Bài viết ký tên Nhóm phóng viên thời sự - chính trị của báo Đại Đoàn Kết
ra ngày 9 tháng 3 có cái tựa “Sự ngụy tạo có chủ đích” đã quy kết nặng
nề nhóm Kiến nghị 72 trong đó có đoạn như sau:
“Bằng điều tra độc lập của Đại Đoàn Kết, cùng với tư liệu thu thập được
của cơ quan an ninh, có thể khẳng định: Ngoài một số nhân sĩ, trí thức
có tên, tuổi, chức danh, địa chỉ cụ thể, đa số tên người dân ký tên trên
bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 hiện đang phát tán trên một số
trang mạng là giả mạo. Việc ngụy tạo tên người dân nhằm tạo sức ép với
Đảng và Nhà nước đã khiến việc dân chủ lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo
sửa đổi Hiến pháp 1992 đã bị lợi dụng làm méo mó, biến dạng là động cơ
chính trị không trong sáng của một số người có tư tưởng đối lập. Hành
động trên không chỉ ảnh hưởng đến tiến trình dân chủ của đất nước, mà
còn làm ảnh hưởng đến đời sống an sinh xã hội, gây ảnh hưởng không tốt
đến đại bộ phận người dân Việt Nam. Không những vậy, việc giả mạo, ngụy
tạo đó còn làm ảnh hưởng đến uy tín của những nhân sĩ, trí thức có uy
tín trong cả nước.”
Có lẽ từ khi xuất hiện tới nay Kiến nghị 72 gặp sự chụp mũ của báo Đại
Đoàn Kết là nặng nề và nguy hiểm nhất. Nặng nề rất rõ trong những từ ngữ
như: giả mạo, ngụy tạo, động cơ chính trị không trong sáng, gây ảnh
hưởng tới đời sống an sinh xã hội…Những tội danh nếu quy trách nhiệm
trong bộ luật hình sự thì 72 trí thức này chắc chắn sẽ chôn đời mình
trong xà lim không thua gì vụ án Nhân Văn Giai Phẩm hay tệ ra cũng không
kém Vụ án xét lại chống Đảng.
Những con dao đầy ác ý này ẩn danh dưới cái tên Nhóm phóng viên thời sự -
chính trị đã rạch những vết sâu hơn vào hệ thống Đảng qua thủ thuật gọi
là điều tra độc lập, một thuật ngữ của báo chí nước ngoài nhằm nhấn
mạnh đến tính khách quan của họ khi điều tra một vụ án quan trọng và
chứng cứ sẽ chứng minh cho cuộc điều tra ấy.
Nhóm phóng viên này do yếu kém nghiệp vụ đã làm mất thanh danh Đảng vì
báo Đại Đoàn Kết là tờ báo Đảng, nó đem những người nông dân ngoài ruộng
ra chứng tỏ rằng họ không bao giờ để ý tới Internet và nhóm phóng viên
cũng phỏng vấn những cán bộ tại địa phương để nhấn mạnh thêm sự khẳng
định của họ là người nông dân không có Internet thì làm sao ký tên vào
bản kiến nghị?
Lẽ ra Đại Đoàn Kết phải tìm ra một người nào đó có tên trong bản Kiến
nghị 72, lên tiếng từ chối rằng mình không hề ký nhưng bị nhóm này nêu
tên. Hay chí ít tìm ra được một cái tên ma, một địa chỉ e-mail khống.
Tuy nhiên việc làm này không chờ tới Đại Đoàn Kết vì công an mạng đã vào
cuộc ngay từ ngày đầu tiên cho tới hôm nay khi con số đã lên tới gần 10
ngàn người.
Bài báo không gây một tác dụng nào có hại cho nhóm khởi thảo Kiến nghị
72 mà trái lại dư luận đang chỉa mũi dùi vào ông Đinh Đức Lập, tổng
biên tập của tờ báo khi cho rằng ông ta đang dùng đàn em tung hỏa mù
vào nhóm Kiến nghị 72 để đánh lạc hướng những việc làm của ông ta đã và
đang bị chính nhân viên trong tờ báo chỉ trích, phê phán kịch liệt.
Chỉ cần vào Google đánh ba chữ Đinh Đức Lập sẽ có gần 7 triệu kết quả về
cái tên này. Trong 7 triệu kết quả ấy hầu hết đều là những tin tức
không tốt về ông ta khi bắt đầu chiếm giữ vị trí tổng biên tập tờ Đại
Đoàn Kết. Nhà báo Hữu Nguyên, người lên tiếng rất sớm tình trạng cát cứ
và bè phái của ông Lập cho biết nhận xét của ông về lý do xuất hiện bài
báo trên tờ Đại Đoàn Kết như sau:
"Tôi nghĩ ông Đinh Đức Lập hiện nay đang bị rất nhiều nhà báo trong tờ
Đại Đoàn Kết tố cáo về những sai phạm rất nghiêm trọng kể cả sai phạm
trong vẩn đề nghiệp vụ làm báo, sai phạm cả trong quản lý điều hành liên
quan đến vần đề kinh tế tài chánh rất nghiêm trọng cũng như trong vấn
đề xử lý con người trong thời gian vừa qua đã gây tổn hại cho tờ báo Đại
Đoàn Kết rất nhiều.
Nhiều cán bộ do ông Lập mang về, bổ nhiệm, cất nhắc tạo thành những nhóm
lợi ích bảo vệ quyền lợi mà năng lực thì không có. Đã có những người
được ông Lập âm thầm cho một số người vi phạm pháp luật bỏ chạy nhằm
tránh các cuộc điều tra. Cái bài viết này có thể ông Lập nghĩ rằng đây
là cách kiếm điểm hài lòng cấp trên mà thôi."
Ngay sau khi bài báo xuất hiện là phản ứng chính thức của nhóm soạn thảo
kiến nghị. Ngắn gọn và rõ ràng, nhóm Kiến nghị 72 cho biết rằng ngoài
những người đứng đầu danh sách, tất cả những người khác sẽ được nhóm che
giấu không nêu địa chỉ nhằm tránh tình trạng trước đây “khi trang
Bauxite VN trung thực đưa chữ ký trực tiếp của người ký lên mạng, ngay
sau đó không ít người có chữ ký và có ghi địa chỉ cụ thể đã bị truy bức,
mà ông Trần Đức Quế, một cán bộ lão thành ở Hà Nội, đã bị công an truy
bức liên tiếp trong hai ngày”.
Ông Lê Hiếu Đằng nguyên phó chủ tịch MTTQ Việt Nam thành phố HCM cho biết nhận xét của ông về 72 nhân sĩ trí thức:
"Trước hết tôi biết hầu hết 72 người ký tên là sự thật. Đây là những
người đã từng ký vào nhiều văn bản khác chứ không phải lần đầu tiên họ
ký và họ đã ký với tinh thần trách nhiệm chứ không phải là họ không biết
điều đó do đó nếu nói là giả hay là gì đó là hoàn toàn tầm bậy, hoàn
toàn không đúng. Nói như vậy là thiếu tôn trọng những người đã ký tên và
rõ ràng đây chỉ là thủ đoạn. Bởi vì khi ký tên thì người ta biết những
hậu quả hay những gì sẽ xảy ra cho họ nhưng họ vẫn ký và từ ngày ký tới
giờ chưa có ai người ta phản đối cả."
Bằng địa chỉ e-mail, an ninh mạng có thể truy ra không khó nhân thân của
người gửi, và vì vậy tác giả gửi thư yêu cầu ghi danh tự chịu trách
nhiệm với cơ quan pháp luật, đâu tới phiên tờ báo Đại Đoàn Kết làm công
việc gọi là điều tra độc lập.
Nhà báo hữu Nguyên với kinh nghiệm và kiến thức làm báo của mình nói về nghiệp vụ của những đồng nghiệp trong bài bào này:
"Bài báo đó theo tôi thấy thì nghiệp vụ điều tra để có chứng cứ thuyết
phục bạn đọc thì tôi thấy cơ sở đưa ra thì trong bài báo này không
thuyết phục được. Bản thân ngay những điều mà bài báo phê phán người ta
không rõ ràng về nhân thân địa chỉ của những người được hỏi thì bài báo
cũng phạm sai lầm y như thế đó là một ví dụ. Hai nữa làm một cuộc điều
tra mà nó không dựa trên một tiêu chí nào cả mà chỉ đi hỏi thăm vu vơ
những người ở ngoài đường hay trên cánh đồng theo kiểu tùy tiện thì
không thể là một cơ sở thuyết phục được."
Trong khi Đảng vất vả dựng những kịch bản trên VTV nhằm chống lại Kiến
nghị 72 bằng các phản biện của trí thức yêu Đảng thì việc làm không
chuyên nghiệp của tờ Đại Đoàn Kết đã tiếp tay cho bộ phận không tin vào
Đảng có thêm chứng cứ về một âm mưu quy chụp trí thức khó nói là công
bằng trong cuộc đấu trí này. Bất kể những phóng viên viết bài báo xuất
phát từ động cơ cá nhân hay nhiệt tình cách mạng nhưng câu nói nổi tiếng
của Lê Nin: “Nhiệt tình cộng với ngu dốt sẽ trở thành phá hoại” đem áp
dụng vào trường hợp này sẽ rất ăn khớp với bản chất của những tác giả
bài viết vừa nói.
Vấn đề đặt ra là Đảng có thấy đó là sự phá hoại hay không. Chỉ sợ rằng
những cách phá hoại núp dưới cái vỏ làm hài lòng Đảng sẽ kéo theo những
liên kết nguy hiểm cho một sự sụp đổ được báo trước.
Nội tình báo ĐĐK và Mặt trận Tổ quốc VN qua việc xử lý TBT Đinh Đức Lập ?
|
TBT Đinh Đức Lập |
Phamvietdao.net: Theo thiết chế dân chủ mà Hiến pháp vẫn cao
vọng: cơ quan được coi là một thứ " đối trọng" giúp Đảng điều chỉnh mình
giữ thăng bằng cho thiết chế dân chủ của mô hình đảng trị, đó là Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam?
Nhiều lần báo chí nước ngoài đã đặt các câu hỏi những vị quan chức có
trọng trách: Việt Nam làm thế nào để đảm bảo cho người dân có được
quyền dân chủ khi không có đảng đối lập ? Trước những câu hỏi đó thì cơ
quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thường được viễn dẫn, chìa ra để trang
sức cho cái thiết chế dân chủ, cái dân chủ gấp vạn lần dân chủ tư sản...
Qua những việc làm nhem nhuốc khuất tất, vi phạm pháp luật một cách
có hệ thống của ông TBT Đinh Đức Lập-báo Đại Đoàn Kết, cơ quan ngôn luận
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; một ông đảng viên được một mạng lưới ô
dù dày đặc của Mặt trận bao che, dung túng... chúng ta phần nào thấy
được cái gọi là sức mạnh của thể chế dân chủ của môi trường pháp lý đảng
trị nó..." nghiêm minh " đến mức nào ?
Qua giọt nước chúng ta sẽ hình dung ra biển cả; Qua bài viết dưới đây
phản ánh nội tình của một tờ báo của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, một tờ
báo có thời nổi tiếng với những bài viết nổi tiếng chống cường quyền, ác
bá trong bộ máy công quyền, người đọc hôm nay chỉ còn biết thở dài...
Nói rõ hơn về việc xử lý kỷ luật Đinh Đức Lập tại cuộc họp Chi bộ báo Đại Đoàn Kết ngày 11.3.2013
Với sự ủy quyền của đồng chí Nguyễn Anh Xuân – Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm
tra Đảng ủy MTTQ VN, Bí thư chi bộ Nguyễn Quốc Khánh đã đọc vắn tắt nội
dung một số Kết luận số 42 và 43 của Ủy Ban Kiểm tra Đảng ủy về giải
quyết đơn tố cáo các sai phạm của đảng viên Tổng biên tập Đinh Đức Lập.
Bí thư Nguyễn Quốc Khánh đã công bố rõ tên của những người tố cáo về
từng nội dung. Tất nhiên những nội dung tố cáo này đều đã đầy khắp trên
mạng nhưng theo luật tố cáo quy định là sai. Vì vậy, ông Nguyễn Anh Xuân
đã phê bình Bí thư chi bộ Nguyễn Quốc Khánh.
Về các sai phạm của đảng viên Tổng biên tập Đinh Đức Lập được Kết luận
khẳng định tố cáo có cơ sở chiếm đến 80%. Ai cũng hiểu, Đảng ủy MTTQ dù
cố tình bao che đến đâu nhưng trước các bằng chứng không thể chối cãi
vẫn phải thừa nhận Đảng viên Đinh Đức Lập có sai phạm (có thể hạ bớt mức
độ sai phạm). Những nội dung khác bị khẳng định chưa có cơ sở không
thuyết phục người tố cáo. Có thể vì vậy mà Đảng ủy MTTQ VN đã bất chấp
luật pháp, không dám gửi Kết luận bằng văn bản cho những người tố cáo.
Trong các sai phạm nghiêm trọng của Đảng viên Tổng biên tập Đinh Đức
Lập, dư luận chú ý đến vụ Lập bán nhà công sản của báo tại 82 Trần Quốc
Toản TP. Đà Nẵng và vu khống 2 ủy viên Bộ Chính trị, 3 ủy viên Trung
ương, 1 Phó Ban Tuyên giáo. Về nội dung này, Kết luận cho rằng: Lập chỉ
sai khi thanh lý trước hợp đồng chuyển quyền sử dụng 23 năm cho công ty
TNHH xây dựng 79 của giám đốc Phan Văn Anh Vũ. Như vậy, Kết luận đã
nương nhẹ tội trạng bán nhà công sản của Lập mà báo Đại Đoàn kết có
quyền sử dụng cho tư nhân. Cho dù báo Đại Đoàn Kết trước đây (2004) có
nhờ tư nhân bỏ tiền ra để xây dựng nhà và sử dụng chung nhưng quyền sử
dụng đất là của công sản chứ không thể sau bao nhiêu năm là thuộc sở hữu
của tư nhân. Ban biên tập báo Đại Đoàn Kết trước đây đã sai nhưng chưa
đến mức bán nhà. Lập về báo đã thấy đây là một món bở nên ngày 20/4/2011
đã mời Vũ ra trụ sở 66 Bà Triệu để ký biên bản chuyển nhượng lấy 1 tỷ
cho báo (tiền vào túi ngầm của Lập bao nhiêu chưa rõ). Lập cam kết trong
văn bản: sẽ không khiếu kiện gì đến quyền sở hữu nhà đất tại 82 Trần
Quốc Toản TP. Đà Nẵng. Việc bán nhà này của Lập không hề công bố trong
Chi bộ báo, không công bố trước toàn cơ quan. Còn việc Lập vu khống 2 ủy
viên Bộ Chính trị thì bị Kết luận lờ đi không xem xét đến.
Cùng liên quan đến công sản, nội dung tố cáo sai phạm của Lập và liên
quan đến Ủy viên Trung ương Đảng Vũ Trọng Kim – Phó chủ tịch kiêm Tổng
thư ký Ủy Ban Trung ương MTTQ VN – Bí thư Đảng ủy được Kết luận đổ lỗi
cho đối tác khi khẳng định: Do Công ty CP đầu tư và xây dựng Đông Dương
làm sai hợp đồng.
Nội dung sai phạm của Lập bị tố cáo làm trái Nghị định 51 của Chính phủ
trong việc quy định không được bán cúp dưới mọi hình thức được Kết luận
là có cơ sở. Đây là chương trình Tự hào thương hiệu Việt gây tai tiếng
trong dư luận khi chính báo Đại Đoàn Kết lại có bài viết chỉ trích Bộ
Chính trị và Chủ tịch Huỳnh Đảm đã không đến dự chương trình ở Nhà hát
lớn. Kết luận cũng hạ thấp mức độ vi phạm này khi cho rằng: Hồ sơ chương
trình đã được Đảng viên Trưởng ban Tuyên truyền phát hành quảng cáo
Nguyễn Xuân Huy cầm theo khi chuyển công tác nên chưa thể rõ có phiếu
bình chọn hay không. Điềunày càng cho thấy Đảng ủy MTTQ VN và Đinh Đức
Lập đã sẵn sàng bảo kê cho đệ tử vi phạm pháp luật và bí mật chuyển công
tác, phi tang bằng chứng…
Việc trù dập cán bộ, chuyển công tác, cắt lương và các chế độ của người
tố cáo mà điển hình là với Phó Trưởng Ban Văn hóa – Nghệ thuật Nguyễn
Mạnh Thắng được Kết luận ghi rõ: Nội dung tố cáo có cơ sở. Thế nhưng,
Đảng ủy MTTQ vì đã không hề bảo vệ người tố cáo nên đã ngụy biện thêm:
Do Lập không biết Nguyễn Mạnh Thắng tố cáo. Và Thắng không làm tốt trang
Văn hóa. Về nội dung này, Mạnh Thắng cho biết: Ủy Ban Kiểm tra Đảng ủy
MTTQ VN đã công bố bằng văn bản rõ ràng cho Bí thư chi bộ Tổng biên tập
Đinh Đức Lập biết tôi tố cáo từ ngày 21/6/2012. Ngày 19/7/2012, tại cuộc
họp cơ quan, tôi đã đề nghị trực tiếp việc điều chuyển là vi phạm luật
tố cáo vì tôi đang tố cáo Bí thư Tổng biên tập Đinh Đức Lập. Có thể kiểm
chứng rõ ràng điều này trên mạng qua lá đơn đề ngày 19/7 và 23/7/2012
của Nguyễn Mạnh Thắng. Còn việc nói trang văn hóa kém là chủ quan ông
Lập khi giải trình để ngụy biện. Bằng chứng là hàng tháng, tôi luôn được
xếp loại A, nhiều bài của trang được các báo đăng lại, nhiều bài được
giải báo chí trong và ngoài Mặt trận…
Nội dung tố cáo Lập trù dập Đặng Thị Kim Ngân, Hữu Nguyên, Nguyễn Văn Hải (lái xe) đều được Kết luận khẳng định là có cơ sở.
Nội dung tố cáo Lập sử dụng tờ báo Đại Đoàn Kết để đánh bóng tên tuổi cá
nhân được Kết luận khẳng định là có cơ sở (Blog Hữu Nguyên đang đăng
tải cụ thể các bằng chứng này). Tuy nhiên Lập lại ngụy biện rằng luật
không quy định việc không được đánh bóng tên tuổi nên không thể xử lý
tôi. Việc Lập sử dụng file ghi âm trộm cuộc họp của Ban Thường vụ Công
đoàn MTTQ VN để trù dập Đặng Thị Kim Ngân là có cơ sở.
Nhiều nội dung tố cáo các sai phạm nghiêm trọng khác của Lập đã bị bớt
xén không công khai như: Làm sai nguyên tắc Đảng trong việc cố tình kết
nạp Đảng đối với Cẩm Thúy. Trong việc này, lỗi của chính Đảng ủy MT khi
cố tình không giải quyết đơn tố cáo để ký Quyết định kết nạp Đảng cho
Cẩm Thúy ngày 4/7/2012 (Phó Bí thư Trịnh Văn Soạn ký); Cố tình vi phạm
19 Điều Đảng viên không được làm, tổ chức thực hiện hành vi mê tín dị
đoan, mời thày cúng đốt vàng mã tại công sở; Bao che, lừa dối Đảng ủy MT
cho hành vi sử dụng bằng không học mà có của Cẩm Thúy; Sai phạm trong
công tác tổ chức cán bộ khi bổ nhiệm 3 chức danh Trưởng ban và 1 Phó ban
thuộc phe nhóm và con cháu gia đình. Nội dung tố cáo sai quy trình làm
phiếu như: Đảng viên - Nhân viên ban Trị sự Trịnh Thị Ngọc Thủy tự làm
phiếu, đóng dấu, phát phiếu, thu phiếu, giữ phiếu 10 ngày không có hòm
phiếu rồi tự lập biên bản sau đó mời mấy người đến ký cho đủ lệ bộ rồi
gửi kết quả lên Mặt trận để chuẩn y; Hay nội dung mới phát sinh chưa
được thụ lý như Lập cùng cháu ruột Đinh Quang Sơn, Lê Thị Kim Dung thụt
két tiền dự án xây dựng nhà ở cho CBCNV.
Sau khi công bố vắn tắt Kết luận, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm tra Đảng ủy
Nguyễn Anh Xuân nói nên kỷ luật nghiêm túc đối với đảng viên Đinh Đức
lập. Ngay lập tức như kịch bản đã lên chương trình sẵn, một số Đảng
viên phe Lập lên tiếng ủng hộ Lập, đề nghị không kỷ luật Lập. Có thể
điểm danh những đảng viên cùng ê kíp Lập như: Nguyễn Thu Phương – Trưởng
ban Khoa giáo (Phương từng xui dại Lập cúng bái và đuổi việc Hoàng Anh
Thắng sai luật). Phương còn phê phán những người tố cáo là không có tinh
thần đồng chí. (Cũng đúng thôi vì 3 người tố cáo đâu có là Đảng viên.
Thế nhưng 3 quần chúng này lại phát hiện ra sai phạm của Lập và dũng cảm
tố cáo trong khi các đảng viên mắt sáng lại quáng gà không nhận ra);
Nguyễn Thị Cẩm Thúy; Lê Văn Đang (bạn của Sơn cháu Lập đưa về thay Sơn
bị điều chuyển. Sơn đang có vấn đề “chạy kết nạp Đảng” khi vào báo từ
1/8/2012 mà đến ngày 14/9/2012 lại quay về cơ quan cũ kết nạp Đảng); Đỗ
Thu Hà (Hà được Bí thư Phó tổng biên tập Nguyễn Quốc Khánh đưa về Ban
Trị sự báo nhưng bây giờ bán đứng Khánh theo Lập); Hà Trọng Nghĩa (bút
danh Hà Văn Thọ được Lập đưa về xây dựng ê kíp làm Trưởng Ban Thư ký
thay Hồng Sâm đề nghị không kỷ luật. Hà Văn Thọ khai man lý lịch về năm
sinh); Thô thiển và lớn tiếng bênh Lập nhất là Trịnh Thị Ngọc Thủy (Thủy
phải bênh bằng được lập vì nhiều sai phạm của Lập có gắn với Thủy vì
khi đó Thủy là Chi ủy và Thủy chỉ còn mấy tháng nữa là về hưu lên cần
Lập làm bậy nâng lương và các chế độ). Thủy khen Lập dũng cảm và trách
Ủy ban kiểm tra Đảng ủy sao không làm việc trực tiếp với chúng tôi để
đến nỗi Kết luận sai như thế này?. Một số Đảng viên này còn lớn tiếng đề
nghị Lập phải có hình thức xử lý kỷ luật những người tố cáo. Nhất là
với Hữu Nguyên vì đã viết Blog làm xấu hình ảnh Mặt trận và báo.
Trong khi một loạt cái mồm đua nhau cãi cho Lập thì Đảng viên Nguyễn Bá
Tân có ý kiến nêu rõ: Không hài lòng về Tổ công tác. Tại sao không có sự
hiện diện của Đảng Đoàn, của Đảng ủy cấp trên? Vì 3 đảng viên được cử
xuống không phải Thường vụ Đảng ủy. Và các sai phạm của Lập đã rõ ràng,
nhất là trong công tác tổ chức cán bộ như việc báo Người cao tuổi phản
ánh sai phạm của Xuân Huy, Đinh Quang Sơn… thì phải kỷ luật.
Đến phần II, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm tra Nguyễn Anh Xuân đưa ra mẫu
phiếu: Kỷ luật hay không kỷ luật. Kết quả: 9 phiếu đề nghị Không kỷ
luật, 6 phiếu đề nghị kỷ luật. Dù chi bộ không công bố công khai danh
tính đảng viên bỏ phiếu đề nghị kỷ luật hay không kỷ luật, song căn cứ
vào phe nhóm và những đảng viên dám nhìn thẳng vào sự thật các sai phạm
của Đinh Đức Lập, chúng tôi phán đoán như sau:
9 đảng viên thuộc phe nhóm Lập và bị Lập hăm dọa mua chuộc đề nghị Không
kỷ luật Lập gồm: Đinh Đức Lập; Nguyễn Mai Loan – Phó Bí thư (Lập đưa
về); Vũ Tiến Cường – Chi ủy (Cường phản bội lại cả Khánh để theo Lập);
Mai Ngọc Tuyền (Lập bố trí vào chân Trưởng ban dự án thay Minh Ngọc
chuyển công tác sang báo Nhân dân); Lê Nam (Lập tuyển vào làm Trưởng văn
phòng Thanh Hóa); Nguyễn Thu Phương; Đỗ Thu Hà; Trịnh Thị Ngọc Thủy; Hà
Văn Thọ (tức Hà Trọng Nghĩa).
6 đảng viên đề nghị kỷ luật Lập gồm: Nguyễn Quốc Khánh – Bí thư chi bộ;
Nguyễn Bá Tân; Hoàng Long; Chu Thanh Tâm; Trần Thị Hà; Ngô Quang Chính.
Liệu rằng Đảng ủy MTTQ VN có trơ tráo “tôn trọng” kết quả bỏ phiếu này
để quyết định: Quá bán là không đề nghị kỷ luật nên đề nghị Đảng đoàn
(thực chất là anh Kim đề nghị anh bảy Đảm) không kỷ luật Đinh Đức Lập.
Liệu rằng đây có phải là công thức để các chi bộ đảng khác học theo khi
cứ cậy quyền sai phạm bừa bãi để sau đó đe nẹt các đảng viên trong chi
bộ bỏ phiếu không kỷ luật?. Liệu rằng Pháp luật có vùng cấm được vi phạm
vào đảng viên?.
Thế mới biết đảng ta quý trọng và gìn giữ những đảng viên thoái hóa biến chất như thế nào!
Diễn tiến sự việc ra sao, xin quý vị chờ ở Đảng ủy MTTQ Việt Nam tới đây giải quyết như thế nào sẽ rõ.
P. V
(Nguồn: Blog Tễu)
Bài phát biểu của Netizen Huỳnh Ngọc Chênh trong buổi trao giải Công Dân Mạng 2013 tại Paris
Thưa toàn thể Qúy Vị.
Tôi thật sự bất ngờ khi có mặt tại buổi lễ hết sức trân trọng nầy. Vì ở
đất nước tôi nhiều quyền tự do được hiến pháp công nhận nhưng vẫn bị nhà
cầm quyền tìm cách nầy cách khác hạn chế. Trong vòng 2 năm trở lại đây
có khá nhiều blogger không được phép đi ra nước ngoài để du lịch, để
chữa bệnh, để dự hội thảo, hoặc để nhận các giải thưởng quốc tế như tôi
mà không có lý do. Đó là các blogger Đào Hiếu, Người Buôn Gió, Nguyễn
Hoàng Vi, JB Nguyễn Hữu Vinh, Huỳnh Trọng Hiếu, Uyên Vũ, Lê Quốc Quân…
Do vậy sự có mặt của tôi ở đây là một bất ngờ. Có thể là do uy tín của
Tổ chức Phóng viên không biên giới RSF cũng như của tập đoàn Google, là
hai tổ chức đã sáng lập và bảo trợ cho giải thưởng cao quý nầy. Và cũng
có thể là do những cuộc vận động đấu tranh cho nhân quyền, cho dân chủ ở
nước tôi đang diễn ra khá sôi động thông qua việc góp ý sửa đổi hiến
pháp đã có những tác dụng nhất định lên giới cầm quyền.
Xin nói thêm về cuộc vận động đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ đang
diễn ra khá mạnh mẽ ở đất nước tôi. Cách đây ba năm, khi blogger, luật
sư Cù Huy Hà Vũ qua các bài viết đề nghị đa đảng để dân chủ hóa, liền bị
kết án 7 năm tù, thì nay, khi tôi có mặt ở đây, bên nước tôi đã có
nhiều tổ chức với tổng số gần 20 ngàn người ký tên vào các bản kiến nghị
yêu cầu xóa bỏ điều bốn trong hiến pháp và yêu cầu đa đảng mà không
phải e dè sợ hãi.
Điều gì đã làm nên sự kỳ diệu nầy. Ấy là mạng internet. Mạng internet đã
giúp người dân chúng tôi nói lên tiếng nói và nguyện vọng đích thực của
họ trong hoàn cảnh tự do ngôn luận bị bóp nghẹt.
|
Netizen Huỳnh Ngọc Chênh trong buổi trao giải của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) kết hợp với Google. Ảnh: Seven Lives |
Như quý vị đã biết ở đất nước tôi không hề có báo tư nhân, chỉ có cơ
quan của nhà nước hoặc của đảng cầm quyền mới được ra báo và lập đài
phát thanh – truyền hình. Do vậy 700 cơ quan báo đài đều nằm dưới quyền
kiểm soát của những đảng viên CS tin cậy. Thông tin đăng tải trên các cơ
quan báo đài ấy đi theo định hướng của đảng cầm quyền. Tiếng nói và
nguyện vọng của nhiều người dân vì thế mà không có nơi để xuất hiện.
May thay mạng internet xuất hiện và các blogger ra đời. Ban đầu các
blogger tiên phong tuy còn rất ít ỏi nhưng họ là những mũi kim nhọn đâm
những lỗ thủng đầu tiên vào bức màng bưng bít thông tin ở đất nước tôi.
Và nhiều người trong số họ phải trả giá cho sự dũng cảm ấy, họ đã và
đang bị ngồi trong nhà tù, trong trại cải tạo, bị quản thúc và thậm chí
bị cưỡng bức vào nhà thương điên nữa. Đó là các blogger và các nhà đấu
tranh dân chủ ôn hòa: Thích Quảng Độ, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Đan Quế,
Phạm Bá Hải, Nguyễn Văn Đài, Hà sỹ Phu, Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo cự,
Cù Huy Hà Vũ, Đỗ thị Minh Hạnh, Bùi thị Minh Hằng, Phạm Thanh Nghiên, Tạ
Phong Tần, Điếu cày Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải, Phạm Minh Hoàng, Lê
Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Trần
Anh Kim, Nhạc sỹ Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, Lê Anh Hùng,…. Và lớp trẻ
sau nầy như Nguyễn Phương Uyên, Paul Lê sơn và nhóm thanh niên công
giáo ở Vinh…
Những hy sinh ấy đã không uổng công. Ngày nay những blogger và những
người đấu tranh cho dân chủ đã phát triển lên thành một lực lượng lớn
mạnh và rộng khắp mà nhà cầm quyền không thể nào ngăn cản nổi. Hai vạn
chữ ký và sẽ còn nhiều hơn nữa đòi xóa bỏ điều bốn đã nói lên điều đó.
Hàng trăm trang blog cổ xúy cho đổi mới, cổ xúy tự do ngôn luận, cổ xúy
dân chủ thu hút lượng người đọc khổng lồ và kết nối với nhau thành một
hệ thống báo chí mà chúng tôi gọi là báo lề dân, tồn tại lớn mạnh song
song bên cạnh hệ thống báo chí do nhà nước kiểm soát được gọi là báo lề
đảng.
Trong cái nền vững vàng ấy tôi được phát triển lên. Những lá phiếu từ
khắp nơi trên thế giới bầu cho tôi để tôi trở thành công dân mạng chính
là những lá phiếu dành cho phong trào đấu tranh cho quyền công dân trong
đó có quyền tự do ngôn luận đang lớn mạnh lên hàng ngày trên đất nước
chúng tôi.
Xin dành vinh quang nầy cho những người đi tiên phong đã và đang bị trả
giá trong nhà tù và cho tất cả những người bạn đồng hành của tôi đã giúp
đỡ và tạo đà cho tôi.
- Để nhận được giải thưởng cao quý nầy, tôi đã nhận được sự ủng hộ của
các blogger, các bạn trẻ yêu nước tại VN cũng như các bạn khác tại hải
ngoại. Những lá phiếu các bạn dành cho tôi chính là những lá phiếu góp
phần động viên một phong trào đang vươn lên lớn mạnh ở VN, phong trào
của những người viết báo tự do, những người sẵn sàng đối đầu với những
khó khăn để đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận chính đáng. Cám ơn các
cơ quan truyền thông như VOA, BBC, RFI, RFA, SBTN…đã tích cực đưa tin và
viết bài về tôi cũng như về sự kiện bầu chọn công dân mạng, nhờ vậy mà
giải thưởng lần nầy đã gây ra tiếng vang rộng lớn tạo ra nguồn động viên
to lớn cho phong trào đấu tranh cho sự tiến bộ ở trong nước tôi.
- Riêng với cá nhân tôi, từ khi nhận được giải thưởng cao quý nầy tôi đã
cảm nhận được sự tin yêu của bạn đọc khắp nơi dành cho blog huỳnh ngọc
chênh của tôi. Sau khi được tin tôi trúng giải thưởng netizen, số lượt
người vào đọc hàng ngày tăng từ 15 ngàn lên 20, có khi 25 ngàn lượt .
- Cám ơn tập đoàn Google, tập đoàn về mạng to lớn, phủ khắp toan cầu, là
kho tri thức khổng lồ mà những người viết báo chúng tôi luôn cần đến.
Thật xứng đáng khi Google đã kết hợp với RSF tổ chức ra giải thưởng cao
quý nầy để hàng năm trao cho những người hoạt động vì sự tự do báo chí
trên toàn cầu thông qua hệ thống mạng internet.
- Xin chân thành cám ơn tổ chức RSF, đã có mạng lưới rộng lớn trên toàn
thế giới, là chỗ dựa quan trọng cho những người cầm bút tự do, nhất là
những nhà báo trong những đất nước bị bóp nghẹt tự do ngôn luận. Giải
RSF là nguồn động viên to lớn cho những blogger ấy.
- Cám ơn bà bộ trưởng truyền thông Pháp Fleur Pellerin người đại diện
cho chính quyền Pháp có mặt tại buồi lễ nầy. Sự có mặt của bà là một
vinh dự rất lớn cho buổi lễ. Chúc bà sức khỏe. Chúc nước Pháp mãi mãi là
ngọn cờ đi đầu trong việc đấu tranh cho quyền của con người.
Paris, 12/3/2013
Huỳnh Ngọc Chênh
(Defend the Defenders)
Công thức hô biến nợ xấu: Xin - Cho
Theo bản Đề án hợp nhất ngân hàng được công bố hôm 12/3, Tổng công ty
Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) và Ngân hàng Phương Tây
(Western Bank) đã xin nhiều “cơ chế” đặc quyền để công việc hợp nhất
được thuận buồm xuôi gió.
Đề án nêu rõ, ngân hàng sau hợp nhất sẽ có vốn điều lệ 9.156,65 tỷ đồng,
tổng tài sản 105.641,59 tỷ đồng. Huy động vốn dự kiến trong năm 2014
(sau hợp nhất) là khoảng 45.000 tỷ đồng, số dư tín dụng 35,000 tỷ đồng
và lợi nhuận trước thuế 1.200 tỷ đồng. Đây được xem là cái bắt tay của
hai “con bệnh” ngành tài chính - ngân hàng: Một đơn vị vốn chỉ quen thu
xếp tiền nong cho “người nhà” dầu khí, “ẩn số” kia hầu như chỉ tập trung
rót tiền cho hai mảng thị trường đã xế bóng là bất động sản và thị
trường chứng khoán.
Đặc biệt, cùng với Habubank và nhiều đơn vị khác, PVFC - tiền thân là
một công ty chỉ chịu trách nhiệm quản lý và thu xếp tài chính cho Tập
đoàn Dầu khí và các doanh nghiệp thành viên - cũng ôm về một khoản nợ
“lớn” từ “quả đấm thép” Vinashin và Vinalines. Cụ thể, tính đến ngày
31/5/2012, dư nợ gốc của Vinashin là 1.068 tỷ trong khi của Vinalines
1.745 tỷ đồng, tổng cộng là 2.813 tỷ đồng. Tuy nhiên, khoản nợ khổng lồ
này không hề được tính là nợ xấu mà chỉ là “nợ cần chú ý”, còn nợ xấu
chỉ có 1924,52 tỷ đồng, chiếm hơn 4,85%, và một nửa số đó là nợ có khả
năng mất vốn (1.003,89 tỳ đồng). Đồng thời, thay vì tìm cách giảm nợ “có
nguy cơ xấu” theo phương án kinh doanh đường hoàng, PVFC lại đi xin
“không tính vào tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng hợp nhất, để Ngân hàng Hợp
nhất có đủ điều kiện và thời gian tiến hành khắc phục theo lộ
trình“. Ngoài ra, 2 bên còn xin thêm “không tính chỉ tiêu lợi nhuận
trước thuế so với vốn chủ sở hữu bình quân cũng như dư nợ của Vinashin
và Vinalines trong khi thực hiện xếp loại tổ chức tín dụng và xét
duyệt mở chi nhánh.
Còn nhớ, Vinashin chính là cái tên được nhắc đến đầu tiên khi nói về
nguyên nhân cái “chết” của Habubank, song lý giải được PVFC đưa ra vẫn
chỉ “bình cũ rượu cũ”: Do biến động không thuận lợi của thị trường vận
tải thế giới, hai khách hàng này rơi vào trạng thái khó khăn trong việc
thanh toán. Nếu chiếu theo lý do này, PVFC nên xóa toàn bộ tổng nợ
39.640,22 ra khỏi khối nợ của ngân hàng mới cho khỏi mang tiếng “thiên
vị” nhà nước. Nguyên tắc hợp nhất đã chỉ ra rất rõ là ngân hàng mới sẽ
phải tiếp nhận, thực thi và chịu trách nhiệm về tất cả các khoản nợ và
nghĩa vụ tài chính do các bên đã xác lập trước đó. Do vậy, không có lý
gì để vứt tạm khoản nợ của Vinashin lẫn Vinalines để ở một góc khuất nào
đó sau khi tiến hành hợp nhất.
Thực ra, 2.800 tỷ này cũng không phải là PVFC đang tâm vứt bỏ, mà vẫn cố
gắng tìm cách giảm nợ một cách đáng kể, ít nhất là theo PVFC nói vậy:
thu hồi nợ, xử lý tài sản đảm bảo, sử dụng nguồn quỹ dự phòng để trích
lập dự phòng bổ sung, và sử dụng một phần lợi nhuận trong năm 2012 để bù
đắp các tổn thất nếu có do hai khoản nợ này gây ra. Nhưng trong trường
hợp ý tưởng táo bạo trên được phê chuẩn, dù PVFC không thể xóa hết sạch
nợ xấu của Vinashin và Vinalines đi chăng nữa, nợ xấu vẫn được quyền
biến mất, báo cáo tài chính của ngân hàng mới sẽ trở nên đẹp đẽ tinh
tươm. Không cần biết là 2.800 tỷ này sẽ được vứt đi đâu, nhưng chỉ riêng
nguyện vọng này đã cho thấy quyết tâm thực hiện thắng lợi công cuộc xóa
nợ nhà nước theo chiến lược “ỉm dần” của những chóp bu PVFC. Hóa ra cái
lời giải cho bài toán nợ xấu mà báo giới râm ran nhiều ngày nay là như
thế này. Xóa dễ thế thì cần gì phải lo nghĩ trăm kế nghìn sách làm gì,
có mấy nghìn tỷ, cứ “delete” một cái là xong!
Không biết trước PVFC đã có đơn vị nào mạnh dạn làm công tác này chưa.
Có lẽ rồi, nhờ thế mà mới chỉ trong vài tháng nợ xấu mới giảm một cách…
đáng báo động như thế được. Quả là một tín hiệu đáng mừng. Một bài toán
khó làm đau đầu bao chuyên gia kinh tế và các cấp ngành quản lý nhà nước
suốt nhiều năm nay, PVFC chỉ cần một “kiến nghị” là đã xong xuôi. Đúng
là “miệng nhà quan có gang có thép”, nói xóa là xóa, nhẹ tựa lông hồng.
Còn những ai không có “diễm phúc” làm quan, thôi đành “ăn thèm vác nặng”
vậy.
Western Bank là một trong 9 ngân hàng được NHNN ưu ái yêu cầu tái cơ cấu
do thanh khoản rất kém, nợ xấu cao. Là một ngân hàng với bề dày “ẩn
số”, hoạt động cho vay của Western Bank còn được cho là liên quan nhiều
tới cổ đông nội bộ và công ty sân sau. Trong khi đó, PVFC là đơn vị trực
thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam) - cũng đang
phải chịu áp lực lớn phải thoái vốn ngoài ngành, trong đó có lĩnh vực
tài chính. Thủ tướng cũng từng có lời yêu cầu “không duy trì” đối với
PVFC.
|
Lục Dương
(Sống mới)
Nỗi sợ: định tính và định lượng
Khi đưa ra Lời tuyên ngôn bất hủ của mình, anh Nguyễn Đắc Kiên đã nói rõ
là làm theo mệnh lệnh của lương tâm. Nhưng anh vẫn khẳng định một cái
bóng đen lởn vởn trên đầu nhân dân trong mấy thập kỷ qua: TÔI SỢ. Tôi
tin anh nói chân thành và hoàn toàn không có yếu tố khiêm tốn rởm đời.
SỢ nhưng vẫn làm vì MỆNH LỆNH LƯƠNG TÂM cao hơn cả NỖI SỢ vậy.
Đọc danh sách những người đã ký, thật tình nhiều khi tôi muốn khóc. Tôi
cảm động khi thấy có hai anh em: anh - sinh viên còn em – học sinh rủ
nhau cùng ký. Tôi xúc động khi thấy một Chủ tịch xã đang tại chức vẫn
ký. Tôi mơ hồ nhìn thấy nỗi sợ đằng sau từng nét bút ký hay từng cú nhấn
phím máy tính. Nhưng con mắt lương tri của họ vẫn chòng chọc như thấu
vào tâm can và cuối cùng mãnh lực của nó đã thắng nỗi sợ. Và họ đã ký!
Không gì lay chuyển nữa! Có lẽ chúng ta hãy cùng nhau khóc mừng cho
những hành động vượt ngưỡng thiêng liêng như vậy.
Tuy nhiên, theo tôi, ngoài Lương tâm trong vai trò chủ đạo trong việc
chiến thắng nỗi sợ thì còn một phương pháp chiến thắng nỗi sợ nữa là
định lượng và định tính nỗi sợ để tìm ra cái ngưỡng đáng sợ. Trước đây,
ta cứ mơ hồ sợ, còn bây giờ ta phân tích cái ngưỡng nào thì ta mới sợ.
Những định đề
Đầu tiên, chúng ta định nghĩa thế nào là ngưỡng của nỗi sợ. Ngưỡng của
nỗi sợ là ngưỡng hành động của một người sống trong một chế độ với những
điều kiện xã hội nhất định mà nỗi sợ làm cho người ta không dám vượt
qua.
Định đề 1: Ngưỡng của nỗi sợ càng về sau càng cao
Giai đoạn đầu khi một chế độ độc tài hay thế lực có mang trong mình
những mầm mống của toàn trị, độc tài lên thay chính quyền cũ vì lực quán
tính của xã hội cũ vẫn còn và vì mị dân để chứng minh cho dân thấy chế
độ mình ưu việt hơn chế độ cũ nên tuy có đàn áp nhưng cũng nương tay và
những tập quán của dân ở chế độ cũ không thể một sớm một chiều mất đi vì
thế các đường zic zac có biên độ nhỏ nhưng về tổng thể là đi xuống.
Giai đoạn hai là khi chế độ độc tài đã được thiết lập một cách vững chắc
và nhà cầm quyền đã thành công trong việc gieo rắc nỗi sợ lên người dân
một cách khủng bố. Nhưng ở giai đoạn này, kể cả khi nới lỏng lẫn khi
đàn áp, chính quyền độc tài vẫn không có một đường lối cụ thể nào rõ
ràng và minh bạch. Và vì bản chất con người là tự do, cộng thêm trí tuệ
toàn dân là trí tuệ hơn hẳn độc tài nên đôi khi nhân dân đã lợi dụng
được những khoảng nới để hành động vượt nỗi sợ hãi. Sau những lúc như
thế, độc tài lại đàn áp dữ dội. Chính vì thế, ở giai đoạn hai này biên
độ dao động rất lớn và đây là giai đoạn người dân dễ chiếm lại những tự
do đã bị tước đoạt và lập chính quyền mới.
Những quốc gia xui xẻo trong đó có Việt Nam lại tiếp tục đi vào giai
đoạn ba. Giai đoạn ba phải nói là giai đoạn đã định hình thế trận. Tức
hai bên Độc tài và Nhân Dân đã biết quá rõ về nhau: một bên bắt đầu sử
dụng gian kế, mưu xảo còn một bên thì lợi dụng khe hở để lách. Vì thế
nên biên độ dao động ở đây nhỏ và càng ngày càng nhỏ. Ngưỡng của sợ hãi
càng ngày càng tăng vì rất nhiều yếu tố:
- Dân trí cao lên: đây là nguyên nhân chủ chốt nhất. Nói dân trí cao lên
là cả bên Nhân Dân lẫn bên Độc tài đều cao lên. Dân trí cao lên thì
trình độ lạng lách của nhà đối lập cao hơn, nhà đối lập am hiểu pháp
luật nhiều hơn để tìm cách chuyển tải thông tin hay hành động khôn ngoan
làm cho nhà độc tài khó có cớ để đàn áp. Trình độ bên độc tài cao lên
và thế hệ mới có học hơn lên nắm chính quyền thì sự đàn áp nếu có cũng
xảo quyệt hơn, chọn lựa hơn chứ không còn tràn lan như trước.
- Có nhiều tấm gương dấn thân hơn: khi có nhiều tấm gương dấn thân trước
đó thì người sau làm những hành động trong hoặc trên ngưỡng một phần vì
lương tâm, một phần là để noi gương các đấng anh hùng đi trước.
- Có nhiều điều kiện để dung hòa nỗi sợ hơn: Ví dụ, nếu nỗi sợ là sợ
thân danh bị ô uế thì nay không sợ nữa vì có rất nhiều người dân đã quá
rõ bản chất của độc tài nên họ dễ cảm thông với người dấn thân hơn hoặc
trước đây độc tài có thể kiểm soát hết đường phản biện của người bị bôi
nhọ nhưng bây giờ thì không thể. Một ví dụ rõ ràng là vụ đưa em Phương
Uyên lên nhận tội trên đài truyền hình. Em Uyên nhận tội nhưng thực tế
đó là bản cáo trạng dành cho chính quyền độc tài vì tất cả mọi người đều
biết rằng đây là vở diễn tồi. Đồng thời, nhân dân càng thấy cảm thông
với Phương Uyên hơn. Đã lâu từ khi Phương Uyên nhận tội nhưng bây giờ
vẫn không ngớt những bài viết ca ngợi em trên mạng. Tôi sẽ nói thêm về
các điều kiện dung hòa sợ hãi này khi phân tích định tính của sợ hãi.
- Độc tài chuyển trục từ quyền sang tiền. Ở đây, tôi không cố gắng xóa
đi yếu tố quyền trong cơ cấu độc tài vì ai cũng biết quyền tiền thường
song hành với nhau. Tôi chỉ muốn nói là cán cân chuyển về phía tiền.
Trước đây khi các thành viên trong chính quyền độc tài quan tâm đến
quyền hơn thì nhóm được phân phối quyền lực rất ít và thường theo hàng
dọc, tức cha truyền con nối. Cha làm quan trong chính quyền thì rồi
chính quyền sẽ cơ cấu cho con làm quan. Tức trường ảnh hưởng của “lực
quyền” không lớn lắm. Bây giờ khi chuyển trục từ quyền sang tiền thì
giống như câu “một người làm quan cả họ được nhờ”, ngoài nhóm được phân
phối quyền lực còn một nhóm được phân phối tiền lực theo chiều dọc (cha
mẹ, con cái) lẫn chiều ngang (anh em, bằng hữu, người đối tác). Vì thế
mà trường ảnh hưởng lúc này tăng lên bội phần. Khác với những xã hội dân
chủ tiến bộ, nguồn lợi được phân phối từ quyền lực chứ không phải từ
khả năng nên dẫn đến sự không công bằng trong phân phối. Và vì trường
của lực tiền lớn nên những bất công này giữa các thành viên trong chính
quyền càng mau chóng được khoét sâu. Trước đây chỉ có mỗi lực quyền, nếu
có gì bất công thì chín bỏ làm mười còn bây giờ trường của lực tiền quá
lớn nên nếu có bất công tất vợ con, anh em, bạn bè đàm tiếu, tiếng ra
tiếng vào chửi bới người cũng là thành viên trong chính quyền giành giật
miếng lợi. Mâu thuẫn luôn luôn có cơ thoát khỏi những đoàn kết ý thức
hệ để bảo vệ chính quyền độc tài. Lúc đó sẽ có một số thành phần trong
chính quyền cổ vũ cho những đả kích, chỉ trích thành phần khác cũng
trong chính quyền. Ngoài ra, khi các quan đặt trọng về tiền thì tham
nhũng càng lên cao. Điều này thứ nhất gây nên một lực phản kháng trong
toàn thể nhân dân và lực này nâng cái ngưỡng của sợ hãi lên. Ví dụ, quan
A tham nhũng có đăng lên thông tin đại chúng, dân tình bắt đầu dấy lên
dư luận không đồng tình, nhưng sẽ có rất nhiều người đặt câu hỏi vì sao
lại có tham nhũng và họ trả lời vì độc tài không có ai kiểm soát cả…Như
vậy, dựa vào việc tham nhũng mà dân đã bắt đầu tấn công sang địa hạt
khác tức chỉ trích sự độc tài và toàn trị.
Như vậy, ở định đề này ta có thể thấy một định luật sau:
- Ở giai đoạn 1, vì có lực quán tính của xã hội cũ và lực mị dân của độc
tài cản lại lực trấn áp các thế lực của xã hội cũ nên ngưỡng của sợ hãi
đi xuống nhưng biên độ nhỏ vì hành động nhà cầm quyền dễ đoán hơn.
- Ở giai đoạn 2, lực quán tính không còn, ngưỡng của sợ hãi xuống tận
đáy bắt đầu chỉ còn Nhân Dân đối diện với Độc tài nhưng Độc tài lại
không biết hay không tỏ tường lắm trong việc phải làm gì. Vì thế, ngưỡng
của sợ hãi về tổng quan có đi lên nhưng biên độ giao động lớn. Giai
đoạn này có thể có lợi cho một cuộc cách mạng ngược lại để lập nên chính
quyền nhân dân nếu như nhân dân đủ khí lực và trí lực.
- Ở giai đoạn 3, cuộc chiến bắt đầu rõ ràng hơn, minh bạch hơn và vì có
nhiều điều kiện dung hòa nỗi sợ nên càng ngày ngưỡng của nỗi sợ càng cao
với biên độ nhỏ. Giai đoạn này có lợi cho một cuộc đấu tranh bất bao
động ôn hòa để lấy lại chính quyền.
Lịch sử Việt Nam ta những năm thế kỷ 19-20 cho thấy rõ điều đó. Nếu như
nói giặc Pháp là độc tài thực dân thì ta thấy mô hình đi đúng như thế và
cuối cùng là Pháp đã trao trả ôn hòa cho vua Bảo Đại và chính quyền
Trần Trọng Kim nhưng không may cho đất nước chúng ta là trong chính
trường lúc đó không phải chỉ mỗi vua Bảo Đại và Pháp mà còn một quyền
lực đen đúa lấp ló trong màn đêm.
Định đề 2: Ngưỡng của nỗi sợ càng cao khi càng đông người hành động trong hoặc trên ngưỡng đó.
Có một nhận định khá hợp lý là thực ra biểu đồ ngưỡng của nỗi sợ với số
người cũng gần như biểu đồ với thời gian vì thời gian tồn tại của chế độ
độc tài càng dài thì số người phản kháng càng cao. Tuy thế, mặc dù gần
giống nhau nhưng không phải là một vì rằng có những tác nhân khác ngoài
thời gian tác động lên số đông. Ví dụ có một quyết sách gì đó của chính
phủ ảnh hưởng lớn đến người dân thì ngay lập tức sẽ có hàng triệu người
đứng lên chống đối và số người lên cao đến nỗi số lượng chống đối qua
những năm trước đó so với nó như muối bỏ bể.
Lý do ngưỡng của nỗi sợ tăng theo số người cũng rất dễ hiểu mà theo tôi có ba nguyên nhân chính:
- Người đối kháng cảm thấy tiếng nói mình không lạc lõng. Vẫn có người
đồng hành với mình. Năng lượng phấn khích của đám đông cổ vũ từng người
trong họ.
- Bất kỳ người đối kháng nào cũng muốn mình không phụ lòng những người
đồng hành. Bạn nên nhớ nếu họ đã đứng lên đối đầu với độc tài thì ít ra
họ là người dũng cảm và thường là trung thực và có tư cách. Vì thế việc
họ sẵn sàng dấn thân để không phụ lòng người khác là điều khá dễ hiểu.
- Chính quyền độc tài không có khả năng đàn áp hết tất cả. Sự đàn áp như
con dao hai lưỡi. Dùng nhiều tất nó sẽ quay lại phản chủ. Nếu chính
quyền dùng bạo lực để đàn áp vài người thì không tạo ra một tiếng xấu gì
cả. Nhưng nếu đàn áp một số lớn người thì tạo ra một khối lượng khổng
lồ bất mãn với chính quyền đó là con cái, vợ chồng, anh chị em hay bạn
hữu của họ (ví dụ, bắt anh Hà Vũ thì bây giờ vợ anh, em gái anh đã đứng
lên đấu tranh. Bắt chị Minh Hằng thì bây giờ con chị lại lao vào đấu
tranh. Bắt anh Điếu Cày thì vợ con anh lại xuống đường). Còn những người
khác cũng đặt lại nghi vấn tại sao chính quyền lại đàn áp một số lớn
người như thế. Có khuất tất gì đây chăng? Câu hỏi này nếu dấy lên một
lần thì chưa thiệt hại gì nhưng nếu đàn áp nhiều thì tần số của câu hỏi
này được nêu ra trong dân chúng càng lớn. Lúc đó dân chúng sẽ tìm ra câu
trả lời của mình.
Mô hình Đổi Mới: Là mô hình biến chuyển khá tốt. Số người phản kháng
chưa đông nhưng tác động được đến thành phần trong chính quyền. Hoặc
thành phần chính quyền tự thân thấy được cần phải đổi mới và chính bản
thân họ ảnh hưởng lên nhà lãnh đạo. Nhà lãnh đạo cấp tiến sẽ phát động
phong trào đổi mới và cho dân chúng tự do hơn. Tác nhân chủ yếu của thay
đổi là thành phần bên trong (bên trong chính quyền độc tài). Một ví dụ
rõ nhất cho mô hình này là Chính quyền Liên Xô thời Gorbachốp.
Mô hình Thích Nghi: Là mô hình đặc trưng cho những chế độ độc tài của xã
hội lạc hậu, chậm tiến đi lên từ chế độ phong kiến. Với mô hình này,
nhà độc tài sẽ đàn áp ở một số nội dung, nhưng đồng thời nới ở một số
nội dung khác. Dần dần tùy vào số người đối lập mà chính quyền mở dần
mức độ tự do. Thành phần đối lập cũng nương theo sự nới này mà lớn dần
đi theo đà tiến của toàn xã hội. Như vậy ta dễ thấy tác nhân chính của
mô hình này cả thành phần bên trong chính quyền lẫn thành phần đối lập.
Hai chế độ độc tài rõ nét của mô hình này là chế độ Nam Hàn thời Pac
Chung Hy và chế độ Chi Lê thời Pinochet.
Mô hình Cách Mạng: Là mô hình đặc trưng cho những chế độ độc tài vừa đi
lên từ xã hội lạc hậu, chậm tiến của chế độ phong kiến vừa mang sắc thái
tôn giáo hay tư tưởng gì đó có tác dụng mị dân rất mạnh. Nhà cầm quyền
rất tàn bạo, không chấp nhận bất cứ một tư tưởng đối kháng nào. Đàn áp
tất cả trong chừng mực và những phương tiện mình có thể. Hành động bất
chấp văn minh, bất chấp đạo đức.
Vì nước Việt Nam ta có đầy đủ yếu tố của một mô hình Cách Mạng nên tôi
phân tích sâu thêm mô hình này. Ta thấy mô hình này có hai đường tiềm
cận, một ngang và một dọc. Đường tiệm cận ngang dài nhất (giai đoạn này
số người gần đồng nhất theo thời gian): đây là thời kỳ đen tối, chính
quyền độc tài điên cuồng đàn áp những người bất đồng chính kiến. Một
thời gian dài tiếng nói phản kháng yếu ớt không thành hình. Thời này thì
số lượng người phản kháng tăng nhưng ngưỡng của sợ hãi không tăng
nhiều. Đường tiệm cận dọc là giai đoạn Cách mạng. Số lượng người vừa đủ
để chiến thắng nỗi sợ, độc tài cũng yếu dần đi mất sự ủng hộ lớn trong
dân chúng. Ngưỡng của sợ hãi tăng rất nhanh và đột biến so với số người.
Kẹp ở giữa hai thời kỳ này là thời kỳ tranh chấp hay trạng thái tranh
chấp. Giống như một người khi mạnh nhất có thể bẻ 4 chiếc đũa, nhưng
không thể nào bẻ nỗi 5 chiếc. Khi số lượng tích tụ được tương đương với 5
chiếc đũa như ẩn dụ nói trên thì chính quyền độc tài hết phương bẻ gãy.
Nếu số lượng từ 1 đến 4 chiếc thì có thể bẻ gãy hoặc không (tùy vào sức
khỏe từng lúc). Vì vậy giai đoạn này là giai đoạn tranh chấp mãnh liệt
giữa lực lượng đối lập và chính quyền độc tài. Tác nhân chính cho mô
hình này chính là thành phần bên ngoài tức Nhân Dân bị áp bức. Ví dụ cho
mô hình Cách Mạng là cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả Rập vừa rồi. Nếu không
có một động thái hay một biến động đột ngột nào thì chính ở giai đoạn
này thường xảy ra những triệu chứng lâm sàng của giãy chết và bất cứ một
cú hích nhỏ nào cũng có khả năng gây đến sụp đổ chế độ.
Theo tôi, Việt Nam đang ở thời kỳ đầu của giai đoạn tranh chấp. Nếu biết
tận dụng thời cơ, kết hợp với truyền thông để tập hợp nhiều người trong
lòng đã có ý chán ghét chính quyền thì chúng ta có thể đẩy nhanh qua
giai đoạn cách mạng và chúng ta sẽ chiến thắng.
Định đề 3: Ngưỡng của nỗi sợ càng cao khi tập hợp những người hành động trong hoặc trên ngưỡng biết liên kết và hỗ trợ nhau.
- Khi các nhà đối lập hỗ trợ lẫn nhau thì trường thông tin được mở rộng
ra. Nhờ trao đổi và thảo luận rộng rãi, các nhà đối lập sẽ biết nhiều
cách lách, nhiều cách lợi dụng kẻ hở của chính quyền độc tài để đấu
tranh. Nhờ có kinh nghiệm người đi trước mà nhà đối lập đã trang bị sẵn
nhiều kiến thức trong đó có kiến thức về pháp luật để tự tin hơn trong
lúc đối thoại với chính quyền độc tài.
- Các nhà đối lập hỗ trợ nhau thì có những nỗi sợ hãi triệt tiêu được
ngay. Ví dụ, sợ mẹ già không ai chăm sóc nhưng lúc đó các bạn của họ bảo
cứ yên tâm đi chúng mình thay nhau chăm sóc cụ thì nỗi sợ này giảm đi
rất nhiều…Có những nỗi sợ hãi về tâm lý như bị chính quyền độc tài bôi
nhọ, bạn bè xa lánh, thân thuộc khổ tâm đều có thể mất đi hoặc giảm
thiểu nếu có liên kết vì lúc đó những người khác sẽ giải thích tường tận
cho mọi người biết và tất cả mọi người sẽ nhìn vào hành động của nhà
đối lập một cách thân thiện, cảm thông thậm chí là khích lệ, ủng hộ hơn.
- Nếu biết liên kết và hỗ trợ nhau thì những yêu sách để cứu người cũng
làm cho nhà đối lập yên tâm hơn. Ngay gần đây, chúng ta đã có hai vụ rõ
ràng là vụ cứu hai bạn Hư Vô và Gió Lang Thang, cũng như vụ đám đông đấu
tranh áp lực để đòi chính quyền thả Lê Anh Hùng ra.
- Mức độ ảnh hưởng của liên kết cũng tăng dần theo chiều rộng và chiều
sâu của liên kết. Chiều rộng có nghĩa là ta mở rộng liên kết ra, không
phải chỉ trong nhóm chúng ta hay trong tập hợp những nhóm ta yêu thích
mà còn liên kết tất cả các nhóm lại với nhau. Nếu chỉ liên kết từng nhóm
một tuy có tăng nhưng không tăng mạnh như tất cả thành phần đối lập với
chính quyền độc tài đều liên kết và hỗ trợ nhau. Ví dụ như bài trước
tôi đã viết ba thành phần chủ chốt, hiện tại chúng ta đã có sự liên kết
khá bền giữa nhóm yêu nước chống giặc Tàu với nhóm dân oan. Nếu mọi
người sẵn sàng mở lòng ra với nhóm những ngươi đấu tranh cho dân chủ nữa
thì mức độ ảnh hưởng lên cao hơn nhiều. Chiều sâu có nghĩa là sự liên
kết trở nên mật thiết hơn đến độ các thành viên trong nhóm trở thành anh
em, ruột thịt với nhau. Phải nói nhóm biểu tình chống Trung Quốc xâm
lược đã chứng tỏ được sự liên kết mật thiết này. Như biểu đồ dưới chỉ rõ
chúng ta có cơ hội làm dịch giai đoạn tranh chấp vào trong và làm ngắn
nó lại.
Định đề 4: Ngưỡng của nỗi sợ càng cao khi dân trí hoặc khả năng truyền thông của dân chúng lên cao.
Dân trí ở đây là nói chung cho cả quan lẫn dân. Trình độ của nhà đối lập
lên cao thì họ biết sử dụng những phương pháp nào hiệu quả nhất, họ
sáng tạo nhiều phương pháp hơn, họ đấu tranh bài bản hơn, biết kết hợp
nhiều thành tố liên quan với nhau như kinh tế chính trị, pháp luật và
truyền thông. Trình độ của quan lên cao thì vì giữ bộ mặt của mình các
quan cũng cố tỏ ra dân chủ ở một số lĩnh vực, thậm chí với bản chất độc
tài nên họ nghĩ cứ để cho dân làm việc này việc nọ thì không bao giờ dân
có thể qua mặt họ được. Chính sự không tiên liệu và khinh thường khả
năng của nhân dân đã dẫn đến diệt vong bao chế độ độc tài. Trình độ
những người thành phần thứ ba (coi như không liên quan trong cuộc đấu
tranh giữa độc tài và thành phần đối lập) lên cao thì họ không bị mị dân
nữa, sự bôi nhọ của chính quyền đối với nhà đối lập ít tác dụng hơn.
Cha mẹ, anh em, bạn hữu của nhà đối lập thay vì trước đây xa lánh, khinh
rẻ nhà độc lập thì bây giờ tự hào về họ. Nếu họ có mệnh hệ gì thì chính
những người này ít thì căm ghét chế độ hơn, nhiều thì xông xáo tiếp
bước trên con đường của nhà đối lập. Hoặc nhờ thế mà lúc chính quyền độc
tài cấm hoặc phong tỏa kinh tế nhà đối lập thì có những người thuộc
thành phần thứ ba sẵn sàng ra tay giúp đỡ.
Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ngưỡng của nỗi sợ là
truyền thông. Trước đây, người ta bịt miệng, trói tay chân bạn lại và
mắng sa sả bạn là đồ phản quốc, gián điệp mà bạn không có cách gì khác
để đáp lại; thì bây giờ khả năng truyền thông đã lên cao nên bạn có
nhiều cách đưa những phản biện của bạn đến nhân dân. Thậm chí không cần
bạn làm điều đó mà những người cùng chí hướng của bạn sẽ làm điều đó.
Khả năng truyền thông cao cũng góp phần đưa dân trí và nhận thức của
nhân dân lên cao thì nhà cầm quyền khó lòng mà mị dân đồng thời điều này
ngăn ngừa không cho chính quyền độc tài đàn áp đối lập một cách ngang
ngược, thiếu sự tôn trọng nhân dân. Ví dụ vụ bắt em Nguyễn Phương Uyên
vừa rồi là cú tát mạnh vào bộ mặt vốn đã đen đúa của chế độ.
Định đề 5: Ngưỡng của nỗi sợ của cá nhân hoặc tổ chức càng cao nếu địa vị của họ trong xã hội càng cao.
Điều này quá dễ hiểu. Khi địa vị cao thì tầm ảnh hưởng rộng. Chính quyền
cũng phải e ngại khi đàn áp vì thứ nhất gây bất mãn đến một số lượng
lớn dân chúng, thứ hai là không thể ém nhẹm. Đàn áp một Phật tử Phật
giáo Hòa Hảo thì không ai biết, xử quấy quá bậy bạ cũng không ai hay.
Nhưng đàn áp một trí thức như Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Tiến sỹ Nguyễn
Quang A thì hàng triệu người biết và ém nhẹm là việc làm không tưởng.
Bởi thế, người ta rất dễ bắt anh nông dân chỉ chửi anh chủ tịch xã cướp
đất của anh ta nhưng lại khó có thể bắt nhà trí thức chỉ trích Thủ tướng
làm việc kém gây thất thoát nghiêm trọng đến tài sản quốc gia.
Định đề 6: Khi đất nước tham dự vào càng nhiều các quy chế của thế giới thì ngưỡng của nỗi sợ càng cao.
Độc tài thường hay bất chấp đạo đức, văn minh và lương tri. Họ thường
hay nhổ toẹt vào những điều họ đã cam kết, đã đặt bút ký. Tuy nhiên, với
mục đích lòe thiên hạ, lòe các thành phần ấu trĩ ngây thơ ở trong nước
lẫn thế giới thì khi ký kết vào một quy chế thế giới nào đó rồi, độc tài
cũng đành chấp nhận một số mục nào đó của quy chế. Vì vậy, ngưỡng của
sợ hãi cũng tăng lên.
Ngoài ra, trên thực tế ngưỡng của sợ hãi đã lên cao hơn nhiều nhưng do
dân chúng không có thói quen hành xử một cách bài bản nên bị lấp lú bởi
một số sợ hãi ảo. Ví dụ, trên nguyên tắc những người bị chà đạp nhân
phẩm có thể kiện lên tòa quốc tế, tòa án nhân quyền Strassburg... nhưng
rất ít người dùng biện pháp này vì sợ nhiêu khê. Một thói quen sợ hãi
không đáng có. Ví dụ, chị Bùi Minh Hằng đã đủ điều kiện để kiện chính
quyền Việt Nam ra tòa thế giới vì chính quyền đã đưa chị vào trại phục
hồi nhân phẩm không lý do, anh Lê Anh Hùng cũng thế. Đặc biệt nhóm Công
án Bia Sơn nếu họ hoặc thân nhân họ cùng đứng đơn kiện chính quyền Việt
Nam thì xác suất thắng rất lớn vì có khía cạnh ăn cướp tài sản của chính
quyền.
Một khi chính phủ đã tham dự vào những quy chế của quốc tế thì dù là
chính phủ sắt máu đến đâu (trừ những chính phủ ốc đảo như Bắc Triều)
cũng phải tôn trọng án tòa. Nếu không thì rất đơn giản tòa ra lệnh phong
tỏa tài sản, cấm các quan chức đi lại,…
Một chiến thắng của một nhà đối lập trước chính quyền độc tài ở phiên
tòa quốc tế một mặt ép chính quyền hành động một cách trách nhiệm và văn
minh hơn; lúc đó chính quyền sẽ chùn tay hơn trong những quyết định đàn
áp khác. Mặt khác, cổ vũ cho phong trào đối lập vì họ được trang bị
thêm một vũ khí hữu hiệu để bắt chính quyền hành xử đúng mực.
Qua phân tích các định đề và áp dụng cho thực tiễn Việt Nam có thể thấy
được Việt Nam đang nằm trong giai đoạn cuối của chế độ độc tài và đang ở
thế tranh chấp giữa Nhân dân yêu chuộng tự do dân chủ với chính quyền
Đảng trị độc tài. Đã xuất hiện một số triệu chứng giãy chết: như kêu án
quá nặng cho các nhà dân chủ, như bắt em Nguyễn Phương Uyên, đàn áp
những người yêu nước chống quân xâm lược Trung Quốc và gần đây nhất là
trò phát hành Phiếu lấy ý kiến đóng góp dự thảo Hiến Pháp... Ở trên, tôi
có viết “bất cứ một cú hích nhỏ nào cũng có khả năng gây đến sụp đổ chế
độ”. Chính vì không biết cú hích nào sẽ là cú hích chung cuộc nên hợp
lý nhất là các nhà đối lập phải tận dụng hết tất cả các cơ hội không nên
nản lòng, buông xuôi.
Gia D Le
(DLB)
Thử sống với lương tối thiểu!
Với tiền lương 3 triệu đồng/tháng, không chỉ có 2 chị bạn tôi nghỉ việc
mà chắc chắn còn nhiều người nữa cũng “dứt áo ra đi” bởi phòng nhân sự
vừa đăng thông báo tuyển dụng “không giới hạn thợ may công nghiệp”
Má tôi ở Trà Vinh vừa gọi điện thoại lên bảo tôi xin phép nghỉ việc mấy
hôm để về cho người ta “coi mắt”. Tôi bảo không được vì mới vừa nghỉ Tết
xong, vả lại lúc này có nhiều đơn hàng nên phải tranh thủ làm. Nghe
vậy, má tôi nói: “Không cho nghỉ thì bỏ luôn, về dưới này làm ruộng ăn”.
Tôi năn nỉ: “Không được đâu má ơi, về dưới làm ruộng dễ gì kiếm được 3
triệu đồng mỗi tháng”. Má tôi nghe vậy thì làm thinh.
Ăn trước, trả sau
Sau mấy tháng mất việc, đầu tháng 1-2013, tôi tìm được việc làm mới tại
một công ty ở quận 12 - TPHCM. Sau khi đọc hồ sơ, thấy tôi không có bằng
cấp mà chỉ có kinh nghiệm, trưởng phòng nhân sự nói: “Coi như bạn chưa
qua đào tạo nghề nên chỉ được hưởng mức lương bằng với lương tối thiểu,
ngoài ra còn có phụ cấp. Nếu cộng tất cả các khoản thì thu nhập của bạn
mỗi tháng khoảng 3 triệu đồng. Đồng ý thì ký hợp đồng, không cần phải
thử việc”.
Đang thất nghiệp nên tôi và mấy chị bạn vội đặt bút ký ngay vào bản hợp
đồng lao động. Đến nay, tôi đã lãnh lương được 2 lần. Tính đổ đồng cũng
được khoảng 3 triệu đồng mỗi tháng như lời trưởng phòng nhân sự nói. Tuy
nhiên, do ăn trước làm sau nên lãnh lương ra thì phải trả nợ đã vay
mượn trước đó để xoay xở trong thời gian thất nghiệp. Vì vậy, lúc nào
tôi cũng có cảm giác mình là... con nợ.
Tuần trước, lãnh lương xong, 2 chị bạn tôi đã quyết định... dứt áo ra
đi. Một chị chuyển qua giúp việc nhà cho một người nước ngoài ở quận 7 -
TPHCM vì “được bao ăn, bao ở”; còn chị kia trẻ hơn thì úp úp, mở mở:
“Bà chị họ mình lấy chồng bên Đài Loan, vừa rồi chị về ăn Tết và rủ mình
qua bên đó cho có chị, có em. Thôi thì cứ thử vận may một lần xem sao
chớ ở bên này làm mướn hoài, ăn còn không đủ, lấy đâu mà phụ giúp gia
đình?”. Đáng nói là, không chỉ có 2 chị bạn tôi nghỉ việc bởi phòng nhân
sự vừa đăng thông báo tuyển dụng “không giới hạn thợ may công nghiệp”.
|
Công nhân ngoại tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn. |
Nếu chỉ ăn thôi thì dư...
Mấy hôm trước, cô chủ nhà trọ của chúng tôi phối hợp với Hội LHPN phường
tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề về sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, buổi
nói chuyện đã nhanh chóng chuyển sang một cuộc tọa đàm “Làm thế nào để
sống với mức lương tối thiểu?”. 48 nam, nữ công nhân có mặt đã tham gia ý
kiến rất rôm rả. Chị Phương, đang làm việc tại KCN Bình Chiểu, nói: “Dễ
ợt. Lãnh lương xong là mình mua chục ký gạo, chai nước mắm, bịch bột
nêm...”.
Anh Bình làm chung với chị Phương thì “hiến kế”: “Lãnh lương ra tôi nộp
ngay cho bà chủ quán cơm đầu hẻm. Coi như tháng đó dù có thế nào đi nữa
thì mình cũng no bụng!”. Gần chục ý kiến tương tự như vậy. Mọi người vừa
phát biểu vừa cười nghiêng ngả y như thể cuộc sống khốn khó trước mặt
“chẳng là cái đinh gì!” như lời anh Thăng, đang làm việc tại KCN Sóng
Thần (Bình Dương), nói.
Thế nhưng, những nụ cười chợt tắt lịm khi chị Hồng, có chồng làm công
nhân tại KCX Linh Trung II, lên tiếng: “Các anh chị còn độc thân, mạnh
khỏe nên tiền lương như vậy cũng có thể gói ghém. Tuy chật vật nhưng
không đến nỗi nào. Còn như vợ chồng tôi, đứa lớn học lớp 2, đứa nhỏ đi
mẫu giáo, mẹ chồng tôi bệnh nằm liệt một chỗ, bản thân tôi bị tai nạn
mất sức lao động nên không thể làm việc nặng. Tiền lương của chồng tôi
mỗi tháng được gần 5 triệu đồng như muối bỏ biển. Nhiều hôm, không còn
tiền, cả nhà phải ăn cơm với rau muống luộc chấm mắm ruốc. Người lớn thì
không sao, chỉ tội con trẻ và thương mẹ già...”.
Nói đến đây, chị nghẹn lời. Chúng tôi cũng lặng đi.
Câu hỏi “Làm thế nào để sống với mức lương tối thiểu?” lại làm ray rứt.
Cần nhiều thứ
Anh
Nguyễn Văn Nam, đang làm việc tại một công ty ở quận Thủ Đức - TPHCM,
đưa ra một bảng khảo sát chi tiêu mà anh và bạn bè đã thực hiện để phục
vụ đợt tăng lương đầu năm 2013 của công ty. Các khoản chi cụ thể là: Ăn
sáng 30 ngày, mỗi ngày 10.000 đồng, vị chi là 300.000 đồng. Buổi trưa ăn
ở công ty nên không tốn tiền. Bữa tối mỗi ngày 20.000 đồng, 30 ngày là
600.000 đồng. Tiền nhà 600.000 đồng; tiền điện, nước, gas, mắm, muối:
300.000 đồng; nhu yếu phẩm (xà phòng tắm, giặt, gội...) 100.000 đồng;
tiền xăng 200.000 đồng; tiền đám tiệc (cưới hỏi, thôi nôi, sinh nhật...)
trung bình khoảng 300.000 đồng;
các khoản linh tinh (cắt tóc, vá xe, sửa xe...) 100.000 đồng. Các bạn nữ
thì thêm khoản áo quần, son phấn 100.000 đồng...
“Cộng
chung tất cả các khoản là từ 2,5 triệu đến 2,6 triệu đồng. Nếu tiền
lương 3 triệu đồng thì các bạn còn dư được 400.000 đồng phòng khi hữu
sự. Tuy nhiên, với mức chi phí cho cuộc sống như vậy thì các bạn phải
không đi chơi, không ăn quà vặt, không xem phim, không đọc báo, không
xem tivi, khó có thể có chồng, có
vợ; nếu có chồng, vợ rồi thì khoan vội có con; nếu có con rồi thì không
thể cho con đi học... Các bạn cũng không được đau ốm bệnh hoạn, không
có bạn bè, không thể quan tâm đến người thân, người ở xa không thể về
thăm nhà...”- Nam kết thúc một cách hóm hỉnh.
|
(Người Lao động)
Bí mật về “Vạn Lý Trường Thành Ngầm” của Trung Quốc
Ngày 2/1/2013, Tổng thống Barack Obama ký ban hành luật ngân sách Bộ
Quốc Phòng tài khóa 2013. Luật mang tên National Defense Authorization
Act for Fiscal Year 2013 (NDAA).
Trong bộ luật, Quốc Hội yêu cầu hành pháp báo cáo về tình trạng vũ khí
hạt nhân của Trung Quốc, đồng thời nêu những kế hoạch đối phó, thời hạn
báo cáo được ấn định trễ nhất là ngày 15/8/2013. Tổng thống Obama đã ra
lệnh cho Bộ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đánh giá kỹ về địa đạo hạt nhân của
Trung Quốc và Bộ Tư Lệnh Chiến Lược Mỹ (United States Strategic Command-
USSTRATCOM) phụ trách làm báo cáo. Tin tức này được các báo thổi phồng
lên với những cái tựa giựt gân như “Tổng thống Obama muốn vô hiệu hóa
Vạn Lý Trường Thành ngầm của Trung Quốc”. Một tựa bài báo khác ghi: “Mỹ
mù tịt về vũ khí hạt nhân của Trung Quốc”. “Mỹ phát hoảng vì Vạn Lý
Trường Thành ngầm của Trung Quốc”…
Đồng thời với đạo luật NDAA, báo chí đưa tin về cuộc nghiên cứu của
trường Đại học Georgetown do giáo sư Phillip Karber hướng dẫn, kết quả
nghiên cứu cho rằng, những đánh giá về số lượng đầu đạn hạt nhân trước
đây lả 300, không chính xác, mà thực tế là Trung Quốc đã sở hữu số lượng
đầu đạn hạt nhân gấp 10 lần, tức là 3,000.
2. Tổng quát về đạo luật ngân sách quốc phòng tài khóa 2013 (NDAA)
Dự thảo luật H.R. 4310 được Quốc Hội thông qua và Tổng thống Obama ký
ban hành thành luật ngày 2-1-2013. Luật mang tên National Defense
Authorization Act for Fiscal Year 2013 (NDAA), ấn định ngân sách Bộ Quốc
Phòng tài khóa 2013 là 642,7 tỷ USD.
Đạo luật cho phép Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ sử dụng ngân sách để thực hiện
những hoạt động thích nghi được ghi rõ trong đạo luật, từ các chương,
mục, điều, khoản… Những cơ quan liên hệ của bộ quốc phòng phải làm những
báo cáo cho quốc hội, được ấn định nhiều thời gian riêng biệt khác
nhau.
Tất cả những chi tiêu, từ tiền trả lương cho nhân viên, quỹ hưu bổng,
bảo hiểm sức khỏe, đến việc mua sắm vũ khí, huấn luyện, nghiên cứu, chi
phí tại Afghanistan, Iraq, NATO, chi phí về chương trình hạt nhân của
Iran, Bắc Hàn và ngay cả về vũ khí hạt nhân và chương trình không gian
của Trung Quốc….
|
Hầm nguyên tử của Trung Quốc. |
Riêng về khả năng quân sự của Trung Quốc, đạo luật có 3 mục buộc hành
pháp phải báo cáo trễ nhất là ngày 15-8-2013. Có phần ghi rõ phải báo
cáo về khả năng vũ khí qui ước và vũ khí hạt nhân trong đường hầm của
nước này. (cf. Sec. 1045. Reports on capability of conventional and
nuclear forces against certain tunnel sites on nuclear weapons program
of the Peoples Republic of China).
Báo cáo cho biết những chi tiết như sau:
- Đánh giá về chiến lược hạt nhân của Trung Quốc. Mô tả chi tiết về kho
vũ khí hạt nhân với số lượng đầu đạn, đối chiếu, so sánh với kho vũ khí
của Hoa Kỳ.
- Đưa ra kết luận, có phải Hoa Kỳ đã đánh giá quá thấp về khả năng hạt
nhân của Trung Quốc hay không? Phải đưa ra những biện pháp vô hiệu hóa
các đường hầm và vũ khí cất giấu bên trong. Đánh giá chương trình không
gian của nước này…
3. Báo cáo của nhóm nghiên cứu đại học Georgetown
3.1. Công trình nghiên cứu
Theo trang tin Defense News, thì sau trận động đất năm 2008 tại Tứ
Xuyên, một nhóm nghiên cứu của trường đại học Georgetown, Washington
D.C., do giáo sư Phillip A. Karber hướng dẫn, đã tiến hành một cuộc
nghiên cứu kéo dài 3 năm để phân tích và tìm hiểu những vũ khí nào được
cất giấu trong đó, đồng thời lập một bản đồ sơ bộ về vị trí của các căn
cứ ngầm.
Giáo sư Phillip A. Karber từng là một chiến lược gia xuất sắc của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ trong thời chiến tranh lạnh.
Sau 3 năm kiên trì và tích cực, nhóm nghiên cứu dịch hàng trăm tài liệu
quân sự của Trung Quốc, thu thập hàng tấn tài liệu từ các tạp chí quân
sự, tin tức trên Internet, các Blog, các cuộc phỏng vấn, hình ảnh trên
các diễn đàn…
Ngày 29/11/2012, tờ Washington Post dẫn bản báo cáo có tựa đề “Tác động
chiến lược của Trường Thành ngầm” (Strategic Implications of China’s
Underground Great Wall), dài 363 trang, được công bố ngày 18/11/2012.
Kết quả nghiên cứu cho rằng số lượng vũ khí hạt nhân mà các cơ quan tình
báo đưa ra con số 300 đầu đạn hạt nhân là không chính xác, sự thật
Trung Quốc sở hữu gấp 10 lần, với con số 3.000 đầu đạn được cất giấu
trong hệ thống ngầm dài 5.000 km.
Bản báo cáo gây bất ngờ, sự chú ý và gây tranh cãi.
3.2. Những tranh cãi chung quanh hồ sơ nghiên cứu của giáo sư Phillip Karber
3.2.1. Nghi ngờ về tính xác thực của bản nghiên cứu. Một số người cho
rằng bản nghiên cứu lấy ra từ những tài liệu như Google Earth, các Blog,
tạp chí quân sự, và nhất là thông tin từ những câu chuyện hư cấu trong
bộ phim giả tưởng về tâm lý lịch sử của người lính pháo binh Trung Quốc.
3.2.2. Phản đối của các chuyên gia về việc cấm phổ biến vũ khí hạt nhân
Ông Gregory Kulacki, một nhà phân tích về hạt nhân Trung Quốc, đã công
khai chỉ trích giáo sư Karber trong một bài thuyết trình gần đây ở
Washington. Ông Kulacki gọi con số 3.000 là “con số lố bịch” và cho rằng
phương pháp nghiên cứu dựa trên những bài viết trên các Blog của Trung
Quốc là “kém hiểu biết và lười biếng”.
Những chuyên gia về việc cấm phổ biến vũ khí hạt nhân chính là những
người phản đối quyết liệt nhất. Họ lo ngại rằng bản nghiên cứu sẽ hâm
nóng lên sự tranh cãi về việc cần phải duy trì kho vũ khí hạt nhân trong
thời đại ngày nay, khi mà nổ lực cắt giảm vũ khí hạt nhân sau chiến
tranh lạnh đang tiến hành. Sự chạy đua sản xuất vũ khí hạt nhân có thể
đưa loài người đến bờ vực thẩm của hủy diệt.
Trong nhiệm kỳ đầu, Tổng thống Obama đã nổ lực thực hiện việc cắt giảm
số đầu đạn nguyên tử thông qua Hiệp ước START Mới (New START=Strategic
Arms Reduction Treaty) được ký kết với Tổng thống Nga, Dmitry Medvedev
ngày 8-4-2010, cắt giảm 30% để hai bên chỉ giữ 1.550 đơn vị mà thôi.
Hiệp ước làm cho thế giới cảm thấy an toàn hơn.
Hồ sơ nghiên cứu của trường đại học Georgetown được gởi tới hàng loạt
quan chức cao cấp Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ khiến cho Quốc Hội phải mở cuộc
thảo luận.
4. Vạn Lý Trường Thành ngầm
4.1. Vạn Lý Trường Thành nổi
Vạn Lý Trường Thành là một bức tường thành nổi tiếng của Trung Hoa được
liên tục xây dựng bằng đất và bằng đá từ thế kỷ thứ 5 TCN cho đến thế kỷ
16, để bảo vệ Đế quốc Trung Hoa khỏi những cuộc tấn công của người Mông
Cổ, người Thổ Nhỉ Kỳ và những bộ tộc du mục khác ở phía Bắc như Mãn
Châu chẳng hạn.
Bức từng thành dài 6.352 km (3.948 dặm Anh).
Tường thành có 5 đoạn chính:
- 1. Năm 208 TCN (nhà Tần),
- 2. Thế kỷ thứ 1 (nhà Hán),
- 3. Thế kỷ thứ 7 (nhà Tùy),
- 4. Từ 1138 đến 1198 (nhà Nam Tống),
- 5. Từ 1368 đến 1640 (từ vua Hồng Vũ đến vua Vạn Lịch, nhà Minh)
Một nhà sử học Tây phương cho biết, đã có 3.500.000 người bị trưng dụng
vào việc xây bức tường. Và số người chết lên tới hơn một triệu vì kiệt
sức, đói khát và bệnh tật.
4.2. Đường hầm bí mật năm 1965
Cách đây 30 năm, trên truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết, công
trình số 6501 dài 17 km dưới lòng đất, khởi công từ năm 1965 và đã đình
chỉ vào năm 1973.
Tân Hoa Xã cho biết công trình 6501 giống như một mê cung, gồm 3 tầng
thông nhau được đúc bằng bê tông cốt thép. Với chiều dài 17 km, gồm 25
hang động lớn nhỏ, có diện tích hàng trăm mét vuông, công trình 6501 đủ
rộng cho 4 xe ca dàn hàng ngang di chuyển và có cả xe điện lưu thông
trên đường rày.
Các chuyên gia Trung Quốc tiết lộ, đường hầm năm 1965 có 17 cái “giếng trời” cao 80 m, đường kính 20 m dùng để phóng hỏa tiễn.
Ông Tăng Trung Dân, một công nhân xây dựng 6501 thuật lại, từ khi khởi
công đến lúc đình chỉ năm 1973, mọi tin tức được giữ bí mật, ngay cả
chính quyền địa phương cũng không hay biết gì về đường hầm này cả. Những
công nhân đào hầm được điều đến cũng không biết mình đang ở đâu, xây
dựng công trình với mục đích gì. Và cho đến nay, đường hầm chứa những
gì, lý do tại sao đình chỉ năm 1973, người ngoài cũng không có ai biết
được.
4.3. “Bật mí” hầm bí mật
Ngày 12/5/2008, trận động đất mạnh 7,8 độ Richter ở Tứ Xuyên làm thiệt
mạng 62.000 người đã phơi bày trước thế giới một công trình quân sự bí
mật qua hình ảnh của những ngọn đồi bị sụp lún xuống một cách kỳ lạ,
theo hình dạng của những đường hầm, vì bên dưới trống rỗng. Thêm vào đó,
ngay sau khi trận động đất, là cảnh hàng ngàn chuyên gia hạt nhân, với
mặt nạ và quần áo chống phóng xạ, được huy động đến hiện trường. Đúng là
đường hầm có chứa vũ khí hạt nhân.
4.4. Trung Quốc thừa nhận có đường hầm
Sau trận động đất ở Tứ Xuyên, biết rằng không thể che đậy được nữa, Trung Quốc thừa nhận có đường hầm chứa vũ khí.
Đài truyền hình nhà nước CCTV loan tin, kể từ năm 1995, Quân đoàn Pháo
Binh số 2 đã huy động hàng chục ngàn quân nhân tới xây dựng màng lưới
đường hầm dài 3.000 dặm (4.800 km) dưới đồi núi tỉnh Hà Bắc.
Bản tin có đoạn, “một căn cứ tên lửa được xây dựng dưới lòng đất, sâu
hàng trăm mét, có thể chịu đựng được một vài cuộc tấn công hạt nhân. Các
đường hầm nối với những căn cứ tên lửa này là “Vạn Lý Trường Thành dưới
lòng đất” (Underground Great Wall). Tự hào so sánh như thế là do chiều
dài của cả hai gần giống nhau (6.352 km và 5.000 km).
Đài CCTV cũng đã làm một bộ phim tài liệu, tiết lộ rằng quân đội Trung
Quốc đang xây dựng những cơ sở dưới lòng đất, cho phép đánh trả trong
trường hợp bị tấn công hạt nhân.
Theo số liệu được công bố thì có 60.000 người, trong đó có 8.342 kỹ sư
tham gia xây dựng. Khoảng 1,51 tỷ mét khối đất đá đã được đào lên.
Ngày 7/12/2011, tờ báo Pháp Le Nouvel Observateur, khi nói đến Vạn Lý
Trường Thành ngầm, đã kết luận “Chắc chắn các vệ tinh do thám và các
thiết bị nghe lén trên toàn trái đất sẽ theo dõi mọi động tĩnh phát ra
từ cái ổ chuột chũi khổng lồ này”.
5. Bốn chục căn cứ ngầm của Trung Quốc
Ngày 4/3/2012, trang mạng bình luận quân sự của Nga loan tin, Không quân
Trung Quốc đã xây dựng ít nhất là 40 căn cứ ngầm sâu trong lòng đất, có
thể chứa tới 1.500 phi cơ, tàu ngầm, hỏa tiễn và nhiều vũ khí quan
trọng khác.
Các căn cứ ngầm này được thiết kế để có khả năng còn sống sót sau những
trận không kích dữ dội bằng vũ khí tấn công mặt đất, bom xuyên phá
boongke (bunker) rất chính xác, thậm chí cả vũ khí sinh học và hạt nhân
của đối phương. Những căn cứ ngầm này rất khó bị vệ tinh gián điệp và
phi cơ do thám phát hiện, bởi vì nó được xây dựng trong lòng núi. Các
căn cứ này phục vụ cho cả hải quân, lục quân và không quân, sâu từ 100
mét đến gần 1.000 mét với chiều dài 4.800 km.
Quân Đoàn Pháo Binh số 2 quản lý những căn cứ này.
Nguồn tin quân sự Nga tiết lộ, việc gia tăng gấp rút số lượng và qui mô
căn cứ cho phép Trung Quốc tiến hành các hoạt động bí mật mà bên ngoài
không hay biết.
Trung Quốc đã từng xác nhận rằng các căn cứ ngầm nhằm mục đích thực hiện đánh trả sau khi bị tấn công.
Căn cứ ngầm không phải là điều mới lạ, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Bắc Hàn, Nam
Tư và Albania cũng đã có những căn cứ sâu dưới lòng đất, đó là phòng thủ
bị động, mục đích bảo vệ an toàn kho vũ khí chớ không có khả năng tấn
công trả đủa tức thời.
Căn cứ ngầm cũng có những điểm yếu của nó, đặc biệt là công trình xây
dựng chịu sự hạn chế về điều kiện địa chất. Công trình lớn rất dễ bị
thấm nước vì dưới lòng đất thường có nhiều mạch nước ngầm do đó, mức độ
an toàn không bảo đảm.
Qua phân tích những hình ảnh thì các căn cứ ngầm thường được xây dựng ở
các vùng lân cận với sân bay trên mặt đất. Một số căn cứ bị khám phá do
những cửa hang rất lớn vừa đủ chỗ cho phi cơ ra vào.
Bí mật đường hầm của Trung Quốc bị tiết lộ từ nước Albania. Nước này mua
nhiều phi cơ của Trung Quốc và đã nhờ giúp xây những căn cứ ngầm theo
kỹ thuật của Trung Quốc.
Sau khi hình ảnh các căn cứ ngầm của Albania bị tiết lộ, các nhà quan
sát có thể suy đoán được đường hầm của Trung Quốc như thế nào.
Tạp chí quốc phòng Asia Pacific Defense của Đài Loan viết, hỏa tiễn tầm
trung và tầm xa của Trung Quốc, ban đầu triển khai trên mặt đất rất dễ
bị vệ tinh gián điệp phát hiện và có thể bị tấn công bằng tên lửa đánh
chặn từ xa, do đó Trung Quốc di chuyển toàn bộ hàng trăm bệ phóng hỏa
tiễn xuống sâu dưới lòng đất hàng trăm mét, gọi là “giếng trời” có đường
kính 20 m, được ngụy trang rất kỹ.
6. Quân Đoàn Pháo Binh số 2
Quân Đoàn Pháo Binh số 2 (The Second Artillery Corps-SAC) là lực lượng
hỏa tiễn chiến lược của Trung Quốc. Hoả tiễn chiến lược là hỏa tiễn tầm
xa còn gọi là liên lục địa (Inter-Continental Missile) thường là hỏa
tiễn đạn đạo (Ballistic Missile) mang đầu đạn hạt nhân.
Hỏa tiễn liên lục địa có tầm bắn xa từ 5.000 km đến trên 13.000 km. Hỏa
tiễn đạn đạo có đường đi qua 3 giai đoạn. Bắn thẳng lên trời vượt qua
bầu khí quyển bao phủ trái đất. Kế đó, nhờ sức đẩy của chất nổ trước khi
ra khỏi bầu khí quyển, đi trong tình trạng không có sức hút của quả
đất, mọi vật lơ lửng không có trọng lượng như nhau ở bên ngoài vũ trụ.
Sau cùng, rơi trở lại mặt đất và đánh vào mục tiêu.
Vũ khí hạt nhân của Trung Quốc được cất giấu trong hệ thống đường hầm
dưới lòng đất, sâu cả trăm mét, mà Trung Quốc tự hào cho rằng đó là “Vạn
Lý Trường Thành Ngầm”.
Số lượng và đặc tính kỹ thuật của các loại vũ khí được cất giấu trong
Vạn Lý Trường Thành Ngầm là một bí mật quân sự của Trung Quốc.
Viên tướng hồi hưu người Nga là Viktor Yesin ước tính Trung Quốc có
khoảng 1.800 đầu đạn hạt nhân, với 900 được triển khai, số còn lại thì
cất giấu dưới những căn cứ trong hệ thống đường hầm.
Quản lý kho vũ khí trong Vạn Lý Trường Thành Ngầm là Quân Đoàn Pháo Binh
Số 2 bao gồm khoảng từ 90.000 đến 120.000 nhân viên. Quân đoàn SAC được
thành lập ngày 1/7/1966, lần đầu tiên xuất hiện là 1/10/1984. Bộ chỉ
huy đặt tại Bắc Kinh.
Ngoài ra, quân đội Trung Quốc còn sáu lữ đoàn hỏa tiễn đạn đạo độc lập
khác, chỉ nhận lệnh từ Quân Ủy Trung Ương mà thôi. Sáu lữ đoàn này được
bố trí ở những điểm trọng yếu trên khắp nước.
Theo đánh giá của các cơ quan tình báo Hoa Kỳ, thì Trung Quốc là quốc
gia đứng hàng thứ ba sở hữu đầu đạn nguyên tử, sau Mỹ và Liên Xô, số
lượng đầu đạn được ước đoán là từ 240 đến 300, nhưng mới đây, nhóm
nghiên cứu của giáo sư Phillip Karber cho rằng con số to gấp 10 lần, tức
khoảng 3.000.
7. Tập Cận Bình: Tập trung cao độ, sẵn sàng chiến đấu
Chỉ trong vòng hai tháng sau khi nhậm chức, Tập Cận Bình đã đến thăm ba
quân chủng hải, lục và không quân, kêu gọi binh sĩ tập trung cao độ, sẵn
sàng chiến đấu với khẩu hiệu “Có lệnh là đến. Đã đến là đánh. Đã đánh
thì phải thắng”.
Trong bối cảnh căng thẳng về tranh chấp chủ quyền ở Đông Hải và Nam Hải,
thái độ của Tập Cận Bình đã gây sự chú ý của các nước láng giềng và Hoa
Kỳ. Tập Cận Bình thường xuyên nhắc nhở về “giấc mơ phục hưng dân tộc
Trung Hoa vĩ đại, đó là xây dựng một quân đội hùng mạnh”
8. Những biện pháp vô hiệu hóa hệ thống đường hầm của Trung Quốc
8.1. Bom xuyên phá boongke (bunker)
Ngày 12/2/2012, giới truyền thông Mỹ cho biết Quốc Hội Hoa Kỳ đã chấp
thuận một ngân khoản bổ sung là 81 triệu USD để cải tiến bom xuyên phá
boongke. Loại bom này gọi tắt là MOP (Massive Ordnance Penetrator)
Bom MOP nặng 14.000Kg, dài 6,2mét, chứa 2.500 kg chất nổ có thể xuyên
qua lớp bê tông 61 m trước khi phát nổ. Siêu bom MOP được hệ thống định
vị toàn cầu GPS (Global Positioning System) hướng dẫn nên rất chính xác.
Các chuyên gia cho biết loại bom hạt nhân MOP hiện tại, B61-11, không
đạt được kết quả mong muốn, cho nên kế hoạch nâng cấp đang thực hiện để
chế tạo B61-12. Theo công thức cũ, khoa học gia Dương Nguyệt Ánh có thể
tăng cường liều lượng, pha chế, nâng cấp để mức độ xuyên phá đạt được
mục đích yêu cầu, rõ ràng là có thể giải quyết được vấn đề. Tuy nhiên,
vì độ sâu khác nhau của đường hầm nên phải dùng nhiều trái bom mới loại
bỏ mối đe dọa này.
8.2. Tái thiết kế phi cơ ném bom chiến lược B-2
Hai công ty Northrop Grumman và Locheed Martin đang nổ lực nâng cấp phi
cơ ném bom chiến lược tàng hình siêu thanh B-2 để mỗi chiếc có thể mang
hai quả bom MOP B61-12 nặng 14.000 kg.
B-2 là phi cơ ném bom chiến lược, nhờ kỹ thuật tàng hình thế hệ 2 nên có
thể vượt qua các hàng rào phòng không dày đặc. B-2 đắt tiền nhất, từ
1,175 đến 2,2 tỷ USD/chiếc. Hiện có 20 chiếc đang phục vụ. Tầm hoạt động
xa 11.100km. Tốc độ 1.010km/h (630 mph). Trọng tải 152.600kg.
8.3. Hầm ngầm không có gì đáng sợ
Kho vũ khí ngầm dưới lòng đất không có gì đáng sợ cả, nó không phải là
một phương tiện vô cùng lợi hại khi bị lộ bí mật, cho dù chỉ một phần.
Trước hết là toàn bộ sức mạnh quân sự không được sử dụng cùng một lúc khi xảy ra cuộc chiến, vì một số được cất giấu.
Vũ khí dưới hầm xem như tự tập trung dưới đáy mồ, thụ động nằm chờ đợi
bị chôn sống tập thể. Khi bị nhét nút chận ở các ngỏ ra rồi bị dội bom
hạt nhân xuyên phá hạch nhiệt (Thermonuclear bomb), thì sức nóng khủng
khiếp của hạt nhân sẽ phát tán khắp hang cùng ngỏ hẻm trong hệ thống,
hủy diệt toàn bộ con người dưới hầm và làm tê liệt vũ khí. Khi không còn
con người điều hành, triển khai, bấm nút… thì vũ khí, nếu còn tốt cũng
trở thành những đống sắt vụng.
Đường hầm cao từ 10 m đến 20 m, càng rỗng ruột thì càng dễ bị sập.
Khi chiến tranh thực sự nổ ra, những con đập khổng lồ bị phá hủy, một
trận đại hồng thủy sẽ chôn vùi cả hai thứ Vạn Lý Trường Thành, nổi và
ngầm.
Nước Tàu trở lại thời kỳ đồ đá, thì những hạm đội, hàng không mẫu hạm,
những căn cứ quân sự ở Nhật, Nam Hàn, Đài Loan… có thể bị thiệt hại nặng
nề. Trái lại, nước Mỹ ở rất xa, nhiều lắm là bị trầy vi tróc vẩy, xây
xát ngoài da, nói chung là thiệt hại nhẹ hơn nước Tàu.
Tóm lại, hầm ngầm không đáng sợ, chỉ đáng lo ngại trong trường hợp Nga
và Tàu “hợp đồng tác chiến” đánh Mỹ mà thôi. Ở Hội Đồng Bao An Liên Hiệp
Quốc, Nga và Tàu thường xuyên chống Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu.
9. Kết luận
Đạo luật NDAA 2013 nêu rõ mối quan tâm của Quốc Hội Hoa Kỳ trước nổ lực
hiện đại hóa quân sự hạt nhân của Trung Quốc. Hoa Kỳ có lý do để lo ngại
là không biết được dưới những căn cứ ngầm đó có chứa những gì.
Trong báo cáo nghiên cứu, giáo sư tiến sĩ Phillip Karber kết luận, kho
vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có thể giết chết ngay lập tức 50 triệu
người dân Mỹ. Thêm vào đó, 50% dân số bị ảnh hưởng của phóng xạ làm giảm
tuổi thọ rất đáng kể, hai phần ba (2/3) trong số 7.569 bệnh viện của
nước Mỹ bị phá hủy hoặc không thể hoạt động, một nửa số bác sĩ bị thiệt
mạng. Khả năng phát điện bị phá 1/3 và 40% tiềm lực sản xuất lương thực,
đưa đến 100 triệu người còn sống sót phải thiếu đói trong 10 năm sau
đó.
Giáo sư Karber kết luận “Cuối cùng là lấy đi sự sống của 200 triệu người
Mỹ. Những người sống sót thì sống trong bóng tối với chế độ sinh hoạt
khắc nghiệt như điều kiện sinh sống của thời kỳ nguyên thủy”.
Bức tranh ảm đạm mà giáo sư Karber tưởng tượng ra cho thấy khả năng tàn
phá của kho vũ khí hạt nhân Trung Quốc trong trường hợp Hoa Kỳ tự trói
tay ngồi chờ chết. Điều bi quan này không thể xảy ra, vì kho vũ khí ngầm
chỉ được sử dụng khi còn sống sót sau những trận tấn công. Phi cơ, hỏa
tiễn nằm trong kho xem như bất khiển dụng trong lúc bị tấn công.
Đạo luật NDAA 2013 sẽ gây thêm căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, tạo
ra nguy cơ một cuộc chiến tranh lạnh ở Thái Bình Dương, tuy nhiên, đó
cũng là một lời cảnh báo đáng quan tâm.
Trúc Giang
Minnesota, tháng 3 năm 2013
Nguồn: Vietbao.com
Nguyễn Quý Khoan - Mệnh lệnh từ trái tim (Tâm sự của một trí thức Việt Nam)
"...tương lai Đất nước rất đen tối trước hoạ xâm lăng của Trung Quốc,
là người trí thức Việt Nam, tôi tự thấy lương tâm bị cắn rứt khi cứ im
lặng chấp nhận những điều chướng tai gai mắt diễn ra hàng ngày cũng như
nghe những lời than vãn của đồng bào mình..."
Trước tình hình đất nước ngày càng xuống dốc về xã hội, văn hoá, kinh
tế, chính trị… nhất là tương lai Đất nước rất đen tối trước hoạ xâm lăng
của Trung Quốc, là người trí thức Việt Nam, tôi tự thấy lương tâm bị
cắn rứt khi cứ im lặng chấp nhận những điều chướng tai gai mắt diễn ra
hàng ngày cũng như nghe những lời than vãn của đồng bào mình.
Mục sư Martin Luther King có nói :
– “Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho
cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is
really cooperating with it) ; và :
– “Cuộc đời của chúng ta bắt đầu chấm dứt khi chúng ta lặng thinh trước
những vấn đề sống còn” (Our lives begin to end the day we become silent
about things that matter).
Tôi luôn tự hỏi mình : Nếu mọi người dân, nhất là các trí thức, vì sợ
hãi cho bản thân mình và gia đình mình, cứ tiếp tục im lặng trước hiện
tình của Đất nước thì tương lai Nước ta sẽ đi về đâu ? Chắc chắn sẽ rất
đen tối ! Trước lời kêu gọi của Nhà nước cho phép dân chúng góp ý sửa
đổi Hiến pháp 1992 đến tháng 9 năm 2013 tới, nếu một số đông trí thức
vẫn lặng thinh thì xem như chúng ta chấp nhận bản dự thảo sửa đổi Hiến
pháp do Quốc hội đưa ra, nghĩa là vẫn “rượu cũ trong bình mới”, nghĩa là
“vũ như cẩn”, vậy trách nhiệm với Đất Nước của chúng ta ở đâu ?
Tôi đã cảm động đến rơi nước mắt khi nghe VIỆT KHANG hát bài “VIỆT NAM,
QUÊ HƯƠNG TÔI ĐÂU ?” và một trong những hình ảnh người đi biểu tình
chống Trung Quốc trong những năm qua khiến tôi xúc động nhất là hình một
cô gái Việt Nam khóc trong tuyệt vọng. Tôi có cảm nghĩ như cô đang hết
sức đau lòng khi thấy người dân Việt bày tỏ lòng yêu nước mà lại bị
chính quyền do mình “bầu” lên ngăn cản, đạp vào mặt, bắt bớ, giam cầm…
Chính vì các lý do trên mà mặc dù rất ghét chính trị, tôi tự thấy không
thể tiếp tục lặng thinh được nữa. Tôi mong muốn sự lên tiếng của mình sẽ
đóng góp một phần nhỏ cho sự thay đổi của Đất nước, cho tương lai của
các con cháu chúng ta. Thay đổi hay không là tùy theo Đảng và Nhà nước
có thật lòng lo cho Dân, cho Nước không ? Còn nếu một ngày xấu trời nào
mà Nước Việt chúng ta chịu chung số phận của nước Tây Tạng thì tôi cũng
tự thấy mình đã làm hết sức rồi và sẽ không thẹn với lương tâm trước khi
nhắm mắt. Nếu có ngày đó thật thì quả là sống không bằng chết, vì mất
Tổ quốc là mất tất cả !
Đối với tôi, cuộc đời chỉ có ý nghĩa khi mình sống có ích cho người
khác. Chính vì lý do đó, mặc dù có giấy bảo lãnh đi Canada đoàn tụ gia
đình năm 1982, tôi đã chấp nhận ở lại quê hương để làm công tác của một
Thầy thuốc, hầu xoa dịu bớt đau khổ của bệnh nhân cũng như đào tạo thêm
các bác sĩ về X quang, Siêu âm. Thành thật mà nói, đến giờ phút này, tôi
chưa bao giờ hối tiếc về sự chọn lựa đó.
Công tác tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh từ 1977 đến 1983, rồi tại
Bệnh viện An Bình TP Hồ Chí Minh từ 1983 đến 2009, tổng cộng thời gian
công tác là 32 năm, tôi được mời vào Đảng Cộng sản Việt Nam 2 lần nhưng
đều đã từ chối vì không thích làm chính trị, không thích theo bất cứ một
phe phái nào. Tôi chỉ thích làm chuyên môn và dạy học mà thôi.
Cách đây không lâu, tôi đã ủng hộ Kiến nghị sửa đổi Hiến Pháp 1992 do 72
nhân sĩ trí thức công bố ngày 19 tháng 1 năm 2013 với số thứ tự trong
danh sách những người ký tên là 7034. Tôi biết khi làm việc này, tôi có
thể gặp nhiều rủi ro, nhưng không sao, vì tôi đã sẵn sàng, đến chết là
cùng chứ gì !
Xưa kia, tôi đã chọn ở lại quê hương để phục vụ bệnh nhân và các thế hệ
thầy thuốc trẻ, giờ đây, tôi nói lên chính kiến của mình để xây dựng và
bảo vệ Đất nước vì đối với tôi, cuộc đời mỗi người như một quyển tiểu
thuyết đầy đủ hỷ, nộ, ái, ố, quan trọng là quyển sách đó có hay không
chứ không phải nó có dày hay không !
Nếu có một ngày tôi bị bắt, công an sẽ hỏi tôi (như đã từng hỏi những
Bloggers, những người không đồng chính kiến, những người biểu tình…) là
ai đã xúi dục, được cho bao nhiêu tiền… thì tôi đã có sẵn câu trả lời :
Không ai có thể xúi dục được tôi, không ai mua chuộc được tôi mà CHÍNH
LƯƠNG TÂM TÔI ĐÃ MÁCH BẢO, CHÍNH TRÁI TIM TÔI ĐÃ THÚC DỤC TÔI LÀM THẾ !
Cuối cùng, xin cầu mong đất nước Việt Nam chúng ta được độc lập, tự do, hạnh phúc thật sự.
Việt Nam, ngày 10 tháng 03 năm 2013
Nguyễn Quý Khoán
(Thông luận)
Kami - Không thể lấy sự sợ hãi để biện minh cho việc thiếu minh bạch trong phản kháng chính trị
Kể từ khi chính quyền tổ chức cho nhân dân góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến
pháp năm 1992 đã có ba sự kiện lớn đáng chú ý của một bộ phận không nhỏ
những người lên tiếng phản biện, việc làm này đã gây một hiệu ứng phản
kháng chưa hề có đối với chính quyền. Đó là Kiến nghị góp ý hiến pháp
của 72 vị nhân sĩ trí thức khởi xướng, tiếp theo là Tuyên bố của các
công dân tự do, kế tiếp là Bản góp ý dự thảo HP của hội đồng Giám mục VN
và Lời tuyên bố của Giáo hội Phật giáo VN thống nhất...
Có lẽ đây là lần đầu tiên thái độ phản kháng chính trị mang tính có tổ
chức, được xuất hiện đồng loạt và kế tiếp của các đảng viên cộng sản,
trí thức, nhân sĩ và các thành phần lao động khác đã và đang tiếp tục
gây sóng gió cho nội bộ Đảng CSVNcũng như dư luận quần chúng. Và nó đã
chính thức làm cho các nhà lãnh đạo đảng và chính quyền hết sức lo ngại
và lo sợ. Đó chính là lý do vì sao lại có việc cả hệ thống chính trị
được huy động vào cuộc để bày tỏ thái độ bài bác các hành động bị coi là
chống đảng chống chế độ, và hé lộ các biện pháp cứng rắn sẽ được dùng
xử lý các thành phần nói trên. Đặc biệt là những phản ứng mất bình tĩnh
của các ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn
Sinh Hùng khi cho rằng các luồng ý kiến trong sửa đổi Hiến pháp là: "...cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức…" hay “...tuyên truyền vận động nhân dân chống lại Đảng, nhà nước, cái đó là ngược chiều, phải kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn".
Gần đây trên báo Đai Đoàn kết, cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt nam có đăng
bài viết gọi những chữ ký của bà con nông dân ký nối tiếp chữ ký của 72 nhân sĩ trí thức là sự ngụy tạo có chủ đích, trong đó có viết
"Thời
gian qua, trên một số trang mạng có "giới thiệu” bản kiến nghị sửa đổi
Hiến pháp 1992, ký tên tập thể, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng,
đòi đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập... Ngoài một số người có chức
danh và địa chỉ cụ thể, thì hầu hết là tên không có địa chỉ. Tìm hiểu
của Đại Đoàn Kết tại Hà Tĩnh cho thấy, đa phần những cái tên này là
không có thực và bị giả mạo" và
"Ở một trang mạng, ngay dưới bản
kiến nghị sửa đổi Hiến pháp, những người chủ trang này đã đề rất rõ: "Để
ký tên vào Lời kêu gọi này, xin đồng bào trong và ngoài nước gửi e-mail
về địa chỉ "kiennghi***@gmail.com, ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, chức
danh (nếu có) và địa chỉ”. Vậy nhưng có tới 1/3 nếu như không muốn nói
là một nửa trong số những người "ký tên” kiến nghị sửa đổi Hiến pháp chỉ
là những cái tên hết sức chung chung không có địa chỉ cụ thể: "Lê Quý
Lộc, công dân Việt Nam, TP HCM”, "Hoàng Văn Trường, làm ruộng, Hà Tĩnh”,
"Trần Văn Pháp, nông dân, Đồng Nai”..."
Tất nhiên các đánh giá cho rằng hầu hết các chữ ký đều là giả mạo là một
vấn đề đang gây tranh cãi. Khi mà bên phê phán và phản bác thì bằng mọi
cách chứng minh rằng danh sách các cá nhân tham gia ký tên vào bản kiến
nghị chỉ là những cái tên hết sức chung chung không có địa chỉ cụ thể.
Và họ đặt câu hỏi: Tại sao những người nông dân chân chất chưa hề biết
đến sự phát triển của mạng internet lại có thể dễ dàng thực hiện một cái
"click” chuột để ký tên vào bản kiến nghị đòi thay đổi chế độ chính
trị, thay đổi phương thức lãnh đạo đất nước? Theo đây là một "cách chơi”
không sòng phẳng. Ngược lại theo những người khởi xướng phong trào hay
người tham gia ký tên cho rằng để đề phòng việc chính quyền tìm biện
pháp dọa dẫm, đàn áp những người ký kiến nghị, nên họ không đưa ra các
chữ ký trực tiếp, cùng các địa chỉ cụ thể. Vì theo họ, từ kinh nghiệm
xương máu của những lần ký các kiến nghị trước đây, khi (trang BVN)
trung thực đưa chữ ký trực tiếp của người ký lên mạng, ngay sau đó không
ít người có chữ ký và có ghi địa chỉ cụ thể đã bị truy bức, mà ông Trần
Đức Quế, một cán bộ lão thành ở Hà Nội, đã bị truy bức đến 2 ngày rưỡi,
là một ví dụ đắt giá, đã không cho phép chúng tôi ngây thơ dại dột quên
đi trách nhiệm bảo vệ an toàn cho những người đã tin cậy gửi chữ ký đến
chúng tôi.
Khách quan mà nói, về nguyên tắc nếu trong những kiến nghị hay các bản
tuyên bố mang tính chất phản kháng chính trị, đối lập với chính quyền mà
không cụ thể, chỉ dừng lại ở những cái tên hết sức chung chung không có
địa chỉ cụ thể thì giá trị thuyết phục và độ tin cậy của nó sẽ giảm đi
rất nhiều. Trước hết vì nó chỉ là một hình thức ký khống trên mạng ảo
như hiện nay, nên có thể rất dễ bị mạo danh đối với những người không
trung thực và người thích chạy theo bệnh thành tích. Nhưng quan trọng
hơn cả, việc ký không trên mạng ảo là cơ hội có thể hiện dấu được sự sợ
hãi, một căn bệnh thâm căn cố đế của người Việt trong nhiều chục năm nay
trong những sinh hoạt chính trị. Đây cũng là nhược điểm cần phải khắc
phục, vì nó không chỉ tạo nên sự minh bạch cần thiết mà còn là điều kiện
bắt buộc yêu cầu mỗi người khi đã dám đặt bút ký thì trước hết phải
chuẩn bị cho mình một tinh thần trách nhiệm trước quyết định chính trị
của mình. Và đặc biệt là lòng dũng cảm. Đừng để những thiếu sót như thế
tạo ra những sơ hở để chính quyền có thể dựa vào để phản bác.
Trên thực tế ở các quốc gia dân chủ, việc lấy chữ ký các kiến nghị của
công dân được ghi nhận trong hiến pháp và pháp luật. Công dân có quyền
đề nghị các cấp chính quyền cách chức hoặc bãi nhiệm các quan chức dân
cử nêu vi phạm pháp luật. Tuy nhiên với điều kiện bắt buộc là phải thu
thập đủ số lượng chữ ký tối thiểu phải có, cần thiết của các cử tri theo
quy định. Song một những yêu cầu là người tham gia ký, dù dưới bất kỳ
hình thức nào cũng phải kèm theo bản sao (photo copy) giấy Chúng minh
thư Nhân dân, có chữ ký của mình và kèm theo câu ghi rõ "Bản sao hợp
pháp" (để đề phòng chống giả mạo). Đây cũng là một yêu cầu để đảm bảo
tính minh bạch và khẳng định tính trung thực của các kiến nghị.
Ở Việt nam, việc ký tên vào các các bản Kiến nghị, các tuyên bố của các
tập thể, hay cá nhân các công dân là một việc làm phù hợp với hiến pháp
và pháp luật của Việt nam. Do vậy việc chính quyền tìm biện pháp dọa
dẫm, đàn áp những người ký kiến nghị là một hành động vi phạm pháp luật.
Không thể lấy việc sợ bị bị truy bức, hay sợ hãi để biện minh cho việc
không đưa ra các chữ ký trực tiếp, cùng các địa chỉ cụ thể. Vì như thế
là không đảm bảo tính minh bạch. Nếu họ ra tay đàn áp và truy bức thì
chính là họ tạo lý do cho chúng ta sẽ tiếp tục kiến nghị phản đối theo
phương thức non stop. Chứ không thể vì sợ bị truy bức, đàn áp hay trả
thù mà không dám công khai, vì như thế giá trị của lòng dũng cảm trong
các phản kháng chính trị của mỗi cá nhân sẽ không còn ý nghĩa như chúng
ta tưởng. Nếu như đó chỉ là quan điểm của những người khởi xướng phong
trào mà không phải là yêu cầu của những người tham gia ký tên thì cũng
phải làm rõ.
Ai trong chúng ta, kể cả những người đặt bút ký tên vào các văn bản Kiến
nghị, Tuyên bố hay Thỉnh nguyện thư. v.v... đều xác định và hiểu rõ
những ý nguyện họ đặt bút ký nêu trên gửi cho chính quyền là vô ích, vì
chắc chắn chính quyền sẽ không bao giờ ghi nhận và tiếp thu. Nhưng những
việc làm đó, nếu nhìn nhận ở góc độ phản kháng chính trị là điều hết
sức cần thiết và nó có giá trị cao trong việc gây cho chính quyền từ chỗ
bối rối, lo lắng đến hoảng sợ. Do vậy những người khởi xướng nên khắc
phục bằng cách yêu cầu những người đã ký tên nộp bổ túc bản sao giấy
Chứng minh thư nhân dân. Với mục đích một mặt là để bác bỏ cáo buộc của
chính quyền nhà nước, khi cho rằng đa phần danh sách trên là giả mạo và
sau nữa là tạo thành một nếp bắt buộc trong các sinh hoạt chính trị là
sự khẳng định lòng dũng cảm của những người dám dấn thân.
Vì đây là một bước thử thách quan trọng cho những ai chứng minh rằng mình không biết sợ hãi!
Ngày 13 tháng 3 năm 2013
© Kami -
RFA Blog's
Những vụ cảnh sát dùng nhục hình gây bức xúc dư luận
Nhiều vụ cảnh sát dùng nhục hình với nghi phạm đã xảy ra. Hành vi này
của người cảnh sát là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm tới sức khỏe,
danh dự của công dân, gây mất niềm tin của quần chúng nhân dân đối với
các cơ quan bảo vệ pháp luật, tạo ra bức xúc trong dư luận xã hội.
Hai cảnh sát dùng nhục hình với Osin
Bị chủ nhà nghi ngờ ăn cắp tiền, một osin ở Nha Trang đã bị các điều tra viên đánh đập trong quá trình lấy lời khai.
Chiều 9/1/2012, TAND tỉnh Khánh Hòa đã tuyên phạt hai bị cáo nguyên là
điều tra viên của Công an TP. Nha Trang mỗi bị cáo 9 tháng tù treo về
tội dùng nhục hình. Đồng thời, HĐXX còn buộc hai bị cáo phải bồi thường
cho người bị hại 3 triệu đồng.
Hai bị cáo gồm Trần Bá Tuấn (SN 1976, trú 205, Chung cư A, Nha Trang) và
Nguyễn Đình Quyết (SN 1984, trú 186/22/7 Lê Hồng Phong, Nha Trang).
|
Bị cáo Tuấn và Quyết trước vành móng ngựa |
Nạn nhân bị dùng nhục hình là bà Trần Thị Lan (SN 1970, ở xã Suối Hiệp,
huyện Diên Khánh) tạm trú tại số nhà 229/11 đường 2-4, Nha Trang và đang
giúp việc cho gia đình anh Võ Hà Trang (ở 9B Lãn Ông, Nha Trang).
Trước đó, ngày 28/11/2010, anh Trang đến Công an TP. Nha Trang trình báo
về việc gia đình anh bị mất trộm 7 triệu đồng và 1.750 USD và nghi ngờ
bà Lan lấy trộm. Sau đó bà Lan bị đưa đến tầng 2 trụ sở CATP. Nha Trang
để lấy lời khai.
Trong khoảng thời gian từ trưa ngày 28/11 đến 17h ngày 29/12/2010, Tuấn
và Quyết đã dùng công cụ hỗ trợ là gậy cao su, dùi cui điện do ngành
công an trang bị để đánh đập, chích điện nhiều lần vào tay, chân, vai bà
Lan để ép bà Lan khai nhận hành vi trộm cắp tiền của gia đình anh
Trang.
|
Bà Trần Thị Lan sau khi bị đánh. |
Đến 17h45 ngày 29/12/2012, Tuấn và Đông dẫn giải bà Lan bàn giao cho Nhà
tạm giữ Công an TP. Nha Trang, đồng thời soạn sẵn biên bản giao nhận
người bị bắt, xác nhận bà Lan tình trạng sức khỏe bình thường.
Ngày 30/11/2010, bà Lan bị ngất xỉu tại nhà tạm giữ nên đã được đưa vào
Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa cấp cứu và điều trị, đến ngày 7/12/2010 thì
xuất viện.
Theo kết luận của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, bà Lan bị “đa chấn
thương”, trong đó có nhiều vết thương ở vùng đùi, tay, ngực...
Ngoài ra, quá trình điều tra, bà Lan khai nhận ngoài Tuấn và Quyết còn
có 3 người đàn ông mặc thường phục cũng tham gia đánh bà nhưng kết quả
điều tra không có cơ sở để xác định được tên, tuổi ba người này nên
không đủ cơ sở để kết luận.
Cảnh sát dùng nhục hình với xe ôm
Ngày 6/3/2012, TAND tỉnh Khánh Hòa tuyên trong phiên sơ thẩm đối với
Lang Thành Dũng (nguyên cán bộ Đội CSĐT về tội phạm về TTXH Công an TP
Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) 9 tháng tù, cho hưởng án treo về tội “dùng
nhục hình”.
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 2 h 45 ngày 22/7/2011, hai nam du khách từ Hà
Nội đến Công an TP. Nha Trang trình báo bị mất 7 triệu đồng vào đêm 21/7
khi đi massage, nghi lái xe ôm cùng tiếp viên dàn dựng lấy cắp.
|
Bị cáo Lang Thành Dũng trước vành móng ngựa. |
Sau khi điều tra được tung tích của các nghi phạm liên quan vụ mất tiền
trên, Dũng và Đỗ Ngọc Hiền (Hiền là sinh viên trung cấp cảnh sát đang
thực tập) trực tiếp còng tay hai nghi phạm Nguyễn Trường Vũ và Trương
Chí Bình đưa về trụ sở.
Trong đêm, Dũng tát anh Bình; đấm, tát, dùng dùi cui cao su đánh, làm
anh Vũ bị choáng xỉu, ù tai, khó thở, phải cấp cứu điều trị tại bệnh
viện tỉnh từ ngày 27/7 đến 1/8/2011.
Cũng theo hồ sơ vụ án, Hiền có tham gia đánh, nhưng chỉ với vai trò thứ
yếu và đang là sinh viên thực tập, không cần xử lý hình sự.
Gia đình anh Vũ cho biết, vụ việc vỡ lở, Dũng và Hiền có đến nhà xin bồi
thường 27 triệu đồng (rồi xin lại 7 triệu), xin gia đình ký giấy bãi
nại.
Cảnh sát điều tra bị tố dùng nhục hình gây thương tích nặng
Ngày 28/12/2012, tin từ Văn phòng Công an tỉnh Bình Định cho biết Cơ
quan điều tra VKSND Tối cao vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị
can đối với trung úy Nguyễn Xuân Cảnh, nguyên cán bộ Đội Cảnh sát điều
tra tội phạm về trật tự xã hội Công an huyện Tuy Phước về tội dùng nhục
hình.
Trước đó, lãnh đạo Công an huyện Tuy Phước đã ra quyết định đình chỉ
công tác, đồng thời Huyện ủy Tuy Phước cũng ra quyết định đình chỉ sinh
hoạt Đảng đối với trung úy Cảnh.
Theo một nguồn tin cho biết, trong quá trình điều tra vụ việc được lãnh
đạo giao, trung úy Cảnh đã dùng nhục hình, gây thương tích nặng cho một
đối tượng.
Sau khi xảy ra vụ việc trên, nạn nhân và gia đình đã gửi đơn tố cáo hành
vi trên của trung úy Cảnh đến Cục Điều tra VKSND Tối cao.
Trong quá trình xử lý đơn tố cáo của nạn nhân, Cục Điều tra VKSND Tối
cao gửi giấy triệu tập yêu cầu trung úy Cảnh ra TP Đà Nẵng làm việc
nhưng Cảnh không có mặt.
Bốn công an bị tố dùng nhục hình gây chết người
Sau hơn 3 giờ có mặt tại trụ sở công an xã, ông Nguyễn Mậu Thuận (SN
1958, đội 13, thôn Đoài, Kim Nỗ, Đông Anh, Hà Nội) đã tử vong với rất
nhiều vết bầm tím trên cơ thể.
Liên quan đến cái chết bất thường của ông Thuận tại trụ sở công an xã,
chiều ngày 1/9/2012, Công an huyện Đông Anh (Hà Nội) cho biết đã khởi tố
vụ án và bắt tạm giam 4 cảnh sát cố ý gây thương tích gây hậu quả chết
người.
Bốn cảnh sát bị bắt tạm giam gồm: Hoàng Ngọc Tuyên (SN 1980) -phó công
an xã Kim Nỗ; Nguyễn Trọng Kiên (SN 1991); Đoàn Văn Tuyến (SN 1983);
Hoàng Ngọc Thức (SN 1988) đều là công an viên xã Kim Nỗ.
|
Những vết bầm tím trên thân thể ông Nguyễn Mậu Thuận. |
Theo kết quả điều tra, công an huyện Đông Anh làm rõ: Hồi 8h15 ngày
30-8, UBND xã Kim Nỗ tổ chức thi hành Quyết định cưỡng chế phá dỡ công
trình vi phạm trật tự xây dựng của hộ gia đình ông Nguyễn Mậu Diệp (bố
ông Nguyễn Mậu Thuận, SN 1958), tại đội 13, thôn Đoài, Kim Nỗ, Đông Anh.
Quá trình cưỡng chế không xảy ra sự việc cản trở của hộ gia đình ông
Diệp. Sau đó, ông Nguyễn Mậu Thuận được mời đến trụ sở công an xã làm
việc.
Theo điều tra, khi đưa ông Thuận đến trụ sở công an xã, Nguyễn Trọng
Kiên, Hoàng Ngọc Thức và Đoàn Văn Tuyến đã sử dụng khoá số 8 khoá tay
ông Thuận ra phía sau rồi đưa ông Thuận vào ngồi ghế gỗ trong phòng làm
việc. Ông Thuận đã chửi bới lại công an viên.
Các công an viên này tiếp tục sử dụng 4 khoá số 8 khoá 2 chân, 2 tay của
ông Thuận vào chân ghế, nhưng ông Thuận vẫn tiếp tục chửi lại các công
an viên. Thấy vậy, Hoàng Ngọc Tuyên và Nguyễn Trọng Kiên dùng dùi cui
cao su đánh liên tiếp vào đùi phải và đùi trái ông Thuận. Ông Tuyên chỉ
đạo Kiên dùng hai chiếc bút bi kẹp vào các ngón tay của ông Thuận bóp
mạnh.
Hoàng Ngọc Tuyên hỏi ông Thuận và yêu cầu Nguyễn Trọng Kiên ghi lời khai
nhưng ông Thuận không ký biên bản, Tuyên và Kiên tiếp tục đánh ông
Thuận.
Đến khoảng 16 h cùng ngày, thấy ông Thuận có biểu hiện khó thở, các công
an viên liền đưa ông Thuận đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh
nhưng ông Thuận đã tử vong với nhiều vết bầm giập trên người.
Khám nghiệm pháp y tử thi, Công an huyện Đông Anh xác định: Nạn nhân bị
gãy xương sườn số 6,7,8 bên trái. Bác sĩ pháp y cho biết thêm: Ông Thuận
bị bệnh xơ gan, trong tình trạng say rượu, khi bị ngoại lực tác động sẽ
gây ngừng tim dẫn đến tử vong. Hiện vụ việc đang được tiếp tục điều tra
làm rõ.
Trung tá công an làm chết người bị phạt 4 năm tù
Ngày 13/1/2012, sau gần một năm gây ra cái chết cho ông Tùng, nguyên
trung tá công an phường Thịnh Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội) đã bị tòa án
tuyên phạt 4 năm tù về tội làm chết người trong khi thi hành công vụ.
Theo cơ quan công tố, ngày 28/2/2011, Ban chỉ huy công an phường Thịnh
Liệt đã phân công ông Nguyễn Văn Ninh (54 tuổi, cán bộ cảnh sát trật tự
công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai) cùng tổ dân phòng tự quản
tuần tra xử lý các trường hợp vi phạm trật tự giao thông đường bộ tại
vành đai đối diện cổng phụ bến xe phía Nam.
Khoảng 10h30 cùng ngày, trong khi làm nhiệm vụ, ông Ninh phát hiện ông
Trịnh Xuân Tùng (54 tuổi, ở Hai Bà Trưng) không đội mũ bảo hiểm ngồi sau
xe máy do ông Phạm Quanh Hùng (lái xe ôm) điều khiển.
Thấy vi phạm, ông Ninh đã dùng còi và gậy hướng dẫn giao thông ra hiệu
lệnh yêu cầu ông Hùng dừng xe và thông báo lỗi vi phạm, yêu cầu tài xế
xuất trình giấy tờ, lập biên bản về việc điều khiển xe máy chở người
ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm, xử phạt 150 nghìn đồng.
|
Ông Nguyễn Văn Ninh tại tòa. Ảnh: N.Anh |
Tuy nhiên ông Hùng không ký biên bản mà để lại giấy đăng ký rồi chở ông
Tùng bỏ đi uống rượu. Đến khoảng 15h cùng ngày, ông Hùng chở ông Tùng và
một người bạn khác quay lại xin nộp tiền phạt 100 nghìn đồng, hủy biên
bản và mức phạt buổi sáng, nhưng ông Ninh không đồng ý. Mấy người này đã
lăng mạ rồi tiếp tục bỏ đi.
Một lát sau ông Tùng quay lại, hai bên lời qua tiếng lại. Ông Tùng túm
cổ áo ông Ninh, tay phải tát vào mặt. Lúc này ông Ninh gạt ra, gỡ tay
ông Tùng và hô to: "Thằng này nó đánh tôi, anh em đâu bắt giữ nó lại".
Ông Tùng xoay người bỏ chạy, nhưng bị ông Ninh túm tóc giật lại…
Nghe tiếng hô, một số người lao đến bẻ quặt tay phải ông Tùng. Ninh túm
tóc ghì đầu khiến ông Tùng ngã nghiêng mặt xuống đất, sau đó lấy khóa số
8 còng tay ông ngồi dựa vào gốc cây bàng. Hậu quả ông Tùng bị thương
phải đưa đi cấp cứu tại bệnh viện, sau đó đã tử vong.
Trước khi vụ án được đưa ra xét xử, gia đình bị cáo Ninh đã tự nguyện
bồi thường cho gia đình nạn nhân Tùng số tiền 500 triệu đồng.
Anh Tuấn
(Người Đưa tin)
Iris Vinh Hayes - Xin hãy đứng cùng tôi
Em và tôi có thể sợ. Và cần phải biết sợ. Bởi vì một chế độ độc tài
toàn trị là một sinh vật nhưng lại không bị khống chế bởi định luật sinh
tử tự nhiên như con người hay như tất cả mọi sinh vật khác trên mặt
đất. Cho nên, nếu không ai bắt nó phải chết thì nó sẽ tiếp tục sống.
Và nó cũng không bị khống chế bởi định luật ăn uống tự nhiên như con
người hay như những sinh vật khác trên mặt đất mà được nuôi lớn bằng sự
sợ hãi. Cho nên, nếu không ai bắt nó phải dừng lại thì nó sẽ tiếp tục
săn đuổi con người với sức mạnh khủng bố để nuôi lớn nó bằng chính sự sợ
hãi của con người.
Tuy nhiên, nó không phải là thứ sinh vật bất tử. Vì nó cũng bị khống
chế bởi một thứ định luật khác, thứ định luật phát sinh từ ước mơ đơn
giản của con người: ƯỚC MƠ ĐƯỢC SỐNG ĐÚNG NGHĨA LÀ MỘT CON NGƯỜI. Cho
nên, nó cũng sẽ phải chết nếu như nó chống lại ước mơ đơn giản đó của
con người. Và, nó cũng không phải là thứ sinh vật bất bại. Vì nó cũng
bị khống chế bởi một thứ định luật khác, thứ định luật phát sinh từ hành
vi đơn giản của con người: ĐỨNG GẦN NHAU THÀNH MỘT BIỂN NGƯỜI. Cho
nên, nó cũng sẽ phải ngã quỵ trước con người.
Chúng ta cứ tiếp tục sợ để còn tiếp tục là NGƯỜI. Nhưng xin em hãy đứng
cùng tôi, đứng gần hơn một chút nữa, đủ gần để một bàn tay ấm áp tình
người nắm lấy một bàn tay ấm áp tình người, đủ gần để nghe nhịp đập của
ước mơ tôi nối cùng nhịp đập của ước mơ em, đủ gần để nhận ra rằng mỗi
chúng ta không lẻ loi và không yếu hèn như đã tưởng.
Chúng ta cứ tiếp tục sợ để còn tiếp tục là NGƯỜI. Nhưng xin em hãy đứng
cùng tôi, đứng gần hơn một chút nữa, đủ gần để đôi mắt tôi có thể nhìn
sâu vào linh hồn em, đủ gần để đôi mắt em có thể nhìn sâu vào linh hồn
tôi, đủ gần để khi môi mấp máy hai chữ “đồng bào” thì có thể thấy rõ
giọt nước mắt ngọt ngào ứa ra trên khóe mắt.
Chúng ta cứ tiếp tục sợ để còn tiếp tục là NGƯỜI. Nhưng xin em hãy đứng
cùng tôi, đứng gần hơn một chút nữa, đủ gần để đôi mắt tôi khi khép lại
vẫn có thể hình dung nụ cười trên khuôn mặt em rạng rỡ vô cùng trong
thế giới tôi ước mơ, đủ gần để đôi mắt em khi khép lại vẫn có thể hình
dung nụ cười trên khuôn mặt tôi rạng rỡ vô cùng trong thế giới em ước
mơ, đủ gần để chúng ta cùng cảm nhận sâu sắc về 4 chữ Tổ Quốc Việt Nam
dù là đôi mắt mình còn đang mở hay là sẽ phải khép lại mãi mãi.
Xin em hãy đứng cùng tôi. Đứng gần nhau hơn chút nữa. Đủ gần để thành
một biển người. Đủ gần để bắt nó --thứ sinh vật chế độ khủng bố con
người và nuôi lớn bằng sự sợ hãi của con người-- phải chết đi trước ước
mơ của tôi và em: ước mơ được sống đúng nghĩa là một con người.
Xin hãy đứng cùng tôi. Em ơi, xin hãy đứng gần nhau hơn chút nữa!
Iris Vinh Hayes
* Bài do tác giả gửi tới TTHN
Lê Diễn Ðức - Hoàng-Trường Sa và nỗi đau vì bị quên lãng
Nhân kỷ niệm 39 năm ngày “Hải chiến Hoàng Sa” 19 Tháng Giêng 1974, tờ
Thanh Niên Online, đã cho đăng một bài hiếm hoi của nhà báo Ðỗ Hùng
“Quyết liệt vì Hoàng Sa”.
Hiếm hoi bởi vì có thể nói đây dường như là bài duy nhất trên báo lề
đảng, nói đến cuộc chiến ác liệt, trong đó 74 chiến sĩ của Việt Nam Cộng
Hòa đã anh dũng hy sinh chiến đấu đến phút cuối cùng để bảo vệ biển đảo
của tổ quốc.
Lãnh thổ đất nước bị quân Trung Cộng xâm lược và chiếm đóng bất hợp
pháp, nhưng không phải ai cũng biết! Chỉ sau đó ít ngày, với bài “Không
giật mình”, tờ Thanh Niên viết:
“Sau một bài viết về Hoàng Sa mới đăng tải trên Thanh Niên gần đây,
chúng tôi đã một phen giật mình khi trong các phản hồi gửi về tòa soạn,
không ít độc giả thổ lộ rằng bây giờ họ mới biết Hoàng Sa đã bị Trung
Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm từ gần 40 năm trước. Có bạn sinh viên cho
biết mãi đến khi vào đại học thì mới biết được điều này”.
“Ðây không phải là lần đầu tiên chúng tôi nhận được những phản hồi như
thế, nhưng vẫn giật mình trước thực tế là thông tin về biển đảo trong
một thời gian dài đã không được phổ cập tới đông đảo nhân dân. Và như
một hệ quả, hiểu biết của không ít người về các vùng biển đảo của nước
ta nói chung là rất hạn chế”.
Trong một video clip do thế hệ F, NO-U Việt Nam thực hiện, tưởng niệm 25
năm Hải chiến Trường Sa (14 Tháng Ba 1988-14 Tháng Ba 2013), cũng cho
thấy hầu hết giới trẻ sinh sau năm 1975 không có khái niệm gì về một
ngày đáng ghi nhớ: Trung Cộng dùng vũ lực tấn công xâm chiếm đảo Gạc Ma
thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, sát hại 64 chiến sĩ hải quân Việt
Nam, trong một cuộc chiến không cân sức.
Bất luận “tình hữu nghị Việt-Trung” là “tài sản quý báu” được đảng Cộng
Sản Việt Nam (ÐCSVN) nỗ lực quảng bá, tuyên truyền bằng “16 chữ vàng”,
bằng quan hệ láng giềng “4 tốt”, thì một thực tế phũ phàng, không thể
chối cãi: Trung Cộng đã và đang là kẻ thù xâm lược, đang chiếm đóng biển
đảo của chúng ta.
Sự sụp đổ của hệ thống cộng sản ở Châu Âu đã dẫn tới cái bắt tay kể từ
hội nghị Thành Ðô 3-4 Tháng Chín 1990. Ðảng Cộng Sản Việt Nam (ÐCSVN)
chỉ còn hy vọng duy nhất bám vào Trung Cộng để tồn tại và giữ độc quyền
cai trị. Từ đây, các chính sách của ÐCSVN ngày mỗi dấn sâu vào vị thế
chư hầu, lệ thuộc Trung Cộng, vừa kinh tế, vừa chính trị, thường xuyên
diễn ra những việc làm với chủ ý mờ ám, có hệ thống, để làm dân chúng
lãng quên lịch sử, quên đi kẻ thù đang nằm ngay trong nhà mình.
Việc cho in tiểu thuyết “Ma Chiến Hữu” (“Chiến hữu trùng phùng”) của Mạc
Ngôn, nhà xuất bản Văn Học phát hành năm 2004, kể về số phận những
người lính Trung Quốc, đã làm dư luận phẫn nộ, vì có nội dung tôn vinh
“những người lính anh hùng đã hy sinh vì tổ quốc Trung Hoa vĩ đại trong
chiến tranh phía Nam Trung Hoa Tháng Hai năm 1979”, tức là cuộc chiến
tranh xâm lược biên giới của Trung Cộng, đã làm chết hàng ngàn dân và
lính Việt Nam, phá hủy hoang tàn sáu tỉnh phía Bắc.
Tiếp theo, báo Hà Nội Mới đăng bài dịch ca ngợi Tướng Hứa Thế Hữu (tổng
chỉ huy quân đội Trung Cộng đánh Việt Nam trong chiến tranh biên giới
năm 1979), rồi in sách giáo khoa trong đó gọi giặc của Hai Bà Trưng là
“ngoại xâm”, đến việc nhà xuất bản Dân Trí cho soạn bộ sách đố chữ cho
các cháu nhỏ với những hình cờ Trung Quốc...
Tất cả báo chí lề đảng đều né tránh sử dụng ngôn ngữ phạm húy trong
những lần Trung Cộng gây hấn, xua đuổi, bắt bớ, cắt cáp tàu của Việt Nam
trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Từ tàu “lạ” mặc nhiên phổ
biến trên báo lề đảng nhắm chỉ quân Trung Cộng, cáp bị cắt thì viết
thành “làm đứt dây cáp”...
Những cuộc biểu tình chống Trung Cộng xâm lược sôi động trong Mùa Hè
2011 đã bị nhà cầm quyền Việt Nam trấn áp thô bạo, mà thực ra là đây là
sự “định hướng dư luận” mà thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã cam
kết trong một chuyến thăm Trung Quốc.
“Có thể người dân chưa thật hài lòng và yên tâm vì chưa được cung cấp
đầy đủ thông tin, nhưng tôi chỉ muốn nói với những người biểu tình nói
riêng và tất cả người dân rằng những người có trách nhiệm của đảng, nhà
nước, quân đội không một ai chịu để mất chủ quyền lãnh thổ cả”. “Có thể
đất nước ta có tham nhũng, lãng phí, có tiêu cực, có thể một bộ phận cán
bộ suy thoái về đạo đức, nhưng tuyệt đại đa số nhân dân ta không ai có
thể quên đi lợi ích quốc gia dân tộc, quên đi chủ quyền lãnh thổ. Biểu
tình bây giờ sẽ gây mất ổn định. Trong khi đó đất nước ta đang hơn bao
giờ hết cần ổn định, cần sự đồng thuận để phát triển, để bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ. Mục đích của chúng ta là bảo vệ chủ quyền một cách chính
đáng theo luật pháp quốc tế quy định mà không để xảy ra xung đột đáng
tiếc”, Tướng Nguyễn Chí Vịnh nói trong một cuộc phỏng vấn trên báo Tuổi
Trẻ hôm 1 Tháng Giêng 2013.
Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một lão thành cách mạng đã phải thốt lên:
“Nếu cứ ép mình trong vòng tay khống chế của nhà cầm quyền Trung Quốc,
không thoát ra được như Miến Ðiện, nếu cứ cõng mãi trên lưng ‘16 chữ
vàng và 4 tốt’, chưa rét đã run, thì không những không giữ được chủ
quyền biển đảo mà còn có thể không giữ được cả độc lập, trở thành thuộc
địa kiểu mới của chủ nghĩa bành trướng bá quyền Ðại Hán”.
“Nhân đây có vài ý kiến về lời phát biểu của thứ trưởng quốc phòng
Nguyễn Chí Vịnh trong chuyến đi Trung Quốc cuối Tháng Tám 2011 vừa qua.
Không biết phía Trung Quốc khéo dỗ dành và hậu đãi thế nào mà thứ trưởng
Vịnh làm quà cho Trung Quốc bằng việc báo với Trung Quốc rằng: ‘Sẽ kiến
quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam’, ý tức là chúng tôi sẽ
đàn áp thẳng tay những người biểu tình chống các ‘đồng chí’, các ‘đồng
chí’ muốn làm gì ngoài biển, trên đất liền cũng được. Thật ‘trúng với
cái bụng’ các quan Trung Quốc lâu nay: ‘Ăn cướp lại bịt miệng nạn nhân
không được la làng.’”
Những điều này thật khớp với thực tế, vì nó đã được Tướng Nguyễn Chí Vịnh thừa nhận ít lâu sau:
“Một trong những đặc trưng của ý thức hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là
một đảng cộng sản lãnh đạo. Nếu có được một người bạn XHCN rất lớn bên
cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự
nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam.”
Rõ ràng, cộng hưởng ý thức hệ, ÐCSVN đã nhào vào ôm chân Trung Cộng. Tuy
nhiên “ý thực hệ” này cũng nên xem xét lại, vì trong thức tế, “cộng
sản” chỉ là chiếc mặt nạ, lý tưởng “cộng sản” đã bị Trung Cộng bỏ đi từ
lâu, vào lúc mà Ðặng Tiểu Bình tuyên bố “mèo trắng mèo đen không quan
trọng, miễn là bắt được chuột”.
Trung Cộng không hề xây dựng XHCN, mà về thực chất chế độ hiện tại dựa
trên hệ thống chính trị độc quyền lãnh đạo bởi đảng cộng sản, kinh tế
chủ yếu theo mô hình tư bản rừng rú có tổ chức theo luật của kẻ mạnh,
những vấn đề cơ bản đều phải giải quyết trong bóng tối bằng quyền lực,
bạo lực, bằng bưng bít thông tin, dối trá nhau và dối trá với chính
mình. Con đường mà Trung Cộng đang đi, giữa lý thuyết và thực tiễn có
rất nhiều mâu thuẫn, không dựa trên các nguyên tắc nhân bản, dân chủ,
văn minh phổ quát nào.
Trung Cộng không phải là người bạn XHCN của thời xưa, khi Liên Xô chưa
sụp đổ, cái thời “vô sản các nước đoàn kết lại”. Mô hình hệ thống chính
trị của Việt Nam là bản sao nhỏ của Trung Cộng, hai chế độ kết hợp và
cùng lợi dụng lẫn nhau.
Vấn đề biển đảo Việt Nam bị xâm lược và chiếm đóng, hoàn toàn trái với
luật pháp quốc tế đã thực sự bị nhà chức trách cố ý lãng quên. Trong một
bài giảng về biển Ðông của Trần Ðăng Thanh, đại tá, phó giáo sư, tiến
sĩ, giảng viên Học Viện Chính Trị thuộc Bộ Quốc Phòng, cho lãnh đạo các
đảng ủy khối, lãnh đạo đảng, tuyên giáo, công tác chính trị, quản lý
sinh viên, đoàn, hội thanh niên các trường đại học-cao đẳng Hà Nội, còn
biện luận phải đền đáp ơn nghĩa với Trung Cộng.
Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, đã chỉ ra rằng:
“Trung Quốc liên tục hành động ngang ngược, nhưng phía ta cứ quỵ lụy,
nín nhịn, không dám làm gì mất lòng họ, mỗi khi có cuộc gặp hai bên bất
cứ ở cấp nào, phía ta còn nói những lời tốt đẹp để lấy lòng họ. Càng thế
họ càng lấn tới.”
“Tháng Hai 1979, Ðặng Tiểu Bình huy động 60 vạn quân giết hại đồng bào
ta, tàn phá các tỉnh biên giới nước ta, còn ơn huệ nỗi gì? Trong kháng
chiến họ có giúp ta khá nhiều thật. Họ chiếm của ta cao điểm 1509, ăn
của ta một nửa thác Bản Giốc, đất bằng một tỉnh Thái Bình chưa đủ trả nợ
sao?”
“Trước kia họ giúp, ta nợ họ về vật chất, tiền tài. Tháng Hai 1979, họ
nợ máu đối với đồng bào ta, họ sẽ trả bằng gì? Bây giờ mà có quan chức
nhà nước còn nói biết ơn là nịnh họ không phải lối và vô cảm với máu
xương của đồng bào mình bị tàn sát Tháng Hai 1979.”
Nhà cầm quyền đã cố tình lãng quên Hải Chiến Hoàng Sa 19 Tháng Giêng
1974; hàng ngàn nấm mồ của những người đã bỏ xương máu vì tổ quốc bị ghẻ
lạnh, không hương khói trong ngày 17 Tháng Hai; và ngày 14 Tháng Ba
1988, linh hồn của 64 chiến sĩ đã bị thảm sát trong cuộc tấn công xâm
lược dã man, tàn bạo, cũng bất hạnh với nỗi đau và cay đắng trong yên
lặng.
Nhưng đây là những ngày quan trọng đối với đất nước, là những khoảng
khắc thời gian ghi tạc rằng lãnh thổ của đất nước bị Trung Cộng chiếm
đóng, sẽ không bao giờ bị xóa trong bộ nhớ, dù có thế lực đang cầm quyền
đã cố làm sai lệch lịch sử.
Lê Diễn Ðức
(Người Việt)
Sự mong muốn trở lại Cam Ranh của Nga
Chuyến viếng thăm vịnh Cam Ranh đầu Tháng Ba vừa qua của Bộ Trưởng Quốc
Phòng Nga Sergei Shoigu đã dấy lên nhiều dự đoán của các cơ quan truyền
thông và quan sát viên quốc tế về địa danh nổi tiếng thế giới này.
Người ta tin rằng, khác với chuyến thăm hồi Tháng Sáu năm ngoái của Bộ
Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Leon Panetta, Bộ Trưởng Shoigu có thể có đề
nghị cụ thể và Nga có những kế hoạch khả thi hơn ở Cam Ranh, tuy vậy sự
trở lại căn cứ này chưa thể xảy ra trong ngắn hạn.
Trên cả ba mặt quân sự, ngoại giao, chính trị, sự trở lại Cam Ranh của Nga thích ứng hơn là Hoa Kỳ.
Chính quyền Obama đã công khai loan báo chiến lược trở lại Á Châu và từ
ba năm qua lời phát biểu của Ngoại Trưởng Hillary Clinton tại hội nghị
ASEAN ở Hà Nội cho thấy Hoa Kỳ coi Biển Ðông không chỉ giới hạn là vấn
đề của khu vực. Mặc dầu một cách chính thức, Hoa Kỳ khẳng định là đứng
ngoài những tranh chấp chủ quyền tại đây, nhưng Trung Quốc rất khó chịu
vì cho rằng Hoa Kỳ đã hỗ trợ các quốc gia Ðông Nam Á trong chủ trương
quốc tế hóa vấn đề này. Trong ý đồ bành trướng của Trung Quốc, nhiều
hành động khiêu khích đã và đang tiếp tục xảy ra trên Biển Ðông, tuy vậy
vẫn còn trong giới hạn thăm dò, cũng như phản ứng của các nước ASEAN -
đặc biệt là Philippines và Việt Nam - vẫn chỉ ở mức độ dè dặt kiềm chế.
Hoa Kỳ trở lại căn cứ Cam Ranh sẽ là một sự kiện bị Trung Quốc xem như
can dự vào khu vực và dẫn đến sự đối đầu trực tiếp mà cả hai phía đều
chưa muốn có. Việt Nam cho dù muốn có sự hiện diện của Hoa Kỳ như một
bảo đảm an ninh, nhưng không thể để Hoa Kỳ đặt căn cứ quân sự, vì thế đã
nhiều lần xác định là sẽ không để Cam Ranh cho bất cứ nước nào sử dụng.
Trong bối cảnh thế giới hiện nay, Hoa Kỳ không có chủ trương phát triển
một hệ thống căn cứ quân sự như thời kỳ Chiến Tranh Lạnh chưa kể hạn
chế về ngân sách sẽ không thích hợp với những phí tổn để xây dựng căn cứ
tiếp liệu khổng lồ ở Cam Ranh như trong chiến tranh Việt Nam.
|
Chiến hạm Hải Quân Nga thuộc hạm đội Bắc Hải diễn hành trên sông Neva,
thành phố St. Petersburg. (Hình: Kirill Kudryavtsev/AFP/Getty Images) |
Vịnh Cam Ranh cũng không phải là một căn cứ tối cần thiết để Hải Quân
Hoa Kỳ hiện diện trong Biển Ðông. Có thể trở lại với căn cứ Subic ở
Philippines, trong chừng mực nào đó dễ dàng hơn, ít tốn kém và hiệu quả
hơn, bảo đảm được sự phòng thủ an toàn mà không bị lôi cuốn vào các hệ
quả ngoài ý muốn. Hơn nữa với các căn cứ ở Nhật, Guam và phương tiện hậu
cần đặt tại Singapore, hạm đội Hoa Kỳ với hàng không mẫu hạm và tiềm
thủy đĩnh nguyên tử là hai lực lượng căn bản, có thừa đủ sức mạnh để
hoạt động hữu hiệu trên toàn thể khu vực tây Thái Bình Dương qua tới
Ðông Ấn Ðộ Dương.
Sau khi Liên Xô tan rã đầu thập niên 1990, nước Nga lui xuống thành một
cường quốc hàng nhì cho tới gần đây chính quyền của Tổng Thống Vladimir
Putin mới đang có hoài bão tái lập phần nào ngôi vị cũ. Trên bước đường
tiến dần đến mục tiêu này, trong hiện tại Nga muốn giữ quan hệ êm ả với
cả Hoa Kỳ và Trung Quốc, không đứng về bên nào nếu hai nước kia có tranh
chấp. Vì vậy ngay tức thời Nga trở lại gắn bó quá mức với Việt Nam thì
không gây khó khăn gì với Hoa Kỳ nhưng sẽ làm Trung Quốc hoài nghi.
Mối quan hệ Việt Nam với Nga ngày nay khác với Liên Xô trước kia, không
có ràng buộc quan điểm ý thức hệ hay nợ nần về viện trợ. Việt Nam cũng
không có ám ảnh của tranh chấp xung đột quá khứ hay hiện tại như với Hoa
Kỳ và Trung Quốc. Trên mặt tinh thần, quan hệ hữu nghị với Nga của nhà
cầm quyền đương thời tại Việt Nam có đủ điều kiện thuận lợi để phát
triển và hai nước đều đang tìm cách tăng cường bang giao trên nhiều mặt.
Tổng Thống Vladimir Putin và Thủ Tướng Dmitri Medvedev đều đã qua thăm
Việt Nam. Ngược lại Chủ tịch nhà nước Trương Tấn Sang, tổng bí thư đảng
Cộng Sản Việt Nam cũng đã đến Nga trong mấy tháng gần đây. Ðài Tiếng Nói
nước Nga loan tin hôm 11 Tháng Ba, Thủ Tướng Dmitri Medvedev và Chủ
Tịch Hội Ðồng Liên Bang Valentina Matviyenko đã gặp Chủ Tịch Quốc Hội
Nguyễn Sinh Hùng tại Moscow. Bản tin cho biết hai bên đã thảo luận về
triển vọng hợp tác kinh tế và khẳng định tính chất chiến lược của mối
quan hệ Nga-Việt. Theo đài này, việc suy giảm trầm trọng kim ngạch và sự
khiếm khuyết những dự án liên doanh tiềm năng sau sự sụp đổ của Liên
Bang Xô Viết nay đã đi vào quá khứ và hai bên sẽ gia tăng hợp tác về
kinh tế, thương mại, năng lượng cùng những khía cạnh chủ chốt của các
vấn đề quốc tế. Ðài này dẫn lời của nhà phân tích chính trị Alexei
Vlasov nhận định rằng, “Việt Nam là đối tác tốt nhất trên quan điểm bước
ra thị trường khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.”
Với tất cả những động thái ấy, tiềm năng Nga trở lại căn cứ Cam Ranh có
thể là một thực tế, chỉ còn lại vấn đề thời điểm. Việc này có lợi cho
Nga đang cần một đầu cầu quân sự và kinh tế ở Ðông Nam Á, trong khi đó
Việt Nam sẽ có được một đối trọng trong sự đương đầu với bất cứ ý đồ nào
của Trung Quốc. Sự hiện diện của Nga ở Cam Ranh sẽ giúp gia tăng ý
nghĩa cho nguyên tắc tự do giao thông hàng hải trên Biển Ðông mà Hoa Kỳ
vẫn luôn luôn nhấn mạnh.
Theo thỏa hiệp năm 1979 ký với Việt Nam, Liên Xô được thuê Cam Ranh
trong 25 năm. Trong 10 năm đầu căn cứ đã được mở rộng thành một căn cứ
Hải quân và Không quân quan trọng, tuy nhiên trên mặt chính thức Liên Xô
và Việt Nam đều phủ nhận sự hiện diện quân sự này. Từ 1990, Nga bắt đầu
triệt thoái khỏi Cam Ranh và chỉ còn giữ nơi đây làm một căn cứ do thám
điện tử, theo dõi các liên lạc vô tuyến trong vùng Ðông Á. Sau đó Việt
Nam đòi Nga phải trả mỗi năm $200 triệu nếu muốn tiếp tục sử dụng căn cứ
này, Nga không đồng ý với giá thuê và ngày 2 Tháng Năm năm 2002 lá cờ
Nga được hạ xuống lần cuối cùng.
Bạch thư của Bộ Quốc Phòng Việt Nam tuyên bố chính sách “3 không” năm
2004 và tái xác định năm 2009: không tham gia một liên minh quân sự nào,
không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ, không tham gia
hoạt động quân sự sử dụng hay đe dọa vũ lực với nước khác.
Giáo Sư Carlyle Thayer, Học Viện Quốc Phòng Australia, do đó không tin
rằng Nga sẽ được phép trở lại thành lập căn cứ ở vịnh Cam Ranh. Từ đầu
thập niên 2000, Hoa Kỳ đã thương lượng với Việt Nam mở cửa Cam Ranh cho
các chiến hạm ngoại quốc ghé cảng. Ngày 31 Tháng Mười, 2010, Thủ Tướng
Nguyễn Tấn Dũng loan báo Cam Ranh sẽ mở cho tất cả mọi chiến hạm nước
ngoài, tàu nổi cũng như tàu ngầm, sử dụng từ 2014 sau khi hoàn thành xây
dựng một cơ sở sửa chữa vời sự cố vấn kỹ thuật của Nga.
Hiện nay Cam Ranh là căn cứ Hải quân quan trọng nhất của Việt Nam với Lữ
Ðoàn Hải Quân 162 đóng tại đây. Lữ đoàn này được trang bị những chiến
hạm hiện đại nhất như khinh hạm 2,100 tấn Gepard 3.9 (hai chiến hạm Ðinh
Tiên Hoàng HQ-011 và Lý Thái Tổ HQ-012), các loại hộ tống hạm gắn hỏa
tiễn và tàu tuần tra cao tốc Svetlyak - tất cả đều do Nga chế tạo.
Những nhận định dè dặt cho rằng chuyến thăm viếng Cam Ranh đầu Tháng Ba
của Bộ Trưởng Shoigu có mục đích chính là kiểm tra tiến độ thi công căn
cứ tàu ngầm Kilo do các chuyên viên Nga hướng dẫn. Cũng có thể là với
nhãn quan quân sự, Tướng Shoigu muốn thị sát tận mắt về giá trị chiến
lược của vịnh Cam Ranh mà Thủ Tướng Medvedev đã xác nhận là Nga và Việt
Nam đang “thảo luận nghiêm túc” việc sử dụng chung. Mikhail Denisov, phó
trưởng ban tiếng Nga của BBC cho rằng, “Chắc chắn nhất là hai bên đang
thảo luận về những hợp đồng mua bán vũ khí mới, chẳng hạn sau khi giao
hàng đủ 6 tàu ngầm Kilo máy diesel, rất có thể Nga còn muốn bán cho Việt
Nam tàu ngầm nguyên tử” vì “trong bối cảnh tình hình Biển Ðông ngày
càng phức tạp, Việt Nam rất cần nâng cao khả năng Hải quân sau khi đã
đạt tới trình độ là nước ASEAN có lực lượng tàu ngầm mạnh nhất.”
Về phía Nga, căn cứ trong vùng Ðông Nam Á là điều mong muốn và nhu cầu
từ lâu của Hải quân nước họ. Sau Chiến Tranh Lạnh, Hải Quân Nga không đủ
ngân sách để phát triển nên các chiến hạm của họ hầu hết đã lỗi thời,
ngoại trừ một số ít khu trục hạm và tàu ngầm nguyên tử mới. Có thể rằng
Trung Quốc đã vượt qua Nga về số chiến hạm, tuy nhiên Hải Quân Nga vẫn
còn được coi là đứng hàng thứ nhì sau Hoa Kỳ.
Nga có khoảng 250 chiến hạm lớn nhỏ, không kể thủy đội trong vùng biển
nội hải Caspian, chia thành 4 hạm đội: Biển Bắc, Baltic, Hắc Hải và Thái
Bình Dương. Ðiểm đáng chú ý là với một lãnh thổ rộng lớn nhất thế giới,
Hải Quân Nga bị phân tán ra những khu vực rất xa nhau. Hơn nữa hầu hết
các hạm đội Nga đều dễ dàng bị chặn đường ra đại dương bởi phải đi qua
những vùng biển hẹp, từ Hắc Hải, Baltic cho đến cảng Vladivostok, căn cứ
của hạm đội Thái Bình Dương.
Vịnh Cam Ranh vừa là một địa điểm chiến lược quan trọng ở Ðông Nam Á và
Thái Bình Dương, vừa là một căn cứ tiếp liệu cần thiết cho hoạt động của
Hải Quân Nga. Trong lịch sử hơn 100 năm trước đây, trong cuộc chiến
tranh Nga-Nhật 1904-1905, hạm đội Baltic được điều động để tăng cường
cho lực lượng Hải quân ở Viễn Ðông đã phải trải qua một cuộc hải trình
dài gần 9 tháng. Một phần do sự mỏi mệt của thủy thủ qua đoạn đường quá
dài như vậy, vì chỉ có một thời gian rất ngắn ghé vào vịnh Cam Ranh, lúc
đó thuộc Pháp, để được tiếp tế than và nghỉ ngơi, hạm đội của Ðô Ðốc
Zinovy Rozhestvensky bị Nhật Bản đánh tan trong trận hải chiến tại eo
biển Ðối Mã.
Sự trở lại với Cam Ranh lần thứ ba, nếu có được, thì cũng đáng xem là
tình cờ lịch sử của người Nga đối với vịnh thiên nhiên, một cảng nước
sâu đẹp hàng đầu trên thế giới này. Từ mấy năm gần đây, dân Nga đã là
thành phần du khách đông đảo nhất đến miền bờ biển miền Nam Trung Phần.
Phi trường Cam Ranh bây giờ thuộc thành phố Nha Trang, hiện là phi
trường quốc tế duy nhất tại Việt Nam có các chuyến bay thẳng nối liền
với Vladivostok, Moscow và Almaty của Kazakhstan. Và các quân nhân Nga
chắc chắn sẽ không cảm thấy Cam Ranh là nơi xa lạ đối với họ.
Hà Tường Cát
(Người Việt)
Kim Jong-un có khoảng 4-5 tỉ USD trong tài khoản
Nhà lãnh đạo Bắc
Triều Tiên Kim Jong-un có khoảng 4-5 tỉ USD trong các tài khoản bí mật
gửi tại các ngân hàng của Áo, Trung Quốc, Lichtenstein, Luxembourg, Nga,
Singapore và Thụy Sỹ.
|
Nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un |
Nhật báo Chosun Hàn Quốc ngày 12/3 dẫn
nguồn tin của giới chức tình báo nước này cho hay, nhà lãnh đạo Bắc
Triều Tiên Kim Jong-un có khoảng 4-5 tỉ USD trong các tài khoản bí mật
gửi tại các ngân hàng của Áo, Trung Quốc, Lichtenstein, Luxembourg, Nga,
Singapore và Thụy Sỹ.
Tình báo Mỹ - Hàn đã bắt đầu điều tra theo dõi hơn 200 tài khoản của Bắc
Triều Tiên bắt đầu từ năm 2008 khi ông Lee Myung-bak trở thành Tổng
thống Hàn Quốc.
Sau khi Mỹ đóng băng các tài khoản được cho là của cố Chủ tịch Kim
Jong-il tại ngân hàng Banco Delta Asia ở Ma Cao năm 2005, Bắc Triều Tiên
đã phân tán ngoại tệ thành nhiều khoản gửi tại các ngân hàng khác nhau
với các mật danh tại châu Á, châu Âu và Trung Mỹ.
"Bình Nhưỡng sử dụng các ngân hàng nhỏ thường ít nghiêm ngặt hơn trong
việc sàng lọc các chủ tài khoản của họ hoặc chủ tài khoản sử dụng tên
người nước ngoài, doanh nghiệp", một nguồn tin khác nói với tờ Chosun.
Trước đây lãnh đạo Bắc Triều Tiên thích gửi tiền tại các ngân hàng châu
Âu, nhưng gần đây dường như ông Kim Jong-un thích gửi tiền ở Trung Quốc
hơn.
(GDVN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét