Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

'Để dân kỷ niệm cuộc chiến 1979' - Hiến pháp mới hạn chế nhiều cải cách - Cách cưỡng chế đất ở Văn Giang năm ngoái đang được lặp lại - Đã nói, hãy làm (thông điệp đầu năm của TTg)

'Để dân kỷ niệm cuộc chiến 1979'

Việt Nam có thể không tổ chức kỷ niệm quy mô đánh dấu 35 năm cuộc chiến biên giới phía Bắc chống Trung Quốc (17/2/1979), nhưng nên để người dân, các thân nhân nạn nhân chiến tranh tưởng niệm nhân dịp này, theo ý kiến một sử gia từ Mỹ.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh dấu 35 năm cuộc can thiệp vào Campuchia
Về sự kiện 40 năm Trung Quốc tấn chiếm Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hòa, chính quyền Việt Nam không chỉ nên công nhận 'liệt sỹ' với các binh sỹ chính quyền Sài Gòn đã thiệt mạng trong trận hải chiến 01/1974, mà còn nên thiết thực lập hồ sơ 'kiện Trung Quốc' ra tòa án quốc tế, vẫn theo nhà nghiên cứu Ngô Vĩnh Long.

Đầu năm 2014, chính quyền VN vừa tổ chức kỷ niệm 35 năm sự kiện "Ngày chiến thắng chế độ diệt chủng ở Campuchia" (7/1/1979), đánh dấu cuộc can thiệp quân sự của Việt Nam lật đổ chế độ diệt chủng do Pol Pot lãnh đạo.

Tuy nhiên, năm nay cũng là năm tròn 40 năm sự kiện Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (17/1/1974) và 35 năm ngày Trung Quốc mở cuộc xâm lược Việt Nam (17/2/1979) ở biên giới phía Bắc, mở màn một thập niên thù địch, căng thẳng trong quân hệ giữa hai láng giềng cộng sản cùng ý thức hệ.

Liệu chính quyền Việt Nam sẽ tổ chức chính thức và quy mô các cuộc xung đột trên với Trung Quốc như với sự kiện ở Campuchia hơn ba mươi năm về trước, hay sẽ chịu áp lực phải im lặng, gia giảm quy mô vì bị ràng buộc bởi thời tiết chính trị và tình hình bang giao với Trung Quốc?




Nếu thật sự ông Hun Sen có “cầu viện” Việt Nam đi nữa thì tôi không nghĩ ra được việc gì cụ thể Việt Nam có thể giúp Campuchia trong thời điểm này. Giúp chống lại các cuộc biểu tình hay các áp lực chống đối bằng bất cứ một hình thức nào cũng bất khả thi"
Thủ tướng Campuchia Hun Sen gặp gỡ và tri ân cựu cán bộ, binh sỹ 'quân tình nguyện Việt Nam' tại Hà Nội.
Nhân dịp này, BBC đã có cuộc phỏng vấn với ông Ngô Vĩnh Long, Giáo sư sử học thuộc Đại học Maine, Hoa Kỳ.

Trước hết, sử gia bình luận về liên hệ giữa các chuyến thăm 'tri ân quân tình nguyện Việt Nam' của Thủ tướng Campuchia ông Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội ông Heng Samrin tới Hà Nội với nội tình chính trị của Campuchia, cũng như nhận xét ý nghĩa của các chuyến thăm này với quan hệ Phnom Penh - Hà Nội.

GS Ngô Vĩnh Long: Việc sang thăm Việt Nam của Thủ tướng Hun Sen và Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin và những tuyên bố của hai ông ấy là việc làm can đảm. Dùng từ “quân tình nguyện Việt Nam” thì có thể hơi quá đáng vì nhiều người không phải là tình nguyện mà là bị bắt lính đưa qua bên Campuchia “làm nghĩa vụ quốc tế.”

Nhưng, phải công bình mà nói, không có việc lật đổ chế độ diệt chủng của Pol Pot thì có thể còn nhiều người Khmer và nhiều người Việt Nam sẽ bị giết hơn nữa. Do đó, việc cám ơn những người Việt Nam đã hy sinh, dù tự ý tình nguyện hay không, là một việc làm có ơn có nghĩa.

Nếu thật sự ông Hun Sen có “cầu viện” Việt Nam đi nữa thì tôi không nghĩ ra được việc gì cụ thể Việt Nam có thể giúp Campuchia trong thời điểm này. Giúp chống lại các cuộc biểu tình hay các áp lực chống đối bằng bất cứ một hình thức nào cũng bất khả thi. Vả lại việc làm này có khả thi đi nữa thì cũng sẽ xoáy sâu thêm vết thương giữa hai dân tộc.

'Hữu hảo đột ngột'




Tôi nghĩ đối với việc Trung Quốc xâm chiếm và tàn phá các tỉnh biên giới phía Bắc thì khó có thể tổ chức rầm rộ vì nhiều lý do. Nhưng ít ra nhân dân các tỉnh bị tàn phá và thân quyến của các người đã hy sinh cũng nên được tự do tổ chức các cuộc tưởng niệm để giúp những nỗi niềm uất ức được siêu thoát"
BBC: Hành động này của ông Hun Sen liệu có thể bị các phái đối lập chống lại ông có cớ bài xích rằng ông 'thân Việt Nam' và 'cầu viện' ngoại binh khi bị bức bách?

Chính trị gia nào cũng cơ hội, nếu không cho đất nước thì cho chính mình. Chính trị gia nào không

biết nắm cơ hội và đóng kịch tài tình thì không phải là chính trị gia giỏi và thông minh.

Ông Hun Sen là người rất thông minh và điềm tĩnh, theo nhận xét của tôi từ những lần ngồi chung với ông ấy trong những buổi họp bàn về vấn đề an ninh cho Đông Nam Á tại Hoa Thịnh Đốn.

Là người thông minh, ông ấy đã phải có những phân tích và đánh giá kỹ càng, chứ không phải đột ngột, về quan hệ với Việt Nam và các nước khác trong khu vực. Lẽ dĩ nhiên lợi ích cá nhân và lợi ích quốc gia nhiều khi có những mâu thuẫn khó cân bằng.

BBC: Việt Nam kỷ niệm 35 năm cuộc can thiệp vào Campuchia tháng 1/1979 khá rầm rộ, liệu Việt Nam sẽ tổ chức tương tự sự kiện 35 năm cuộc chiến Biên giới ở phía Bắc vào ngày 17/2/1979?

GS Ngô Vĩnh Long cho rằng Việt Nam nên chuẩn bị hồ sơ kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về vụ Hoàng Sa
Tổ chức việc “làm nghĩa vụ quốc tế” và giúp “nước bạn” Campuchia tái lập an ninh và tái thiết sau 35 năm là điều đáng mừng cho hai dân tộc.

Tôi nghĩ đối với việc Trung Quốc xâm chiếm và tàn phá các tỉnh biên giới phía Bắc thì khó có thể tổ chức rầm rộ vì nhiều lý do.

Nhưng ít ra nhân dân các tỉnh bị tàn phá và thân quyến của các người đã hy sinh cũng nên được tự do tổ chức các cuộc tưởng niệm để giúp những nỗi niềm uất ức được siêu thoát.

BBC: Tương tự, chính quyền Việt Nam có thể tổ chức chính thức đánh dấu sự kiện 40 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc tấn chiếm hay không? Việt Nam sẽ né tránh sự kiện này hay sẽ chỉ tổ chức theo một cách thức nào đó để tránh làm ‘mếch lòng’ Trung Quốc, trong khi tìm cách ‘xoa dịu’ dư luận trong nước?

Tôi thấy chính phủ Việt Nam không cần tổ chức chính thức, một phần vì đó là một hình thức thách thức không đem đến hiệu quả gì cho đất nước.

Tốt hơn hết là chính phủ để cho người dân có cơ hội học hỏi và phân tích hậu quả của sự kiện này cho an ninh và phát triển của nước Việt Nam, nói riêng, và của các nước trong khu vực và ngoài khu vực, nói chung.

'Lập hồ sơ kiện'




Chính phủ Việt Nam cũng có thể lập hồ sơ pháp lý và lịch sử đàng hoàng để đem việc Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa ra các toà án quốc tế xét xử"
BBC: Chính quyền Việt Nam có nên công nhận các binh sỹ Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa vào tháng 1/1974 hay không, hay họ cũng sẽ tìm cách né tránh việc này, và nếu có thì vì sao?

Tôi thấy có một số bài báo trong nước đã nói đến trận hải chiến Hoàng Sa và đã công nhận sự hy sinh của các binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Đặc biệt là các bài phỏng vấn với Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới của Chính phủ Việt Nam.

Tôi nghĩ việc làm tốt nhất hiện nay không chỉ công nhận như trên mà là tạo bất cứ cơ hội nào có thể có được để làm áp lực đưa Trung Quốc ra trước công luận thế giới.

Chính phủ Việt Nam cũng có thể lập hồ sơ pháp lý và lịch sử đàng hoàng để đem việc Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa ra các tòa án quốc tế xét xử.

BBC: Trung Quốc với tân lãnh đạo Tập Cận Bình có thay đổi gì không về chính sách, chiến lược mở rộng cương thổ, biển đảo của họ, đặc biệt ở Biển Đông? Nếu TQ tiếp tục duy trì điều bị chỉ trích là não trạng 'bành trướng nước lớn’, họ có thể tiếp tục chiến lược này ra sao?

Ông Tập Cận Bình mở rộng chính sách bành trướng?
Dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, chính sách bành trướng của Trung Quốc lại càng được củng cố. Sau khi Tập Cận Bình thành tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 11/2012, ông ta lập tức lấy chức vị Chủ Tịch Quân Uỷ Trung ương. Với vị thế Chủ tịch nước, ông Tập cũng đã thường đi thanh tra các căn cứ hải quân, các trung tâm chỉ huy, các viện nghiên cứu chiến lược, và các viện công nghệ quân sự.

Khẩu hiệu “Giấc Mơ Trung Quốc” của ông Tập được lấy từ tựa đề một cuốn sách của một sĩ quan diều hâu trong đó sĩ quan này kêu gọi quân đội phải tăng cường để đương đầu với Hoa Kỳ trong những thập kỷ mới.

'Kiểm soát Biển Đông'

Lãnh đạo Đảng Cộng sản TQ đã quyết định ít nhất là trong Hội nghị Trung ương tháng 11 vừa qua. Hội nghị đó đã quyết định thành lập Hội Đồng An Ninh Quốc Gia do Tập Cận Bình là chủ tịch, tập trung tất cả các cơ quan an ninh từ cảnh sát, quân đội, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Thương mại, cục tuyên truyền, cục liên lạc và hợp tác quốc tế.

Các báo Trung Quốc, như tờ China Daily và South China Morning Post ngày 03/1/2014, cũng đăng tin là Bộ Quốc Phòng Trung Quốc đã cho biết sẽ thiết lập “một cơ cấu chỉ huy tác chiến tổng hợp với đặc tính Trung Quốc.”

Đây là việc phối trí quân đội và sát nhập 7 quân khu hiện nay thành 5 quân khu. Trong những quân khu hiện nay, ba quân khu sẽ có các ban chỉ huy tổng hợp trong 5 năm tới là Tế Nam, Nam Kinh và Quảng Châu để kiểm tra khu vực Hoàng Hải, Đông Hải, và Nam Hải. Hạm đội Bắc Hải được đặt dưới quyền chỉ huy của Quân Khu Tế Nam, Hạm đội Đông Hải dưới sự chỉ huy của Quân khu Nam Kinh, và Hạm đội Nam Hải dưới sự chỉ huy của Quảng Châu.




Lẽ dĩ nhiên là Hoa Kỳ có mưu đồ riêng của mình, nhưng đến hiện nay là dùng sức mạnh hải quân của mình để bảo vệ lưu thông và an ninh trên biển. Khó mà lý giải cái lý của Trung Quốc trong việc thách thức các nước khác trong khu vực và trên thế giới"
Hạm đội Nam Hải hùng hậu nhất, có nhiều tàu chiến nhất, có tàu sân bay Liêu Ninh mà gần đây đã tập trận nhiều lần ở Biển Đông. Đặc biệt là hầu như toàn bộ thủy quân đánh bộ, trên 20.000 người, và các tàu đổ bộ là đang ở trong Hạm Đội Hải Nam và đóng quân ở đảo Hải Nam. Thành phố Tam Sa, được thiết lập năm 2013, là cơ quan đầu não kiểm soát các quần đảo trong Biển Đông.

'Tác chiến tấn công' 

BBC: Các động thái ở Biển Đông và Biển Hoa Đông gần đây của Trung Quốc phải chăng cho thấy Bắc Kinh vừa muốn tiếp tục chính sách 'bá quyền', vừa muốn ngăn chặn không cho các đối thủ, như Hoa Kỳ triển khai sức mạnh và ưu thế ở khu vực?

Ông Lý Khánh Công, Phó Tổng thư ký Hội Đồng Nghiên Cứu Chính Sách An Ninh của Trung Quốc, cho biết là Trung Quốc sẽ chú trọng vào việc tăng cường các kho vũ khí công nghệ cao ở trên biển và trên không, cũng như đối với vũ khí hạt nhân.

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc tập dượt ở Biển Đông
Ông Lý Khánh Công cho biết ưu tiên cao nhất là có thêm nhiều tàu sân bay và các hạm đội hùng mạnh hơn, vì theo lời của ông ta được các báo trích là “Trung Quốc đã thiết lập các pháo đài sắt thép ở các vùng biên giới trên đất liền, như vậy ưu tiên hiện nay là trên biển cả.”

Hiện nay Trung Quốc đã và đang tăng cường hải quân, không quân, và các quân chủng hoả tiển. Ưu tiên mà họ nhấn mạnh là “chiến tranh di động tổng hợp” và “tác chiến tấn công” để bành trướng hoạt động quân sự không những trong khu vực Tây Thái Bình Dương mà còn xa hơn nữa.

Việc này lẽ dĩ nhiên đã và đang gây mất an ninh cho toàn khu vực và làm nhiều nước phải mua sắm thêm vũ khí để phòng vệ. Nhưng không có nước nào có chính sách “tác chiến tấn công” như Trung Quốc.

Hoa Kỳ có mưu đồ riêng của mình, nhưng ý định của họ hiện nay là dùng sức mạnh hải quân của mình để bảo vệ lưu thông và an ninh trên biển.

Khó mà lý giải cái lý của Trung Quốc trong việc thách thức các nước khác trong khu vực và trên thế giới.
Quốc Phương
Theo BBC

Cách cưỡng chế đất ở Văn Giang năm ngoái đang được lặp lại

Một người dân ở Thị trấn Yên Mỹ huyện lỵ thuộc tỉnh Hưng yên, cách Hà Nội 34 km (đi theo quốc lộ) và cách thị trấn Văn Giàng và khu đô thị sinh thái Ecopark, nơi xảy ra một chuyện động trời đầu năm 2012 cưỡng chế đất một cách rất dã man, làm một số người bị thương, trong đó có hai phóng viên của Đài TNVN kể lại với thái độ khá bức xúc. Chuyện đó đang được diễn lại tuy quy mô và lực lượng không như vụ Ecopark, nhưng tính chất lại có vẻ nghiêm trọng hơn. 
Hôm nay (9/1/2014) hàng trăm người, chủ yếu ở thôn Hưng Đạo, phường Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đã đi bộ lên Hà Nội, phản đối việc chính quyền phường Châu Sơn và thành phố Phủ Lý cưỡng chế, thu hồi đất tại đây. ( Theo Thanh niên)
Thứ nhất, vào thời điểm này, khi mà Hiến pháp mới vừa có hiệu lực thi hành từ 1-1-2014, tức là mới chỉ được hơn một tuần lễ, thậm chí văn bản Hiến pháp còn chưa kịp in để phát về tận cơ sở, tức là phát về cho người dân được biết. Thứ hai, Trong kỳ họp thứ sáu, Quốc hội đã thông qua Luật đất đại năm 2013, trong đó vẫn xác định "đất đai thuộc sở hữu toàn dân" có nghĩa là chưa có gì thay đổi so với Luật đất đai ban hành năm 2003 dẫn đến khiếu kiện, thậm chí chết người vì giữ đất và giải quyết không thỏa đáng, người dân mất đát bị dồn vào thế cùng đường, có thể tức nước vỡ bờ. Thứ ba, nhân dân Việt Nam chưa biết và chưa kịp mừng khi Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền của LHQ. Thứ tư, đang có những bước khởi động chuẩn bị cho Đại hội 12 Đảng Cộng sản Việt Nam trong khung cảnh đất nước có nhiều vấn đề gay cấn đòi hỏi phải giải quyết. Thứ năm, trong bối cánh Thủ tướng Chính phủ, đồng thời là Ủy viên Bộ Chính trị ra Thông điệp đầu năm có nhiều điểm mới, trong đó đáng chú ý là "đổi mới thể chế, phát huy quyền làm chủ của nhân dân..."

Sáng 8-1-2014, người dân thị trấn Yên Mỹ bỗng xôn xao khi thấy cả trăm người gồm công an, cán bộ huyện, thị trấn và có cả những tên đầu gấu hùng hùng hổ đến khu vực đang thực thi dự án cải tạo nâng cấp Nhà máy nước của địa phương, thực hiện cưỡng chế mặt bằng với 6 hộ dân chưa chịu giao đất. Xây dựng nhà máy nước tức là xây dựng một công trình công ích phục vụ sinh hoạt tối cần thiết của nhân dân nhiều vùng theo chương trình "nước sạch" của quốc gia. Nhân dân có nước sạch, đúng tiêu chuẩn vệ sinh để dùng hằng ngày ai cũng mừng. Tuy nhiên, người dân không mừng là vì cách thức tổ chức thi công sửa chữa nâng cấp cái Nhà máy nước này có nhiều điều không minh bạch, chủ yếu là tổ chức chiếm đoạt một số diện tích đất không nhỏ chung quanh nhà máy nước để có thể "lọt" vào tay những kẻ tham lam, lợi dụng việc này để làm giầu bất chính, vì vùng này giá đất vẫn ở mức cao và là những khoảnh đất vàng. 
Nếu được làm đúng trình tự, có sự thảo luận thấu đáo bàn bạc kỹ với dân thì sẽ tranh thủ được sự đồng thuận của dân. Nhưng thực tế, với cách làm quen thuộc ở địa phương này, hình như vẫn theo cái lối cưỡng chế đất như ở Văn Giang năm ngoái, họ đã huy động một lực lượng đông đến trên dưới 100 người sát khí đằng đằng chỉ để "áp chế" 8 gia đình còn khúc mắc điểm này điểm nọ chưa chịu giao mặt bằng cho họ "thi công".
 Ở thị trấn này, đã có hiện tượng "xã hội đỏ" sát cánh cùng "xã hội đen", dựa vào một người thợ xây, được o bế trúng thầu nhiều công trình, trong tay hiện có vốn nhiều tỷ đồng, huênh hoang làm "nhà tài trợ" chính cho nhiều công trình đền chùa, phúc lợi để nâng uy danh làm liều và chia chác lợi nhuận, tranh cướp đất đai một cách bất hợp pháp, làm lòng dân không yên và có nhiều lời ta thán, phản ứng rất dữ dội. Việc chiếm đất, tranh đất, đấu thầu xây lại chợđã không mấy yên ả, nhưng vì núp sau chính quyền huyện, bọn họ muốn làm gì thì làm, dân thấp cổ bé họng, kêu chán mỏi mồm chẳng có kết quả gì rõ rệt. Cuối cùng vẫn chịu thiệt. Nay đến việc chiếm đất của 6 hộ dân cũng chưa được thỏa thuận, chưa được bà con đồng ý giao mặt bằng, nên phải cưỡng chế cấp tốc phục vụ dự án. Tám gia đình này phản ừng rất quyết liệt, nhưng vì là người dân trong tay không một tấc sát, nên có thể phải đành "ngậm bồ hòn làm ngọt".
 Nhiều người nhớ lại cuộc cưỡng chế đất tháng 2 năm 2012 ở Văn Giang, có hai phóng viên Đài TNVN và mấy người dân bị đánh thành thương. Những người thay mặt chính quyền địa phương lấp liếm rằng "bon thù địch" đã quay lén một clip nhằm bôi nhọ chính quyền. Tiếc thay, gần một năm sau, chính quyền địa phương đã cử người mang tiền lên Đài TNVN "bồi dưỡng" cho hai phóng viên bị thương hồi cưỡng chế ở Văn Giang. Bây giờ chuyên cưỡng  chế với lực lượng áp đảo lại lặp lại ở thị trấn này. Phải chăng, đây lại là một vụ Ecopark nữa xảy ra. Hiến pháp mới đang được triển khai thi hành, Luật đất đai 2013 cũng đang được triển khai đưa vào "cuộc sống" tất nhiên những Hiến pháp, Luật đất đai này có vào được cuộc sống hay không còn tùy thuộc vào lòng dân chứ.
Đoàn Vương Thanh
  (Quê Choa)

-Việt Nam: Hiến pháp mới hạn chế nhiều cải cách

Thùy Dương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Rodion Ebbighausen
, dw.de
Từ đầu năm nay, Việt Nam đã áp dụng bản Hiến pháp mới do Đảng Cộng sản Việt Nam soạn thảo và đạt sự nhất trí của Quốc hội vào tháng Mười một năm 2013. Tuy nhiên, bản Hiến pháp mới vẫn còn nhiều vấn đề và hạn chế những cải cách chính trị cũng như kinh tế trong những năm sắp tới.
Hiến pháp 2013
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Ký‎ Lệnh công bố Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam và Lệnh công bố Nghị quyết quy định một số điểm thi hành Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. Ảnh: mod.gov.vn

Giữa lúc nền kinh tế của đất nước đang bị suy giảm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2007 đến 2009, ĐCSVN đã mất đi một phần tính hợp pháp. Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu sinh tiến sĩ thuộc Đại học Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng ĐCSVN đang đối mặt với “cuộc khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng lãnh đạo và khủng hoảng niềm tin vào sự lãnh đạo đất nước của chính họ”.
Như một phản ứng theo qui luật tự nhiên, các chuyên gia chính sách đối ngoại cho rằng bản Hiến pháp mới đang đi theo một chiến lược mới: “ĐCSVN đã thông qua cách tiếp cận kép để đồng thời bảo vệ khả năng và quyền cai trị của họ trước những lời chỉ trích đến từ các nhà hoạt động dân chủ nổi bật, cùng lúc ĐCSVN cũng đã có những chính sách khoan dung hơn đối với những lời nhận xét, chỉ trích mang tính không quá gay gắt. ĐCSVN đã có những cải cách chính trị nhằm mục đích giảm thiểu sự bất đồng xuất phát từ các nhà hoạt động dân chủ và giải quyết các vấn đề mà ĐCSVN cho rằng đang phương hại đến tính hợp pháp của chính họ”.
Để tiến hành việc sửa đổi hiến pháp, ĐCSVN đã tạo ra Ban soạn thảo Hiến pháp (đều là đảng viên ĐCSVN). Vào năm 2013, Ủy ban soạn thảo đã kêu gọi người dân thu thập và đưa ra nhận xét, ý kiến về bản dự thảo đầu tiên. Ban soạn thảo cho biết họ đã thu được hàng triệu ý kiến, tổ chức được các cuộc lấy ý kiến công cộng và các cuộc thảo luận mang giá trị đóng góp cao.
Thực chất những hoạt động này đã từng diễn ra và không có gì quá mới mẻ tại Việt Nam. Việt Nam đã có những cuộc lấy ý kiến tương tự khi sửa đổi Hiến pháp vào năm 1992. Giải thích cho việc này, chuyên gia về Việt Nam, giáo sư Carlyle Thayer thuộc Đại học New South Wales, cho biết: “Tìm kiếm thông tin phản hồi là một cách để hợp pháp thẩm quyền nhà của nước độc đảng tại Việt Nam”. Tất cả những hành động đó cho thấy dường như người dân đang dần có tiếng nói trong việc đưa ra các quyết định quan trọng.
Trong thời gian sửa đổi và ban hành bản Hiến pháp mới, một bản kiến nghị được đưa ra gồm 72 chữ ký của các nhà trí thức và chính trị gia dưới sự lãnh đạo của cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc. Bản kiến nghị này đã đạt được sự chú ý của quốc tế. Một trong những vấn đề cốt lõi của “Kiến nghị 72” là yêu cầu sửa đổi Điều 4 Hiến pháp, trong đó quy định việc bảo đảm sự lãnh đạo của ĐCSVN. Thay cho việc đó, “Kiến nghị 72” yêu cầu một hệ thống đa đảng và kêu gọi quyền con người để phù hợp với Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.
Ngoài nhu cầu về tự do chính trị, Việt Nam cũng đang cần cải cách chính trị nếu muốn đạt được tốc độ tăng trưởng khá khả quan như thời gian trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2007. Việc đó sẽ đảm bảo những lợi ích và sự ủng hộ dành cho ĐCSVN nếu họ thực hiện được những cải cách để mang lại một nền kinh tế phát triển thịnh vượng cho cả nước. Theo Nguyễn Hồng Hiệp thì những điểm yếu kém về thể chế chỉ có thể được loại bỏ thông qua những cải cách kinh tế mang nặng chiều sâu.
“Việc quản lý không hiệu quả và không minh bạch tại các doanh nghiệp nhà nước, phân biệt đối xử với khu vực kinh tế tư nhân, tình trạng quan liêu, tham những và không có tính hỗ trợ thị trường đối với các tổ chức” là những yếu kém của ĐCSVN trong thời gian qua. Tuy nhiên, thay vì giải quyết những điểm đó, ĐCSVN “có xu hướng chống lại những cải cách có thể làm suy yếu quyền lực và quyền lợi của họ”.
Những người ký tên trong “Kiến nghị 72” đã lên tiếng yêu cầu Việt Nam cởi mở hơn nữa, nếu trong thời gian tới chính quyền vẫn tiếp tục các chính sách cũ thì đất nước sẽ tiếp tục bị tổn hại về nhiều mặt. Theo giáo sư Thayer, “những yêu cầu trong “Kiến nghị 72” nếu được thông qua và áp dụng sẽ làm suy yếu quyền lực của chính phủ, đặc biệt là việc lấy ý kiến trong nhân dân, […] Đây là cơ hội hiếm có để thúc đẩy cải cách chính trị mang qui mô lớn”, ông nói.
Tuy nhiên, thay vì đạt được những thành công để mang lại nhiều thay đổi to lớn hơn, những người ký tên trong “Kiến nghị 72” và công dân Việt Nam đang chứng kiến một kết quả không như mong đợi. Điều 4 Hiến pháp đã được sửa đổi nhưng không phải theo cách mà các nhà cải cách hi vọng. Thay vì tạo ra không gian chính trị tự do hơn, vai trò của ĐCSVN lại được củng cố hơn bao giờ hết. ĐCSVN không còn là người đứng đầu đại diện cho giai cấp công nhân, mà giờ đây ĐCSVN chiếm luôn quyền đứng trên mọi công dân Việt Nam và cả đất nước”.
“Các khoản mới tại các điều 16, 31, 102 và 103 trong bản Hiến pháp mới cho phép tự do ngôn luận và các quyền cơ bản khác, và hứa hẹn sẽ chấm dứt những vụ bắt giữ tùy tiện đối với những người chỉ trích và nghiên cứu chính trị”, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết trong một bài viết trên trang web.
“Tuy nhiên, các qui định này lại bị phủ nhận bởi các lỗ hổng và sự đảm bảo yếu kém trong các qui định khác. Điều 14 nói rằng các nhà chức trách có thể hành động bất chấp quyền con người nếu xét thấy cần thiết cho quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự công cộng, anh ninh xã hội hay đạo đức xã hội”.
“Hiến pháp sửa đổi tiếp tục mở rộng cánh cửa để ĐCSVN sử dụng pháp luật một cách khắc nghiệt và dùng tòa án để kiểm soát chính trị nhắm vào các mục tiêu của các nhà hoạt động dân chủ và các nhà phê bình chính trị”, Brad Adam thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói.
Các cải cách liên quan đến khuôn khổ kinh tế, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp nhà nước, đã không có gì thay đổi. Tuy nhiên, Chủ tịch Văn phòng Quốc hội, Nguyễn Hạnh Phúc, nhấn mạnh hồi tháng Mười hai năm 2013 rằng các doanh nghiệp nhà nước vẫn sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế đất nước.
Cuối cùng, theo Nguyễn Hồng Hiệp thì kết quả của “việc sửa đổi hiến pháp là một trường hợp khác chứng minh các giới hạn cải cách chính trị của ĐCSVN”.
© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info

Jonathan London - Đã nói, hãy làm


Thông điệp đầu năm 2014 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm nhiều người bất ngờ, khi ông đã nêu rõ một số bước cần thiết trong quá trình cải cách ở Việt Nam trong năm 2014 và tương lai gần. Bất ngờ không phải vì nói nhiều về “những gì cần làm” (Việt Nam không thua nước nào về kiểu phát biểu này), mà vì nội dung của nó. Tôi thậm chí dám khẳng định, trong hơn 20 năm nghiên cứu về Việt Nam, và tôi nghĩ:
Nếu theo như chính trị ở Việt Nam từ trước đến nay thì ai ai cũng đều biết một bài phát biểu như thế chưa chắc có ý nghĩ gì. Nhưng, trong trường hợp này tôi thấy chúng ta không nên loại trừ khả năng nó là một tín hiệu của một số thay đổi quan trọng, trong quan điểm của ít nhất những người cùng quan điểm với Thủ tướng. Không chỉ vậy, nội dung của bài còn hàm ý Thủ tướng và những liên minh của ông nắm bắt khá rõ những trở ngại cơ bản trong quá trình phát triển của Việt Nam hiện nay. Từ những vấn đề thể chế đến sự cần thiết của một nhà nước phải hành động một cách minh bạch, có trách nhiệm giải trình, và bài này phản ánh lối suy nghĩ khác hẳn với kiểu ta thường nghe. Đến mức làm cho nhiều người tự hỏi, Nguyễn Tấn Dũng là ai và ông muốn làm gì?
Đã có rất nhiều phản ứng với thông điệp của Thủ tướng (TT). Ở một bên có những người khuyên ta không nên phóng đại ý nghĩa của bài này trong một nền chính trị vẫn còn nhiều bất cập có tính hệ thống. Quan điểm có sự đa dạng của nó. Từ quan điểm “đừng nghe những gì họ nói… hãy nhìn kỹ những gì họ làm” đến quan điểm “chẳng có gì mới cả”,  thậm chí có những quan điểm tố cáo TT “là một tên quỷ quyệt, gian manh, bất chấp thủ đoạn để đạt được mục đích chứ không phải là một lãnh đạo khôn ngoan”.
Tất nhiên, chúng ta có đủ lý đo để nhìn sự kiện này một cách hoài nghi. Song, tôi thấy vẫn là quá sớm để đánh giá ý nghĩa của bài thông điệp năm mới này.
Nghe hay, nhưng có làm được gì không?
Trong bài, TT đã đặc biệt nhấn mạnh rằng Việt Nam phải nỗ lực nhiều hơn nữa để đảm bảo nhân dân Việt Nam làm chủ, được sống trong một xã hội dân chủ hơn. Theo ông TT, “Dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp ‘song sinh’ trong một thể chế chính trị hiện đại”. Ông cũng đã nhấn mạnh những điều kiện phải đạt được nếu muốn tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Trong đó phải có những luật chơi rõ ràng, phải có một xã hội pháp quyền, và một nhà nước hành động một cách minh bạch, có trách nhiệm giải trình cao, v.v. Chẳng ai có vấn đề lớn nào với những nguyện vọng này.
Như hàm ý trên, nếu bài phát biểu này thực sự phản ánh quan điểm thực tế của Thủ tướng hay một thế lực tập thể trong Đảng, thì ít nhất chúng ta có đủ lý do để giữ một thái độ cởi mở (dù hoài nghi) về những khả năng trong thời gian tới. Song, trước khi khui champagne ăn mừng, ta vẫn phải để ý hành vi của ông và các đồng chí liên minh có làm được (hay cố gắng làm) trong thời gian ngắn sắp tới.
Để thay đổi nền chính trị của Việt Nam từ bên trong không phải là việc đơn giản. Có rất nhiều hạn chế về thể chế, với rất nhiều quyền lợi từ lợi ích nhóm, và họ không muốn thay đổi. Trong khi đó, chúng ta không nên giả định những thay đổi là Việt Nam cần phát triển mạnh, nâng cao đời sống, và đẩy mạnh sự công bằng trong xã hội sẽ “xãy ra”, nếu chúng ta đủ khả năng chờ đợi. Để giả định sẽ có ‘thay đổi từ trên xuống’ là một quan điểm ảo tưởng và ngây thơ. Tương lai của Việt Nam sẽ được quyết định là do cả một quá trình từ trong và ngoài bộ máy.
Chúng ta đều thấy, khoảng cách giữa những lời nói lý tưởng của TT với  thực tế ở Việt Nam hiện nay vẫn không lổ. Đặc biệt đối với tính thiếu minh bạch và thiếu trách nhiệm giải trình của bộ máy. Những người trong “xã hội dân sự khởi sinh” của Việt Nam đã thể hiện khá rõ sự tâm huyết, sự dũng cảm, và sự quyết tâm vô tận của họ để đẩy mạnh một Việt Nam pháp quyền một cách ôn hòa. Nếu TT Nguyễn Tấn Dũng muốn thể hiện sự chân thành với những gì được viết, và sự tâm huyết, dũng cảm, quyết tâm vô tận, ông có thể hay nên làm những gì? Tôi đề nghị bắt đầu với vấn đề thiếu minh bạch.
Nếu giới lãnh đạo của Việt Nam muốn đạt được những điều kiện cần thiết thì phải nhìn rõ, dù ‘phê bình và tự phê bình’ mãi, mô hình chính trị ‘dân chủ tập trung’ không thể đóng vai trò của một nền báo chí tự do, một xã hội dân sự văn minh, hiện đại. Thay vì sợ những xu hướng mới, toàn dân phải hướng tới tương lai. Thay vì chống những người hành động vì một xã hội dân sự, phải làm việc với họ – không phải chỉ ở đồn công an mà là ngay trong Quốc hội và những diễn đàn hoàn toàn ngoài nhà nước. Và ít nhất là sớm tôn trọng và bảo vệ những quyền của những nhà báo, blogger, những tổ chức phi chính phủ và mạng lưới không vì lợi nhuận, giúp cho họ hành động một cách hữu hiệu nhất, xây dựng nhất.
Trước mắt, có lẽ không có một trường hợp nào liên quan hơn tình trạng của báo Saigon Tiếp Thị (SGTT). Trong một nước pháp quyền thì không thể có một chuyện như vậy xảy ra như những gì đang xảy ra tại báo Saigon Tiếp Thị. Khi nhà nước yêu cầu sát nhập báo SGTT vào báo khác, họ lấy lý do là SGTT làm ăn thua lỗ. Nhưng, theo tôi hiểu, tình trạng đó đã qua rồi, và tài chính chỉ là cái cớ mà thôi.
Theo như ông Bùi Việt Hà đã viết: “Việc báo SGTT bị đóng cửa là một chuyện buồn và đáng tiếc. Tôi thấy báo này hay, không có các bài dạng lên gân hay theo trào lưu, giật gân như nhiều báo khác. Đặc biệt là serie các bài viết về các doanh nhân, các nhà khoa học, rồi các bài viết của dịch giả Bùi Văn Nam Sơn, … đều rất sâu sắc. Nếu như VN mình có luật về báo chí tư nhân thì nhóm các nhà báo của SGTT sẽ đứng ra thành lập một tờ báo tư nhân với cùng tên và măng sét đó, hoạt động tự hạch toán như một doanh nghiệp làm báo thì thương hiệu đó sẽ không mất đi”.
Trong bài phát biểu, TT Nguyễn Tấn Dũng đã nhiều lần nêu rõ những gì Đảng và Nhà Nước phải làm để “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Hãy bắt đầu với Saigon Tiếp Thị, một tờ báo độc lập, chất lượng cao, và không sợ sự thật. Hãy ủng hộ những nỗ lực của nhân viên báo SGTT để tìm một lộ trình cho họ tiếp tục thực hiện sự nghiệp của họ. Hãy ủng hộ quyền của họ để kiện quyết định đáng tiếc của chính quyền. Và hãy tìm cách động viên (thay vì đe dọa) những yếu tố ôn hòa, có động thái xây dựng trong xã hội dân sự để góp phần vào sự phát triển của đất nước. Thật ra, những nỗ lực phải đa chiều mới được, tôi không bi quan về những khả năng đó.
Như một bạn khác đã viết: “Nếu là trước đây thì bài đó cũng chỉ như những bài của những lãnh tụ trước mà thôi. Chỉ để mị dân, để dân nghe vui tai được một lúc, chứ chẳng ai trông đợi gì. Nhưng bây giờ tình hình bắt đầu có những dấu hiệu khởi sắc. Bài viết này của Nguyễn Tấn Dũng sẽ là sự hỗ trợ, động viên cho những hoạt động của xã hội dân sự trong quá trình phản biện. Và cũng giúp xã hôi dân sự xích lại gần với giới lãnh đạo. Tạo ra tiền đề cho sự phát triển của xã hội dân sự ở Việt Nam”.
Ở các nước pháp quyền, báo chí độc lập được bảo vệ một cách chặt chẽ. Muốn có một Việt Nam hiện đại văn minh như Thủ tướng đã miêu tả, thì hướng đi phải rõ ràng. Thay vì ngăn chặn những giọng nói độc lập và tin cậy thì phải khuyến khích họ, từ những tờ báo như Saigon Tiếp Thị đến những blogger muốn đóng vai trò xây dựng, từ những viện nghiên cứu độc lập cho đến những nhà bất đồng chính kiến.
Tôi có phải là quá ảo tưởng không? Tôi nghĩ không. Thay vì tập trung quá nhiều vào một cá nhân hay một bài dù hay bao nhiêu, chúng ta nên xếp cá nhân đó, bài đó trong bối cảnh lớn hơn để bắt đầu hiểu ý nghĩa của nó. Làm thế mới thấy được những khả năng đầy hứa hẹn sẽ diễn ra trước mắt.
  Jonathan London
  (Blog Xin lỗi ông  )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét