Ngô Nhân Dụng - Phẩm cách của dân tộc
Hồi đầu tháng trước, tuần báo The Economist mới viết về việc quán
McDonald's đầu tiên sắp mở tại Sài Gòn. Ai cũng biết McDonald là một
nhãn hiệu quán “ăn nhanh” lớn, chuyên bán “hamburger,” tiêu biểu cho văn
hóa ẩm thực của Hoa Kỳ.
Ðến thành phố lớn nào trên thế giới người ta cũng thấy hình ảnh chữ M
cong cong của quán này, mầu vàng trên nền mái ngói đỏ. Họ có 35,000 quán
ăn McDonald khắp thế giới. Tôi chỉ thấy ở Cusco, một thành phố du lịch
tại Peru, họ không cho phép McDonald's cũng như Starbuck treo những nhãn
hiệu lòe loẹt, quán nào cũng chỉ được đề tên giản dị như các cửa hàng
ăn uống khác.
Bài báo cho biết hãng McDonald's đã quảng bá việc mở quán ăn đầu tiên
của họ ở Sài Gòn với một niềm hãnh diện, cho biết chủ nhân của cái quán
McDonald's sắp mở là một nhà kinh doanh lớn, một công dân Mỹ gốc Việt.
Thủa còn đi học, Henry Nguyên đã từng làm việc trong các quán McDonald ở
Mỹ. Henry say mê McDonald, và đã nuôi ý định sau này sẽ làm chủ một cái
quán tương tự ở quê hương cha mẹ mình. Bây giờ giấc mộng đó sắp thành
sự thật. Ðúng là một hình ảnh lý tưởng, tiêu biểu cho “giấc mơ” của các
thanh niên lớn lên ở Mỹ. Khi hãng McDonald's chọn Henry làm người mở
quán ăn đầu tiên, theo bản thông cáo gửi báo chí, họ nêu lý do là họ
nhận thấy ông ta có “một tập hợp lý tưởng của tài kinh doanh, thành tích
kinh doanh đã tạo được, có lòng nhiệt thành và khả năng.”
Báo The Economist nêu lên một chi tiết mà bài quảng cáo của hãng
McDonald's đã quên không nhắc tới. Henry Nguyên là con rể của Thủ Tướng
Nguyễn Tấn Dũng. Bài báo này giới thiệu với các độc giả, cho biết thêm:
“Bố vợ của Henry Nguyên từ năm 2006 đã làm cho lòng tin tưởng của công
chúng Việt Nam bị xoi mòn quá nhiều.” Các thành tích của ông Nguyễn Tấn
Dũng được báo này kể ra sơ sài như sau: “Ông Dũng đã chỉ huy các vụ đàn
áp những người chống lại ông, hoặc đòi tự do dân chủ, trong nhiều năm
qua; thêm vụ phá sản của một công ty làm tầu thủy không trả được món nợ
ngoại quốc 600 triệu đô la; và gần đây là tình trạng trì trệ của nền
kinh tế khiến các nhà đầu tư nước ngoài hết tin tưởng.”
Cũng trong bài báo này, The Economist liệt kê thành tích lo cho con cái
của ông Nguyễn Tấn Dũng: “Con đầu là Nguyễn Thanh Nghị đứng xây tòa nhà
Bitxco cao nhất Sài Gòn. Con rể là Henry Nguyên, không những là chủ nhân
tương lai của quán burger mà còn từng làm giám đốc của IFB Holdings, đã
làm chi nhánh của các công ty thực phẩm Pizza Hut cùng với Coffee Bean
& Tea Leaf. Con gái là Nguyễn Thanh Phượng thì làm quản trị cao cấp
của quỹ đầu tư Viet Capital.”
Người Việt Nam còn biết nhiều thành tích khác nữa! Ngoài ông Nguyễn Tấn
Dũng, bài báo cũng nhắc tới các “vương tôn công tử” khác đã được cha anh
cất nhắc lên các chức vụ lớn và chỗ ngồi béo bở. Như năm 2011, cậu Nông
Quốc Tuấn, con Tổng Bí Thư Nông Ðức Mạnh về hưu, chỉ làm bí thư tỉnh 5
tháng đã được đưa vào Trung Ương Ðảng. Năm 2007, Phạm Thanh Bình, chủ
tịch công ty sắp phá sản Vinashin, đã đưa cậu con 27 tuổi lên làm phó
chủ tịch một viện nghiên cứu chế tạo tầu thủy, rồi sau đó cậu được đưa
ngay lên ba chức vụ quan trọng khác. Ông Bình còn đưa anh em rể (hoặc
anh, em vợ) của mình lên các chức vụ quan trọng, qua mặt hội đồng quản
trị. Tờ báo cũng không quên cô Tô Linh Hương, con gái ông Tô Huy Rứa,
tốt nghiệp về báo chí, năm 2012 lên làm chủ tịch công ty xây dựng
Vinaconex, bị tai tiếng quá nên mấy tháng sau phải từ chức.
Dân Việt Nam thường nói: “Một người làm quan cả họ được nhờ.” Nhưng
trong quá khứ, việc lợi dụng quyền hành để giúp bà con thân thuộc còn bị
giới hạn bởi hai thứ: Luật pháp và Phong hóa. Về luật pháp, ngay dưới
thời vua quan phong kiến, thân nhân của các người làm quan vẫn bị cấm
không được kinh doanh trong phạm vi trách nhiệm của ông quan. Một người
được cử làm chủ khảo kỳ thi mà có con cháu dự thi là phải xin ngưng (hồi
tị). Các biện pháp đó nhằm tránh “quyền lợi công tư xung khắc”
(conflict of interests), một quan niệm rất phổ cập ở các nước dân chủ tự
do. Nhà văn Phan Khôi đã từng tố giác “dưới chế độ Hồ Chí Minh có những
nhà văn vừa làm chủ khảo vừa dự thi các giải văn chương,” mà kết quả là
chính họ được trao giải thưởng!
Nhưng ngay trong thời phong kiến, luật pháp cũng không đủ chặt chẽ và
bao quát để ngăn ngừa các vụ lạm dụng quyền lực cho vợ con, thân nhân
của các quan làm giầu. Cho nên trong xã hội còn một mạng lưới thứ hai
ngăn ngừa các “quyền lợi công tư xung khắc.” Ðó là phong hóa. Khi tất cả
mọi người trong xã hội nhìn vào các hành động lạm dụng quyền hành với
con mắt khinh bỉ, thì chính những kẻ có ý định lợi dụng cũng ngần ngại.
Hoặc họ phải từ bỏ ý định xấu, hoặc phải giảm bớt việc lạm dụng, hoặc
tìm cách che đậy các hành động của mình.
Ở nước ta hiện nay, phong hóa đó đã bị chế độ cộng sản tiêu diệt. Người
ta lạm dụng chức vụ để giúp con cháu, họ hàng làm giầu mà không cần che
đậy, vì không hề biết hổ thẹn. Anh ngồi trên lạm dụng quyền lực, anh
đứng dưới cũng làm theo. Từ trên xuống dưới không còn ai biết xấu hổ.
Con cái thấy cha mẹ lợi dụng chức vụ làm giầu, lớn lên sẽ coi đó là luân
lý bình thường! Ðứa nào không biết lợi dụng còn bị bạn bè chê là ngu
dốt! Người chung quanh chứng kiến cảnh đó bao nhiêu năm nay, từ khi thời
đại Hồ Chí Minh bắt đầu đã hơn nửa thế kỷ, cũng thấy quen dần và coi
cảnh tượng đó là chuyện tự nhiên trong đời sống.
Tâm lý “quen dần với cái xấu” phá hoại cho truyền thống của dân tộc. Óc
trục lợi mỗi ngày càng phát triển trong cả xã hội. Người nghèo khó chỉ
chăm chắm làm sao kiếm được đồng tiền nuôi gia đình. Người khá giả cũng
chỉ lo kiếm thêm tiền để không thua kém người khác. Tiểu gia hay đại
gia, ai cũng chỉ lo kiếm tiền mà thôi. Học sinh nhìn thấy thầy giáo, cô
giáo quá túng thiếu, có lúc phải lợi dụng địa vị nhỏ nhoi của họ bắt các
em phải “học thêm.” Khi lớn lên các em sẽ coi việc kiếm tiền là mục
tiêu lớn nhất của cả cuộc đời.
Nhưng dân tộc Việt Nam vốn không sống như vậy. Nguyễn Ðình Chiểu đã nhất
định không nhận tiền do các quan cai trị người Pháp mang biếu. Người
Pháp đã lễ phép giải thích rằng ở nước họ vẫn có tục lệ chính phủ trợ
cấp các nhà văn lúc về già; họ chỉ đem phong tục đó áp dụng ở thuộc địa
Nam Kỳ mà thôi. Nhưng Nguyễn Ðình Chiểu khẳng khái từ chối. Khi làm lễ
truy điệu các chiến sĩ nghĩa quân nổi lên ở Cần Giuộc, cụ Ðồ Chiểu đã
chỉ bày một cái bàn với chén nước, nén hương để quỳ lễ đọc bài văn tế.
Tinh thần “trọng nghĩa khinh tài” này là một di sản tinh thần của dân
tộc, chắc chắn chúng ta sẽ không bỏ mất. Nếu hiện nay nhiều người đã
quên nền luân lý cổ truyền đó, cũng chỉ vì dân Việt Nam đã phải sống nửa
thế kỷ dưới một chế độ phá hủy đạo lý cổ truyền để theo một chủ nghĩa
ngoại lai vớ vẩn. Cần gây nên một phong trào phục hồi văn hóa, chắc chắn
dân Việt Nam sẽ nhìn thấy chúng ta phải sống như thế nào mới thật là
một cuộc sống đẹp đẽ, văn minh. Chúng ta phải gây ngay một phong trào
như vậy.
Ngay ở một nước tiến bộ kinh tế mà vẫn giữ được truyền thống như Nhật
Bản, người ta cũng đặt vấn đề này. Năm 2006, cuốn sách bán chạy hạng
nhất ở nước Nhật là một tiểu luận mang tựa đề Phẩm Cách Quốc Gia (Kokka
no Kinkaku) của Mashahiko Fujiwara, bản tiếng Anh dịch là The Dignity of
a State (số bán chỉ thua bản dịch cuốn truyện mới về Harry Potter).
Trong vòng một năm người Nhật mua 2 triệu cuốn sách này. Có thể nói tác
giả đã “lên án” tình trạng dân Nhật chạy theo văn minh Tây phương, nhất
là văn minh Mỹ. Mashahiko Fujiwara (tên đọc ngược lại, theo lối Hán Việt
là Ðằng Nguyên Chính Ngạn) kêu gọi người Nhật hãy trở lại với truyền
thống cũ để khỏi “mất linh hồn.”
Là một giáo sư toán, nhưng Mashahiko Fujiwara chống lại quan niệm sống
dựa trên lý trí thuần túy của văn minh Tây phương, mà một hệ quả là tinh
thần duy lợi. Ông cho là truyền thống Nhật Bản không sống như vậy. Tổ
tiên họ sống bằng tình cảm, không quá thiên về lý trí. Họ trọng nghĩa,
khinh lợi.
Bây giờ, người Nhật sống ra sao? Trong một nửa thế kỷ qua, Fujiwara thấy
đồng bào của ông chú trọng đến việc làm giầu nhiều quá, ảnh hưởng của
kinh tế thị trường theo lối Mỹ. Nước Nhật đã thành công trên thị trường
thế giới, nhưng họ đã bị ám ảnh quá nhiều về vật chất. Bây giờ là lúc họ
đặt lại những câu hỏi căn bản, tự hỏi dân tộc họ phải sống như thế nào
mới đúng.
Nhưng dân Nhật Bản còn may mắn, vì nền giáo dục của họ còn coi trọng
luân lý, theo truyền thống Khổng Mạnh. Chế độ cộng sản đã phá hủy nền
tảng tinh thần của dân tộc Việt Nam. Bây giờ, kinh tế tư bản thời hoang
dã còn tiếp tay phá hoại trên nền luân lý nhiều hơn nữa. Vì kinh tế tư
bản đặt trên căn bản duy lợi, với giả thiết rằng khi tất cả mọi người
cùng lo kiếm lợi, kinh tế sẽ phát triển. Nhưng chế độ tư bản ở các nước
Tây phương ra đời cùng thời gian khi các định chế dân chủ tự do bắt đầu
xuất hiện. Chính nhờ được sống dân chủ nên người ta biết dùng luật pháp
đặt ra những giới hạn trên tinh thần duy lợi. Cũng nhờ nếp sống dân chủ
cho nên những tiếng nói bảo vệ đạo lý được tự do phát biểu. Người dân
được phê phán những hành đồng gian tham của những người cầm quyền và
giầu tiền. Hiện nay nước ta đang thiếu cả hai điều kiện đó. Vì những kẻ
cầm quyền đang dùng quyền hành để kiếm tiền, trục lợi. Họ vừa bất chấp
pháp luật, vừa khinh thường dư luận. Họ bịt miệng dân không cho phê
phán, đã kiểm soát hết các báo, các đài, lại còn đàn áp các mạng thông
tin Internet, bỏ tù các blogger.
Muốn phục hồi phẩm cách của dân tộc thì phải chấm dứt chế độ độc tài đảng trị này.
Ngô Nhân Dụng
(Người Việt)
Giáo dục Việt Nam đi về đâu?
Một hệ thống giáo dục - đào tạo (GDĐT) luôn luôn đáp ứng nhu cầu phát
triển quốc gia và ít nhiều nâng cao tầm hiểu biết và đáp ứng nhu cầu ứng
phó với đà phát triển trong khu vực và thế giới. Một quốc gia đang phát
triển rất cần một nguồn nhân lực dồi dào kiến thức và sinh khí khoa học
và kinh tế. Một quốc gia đã phát triển rất cần một nguồn nhân lực dồi
dào để giử bền vững nền kinh tế của mình và để vươn ra với nhân loại.
Các nhà hoạch định giáo dục tài giỏi còn có thể tiên đoán trong tương lai gần và xa đất nước cần những thành phần chuyên viên nào để có thể đưa ra chính sách. Có ba loại hệ thống GDĐT để đáp ứng ba nhu cầu: phát triển kỹ nghệ, tài chánh - xã hội, công nông nghiệp. Hiện tại ở các nước tiên tiến như Úc người ta đã và đang triển khai thêm hai nhu cầu: giao dịch thế giới và tương lai bền vững.
Các nước như Nhật và Hàn Quốc đòi hỏi số lượng chuyên viên đông đảo và chất lượng cao để cung cấp cho kỹ nghệ tiên tiến và kỹ nghệ nặng. Họ cũng đòi hỏi chuyên viên có tư duy sáng tạo cao. Ở đó họ đặt nặng và đầu tư cho các môn học khoa học và nghệ thuật. Họ ít đặt nặng về ngoại ngữ. Họ không chú trọng về chủ nghĩa, chính trị. Họ đặng nặng về một thế hệ dồi dào sinh lực, có tinh thần hy sinh cao, thông hiểu luật pháp, môi trường và trật tự xã hội.
Hoa Kỳ xưa nay chú tâm đào tạo chuyên viên cho nền sản xuất nội địa và đã có khuynh hướng đào tạo một thế hệ mới có khả năng giao lưu với thê giới. Họ muốn dân họ học hỏi cái hay cái đẹp của thế giới, mang về để hoàn thiện.
Giáo dục Việt Nam đi về đâu khi mà các nhà hoạch định giáo dục bị nhốt vào cái lồng Nghị quyết đảng, bị cái chủ nghĩa Mác-Lê và tư tưởng HCM che tai, bịt mắt, bị cấm có tư duy. Ngay cả cái Nghị quyết đảng cũng nói mông lung về kinh tế, công nông nghiệp, kỹ nghệ nặng nhẹ, thì sao Bộ GDĐT dám có một chính sách đủ để cung ứng nhân lực cho sự phát triển của quốc gia. Không có mục đích rõ ràng thì dù ra 100, hay 1000 chính sách đi nữa cũng chỉ để đào tạo một thế hệ không có tư duy, không có thiên chức năng, thậm chí là một thế hệ nô dịch. Nô dịch cho chủ ngoại quốc, cho đảng và nhà nước, cho côn đồ.
Tôi xin trích đoạn nói về giáo dục trong Nghị quyết đảng XI (ở phần 4):
"Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức".
Như vậy Nghị quyết đảng XI không đề cập đến chuyện bắt hay chỉ tiêu
"Hàng năm, 90% thanh niên thuộc lứa tuổi học sinh, sinh viên được học nghị quyết của các cấp ủy Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước liên quan đến đời sống, học tập".
trong Quyết định 3704/QĐ-BGDĐT được ban hành ngày 10/9/2013 và có hiệu lực tức thì. Có phải Quyết định 3704/QĐ-BGDĐT đã đi quá đà, thể hiện ý chí của Bộ chính trị, hay bị cái tư duy CS cố hữu đưa đường dẫn lối? Có phải Quyết định 3704/QĐ-BGDĐT đã đi ngược lại Nghị quyết đảng XI?
Đáng lẽ Bộ GDĐT phải tạo điều kiện để chí ít thệ hệ tới có được những tư duy: độc lập, tích cực, phê phán và sáng tạo. Đằng này Bộ GDĐT đương nhiên và cố ý đào tạo các tư duy: thành tích, sao chép, ban cho, quan hệ, quan liêu và ăn cắp/cướp.
Một đất nước mà thành phần GS Tiến sĩ chính trị chính em, duy ý chí, tư duy cụt cẩng ngày càng sinh sôi nẩy nở thì đất nước đó sẽ đi về đâu?
Phạm Anh Tuấn
Sydney, Úc, 19/09/2013
Các nhà hoạch định giáo dục tài giỏi còn có thể tiên đoán trong tương lai gần và xa đất nước cần những thành phần chuyên viên nào để có thể đưa ra chính sách. Có ba loại hệ thống GDĐT để đáp ứng ba nhu cầu: phát triển kỹ nghệ, tài chánh - xã hội, công nông nghiệp. Hiện tại ở các nước tiên tiến như Úc người ta đã và đang triển khai thêm hai nhu cầu: giao dịch thế giới và tương lai bền vững.
Các nước như Nhật và Hàn Quốc đòi hỏi số lượng chuyên viên đông đảo và chất lượng cao để cung cấp cho kỹ nghệ tiên tiến và kỹ nghệ nặng. Họ cũng đòi hỏi chuyên viên có tư duy sáng tạo cao. Ở đó họ đặt nặng và đầu tư cho các môn học khoa học và nghệ thuật. Họ ít đặt nặng về ngoại ngữ. Họ không chú trọng về chủ nghĩa, chính trị. Họ đặng nặng về một thế hệ dồi dào sinh lực, có tinh thần hy sinh cao, thông hiểu luật pháp, môi trường và trật tự xã hội.
Hoa Kỳ xưa nay chú tâm đào tạo chuyên viên cho nền sản xuất nội địa và đã có khuynh hướng đào tạo một thế hệ mới có khả năng giao lưu với thê giới. Họ muốn dân họ học hỏi cái hay cái đẹp của thế giới, mang về để hoàn thiện.
Giáo dục Việt Nam đi về đâu khi mà các nhà hoạch định giáo dục bị nhốt vào cái lồng Nghị quyết đảng, bị cái chủ nghĩa Mác-Lê và tư tưởng HCM che tai, bịt mắt, bị cấm có tư duy. Ngay cả cái Nghị quyết đảng cũng nói mông lung về kinh tế, công nông nghiệp, kỹ nghệ nặng nhẹ, thì sao Bộ GDĐT dám có một chính sách đủ để cung ứng nhân lực cho sự phát triển của quốc gia. Không có mục đích rõ ràng thì dù ra 100, hay 1000 chính sách đi nữa cũng chỉ để đào tạo một thế hệ không có tư duy, không có thiên chức năng, thậm chí là một thế hệ nô dịch. Nô dịch cho chủ ngoại quốc, cho đảng và nhà nước, cho côn đồ.
Tôi xin trích đoạn nói về giáo dục trong Nghị quyết đảng XI (ở phần 4):
"Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức".
Như vậy Nghị quyết đảng XI không đề cập đến chuyện bắt hay chỉ tiêu
"Hàng năm, 90% thanh niên thuộc lứa tuổi học sinh, sinh viên được học nghị quyết của các cấp ủy Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước liên quan đến đời sống, học tập".
trong Quyết định 3704/QĐ-BGDĐT được ban hành ngày 10/9/2013 và có hiệu lực tức thì. Có phải Quyết định 3704/QĐ-BGDĐT đã đi quá đà, thể hiện ý chí của Bộ chính trị, hay bị cái tư duy CS cố hữu đưa đường dẫn lối? Có phải Quyết định 3704/QĐ-BGDĐT đã đi ngược lại Nghị quyết đảng XI?
Đáng lẽ Bộ GDĐT phải tạo điều kiện để chí ít thệ hệ tới có được những tư duy: độc lập, tích cực, phê phán và sáng tạo. Đằng này Bộ GDĐT đương nhiên và cố ý đào tạo các tư duy: thành tích, sao chép, ban cho, quan hệ, quan liêu và ăn cắp/cướp.
Một đất nước mà thành phần GS Tiến sĩ chính trị chính em, duy ý chí, tư duy cụt cẩng ngày càng sinh sôi nẩy nở thì đất nước đó sẽ đi về đâu?
Phạm Anh Tuấn
Sydney, Úc, 19/09/2013
Nguyễn Vạn Phú - Bất ngờ những con số
Khi đọc tin trên các báo, rằng Việt Nam có trên 5 triệu đơn vị kinh tế,
hành chính, có lẽ ít người có ấn tượng gì. Nhưng nếu đọc kỹ báo cáo về
kết quả chính thức cuộc tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự
nghiệp mà Tổng cục Thống kê vừa công bố, có thể rút ra những kết luận
đáng ngạc nhiên.
Ví dụ, lâu nay, rất nhiều nghiên cứu khi nói về doanh nghiệp nhà nước
đều cho rằng sau một quá trình cổ phần hóa, sắp xếp, tái cơ cấu thì số
lượng doanh nghiệp nhà nước giảm mạnh, còn khoảng 1.300 đơn vị.
Tuy nhiên, theo báo cáo, số lượng doanh nghiệp nhà nước đến năm 2012 là
3.308, đang sử dụng 1,66 triệu lao động. Đó là chưa kể hơn 8.000 “cơ sở
sản xuất kinh doanh thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, đoàn thể, hiệp
hội”. Thế mà nhiều nghiên cứu cứ nói, năm 1990, cả nước có 12.000 doanh
nghiệp nhà nước, đến năm 2000, còn khoảng 6.000 và 2011 chỉ còn hơn
1.300 doanh nghiệp. Đáng tiếc là báo cáo không có một định nghĩa rõ ràng
thế nào là doanh nghiệp nhà nước nên khó lý giải sự chênh nhau này. Có
thể báo cáo tính riêng các công ty con hạch toán độc lập của các tập
đoàn, tổng công ty… Nhưng dù sao điều rõ nhất là, trên cùng một báo cáo,
con số doanh nghiệp nhà nước không giảm bao nhiêu so với 5 năm trước đó
(năm 2007 có 3.706 doanh nghiệp). Nếu tính luôn hơn 8.000 cơ sở sản
xuất kinh doanh mang tính nhà nước thì quá trình cải cách khối doanh
nghiệp nhà nước chưa đạt được kết quả bao nhiêu, vẫn còn đó những lỗ đen
hút hết vốn đầu tư nhà nước, tín dụng ưu đãi, quyền sử dụng đất, quyền
sử dụng tài sản công cho hoạt động kinh doanh.
Điều thứ ngạc nhiên thứ nhì là quy mô của các đơn vị sự nghiệp. Nếu như
cả nước có 34.803 cơ quan hành chính thì số đơn vị sự nghiệp cao gấp
đôi, lên đến 69.735 đơn vị. Nếu loại trừ các cơ sở y tế (13.682) và cơ
sở giáo dục (44.712) thì vẫn còn 11.341 đơn vị sự nghiệp có thể chuyển
đổi mô hình hoạt động để giảm nhẹ gánh nặng ngân sách nhà nước. Đó là
những đơn vị như thế nào? Trong văn hóa thể thao, đó có thể là nhà hát
cải lương, trung tâm ca nhạc nhẹ, đoàn nghệ thuật múa rối, đoàn xiếc,
trung tâm thông tin triển lãm, các viện bảo tàng, thư viện… Trong sự
nghiệp kinh tế, đó có thể là chi cục thú y, chi cục bảo vệ thực vật,
trung tâm khuyến nông, trung tâm công nghệ thông tin, cảng vụ hàng hải,
ban quản lý cảng, ban quản lý bến xe…
Năm 2009, Bộ Tài chính đã đưa ra dự thảo “Quy chế thí điểm chuyển đơn vị
sự nghiệp công lập có thu thành công ty cổ phần” nhưng do chưa có sự
chuẩn bị kỹ, dư luận hiểu nhầm đây là chủ trương cổ phần hóa các trường
đại học nên phản đối và cuối cùng Bộ Tài chính phải rút lui dự thảo này.
Lẽ ra cần phải mạnh dạn cổ phần hóa, chuyển đổi mô hình hoạt động các
đơn vị sự nghiệp này bởi đa số là loại hình hoạt động có thể chuyển giao
cho tư nhân làm mà không ảnh hưởng gì đến xã hội. Ở những đơn vị sự
nghiệp nào còn nhận kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước thì khi
chuyển đổi, khoản ngân sách sẽ trở thành các khoản tài trợ mà bên nhận
tài trợ phải chứng minh hiệu quả hoạt động trước khi được giao.
Thật ra, trong nhiều văn bản, Nhà nước cũng đã nhiều lần nhấn mạnh đến
chủ trương khuyến khích các đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi sang
hoạt động theo loại hình doanh nghiệp, loại hình ngoài công lập và đi
kèm là nhiều ưu đãi về thuế, đất đai, tài sản… nhưng kết quả không như
chủ trương. Thực tế số lượng các đơn vị sự nghiệp ngày càng tăng, từ
63.054 đơn vị năm 2007 lên đến 69.735 đơn vị năm 2012, theo báo cáo
(loại trừ mức tăng của ngành y tế và giáo dục thì con số đơn vị sự
nghiệp khác vẫn tăng mạnh từ 8.770 lên 11.341 đơn vị).
Số lượng các đơn vị thuộc dạng tổ chức chính trị, đoàn thể, hiệp hội
cũng là con số rất lớn, lên đến 33.897 đơn vị, xem như gần bằng các cơ
quan hành chính của cả nước. Điều đáng nói hơn là so với năm 2007, trong
khi các cơ quan hành chính giảm 0,4% thì các tổ chức chính trị, đoàn
thể, hiệp hội lại tăng 9,3%. Rõ ràng đây là một khu vực có thể cải tổ,
theo hướng tinh gọn, sao cho vừa tránh được sự trùng lắp trong bộ máy
hành chính, bộ máy điều hành, vừa là cơ sở để cải cách tiền lương trên
cơ sở giảm biên chế.
Đã đến lúc phải cân nhắc, xem thử ngân sách nhà nước có phải cán đáng
các tổ chức như Hội Nhà văn, Hội Nhà báo, Hội Nhạc sĩ, Hội Nghệ sĩ nhiếp
ảnh, Hội Luật gia, Hội Làm vườn… Lúc đó cụm từ “xã hội hóa” mới mang ý
nghĩa thật sự đối với xã hội và nền kinh tế.
Nguyễn Vạn Phú
(Blog Nguyễn Vạn Phú)
Trần Văn Tùng - Suy ngẫm về chủ nghĩa xã hội và con đường cải cách thế chế ở Việt Nam
Việc gắn chủ nghĩa xã hội (CNXH) và thị trường lại với nhau đã trải qua một thời kỳ dài. Kinh nghiệm của Trung Quốc, Việt Nam và việc nghiên cứu lịch sử thực tế của hai nước này có thể giúp cho việc nghiên cứu quan hệ giữa hai khái niệm CNXH và thị trường. Nội dung của bài viết này là làm rõ một số khái niệm và sau đó đưa ra các khuyến nghị cải cách thể chế tại Việt Nam.1. Bàn luận thêm về CNXH
Khái niệm về thị trường có sự đồng thuận cao đã được các nhà kinh tế học như Ricardo, Mill Walras trình bày trước đây. Thị trường được hiểu là cơ chế phục vụ cho sự điều phối các hoạt động của con người, sự tổ chức tích hợp của xã hội. Thị trường không phải là cơ chế điều tiết duy nhất, mà còn có các cơ chế điều tiết khác mà mọi người từng hiểu là cơ chế quan liêu mệnh lệnh của các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN), đặc biệt được vận dụng tại Việt Nam trước đây. Điều tiết quan liêu và thị trường khác nhau về các khía cạnh như tập trung hay phân tán, bản chất các quá trình thông tin, cơ chế khuyến khích. Điều tiết thị trường và điều tiết quan liêu chỉ là hai trong số nhiều loại điều tiết do lịch sử tạo ra, tuy nhiên chúng có vai trò đặc biệt quan trọng. Cải cách kinh tế tại Trung Quốc và Việt Nam, bên cạnh những thay đổi khác đã mang lại sự chuyển đổi xa rời ưu thế của điều tiết quan liêu sang ưu thế điều tiết thị trường. Muốn hiểu bản chất của kinh tế thị trường định hướng XHCN thì cần phải bàn luận thêm về khái niệm CNXH, bởi vì nó là một khái niệm cho tới nay theo tôi vẫn không rõ ràng.
Có nhiều cách giải nghĩa về CNXH, nếu xem xét một cách có hệ thống, chúng ta sẽ thấy có sự khác biệt, thậm chí là đối lập nhau về các cách giải nghĩa một khái niệm. Có thể còn nhiều cách giải nghĩa khác nhau, nhưng có thể mô tả chúng bằng cách kết hợp, chọn lọc các đặc điểm chính và phân loại ra năm cách giải nghĩa.
1.1. Quan niệm chủ nghĩa xã hội của Marx
Ông không phải là người đầu tiên sử dụng cụm từ CNXH. Trước ông, đã có Saint-Simon, Owen, Fourier sử dụng cụm từ này, nhưng rất tiếc trong các sách giáo khoa của các nước có đảng cộng sản lãnh đạo luôn cho rằng các nhà tiền bối đó là những nhà XHCN không tưởng, đối lập với khái niệm CNXH khoa học được cho là của Marx.
Marx đã mở ra một chương mới trong lịch sử tư tưởng XHCN, và học thuyết của ông đã có ảnh hưởng suốt một thời kỳ dài, đến ngày nay vẫn còn có những ảnh hưởng đến tư duy và hành động chính trị tại một số nước. Thực chất là Marx đã cố gắng mô tả hệ thống XHCN trong tương lai theo cách tiếp cận phủ định, ngược lại với đặc điểm của chủ nghĩa tư bản mà ông căm ghét. Hệ thống XHCN của Marx được xây dựng dựa vào các trụ cột sau:
- Cơ cấu chính trị: Marx đã không vạch ra một kế hoạch hay phương hướng rõ ràng về chế độ chính trị của CNXH là như thế nào. Nhưng ta có thể tìm thấy các ý tường của ông. Không nghi ngờ gì, Marx không coi trọng nền dân chủ tư sản, coi chúng là tư tưởng chính trị rỗng tuếch. Ông lên tiếng bảo vệ chính quyền vô sản, và tin chính quyền đó dẫn tới hệ thống cộng sản chủ nghĩa đã phát triển hoàn toàn. Marx ảo tưởng, cho rằng khi đó mọi nhu cầu được thoả mãn, nhà nước bắt đầu teo lại và cuối cùng sẽ biến mất và chỉ còn bộ máy tự quản cộng đồng. Rõ ràng là Marx không khuyến khích thiết lập một nhà nước tàn bạo, áp bức toàn trị kiểu Leninist – Stalinist – Maoist. Nhưng, có thể nói rằng ông đã coi nền chuyên chính là tương hợp với những hình dung riêng của ông. Ít nhất là trong thời kỳ quá độ, với độ dài không xác định để dẫn tới chủ nghĩa cộng sản.
- Sở hữu: Trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, tư bản sản xuất thuộc sở hữu của các nhà tư bản, họ điều khiển, kiểm soát việc sử dụng tư bản của họ. Giai cấp tư sản bóc lột giai cấp vô sản, không phải vì họ tàn bạo mà bởi họ là chủ sở hữu hợp pháp tư bản. Theo Marx, phải thay đổi thế giới, đã đến lúc “đi tước đoạt những kẻ đi tước đoạt”. Từ cách tư duy đó có thể suy ra rằng Marx và Engels trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) đã lên tiếng ủng hộ chế độ công hữu. Giai cấp vô sản sẽ sử dụng quyền lực chính trị, từng bước chiếm đoạt tất cả tư bản của giai cấp tư sản, để tập trung mọi công cụ sản xuất vào tay nhà nước, tức là vào trong giai cấp vô sản (chương II, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản). Trong khi đó, Marx không nêu rõ, con đường nào dẫn đến việc tất cả các tư liệu sản xuất tập trung hoàn toàn vào tay nhà nước và cũng không nêu ra thiết chế của chế độ công hữu.
- Cơ cấu điều tiết: Marx đã dành ra ba cuốn trong bộ Tư bản luận để nghiên cứu kinh tế thị trường. Quan tâm của ông là xem xét thị trường hoạt động như thế nào. Các nhận xét, tổng hợp của Marx đối lập gay gắt với các quan điểm của Adam Smith (điều tiết nhờ bàn tay vô hình). Marx cho rằng kinh tế thị trường dẫn tới trạng thái vô chính phủ, lãng phí. Có vẻ như những kết luận của ông dựa vào trực cảm, bột phát.
Các tư tưởng của ông liên quan đến CNXH hệt như những hình dung của ông về chế độ chính trị của CNXH, dựa vào cách tiếp cận phủ định. Cơ chế điều tiết của CNXH không có gì khác ngoài ngược lại với cơ chế điều tiết thị trường của chủ nghĩa tư bản.
- Hệ tư tưởng: Marx là một trong những nhà khoa học xã hội đầu tiên nhận rõ vai trò của hệ tư tưởng. Có lẽ Marx sẽ bối rối, nếu như ông nhìn thấy các nhóm quyền lực chính trị đã làm những gì sau hơn 100 năm dưới ngọn cờ chủ nghĩa Marx.
1.2. Quan niệm của Léon Walras về CNXH
Cách giải thích này được phát triển trong môi trường của thế giới hàn lâm. Người đi tiên phong dựng lên lối tư duy lý thuyết XHCN đầu tiên là nhà kinh tế học người Italia, Enrico Barone, học trò của Pareto. Tiếp theo sau đó là Léon Walras, Oskar Lange.
Mô hình lý thuyết của Lange nhà kinh tế học Ba Lan ăn khớp chặt chẽ với khuôn khổ lý thuyết của nhà kinh tế học Walras. Trong mô hình của Lange, CNXH có nghĩa là công hữu và đây là điều kiện cần và đủ cho một hệ thống nào đó được gọi là CNXH. Lange không làm rõ bên trong toàn thể các quyền sở hữu và vị trí chính xác của công hữu là gì. Liệu công hữu chiếm toàn bộ hay một phần của nền kinh tế? Có thể hiểu khu vực công hữu thoát ly hoàn toàn khỏi các phần khác của nền kinh tế. Như vậy thì chủ nghĩa xã hội thị trường của Lange là một nền kinh tế dựa trên công hữu và do thị trường điều tiết. Theo ông hai hình thái kết hợp này là phù hợp với nhau.
Cách giải thích của Lange đã làm bùng nổ các cuộc tranh luận sôi nổi. Đầu tiên, Hayek (1935) đã bác bỏ quan điểm của Lange. Lập luận của Hayek là không thể thu thập, lưu trữ và sử dụng khối lượng thông tin kiến thức khổng lồ trong một trung tâm duy nhất. Không thể thiếu các khuyến khích phân tán để thúc đẩy việc sử dụng và tích tụ thông tin kiến thức. Thị trường và sở hữu tư nhân tạo ra sự khuyến khích này và kết hợp các khuyến khích và tích tụ thông tin một cách tự động. Làn sóng tấn công thứ hai, nổ ra có liên quan tới cải cách của các nền kinh tế Xô Viết và Đông Âu. Lập luận của Hayek về các khuyến khích thông tin được ủng hộ bằng kinh nghiệm. Rất ít khả năng để tạo ra một cách khuyến khích thành công nhằm tối đa hoá lợi nhuận hoặc tối thiểu hoá chi phí trong các doanh nghiệp nhà nước bị ràng buộc ngân sách. Thực ra là không thể gắn một cấu trúc quyền sở hữu được chọn một cách tuỳ tiện với một cơ chế điều tiết cũng được chọn một cách tuỳ tiện.
Một lập luận khác liên quan đến lĩnh vực chính trị và hệ tư tưởng là sự hoạt động của thị trường theo Lange sẽ là không có vướng mắc nếu có bầu không khí thân thiện với thị trường. Lập luận đã không có chỗ đứng vững chắc ở những nước mà chính trị gia chỉ huy đất nước không đội trời chung với chế độ phân quyền thì thị trường không thể là cơ chế điều tiết tốt cho nền kinh tế hoạt động. Sau khi các nước XHCN sụp đổ, ở một vài nơi đã xuất hiện tư tưởng XHCN thị trường, cùng với việc hình dung tạo lập ra con đường thứ ba khác, thế nhưng ý tưởng đó đã bị thực tiễn bác bỏ. Các nước Đông Âu đi theo thể chế kinh tế thị trường tự do.
1.3. Quan niệm của Lênin về CNXH
Trong thời gian chiến tranh thế giới lần thứ I, với sự lãnh đạo của Lênin, đã hình thành nên đảng cộng sản. Quyền lực của đảng cộng sản được củng cố, đây là giai đoạn mà Kornai (2007) gọi là CNXH cổ điển, với sự cai trị tiếp theo của Stalin. Sau khi đã hoàn thành giai đoạn cách mạng, giành chính quyền, nhà nước Xô Viết đã quốc hữu hoá và tập thể hoá mọi cơ sở hoạt động sản xuất tư nhân hình thành từ thời Sa Hoàng. Có thể tóm tắt các đặc điểm chính về quan điểm CNXH của Lênin như sau:
- Cơ cấu chính trị: Bác bỏ nền dân chủ, thực hiện chế độ chuyên chế của giai cấp vô sản. Đây là chế độ, mà đảng cộng sản có quyền chính trị hoàn toàn, loại bỏ các lực lượng chính trị ganh đua, trấn áp các lực lượng chính trị đối lập khác.
- Sở hữu: Tất cả các tư liệu sản xuất thuộc về công hữu. Việc tịch thu tài sản tư nhân, quốc hữu hoá và tập thể hoá trở thành yếu tố then chốt của cương lĩnh cách mạng trước và sau khi giành được chính quyền. Khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn sống sót, nhưng hầu như vai trò của nó là không đáng kể. Lập trường của chủ nghĩa Lênin đối lập gay gắt với sở hữu tư nhân, ông cho rằng sản xuất hàng hoá nhỏ và với quy mô hàng loạt sinh ra chủ nghĩa tư bản.
- Điều tiết: Chỉ huy tập trung thay thế ưu thế thị trường. Hình thức điều tiết được gọi là kế hoạch hoá tập trung với các đặc điểm quan liêu, kiểm soát tập trung và mệnh lệnh.
- Hệ tư tưởng: Coi chủ nghĩa Marx, sau này là chủ nghĩa Marx-Lênin là bất khả xâm phạm, linh thiêng. Dù rằng không chiếm vị trí độc tôn trong tư duy của mọi người, nhưng nó chiếm vị trí độc quyền trong giáo dục, trong xuất bản phẩm hợp pháp, trong các phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng. Hệ tư tưởng chính thống này bác bỏ mọi hệ tư tưởng thân thiện với chủ nghĩa tư bản, với sở hữu tư nhân và kinh tế thị trường. Hệ thống này là hệ thống duy nhất, được các nước XHCN, có đảng cộng sản lãnh đạo gọi là CNXH.
1.4. Quan niệm xã hội dân chủ về CNXH
Phong trào dân chủ xã hội đã có quá trình phát triển khá dài, nhưng nhiều học giả thường chú ý tới các trào lưu xuất hiện trong thập niên 1980. Các mô hình xã hội dân chủ được chú ý nhiều nhất là Thuỵ Điển, các nước Bắc Âu, sau đó là Tây Đức và một số quốc gia Tây Âu khác. Dầu phong trào này có nắm quyền lãnh đạo hay thất bại trong các cuộc bầu cử, họ vẫn tuân theo các nguyên tắc.
- Cơ cấu chính trị: Chấp nhận nền dân chủ đại nghị. Khác với các đảng cộng sản muốn giành chính quyền bằng bạo lực thì các nhà dân chủ xã hội muốn thực hiện CNXH theo cách riêng của họ, khi mà đa số nhân dân ủng hộ cương lĩnh của họ và bỏ phiếu ủng hộ cho đảng của họ. Đảng dân chủ xã hội sẵn sàng từ bỏ quyền lực của họ, nếu kết quả bầu cử cho thấy họ mất đi sự ủng hộ của đa số nhân dân và họ kiên trì chờ cơ hội khác. Sự chia rẽ giữa những người Leninist và những người dân chủ xã hội bắt đầu bằng cuộc tranh luận nảy lửa xoay quanh các vấn đề chế độ chuyên chế, cạnh tranh chính trị, vai trò của quốc hội và bầu cử. Cho đến tận ngày nay, đây là các tiêu chuẩn để phân biệt khái niệm về CNXH theo cách giải thích thứ ba và thứ tư.
- Sở hữu: Từ chối sở hữu tư nhân, các nhà dân chủ xã hội theo lối cũ bác bỏ việc tịch thu tài sản tư nhân. Nhưng, thực tế nhiều quốc gia sau khi quốc hữu hoá tài sản tư nhân, các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Trước thực tế đó, các nhà dân chủ xã hội đã từ bỏ các kế hoạch quốc hữu hoá và chấp nhận sở hữu tư nhân. Lĩnh vực được tiếp tục duy trì sở hữu công là y tế, giáo dục.
- Điều tiết: Các nhà dân chủ xã hội không do dự khi chấp nhận thị trường là cơ chế điều tiết chính các hoạt động kinh tế, nhưng không tin hoàn toàn vào thị trường tự do nếu không có sự can thiệp nào khác. Ngược lại họ dùng quyền lực nhà nước cho việc tái phân phối thu nhập. Thành quả vĩ đại thể hiện qua thuế luỹ tiến, giáo dục và dịch vụ y tế không mất tiền, hệ thống hưu bổng rộng khắp, bảo hiểm thất nghiệp và hỗ trợ cho người nghèo được chính phủ quan tâm. Quy mô của nhà nước phúc lợi đã làm cho tình hình ngân sách trở nên khó khăn nhưng các nhà dân chủ xã hội cố gắng duy trì, bởi vì đây là cam kết của họ trong cuộc đấu tranh chính trị sau khi thắng trong cuộc bầu cử.
Các nhà dân chủ xã hội không muốn tạo ra một hệ thống XHCN mới, khác với chủ nghĩa tư bản, mà họ cố cải tạo hệ thống tư bản chủ nghĩa đang tồn tại. Nói khác đi là muốn biến hệ thống tư bản chủ nghĩa theo sát với lý tưởng chính trị và đạo đức của họ. Đồng thời tìm mọi cách khắc phục những khó khăn đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn mà nhà nước phúc lợi phải gánh vác như tình trạng nghèo đói, áp lực cạnh tranh toàn cầu, thay đổi nhân khẩu học.
- Hệ tư tưởng: Các lý tưởng và giá trị của mục tiêu dân chủ xã hội gắn liền với nhà nước phúc lợi và quá trình chính trị dân chủ. Hơn 100 năm trước đây đã diễn ra một cuộc tranh luận giữa hai nhà sáng lập của nước Nga và nước Đức, một bên là Lênin, một bên là Karl Kautsky, khi cả hai bên đều dẫn chứng các quan điểm của Marx để bảo vệ các quan điểm của riêng mình. Thời gian trôi đi, các nhà dân chủ xã hội ngày càng xa rời Marx hơn và sau chiến tranh thế giới lần thứ II, họ xa rời ý thức hệ của Marx mà trước đây họ trung thành. Các nhà dân chủ xã hội tại hội nghị ở Bad Godesberg (Cộng hoà Liên bang Đức) năm 1959 đã khởi xướng trào lưu mới của họ, công khai từ bỏ chủ nghĩa Marx và loại bỏ biện pháp quốc hữu hoá khỏi cương lĩnh của mình.
1.5. Quan điểm của Trung Quốc và Việt Nam về CNXH
Nếu như đem so sánh các quan điểm của Trung Quốc và Việt Nam về CNXH ta thấy không giống với bốn quan điểm đã giải thích ở trên.
So sánh với cách lý giải thứ nhất, thì Marx luôn lên tiếng phản đối sở hữu tư nhân, biểu lộ sự hoài nghi đối với thị trường. Ngược lại ở Trung Quốc và Việt Nam khu vực kinh tế tư nhân đang phát triển nhanh, đóng góp tỷ lệ xứng đáng cho GDP, trong khi tỷ lệ của khu vực kinh tế nhà nước đang có xu hướng giảm. Thể chế kinh tế thị trường cũng được áp dụng tại hai nước này mặc dầu vẫn còn sự can thiệp của nhà nước. Nếu soi vào các quan điểm của Marx thì Trung Quốc và Việt Nam không còn là chế độ XHCN nữa.
Với cách lý giải thứ hai, Trung Quốc và Việt Nam cũng không thể xem là có các đặc điểm CNXH của Lange. Trong các quan điểm của Lange, các tư liệu sản xuất thuộc sở hữu công và Lange đã nỗ lực chứng minh rằng thị trường có khả năng điều tiết mà không cần phải có sở hữu tư nhân. Thực sự thì tại Trung Quốc và Việt Nam ngày nay, thị trường đóng vai trò điều tiết chính. Trạng thái hiện thời ở hai nước này không có quan hệ gì với mong ước của trường phái CNXH thị trường phác hoạ.
Liên quan tới cách giải thích thứ ba ta thấy Trung Quốc và Việt Nam vẫn duy trì một đặc điểm quan trọng của CNXH theo quan niệm của Lênin. Cơ cấu chính trị không thay đổi, đảng cộng sản vẫn độc quyền lãnh đạo. Do đó có thể trấn áp, dẹp bỏ các quan điểm đối lập, ý kiến khác biệt. Mặt khác, cơ cấu sở hữu đã trải qua nhiều thay đổi căn bản, cả hai nước đều từ bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, giảm mạnh sự điều tiết của nhà nước thay vào đó là cơ chế điều tiết của thị trường. Hệ thống này đã xa rời hệ thống XHCN cổ điển và đang tiệm cận với hệ thống tư bản chủ nghĩa. Ý thức hệ chính trị cũng trải qua những thay đổi lớn, đảng cộng sản truyền thống luôn đối kháng với sở hữu tư nhân và thị trường, nhưng ngày nay trở nên thân thiện hơn với các định chế này. Thế giới quan chống lại tư bản chủ nghĩa gay gắt trước kia đã chuyển theo hướng tiệm cận tới các giá trị cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Các đảng cộng sản của hai nước này cũng thân thiện với chủ nghĩa tư bản, mặc dầu vậy cương lĩnh của hai đảng vẫn giương cao khẩu hiệu trung thành với chủ nghĩa Marx- -Lênin, tư tưởng của Mao (trường hợp của Trung Quốc) và tư tưởng Hồ Chí Minh (trường hợp Việt Nam).
Đối chiếu với cách giải thích thứ tư sẽ thấy thiếu vắng hai đặc điểm cơ bản của nền dân chủ xã hội thực sự. Trước hết, duy trì chế độ chuyên chế, độc đảng và bác bỏ khả năng bầu cử cạnh tranh quyền lực chính trị. Thứ hai, chế độ cộng sản theo kiểu cũ nỗ lực xây dựng nhà nước phúc lợi thể hiện qua việc chăm sóc y tế, đầu tư cho giáo dục, lương hưu, phúc lợi cho những người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước. Khi nền kinh tế sa sút, thì khó bảo đảm phúc lợi ích mọi người trong số lĩnh vực chính nêu trên. Nhà nước sau đó đã rút lui khỏi các dịch vụ phúc lợi, cho phép khu vực tư nhân hoạt động cạnh tranh với khu vực của nhà nước. Vì mục tiêu cân bằng ngân sách, thì tình hình tái phân phối giảm, bất bình đẳng và khoảng cách giàu nghèo tăng nhanh.
So sánh với bối cảnh giải thích về CNXH thì liệu Trung Quốc và Việt Nam có thể gọi là CNXH nữa không? Nếu CNXH là nhằm đạt được mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh thì chắc có sự đồng thuận lớn trong dân chúng và đó cũng là mục tiêu mà nhiều quốc gia theo đuổi. Tên gọi XHCN hay CNXH không quan trọng, miễn là phải bám vào mục tiêu trên và tìm mọi cách thực hiện mục tiêu đó. Sự giằng co về mặt lý luận ở Việt Nam hiện nay là giữa hai lực lượng. Những người trung thành với chủ nghĩa Marx-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của các doanh nghiệp nhà nước, có lúc muốn quay trở lại cách quản lý kế hoạch hoá tập trung. Một lực lượng khác thì muốn cải cách triệt để, loại bỏ vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước (tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo). Sự giằng co này đã dẫn đến việc đề xuất và thực thi các chính sách không nhất quán. Nhà nước đi kinh doanh là không nên, nhà nước phải là bên thứ ba, khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh, hoạt động minh bạch, có trách nhiệm giải trình và đứng ra giải quyết các tranh chấp, các hành vi phạm pháp xảy ra trong cơ chế thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Theo tôi nên hiểu kinh tế thị trường định hướng XHCN là có những đặc điểm giống với cách giải thích thứ tư nêu trên hoặc là tiệm cận tới cách giải thích này.
Câu chuyện ông Lê Hiếu Đằng và ông Hồ Ngọc Nhuận đề nghị thành lập đảng dân chủ xã hội là bình thường thể hiện nguyện vọng của nhiều người. Bởi vì, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh mất niềm tin ở người dân, khi tham nhũng tràn lan, nhóm lợi ích nở rộ, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, nông dân mất đất, mất ruộng dẫn đến kết cục xuất hiện các hiện tượng ĐoànVăn Vươn, Đặng Ngọc Viết. Cho nên Đảng Cộng sản Việt Nam phải thấy trách nhiệm của mình góp sức vào cải cách thể chế hướng tới một đảng theo mô hình dân chủ xã hội mà các nước Bắc Âu đã thực hiện để giải quyết các xung đột xã hội.
Trần Văn Tùng
---------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hayek, F.A (ed.) (1935). Collectivist Economic Planning. London: George Routledge & Sons.
2. Kornai, Janos (2007). Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản, dân chủ và thay đổi hệ thống. Bản dịch của Nguyễn Quang A. Sắp xuất bản.
3. Kornai, Janos (2001), Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường. Hà Nội: Hội Tin học Việt Nam.
4. Kornai, Janos (2002). Hệ thống xã hội chủ nghĩa. Hà Nội: Văn hoá Thông tin.
5. Kautsky, Karl (1910). The Social Revolution. Chicago: Charler H.Kerr & Company.
6. Lange, Oskar (1936). “On the Economic Theory of Socialism”. Review of Economic Studies, v. 4, no1, 53-71.
7. Landes, David (1998). The Wealth and The Poor of Nations. New York: W. W. Norton & Company.
8. Lênin, V. I. (2005). Nhà nước và cách mạng. Trong Lênin, Toàn tập, tập 33. Hà Nội: Chính trị Quốc gia.
9. Lênin, V.I. (1977). Cách mạng vô sản và tên phản bội Cauxky. Trong Lênin, Toàn tập, tập 37. Moscow: Tiến bộ.
10. Marx, Engels (1995), Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Trong C. Mác & P. Ăngghen, Toàn tập, tập 4. Hà Nội: Chính trị Quốc gia.
11. Sen, Amatya (2002). Phát triển là quyền tự do. Hà Nội: Thống kê.
12.Nguyễn Quang A (2010). “Tính tất yếu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Bài đọc tại hội thảo do Viện Triết học tổ chức, Chương trình cấp bộ năm 2009-2010.
13. Trần Văn Tùng, Vũ Đức Thanh (2011). Thể chế yếu tố quyết định tăng trưởng. Hà Nội: Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Internet: Động lực thúc đẩy tự do ngôn luận ở Việt Nam
HÀ NỘI – Phong trao tự do trên mạng Internet hiện đang trở thành động lực thúc đẩy thay đổi tại Việt Nam
Thị
trường kinh doanh điện thoại thông minh và máy tính bảng đang bùng nổ
tại Việt Nam giữa lúc các phong trào bảo vệ tự do internet ở nước cộng
sản độc đảng này đang có xu hướng phát triển.
Người dân sử dụng điện thoại di động và máy tính bảng với mạng Internet lưu động trong các quán cafe ở Hà Nội. Ảnh Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images |
Việt
Nam từng là nước đầu tiên mà thế giới chứng kiến cuộc chiến tranh diễn
ra qua màn hình tivi, và hiện nước này đang trở thành điểm nóng đối với
thị trường phát triển điện thoại với Internet lưu động. Theo phân tích
của hãng Flurry có trụ sở tại San Franscisco thì doanh thu iOS của công
ty Apple và Android thuộc Google và máy tính bảng đã tăng gấp ba lần so
với năm ngoái tại Việt Nam. Đó là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế
giới chỉ sau Colombia. Xung quanh Hà Nội, các quán lề đường luôn đông
đảo khách ngồi trò chuyện và gấm nhấm ly cà phê cùng với chiếc điện
thoại di động hoặc máy tính bảng. Nhưng đồng thời, Việt Nam cũng là một
trong những quốc gia nguy hiểm nhất trên thế giới để sử dụng mạng
internet.
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới cho biết trong bản báo cáo thường niên rằng hiện có đến 35 blogger và những người sử dụng Internet đang bị cầm tù ở Việt Nam với cáo buộc tội tuyên truyền chống nhà nước, trong đó có một số bản án kéo dài lên đến 13 năm tù giam. Số lượng tù nhân đang bị giam giữ tại Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc. Trong một động thái mới nhất, các lãnh đạo Việt Nam cho biết họ đang tiến hành các bước nhằm quản lý các dịch vụ nhắn tin trên internet như Viber, WhatsApp và Line.
Một số blogger trong nước hiện đang cố gắng đẩy lùi việc này bằng cách vận động các chiến dịch chống lại việc Việt Nam ứng cử tham gia vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào cuối năm nay. Cụ thể, họ chống lại điều 258 trong Bộ Luật Hình sự của Việt Nam, điều mà nhiều người cho rằng chính quyền cố tình hình sự hóa bằng cách cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” hay “lợi dụng quyền tự do dân chủ”. Một số hạn chế Internet khác cũng đang được đưa vào hoạt động, bao gồm một nghị định cấm chia sẻ các bài báo hay bình luận chính trị trên blog có hiệu lực từ ngày 1 tháng Chín vừa qua.
“Chúng tôi không vi phạm bất kỳ điều luật nào. Chúng tôi chỉ muốn có các cuộc tranh luận về Internet, không có gì hơn ngoài việc ấy”, Trịnh Anh Tuấn – một trong những blogger 25 tuổi, cho biết. “Tuy nhiên, Điều 258 hiện ngăn cản chúng tôi làm điều đó”.
Sự lây lan nhanh chóng của Internet, đặc biệt là thông qua điện thoại và máy tính bảng, đang làm cho một số lãnh đạo tại các quốc gia châu Á phải đau đầu. Từ lâu Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào công nghệ sàn lọc thông tin được biết với tên “Đại Tường lửa của Trung Quốc” [Great Firewall of China] và hiện đang đẩy mạnh các nỗ lực để ngăn cản không cho người dân lan truyền các tin đồn chính trị. Thái Lan sử dụng Đạo luật Tội phạm Máy tính để truy tố những người chỉ trích hoặc đăng các tài liệu không tốt về chế độ quân chủ tại nước này. Trong tháng Sáu vừa qua, Singapore đã bắt đầu áp đặt các quy định cấp giấy phép mới để quản lý các trang web tin tức tại đơn vị Yahoo ở Singapore và hai công ty truyền thông địa phương khác, yêu cầu họ thực hiện loại bỏ nội dung có thể bị phản đối trong vòng 24 tiếng đồng hồ hoặc bị tuyên phạt 39.000 USD.
Đối với trường hợp của Việt Nam thì hình như có vẻ lo lắng nhiều hơn.
Chính phủ Việt Nam cho biết việc hạn chế các trang web [theo Nghị định 72] được thiết lập nhằm bảo vệ sở hữu trí tuệ và hạn chế lây lan những thông tin mà chính phủ mô tả là độc hại. Các giám đốc điều hành ngành công nghiệp tư nhân cho rằng những chính phủ lo lắng các phần mềm ứng dụng trên điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng có thể tranh dành thị phần doanh thu với các công ty viễn thông nhà nước. Tuy nhiên, phát ngôn viên chính phủ đã từ chối bình luận về vấn đề này.
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới cho biết trong bản báo cáo thường niên rằng hiện có đến 35 blogger và những người sử dụng Internet đang bị cầm tù ở Việt Nam với cáo buộc tội tuyên truyền chống nhà nước, trong đó có một số bản án kéo dài lên đến 13 năm tù giam. Số lượng tù nhân đang bị giam giữ tại Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc. Trong một động thái mới nhất, các lãnh đạo Việt Nam cho biết họ đang tiến hành các bước nhằm quản lý các dịch vụ nhắn tin trên internet như Viber, WhatsApp và Line.
Một số blogger trong nước hiện đang cố gắng đẩy lùi việc này bằng cách vận động các chiến dịch chống lại việc Việt Nam ứng cử tham gia vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào cuối năm nay. Cụ thể, họ chống lại điều 258 trong Bộ Luật Hình sự của Việt Nam, điều mà nhiều người cho rằng chính quyền cố tình hình sự hóa bằng cách cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” hay “lợi dụng quyền tự do dân chủ”. Một số hạn chế Internet khác cũng đang được đưa vào hoạt động, bao gồm một nghị định cấm chia sẻ các bài báo hay bình luận chính trị trên blog có hiệu lực từ ngày 1 tháng Chín vừa qua.
“Chúng tôi không vi phạm bất kỳ điều luật nào. Chúng tôi chỉ muốn có các cuộc tranh luận về Internet, không có gì hơn ngoài việc ấy”, Trịnh Anh Tuấn – một trong những blogger 25 tuổi, cho biết. “Tuy nhiên, Điều 258 hiện ngăn cản chúng tôi làm điều đó”.
Sự lây lan nhanh chóng của Internet, đặc biệt là thông qua điện thoại và máy tính bảng, đang làm cho một số lãnh đạo tại các quốc gia châu Á phải đau đầu. Từ lâu Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào công nghệ sàn lọc thông tin được biết với tên “Đại Tường lửa của Trung Quốc” [Great Firewall of China] và hiện đang đẩy mạnh các nỗ lực để ngăn cản không cho người dân lan truyền các tin đồn chính trị. Thái Lan sử dụng Đạo luật Tội phạm Máy tính để truy tố những người chỉ trích hoặc đăng các tài liệu không tốt về chế độ quân chủ tại nước này. Trong tháng Sáu vừa qua, Singapore đã bắt đầu áp đặt các quy định cấp giấy phép mới để quản lý các trang web tin tức tại đơn vị Yahoo ở Singapore và hai công ty truyền thông địa phương khác, yêu cầu họ thực hiện loại bỏ nội dung có thể bị phản đối trong vòng 24 tiếng đồng hồ hoặc bị tuyên phạt 39.000 USD.
Đối với trường hợp của Việt Nam thì hình như có vẻ lo lắng nhiều hơn.
Chính phủ Việt Nam cho biết việc hạn chế các trang web [theo Nghị định 72] được thiết lập nhằm bảo vệ sở hữu trí tuệ và hạn chế lây lan những thông tin mà chính phủ mô tả là độc hại. Các giám đốc điều hành ngành công nghiệp tư nhân cho rằng những chính phủ lo lắng các phần mềm ứng dụng trên điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng có thể tranh dành thị phần doanh thu với các công ty viễn thông nhà nước. Tuy nhiên, phát ngôn viên chính phủ đã từ chối bình luận về vấn đề này.
Chỉ số người sử dụng điện thoại di động/máy tính bảng với mạng Internet tại các nước trên thế giới theo thống kê tháng Một, 2012. Ảnh: WSJ |
Cho đến
nay đã có hơn 100 blogger ký tên vào bản tuyên bố chống lại Điều 258,
và họ đang hướng tới việc sử dụng lợi thế Việt Nam ứng cử tham gia Hội
đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại cuộc bỏ phiếu vào tháng Mười một tới
đây như một đòn bẩy để buộc Bộ Chính trị ở Hà Nội nới lỏng việc kiềm
soát trên mạng Internet.
“Chúng tôi hy vọng rằng Việt Nam sẽ xem xét hủy bỏ Điều 258 nhằm thể hiện cam kết và đóng góp vào việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền”, nhóm Tuyên bố 258 cho biết.
Ông Tuấn và các thành viên khác trong nhóm nói rằng có thể họ không đạt được nhiều trong các chiến dịch trong thời gian qua. Nhưng một điều chắc chắn rằng hồ sơ về nhân quyền tồi tệ sẽ là một trở ngại lớn để Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Trong số các ứng cử viên năm nay có cả Nga và Trung Quốc. Các thành viên hiện tại bao gồm Libya, Kazakhstan và Congo.
Nhưng đây cũng là một thông điệp nguy hiểm để tuyên truyền. Gần đây hai blogger đã bị công an bắt giữ sau khi họ công khai công bố các nội dung trong bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.
Tuy nhiên, có vài dấu hiệu cho thấy chính phủ có thể sẵn sàng giảm bớt độ nghiêm trọng trong các chiến dịch chống lại những người bất đồng trực tuyến để giữ mặt mũi trên trường quốc tế. Hoa Kỳ và một số chính phủ khác đã mạnh mẽ chỉ trích những hạn chế Internet của Việt Nam, trong khi đó các tập đoàn Internet khổng lồ như Google và Facebook lo lắng rằng việc mở rộng các công cụ kiểm duyệt của chính quyền sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp trên mạng.
Tháng trước, Việt Nam đã trả tự do cho một nhân vật bất đồng chính kiến và giảm hạn tù đối một người khác, ông Carlyle Thayer – giáo sư danh dự tại Học viện Quốc phòng Úc và chuyên gia về Việt Nam, cho biết. Ông cho rằng động thái trên có thể giúp Hà Nội bảo đảm một ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc mà họ muốn từ rất lâu, trong khi đó việc này cũng giảm bớt áp lực đến từ phía Hoa Kỳ và một số đối tác thương mại lớn khác.
“Vấn đề nhân quyền sẽ là gót Achilles của Việt Nam, đặc biệt là trong quan hệ với Hoa Kỳ”, ông Thayer nói.
Tuy nhiên, nguy cơ là các lãnh đạo Việt Nam sẽ tiếp tục tấn công những người bất đồng chính kiến [kể cả trên mạng] khi họ cảm thấy tình thế của họ bị đe dọa. Vào ngày 11 tháng Chín vừa qua, một cựu chiến binh 65 tuổi đã trở thành blogger mới nhất bị tuyên án tù dài hạn. Ông Ngô Hào đã bị tuyên án 15 năm tù với cáo buộc “thực hiện các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều khoản của Bộ Luật Hình Việt Nam.
“Chúng tôi hy vọng rằng Việt Nam sẽ xem xét hủy bỏ Điều 258 nhằm thể hiện cam kết và đóng góp vào việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền”, nhóm Tuyên bố 258 cho biết.
Ông Tuấn và các thành viên khác trong nhóm nói rằng có thể họ không đạt được nhiều trong các chiến dịch trong thời gian qua. Nhưng một điều chắc chắn rằng hồ sơ về nhân quyền tồi tệ sẽ là một trở ngại lớn để Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Trong số các ứng cử viên năm nay có cả Nga và Trung Quốc. Các thành viên hiện tại bao gồm Libya, Kazakhstan và Congo.
Nhưng đây cũng là một thông điệp nguy hiểm để tuyên truyền. Gần đây hai blogger đã bị công an bắt giữ sau khi họ công khai công bố các nội dung trong bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.
Tuy nhiên, có vài dấu hiệu cho thấy chính phủ có thể sẵn sàng giảm bớt độ nghiêm trọng trong các chiến dịch chống lại những người bất đồng trực tuyến để giữ mặt mũi trên trường quốc tế. Hoa Kỳ và một số chính phủ khác đã mạnh mẽ chỉ trích những hạn chế Internet của Việt Nam, trong khi đó các tập đoàn Internet khổng lồ như Google và Facebook lo lắng rằng việc mở rộng các công cụ kiểm duyệt của chính quyền sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp trên mạng.
Tháng trước, Việt Nam đã trả tự do cho một nhân vật bất đồng chính kiến và giảm hạn tù đối một người khác, ông Carlyle Thayer – giáo sư danh dự tại Học viện Quốc phòng Úc và chuyên gia về Việt Nam, cho biết. Ông cho rằng động thái trên có thể giúp Hà Nội bảo đảm một ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc mà họ muốn từ rất lâu, trong khi đó việc này cũng giảm bớt áp lực đến từ phía Hoa Kỳ và một số đối tác thương mại lớn khác.
“Vấn đề nhân quyền sẽ là gót Achilles của Việt Nam, đặc biệt là trong quan hệ với Hoa Kỳ”, ông Thayer nói.
Tuy nhiên, nguy cơ là các lãnh đạo Việt Nam sẽ tiếp tục tấn công những người bất đồng chính kiến [kể cả trên mạng] khi họ cảm thấy tình thế của họ bị đe dọa. Vào ngày 11 tháng Chín vừa qua, một cựu chiến binh 65 tuổi đã trở thành blogger mới nhất bị tuyên án tù dài hạn. Ông Ngô Hào đã bị tuyên án 15 năm tù với cáo buộc “thực hiện các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều khoản của Bộ Luật Hình Việt Nam.
Website mang tên Nguyễn Tấn Dũng truyền bá tư tưởng của Hitler (2 x Hitler)
1. Mercedes chẹt chết Adolf
Một làng ở Áo. Nhà cửa. Núi non. Ruộng đồng. Ba người đàn ông xới cỏ. Một bà lão ngồi gọt khoai tây. Một nhóm thợ mộc lúi húi làm nhà. Một âm thanh vọng đến. Một chuyển động dâng lên. Tất cả ngừng tay, nghe ngóng. Một chiếc ô tô vụt qua. Một cặp mắt sau hàng rào dõi theo nửa hiếu kì nửa sợ sệt. Một ông lão dắt ngựa ngỡ ngàng.
Chúng ta thấy bảng đồng hồ của một chiếc xe hơi, kim tốc độ chỉ 50. Tín hiệu báo nguy hiểm đỏ rực. Chiếc xe phanh kít trước hai cô bé đang chơi lò cò giữa lòng đường. Tất cả đều an toàn. Tín hiệu trở về xanh. Bây giờ hiện nguyên hình là một chiếc Mercedes 6-xi-lanh, như người ta thường biết về những dòng xe hơi cao cấp đến từ nước Đức: chất lượng tuyệt đối, tiện nghi hoàn hảo, công nghệ tối tân, hình thức tiết chế, nó tiếp tục bon bon lăn bánh trên nền nhạc cổ động.
Một cậu bé dẫn quả bóng bay từ ngôi nhà ven đường chạy ra. Người mẹ mỉm cười âu yếm sau cửa sổ. Chiếc xe vẫn lao tới. Cậu bé từ từ ngoảnh lại. Mọi sự diễn ra rất nhanh. Cậu bé lăn mấy vòng trên mặt đất. Một con quạ đen hốt hoảng rú lên và vỗ cánh bay mất. Người mẹ thất thần gọi tên con: “Adolf!”. Chiếc xe phóng tiếp, ra khỏi địa phận cắm biển “Braunau am Inn”. Dòng chữ “Phát hiện trước khi hiểm họa hình thành“. Tiếng gào của người mẹ: “Adolf!”. Rồi logo của Mercedes cạnh hàng chữ “Collision Prevention Assist“. Còn lại trên mặt đất là cậu bé nằm bất động, tứ chi xếp thành hình một chữ thập ngoặc.
MCP from dath – Tobias Haase on Vimeo.
Hiển nhiên hãng Mercedes phải tuyên bố ngay rằng mình không liên quan gì đến clip này và yêu cầu các tác giả phải ghi rõ như thế trên clip. Mà không liên quan thật. Đó là tác phẩm tốt nghiệp, thể loại phim quảng cáo, của ba sinh viên Học viện Điện ảnh Ludwigsburg năm nay. Hiển nhiên nó khiêu khích bằng những giả thiết gây hấn: Nếu một hệ thống hỗ trợ an toàn tự động như Collision Prevention Assist trong xe hơi có thể thay đổi dòng chảy của lịch sử nhân loại; nếu máy móc biết phân biệt Thiện – Ác; nếu được làm lại quá khứ; nếu phải giết một sinh mạng, dù đó là một đứa trẻ, để cứu triệu người… Ở đây sản phẩm của Mercedes chỉ là chất liệu, khác hẳn trào lưu phim quảng cáo thương mại ưa dùng đủ thứ chất liệu không dây dưa gì đến sản phẩm cần quảng cáo để tôn bật thông điệp bán hàng. Clip Mercedes chẹt chết Adolf, khiến dư luận sục sôi bàn cãi, vừa được trao Giải Tài năng Điện ảnh Trẻ ở Đức. Một trong các nhà tài trợ của giải này, thật hài hước, chính là hãng Mercedes.
Một làng ở Áo. Nhà cửa. Núi non. Ruộng đồng. Ba người đàn ông xới cỏ. Một bà lão ngồi gọt khoai tây. Một nhóm thợ mộc lúi húi làm nhà. Một âm thanh vọng đến. Một chuyển động dâng lên. Tất cả ngừng tay, nghe ngóng. Một chiếc ô tô vụt qua. Một cặp mắt sau hàng rào dõi theo nửa hiếu kì nửa sợ sệt. Một ông lão dắt ngựa ngỡ ngàng.
Chúng ta thấy bảng đồng hồ của một chiếc xe hơi, kim tốc độ chỉ 50. Tín hiệu báo nguy hiểm đỏ rực. Chiếc xe phanh kít trước hai cô bé đang chơi lò cò giữa lòng đường. Tất cả đều an toàn. Tín hiệu trở về xanh. Bây giờ hiện nguyên hình là một chiếc Mercedes 6-xi-lanh, như người ta thường biết về những dòng xe hơi cao cấp đến từ nước Đức: chất lượng tuyệt đối, tiện nghi hoàn hảo, công nghệ tối tân, hình thức tiết chế, nó tiếp tục bon bon lăn bánh trên nền nhạc cổ động.
Một cậu bé dẫn quả bóng bay từ ngôi nhà ven đường chạy ra. Người mẹ mỉm cười âu yếm sau cửa sổ. Chiếc xe vẫn lao tới. Cậu bé từ từ ngoảnh lại. Mọi sự diễn ra rất nhanh. Cậu bé lăn mấy vòng trên mặt đất. Một con quạ đen hốt hoảng rú lên và vỗ cánh bay mất. Người mẹ thất thần gọi tên con: “Adolf!”. Chiếc xe phóng tiếp, ra khỏi địa phận cắm biển “Braunau am Inn”. Dòng chữ “Phát hiện trước khi hiểm họa hình thành“. Tiếng gào của người mẹ: “Adolf!”. Rồi logo của Mercedes cạnh hàng chữ “Collision Prevention Assist“. Còn lại trên mặt đất là cậu bé nằm bất động, tứ chi xếp thành hình một chữ thập ngoặc.
MCP from dath – Tobias Haase on Vimeo.
Hiển nhiên hãng Mercedes phải tuyên bố ngay rằng mình không liên quan gì đến clip này và yêu cầu các tác giả phải ghi rõ như thế trên clip. Mà không liên quan thật. Đó là tác phẩm tốt nghiệp, thể loại phim quảng cáo, của ba sinh viên Học viện Điện ảnh Ludwigsburg năm nay. Hiển nhiên nó khiêu khích bằng những giả thiết gây hấn: Nếu một hệ thống hỗ trợ an toàn tự động như Collision Prevention Assist trong xe hơi có thể thay đổi dòng chảy của lịch sử nhân loại; nếu máy móc biết phân biệt Thiện – Ác; nếu được làm lại quá khứ; nếu phải giết một sinh mạng, dù đó là một đứa trẻ, để cứu triệu người… Ở đây sản phẩm của Mercedes chỉ là chất liệu, khác hẳn trào lưu phim quảng cáo thương mại ưa dùng đủ thứ chất liệu không dây dưa gì đến sản phẩm cần quảng cáo để tôn bật thông điệp bán hàng. Clip Mercedes chẹt chết Adolf, khiến dư luận sục sôi bàn cãi, vừa được trao Giải Tài năng Điện ảnh Trẻ ở Đức. Một trong các nhà tài trợ của giải này, thật hài hước, chính là hãng Mercedes.
Từ
ngày 28-2-2013 đến ngày 16-5-2013, website mang tên Nguyễn Tấn Dũng,
Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tên miền
nguyentandung.org, đã đăng trọn vẹn bản dịch tiếng Việt cuốn Mein Kampf của Hitler với nhan đề Cuộc đời tranh đấu của tôi, gồm gần 400 trang khổ A4, trên 220.000 chữ.
Như thường lệ, bản gốc từ trang này sau đó đồng loạt xuất hiện trên các trang khác: Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng, Trần Đại Quang, Phùng Quang Thanh, Hoàng Trung Hải, Hoàng Tuấn Anh… Vậy là di sản tinh thần, di sản chính trị và tư tưởng của kẻ độc tài, diệt chủng, sát nhân và tội phạm chiến tranh kinh hoàng nhất của thế kỉ hai mươi được truyền bá vô điều kiện đến quảng đại quần chúng qua hệ thống cổng thông tin điện tử mang tên các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Hiện đứng ở vị trí thứ 123 trong thứ tự xếp hạng truy cập tại Việt Nam theo Alexa, trang Nguyễn Tấn Dũng thậm chí vượt xa những trang đại chúng như Công an Nhân dân, VTV hay Phunutoday… và được đông đảo người đọc nghiễm nhiên coi như trang chính thức của người đứng đầu chính phủ Việt Nam.
Cuốn kinh thánh của chủ nghĩa Quốc xã được trang này quảng cáo như sau:
“Có một tác phẩm nổi tiếng khắp thế giới của Adolf Hitler từ năm 1924 mà cho đến thời điểm hiện tại ít ai biết đến vì chưa có phiên bản tiếng Việt. Với tên gốc là Mein Kampf, cuốn sách ‘Đời tranh đấu của tôi’ trình bày tư tưởng và âm mưu của Adolf Hitler về Đế chế Đức khi ông ta lên nắm quyền. Chính vì sự hấp dẫn của tác phẩm đó nên BBT chia sẻ với quý bạn đọc trong mục chuyên đề kỳ này bằng tiếng Việt.
Mời bạn đọc theo chúng tôi nghiên cứu hết tác phẩm hấp dẫn này.”
Trong tinh thần ấy, những bức hình máu lửa giật gân với biểu tượng chữ thập ngoặc của chủ nghĩa Quốc xã được dùng để minh họa hẳn cũng rất “hấp dẫn”. Chúng được gắn dấu bản quyền nguyentandung.org to tướng.
Như thường lệ, bản gốc từ trang này sau đó đồng loạt xuất hiện trên các trang khác: Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng, Trần Đại Quang, Phùng Quang Thanh, Hoàng Trung Hải, Hoàng Tuấn Anh… Vậy là di sản tinh thần, di sản chính trị và tư tưởng của kẻ độc tài, diệt chủng, sát nhân và tội phạm chiến tranh kinh hoàng nhất của thế kỉ hai mươi được truyền bá vô điều kiện đến quảng đại quần chúng qua hệ thống cổng thông tin điện tử mang tên các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Hiện đứng ở vị trí thứ 123 trong thứ tự xếp hạng truy cập tại Việt Nam theo Alexa, trang Nguyễn Tấn Dũng thậm chí vượt xa những trang đại chúng như Công an Nhân dân, VTV hay Phunutoday… và được đông đảo người đọc nghiễm nhiên coi như trang chính thức của người đứng đầu chính phủ Việt Nam.
Cuốn kinh thánh của chủ nghĩa Quốc xã được trang này quảng cáo như sau:
“Có một tác phẩm nổi tiếng khắp thế giới của Adolf Hitler từ năm 1924 mà cho đến thời điểm hiện tại ít ai biết đến vì chưa có phiên bản tiếng Việt. Với tên gốc là Mein Kampf, cuốn sách ‘Đời tranh đấu của tôi’ trình bày tư tưởng và âm mưu của Adolf Hitler về Đế chế Đức khi ông ta lên nắm quyền. Chính vì sự hấp dẫn của tác phẩm đó nên BBT chia sẻ với quý bạn đọc trong mục chuyên đề kỳ này bằng tiếng Việt.
Mời bạn đọc theo chúng tôi nghiên cứu hết tác phẩm hấp dẫn này.”
Trong tinh thần ấy, những bức hình máu lửa giật gân với biểu tượng chữ thập ngoặc của chủ nghĩa Quốc xã được dùng để minh họa hẳn cũng rất “hấp dẫn”. Chúng được gắn dấu bản quyền nguyentandung.org to tướng.
Tháng 9 18, 2013
Phạm Thị Hoài
© 2013 pro&contra
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét