Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

Vụ hối lộ $1 triệu: 'cốc mò, cò xơi,' Vạn Thịnh Phát và Vincom - Kế hoạch xử lý và điều tra Phạm Quý Ngọ - Vụ làm lộ bí mật chắc chắn sẽ được làm triệt để'

Vụ hối lộ $1 triệu: 'cốc mò, cò xơi,' Vạn Thịnh Phát và Vincom

Tập đoàn Vạn Thịnh Phát có vẻ mất toi số tiền lót đường để đón đầu dự án hàng tỉ đô la “biến đổi công năng Cảng Sài Gòn”, trong khi tập đoàn Vincom của tài phiệt Phạm Nhật Vượng trúng mối.
Phối cảnh dự án biến khu vực cảng Sài Gòn ở khu vực Nhà Rồng - Khánh Hội thành một khu đô thị mới cao cấp với trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, chung cư, biệt thự. (Hình: TBKTSG)
Ngày 7/1/2014, ông Dương Chí Dũng khai ở tòa hai lần đưa cho ông thượng tướng Phạm Quý Ngọ, thứ trưởng Bộ Công An, 510,000 USD, đưa 20,000 và một chai rượu quý cho ông đại tá Thanh, cục trưởng Cục Điều Tra Tội Phạm Tham Nhũng, và đưa 10,000 USD biếu ông cục phó tên Sơn của cục này để chạy án cho mình.

Ông Dũng còn khai, trước đó, là đã ôm tới nhà ông Phạm Quý Ngọ 1 triệu đô la lo lót dùm bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát để ông Ngọ đừng cản trở việc làm ăn của bà tại dự án “chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn”.

Sau lời khai đó, Đại diện Viện Kiểm sát thành phố Hà Nội “đề nghị hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố vụ án về hành vi làm lộ bí mật công tác. Đồng thời đề nghị hội đồng xét xử kiến nghị cơ quan tiến hành tố tụng làm rõ số tiền Dương Chí Dũng khai đã đưa cho những người nêu trên, nếu có căn cứ thì xử lý theo pháp luật.”

Lý do nêu ra để mở điều tra là “Lời khai đó phù hợp với cuốn nhật ký mà Dũng đã ghi trong sổ theo dõi hành trình bỏ trốn, phù hợp với lời khai của Vũ Tiến Sơn tại cơ quan điều tra và tại phiên tòa rằng "Dương Tự Trọng đã nói với bị cáo là: “Có sếp to trên bộ Công an bảo lánh đi”.

“Căn cứ vào các quy định và kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử yêu cầu Viện kiểm sát điều tra làm rõ hành vi nhận 510,000 USD để chạy tội cho Dương Chí Dũng trong vụ án Vinalines, hành vi nhận 20 tỉ đồng để được làm dự án chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn của công ty Vạn Thịnh Phát và dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án. Nếu có căn cứ vi phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật.” Báo Một Thế Giới tường thuật.
Bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch Hội đồng Thành viên công ty Vạn Thịnh Phát. (Hình: Zing)
Nếu cuộc điều tra chứng minh được bà Trương Mỹ Lan hối lộ số tiền lớn như thế, bà có thể bị kết án tù đến chung thân. Còn người nhận hối lộ số tiền lớn như ông Phạm Quý Ngọ có thể bị án chung thân đến tử hình. Đây là những số tiền mặt rất lớn không phải dễ dấu đút tại một xó kẹt trong nhà. 

Như chạm phải nọc, trên trang nhà của mình  hôm Thứ Năm 9/1/2014, Công ty một thành viên Cảng Sài Gòn (tức công ty con của Tổng công ty vận tải biển quốc doanh Vinalines), ra một bản thông cáo báo chí thanh minh rằng “Hiện nay công tác thành lập pháp nhân thực hiện đầu tư dự án chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội đã hoàn tất và không có sự tham gia của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trong dự án chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội của Cảng Sài Gòn.”

Bản thông cáo của Cảng Sài Gòn trình bày chi tiết vụ việc như sau:

“Ngày 29/12/2011, Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 2471/TTg-KTN đồng ý cho phép Cảng Sài Gòn thành lập pháp nhân mới để thực hiện dự án đầu tư khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội theo Quyết định số 46/2010/QĐ-TTg.

“Ngày 30/3/2012, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có Nghị quyết số 687/NQ-HHVN, chấp thuận chủ trương cho phép Cảng Sài Gòn thành lập công ty cổ phần thực hiện đầu tư dự án chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội và giao Hội đồng thành viên Cảng Sài Gòn làm đầu mối tìm kiếm đối tác, lập dự án đầu tư và báo cáo Tổng công ty xem xét, quyết định theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 2471/TTg-KTN (thời điểm này ông Dương Chí Dũng - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã thôi chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và chuyển công tác sang Cục Hàng hải Việt Nam từ ngày 06/02/2012).

"Theo chỉ đạo của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tại Nghị quyết số 687/NQ-HHVN ngày 30/3/2012, Cảng Sài Gòn đã đàm phán với các đối tác có nguyện vọng tham gia dự án chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội, trong đó có Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Trong quá trình đàm phán, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã xin rút và không tham gia dự án chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội. Tháng 6/2013, Cảng Sài Gòn đã trình Bộ Giao thông vận tải và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phê duyệt phương án thành lập pháp nhân thực hiện đầu tư dự án chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội và đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật hiện hành.”

Còn đối với lời khai của ông Dương Chí Dũng ở tòa án, Cảng Sài Gòn nói “Cảng Sài Gòn khẳng định đây là mối quan hệ cá nhân giữa ông Dương Chí Dũng và bà Trương Mỹ Lan, hoàn toàn không liên quan và không ảnh hưởng đến việc lựa chọn đối tác tham gia dự án chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội của Cảng Sài Gòn.”

Ông Phạm Nhật Vượng được Forbes bầu chọn là tỉ phú đô la đầu tiên của Việt Nam. (Hình: Getty Images)
* Một triệu đô la đi đâu?Người ta không được biết đích xác ông Dương Chí Dũng cầm tiền của bà Trương Mỹ Lan mang tới nhà ông Phạm Quý Ngọ và thời điểm trước (tức khi ông còn là Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines) hay sau (tức khi đã về làm Cục trưởng Cục Hàng hải ở Bộ Giao Thông Vận Tải).

Bản thông cáo báo chí của Cảng Sài Gòn không nói đối tác “quý nhân” nào đã trúng mánh “dự án chuyển đổi công năng” miếng đất của cảng Sài Gòn (khu vực Nhà Rồng – Khánh Hội) hàng chục ha đất được coi như đất vàng.

Với những chi tiết được tiết lộ thì có vẻ như bà Trương Mỹ Lan đã mất toi số tiền chạy thuốc trước đón đầu dự án và lại còn có thể mang họa.

Theo một bản tin ngày 27/11/2013 của báo Đầu Tư (báo của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư CSVN) thì “Theo kế hoạch, Khu cảng Nhà Rồng và Khánh Hội sẽ chuyển đổi công năng từ kinh doanh cảng biển sang trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng và căn hộ…” Đây là lý do các đại gia tài phiệt địa ốc ở Việt Nam xúm vào ăn có.

Sau nhiều màn giành mối, mặc cả ngầm thế nào đó ở hậu trường, báo Đầu Tư nói “Công ty TNHH Đầu tư phát triển Cảng Sài Gòn và Tập đoàn Vingroup đã cơ bản hoàn tất mọi thỏa thuận trong thương vụ hợp tác: thực hiện dự án chuyển đổi công năng khu vực cảng Nhà Rồng - Khánh Hội (từ kinh doanh cảng biển) thành trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng và căn hộ. Theo hình thức hợp tác này, Công ty TNHH Đầu tư phát triển Cảng Sài Gòn sẽ góp quyền sử dụng đất, còn Vingroup sẽ đầu tư tài chính để thực hiện dự án BT.”

Thế là đã rõ chuyện “cốc mò cò xơi”. Nếu số tiền một triệu đô la của bà Trương Mỹ Lan coi như đổ xuống sông xuống biển, tay tư bản đỏ Phạm Nhật Vượng phải trả giá bao nhiêu lần thì dành được mối cho cái dự án lên hàng tỉ đô la? Những khoản lót đường hay chia phần cho những kẻ gật đầu là bao nhiêu, được mặc cả trước thế nào, chỉ có ma xó may ra mới biết.

Nhưng ít nhất, những dự án lớn như dự án này, tuy chủ đầu tư bề nổi là “Công ty TNHH đầu tư phát triển Cảng Sài Gòn”, ngồi trên đầu nó là tổng công ty Vinalines. Ngồi trên đầu Vinalines là Bộ Giao Thông Vận Tải, ngồi trên đầu Bộ Giao Thông Vận Tải là ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Mà ở Sài Gòn thì lại còn có ông Lê Thanh Hải bí thư thành ủy và các ban bệ cầm quyền của ông.

Theo tin tức, ông Nguyễn Tấn Dũng đòi dùng 20% diện tích đất của cảng Sài Gòn để “xây dựng nhà ở xã hội”, nhưng ông chủ đầu tư Cảng Sài Gòn thì có vẻ sợ không đủ ăn. Các ông đòi cả dự án chỉ dành cho các công trình xây dựng cao cấp mà thôi.

Dự án dời Cảng Sài Gòn tới cảng Hiệp Phước trên sông Soài Rạp đã có từ năm 2005, dự trù hoàn tất năm 2010 nhưng ỳ ạch tới nay vẫn chưa xong vì thiếu vốn đầu tư.

Hồi Tháng 5 năm 2013, cảng Sài Gòn đã tạm dừng thi công cảng Sài Gòn - Hiệp Phước có tổng mức đầu tư 2,735.3 tỉ đồng, sau hơn bốn năm thi công mới chỉ được 38% khối lượng công trình. Một trong những ký do chính đang kẹt là “chưa xây dựng đường D3 nên không có đường cho xe ra vào cảng giao nhận hàng hóa”.

Theo báo Trí Thức Trẻ, ông Huỳnh Văn Cường - phó tổng giám đốc cảng Sài Gòn cho biết, nhà đầu tư (không biết nhà đầu tư nào) sẽ ứng trước vốn 350 tỉ đồng xây dựng đường D3 dài 2.3km cho sáu làn xe, trong đó sẽ xây dựng mới cầu Mương Lớn 2 và Rạch Gộp 2. Dự kiến công trình sẽ khởi công vào tháng 11/2013 và hoàn thành vào giữa năm 2015. Vậy ít ra là cảng mới (Sài Gòn-Hiệp Phước) phải đợi thêm ít nhất một năm rưỡi nữa.

Chuyện “cốc mò cò xơi” có vẻ còn lắm điều hay. 
Tư Ngộ
(Người Việt)

Vụ làm lộ bí mật chắc chắn sẽ được làm triệt để'

Tin tưởng ở quyết tâm của Đảng trong cuộc chiến chống tham nhũng, nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ Nguyễn Đình Hương chắc chắn rằng vụ làm lộ bí mật nhà nước sẽ được làm đến nơi đến chốn.
Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines, vừa có lời khai rúng động về người báo tin cho ông ta chạy trốn trước khi có lệnh khởi tố vụ án, rồi quá trình đưa hối lộ hàng trăm ngàn USD để chạy tội. Lời khai của Dương Chí Dũng đã góp phần dẫn đến một vụ án mới, vụ án "làm lộ bí mật nhà nước".
tham nhũng, làm lộ bí mật, Nguyễn Đình Hương, Vinalines, Dương Chí Dũng
Nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ Nguyễn Đình Hương: Tội làm lộ bí mật quốc gia về vụ án để tội phạm chạy trốn là tội rất lớn. Ảnh: H.Anh

  
Trao đổi với VietNamNet, nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ, nguyên Trưởng Ban Bảo vệ chính trị nội bộ TƯ Nguyễn Đình Hương khẳng định: "Tội làm lộ bí mật quốc gia về vụ án để tội phạm chạy trốn là tội rất lớn, lớn hơn tội nhận hối lộ".

"Cộng thêm nguyên nhân của việc làm lộ bí mật này không phải vì tình cảm gia đình, không phải anh em mà xuất phát từ một cục tiền thì lại càng nghiêm trọng" - ông nhấn mạnh.

Với kinh nghiệm 57 năm làm công tác tổ chức, ông Hương cho rằng từ lời khai của Dương Chí Dũng, nếu xác định có cơ sở thì thông thường quy trình cần phải làm là "hất mũ" - đình chỉ công tác, yêu cầu ngồi tự kiểm điểm. 
 
"Chúng tôi đã chỉ đạo Cơ quan CSĐT làm rõ nguyên nhân ông Dương Chí Dũng bỏ trốn, xem có lộ lọt thông tin hay không . Nếu có thì phải điều tra xử lý theo pháp luật" - Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang trả lời tháng 6/2012 trước QH chất vấn của ĐB Đỗ Mạnh Hùng: Tại sao lại để Dương Chí Dũng trốn thoát trước thời điểm tạm giam?   
 
Pháp luật trọng chứng hơn trọng cung, thì trước hết phải đình chỉ công tác mới mong quần chúng đứng lên tố cáo cung cấp bằng chứng. Đây chính là điều mà Chủ tịch TQ Tập Cận Bình làm. Bởi như đúc kết của ông Nguyễn Đình Hương, có 3 tội không ai chịu nhận bao giờ mà luôn chối tới cùng: tội phản bội, tham nhũng và quan hệ nam nữ.

Bước thứ hai, theo kinh nghiệm của ông Hương, là phải lập ban chuyên án để điều tra. Thành viên ban chuyên án đến từ các cơ quan: thanh tra, kiểm sát, ban nội chính... Với thành phần như vậy sẽ không ai "chạy" được án.

Việc thứ ba, đó là phải điều tra tài sản. "Lập ban chuyên án là ra hết", ông Nguyễn Đình Hương nhận định.
"Đảng ta nêu rõ trong đấu tranh chống tham nhũng thì không có vùng cấm. Bộ Chính trị rất quyết tâm trong cuộc chiến này, không làm không được, không làm sẽ có sự chất vấn trong Quốc hội, không làm sẽ có sự chất vấn trong Trung ương, không làm sẽ có sự chất vấn trong nhân dân. Với tinh thần đó, tôi tin chắc là vụ này sẽ được làm triệt để, nhằm củng cố lòng tin của nhân dân", nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ khẳng định.
Đ.Tấn - H.Anh ghi
  (VNN)

Kế hoạch xử lý và điều tra Phạm Quý Ngọ


 (Đề xuất cho Ban chuyên án – phần 1)

Giám sát chặt chẽ Phạm Quý Ngọ.

a.      Do Ngọ đang nghỉ chữa bệnh nên sẽ có chế độ chăm sóc đặc biệt về y tế và bảo vệ đối với Ngọ. Lựa chọn các bác sỹ y tế, bảo vệ không phải là người quen, thân tín của Ngọ mà là người ban chuyên án (“BCA”) tin cậy, có trách nhiệm báo cáo với BCA. Yêu cầu Ngọ chỉ sử dụng một điện thoại, không được sử dụng sim rác, báo cho Ngọ biết (không báo Ngọ cũng biết) toàn bộ các cuộc điện thoại đi và đến đều được ghi âm. Trong khu vực Ngọ nghỉ đều được gắn camera 24/24h quan sát.

b.      Trong trường hợp chưa áp dụng biện pháp giám sát a trên, có động thái “mật báo” cho Ngọ biết có nhiều thế lực “thù địch” nên Ngọ phải cẩn thận về ăn uống, trao đổi qua điện thoại, gặp gỡ, kể cả những kẻ quen biết với Ngọ nên BCA có trách nhiệm đối với Ngọ. Trường hợp Ngọ yêu cầu BCA bảo vệ thì áp dụng biện pháp a trên.
2.      Phối hợp với các cơ quan thẩm quyền của Bộ Công an, của Đảng, yêu cầu Ngọ làm những bản tường trình, kiểm điểm sau:
a.      Bản tường trình của Ngọ về tài sản, thu nhập của Ngọ và gia đình từ năm 2006 đến nay (kể từ thời điểm Ngọ chuyển công tác từ Thái Bình lên Bộ Công an). Đặc biệt Ngọ cần giải thích đã mua mấy căn hộ tại khu chung cư cao cấp Pacific Palace và một số bất động sản cao cấp ở nơi khác. Trong trường hợp Ngọ khai không mua mà do người khác biếu tặng hoặc cho ở nhờ, cần làm rõ mối quan hệ của những người đó với Ngọ. Cần thiết phải yêu cầu những người đó giải trình nguồn thu của họ và tại sao họ biếu Ngọ, cho Ngọ ở nhờ. Cần tìm hiểu doanh nghiệp của những người này (nếu có) để xem họ có lợi nhuận bao nhiêu, nộp thuế bao nhiêu mà lại đủ tiền làm từ thiện cho Ngọ? Kiểm tra những biên lai, chứng từ ai đã nộp tiền mua và duy trì những bất động sản cao cấp trên (kiểm tra thông tin bồ của Dương Chí Dũng có liên quan). Thu thập các bản kê khai tài sản thu nhập của Ngọ và những người nhà của Ngọ (thuộc đối tượng kê khai theo pháp luật).
b.      Bản tường trình của Ngọ về quan hệ với Dương Chí Dũng (cùng Vinalines) và Dương Tự Trọng, phải nói rõ:
-         Có quan hệ thân thiết, làm ăn, riêng tư với Dũng (cùng Vinalines), Trọng trước ngày 29/4/2012 hay không ?
-         Nếu Ngọ nhận có quan hệ thân thiết với Dũng và Vinalines, Ngọ đã thông báo với cấp trên chưa?
-         Từ ngày 29/4 đến 17/5/2012 Ngọ đã gặp và liên lạc với Dũng như thế nào, đã sử dụng số điện thoại nào, có sim rác không?
-         Ngày 29/4 có ở Tuần Châu, Quảng Ninh không? Có tiếp Dũng và vợ Dũng (như lời khai của Dũng và vợ tại tòa) không? Nếu tiếp, có bàn  về nội dung chuyên án Vinalines không?
-         Ngày 2/5, 6/5 và 13/5/2012 có tiếp Dũng tại nhà Ngọ ở Pacific không? Nếu có thì hai bên nói về những nội dung gì, có nội dung liên quan đến chuyên án Vinalines không? Trong tối 13/5 có nghe điện thoại của vị lãnh đạo nào (như lời Dũng khai tại tòa) không? Nếu có tiếp Dũng, đã báo cáo cấp trên chưa khi Dũng bỏ trốn?
-         Ngày 17/5 Ngọ có đi công tác ở ngoài Hà Nội về, qua sân bay Nội Bài? Buổi chiều cùng ngày có tham gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp của Ban chỉ đạo chống tham nhũng không? Sau buổi chiều có gọi điện thoại với ai (kể cả sim rác)?
-         Với tư cách điều tra viên có kinh nghiệm, Ngọ cần giải thích nếu lịch trình của Ngọ đúng như Dũng khai tại Tòa, tại sao Dũng biết lịch trình đó?
-         Tự kiểm điểm về việc Trưởng ban chuyên án tiếp đối tượng tại nhà riêng nhiều lần (nếu có). Có vi phạm gì không? 
3.      Triệu tập một số người có dấu hiệu chiếm đoạt hoặc tiết lộ bí mật trong chuyên án Vinalines
a.      Triệu tập ông Hoàng Kông Tư – Thủ tưởng Cơ quan An ninh điều tra, yêu cầu giải thích ngày 8/1/2014 (tại thời điểm Tòa án khởi tố vụ án làm tiết lộ bí mật công tác) đã thông tin cho báo chí về việc cơ quan điều tra đã xác minh list điện thoại của ông Phạm Quý Ngọ nhưng không thấy những cuộc trao đổi giữa Dũng và ông Ngọ như Dương Chí Dũng khai báo.  Theo điều 103 Bộ luật Tố tụng Hình sự, lời khai của Dũng tố Ngọ tiết lộ bí mật và nhận hối lộ được coi là tố giác, tin báo về tội phạm. Khi nhận được tin tố giác, tin báo, cơ quan điều tra được quyền kiểm tra, xác minh và quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Vậy Cơ quan An ninh điều tra đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự chưa khi cho rằng lời tố của Dũng chưa đủ căn cứ? Nếu chưa ra quyết định không khởi tố phải giải thích tại sao? Nếu chưa ra quyết định này, tại sao lại thông tin với báo chí về việc đã xác minh list điện thoại để cho rằng không có trao đổi giữa Ngọ và Dũng. Yêu cầu ông Hoàng Kông Tư giải trình xem có sai phạm gì không khi chưa ra quyết định khởi tốthông tin cho báo chí về việc xác minh các cuộc gọi giữa Ngọ và Dũng. Trường hợp có dấu hiệu tiết lộ bí mật (thông tin xác minh, điều tra chưa được công bố), cần xem xét trách nhiệm người đã tiết lộ. 
b.      Ông Nguyễn Như Phong – Tổng biên tập báo Petrotimes đã viết bài báo ngày 9/01/2014: trước phiên tòa 7 ngày, đã gọi điện cho Ngọ hỏi về khả năng Dũng sẽ khai ra tình tiết đưa hối lộ 500.000 USD cho Ngọ trước tòa. Ông Ngọ bình thản nói: “Kệ nó. Nó muốn khai gì thì khai”. Trước phiên tòa xử Dương Tự Trọng, thông tin này chỉ Cơ quan điều tra biết, chưa công bố công khai, tại sao ông Phong lại biết? Thông tin này có phải là bí mật điều tra không (trước khi Dũng khai tại Tòa) ? Ai đã tiết lộ cho ông Phong? Nếu thông tin này về nguyên tắc thuộc thông tin mật, nhưng ông Phong biết được, cần xem xét trách nhiệm về hành vi chiếm đoạt, mua bán bí mật. Ông Phong phải giải trình cho BCA.
  Tư Mã Phong
(Quê Choa)

Người Buôn Gió - Thư tình Buôn Gió gửi Như Phong

Vừa qua trong khi dư luận dấy như cồn về vụ Dương Chí Dũng khai ra Phạm Quý Ngọ. Gió đã điểm mặt thấy vắng báo CA, QĐ và tờ của đại tá quản lý. Gió hiểu vì sao đại tá không ùa theo không khi hừng hực ấy, bởi vì đại tá ở phía muốn dập tắt cái luồng không khí hừng hực khí thế cách mạng báo chí ấy.
Đại tá Nguyễn Như Phong
Và sau phát lệnh của trung tướng Tư, đại tá bắt đầu múa bút vào cuộc. Bài của đại tá vô lý hay phạm luật đến đâu thiên hạ đều đã phách hết. Nào là 5kg tiền va li khó mang, thiên hạ chỉ cho đại tá thấy ngoài sân bay người ta vác 7 kg nhẹ như lông hồng. Đại tá bảo Ngọ phong thứ trưởng có nghĩa chứng minh Ngọ không phạm tội, người ta hỏi thế ai không được phong là có tội chăng.? Vậy cái ông đại tá cục trưởng gì đó mà Chí Dũng khai ra chắc hẳn là phạm tội nên mới không được phong gì chứ.?
Đấy là chưa kể Phong đã lộ mình đầy sơ hở, Phong huênh hoang kể về 7 ngày trước Phong biết vụ án này thế nào, rồi trước nữa Phong biết thế nào.? Cái giọng văn đầy trịch thượng của Phong, Beo..và các trang mạng DLV vẫn tinh tướng như thánh phán xét về các vụ khác trước đây về những nhà dân chủ, giờ cũng vẫn thế. Cái này thiên hạ cũng đã nói hết cả rồi, Gió cũng không nói lại với Phong nữa.
Nhưng chuyện Phong nói về cái tình, cái nghĩa của Dương Tự Trọng thì ít người nói đến. Đang chuyện pháp luật Phong cho Petrotimes quay ra giở góc tình cảm. Thiên hạ nào cũng né, đúng là chuyện anh em ruột thịt, khó mà trách được. Hôm nay Gió viết thư tình, không phải tình cảm gì với Phong. Xưa nay Phong đứng đầu đám DLV bên kia, Gió ở bên này lề trái, tình nghĩa cái gì cơ chứ?. 
Thư tình ở đây là nói về cái tình trong vụ Dương Tự Trọng. Petrotimes nói tình, Gió cũng hầu chuyện nghĩa tình .
Chuyện anh em ruột thịt, bao che cho nhau là chuyện bình thường. Thật sự ở xã hội phong kiến hay nền văn hóa gia đình đặc thù như dân tộc ta. Chuyện  ruột thịt cứu nhau là đáng nể. Nếu Trọng thẳng băng đem Dũng đi nộp để vẹn chữ công.Thì chẳng phải18 năm sau , đến 180 năm sau người ta sẽ vẫn còn trách Trọng tham công bỏ nghĩa. Gió viết mấy bài  về vụ này, nhưng chưa hề động bút nói gì đến hành động của Trọng cả. Trong tâm của Gió cũng đánh giá cao hành động sẵn sàng bỏ hết mọi thứ để cứu anh mình, cho dù là vi phạm pháp luật nặng nề của Trọng. Nụ cười thanh thản của Trọng trước tòa, chấp nhận ván bài chơi, có thắng có thua , đen thua sạch túi ,nở nụ cười chấp nhận, đúng là nghĩa khí của kẻ dám làm và dám chấp nhận hậu quả. ( có thể dư luận sẽ dấy lên chửi hai chúng ta nào là tình nghĩa gì mà đạp lên pháp luật, cứ kệ họ đã, chúng ta đang nói chữ tình ở đây thì cứ nói cho hết )
Giờ nói đến tiếp cái tình của Trọng, thì cũng phải nói đến ai là kẻ đưa Trọng đến hoàn cảnh trớ trêu này. Nếu Dũng, Trọng không biết tin Dũng bị bắt thì đâu có ngày Trọng phải hầu tòa lãnh án 18 năm. Một con người Dương Tự Trọng vẹn nghĩa tình như Petrotimes nói. Khi biết tin anh mình sẽ bị bắt, lẽ nào quay mặt làm ngơ hoặc đem anh mình đi nộp lấy công. Hoàn cảnh của Trọng và con người tình cảm như Trọng mà Petrotimes đã miêu tả ( nếu đúng ) thì Trọng không có cách nào khác là phải cứu anh mình, dù hậu quả vỡ lở có thế là mất hết cuộc đời. Nhưng Phong tin đi, có thể 18 năm sau người ta quên Dương Tự Trọng vì cứu anh mà phải lâm nạn cửa tòa . Nhưng nếu Trọng đem nộp anh của mình như thời cải cách ruộng đất thì chắc 180 năm sau thiên hạ còn nhớ đến Dương Tự Trọng , tuy nhiên hình ảnh sẽ chát đắng hơn nhiều chứ không phải như bây giờ.
Petrotimes nói đến tình của Trọng, Gió công nhận một cách thật lòng rất nể Trọng, Trọng khó mà làm khác được. Việc Trọng chơi với giang hồ Dũng Bắc Cạn, thiên hạ chê. Gió không chê, bởi Gió hiểu có cảnh sát hình sự nào mà không chơi với giang hồ đâu. Không chơi thì không lấy được tin, không làm được việc. Đấy, nói tình Gió cũng công nhận cái tình một cách rất thẳng thắn.
Nhưng nói thì cũng phải nói hết tình, phải trách kẻ nào báo tin khiến cho Dương Tự Trọng phải vào cảnh khó khăn ấy mới là nói hết tình. Nhưng Petrotimes nói lại không hết, thương Trọng mà thương nửa vời, nếu thương trót Petrotimes phải trách kẻ báo tin, Phong và Petrotimes phải góp phần truy ra kẻ báo tin thì mới phải tấm lòng với Dương Tự Trọng chứ. Đằng này Phong thương Trọng như thế là không hết tình với Trọng, mà Phong thương cảm thế để vẹn tình với kẻ báo tin cho Trọng mà thôi. Bởi thế Phong giở vụ Pmu18 ra để răn đe báo chí. Phong quay cuồng với các chứng cứ để khẳng định Dương Chí Dũng tố cáo oan sai  cho Phạm Quý Ngọ ( trời ơi ! Vì Dương Chí Dũng mà Trọng dấn thân cứ anh phải lao tù, giờ Phong bảo Dương Chí Dũng thế thì quả những lời Petrotimes thương cảm Trọng có phải là nước mắt cá sấu không ?). Phong khẳng định Dũng tố cáo oan sai, Dương Chí Dũng thêm tội. Dương Chí Dũng  đang mong góp phần thành khẩn chuộc tội tử hình chưa xong , nếu như Phong nói thì Dương Chí Dũng hết cơ sống. Ở tù 18 năm , anh trai mình  phải chết, không có cơ hội cứu vì lời cáo buộc của Phong, thử hỏi Trọng sẽ nghĩ thế nào về Nguyễn Như Phong.?
Sẽ hàm ơn Nguyễn Như Phong đã cho Petrotimes khóc thương cảm mình ư.? Hay Dương Tự Trọng sẽ nghiến răng nghĩ đến câu chữ mà Nguyễn Như Phong khoác tội thêm cho anh mình trong một vụ án mới định khởi tố.
Gió nói thế đã suy ngẫm  hết chữ Tình chưa ,Nguyễn Như Phong.?
  Người Buôn Gió
  (Blog Người Buôn Gió) 

Cảng Sài Gòn phản hồi lời khai chấn động

Ông Dương Chí Dũng “không có bất cứ liên quan, ảnh hưởng nào đến việc lựa chọn đối tác thực hiện dự án chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội”.
Đó là khẳng định của Công ty TNHH MTV cảng Sài Gòn (thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - Vinalines) trong công văn gửi các cơ quan báo chí ngày 9-1. Công văn lý giải về mối quan hệ giữa bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (TP HCM), với ông Dương Chí Dũng, nguyên tổng giám đốc Vinalines; cũng như thực hư những lời khai chấn động của ông này tại phiên tòa xét xử vụ Dương Tự Trọng và đồng phạm tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài.

Ông Dũng - bà Lan: “Mối quan hệ cá nhân”

Công văn do ông Huỳnh Văn Cường, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Cảng Sài Gòn, ký nêu rõ: “Đối với lời khai của ông Dương Chí Dũng, là nhân chứng trong vụ án Dương Tự Trọng và đồng phạm “tổ chức người khác trốn đi nước ngoài”, được các phương tiện truyền thông đưa tin trong thời gian qua về mối quan hệ với bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, trong dự án chuyển đổi công năng của khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội, cảng Sài Gòn khẳng định đây là mối quan hệ cá nhân của ông Dương Chí Dũng và bà Trương Mỹ Lan, hoàn toàn không liên quan và không ảnh hưởng đến việc lựa chọn đối tác tham gia dự án chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội”.

Như báo chí đã phản ánh, khai trước phiên tòa xét xử em trai là Dương Tự Trọng, Dương Chí Dũng cho biết đã bỏ trốn nhờ tin mật báo của một vị cán bộ cao cấp Bộ Công an sau những tiêu cực tại Vinalines.

Ngoài việc biếu 500.000 USD để chạy tội, Dương Chí Dũng còn khẳng định vào năm 2010, ông cùng bà Trương Mỹ Lan đã biếu vị cán bộ cấp cao này 20 tỉ đồng (1 triệu USD) để được giúp đỡ thực hiện dự án chuyển đổi công năng ở cảng Sài Gòn.

Vạn Thịnh Phát “tự rút lui”

Theo lãnh đạo cảng Sài Gòn, dự án di dời, chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo từ năm 2005, đến ngày 24-6-2010 thì có quyết định cho phép doanh nghiệp di dời được liên doanh với nhà đầu tư khác thành lập pháp nhân mới làm chủ đầu tư dự án.

Ngày 30-3-2012, Vinalines cho phép cảng Sài Gòn thành lập công ty cổ phần thực hiện đầu tư dự án và làm đầu mối tìm kiếm đối tác, lập dự án đầu tư và báo cáo để tổng công ty quyết định. Theo cảng Sài Gòn, thời điểm này, ông Dương Chí Dũng đã thôi chức chủ tịch hội đồng quản trị Vinalines và chuyển công tác sang Cục Hàng hải Việt Nam (từ ngày 6-1-2012).

Ngày 30-3-2012, cảng Sài Gòn đã đàm phán với các đối tác có nguyện vọng tham gia dự án, trong đó có Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Trong quá trình đàm phán, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã xin rút lui.

Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trước là Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát, ra đời năm 1992, do bà Trương Mỹ Lan làm chủ tịch hội đồng quản trị. Công ty chuyên kinh doanh nhà hàng - khách sạn và bất động sản.

Các công trình lớn như khách sạn thương mại An Đông - Windsor Plaza Hotel, cao ốc căn hộ cao cấp Sherwood Residence... đều thuộc công ty này.

Năm 2007, Vạn Thịnh Phát đã tham gia thành lập các công ty cổ phần có vốn đầu tư lớn là Công ty CP Đầu tư Vạn Thịnh Phát và Công ty CP Đầu tư An Đông, đồng thời hợp tác với Công ty CP Đầu tư Times Square Việt Nam và Công ty CP Tập đoàn Sài Gòn Peninsula để hình thành nên nhóm các công ty liên kết chuyên đầu tư bất động sản. Hiện Vạn Thịnh Phát là một trong những tập đoàn hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản với vốn điều lệ 12.800 tỉ đồng.
Đôn đốc xử nghiêm các vụ tham nhũng

Sáng 9-1, Ban Nội chính Trung ương đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2013, triển khai nhiệm vụ năm 2014.

Năm 2013, Ban Nội chính Trung ương đã theo dõi, đôn đốc cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ xử lý 8 vụ án, 2 vụ việc lớn. Hiện có 3 vụ đã được đưa ra xét xử là vụ tham nhũng ở Công ty Cho thuê tài chính II, vụ Dương Chí Dũng và đồng phạm, vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm.

Ông Nguyễn Bá Thanh - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương - cho rằng dù đạt được những thành tựu bước đầu nhưng các mặt hoạt động của ban chưa đồng đều; chưa chủ động phát hiện, đề xuất ban chỉ đạo xem xét, theo dõi, giám sát những vụ việc mới có dấu hiệu tham nhũng; chưa kịp thời cập nhật những khó khăn, vướng mắc trong việc theo dõi, đôn đốc các vụ án trọng điểm.

Trong năm 2014, ông Nguyễn Bá Thanh đề nghị Ban Nội chính Trung ương cần tập trung theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo xử lý nghiêm minh các vụ án, vụ việc tham nhũng phức tạp nhằm tăng cường, củng cố niềm tin của nhân dân.T.Kim
(Người Lao động)

Vụ lừa đảo 4.000 tỉ đồng: "Giao tiền cho ngân hàng không khác nào giao trứng cho ác”!

TT - Luật sư Trương Thanh Đức, bảo vệ cho Ngân hàng Navibank, thốt lên như vậy trong phần xét hỏi các bị cáo cũng như những người có quyền và nghĩa vụ liên quan tại phiên tòa xét xử vụ lừa đảo 4.000 tỉ đồng ngày 9-1.
Bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như được dẫn giải đến tòa sáng 9-1 - Ảnh: Quang Định

Theo lịch của HĐXX, ngày 9-1 là ngày xét hỏi của viện kiểm sát đối với 23 bị cáo, bị hại và người có quyền lợi liên quan trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền gần 4.000 tỉ đồng.

Tuy nhiên, đại diện viện kiểm sát từ chối xét hỏi các bị cáo với lý do: “HĐXX xét hỏi đủ rồi”. Bởi vậy phần xét hỏi thuộc về các luật sư.

Rất bất ngờ với điều này, luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho bị cáo Võ Anh Tuấn và Phạm Thị Tuyết Anh) cho rằng: “Tôi nghĩ việc đại diện viện kiểm sát hoàn toàn không tham gia thẩm vấn, ngay cả đối với các bị cáo, là một điều hết sức bất ngờ. Có thể do HĐXX đã thẩm vấn kỹ lưỡng, nhưng đối với vụ án được xác định là “đại án”, có nhiều quan điểm trái ngược nhau đánh giá về bản chất vụ án và tội danh của các bị cáo thì việc viện kiểm sát tham gia xét hỏi không chỉ bảo vệ quan điểm nêu trong cáo trạng của Viện KSND tối cao, mà còn thể hiện trách nhiệm của người thực hành quyền công tố trong một phiên tòa công khai”.

VietinBank không nhận trách nhiệm

Là người đầu tiên thực hiện việc xét hỏi các bị cáo cũng như những người có quyền và nghĩa vụ liên quan, luật sư Đặng Ngọc Châu (bảo vệ quyền và lợi ích của Công ty CP chứng khoán Toàn Cầu) hỏi đại diện VietinBank về trách nhiệm của ngân hàng với tài khoản tiền gửi của khách hàng.

Trả lời câu hỏi này, đại diện VietinBank khẳng định mọi quy định về tiền gửi, trách nhiệm của ngân hàng với khách hàng có quy định trong quyết định 1284 của Ngân hàng Nhà nước và nó thuộc trách nhiệm quản lý của khách hàng.

Tuy nhiên, luật sư Nguyễn Minh Tâm (bảo vệ quyền lợi cho Công ty chứng khoán SaigonBank- Berjaya, bị chiếm đoạt 225 tỉ đồng) lại cho rằng đại diện VietinBank nên xem kỹ lại khoản 8, điều 12 của quyết định 1284 quy định về trách nhiệm của ngân hàng. Đây là điều khoản quy định về trách nhiệm của ngân hàng.

Không chỉ có VietinBank trả lời theo hướng không chịu trách nhiệm với tài khoản tiết kiệm, tài khoản tiền gửi của khách hàng mà các bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như và Võ Anh Tuấn cũng nói tiền bạc trong tài khoản của khách hàng thì khách hàng phải có trách nhiệm quản lý.

Bình luận về điều đó, luật sư Trần Minh Hải (bảo vệ quyền lợi cho Công ty chứng khoán Phương Đông) phải thốt lên tại tòa: “Vậy là ngân hàng hay tiệm cầm đồ?”.

Còn luật sư Trương Thanh Đức (bảo vệ cho Ngân hàng Navibank) thì nóng nảy: “Hóa ra giao tiền cho ngân hàng không khác nào giao trứng cho ác”!

Gom hết câu hỏi cho VietinBank trả lời sau

Trước những diễn biến gay gắt tại phiên tòa, chủ tọa phiên tòa quyết định toàn bộ câu hỏi của luật sư đối với đại diện VietinBank sẽ được gom lại và trả lời sau cùng.

Chính quyết định này khiến các luật sư cảm thấy rất thất vọng. Trao đổi với Tuổi Trẻ, luật sư Phan Trung Hoài cho rằng “đây là cách làm chưa có tiền lệ”.

Theo luật sư Hoài, “nếu theo cách thức như HĐXX điều khiển, có thể thuận lợi cho quá trình điều hành phiên tòa, nhưng các luật sư không có điều kiện để đặt những câu hỏi và nhận câu trả lời trực tiếp, công khai, làm bật ra những vấn đề còn mâu thuẫn, chồng chéo, chưa có sự thống nhất, từ đó làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án”.

Luật sư Đặng Ngọc Châu cũng nói việc đối chất liên tục tại phiên tòa khiến vấn đề được nối tiếp, câu trả lời trước là tiền đề cho câu hỏi sau theo logic xét hỏi của pháp luật. Việc HĐXX cho phép đại diện VietinBank không trả lời các luật sư khiến việc xét hỏi chưa hoàn chỉnh, vì luật sư không thể lập luận những câu hỏi dựa trên những câu trả lời.
HOÀNG ĐIỆP
  (Tuổi trẻ)
 

Cả nước có gần 33.000 người bán dâm

Số đối tượng bán dâm có xu hướng gia tăng, tổng số người bán dâm trên cả nước hiện ước tính là 32.788 người (tăng gần 2.800 người so với 2012) song số có hồ sơ quản lý lại giảm mạnh, chỉ còn hơn 9.100 người. 
Đây là con số được đưa ra tại hội nghị trực tuyến toàn quốc Tổng kết công tác phòng, chống AIDS và phòng, chống mại dâm, ma túy năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2014 tổ chức ngày 10-1 tại Hà Nội.
Theo báo cáo của UBQG phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn mại dâm, ma túy, trong năm 2013, tình hình mại dâm có xu hướng diễn biến phức tạp, đối tượng hoạt động ngày càng công khai, xuất hiện trở lại một số tụ điểm mại dâm đường phố, hình thành các đường dây “gái gọi” cao cấp thông qua mạng internet, mại dâm có yếu tố nước ngoài, mại dâm nam, mại dâm đồng giới.
Số đối tượng tham gia hoạt động mại dâm có chiều hướng gia tăng, tổng số người bán dâm ước tính là 32.788 người (tăng gần 2.800 người so với 2012). Tuy nhiên, số có hồ sơ quản lý lại giảm mạnh, chỉ còn hơn 9.100 người.
Tình hình tội phạm liên quan đến mại dâm tăng (chứa mại dâm, môi giới mại dâm) đã được cơ quan công an xử lý năm 2013 là: 1.317 vụ với hơn 5.300 đối tượng (tăng 179 vụ, 557 đối tượng).

Cả nước có gần 33.000 người bán dâm - 1
Gái mại dâm bị bắt giữ (dùng từ "bắt giữ" có chuẩn không nhỉ???)

Số cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện lợi dụng hoạt động kinh doanh để tổ chức hoạt động mại dâm tăng (năm 2012 chỉ chiếm khoảng 5% so với tổng cơ sở thì năm 2013 là 7,6%).
Theo cảnh báo, mại dâm tăng kéo theo các tội phạm chứa chấp, môi giới, dẫn dắt, mua bán người, bắt cóc phụ nữ, trẻ em… diễn biến phức tạp, khó đấu tranh phòng, chống; mại dâm trẻ em, tình trạng bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại có chiều hướng gia tăng rất đáng báo động.
Theo N.Quyết 
  (Người Lao Động)

Giật mình: Nhiều CSGT phải điều trị tâm thần

“Thời gian gần đây có khá nhiều cảnh sát giao thông (CSGT) đến bệnh viện lấy thuốc tâm thần và mời các bác sĩ của bệnh viện về nhà khám liên quan đến áp lực về tâm lý, đau đầu, mất ngủ...”, bác sĩ Lý Trần Tình, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội cho biết.

Trong năm 2013, rất nhiều những vụ việc gây dậy sóng từ các lực lượng CSGT. Đáng chú ý nhất là vụ một chiến sĩ CSGT do bị ức chế, dồn nén tâm lý đã bắn chết cấp trên của mình cùng nhiều chiến sĩ khác bị thương ngày 22/9/2013 ở ngay trạm tuần tra kiểm soát giao thông Suối Tre (thuộc Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an tỉnh Đồng Nai).
Tiếp đến tối 24/9, một vụ TNGT nghiêm trọng xảy ra trên QL1A, thuộc huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam khiến một người thiệt mạng, liên quan đến việc các CSGT làm nhiệm vụ ra hiệu dừng xe. Cũng trong tháng 9, vụ CSGT của tỉnh Thanh Hóa rút súng bắn nhiều phát vào người điều khiển xe máy gây bất bình trong dư luận.
Bác sĩ Lý Trần Tình lo ngại bởi CSGT chưa nhận được sự chia sẻ từ người dân.
Bác sĩ Lý Trần Tình lo ngại bởi CSGT chưa nhận được sự chia sẻ từ người dân.
Hầu hết, những vụ việc nói trên, dư luận đều bày tỏ sự không đồng tình với cách ứng xử của những chiến sĩ CSGT. Và tất nhiên, sau đó có sự sự can thiệp, xử lý nghiêm của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, nó thêm một hồi chuông cảnh báo đối với lực lượng CSGT khi làm nhiệm vụ.
Ở một góc độ khác, nhiều ý kiến bày tỏ các chiến sĩ CSGT luôn cảm thấy bị áp lực, căng thẳng trong công việc và chưa nhận được sự chia sẻ từ người dân. Thực tế, không ít trường hợp phải tìm đến các bệnh viện thâm thần để khám bệnh và lấy thuốc an thần.
Trao đổi với PetroTimes, Trung úy Phùng Ngọc Hiệp, Bí thư chi đoàn Đội CSGT số 3 (Phòng CSGT TP Hà Nội) chia sẻ: “Ngành nào cũng có những áp lực riêng, tuy nhiên CSGT nó có những đặc thù riêng biệt. Những ngày lễ, ngày Tết rồi ngày mưa gió anh em vẫn làm nhiệm vụ kể cả ngày và đêm. Làm tốt thì không sao nhưng có gì chưa đúng là gặp ngay những lời chê trách. Lúc làm nhiệm vụ cũng vậy, khi người dân sai phạm mình nhắc nhở, xử phạt họ nhiều khi còn bị mắng, bị chửi là vô tâm”.
Theo tâm lý chung, người dân đi đường hễ gặp CSGT trong đầu luôn nghĩ bản thân sẽ có thiệt hại nên trong họ có sự phẫn nộ sẵn. Bởi đối với người tham gia giao thông hầu hết ai cũng bị CSGT thổi còi để dừng phương tiện một vài lần và có thể bị phạt. Vì thế mỗi lần đối diện với CSGT hay xảy ra đôi co, tranh cãi. Một số CSGT vì áp lực công việc không kiềm chế được bản thân đã vô ý nảy ra những lời lẽ hơi nặng nề với nhân dân. Vì những lý do đó, nhiều CSGT bị người dân trách nhầm.
Hai chiến sĩ CSGT TP Nam Định phải nhập viện do bị lái xe vi phạm tấn công.
Hai chiến sĩ CSGT TP Nam Định phải nhập viện do bị lái xe vi phạm tấn công.
Thiếu úy Nguyễn Chí Công, chiến sĩ CSGT đội 6 bày tỏ: “Về đặc thù công việc của CSGT thì ai cũng biết, nhiều hôm thức trắng đêm làm nhiệm vụ rồi giải tỏa, cứu hộ đường lúc mưa bão. Có điều, nhiều khi không nhận được sự ủng hộ của người dân nhiều anh em cảm thấy không thực sự được vui mặc dù mình đã cố gắng hết sức.
Ví dụ như gần đây, các đội CSGT đang làm chuyên đề về áp dụng đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em. Nhưng khi kiểm tra những trường hợp phụ huynh không đội mũ bảo hiểm cho các cháu lúc đến trường họ lại bảo: Đi đường bao nhiêu người không đội sao các anh không bắt. Các anh bắt hết họ đi rồi tôi nộp phạt. Thật sự chúng tôi đang gặp phải những áp lực không hề nhỏ trong khi làm nhiệm vụ”.
Trao đổi về vấn đề này, bác sĩ Lý Trần Tình, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội cho rằng: Nghề nào cũng có áp lực riêng và khi xã hội càng phát triển nhanh chóng thì áp lực càng nhiều. Khi ấy, con người không kịp thích nghi nên dễ dẫn tới stress hay trong bệnh lý tâm thần là bệnh rối loạn sự thích ứng. Riêng ở Việt Nam có một số nghề mà đặc biệt là nghề phải tiếp xúc với cộng đồng dân cư, xã hội, tiếp xúc với công chúng như CSGT thì chịu rất nhiều áp lực, bởi vì người ta soi vào từ hành động, suy nghĩ, trang phục, thái độ của người đó.
Trong một cộng đồng như vậy, lại ở một khu vực nóng bỏng, nhạy cảm thì gánh nặng tâm lý, áp lực của CSGT quả thực là rất lớn. Thêm vào đó, họ gần như không có ngày nghỉ, càng những ngày lễ, ngày tết khi mọi người nghỉ thì họ lại phải túc trực làm nhiệm vụ.
Chưa kể đến tai nạn giao thông luôn cận kề với họ, rồi một bộ phận người tham gia giao thông của mình không hiểu biết hết về luật giao thông và giao thông thì theo kiểu lấp chỗ trống, mạnh ai người đó đi, cố thoát khỏi ùn tắc... Những điều đó đã tạo áp lực, ức chế, xung đột rất lớn đối với CSGT.
Vụ CSGT tại tỉnh Thanh Hóa nổ súng bắn người vi phạm giao thông trên đường.
Vụ CSGT tại tỉnh Thanh Hóa nổ súng bắn người vi phạm giao thông trên đường.
Bác sĩ Tình cũng cho hay, trong thời gian vừa qua cũng có khá nhiều cảnh sát giao thông đến bệnh viện và mời các bác sĩ của bệnh viện về nhà khám liên quan đến áp lực về tâm lý, đau đầu, mất ngủ... Tuy nhiên, việc điều trị chủ yếu là ngoại trú còn nằm điều trị nội trú trong bệnh viện thì chưa có. Do vậy, cần có hệ thống trị liệu tâm lý, các nhà tâm lý học dành riêng cho CSGT. Nó sẽ giải quyết rất nhiều thứ về đời sống tâm lý trong xã hội, làm giảm đi rất nhiều xung đột trong cuộc sống, đời sống, xã hội.
“Đối với lực lượng CSGT, như tôi đã phân tích ở trên thì thực sự là rất cần có một hệ thống trị liệu tâm lý riêng cho họ để giúp họ giải toả căng thẳng, áp lực. Bên cạnh đó phải tăng cường sự nghiêm minh của, các cơ quan chức năng cũng cần có những biện pháp đồng bộ từ hướng dẫn luật cho người dân, thiết kế, đặt các biển báo, đèn tín hiệu... hợp lý nhằm giúp đỡ, tạo thuận lợi, tránh quá tải, áp lực, xung đột đối với CSGT khi thực thi công vụ.
Và nếu như không nhận được sự cảm thông, chia sẻ từ xã hội thì e rằng sẽ tiếp tục có nhiều CSGT phải tìm đến bệnh viện tâm thần điều trị do căng thẳng”, bác sĩ Lý Trần Tình nhấn mạnh.
Theo Thảo Phượng Năng lượng mới

Mỹ chỉ trích TQ về Biển Đông

 Trung Quốc đang ngày càng mạnh bạo trong khẳng định chủ quyền
Hoa Kỳ tuyên bố đòi hỏi của Trung Quốc buộc ngư dân nước ngoài đánh bắt ở Biển Đông phải xin phép là 'khiêu khích và nguy hiểm'.
Từ 1/1, các tàu cá và tàu khảo sát nước ngoài hoạt động trong vùng biển mà Trung Quốc đặt dưới quyền quản lý của tỉnh Hải Nam phải xin phép chính quyền tỉnh này, theo quy định mà Trung Quốc đơn phương đưa ra.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki nói tại một cuộc họp báo hôm thứ Năm 9/1: "Việc đưa ra các hạn chế đối với hoạt động ngư nghiệp của các quốc gia khác tại các khu vực tranh chấp của Biển Đông là hành động khiêu khích và có khả năng nguy hiểm".
Bà Psaki nói tiếp: "Trung Quốc chưa đưa ra giải thích nào hay cơ sở nào theo luật quốc tế để minh chứng cho các tuyên bố chủ quyền rộng lớn này".
Người phát ngôn Hoa Kỳ cũng nhắc lại rằng lập trường lâu nay của Mỹ là "tất cả các bên liên quan cần tránh có các hành động đơn phương có thể làm gia tăng căng thằng và cản trở khả năng giải quyết các khác biệt thông qua con đường ngoại giao hay bằng các biện pháp hòa bình khác".
Trước đó, Hoa Kỳ nhiều lần tuyên bố sẽ không đứng về phía nào nhưng ủng hộ tự do hàng hải trong khu vực.
Phản ứng của các bên liên quan
Khu vực mà Trung Quốc đòi tàu cá nước ngoài phải xin phép mới được hoạt động rộng tới 2 triệu km vuông, tức hơn 2/3 diện tích Biển Đông, bao gồm không chỉ các đảo mà còn nhiều tuyến hàng hải cùng các khu vực được cho là có trữ lượng dầu khí lớn.
Tàu cá và tàu khảo sát nước ngoài khi đi vào vùng biển do tỉnh Hải Nam quản lý sẽ phải xin phép.
Quy định này được tỉnh Hải Nam thông qua cuối tháng 11 năm ngoái.
Giới chức Trung Quốc dọa tàu cá nước ngoài hoạt động không phép sẽ bị tịch thu ngư cụ, tài sản và phạt tới 500.000 Nhân dân tệ (83.000 đôla Mỹ).
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez hôm 8/1 nói Manila đang tìm kiếm thêm thông tin về quyết định này.
Trong khi đó, hãng Reuters dẫn lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nói: "Tất cả các hoạt động của nước ngoài trong các vùng biển [mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền] mà không có sự chấp thuận của Việt Nam thì đều là bất hợp pháp và không có cơ sở".
Ngư dân Việt Nam đã nhiều lần than phiền rằng họ bị kiểm ngư Trung Quốc sách nhiễu hoặc cản trở, thậm chí hành hung, khi đánh bắt trong ngư trường truyền thống ở Biển Đông.
(BBC) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét