc sở hữu nhà nước. Hai khái niệm này là khác nhau về chủ thể, nhưng trên thực tế nhiều người lại hiểu là một. Về mặt pháp lý, khái niệm sở hữu toàn dân là không rõ ràng về mặt chủ thể, khách thể và nội dung của quyền sở hữu. Khái niệm sở hữu toàn dân không phải là khái niệm pháp lý, cũng không phải là khái niệm kinh tế, mà là khái niệm mang tính chính trị. Khái niệm không rõ ràng dễ dẫn đến sự lạm quyền của một số cán bộ nhà nước, dẫn đến lãng phí nguồn lực đất đai của người sử dụng đất…
-Điều 12 Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa quy định: “Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm”.
Tài sản được quan niệm gồm động sản và bất động sản. Như vậy, quyền tư
hữu về tài sản như một quyền tự nhiên của con người, được Nhà nước công
nhận và bảo vệ bằng Hiến pháp.
-Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1959 quy
định: “Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu ruộng đất và tư liệu
sản xuất của nông dân”. Và chỉ có “đất hoang” mới coi là sở hữu toàn dân (Điều 14 Hiến pháp năm 1959).
Về quyền sở hữu đất đai trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
PGS, TS. Trần Thị Cúc
Cập nhật lúc 09:59, Thứ Năm, 07/03/2013 (GMT+7)
Trong quá trình đưa Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 ra thảo
luận và lấy ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân, vấn đề sở hữu đất
đai là một nội dung quan trọng, được người dân đặc biệt quan tâm.
Về khái niệm sở hữu
Sở hữu là một phạm trù kinh tế – chính trị cơ bản, chỉ mối quan hệ giữa người với người trong việc chiếm dụng của cải. Nó đồng thời là một hình thức xã hội của sự chiếm hữu của cải và được luật hóa thành quyền sở hữu, được thực hiện theo một cơ chế nhất định gọi là chế độ sở hữu. Quyền sở hữu bao gồm ba quyền sau: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Ba quyền này có thể do chủ sở hữu thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện. Người ủy quyền và người được ủy quyền phải thống nhất ý chí với nhau, nếu vượt quyền thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận.
Trong quá trình thảo luận toàn dân đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, vấn đề sở hữu đất đai là một nội dung quan trọng, được người dân quan tâm. Bởi vì, đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng của người nông dân, là đầu vào của quá trình sản xuất và dịch vụ. Chế định đất đai luôn được ghi nhận trong các bản hiến pháp của nước ta. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn lịch sử, Hiến pháp và pháp luật Việt Nam quy định chủ thể, khách thể, nội dung của quyền sở hữu đất đai khác nhau.
Quyền sở hữu đất đai qua các bản hiến pháp Việt Nam
Điều 12 Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định: “Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm”. Tài sản được quan niệm gồm động sản và bất động sản. Như vậy, quyền tư hữu về tài sản như một quyền tự nhiên của con người, được Nhà nước công nhận và bảo vệ bằng Hiến pháp.
Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1959 quy định: “Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu ruộng đất và tư liệu sản xuất của nông dân”. Và chỉ có “đất hoang” mới coi là sở hữu toàn dân (Điều 14 Hiến pháp năm 1959).
Sau khi thống nhất đất nước, Hiến pháp năm 1980 và tiếp đó Hiến pháp năm 1992 công bố tất cả “đất đai là sở hữu toàn dân” ( Điều 17 Hiến pháp năm 1992).
Nếu như Hiến pháp năm 1959 ghi nhận sở hữu riêng là quyền cơ bản của công dân thì ở Hiến pháp năm 1980, điều này không còn được thừa nhận. Nhà nước không công nhận sự tồn tại của sở hữu tư nhân và các thành phần kinh tế tương ứng, mà đặt trọng tâm vấn đề sở hữu toàn dân, đặc biệt là đối với các tư liệu sản xuất, các nguồn tài nguyên chính yếu của quốc gia; chính thức mở đầu cho việc xác lập đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Theo đó, việc cụ thể hóa quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai được thể hiện trong Luật Đất đai năm 1987, đã đạt được nhiều tiến bộ, mang tính đột phá. Nhờ đó, hiệu quả sử dụng đất ngày càng được nâng cao. Tuy Hiến pháp không quy định cá nhân, hộ gia đình có quyền sở hữu về đất đai nhưng có quyền sử dụng, khai thác, chuyển nhượng tài sản trên đất của mình. Nếu trên đất không có tài sản thì không có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất, kể cả việc thừa kế quyền sử dụng đất. Trên thực tế, thời kỳ này, cùng với chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam, đưa cá nhân, hộ gia đình làm ăn riêng lẻ vào tập đoàn sản xuất và hợp tác xã, Nhà nước giao đất cho hợp tác xã và các tập đoàn sản xuất, nên các giao dịch dân sự về đất đai hầu như bị coi ngoài khuôn khổ pháp luật. Tài sản mà các hộ gia đình có quyền sở hữu cũng chủ yếu là tư liệu tiêu dùng, các giao dịch dân sự trong thời kỳ này chủ yếu là giải quyết nhu cầu thiết yếu hằng ngày của cá nhân và gia đình của họ.
Hiến pháp năm 1992 là bản Hiến pháp đầu tiên của thời kỳ đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hiến pháp năm 1992 quy định: Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng. Nhà nước tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát huy mọi tiềm năng của mình để phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau.
Việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo cơ sở pháp lý thu hút sự tham gia của người dân vào các hoạt động kinh tế, khuyến khích công dân làm giàu chính đáng bằng khả năng của mỗi người trên cơ sở định hướng của Nhà nước.
Hiến pháp năm 1992 đã khôi phục lại phạm vi và đối tượng quyền sở hữu của công dân, phù hợp với chính sách kinh tế mới và quy định về quyền tự do kinh doanh của công dân: “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác”; đối với đất được Nhà nước giao sử dụng thì theo quy định tại Điều 17 và 18 của Hiến pháp năm 1992, Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân.
Như vậy, qua các quy định trên, phạm vi quyền sở hữu của công dân ngày càng được mở rộng, nhất là quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất nói chung và quyền sử dụng đất đai nói riêng, điều mà Hiến pháp năm 1980 đã không thừa nhận. Nhà nước cho phép cá nhân, hộ gia đình thực hiện các quyền khai thác, sử dụng, chuyển nhượng, cho thuê, đổi, thừa kế quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất được Nhà nước thừa nhận là hàng hoá có giá trị kinh tế đặc biệt quan trọng của cá nhân, hộ gia đình và các chủ thể khác. Khi không còn nhu cầu sử dụng đất thì cá nhân, hộ gia đình có quyền chuyển nhượng, cho, tặng, để lại thừa kế. Vì vậy, người dân sẽ an tâm lao động sản xuất trên đất được Nhà nước giao hoặc được chuyển nhượng quyền sử dụng. Ngoài quyền sử dụng đất, Hiến pháp còn chỉ rõ: công dân có quyền tham gia vào nhiều loại hình kinh doanh khác nhau, ngoài tư liệu sản xuất thì việc đóng góp vốn dưới hình thức như tiền, vàng, mua cổ phiếu, trái phiếu… cũng nằm trong phạm vi quyền sở hữu của công dân.
Hiến pháp năm 1992 đã công nhận quyền sở hữu riêng của công dân. Đây là chủ trương đúng đắn, phù hợp với đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Theo đó, tài sản hợp pháp thuộc hình thức sở hữu tư nhân không bị hạn chế về số lượng, giá trị, được bảo vệ bằng nhiều biện pháp khác nhau, như: công dân có quyền yêu cầu tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu phải trả lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại…
Sở hữu là một phạm trù kinh tế – chính trị cơ bản, chỉ mối quan hệ giữa người với người trong việc chiếm dụng của cải. Nó đồng thời là một hình thức xã hội của sự chiếm hữu của cải và được luật hóa thành quyền sở hữu, được thực hiện theo một cơ chế nhất định gọi là chế độ sở hữu. Quyền sở hữu bao gồm ba quyền sau: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Ba quyền này có thể do chủ sở hữu thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện. Người ủy quyền và người được ủy quyền phải thống nhất ý chí với nhau, nếu vượt quyền thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận.
Trong quá trình thảo luận toàn dân đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, vấn đề sở hữu đất đai là một nội dung quan trọng, được người dân quan tâm. Bởi vì, đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng của người nông dân, là đầu vào của quá trình sản xuất và dịch vụ. Chế định đất đai luôn được ghi nhận trong các bản hiến pháp của nước ta. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn lịch sử, Hiến pháp và pháp luật Việt Nam quy định chủ thể, khách thể, nội dung của quyền sở hữu đất đai khác nhau.
Quyền sở hữu đất đai qua các bản hiến pháp Việt Nam
Điều 12 Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định: “Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm”. Tài sản được quan niệm gồm động sản và bất động sản. Như vậy, quyền tư hữu về tài sản như một quyền tự nhiên của con người, được Nhà nước công nhận và bảo vệ bằng Hiến pháp.
Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1959 quy định: “Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu ruộng đất và tư liệu sản xuất của nông dân”. Và chỉ có “đất hoang” mới coi là sở hữu toàn dân (Điều 14 Hiến pháp năm 1959).
Sau khi thống nhất đất nước, Hiến pháp năm 1980 và tiếp đó Hiến pháp năm 1992 công bố tất cả “đất đai là sở hữu toàn dân” ( Điều 17 Hiến pháp năm 1992).
Nếu như Hiến pháp năm 1959 ghi nhận sở hữu riêng là quyền cơ bản của công dân thì ở Hiến pháp năm 1980, điều này không còn được thừa nhận. Nhà nước không công nhận sự tồn tại của sở hữu tư nhân và các thành phần kinh tế tương ứng, mà đặt trọng tâm vấn đề sở hữu toàn dân, đặc biệt là đối với các tư liệu sản xuất, các nguồn tài nguyên chính yếu của quốc gia; chính thức mở đầu cho việc xác lập đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Theo đó, việc cụ thể hóa quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai được thể hiện trong Luật Đất đai năm 1987, đã đạt được nhiều tiến bộ, mang tính đột phá. Nhờ đó, hiệu quả sử dụng đất ngày càng được nâng cao. Tuy Hiến pháp không quy định cá nhân, hộ gia đình có quyền sở hữu về đất đai nhưng có quyền sử dụng, khai thác, chuyển nhượng tài sản trên đất của mình. Nếu trên đất không có tài sản thì không có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất, kể cả việc thừa kế quyền sử dụng đất. Trên thực tế, thời kỳ này, cùng với chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam, đưa cá nhân, hộ gia đình làm ăn riêng lẻ vào tập đoàn sản xuất và hợp tác xã, Nhà nước giao đất cho hợp tác xã và các tập đoàn sản xuất, nên các giao dịch dân sự về đất đai hầu như bị coi ngoài khuôn khổ pháp luật. Tài sản mà các hộ gia đình có quyền sở hữu cũng chủ yếu là tư liệu tiêu dùng, các giao dịch dân sự trong thời kỳ này chủ yếu là giải quyết nhu cầu thiết yếu hằng ngày của cá nhân và gia đình của họ.
Hiến pháp năm 1992 là bản Hiến pháp đầu tiên của thời kỳ đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hiến pháp năm 1992 quy định: Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng. Nhà nước tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát huy mọi tiềm năng của mình để phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau.
Việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo cơ sở pháp lý thu hút sự tham gia của người dân vào các hoạt động kinh tế, khuyến khích công dân làm giàu chính đáng bằng khả năng của mỗi người trên cơ sở định hướng của Nhà nước.
Hiến pháp năm 1992 đã khôi phục lại phạm vi và đối tượng quyền sở hữu của công dân, phù hợp với chính sách kinh tế mới và quy định về quyền tự do kinh doanh của công dân: “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác”; đối với đất được Nhà nước giao sử dụng thì theo quy định tại Điều 17 và 18 của Hiến pháp năm 1992, Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân.
Như vậy, qua các quy định trên, phạm vi quyền sở hữu của công dân ngày càng được mở rộng, nhất là quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất nói chung và quyền sử dụng đất đai nói riêng, điều mà Hiến pháp năm 1980 đã không thừa nhận. Nhà nước cho phép cá nhân, hộ gia đình thực hiện các quyền khai thác, sử dụng, chuyển nhượng, cho thuê, đổi, thừa kế quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất được Nhà nước thừa nhận là hàng hoá có giá trị kinh tế đặc biệt quan trọng của cá nhân, hộ gia đình và các chủ thể khác. Khi không còn nhu cầu sử dụng đất thì cá nhân, hộ gia đình có quyền chuyển nhượng, cho, tặng, để lại thừa kế. Vì vậy, người dân sẽ an tâm lao động sản xuất trên đất được Nhà nước giao hoặc được chuyển nhượng quyền sử dụng. Ngoài quyền sử dụng đất, Hiến pháp còn chỉ rõ: công dân có quyền tham gia vào nhiều loại hình kinh doanh khác nhau, ngoài tư liệu sản xuất thì việc đóng góp vốn dưới hình thức như tiền, vàng, mua cổ phiếu, trái phiếu… cũng nằm trong phạm vi quyền sở hữu của công dân.
Hiến pháp năm 1992 đã công nhận quyền sở hữu riêng của công dân. Đây là chủ trương đúng đắn, phù hợp với đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Theo đó, tài sản hợp pháp thuộc hình thức sở hữu tư nhân không bị hạn chế về số lượng, giá trị, được bảo vệ bằng nhiều biện pháp khác nhau, như: công dân có quyền yêu cầu tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu phải trả lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại…
Hiến pháp năm 1992 đã thể chế hóa đường lối của Đảng về phát triển
nền kinh tế thị trường với nhiều hình thức sở hữu: sở hữu toàn dân, sở
hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể
là nền tảng. Trên cơ sở đó, các hình thức sở hữu hỗn hợp, đan xen cũng
được hình thành, đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế thị trường
ở nước ta. Đặc biệt, chế định sở hữu toàn dân đối với đất đai theo quy
định của Hiến pháp năm 1992 đã được thể chế bằng Luật Đất đai năm 2003.
Qua hai mươi năm thực hiện Hiến pháp năm 1992, thì chế định sở hữu
toàn dân nói chung và sở hữu toàn dân về đất đai đã bộc lộ một số hạn
chế, và nếu Hiến pháp lần này không thay đổi thì chính chế định “sở hữu
toàn dân” sẽ không còn là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Bất cập của chế định pháp lý “đất đai thuộc sở hữu toàn dân”
Khái niệm sở hữu toàn dân được quy định trong Hiến pháp năm 1992 và Luật Đất đai năm 2003, trong khi đó Luật Dân sự năm 2005 lại quy định, đất đai thuộc sở hữu nhà nước. Hai khái niệm này là khác nhau về chủ thể, nhưng trên thực tế nhiều người lại hiểu là một. Về mặt pháp lý, khái niệm sở hữu toàn dân là không rõ ràng về mặt chủ thể, khách thể và nội dung của quyền sở hữu. Khái niệm sở hữu toàn dân không phải là khái niệm pháp lý, cũng không phải là khái niệm kinh tế, mà là khái niệm mang tính chính trị. Khái niệm không rõ ràng dễ dẫn đến sự lạm quyền của một số cán bộ nhà nước, dẫn đến lãng phí nguồn lực đất đai của người sử dụng đất.
Quy định về sở hữu toàn dân đối với đất đai chưa được cụ thể hóa một cách đầy đủ, chưa làm rõ được quyền của “toàn dân” với tư cách là chủ sở hữu. Trên thực tế, các quy định hiện hành của Hiến pháp chưa giải quyết hài hòa về lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất; lợi ích của Nhà nước với người dân có đất bị thu hồi chưa được bảo đảm tương xứng, dẫn đến việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp; tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực này còn nhiều; tình hình khiếu nại, tranh chấp về đất đai còn diễn biến phức tạp.
Theo tổng kết của ngành Thanh tra, thì khiếu kiện đất đai chiếm tới 70 – 80% trong tổng số khiếu kiện, nguyên nhân là do thu hồi đất trên quy mô lớn, đền bù giá rẻ, nông dân mất tư liệu sản xuất, con cái của họ không có việc làm, dễ sa vào tệ nạn xã hội.
Quy định về chế độ sở hữu toàn dân đối với tất cả các loại đất là không phù hợp với thông lệ quốc tế, cản trở sự phát triển của dân tộc theo dòng chảy tiến bộ của nhân loại.
Một số kiến nghị đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Tình hình trong nước và quốc tế đã thay đổi so với 20 năm trở về trước, bởi vậy muốn Việt Nam phát triển, sử dụng tối đa được lợi thế cạnh tranh của mình là phát triển một nền kinh tế nông nghiệp hiện đại, bền vững, thì các cấp, các ngành, người dân phải thay đổi tư duy về quyền sở hữu, đặc biệt quyền sở hữu đất nông nghiệp.
Nhằm thể chế hóa các mục tiêu, định hướng phát triển được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (gọi tắt là Cương lĩnh 2011), việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 về vấn đề sở hữu nói chung và sở hữu đất đai nói riêng là vấn đề cấp thiết.
Về thể chế kinh tế, cần quán triệt quan điểm của Đảng về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xác định trong Cương lĩnh 2011 là: nước ta có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và phân phối, bởi vậy, Hiến pháp sửa đổi, bổ sung lần này nên đa dạng hóa hình thức sở hữu đất đai, theo đó, đất nông nghiệp nên thuộc sở hữu của nông dân.
Hiến pháp cần làm rõ nội hàm của từng hình thức sở hữu; phân định rõ quyền của người sở hữu, người sử dụng và quyền quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế; đồng thời, thể hiện thái độ của Nhà nước trong việc tôn trọng và bảo hộ quyền sở hữu tư nhân về các loại sở hữu, trong đó có sở hữu tư nhân về đất đai.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cần tiếp tục khẳng định hình thức sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với đất công cộng, đất rừng nguyên sinh, tài nguyên dưới lòng đất và tài nguyên khác. Loại tài sản này nên giao cho Cục Công sản quản lý. Đối với sở hữu tư nhân, Dự thảo cần quy định việc tôn trọng và bảo hộ quyền sở hữu tư nhân trên cơ sở kế thừa các quy định của Hiến pháp năm 1946.
Quyền sở hữu tư nhân về đất đai không ảnh hưởng đến quyền thống nhất quản lý của Nhà nước, đặc biệt là trong việc quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng và quy định thời hạn sử dụng đất. Quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai chỉ cản trở Nhà nước, cơ quan nhà nước và các nhà đầu tư trong việc thu hồi đất một cách độc đoán, đơn phương.
Quy định về sở hữu tư nhân, trước hết là đất nông nghiệp sẽ tạo điều kiện cho người dân yên tâm đầu tư lâu dài trên đất của mình, tạo công ăn việc làm cho các thành viên của gia đình và cho xã hội.
Công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai là phù hợp với xu hướng của thời đại, phù hợp với Điều 17 của Tuyên ngôn Nhân quyền Liên hợp quốc ngày 10-12-1948: “Ai cũng có quyền sở hữu, riêng tư hoặc hùn vốn với người khác. Không ai có thể bị tước đoạt tài sản một cách độc đoán”. Đất đai là tài sản của quốc gia, đồng thời cũng là tài sản của mỗi gia đình, cá nhân do mồ hôi, công sức của họ tạo lập nên. Bởi vậy, pháp luật cần bảo hộ quyền tài sản chính đáng đó. Không ai có quyền tước đoạt hoặc thu hồi tài sản một cách độc đoán, đơn phương.
Sở hữu tư nhân, đặc biệt đối với đất nông nghiệp cũng có nghĩa là thực hiện mục tiêu của cách mạng dân tộc Việt Nam là bảo đảm nguyên tắc “người cày có ruộng”, khi mà 70% dân số nước ta sinh sống ở nông thôn và liên quan tới nghề nông. Nếu đất nông nghiệp thuộc sở hữu tư nhân thì không cần quy định thời hạn sử dụng đất nữa. Sở hữu tư nhân là lâu dài, ổn định.
Thay cho lời kết, xin trích lời của GS, TS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường nhận định rằng: “Việt Nam cần lựa chọn chế độ sở hữu phù hợp với đất đai trong giai đoạn hiện nay”. Bài viết với tựa đề “Sở hữu tư nhân về đất đai là tất yếu” trên báo điện tử Saigon Tiếp Thị ngày 19-03-2011./.
Bất cập của chế định pháp lý “đất đai thuộc sở hữu toàn dân”
Khái niệm sở hữu toàn dân được quy định trong Hiến pháp năm 1992 và Luật Đất đai năm 2003, trong khi đó Luật Dân sự năm 2005 lại quy định, đất đai thuộc sở hữu nhà nước. Hai khái niệm này là khác nhau về chủ thể, nhưng trên thực tế nhiều người lại hiểu là một. Về mặt pháp lý, khái niệm sở hữu toàn dân là không rõ ràng về mặt chủ thể, khách thể và nội dung của quyền sở hữu. Khái niệm sở hữu toàn dân không phải là khái niệm pháp lý, cũng không phải là khái niệm kinh tế, mà là khái niệm mang tính chính trị. Khái niệm không rõ ràng dễ dẫn đến sự lạm quyền của một số cán bộ nhà nước, dẫn đến lãng phí nguồn lực đất đai của người sử dụng đất.
Quy định về sở hữu toàn dân đối với đất đai chưa được cụ thể hóa một cách đầy đủ, chưa làm rõ được quyền của “toàn dân” với tư cách là chủ sở hữu. Trên thực tế, các quy định hiện hành của Hiến pháp chưa giải quyết hài hòa về lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất; lợi ích của Nhà nước với người dân có đất bị thu hồi chưa được bảo đảm tương xứng, dẫn đến việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp; tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực này còn nhiều; tình hình khiếu nại, tranh chấp về đất đai còn diễn biến phức tạp.
Theo tổng kết của ngành Thanh tra, thì khiếu kiện đất đai chiếm tới 70 – 80% trong tổng số khiếu kiện, nguyên nhân là do thu hồi đất trên quy mô lớn, đền bù giá rẻ, nông dân mất tư liệu sản xuất, con cái của họ không có việc làm, dễ sa vào tệ nạn xã hội.
Quy định về chế độ sở hữu toàn dân đối với tất cả các loại đất là không phù hợp với thông lệ quốc tế, cản trở sự phát triển của dân tộc theo dòng chảy tiến bộ của nhân loại.
Một số kiến nghị đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Tình hình trong nước và quốc tế đã thay đổi so với 20 năm trở về trước, bởi vậy muốn Việt Nam phát triển, sử dụng tối đa được lợi thế cạnh tranh của mình là phát triển một nền kinh tế nông nghiệp hiện đại, bền vững, thì các cấp, các ngành, người dân phải thay đổi tư duy về quyền sở hữu, đặc biệt quyền sở hữu đất nông nghiệp.
Nhằm thể chế hóa các mục tiêu, định hướng phát triển được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (gọi tắt là Cương lĩnh 2011), việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 về vấn đề sở hữu nói chung và sở hữu đất đai nói riêng là vấn đề cấp thiết.
Về thể chế kinh tế, cần quán triệt quan điểm của Đảng về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xác định trong Cương lĩnh 2011 là: nước ta có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và phân phối, bởi vậy, Hiến pháp sửa đổi, bổ sung lần này nên đa dạng hóa hình thức sở hữu đất đai, theo đó, đất nông nghiệp nên thuộc sở hữu của nông dân.
Hiến pháp cần làm rõ nội hàm của từng hình thức sở hữu; phân định rõ quyền của người sở hữu, người sử dụng và quyền quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế; đồng thời, thể hiện thái độ của Nhà nước trong việc tôn trọng và bảo hộ quyền sở hữu tư nhân về các loại sở hữu, trong đó có sở hữu tư nhân về đất đai.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cần tiếp tục khẳng định hình thức sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với đất công cộng, đất rừng nguyên sinh, tài nguyên dưới lòng đất và tài nguyên khác. Loại tài sản này nên giao cho Cục Công sản quản lý. Đối với sở hữu tư nhân, Dự thảo cần quy định việc tôn trọng và bảo hộ quyền sở hữu tư nhân trên cơ sở kế thừa các quy định của Hiến pháp năm 1946.
Quyền sở hữu tư nhân về đất đai không ảnh hưởng đến quyền thống nhất quản lý của Nhà nước, đặc biệt là trong việc quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng và quy định thời hạn sử dụng đất. Quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai chỉ cản trở Nhà nước, cơ quan nhà nước và các nhà đầu tư trong việc thu hồi đất một cách độc đoán, đơn phương.
Quy định về sở hữu tư nhân, trước hết là đất nông nghiệp sẽ tạo điều kiện cho người dân yên tâm đầu tư lâu dài trên đất của mình, tạo công ăn việc làm cho các thành viên của gia đình và cho xã hội.
Công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai là phù hợp với xu hướng của thời đại, phù hợp với Điều 17 của Tuyên ngôn Nhân quyền Liên hợp quốc ngày 10-12-1948: “Ai cũng có quyền sở hữu, riêng tư hoặc hùn vốn với người khác. Không ai có thể bị tước đoạt tài sản một cách độc đoán”. Đất đai là tài sản của quốc gia, đồng thời cũng là tài sản của mỗi gia đình, cá nhân do mồ hôi, công sức của họ tạo lập nên. Bởi vậy, pháp luật cần bảo hộ quyền tài sản chính đáng đó. Không ai có quyền tước đoạt hoặc thu hồi tài sản một cách độc đoán, đơn phương.
Sở hữu tư nhân, đặc biệt đối với đất nông nghiệp cũng có nghĩa là thực hiện mục tiêu của cách mạng dân tộc Việt Nam là bảo đảm nguyên tắc “người cày có ruộng”, khi mà 70% dân số nước ta sinh sống ở nông thôn và liên quan tới nghề nông. Nếu đất nông nghiệp thuộc sở hữu tư nhân thì không cần quy định thời hạn sử dụng đất nữa. Sở hữu tư nhân là lâu dài, ổn định.
Thay cho lời kết, xin trích lời của GS, TS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường nhận định rằng: “Việt Nam cần lựa chọn chế độ sở hữu phù hợp với đất đai trong giai đoạn hiện nay”. Bài viết với tựa đề “Sở hữu tư nhân về đất đai là tất yếu” trên báo điện tử Saigon Tiếp Thị ngày 19-03-2011./.
Link nguồn: http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/du-thao-sua-doi-nam-1992/2013/20454/Ve-quyen-so-huu-dat-dai-trong-Du-thao-sua-doi-Hien.aspx
Xem thêm bài của Nguyễn Văm Minh đăng trên báo QĐND ngày 10.3:
Làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình”: Tiếp tục tháo gỡ những “điểm nghẽn” trong pháp luật về đất đai
( Theo Tranhung09 )
Các nhà “rân chủ” khẩu chiến quyết liệt… vì tiền!
Dân lành đau đầu vì những cuộc khẩu chiến quyết liệt vì tiền của các nhà “rân chủ”.
Mấy đồng đô lẻ khiến cho các nhà “rân chủ” NTG, NKT, TKTT… lớn tiếng mạt sát nhau thậm tệ với lời lẽ không kém bà con chợ giời là bao.
Nhà “Bauxite Việt Nam” tan nát chỉ vì Phạm Toàn và Huệ Chi mâu thuẫn về số tiền đi từ thiện.
Nhà Vinh, nhà Diện “cơm không lành, canh chẳng ngọt” cũng chỉ vì mấy đồng tiền quyên góp. Thân nhân “người được quyên góp” lùng kiếm, tố cáo vì bị “giữ hộ tiền, đòi không trả” khiến cho hình ảnh Vinh, Diện nhăn nhúm trước công luận.
Hình vẽ châm biếm những kẻ thiếu hiểu biết nhưng dễ bị kích động bởi bọn "rân chủ"
Nữ yêu tinh Đặng Phương Bích khởi xướng phong trào vận động quyên góp cho yêu tinh Bùi Thị Minh Hằng khi bị giáo dục bắt buộc tại cơ sở giáo dưỡng Thanh Hà. Khóc hộ được gần 200 triệu, chi thăm hằng 6 lần hết 55 triệu, còn lại gần 150 triệu. 150 triệu này là khởi nguồn bài ca “thôi là hết chia ly từ đây” của đôi yêu tinh yêu tạ này. Phương Bích nhất định chỉ chi thêm cho Hằng 20 triệu nữa. Hằng nhất quyết không chịu.”Chị quyên góp nhân danh tôi, nay phải “trả” tôi cả vốn lẫn lời”, Bích kiên quyết lắc đầu: tiền này quyên góp đâu chỉ cho chị và cho cả những “nạn nhân” như chị , nếu có thắc mắc thì xem lại tờ vận động quyên góp, đọc kỹ lại nội dung đi, tiêu đề là quyên góp thăm nuôi Bùi Hằng, những ở “thân bài” có chua thêm là để giúp đỡ những người tương tự. Hằng đùng đùng tuyên bố, Bích phải cải chính, không được dùng tên tuổi của Hằng (hotgirl mà) để kêu gọi quyên góp, đồng thời vận động cả làng trên xóm dưới tấn công Bích “áp đảo” trên chính trang nhà của Bích, khiến Bích phải đóng cửa comment (tuyệt chiêu).
Đồng thời, Hằng đóng bộ “ngây thơ” chẳng hề biết gì về vụ gây quỹ cho mình và chẳng biết phải cảm ơn người ủng hộ mình ở tư thế nào (biến Bích thành kẻ lừa đảo siêu hạng), post nguyên văn bảng kê khai Bích “thanh minh” riêng với Hằng lên trang nhà Hằng cho quân xanh quân đỏ tha hồ mổ xẻ các khoản chi “giời ơi” không ngoài mục đích “vạch mặt” Bích, chơi tận diệt nhau luôn bất chấp sự chối tai gai mắt, hổ thẹn của bao người lỡ quyên góp tiền vào cái quỹ đó cho hai “nữ tướng” khẩu chiến.
Đau đớn vì tiền, Phương Bích quay sang chửi Nguyễn Xuân Diện, Ba Sàm ngu vì tôn vinh Hằng là người phụ nữ của năm.
Thế là tan hoang tất cả. Vì tiền, không ai còn e ngại sẵn sàng lên sàn tỷ thí, vạch mặt nhau cho cả thiên hạ biết rằng rân chủ là thế nào.Té ra, các nhà rân chủ đang quyết liệt khẩu chiến vì tiền.
Gió Lành blog
(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả)
Mấy đồng đô lẻ khiến cho các nhà “rân chủ” NTG, NKT, TKTT… lớn tiếng mạt sát nhau thậm tệ với lời lẽ không kém bà con chợ giời là bao.
Nhà “Bauxite Việt Nam” tan nát chỉ vì Phạm Toàn và Huệ Chi mâu thuẫn về số tiền đi từ thiện.
Nhà Vinh, nhà Diện “cơm không lành, canh chẳng ngọt” cũng chỉ vì mấy đồng tiền quyên góp. Thân nhân “người được quyên góp” lùng kiếm, tố cáo vì bị “giữ hộ tiền, đòi không trả” khiến cho hình ảnh Vinh, Diện nhăn nhúm trước công luận.
Hình vẽ châm biếm những kẻ thiếu hiểu biết nhưng dễ bị kích động bởi bọn "rân chủ"
Nữ yêu tinh Đặng Phương Bích khởi xướng phong trào vận động quyên góp cho yêu tinh Bùi Thị Minh Hằng khi bị giáo dục bắt buộc tại cơ sở giáo dưỡng Thanh Hà. Khóc hộ được gần 200 triệu, chi thăm hằng 6 lần hết 55 triệu, còn lại gần 150 triệu. 150 triệu này là khởi nguồn bài ca “thôi là hết chia ly từ đây” của đôi yêu tinh yêu tạ này. Phương Bích nhất định chỉ chi thêm cho Hằng 20 triệu nữa. Hằng nhất quyết không chịu.”Chị quyên góp nhân danh tôi, nay phải “trả” tôi cả vốn lẫn lời”, Bích kiên quyết lắc đầu: tiền này quyên góp đâu chỉ cho chị và cho cả những “nạn nhân” như chị , nếu có thắc mắc thì xem lại tờ vận động quyên góp, đọc kỹ lại nội dung đi, tiêu đề là quyên góp thăm nuôi Bùi Hằng, những ở “thân bài” có chua thêm là để giúp đỡ những người tương tự. Hằng đùng đùng tuyên bố, Bích phải cải chính, không được dùng tên tuổi của Hằng (hotgirl mà) để kêu gọi quyên góp, đồng thời vận động cả làng trên xóm dưới tấn công Bích “áp đảo” trên chính trang nhà của Bích, khiến Bích phải đóng cửa comment (tuyệt chiêu).
Đồng thời, Hằng đóng bộ “ngây thơ” chẳng hề biết gì về vụ gây quỹ cho mình và chẳng biết phải cảm ơn người ủng hộ mình ở tư thế nào (biến Bích thành kẻ lừa đảo siêu hạng), post nguyên văn bảng kê khai Bích “thanh minh” riêng với Hằng lên trang nhà Hằng cho quân xanh quân đỏ tha hồ mổ xẻ các khoản chi “giời ơi” không ngoài mục đích “vạch mặt” Bích, chơi tận diệt nhau luôn bất chấp sự chối tai gai mắt, hổ thẹn của bao người lỡ quyên góp tiền vào cái quỹ đó cho hai “nữ tướng” khẩu chiến.
Đau đớn vì tiền, Phương Bích quay sang chửi Nguyễn Xuân Diện, Ba Sàm ngu vì tôn vinh Hằng là người phụ nữ của năm.
Thế là tan hoang tất cả. Vì tiền, không ai còn e ngại sẵn sàng lên sàn tỷ thí, vạch mặt nhau cho cả thiên hạ biết rằng rân chủ là thế nào.Té ra, các nhà rân chủ đang quyết liệt khẩu chiến vì tiền.
Gió Lành blog
(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả)
TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH: ÔNG HOÀNG MAI KIÊN NÓI KHÔNG THẬT
Tễu
ÔNG HOÀNG MAI KIÊN NÓI KHÔNG THẬT
Nguyễn Trọng Vĩnh
Trong bài đăng trên báo Nhân Dân ngày 8/3/2013, ông Kiên phê phán
chế độ của nước Mỹ và “các nhà dân chủ” đòi đa nguyên đa Đảng, đòi bỏ
điều 4 trong Hiến pháp, đòi tam quyền phân lập để đảm bảo quyền dân chủ
và công bằng… Tôi không quan tâm tranh cãi với ông về điều này, muốn nói
ngược nói ngang thế nào là quyền của ông. Tôi chỉ muốn trao đổi với ông
về hai điểm mà ông nêu: 1 – “Dân chủ không phụ thuộc vào cơ chế độc
Đảng hay đa Đảng mà phụ thuộc vào lý tưởng và bản chất chính trị của
Đảng cầm quyền”. 2 – “Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đất
nước đã có những bước tiến vượt bậc về mọi mặt…”
1 – Ông Kiên nói chưa đúng. Dân chủ hay không còn tùy thuộc sự biến
thiên về chất của Đảng theo thời gian và tùy thuộc người lãnh đạo.
Hãy nói từ năm 1975 trở về trước, nhất là thời kỳ năm 1946. Lúc bấy
giờ Đảng Cộng sản cực kỳ trong sáng, hết lòng vì nước vì dân, người
lãnh đạo chủ chốt là Hồ Chủ Tịch. Bên cạnh Đảng Cộng sản còn có Đảng Xã
hội, Đảng Dân chủ (đa Đảng), Chính phủ gồm một số rất ít Đảng viên và đa
số là nhân sĩ, trí thức ngoài Đảng, tạm kể cụ Huỳnh Thúc Kháng, cụ
Nguyễn Văn Tố, giáo sư Hoàng Minh Giám, ông Hoàng Tích Trí, cụ Nguyễn
Đình Tùng, luật sư Phan Anh… Mọi công dân từ 21 tuổi được tự do ứng cử
vào Quốc hội không hạn chế, đại biểu Quốc hội có cụ 90 tuổi, tuyệt đại
đa số là các đại biểu không phải Đảng viên Cộng sản. Hiến pháp ghi cho
dân mọi quyền chính đáng được hưởng, không có điều nào ghi vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản, chỉ đáng tiếc là vì chiến tranh, toàn dân không
có điều kiện phúc quyết Hiến pháp.
Còn hiện nay thì sao? Mọi quyền công dân ghi trong Hiến pháp đều bị vi phạm trở thành đủ điều cấm:
Cấm tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do lập Hội, cấm phản
biện,cấm biểu tình yêu nước chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền nước ta,
cấm công nhân đình công tự phát, cấm tụ tập đông người, cấm dân oan
khiếu kiện tập thể, cấm Đảng viên cùng ký khiếu kiện với dân dù quyền
lợi cũng bị xâm phạm như dân, cấm Đảng viên không được ứng cử vào Quốc
hội nếu không được tổ chức Đảng cho phép, cấm người trên 60 tuổi không
được ứng cử vào Quốc hội, hạn chế công dân không phải Đảng viên trong
Quốc hội chỉ được 15%, 85% đại biểu là Đảng viên nắm chức quyền từ cấp
cao trở xuống; quyền người dân được bầu Hội đồng nhân dân Quận, Huyện,
Phường cũng định tước nốt, các chức danh chủ chốt các cấp đều đưa ra chỉ
một ứng cử viên, thì người bỏ phiếu biết chọn ai khác? Từ thực tế trên
đây, xin hỏi ông Mai Hoàng Kiên có phải là thứ dân chủ mà ông nói không?
2 – Từ sau năm 1975 có phải là có “tiến bộ vượt bậc” như ông Kiên
nói không? hay càng ngày càng sa sút? hãy để thực tiễn chứng minh.
Về kinh tế: Công nghiệp phát triển chậm, hàng hóa nước ngoài
tràn ngập, lũng đoạn thị trường, hàng năm nhập siêu hàng hơn chục tỷ
USD. Nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước thua lỗ và tham ô, thất thoát hàng
ngàn tỷ đồng, nợ nước ngoài chồng chất, hàng vạn xí nghiệp phá sản; lạm
phát triền miên, tiền mất giá; giá sinh hoạt tăng, đời sống nhân dân cực
khổ (trừ người giàu, bọn tham quan và những người ở trong các ngành
được ưu đãi). Cùng một mặt bằng kinh tế xấp xỉ như nhau, cùng trong bối
cảnh kinh tế thế giới suy thoái, hơn 30 năm qua, các nước xung quanh đã
thành con rồng, con hổ, nước ta chỉ là con rùa.
Về giáo dục, y tế: Cấp đại học và trên đại học, phần lớn
người được đào tạo ra không đạt chuẩn Quốc tế, tạo ra lớp người dở thày
dở thợ ra trường khó kiếm việc làm. Cấp phổ thông thì giáo dục không
toàn diện và không hợp lý; còn có tệ “học thêm” thành “bóc lột học
sinh”. Học phí tăng cộng với nhiều khoản đóng góp vô lý khiến nhiều gia
đình nghèo phải cho con thôi học.
Ở nhiều bệnh viện, 2, 3 bệnh nhân nằm 1 gường, không có chế độ hộ
lý, người nhà bệnh nhân phải tự làm hoặc thuê người đảm nhiệm, không ít
bác sĩ, y tá, dược sĩ đã không còn phẩm chất “lương y như từ mẫu”, hắt
hủi, bóc lột bệnh nhân. Viện phí tăng, thuốc đắt, dân nghèo bệnh nặng
đành chịu chết.
Về xã hội: Số người thất nghiệp tăng cao do hàng vạn xí
nghiệp phá sản, do nông dân mất ruộng. Trộm cắp, cướp, mại dâm phát
triển, “xã hội đen” hoạt động trắng trợn, không ngày nào báo chí thiếu
tin đánh chém nhau, giết người, tự sát…
Về văn hóa, đạo đức xã hội: Văn hóa xuống cấp, đạo đức suy
đồi. mê tín dị đoan phát triển, người ta thiếu ý thức bảo vệ môi trường,
thiếu ý thức tôn trọng lợi ích công cộng, trật tự xã hội, văn hóa lai
căng đẩy lùi thuần phong mỹ tục. Học trò đánh thày cô, vợ giết chồng,
chồng giết vợ, anh em ruột tranh tài sản giết nhau, con nghiện hút xin
tiền không được thì đánh mẹ, con chiếm nhà đẩy cha mẹ ra đường… Đạo đức
suy đồi nghiêm trọng đến mức ông N. lấy người tình của con trai mình làm
vợ.
Những hiện thực trên đây là những “bước tiến vượt bậc về mọi mặt” như ông Mai Hoàng Kiên nói ư? Hay đúng ra là “sự sa sút, tụt hậu vượt bậc”?!
Kết thúc bài báo ông Kiên viết: “Trong hiện tại và tương lai, không
có một Đảng chính trị nào có đủ uy tín, trí tuệ, bản lĩnh, kinh nghiệm
thay thế Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp phát triển và bảo vệ
đất nước”.
Tôi đã từng phê phán những phần tử chống Cộng cực đoan đã phủ nhận
công lao to lớn của Đảng Cộng sản đã lãnh đạo nhân dân làm nên cuộc Cách
mạng tháng 8 thay trời đổi đất và hai cuộc kháng chiến thắng lợi chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hoàn thành độc lập thống nhất Tổ quốc.
Tôi cũng đã nói “Không có Đảng nào thay Đảng Cộng sản lãnh đạo được
đất nước này”. Đó là tôi nói trước đây, còn hiện nay “bộ phận không nhỏ
Đảng viên suy thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống” mà chủ
yếu nằm trong những Đảng viên có chức, có quyền từ dưới lên trên, có
nghĩa là Đảng cũng suy thoái, đa số trong bộ phận đứng đầu lại không
phải là tinh hoa của dân tộc, của đất nước, của chính bản thân Đảng, thì
uy tín và vai trò của Đảng đã khác rồi, ông Mai Hoàng Kiên ạ!
Hà Nội, ngày 13/3/2013
Nguyễn Trọng Vĩnh
THAM NHŨNG: HỆ QUẢ CỦA “TÂM LÝ ĐỒNG CHÍ” SA ĐỌA THÀNH “TÂM LÝ ĐỒNG LÕA”
Phamvietdao
Nguyễn Trần Bạt
Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult Group
-Trước hết, trong khi ăn cắp chỉ là một hành vi phi đạo đức của
con người khi bị thúc bách bởi những nhu cầu bậc thấp thì tham nhũng là
hành vi sử dụng quyền lực để chiếm đoạt. Nói như vậy để thấy tham nhũng
là một hành vi gắn liền với sự tha hoá của quyền lực; nói cách khác,
tham nhũng là hành vi riêng có của những kẻ được nhân dân trao cho cương
vị đại diện. Thứ hai, trong khi những kẻ ăn cắp vẫn còn cảm giác lén
lút khi đi ăn cắp thì những kẻ tham nhũng đã trở nên vô cảm trước những
hành vi chiếm đoạt của mình. Do đó, những kẻ ăn cắp vẫn còn thừa nhận sự
tồn tại của pháp luật trong khi những kẻ tham nhũng chà đạp lên nó. Thứ
ba, những kẻ ăn cắp không có khả năng truyền bá những ảnh hưởng chính
trị còn những kẻ tham nhũng vẫn có thể tham gia hoạt động chính trị. Nếu
nói một cách thẳng thắn hơn thì điều đó có nghĩa là những kẻ tham nhũng
cần và phải đi qua con đường chính trị và sử dụng sức mạnh chính trị.
-Chính nền dân chủ chứ không phải chế độ độc tài mới là công cụ
hữu hiệu để ngăn chặn sự phát triển của hiện tượng tham nhũng. Sự độc
tài tự thân nó đã gắn liền với sự tha hoá quyền lực; đến lượt mình, nó
sẽ không chỉ bắt đầu một hiện tượng tham nhũng mà còn khiến tham nhũng
phát triển ở những quy mô lớn hơn với những mức độ trầm trọng hơn.
Một số người đưa ra biện pháp công khai hoá nhưng chúng tôi hoàn
toàn không tán đồng. Công khai hoá là gì? Công khai hoá là phủ lên tất
cả những kẻ tham nhũng thứ ánh sáng ban ngày, thứ ánh sáng của sự trong
sạch và những giá trị người cao quý và khiến tất cả chúng cùng lúc nhận
ra rằng mình không phải là đối tượng duy nhất đã bị thú hoá, rằng quanh
mình có không ít những kẻ đã bị thú hoá và nếu tập trung hết thảy những
kẻ đã bị thú hoá lại, chúng sẽ có sức mạnh ghê gớm – sức mạnh của sự huỷ
diệt. Do đó, nội dung khoa học của chương trình chống tham nhũng là
phải chỉ ra thời điểm và mức độ công khai hoá thích hợp; nếu không,
chính sự công khai hoá đó sẽ dồn những kẻ bị thú hoá vào đường cùng,
chúng sẽ trở nên dữ tợn hơn bao giờ hết bởi sự hành hạ và tra tấn của
nỗi sợ và để tồn tại, chúng sẽ quay lại truy đuổi con người.
Trong đời sống hàng ngày của con người, tâm lý – trạng thái cảm
hứng của con người khi hành động – đóng một vai trò rất quan trọng. Tuy
nhiên, tâm lý là một đối tượng rất dễ bị ảnh hưởng hay nói cách khác,
rất nhiều yếu tố có thể tác động tới tâm lý; trong trường hợp những thay
đổi tâm lý diễn ra theo chiều hướng tiêu cực, người ta sẽ mô tả chúng
như là sự biến dạng tâm lý.
Khi nghiên cứu sự biến dạng của tâm lý, chúng ta sẽ thấy rằng tham
nhũng không phải là hiện tượng tiêu cực duy nhất gây ra biến dạng tâm lý
nhưng nó là một trong những yếu tố gây ra những biến dạng khủng khiếp
nhất, trên quy mô rộng lớn nhất, ở mức độ sâu sắc nhất và thậm chí, có
thể nói, tham nhũng gây ra sự biến dạng nhân cách. Vì lý do đó, tham
nhũng, với tư cách là nguồn gốc của sự biến dạng tâm lý, sẽ trở thành
đối tượng nghiên cứu của bài viết này. Hy vọng rằng, những phân tích về
vấn đề này sẽ có tác dụng như một lời cảnh tỉnh đối với những kẻ vừa là
thủ phạm vừa là nạn nhân của sự biến dạng này.
Tham nhũng và sự biến dạng từ tâm lý đồng chí đến tâm lý đồng loã
Tâm lý đồng chí là một trong những tâm lý rất căn bản vì bản chất
hay mục tiêu của sinh hoạt chính trị là tìm kiếm sự đồng thuận. Bất kỳ
sự đồng thuận nào cũng phải dựa trên tâm lý đồng chí tức là sự cùng chí
hướng; nói cách khác, nếu không có tâm lý đồng chí làm nền tảng thì sẽ
không có sự đồng thuận.Do đó, nghiên cứu tâm lý đồng chí chính là nghiên
cứu điều kiện hình thành các tổ chức nói chung và các tổ chức chính trị
hay các đảng chính trị nói riêng.
Tuy nhiên, không phải ở đâu tâm lý đồng chí cũng được cảm nhận và
có giá trị giống nhau. Chẳng hạn, ở những môi trường không có sự cạnh
tranh về chính trị, người ta sẽ không có điều kiện để đo đạc giá trị
cũng như ý nghĩa của tâm lý đồng chí; ngược lại, xã hội càng dân chủ tức
môi trường cạnh tranh chính trị càng gay gắt thì tâm lý đồng chí càng
quan trọng bởi nó được thử thách trong sự cạnh tranh về mức độ sáng suốt
chính trị giữa các đảng chính trị. Do đó, ở những quốc gia mà sự cạnh
tranh chính trị diễn ra bình đẳng thì tâm lý chính trị sẽ trở thành tiêu
chuẩn quan trọng nhất của việc hình thành các đảng chính trị – nó chính
là dấu hiệu con người trong việc phân biệt các đảng chính trị khác
nhau.
Vậy, quá trình biến dạng từ tâm lý đồng chí thành tâm lý đồng loã
diễn ra như thế nào? Khi con người phấn đấu vì một lý tưởng hay một mục
tiêu chính đáng thì tâm lý đồng chí là tâm lý chi phối các tập thể chính
trị nghĩa là tâm lý đồng chí trở thành tâm lý cơ bản của những con
người sinh hoạt trong cùng một không gian chính trị. Tuy nhiên, khi lý
tưởng hay mục tiêu cao đẹp không còn nữa thì tâm lý đồng chí sẽ bị biến
dạng thành tâm lý đồng loã; nói cách khác, chính tâm lý đồng chí khi
thất bại sẽ trở thành tâm lý đồng loã. Như vậy, quá trình thay đổi,
biến dạng từ tâm lý đồng chí thành tâm lý đồng loã gắn liền với quá
trình biến dạng hay sự lạc hậu của lý tưởng chính trị và lý tưởng xã
hội.
Vậy tham nhũng xuất hiện ở đâu trong lộ trình từ tâm lý từ đồng chí
tới tâm lý đồng loã? Khi nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của
các tổ chức, chúng ta sẽ thấy một hiện tượng tương đối phổ biến là một
đảng chính trị sẽ trở thành đảng cầm quyền sau khi đạt được những thành
tựu chính trị nhất định và quá trình tha hoá thường diễn ra đồng thời với những va chạm về lợi ích, địa vị và quyền lực. Tuy nhiên, cũng chính những nghiên cứu này lại chỉ ra rằng, quá
trình tha hoá là quá trình khách quan tất yếu của bất kỳ tổ chức nào và
chính vì thế, nội dung khoa học quan trọng nhất của các tổ chức chính
trị chính là chống lại sự tha hoá quyền lực. Đương nhiên, khi nhận
ra những biểu hiện của sự tha hoá, người ta sẽ đề ra và áp dụng những
biện pháp để chống lại hay ít nhất cũng nhằm giảm tốc độ của quá trình
tha hoá; nhưng, mọi biện pháp đều bất lực trước hiện tượng tha hoá của
các tổ chức cầm quyền nếu không có môi trường cạnh tranh. Môi trường
cạnh tranh lý tưởng nhất cũng tức là môi trường duy nhất đảm bảo tính
hợp lý của các tổ chức chính trị là môi trường dân chủ – ở đó, mọi tổ
chức chính trị đều phải đương đầu với rủi ro là bị gạt ra khỏi các sinh
hoạt chính trị của xã hội nếu không thành công trong việc ngăn chặn quá
trình tha hoá của mình. Kết luận như vậy hoàn toàn đồng nghĩa rằng, ngay
cả khi áp dụng các biện pháp mang tính tổ chức mà không có sự cạnh
tranh chính trị thì cũng chỉ có thể kéo dài sự tồn tại hoặc làm chậm lại
quá trình tha hoá của các tổ chức chính trị chứ không thể khắc phục
được nó.
Quay trở lại sự biến chất của lý tưởng, có thể nói, khi lý tưởng bị
biến chất thì người ta sẽ thiên về phân chia quyền lực và quyền lợi. Sự
phân chia quyền lực dẫn đến sự hình thành các phe phái trong một đảng.
Bàn về sự phân chia thành các phe phái trong cùng một đảng, chúng ta cần
phải phân biệt giữa sự phân chia chính thống và sự phân chia không
chính thống; ở đây, cũng có thể hiểu là sự phân chia công khai và sự
phân chia trong bóng tối. Sự phân chia thành các phe phái trong cùng một
đảng một cách công khai, xét về mặt bản chất, chính là sự đa dạng hoá
của các khuynh hướng chính trị; nó sẽ tạo ra sự cạnh tranh về chính trị
để chống lại sự độc quyền chân lý và do đó, nó là một yếu tố tích cực.
Ngược lại, sự phân chia trong bóng tối là sản phẩm của quá trình tha hoá
quyền lực; đến đây, tham nhũng bắt đầu xuất hiện như là tác nhân của sự
biến dạng từ tâm lý đồng chí thành tâm lý đồng loã. Như vậy, tâm lý
đồng loã không phải là tâm lý của một đảng chính trị mà là tâm lý của
một phái trong đảng chính trị đã bị tha hoá.
Trong quá trình phát triển của mình, một đảng chính trị sẽ được
điều chỉnh bởi hai loại tâm lý. Thứ nhất là tâm lý đồng chí tức phần còn
lại của những lý tưởng chính trị chưa bị thoái hoá. Phải khẳng định
rằng, ở bất kỳ tổ chức chính trị nào, phần còn lại này luôn luôn tồn
tại; nếu không, đảng chính trị sẽ biến mất hoàn toàn. Nói cách khác,
chừng nào một đảng chính trị còn tồn tại thì những hạt nhân hợp lý về
mặt lý tưởng chính trị cũng vẫn còn tồn tại. Trong lòng bất kỳ tổ chức
chính trị nào, các mặt tiêu cực và các mặt tích cực không ngừng cạnh
tranh với nhau dẫn đến sự hình thành các phái chính trị như đã phân tích
trong phần trước. Các phái chính trị không chính thống sẽ bị điều chỉnh
bởi tâm lý đồng loã tức là tâm lý của những kẻ cùng ăn chia một vùng
quyền lực, quyền lợi hoặc thậm chí một vùng chân lý – đó chính là bản
chất của tham nhũng. Các phái chính trị chính thống không bị điều chỉnh
bởi tâm lý đồng loã nhưng bị điều chỉnh bởi một loại tâm lý đồng chí thứ hai – đó là tâm lý đồng chí trên những khía cạnh hẹp hay tâm lý đồng chí trên những vấn đề cụ thể.
Trên đây là những mô tả về những tác động của tham nhũng lên một trong
những module tâm lý căn bản nhất của con người hay sự trượt từ tâm lý
đồng chí tới tâm lý đồng loã.
Tâm lý bị truy đuổi về mặt tinh thần hay hồi ức về những giá trị người của những kẻ đã bị “thú hoá”
Xã hội thường quan niệm một cách đơn giản về tham nhũng như là ăn
cắp. Trong bài viết này, chúng tôi xin nhắc lại rằng tham nhũng hoàn
toàn không giống với ăn cắp, thậm chí cũng không thể coi ăn cắp là trạng
thái bậc thấp của tham nhũng. Tại sao lại như vậy?
Trước hết, trong khi ăn cắp chỉ là một hành vi phi đạo đức của con
người khi bị thúc bách bởi những nhu cầu bậc thấp thì tham nhũng là hành
vi sử dụng quyền lực để chiếm đoạt. Nói như vậy để thấy tham nhũng là
một hành vi gắn liền với sự tha hoá của quyền lực; nói cách khác, tham
nhũng là hành vi riêng có của những kẻ được nhân dân trao cho cương vị
đại diện. Thứ hai, trong khi những kẻ ăn cắp vẫn còn cảm giác lén lút
khi đi ăn cắp thì những kẻ tham nhũng đã trở nên vô cảm trước những hành
vi chiếm đoạt của mình. Do đó, những kẻ ăn cắp vẫn còn thừa nhận sự tồn
tại của pháp luật trong khi những kẻ tham nhũng chà đạp lên nó. Thứ ba,
những kẻ ăn cắp không có khả năng truyền bá những ảnh hưởng chính trị
còn những kẻ tham nhũng vẫn có thể tham gia hoạt động chính trị. Nếu nói
một cách thẳng thắn hơn thì điều đó có nghĩa là những kẻ tham nhũng cần
và phải đi qua con đường chính trị và sử dụng sức mạnh chính trị.
Tham nhũng, vì thế, là một khoảng đen tối trong hoạt động chính
trị, nó không chỉ làm mất mát quyền lợi vật chất của xã hội mà còn làm
biến chất một trong những hoạt động cao quý nhất của nhân loại – đó là
hoạt động chính trị. Những kẻ ăn cắp không có điều kiện để xây dựng các
chính sách nhưng những kẻ tham nhũng thì bẻ gẫy chính sách, chà đạp lên
nhà nước thông qua việc làm biến dạng các chính sách. Trong khi những kẻ
ăn cắp phải “lao động” một cách vất vả thì những kẻ tham nhũng lại “lao động”
một cách nhàn nhã; nhưng, thứ “lao động” đó của chúng đang làm băng
hoại các giá trị đạo đức, gây tổn hại đến uy tín của hệ thống chính trị
và nhà nước. Tội ác của những kẻ tham nhũng không đơn giản chỉ là những
khối lượng vật chất bị chúng chiếm đoạt, mà chính là sự bẻ gẫy các thể
chế, từ thể chế tinh thần đến thể chế chính trị, thể chế nhà nước và
thậm chí làm biến dạng cả văn hoá.
Vì những tội ác như vậy, những kẻ tham nhũng luôn phải đối diện với
cảm giác bị truy đuổi, ít nhất về mặt tinh thần. Những ai đã từng đọc
“Những người khốn khổ” của Victor Hugo mới có thể hiểu nổi cảm giác bị
truy đuổi đó đáng sợ đến mức nào. Jean ValJean chỉ ăn cắp duy nhất một
chiếc bánh mỳ nhưng luôn cảm thấy mình bị truy đuổi, ngay cả khi ông ta
đã trở thành thị trưởng Madolen, đã trốn vào tu viện và cố gắng sống như
một con người lương thiện. Cảm giác truy đuổi ở những kẻ tham nhũng, có
lẽ, còn đáng sợ gấp nhiều lần.
Tuy nhiên, cảm giác truy đuổi đó, thực ra, là một dấu hiệu tích
cực; nó cho thấy những kẻ tham nhũng vẫn còn có cảm giác tội lỗi, vẫn
còn nuối tiếc những giá trị người hay nói đúng hơn, vẫn còn nhớ về và
trân trọng khoảng thời gian đã từng là người. Chúng tôi cho rằng hoàn
toàn không quá lời khi nói như vậy bởi dẫu chỉ tham nhũng một lần thôi,
con người đã tự nguyện cống nạp mình, cống nạp những giá trị người cao
quý trong mình, cống nạp những phẩm hạnh của mình cho quỷ sứ; hay nói
theo một cách khác, con người đã tự nguyện và chủ động “thú hoá” những giá trị của mình. Và hàng đêm, khi đối diện với sự truy đuổi tinh thần đó, những kẻ tham nhũng lại bị dày vò bởi ý nghĩ “Liệu
ta có thể quay trở lại làm người không? Và nếu như ta không thể quay
trở lại làm người thì những đứa con của ta có thể quay trở lại làm người
hay không trong khi nhân cách, trí tuệ và hoài bão của chúng đang được
nuôi dưỡng bằng những đồng tiền nhơ bẩn?“. Bản thân sự dày vò đó đã
là hình phạt khủng khiếp nhất đối với những kẻ tham nhũng và do đó,
nhiệm vụ của chúng ta không phải là chống tham nhũng bằng các biện pháp
hình sự thông thường mà phải chống tham nhũng bằng cách xây dựng một cơ
chế có khả năng khuếch đại sức mạnh của cảm giác bị truy đuổi đó.
Như trong phần trước đã phân tích, những kẻ ăn cắp hoàn toàn khác
với những kẻ tham nhũng; trong khi những kẻ ăn cắp còn biết quy phục
trước sức mạnh của đạo đức thì những kẻ tham nhũng đã trở nên vô cảm trước những giá trị đạo đức.
Thứ duy nhất khiến những kẻ tham nhũng khiếp hãi là những con thú mạnh
hơn. Nhưng, liệu con người có thể sống và cảm thấy hạnh phúc hay không
khi để tồn tại và tránh khỏi móng vuốt của những con thú nhỏ, họ phải
nương tựa vào những con thú mạnh hơn. Con người không thể và không được
phép làm như vậy bởi nếu không, họ sẽ biến mình trở thành miếng mồi của
những con thú mạnh hơn. Tuy nhiên, con người cũng không thể tiêu diệt
những con thú bởi ngay khi con người tiêu diệt những con thú thì con
người cũng không còn là con người nữa. Vậy, phải chăng con người đã hoàn
toàn bất lực trước hiện tượng tham nhũng và những kẻ tham nhũng?
Xin được trả lời ngay rằng, vẫn còn có một liều thuốc khác để kìm chế
hiện tượng tham nhũng – đó là xây dựng nền dân chủ. Chính nền dân chủ
chứ không phải chế độ độc tài mới là công cụ hữu hiệu để ngăn chặn sự
phát triển của hiện tượng tham nhũng. Sự độc tài tự thân nó đã gắn liền
với sự tha hoá quyền lực; đến lượt mình, nó sẽ không chỉ bắt đầu một
hiện tượng tham nhũng mà còn khiến tham nhũng phát triển ở những quy mô
lớn hơn với những mức độ trầm trọng hơn. Một số người đưa ra biện pháp
công khai hoá nhưng chúng tôi hoàn toàn không tán đồng. Công khai hoá là
gì? Công khai hoá là phủ lên tất cả những kẻ tham nhũng thứ ánh sáng
ban ngày, thứ ánh sáng của sự trong sạch và những giá trị người cao quý
và khiến tất cả chúng cùng lúc nhận ra rằng mình không phải là đối tượng
duy nhất đã bị thú hoá, rằng quanh mình có không ít những kẻ đã bị thú
hoá và nếu tập trung hết thảy những kẻ đã bị thú hoá lại, chúng sẽ có
sức mạnh ghê gớm – sức mạnh của sự huỷ diệt. Do đó, nội dung khoa học
của chương trình chống tham nhũng là phải chỉ ra thời điểm và mức độ
công khai hoá thích hợp; nếu không, chính sự công khai hoá đó sẽ dồn
những kẻ bị thú hoá vào đường cùng, chúng sẽ trở nên dữ tợn hơn bao giờ
hết bởi sự hành hạ và tra tấn của nỗi sợ và để tồn tại, chúng sẽ quay
lại truy đuổi con người. Chính sách ân xá kinh tế cũng không phải là một
biện pháp hiệu quả trong việc kiềm chế tham nhũng; nó chỉ là giải pháp
để cứu nguồn vốn của xã hội và hợp thức hoá những giá trị đã bị “thú
hoá”; nghĩa là, vì lợi ích của con người, chúng ta đã phải hợp thức hoá
những giá trị đã “thú hoá” và tạo điều kiện cho những giá trị từng bị
“thú hoá” đó quay trở lại đời sống. Chính sách ân xá kinh tế, do đó, chỉ
giải quyết được phần nào những thất thiệt về mặt vật chất mà tham nhũng
gây ra chứ không thể khắc phục được nó. Vì thế, chúng ta sẽ không có sự
lựa chọn nào khác ngoài việc xây dựng nền dân chủ như một trong những
cơ chế kiềm chế tham nhũng và làm trong sạch lại những giá trị đã bị
“thú hoá”.Tuy nhiên, quá trình dân chủ hoá không thể diễn ra nhanh chóng. Lịch sử nhân loại đã chứng minh mọi nhà nước độc tài đều sụp đổ. Vì sự phát triển của xã hội loài người mà các thể chế dần dần được thay bằng thể chế dân chủ; quá trình dân chủ hoá đời sống loài người là một quá trình kiên nhẫn của lịch sử và những nghiên cứu xoay quanh quá trình kiên nhẫn ấy đã đưa đến kết luận: nền dân chủ là cơ chế duy nhất có thể khắc phục tất cả các hiện tượng tiêu cực, trong đó có hiện tượng tham nhũng.
N.T.B.
Bài ca vùng lên Tây Tạng: Không bao giờ mất niềm tin và hy vọng
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=RHT8mV5m56s
Tây Tạng – Việt Nam: Tuy hai mà một!
Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Danlambao)
– Đất nước Tây Tạng đang bị bá quyền xâm lược Tàu chiếm đóng và thực
hiện việc làm ác độc đồng hóa dân tộc này. Bọn công an cảnh sát Tàu và
tay sai đang đàn áp khốc liệt và cầm tù người dân Tây Tạng can đảm đứng
lên xuống đường biểu tình trong ôn hòa phản đối bọn xâm lược Tàu.
Đất nước Việt Nam của chúng ta tuy chưa bị bá quyền Tàu chính thức
chiếm đóng trên toàn lãnh thổ nhưng những người Việt quan tâm đến mối an
nguy của đất nước mình đứng lên xuống đường biểu tình trong ôn hòa
chống lại dã tâm của bọn xâm lược Tàu, cũng bị đàn áp khốc liệt như
người dân Tây Tạng đang bị bọn xâm lược bá quyền Tàu đối xử: đó là chính
lực lượng cảnh sát công an chìm nổi của đảng cộng sản Việt Nam tiến
hành.
Giới nghệ sĩ người Tây Tạng sáng tác một bài ca yêu nước rất hùng hồn và rất cảm động. Bài ca này có tựa đề “Never Lose the Light – Không Bao Giờ Mất Niềm Tin” được hai cô gái người gốc Tây Tạng hát trong buổi hòa nhạc quốc tế “One World” taị Syracuse, New York vào tháng 10 năm 2012.
Bài ca này cũng nói lên đúng suy nghĩ của người dân Việt quan tâm đến tiền đồ đất nước.
Mời bạn đọc thưởng thức bài ca này với phụ đề tiếng Việt được chúng tôi thực hiện.
Ngày 12 tháng 10 năm 2012
danlambaovn.blogspot.com
*
Trần Thúc Lân
Lời bài hát tiếng Việt:
Đừng đánh mất niềm tin,
Cờ hồng sao phất phới,
(Trên) đồi núi quê hương tôi
Nghe dân tôi than khóc
Buồn đáy tâm nghẹn lời…
Người ngự như Thượng Đế
Với súng ống ghìm trên tay
Lầm than người reo đến
Mảnh đất an lành này…
Này Chị Anh Em hỡi,
Đứng lên giữ quyền mình
Dìu đi theo Chân lý, (hay Chân lý luôn dìu ta đi, tùy khúc nhạc lên xuống thay đổi)
Đừng đánh mất niềm tin…
Và lời tôi vẫn hát
Lời thái an, yêu thương (hay An thái, tùy khúc nhạc lên xuống thay đổi)
Thù hận tôi không khát
Lệ đắng câm không nhường…
Người cười khi tôi khóc
Ngục thất thống cung tôi
Mà người không sao thấy
Rằng (ý) chí tôi không lùi!
12/03/2013
Danlambao 13/3/2013
Gạc Ma – Trường Sa, Tổ Quốc ghi ơn
Ngày 14 tháng 03 năm 1988, tại đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa,
Việt Nam, một trận hải chiến không cân sức đã diễn ra giữa Việt Nam và
Trung Quốc.
Chỉ có 9 người lính Việt Nam còn sống sót sau cuộc thảm sát này.
Lời cuối cùng của thiếu úy Trần Văn Phương trước khi ngã xuống: “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ Tổ quốc..”Sinh nhật Đỗ Thị Minh Hạnh
Người con gái Việt Nam lên đường. Hát bài ca nhân ái. Phẫn nộ nhưng
không hận thù. Hiền hòa nhưng dũng cảm. Chông gai nhưng không khiếp
nhược. Thất bại nhưng không sờn lòng. Đỗ Thị Minh Hạnh. Vẫn luôn ở đó
ánh mắt sáng trong, và nụ cười đằm thắm.
Mừng sinh nhật Đỗ Thị Minh Hạnh và chúc Hạnh luôn tìm thấy bình an trong chốn ngục tù.
Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do – 6900 chữ ký. Cập nhật 2h00, 13.03.2013
Đỗ Thị Minh Hạnh – Sinh nhật vắng mẹ
Trọng & Vi (Danlambao)
– Ngày 13/3 năm nay là lần sinh nhật thứ 4 trong tù của Đỗ Thị Minh
Hạnh, người con gái xinh đẹp đã dành trọn tuổi xuân để đấu tranh cho
những người dân khốn cùng trong xã hội.
4 năm lặng lẽ trôi qua, có thể Hạnh nghĩ rằng mình không đóng góp
gì cho công cuộc tranh đấu cho một ngày mai tươi sáng của đất nước thân
yêu, nhưng như tiến sỹ Hà Sĩ Phu đã viết về “một đường dây thẳng
đứng, người nọ đứng lên vai người kia, để đưa nhau từ đáy giếng lên bờ.
Trên cái “chồng người” thẳng đứng ấy những người tiên phong đứng ở dưới
cùng cho đồng đội được đứng lên vai. Những người tiên phong ấy sẽ lên bờ
sau cùng hoặc lúc khải hoàn có thể không còn họ nữa” - ngày hôm
nay, bạn bè của Hạnh đang đứng trên đôi vai lao tù của Hạnh để vươn đến
Tự Do. Đôi vai đó là tấm lòng của Hạnh, là những gian nan cuộc đời đã
góp phần nuôi dưỡng sự sống còn của ngọn lửa đấu tranh.
4 năm tù, Hạnh vẫn đang đồng hành cùng bạn bè trong tâm thức và là
nguồn cảm hứng cho từng bước chân đi rút ngắn con đường dẫn đến Tự Do.Ngày sinh một bông hoa đẹp của đất nước
Lê Thăng Long (Danlambao) – Từ đầu năm đến giờ phong trào đấu tranh cho quyền con người và dân chủ của Việt Nam đã tạo nên được những dấu ấn quan trọng nhờ hình ảnh rất đẹp của những người phụ nữ. Đầu tiên là Huỳnh Thục Vy đoạt giải Hellman Hammet. Kế đến là Tạ Phong Tần được vinh danh là Phụ nữ Quốc tế Can đảm. Và Nguyễn Hoàng Vi trở thành 1 trong 7 phụ nữ tiêu biểu của thế giới về bảo vệ quyền tự do ngôn luận. Những bước tiến của quá trình dân chủ Việt Nam có rất nhiều dấu chân quan trọng của phái yếu nhưng rất kiên cường của tổ quốc. Từ lúc ban đầu còn ít ỏi như Lê Thị Công Nhân, Phạm Thanh Nghiên đến nay họ đã trở thành một lực lượng hùng hậu có mặt ở mọi lĩnh vực và ngóc ngách của cuộc sống. Họ thật đẹp, cả thể chất lẫn tâm hồn.Tại tổng tự ti
Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) – …Hai ngày sau khi ông Kiên mất việc, chúng tôi, những con người không hẹn mà gặp bởi cùng chung một khát khao, một ước vọng đã khởi xướng lên “Lời tuyên bố công dân tự do”. Chưa bao giờ hai tiếng Tự Do lại thôi thúc đến thế. Nó được nhen nhóm, được ấp ủ từ hàng chục năm nay, trong hàng vạn con người Việt Nam nhưng vì sợ hãi, hai tiếng Tự Do chưa được dịp cất lời. Nguyễn Đắc Kiên đã dạo đầu cho khúc ca đẹp đẽ ấy. Nhưng, công trạng có lẽ phải tính cho ông Tổng Trọng. Trong phút bối rối, ông đá phản lưới nhà. Đây mới chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Khởi đi từ ấy, hàng ngàn công dân thuộc mọi thành phần trong xã hội đã hưởng ứng bằng cách ký tên vào Lời tuyên bố, một hành động nhỏ nhưng vô cùng dũng cảm. Đó chính là lời chia tay với sự Sợ hãi và nói “Không” với kìm kẹp….Ông Phạm Chí Dũng lên tiếng
CTV Danlambao – Ông Phạm Chí Dũng nguyên là cán bộ Thành ủy TP.HCM, người từng bị An ninh Bộ CA bắt giam vào tháng 7 năm ngoái sau khi phổ biến nhiều bài viết có nội dung chống tham nhũng đăng trên Tạp Chí Phía Trước. Dưới bút hiệu Thường Sơn, loạt bài phanh phui các thế lực ngầm trong nhóm lợi ích TT Nguyễn Tấn Dũng đã thu hút sự chú ý của dư luận vào thời điểm trước Hội nghị 6.Được tại ngoại vào tháng 11 năm ngoái, sau một thời gian im lặng, ông Phạm Chí Dũng vừa có sự lên tiếng chính thức qua bức email đăng tải tại trang blog AnhBaSam VN.
Bài ca vùng lên Tây Tạng: Không bao giờ mất niềm tin và hy vọng
Tây Tạng – Việt Nam: Tuy hai mà một!Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Danlambao) – Đất nước Tây Tạng đang bị bá quyền xâm lược Tàu chiếm đóng và thực hiện việc làm ác độc đồng hóa dân tộc này. Bọn công an cảnh sát Tàu và tay sai đang đàn áp khốc liệt và cầm tù người dân Tây Tạng can đảm đứng lên xuống đường biểu tình trong ôn hòa phản đối bọn xâm lược Tàu.
Phượng yêu (Tập 6)
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) – Cu Bí nổi thì đồng chí Ếch bị lặn. Đúng ra là được lặn. Từ ngày rộ lên phong trào “suy thoái đạo đức” đến nay, hàng triệu cà chua trứng thúi, gạch đá, kít kiếc, ẻ iếc, đái điếc đều trút lên đầu lên mặt cu Bí. Trong khi cu Bí độc quyền lãnh đủ mọi “hậu quả nghiêm trọng”, thì tía con nhà Phượng được nhờ không ai đụng đến, mặc sức mà “tái cơ cấu” cho phen này kinh tế VN bị “cấu” banh da nát thịt…Khi gió nổi lên
Bảo Giang (Danlambao) - “Thuyền ra khơi lưới cá, không cần mang theo nhiều cái lưới mành, nhưng cần một cái vừa khổ và bền, chắc”.
Nay thì cả nước đang đối diện với Làn Gió Mới. Làn gió của Công Lý,
Sự Thật và Nhân Quyền. Một làn gió cực tốt lành, bảo đảm đem đến cho mọi
người an vui thay nước mắt, hạnh phúc thay sầu khổ. An bình thay bạo
tàn, áp bức. Yêu thương thay thế cho hận thù. Bao dung, tha thứ cho
những lầm lỗi… Tuy thế, việc đón nhận làn Gió Mới này lại không đồng
nhất. Trái lại có khuynh hướng đối chiều nhau.Tổ trác
Biết yếu đừng ra gió
Ông Bút (Danlambao) – Đảng Cộng Sản Việt Nam, cướp chính quyền và truyền ngôi mãi đến nay, vào tay Nguyễn Phú Trọng, được dân Hà Nội tặng biệt danh: Trọng Lú. Lẽ ra các ông cứ thế mà truyền hết đời này, tới kiếp khác, có ai dám nói gì đâu? Tại sao các ông bày trò “góp ý sửa đổi hiến pháp” để bốn phương sôi lên như bộng, làm “mất an ninh trật tự chung”? Để rồi các ông lên đài, lên gáo mắng mỏ người dân.Nguy cơ đảo chánh… mềm!
Lê Thiên (Danlambao) - Sáng ngày 06/3/2013, vào trang web BBC đọc thấy thông tin ngồ ngộ: “Kéo dài thời gian góp ý Hiến pháp – Thời gian góp ý sửa đổi Hiến pháp vừa được kéo dài từ hạn 31/3 sang cột mốc mới là 30/9, theo văn bản được Chủ tịch Quốc hội Việt Nam ký hôm 6/3.”Gia hạn 5 tháng! Đã chưa? Nhân dân tha hồ góp ý. Chắc chắn số lượng người ghi danh ký tên vào bản Kiến nghị sửa đổi Hiến Pháp sẽ gia tăng ngoạn mục!
Bài phát biểu của Netizen Huỳnh Ngọc Chênh trong buổi trao giải Công Dân Mạng 2013 tại Paris
Thưa toàn thể Qúy Vị.
Tôi thật sự bất ngờ khi có mặt tại buổi lễ hết sức trân trọng nầy. Vì
ở đất nước tôi nhiều quyền tự do được hiến pháp công nhận nhưng vẫn bị
nhà cầm quyền tìm cách nầy cách khác hạn chế. Trong vòng 2 năm trở lại
đây có khá nhiều blogger không được phép đi ra nước ngoài để du lịch, để
chữa bệnh, để dự hội thảo, hoặc để nhận các giải thưởng quốc tế như tôi
mà không có lý do. Đó là các blogger Đào Hiếu, Người Buôn Gió, Nguyễn Hoàng Vi, JB Nguyễn Hữu Vinh, Huỳnh Trọng Hiếu, Uyên Vũ, Lê Quốc Quân…Từ trong đảng lòi ra tin tặc
càng nhiều dân vào tiếp cận kiến văn
trên các diễn đàn tự do dân chủ
càng làm quan ngại chế độ CSVN
họ cho công an mạng dựng thêm tường lửa
nhưng vẫn chẳng ích gì
vì hầu như ai cũng biết cách vượt qua
Chuyện làng tôi
Hải Toàn (Danlambao)
– Làng tôi đất không rộng, người không đông, tài nguyên có hạn nhưng
được tí nào thì bọn cường hào ác bá đào xới bán cho bằng hết. Có cái mỏ
bô xít vừa là tài nguyên đất nước, vừa là rừng vàng, môi trường sinh
thái trong lành, với nền văn hóa rực rỡ lâu đời của nhiều dân tộc anh
em, lại là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc
phòng. Thế mà chúng cúng rước bọn xâm lược vào khai thác và chiếm giữ,
bất kể lời khuyên can rất chân tình của một vị lão tướng mà dân làng
kính phục và hàng ngàn các vị nhân sĩ, trí thức, đầy trí tuệ và tâm
huyết đã khuyên can, nhưng họ vẫn bỏ ngoài tai. Bọn cường hào ác bá coi
đây là chủ trương lớn của chúng và bây giờ hệ lụy đã nhỡn tiền trên
nhiều bĩnh diện. Từ chính trị đến kinh tế, văn hóa xã hội đến môi trường
sinh thái bị đe dọa và còn một thứ nguy hiểm nữa là làm sao bẩy được
ông hàng xóm đại hán đang mai phục và gặm nhắm, chờ cơ hội là thôn tính.
Tù oan 900 ngày, được xin lỗi 5 phút
TAND huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đã công khai xin lỗi anh Trương Hoàng
Hiếu là cựu sinh viên bị tù oan hơn 900 ngày. Buổi xin lỗi chỉ kéo dài
hơn 5 phút.
Tiếng kêu của con cừu trẻ hèn nhát
Nguyễn Hồng Thanh Trúc (Danlambao) – Em tên Nguyễn Hồng Thanh Trúc, một người trẻ sinh năm 1991. Có lẽ so với đa số những người tham gia Tuyên bố của Công dân Tự Do, thì tuổi đời và suy nghĩ của em còn rất nhỏ. Em không giỏi môn lịch sử, cũng không thường đọc báo, xem thời sự hay tìm hiểu về chính trị. Em sống trong sự “nuôi dưỡng”, “giáo dục” và ” bảo vệ” của đảng cộng sản Việt Nam. Em chưa bao giờ có ý tưởng rằng có ngày đất nước sẽ và phải thay đổi. Em như con cừu nhỏ bị chăn dắt bởi những con chó hung tợn. Em ngoan ngoãn vâng lời, sống học tập và làm việc đúng theo chủ trương của nhà cầm quyền. Tất nhiên cũng không thể tránh những sai phạm (ví dụ như vi phạm luật giao thông, những lúc này thì thật may mắn cho em, do chó chăn cừu cũng thích nhấm nháp chút xương em vứt xuống) Còn bao chuyện gian trá nữa của đàn chó săn đã và đang hành hạ, áp bức những con cừu vô tội.Con đường ngắn lại bởi mỗi bước chân đi
Vũ Đông Hà (Danlambao) – Freedom is not free.
Con đường đi đến Tự Do của mỗi người và của cả một dân tộc không bao
giờ là một con đường bằng phẳng. Trên con đường Tự Do hôm nay tuy không
có hố mìn, đạn bom của thời chiến nhưng nhưng lại chứa đầy những mối
nguy hiểm được đánh dấu bằng những con số như 79, 88, 258… của Bộ luật
Hình sự. Con đường đó, ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN này, đôi khi
lại là con đường ngắn nhất dẫn đến cửa ngục tù. Thế nhưng vẫn có những
con người tiên phong chọn cách đi về phía trước và phất cao ngọn cờ Tự
Do. Đó chính là những người khởi xướng lên Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do.
Bước chân của họ đang góp phần làm ngắn lại con đường dẫn đến bến bờ Tự
Do. Họ đang lót đường cho thành quả sau cùng của tương lai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét