Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Bài đáng chú ý - Nuôi lực lượng PCCC tốn bao nhiêu tiền bạc từ thuế của dân để làm gì?

Bùi Văn Bồng - Chống tham nhũng - "Lê thê công trình thế kỷ” !

Tính từ sau năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nghị quyết Đại hôi IV (12-1076) của đảng đã đã xác định: “Xóa bỏ chế độ người bóc lột người. Lam theo năng lực, hưởng theo lao động. Kiên quyết và kịp thời loại ra khỏi Đảng những phần tử thoái hoá, biến chất và những người không đủ tư cách đảng viên. Những cán bộ mà phẩm chất chính trị hoặc năng lực công tác không tương xứng với trách nhiệm cần được sắp xếp lại cho hợp lý. Phải giữ vững kỷ luật nghiêm minh của Đảng.
Luôn luôn tăng cường sự liên hệ giữa Đảng và quần chúng. Cán bộ và đảng viên phải lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của quần chúng, kiên quyết chống bệnh quan liêu. Tổ chức cho quần chúng tham gia xây dựng Đảng, góp phần kiểm tra sự hoạt động của Đảng, kiểm tra công tác và phẩm chất của cán bộ, đảng viên”
.Hiện nay, đảng CS Việt Nam đã có trên 3,6 triệu đảng viên, một lực lượng “lãnh đạo cách mạng’” rất đông đảo, hùng hậu. Còn nhớ năm 1986, toàn đảng có gần 2 triệu đảng viên với trên 10 vạn chi bộ. Tại Báo cáo Chính trị Đại hôi VI của đảng (4-1986) nêu rõ một thực trạng đáng lo ngại trong đảng: “Vấn đề đạo đức xã hội đang được đặt ra một cách cấp bách.

Trong xã hội ta đang diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai lối sống: lối sống có lý tưởng, lành mạnh, trung thực, sống bằng lao động của mình, có ý thức tôn trọng và bảo vệ của công, chăm lo lợi ích của tập thể và của đất nước, với lối sống thực dụng, dối trá, ích kỷ, ăn bám, chạy theo đồng tiền. Các lực lượng làm công tác tư tưởng phải tích cực tham gia cuộc đấu tranh này, lên án, vạch trần bản chất thối nát của lối sống cũ, khẳng định mạnh mẽ và truyền bá rộng rãi những giá trị đạo đức mới, thúc đẩy quá trình hình thành lối sống mới”.
Ngay sau đó, một cuộc vận động làm trong sạch nội bộ đảng cũng được tiến hành khá là ‘quyết liệt’ cũng thu gặt được một số kết quả. Đến Đại hội VII, các báo rầm rộ hô hào rất mạnh mẽ: “Tuyên chiến với tham nhũng, buôn lậu”. Đại hội VIII lai có Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) rồi thành lập Ban công tác 62 chuyên trách chống tham nhũng. Rồi Đại hội IX, Đại hội X, ra rả dày đặc, hô hào đầy khí thế trên các trang nghị quyết chống tham nhũng…Thế nhưng, dù “rất quyết liệt”, nhưng Nghị quyết Hội nghị TƯ 4 (khóa XI) lại phải xoáy sâu chuyên đề chống tham nhũng, nguy cơ cấp bách (lại vẫn cấp bách như ĐH VI , cách đây 27 năm!), ảnh hưởng nặng đến sự tồn vong của chế độ, mất uy tín đảng rất nghiêm trọng…Nhưng, tưởng lần này đảng quyết tâm ‘xuất chiêu’, ‘áp chưởng’, ra tay mạnh mẽ, vậy mà suốt năm ngoái sang năm nay đã gần 2 năm rồi, tham nhũng hầu như chưa đụng đến được bao nhiêu, tràn lan, thách thức, ngang nhiên, nhất là các vụ tham nhũng lớn.
Thời sự HOT nhất, hôm qua, 18/9, Báo cáo của Thanh tra CP về chống tham nhũng sáng nay bị UB Thường vụ QH đánh giá không có gì mới. Tham nhũng không chỉ ở ngân hàng, tài chính mà trên mọi lĩnh vực, đến cả giáo dục, y tế, LLVT, và ngay trong các cơ quan, ban-bệ khối nội chính,!…
Sau khi đưa ra những con số mà nhiều đại biểu cho là “số vẽ”, khó tin là đủ và chính xác, Tổng Thanh tra CP nhận định công tác phòng, chống tham nhũng "tuy đã đạt kết quả tích cực, nhưng tình hình tham nhũng chưa có dấu hiệu giảm, diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với những thủ đoạn tinh vi, kín đáo, khó phát hiện".
Theo bài trên trang báo điện tử VNN: Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng kết quả trên "chưa tương xứng với tình hình tham nhũng đang diễn ra". Phát hiện nhiều nhưng thu hồi tài sản ít; xử lý hành chính nhiều, áp dụng tình tiết giảm nhẹ, xử dưới khung, án treo hoặc phạt cải tạo không giam giữ chiếm tỷ lệ cao, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm; một số vụ án nghiêm trọng, phức tạp bị kéo dài, bị đình chỉ điều tra; tham nhũng không chỉ trong ngân hàng, tài chính, quản lý vốn và tài sản nhà nước mà cả ở hỗ trợ dạy nghề nông thôn, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo…
Thực trạng đó ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân, ông Hiện nhận định: Ở một số tỉnh cả năm chỉ nhận được 1 - 2 đơn tố cáo tham nhũng, dân cho phát hiện tham nhũng là việc của Nhà nước, người tố cáo có thể bị trả thù, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản... của bản thân và gia đình.
Nhiều địa biểu Quốc hội cũng chỉ thẳng: Có tham nhũng trong chính lực lượng chống tham nhũng! (thanh tra, kiểm toán, kiểm tra, giám sát và ngay trong các Ban phòng chống tham nhũng từ Trung ương đến các địa phương, bộ ngành – ai chống ai? (trong khi đó người ta thừa biết là chính một số “trưởng ban PCTN" lại tham nhũng nặng, nhiều nhất, đầu tàu gương mẫu).
Nghe xong đánh giá và báo cáo của Tổng thanh tra Chính phủ, Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn, cách đánh giá như vậy không khác gì mọi năm, trong khi đây là năm đầu tiên thực hiện luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi, không thể không có điểm mới. Và, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cũng không ngần ngại hoặc thấy ngượng nghịu: “Sao báo cáo không nêu những đánh giá của quốc tế, của Mặt trận TQ và các đoàn thể, của truyền thông báo chí và của người dân về tình hình tham nhũng?
Vì ông Hùng thấy báo cáo của Chính phủ "đánh giá nhẹ hơn cả nghị quyết trung ương. Trong lực lượng đấu tranh phòng, chống tham nhũng có tiêu cực không, có bỏ sót, bao che không, có tham nhũng không? Bên cạnh thanh tra, các ngành kiểm toán, điều tra, kiểm sát, tòa án thì sao, đã làm hết trách nhiệm chưa? Và rằng: “Không đánh giá vấn đề này là một khoảng trống mà "cứ thế đem nói với toàn dân là nguy hiểm"…Còn nhớ, ngày 23/1/2012, cũng tại nghị trường Quốc hội, ông Nguyễn Sinh Hùng nói như ‘ván bài lật ngửa’: “Bên cạnh những kết quả đã đạt được, tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm, tham nhũng còn diễn biến phức tạp, trong một số lĩnh vực có xu hướng gia tăng, nghiêm trọng hơn cả về quy mô và tính chất. Công tác phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật và tội phạm, tham nhũng hiệu quả chưa cao, hiệu lực răn đe, phòng ngừa còn thấp. Công tác điều tra, phát hiện, xử lý tội phạm, việc thực hiện kiểm sát các hoạt động tư pháp, công tác thực hành quyền công tố còn bỏ lọt tội phạm…”. Nay, còn tê hơn, có gì mới đâu?
Đặc biệt, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước phản ánh sau khi không còn các ban chỉ đạo địa phương, người dân cũng không thấy vai trò của các lãnh đạo chủ chốt đâu nữa: "Dân thấy nhiều vụ án tham nhũng điều tra mãi rồi lại chìm xuồng, vậy ý kiến chính thức của các lãnh đạo ra sao, có sự cản trở, can thiệp gì không?. Sự ‘âm thầm, lặng lẽ’ đó khiến người dân, cán bộ, đảng viên và cả người ở trung ương, vốn dĩ có nhiều thông tin, như ông không khỏi băn khoăn, không yên lòng…Ông ‘Tây Nguyên hùng vĩ” này cũng kiến nghị: QH cần địa chỉ, vì thế báo cáo phải chỉ được tỉnh nào kém nhất, bộ ngành nào có vấn đề, để việc đấu tranh phải có trọng điểm. Nơi nào nhiều tiền, nhiều quyền thì nơi đó nhiều nguy cơ tham nhũng, cần đấu tranh trọng điểm vào những nơi như tổ chức cán bộ, quy hoạch, đấu thầu..."
Cũng xin nhắc lại lần nữa về đánh giá đúng thực trạng, bắt mạch đúng bệnh và tỏ ra “quyết tâm cao” để chống tham nhũng, chống thoái hóa biến chất từ hơn 27 năm trước (Đại hội VI): “Mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, đầu óc địa vị, tư lợi, chủ nghĩa địa phương, chủ nghĩa cục bộ và bệnh quan liêu trong công tác cán bộ đều gây ra những hậu quả xấu đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và sự đoàn kết trong Đảng… Rồi thì, nữa: “Tình trạng tập trung quan liêu, gia trưởng, độc đoán, không tôn trọng ý kiến cấp dưới, không phát huy trí tuệ tập thể dẫn tới những quyết định sai lầm, làm suy yếu sự đoàn kết trong Đảng. Tình trạng cục bộ, vô kỷ luật cũng gây ra những hậu quả tai hại, và làm cho sự lãnh đạo của Đảng, việc điều hành của Nhà nước kém hiệu lực. Lập lại kỷ cương, củng cố kỷ luật trong Đảng và bộ máy nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, nói và làm theo nghị quyết của cấp trên và của tập thể” - (Hay, đúng, nhưng làm được gì?).
Nhìn cho chuẩn xác, đánh giá đúng thực trạng, thấy rõ loại 'siêu khuẩn tham nhũng' ở Việt Nam đã tồn tại và phát sinh từ rất lâu, thành 'lão 'lão khuẩn' rồi. các đợt kêu gọi, tung hô chống tham nhũng chỉ làm quấy quá, đưa vào những phác đồ điều trị toàn thuốc dỏm, thuốc quá đát, dùng các liều thuốc nhấp nhứ rồi dừng, mỗi năm qua đi bệnh càng trầm kha, tái phát mạnh hơn, loại siêu khuẩn ấy nay đã nhờn thuốc rối. Ở vào thời điểm Hội nghị TƯ 4 (12-2011) thì bênh đã đi vào di căn, ung thư 'giai đoạn cuối', hết cách chữa!
Ngày 22-2-2012, khi bắt đầu triển khai thực hiện NQTƯ 4, trò chuyện với VietNamNet, nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã khẳng định: “Thực trạng đã nặng lắm rồi, như căn bệnh ung thư. Thực ra, thực trạng này Đảng đã thường xuyên ngăn chặn nhưng làm không đến nơi đến chốn khiến căn bệnh ngày càng trở nên trầm trọng. Sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi tiền tài. Sự tồn tại của cái gọi là dây lợi ích quyền lực, của nhóm lợi ích, của mối quan hệ quyền lực và đồng tiền chi phối dẫn đến tình trạng lạm quyền, chạy chức, chạy quyền, tham nhũng, cục bộ. Tiền dễ biến người ta thành tù binh khi mối quan hệ tiền và quyền lực hòa quyện. Do làm chưa đến nơi đến chốn nên những tiêu cực không được đẩy lùi, thậm chí có những vấn đề nghiêm trọng nảy sinh khiến tình hình ngày càng phức tạp hơn. Trong ba vấn đề cấp bách thì vấn đề trung tâm và cấp bách nhất, đó là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp”.
Những câu chữ trong nghị quyết, những phát biểu, đánh giá, vung tay xòe chân có cả, nhưng nói về tham nhũng nay dân thấy chối quá rồi, một thứ trò đùa dai dẳng, thấy cứ “ra rả như ve sâu tháng hạ”, điếc tai, nhức óc, mệt tâm trí, bị stress cấp thì. Với hệ thống chính trị, với thể chế và sự thể hiện quá mức về hô hào, những ‘thói quen nội lực” lãnh đạo của đảng như lâu nay và sự quẫy cựa trong bất lực, cả những dấn tới độc tài, bịt mồm che mắt thiên hạ, nói đến tham nhũng đúng là câu chuyện dài hơn cả vạn lần 1001 đêm. Nhìn lại cả gần 3 thập kỷ cam go, nhập nhằng, nói mà không làm, nói hay mà làm dở, nói mạnh mà làm bê bết, bôi bắc, thậm chí như mị dân, như đánh lùa…thấy rõ công cuộc phòng chống tham nhũng ở nước ta, do đảng CS lãnh đạo “trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện về mọi mặt” quả là một “Công trình thế kỷ” vẫn đang bị chìm xuồng, lấp liếm, trùm mền, đắp chiếu, kéo dài lê thê, trở thành thứ chuyện nhàm !
Bùi Văn Bồng

Không thể cải lương để bỏ lỡ cơ hội lớn

Tình hình quốc tế hiện nay đang được coi là cơ hội lớn về nhiều mặt cho Việt Nam phát triển. Ở trong nước đang có sức ép rất lớn từ nhân dân, từ (các) giới ưu tú của đất nước mong muốn cương quyết khắc phục triệt để “lỗi hệ thống”, sớm từ bỏ những phần sai lầm và sự “quá đát” của chủ nghĩa Mác – Lê, thực thi nghiêm chỉnh một thể chế Tự do Dân chủ Cộng hoà; trên thế giới cũng đang thể hiện rất rõ lòng mong muốn và sự giúp đỡ của rất nhiều nước văn minh tiến bộ đối với hoà bình và phát triển của Việt Nam. Vậy mà, hiện nay lại đang tồn tại một “sức ép” khá lớn ngược chiều, cản trở, thậm chí chống phá lại quá trình dân chủ hoá phục vụ sự vươn lên này của Đất nước.

Vậy sức cản ngược chiều xu hướng văn minh tiến bộ của nước ta thực chất nó là cái gì? Theo chúng tôi, nó là hợp lực của ba thủ phạm chính sau đây:
  1. Sức cản đổi mới triệt để được tạo ra bởi lòng tham bổng lộc và chức vụ của phần lớn đảng viên và quan chức nhà nước;
  2.  Sự bảo thủ, trì trệ về tư tưởng và sự thiếu thông tin chuẩn xác của một bộ phận không nhỏ giới quan chức các cấp từ trung ương đến địa phương (hầu hết quan chức đảng và nhà nước cấp dưới chỉ được đào tạo qua các giáo trình được soạn theo sự hướng dẫn và giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc trước đây; từ 30 đến 40 % thông tin chân thực và xấu đã bị “bộ máy bảo vệ chính trị” cắt xén, che giấu đi);
  3. Sức ép tạo ra sự cản trở, thậm chí ngăn chặn bước tiến lên văn minh hiện đại của Việt Nam do một bộ phận không nhỏ trong lãnh đạo của nước bạn láng giềng gây ra (Trung Quốc trước đây không khi nào muốn Việt Nam “đi trước”, còn Việt Nam từ xưa cho đến nay đã rất quen sự “theo sau”).
Vậy nên khắc phục các trở lực đó bằng cách nào? Vì Đảng và Chính phủ vẫn muốn tham khảo ý kiến nhân dân, nên, với tư cách một công dân, tôi xin nêu tóm tắt mấy gợi ý sau đây (nội dung đầy đủ chúng tôi đã viết trong nhiều tài liệu đã được gửi tới lãnh đạo các cấp và công bố trên các trang mạng).
Về tổng quát, cần thừa nhận rằng, cái mẹo “nói một đằng, làm một nẻo” do mục tiêu (chủ nghĩa xã hội) thì rất tốt đẹp, song biện pháp thực thi (cách mạng vô sản, đấu tranh giai cấp, khác ta là địch) thì rất chuyên chế, cực đoan, thậm chí dã man, tàn bạo, mà tất cả các chính đảng cộng sản và chính phủ các nước theo thể chế “xã hội chủ nghĩa” kiểu Liên Xô trước đây đã khôn khéo vận dụng để tuyên truyền, xoa dịu người dân, nay đã không thể “bịp” được ai nữa rồi. Chính vì thể cả khối xã hội chủ nghĩa Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ, dù cứ cho có thể có một số nguyên nhân bên ngoài tác động vào. Sau đó đến cái mẹo dùng các ngôn từ “tù mù” trong hiến pháp, luật pháp, trong trình bày các vấn đề liên quan đến quyền lợi thiêng liêng của đất nước và quyền tự do dân chủ của người dân, nhưng bản chất quyền độc đảng toàn trị vẫn giữ nguyên… như có một chuyên gia hàng đầu về chính trị xã hội của ta đã giải thích, thì hiện nay cũng đã từng bước bị người dân, trước hết là giới ưu tú, các quan chức, chuyên gia về hưu và cách mạng lão thành của đất nước, bóc trần. Vì vậy, hiện nay, không phảỉ là lúc còn có thể “khéo léo”, “mềm mỏng”, “kiên trì” trình bày thể chế cũ bằng các ngôn từ “phù hợp”, cải lương từng bước, giải quyết từng phần sao cho “được lòng” (xì hơi) dư luận nhưng vẫn giữ được nguyên tắc xã hội chủ nghĩa tập trung lãnh đạo, độc đảng toàn trị của mọi cấp uỷ đảng như trước. Giờ này tình hình đã đến cực điểm: Thực sự Đổi mới thể chế hay là chết! (điều mà Trung ương Đảng đã thừa nhận trên lý luận, trong nghị quyết, nhưng có vẻ chưa thừa nhận trên thực tế. Song vừa rồi vụ một người dân tỉnh táo đã tìm đúng người đứng đầu đại diện “thể chế” tại địa phương để nã đạn vào đầu anh ta, tức là vào chính cái thể chế cũ mà anh ta là nạn nhân, đã nói rõ tất cả!).
Về cụ thể, có thể nói rõ hơn như sau.
Để khắc phục trở lực thứ nhất,
cần bảo toàn và phát triển quyền và lợi đang có của mọi người tham gia đổi mới thể chế, Đảng và Nhà nước ta nên tìm các giải pháp cải cách triệt để nào mà mọi cán bộ, quan chức, dù trước đây họ có thiếu sót hay không, họ có trình độ hay không (trừ những người phạm tội đối với ngay luật pháp cũ hiện hành), nhưng vì họ cũng đều là “nạn nhân” của thể chế cũ, nên đều không nên để họ bị thiệt thòi ngay lập tức do thay đổi thể chế để tránh sự chống lại tự nhiên và quyết liệt của họ. Nếu sau đây một hai nhiệm kỳ, với thể chế mới mà họ có bị thiệt thòi (không được tín nhiệm nữa, bị xuống cấp hoặc mất chức, thu nhập kém đi, v.v.), thì đích thực là do họ đã không hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Nhân dân giao phó, chứ không phải trực tiếp là do cải cách triệt để thể chế chính trị mà sinh ra thiệt hại ngay cho họ. Tức là cải cách triệt để thế chế chính trị phải làm sao để được tin rằng chỉ có đem lại lợi ích chính đáng cho mọi người, hoặc cho con cháu họ.  

2.   Để khắc phục tình trạng lạc hậu, nhầm lẫn về hiểu biết chính trị, tư duy lý luận, và về thông tin, thì nên thực hiện ngay dân chủ hoá trong ngành tuyên giáo. Trước đây, do “mục tiêu lý tưởng thì tốt đẹp, nhưng giải pháp thì sai lầm, cực đoan, không được lòng người”, toàn bộ hệ thống tuyên giáo phải trổ tài biến báo làm sao đó để che đậy được, hoặc giải thích được cái nghịch lý “nói một đằng, làm một nẻo” của những người cộng sản, của đảng và chính phủ cộng sản. Tôi đã trình bày vấn đề thứ hai này trong tài liệu: Tại sao có những cái tốt, tôi lại coi là xấu.

3.   Đối với trở lực lớn thứ ba thì nên đặt vấn đề trên cơ sở cả đúng lẫn sai của “16 chữ vàng”. Bởi Trung Quốc, do đang bị chủ nghĩa bá quyền Đại Hán thúc bách mạnh, nên chính họ cũng đang bị buộc phải cái cách (thực chất đã đang diễn ra gay gắt) để có một thể chế chính trị tốt hơn, văn minh hơn (tự do dân chủ cộng hoà và nhân quyền), hòng đáp ứng sự hy vọng và sự chấp nhận “Trung Quốc sẽ là người cùng với Hoa Kỳ và một số nước văn minh khác đứng đầu thế giới” của dư luận xã hội trong nước Trung Quốc và quốc tế. Chúng ta cần phải kiên trì và đoàn kết hợp tác có đấu tranh mạnh mẽ trên cơ sở luật pháp quốc tế và quy chế khu vực với họ để hoà bình, ổn định và kiên nhẫn chờ đợi sự tiến hoá tất yếu của họ. Chừng nào thể chế chính trị của họ thực sự văn minh tiến bộ như Mỹ và Bắc Âu chẳng hạn, thì lúc đó chủ nghĩa bành trướng bá quyền Đại Hán của họ “tự nhiên” sẽ biến mất, cũng như chủ nghĩa phát xít đã “tự” biến mất khỏi các nước Đức, Ý, và Nhật, khi họ đã văn minh hiện đại. Tôi đã trình bày đầy đủ tư duy này trong bài “Nỗi băn khoăn không của riêng ai”.Cuối cùng xin được nhắc lại một câu đã được nhiều người phát biểu đồng tình: Không thể cải lương, để lại bỏ lỡ một cơ hội phát triển lớn, và  lại mắc một tội lỗi lớn đối với dân tộc!

Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 2013
Vũ Duy Phú
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Tre chống cộng đã già, nhưng măng đã mọc chưa?

“Sinh, lão, bệnh, tử”, đó là quy luật sự sống. Trên đời, cái gì có sinh đều có tử, đã sống thì sẽ tới lúc phải chết. Nhưng chết không luôn luôn là hết, vì “tre già, măng mọc”. Sự sống có già nua và chết đi thì trước đó đã có nhiều mầm sống mới phát sinh để kế tục nó. Dòng sự sống nhờ thế mà liên tục tồn tại và phát triển cả về lượng lẫn về phẩm, không bị đứt đoạn hay ngừng lại.

Nơi thực vật và động vật, sự sống ở những thế hệ sau chỉ phát triển chủ yếu về số lượng, ít phát triển về phẩm chất, nếu có thì hết sức chậm như thuyết tiến hóa của Darwin chủ trương. Nhưng nơi con người, sự sống trong các thế hệ sau thường tiến bộ tương đối rất rõ rệt và nhanh chóng, ít khi bị thoái hóa. Chẳng hạn về văn minh, khoa học, kỹ thuật, về sự sung túc vật chất… mức độ của con người hiện nay cao hơn rất nhiều so với 50 năm về trước. Nhưng về tâm linh đạo đức thì nói chung, các thế hệ trước thường than phiền các thế hệ sau không được như mình.

Việc thế hệ sau có kế tục được thế hệ trước cách tốt đẹp không phần rất lớn là do thế hệ trước có chuẩn bị tốt đẹp cho thế hệ sau hay không. Nếu cha mẹ không đào tạo, giáo dục hay để lại cho con cái mình một gia sản nào, dù là tinh thần hay vật chất, thì thế hệ sau khó mà vượt cao hơn thế hệ trước. Thế hệ sau mà tốt đẹp hơn thế hệ trước thì đó là dấu hiệu tốt, giòng giống ấy có sự tiến hóa. Cổ nhân ta nói: “Con hơn cha, nhà có phúc”.

tre

Khi chế độ cộng sản nhuộm đỏ toàn miền Bắc vào năm 1954, và toàn quốc năm 1975, biết bao người dân, kể cả những người đã liều chết bỏ nước ra đi tìm tự do, đã chống lại và quyết tâm lật đổ chế độ độc tài tàn ác này. Nhưng cho tới nay, sau 60 năm tại miền Bắc và gần 40 năm tại Miền Nam, chế độ phi nhân ấy vẫn tồn tại. Những người từng sống dưới những chế độ tự do trước đó và quyết tâm chống lại chế độ thì hầu hết đã vượt qua tuổi 50, đa số đã trên 60, và có thể khoảng một nửa đã trên 70. Nhiều người đã về bên kia thế giới. Những người dưới 50 mà chống lại chế độ cộng sản thường là do kế thừa tinh thần chống cộng của cha anh mình, hoặc do nhận ra bộ mặt thật gian trá, tham lam và tàn ác của chế độ mà trở nên người chống cộng.

Vấn đề đặt ra hiện nay là những người chống cộng và quyết tâm lật đổ chế độ cộng sản có người kế thừa chưa? Tre đã già và dần dần mất đi nhưng măng có mọc để thay thế kịp thời không? Số lượng và phẩm chất của thế hệ chống cộng sau có bằng những thế hệ trước không? Hiện nay, số người Việt dưới 50 tuổi, dù ở trong hay ngoài nước, chiếm tuyệt đại đa số trên tổng số người Việt. Những người trẻ tuổi này có nối tiếp tinh thần đấu tranh chống độc tài của thế hệ trước mình hay không?

Ở trong nước, thập niên đầu sau khi cộng sản chiếm Miền Bắc (năm 1954) và Miền Nam (năm 1975) đều có những cuộc nổi dậy như tại Quỳnh Lưu với 20.000 nông dân ở Nghệ An (năm 1956), hay như các lực lượng Phục Quốc tại Miền Nam (sau 1975)… Tất cả những cuộc nổi dậy vào thập niên đầu ấy đều bị dập tắt một cách tàn bạo, có khi từ trong trứng nước. Sau đó là cả một thời gian dài, người dân dường như bị khuất phục bởi sự khủng bố tàn bạo của bộ máy toàn trị. Nhưng đến thập niên 1990, trong nước đã có hàng chục người dám lên tiếng công khai tố cáo những sai trái của chế độ như Hà Sỹ Phu, Hoàng Tiến, Lữ Phương, Phạm Thái Thụy, Nguyễn Ngọc Tần, Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, v.v… Vào thập niên 2000, với sự ra đời của Khối 8406, số người đấu tranh công khai với những hoạt động tích cực lên đến 70-80 người. Và đến nay, thập niên 2010, số người đấu tranh công khai, gồm các blogger, các nhà trí thức, giới sinh viên học sinh, các đảng viên cộng sản đã bỏ đảng… lên đến hàng mấy trăm người.

Trong nước, những hạt giống đấu tranh vào thập niên 1990 đã sinh hoa kết trái, nẩy sinh lên hàng ngàn người kế tục. Những nhà đấu tranh thế hệ trước hiện đã già yếu, thời đấu tranh mạnh mẽ sẵn sàng ra tù vào khám của họ đã qua rồi, không còn nữa. Nhưng chắc chắn họ sẽ rất thỏa lòng khi nhìn thấy việc đấu tranh của họ, tuy chưa lật đổ được chế độ cộng sản, nhưng đã có những thế hệ nối tiếp họ thực hiện đại cuộc ấy. Như chúng ta đã thấy, cuộc đấu tranh của những thế hệ sau rất khởi sắc với những cuộc biểu tình rầm rộ tại Hà Nội, Sàigòn, Huế, những thông tin về đấu tranh hay về những tội ác cộng sản được loan đi hết sức nhanh chóng với những video clip trên các website hay những bài trả lời phỏng vấn trên các đài truyền thanh truyền hình hải ngoại… Dân tộc Việt còn nở mày nở mặt với thế giới nhờ những phụ nữ hết sức dũng cảm như Phương Uyên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hoàng Vi, Bùi Thị Minh Hằng, Phạm Thanh Nghiên, Lê Thị Công Nhân, v.v… trong đó có những thanh thiếu nữ rất trẻ tuổi… Câu “Tre già măng mọc” đang hiện thực trong hàng ngũ đấu tranh dân chủ trong nước.

Còn cuộc đấu tranh của đồng bào ngoài nước, dường như “tre” đã già mà “măng” chưa mọc hay mọc còn quá ít. Cuộc đấu tranh chống cộng những thập niên đầu sau 1975 tại hải ngoại nổi lên rất mạnh mẽ. Nhiều nhà đấu tranh rất can đảm đã về tận trong nước để hoạt động. Nhiều người đã bị kết án tử hình như Trần Văn Bá, Mai Văn Hạnh, Lê Quốc Quân, Huỳnh Vĩnh Sanh, Hồ Thái Bạch… Nhiều người đã bị tù, nếu không nhờ sự can thiệp của quốc tế thì có thể đã bị tù mọt gông hàng chục năm. Có những tổ chức đã lập chiến khu ở Thái Lan, Lào, Căm-Bốt để chuẩn bị xâm nhập tấn công chế độ độc tài. Điều đó cho thấy đồng bào bên ngoài không thiếu những anh hùng dân tộc, cũng rất can đảm và bất khuất.

Cái khí thế đấu tranh ban đầu ấy theo thời gian dường như giảm dần, số người tham gia đấu tranh ngày càng ít đi. Một số người bỏ cuộc vì nản lòng khi thấy tình trạng chia rẽ và đánh phá lẫn nhau cứ tiếp tục tái diễn và gia tăng. Không ít người bỏ cuộc vì chính họ là nạn nhân của những đánh phá ấy. Một số khác bỏ cuộc vì không đủ kiên nhẫn do tâm lý “quỳ lâu, chầu mỏi”, tranh đấu mãi mà chưa thấy được “ánh sáng cuối đường hầm”. Khá nhiều người bỏ cuộc vì già yếu, bệnh tật, hoặc vì phải về xum họp với tổ tiên ông bà trên thiên giới.

“Tre già” mà “măng chưa mọc”. Nhiều bạn trẻ ban đầu tham gia đấu tranh rất hăng hái với tất cả nhiệt tình và lòng yêu nước. Nhưng khi cùng làm việc với những thế hệ trước thì họ cảm thấy không phù hợp, không thoải mái. Họ cảm thấy vô cùng nản chí khi tận mắt thấy những bậc cha anh đánh phá lẫn nhau chỉ vì quan điểm hay ý kiến khác biệt, không có khả năng giải quyết những mâu thuẫn, xung đột cách ôn hòa và tốt đẹp. Ý kiến của giới trẻ thường không được tôn trọng, bản thân họ nhiều lúc bị coi như “con nít”, bị cho rằng “không hiểu gì về cộng sản cả”… thậm chí còn bị chụp mũ là cộng sản, hay thân cộng. Sự khác biệt về tâm thức giữa hai thế hệ già và trẻ tạo nên những xung đột mà phần thua thiệt luôn luôn nghiêng về phía thế hệ trẻ.

Những thế hệ trước dường như không dám trao quyền cho các thế hệ trẻ, không tạo điều kiện cho giới trẻ thi thố tài năng và sáng kiến trong công cuộc đấu tranh. Thế hệ trước thường coi những tư tưởng hay sáng kiến nào của thế hệ sau khác với ý của mình thì đều là dở, là dại dột. Cuối cùng thì những người trẻ không còn hứng thú, ngay cả không còn chỗ đứng trong cuộc đấu tranh chống cộng nữa… và họ đành buồn bã “rút lui có trật tự”. Đó là cách hành xử khiến “măng” mọc không nổi.

Muốn thế hệ sau tiếp nối lý tưởng và công cuộc đấu tranh của mình, thiết tưởng chúng ta nên bắt chước các vua đời Lý, Trần… Vào khoảng 40 tuổi, nhà vua bắt đầu nhường ngôi cho thái tử để tạo điều kiện cho con mình tập làm vua dưới sự chỉ bảo của mình khi mình còn thời gian, còn sức khỏe và còn đủ minh mẫn sáng suốt để hướng dẫn cho tốt. Trong nước, cùng lúc có hai vua: vua cha (hay “thái thượng hoàng”) và vua con (vua đương quyền). Nhờ vậy mà các vua hai đời Lý, Trần đa số là những vị minh quân, đem lại sự cường thịnh và hạnh phúc cho toàn dân.

Muốn thế hệ sau tiếp nối được tinh thần và khả năng đấu tranh chống độc tài cộng sản của thế hệ trước, thì thế hệ trước phải tạo điều kiện cho thế hệ sau tiếp nối ngay khi mình còn đủ sức khỏe và trí óc còn minh mẫn. Nghĩa là phải trao quyền lãnh đạo cho giới trẻ để họ có thể lãnh đạo dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo, truyền thụ kinh nghiệm lãnh đạo của mình. Khi có người trẻ đứng ra lãnh đạo thì cuộc đấu tranh mới hấp dẫn hay lôi cuốn được giới trẻ tham gia. Nếu thế hệ trước cứ nắm quyền cho tới lúc không còn khả năng nắm quyền được nữa mới chịu nhường quyền cho thế hệ sau, thì thế hệ sau sẽ từ chối vì sợ không đảm trách được do không hề được chuẩn bị trước.

Gương đời Lý Trần đã có kết quả rất tốt, tại sao chúng ta không noi theo? Lý do gì khiến chúng ta không noi gương ấy được?
Nếu chúng ta nói quyết tâm chống cộng, tuyên bố đòi lật đổ chế độ cộng sản với bất cứ giá nào, nhưng trong thực tế nếu chúng ta không sẵn sàng trả giá cho những điều kiện để thành công như đoàn kết để có sức mạnh, hay hòa hợp với giới trẻ để có những thế hệ nối tiếp đấu tranh, v.v… thì sự quyết tâm hay những tuyên bố ấy chỉ là những lời nói xuông, không có hành động bảo chứng.
Hiện nay, cuộc đấu tranh ở bên ngoài dường như chỉ dừng lại ở một số những hoạt động như biểu tình, vận động chính giới một cách rời rạc, làm những thỉnh nguyện thư để mời thật nhiều người ký… Những hoạt động ấy đã có những kết quả tốt đẹp như ngăn chặn những biểu hiện bên ngoài của CSVN tại hải ngoại, cờ máu của CSVN không được công khai xuất hiện trong các nước tự do, các quan chức CSVN ra hải ngoại phải nhục nhã đi cửa hậu mà vào các cơ quan công quyền, ngăn chặn được khá hữu hiệu sự xâm nhập của cộng sản vào các cộng đồng người Việt hải ngoại… Nhưng để lật đổ được chế độ thì những hoạt động ấy… phải nói rằng không mấy tác dụng.

Về lực lượng thì những người tham gia đấu tranh hầu hết và chủ yếu là những người trên 50 tuổi… Các đảng phái hay các tổ chức đấu tranh bên ngoài không lôi cuốn được giới trẻ tham gia. Nhiều vị lãnh tụ dù rất lớn tuổi nhưng vẫn không kiếm được người trẻ tuổi nào có thể kế nhiệm mình, nên lại nhường quyền cho một người lớn tuổi khác. Đây quả là một điều rất đáng lo ngại cho tương lai cuộc đấu tranh tại hải ngoại.

Rất nhiều người chống cộng ở hải ngoại tuyên bố quyết liệt là phải lật đổ chế độ cộng sản, ai không tuyên bố như thế thì dễ bị chụp mũ là thiên cộng, là chống cộng cuội, là tay sai cộng sản… Nhưng câu hỏi cần phải đặt ra là: Phải lật đổ cộng sản bằng phương cách nào đây? Lấy gì để mà lật đổ chúng đây? Làm sao lật đổ chế độ ấy khi những việc tối cần phải làm để có thể thực hiện điều ấy thì chẳng mấy ai màng tới, như phải làm sao để khi mình già yếu hay qua đi thì phải có thế hệ sau nối tiếp cuộc đấu tranh này, hay phải liên kết những người cùng chống cộng lại với nhau để có sức mạnh, hay phải ngừng lại tất cả những cuộc đánh phá lẫn nhau để tránh chia rẽ, v.v…

Việc tố cáo tội ác cộng sản, chửi cộng sản trên các phương tiện truyền thông, biểu tình rầm rộ trước các đại sứ quán hay lãnh sự quán của cộng sản, vận động để các thỉnh nguyện thư có hàng ngàn người ký, vận động chính giới quốc tế áp lực cộng sản, v.v… là những hoạt động đấu tranh rất cần thiết. Nhưng việc đầu tư tinh thần và khả năng chống cộng cho thế hệ kế tiếp là điều rất thực tế và cần thiết hơn rất nhiều. Không có những thế hệ sau tiếp tục cuộc đấu tranh này thì những hoạt động đấu tranh cần thiết trên sẽ không còn người thực hiện. Không quan tâm tới sự kế tục này thì không phải là người chống cộng có tầm nhìn về tương lai!
© Người Việt Thầm Lặng
© Đàn Chim Việt

Trần Vinh Dự - Cấm dạy chữ và cuộc đua vào trường tốt


19.09.2013
Gần đây, nhờ tuyên bố của ông Nguyễn Bá Minh, một vụ trưởng của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), vấn đề dạy gì cho trẻ trước khi vào lớp 1 có dịp được xới lên và trở thành một điểm nóng của công luận. Theo báo chí, vụ trưởng Minh đã “nghiêm cấm” các trường mầm non dạy chữ cho trẻ. Vì thế, ý kiến của ông đã trở thành một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Nó liên quan đến quyền tự chủ của các trường mầm non, cũng như việc dạy gì là thích hợp cho trẻ nhỏ.

Tuyên bố của ông Minh thực ra chỉ lập lại những gì Bộ GD&ĐT đã quy định trong chỉ thị 2325/CT-BGDĐT ban hành từ ngày 28 tháng 6 năm nay. Tuy nhiên lúc chỉ thị này ra đời thì không mấy ai để ý, cho đến khi có tuyên bố của ông Minh vào nửa cuối tháng 8.

Thực ra, ông Minh chỉ nói “Các cơ sở giáo dục mầm non tuyệt đối không tổ chức dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ, không yêu cầu trẻ tập tô, tập viết chữ”. Thế nhưng hầu hết các báo trong nước đăng tải thông tin này đã, không biết vô tình hay cố ý, diễn giải sai tuyên bố của ông Minh và biến một chuyện bình thường thành một chuyện giật gân. Ngay cả cổng thôn tin điện tử của Chính phủ (VGP) cũng đăng lại là “chủ trương không dạy chữ cho trẻ 5 tuổi trước khi vào lớp 1 của Bộ GD&ĐT”.

Cấm dạy tập viết chứ không phải cấm dạy chữ

Ông Minh trong một bài trả lời phỏng vấn cuối tháng 8 đã khẳng định rõ lại là Bộ GD&ĐT chỉ cấm dạy viết chữ và dạy trước chương trình lớp 1 chứ không phải là cấm dạy chữ. Theo ông Minh, trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay có nội dung giúp trẻ hình thành những thành tố cơ sở cho viết chữ và đọc như nhận dạng chữ cái, làm quen với hướng đọc, hướng viết.

Thực ra, nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và đã thực hiện phổ cập giáo dục mầm non từ rất lâu cũng không dạy trẻ tập viết trước khi vào lớp 1. Thí dụ, chương trình đào tạo của Fairfax County, địa phương dẫn đầu toàn Bang Virginia (Hoa Kỳ) về chất lượng giáo dục, cũng quy định trẻ mầm non chỉ học 4 môn (toán, khoa học, xã hội, và tập đọc). Môn tập viết được đưa vào chương trình giảng dạy từ lớp một.

Việt Nam cũng đang thực hiện chủ trương phổ cập mầm non. Hiện nay tỷ lệ trẻ mầm non 5 tuổi đến trường đã đạt 99,7% theo Bộ GD&ĐT. Bộ GD&ĐT cũng đã ban hành Chương trình giáo dục mầm non từ năm 2009. Theo chương trình này, ở bậc mầm non (5-6 tuổi), ngoài giáo dục thể chất, giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội, giáo dục phát triển thẩm mĩ, còn có giáo dục nhận thức (bao gồm cả khám phá khoa học, khám phá xã hội, và toán) và giáo dục ngôn ngữ (bao gồm cả làm quen với đọc, viết).

Vì mục tiêu của Chương trình giáo dục mầm non cho trẻ 5-6 tuổi rộng như vậy, phần liên quan đến đọc và viết chỉ là nhận dạng các chữ cái, sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên của mình, làm quen với cách đọc sách (chứ chưa phải thực sự biết đọc), tập tô, tập đồ các nét chữ (chứ chưa phải là viết chữ). So với mục tiêu của môn tập đọc cho bậc mầm non ở Fairfax County (Virginia) ở trên, chương trình của Bộ GD&ĐT đặt mục tiêu thấp hơn. Ngoài các yêu cầu giống như của Bộ GD&ĐT Việt Nam, Fairfax County yêu cầu học sinh mầm non phải đọc được các từ thông dụng (high frequency sight words).

Xét tuyển đầu vào hay không

Bản chất của giáo dục là nhằm chuẩn bị tri thức và kỹ năng cho người trẻ để phục vụ cuộc sống tự lập sau này của họ. Sự thành công tại học đường của trẻ có quan hệ chặt chẽ với thành công về nghề nghiệp và sự nghiệp về sau, mặc dù có những trường hợp ngoại lệ (outliers). Chính vì lý do này, các bậc phụ huynh luôn muốn tạo cơ hội để con cái mình được thụ hưởng các môi trường giáo dục tốt nhất. Vì thế, không phải chỉ riêng ở Việt Nam, mà ở bất kỳ đâu trên thế giới, các trường học tốt luôn là các mục tiêu được phụ huynh và học sinh săn đón.

Thế nhưng các trường học tốt nhất, theo định nghĩa của từ này, là số ít, trong khi nhu cầu của phụ huynh thì lớn. Vậy cách thức để phân bổ trẻ vào các trường như thế nào trên thực tế?

Trước hết là trường tư. Ở Việt Nam, cũng giống như ở bất kỳ đâu, các trường tư tốt nhất thường dựa vào việc xét duyệt hồ sơ để tìm ra các học sinh giỏi nhất. Lý do rất dễ hiểu là học sinh giỏi sẽ củng cố uy tín sư phạm cho nhà trường. Cách thức xét duyệt ở nhiều nơi thường dựa vào việc phỏng vấn, giới thiệu, và dựa trên điểm khảo thí. Thí dụ ở New York (Mỹ), trẻ em bắt đầu vào mầm non (năm đầu tiên của phổ cập giáo dục) muốn xin vào các trường tư tốt nhất sẽ phải nộp hồ sơ từ rất sớm ngay khi trường niêm yết tuyển sinh.

Hồ sơ xin học muốn được nhận cũng phải bao gồm kết quả tốt từ các kỳ thi như kỳ thi khảo thí đầu vào dành cho trẻ nhỏ (Early Childhood Admissions Assessment – ECAA) của ERB (Educational Records Bureau). Ngoài ra, các trường này cũng sẽ dựa vào giới thiệu (đánh giá) của hiệu trưởng các trường mẫu giáo, nơi các trẻ vừa “tốt nghiệp”. Các hiệu trưởng mẫu giáo này cũng không thể giới thiệu bừa bãi vì như thế sẽ ảnh hưởng tới uy tín và khả năng giới thiệu học sinh tốt nghiệp mẫu giáo của họ vào các trường mầm non và cấp một danh tiếng.

Đối với các trường công lập của Mỹ, việc xét duyệt hồ sơ của học sinh dựa trên cơ chế phân vùng (zoning). Mỗi bang ở Mỹ được chia thành nhiều “county” (tương tự như một tỉnh ở Việt Nam). Mỗi county lại có nhiều district (tương tự như một huyện hoặc quận ở Việt Nam). Mỗi district có nhiều trường tiểu học - mầm non (mầm non được coi là một bậc học gắn liền với tiểu học). Mỗi trường tiểu học - mầm non như vậy sẽ được xác định một vùng (zone) là các khu dân cư liền kề. Học sinh là cư dân (resident) của zone nào thì được ưu tiên vào trường của zone đó. Nếu còn thừa chỗ mới dành cho học sinh của cùng district nhưng không cùng zone. Cuối cùng nếu còn thừa chỗ mới dành cho học sinh ở ngoài district.

Cơ chế này ít nhiều có nét tương đồng với cơ chế xét theo “tuyến” (quận/huyên) ở Việt Nam. Học sinh có hộ khẩu ở quận huyện nào thì được coi là đúng tuyến nếu học các trường trong quận/huyện đó. Các trường phải ưu tiên cho các học sinh học đúng tuyến trước khi tuyển học sinh trái tuyến.

Đây là một câu chuyện khá phức tạp. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này trong một dịp tới.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
 

Có thể xóa sổ kỳ thi đại học

Chiều 19/9, Bộ GD-ĐT có cuộc trao đổi với báo chí về dự thảo đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT”. Sau gần một năm chỉnh sửa, bổ sung, dự thảo này được Bộ GD-ĐT đánh giá là “đã thẳng thắn, đúng mức hơn trong việc nhận định về thực trạng giáo dục”.
 
Một thí sinh tranh thủ chợp mắt trước khi làm bài tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM
trong kỳ thi tuyển sinh ĐH năm nay - Ảnh: Minh Đức
Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT” cho rằng nếu giảm số năm học phổ thông còn 10-11 năm sẽ khó đảm bảo chất lượng giáo dục, trong khi theo định hướng mới, giáo dục phổ thông sẽ phải tăng cường nhiều hoạt động nhằm giáo dục nhân cách, đạo đức học sinh. Vì thế, ban soạn thảo vẫn đề xuất duy trì cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân là 12 năm với năm năm tiểu học, bốn năm THCS và ba năm THPT. Trong đó chín năm từ tiểu học đến hết THCS là giai đoạn giáo dục cơ bản bắt buộc.

Sẽ bỏ thi đại học - cao đẳng?

Theo nhận định của ban soạn thảo đề án, kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH-CĐ vẫn cồng kềnh, nặng nề, tốn kém, chưa hiệu quả, gây bức xúc cho xã hội. Kết quả thi còn bị chi phối bởi các yếu tố chủ quan, cảm tính, nhất là đối với các môn khoa học xã hội, tình trạng gian lận thi cử còn phổ biến, cách thức thi mới chỉ kiểm tra việc ghi nhớ kiến thức và ít kiểm tra được năng lực vận dụng kiến thức của học sinh. Trong khi đó, việc công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ chỉ căn cứ duy nhất vào điểm thi, chưa công bằng đối với người học.

Theo ông Bùi Mạnh Nhị - vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ GD-ĐT, thường trực ban soạn thảo đề án, việc công nhận tốt nghiệp THPT phải dựa vào kết quả đánh giá quá trình giáo dục năng lực, phẩm chất của học sinh và kết quả đánh giá cuối cấp. Vì thế phương án đổi mới thi (nằm trong nội dung đề án) sẽ kết hợp đánh giá trong quá trình học tập và kết quả thi cuối cấp để công nhận hoàn thành tốt nghiệp THPT. Trong đó, học sinh học xong môn nào (trong lĩnh vực học tập lựa chọn) sẽ đánh giá kết quả đạt chuẩn đầu ra môn học đó. Kỳ thi cuối cấp sẽ yêu cầu vận dụng, tổng hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học để giải quyết một vấn đề theo hai lĩnh vực lớn là khoa học xã hội - nhân văn và khoa học tự nhiên, hoặc cũng có thể chỉ tổ chức thi hai môn văn, toán (thay cho sáu môn thi như hiện nay).

Chia sẻ thêm về vấn đề đổi mới thi, ông Nguyễn Vinh Hiển, thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết với cách thức đánh giá việc hoàn thành chương trình THPT như trên, các trường ĐH-CĐ có thể tổ chức tuyển sinh theo hướng dựa vào kết quả công nhận tốt nghiệp THPT để tuyển sinh.

Như vậy, nếu phương án trên được thực thi thì sẽ không còn hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ như hiện nay mà chỉ có một kỳ thi, hai mục đích. Cùng với việc đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá, Bộ GD-ĐT cũng chủ trương sẽ đổi mới mạnh mẽ cách ra đề thi, nội dung đề thi với yêu cầu vận dụng, thực hành kiến thức nhằm kiểm tra năng lực của người học.
 

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển (phải) trong cuộc trao đổi với báo chí về đề án
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo- Ảnh: Việt Dũng

Lớp 11, 12 chỉ còn ba môn học bắt buộc
Trao đổi tại cuộc gặp với báo chí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển nói có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng học sinh bị quá tải như chương trình chỉ có một bộ sách giáo khoa, trong khi đó sách giáo khoa được đưa vào nhiều kiến thức hàn lâm, không cần thiết với học sinh phổ thông. Chương trình giáo dục được xây dựng cắt khúc, thiếu tính liên thông giữa các cấp, dẫn tới trùng lặp, thừa kiến thức. Mục tiêu giáo dục trước đây nặng về mục tiêu giáo dục toàn diện, thiếu sự phân hóa. Phương pháp dạy học chậm đổi mới, do mục tiêu dạy học là truyền thụ kiến thức nên lối dạy đọc - chép vẫn phổ biến...
Nhằm giải quyết câu chuyện “quá tải”, theo ông Hiển, phải đổi mới đồng bộ nhiều khâu, trong đó xác định rõ mục tiêu giáo dục sẽ là phát triển năng lực người học (thay cho cung cấp kiến thức thuần túy) và cá thể hóa bằng định hướng giáo dục phân hóa mạnh ở bậc học cuối phổ thông. Với mục tiêu này, việc đổi mới rõ nhất ở chương trình - sách giáo khoa sau năm 2015 sẽ là giảm số lượng môn học. Bậc tiểu học sẽ chỉ còn 3-6 môn học + 4 hoạt động thay cho 11 môn học + 3 hoạt động như hiện nay. Theo hướng tích hợp kiến thức ở nhiều môn vào một môn học, dự kiến tiểu học sẽ có hai môn mới là khoa học và công nghệ (kiến thức khoa học) và tìm hiểu xã hội (kiến thức lịch sử, địa lý, thêm một số vấn đề xã hội). Bậc THCS sẽ chỉ còn 8 môn học + 4 hoạt động thay cho 13 môn học + 4 hoạt động. Bậc học này cũng có những môn học được tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực như môn khoa học tích hợp kiến thức của lý, hóa, sinh; môn khoa học xã hội sẽ tích hợp kiến thức của các môn lịch sử, địa lý, giáo dục công dân.
Đặc biệt, với mục tiêu phân hóa mạnh mẽ, giúp người học phát huy năng lực, sở trường, chuyên sâu vào môn học theo định hướng nghề nghiệp, ở lớp 11, 12 bậc THPT sẽ chỉ còn ba môn học bắt buộc là toán, ngữ văn, ngoại ngữ thay cho hiện nay bắt phải học tất cả các môn. Ngoài ra, có ba môn học tự chọn khác và bốn hoạt động. Với chương trình giáo dục bậc THPT theo hướng phân hóa, chương trình THPT phân ban (hiện hành) sẽ chính thức được hủy bỏ.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng cho biết chương trình - sách giáo khoa sau năm 2015 được điều chỉnh theo hướng gần gũi, thiết thực với học sinh mỗi cấp học, có tính liên thông trong toàn bộ chương trình 12 năm. “Song song với quá trình hoàn thiện đề án, Bộ GD-ĐT đang gấp rút chuẩn bị xây dựng chương trình - sách giáo khoa mới” - ông Hiển nói. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết việc đổi mới chương trình - sách giáo khoa lần này sẽ chủ trương thực hiện bằng cách đồng thời biên soạn và thí điểm luôn ở ba cấp học. Theo đó, dự kiến thời gian thí điểm chương trình - sách giáo khoa mới sẽ được rút ngắn, bắt đầu từ năm 2016-2019.

Người thầy sẽ được quan tâm hơn
Để chuẩn bị đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu mới của GD-ĐT, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết Bộ GD-ĐT đang tiến hành việc rà soát, quy hoạch mạng lưới trường sư phạm trên cả nước. Dự kiến thành lập các trường ĐH sư phạm khu vực có tiềm lực mạnh để thật sự gánh vác vai trò là “máy cái” đào tạo giáo viên cho các vùng trên cả nước. Song song với việc này, Bộ GD-ĐT đã và đang xây dựng, đề xuất điều chỉnh chính sách đối với nhà giáo bao gồm cả chế độ lương, trợ cấp. Trong đó chú ý tới những chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với nhà giáo có trình độ, có cống hiến nhằm thu hút người tài vào ngành sư phạm.


Theo VĨNH HÀ (Tuổi Trẻ)

Việt Nam bị lên án tại Hội đồng Nhân quyền LHQ


Băng thu lời Luật gia Nguyễn Bắc Truyển phát biểu được phát tại Khóa họp lần thứ 24 của Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Genève. (Photo courtesy of Quê Mẹ)

Yêu cầu LHQ áp lực Việt Nam

Khóa họp lần thứ 24 của Hội đồng Nhân quyền LHQ đang diễn ra tại Điện Quốc Liên ở Genève từ ngày 9 đến ngày 27 tháng 9 để xử lý các vi phạm nhân quyền trên thế giới. Chiều ngày 17 tháng 9, ông Võ Văn Ái nhân danh hai tổ chức Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Hành động Chung Cho Nhân quyền lên tiếng tố cáo Việt Nam vi phạm điều 19 và điều 18 của Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị thông qua một loạt hành xử, như Nghị định 72 về Internet mới ban hành với những cuộc bắt bớ tùy tiện 49 bloggers, sự ngược đãi tù nhân, đặc biệt đối với ông Nguyễn Hữu Cầu, hai nữ tín đồ Hòa Hảo Đỗ Thị Minh Hạnh và Mai Thị Dung, và đàn áp các tôn giáo tại Việt Nam hay quản chế tùy tiện Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ.

Kết thúc bài phát biểu Ông Ái nói: “Yêu cầu Hội đồng Nhân quyền LHQ áp lực để Việt Nam công bố thời điểm viếng thăm Việt Nam của Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Tự do tôn giáo mà Hà Nội đã chấp nhận; thúc đẩy Việt Nam mời Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Tự do ngôn luận, và Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Bảo vệ người bảo vệ nhân quyền; đặc biệt bãi bỏ các điều luật 79, 80, 87, 88 và 258 trong bộ Luật Hình sự”.
Yêu cầu Hội đồng Nhân quyền LHQ áp lực để Việt Nam công bố thời điểm viếng thăm Việt Nam của Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Tự do tôn giáo mà Hà Nội đã chấp nhận.
-Võ Văn Ái
Cũng tại LHQ, hôm 11.9, Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, với sự bảo trợ của 4 tổ chức Human Rights Watch, IFEX, Article 19, và Văn Bút Quốc tế, đã tổ chức một cuộc Hội thảo về “Ngôn luận hợp pháp trên Internet bị quy tội: Nhân chứng từ Việt Nam, Thái Lan, và Cam Bốt”

Các nhân chứng từ Việt Nam có hai ông Võ Văn Ái và Nguyễn Bắc Truyển, bà Sukanya Joop Prueksakasemsuk đến từ Thái Lan và cô Ramana Sorn đến từ Cam Bốt.

Qua băng thu âm gửi từ Saigon sang, ông Nguyễn Bắc Truyển cho biết tình hình đàn áp các bloggers thông qua Nghị định 72. Ông cũng là nạn nhân bị hàng chục công an mật vụ theo dõi, phong tỏa nhà ông sau khi ông tiếp kiến Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ tại Saigon hồi tháng 8. Sau đó, ông và các nhà hoạt động đến Dòng Chúa Cứu Thế ăn mừng em Phương Uyên, khi về cũng bị công an hành hung, ném đá vào đầu chị Bùi Hằng, và các anh Lê Quốc Quyết, Trương Minh Đức, Quang Dũng…

Kết thúc, ông Nguyễn Bắc Truyển cho biết rằng:

2013-0917c-250.jpg
Ông Võ Văn Ái phát biểu tại Khóa họp lần thứ 24 của Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Genève. Photo courtesy of Quê Mẹ.

“Thưa quý vị, trong những ngày qua khi ông Trương Tấn Sang đi gặp Tổng Thống Obama Hoa Kỳ trở về thì tình hình nhân quyền có vẻ như là bước sang một giai đoạn mới là khủng bố trực tiếp vào các nhà hoạt động một cách rất là nặng. Họ đánh đập, không từ bất cứ hành động côn đồ nào để có thể đàn áp, khủng bố tinh thần của các nhà bất đồng chính kiến cũng như các nhà hoạt động. Nặng nề hơn hết là họ ra những thông báo về Nghị định 72 hạn chế quyền tự do thông tin trên Internet. Đây là Nghị định đi ngược lại những lời cam kết tự do Internet của nhà cầm quyền Việt Nam đối với quốc tế”.

Bài tham luận của ông Võ Văn Ái phân tích sự tai hại của Nghị định 72 về Internet thông qua việc bắt bớ, giam cầm tùy tiện 49 bloggers cùng hệ quả nguy hại khóa miệng tự do ngôn luận tại Việt Nam. Hà Nội giải thích Nghị định 72 như sự bảo vệ tác quyền, và chống lại các “thế lực thù địch”. Nhưng ông Ái bác bỏ khi trích lời ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông, nói rằng:

“Trong mọi tầng lớp xã hội Việt Nam đang có sự khao khát thay đổi. Nỗi khát vọng này không đến từ các thế lực thù địch, mà đến từ mọi giới người Việt yêu thương xứ sở họ và mong cầu một tương lai tốt đẹp sớm xảy ra”.
Nhân dịp này chúng tôi phỏng vấn ông Nicolas Agostini, chủ tọa cuộc Hội thảo. Ông cho biết như sau:

Nicolas Agostini: “Mặc dù bối cảnh các quốc gia khác nhau, nhưng chúng tôi thấy có cùng một mô hình chung, là sự đàn áp các tiếng nói độc lập, các phê phán và các nhà báo, đặc biệt trên trực tuyến. Vì vậy chúng tôi đặt tiêu điểm vào Việt Nam, biểu trưng đầy đủ cho một nhà nước độc đoán đang khóa miệng mọi tiếng nói bất đồng chính kiến. Chúng tôi cũng nhắm tới Thái Lan, nơi nhà cầm quyền sử dụng tội khi quân và sắc luật về tội phạm vi tính để đàn áp những phê phán, và Cam Bốt, là nơi chính quyền sử dụng sự sợ hãi bất chính và sự tự-kiểm-duyệt để đàn áp, giống hệt như hiện trạng ở Thái Lan và Việt Nam, họ nhắm vào các bloggers và công dân mạng, những người đăng tải bài vở trên Facebook và mạng xã hội, hoặc các nhà báo trực tuyến.
Chúng tôi yêu cầu LHQ đặt trọng tâm vào ba nước Việt Nam, Thái Lan, Cam Bốt, vì cả ba quốc gia này có nghĩa vụ quốc tế theo các điều luật nhân quyền quốc tế.
-Nicolas Agostini
Ỷ Lan: Trường hợp ở Việt Nam, những thông tin gì được trình bày tại cuộc hội thảo thưa ông?

Nicolas Agostini: Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, đã trình bày những vi phạm rất trầm trọng đối với tự do ngôn luận. Ông đã đưa ra nhiều trường hợp của các bloggers và nhà báo đã bị cầm tù chì vì biểu tỏ ôn hòa quyền ngôn luận và ý kiến hay trường trình những xâm phạm nhân quyền và pháp luật. Chúng tôi cũng cho phát băng thu từ Saigon của blogger Nguyễn Bắc Truyển đã từng bị tù trong quá khứ. Được trả tự do những ông vẫn bị nhà cầm quyền theo dõi và bị sách nhiễu thô bạo chỉ vì ông biểu tỏ ôn hòa ý kiến trên trực tuyến.

Ỷ Lan: Ông có đòi hỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ phải làm gì không, thưa ông?

Nicolas Agostini: “Chúng tôi yêu cầu LHQ đặt trọng tâm vào ba nước Việt Nam, Thái Lan, Cam Bốt, vì cả ba quốc gia này có nghĩa vụ quốc tế theo các điều luật nhân quyền quốc tế. Thái Lan vừa chấm dứt nhiệm kỳ thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ. Có thể Việt Nam sẽ được bầu vào Hội đồng Nhân quyền cho nhiệm kỳ ba năm tới.

Sắp tới đây, LHQ sẽ duyệt xét cả ba nước này theo Cơ chế Kiểm điểm Định kỳ (Universal Periodic Review). Vì vậy, chúng tôi kêu gọi Cộng đồng quốc tế và các thành viên trong Hội đồng Nhân quyền LHQ yêu sách cả ba nước phải tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và yêu cầu cho các quyền dân sự và chính trị, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận, được bảo đảm hoàn toàn.”

Ỷ Lan: Xin cám ơn ông Nicolas Agostini.

Ỷ Lan, Phóng viên Đài Á châu Tự do tại LHQ Genève
Ỷ Lan, thông tín viên RFA
2013-09-19

Nuôi lực lượng PCCC tốn bao nhiêu tiền bạc từ thuế của dân để làm gì?

(GDVN) - Người xưa bảo, “cháy nhà ra mặt chuột”. Ở đây, chẳng biết có “con chuột” nào lộ mặt không nhưng theo như những thông tin trên các báo đã đưa tin thì sự yếu kém và tắc trách của lực lượng Phòng cháy chữa cháy (PCCC) tỉnh Hải Dương đã bị bóc trần.

Hiện trường vụ cháy.

Có thể nói, vụ cháy Trung tâm Thương mại (TTTM) Hải Dương là một trong những vụ cháy lớn nhất của nhiều năm trở lại đây. Vụ hỏa hoạn đã để lại một hậu quả vô cùng lớn, hơn 500 tỉ đồng phút chốc đã bị bà Hỏa “hóa vàng”; hơn 500 hộ kinh doanh đã trở thành trắng tay, nhiều người lâm vào cảnh nợ nần, cùng quẫn.

Quan trọng hơn, vụ cháy đã để lại những bức xúc rất lớn trong lòng dư luận xã hội. Người xưa bảo, “cháy nhà ra mặt chuột”. Ở đây, chẳng biết có “con chuột” nào lộ mặt không nhưng nhưng theo như những thông tin trên các báo đã đưa tin thì sự yếu kém và tắc trách của lực lượng Phòng cháy chữa cháy (PCCC) tỉnh Hải Dương đã bị bóc trần.
Người yếu tim thì sẽ bị sốc và người có tự trọng thì sẽ đỏ mặt, phẫn nộ khi đọc đoạn tường thuật này trên các báo như Vnexpress và Dân Việt: Đám cháy được nhiều người dân phát hiện ra vào lúc 1h sáng ngày 15/9, lập tức gọi điện báo cho đội PCCC và 113 thì một anh hỏi "bác nói đùa hay thật?" rồi bảo đang tới.

Và chắc tưởng là đùa nên cái sự “đang tới” ấy kéo dài hơn 2 giờ, cho đến gần 4 sáng. Trong khi đó, đội cứu hỏa chỉ đóng cách TTTM có hơn 1km và tất nhiên giữa đêm tỉnh lẻ thì chẳng có cảnh tắc đường. Tệ hại hơn, theo thông tin phản ánh của người dân trên tờ VTC thì bên cạnh sự thiếu kịp thời là việc không đủ phương tiện, chỉ có 2 xe chữa cháy đến, trong đó có 1 xe hỏng, không phun được giọt nước nào và đương nhiên chẳng thể ngăn chặn được đám cháy cho đến tận khi “đội bạn” Hưng Yên cùng xe cứu hỏa của một số doanh nghiệp tới hiện trường.

Nếu nghe đoạn tường thuật trên chưa đủ “ép phê”, xin mời quý vị lắng nghe tâm sự này của tiểu thương Mai Thị Loan: “Các vị ấy không mở cửa, không phá kính để cho nước tiếp cận đám cháy mà chỉ đứng ngoài bê cái vòi nước bé tý phun vào như rửa kính.

Tôi đau lòng quá mới quỳ xuống van lạy: Các cháu ơi, các cháu cứu dân với. Đập kính, phá cửa để dân cùng tham gia cứu cháy. Hãy gọi các tỉnh bạn đi, gọi thêm xe, thêm nước đi… ". Và đáp lại lời kêu cứu đó là câu trả lời lạnh lùng của lực lượng PCCC: “Bọn tôi chỉ thừa lệnh, chúng tôi không biết”...

Tất nhiên trước những thông tin “rất làm xấu” hình tượng người chiến sĩ công an như vậy, ông Phó Giám đốc phụ trách Công an tỉnh đã “thẳng thắn” và quyết liệt khẳng định: 3h25’ ngày 15/9, Phòng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh Hải Dương mới nhận được tin báo về vụ cháy. Tin báo sớm nhất lưu tại máy của lực lượng PCCC là do một bảo vệ của TTTM TP Hải Dương gọi đến.

Trước đó, trực ban Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy không nhận được một thông tin nào báo cháy như một số thông tin trên các báo đã đưa, bởi trên thực tế các cuộc điện thoại gọi đến đều được lưu trong hệ thống của lực lượng phòng cháy. (trên tờ báo Công an nhân dân dẫn nguồn)

Ông cũng không quên liệt kê thành tích: Tổng số xe phương tiện tham gia là 16 xe ôtô cùng gần 300 cán bộ, chiến sỹ đã có mặt tại nơi xảy ra vụ cháy vừa làm công tác chữa cháy, vừa bảo vệ hiện trường và đảm bảo an toàn cho tính mạng của người dân.

Và cuối cùng, ông kết luận: Các kết quả thống kê cho thấy, công tác an toàn phòng chống cháy nổ tại đây bị xem nhẹ. Bộ phận quản lý trên thực tế rất chủ quan, lơ là trong PCCC.

Chả hiểu những thông tin mà báo chí thu thập nêu trên chính xác đến đâu, nhưng cơ bản mọi người đều tin vì trong lúc xót đau này, chẳng có người dân nào muốn bịa chuyện vu vạ cho lực lượng sinh ra để “chữa cháy” cho mình. Và hơn thế, họ còn là những nhà chức trách, nhà công vụ. Người dân “thấp cổ bé họng”, chỉ khi quá bức xúc thì họ mới bật dậy mà phản ứng mạnh mẽ đến vậy thôi.

Những lý lẽ ông Phó Giám đốc đưa ra cũng chưa đủ sức thuyết phục để quân của ông có thể chối bỏ trách nhiệm. Ghi nhận cuộc gọi ư? Ghi được thì xóa được. Và kể cả là không có cuộc gọi, thì liệu một vụ cháy to như vậy, trong khi lực lượng PCCC chỉ ở cách 1 km, chạy bộ cũng chỉ mất 5 phút mà tại sao lại không phát hiện ra?

Ông kể ra số quân, số xe đến hiện trường “bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân” làm gì khi toàn bộ TTTM chỉ còn là đống tro tàn, chỉ tắt khi… không còn gì để cháy?! Và ông đổ lỗi cho công tác PCCC yếu kém. Vậy sinh ra lực lượng cảnh sát PCCC, nuôi tốn bao nhiêu tiền bạc từ thuế của dân để làm gì?

Với sự tắc trách của lực lượng PCCC và cách hành xử sau vụ cháy cũng của lực lượng này; người ta đã phải chua xót thốt lên rằng, vụ cháy còn làm tiêu tan luôn cả niềm tin vào lực lượng cứu hỏa mà sâu xa hơn là mất niềm tin vào những cơ quan mà tên luôn được gắn thêm vào hai chữ “nhân dân”.

Vụ cháy thì đã xảy ra; dân thì đã “tiền mất tật mang” nhưng không vì thế mà có thể nói là “chuyện đã rồi”. Một lời xin lỗi là chưa đủ mà cần phải có biện pháp cứng rắn hơn; quy rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm của từng đơn vị, cá nhân vi phạm. Có vậy, mới mong “ngọn lửa” trong lòng dân bớt nóng.

Nói đến công an Hải Dương, gần đây, người ta hay nhắc đến vụ “bạch tuộc Cần Giờ”. Còn nhớ khi đó đích thân Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an, Đại tướng Trần Đại Quang đã lên tiếng, yêu cầu công an Hải Dương khẩn trương làm rõ sai phạm.

Và ngay lập tức, những vị “cảnh sát hành dân” đã bị kỷ luật, người dân Cần giờ đã được đích thân lãnh đạo công an tỉnh đến xin lỗi và đền bù. Và người ta mong rằng, trong vụ cháy TTTM lần này, dân chúng lại được thấy một chỉ đạo quyết liệt như thế từ Bộ trưởng
 Phạm Nguyễn
  (GDVN)

Mưu đồ Trung Quốc ở Biển Đông

Bản đồ vùng lưỡi bò mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền
Những diễn biến liên quan đến tình hình tranh chấp tại Biển Đông hiện nay qua việc Trung Quốc và khối ASEAN bàn tới việc hình thành Bộ Quy tắc Ứng xử- CoC có mang lại nhiều hy vọng cho những tranh chấp lãnh hải tại khu vực biển đó hay không?

Chủ trương của Trung Quốc về Biển Đông.

Hồi ngày 2 tháng 8 năm nay khi đến tham dự diễn đàn cấp cao kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác chiến lược ASEAN- Trung Quốc, bộ trưởng ngoại giao Vương Nghị của Trung Quốc lặp lại quan điểm của Bắc Kinh về vấn đề tranh chấp tại khu vực Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Nam Hải và vạch ra đường lưỡi bò chiếm đến 80% diện tích ở đó.

Đại ý ông Vương Nghị cho rằng phía Trung Quốc luôn sẵn sàng giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại và đàm phán trực tiếp. Cánh cửa đối thoại và tham vấn được Trung Quốc rộng mở. Bắc Kinh cũng đã theo đuổi triển vọng đôi bên cùng có lợi. Đó là đường lối mà Trung Quốc sẽ theo đuổi trong thời gian tới.

Trong hai ngày 27 và 28 tháng 8, bộ trưởng quốc phòng khối ASEAN và 8 nước đối tác đối thoại trong đó có Hoa Kỳ gặp nhau tại Brunei với nội dung bàn thảo việc hợp tác và cổ vũ cho hòa bình, ổn định trong khu vực. Đây là nơi mà vào những năm qua tranh chấp tại khu vực Biển Đông giữa Trung Quốc với một số quốc gia ASEAN gây nên căng thẳng, đối đầu và theo đánh giá của giới chuyên gia theo dõi sát vấn đề Biển Đông là có thể dẫn đến xung đột vũ trang.
 
Các nước thuộc khối ASEAN tại cuộc họp ở Brunei nhìn lại 10 năm thực thi Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông, DoC với phía TQ; đồng thời lặp lại cam kết ủng hộ cho việc tiến đến hình thành nên Bản Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông- CoC, mang tính ràng buộc
Các vị đứng đầu ngành quốc phòng của các nước thuộc khối ASEAN tại cuộc họp ở Brunei nhìn lại 10 năm thực thi Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông, DoC với phía Trung Quốc ; đồng thời lặp lại cam kết ủng hộ cho việc tiến đến hình thành nên Bản Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông- CoC, mang tính ràng buộc.
Tuy nhiên đại diện phía Trung Quốc là tướng Thường Vạn Toàn lên tiếng chỉ trích cho rằng Bắc Kinh phản đối mọi phương pháp tiếp cận đa phương nhằm giải quyết tình hình tranh chấp tại Biển Đông.
Trong khi đó ở Bắc Kinh vào ngày 30 tháng 8, bộ trưởng ngoại giao Vương Nghị khi gặp các đồng nhiệm khối ASEAN cũng lên tiếng cảnh cáo các nước ASEAN đừng giương ngọn cờ ASEAN trong vấn đề Biển Đông.
Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN
Một biện pháp cứng rắn được Bắc Kinh đưa ra với phía Philippines là điều kiện buộc Manila phải rút lại đơn kiện ‘đường lưỡi bò’ của Trung Quốc ra trước Tòa án Quốc về Luật biển- ITLOS. Nước chủ nhà Trung Quốc buộc tổng thống Benigno Aquino phải làm việc đó nếu muốn dẫn đầu phái đoàn đến tham dự triển lãm kinh tế ASEAN- Trung Quốc năm nay mà theo lệ thường lâu nay năm nay Philippines là quốc gia danh dự tại kỳ triển lãm đó được khai mạc hồi ngày 3 tháng 9 vừa qua.
Đối với việc Philippines kiện Trung Quốc trước Tòa án quốc tế về luật biển về ‘đường lưỡi bò’ bao phủ đến 80% Biển Đông, thì vừa qua Bộ trưởng Tư Pháp của Trung Quốc, ông Hoàng Huệ Khang cho rằng Manila cố tình gây hiểu lầm giữa vấn đề ‘chủ quyền lãnh thổ’ và ‘Công ước Liên hiệp quốc về luật biển’. Ông này cho rằng vấn đề tranh chấp giữa hai phía là tranh chấp lãnh thổ chứ không phải tranh chấp về biển. Việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ không thuộc phạm vi giải quyết của Công ước Liên hiệp quốc về luật biển.

Phản bác

Thạc sĩ Hoàng Việt, một chuyên gia nghiên cứu Biển Đông hiện đang giảng dạy tại Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh có ý kiến đối với lập luận mà ông bộ trưởng Tư pháp Trung Quốc Hoàng Huệ Khang đưa ra:
Manila cố tình gây hiểu lầm giữa vấn đề ‘chủ quyền lãnh thổ’ và ‘Công ước LHQ về luật biển’. Ông này cho rằng vấn đề tranh chấp giữa hai phía là tranh chấp lãnh thổ chứ không phải tranh chấp về biển. Việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ không thuộc phạm vi giải quyết của Công ước LHQ về luật biển.
Bộ trưởng Tư Pháp TQ

...Manila cố tình gây hiểu lầm giữa vấn đề ‘chủ quyền lãnh thổ’ và ‘Công ước Liên hiệp quốc về luật biển’. Ông này cho rằng vấn đề tranh chấp giữa hai phía là tranh chấp lãnh thổ chứ không phải tranh chấp về biển. Việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ không thuộc phạm vi giải quyết của Công ước Liên hiệp quốc về luật biển.Bộ trưởng Tư Pháp TQ

Đúng về bản chất nó liên quan về tranh chấp lãnh thổ. Thực chất và bản chất Scaborough giữa Philippines và Trung Quốc liên quan về vấn đề lãnh thổ; nhưng việc Philippines nghiên cứu để kiện cũng liên quan đến điều kiện trong Công ước Luật biển. Đơn kiện trực tiếp Philippines gửi lên không trực tiếp về lãnh thổ mà liên quan đến Luật Biển, liên quan đến giải thích và áp dụng những điều khoản liên quan đến Công ước Luật Biển trong tranh chấp đó. Chính vì vậy cho nên Philippines cũng có đầy đủ cơ sở để đưa ra và đương nhiên Trung Quốc bác bỏ vụ kiện và họ không muốn tham gia vụ kiện nên họ lái sang hướng khác…

Quan điểm của nhiều quan chức và học giả Trung Quốc cho rằng đây là vấn đề tranh chấp lãnh thổ và Công ước Quốc tế về Luật Biển năm 1982 không có thẩm quyền giải quyết; tuy nhiên phải xét về mặt bản chất là tranh chấp lãnh thổ thực đó nhưng có liên quan. Trong đơn kiện Philippines không nói tranh chấp lãnh thổ mà nhấn mạnh giải thích đường chín đoạn của Trung Quốc có phù hợp với Công ước Luật biển hay không. Nếu không phải thủ tiêu nó vì vô giá trị. Đường chín đoạn này vừa liên quan đến vấn đề lãnh thổ mà cũng liên quan đến vấn đề Công ước Luật Biển.
Tương lai của CoC thì tôi cho rằng vẫn còn khó khăn, đặc biệt về phía TQ. Cho đến bây giờ thì các quốc gia ASEAN gần như nhất trí hoàn toàn nội dung của CoC rồi và chỉ cần sự đồng ý của TQ. Nhưng qua các phát biểu của những chính khách TQ, họ chỉ mới đang tiến hành gọi là ‘tham vấn’ để bàn luận về CoC thôi
thạc sĩ Hoàng Việt

CoC ?

Trong hai ngày 14 và 15 tháng 9 vừa qua, tại thành phố Tô Châu Trung Quốc, diễn ra cuộc họp lần thứ sáu Quan chức Cấp Cao ASEAN- Trung Quốc và cuộc họp lần thứ 9 Nhóm Công tác chung ASEAN- Trung Quốc về triển khai Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông- DoC.

Đó là cuộc họp định kỳ kiểm điểm và thúc đẩy thực thi DoC. Ngoài ra ASEAN và Trung Quốc tiến hành tham vấn chính thức lần đầu tiên ở cấp quan chức cao cấp về việc xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông- CoC.

Vấn đề CoC cũng được bàn tại hội thảo khu vực diễn ra ở thủ đô Phnom Penh của Kampuchia trong hai ngày 19 và 20 tháng 9 này. Thông tin cho biết những đại biểu tham dự sẽ bàn đến những phương cách hợp lý để có thể tiến đến việc đạt được một Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông khả dĩ chấp nhận được.

Tuy nhiên theo thạc sĩ Hoàng Việt con đường đi đến CoC không dễ dàng gì:

Tương lai của CoC thì tôi cho rằng vẫn còn khó khăn, đặc biệt về phía Trung Quốc. Cho đến bây giờ thì các quốc gia ASEAN gần như nhất trí hoàn toàn nội dung của CoC rồi và chỉ cần sự đồng ý của Trung Quốc. Nhưng qua các phát biểu của những chính khách Trung Quốc, họ chỉ mới đang tiến hành gọi là ‘tham vấn’ để bàn luận về CoC thôi. Điều đó cho thấy dường như Trung Quốc chưa sẵn sàng để ký CoC. Chiến thuật của họ như là đang muốn câu giờ, kéo dài thời gian ra, và kéo dài thời ra ra thì họ được lợi nhiều nhất. Chính vì vậy mà tôi vẫn quan ngại về tương lai của CoC. Chắc trong một thời gian ngắn nữa, CoC vẫn chưa thể ký kết được.

Ý kiến của các giới đều cho rằng trước một thế lực quân sự đang được củng cố và thái độ kẻ cả của một nước lớn trong khu vực thì sự đoàn kết của các nước nhỏ là một tất yếu nếu như họ không muốn để cho Trung Quốc làm mưa làm gió, thâu tóm hết mọi nguồn lợi phong phú tại khu vực Biển Đông…
Gia Minh/ - RFA

Các sếp ngân hàng đang hưởng lương bao nhiêu?

Vài trăm triệu/tháng, với giám đốc khối ở Hội sở
Nội dung nổi bật:

Khi nhu cầu nhân sự giảm, nhiều nhân viên ngân hàng phải chuyển nghề khác là điều khó tránh.

Sinh viên mới ra trường hiện nay khó gia nhập ngành ngân hàng hơn trước, nhưng việc lựa chọn ngành/nghề để thi vào đại học không giảm.

Lương ‘cứng’ (khối thương mại cổ phần): Giám Đốc chi nhánh khoảng 30 triệu – 70 triệu/tháng. Giám Đốc Khối tại hội sở khoảng 100 triệu – 200 triệu/tháng.<

Chuyện cắt nhân sự, giảm lương, hạ thưởng không còn quá xa lạ, thậm chí còn trở thành xu hướng lan rộng ở ngành ngân hàng trong bối cảnh 2 năm trở lại đây.

Sau quá trình tăng trưởng quá nóng thì ‘cú hãm phanh’ nhân sự trong ngành ngân hàng dù khắc nghiệt nhưng là tất yếu.

Vậy câu hỏi đặt ra là, những nhân sự bị cắt giảm ở các ngân hàng sẽ đi đâu? Lương nhân viên nhân hàng giảm sút nhưng lương của quản lý cấp trung, cấp cao có bị giảm không? Ngân hàng sẵn sàng trả lương cho quản lý cấp cao ở mức bao nhiêu thời điều kiện khó khăn hiện nay?

Để giải đáp các câu hỏi trên, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Paul Nguyễn, Tổng giám đốc Mạng tuyển dụng và việc làm Career Builder Việt Nam và đã nhận được nhiều thông tin đáng chú ý.

Bị cắt giảm, cựu nhân viên ngân hàng đi về đâu?

- Chào ông, theo báo cáo 6 tháng đầu năm nay, ngành ngân hàng tiếp tục xu hướng cắt giảm nhân sự đã bắt đầu từ năm ngoái. Ông có thể cho biết thời điểm hiện tại, tổng số nhân sự trong ngành đã biến động ra sao so với thời điểm đầu năm 2013 và so với cùng kỳ năm ngoái, thưa ông?

Ông Paul Nguyễn: Hiện tại tổng số nhân sự toàn ngành ngân hàng – tài chính tương đối đã ổn định và tương đương nếu so với đầu năm 2013. Còn so với cùng kỳ năm ngoái, nhân sự mới gia nhập ngành có giảm nhẹ.

- Được biết, tại một số ngân hàng, nhân sự bị cắt giảm ồ ạt sau khi tuyển rất nhiều (Ví dụ như ACB, Vietinbank năm 2012 tuyển nhiều nhân sự mới nhất, thì 6 tháng đầu năm nay cắt giảm nhiều nhất). Trong hoàn cảnh đó, nhân sự vị trí nào bị cắt giảm nhiều nhất thưa ông?

Vị trí nào năng suất lao động thấp đều là đối tượng cắt giảm, các ngân hàng đang rất mạnh tay cắt giảm chi phí hoạt động mà!

- Những nhân viên ngân hàng bị cắt giảm tại các đơn vị này sẽ đi về đâu, thưa ông? Họ dịch chuyển qua ngân hàng bạn hay chuyển nghề khác?

Với hoàn cảnh hiện nay thì cơ hội dịch chuyển qua các ngân hàng khác sẽ không nhiều triển vọng do tình hình chung của toàn ngành ngân hàng – tài chính đều chững lại. Thế nên chuyện phải chuyển nghề khác cũng là điều khó tránh.

(TTVN)


Thiếu việc làm, tuyển sinh ngành ngân hàng vẫn ‘hot’?

- Lật ngược lại vấn đề, khi toàn ngành xôn xao chuyện cắt giảm, có vị trí nào vẫn được ‘ưu tiên’ tuyển dụng trong bối cảnh hiện nay không, thưa ông?

Ở một số vị trí quản lý cấp trung và cao thì một số ngân hàng vẫn rất quan tâm tuyển mới và tuyển thay thế để tăng cao hiệu quả và cải thiện hoạt động.

- Vậy đối tượng sinh viên mới tốt nghiệp ngành học Ngân hàng – Tài chính sẽ gặp những khó khăn gì so với các năm trước? CareerBuilder có nhận thấy sự chuyển dịch trong cơ cấu chọn ngành/nghề để thi đại học của sinh viên so với những năm trước đây không, thưa ông?

Nếu so với thời kỳ tăng trưởng tín dụng cao thì sinh viên mới ra trường hiện nay gia nhập ngành ngân hàng với tỉ lệ cạnh tranh để được tuyển vào rất cao. Đồng thời, mức lương khởi điểm và các quyền lợi nói chung cũng thấp hơn.

Tuy nhiên, trong sự lựa chọn ngành/nghề để thi vào đại học của sinh viên, tôi không thấy hiện tượng giảm đáng kể nào so với những năm trước.

- Ông có cho rằng có bằng cấp đào tạo ở nước ngoài là một lợi thế khi xin việc trong ngành tài chính hiện nay?

Không những hiện nay mà trong thời gian trước đây thì một ứng viên được đào tạo ở nước ngoài trong ngành ngân hàng - tài chính luôn có lợi thế hơn khi xin việc.

- Lý do tại sao các ứng viên được đào tạo ở nước ngoài trong ngành ngân hàng - tài chính luôn có lợi thế hơn khi xin việc?

Với bề dày kinh nghiệm và hoạt động chuyên sâu của các tổ chức ngân hàng - tài chính quốc tế, nhân viên sẽ luôn được đào tạo huấn luyện nghiệp vụ bài bản hơn.

Ngành ngân hàng ở nước ngoài đã phát triển khá lâu đời nên các dịch vụ kinh doanh rất đa dạng và phong phú về mặt sản phẩm cho thị trường. Thêm vào đó, kiến thức quản trị rủi ro, chống rửa tiền cũng được trang bị đầy đủ cho các học viên.

Những hiểu biết và kinh nghiệm này của các ứng viên này sẽ rất có lợi cho ngân hàng trong nước khi muốn mở rộng các loại hình dịch vụ ra thị trường và đảm bảo giảm thiểu các rủi ro trong điều hành hoạt động.

Nói chung, do ngành ngân hàng và hệ thống đào tạo ngành ngân hàng trong nước tương đối còn rất non trẻ nên kiến thức chuyên sâu lẫn kinh nghiệm thực tiễn của nhân sự trong nước chưa thật sự theo kịp nhân sự được đào tạo trong ngành ngân hàng ở nước ngoài.

Bật mí thu nhập của lãnh đạo ngân hàng

- Trong tình cảnh đang gặp khó khăn như hiện tại, các ngân hàng có quyết tâm lôi kéo những nhân sự cao cấp với mức lương ‘chót vót’ như trước không?

Cái này còn tùy vào tư duy và chiến lược của mỗi ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có rất nhiều ngân hàng luôn đầu tư và săn đón để có nhân sự giỏi với mức lương hấp dẫn vì họ biết rất rõ rằng khi có một nhân tài thật thụ thì nhân tài đó sẽ có khả năng để đem lại lợi nhuận cho ngân hàng mình.

- Ông có thể bật mí, hiện thu nhập trung bình của lãnh đạo cao cấp các ngân hàng lớn (từ giám đốc chi nhánh cấp 1 và giám đốc khối tại hội sở trở lên) là bao nhiêu?

Thu nhập của lãnh đạo cấp cao phụ thuộc rất nhiều vào chuyện họ làm ra bao nhiêu tiền cho ngân hàng mình.

Còn về lương ‘cứng’ (chưa tính thưởng theo doanh thu) mà nói thì tầm Giám Đốc chi nhánh ở khối thương mại cổ phần vào khoảng 30 triệu – 70 triệu/tháng, tùy theo qui mô chi nhánh. Với các Giám Đốc Khối tại hội sở, lương ‘cứng’ của họ khoảng 100 triệu – 200 triệu/tháng.
- Xin cảm ơn ông!

Dân tộc Bản địa Việt Nam: Một vấn đề cần được nhìn nhận

Theo tinh thần bản ‘Tuyên ngôn về Quyền của các Dân tộc Bản địa’ do Liên Hiệp Quốc vận động thành hình và đã được 150 quốc gia (kể cả Việt Nam) chấp thuận, thì nước ta phải có ít nhất là 30 dân tộc bản địa. Qua lăng kính nhân bản, đây là một thực tế lịch sử và chính trị không thể nào nhìn khác hơn. Và do đó, vấn đề hiện nay không còn là « Việt Nam có Dân tộc Bản địa hay không? » mà là Chính phủ Việt Nam phải công nhận sự hiện hữu của các dân tộc bản địa và cần có chính sách tương đồng với khuynh hướng chung của cộng đồng thế giới tiến bộ.

Với thực tế có 54 dân tộc đã và đang sống trên lãnh thổ từ Bắc chí Nam, Việt Nam mặc nhiên là một quốc gia đa chủng tộc và đa văn hóa. Dù người Kinh chiếm đa số (86%) dân số song cộng đồng các dân tộc bản địa vẫn luôn đóng một vai trò quan trọng, vì lãnh thổ Việt Nam ngày nay đã có công lao khai phá, phát triển của nhiều thế hệ dân tộc bản địa. Hơn nữa, Việt Nam sẽ không thể có hòa bình thực sự nếu như chính phủ không nhìn nhận nguồn gốc các dân tộc bản địa, đặc biệt là là tập thể người Tây Nguyên, người Champa và người Khmer-Krom. Các chính sách kỳ thị, ngược đãi chỉ gây ra thêm nhiều mâu thuẫn nguy hại, làm mất uy tín quốc gia và gây cản trở cho tiến trình hòa đồng dân tộc. Vai trò của các cộng đồng người thiểu số cũng có ý nghĩa tương tự.
Rượu cần- Nét văn hóa của dân tộc thiểu số. Ảnh Sggp.
Rượu cần- Nét văn hóa
của dân tộc thiểu số.

Từ nhận thức đó, ý nghĩa của cụm từ « Dân tộc Việt Nam » cần phải được hiểu một cách rộng rãi như là sự hoà hợp giữa người Kinh cùng các dân tộc bản địa và sắc tộc thiểu số, chứ không phải chỉ là tập thể người Kinh thuần túy. Một khi quan niệm Dân Tộc Mới được nhìn nhận, tất cả công dân Việt Nam đều là một thành phần chính thức của Dân tộc Việt Nam — không phân biệt sắc tộc. Có thể nói, ý niệm sắc tộc Kinh, sắc tộc bản địa hay sắc tộc thiểu số chỉ là những từ ngữ nhằm xác định nguồn gốc chủng tộc cho những lãnh vực nghiên cứu chuyên môn, chứ không phải là tiêu chuẩn để phân định giai cấp xã hội, văn hoá, chính trị, kinh tế hay bất cứ quyền lợi nào khác.

Việt Nam là một dạng hợp chủng quốc và đa số người Việt ngày nay là con cháu bao đời của nhiều dòng máu sắc tộc khác nhau. Chữ « Đồng Bào » ngày nay không còn ý nghĩa hạn hẹp của những người cùng một « bọc mẹ trăm con » như truyền thuyết, mà là những thế hệ con người đã cùng chia sẻ vinh nhục, thăng trầm, vui khổ trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam. Nhìn nhận được ý nghĩa này thì tất cả chúng ta — không phân biệt người Kinh, người bản địa hay thiểu số — sẽ có thể cảm thông, gắn bó với nhau. Từ đó, những va chạm trong lịch sử sẽ được nhìn một cách trung thực, khách quan hơn; bởi lẽ những đau thương của lịch sử không phải chỉ có các dân tộc bản địa gánh chịu, mà người Kinh cũng đã có vô số tổn hại to lớn bởi chuỗi chiến tranh gây ra bởi các dân tộc bản địa, và nội chiến giữa người Kinh. Nói cách khác, lịch sử đau thương không phải chỉ là sự mâu thuẫn, đàn áp của người Kinh với các dân tộc bản địa, mà còn là giữa người Kinh với người Kinh, và giữa các dân tộc bản địa với nhau.

Hoàn cảnh lịch sử luôn oái oăm và tàn nhẫn trong những giai đoạn có nhiều nghịch cảnh. Nhưng lịch sử là những gì đã qua để chúng ta học hỏi và rút tỉa kinh nghiệm để làm tốt hơn hiện tại và quá khứ. Vấn đề bây giờ là nhìn lại quá khứ với tinh thần nào, giải quyết khó khăn của hiện tại ra sao, và tiến đến tương lai với định hướng gì.

Có phải chăng một trong những điều kiện để phát triển bình đẳng và nhanh chóng trong thời đại hôm nay là cùng hòa đồng trong tinh thần cảm thông, tương kính và xây dựng? Tấm gương « melting pot » của Hiệp chủng quốc Hoa kỳ là một ví dụ điển hình nhất, vì ở nước này, mọi sắc tộc thiểu số và dân da đỏ bản địa đều được quyền bảo tồn lịch sử và văn hoá gốc của họ, song đồng thời cũng được chính phủ khuyến khích để hội nhập một cách bình đẳng vào dòng chính. Nhờ tinh thần đó, Hoa kỳ trở thành một tấm gương tiêu biểu cho tinh thần hòa đồng các dân tộc.

Cho nên chính phủ Việt Nam, dù là với chế độ chính trị nào, cũng đều cần có chính sách phù hợp với nguyện vọng chung của các dân tộc bản địa, tương tự như chính sách của chính phủ Hoa Kỳ đối với các bộ lạc người Da Đỏ. Sự tôn trọng đó là chủ trương cần có để hóa giải dần đi những cách biệt, mâu thuẫn do hoàn cảnh lịch sử gây ra; đồng thời giúp giữ vững các sắc thái đặc thù của từng sắc tộc, làm phong phú thêm cho lịch sử, văn hoá nước nhà.

Để thể hiện tính nhân bản và văn minh, chính phủ Việt Nam cần có chính sách trợ giúp đặc biệt cho các tập thể đồng bào bản địa và thiểu số để xây dựng sự bình đẳng cần có cho xã hội. Muốn có hòa bình thực sự để mọi sắc tộc đều có thể sống một cách hài hòa, tương kính lẫn nhau, thì mọi hành động kỳ thị hay ngược đãi đồng bào các dân tộc bản địa và sắc tộc thiểu số cần phải được chấm dứt ngay. Trong tinh thần đó, Đảng Vì Dân Việt Nam khẳng định chủ trương tôn trọng nguồn gốc, lịch sử, văn hóa và nguyện vọng chính đáng của các tập thể đồng bào dân tộc bản địa cũng như sắc tộc thiểu số; đồng thời ủng hộ quyền tự quyết và tự quản của các tập thể đồng bào dân tộc bản địa trong khuôn khổ Hiến pháp dân chủ và luật pháp quốc gia ở mai này.

Tóm lại, khi thực tế lịch sử ghi nhận lãnh thổ, dân tộc, lịch sử và văn hóa Việt Nam ngày nay có sự đóng góp không nhỏ từ các dân tộc bản địa, thì việc chính phủ công nhận nguồn gốc các dân tộc bản địa là một vấn đề chính đáng và khẩn thiết. Tạo được sự hòa đồng dân tộc là xây dựng được một nền tảng vững chắc cho Hợp chủng quốc Việt Nam – một tương lai tươi sáng chung cho tất cả người Việt Nam mới.

Viết ngày 14 tháng 09 năm 2013
Nhân cuộc ‘Hội Luận về Các Dân Tộc Bản Địa Việt Nam’ tại California

Nguyễn Công Bằng

(Tác giả gửi đăng)
——————————————————–
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
(1) Declaration on the Rights of Indigenous Peoples: http://undesadspd.org/IndigenousPeoples/DeclarationontheRightsofIndigenousPeoples.aspx
(2) United Nations Declarationon the Rights of Indigenous Peoples:

http://www.unicef.org/policyanalysis/rights/files/HRBAP_UN_Rights_Indig_Peoples.pdf
(Đàn Chim Việt)
 

Yếu tố kinh tế trong rạn nứt quan hệ Việt – Trung giai đoạn 1972-75

Dựa trên nguồn tài liệu lưu trữ chưa được khai thác của Việt Nam, bài viết này xem xét tác động của việc Trung Quốc cắt giảm dần dần viện trợ kinh tế cho các nỗ lực chiến tranh và phục hồi kinh tế của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (DCCH) và tác động của nó tới quan hệ Việt Nam – Trung Quốc từ năm 1972 đến năm 1975. Trong khi việc Trung Quốc cắt giảm viện trợ cho Việt Nam DCCH trong giai đoạn này chủ yếu do tầm quan trọng của Bắc Việt Nam giảm sút trong chiến lược an ninh của Trung Quốc cùng với việc Trung Quốc gặp khó khăn kinh tế chủ yếu do cuộc Cách mạng Văn hóa thảm khốc trong giai đoạn 1966-1969 gây ra thì các phản ứng và các chính sách đáp trả của Hà Nội bắt nguồn từ nhận thức đã bén rễ sâu của Hà Nội về sự không chân thành và ẩn ý của Bắc Kinh muốn kiềm giữ Việt Nam ở thế yếu. Mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc phát sinh sau năm 1975 là điều không thể tránh khỏi; các lãnh đạo Hà Nội ra sức đưa ra các nỗ lực ngoại giao nhằm cải thiện quan hệ kinh tế với Bắc Kinh trong năm 1975 vì họ nhận rõ tầm quan trọng của các khoản viện trợ kinh tế và các hiệp định thương mại ưu đãi của Bắc Kinh đối với kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1976-80). Tuy nhiên, việc Bắc Kinh giữ lập trường không thay đổi, quyết định gấp rút cắt toàn bộ viện trợ, đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế gây bất lợi cho kế hoạch năm năm lần thứ nhất của Việt Nam vào cuối năm 1975, đồng thời tăng viện trợ quân sự cho Campuchia Dân chủ, tất cả đã đẩy Hà Nội nghiêng gần hơn về phía Matxcơva.


Giới thiệu

Trong suốt cuộc Chiến tranh Việt Nam từ năm 1965 đến 1973, không thể phủ nhận viện trợ quân sự và kinh tế quy mô lớn của Trung Quốc cho Bắc Việt Nam là công cụ chính trong chính sách Việt Nam của Trung Quốc, là nguồn ảnh hưởng quan trọng nhất của Bắc Kinh đối với Hà Nội.1 Lãnh đạo Bắc Kinh sử dụng viện trợ to lớn của Trung Quốc cho Bắc Việt Nam như đòn bẩy để giải quyết sự không nhất quán và mâu thuẫn về ý thức hệ của Trung Quốc, đó là một mặt Trung Quốc muốn đạt được hợp tác chiến lược với Hoa Kỳ, một mặt cố gắng xua tan nỗi lo sợ bị bỏ rơi của Hà Nội cũng như ngăn chặn Hà Nội bị lôi kéo về quỹ đạo của Liên Xô.2 Theo tiết lộ của các nguồn thông tin từ phía Trung Quốc, xu hướng chung của viện trợ Trung Quốc cho Bắc Việt Nam là giảm sút trong giai đoạn 1968-70, sau đó tăng lên trong hai năm 1971, 1972, sau đó lại giảm sau khi ký Hiệp định Hòa bình Paris vào tháng Giêng năm 1973. Xu hướng này tiếp tục cho đến sau năm 1975 và sau đó sụt giảm sâu vào tháng 11 năm 1975 khi Bắc Kinh quyết định cắt viện trợ cho Hà Nội xuống còn không đáng kể. Đáng lưu ý là như học giả Li Danhui cũng như những người khác đã chỉ rõ:

[Từ năm 1971 đến 1973], dù Trung Quốc và Hoa Kỳ cải thiện đáng kể quan hệ song phương, đây cũng lại là giai đoạn Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam nhiều nhất, tổng cộng trị giá 9 tỷ Nhân dân tệ… Nếu so sánh gói viện trợ Trung Quốc cung cấp cho Bắc Việt Nam trong giai đoạn 1971-1975 với các gói viện trợ trong giai đoạn 1965-1970 thì rõ ràng Trung Quốc không hề giảm viện trợ cho Bắc Việt Nam sau khi Trung Quốc và Hoa Kỳ hòa giải quan hệ, mà thực sự con số viện trợ đã tăng lên.3

Các công trình nghiên cứu hàng đầu dựa trên nguồn tư liệu từ Trung Quốc, bao gồm Mao’s China and the Cold War [Trung Quốc của Mao và Chiến tranh Lạnh] của tác giả Chen Jian và China and the Vietnam Wars, 1950–1975 [Trung Quốc và Chiến tranh Việt Nam, 1950 – 1975] của tác giả Qiang Zhai đều ủng hộ cho luận điểm trên. Tôi không phải không đồng tình với các phát hiện của những học giả này cho rằng cam kết viện trợ của Bắc Kinh đối với Bắc Việt Nam vẫn tăng đáng kể ngay cả sau khi Trung Quốc và Hoa Kỳ xích lại gần nhau vào tháng 2 năm 1972. Tuy nhiên, các công trình này tiết lộ rất ít về bản chất và mức độ bất đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề xử lý và thực hiện các cam kết viện trợ khổng lồ của Bắc Kinh cho Bắc Việt Nam từ nửa sau năm 1972. Thực tế, bài viết này bổ sung các phát hiện của các học giả trên bằng cách cho thấy một bức tranh khác nhìn từ phía Hà Nội. Bài viết này cho thấy việc cung cấp viện trợ của Bắc Kinh không những không hề suôn sẻ mà còn là nguyên nhân chính gây xích mích, thậm chí đối đầu nhau giữa hai phía, làm cho mối quan hệ vốn căng thẳng giữa Hà Nội và Bắc Kinh càng trở nên xấu đi trong giai đoạn 1973-1975. Hệ quả tệ hại nhất của việc này là Hà Nội nghi ngờ các lãnh đạo Bắc Kinh không chân thành trong việc hứa chuyển tiếp hàng viện trợ thiết yếu từ các nước xã hội chủ nghĩa khác, đặc biệt là Liên Xô, cho miền Bắc Việt Nam, và rằng Trung Quốc chủ yếu lấy nguyên nhân khó khăn kinh tế làm làm cái cớ để cắt giảm đáng kể các dự án do Trung Quốc tài trợ cũng như cung cấp viện trợ của Trung Quốc cho Bắc Việt Nam. Khi việc sụt giảm viện trợ thực sự đã xảy ra, Hà Nội quy việc giảm viện trợ của Bắc Kinh cho Bắc Việt Nam là do Trung Quốc có chủ ý kiềm giữ Việt Nam ở thế yếu.

Đóng góp chính của bài viết này cho văn liệu hiện có gồm ba khía cạnh. Thứ nhất, dù hầu hết các học giả đều thừa nhận rằng các lãnh đạo của hai nước tiếp tục gia tăng phàn nàn xung quanh vấn đề cung cấp viện trợ của Trung Quốc và việc Việt Nam sử dụng các khoản viện trợ này nhưng không có công trình nào đến nay giải thích đầy đủ và chi tiết về sự thay đổi ý định của Bắc Kinh đối với những cam kết viện trợ trong quá khứ dành cho Bắc Việt Nam sau khi chủ tịch Mao đạt được mục tiêu chính sách ngoại giao tối cao của mình là xích lại gần hơn với Hoa Kỳ vào tháng 2 năm 1972. Thứ hai, các nguồn tư liệu mới từ Liên Xô và Trung Quốc đã cung cấp cho chúng ta nhận thức mới về bất hòa giữa Liên Xô và Trung Quốc trong việc viện trợ cho Bắc Việt Nam trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, từ những bất đồng giữa hai nước quanh việc Liên Xô gia tăng sự can dự vào Việt Nam sau năm 1965 cho đến việc xử lý vấn đề quá cảnh hàng viện trợ từ Liên Xô và các nước khác cho Bắc Việt Nam qua ngả Trung Quốc trong suốt giai đoạn 1970-1972.4 Tuy nhiên chúng ta biết rất ít về mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Việt Nam về vấn đề viện trợ của Trung Quốc trong giai đoạn 1972-1975, được coi là giai đoạn chưa sáng tỏ nhất trong việc nghiên cứu quan hệ Việt– Trung. Bài viết này sẽ góp phần làm sáng tỏ giai đoạn này. Cuối cùng, nghiên cứu này đem đến những nhận thức mới về suy nghĩ của Hà Nội, phần lớn vắng bóng trong các công trình nghiên cứu hiện tại về mối quan hệ tam giác giữa Việt Nam, Trung Quốc và Liên Xô trong giai đoạn 1972-1975. Các nguồn thông tin lưu trữ của Việt Nam cho thấy mối bất hòa giữa hai nước về vấn đề viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam DCCH từ năm 1972 đến năm 1975 là biểu hiện của việc Bắc Kinh không có khả năng thực hiện lời hứa viện trợ cho Bắc Việt Nam bởi tác động thảm khốc của cuộc Cách mạng Văn hóa lên nền kinh tế quốc nội của Trung Quốc và việc Việt Nam khẩn thiết cần sự giúp đỡ lớn hơn nhằm hỗ trợ cuộc tiến công nhằm giải phóng miền Nam trong lúc đẩy nhanh việc xây dựng lại kinh tế miền Bắc.

Khó khăn kinh tế của Trung Quốc không chỉ làm suy yếu khả năng tăng viện trợ của Trung Quốc mà còn khiến nước này cắt giảm viện trợ quá mức, cắt bỏ các loại lãng phí và hủy bỏ các cam kết tài trợ trước đây cho Bắc Việt Nam sau khi Hoa Kỳ và Trung Quốc xích lại gần nhau vào tháng 2 năm 1972. Các biện pháp cắt giảm gánh nặng viện trợ của Bắc Kinh trong giai đoạn 1972-1975 đã làm các nỗ lực chiến tranh cũng như việc xây dựng lại nền kinh tế của Việt Nam bị gián đoạn lớn và gặp khó khăn đến mức các lãnh đạo Hà Nội bắt đầu thấy cần phải nghiêng về phía Matxcơva vào cuối năm 1975. Bài viết này dựa trên những tài liệu lưu trữ có liên quan tại Việt Nam được chia thành bốn phần: thứ nhất, phản ứng của Hà Nội đối với việc thay đổi chính sách dành cho Việt Nam của Trung Quốc sau khi Tổng thống Nixon thăm Trung Quốc vào tháng 2 năm 1972; thứ hai, bất đồng về vấn đề Trung Quốc vận chuyển viện trợ của Liên Xô và các nước khác cho Việt Nam DCCH trong giai đoạn 1972-1974; thứ ba, bất đồng về các dự án viện trợ của Trung Quốc trong giai đoạn 1973-1975; và thứ tư, các biện pháp trừng phạt kinh tế của Bắc Kinh vào năm 1975 chống lại kế hoạch năm năm lần thứ nhất của Việt Nam.

Phản ứng của Hà Nội về việc thay đổi chính sách viện trợ Việt Nam của Trung Quốc sau khi Hoa Kỳ và Trung Quốc xích lại gần nhau vào tháng 2 năm 1972

Việc thay đổi chính sách đối với Việt Nam của Bắc Kinh sau khi Trung Quốc và Hoa Kỳ xích lại gần nhau vào tháng 2 năm 1972 chủ yếu được cho là do nhận thức của Bắc Kinh rằng mối đe dọa từ sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Đông Dương đã giảm xuống, đe dọa an ninh từ Liên Xô ở phía Bắc tăng lên, khả năng viện trợ của Trung Quốc có thể kéo Hà Nội xa Matxcơva sụt giảm, và tác động kinh tế bất lợi từ cuộc Cách mạng Văn hóa của Mao trong giai đoạn 1966-69. Sự trở mặt của Bắc Kinh cũng phản ánh tổn thất nặng nề của kinh tế Trung Quốc trong những năm đầu thập niên 1970 do những nỗ lực trước đó của Bắc Kinh trong việc trợ giúp hào phóng nhằm hậu thuẫn cho cách mạng thế giới, đặc biệt là tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, thái độ của Bắc Kinh trong việc giúp đỡ Bắc Việt Nam đã thay đổi đáng kể từ việc cam kết “cung cấp bất kỳ thứ gì cần thiết” để ủng hộ Việt Nam trong những năm chiến tranh từ 1965 đến 1972, sang việc nhấn mạnh “để cho Trung Quốc xả hơi” như lời của chính Chu Ân Lai sau khi Hiệp định Hòa bình Paris được ký kết vào tháng Giêng năm 1973.

Về tác động của cuộc Cách mạng Văn hóa đối với sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc, Frederick Teiwes và Waren Sun đã rất chính xác khi cho rằng việc phân bổ sai nguồn lực trong phạm vi lớn và việc phá hỏng nền kinh tế gây ra do mệnh lệnh của Mao Trạch Đông trong việc xây dựng “mặt trận thứ ba” về công nghiệp nhằm tránh cuộc tấn công có thể xảy ra từ phía Hoa Kỳ vào giữa những năm 1960 và việc Mao Trạch Đông khăng khăng chuẩn bị chiến tranh chống lại Liên Xô vào năm 1969, “tác động tàn phá nhất về kinh tế là do cuộc Cách mạng Văn hóa mà ngài Chủ tịch quan tâm gây ra, không chỉ bởi cuộc cách mạng được ưu tiên hơn so với sản xuất mà còn bởi Mao sẵn sàng chịu tổn thất kinh tế trên diện rộng như một cái giá chấp nhận được cho nỗ lực chuyển hóa xã hội”.5 Kinh tế của Trung Quốc trong suốt thập niên diễn ra cuộc Các mạng Văn hóa (1966-76) tụt hậu rất nhiều so với giai đoạn trước năm 1966 xét về tổng sản lượng.6

Đến Đại hội Đảng lần thứ 9 tổ chức vào tháng 4 năm 1969, Mao ra lệnh quay trở lại các hoạt động kinh tế vốn đã bị lên án trong hai giai đoạn 1966-1968. Vào tháng 9 năm 1970 trong một chiến dịch phê phán các hoạt động kinh tế cực tả, Chu Ân Lai tấn công tình trạng vô chính phủ tại nơi làm việc vốn gây suy yếu sản xuất, kêu gọi sự trở lại tập trung chuyên môn và nhấn mạnh sự cần thiết phải sử dụng hiệu quả nguồn lực và sản xuất có chất lượng.7 Tuy nhiên việc Mao khăng khăng chuẩn bị chiến tranh chống lại Liên Xô và ưu tiên quan tâm chiến lược và tư tưởng tiếp tục gây lãng phí và làm rối loạn kinh tế, đồng thời làm suy yếu những nỗ lực nhằm cân bằng lại các hoạt động kinh tế của các cấp dưới có đầu óc kinh tế hơn. Như Chen Jian đã chỉ ra, trong giai đoạn 1969-72, Bắc Việt Nam là trọng tâm của các mối quan tâm về ý thức hệ và chiến lược của Mao – mối quan hệ gần gũi hơn giữa Việt Nam và Liên Xô là mối đe dọa đối với Trung Quốc từ phía Nam và động thái hòa giải của Trung Quốc với Washington đã mâu thuẫn với chủ đề trọng tâm của Trung Quốc là “đấu tranh chống lại chủ nghĩa đế quốc Mỹ”, khiến cho Cách mạng Cộng sản Trung Quốc ở thế bất hòa với các phong trào cách mạng dân tộc khác trên thế giới.8 Vì những lý do này, Mao quyết tâm cung cấp viện trợ kinh tế và quân sự khổng lồ cho Bắc Việt Nam trong hai năm 1971, 1972 để đạt được mục tiêu chiến lược kép nhằm vừa tìm cách xích lại gần với Hoa Kỳ nhằm chống lại mối đe dọa từ Liên Xô, vừa tăng cường viện trợ kinh tế, quân sự cho Bắc Việt Nam chống lại Hoa Kỳ để xua tan sự lo sợ của Hà Nội về việc bị Trung Quốc bỏ rơi.9 Trong giai đoạn 1971-73, trong khi Chu Ân Lai, khi đó là Thủ tướng Quốc Vụ Viện (tức Chính phủ), đang bị áp lực nặng nề cần phải giảm viện trợ để hồi sinh nền kinh tế, Mao lại tiếp tục nhấn mạnh cuộc cách mạng thế giới và đốc thúc tăng thêm viện trợ cho các cuộc đấu tranh cách mạng ngoài nước. Kết quả là viện trợ nước ngoài của Trung Quốc trung bình chiếm 7% GDP của Trung Quốc trong năm 1971, tăng từ mức 1% tổng chi tiêu của nước này trong kế hoạch năm năm lần thứ nhất và thứ hai, trong khi sức khỏe của nền kinh tế thì ngày càng sa sút trầm trọng.10 Trong suốt thời gian này, Mao cử Chu Ân Lai đến Hà Nội từ 5 đến 8 tháng 3 năm 1971 để trấn an lãnh đạo Hà Nội về cam kết của Trung Quốc ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mỹ của Việt Nam, và ra hướng dẫn về việc tăng viện trợ kinh tế và quân sự khổng lồ của Trung Quốc cho Bắc Việt Nam để xua tan nỗi sợ bị Trung Quốc bỏ rơi như là một hệ quả trực tiếp của việc Trung Quốc hòa giải với Hoa Kỳ.11 Tuy nhiên, sau khi Hiệp định Hòa bình Paris được ký vào tháng 1 năm 1973, chính sách viện trợ của Trung Quốc đối với Bắc Việt Nam lại nhấn mạnh xu hướng cắt giảm từ từ và giảm dần can dự, và mối quan hệ Việt – Trung nhanh chóng lạnh nhạt. Lời giải thích chính của Trung Quốc cho việc cắt giảm này là do kinh tế Trung Quốc khó khăn. Nhìn bề ngoài điều này có vẻ đúng, như Shen Zhihua, người tham gia vào việc sắp xếp hàng viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam đã chỉ ra: “từ đầu những năm 1970, tác động thảm khốc của cuộc Cách mạng Văn hóa lên kinh tế Trung Quốc trở nên ngày càng rõ, khiến Trung Quốc thực sự không thể đáp ứng nhu cầu viện trợ ngày càng tăng của Việt Nam.”12 Tuy nhiên, đối với các lãnh đạo Hà Nội, đây đơn giản chỉ là cái cớ mà thôi.

Theo quan điểm Hà Nội, dấu hiệu thay đổi thái độ của Bắc Kinh đối với vấn đề “viện trợ khẩn cấp” cho Bắc Việt Nam bắt đầu xuất hiện không lâu sau khi Tổng thống Nixon rời Trung Quốc vào tháng 2 năm 1972. Đầu tiên, Hà Nội rất ngạc nhiên khi vào ngày 25 tháng 2 năm 1972 Bộ Quan hệ Kinh tế Đối ngoại của CHND Trung Hoa đã bổ nhiệm Lian Dian Jun thay thế Yang Yong Jie, người đã ở Hà Nội từ năm 1969 trên cương vị Đại diện Kinh tế của Trung Quốc tại Việt Nam DCCH. Tất cả các đại diện phụ trách vấn đề kinh tế của Trung Quốc tại Việt Nam DCCH trước đây đều tại chức khoảng 4 đến 5 năm. Sau đó Yang Yong Jie được thăng chức lên Thứ trưởng của Bộ Quan hệ Kinh tế Đối ngoại. Từ năm 1965, để đáp ứng nhu cầu viện trợ cấp bách của Việt Nam, một cơ cấu “phân phối hàng hóa” tập trung đã được thiết lập để đánh giá nhu cầu của Việt Nam, phần lớn được thực hiện thông qua văn phòng phụ trách các vấn đề kinh tế của Đại Sứ Quán Trung Quốc tại Hà Nội cũng như qua việc cử các nhóm tư vấn và các đội điều tra đặc biệt đến tận nơi.13 Chính vì vậy, Lian Dian Jun, trên cương vị trưởng cơ quan đặc biệt này tại Đại Sứ Quán Trung Quốc, trở thành tai mắt của Bắc Kinh tại Việt Nam. Ngoài việc phụ trách quan hệ thương mại của Trung Quốc với Bắc Việt Nam, Lian Dian Jun còn phụ trách việc giám sát trực tiếp các chương trình viện trợ của Trung Quốc bao gồm các chuyên gia Trung Quốc và các dự án viện trợ của Trung Quốc tại Bắc Việt Nam. Xét về mức độ ảnh hưởng và tầm quan trọng to lớn của cơ quan này, lãnh đạo Việt Nam rất không hài lòng về việc bổ nhiệm của Lian Dian Jun vì họ kỳ vọng lãnh đạo Bắc Kinh sẽ cử một trong những chuyên gia Việt Nam của họ hoặc người nào đã có quan hệ cá nhân tốt với với họ như trong quá khứ. Một báo cáo từ Bộ Ngoại thương Việt Nam ngạc nhiên ghi nhận: “Lian Dian Jun chưa bao giờ đến Việt Nam. Trước đây Lian Dian Jun làm đại diện kinh tế của Trung Quốc tại Châu Phi.”14

Lời giải thích có vẻ hợp lý nhất cho việc tại sao Bắc Kinh bổ nhiệm Lian Dian Jun vào thời điểm này đó là Bắc Kinh muốn gởi một tín hiệu cho Hà Nội rằng Trung Quốc cần nghỉ xả hơi trong chính sách vện trợ khẩn cấp dành cho Bắc Việt Nam. Trong những giai đoạn đầu của tiến trình Bắc Kinh hòa giải với Washington, Mao đã vận dụng viện trợ kinh tế và quân sự của Trung Quốc cho Bắc Việt Nam để dụ dỗ Hà Nội đàm phán một thỏa thuận hòa bình sớm với Washington.15 Tuy nhiên theo nguồn tư liệu Việt Nam được trích dẫn dưới đây, sau khi Mao đạt được mục tiêu cao nhất trong chính sách ngoại giao, đó là xích gần lại với Hoa kỳ vào tháng 2 năm 1972, Mao đã bắt đầu nhượng bộ trước mối bận tâm của các cấp dưới về việc cho rằng các gói viện trợ hào phóng của Trung Quốc dành cho Việt Nam DCCH là gánh nặng đối với nền kinh tế đang ngày càng xấu đi của Trung Quốc. Trong bối cảnh này việc Lian Dian Jun không có quan hệ cá nhân với lãnh đạo Hà Nội là điều Bắc Kinh đặc biệt mong muốn vì Bắc Kinh chủ định cử Lian Dian Jun đến Hà Nội để đảm bảo rằng trợ giúp về vật chất của Trung Quốc cho Việt Nam sẽ không bị Việt Nam lãng phí. So với người tiền nhiệm của mình, Jian Dian Jun sẵn sàng gây khó khăn hoặc đối đầu với các quan chức Việt Nam hơn rất nhiều và sẽ không lãng phí thời gian trong việc siết chặt việc Việt Nam sử dụng viện trợ của Trung Quốc.

Tuy nhiên trong khi lãnh đạo Bắc Kinh muốn ngày càng giảm gánh nặng viện trợ cho Việt Nam DCCH thì việc Hoa Kỳ ném bom Hà Nội và đặt mìn ở cảng Hải Phòng vào cuối mùa xuân năm 1972 lại cho Hà Nội một cơ hội khác để khai thác tội lỗi của Bắc Kinh trong việc hòa giải với Washington để có được thêm các cam kết viện trợ quân sự mới cho Việt Nam. Đối với lãnh đạo Hà Nội, việc chủ tịch Mao bắt tay với tổng thống Nixon rõ ràng là một sự phản bội các nguyên tắc cơ bản của mối quan hệ “vừa là đồng chí vừa là anh em” giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhưng các lãnh đạo Hà Nội cũng cho thấy sự lão luyện của họ trong trong việc lợi dụng sự nhạy cảm của Bắc Kinh đối với cáo buộc phản bội của Việt Nam như một đòn bẩy để không những xin được thêm viện trợ quân sự tinh vi hơn, nhiều hơn mà còn yêu cầu Bắc Kinh có “biện pháp đặc biệt” để nhanh chóng và khẩn cấp cung cấp những viện trợ đó, thậm chí phải chấp nhận điều kiện rất khó chịu là cho phép tàu của Liên Xô cập cảng ở miền Nam Trung Quốc và sau đó đồng ý vận chuyển miễn phí hàng viện trợ của Liên Xô bằng đường sắt đến miền Bắc Việt Nam.16 Vào ngày 12/05/1972, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Duy Trinh yêu cầu một cuộc họp khẩn cấp với Đại sứ Trung Quốc Vương Âu Bình tại Hà Nội và yêu cầu ông ta thông báo với lãnh đạo Bắc Kinh về yêu cầu khẩn cấp của Hà Nội rằng “Trung Quốc cần xem xét việc cho phép tàu từ Liên Xô và các nước khác cập cảng Trung Quốc, chẳng hạn cảng Trạm Giang ở Hải Nam, để xuống hàng”, với lý do là Hoa Kỳ đã phong tỏa cảng Hải Phòng và những cảng khác ở miền Bắc Việt Nam nhằm cắt đường dây cung cấp hàng hóa thiết yếu từ bên ngoài, khiến cho miền Nam Trung Quốc và các cảng Trung Quốc trở thành dây cứu sinh vô cùng cần thiết cho Bắc Việt Nam.17 Vào ngày hôm sau, Chu Ân Lai đồng ý với yêu cầu đặc biệt của Hà Nội. Bức thư đề ngày 12/07 của Phó Thủ tướng Việt Nam Lê Thanh Nghị gởi Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Tiên Niệm nhắc lại rằng ngày 13/05 Chu Ân Lai đã hứa với Xuân Thủy rằng Trung Quốc đồng ý cung cấp viện trợ khẩn cấp bằng việc sửa chữa đường ray xe lửa, mở các tuyến đường thủy bí mật, tăng viện trợ quân sự, đẩy nhanh việc cung cấp hàng hóa và xăng dầu và gởi chuyên gia rà mìn sang miền Bắc Việt Nam. Trong lá thư này, Lê Thanh Nghị nói với Phó Thủ Tướng Trung Quốc Lý Tiên Niệm rằng “Chúng tôi cảm động sâu sắc bởi sự hỗ trợ hào phóng của chính phủ và nhân dân Trung Quốc dành cho Việt Nam.”18

Vào ngày 15/08/1972, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gởi một là thư khác cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nói rằng:

Chúng tôi khẩn cấp để nghị trong 4 tháng cuối năm 1972 Trung Quốc viện trợ thêm 3.000 xe tải và khẩn cấp cung cấp tất cả số xe tải còn lại trong kế hoạch viện trợ năm 1972 của Trung Quốc [cho Bắc Việt Nam] vào tháng 8… Chúng tôi cũng nhận thấy rằng yêu cầu trợ giúp to lớn này sẽ không tránh khỏi việc gây khó khăn cho các đồng chí Trung Quốc, nhưng chúng tôi tin rằng xét đến nhiệm vụ Tiền Tuyến – Hậu Phương của chúng ta, các Đồng chí sẽ thông cảm với lý do của chúng tôi và đáp ứng nhu cầu chúng tôi đưa ra.19

Cho đến nay không có bằng chứng gì rõ ràng xác nhận việc Bắc Kinh đã thực sự đáp ứng đề nghị của Hà Nội về mọi phương diện, nhưng theo hồ sơ lưu trữ của Bắc Kinh thì Bắc Kinh đã tăng gấp đôi số lượng phương tiện vận tải từ 4.011 cho năm 1971 lên 8.758 cho năm 1972.20 Điều này cho thấy rằng yêu cầu của Phạm Văn Đồng vào tháng 8/1972 về việc viện trợ số lượng lớn xe tải vận chuyển phần nhiều đã được đáp ứng. Tuy nhiên, như các hồ sơ có liên quan của Việt Nam được trích dẫn dưới đây chỉ ra, có vẻ như sự trì hoãn của Bắc Kinh trong việc chuyển tiếp lượng hàng viện trợ lớn từ Liên Xô và các nước khác cho Việt Nam đã làm cho Hà Nội ngày càng than phiền đối với phía Trung Quốc và thậm chí cáo buộc Trung Quốc không “chân thành”. Theo quan điểm của Hà Nội, lời nói của Bắc Kinh không đi đôi với hành động. Như chuyển biến sau đó cho thấy, những vấn đề xung quanh việc cung cấp các cam kết viện trợ to lớn của Bắc Kinh đã trở thành vấn đề gai góc càng gây thêm xích mích và ngờ vực lẫn nhau giữa hai bên hơn là cải thiện mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội trong nhiều năm tiếp theo.

Xét đến việc Bắc Kinh đã cam kết các gói “viện trợ quân sự đặc biệt” khổng lồ vào giữa năm 1972, thì việc bổ nhiệm Lian Dian Jun không nhất thiết có nghĩa là CHND Trung Hòa đã thay đổi chính sách đối với Hà Nội. Vai trò của Lian Dian Jun có thể là để nhằm đảm bảo viện trợ của Trung Quốc cho Hà Nội được sử dụng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, tôi cho rằng quyết định của lãnh đạo cấp cao Bắc Kinh trong việc cung cấp “viện trợ quân sự đặc biệt” vào giữa năm 1972 không thay đổi được thực tế rằng, không giống như những người tiền nhiệm trước đây, Lian Dian Jun đã có thái độ không khoan nhượng đối với các người tương nhiệm phía Việt Nam và có nhiều quyền hành và ảnh hưởng hơn nhiều đối với việc viện trợ Trung Quốc được người Việt sử dụng như thế nào. Ngoài ra, trong đánh giá về nhu cầu kinh tế của Bắc Việt Nam, Lian Dian Jun cũng nhấn mạnh hơn nhiều tình hình kinh tế khó khăn của Trung Quốc và việc Trung Quốc không thể đáp ứng được nhu cầu đầy tham vọng của Hà Nội. Giọng điệu này rất nhất quán với lý lẽ của lãnh đạo cấp cao Trung Quốc về việc giảm viện trợ cho Bắc Việt Nam sau năm 1973.

Có vẻ như trong suốt hai năm quan trọng 1971, 1972, Chủ tịch Mao đã ra lệnh cho Thủ tướng Chu Ân Lai cung cấp bất kỳ điều gì Hà Nội yêu cầu và Chu Ân Lai cũng đích thân giám sát hàng viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam DCCH, nhưng từ nửa sau 1972 họ bắt đầu cử cấp dưới của họ, đó là Phó Thủ tướng Lý Tiên Niệm, Phương Nghị (Bộ trưởng Bộ Quan hệ Kinh tế Đối ngoại) và Lý Cường (Bộ trưởng Bộ Ngoại thương). Đặc biệt, Bộ Quan hệ Kinh tế Đối ngoại của CHND Trung Hoa từ lâu đã có quan điểm rằng sự giúp đỡ hết sức của Trung Quốc dành cho Việt Nam DCCH trong những năm 1965-72 đã bị phía Việt Nam lãng phí. Các chuyên gia Trung Quốc đã sang Việt Nam mà không được phân công công tác gì trong nhiều tháng, các dự án bị bỏ dở, không hoàn tất, thiết bị bị mất hoặc hư hại, vị trí dự án bị thay đổi thường xuyên mà không có lý do chính đáng. Biểu hiện rõ ràng hơn của thái độ không hài lòng của Bắc Kinh đối với Hà Nội về việc xử lý và sử dụng sai viện trợ của Trung Quốc bắt đầu xuất hiện trong hai năm sau đó. Vào ngày 15/03/1974, Phương Nghị chuyển thông điệp đến Phó Thủ tướng Việt Nam DCCH Phan Trọng Tuệ rằng:

Việt Nam đã thay đổi địa điểm các dự án quá nhiều lần; chẳng hạn, vị trí nhà máy giấy đã thay đổi 8 lần kề từ năm 1959. Cũng như do thiếu các phương tiện lưu trữ, các thiết bị và vật liệu viện trợ mà chúng tôi gởi cho Việt Nam bị hư hỏng nghiêm trọng. Các bộ khác cũng than phiền và báo cáo lại cho lãnh đạo cấp cao của chúng tôi và bày tỏ sự phê bình của họ với Bộ chúng tôi về những lãng phí này.

Dựa theo những nguồn thông tin Việt Nam có liên quan, tầm quan trọng của việc bổ nhiệm Lian Dian Jun có hai mặt. Thứ nhất, việc Lian Dian Jun thiếu quan hệ mật thiết với lãnh đạo Hà Nội cùng với việc ông này được bổ nhiệm ngay sau khi Trung Quốc – Hoa Kỳ xích lại gần nhau, theo quan điểm của Hà Nội, là một chỉ dấu cho thấy thái độ thay đổi của Bắc Kinh đối với chính sách viện trợ cho Việt Nam. Thứ hai, như các tài liệu của Việt Nam dưới đây nêu rõ, đánh giá của Lian Dian Jun về nhu cầu Hà Nội cần viện trợ của Trung Quốc và các báo cáo về việc Việt Nam “sử dụng lãng phí” các viện trợ vật chất của Trung Quốc đã ảnh hưởng lớn đến quyết định của Bộ Quan Hệ Kinh Tế Đối ngoại và Ngoại Thương trong việc cắt giảm quy mô viện trợ cho Bắc Việt Nam trong giai đoạn 1973-1975, khiến cho xích mích lẫn nhau giữa hai bên leo thang thành các cáo buộc và đối đầu lẫn nhau.

Không lâu sau khi đến Việt Nam, Lian Dian Jun lập một thái độ mới, đặt tất cả các dự án hiện có dưới sự xem xét kỹ lưỡng của văn phòng mình và trì hoãn các tất cả các đề xuất của Việt Nam để “xem xét và nghiên cứu thêm” như là cách thể hiện việc Bắc Kinh không phê duyệt. Lian Dian Jun yêu cầu đánh giá kỹ lại các dự án viện trợ hiện có của Trung Quốc trước khi cung cấp viện trợ thiết bị và vật liệu cho Bắc Việt Nam cho dù rất nhiều dự án trước đây đã được các chuyên gia Trung Quốc kiểm tra và phê duyệt. Ngày 20/04 Lian đề nghị với Cục Quản lý Chuyên gia Nước ngoài của Việt Nam rằng tất cả các chuyên gia Trung Quốc vẫn đang chờ phân công công tác sẽ trở về Trung Quốc; họ sẽ trở lại Việt Nam khi nào vai trò của họ được xác định rõ ràng. Lian nói thẳng thừng với người tương nhiệm Việt Nam “Thật là một sự lãng phí không cần thiết! Các chuyên gia (Trung Quốc) tiếp tục ở Việt Nam mà không được phân công công tác, một số chuyên gia của chúng tôi đã đến và ở Việt Nam đã 9 tháng rồi”.22 Ông phàn nàn rằng “phía Việt Nam đã chậm giải quyết vấn đề này”.23 Vào tháng 5, Lian yêu cầu phía Việt Nam thông báo ngay lập tức cho văn phòng của mình cần bao nhiêu chuyên gia và bao nhiêu chuyên gia sẽ phải gởi về Trung Quốc. Theo báo cáo hàng tuần của Bộ Ngoại thương, số lượng các chuyên gia Trung Quốc đã giảm mạnh từ tháng 5 đến tháng 12/1972 từ 698 xuống còn 73, chỉ trong tháng 6 và tháng 7, tổng cộng 486 chuyên gia Trung Quốc được gởi về nước mặc cho Hà Nội có yêu cầu họ tiếp tục ở lại.24 Phía Trung Quốc viện lý do là cuộc chiến ngày càng khốc liệt và việc Mỹ bỏ bom đặt các chuyên gia Trung Quốc dưới tình trạng nguy hiểm chết người cũng như cản trợ họ hoàn thành công việc.

Đáp lại yêu cầu của Việt Nam về việc khôi phục và xây dựng các nhà máy công nghiệp và yêu cầu viện trợ cho nhu cầu thiết bị cơ bản cho năm 1973, Lian chỉ báo cáo với Bắc Kinh rằng “chúng tôi (người Trung Quốc) đã nghiên cứu nhưng đề xuất của các đồng chí Việt Nam lên đến 82 dự án [cho năm 1973] là quá nhiều”. Cũng trong tinh thần đánh giá này, Bộ Quan hệ Kinh tế Đối ngoại của Trung Quốc thông báo cho Bộ Ngoại thương Việt Nam vào ngày 10/2/1973 như sau:

Chúng tôi đã xem xét đề xuất của các đồng chí. Dựa trên thực tế tái xây dựng sau chiến tranh và khả năng thực tế mà chúng tôi có thể viện trợ, chúng tôi chỉ có thể giúp xây dựng 45 dự án cho năm 1973 [cắt giảm gần 50% so với con số dự án mà Việt Nam đề nghị] và viện trợ phần còn lại vào năm 1974. Các đồng chí phải lựa chọn các dự án mà cả hai bên đều đồng ý trước đó và phải thực tế hơn. Về việc gửi các chuyên gia Trung Quốc đến đánh giá và khôi phục các nhà máy bị hư hỏng, chúng tôi có thể đáp ứng nhu cầu của các đồng chí, nhưng về vần đề viện trợ máy móc thiết bị và và nguyên vật liệu, chúng tôi cần có kế hoạch rõ ràng và chỉ sau khi có kế hoạch rõ ràng chúng tôi mới có thể cung cấp viện trợ. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu các yêu cầu của các đồng chí.25

Thứ hai, tầm quan trọng chiến lược của Bắc Việt Nam trong chính sách an ninh của Bắc Kinh bắc đầu sụt giảm sau khi Trung Quốc và Hoa Kỳ xích lại gần nhau vào năm 1972. Sự thay đổi thái độ của Trung Quốc không phải là không được các quan chức Việt Nam vốn thường xuyên đi thăm Trung Quốc nhận biết. Trong báo cáo vào tháng 10/1972 đến Phủ Thủ tướng, Văn Trọng, trưởng phái đoàn khảo cổ học Việt Nam, vừa trở về từ chuyến viếng thăm nhiều thành phố và thị xã ở Trung Quốc trong thời gian từ 19/8 đến 8/9, quan sát sau khi Tổng thống Nixon rời Trung Quốc như sau:

Người bạn xã hội chủ nghĩa thân nhất [của Trung Quốc] là Bắc Triều Tiên. Ngoài Triều Tiên là Anbani và Rumani [ám chỉ Bắc Việt Nam không nằm trong số 3 nước yêu thích nhất của Trung Quốc]. Tờ Nhân Dân Nhật Báo dành hẳn cả một trang để in các bài về đồng chí Kim Nhật Thành, tuy nhiên bài về chiến tranh Việt Nam chống Mỹ thường chỉ chiếm nửa trang. Và các tin này thường chỉ chiếm một hoặc hai cột trên trang 5 hoặc trang 6. Nhiều tờ báo tiếng Trung khác trích dẫn các nguồn tin về chiến dịch bỏ bom phá hoại miền Bắc Việt Nam bằng cách ghi rõ “Dựa theo thông tin từ báo chí Việt Nam” hoặc “Theo báo chí Việt Nam”. Với cách trích dẫn như vậy, Trung Quốc không phản ánh quan điểm của mình. Các quan chức sứ quán của chúng ta nói với chúng tôi rằng Trung Quốc luôn tránh chỉ thẳng vào tội ác của Hoa Kỳ [tại Việt Nam]. Tại thư viện của Viện Dân Tộc Học tại Bắc Kinh, các tác phẩm của Kim Nhật Thành được đặt lên đầu kệ trong khi các tác phẩm của Hồ Chí Minh được đặt ở kệ thấp hơn. Bức ảnh chân dung của Hồ Chí Minh biến mất trong khi ảnh chân dung của Kim Nhật Thành được trưng bày công khai.26

Tuy nhiên trong suốt chuyến thăm của Nixon đến Trung Quốc, lãnh đạo Hà Nội cẩn trọng kiềm chế các chỉ trích chính sách hòa giải của Bắc Kinh đối với Hoa Kỳ. Lãnh đạo Đảng Lao Động Việt Nam (VWP) chỉ thị tất cả các phái đoàn của Việt Nam đến Trung Quốc phải kiềm chế chỉ trích công khai chính sách của Bắc Kinh và duy trì tinh thần đoàn kết anh em với Trung Quốc. Tương tự, lãnh đạo Bắc Kinh cũng khuyên các cán bộ của mình cẩn trọng – tránh quá hồ hởi về chuyến thăm của Nixon đến Trung Quốc trước mặt các quan khách Việt Nam. Báo cáo của Văn Trọng gởi đến Thủ tướng nhận xét rằng:

Tại Hàng Châu, trong khi đưa chúng tôi đi thăm một công viên công cộng, một lãnh đạo quan chức địa phương Trung Quốc đã lỡ miệng nói với chúng tôi rằng “Vợ của Nixon cũng đã được đưa đến đây trong chuyến thăm của bà ấy” và một đồng chí Trung Quốc từ Trung ương đưa ông ấy ra ngoài và nói nhỏ vào tai, sau đó ông ấy bị “khiển trách”. Nói tóm lại, các đồng chí Trung Quốc không muốn lên án Nixon. Và họ cũng không muốn nhắc về việc họ nồng nhiệt tiếp đón Nixon vào tháng Hai. Họ luôn tránh nói về hai điều này.27

Thứ ba, để giảm bớt gánh nặng viện trợ của Trung Quốc dành cho Việt Nam, Bắc Kinh hối thúc Hà Nội đa dạng hóa quan hệ kinh tế với các nước tư bản chủ nghĩa, chủ yếu là Nhật Bản, trong khi đó khuyên các lãnh đạo Hà Nội yêu cầu Liên Xô viện trợ với số lượng lớn hơn. Vào đầu năm 1972, Trung Quốc đề nghị sẽ cung cấp phương tiện lưu trữ và vận chuyển miễn phí hàng hóa quá cảnh từ Liên Xô sang Việt Nam. Theo lời giải thích của Li Dianhui:

Chẳng hạn, Nguyên soái Diệp Kiếm Anh, một ủy viên Bộ Chính trị đồng thời là Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương đã nói với Lý Ban và những người khác rằng Việt Nam nên yêu cầu Liên Xô gởi vũ khí, thực phẩm và các hàng hóa hữu dụng khác, nói chung là mọi thứ, càng nhiều càng tốt. Những thứ này có thể được lưu kho tại Trung Quốc khi không thể được chuyển [sang Việt Nam] ngay lập tức.28

Như Li Dianhui đã chỉ ra, Bắc Kinh áp dụng chính sách này để làm nhẹ bớt gánh nặng của mình, và cũng có ý định dùng cơ hội này để tạo mâu thuẫn giữa Matxcơva và Hà Nội.

Chỉ vài tháng sau khi Nhật Bản và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ vào tháng Giêng – tháng Hai năm 1973, lãnh đạo Trung Quốc bắt đầu khuyến khích Hà Nội thiết lập quan hệ thương mại với Nhật Bản. Tiếp theo những lời khuyên đó, lần đầu tiên Hà Nội bắt đầu thăm dò quan hệ kinh tế với Nhật Bản. Vào đầu năm 1973, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam được chấp thuận đón tiếp 3 nhà ngoại giao từ Vụ Đông Nam Á và Châu Á Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Nhật đến “thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến quan hệ thương mại song phương giữa hai nước”.29 Mặc dù Hà Nội vẫn còn nghi ngại về động cơ chính trị của Nhật Bản tại thời điểm này, họ bắt đầu xem Nhật Bản như một đối tác kinh tế quan trọng đối với Việt Nam. Như Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam DCCH ghi nhận:

Động cơ chính của Nhật Bản đối với Việt Nam DCCH là dùng ảnh hưởng kinh tế của họ để tăng cường ảnh hưởng chính trị, nhưng đồng thời, [họ] cũng muốn làm ăn lâu dài với chúng ta. Họ cũng muốn dùng Bắc Việt Nam như cầu nối để họ mở rộng hoạt động kinh tế sang Lào và Campuchia và Nam Việt Nam.30

Vào ngày 6/4/1973, trong khi ở Bắc Kinh, Lý Ban, Thứ trưởng Bộ Ngoại thương của Việt Nam DCCH đồng thời là phái viên kinh tế cao cấp của Hà Nội, gởi một bức điện khẩn về văn Phủ Thủ tướng, thông báo Trung Quốc đồng ý cho phái đoàn Việt Nam gồm 38 quan chức của Bộ Ngoại thương ngay lập tức đi Bắc Kinh để học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc về việc mở cửa kinh tế với các nước tư bản chủ nghĩa.31 Vào tháng 3/1974, khi Phan Trọng Tuệ chuyển yêu cầu của Bộ Chính trị về việc viện trợ khẩn cấp phân bón và thép, vốn rất cần cho nông nghiệp và công nghiệp của Việt Nam, Chu Ân Lai đã khuyên Phan Trọng Tuệ nên mua từ Nhật Bản. Chu nói với Phan Trọng Tuệ rằng “chúng tôi phải nhập khẩu lượng lớn phân bón của chúng tôi từ Nhật Bản”, và Lý Cường, có mặt trong buổi họp, thêm vào: “Đối với việc sản xuất phân bón của chúng tôi, chúng tôi chỉ có thể đáp ứng nhu cầu trong nước và bây giờ Nhật Bản đòi giá cao hơn cho phân bón chúng tôi nhập khẩu từ họ”.32

Tóm lại, không lâu sau khi Trung Quốc – Hoa Kỳ xích lại gần nhau vào tháng 2/1972, lãnh đạo Hà Nội bắt đầu nhận thức rõ sự thay đổi dần dần trong chính sách viện trợ của Trung Quốc đối với Việt Nam DCCH từ cam kết trước đây là “cung cấp bất cứ thứ gì cần thiết để đáp ứng nhu cầu của Việt Nam” sang nhấn mạnh việc giảm dần gánh nặng cho Trung Quốc. Giả thiết “sự phản bội của Trung Quốc” tỏ ra là một công cụ hữu hiệu để Hà Nội moi thêm viện trợ quân sự lớn hơn từ Bắc Kinh, đặc biệt là sau khi Mỹ đặt mìn ở Hải Phòng vào tháng 5/1972. Như diễn biến sau này cho thấy, dù Bắc Kinh đồng ý cam kết viện trợ quân sự lớn cho Hà Nội trong nửa sau năm 1972, các vấn đề xung quanh việc cung cấp viện trợ này đã trở thành nguyên nhân chính gây ra xích mích giữa hai bên.

Mâu thuẫn về vấn đề quá cảnh viện trợ vật chất từ các nước khác, giai đoạn 1972–74

Trong hai năm 1971 và 1972, lãnh đạo Bắc Kinh thay đổi lập trường của họ một cách đáng kể đối với sự can dự ngày càng tăng của Matxcơva vào Việt Nam từ quan hệ hợp tác thụ động sang chủ động khuyến khích.33 Bắc Kinh đưa ra 4 đề xuất để gây áp lực buộc Liên Xô gia tăng việc chuyển viện trợ: 1) vào tháng Giêng, Ba, Tư năm 1972, Trung Quốc ký thỏa thuận đồng ý chịu tất cả chi phí vận chuyển vật liệu đặc biệt từ Liên Xô sang Việt Nam trong suốt năm 1972; 2) Trung Quốc đồng ý cho phép các chuyên gia Liên Xô hộ tống các “vật liệu đặc biệt” vận chuyển qua ngả Trung Quốc; 3) Trung Quốc cho phép tàu chở hàng của Liên Xô và các nước châu Âu khác bốc dỡ hàng hóa của họ tại các cảng Trung Quốc; 4) Trung Quốc một lần nữa bắt đầu lưu trữ hàng viện trợ gởi từ Liên Xô và các nước khác cho Việt Nam.34 Li Danhui lập luận rằng:

Dù áp dụng chính sách này nhằm giảm gánh nặng cho mình, Trung Quốc cũng có ý định dùng cơ hội này để tạo mâu thuẫn giữa Liên Xô và Việt Nam. Trung Quốc hy vọng rằng Việt Nam không hài lòng với việc Liên Xô không có khả năng đáp ứng các yêu cầu của mình, sẽ có thái độ không hài lòng với Liên Xô, vì thế sẽ bắt đầu gia tăng bất đồng và xích mích với phe Liên Xô.35

Nếu đây thật sự là ý định của Bắc Kinh thì rõ ràng là nó đã phản tác dụng. Chính việc Bắc Kinh không giữ lời hứa đã khiến Hà Nội đặt dấu hỏi về sự chân thành của Bắc Kinh và làm cho sự thiếu tin cậy lâu nay của Việt Nam đối với Trung Quốc trở nên bộc phát.

Sau khi cảng Hải Phòng bị Hoa Kỳ đặt mìn phá hoại nặng nề vào tháng 5/1972, việc vận chuyển hàng hóa qua ngả Trung Quốc trở nên trọng yếu đối với nỗ lực chiến tranh của Việt Nam. Tất cả các viện trợ nước ngoài dành cho Việt Nam đều phải đi qua các cảng ở miền Nam Trung Quốc và người Trung Quốc vận chuyển chúng trên những chiếc xà lan dọc theo bờ biển và bằng xe lửa, xe tải xuyên biên giới phía Bắc Việt Nam, đồng thời cố gắng tránh bị các lực lượng vũ trang của Hoa Kỳ đánh chặn. Vào giữa năm 1972 các lãnh đạo Hà Nội bắt đầu quan tâm nhiều hơn về việc bằng cách nào lấy được viện trợ nhiều nhất từ Liên Xô và các nước Đông Âu; vì vậy họ yêu cầu Bắc Kinh dỡ hàng hóa gởi từ các nước này tại các cảng Trung Quốc, lưu trữ chúng tại Trung Quốc và vận chuyển chúng đến Bắc Việt Nam. Các lãnh đạo Hà Nội cũng cho phép Bắc Kinh sử dụng một số viện trợ nguyên vật liệu và trả lại cho Việt Nam sau này do họ thiếu phương tiện lưu trữ.36 Như vậy thì làm thế nào lại xảy ra bất đồng trong quan hệ Việt– Trung quanh vấn đề chuyển tiếp hàng hóa viện trợ này?

Li Danhui chỉ ra hai yếu tố quan trọng nhất gây mâu thuẫn và chậm trễ trong vấn đề chuyển tiếp hàng viện trợ. Thứ nhất, Việt Nam luôn tin rằng càng nhiều hàng viện trợ càng tốt và không giới hạn yêu cầu trong phạm vi các loại hàng hóa cần khẩn cấp nhất, trong khi Trung Quốc đặt giới hạn chặt chẽ cho tất cả các loại hàng hóa viện trợ cho Bắc Việt Nam ngoại trừ thực phẩm, thép, xăng dầu, và đường. Dựa vào tài liệu lưu trữ của ngành Đường sắt Trung Quốc về các biên bản họp giữa Bộ trưởng Trung Quốc Lý Cường và người tương nhiệm Việt Nam Lý Ban vào ngày 27/06/1972, Li Danhui viết “Việt Nam yêu cầu ngoài 600.000 tấn hàng hóa, Trung Quốc cho phép chuyển sang Việt Nam 300.000 tấn khoáng sản, một yêu cầu ngay lập tức bị phía Trung Quốc từ chối”. Thứ hai, Trung Quốc không muốn hàng hóa ở lại Trung Quốc quá lâu gây áp lực lưu trữ lên các kho lưu trữ vốn hạn chế.37 Các nguồn tài liệu của Việt Nam chứng minh lý do đầu tiên của Li, nhưng nghi ngờ lý do thứ hai, qua đó cho thấy sự gia tăng hoài nghi của Hà Nội đối với sự chân thành của Bắc Kinh trong việc xử lý hàng hóa do các nước khác viện trợ cho Việt Nam, đặc biệt là đối với một số lượng lớn xăng dầu từ Liên Xô.38 Sau Hiệp định Hòa bình Paris vào tháng Giêng 1973, khi Việt Nam ngày càng thất vọng về sự trì hoãn của Trung Quốc trong việc chuyển tiếp hàng viện trợ, lãnh đạo Hà Nội bắt đầu nghi ngờ Trung Quốc giữ lại và lạm dụng hàng hóa viện trợ của mình và họ yêu cầu Bắc Kinh phải nhanh chóng vận chuyến số hàng viện trợ còn lại sang Bắc Việt Nam. Việc liên tục dò xét và chất vấn của Việt Nam rõ ràng cho thấy Việt Nam không tin tưởng Bắc Kinh, và thái độ đó được các lãnh đạo Bắc Kinh diễn giải rằng điều đó xúc phạm đến uy tín đạo đức của họ, vốn là mục đích cao nhất mà họ cố gắng đạt được thông qua các chương trình viện trợ hào phóng dành cho Bắc Việt Nam kể từ đầu nhưng năm 1950.

Từ tháng 5/1972 đến tháng 5/1973, số lượng hàng hóa từ các nước khác trung chuyển tại Thượng Hải, Hoàng Phố và Trạm Giang, Hải Nam (Trung Quốc) là 646.276 tấn, trong số đó 247.478 tấn là xăng dầu và 398.789 tấn hàng hóa khô. Chỉ riêng hàng viện trợ từ Liên Xô tổng cộng là 525.882 tấn, chiếm gần 80% tổng viện trợ từ khối xã hội chủ nghĩa. Theo báo cáo thống kê của Việt Nam DCCH, Việt Nam chỉ nhận từ Trung Quốc 317.426 tấn và 328.850 tấn còn ở lại Trung Quốc vào cuối tháng 3/1973. Như vây, hơn 50% hàng hóa viện trợ từ các nước khác bị kẹt ở Trung Quốc (xem Bảng 1). Sau những yêu cầu lặp đi lặp lại, Bộ trưởng Bộ Ngoại thương của CHND Trung Hoa Lý Cường và Bộ trưởng Bộ Giao thông Guo Lu than phiền với Phan Trọng Tuệ vào ngày 7/3/1974 rằng Việt Nam không có khả năng vận chuyển hoặc nhận số lượng hàng hóa lớn như vậy và thiếu phương tiện lưu trữ phù hợp để cất giữ chúng. Lý Cường khuyên người tương nhiệm Việt Nam phải ngay lập tức giải quyết các hạn chế này.39 Cùng lúc đó Lý Cường thừa nhận với Phan Trọng Tuệ rằng phía Trung Quốc đã chưa làm tốt công việc vận chuyển và phân phát hàng viện trợ cho Việt Nam.40 Than phiền của Bắc Kinh có vẻ như nhất quán với lời thừa nhận của chính Hà Nội rằng “do khả năng nhận hàng kém của chúng tôi [ý nói phương tiện vận chuyển và lưu trữ], từ đầu năm đến nay [tháng 6/1973], việc vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc chậm hơn trước đây, trung bình chúng tôi chỉ có thể nhận được trên dưới 15.000 tấn một tháng”.41 Trách phía Việt Nam thiếu kiên nhẫn và không chuẩn bị sẵn sàng, Chu Ân Lai nói với Phan Trọng Tuệ trong chuyến thăm Trung Quốc của Phan Trọng Tuệ vào đầu tháng 3/1974 rằng:

Tất cả các máy móc thiết bị và nguyên vật liệu trên thực tế không thể đến Việt Nam ngay vì chúng cần phải được sắp xếp [vì vậy mất thời gian]. Phần lớn hàng hóa đã đến Yan Yuan [phía bên kia biên giới Trung Quốc] và các đồng chí cần chuẩn bị thêm phương tiện lưu trữ vì mùa mưa đang đến gần. Nếu không, hàng hóa sẽ bị hư hại.42

Về việc vận chuyển nguyên vật liệu qua biên giới phía Tây, Hà Nội yêu cầu Bắc Kinh vận chuyển hàng hóa viện trợ của mình từ Thượng Hải đến tỉnh Vân Nam và sau đó vận chuyển bằng xe lửa xuống Bắc Việc Nam qua ngả Lào Cai. Đáp lại, Lý Cường nói với Phan Trọng Tuệ rằng “Đề nghị của các đồng chí không thực tế” vì kết nối bằng đường sắt sẽ rất dài và khó, và nói rằng “qua ngả Lào Cai, chúng tôi chỉ có thể vận chuyển hàng nội địa Trung Quốc từ tỉnh Vân Nam”.43 Lãnh đạo Hà Nội muốn Trung Quốc có “biện pháp đặc biệt” để đẩy nhanh việc vận chuyển hàng hóa và nguyên vật liệu viện trợ từ các nước khác trung chuyển qua các cảng Trung Quốc, nhưng khi đề xuất sau bị từ chối, họ nghi ngờ phía Trung Quốc muốn ưu tiên vận chuyển hàng hóa của mình hơn hàng viện trợ từ các nước khác cho Việt Nam.44

Ngoài những trì hoãn, việc Hà Nội bắt đầu nghi ngờ Bắc Kinh lạm dụng hàng viện trợ của mình còn liên quan đến vấn đề vận chuyển nhiên liệu do Liên Xô viện trợ. Bộ trưởng Bộ Ngoại thương Việt Nam DCCH nêu mối quan tâm nghiêm túc về số 247.487 tấn nhiên liệu còn nằm lại ở Trung Quốc (xem Bảng 1). Điều quan trọng cần lưu ý là Bắc Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp nhiên liệu của nước ngoài và Liên Xô là nguồn cung cấp nhiên liệu viện trợ lớn nhất cho Bắc Việt Nam từ năm 1965 đến 1972. Vào ngày 29/6/1973, Bộ trưởng Bộ Ngoại thương báo cáo với Thủ Tướng rằng:

Về vấn đề nhiên liệu, các đồng chí Trung Quốc đã chuyển cho chúng ta qua ống dẫn dầu cùng với nhiên liệu do Trung Quốc viện trợ và trộn lẫn hàng hóa viện trợ kinh tế cùng với hàng viện trợ quân sự. Chúng ta cần phải xác minh lại với họ và làm rõ mọi thứ… Trung Quốc sẽ không làm điều đó [vận chuyển] miễn phí và vì vậy chúng tôi đề xuất một phái đoàn Việt Nam nên đóng tại các cảng Trung Quốc để phối hợp với các quan chức Trung Quốc và theo dõi sát sao việc chuyển tiếp hàng hóa các nước khác viện trợ cho chúng ta.45

Theo một báo cáo của Bộ Ngoại thương vào tháng tháng 6/1973, những hàng hóa quan trọng nhất còn nằm ở Trung Quốc là xăng và dầu diesel (khoảng 240.000 tấn nhiên liệu đã được nhận nhưng hơn 320.000 tấn còn nằm ở Trung Quốc, chiếm khoảng 60% tổng số lượng), thép (đã nhận hơn 48.000 tấn, còn 28.000 tấn, khoảng 30%), máy móc (đã nhận gần 8.000 tấn, còn 6.500 tấn, hơn 40%), và hàng tạp hóa (đã nhận gần 9.500 tấn, còn gần 7.000 tấn, khoảng 40%) (xem Bảng 1). Báo cáo ghi nhận rằng “Số hàng còn lại ở Trung Quốc là thép, máy móc thiết bị và nguyên vật liệu… Trong số đó, có các hàng hóa mà chúng ta cần gấp cho sản xuất, xây dựng, và hàng hóa thiết yếu cho sinh hoạt.46 Điều này cho thấy lãnh đạo Hà Nội rất thất vọng việc Bắc Kinh trì hoãn kéo dài việc chuyển tiếp hàng viện trợ rất cần thiết cho nỗ lực chiến tranh của họ ở miền Nam và xây dựng lại kinh tế ở miền Bắc.

Vào ngày 30/07/1973, Hà Nội quyết định gởi một phái đoàn của mình bao gồm 9 thành viên đến Trung Quốc làm việc trong 2 tháng để làm rõ chi tiết số lượng hàng viện trợ cho Việt Nam còn nằm lại ở các cảng Trung Quốc, thu thập các chứng từ hàng hóa của mỗi chuyến tàu sau khi chúng cập cảng Trung Quốc, và xác minh số liệu thống kê số hàng hóa đã chuyển sang Việt Nam và số còn nằm lại Trung Quốc. Hà Nội cũng yêu cầu kế hoạch chi tiết cho việc nhanh chóng và kịp thời vận chuyển hàng hóa quan trọng cho Việt Nam DCCH.47 Vào ngày 23/2/1974, Phan Anh, Bộ trưởng Bộ Ngoại thương của Việt Nam DCCH, đã gặp đại sứ Trung Quốc  Vương Âu Bình tại Hà Nội để bàn về kế hoạch của Việt Nam nhận hàng viện trợ trong năm 1974. Sau đó, từ 1 đến 12/3, Bộ Chính trị Đảng Lao Động Việt Nam gởi quan chức cấp cao là Phan Trọng Tuệ, Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, đến Bắc Kinh để hội đàm toàn diện với Chu Ân Lai, Phương Nghị, Lý Cường và Guo Lu.48

Cuộc hội đàm giữa Phan Trọng Tuệ và Lý Cường vào 7/3/1974 ở Bắc Kinh đã biểu lộ sự không hài lòng của Hà Nội đối với việc Bắc Kinh xử lý và phân phát hàng viện trợ Việt Nam. 49

Lý Cường: Khi hàng hóa đến biên giới [Việt Nam – Trung Quốc] các đồng chí Việt Nam không nên chọn loại hàng nào để lấy trước rồi để những thứ khác lấy sau, mà nhận chúng theo thứ tự hàng đến. Trước đây có xảy ra trường hợp các đồng chí Việt Nam chỉ nhận một số hàng hóa và để những hàng hóa khác lại biên giới.

Phan Trọng Tuệ: Những sự việc như vậy có xảy ra vì trước đây chúng ta chưa bàn thảo kế hoạch chung một cách đầy đủ.

Lý Cường: Trước đây chúng tôi trao đổi kế hoạch với đồng chí Tuong [Nguyen Bang Tuong tại Đại Sứ Quán Việt Nam tại Bắc Kinh], nhưng cơ quan phụ trách nhận hàng của Việt Nam không quan tâm. Vào thời điểm đó, có một trận đánh và chúng tôi hiểu.

Nguồn: Kosal Path (2011). “The Economic Factor in the Sino-Vietnamese Split, 1972–75: An Analysis of Vietnamese Archival Sources, Cold War History, 11:4, 519-555.
Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Thị Bảo Trân

--------------------------------
Bất đồng về các dự án viện trợ của Trung Quốc, giai đoạn 1973-75

Những biện pháp trừng phạt kinh tế của Bắc Kinh chống lại kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Việt Nam, 1976-80

Kết luận

Chú thích

Tài liệu tham khảo
Xem toàn bộ nội dung văn bản tại đây: Yeu to kinh te trong ran nut QH Viet – Trung 1972-75.pdf

Phan An Sa - Không được xuyên tạc và bịa đặt

(Phản hồi của bác Phan An Sa con trai cụ Phan Khôi)
Thư Phan An Sa gửi Quê choa: Tôi đã đọc bài của Minh Diện trên blog của anh, vì vậy, cậy anh đăng bài này của tôi, chứ không dám làm phiền anh. Rất mong anh đăng sớm, vì câu chuyện còn đang nóng hổi, để lâu e nguội mất, thành nhạt. Tôi chỉ trả lời một lần này, rồi thôi, vì còn phải làm việc khác. Có gì, xin anh hồi âm cho mấy dòng để tôi biết tin. Chúc anh sức khỏe và mỗi ngày Quê choa một hay thêm đểtôi còn đón đọc hàng ngày.
Cảm ơn anh!
Thư của NQL gửi bác PAS: Vâng, cảm ơn bác tôi sẽ đăng. Nhưng tôi nghĩ anh Minh Diện viết bài này trong tâm thế yêu thương và kính trọng cụ Phan Khôi, ngoài ra không có ý gì khác. Lỗi anh Minh Diện không lớn lắm nhưng bác lại dùng lời lẽ to tát quá. Tuy vậy tôi xin đăng nguyên.
*
Trưa ngày 18/9/2013, tôi được một người bạn e-mail cho bài SAO LẠI "TÂM HỒN VONG BẢN"!? của tác giả Minh Diện, đăng trên blog Bùi Văn Bồng và được blog Quê choa đăng lại, cùng ngày 17/9. Sau đó tôi đọc trực tiếp bài này trên hai blog nói trên và buộc phải lên tiếng bằng bài viết này.

Tôi vốn hay đọc Quê choa của anh Nguyễn Quang Lập chỉ vì mê những mẩu tản văn của anh rút từ cuốn CHUYỆN ĐỜI VỚ VẨN. Vì lẽ đó, tôi gửi bài này cho anh, coi như một comment đối với bài viết nói trên của tác giả Minh Diện.

Mong anh Nguyễn Quang Lập vui lòng đăng cho.
*
Khi đọc cái tựa của bài viết, lại đăng kèm bức ảnh cuối cùng của Cụ Phan do chính mình cung cấp cho báo chí cách đây mấy năm, thì tôi chú ý ngay vì hiểu là bài này viết về cha mình. Thấy tác giả bài viết là Minh Diện, tôi cứ ngờ ngợ vì nghe quen quen, nhưng chịu, không nhớ ra là ai. Vì đó, bài viết này của Minh Diện thu hút ngay sự chú ý của tôi.
Nhưng thật là bất ngờ, tôi hoàn toàn thất vọng vì ông Minh Diện đã xuyên tạc và bịa đặt quá nhiều sự việc thuộc về lịch sử có liên quan đến cha tôi. Dụng ý không trong sáng của tác giả thì đã rõ, nhưng tội nghiệp là tội nghiệp cho 38 cái comment của độc giả, vì không biết thực hư thế nào, nên đã tỏ ra hưởng ứng với tác giả bài viết.
Khi viết bài này, tôi hướng đến đông đảo độc giả, chứ tuyệt đối không có ý tranh luận với tác giả bài viết, vì tôi không đủ thì giờ để làm việc đó. Độc giả đã đọc bài của ông Minh Diện, nay độc giả lại đọc bài của tôi, và tự họ làm phép so sánh. Và đương nhiên rồi, trong mọi trường hợp tương tự, thì chân lý chỉ có một!
Cụ Phan Khôi
*
Tác giả đã tìm được cách để đi thẳng vào lòng độc giả khi mở đầu bài viết của mình bằng một đoạn văn lâm li, bi ai, chỉ tiếc rằng đoạn văn ngắn đó có quá nhiều sai sót:
Quan tài cha tôi đặt trên chiếc xe song mã màu đen. Đó là loại quan tài xấu nhất được mua phân phối giá hai đồng bảy hào năm xu. Sáu mảnh gỗ tạp, bào qua loa, không sơn phết, tấm thiên, tấm địa và bốn góc đều hở. Trên nóc quan tài chỉ có ba nén nhang cắm vào quả trứng luộc để trong chén cơm...
Ngoài con ngựa kéo xe, chỉ có 10 người đưa đám, kể cả hai nhân viên dịch vụ mai táng và người đánh xe ngựa. Người bạn, người đồng nghiệp duy nhất của cha tôi là nhà thơ Yến Lan, còn lại là người trong gia đình. Chúng tôi bấu víu vào nhau, đẩy chiếc xe ngựa lăn bánh chậm chạp ra khỏi con hẻm, đi về hướng Đông...
Mẹ tôi bảo dừng lại một phút cho cha tôi chào Hà Nội một lần cuối. Mẹ tôi và chúng tôi thay mặt cha tôi quỳ xuống lạy ba lạy".
Trước hết, tác giả phải trả lời độc giả: rằng mình đã hỏi chuyện ai trong số những người con của Cụ Phan? Ai là người đứng ngôi thứ nhất - xưng tôi trong đoạn văn trên - để kể với tác giả những điều xằng bậy như vậy? Chắc chắn là tác giả không thể trả lời được câu hỏi này, vì đó là tác giả bịa ra, chứ trong số các con ông, không có ai tiếp chuyện với tác giả theo kiểu ấy cả.
Độc giả cũng nên nhận chân một sự thật, là chỉ một đoạn văn ngắn như trên, đã dày đặc những chi tiết bịa tạc của tác giả, và tiếc thay, những chi tiết bịa tạc này lại rất dễ chiếm được lòng tin của độc giả. Tôi sẽ chỉ ra các chi tiết đó:
So với các loại quan tài sơn son thếp vàng ngày nay, thì hồi ấy, cái quan tài mộc mạc và đơn sơ thật, nhưng nhất quyết đó không phải là loại quan tài xấu nhất, như tác giả viết có dụng ý. Trước đó hai mươi năm - vào năm 1939 - chú họ tôi là Phan Thanh qua đời, đám tang ông lớn nhất Hà Nội thời bấy giờ, cũng chỉ dùng loại quan tài mộc như vậy. Tập quán ngày đó là vậy, chứ không hề có ý phân biệt nhân thân người quá cố, như ẩn ý của tác giả.
Rồi cái chi tiết được mua phân phối giá hai đồng bảy hào năm xu, thì tác giả lấy ở đâu ra? Nếu vẫn là từ miệng một người con của Cụ Phan - như ý đồ của tác giả muốn độc giả hiểu như vậy - thì sự dối trá của tác giả không còn chỗ để trắng trợn hơn. Xin nói cho nhanh: ngày Cụ Phan qua đời, miền Bắc vẫn sử dụng tiền giấy Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành trong cuộc đổi tiền lần thứ hai, ngày 6/5/1951 trên Việt Bắc, tính bằng chục đồng, trăm đồng, ngàn đồng; ví dụ bát phở chín giá 200 đồng, phở tái 250 đồng, sốt vang 300 đồng. Sau khi Cụ Phan qua đời, đến tháng 2/1959 mới đổi tiền lần thứ ba: 1 đồng Ngân hàng mới, ăn 1000 đồng Ngân hàng cũ, lúc đó mới tính bằng đồng, hào, xu. Vậy thì ngày Ông Cụ mất, lấy đâu ra cái giá hai đồng bảy hào năm xu?
Trên nóc quan tài chỉ có ba nén nhang cắm vào quả trứng luộc để trong chén cơm, là tác giả đem cái hiểu biết sơ đẳng về một đám tang của người Việt mà gắn vào, chứ tôi là con Ông Cụ, sau hơn nửa thế kỷ, đã không còn nhớ nổi là có hay không cái chi tiết ấy? Mười phần, thì chín phần tôi tin là không có, vì chúng tôi là gia đình miền Nam tập kết những năm 1954 - 1955, các anh chị lớn trong nhà đứng ra làm tang cho cha đều là cán bộ, đảng viên, mà những người này thì làm việc gì cũng nhất nhất tuân theo quy định của tổ chức, họ sẵn sàng bỏ qua cả phong tục tập quán nếu nó không phù hợp với các quy định ấy.
Ngoài con ngựa kéo xe, chỉ có 10 người đưa đám, kể cả hai nhân viên dịch vụ mai táng và người đánh xe ngựa. Độc giả thử nghĩ xem tác giả có mất trí không mà tính ngựa với người vào làm một? Rồi 10 người đưa đám, mà trừ đi hai nhân viên dịch vụ và người đánh xe, rồi trừ đi nhà thơ Yến Lan như tác giả kể đến ở dưới, thì hóa ra gia đình Ông Cụ chỉ có sáu người đi đưa đám thôi ư? Thật là bậy bạ! Độc giả nên biết rằng: ngày ấy, vợ, con, cháu Ông Cụ ở Hà Nội rất đông - trừ một số cháu còn nhỏ quá thì phải để ở nhà do trời hôm đó vừa mưa vừa rét - số còn lại đều đi đưa đông đủ cả. Tác giả, để đạt được ý đồ của mình, đã xúc phạm nặng nề đến thân nhân, gia quyến của Ông Cụ.
Người bạn, người đồng nghiệp duy nhất của cha tôi là nhà thơ Yến Lan. Xin nói luôn, chưa bao giờ nhà thơ Yến Lan là bạn của Ông Cụ cả, vì nhà thơ sinh năm 1916, chỉ đáng tuổi các con thứ của Ông Cụ, lại tập kết từ trong Nam ra, còn Ông Cụ ở Việt Bắc về, họ quen nhau lúc nào mà gọi là bạn? Cái chi tiết nhà thơ Yến Lan có đi đưa đám là do con gái nhà thơ - chị Lâm Bích Thủy - mấy năm trước có kể lại trong một mẩu hồi ký, rồi tác giả lấy cài vào bài viết của mình, nhưng lại dẫn ra như lời kể từ miệng một người con của Ông Cụ. Trong cuốn sách của tôi(*), về việc này, ở trang 624 có viết: "Nhiều chục năm sau, khi tên tuổi ông được nhắc nhở trở lại, các tác phẩm của ông được tái bản và xuất bản ngày một nhiều, thì có người kể lại rằng mình có dự đám tang ông ngày ấy. Nhưng theo trí nhớ của các con ông, thì ngày ấy, đám tang ông và cuộc đưa tiễn ông đến nơi an nghỉ cuối cùng, chỉ có vợ và con cháu của ông, tất cả khoảng hai mươi người". Xin đọc giả biết cho, đây mới là sự thật!
Chúng tôi bấu víu vào nhau, đẩy chiếc xe ngựa lăn bánh chậm chạp ra khỏi con hẻm, đi về hướng Đông. Chúng tôi là các con cháu của Ông Cụ, ngày ấy có thừa sức khỏe và tinh thần để lo đám tang cho cha ông mình theo cách chu toàn nhất có thể, thì tại sao lại phải bấu víu vào nhau như một đám thân tàn ma dại, thất tha thất thểu, để đến nỗi tác giả phải viết như vậy? Còn chiếc xe tang song mã di chuyển theo tốc độ nào cho phù hợp với một đám tang là bởi tay nghề điều khiển của người xà ích đối với đôi song mã, hà cớ gì mà chúng tôi lại phải đẩy chiếc xe ngựa lăn bánh ra khỏi con hẻm...? Và ông Minh Diện phải trả lời sòng phẳng với độc giả điều này: tại khu vực có số nhà 73 phố Thuốc Bắc, ông hãy chỉ cho thiên hạ xem ở đó có con hẻm nào không?, và cái con hẻm ông nói, là con hẻm nào? Còn trường hợp ông thú nhận không phân biệt nổi một con hẻm với một con phố, thì xin lỗi, tôi miễn bàn.
Chưa hết:
Mẹ tôi bảo dừng lại một phút cho cha tôi chào Hà Nội một lần cuối. Mẹ tôi và chúng tôi thay mặt cha tôi quỳ xuống lạy ba lạy... Đây lại là một chi tiết bịa đặt lố bịch. Trong gia đình, chúng tôi có hai bà mẹ, ông Minh Diện nói mẹ tôi là định nói bà mẹ nào: bà cả hay bà hai? Sau vụ Nhân Văn - Giai Phẩm, Cụ Phan chết trong tình cảnh bị thời cuộc ghẻ lạnh. Bản thân Cụ, khi con cái tới thăm Cụ còn không buồn tiếp chuyện, và Cụ chọn cách quay mặt vào tường - tức là quay lưng lại với thế sự - để nhắm mắt xuôi tay, thì hà cớ gì chúng tôi lại làm cái việc ngược đời là dừng lại một phút để cha tôi chào Hà Nội một lần cuối? Rồi còn: Mẹ tôi và chúng tôi thay mặt cha tôi quỳ xuống lạy ba lạy, thì tôi quyết là ông Minh Diện mắc chứng thần kinh! Ông hãy trả lời độc giả: ví dụ cha ông chết trong sự phẫn chí, mà ông lại thay mặt cha ông làm cái việc ngu xuẩn đó, thì giả dụ trời cho cha ông sống lại, thử hỏi cha ông có vùng dậy đạp vào mặt ông mấy cái cùng với lời rủa sả thằng con vừa ngu vừa bất hiếu không? Và hỏi ông tiếp câu này: quỳ xuống lạy ba lạy, là quỳ giữa đường à? Tại sao lại phải quỳ, phải lạy? Và lạy ai???
Ông còn viết: Ông Phan An vừa lom khom chậm rãi bước vào trong con hẻm phố Thuốc Bắc. Và tiếp: Một lần nữa ông Phan An lại từ Đà Nẵng ra Hà Nội, tìm về căn nhà số 73 hẻm phố này, nơi cha ông đã sống những ngày cuối cùng. Ông Minh Diện phải trả lời độc giả lần nữa, rằng: Phan An là ai? Trong số những người con trai còn sống của Cụ Phan, ông hãy chỉ ra ai là Phan An? Theo cách ông nói tiếp ở đoạn dưới: Ông Phan Lang Sa tâm sự: Khổ tâm nhất là anh Phan Thao. Anh ấy trong Ban biên tập báo Nhân Dân mà ngày nào cũng phải nghe, phải đọc những lời nhục mạ, vu khống cha mình. Không chịu nổi, Phan Thao phải xin từ nhiệm và Phan Lang Sa phải đổi tên thành Phan An, thì tôi hiểu là ông đang nói về tôi, người đang đối diện với ông trước bài viết này. Thế là ông đụng hàng rồi, phải không ông Minh Diện!?
Xin nói để độc giả biết, sau khi cha tôi qua đời, cuộc sống nội trú tập thể của tôi gặp nhiều trắc trở vì cái tên cha mẹ đặt cho, thầy Hiệu trưởng lo cái tên của tôi cứ như chọc vào mắt các nhà tổ chức - nhân sự, nên xin với Chủ tịch tỉnh đổi tên tôi từ Phan Langsa (viết và đọc theo lối Pháp) thành ra Phan An Sa, và tôi dùng nó đến tận bây giờ. Trong gia đình Cụ Phan không có ai Phan An là con Cụ cả. Ông Minh Diện nên nhớ rằng: tôi chưa gặp ông, chưa biết ông, nên không bao giờ có chuyện tôi tâm sự, ông không nói là tâm sự với ai, nhưng đọc lên thì phải hiểu là tâm sự với ông, mà đâu phải chỉ tâm sự một chuyện này, mà tâm sự suốt từ đầu bài viết của ông kia. Cũng nói để ông Minh Diện biết luôn: tôi tập kết ra Bắc năm 1955 lúc mười tuổi, trừ hai năm học ở Trung Quốc và năm năm vác súng vào chiến trường, thời gian còn lại tôi ở Hà Nội, hộ khẩu Hà Nội, và chắc là cả cho tới khi "đi Văn Điển" vẫn hộ khẩu Hà Nội. Vậy, cái người mà ông gọi là Phan An đó lại từ Đà Nẵng ra Hà Nội, là Phan An nào, và Phan An ra Hà Nội lúc nào? Còn anh Phan Thao của tôi thì không bao giờ xin từ nhiệm chức vụ ở báo Nhân Dân cả, anh về báo Thống Nhất là bởi tờ báo này mới thành lập để phục vụ cho công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước và nó cần có anh, thế thôi!
Ông còn viết: Tuy ông - tức Cụ Phan - không phải đi tù như Nguyễn Hữu Đang, Thụy An, nhưng ông bị đày đọa khổ sở còn hơn tù. Viết thế, ông Minh Diện không sợ người ta bảo là vu khống sao? Người ta sẽ hỏi ông: đày đọa khổ sở còn hơn tù là đày đọa thế nào? Hãy nói cho cụ thể các hình thức đày đọa và hậu quả mà nạn nhân phải chịu? Hỏi thế là ông bí, phải không ông Minh Diện? Ông liều thật đấy, đâu phải cứ chuyện đã lùi xa nửa thế kỷ, thì muốn nói thế nào cũng được. Ở thời điểm hơn năm chục năm trước, người ta cố la thật to là Ông Cụ phản động để kiếm cớ khai trừ Ông Cụ khỏi Hội Nhà văn, chuyển chỗ ở của Ông Cụ về nơi tồi tệ hơn, chứ Ông Cụ vẫn lãnh lương, vẫn tự do đi lại, vẫn đọc báo hàng ngày, vẫn viết và ghi chép bất cứ thứ gì Ông Cụ muốn, và được vợ, con chắm sóc. Rơi vào tình cảnh oan khiên như Cụ Phan lúc đó, thì ai mà chẳng đau đời, nhưng nói đày đọa khổ sở còn hơn tù, như cách ông Minh Diện nói, là ngoa ngôn, lý tình đều không được.
Tả về hình ảnh Cụ Phan lúc lâm chung, ông Minh Diện đã dựng nên một cảnh tượng thật hãi hùng: Đó là lúc cụ nằm úp mặt vào tường, ho cơn ho cuối cùng, thổ những giọt máu tươi ra quyển sách đang đọc dở trên tay. Ông Minh Diện, ông lấy đâu ra những chi tiết ấy? Thổ huyết thì chỉ những người ho lao thôi, Cụ Phan không ho lao. Phút lâm chung, Cụ vẫn nói một lời cuối: Thế - sự - nó - là - thế! để trả lời bà vợ hai và người con dâu trưởng là tại sao Cụ lại quay mặt vào tường? Lúc đó Cụ đã mấy ngày không đọc được sách nữa rồi, tức là cũng không có quyển sách nào đang đọc dở trên tay hết.
Một nấm mồ nông vùi người con Quảng Nam nơi đất Bắc, trên đơn sơ một mảnh ván viết hai chữ Chương Dân. Đến nấm mồ của người quá cố, ông Minh Diện cũng không tha bôi bác. Chuyện đào huyệt là chuyện của nghĩa trang, có quy cách, không thể tùy tiện, vì vậy cái huyệt nào chẳng giống cái huyệt nào. Vậy hà cớ gì ông Minh Diện lại khoét ra cái chuyện nông, sâu ở đây? Và tại sao ông dám liều mạng viết: trên đơn sơ một tấm ván viết hai chữ Chương Dân? Trong khi sự thật về tấm bia mộ thì như tôi đã viết trong cuốn sách của mình(*), ở trang 621- 622: "Nơi chân mộ là một tấm bia bằng đá bề ngang khoảng hai mươi phân, bề dài gần bốn mươi phân, để còn chôn phần chân bia xuống đất, lưng bia còn hằn những vết đẽo thô ráp khum khum dày lên ở chính giữa. Tấm bia cho người ta cái cảm giác nó nhỏ đến mức không thể nhỏ hơn được nữa, nhìn sang các mộ bên cạnh, cũng rặt một thứ bia nhỏ như thế cả. Mặt trước của tấm bia nhẵn, khắc chìm hai dòng chữ đơn sơ Cụ Chương Dân, mất ngày 16 - 1 - 1959; không có quê quán, không nơi cư trú. Với một tấm bia đơn sơ như thế, dễ chừng, nếu không phải là người trong gia đình, khó mà biết ai nằm dưới mộ!". Viết như vậy, dù nghe nó có thê lương đến mấy, thì cũng phải viết, vì nó là sự thật. Nhưng tuyệt đối không được viết theo cách vừa sai sự thật, vừa bôi bác và đầy ẩn ý xấu, như ông Minh Diện đã viết.
Tóm lại, ông Minh Diện, kể ra ông viết tiểu thuyết thì không sao, ông bịa thế nào cũng được, miễn là được độc giả tin. Đằng này ông thuật lại sự thật đoạn cuối cuộc đời của một một nhân vật lịch sử như Cụ Phan, mà ông bịa tạc đến như thế, thì tâm địa ông là cái tâm địa gì? Ông định đánh lừa độc giả chăng? Đừng, tội sẽ lớn lắm đó!
Tôi có cảm nhận: hình như ông Minh Diện đã đọc cuốn sách nói trên của tôi(*) và ông cũng đã xem bộ phim tài liệu Con mắt còn có đuôi của NSƯT Huỳnh Hùng, tóm tắt về cuộc đời Cụ Phan, là bộ phim đã nhận được hai Giải thưởng Toàn quốc, đầu tiên do Đài PTTH Đà Nẵng phát sóng, rồi tiếp đến là các kênh truyền hình Trung ương như ANTV của Công an Nhân dân, VOV của Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng nhiều lần, rất được hoan nghênh. Ông Minh Diện nhặt nhạnh mỗi nơi một tý rồi chắp nối lại cốt thể hiện cho được ý đồ riêng của mình. Cái cách ông Minh Diện đã làm không mấy sạch sẽ và dễ nhận ra lắm. Cuốn sách của tôi có bốn phần, thì tôi dùng nguyên hai phần cuối để nói về giai đoạn năm 1954 Ông Cụ từ Việt Bắc trở về Hà Nội cho đến khi qua đời và những hệ lụy kéo dài cho đến những năm tháng gần đây. Chính ông Minh Diện đã rút tỉa một số chi tiết từ các trang sách đó, của bộ phim đó, rồi thêm lời lẽ của mình vào, để viết thành bài Sao lại "tâm hồn vong bản"!? mà tôi đang phải bàn đến ở đây. Trong hai phần này của cuốn sách, tôi tỏ thái độ phản đối cái cách người ta đã đối xử với Cụ Phan và những người như Cụ hơn năm mươi năm về trước, nhưng tôi căn cứ trên sự thật mà phản đối, tôi không nói thêm, không làm xô lệch sự thật. Ông Minh Diện nên nhớ: bình sinh Cụ Phan chỉ tôn thờ sự thật và tự do, trong đó cao hơn hết là tự do tư tưởng. Ông nói sai sự thật về Cụ, thì là ông xiển dương Cụ hay làm Cụ đau lòng vì một kẻ hậu sinh không biết tôn trọng sự thật?
*
Về tiểu sử Cụ Phan, sự nhầm lẫn của ông Minh Diện - không biết do cố tình hay do cẩu thả - cũng không thể không nhắc đến.
Phan Khôi với truyền thống yêu nước của gia đình, đã tham gia phong trào chống Pháp từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Xin nói rõ với độc giả, Cụ Phan không học ở bất cứ trường nào cả, nên không thế nói trên ghế nhà trường được. Ở tuổi thiếu niên và thanh niên, Ông Cụ được học chữ Hán với cụ Trần Quý Cáp trong mười năm, ngay tại nhà cụ Trần, học trò ngồi lê trên những tấm ván kê khắp mấy gian nhà, gặp ngày thi thì cả trăm học trò ngồi tràn cả ra thềm, ra sân và ra cả các bụi chuối ngoài vườn. Cũng không phải Ông Cụ đã tham gia phong trào chống Pháp ngay từ hồi đi học - như Minh Diện viết - mà Ông Cụ chỉ tham gia hoạt động cách mạng từ sau khi thi đỗ tú tài năm 19 tuổi, dưới sự dẫn dắt trực tiếp của chí sĩ Phan Châu Trinh.
Sau Cách mạng tháng 8 - 1945, Hồ Chủ tịch trọng tài đức của Phan Khôi, trực tiếp viết thư mời ông ra Hà Nội góp sức xây dựng chính phủ Việt Năm Dân chủ Cộng hòa. Viết như thế cũng lại sai nốt. Sự thật là: tháng 6 năm 1946, Ông Cụ nhận được Giấy mời của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng ký, với nội dung ra Hà Nội dự Hội nghị Văn hóa Toàn quốc Lần thứ nhất, rồi từ Hà Nội, sau ngày Toàn quốc Kháng chiến 19/12/1946, ông tìm đường lên Việt Bắc.
Thân phụ ông là Phan Trần. Viết thế là sai, đúng, phải là Phan Trân.
Chú ruột Phan Khôi là Phan Dinh, cha của nhà cách mạng Phan Thanh, Phan Bôi. Cũng sai, đúng, phải là Phan Định.
Người thầy đầu tiên của Phan Khôi là Trần Quý Cáp. Năm 1908 ông phải chứng kiến cái chết chém ngang lưng của thầy mình. Lại một sự suy diễn vô lối của tác giả Minh Diện. Sự thật là: đầu năm 1908, sau khi vụ xin xâu nổ ra quyết liệt ở Quảng Nam và các tỉnh miền Trung, thì Phan Khôi bị thực dân Pháp bắt tại Hà Nội, dẫn về Quảng Nam kêu án ba năm tù, giam tại nhà lao Hội An. Cũng như vậy, Trần Quý Cáp đang làm chức giáo thọ ở huyện Ninh Hòa (Khánh Hòa) cũng bị bắt và không lâu sau bị xử chém tại đó. Một người thụ án trong nhà lao Hội An, làm cách nào để chứng kiến cảnh xử chém thầy giáo của mình ở Khánh Hòa? Cái này xin để ông Minh Diện trả lời độc giả vậy! ./.
Phan An Sa

_______________
Chú thích: NẮNG ĐƯỢC THÌ CỨ NẮNG - Phan Khôi từ Sông Hương đến Nhân Văn, 686 trang, khổ 16 x 24cm, Phan An Sa, Nhà xuất bản Tri Thức, Hà nội, 2013, giá 170 000 đồng. Tái bản lần thứ nhất, tháng 5/2013. Liên hệ Nhà xuất bản và tác giả.
(Quê choa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét