- Nhật Bản : Nhập siêu kỷ lục (RFI) - Đồng yen giảm giá và tác động Fukushima là hai nguyên nhân khiến hâm hụt cán cân thương mại của Nhật tăng kỷ lục.
- 'Đức Phật' : Tâm điểm của sự đối đầu Trung - Ấn (RFI) - Không chỉ đối đầu trên các vấn đề biên giới, năng lượng và trên lãnh hải, cuộc cạnh tranh Trung - Ấn giờ còn lan sang cả lĩnh vực tinh thần : ...
- Nguyễn Chí Thiện (1939-2012) và Hoa địa ngục (RFI) - Hoa địa ngục là một hành trình thơ, là một hành trình sống.
- Kiến nghị và 'like' trên mạng : Cách gây áp lực mới trong thời kỹ thuật số (RFI) - Tại Pháp, một ngàn người đã xuống đường hôm 16/09/2013 để ủng hộ ông Stephan Turk, chủ một cửa hàng nữ trang ở Nice (miền nam nước Pháp), người đã bắn chết một tên cướp và hiện đang bị quản thúc trong khi chờ ra tòa.
- NATO hoan nghênh tuyên bố của tân Tổng thống Iran về hồ sơ hạt nhân (RFI) - Hôm nay, 19/09/2013, Tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương - NATO, ông Anders Fogh Rasmussen, đã hoan nghênh những tuyên bố của tân ...
- New York vinh danh nữ nghệ sĩ Edith Piaf (RFI) - Hai đêm nhạc được tổ chức tại thành phố New York để tưởng nhớ nữ danh ca Pháp Edith Piaf.
- Pháp : Đề nghị cấm thi Hoa Hậu nhí (RFI) - Thượng viện Pháp, ngày hôm qua, 18/09/201, đã thông qua dự luật cấm tổ chức thi Hoa Hậu đối với các thiếu nữ dưới 16 tuổi, tạm gọi là Hoa Hậu ...
- Bồ Đào Nha lại bị dọa hạ điểm tín nhiệm (RFI) - Cơ quan thẩm định tài chính Standard & Poor's không loại trừ khả năng Bồ Đào Nha cần một gói hỗ trợ tài chính thứ hai. Ba nhà tài trợ chính là Liên Hiệp Châu Âu, Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế đòi Lisboa phải tiếp tục nỗ lực cắt giảm chi tiêu để đổi lấy gói hỗ trợ 78 tỷ euro đã được thông qua vào tháng 5/2011.
- Tổng thống Hollande dự lễ nhậm chức của tổng thống Mali (RFI) - Hôm nay, 19/09/2013, tổng thống Pháp François Hollande đã đến Bamako để cùng với các lãnh đạo châu Phi dự lễ nhậm chức của tổng thống Ibrahim Boubacar Keita. Ông Keita đã đắc cử tổng thống ngày 11/08 vừa qua và đã tuyên thệ nhậm chức ngày 04/09, nhưng đó chỉ là thủ tục về mặt định chế, còn hôm nay mới là lễ nhậm chức thật sự.
- Nhật Bản thảo luận với Thái Lan về Biển Đông (RFI) - Công du Thái Lan ngay sau khi ghé Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera vào hôm qua, 18/09/2013 đã thảo luận về các vấn đề an ninh quốc phòng với Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, người kiêm nhiệm chức Bộ trưởng Quốc phòng. Một phát ngôn viên chính phủ Thái Lan xác nhận : Tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và bốn thành viên ASEAN nằm trong chương trình nghị sự Nhật-Thái.
- Hy Lạp chấn động sau cái chết của một nhà hoạt động chống phát-xít (RFI) - Vụ nhạc sĩ và cũng là một nhà hoạt động chống phát-xít, Pavlos Fyssas, bị một nhóm cực hữu sát hại vào đêm 17 rạng sáng ngày 18/09/2013 làm chấn động dư luận Hy Lạp. Đụng độ xảy ra giữa lực lượng cảnh sát với người biểu tình chống phát-xít trên toàn quốc diễn ra trong bối cảnh công chức Hy Lạp đang đình công.
- Ai Cập : Tấn công cứ địa của Hồi giáo cực đoan (RFI) - Hôm nay, 19/09/2013, lực lượng an ninh Ai Cập đã tấn công vào một cứ địa của phe Hồi giáo cực đoan gần thủ đô Cairo, trong khuôn khổ chiến dịch trấn ...
- Trung Quốc : Bạc Hy Lai quyết khôi phục danh dự (RFI) - Trong một lá thư được gửi từ nhà tù, cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai hứa hẹn sẽ lấy lại thanh danh.
- Tổng thống Syria : Cần một tỷ đôla để phá hủy vũ khí hóa học (RFI) - Trong một cuộc phỏng vấn được phát trên đài truyền hình Mỹ FoxNews tối hôm qua, 18/09/2013, tổng thống Bachar al-Assad tuyên bố là Syria sẽ ...
- Rumani : Kẻ tra tấn dưới thời Cộng sản sẽ phải bồi thường cho nạn nhân (RFI) - Chính quyền Rumani hôm qua 18/09/2013 đã thông qua một dự án luật buộc những << hung thần >> thời chế độ cộng sản phải bồi thường cho những nạn nhân bị tra tấn. Đây là lần đầu tiên Rumani, một đất nước đến nay vẫn có rất ít những người chịu trách nhiệm các vụ đàn áp bị đưa ra xét xử, đưa ra một dự luật như thế.
- Thủ tướng Nhật thăm nhà máy điện Fukushima (RFI) - Hôm nay, 19/09/2013, thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã đến thăm nhà máy điện hạt nhân Fukushima để thể hiện quyết tâm của chính phủ Tokyo khắc phục những hậu quả của tai nạn do trận sóng thần tháng 3/2011. Đây là lần thứ hai ông Abe đến thăm nhà máy điện nguyên tử này kể từ khi nhậm chức ngày 26/12 năm ngoái. Ông đã đến đây lần đầu tiên chỉ ba ngày sau khi lên cầm quyền.
- Thị trường tài chính châu Á khởi sắc nhờ Fed tiếp tục hỗ trợ kinh tế Mỹ (RFI) - Một ngày sau khi Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), thông báo duy trì lãi suất chỉ đạo ở mức rất thấp và tiếp tục mua vào ...
- Vì sao Trung Quốc bị vấp tại Miến Điện ? (RFI) - Từ khoảng 2 năm nay, ảnh hưởng chính trị và kinh tế của Trung Quốc ở Miến Điện có phần bị sói mòn, trong khi đó Hoa Kỳ bắt đầu thiết lập quan hệ tương ...
- Syria : Al Qaida chiếm thành phố Aazaz gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ (RFI) - Sau các trận chiến ác liệt, chiến binh Al Qaida đã tuyên bố tình trạng giới nghiêm tại thành phố Aazaz, gần Alep, sau khi đã đánh bật ...
- Vũ khí hóa học Syria : Nga nghi ngờ báo cáo LHQ thiếu khách quan (RFI) - Vài ngày trước khi Hội Đồng Bảo An họp để thảo luận và bỏ phiếu nghị quyết về Syria, chính quyền Nga tỏ ra ủng hộ đồng minh Syria hơn bao giờ hết.
- Tổng thống Obama tuyên dương tăng trưởng xuất khẩu của Mỹ (VOA) - Tổng thống Barack Obama nói Mỹ xuất khẩu ra nước ngoài nhiều hơn bao giờ hết và sẽ tiếp tục vượt qua kỷ lục đó lần nữa trong năm nay
- ‘Nước Non Ngàn Dặm Ra Đi’ (VOA) - Cảm giác đầu tiên của tôi khi nghe tuyên bố của tân Thủ tướng Úc Tony Abbott là... buồn. Và sau đó là tủi
- Việt Nam: Bê bối Vinashin buộc cắt giảm 14.000 nhân viên (VOA) - Vinashin sụp đổ năm 2010 vì mắc nợ 4 tỉ đôla, khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về tình trạng lành mạnh của các xí nghiệp quốc doanh khác
- Hoa hậu Hồi giáo đối chọi Hoa hậu Thế giới (VOA) - Cuộc thi hoa hậu Hồi giáo được cho là 'Lời đáp của Hồi giáo với cuộc thi Hoa hậu Thế giới' và gồm các thí sinh đến từ tận những nơi xa như Iran và Nigeria
- Fed tiếp tục chương trình kích hoạt kinh tế, thị trường Á Châu hồi phục (VOA) - Các thị trường tài chính Á Châu hồi phục trong phiên giao dịch đầy lạc quan sau khi Chủ tịch Fed Ben Bernanke gây bất ngờ cho các nhà đầu tư
- Thỏa thuận vũ khí hóa học Syria có thể thay đổi tình hình chiến sự (VOA) - Các nhà phân tích tình hình Trung Đông nói thỏa thuận nhằm tháo dỡ vũ khí hóa học của Syria có thể thay đổi cục diện cuộc nội chiến đẫm máu tại nước này
- Tuần duyên Mỹ tăng cường hợp tác với cảnh sát biển Việt Nam (VOA) - Đô đốc Bob Papp nói: 'Tăng cường mối quan hệ đối tác lực lượng quản lý lãnh hải như cảnh sát biển Việt Nam là điều quan trọng nhằm cải thiện an ninh khu vực'
- Nhật tháo bỏ hai lò phản ứng cuối cùng ở Fukushima (VOA) - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ra lệnh tháo bỏ hai lò phản ứng cuối cùng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, nơi bị hư hại vì trận động đất và sóng thần
- Thị trường chứng khoán Á Châu tăng mạnh vì quyết định của FED (VOA) - Thị trường Á châu tăng mạnh sau khi ngân hàng trung ương Mỹ gây ngạc nhiên cho các nhà đầu tư qua việc tiếp tục áp dụng các biện pháp kích thích kinh tế
- 2 người chết, nhiều người mất tích vì bão ở miền trung Việt Nam (VOA) - Ít nhất 2 người thiệt mạng và 11 người mất tích sau khi cơn bão số 8 tràn qua các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam hôm 18/9
- Tổng thống Iran: Chúng tôi không bao giờ theo đuổi vũ khí hạt nhân (VOA) - Tổng thống Iran Hassan Rowhani tuyên bố nước ông sẽ không bao giờ theo đuổi vũ khí hạt nhân
- Tướng cảnh sát Ai Cập chết trong cuộc hành quân ở cứ địa của phe Hồi giáo (VOA) - Một viên tướng cảnh sát Ai Cập đã bị bắn chết trong cuộc hành quân để chiếm lại quyền kiểm soát của chính phủ tại một khu vực ở ngoại ô thủ đô Cairo
- Mỹ, Anh chiếu phim nâng cao nhận thức về tê giác ở Việt Nam (VOA) - Đại sứ quán Mỹ và Anh chiếu bộ phim tư liệu để nâng cao nhận thức về nhu cầu bảo vệ tê giác và voi trên thế giới ở Việt Nam nhân Ngày Tê Giác Thế Giới 22/9
- 80 người chết trong cơn bão kép tại Mexico (VOA) - 80 chết, 58 người mất tích sau một trận đất chuồi qui mô lớn phát sinh từ một trong hai trận bão đã tàn phá cả hai vùng ven biển của nước này
- Tổng thống Syria al-Assad cam kết từ bỏ vũ khí hóa học (VOA) - Ông Assad cũng phủ nhận cáo giác cho rằng các lực lượng của ông đã thực hiện vụ tấn công bằng hơi độc giết chết hơn 1.000 người ở ngoại ô Damascus
- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ra lệnh duyệt lại an ninh sau vụ nổ súng ở Washington (VOA) - Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel ra lệnh duyệt lại an ninh tại các cơ sở quân sự Mỹ trên toàn thế giới sau vụ nổ súng tại Hải quân Công xưởng ở Washington
- Phá đường dây lớn dàn xếp tỉ số bóng đá (BBC) - Cảnh sát Singapore vừa bắt 14 người được cho là dính líu vào một đường dây quốc tế dàn xếp tỉ số bóng đá.
- Đoàn Ban Tôn giáo VN thăm Vatican (BBC) - Một phái đoàn của Ban Tôn giáo Chính phủ thăm Vatican sau khi có vụ lộn xộn liên quan giáo dân tại Mỹ Yên, Nghệ An.
- Bạc Hy Lai viết gì cho gia đình? (BBC) - Trên các trang mạng tiếng Trung hiện đang rò rỉ bức thư được nói là của cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai gửi từ trong trại giam cho gia đình.
- Quân đội Ai Cập đụng độ với dân quân (BBC) - Lực lượng an ninh Ai Cập đụng độ với dân quân trong một chiến dịch ở ngoại ô Cairo, nơi 11 cảnh sát viên thiệt mạng vào tháng trước.
- Syria 'cần một năm để giải trừ hóa học' (BBC) - Tổng thống Syria Bashar al-Assad nói ông cam kết giải trừ vũ khí hóa học nhưng phải cần tới một năm để làm công việc này.
- Iran 'sẽ không chế tạo vũ khí hạt nhân' (BBC) - Tân tổng thống Iran Hassan Rouhani nói nước ông sẽ không bao giờ chế tạo vũ khí hạt nhân, chỉ vài giờ sau khi có tin Tehran thả 11 tù chính trị.
- Philippines muốn nhờ Mỹ giúp giữ biển (BBC) - Manila chờ đón chuyến thăm của ông Obama đầu tháng Mười và muốn yêu cầu Mỹ trợ giúp nhằm có thể kiểm soát vùng biển tốt hơn.
- Chim cánh diều được phục vụ điểm tâm (BBC) - Một khách sạn ở Nhật Bản có dịch vụ cho chim diều ăn đúng 7 giờ mỗi sáng.
- Tỷ phú Trung Quốc bị chém vào tay (BBC) - Người giàu thứ nhì Trung Quốc, ông Tông Khánh Hậu bị một người đàn ông tới xin việc chém hai ngón tay.
- Tony Abbott tuyên thệ nhậm chức (BBC) - Ông Tony Abbott chính thức tuyên thệ nhậm chức thủ tướng Úc, vài ngày sau khi liên minh Tự do Quốc gia của ông chấm dứt sáu năm cầm quyền của chính phủ Lao động.
- Tổng thống Brazil hoãn thăm Mỹ (BBC) - Tổng thống Dilma Rousseff hủy chuyến công du Mỹ do bất bình với cáo buộc Mỹ theo dõi gián điệp bà và các trợ lý của bà.
- VN tăng cường phổ biến nghị quyết Đảng (BBC) - Bộ Giáo dục vừa ra quyết định về phát triển thanh niên, trong đó nói "Phấn đấu sau năm 2016, đạt trên 99%" sinh viên học nghị quyết Đảng.
- Chứng khoán Châu Á tăng mạnh 'nhờ Mỹ' (BBC) - Chứng khoán Châu Á tăng mạnh sau khi Cục Dự trữ Liên bang bất ngờ nói sẽ không thu hẹp chương trình kích thích kinh tế.
- Tôm VN bị 'thu vét ồ ạt' sang TQ (BBC) - Thương lái thu mua ồ ạt tôm nguyên liệu của Việt Nam đưa sang Trung Quốc, gây thiệt hại kinh tế lớn, Vasep cho biết.
- TQ lấy mẫu máu trinh nữ phục vụ khoa học (BBC) - Một bệnh viện ở TQ bị lên án là xúc phạm phụ nữ khi thu 100 mẫu máu của các trinh nữ để phục vụ khoa học.
- Facebook xin lỗi vì dùng ảnh người chết (BBC) - Facebook đã xin lỗi vì ảnh của một người đã tự tử xuất hiện trong quảng cáo tìm bạn.
- Ông Nguyễn Thiện Nhân nhận bàn giao (BBC) - Ông Nguyễn Thiện Nhân vừa nhận bàn giao công việc Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ người tiền nhiệm Huỳnh Đảm.
- Bỏ yêu cầu đề tên cha mẹ trên CMND (BBC) - Chính phủ Việt Nam vừa ra nghị định mới, chính thức bỏ việc đưa họ tên cha mẹ vào mặt sau của chứng minh nhân dân.
- Bánh Trung Thu giá hơn nửa tỉ đồng (BBC) - Thú xài sang và tệ tham nhũng ở Trung Quốc khiến xuất hiện cả những hộp bánh Trung Thu trị giá hơn 25.000 đô la Mỹ.
- 'Đừng sốt ruột với việc chống tham nhũng' (BBC) - Cựu đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Dũng nói ông rất tin tưởng vào nỗ lực chống tham nhũng của Đảng.
- Treo mình hiểm nguy trong gang tấc (BBC) - Học tiếng Anh qua video: Cụ ông 92 tuổi người Colombia hút chết sau khi bị dòng nước cuốn trôi.
- Trung Mỹ và một số vũ khí đối đầu (BBC) - Báo nước ngoài phân tích và bình luận của về cuộc đối đầu vũ khí giữa Trung Quốc và Mỹ.
- Chính phủ đánh giá nhẹ về tham nhũng? (BBC) - Chủ tịch Quốc hội cho rằng đánh giá của Chính phủ về tình hình tham nhũng nhẹ hơn so với nhận định của Đảng.
- Đoàn VN tới Nam Phi thị sát giết tê giác (BBC) - Phái đoàn Việt Nam đến Nam Phi để tận mắt nhìn thấy cảnh tê giác bị giết hại.
- Đặc điểm tờ bạc 100 đôla mới của Mỹ (BBC) - Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội vừa ra thông cáo về đặc điểm tờ 100 đôla mới trước khi tờ này chính thức được lưu hành ngày 8/10.
- Chạy 58.282 dặm ghi nhớ lính Mỹ tử trận (BBC) - Cựu binh Mỹ chạy bộ trong hơn 31 năm qua để tưởng nhớ số lính Hoa Kỳ tử trận ở Việt Nam.
Chính phủ đánh giá nhẹ về tham nhũng
Vinalines là một trong 10 vụ án tham nhũng trọng điểm được Đảng điều tra
Ủy ban Thường vụ Quốc hội dường như không hài lòng với công
tác chống tham nhũng trong thời gian qua, theo tường thuật của
báo chí trong nước.
Cơ quan thường trực của Quốc hội Việt Nam đã có một phiên họp về phòng chống tham nhũng chiều thứ Tư ngày 18/9 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Cuộc họp đã xem xét báo cáo của Chính phủ về công tác chống tham nhũng do ông Huỳnh Phong Tranh, tổng thanh tra Chính phủ trình bày.
“Nếu không tham nhũng thì quan chức lấy tiền đâu đi nhậu, đi chơi này đi chơi kia, chức vụ này chức vụ kia không tham nhũng lấy đâu tiền mà chạy,” ông Hùng được dẫn lời nói.
Trang mạng của Báo Tiền Phong dẫn lời cấp phó của ông Hùng là ông Huỳnh Ngọc Sơn cũng nói trong cuộc họp rằng báo cáo của chính phủ ‘đánh giá tình hình chưa sát’ và ‘chưa có gì thống nhất’ với đánh giá của bên Đảng.
Ông Hùng được dẫn lại cho rằng báo cáo này có những lỗ hổng khi không tính đến nhận định của quốc tế, dư luận trong nước và ý kiến của Mặt trận Tổ quốc trong công tác phòng chống tham nhũng.
Theo ông Hùng thì lý do ông đưa ra vấn đề này là ‘nhiều vụ án bị đình chỉ điều tra, mức án đưa ra dưới khung hay ít chuyển sang điều tra nhiều sai phạm hàng trăm, hàng nghỉn tỷ’.
Bản thân ông Hùng có thời là phó Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng dưới quyền của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi ông còn là phó thủ tướng.
Tuy nhiên, hiện nay Ban này đã được chuyển qua bên Đảng do đích thân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo.
Tiền Phong tường thuật rằng báo cáo của Chính phủ bị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho là không có liên hệ gì với Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng của Đảng.
̣Đảng Cộng sản VIệt Nam được cho là đang quyết tâm chống tham nhũng
Ông chất vấn đại diện của Chính phủ và Viện kiểm sát: “Trong các vụ án nghiêm trọng, có vụ nào cơ quan tư pháp nhận được ý kiến của các lãnh đạo chủ chốt để làm nhẹ, thu hẹp phạm vi điều tra?”
Tiền Phong dẫn lời ông Phước yêu cầu tập trung điều tra ‘nơi nào nhiều tiền, nhiều quyền’ như ‘tổ chức cán bộ, quy hoạch, đấu thầu’.
Báo này cũng dẫn lời ông Nguyễn Văn Hiện, chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, than phiền về công tác xử lý tham nhũng là ‘xử lý hành chính nhiều, áp dụng tình tiết giảm nhẹ, xử dưới khung, án treo hoặc phạt cải tạo không giam giữ chiếm tỷ lệ cao, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm’.
Ông này cũng cho một số vụ việc nghiêm trọng lại ‘bị kéo dài, bị đình chỉ điều tra’.
Trả lời Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh nói rằng ông không nhận được báo cáo bên Viện kiểm sát nên ‘không báo cáo được’ liệu có bàn tay can thiệp vào các vụ điều tra tham nhũng hay không.
Báo cáo của ông Tranh trình ra Quốc hội cho biết từ đầu năm đến nay đã phát hiện 80 đối tượng tham nhũng với số tiền 117 tỷ đồng, trong đó, chuyển sang điều tra hình sự là 34 đối tượng.
Ông Dũng nói bản thân ông ‘tin tưởng lắm’ vào nỗ lực chống tham nhũng của Đảng.
Lý do ông tin tưởng là Đảng có ‘chủ trương chống tham nhũng quyết liệt’ và ông tin vào chủ trương đó.
“Phải từ từ. Miễn là có chủ trương, biện pháp,” ông nói.
Theo ông Dũng thì chỉ cần làm tốt việc kê khai tài sản mà Ban Nội chính trung ương đang yêu cầu hiện nay thì ‘mọi việc sẽ sáng tỏ’.
“Không thể nào giấu được tài sản,” ông nói, “Tham nhũng thì không thể cất tiền đi đâu được mà phải biến thành tài sản.”
Về vấn đề có hay không sự can thiệp vào các vụ việc tham nhũng đang điều tra, ông Dũng cho rằng không hề có chuyện như thế.
Ông đưa ra dẫn chứng là gần đây Bộ Chính trị có chọn 10 vấn đề để Ban Nội chính trung ương vào cuộc mà đó ‘toàn là những chuyện lớn như Vinashin, Vinalines’.
“Người chỉ đạo lớn nhất là Bộ Chính trị thì làm sao ai có thể chỉ đạo to hơn Bộ Chính trị được.”
“Mọi người chưa hài lòng vì thấy rất chậm nhưng chuyện lớn như thế thì không thể nhanh được,” ông nói thêm.
(BBC)
Cơ quan thường trực của Quốc hội Việt Nam đã có một phiên họp về phòng chống tham nhũng chiều thứ Tư ngày 18/9 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Cuộc họp đã xem xét báo cáo của Chính phủ về công tác chống tham nhũng do ông Huỳnh Phong Tranh, tổng thanh tra Chính phủ trình bày.
Tham nhũng ít?
Trang mạng Dân Trí dẫn lời ông Nguyễn Sinh Hùng nói là báo cáo của Chính phủ mô tả tình hình tham nhũng ‘nhẹ hơn đánh giá trong nghị quyết Trung ương (Đảng)’.“Nếu không tham nhũng thì quan chức lấy tiền đâu đi nhậu, đi chơi này đi chơi kia, chức vụ này chức vụ kia không tham nhũng lấy đâu tiền mà chạy,” ông Hùng được dẫn lời nói.
Trang mạng của Báo Tiền Phong dẫn lời cấp phó của ông Hùng là ông Huỳnh Ngọc Sơn cũng nói trong cuộc họp rằng báo cáo của chính phủ ‘đánh giá tình hình chưa sát’ và ‘chưa có gì thống nhất’ với đánh giá của bên Đảng.
Ông Hùng được dẫn lại cho rằng báo cáo này có những lỗ hổng khi không tính đến nhận định của quốc tế, dư luận trong nước và ý kiến của Mặt trận Tổ quốc trong công tác phòng chống tham nhũng.
"Nếu không tham nhũng thì quan chức lấy tiền đâu đi nhậu, đi chơi này đi chơi kia, chức vụ này chức vụ kia không tham nhũng lấy đâu tiền mà chạy."Ông đặt vấn đề: “Có tham nhũng trong đấu tranh phòng chống tham nhũng hay không?” và nhấn mạnh vấn đề này báo cáo của Chính phủ không hề thấy nhắc đến.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
Theo ông Hùng thì lý do ông đưa ra vấn đề này là ‘nhiều vụ án bị đình chỉ điều tra, mức án đưa ra dưới khung hay ít chuyển sang điều tra nhiều sai phạm hàng trăm, hàng nghỉn tỷ’.
Bản thân ông Hùng có thời là phó Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng dưới quyền của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi ông còn là phó thủ tướng.
Tuy nhiên, hiện nay Ban này đã được chuyển qua bên Đảng do đích thân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo.
Tiền Phong tường thuật rằng báo cáo của Chính phủ bị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho là không có liên hệ gì với Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng của Đảng.
Chỉ đạo giảm nhẹ?
Một vị trong Ủy ban này là ông Ksor Phước, chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, được Dân Trí dẫn lời nói rằng ‘có án tham nhũng được chỉ đạo làm xẹp xuống’.̣Đảng Cộng sản VIệt Nam được cho là đang quyết tâm chống tham nhũng
Ông chất vấn đại diện của Chính phủ và Viện kiểm sát: “Trong các vụ án nghiêm trọng, có vụ nào cơ quan tư pháp nhận được ý kiến của các lãnh đạo chủ chốt để làm nhẹ, thu hẹp phạm vi điều tra?”
Tiền Phong dẫn lời ông Phước yêu cầu tập trung điều tra ‘nơi nào nhiều tiền, nhiều quyền’ như ‘tổ chức cán bộ, quy hoạch, đấu thầu’.
Báo này cũng dẫn lời ông Nguyễn Văn Hiện, chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, than phiền về công tác xử lý tham nhũng là ‘xử lý hành chính nhiều, áp dụng tình tiết giảm nhẹ, xử dưới khung, án treo hoặc phạt cải tạo không giam giữ chiếm tỷ lệ cao, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm’.
Ông này cũng cho một số vụ việc nghiêm trọng lại ‘bị kéo dài, bị đình chỉ điều tra’.
Trả lời Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh nói rằng ông không nhận được báo cáo bên Viện kiểm sát nên ‘không báo cáo được’ liệu có bàn tay can thiệp vào các vụ điều tra tham nhũng hay không.
Báo cáo của ông Tranh trình ra Quốc hội cho biết từ đầu năm đến nay đã phát hiện 80 đối tượng tham nhũng với số tiền 117 tỷ đồng, trong đó, chuyển sang điều tra hình sự là 34 đối tượng.
‘Đừng sốt ruột’
BBC đã đem việc này hỏi ông Nguyễn Lân Dũng, một vị cựu đại biểu Quốc hội hiện nay đang là phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Khoa học-Giáo dục của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc, cơ quan giám sát và phản biện các chính sách của Đảng và Nhà nước.Ông Dũng nói bản thân ông ‘tin tưởng lắm’ vào nỗ lực chống tham nhũng của Đảng.
Lý do ông tin tưởng là Đảng có ‘chủ trương chống tham nhũng quyết liệt’ và ông tin vào chủ trương đó.
"Người chỉ đạo (chống tham nhũng) lớn nhất là Bộ Chính trị thì làm sao ai có thể chỉ đạo to hơn Bộ Chính trị được.”Tuy nhiên, ông cũng nói rằng đây là vấn đề rộng lớn, phức tạp nên ‘đừng sốt ruột quá’.
Nguyễn Lân Dũng, cựu đại biểu Quốc hội
“Phải từ từ. Miễn là có chủ trương, biện pháp,” ông nói.
Theo ông Dũng thì chỉ cần làm tốt việc kê khai tài sản mà Ban Nội chính trung ương đang yêu cầu hiện nay thì ‘mọi việc sẽ sáng tỏ’.
“Không thể nào giấu được tài sản,” ông nói, “Tham nhũng thì không thể cất tiền đi đâu được mà phải biến thành tài sản.”
Về vấn đề có hay không sự can thiệp vào các vụ việc tham nhũng đang điều tra, ông Dũng cho rằng không hề có chuyện như thế.
Ông đưa ra dẫn chứng là gần đây Bộ Chính trị có chọn 10 vấn đề để Ban Nội chính trung ương vào cuộc mà đó ‘toàn là những chuyện lớn như Vinashin, Vinalines’.
“Người chỉ đạo lớn nhất là Bộ Chính trị thì làm sao ai có thể chỉ đạo to hơn Bộ Chính trị được.”
“Mọi người chưa hài lòng vì thấy rất chậm nhưng chuyện lớn như thế thì không thể nhanh được,” ông nói thêm.
(BBC)
Đoàn Ban Tôn giáo VN thăm Vatican
Một phái đoàn của Ban Tôn giáo Chính phủ hiện đang ở thăm
Vatican sau khi có vụ lộn xộn liên quan giáo dân tại Mỹ Yên,
Nghệ An.
Phái đoàn này có bảy thành viên do Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ Phạm Dũng dẫn đầu, theo Thông tấn xã Việt Nam.
Chuyến thăm kéo dài 5 ngày từ 15/9-20/9.
Cũng theo TTXVN, trong khuôn khổ chuyến đi đoàn Ban Tôn giáo Chính phủ có cuộc gặp làm việc với Thứ trưởng Bộ Truyền giáo (Bộ Truyền giảng Phúc âm cho các Dân tộc) Tadeusz Wojda, Thứ trưởng Ngoại giao Antoine Camilleri, dự buổi gặp mặt chung của Giáo hoàng Francis và thăm Đài phát thanh Vatican.
Việt Nam và Vatican hiện chưa có quan hệ ngoại giao, và tiến trình tái thiết lập quan hệ đã gặp nhiều khó khăn vì các vụ liên quan giáo dân và chính quyền ở trong nước.
Gần đây nhất là vụ hàng trăm giáo dân ở giáo xứ Mỹ Yên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, đụng độ với nhà chức trách hôm 4/9.
Giáo dân nói chính quyền đã thất hứa khi không trả tự do cho hai người mà họ bắt trước đó, còn chính quyền thì cáo buộc giáo dân "gây rối".
Công an Nghệ An cũng đã khởi tố vụ án hình sự ở Mỹ Yên.
Trong các cuộc họp với quan chức Vatican, đoàn Việt Nam được dẫn lời khẳng định "Chính phủ Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn giáo, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, đồng thời chống việc lợi dụng tín ngưỡng và tôn giáo để làm mất ổn định xã hội, gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng Công giáo nói riêng và dân tộc nói chung".
Ban Tôn giáo Chính phủ, thành lập năm 1955, có nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về lĩnh vực tôn giáo trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực tôn giáo theo quy định của pháp luật.
Ban này có chức năng hướng dẫn và hỗ trợ chính quyền địa phương các cấp về công tác tôn giáo và giải quyết những vấn đề quan trọng về tôn giáo, đồng thời làm đầu mối liên hệ với các tổ chức tôn giáo.
Trưởng ban, ông Phạm Dũng, từng vị là người đứng đầu Tổng cục An ninh II, tức cơ quan chuyên trách về an ninh nội địa, của Bộ Công an, giữ hàm Trung tướng.
Ông Dũng nhậm chức tháng 2/2012.
Tháng Ba năm nay, người làm phái viên tư vấn về an ninh và tôn giáo cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - Thượng tướng Công an Nguyễn Văn Hưởng, đã nghỉ hưu.
Việc các tướng công an tham gia công tác tôn giáo cho thấy Chính phủ Việt Nam và Đảng Cộng sản đặt tầm quan trọng đặc biệt cho liên hệ giữa hoạt động tôn giáo và ổn định xã hội.
Cả Chủ tịch nước nhiệm kỳ trước, ông Nguyễn Minh Triết, và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đều đã từng thăm Tòa Thánh và hội kiến Đức Giáo hoàng Benedict XVI.
Thời gian gần đây, quan hệ giữa Tòa thánh và Hà Nội có ấm lên, nhưng vẫn xảy ra nhiều vụ chủ yếu liên quan đất đai của nhà thờ.
Vatican đã bổ nhiệm đại diện không thường trú ở Việt Nam từ năm 2011.
(BBC)
Phái đoàn này có bảy thành viên do Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ Phạm Dũng dẫn đầu, theo Thông tấn xã Việt Nam.
Chuyến thăm kéo dài 5 ngày từ 15/9-20/9.
Cũng theo TTXVN, trong khuôn khổ chuyến đi đoàn Ban Tôn giáo Chính phủ có cuộc gặp làm việc với Thứ trưởng Bộ Truyền giáo (Bộ Truyền giảng Phúc âm cho các Dân tộc) Tadeusz Wojda, Thứ trưởng Ngoại giao Antoine Camilleri, dự buổi gặp mặt chung của Giáo hoàng Francis và thăm Đài phát thanh Vatican.
Việt Nam và Vatican hiện chưa có quan hệ ngoại giao, và tiến trình tái thiết lập quan hệ đã gặp nhiều khó khăn vì các vụ liên quan giáo dân và chính quyền ở trong nước.
Gần đây nhất là vụ hàng trăm giáo dân ở giáo xứ Mỹ Yên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, đụng độ với nhà chức trách hôm 4/9.
Giáo dân nói chính quyền đã thất hứa khi không trả tự do cho hai người mà họ bắt trước đó, còn chính quyền thì cáo buộc giáo dân "gây rối".
Công an Nghệ An cũng đã khởi tố vụ án hình sự ở Mỹ Yên.
Trong các cuộc họp với quan chức Vatican, đoàn Việt Nam được dẫn lời khẳng định "Chính phủ Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn giáo, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, đồng thời chống việc lợi dụng tín ngưỡng và tôn giáo để làm mất ổn định xã hội, gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng Công giáo nói riêng và dân tộc nói chung".
Tướng Công an
Hiện chưa có các nguồn tin độc lập về chuyến đi của phái đoàn Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam.Ban Tôn giáo Chính phủ, thành lập năm 1955, có nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về lĩnh vực tôn giáo trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực tôn giáo theo quy định của pháp luật.
Ban này có chức năng hướng dẫn và hỗ trợ chính quyền địa phương các cấp về công tác tôn giáo và giải quyết những vấn đề quan trọng về tôn giáo, đồng thời làm đầu mối liên hệ với các tổ chức tôn giáo.
Trưởng ban, ông Phạm Dũng, từng vị là người đứng đầu Tổng cục An ninh II, tức cơ quan chuyên trách về an ninh nội địa, của Bộ Công an, giữ hàm Trung tướng.
Ông Dũng nhậm chức tháng 2/2012.
Tháng Ba năm nay, người làm phái viên tư vấn về an ninh và tôn giáo cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - Thượng tướng Công an Nguyễn Văn Hưởng, đã nghỉ hưu.
Việc các tướng công an tham gia công tác tôn giáo cho thấy Chính phủ Việt Nam và Đảng Cộng sản đặt tầm quan trọng đặc biệt cho liên hệ giữa hoạt động tôn giáo và ổn định xã hội.
Cả Chủ tịch nước nhiệm kỳ trước, ông Nguyễn Minh Triết, và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đều đã từng thăm Tòa Thánh và hội kiến Đức Giáo hoàng Benedict XVI.
Thời gian gần đây, quan hệ giữa Tòa thánh và Hà Nội có ấm lên, nhưng vẫn xảy ra nhiều vụ chủ yếu liên quan đất đai của nhà thờ.
Vatican đã bổ nhiệm đại diện không thường trú ở Việt Nam từ năm 2011.
(BBC)
Nhật Bản thảo luận với Thái Lan về Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera bắt tay nữ Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra (P) tại Bangkok ngày 18/09/2013. (REUTERS/Chaiwat Subprasom)
Công du Thái Lan ngay sau khi ghé Việt
Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera vào hôm qua,
18/09/2013 đã thảo luận về các vấn đề an ninh quốc phòng với Thủ tướng
Thái Lan Yingluck Shinawatra, người kiêm nhiệm chức Bộ trưởng Quốc
phòng. Một phát ngôn viên chính phủ Thái Lan xác nhận : Tranh chấp Biển
Đông giữa Trung Quốc và bốn thành viên ASEAN nằm trong chương trình nghị
sự Nhật-Thái.
Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, ông Theerat Ratanasewi, phát ngôn viên của chính phủ Thái Lan cho biết là cả hai bên đều bày tỏ hy vọng về khả năng có được những tiến bộ cụ thể trong việc thực hiện bản Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC, để ASEAN và Trung Quốc có thể tiến tới việc đàm phán về một bộ Quy tắc Ứng xử mang tính chất ràng buộc pháp lý, nhằm ngăn không cho tranh chấp biển đảo ở khu vực Biển Đông biến thành xung đột võ trang.
Bản Tuyên bố DOC đã được các ngoại trưởng Trung Quốc và ASEAN ký kết năm 2002, kêu gọi các bên tranh chấp giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình mà « không đe dọa sử dụng hoặc sử dụng (thực thụ) vũ lực » và « tự kiềm chế tránh các hoạt động làm tranh chấp phức tạp thêm hoặc leo thang ».
Thế nhưng, từ năm 2002 đến nay, căng thẳng trên biển vẫn tiếp tục và thậm chí còn gia tăng, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Philippines.
Phát biểu với một số phóng viên sau cuộc họp với Thủ tướng Thái Lan, ông Onodera tỏ ý hy vọng rằng vấn đề Biển Đông sẽ được giải quyết một cách phù hợp với quy định của pháp luật và thông qua đối thoại.
Quan điểm của Nhật Bản là tất cả các bên tranh chấp cần làm rõ yêu sách của mình trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, và không được có những hành động cưỡng ép và đơn phương để thay đổi hiện trạng.
Về phía Thái Lan, ông Theerat khẳng định rằng Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản đánh giá cao vai trò của Thái Lan được cử làm điều phối viên các cuộc đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản ghé Bangkok nhân chặng thứ hai của chuyến đi thăm Việt Nam và Thái Lan kéo dài năm ngày, nhằm đẩy mạnh hợp tác an ninh, đặc biệt trong lãnh vực hàng hải.
Theo giới phân tích, chuyến ghé thăm Việt Nam và Thái Lan của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản nhằm cụ thể hóa và thúc đẩy thêm chính sách Đông Nam Á của chính quyền Shinzo Abe, vốn đã được đương kim thủ tướng Nhật Bản nêu bật ngay từ tháng Giêng năm 2013 với một chuyến công du chớp nhoáng qua ba nước Việt Nam, Thái Lan và Indonesia.
Mục tiêu của chính sách Đông Nam Á mới này được cho là để tăng cường trọng lượng của Tokyo, giảm bớt thế lực ngày càng mạnh của Bắc Kinh.
Trọng Nghĩa (RFI)
Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, ông Theerat Ratanasewi, phát ngôn viên của chính phủ Thái Lan cho biết là cả hai bên đều bày tỏ hy vọng về khả năng có được những tiến bộ cụ thể trong việc thực hiện bản Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC, để ASEAN và Trung Quốc có thể tiến tới việc đàm phán về một bộ Quy tắc Ứng xử mang tính chất ràng buộc pháp lý, nhằm ngăn không cho tranh chấp biển đảo ở khu vực Biển Đông biến thành xung đột võ trang.
Bản Tuyên bố DOC đã được các ngoại trưởng Trung Quốc và ASEAN ký kết năm 2002, kêu gọi các bên tranh chấp giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình mà « không đe dọa sử dụng hoặc sử dụng (thực thụ) vũ lực » và « tự kiềm chế tránh các hoạt động làm tranh chấp phức tạp thêm hoặc leo thang ».
Thế nhưng, từ năm 2002 đến nay, căng thẳng trên biển vẫn tiếp tục và thậm chí còn gia tăng, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Philippines.
Phát biểu với một số phóng viên sau cuộc họp với Thủ tướng Thái Lan, ông Onodera tỏ ý hy vọng rằng vấn đề Biển Đông sẽ được giải quyết một cách phù hợp với quy định của pháp luật và thông qua đối thoại.
Quan điểm của Nhật Bản là tất cả các bên tranh chấp cần làm rõ yêu sách của mình trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, và không được có những hành động cưỡng ép và đơn phương để thay đổi hiện trạng.
Về phía Thái Lan, ông Theerat khẳng định rằng Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản đánh giá cao vai trò của Thái Lan được cử làm điều phối viên các cuộc đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản ghé Bangkok nhân chặng thứ hai của chuyến đi thăm Việt Nam và Thái Lan kéo dài năm ngày, nhằm đẩy mạnh hợp tác an ninh, đặc biệt trong lãnh vực hàng hải.
Theo giới phân tích, chuyến ghé thăm Việt Nam và Thái Lan của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản nhằm cụ thể hóa và thúc đẩy thêm chính sách Đông Nam Á của chính quyền Shinzo Abe, vốn đã được đương kim thủ tướng Nhật Bản nêu bật ngay từ tháng Giêng năm 2013 với một chuyến công du chớp nhoáng qua ba nước Việt Nam, Thái Lan và Indonesia.
Mục tiêu của chính sách Đông Nam Á mới này được cho là để tăng cường trọng lượng của Tokyo, giảm bớt thế lực ngày càng mạnh của Bắc Kinh.
Trọng Nghĩa (RFI)
Vì sao Trung Quốc bị vấp tại Miến Điện ?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Miến Điện Thein Sein tại Diễn đàn Bác Ngao (Hải Nam) ngày 05/04/2013. Ảnh minh họa (REUTERS/China Daily)
Từ khoảng 2 năm nay, ảnh hưởng chính trị và kinh tế của Trung Quốc ở
Miến Điện có phần bị sói mòn, trong khi đó Hoa Kỳ bắt đầu thiết lập quan
hệ tương đối hữu nghị với chính quyền dân sự Miến Điện. Trung Quốc cố
lấy lại ảnh hưởng của mình, nhưng đã làm một cách vụng về, do vậy đã tác
hại hơn nữa đến uy thế của mình.
Thông tín viên RFI trong khu vực - Arnaud Dubus - thường xuyên theo dõi tình hình Miến Điện, trước tiên điểm lại các diễn biến chính trong quan hệ Miến Điện-Trung Quốc từ hai năm qua :
Arnaud Dubus : Trong gần 25 năm, phương Tây đã áp đặt trừng phạt kinh tế và chính trị rất nặng nề trên tập đoàn quân sự Miến Điện. Trong suốt thời gian đó, đồng minh nặng ký của chế độ quân phiệt Miến Điện là Trung Quốc. Bắc Kinh luôn bảo vệ Miến Điện trên chính trường quốc tế và đã giúp cho kinh tế nước này không bị hoàn toàn suy sụp.
Từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác
Trong suốt 25 năm đó, lãnh đạo Nhà nước, cũng như giám đốc các tập đoàn quốc doanh Trung Quốc đã xây dựng những mạng lưới quan hệ rất rộng trong guồng máy quân sự Miến Điện. Họ đã tưởng là ảnh hưởng của họ sẽ luôn luôn vững chắc và đã không lường trước những thay đổi to lớn ở Miến Điện sau cuộc bầu cử tháng 11/2010.
Từ sau cuộc bầu cử này, với sự ra đời của một chính quyền dân sự, Bắc Kinh đã phải đi từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác.
Trước tiên, quân đội Miến Điện đã tấn công vào lực lượng du kích Kachin vào tháng 6/2011, ở vùng gần biên giới Trung Quốc, đẩy khoảng 30.000 người chạy sang lánh nạn ở bên kia biên giới. Nhiều quả đạn pháo do quân đội Miến Điện bắn đi cũng đã rơi sang phía Trung Quốc.
Bốn tháng sau, Tổng thống Miến Điện Thein Sein đã quyết định đình chỉ - trong suốt nhiệm kỳ của ông - dự án ây đập Myitsone nằm ở bang Kachin, viện dẫn hệ quả trên mặt môi trường và xã hội. Dự án này do một công ty Nhà nước Trung Quốc đảm trách. Lãnh đạo Trung Quốc đã bị chưng hửng vì quyết định này.
Theo suy nghĩ của Bắc Kinh, việc một chính quyền dân sự hình thành ở Miến Điện không thể tạo ra nhiều thay đổi trong các hoạt động kinh doanh ở Miến Điện. Vì thế, trước những chuyển biến tại nước láng giềng và hệ quả của các thay đổi đó, Trung Quốc đã cho rằng Miến Điện có thái độ vô ơn.
RFI : Về vấn đề đập Myitsone, Bắc Kinh đã thuyết phục được Miến Điện đi theo chiều hướng có lợi cho Trung Quốc trở lại hay không ?
Arnaud Dubus : Trong một cuộc họp vào thượng tuần tháng 9/2013 của các nhà đầu tư tại Rangoon, lãnh đạo tập đoàn Trung Quốc China Power Investment CPI, tập đoàn đã đề xuất dự án Myitsone, đã có có một tuyên bố đáng chú ý : Tập đoàn của ông đã chi 60% tổng đầu tư cho dự án này, một khoản đầu tư lên đến 3,6 tỷ đô la.
Myitsone : Hoài công gây sức ép
Lãnh đạo tập đoàn Trung Quốc CPI, đã khẳng định khoản tiền đã được chi ra là để xây dựng đường xá, cầu cống, theo yêu cầu của chính quyền Miến Điện lúc đó.
Nhiều nhà quan sát đã tỏ ra ngạc nhiên, vì công trình xây con đập chỉ mới ở bước đầu, và dĩ nhiên đã bị đình chỉ từ năm 2011. Một số nhà phân tích nghĩ rằng những tuyên bố của lãnh đạo tập đoàn CPI nhằm gây ảnh hưởng lên Tổng thống Thein Sein, thúc đẩy ông cho khởi động lại công trình thủy điện Myitsone. Thế nhưng đến giờ, chưa có dấu hiệu gì cụ thể trên vân đề này, mà mọi việc chỉ là những suy luận thôi.
RFI : Thế mặt yếu trong cách tiếp cận của Trung Quốc là gì ?
Arnaud Dubus : Do thói quen chính trị cố hữu tại Trung Quốc, các cấp lãnh đạo Nhà nước cũng như giới đứng đầu các tập đoàn quốc doanh, đã không đo lường được nhanh chóng chuyển biến chính trị rất nhanh ở Miến Điện. Tóm lại họ đã bị hụt hẫng trước tình hình thay đổi.
Nguyên do vấp ngã : Trung Quốc thiếu văn hóa dân chủ
Một ví dụ là Trung Quốc tiếp tục dựa trên quan hệ của Nhà nước với Nhà nước, không hề tiếp xúc với các cộng đồng cư dân tại chỗ hay xã hội dân sự. Trong lúc đó, như người ta đã thấy trong việc khai thác mỏ đồng Letpadaung (miền trung Miến Điện), các cộng đồng cư dân, các tổ chức tại chỗ, có vai trò rất quan trọng ở Miến Điện. Sau các cuộc biểu tình của người dân tại chỗ, tập đoàn Trung Quốc khai thác mỏ đồng đã phải thay đổi các điều khoản trong hợp đồng.
Vì không có cách nhìn dân chủ, Trung Quốc cảm thấy khó chịu trong một môi trường như thế, một môi trường vốn không thể giải quyết vấn đề bằng cách đút lót hay bằng một cú bắt tay giữa các lãnh đạo.
Mà cũng phải thấy là đối với Miến Điện, không phải lúc nào lãnh đạo nước ngoài can thiệp là đều được việc ! Vào đầu năm nay, lãnh đạo Trung Quốc đã cố dàn xếp, tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán hòa bình giữa chính quyền trung ương Miến Điện với sắc tộc Kachin.
Thế nhưng nỗ lực của Bắc Kinh không mấy được tán đồng, và cả chính quyền Miến Điện lẫn lãnh đạo Kachin đều xem đó là một sự can thiệp với mục tiêu bảo vệ quyền lợi kinh tế của Trung Quốc. Ảnh hưởng Trung Quốc do đó lại sút giảm thêm.
RFI : Liệu có thể nói là giờ đây Miến Điện thân Mỹ, hay nói chung thân phương Tây hơn hay không ?
Arnaud Dubus : Không, không thể nói như thế được. Thật ra, từ năm 1988 đến năm 2011, trong suốt thời kỳ mà quân đội nắm quyền và phương Tây thực hiện chính sách trừng phạt kinh tế, Miến Điện, do hoàn cảnh bắt buộc, đã phải xích lại gần Trung Quốc.
Miến Điện trở về với chính sách trung lập cố hữu
Nhưng nếu nhìn lịch sử Miến Điện trên một giai đoạn dài, rõ ràng là những người đứng đầu đất nước này, dù là các vị vua trong quá khứ hay lãnh đạo giai đoạn dân chủ trước cuộc đảo chính năm 1962, hay ngay cả dưới thời tướng Newin – đứng đầu Miến Điện từ 1962 đến 1988 – tất cả đều đã luôn tìm cách tạo một thế cân bằng giữa những ảnh hưởng đến từ ngoài.
Tóm lại những gì người ta thấy hiện nay, có lẽ là một sự trở lại với tình trạng ‘trung lập’ thường khi, sau một quãng ngừng 25 năm.
Arnaud Dubus / Trọng Nghĩa (RFI)
Thông tín viên RFI trong khu vực - Arnaud Dubus - thường xuyên theo dõi tình hình Miến Điện, trước tiên điểm lại các diễn biến chính trong quan hệ Miến Điện-Trung Quốc từ hai năm qua :
Arnaud Dubus : Trong gần 25 năm, phương Tây đã áp đặt trừng phạt kinh tế và chính trị rất nặng nề trên tập đoàn quân sự Miến Điện. Trong suốt thời gian đó, đồng minh nặng ký của chế độ quân phiệt Miến Điện là Trung Quốc. Bắc Kinh luôn bảo vệ Miến Điện trên chính trường quốc tế và đã giúp cho kinh tế nước này không bị hoàn toàn suy sụp.
Từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác
Trong suốt 25 năm đó, lãnh đạo Nhà nước, cũng như giám đốc các tập đoàn quốc doanh Trung Quốc đã xây dựng những mạng lưới quan hệ rất rộng trong guồng máy quân sự Miến Điện. Họ đã tưởng là ảnh hưởng của họ sẽ luôn luôn vững chắc và đã không lường trước những thay đổi to lớn ở Miến Điện sau cuộc bầu cử tháng 11/2010.
Từ sau cuộc bầu cử này, với sự ra đời của một chính quyền dân sự, Bắc Kinh đã phải đi từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác.
Trước tiên, quân đội Miến Điện đã tấn công vào lực lượng du kích Kachin vào tháng 6/2011, ở vùng gần biên giới Trung Quốc, đẩy khoảng 30.000 người chạy sang lánh nạn ở bên kia biên giới. Nhiều quả đạn pháo do quân đội Miến Điện bắn đi cũng đã rơi sang phía Trung Quốc.
Bốn tháng sau, Tổng thống Miến Điện Thein Sein đã quyết định đình chỉ - trong suốt nhiệm kỳ của ông - dự án ây đập Myitsone nằm ở bang Kachin, viện dẫn hệ quả trên mặt môi trường và xã hội. Dự án này do một công ty Nhà nước Trung Quốc đảm trách. Lãnh đạo Trung Quốc đã bị chưng hửng vì quyết định này.
Theo suy nghĩ của Bắc Kinh, việc một chính quyền dân sự hình thành ở Miến Điện không thể tạo ra nhiều thay đổi trong các hoạt động kinh doanh ở Miến Điện. Vì thế, trước những chuyển biến tại nước láng giềng và hệ quả của các thay đổi đó, Trung Quốc đã cho rằng Miến Điện có thái độ vô ơn.
RFI : Về vấn đề đập Myitsone, Bắc Kinh đã thuyết phục được Miến Điện đi theo chiều hướng có lợi cho Trung Quốc trở lại hay không ?
Arnaud Dubus : Trong một cuộc họp vào thượng tuần tháng 9/2013 của các nhà đầu tư tại Rangoon, lãnh đạo tập đoàn Trung Quốc China Power Investment CPI, tập đoàn đã đề xuất dự án Myitsone, đã có có một tuyên bố đáng chú ý : Tập đoàn của ông đã chi 60% tổng đầu tư cho dự án này, một khoản đầu tư lên đến 3,6 tỷ đô la.
Myitsone : Hoài công gây sức ép
Lãnh đạo tập đoàn Trung Quốc CPI, đã khẳng định khoản tiền đã được chi ra là để xây dựng đường xá, cầu cống, theo yêu cầu của chính quyền Miến Điện lúc đó.
Nhiều nhà quan sát đã tỏ ra ngạc nhiên, vì công trình xây con đập chỉ mới ở bước đầu, và dĩ nhiên đã bị đình chỉ từ năm 2011. Một số nhà phân tích nghĩ rằng những tuyên bố của lãnh đạo tập đoàn CPI nhằm gây ảnh hưởng lên Tổng thống Thein Sein, thúc đẩy ông cho khởi động lại công trình thủy điện Myitsone. Thế nhưng đến giờ, chưa có dấu hiệu gì cụ thể trên vân đề này, mà mọi việc chỉ là những suy luận thôi.
RFI : Thế mặt yếu trong cách tiếp cận của Trung Quốc là gì ?
Arnaud Dubus : Do thói quen chính trị cố hữu tại Trung Quốc, các cấp lãnh đạo Nhà nước cũng như giới đứng đầu các tập đoàn quốc doanh, đã không đo lường được nhanh chóng chuyển biến chính trị rất nhanh ở Miến Điện. Tóm lại họ đã bị hụt hẫng trước tình hình thay đổi.
Nguyên do vấp ngã : Trung Quốc thiếu văn hóa dân chủ
Một ví dụ là Trung Quốc tiếp tục dựa trên quan hệ của Nhà nước với Nhà nước, không hề tiếp xúc với các cộng đồng cư dân tại chỗ hay xã hội dân sự. Trong lúc đó, như người ta đã thấy trong việc khai thác mỏ đồng Letpadaung (miền trung Miến Điện), các cộng đồng cư dân, các tổ chức tại chỗ, có vai trò rất quan trọng ở Miến Điện. Sau các cuộc biểu tình của người dân tại chỗ, tập đoàn Trung Quốc khai thác mỏ đồng đã phải thay đổi các điều khoản trong hợp đồng.
Vì không có cách nhìn dân chủ, Trung Quốc cảm thấy khó chịu trong một môi trường như thế, một môi trường vốn không thể giải quyết vấn đề bằng cách đút lót hay bằng một cú bắt tay giữa các lãnh đạo.
Mà cũng phải thấy là đối với Miến Điện, không phải lúc nào lãnh đạo nước ngoài can thiệp là đều được việc ! Vào đầu năm nay, lãnh đạo Trung Quốc đã cố dàn xếp, tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán hòa bình giữa chính quyền trung ương Miến Điện với sắc tộc Kachin.
Thế nhưng nỗ lực của Bắc Kinh không mấy được tán đồng, và cả chính quyền Miến Điện lẫn lãnh đạo Kachin đều xem đó là một sự can thiệp với mục tiêu bảo vệ quyền lợi kinh tế của Trung Quốc. Ảnh hưởng Trung Quốc do đó lại sút giảm thêm.
RFI : Liệu có thể nói là giờ đây Miến Điện thân Mỹ, hay nói chung thân phương Tây hơn hay không ?
Arnaud Dubus : Không, không thể nói như thế được. Thật ra, từ năm 1988 đến năm 2011, trong suốt thời kỳ mà quân đội nắm quyền và phương Tây thực hiện chính sách trừng phạt kinh tế, Miến Điện, do hoàn cảnh bắt buộc, đã phải xích lại gần Trung Quốc.
Miến Điện trở về với chính sách trung lập cố hữu
Nhưng nếu nhìn lịch sử Miến Điện trên một giai đoạn dài, rõ ràng là những người đứng đầu đất nước này, dù là các vị vua trong quá khứ hay lãnh đạo giai đoạn dân chủ trước cuộc đảo chính năm 1962, hay ngay cả dưới thời tướng Newin – đứng đầu Miến Điện từ 1962 đến 1988 – tất cả đều đã luôn tìm cách tạo một thế cân bằng giữa những ảnh hưởng đến từ ngoài.
Tóm lại những gì người ta thấy hiện nay, có lẽ là một sự trở lại với tình trạng ‘trung lập’ thường khi, sau một quãng ngừng 25 năm.
Arnaud Dubus / Trọng Nghĩa (RFI)
Tuần duyên Mỹ tăng cường hợp tác với cảnh sát biển Việt Nam
19.09.2013
Lực lượng tuần duyên Mỹ tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với lực lượng
cảnh sát biển Việt Nam bằng chuyến thăm của chỉ huy lực lượng tuần duyên
Mỹ, đô đốc Bob Papp, tới Việt Nam hồi tuần trước.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của một chỉ huy lực lượng tuần duyên Mỹ tới Việt Nam trong nỗ lực tăng cường hợp tác với các lực lượng tuần duyên trên thế giới.
Đô đốc Bob Papp được báo chí trích lời nói: “Tăng cường mối quan hệ đối tác lực lượng quản lý lãnh hải như cảnh sát biển Việt Nam là điều quan trọng nhằm cải thiện an ninh khu vực”.
Trong vòng ba năm qua, lực lượng tuần duyên Mỹ đã phối hợp với Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội nhằm giúp Việt Nam tăng cường khả năng quản lý lãnh hải thông qua việc hỗ trợ huấn luyện cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam.
Trong bối cảnh căng thẳng ở biển Đông chưa có lối thoát, Việt Nam thời gian qua đã có những bước đi tăng cường lực lượng tuần duyên như mới đây đã trang bị 3 tàu tuần tra hiện đại cho lực lượng cảnh sát biển.
Ngoài ra, Việt Nam đã quyết định đổi tên Cục Cảnh sát biển thành Bộ tư lệnh cảnh sát biển.
Việt Nam cũng tăng cường hợp tác với các lực lượng tuần duyên nước ngoài. Mới đây nhất, đích thân Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị Nhật Bản ‘hỗ trợ Việt Nam hiện đại hóa trang thiết bị của lực lượng cảnh sát biển’.
Lời đề nghị được ông Dũng đưa ra khi tiếp kiến với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera ở Hà Nội.
Nguồn: Military.com, Marinelink
(VOA)
Đây là chuyến thăm đầu tiên của một chỉ huy lực lượng tuần duyên Mỹ tới Việt Nam trong nỗ lực tăng cường hợp tác với các lực lượng tuần duyên trên thế giới.
Đô đốc Bob Papp được báo chí trích lời nói: “Tăng cường mối quan hệ đối tác lực lượng quản lý lãnh hải như cảnh sát biển Việt Nam là điều quan trọng nhằm cải thiện an ninh khu vực”.
Trong vòng ba năm qua, lực lượng tuần duyên Mỹ đã phối hợp với Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội nhằm giúp Việt Nam tăng cường khả năng quản lý lãnh hải thông qua việc hỗ trợ huấn luyện cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam.
Trong bối cảnh căng thẳng ở biển Đông chưa có lối thoát, Việt Nam thời gian qua đã có những bước đi tăng cường lực lượng tuần duyên như mới đây đã trang bị 3 tàu tuần tra hiện đại cho lực lượng cảnh sát biển.
Ngoài ra, Việt Nam đã quyết định đổi tên Cục Cảnh sát biển thành Bộ tư lệnh cảnh sát biển.
Việt Nam cũng tăng cường hợp tác với các lực lượng tuần duyên nước ngoài. Mới đây nhất, đích thân Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị Nhật Bản ‘hỗ trợ Việt Nam hiện đại hóa trang thiết bị của lực lượng cảnh sát biển’.
Lời đề nghị được ông Dũng đưa ra khi tiếp kiến với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera ở Hà Nội.
Nguồn: Military.com, Marinelink
(VOA)
Trung Mỹ và một số vũ khí đối đầu
Máy bay thả bom tàng hình B2 của Mỹ
Tuy mọi thứ liên quan tới quân đội Trung Quốc, dù là thực đơn ăn trưa ở
căng tin bộ đội thôi cũng được coi là thông tin tối mật, thì các nhà
phân tích phương Tây đôi khi vẫn nhìn trộm được vào bên trong cái kho bí
mật đó.
Một trong những thông tin mà họ thu thập được, là chương trình phát triển thiết bị chống lại chiến dịch quân sự Hoa Kỳ ở vùng Biển Đông hay ở khu vực Đài Loan, trang defensenews.com viết.
Trung Quốc bắt đầu tập trung vào phát triển hệ thống chống tiếp cận/ chống xâm nhập (A2/AD) từ năm 1996, khi Hoa Kỳ đưa hai đội tàu sân bay tới Đài Loan để hỗ trợ Đài Bắc khi Trung Quốc liên tục thử hỏa tiễn nhằm dọa dẫm dân chúng lúc đó chuẩn bị đi bầu cử.
Thế nhưng động thái này của Hoa Kỳ khiến Bắc Kinh giận dữ và từ đó ra sức phát triển hệ thống vũ khí chống Mỹ.
Chương trình đang được phát triển DF-21D là loại tên lửa đạn đạo chống chiến hạm. Đây là loại được coi là hàng độc khi không có quốc gia nào phát triển thành công tên lửa đạn đạo thông thường lại có khả năng nhắm bắn chiến hạm.
Trong lúc đó quan chức Hải quân Mỹ nói đang nghiên cứu các phương thức khác nhau để đánh bại DF-21D cùng với chuỗi hủy diệt.
Một trong những khả năng là thay hệ thống tác chiến điện tử AN/SLQ-32 đã được dùng trên hầu hết các chiến hạm Hải quân Mỹ bằng hệ thống tự động nguyên mẫu SLQ-59.
Thế nhưng các nhà phân tích vẫn không chắc chắn liệu hệ thống mới này có thực sự được phát triển để chống chương trình trên của Trung Quốc, hay chỉ đơn giản là một phần của chương trình cải tiến hệ thống tác chiến điện tử bề mặt của Hải quân Mỹ (SEWIP).
Trở lại Trung Quốc, quốc gia này cũng đang cho phát triển hỏa tiễn chống tên lửa và hệ thống laser để phá hoặc gây thiệt hại tới tên lửa của Mỹ.
Theo một học giả đang nghiên cứu tại Học viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược đặt tại Singapore, Trung Quốc đang thực hiện dự án laser Thần Quang (Shenguang), nén quán tính hợp hạch tạo ra laser năng lượng cao, từ đó sản xuất phản ứng hạt nhân hợp hạch ổn định.
Theo học giả này, chương trình Thần Quang có thể mang lại hai cái lợi cho Trung Quốc: cải tiến vũ khí nguyên tử nhiệt hạch và nâng cấp chương trình vũ khí điều khiển năng lượng laser.
Chiến lược A2/AD của Trung Quốc nhằm đẩy quân đội Hoa Kỳ hoạt động cách xa vùng đất liền và cũng để tránh đối thủ nhòm ngó vào các hoạt động của quân đội Trung Quốc.
Diễu hành tên lửa dịp kỷ niệm 60 năm Giải phóng Quân Trung Quốc
Thế nhưng, hồi tháng 5/2013, trang Thời báo Nhật Bản cho đăng một bài khá đầy đủ về loại máy bay chiến đấu X-51A WaveRider, kết quả của cuộc thử nghiệm loại khí cụ bay tối tân, tốc độ cao có khả năng mang vũ khí tầm xa của Hoa Kỳ.
Tác giả bài báo, ông Micheal Richardson gọi WaveRider là nỗi lo lắng của Trung Quốc, và điều này có thể khiến mối mâu thuẫn về hạt nhân giữa các quốc gia càng thêm phức tạp.
Trong cuộc thử nghiệm, chiếc WaveRider được bay trên Thái Bình Dương với vận tốc nhanh hơn tốc độ âm thanh khoảng 5 lần. Máy bay sử dụng hệ thống khí nén vượt âm, và với vận tốc của WaveRider, một chuyến bay với khoảng cách gần gấp đôi Hà Nội – Sài Gòn, có thể chỉ mất chưa đầy 39 phút.
Ngoài ra, Trung tâm Nghiên cứu Dự án Quốc phòng Cao cấp (DARPA) cũng đã thử nghiệm loại máy bay có hình như mũi tên Falcon Hypersonic Technology Vehicle 2 (HTV-2).
Đây là loại máy bay không người lái với động cơ tên lửa, có thể di chuyển xuyên qua tầng khí quyển của Trái đất với vận tốc gấp 20 lần vận tốc âm thanh.
Đáp lại, Trung Quốc có hệ thống phương tiện quân sự dưới lòng đất vô cùng phức tạp và tối tân.
Defensenews.com viết: “Mọi nỗ lực của Hoa Kỳ khi sử dụng các chiến đấu cơ tàng hình F-22 hay máy bay thả bom B-2 nhằm vô hiệu hóa các hệ thống ngầm của Trung Quốc cũng sẽ phải đối mặt với công nghệ chống vũ khí tàng hình của Bắc Kinh.”
Các nhà phân tích cho rằng, kỹ sư Noshir Gowadia, người bị Mỹ kết án năm 2010, và một số kỹ sư khác của tập đoàn Northrop Grumman, đã cung cấp cho Trung Quốc loại tên lửa dẫn đường bằng tia hồng ngoại có khả năng định vị và theo dõi, đồng thời chống lại B-2 và những thông tin cho phép Trung Quốc phát triển hệ thống tên lửa hành trình tín hiệu thấp.
Cuối năm 2011, nhóm nghiên cứu trường Đại học Georgetown dưới sự dẫn dắt của một cựu quan chức lầu Năm góc, cho rằng Trung Quốc có mạng lưới đường hầm chằng chịt dưới lòng đất tới hàng ngàn cây số, làm kho vũ khí đạn dược trong đó có cả vũ khí hạt nhân, theo Mail Online đưa.
Nhóm các nhà nghiên cứu dành ra ba năm để dịch các tài liệu quân sự bí mật, rồi dùng một số nguồn khác trên internet và hình ảnh vệ tinh để kiểm chứng.
Theo đó, tỉnh Tứ Xuyên có hệ thống đường hầm dài ít nhất 4.800 km, do Quân đoàn Pháo binh 2 của Trung Quốc - đơn vị chịu trách nhiệm bảo vệ các vũ khí hạt nhân – đào và cai quản.
Báo cáo nghiên cứu dài 363 trang thực chất là bài tập cho các sinh viên trong trường do giáo sư Phillip Karber giao, người từng là nhà chiến lược phòng vệ khá nổi trội của Washington trong thời Chiến tranh lạnh.
Nhiều người tỏ ra nghi ngờ về báo cáo trên, nhưng ông Mark Stokes thuộc Viện nghiên cứu Dự án 2049 về an ninh quốc tế, nói rằng, ít nhất báo cáo cũng cho thấy việc “không rõ Trung Quốc thực sự có gì”.
Và giáo sư Karber đáp lại, “đó chính là vấn đề với Trung Quốc – chỉ có họ mới biết họ thực sự có gì”.
(BBC)
Một trong những thông tin mà họ thu thập được, là chương trình phát triển thiết bị chống lại chiến dịch quân sự Hoa Kỳ ở vùng Biển Đông hay ở khu vực Đài Loan, trang defensenews.com viết.
Trung Quốc bắt đầu tập trung vào phát triển hệ thống chống tiếp cận/ chống xâm nhập (A2/AD) từ năm 1996, khi Hoa Kỳ đưa hai đội tàu sân bay tới Đài Loan để hỗ trợ Đài Bắc khi Trung Quốc liên tục thử hỏa tiễn nhằm dọa dẫm dân chúng lúc đó chuẩn bị đi bầu cử.
Thế nhưng động thái này của Hoa Kỳ khiến Bắc Kinh giận dữ và từ đó ra sức phát triển hệ thống vũ khí chống Mỹ.
Chương trình đang được phát triển DF-21D là loại tên lửa đạn đạo chống chiến hạm. Đây là loại được coi là hàng độc khi không có quốc gia nào phát triển thành công tên lửa đạn đạo thông thường lại có khả năng nhắm bắn chiến hạm.
Trong lúc đó quan chức Hải quân Mỹ nói đang nghiên cứu các phương thức khác nhau để đánh bại DF-21D cùng với chuỗi hủy diệt.
Một trong những khả năng là thay hệ thống tác chiến điện tử AN/SLQ-32 đã được dùng trên hầu hết các chiến hạm Hải quân Mỹ bằng hệ thống tự động nguyên mẫu SLQ-59.
Thế nhưng các nhà phân tích vẫn không chắc chắn liệu hệ thống mới này có thực sự được phát triển để chống chương trình trên của Trung Quốc, hay chỉ đơn giản là một phần của chương trình cải tiến hệ thống tác chiến điện tử bề mặt của Hải quân Mỹ (SEWIP).
Trở lại Trung Quốc, quốc gia này cũng đang cho phát triển hỏa tiễn chống tên lửa và hệ thống laser để phá hoặc gây thiệt hại tới tên lửa của Mỹ.
Theo một học giả đang nghiên cứu tại Học viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược đặt tại Singapore, Trung Quốc đang thực hiện dự án laser Thần Quang (Shenguang), nén quán tính hợp hạch tạo ra laser năng lượng cao, từ đó sản xuất phản ứng hạt nhân hợp hạch ổn định.
Theo học giả này, chương trình Thần Quang có thể mang lại hai cái lợi cho Trung Quốc: cải tiến vũ khí nguyên tử nhiệt hạch và nâng cấp chương trình vũ khí điều khiển năng lượng laser.
Chiến lược A2/AD của Trung Quốc nhằm đẩy quân đội Hoa Kỳ hoạt động cách xa vùng đất liền và cũng để tránh đối thủ nhòm ngó vào các hoạt động của quân đội Trung Quốc.
Trung Quốc thực sự có gì?
Diễu hành tên lửa dịp kỷ niệm 60 năm Giải phóng Quân Trung Quốc
Thế nhưng, hồi tháng 5/2013, trang Thời báo Nhật Bản cho đăng một bài khá đầy đủ về loại máy bay chiến đấu X-51A WaveRider, kết quả của cuộc thử nghiệm loại khí cụ bay tối tân, tốc độ cao có khả năng mang vũ khí tầm xa của Hoa Kỳ.
Tác giả bài báo, ông Micheal Richardson gọi WaveRider là nỗi lo lắng của Trung Quốc, và điều này có thể khiến mối mâu thuẫn về hạt nhân giữa các quốc gia càng thêm phức tạp.
Trong cuộc thử nghiệm, chiếc WaveRider được bay trên Thái Bình Dương với vận tốc nhanh hơn tốc độ âm thanh khoảng 5 lần. Máy bay sử dụng hệ thống khí nén vượt âm, và với vận tốc của WaveRider, một chuyến bay với khoảng cách gần gấp đôi Hà Nội – Sài Gòn, có thể chỉ mất chưa đầy 39 phút.
Ngoài ra, Trung tâm Nghiên cứu Dự án Quốc phòng Cao cấp (DARPA) cũng đã thử nghiệm loại máy bay có hình như mũi tên Falcon Hypersonic Technology Vehicle 2 (HTV-2).
Đây là loại máy bay không người lái với động cơ tên lửa, có thể di chuyển xuyên qua tầng khí quyển của Trái đất với vận tốc gấp 20 lần vận tốc âm thanh.
"Mọi nỗ lực của Hoa Kỳ khi sử dung các máy bay chiến đấu tàng hình F-22 hay máy bay thả bom B-2 nhằm vô hiệu hóa các hệ thống ngầm của Trung Quốc cũng sẽ phải đối mặt với công nghệ chống vũ khí tàng hình của Bắc Kinh."Theo DARPA, mục tiêu đặt ra cho loại khí cụ bay này là “khả năng đến được bất kỳ nơi nào trên thế giới trong vòng chưa tới một giờ”.
Đáp lại, Trung Quốc có hệ thống phương tiện quân sự dưới lòng đất vô cùng phức tạp và tối tân.
Defensenews.com viết: “Mọi nỗ lực của Hoa Kỳ khi sử dụng các chiến đấu cơ tàng hình F-22 hay máy bay thả bom B-2 nhằm vô hiệu hóa các hệ thống ngầm của Trung Quốc cũng sẽ phải đối mặt với công nghệ chống vũ khí tàng hình của Bắc Kinh.”
Các nhà phân tích cho rằng, kỹ sư Noshir Gowadia, người bị Mỹ kết án năm 2010, và một số kỹ sư khác của tập đoàn Northrop Grumman, đã cung cấp cho Trung Quốc loại tên lửa dẫn đường bằng tia hồng ngoại có khả năng định vị và theo dõi, đồng thời chống lại B-2 và những thông tin cho phép Trung Quốc phát triển hệ thống tên lửa hành trình tín hiệu thấp.
Cuối năm 2011, nhóm nghiên cứu trường Đại học Georgetown dưới sự dẫn dắt của một cựu quan chức lầu Năm góc, cho rằng Trung Quốc có mạng lưới đường hầm chằng chịt dưới lòng đất tới hàng ngàn cây số, làm kho vũ khí đạn dược trong đó có cả vũ khí hạt nhân, theo Mail Online đưa.
Nhóm các nhà nghiên cứu dành ra ba năm để dịch các tài liệu quân sự bí mật, rồi dùng một số nguồn khác trên internet và hình ảnh vệ tinh để kiểm chứng.
Theo đó, tỉnh Tứ Xuyên có hệ thống đường hầm dài ít nhất 4.800 km, do Quân đoàn Pháo binh 2 của Trung Quốc - đơn vị chịu trách nhiệm bảo vệ các vũ khí hạt nhân – đào và cai quản.
Báo cáo nghiên cứu dài 363 trang thực chất là bài tập cho các sinh viên trong trường do giáo sư Phillip Karber giao, người từng là nhà chiến lược phòng vệ khá nổi trội của Washington trong thời Chiến tranh lạnh.
Nhiều người tỏ ra nghi ngờ về báo cáo trên, nhưng ông Mark Stokes thuộc Viện nghiên cứu Dự án 2049 về an ninh quốc tế, nói rằng, ít nhất báo cáo cũng cho thấy việc “không rõ Trung Quốc thực sự có gì”.
Và giáo sư Karber đáp lại, “đó chính là vấn đề với Trung Quốc – chỉ có họ mới biết họ thực sự có gì”.
(BBC)
- Solution to growth of new-energy firms blowing in the wind (Washington Post) - Seven years after China's Renewable Energy Law took effect in January 2006, renewable energy companies are still facing obstacles.
- Take the load on your feet (Washington Post) - Many studies have showed a sedentary lifestyle is a risk factor for many health conditions, including cancer, cardiovascular disease, hypertension and obesity.
- Innovation should drive reform: Premier Li (Washington Post) - Innovation should be one of the major driving forces of China's ongoing economic reforms and development in the future, Premier Li Keqiang said on Monday.
- New-energy vehicle policy shifts gears (Washington Post) - China adjusted its subsidy program for new-energy vehicles on Tuesday, with the scope and depth of the policy narrowing.
- Open horizon for China's pilots (Washington Post) - China will lead Asia-Pacific demand for new commercial airline pilots and maintenance technicians to support the country's fast-growing fleet.
- Exporters to face more trade friction (Washington Post) - Chinese exporters will continue to face increasing trade frictions in the second half of 2013 and in 2014 amid escalating trade protectionism moves and an uncertain economic recovery.
- Succession proves a tricky art in business (Washington Post) - Whether they were born with silver chopsticks in their mouths is moot, but we can be sure that they have led very comfortable lives, received the best education and wanted for nothing materially.
- World Bank shares green path with China (Washington Post) - China is on the right track to push for economic reforms and tackle environmental pollution, World Bank President Jim Yong Kim said.
- Home baking heating up (Washington Post) - Home baking desserts and sweets such as cookies, biscuits and cheesecake has brought Liu Qiuhong closer to her families and relatives, especially at parties or celebrations.
- An eclipse of the mooncake (Washington Post) - Sales of traditional palm-size pastries eaten during Mid-Autumn Festival feel the pitch of campaign to curb extravagance launched by nation's leader.
- Striking a chord without compromise (Washington Post) - If you hadn't heard it from Li Yundi himself, you wouldn't believe this nice and humble pianist would do this. One time, while recording an album in Vienna, he found the producer did not appreciate his playing.
- Glimpses of history (Washington Post) - An exhibition of models, 3-D images and videos has brought the Old Summer Palace, known as Yuanmingyuan, back to life, giving a fascinating insight into the life of China's royal families.
- Reconstructing renovation (Washington Post) - A South African architect rebuilds notions about refurbishing traditional structures in a rural Chinese village.
- Finding roots (Washington Post) - An academic says his research sheds light on the link between contemporary Chinese society and the country's agrarian past.
- When parents crawl the Web (Washington Post) - How mothers and fathers engage their children through online social networks affects and reflects their offline connections.
- Happily ever after until the divorce (Washington Post) - The divorce of Chinese pop diva Faye Wong and Li Yapeng has prompted many people to take a searching look at their own marriages.
- Family networks (Washington Post) - Lin Zhishan's greatest joy is browsing her son's micro blog. Her 24-year-old son has no inkling his mother monitors his online social networks.
- Artist brings world together (Washington Post) - At 68, Lin Xiangxiong, also spelled Lim Siang Hiong, a Chinese-born Singaporean, has already accomplished enough to be proud of.
- Restart Six-Party Talks, says Wang (Washington Post) - China has urged all relevant parties to regard the easing of tensions on the Korean Peninsula as "a good opportunity" for restarting the Six-Party Talks.
- China asked to help end Syrian conflict (Washington Post) - Jordan's King Abdullah II ibn Al-Hussein on Wednesday called on China to exert its influence to help resolve the conflict in Syria.
- Bo Xilai verdict expected on Sept 22 (Washington Post) - The verdict for fallen senior official Bo Xilai will be announced at 10 am on Sept 22, said the Jinan Intermediate People’s Court on Wednesday.
- China, US team up on Central Asia (Washington Post) - China and the United States are stepping up cooperation in Afghanistan and Pakistan as the US plans to draw down its military presence next year after nearly 13 years of Afghan war.
- Xi seeks to resume FTA talks with GCC (Washington Post) - President Xi Jinping on Monday called for an early restart of negotiations for a free trade area between China and the Gulf Cooperation Council.
- China, ASEAN to ignore 'distractions' (Washington Post) - Senior diplomats from China and Southeast Asian countries promised to "eliminate distractions" of territorial issues when they convened to discuss the Code of Conduct in the South China Sea on Sunday.
- FM hails US-Russia deal (Washington Post) - Beijing welcomes the Russian-US agreement on Syria and called for efforts from all parties to bring about a political resolution, Foreign Minister Wang Yi said.
- Chinese leader wants China-Arab energy co-op (Washington Post) - Top Chinese political advisor Yu Zhengsheng on Sunday called for further expansion of cooperation with Arab countries in energy resources and trade.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét