Ông Phạm Quý Ngọ có cơ lật lại thế cờ hay không?
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an. (Ảnh: Petrotimes.vn) |
Việc ông Dương Chí Dũng khai ra đã hối lộ cho thượng tướng Phạm Quý Ngọ
500 nghìn đô la Mỹ khiến nhiều độc giả rất chú ý quan tâm và có nhiều
bàn luận. Tác giả Hoàng Hùng trong bài viết sau đây phản hồi lại bài
viết của ông Nguyễn Như Phong trên báo Petrotimes.
Mấy ngày hôm nay thấy báo chí đưa tin rầm rộ vụ ông Dương Chí Dũng (DCD)
hối lộ ông thượng tướng Phạm Quý Ngọ (PQN )những 500 nghìn đô la Mỹ.
Nói thật là mình cũng chả quan tâm lắm, âu cũng là " Đậu phụ làng cắn
đậu phụ chùa " mà thôi. Nhưng hôm nay đọc bài báo: Suy ngẫm về lời khai
của Dương Chí Dũng cho Tướng Phạm Quý Ngọ ( Nguyễn Như Phong) *,thấy
nặng mùi bồi bút. Những tưởng Nguyễn Như Phong là một bút danh của một
phóng viên vừa mới vào nghề nhưng hoá ra không phải. Ông ấy là tổng biên
tập báo PETROTIMES và khi là phó tổng biên tập báo An Ninh Thế Giới đã
đeo quân hàm đại tá công an.
"Và việc ông Ngọ vẫn được Chủ tịch nước phong cấp hàm Thượng tướng là
minh chứng rõ nhất cho việc ông không ăn hối lộ của Dương Chí Dũng."
Nguyễn Như Phong (Suy ngẫm về lời khai của Dương Chí Dũng cho Tướng Phạm
Quý Ngọ) Đi vào từng câu trong bài viết cho thấy những lập luận cực kỳ
lỏng lẻo của nó. Đầu tiên thì việc DCD bỏ trốn phải có sự mật báo của
một tay to nào đấy. Ông Thủ tướng vừa ký lệnh cho phép bắt giam, thì
ngay lập tức DCD đã biết để bỏ trốn, nếu ông trưởng ban chuyên án PQN
không báo thì chả nhẽ là đồng chí X? Nếu không phải ông PQN, không phải
đồng chí X,... thì chắc chắn là phải có một ông nào đó cấp cao như các
ông mật báo cho ông DCD.
Vẫn biết rằng việc ông DCD khai ra ông PQN là chưa đủ bằng chứng để kết
tội ông Thượng tướng. Nhưng không thể kết luận được rằng: " việc ông
Ngọ vẫn được Chủ tịch nước phong cấp hàm Thượng tướng là minh chứng rõ
nhất cho việc ông không ăn hối lộ của Dương Chí Dũng." Nếu kết luận hàm
hồ như vậy thì việc ông DCD được Thủ tướng cho giữ chức vụ Cục trưởng
Cục Hàng hải Việt Nam , sau khi thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản
trị Vinalines, là một minh chứng cho ông ta không có tội hay sao? Nực
cười hơn nữa là bài báo viết:" Nhưng họ không hiểu rằng, ông Phạm Quý
Ngọ khi ấy là Trưởng ban Chuyên án Vinalines, là người đề xuất các biện
pháp nghiệp vụ đặc biệt để giám sát Dương Chí Dũng, đảm bảo nhất cử
nhất động của Dũng đều được biết. ".
Nhất cử, nhất động mà để ông DCD trốn ra nước ngoài rồi phải tốn bao
nhiêu công sức mới bắt được lại ông ta ( nghe đồn là do phía An Ninh
Quân Đội - TC 2 đưa từ Campuchia về ). Bài báo còn viết: " Xách một túi
tiền nặng 5kg không phải là chuyện đùa. Hơn thế nữa lại ngang nhiên
mang đến nhà riêng Thứ trưởng Bộ Công an, thì xem ra tình huống này có
vẻ trinh thám lắm!". Trời đất! Ông DCD có phải đứa trẻ lên 3 đâu mà
không xách nổi cái túi nặng 5 kg. Để rồi xem phe nào thắng phe nào
thôi. Chứ muốn điều tra thì có khó gì đâu, ông DCD khai là đến nhà
riêng của ông PQN đưa tiền. Mà nhà riêng của ông thượng tướng này ở toà
nhà chung cư hiện đại Facific, có gắn hệ thống camera. Xem lại lịch sử
cái ngày ông DCD đưa tiền, nếu nó bình thường mà không thấy ông Dũng
đến cầm cái túi nào thì là ông Ngọ vô tội.
Còn nếu như đã bị tẩy xoá, hoặc vì lý do kỹ thuật ngày đó máy quay bị
hỏng như cái máy soi hàng ở Tân Sơn Nhất đúng ngày 600 bánh ma tuý đi
qua, thì là có vấn đề. Đấy là nói thế thôi chứ Nữ Thần Công Lý của Việt
Nam là một người sáng mắt, sáng lòng, Nữ Thần còn phải nhìn vào xem ai
thắng ai, rồi mới phán quyết được. Chỉ riêng cái việc có bắt giam ông
Dương Chí Dũng hay không? Mà cũng phải đợi vào quyết định của ông Thủ
tướng thì chúng ta đã thấy luật pháp Việt Nam nó nghiêm minh như thế
nào rồi!
Chả nhẽ ông Thủ Tướng không đồng ý thì luật pháp không làm gì được
những quan chức cấp cao vi phạm pháp luật hay sao? Quay trở lại bài báo
này thì Nguyễn Như Phong chắc chắn muốn đánh bạc cuối đời của mình vào
bài báo này rồi. Khả năng lật ngược ván cờ của ông Phạm Quý Ngọ là có
thể xẩy ra như vụ ông tướng công an Cao Ngọc Oánh. Nói chung ở Việt Nam
là cái gì cũng có thể xẩy ra, đừng có ai bất ngờ vì bất cứ điều gì
cả.
Tác giả: Hoàng Hùng (bài viết cho Vietinfo) ((vietinfo.eu)
Kami - Làm rõ tội danh của ông Phạm Qúý Ngọ không khó?
Lâu lắm người dân mới được một phen hả hê trên nỗi đau ê chề của nhà nước.
Những
ngày này bất cứ tin tức nào cũng không hấp dẫn bằng tin tức liên quan
đến lời khai trước tòa của ông Dương Chí Dũng, về khoản tiền khoản tiền
1,5 triệu USD. Điều mà ông Dương Chí Dũng khẳng định rằng đã đưa cho ông
Phạm Qúy Ngọ - Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an với tư cách Trưởng
ban Chuyên án Vinalines. Ông Ngọ là người có tên bị Dương Chí Dũng khai
đích danh là nhân vật gọi điện thông báo lệnh bắt đối với Dương Chí Dũng
đã được phê chuẩn kèm theo lời nhắn nhủ "Chú nên lánh đi".
Thông tin này được loan truyền nhanh như chớp,
cũng chỉ ít giờ sau trên trang VnExpress đã cho đăng tải băng ghi âm lời
phản ứng của ông Phạm Qúy Ngọ khẳng định mình vô can. Không chỉ thế vị
Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an còn thách thức đưa ra những bằng
chứng mà theo ông là vu khống bịa đặt. Ít lâu sau lần lượt xuất hiện các
thông tin của người có trách nhiệm từ Bộ Công an, Trung tướng Hoàng
Kông Tư khẳng định thông tin này không phải lần đầu, mà trước đó sau khi
bị bắt ở Campuchia ít nhất đã hai lần Dương Chí Dũng đã cung cấp lời
khai trên và đã một lần xin rút lại lời khai đồng thời xin lỗi ông Phạm
Qúy Ngọ. Ngay tại thời điểm đó thông tin này đã được báo cáo lên lãnh
đạo của Đảng và Nhà nước. Và các cơ quan chức năng của Đảng, Bộ Công an…
cũng đã vào cuộc, xem xét hết sức cẩn trọng và thấy rằng không đủ bằng
chứng. Và cả việc nhà báo Nguyễn Như Phong khẳng định sự vô tội của ông
Phạm Qúy Ngọ với bằng chứng ông Ngọ vẫn được Chủ tịch nước phong cấp hàm
Thượng tướng là minh chứng rõ nhất cho sự trong sạch của ông Phạm Qúy
Ngọ (!?)
Điều đó cho thấy việc tìm các bằng chứng kết tội
ông Ngọ ví như việc tìm kim đáy bể. Nhân chứng không, vật chứng không
kể cả cái list các cuộc điện đàm của ông Ngọ cũng không hề có các cuộc
gọi của Dương Chí Dũng. Vì có làm sao được khi người trưởng ban chuyên
án Vinalines đã cẩn thận nhắc ông Dương Chí Dũng phải dùng simcard rắc
để gọi vào một simcard rác của ông ta.
Bắt đầu từ việc Dương Chí Dũng khi là Chủ tịch
Hội đồng quản trị Vinalines cùng đồng bọn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn
trong việc mua thiết bị ụ nổi không còn giá trị sử dụng của nước ngoài
với giá đắt hơn thực tế nhiều triệu USD để chia nhau. Theo Cáo trạng thì
bản thân Dương Chí Dũng đã được chia 10 tỷ VNĐ (khoảng 500 ngàn USD),
cho dù riêng cáo buộc tham ô tài sản 10 tỷ đồng, ông Dũng nói trước tòa:
"Đến chết cũng không nhận". Không lẽ kẻ như Dương Chí Dũng đã bị oan?
Nếu giả sử Bộ Chính trị cho rằng chi tiết Dương
Chí Dũng được chia trong vụ mua ụ nổi 500 ngàn USD và để chạy vụ án này,
bằng cách đưa cho Trưởng ban Chuyên án Vinalines, ông Phạm Qúy Ngọ tới
510 ngàn USD để đổi lại bằng sự giúp đỡ thì mọi việc sẽ đơn giản không
gì quan trọng. Thì vụ án có thể được cho khoanh vùng và để xử lý nội bộ
theo truyền thống. Bởi thà như thế chứ không thể mang một chuyện tày
đình , một các bộ cao cấp nhận hối lộ tới nửa triệu USD như vậy từ miệng
của một kẻ tử tù, có tên Dương Chí Dũng. Nguy hiểm hơn, thông tin này
được báo chí thu âm, chụp ảnh và phát tán công khai thông qua các cơ
quan truyền thông của nhà nước. Không lẽ tự nhà nước bôi xấu đảng và
chính quyền?
Thực ra vụ việc này có lẽ đã được Ban Nội chính
TW của ông Nguyễn Bá Thanh nghiên cứ kỹ và triệt để khai thác. Trên
tinh thần chấp nhận ít nhiều sự mất uy tín của phía chính quyền để tìm
ra bằng chứng trói tội kẻ đứng đầu dung túng nhóm lợi ích lộng hành
trong việc trục lợi tài. Vấn đề sẽ là ở chỗ trong số hơn 1,5 triệu USD
mà Dương Chí Dũng đưa cho Thượng tướng Phạm Qúy Ngọ trong đó có 1 triệu
USD của bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát
(TP.HCM) gửi cho ông Phạm Qúy Ngọ để tập đoàn Vạn Thịnh Phát do bà Lan
làm chủ tịch được thực hiện dự án chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn. Mà
thực chất là vụ áp phe để thao túng và trục lợi mảnh đất vàng Nhà Rồng –
Khánh Hội. Song tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã bỏ lỡ cơ hội vàng, khi Dương
Chí Dũng bỏ trốn. Giờ đây khu đất vàng này đã được Chính phủ phê duyệt
tháng 4-2013 để đến năm 2020 sẽ di dời cảng Nhà Rồng – Khánh Hội. Theo
kế hoạch, Khu cảng Nhà Rồng và Khánh Hội sẽ chuyển đổi công năng từ kinh
doanh cảng biển sang trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng và căn hộ…
Và trong thương vụ này Công Ty TNHH Đầu tư và Phát triển Cảng Sài Gòn sẽ
góp vốn bằng đất với Tập đoàn Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng. Vingoup
sẽ đầu tư tài chính toàn bộ để thực hiện dự án này .
Đây sẽ là vấn đề mấu chốt, điều đó cho thấy việc
ông Phạm Qúy Ngọ nhận tiền của Vạn Thịnh Phát để "chạy dự án" để tìm
kiếm lợi từ cá doanh nghiệp sân sau. Và quan trọng hơn trong lời khai
của mình, nhân chứng Dương Chí Dũng đã nhắc đến tên của Đại tướng Trần
Đại Quang, UV Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an là người có nhắc đến
tên ông Ngọ - Trưởng ban chuyên án sẽ có ý kiến trong một câu chuyện làm
ăn tại nhà riêng Đại tướng Trần Đại Quang.
Từ lời khai của Dương Chí Dũng, số tiền bị cáo
tham ô (nếu có) được hưởng lợi bất chính và số tiền hối lộ khiến người
ta thấy có gì không ổn. Nếu đây là sự bôi nhọ và vu khống của Dương Chí
Dũng, người đã lĩnh bản án tử hình, điều này là khó thuyết phục đối với
người đang tìm cách thoát chết. Ở tình thế này nếu lý giải bằng chuyện
lập công chuộc tội thì nghe chừng thuyết phục hơn. Vì như thế sẽ tự cứu
được mạng mình và Dương Chí Dũng trở thành một nhân chứng. Hơn thế nữa,
tính mạng sẽ được bảo toàn. Lập tức ông ta sẽ là một đầu mối quan trọng
và là điểm đột phá của một vụ việc cực kỳ nghiêm trọng liên quan đến
một nhóm lợi ích mà ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Bá Thanh hai
người đứng đầu cơ quan phòng chống tham nhũng đã nhiều năm tìm cách làm
cho bằng được.
Do đó để buộc tội ông Phạm Qúy Ngọ, người ta sẽ
và đang làm rõ số tiền 20 tỉ đồng bà Lan - Vạn Thịnh Phát đưa cho Thứ
trưởng Ngọ.Đây sẽ là trung tâm điểm và là điểm đột phá của Ban Nội chính
TW để khởi đầu việc chặt chiếc vòi của con bạch tuộc nhóm lợi ích đang
là một vấn nạn làm đau đầu các đối thủ của Thủ tướng. Trước đây ít lâu
trong khi tiếp xúc với cử tri Hà nội, ông Tổng BT Nguyễn Phú trọng đã
khẳng định việc tham nhũng của các quan chức trong bộ máy nhà nước là
hành vi có tổ chức. Mà theo ông Trọng đã có các dấu hiệu cho thấy việc
tham nhũng có tổ chức có sự thống nhất và chỉ đạo từ các lãnh đạo giữ
cương vị cao nhất trở xuống.
Với khoản tiền một triệu USD (20 tỷ) của bà
Trương Mỹ Lan - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (TP.HCM) gửi cho
ông Phạm Qúy Ngọ thông qua một người thứ ba tên là Tiệp. "Tức là có 2 người biết việc, chứ không phải một mình tôi. Đấy là cái thứ nhất, tức là có 2 người biết." như
lời khai của Dương Chí Dũng. Hơn nữa trong thương vụ này Tập đoàn Vạn
Thịnh Phát đã phải ngậm đắng nuốt cay vì tuột mất cơ hội thì số tiền 1
triệu đô chạy dự án bỗng trở thành một khoản tiền lớn, của đau con xót.
Và 1 triệu USD là một món tiền mà cơ quan điều tra dư sức làm rõ hành
trình của nó, từ ai đến ai và dừng lại ở ai nếu họ quyết tâm làm cho rõ
thủ phạm.
Trở lại phiên tòa xét xử vụ án Tham ô tài sản và
Cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế và chức vụ giữa tháng 12.2013
sẽ thấy một số tình tiết bất thường thú vị và đáng quan tâm. Đó là tại
phiên tòa này, việc tác nghiệp của báo chí được hạn chế ở mức tối đa,
mọi dụng cụ thiết bị của phóng viên bị cấm với tình trạng kiểm tra an
ninh ngặt nghèo. Tuy vậy sự xuất hiện đột ngột của ông Nguyễn Bá Thanh
một mình đến xem phiên tòa rồi lẳng lặng ra về và sau đó bị cáo Dương
Chí Dũng trong vai một tử tù đã thản nhiên đọc thơ ca ngợi Đảng quang
vinh cũng khiến không ít người đặt dấu hỏi. Vậy mà, trong vụ xử Dương Tự
Trọng thì báo chí được đối xử hoàn toàn khác, hơn nữa Dương Chí Dũng
xuất hiện tại phiên tòa với tư cách nhân chứng đột nhiên khai toạc giữa
tòa những tin sét đánh động trời. Và cũng ông Nguyễn Bá Thanh cũng xuất
hiện, rồi để sau sự xuất hiện đó là việc Thẩm phán công bố quyết định
khởi tố ngay vụ án làm lộ thông tin tuyệt mật của nhà nước.
Những cái đó cho thấy đã có một sự tính toán rất
kỹ càng của ông Nguyễn Bá Thanh trong vai trò Phó trưởng ban Chỉ đạo TW
về tham nhũng. Điều đó cho thấy thông tin ông Phạm Qúy Ngọ nhận nửa
triệu USD cũng không có gì là mới đối với ông Nguyễn Bá Thanh, và cũng
có thể khả năng trong tay ông ta đã có đủ bằng chứng buộc tội đối với
ông Phạm Qúy Ngọ. Đây là con đường thẳng, còn con đường vòng sẽ là việc
làm rõ số tiền 20 tỉ đồng bà Lan - Vạn Thịnh Phát đưa cho Thứ trưởng
Ngọ, như lời khai của Dương Chí Dũng tại Tòa. Và đây cũng là câu trả lời
cho câu hỏi "Vì sao Dương Chí Dũng buột miệng khai ra một điều chả liên
quan đến vụ án Dương Tự Trọng?". Một điều với thời gian hơn một năm thì
Ban Nội chính TW phải thừa sức làm rõ được. Nếu không tại sao ông Phạm
Qúy Ngọ lại vội vã vào nhà thương và tai sao một quyết định khởi tố vụ
án làm lộ thông tin tuyệt mật nhà nước lại được quyết định nhanh như
vậy?
Cách đây ít tuần, trước phiên xử Dương Tự Trọng
và đồng bọn thì ông Trưởng Ban Nội chính TW đi thăm Trung quốc. Điều này
làm người ta liên tưởng đến vụ án Bạc Hy Lai - cuộc đấu đá nội bộ bên
đó vừa khép lại. Nên nhớ, trước khi Bạc Hy Lai bị đưa ra xét xử, thì thì
giám đốc công an Trùng Khánh là Vương Lập Quân cũng đã bị buộc tội. Sự
khởi đầu lần này ở Việt nam là một sự trùng lặp tình cờ hay có chủ ý?
Phạm Qúy Ngọ sẽ là một con dê tế thần như Vương Lập Quân hay không?
Đúng như người ta bảo cứ đập mạnh Dương Chí Dũng
(tử hình) là phải phọt ra Phạm Qúy Ngọ, giờ đập mạnh Mã ắt sẽ lộ Tướng.
Kẻ nắm quyền lực cao nhất có khả năng chi phối và lũng đoạn các nhóm
lợi ích. Điều mà các đối thủ chính trị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
đang rất hy vọng có được qua các vụ xử các Đại án Tham nhũng.
Tuy nhiên đây không phải là một vụ việc được
hiểu đơn giản là nhận hối lộ để là sai lệch vụ án hay chạy dự án. Mà là
sự việc liên quan đến cuộc chiến quyền lực giữa hai phe trong Đảng. Phải
hiểu những vụ việc tày đình không hiếm như thế ở Việt nam thì không có
công lý, không có đúng hay sai và không có pháp luật. Mà chỉ có quyền
lực của phe thắng thế nghiêng về phía nào, khi đó người bắt trộm và kẻ
trộm ai sẽ là người có tội sẽ có câu trả lời.
Ngày 10 tháng 01 năm 2014
© Kami
(Blog Kami)
Phải làm sao để nông dân hiểu về dân chủ?
|
Trong thời đại toàn cầu hóa, thông tin được xem là loại tài nguyên quý báu hơn cả các loại khoáng sản và tài nguyên sẵn có khác. Một khi người dân được tiếp cận với thông tin và hiểu đúng về quyền của họ được pháp luật quy định, điều đó sẽ giúp cho họ có thể làm chủ vận mệnh của mình để xây dựng và lựa chọn cho mình một cuộc sống tốt đẹp hơn.
∇ Nghe tường trình
|
Khi được hỏi dân chủ là gì và có điều kiện tiếp xúc với các thông tin về phong trào đấu tranh cho dân chủ ở Việt nam hiện nay như thế nào? Chị Huỳnh thị Thanh, một nông dân ở tỉnh Bình phước cho biết do chỉ lo làm ăn nên chị không biết dân chủ là gì và chị không có điều kiện tiếp xúc với các thông tin đó. Trao đổi với chúng tôi chị Huỳnh thị Thanh nói:
Hiện nay người dân chưa hiểu rõ dân chủ là gì, nhất là trong khái
niệm này người dân chưa được nếm mùi dân chủ nên họ chưa có khái niệm
trọn vẹn về dân chủ.
- Mục sư Nguyễn Trung Tôn
|
Chính sách độc quyền và bóp méo thông tin của chính quyền Việt nam, là một trong những nguyên nhân khách quan đã hạn chế và khiến người nông dân có nhận thức sai lệch về vần đề dân chủ. Về chủ quan, do khó khăn trong cuộc sống đã buộc họ mải mê chăm chú làm ăn nên vấn đề dân chủ không phải là thiết yếu đối với họ. Giải thích về lý do khiến cho người dân thờ ơ, không quan tâm đến vấn đề dân chủ. Trao đổi với chúng tôi, từ Thanh hóa Mục sư Nguyễn Trung Tôn cho biết:
“Hiện nay người dân chưa hiểu rõ dân chủ là gì, nhất là trong khái niệm này người dân chưa được nếm mùi dân chủ nên họ chưa có khái niệm trọn vẹn về dân chủ. Người dân chỉ được nghe các tuyên truyền một chiều từ các phương tiện truyền thông của nhà nước. Hơn nữa nhà nước còn thiết lập các tổ chức đoàn thể từ trung ương đến địa phương để giáo dục tư tưởng theo định hướng của họ.”
Đánh giá chung hoạt động truyền bá thông tin của các tổ chức và cá nhân hoạt động chính trị trong thời gian qua, Linh mục Phan Văn Lợi từ Huế nói rằng các kết quả ban đầu cho thấy ngoài các trang website, các đài phát thanh bằng tiếng Việt hiện nay trong nước vẫn có các bản báo in như tờ Tự do Ngôn luận của Khối 8406, báo in của Uỷ ban Bảo vệ người lao động và tờ Tổ quốc của một nhóm các nhà đấu tranh được bí mật lưu truyền. Ngoài ra còn có các nhà đấu tranh dân chủ đi sát với bà con nông dân, công nhân để vận động tuyên truyền cho người dân. Trao đổi với chúng tôi Linh mục Phan Văn Lợi nói:
“Cách thứ ba là một số tổ chức đã tặng những chiếc máy thu thanh cỡ nhỏ cho người dân để nghe các đài RFA, RFI, VOA. Và cách thức thứ tư là có một vài giáo xứ hay dòng tu ở Việt nam có những bảng thông tin rất lớn để cho các giáo dân đi lễ hàng ngày hay Chủ nhật có thể đọc được các thông tin một cách dễ dàng”
Chị Đỗ thị Ngọc ở La khê, Hà đông, Hà nội là một nông dân cho chúng tôi biết, chị hiểu quyền của người dân, song do chính quyền không tôn trọng luật pháp coi thường dân nên chị và bà con nông dân phải vất vả khiếu kiện để đòi quyền lợi của mình cho dù là vô vọng. Theo chị Ngọc chị có biết đến phong trào đấu tranh cho dân chủ do được tiếp cận với các thông tin trên mạng internet. Chị Đỗ thị Ngọc nói:
“Tôi vẫn nghe thấy nhiều, theo tôi dân chủ là người dân làm chủ một cách thực sự. Từ trước đến nay tôi thỉnh thoảng vẫn lên internet, đài thì không có. Nhưng trên internet thì cũng khó lắm vì những trang mạng có thể tiếp cận với thế giới bên ngoài rất là khó tiếp cập vì thường bị họ chặn.”
Giải pháp
Trước thực trạng người nông dân chưa có được một văn hóa đọc để thường xuyên tìm kiếm các thông tin về lĩnh vực này, và về phía chính quyền Việt nam ra sức ngăn chặn các thông tin kể cả việc sử dụng tin tặc để tấn công các trang thông tin. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Công Huân Trưởng ban điều hành của phong trào CĐVN nói về các biện pháp mà các tổ chức và cá nhân cần tiến hành trong thời gian tới. Từ Đan mạch ông Nguyễn Công Huân cho biết:
“Các tổ chức và cá nhân hoạt động chính trị cần nhận thức được tầm quan trọng của việc đưa thông tin và kiến thức đến cho người dân. Trước hết họ cần phải liên kết để tạo nên sức mạnh. Tôi thấy các tổ chức chính trị và các cá nhân có tấm lòng nhưng các hoạt động của họ nhỏ lẻ dễ bị bẻ gẫy mà không tạo nên những tiếng vang cần thiết. Chúng ta không nên trông chờ vào việc nhà nước nới lỏng tự do tìm kiếm hay truyền bá thông tin, mà các tổ chức XHDS cần phải chủ động thực hiện việc đấu tranh này.”
Các tổ chức và cá nhân hoạt động chính trị cần nhận thức được tầm
quan trọng của việc đưa thông tin và kiến thức đến cho người dân. Trước
hết họ cần phải liên kết để tạo nên sức mạnh.
- Nguyễn Công Huân
|
“Theo tôi có hai phương pháp, thứ nhất là chúng ta vẫn sử dụng các trang mạng xã hội để chuyển tải đến những đối tượng trẻ đang sử dụng mạng xã hội và internet. Và thông qua họ để chuyển tải các thông tin tới người thân của họ ở thành thị cũng như nông thôn. Thứ hai là các tổ chức chính trị, tổ chức XHDS phải tiếp cận trực tiếp đến với người dân để giải thích cho họ hiểu và vận động họ tham gia vào sự chuyển đổi của đất nước ”
Mọi cuộc cách mạng hay sự chuyển biến, biến đổi của xã hội đều phải dựa vào sức mạnh của tầng lớp nhân dân lao động. Đây là lực lượng chủ lực, chiếm đa số các thành phần trong xã hội và họ luôn là trung tâm điểm mà các thế lực chính trị phải hướng tới để xây dựng một nền tảng của sự ủng hộ cho mình. Điều quan trọng này không cho phép các tổ chức và cá nhân hoạt động chính trị bỏ quên.
Anh Vũ,
thông tín viên RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét