Nguoibuongio – Tiên Lãng sẽ đi vào quên lãng
Hay thật,lý của độc tài : Trích : “Thế là thuận đấy chứ, vì khi nợ máu với nhân dân nhiều quá rồi, dân thù ghét. Phải cho binh lính, quan lại phạm tôi thêm để họ chỉ còn cách duy nhất là trấn áp, đối nghịch với nhân dân. Thì triều đình mới vững được, vì đối nghịch với nhân dân thì phải gia sức trung với triều đình.Thế chính sự mới ổn định được.”Nguoibuongio – Hàng ngày mình đọc tin tức trên báo về vụ anh Vươn, lòng đôi khi thoáng chút hy vọng nào đó anh Vươn sẽ được xem xét một cách thấu tình, đạt lý. Nếu trong luật có tội vượt quá phòng vệ chính đáng hay phạm tội trong trạng thái thần kinh bị kích động do nạn nhân gây ra…như thế anh Vươn có khả năng được xét xử nhẹ nhàng nhất.
Thật ra anh Vươn có giết ai đâu, đến nay chưa thấy ai đưa hình ảnh 6 công an bị thương nặng nhẹ thế nào. Súng hoa cải bạn nào dùng hay chưa dùng thì nên hỏi để biết, súng bắn ở tầm xa đạn tung tóe ra chỉ gây sát thương nhẹ. Đạn hoa cải chỉ gây tử thương trong tầm rất hạn chế mươi mét đổ lại. Chứ ở tầm vài chục mét đổ ra thì chả cần áo, giáp, khiên chắn, mũ bảo vệ, đứng không cho mà bắn cũng chả chết. Nếu ai nói là ở tầm bắn vài chục mét người sử dụng súng hoa cải có ý giết người thì người viết bài này sẵn sàng cởi trần đứng làm bia cho bắn xem có chết không.?
Còn chuyện nổ mình, mìn nổ sức công phá thế nào, nổ cách đoàn cưỡng chế bao xa…chả thấy nói đến. Ông Đỗ Hữu Ca chăm chăm nhấn mạnh là anh Vươn tội giết người. Làm sao mà ông khẳng định tội danh cho anh Vươn chắc nịch thế, trong khi vụ cướp tài sản, đập phá nhà anh thì ông bảo đang điều tra làm rõ.
Nếu anh Vươn chủ định giết nhóm cưỡng chế thì đã khác rồi, anh Vươn, anh Quý chỉ muốn qua tiếng súng để gióng lên tiếng cảnh báo oan ức của mình mà thôi. Ông Đỗ Hữu Ca nói rằng vào ngôi nhà phát hiện cả đống vũ khí như pháo đài. Một cách nói vẫn không rõ ràng, ai cũng biết là vào đó chỉ có dăm con dao, mác tức là những vũ khí thô sơ. Có phải trung liên RPD hay AK47 đâu mà đòi giết người với đoàn cưỡng chế hùng hậu súng ống lăm lăm, khiên giáp, lựu đạn, hỏa mù
Hầu hết những vụ nào mà quan chức nói rằng đang xem xét, làm rõ, sai phạm đến đâu xử đến đấy …thế nào cũng đi vào quên lãng hay đối tượng bị tội nào đó nhẹ nhàng nhất. Ông chủ tịch Hải Phòng còn dặn các ông huyện Tiên Lãng cẩn thận lần sau nên rút kinh nghiệm hơn.
Trao đổi với báo giới về vụ ai cướp tài sản, phá nhà anh Vươn. Nội dung chính là thế nhưng ông Đỗ Hữu Ca chỉ nói chung chung đã giao và nếu có, xin nhắc lại là ông nói là nếu có. Có nghĩa có thể không có sai phạm trong việc cướp phá. Sau đó ông quay ra hành vi của anh Vươn, Quý một cách rõ nét không lờ mờ là vụ án ” giết người” ” chống người thi hành công vụ” đang khẩn trương hoàn thành.
Thế nào rồi kịch bản sẽ lại thế này
- Một số người bức xúc hành động của đối tượng Vươn, Quý đã phá căn nhà mà đối tượng đã ẩn nấp bắn súng vào đoàn cưỡng chế. Đến nay chưa xác định được số người này, hoặc số người này thân nhân tốt, phạm tội lần đầu, đã có thiện chí bồi thường, một phần cũng do hành vi của Vươn , Quý gây nên bức xúc…quyết định nhắc nhở, cảnh cáo và giáo dục rút kinh nghiệm.
- Đoàn Văn Vương, Đoàn Văn Quý phạm tội nghiêm trọng, cố ý giết người, chống người thi hành công vụ. Cần xét xử nghiêm minh làm gương cho kẻ khác.
Bởi anh Vươn đại diện cho nông dân, đối tượng thu hồi đất còn rất nhiều trong đất nước này, anh Đoàn Văn Vươn là một giáo dân Công Giáo nữa. Cho nên anh phải là ” địch” để ông Đỗ Hữu Ca bày trận đánh rất hay, có thể viết thành sách, mưu trí và dũng cảm trong cách đánh của ”ta”. Và kết cục thì thế nào thì ”ta” qua bao khó khăn cũng chiến thắng vẻ vang, còn ” địch” thì dù ngoan cố, hung hãn cũng bị thua thảm hại. Phải nêu bật được như thế thì những kẻ bị thu hồi đất,những thành phần tôn giáo mới thấy được kết cục thảm hại của việc chống lại chính quyền nhân dân ( nực cười cứ khi bị ai phản đối là thành chính quyền nhân dân, còn bình thường chả mấy khi từ chính quyền nhân dân được nhắc tới).
Hôm nọ đọc thấy mẩu truyện trên báo về đổ vỡ tín dụng. Thấy có kẻ kinh nghiệm nói với nhau rằng
- Nợ trăm triệu hay vài chục triệu thì lo, động tí đầu gấu, côn đồ đến đe dọa. Chứ nợ vài chục tỉ thì hắt hơi một cái chủ nợ mang thuốc đến tận nơi hỏi han, chăm sóc.
Ngẫm ra cũng thấy là kế hay, như ngày xưa có người hỏi quan rằng
- Nếu quan lại gây nợ máu nhiều với nhân dân thì triều đình xử sao?
Quan bảo.
- Nợ ít thì xử nghiêm minh, răn các quan lại, binh lính khác giữ cho đất nước thanh bình. Nợ máu với nhân dân nhiều quá rồi thì càng phải cho binh lính, quan lại gây tội ác nhiều hơn. Để chính sự ổn định.
Người kia hỏi
- Sao kỳ quặc, ngược đời thế.?
Quan nói
- Thế là thuận đấy chứ, vì khi nợ máu với nhân dân nhiều quá rồi, dân thù ghét. Phải cho binh lính, quan lại phạm tôi thêm để họ chỉ còn cách duy nhất là trấn áp, đối nghịch với nhân dân. Thì triều đình mới vững được, vì đối nghịch với nhân dân thì phải gia sức trung với triều đình.Thế chính sự mới ổn định được.
VỤ TIÊN LÃNG: VÌ SAO MUÔN NGƯỜI ĐỀU ĐỨNG VỀ PHÍA GIA ĐÌNH ANH VƯƠN?
nguyencuvinh
Đoàn phóng viên Báo Quân đội nhân dân đứng bên người đàn ông đội mũ len ( Ông Lương Văn Trong) chính là tác giả của một báo cáo vạch trần sự thật sai phạm của lãnh đạo Tiên Lãng. Đứng ngoài cùng bên trái là nhà báo Lưu Quang Định (em trai nhà viết kịch Lưu Quang Vũ) Tổng biên tập Báo Nông thôn Ngày nay và Dân Việt online
______________________________
Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì họp chỉ đạo giải quyết vụviệc cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng
11:31 AM, 03/02/2012
(Chinhphu.vn) – Dự kiến trong tuần từ ngày 6 – 10/2/2012, Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì cuộc họp với một số cơ quan chức năng ở Trung ương và UBND TP Hải Phòng để chỉ đạo, giải quyết vụ việc cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng.
Để chuẩn bị tốt cuộc họp trên, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Thanh tra Chính phủ, các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tư pháp theo chức năng, nhiệm vụ chủ động kiểm tra, nắm chắc tình hình và nội dung vụ việc để có ý kiến tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng phải chuẩn bị báo cáo cụ thể, đầy đủ theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 56/VPCP-KNTN ngày 15/1/2012 của Văn phòng Chính phủ.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm soát nhân dân tối cao và Hội Nông dân Việt Nam chuẩn bị ý kiến tham dự cuộc họp.
Như Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã đưa tin, ngày 15/1/2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Chủ tịch UBND TP Hải Phòng kiểm tra làm rõ đúng, sai, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc giao đất, sử dụng đất, thu hồi đất, tổ chức cưỡng chế đối với hộ gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng; báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Quốc Hà
______________________________________________________
Cần phải tĩnh tâm để đặt câu hỏi này trước mặt, hoặc có điều kiện thì
treo nó lên trước mặt suốt một ngày để suy ngẫm, vì sao, tại lúc này,
khi Đoàn Văn Vươn và một số người thân đang vướng vào con đường lao lý,
với tội danh rất nghiêm trọng: tội giết người, mà có vẻ như muôn người
đang đứng về phía anh. Đứng về phía anh không có nghĩa là ủng hộ hành vi
của anh vừa tiến hành, chưa hẳn, cái điều quan trọng là anh đang đóng
cả hai vai: vừa là nạn nhân của một vụ cưỡng chế đất trái pháp luật vừa
là tội phạm của hành động chống lại chính cái vụ cưỡng chế đất trái pháp
luật đó.Báo Hải Phòng đăng một bài viết của một tác giả không dám lấy tên, có ý, kẻ xấu đang lợi dụng vụ Tiên Lãng để nói xấu chế độ. Kẻ xấu là ai thế? Ai lợi dụng? Một tờ báo địa phương nói thế là xúc phạm ghê gớm đến trí tuệ của các chuyên gia, đến tấm lòng và ý thức công dân của báo chí cả nước, của nhân dân, xúc phạm đến trách nhiệm và đạo đức của các bậc lão thành cách mạng. Vì sao nói thế, vì tất cả mọi người đều đang nhìn về Tiên Lãng bằng đôi mắt nghiêm khắc đối với sai phạm của chính quyền địa phương này? Tất cả mọi người- chẳng lẽ đây là kẻ xấu?
Báo cáo sự thật sai phạm của lãnh đạo Tiên Lãng đã được ông Lương Văn Trong trao tận tay Phó Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam
Đồng nghiệp tôi ở Hải Phòng, nơi mà phải đăng tải những bài báo ủng hộ lãnh đạo Tiên Lãng đã phải gọi điện để thốt lên những lời cay đắng: Đừng hiểu sai bọn mình, bọn mình không muốn thế, chúng em không muốn thế.Nếu kể ra danh sách những người vốn là quyền cao chức trọng của đất nước, là lãnh tụ, đến các bậc nhân sĩ trí thức mà tên tuổi của họ là thương hiệu quốc gia, đến hầu hết các báo, đến các nhà văn, rồi cư dân mạng, và nhân dân cả nước, tất cả đều lên tiếng phê phán sai phạm của lãnh đạo Hải Phòng, Tiên Lãng. Chỉ riêng việc này thôi, thành ủy, UBND thành phố Hải Phòng đã phải treo lên một câu hỏi: Cấp dưới mình sai hay đúng? Nếu đúng vì sao lại gây nên làn sóng phẫn nộ như thế với cả nước? Hỏi như thế để bắt tay ngay vào một quyết sách xử lý đúng đắn. Và quyết sách xử lý đúng đắn nhất ngay lúc này là phải đình chỉ công tác những cán bộ có trách nhiệm để xảy ra vụ việc này. Sau đó là tùy vào sai phạm để nghiêm khắc trừng trị. Nếu làm được thế, sự thật từ nhân dân, từ cán bộ Tiên Lãng sẽ vỗ cánh đến tay lãnh đạo. Con đường ngắn nhất để xử lý một vụ việc là sự nghiêm khắc và minh bạch. Ý thức rõ ràng nhất để thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong vụ việc Tiên Lãng là làm theo câu Bác dạy: Việc gì có lợi cho dân thì làm. Xử lý nghiêm vụ Tiên Lãng là có lợi cho dân, trước hết là sẽ phải sửa lại luật đất đai cho phù hợp với thực tế để chính quyền và dân đỡ khổ; sau nữa là trả lời cho dân biết, chính quyền sai thì lập tức bị xử phạt; cuối cùng là lấy lại niềm tin của nhân dân, mà niềm tin của nhân dân vào Nhà nước nói cho cùng đó là cái móng của một tòa nhà.
Nếu Đoàn Văn Vươn chỉ đơn thuần là hành vi côn đồ, chống phá, sát hại người thừa hành công vụ, chỉ đơn giản là tội phạm như thế thôi, thì không ai điên đi ủng hộ, không ai điên lại thương cảm, không ai điên lại chia sẻ, không ai điên lại bỏ tiền mồ hôi nước mắt của mình ra để giúp đỡ vợ con anh ta, không ai dư nước mắt khóc khi nhìn thấy cảnh gia đình anh ta phải ở trong túp lều vải giữa ngày đông giá rét.
Có những người dân vượt hàng trăm cây số tới tận nơi thăm và tặng quà cho gia đình anh Đoàn Văn Vươn
Nếu hành động, cách ứng xử, thái độ của chủ tịch huyện Lê Văn Hiền, chủ tịch xã Vinh Quang Lê Văn Liêm, của Phó chủ tịch UBND thành phố Đỗ Trung Thoại, của Khánh văn phòng là vì nước, vì dân, là giữ kỷ cương phép nước, là một lòng một dạ phục vụ nhân dân, là tập trung cưỡng chế đất để vì cuộc sống muôn dân, vân vân, thì chỉ có kẻ điên mới lên tiếng phê phán. Thế thì bản thân những người này phải kiếm một chỗ nào đó thật tĩnh, đọc báo chí, đọc blog, ngậm đắng nuốt cay chịu đựng những lời mỉa mai của báo chí, những lời chửi bới của cư dân mạng, để tự vỗ tay vào trán mình và hỏi: Tại sao ta lại bị thiên hạ, báo chí, kể cả các bậc lão thành đáng kính của đất nước chửi bới, phê phán, phẫn nộ?Cuối cùng, nếu lãnh đạo Tiên Lãng không sai, thì Cu Vinh và nhiều anh em đồng nghiệp các báo, các nhân sĩ trí thức và những người có blog, không hơi sức đâu lại thức đêm, canh ngày, bỏ cơm, bỏ ngủ, bỏ cả việc kiếm sống để lao tâm khổ tứ đi dành lại công lý cho gia đình anh Đoàn Văn Vươn.
Nhân dân là biển cả. Khi đại dương nổi sóng đều có căn nguyên.
Tiên Lãng, chắc chắn rồi, căn nguyên của vụ án hình sự Đoàn Văn Vươn bắt đầu từ những sai phạm của lãnh đạo địa phương này.
Không ai có thể cãi được điều này.
_____________________________________________________________
Đồng nghiệp của tôi ở các báo chú ý thông tin này và kiểm chứng ngay:
Mấy hôm nay, lãnh đạo huyện Tiên Lãng đã cho phổ biến ý kiến của huyện đến từng chi bộ, từng đảng viên quán triệt tuyệt đối nói đúng theo huyện, ủng hộ huyện trong vụ cưỡng chế đất gia đình anh Đoàn Văn Vươn. Nếu ai nói ngược lại sẽ bị kỷ luật. Sáng hôm nay, tại thị trấn Tiên Lãng, các đảng viên đang họp để nghe quán triệt.
Nếu làm đúng, việc gì Tiên Lãng lại phải cuống cuồng tìm mọi cách để che dấu sự thật như thế, cứ ngẩng cao đầu mà làm việc, mà đối thoại với các đoàn kiểm tra, mở rộng cửa cho báo chí, cho các đoàn kiểm tra gặp nhân dân xem nào.
TIN RẤT NÓNG: LÃNH ĐẠO TIÊN LÃNG QUÁN TRIỆT TOÀN THỂ ĐẢNG VIÊN TRONG HUYỆN GIỮ VỮNG LẬP TRƯỜNG, ĐỪNG ĐỂ KẺ XẤU LỢI DỤNG
Vậy là Các Cựu Tướng lãnh,Lão thành CM,Tiến sĩ,Giáo sư,Nhà văn,Nhà Báo…xưa rày viết bài,phát biểu khắp nơi trên Thế giới là “luận điệu kẻ xấu”!!!! Giờ mà “kê” ra thôi cũng không nổi,chớ đừng nói là đọc lại.Ờ mà lạ nhỉ,sao mà “kẻ xấu” toàn là những Người có tên tuổi đàng hoàn mà đa số Đồng bào Việt Nam đều biết?? Cái này ngó bộ nguy à? Mà hầu hết các ý kiến trên “lề phải” lề trái lề giữa…là trên 99% đều “đồng thuận” với ý kiến những “kẻ xấu” -Kỳ lạ- Không lẽ Đồng Bào ta giờ muốn theo “kẻ xấu”???
Theo “kẻ xấu” may ra
nên Người và có Đạo đức Người hơn- Chứ theo “kẻ tốt” đi ăn cướp,phá nhà
Nhân Dân….nó tàn ác quá,đến đời con cháu nó bốc tro mò trấu,chắc chắn.
nguyencuvinh
Mấy ngày qua, lãnh đạo huyện Tiên Lãng không cần quan tâm
đên thông tin của báo chí, ý kiến của các cán bộ Lão thành cách mạng,
của những đồng chí nguyên là lãnh tụ, của các chuyện gia, của các đoàn
thanh tra kiểm tra Trung Ương và dư luận nhân dân cả nước, khẳng định về
những sai phạm trong quá trình cấp đất, thu hồi và cưỡng chế đất của
gia đình anh Đoàn Văn Vươn; mà huyện đã chỉ đạo cho ban tuyên
giáo huyện ủy quán triệt đến từng chi bộ, từng đảng viên toàn huyện
phải nhất nhất tin tưởng vào việc làm của huyện là đúng đắn, tất cả
những ý kiến phê phán huyện đều sai trái, và là luận điệu của kẻ xấu.
Chúng tôi giới thiệu dưới đây toàn văn lời phát biểu quán triệt của trưởng ban tuyên giáo ông huyện ủy Tiên Lãng, ông Vũ Hồng Chuân với 300 đảng viên của Thị trấn Tiên Lãng vào sáng hôm nay (03/02/2012):
Sáng 3-2, tại cuộc mít tinh quán triệt thời sự tại Đảng bộ thị trấn Tiên Lãng, theo chỉ thị của Ban Tuyên giáo Huyện ủy Tiên Lãng, ông Trưởng ban Tuyên giáo huyện Vũ Hồng Chuân sau khi nói về tình hình kinh tế xã hội đã phổ biến thông tin vụ cưỡng chế cho toàn bộ hơn 300 đảng viên.
“Nhân đây chúng tôi xin thông tin về sự kiện Vinh Quang. Đây là vấn đề được các đảng viên theo dõi chăm chú nhất. Trong mấy ngày qua chúng tôi luôn đi với đài truyền hình để làm những cái phóng sự để thông tin tới các bác, các đồng chí. Theo đó, ngày 5-1, UBND huyện Tiên Lãng tổ chức cưỡng chế thu hồi đất nuôi trồng thủy sản đã hết hạn giao cho ông Đoàn Văn Vươn. Xung quanh vụ việc này, thời gian qua các đồng chí lãnh đạo huyện ủy, UBND huyện đã tổ chức chỉ đạo các cơ quan chức năng và trực tiếp thông tin trong các hội nghị cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể. Các cơ quan thông tin đại chúng của thành phố và huyện cũng đã đưa tin để cán bộ và nhân dân toàn huyện hiểu đúng bản chất sự việc. Tuy nhiên, dư luận còn có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí không đúng bản chất sự việc gây nghi ngờ, gây phân tâm cho một bộ phận cán bộ đảng viên và quần chúng rất dễ bị các phần tử xấu lợi dụng. Nhất là trên mạng Internet và các blog. Thưa các đồng chí, nếu chúng ta chỉ xem trên mạng không có thông tin đầy đủ thì rõ ràng chắc chắn sẽ phân tâm. Mà nếu chúng ta chỉ xem trên mạng thôi thậm chí nhiều đồng chí thấy huyện Tiên Lãng là be bét lắm. Nhưng xin thưa các bác các đồng chí là đâu có phải như thế.
Cho nên hôm nay chúng tôi xin thông tin một cách tương đối đầy đủ để các bác các đồng chí lắm được sự việc. Huyện chúng ta có diện tích bãi bồi ven sông ven biển rất lớn, hơn 3000 ha. Trong những năm qua chúng ta đã từng bước đưa diện tích ven sông ven biển này vào sử dụng có hiệu quả. Mỗi năm bãi của chúng ta lại bồi ra ngoài. Chúng ta đã làm cuộc cách mạng lần thứ nhất, quai đê lấn biển đã tạo ra một loạt các xã như Đông Hưng, Tây Hưng. Toàn bộ vùng ngoài đã hình thành từ những năm 90 của thế kỷ trước. Có thể nói với một tư duy và tầm nhìn sớm hơn, huyện chúng ta đã hình thành bộ phận gọi là đề án Vinh Quang 2 để đưa diện tích đấy vào quản lý, khai thác và sử dụng. Toàn bộ diện tích ngoài ấy là đất bãi bồi chưa sử dụng. Để triển khai một chương trình dài hơi hơn, chúng ta đã giao cho một số hộ ra đình ra đó khoanh vùng nuôi tôm làm luận chứng đề nghị được giao để quản lý, khai thác. Trên cơ sở đấy chúng ta giao. Chứ còn thưa các bác chúng tôi là người dân Vinh Quang sống ở ven đê, nói tóm lại cái người dân ở đấy tâm lý người ta cũng chẳng muốn giao cho ai. Vì sao? Bởi vì chúng tôi chỉ cần ra ngoài ấy hai tiếng đồng hồ là chúng tôi bắt được bữa cáy về ăn ngon lành. Ra chân đê chỉ cần hơn tiếng là được bữa cá về ăn rồi. Người dân chúng tôi chẳng muốn giao cho ai để chúng tôi ra khai thác về cải thiện bữa ăn, sướng! Nhưng để đưa vào khai thác có hiệu quả thì một số hộ làm luận chứng xin khai thác ở đấy và được huyện đồng ý cho khai thác theo thời hạn.
Trước hết là nói về nguồn gốc đất. Đối với đất của anh Đoàn Văn Vươn, ngày 4-10-1993, UBND huyện ra quyết định 447 giao cho ông Đoàn Văn Vươn, thôn Thúy Nẻo, xã Bắc Hưng diện tích 21ha ở phía Nam cống Rộc, thời hạn giao 14 năm tính từ ngày 4-10-1993. Trong quá trình sử dụng ông Vươn đã phá rừng đắp lấn ra phía ngoài thêm 19,3 ha nữa. Việc anh ấy phá rừng đã bị xử phạt hành chính. Sau khi lấn ra rồi anh ấy lại đề nghị giao tiếp cho 19,3 ha ấy nữa thì huyện lại hợp thức hóa giao cho anh ấy. Như vậy 2 quyết định UBND huyện đã giao cho anh ấy 40,3 ha và thời hạn đều tính từ 4-10-1993. Thực hiện luật đất đai đến thời điểm hết hạn giao, UBND huyện thực hiện thủ tục để thu hồi toàn bộ 40,3 ha của Đoàn Văn Vươn, trong đó có diện tích 19,3 ha giao theo quyết định 220. Sau khi làm các thủ tục theo quy định, ngày 7-4-2009, UBND huyện ban hành quyết định 461 thu hồi 19,3 ha anh ta lấn chiếm trước. Anh Vươn không đồng ý và khiếu nại. Huyện đã mời anh ấy lên giải quyết khẳng định Quyết định của huyện đúng. Anh Vươn cũng không đồng ý và kiện ra tòa. TAND huyện xử bác khiếu nại của anh Vươn. Anh Vươn không đồng ý với kết quả xử của tòa lại kháng cáo lên TAND TP. Khi TAND TP thụ lý chuẩn bị đưa ra xét xử, anh ấy rút về không kiện nữa. Tòa TP ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm và bản án sơ thẩm của tòa cấp huyện có hiệu lực. UBND huyện đã tám lần mời anh ấy lên làm việc thực hiện quyết định ấy. Huyện nói rõ nếu anh Vươn có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì phải làm các thủ tục để đề nghị thuê lại. Nhưng anh ấy không hợp tác, anh ấy không muốn thuê lại mà anh ấy muốn đất đấy phải như đất nông nghiệp cơ. Thưa các bác, các đồng chí, anh ấy thế thì làm sao mình chấp nhận được. Cuối cùng ngày 24-11-2011 huyện phải ra quyết định cưỡng chế số 3307. Ngày 25-11-2011, UBND huyện Ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo cưỡng chế do đồng chí phó chủ tịch phụ trách nông nghiệp làm trưởng ban, đồng thời lập các tổ công tác. Để đảm bảo tài sản đối với ông Đoàn Văn Vươn, ngày 30-11-2011, UBND huyện đã có thông báo cho ông Vươn chủ động di dời tài sản, dụng cụ sinh hoạt bàn giao diện tích. Huyện liên tục có các công văn yêu cầu nhưng anh ấy không thực hiện. Sau đó UBND huyện giao cho hai xã Bắc Hưng và Vinh Quang tổ chức các đoàn quân dân chính vận động nhưng anh ấy không nghe. Và một lần nữa UBND huyện lại tham khảo các sở ngành của thành phố xem quyết định như thế đã được chưa. Các sở tư vấn cơ sở pháp lý thế là được rồi huyện mới triển khai việc cưỡng chế thu hồi. Ngày 5-1, khi tổ chức cưỡng chế, tại khu đầm ông Vươn cùng người liên quan bố trí ba lớp hàng rào tre ngăn cản lực lượng cưỡng chế. Khi tổ công tác làm nhiệm vụ rà phá bom mìn cùng công an làm công tác đảm bảo trật tự tiến vào tới hàng rào thứ ba cách nhà anh ấy 100m các đối tượng trong nhà đã kích cho mìn nổ nhằm kích bình gas nổ để gây sát thương lớn. Bình gas không nổ chứ nổ chắc chắn có đồng chí hi sinh. Khi tổ công tác tiếp cận đến sân của lều coi đồng các đối tượng bên trong đã dùng súng hoa cải bắn luôn làm sáu cán bộ chiến sĩ của công an và huyện đội bị thương. Hành vi có thể nói hết sức là manh động. Khi chúng dùng súng bắn hoa cải bắn ra các chiến sĩ bị thương rồi. Lúc đó huyện mới báo về TP, CATP mới cho lực lượng về tăng cường để bắt giữ các đối tượng. Khi trên về mới tiếp cận được nhà của nó và đưa lực lượng của ta lên tuyến trên điều trị. Lợi dụng lúc đó các đối tượng đã bỏ trốn. Công an đã khởi tố và đang điều tra làm rõ. Xung quanh cái vụ việc này các cái blog và các cái trang mạng, tất nhiên là có bàn tay đạo diễn của các thế lực đứng đằng sau, không loại trừ các thế lực phản động bên ngoài, đã tung hết lên mạng. Các thông tin đó hoàn toàn không đúng bản chất sự việc. Về công tác tư tưởng tôi thấy có mấy vấn đề mà chúng ta phải đấu tranh, phải phản bác. Thứ nhất xác định rõ vấn đề giao đất và cho thuê đất. đây là hai vấn đề khác nhau. Quyền lợi của người được giao đất khác với quyền lợi của người được thuê đất. Trong trường hợp của ông Đoàn Văn Vươn phải hiểu nguồn gốc đất thuê là đất chưa sử dụng không thuộc quỹ đất sản xuất nông nghiệp giao lâu dài. Bản thân anh Vươn đã được giao đất sản xuất nông nghiệp ở xã Bắc Hưng rồi. Anh Vươn có phải người xã Vinh Quang đâu mà giao đất ở xã Vinh Quang. Đất này không phải là đất để giao lâu dài mà là đất chưa sử dụng đến tạm thời giao có thời hạn. Kể cả đất nuôi trồng thủy sản giao theo nghị định 64 thì hạn điền cũng không quá 2ha. Đây 40,3 ha mà. Ở đây có một sự nhầm lẫn. Thậm chí cả một số quan chức ở Trung ương về hưu vẫn cứ nói đây là đất sản xuất nông nghiệp, mà đã là đất sản xuất nông nghiệp là phải giao cho người ta 20 năm. Hết thời hạn giao đất ông Vươn không muốn chuyển sang thuê. Tại sao? Bởi nếu được giao mỗi năm chỉ phải nộp 7 triệu thôi, còn chuyển sang thuê ít nhất cũng phải đóng 100 triệu đồng. Chưa nói xã đấu thầu còn cao hơn nhiều. Tôi lấy đơn cử như 70 ha ở Tiên Thắng cũng y sì như thế này. TAND tối cao bác, thu hồi giao về xã, xã giao đấu thầu thu về ngân sách tới 1,4 tỷ. Thứ hai chúng tôi muốn khẳng định điều này để các bác, các đồng chí nắm được để mà tuyên truyền là có dư luận cho rằng ông Vươn đầu tư quá lớn, có công lớn trong công tác bảo vệ đê điều phòng chống lụt bão. Ông Vươn đầu tư thì đúng rồi nhưng đâu có phải toàn bộ là của ông Vươn. Toàn bộ khu đầm ông Vươn là đường công vụ suốt từ cống Rộc chạy xuống dự án Vinh Quang 2 đầu tư đấy. Năm 1998, dự án Vinh Quang 2 đầu tư cái đường bao chính của đầm ông Vươn tới 295 triệu, năm đó to lắm. Năm 2002-2006, dự án nuôi tôm của Thành đoàn cũng đầu tư vào dự án này 21 tỷ cơ. Toàn bộ con mương chạy dọc người ta đầu tư 5-6 tỷ. Lúc ấy trong thời hạn giao đất người ta bồi thường 271 triệu. Nhà nước đầu tư nhiều chứ có phải của ông Vươn đầu tư cả đâu. Không thể nói ông Vươn có công lớn bảo vệ đê điều. Các đồng chí xuống dưới đấy sẽ thấy, nó đưa lên các blog nói một cách trắng trợn là vì có cái đầm của ông Vươn nên ông ấy đầu tư trồng cây nắn dòng chảy nên không bị vỡ đê. Làm gì có chuyện nắn dòng chảy ở cửa sông Văn Úc được. Thật là vô lý. Người ta nói ông ấy có công trồng rừng. Nhưng hoàn toàn không có công gì. Người ta nói ông ấy đóng góp nhiều. Tôi xin thưa với các bác điều này hoàn toàn không đúng. Huyện giao cho ông ấy từ năm 1993, bảy năm ông đầu ông ấy không phải đóng bất cứ một thứ gì. Còn từ 2000 đến giờ đã 12 năm, tất cả ông nộp có 48 triệu chủ yếu là môn bài. Hôm qua chúng tôi làm một cái sự kiện nữa để các bác, các đồng chí xem tình hình thấy, ông ấy cho thuê một người ở gần đó có 6 ha mà mỗi năm ông ấy thu 30 triệu. Người dân Vinh Quang mà phải thuê đầm của một người ở nơi khác. Một năm ông ấy không làm gì cũng có ít nhất 20 triệu. Cái mà ông ấy cho thuê các blog nó giấu nhẹm đi chả thấy nói năng gì cả. Huyện chỉ có yêu cầu là phải chuyển sang đất cho thuê theo luật đất đai năm 1993, thế nhưng ông ấy không muốn thuê.
Thế mà trên báo chí, trên blog nói là hệ thống chính trị của Tiên Lãng hỏng hết rồi, thế này thế nọ, nó nói thậm tệ. Và đến cả ngày hôm qua ông Đặng Hùng Võ lại vẫn còn từ Hà Nội không xuống dưới đây xem đất nó cụ thể thế nào mà vẫn cứ phát ngôn như thế. Cơ sở để thu hồi có 3 cơ sở. Một là văn bản thỏa thuận của huyện với ông Vươn khi xin giao đất lúc ấy ông ấy chấp nhận thì làm không thì thôi, khi giao đất ông Vươn đã chấp nhận, đã ký vào văn bản với thời hạn 14 năm rồi, hết thì phải trả lại toàn bộ. Hai là theo điều 80 luật đất đai năm 1993. Ba là vấn đề vô cùng quan trọng là tòa người ta xử rồi, UBND huyện cũng không thể nhân danh nước cộng hòa xã hội chủ nghiã Việt nam được. Chỉ có tòa án mới nhân danh để xử một vụ kiện nào đó. Tòa cấp TP, cấp huyện đã bác đơn, khẳng định quyết định của huyện là đúng rồi thì làm sao mà nói ông Hiền sai được. Tòa khẳng định đúng rồi thì cơ quan hành chính thực thi thôi. Với tư cách là Uỷ viên thường vụ huyện ủy tôi xin khẳng định không có vấn để tiêu cực ở đây. Nội bộ huyện ủy, UBND, đoàn thể của huyện đoàn kết không có tiêu cực. Không thu hồi đất đó để chuyển sang cho thuê, cho đấu thầu mới là tiêu cực. Người ta sẽ đặt câu hỏi là tại sao một bên xã giao khoán thầu nộp sản cao, một bên lại ăn không mới là tiêu cực. Chỉ có ai sợ mới không dám thu hồi. Còn anh chấp nhận, nói rõ thôi thì cháu đã làm ở đây, công việc đã quen rồi, đã thu được rồi thì dân làng nộp thế nào, cháu nộp thế ấy. Đằng này không muốn xin thuê lại mà lại muốn ăn không thì làm sao có chuyện ấy được. Rõ ràng ở đây đã có thế lực đằng sau nào đó xúi giục, làm hỏng sự nghiệp. Một vấn đề nữa là xung quanh vấn đề thu hồi đất theo qui định Vươn có quyền khiếu nại tố cáo lên cấp trên nhưng ông Vươn không chọn mà đã chọn giải pháp chống người thi hành công vụ là vi phạm cực kỳ nghiêm trọng về luật pháp. Là công dân anh có quyền khiếu nại nếu không thấy thỏa đáng hoặc tố cáo còn có người giải quyết. Tại sao anh lại bắn vào lực lượng cưỡng chế, đây là hành vi manh động, chỉ có bọn lưu manh mới bắn vào người làm nhiệm vụ. Tất nhiên là trong quá trình thu hồi đầm vùng và các bước triển khai cũng có những cái phải rút kinh nghiệm như công tác nắm tình hình, rồi những cái lẽ ra không để xảy ra đến mức độ như thế, cái này cùng là vấn đề đáng tiếc. Thưa các bác, các đồng chí, huyện chúng ta vốn là huyện có phòng trào cách mạng , tiếp nối truyền thống ấy các ủy đảng, tổ chức, ban ngành, đoàn thể, nhân dân …đã nỗ lực phấn đấu để đạt được thành quả như ngày hôm nay vì thế chúng ta không thể dễ gì để bất cứ ai vì mục đích cá nhân làm ảnh hưởng đến phong trào chung của huyện. Qua việc thông tin về vụ cưỡng chế thu hồi đất hết thời hạn của ông Đoàn Văn Vương, đề nghị các cán bộ đảng viên và nhân dân nâng cao nhận thức trách nhiệm, thống nhất về mặt tư tưởng bình tưởng tin tưởng sự lãnh đạo của huyện ủy, sự chỉ đạo điều hành của UBND và cơ quan chức năng giải thích theo thông báo như trên đây. Trất mong các đồng chí là đảng viên của huyện giữ vững lập trường. Chúng tôi cũng rất bức xúc và anh em ở ban đảng thấy trên mạng nói vấn đề đảng bộ huyện Tiên lãng thế này thế kia tôi thấy chạm đến lòng tự ái nên chúng tôi đã có đơn gửi từ Tổng Bí thư trở xuống, phải xem xét thấu đáo trước khi phát ngôn chứ không nhân dân cả nước hiểu sai hết về huyện Tiên Lãng. Kiến nghị với Tổng bí thư và các cấp các ngành phải xem xét thấu đáo và thận trọng…”.
J.B Nguyễn hữu Vinh – Nhân danh ai để dùng quân đội đi cưỡng chế cướp đất của dân?
Trong vụ cưỡng chế đất của ông Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng làm nóng bỏng dư luận cả tháng nay, có một chi tiết làm tôi chú ý là trong số 6 chiến sĩ bị dính đạn hoa cải, có 4 công an và 2 chiến sĩ quân đội. Như vậy, trong vụ này quân đội cùng tham gia cướp đất nhà ông Vươn trái pháp luật?
Vấn đề dùng các lực lượng vũ trang đối đầu với nhân dân đã được đặt ra từ lâu, hầu như những vấn đề đụng chạm giữa chính quyền và nhân dân, tôn giáo như dùng lực lượng vũ trang nhân dân đi chiếm đất cho các đại gia là chuyện thường ngày ở VN. Các Đại gia là những người có lắm tiền, mà lắm tiền ở VN thì cũng có muôn ngàn con đường khác nhau, không thiếu một con đường thành đại gia nhanh nhất là tham nhũng, mà tham nhũng thì chỉ có quan chức, đảng viên mới tham nhũng được mà thôi.
Dự án khu du lịch sinh thái Hòa Xuân, lấy đất Cồn Dầu và lân cận cho Công ty CP Đầu tư Mặt Trời.
Sau khi có tiền thì lập nên công ty Cổ phần nào đó rồi vẽ vời ra dự án, quy hoạch… nhằm chiếm đất dân bán chác kiếm lời để đồng tiền biết sinh lời thành chức tước, thành nhiều thứ có thể thao túng xã hội.
Những cuộc chiếm cướp nhằm đạt mục đích vật chất đã thể hiện đúng tinh thần của chủ nghĩa Mác – Lê “Vật chất có trước, tinh thần có sau” nên nhiều khi bất chấp đạo lý, bất chấp luật pháp và tình người.
Nhưng, trước đến nay, lực lượng vũ trang được sử dụng chủ yếu là công an. Dù vẫn mang tên là “Công an nhân dân” nhưng để xác định lại mục đích, tác dụng và nhiệm vụ của lực lượng này như xưa nay thường được ca ngợi “vì nhân dân quên mình” e rằng đã hết thuốc chữa khi lực lượng công an đã chính thức định nghĩa lại mình bằng câu khẩu hiệu “Còn đảng, còn mình”. Vì thế khi quyền lợi của người dân đối kháng với quyền lợi của đảng, thì đảng huy động công an đến bảo vệ quyền lợi của mình là không lạ.
Còn Quân đội Nhân dân thì sao?
Từ lâu, cũng như muôn vàn khẩu hiệu tốt đẹp đã được đảng, nhà nước, quân đội luôn đưa ra nhiều đến mức từ đứa trẻ trong bụng mẹ tới cụ già sắp xuống lỗ đều được không ít lần nghe và nhớ là “Quân đội ta, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu”.
Qua bao năm chiến tranh, những người con, những người cháu trong các gia đình nông dân Việt Nam lên đường cầm súng chiến đấu với một lý tưởng là bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ nhân dân, trong đó có gia đình, cha mẹ và đất nước mình. Có bao giờ họ nghĩ sẽ có ngày cầm súng bắn vào chính những người nông dân một nắng hai sương kia hay không?
Nay những người lính “từ nhân dân mà ra” lại vác súng đi chiến đấu vì một nhóm lợi ích, quan chức nào đó?
Năm trước, bản tin trên mạng cho biết rằng ở Nam Định: Dùng Quân đội kết hợp Công an đàn áp nhân dân để cướp đất. Ở đó người dân cho biết rằng “Chỉ vì vùng chúng tôi cống hiến nhiều quân nhân, bây giờ số cựu chiến binh rất lớn, họ sẵn sàng đứng lên vạch mặt bọn quan tham cướp đất. Khi họ đứng lên, công an chẳng dám đụng vào. Vì thế, nhà nước đưa quân đội về đây để trấn áp cựu chiến binh đấy”.
Tưởng rằng cũng chỉ có một vụ việc ở Nam Định đó mà thôi.
Thế rồi gần đây, các tỉnh, thành phố đua nhau “diễn tập chống bạo loạn, khủng bố…” mà nội dung là “Theo Báo Phú Thọ, tình huống giả định của diễn tập thực binh chống gây rối an ninh, bạo loạn chính trị là có một nhóm người do bức xúc về công tác đền bù giải phóng mặt bằng đã kéo lên trụ sở UBND tỉnh đưa yêu sách, kiến nghị”.
Ở các cuộc diễn tập đó không chỉ có công an và các lực lượng khác mà có cả lực lượng Quân đội với đầy đủ các quan chức quân đội nhân dân?
Như vậy, chỉ việc người dân được giả định là bức xúc kéo lên UBND Tỉnh đưa yêu sách, kiến nghị… cũng đã có bài bản huy động cả công an và không chỉ công an, còn cả quân đội đến để giải quyết(!).
Và quân đội đã chính thức bước vào “cuộc chiến mới” với nhân dân bị cướp đất bằng những bài học diễn tập thời gian qua?
Thử hỏi, trong các điều lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam có điều nào cho phép dùng lực lượng này đi chiếm cướp đất của nhân dân cho một nhóm người nào đó hay không? Vậy câu nói cửa miệng “đi dân nhớ, ở dân thương” có còn tác dụng, hay chỉ có tác dụng những khi còn cần đến nhân dân?
Khi cưỡng chế đất đai của anh Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng, lực lượng quân đội được điều động đến để bị dính đạn hoa cải. Vậy những người lính hôm đó có biết rằng Đoàn Văn Vươn đã từng là một chiến sĩ, cũng đã từng chiến đấu “vì hạnh phúc của nhân dân” nay về quê bỏ ra bao công sức, xương máu và tính mạng để làm nên cơ nghiệp mà các chiến sĩ này đang vác súng đạn đến để chiếm cướp cho thỏa lòng quan chức nào đó? Họ có nghĩ rằng ngay ngày mai đây thôi, khi hết nhiệm vụ mấy năm, họ cũng có thể là nạn nhân của đội quân hôm nay họ đang ra sức phục vụ bằng tính mạng, xương máu của mình trong những vụ cướp đất khác?
Những hành động đó nhân danh cái gì?
Trong lịch sử đất nước này, may chăng việc dùng quân đội để gây nên những oan trái, đau khổ cho người dân đã được nói đến nhiều trong cuộc Cải cách ruộng đất năm 1954 tại Miền Bắc. Khi đó các đơn vị quân đội được đưa xuống nông thôn để ba cùng và đấu tố địa chủ. Hậu quả là để lại một di sản dân tộc bị tàn phá khủng khiếp về đạo đức, xé tan nông thôn Việt Nam muôn đời sống thân ái hòa bình. Kết thúc là việc xin lỗi công khai của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại sân vận động Hà Nội vì những sai lầm trong cuộc Cải cách ruộng đất đó.
Thế rồi từ đó mà đi, quân đội dần dần được định nghĩa rằng “Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu” có nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ và biên cương của đất nước.
Một quân đội “Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu” nay vác súng bắn vào nhân dân nhằm cướp đất của dân thỏa mãn lòng tham của một nhóm người? Vậy bản chất quân đội này đã thay đổi?
Từ nhỏ, tôi nghe đi nghe lại câu nói mở đầu chương trình phát thanh Quân đội Nhân dân lúc 21h: “Quân đội ta, trung với nước, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành…” Thế rồi bỗng nhiên chừng đâu giữa năm 1980 gì đó, một câu khác được thay thế là: “Quân đội ta, trung với đảng, trung với nước, hiếu với dân…”. Từ đó, quân đội chính thứ đội đảng lên trước đất nước.
Gần đây, tờ Quân đội Nhân dân có một bài báo lý luận rằng, sở dĩ phải trung thành với đảng vì quân đội nhân dân do đảng lập ra trước khi thành lập nước VNDCCH, vậy nên phải trung thành với đảng trước khi trung thành với đất nước. Có lẽ tay bồi bút này mụ mị đầu óc nên không nhớ đến hai chữ Nhân dân ngay đằng sau hai chữ Quân đội nên mới nói mơ hồ đến thế.
Từ rất lâu, chúng tôi vẫn nghe Hoàng Sa đang nằm dưới gót giày xâm lược của bọn bành trướng Trung Quốc. Trường Sa một phần cũng đang nằm trong tay giặc. Nhưng không hề được nghe tin Quân đội Nhân dân Việt Nam “cưỡng chế” bất cứ một tên giặc nào của đất nước. Ngư dân Việt Nam đang ngày đêm bị cấm, bị bắn, bị bắt trên biển của mình bởi tàu lạ, bởi nước lạ… Sao không thấy quân đội nhân dân bảo vệ dân mà cưỡng chế bọn cướp nước và hại dân?
Phải chăng, quân đội nhân dân ngày nay cũng “chỉ biết còn đảng, còn mình”?
Một quân đội được định nghĩa “Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu” thì không thể quay súng bắn vào nhân dân.
Một quân đội được định nghĩa “Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu” thì không thể bỏ măc đời sống người dân cho những tên ngoại xâm bắt nạt và bắn giết họ mà án binh bất động.
Một quân đội được định nghĩa “Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu” thì không thể lấy việc cưỡng đoạt chiếm cướp của dân làm nhiệm vụ.
Một quân đội được định nghĩa “Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu” nếu quay súng bắn vào nhân dân, thì quân đội đó đang đi vào con đường phản bội lại nhân dân và dân tộc mình.
Hà Nội, ngày 3/2/2011
- J.B Nguyễn Hữu Vinh
Vụ Tiên Lãng, Hải Phòng: Chính quyền địa phương đã phá hoại chính sách Nhà nước
REUTERS/Stringer
Thụy My – RFI
Theo luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong vụ ông Đoàn Văn Vươn, việc làm của
chính quyền địa phương huyện Tiên Lãng, Hải Phòng là phi pháp, bất
nhân. Ông cho rằng Hiến pháp cần công nhận quyền sở hữu đất đai của
người dân, để bọn cường hào mới không thể lạm quyền, gây bất công xã
hội, tạo ra những bất ổn định tiềm ẩn về chính trị.
Đã gần một tháng qua, dư luận vẫn còn xôn xao về vụ gia đình ông Đoàn
Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng bị cưỡng chế giao lại khu vực đầm
mà ông đã được giao trong lúc chưa hết thời hạn, nhà cửa và hoa lợi của
trên khu đất này cũng bị phá hủy và cướp bóc. Hiện sáu người trong gia
đình ông đang bị truy tố, riêng ông và người em đang bị tạm giam với tội
danh rất nặng là « giết người », vì đã chống lại đoàn cưỡng chế.
Nhưng vụ Đoàn Văn Vươn cũng đã cho thấy những vấn đề sâu xa, gai góc hơn, như quyền sở hữu đất đai, tình trạng thiếu dân chủ ở một số địa phương… và là dấu hiệu báo động sẽ có nhiều vụ Đoàn Văn Vươn nữa nếu chính quyền không giải quyết đến nơi đến chốn. Đây cũng là ý kiến của luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.
RFI :
Kính chào ông Lê Hiếu Đằng. Thưa ông về vụ ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên
Lãng Hải Phòng, có lẽ thời gian của một cuộc phỏng vấn ngắn như thế này
là quá ít, nhưng ông có thể cho một vài nhận định được không ?
Lê Hiếu Đằng : Gần một tháng nay có thể nói là công luận rất phẫn nộ, bất bình về những việc làm của chính quyền Tiên Lãng, Hải Phòng. Bởi vì ông Vươn là bộ đội xuất ngũ, có học hành đàng hoàng, là kỹ sư nông nghiệp đi khai hoang phục hóa, đáp ứng được một chủ trương của nhà nước là làm giàu một cách chính đáng và phát triển sản xuất.
Thế thì cái việc làm phi pháp, trái luật của Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng Hải Phòng, là một việc làm có thể nói là phá hoại chính sách của nhà nước về vấn đề khuyến khích sản xuất. Đây là một chính sách lớn của nhà nước.Có thể nói đây là những phần tử phá hoại.
Bởi vì nếu ông Vươn làm ăn có hiệu quả, thì dù thời gian cho mượn đất có đến đi chăng nữa – mà các chuyên gia đã chứng minh rằng chưa đến – thì vẫn phải tiếp tục cho ông ta khai thác mảnh đất mà ông đã tự đầu tư biết bao nhiêu công sức và tiền bạc vào đấy. Chính cái việc làm bất nhân của chính quyền Tiên Lãng đã đẩy ông Vươn vào con đường uất ức không thể nào chịu đựng được, vì vậy mới có hành động như chúng ta đã biết.
Chúng ta rất thông cảm, rất hiểu những việc làm đó là vi phạm pháp luật, nhưng những nguyên nhân nào đẩy ông Vươn đến hành động đó ? Chính là những kẻ nằm trong chính quyền huyện Tiên Lãng. Do đó có thể nói đang có làn sóng bất bình, phẫn nộ trong giới trí thức, trong các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi có những vụ việc giải tỏa rồi chiếm đất, cũng cái kiểu như chỗ ông Đoàn Văn Vươn, nhưng người ta kềm chế, không có phản ứng như vậy.
Điều đó nói lên cái gì ? Đó là vụ ông Đoàn Văn Vươn chỉ là một trong những vụ việc hiện nay đang xảy ra trên khắp đất nước Việt Nam.
Nhà nước hay nói là kẻ xấu hay âm mưu diễn biến hòa bình. Nhưng mà riêng bản thân tôi không thấy đâu hết. Chính những kẻ xấu, kẻ phá hoại chính sách là nằm trong Đảng và chính quyền, như ông chủ tịch huyện Tiên Lãng và kể cả chính quyền thành phố Hải Phòng, sau khi vụ việc xảy ra rồi lẽ ra phải điều tra kỹ cái này, lại đứng hùa về phía huyện Tiên Lãng và có những ý kiến bất nhất. Cả một cái hệ thống chính trị, cả một cái tập thể ở Hải Phòng lại chủ trương việc này.
Cái nguy hiểm, cái tính chất nghiêm trọng là ở chỗ đó. Không phải chỉ ở huyện Tiên Lãng mà rõ ràng Hải Phòng từ Ủy ban Nhân dân thành phố đển Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng, và kể cả Mặt trận, các đoàn thể đều đứng về phía chủ trương đàn áp, ức hiếp ông Vươn. Cái cảnh gia đình ông Vươn trong những ngày Tết sống trong một căn lều như vậy, thì ông Lê Đức Tiết là Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn dân chủ pháp luật, thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc đã khuyến cáo rằng nên đi thăm hỏi. Nhưng kể cả Mặt trận và các đoàn thể của Hải Phòng cũng không làm cái động tác đó.
RFI : Theo ông như vậy là chính quyền địa phương đã không làm theo chủ trương của nhà nước ?
Lê Hiếu Đằng : Điều đó nói lên rằng, sau phát biểu của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, và bài viết của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào đầu năm 2012 nói rằng sẽ nghiêm trị tham nhũng, tiêu cực ; thì rõ ràng vụ Tiên Lãng Hải Phòng nó bộc lộ cái mức độ thối nát, mức độ ức hiếp quần chúng rất là nghiêm trọng.
Vì vậy chúng tôi ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng như nhân dân cả nước đang trông chờ sự xử lý nghiêm minh của Đàng và Nhà nước. Và nếu xử lý không nghiêm minh, không đúng mực trước những vi phạm nghiêm trọng của chính quyền huyện Tiên Lãng và Hải Phòng, thì chứng tỏ giữa lời nói với việc làm của các vị lãnh đạo là không đi đôi với nhau. Người dân không còn tin cái lời nói đó nữa, và nghị quyết xây dựng Đảng vừa rồi được Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ tư họp đưa ra, là không có tác dụng gì nữa, nó vô nghĩa !
Nếu mà xử lý không đúng mực thì chúng tôi sẽ có tiếng nói, sẽ có hành động để phản ứng lại. Và công luận trong nước cũng như ở nước ngoài sẽ lên án những việc này. Để trấn an lòng dân, và để tạo được niềm tin trong dân thì chính quyền phải xử lý triệt để đối với những kẻ đã gây ra vụ việc ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, đã bức hiếp ông Vươn và gia đình đi đến cái cảnh phải chống trả lại như vậy, và bây giờ đang ở trong vòng tù tội.
RFI : Phải chăng cái gốc của vấn đề là Luật đất đai chưa dứt khoát, và chính quyền địa phương huyện xã có quyền hành quá lớn, nên có thể tùy tiện lấy đất lại để giao cho những người ăn cánh với mình, và không chỉ ở Tiên Lãng mà thôi ?
Lê Hiếu Đằng : Đúng, vụ này nói lên cái gì ? Đó là vấn đề sở hữu đất đai của người dân mà chúng ta chưa công nhận, là một việc hết sức bất hợp lý, không phù hợp với đạo lý. Bởi vì đất đai là tư liệu sản xuất, tại sao công nhận đối với các nhà công thương ở đô thị, mà đối với nông dân thì lại không công nhận quyền sở hữu ruộng đất ?
Tôi cho đây là một trong những nguyên nhân gây nên những việc lạm quyền của chính quyền các cấp. Và hiện nay có thể nói là nó hình thành một loại cường hào mới ở nông thôn cũng như ở một số vùng, bức hiếp người dân.
Tôi nói ví dụ, ngay ở Thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn, cũng có những vùng trước đây đã nuôi chúng tôi trong thời kỳ kháng chiến. Nhưng mà chính quyền cách mạng về, rồi giải tỏa đền bù với giá rẻ mạt. Người dân phải đi nơi khác ở, đi khỏi cái vùng mà cha ông người ta đã đổ mồ hôi để mà xây dựng nên. Thì chính cái đó đã gây nên bất bình lớn trong dân chúng, mà chúng tôi trước đây ở Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh đã xử lý nhiều vụ việc như vậy.
Ví dụ như Phú Mỹ Hưng chẳng hạn, là một vùng mà bây giờ trở thành một đô thị mà ai cũng khen. Nhưng mà người dân Phú Mỹ Hưng bị giải tỏa sau đó đi đâu, và bây giờ sống như thế nào, chúng ta có biết không ?
Vì vậy mà lần này sửa đổi Hiến pháp, chúng tôi kiên quyết đề nghị là Hiến pháp phải công nhận quyền sở hữu về ruộng đất của người dân. Không nên để cho những tập đoàn lợi ích dựa vào sơ hở của luật pháp, để mua bán rồi đền bù một cách vô tội vạ, móc ngoặc với chính quyền để hưởng lợi ích riêng cho tập đoàn của họ, cho những cá nhân. Điều đó gây nên một sự bất công xã hội hết sức lớn hiện nay, và đã đẩy một số người dân bị mất đất trở thành bần cùng hóa.
Chính những điều đó đã gây bất ổn định về mặt chính trị tiềm ẩn, chứ không phải là kẻ xấu hay là mưu toan diễn biến hòa bình nào cả. Mà chính bản thân bộ máy chính quyền, vì cái lợi ích cá nhân, lợi ích của nhóm nên đã có những việc làm như vậy, đẩy người dân đến chỗ phải chống đối lại. Đó chính là sự bất ổn định về mặt chính trị.
RFI : Thưa ông, dư luận cũng đang rất trông chờ sau khi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã cử một đoàn đại biểu đến tận nơi để tìm hiểu hồi trước Tết. Nhưng thực chất Mặt trận Tổ quốc có tác động được gì không ?
Lê Hiếu Đằng : Lần này tôi rất mừng là Mặt trận Tổ quốc Trung ương, thông qua Hội đồng tư vấn pháp luật đã đi khảo sát, và đã có những ý kiến ban đầu, trong đó lên án việc vi phạm pháp luật của chính quyền Tiên Lãng. Và gần đây có đoàn khảo sát của trung ương đã về Tiên Lãng, tuy chưa có kết luận nhưng cũng cho rằng việc làm của huyện Tiên Lãng là vi phạm pháp luật.
Tôi nghĩ là nếu Mặt trận quyết tâm làm – và để xứng đáng là một tổ chức chính trị đại diện cho các tầng lớp nhân dân, trong đó có các nhân sĩ trí thức, thì Mặt trận phải quyết liệt làm cho ra lẽ vụ này. Phải đứng về phía lợi ích của người dân để bảo vệ cho họ. Như vậy Mặt trận mới có lý do tồn tại.
Chứ còn vụ việc này mà Mặt trận Trung ương không làm, thì người dân sẽ mất lòng tin, xem như Mặt trận chỉ tồn tại một cách hình thức, bởi vì đã không bảo vệ được những quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tư cách là một tổ chức liên minh chính trị, hoàn toàn có quyền đề nghị chính quyền cho gặp ông Vươn. Nhất là phải giám sát điều kiện của ông Vươn ở trong tù như thế nào, có bị nhục hình, bị uy hiếp tinh thần hay không. Một người tuy có những hành động phạm pháp, nhưng trong lúc tòa chưa xử, thì phải được bảo vệ.
Bởi vì chúng ta đã thấy qua thông tin là hàng loạt những vụ công an đánh chết người. Như vậy chúng ta phải ngăn chận tình huống xấu nhất xảy ra cho ông Vươn, bằng cách tiếp cận ông.
RFI : Theo ông nghĩ có nên huy động một lực lượng lớn kể cả quân đội vào vụ này như Tiên Lãng đã làm không ?
Lê Hiếu Đằng : Đây là tranh chấp dân sự, và việc này thật không đáng để huy động một lực lượng hùng hậu như vậy. Mà thiên hạ buồn cười nhất là cái ý kiến của ông Ca, giám đốc công an Hải Phòng, nói đây là một chiến dịch phối hợp đẹp, có thể viết thành chuyện phim.
Để giải tỏa một gia đình người dân như ông Vươn mà chính quyền Hải Phòng lại huy động cả một lực lượng hùng hậu như vậy, làm cho dân người ta thấy rằng có cái gì bất bình thường. Người ta hoàn toàn có thể hoài nghi là có những động lực bên trong, khiến chính quyền Hải Phòng cũng như Tiên Lãng đã xua quân đi giải tỏa, trấn áp một gia đình như vậy.
Đây là một việc làm hết sức – tôi xin nói thẳng – là ngu xuẩn, của một cái chính quyền không kể đến lợi ích của người dân, không kể đến uy tín, thanh danh của chính quyền. Người dân sẽ đánh giá chính quyền đó là như thế nào ? Đó là biện pháp mà gần như trước đây chính quyền thực dân phong kiến dùng để đàn áp nhân dân. Do đó có thể nói hiện nay nhân dân cả nước rất phẫn uất về việc này. Tôi tin rằng sẽ còn nhiều vụ việc như ông Vươn nữa sẽ xảy ra nếu chúng ta không giải quyết êm đẹp.
RFI : Nhưng thời gian cũng đã lâu rồi, cho đến giờ chưa thấy chính quyền trung ương có ý kiến gì cả, liệu đây có là một dấu hiệu xấu không thưa ông ?
Lê Hiếu Đằng : Riêng về chính phủ thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã có ý kiến chỉ đạo là đề nghị chính quyền Hải Phòng phải làm rõ vấn đề này. Người dân đang chờ xem Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, với tư cách là người đứng đầu chính phủ, và đồng thời là đại biểu thuộc đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng, sẽ xử lý vấn đề này như thế nào.
Nhưng rõ ràng là, tuy là đại biểu của dân, nhưng đoàn đại biểu Hải Phòng cho đến nay chưa có ai lên tiếng gì cả. Gần một tháng trời rồi mà sự im lặng đó –như trước đây ông Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh có nói –là một « sự im lặng đáng sợ », và người ta cũng rất ngạc nhiên vì sự im lặng này.
Tôi nghĩ là chính quyền trung ương sẽ có thái độ rõ ràng hơn trong thời gian tới, chứ không thể nào như thế này được, làm cho người dân mất lòng tin.
RFI : RFI Việt ngữ xin chân thành cảm ơn ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn của chúng tôi.
Nhưng vụ Đoàn Văn Vươn cũng đã cho thấy những vấn đề sâu xa, gai góc hơn, như quyền sở hữu đất đai, tình trạng thiếu dân chủ ở một số địa phương… và là dấu hiệu báo động sẽ có nhiều vụ Đoàn Văn Vươn nữa nếu chính quyền không giải quyết đến nơi đến chốn. Đây cũng là ý kiến của luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.
|
Lê Hiếu Đằng : Gần một tháng nay có thể nói là công luận rất phẫn nộ, bất bình về những việc làm của chính quyền Tiên Lãng, Hải Phòng. Bởi vì ông Vươn là bộ đội xuất ngũ, có học hành đàng hoàng, là kỹ sư nông nghiệp đi khai hoang phục hóa, đáp ứng được một chủ trương của nhà nước là làm giàu một cách chính đáng và phát triển sản xuất.
Thế thì cái việc làm phi pháp, trái luật của Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng Hải Phòng, là một việc làm có thể nói là phá hoại chính sách của nhà nước về vấn đề khuyến khích sản xuất. Đây là một chính sách lớn của nhà nước.Có thể nói đây là những phần tử phá hoại.
Bởi vì nếu ông Vươn làm ăn có hiệu quả, thì dù thời gian cho mượn đất có đến đi chăng nữa – mà các chuyên gia đã chứng minh rằng chưa đến – thì vẫn phải tiếp tục cho ông ta khai thác mảnh đất mà ông đã tự đầu tư biết bao nhiêu công sức và tiền bạc vào đấy. Chính cái việc làm bất nhân của chính quyền Tiên Lãng đã đẩy ông Vươn vào con đường uất ức không thể nào chịu đựng được, vì vậy mới có hành động như chúng ta đã biết.
Chúng ta rất thông cảm, rất hiểu những việc làm đó là vi phạm pháp luật, nhưng những nguyên nhân nào đẩy ông Vươn đến hành động đó ? Chính là những kẻ nằm trong chính quyền huyện Tiên Lãng. Do đó có thể nói đang có làn sóng bất bình, phẫn nộ trong giới trí thức, trong các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi có những vụ việc giải tỏa rồi chiếm đất, cũng cái kiểu như chỗ ông Đoàn Văn Vươn, nhưng người ta kềm chế, không có phản ứng như vậy.
Điều đó nói lên cái gì ? Đó là vụ ông Đoàn Văn Vươn chỉ là một trong những vụ việc hiện nay đang xảy ra trên khắp đất nước Việt Nam.
Nhà nước hay nói là kẻ xấu hay âm mưu diễn biến hòa bình. Nhưng mà riêng bản thân tôi không thấy đâu hết. Chính những kẻ xấu, kẻ phá hoại chính sách là nằm trong Đảng và chính quyền, như ông chủ tịch huyện Tiên Lãng và kể cả chính quyền thành phố Hải Phòng, sau khi vụ việc xảy ra rồi lẽ ra phải điều tra kỹ cái này, lại đứng hùa về phía huyện Tiên Lãng và có những ý kiến bất nhất. Cả một cái hệ thống chính trị, cả một cái tập thể ở Hải Phòng lại chủ trương việc này.
Cái nguy hiểm, cái tính chất nghiêm trọng là ở chỗ đó. Không phải chỉ ở huyện Tiên Lãng mà rõ ràng Hải Phòng từ Ủy ban Nhân dân thành phố đển Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng, và kể cả Mặt trận, các đoàn thể đều đứng về phía chủ trương đàn áp, ức hiếp ông Vươn. Cái cảnh gia đình ông Vươn trong những ngày Tết sống trong một căn lều như vậy, thì ông Lê Đức Tiết là Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn dân chủ pháp luật, thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc đã khuyến cáo rằng nên đi thăm hỏi. Nhưng kể cả Mặt trận và các đoàn thể của Hải Phòng cũng không làm cái động tác đó.
RFI : Theo ông như vậy là chính quyền địa phương đã không làm theo chủ trương của nhà nước ?
Lê Hiếu Đằng : Điều đó nói lên rằng, sau phát biểu của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, và bài viết của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào đầu năm 2012 nói rằng sẽ nghiêm trị tham nhũng, tiêu cực ; thì rõ ràng vụ Tiên Lãng Hải Phòng nó bộc lộ cái mức độ thối nát, mức độ ức hiếp quần chúng rất là nghiêm trọng.
Vì vậy chúng tôi ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng như nhân dân cả nước đang trông chờ sự xử lý nghiêm minh của Đàng và Nhà nước. Và nếu xử lý không nghiêm minh, không đúng mực trước những vi phạm nghiêm trọng của chính quyền huyện Tiên Lãng và Hải Phòng, thì chứng tỏ giữa lời nói với việc làm của các vị lãnh đạo là không đi đôi với nhau. Người dân không còn tin cái lời nói đó nữa, và nghị quyết xây dựng Đảng vừa rồi được Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ tư họp đưa ra, là không có tác dụng gì nữa, nó vô nghĩa !
Nếu mà xử lý không đúng mực thì chúng tôi sẽ có tiếng nói, sẽ có hành động để phản ứng lại. Và công luận trong nước cũng như ở nước ngoài sẽ lên án những việc này. Để trấn an lòng dân, và để tạo được niềm tin trong dân thì chính quyền phải xử lý triệt để đối với những kẻ đã gây ra vụ việc ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, đã bức hiếp ông Vươn và gia đình đi đến cái cảnh phải chống trả lại như vậy, và bây giờ đang ở trong vòng tù tội.
RFI : Phải chăng cái gốc của vấn đề là Luật đất đai chưa dứt khoát, và chính quyền địa phương huyện xã có quyền hành quá lớn, nên có thể tùy tiện lấy đất lại để giao cho những người ăn cánh với mình, và không chỉ ở Tiên Lãng mà thôi ?
Lê Hiếu Đằng : Đúng, vụ này nói lên cái gì ? Đó là vấn đề sở hữu đất đai của người dân mà chúng ta chưa công nhận, là một việc hết sức bất hợp lý, không phù hợp với đạo lý. Bởi vì đất đai là tư liệu sản xuất, tại sao công nhận đối với các nhà công thương ở đô thị, mà đối với nông dân thì lại không công nhận quyền sở hữu ruộng đất ?
Tôi cho đây là một trong những nguyên nhân gây nên những việc lạm quyền của chính quyền các cấp. Và hiện nay có thể nói là nó hình thành một loại cường hào mới ở nông thôn cũng như ở một số vùng, bức hiếp người dân.
Tôi nói ví dụ, ngay ở Thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn, cũng có những vùng trước đây đã nuôi chúng tôi trong thời kỳ kháng chiến. Nhưng mà chính quyền cách mạng về, rồi giải tỏa đền bù với giá rẻ mạt. Người dân phải đi nơi khác ở, đi khỏi cái vùng mà cha ông người ta đã đổ mồ hôi để mà xây dựng nên. Thì chính cái đó đã gây nên bất bình lớn trong dân chúng, mà chúng tôi trước đây ở Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh đã xử lý nhiều vụ việc như vậy.
Ví dụ như Phú Mỹ Hưng chẳng hạn, là một vùng mà bây giờ trở thành một đô thị mà ai cũng khen. Nhưng mà người dân Phú Mỹ Hưng bị giải tỏa sau đó đi đâu, và bây giờ sống như thế nào, chúng ta có biết không ?
Vì vậy mà lần này sửa đổi Hiến pháp, chúng tôi kiên quyết đề nghị là Hiến pháp phải công nhận quyền sở hữu về ruộng đất của người dân. Không nên để cho những tập đoàn lợi ích dựa vào sơ hở của luật pháp, để mua bán rồi đền bù một cách vô tội vạ, móc ngoặc với chính quyền để hưởng lợi ích riêng cho tập đoàn của họ, cho những cá nhân. Điều đó gây nên một sự bất công xã hội hết sức lớn hiện nay, và đã đẩy một số người dân bị mất đất trở thành bần cùng hóa.
Chính những điều đó đã gây bất ổn định về mặt chính trị tiềm ẩn, chứ không phải là kẻ xấu hay là mưu toan diễn biến hòa bình nào cả. Mà chính bản thân bộ máy chính quyền, vì cái lợi ích cá nhân, lợi ích của nhóm nên đã có những việc làm như vậy, đẩy người dân đến chỗ phải chống đối lại. Đó chính là sự bất ổn định về mặt chính trị.
RFI : Thưa ông, dư luận cũng đang rất trông chờ sau khi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã cử một đoàn đại biểu đến tận nơi để tìm hiểu hồi trước Tết. Nhưng thực chất Mặt trận Tổ quốc có tác động được gì không ?
Lê Hiếu Đằng : Lần này tôi rất mừng là Mặt trận Tổ quốc Trung ương, thông qua Hội đồng tư vấn pháp luật đã đi khảo sát, và đã có những ý kiến ban đầu, trong đó lên án việc vi phạm pháp luật của chính quyền Tiên Lãng. Và gần đây có đoàn khảo sát của trung ương đã về Tiên Lãng, tuy chưa có kết luận nhưng cũng cho rằng việc làm của huyện Tiên Lãng là vi phạm pháp luật.
Tôi nghĩ là nếu Mặt trận quyết tâm làm – và để xứng đáng là một tổ chức chính trị đại diện cho các tầng lớp nhân dân, trong đó có các nhân sĩ trí thức, thì Mặt trận phải quyết liệt làm cho ra lẽ vụ này. Phải đứng về phía lợi ích của người dân để bảo vệ cho họ. Như vậy Mặt trận mới có lý do tồn tại.
Chứ còn vụ việc này mà Mặt trận Trung ương không làm, thì người dân sẽ mất lòng tin, xem như Mặt trận chỉ tồn tại một cách hình thức, bởi vì đã không bảo vệ được những quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tư cách là một tổ chức liên minh chính trị, hoàn toàn có quyền đề nghị chính quyền cho gặp ông Vươn. Nhất là phải giám sát điều kiện của ông Vươn ở trong tù như thế nào, có bị nhục hình, bị uy hiếp tinh thần hay không. Một người tuy có những hành động phạm pháp, nhưng trong lúc tòa chưa xử, thì phải được bảo vệ.
Bởi vì chúng ta đã thấy qua thông tin là hàng loạt những vụ công an đánh chết người. Như vậy chúng ta phải ngăn chận tình huống xấu nhất xảy ra cho ông Vươn, bằng cách tiếp cận ông.
RFI : Theo ông nghĩ có nên huy động một lực lượng lớn kể cả quân đội vào vụ này như Tiên Lãng đã làm không ?
Lê Hiếu Đằng : Đây là tranh chấp dân sự, và việc này thật không đáng để huy động một lực lượng hùng hậu như vậy. Mà thiên hạ buồn cười nhất là cái ý kiến của ông Ca, giám đốc công an Hải Phòng, nói đây là một chiến dịch phối hợp đẹp, có thể viết thành chuyện phim.
Để giải tỏa một gia đình người dân như ông Vươn mà chính quyền Hải Phòng lại huy động cả một lực lượng hùng hậu như vậy, làm cho dân người ta thấy rằng có cái gì bất bình thường. Người ta hoàn toàn có thể hoài nghi là có những động lực bên trong, khiến chính quyền Hải Phòng cũng như Tiên Lãng đã xua quân đi giải tỏa, trấn áp một gia đình như vậy.
Đây là một việc làm hết sức – tôi xin nói thẳng – là ngu xuẩn, của một cái chính quyền không kể đến lợi ích của người dân, không kể đến uy tín, thanh danh của chính quyền. Người dân sẽ đánh giá chính quyền đó là như thế nào ? Đó là biện pháp mà gần như trước đây chính quyền thực dân phong kiến dùng để đàn áp nhân dân. Do đó có thể nói hiện nay nhân dân cả nước rất phẫn uất về việc này. Tôi tin rằng sẽ còn nhiều vụ việc như ông Vươn nữa sẽ xảy ra nếu chúng ta không giải quyết êm đẹp.
RFI : Nhưng thời gian cũng đã lâu rồi, cho đến giờ chưa thấy chính quyền trung ương có ý kiến gì cả, liệu đây có là một dấu hiệu xấu không thưa ông ?
Lê Hiếu Đằng : Riêng về chính phủ thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã có ý kiến chỉ đạo là đề nghị chính quyền Hải Phòng phải làm rõ vấn đề này. Người dân đang chờ xem Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, với tư cách là người đứng đầu chính phủ, và đồng thời là đại biểu thuộc đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng, sẽ xử lý vấn đề này như thế nào.
Nhưng rõ ràng là, tuy là đại biểu của dân, nhưng đoàn đại biểu Hải Phòng cho đến nay chưa có ai lên tiếng gì cả. Gần một tháng trời rồi mà sự im lặng đó –như trước đây ông Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh có nói –là một « sự im lặng đáng sợ », và người ta cũng rất ngạc nhiên vì sự im lặng này.
Tôi nghĩ là chính quyền trung ương sẽ có thái độ rõ ràng hơn trong thời gian tới, chứ không thể nào như thế này được, làm cho người dân mất lòng tin.
RFI : RFI Việt ngữ xin chân thành cảm ơn ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn của chúng tôi.
Lương Kháu Lão – Vụ Tiên Lãng, mỗi ngày lại lộ diện một nhân vật phản diện mới
Lương Kháu Lão
Giám đốc CA Hải Phòng, Đỗ Hữu CaNhững tưởng vụ Tiên Lãng chỉ
có hai nhân vật phản diện chính là anh em Hiền – Liêm, sau đó là Thoại!
nhưng rồi khi vở chính kịch sang đến hồi hai, đã xuất hiện những nhân
vật phản diện mới.
Hôm qua đọc phát biểu của Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca giải thích về “trận đánh” Đầm Cống Rộc – xin dẫn nguyên văn như sau: “Vụ việc hôm ấy tuy bắt không được đối tượng nhưng mà trấn áp được đối tượng. Phải nói rằng việc hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay. Tôi bảo, không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần này. Một là, anh em cơ động dùng thuyền để tiếp cận là chưa có bao giờ trong giáo án, đã phải dùng thuyền nan để chèo vào, bí mật áp sát mục tiêu đấy. Đánh mũi trực diện nghi binh ra làm sao. Rồi là tác chiến vòng ngoài, vòng trong thế nào. Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách. Tôi nói với các đồng chí Thường trực rằng đây không phải kế hoạch tập trận nhưng đúng là phải rút kinh nghiệm, cái này nó rất là hay, có sự kết hợp giữa địa phương, giữa công an, quân đội, biên phòng rất là đẹp, đâm ra không có gì phải phàn nàn về cái chuyện ấy cả.”, rồi xem ảnh rất mãn nguyện của viên đại tá này thì mới thấy chuyện cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng và sau này ở toàn thành phố Hải Phòng không chỉ có anh em Hiền – Liêm làm đầu trò mà là chủ trương “xuyên suốt” của lãnh đạo thành phố Hải Phòng.
Phát biểu này còn chỉ ra mâu thuẫn của viên đại tá này khi giải thích “chỉ sau khi có nổ súng mới điều lực lượng xuống”. Chả ai tin được điều này cả.
Sau Hiền – Liêm, xuất hiện Đỗ Trung Thoại với phát biểu “nghe hơi nồi chõ” bảo dân bức xúc nên phá nhà anh Vươn. Mà lại đăng đàn trả lời phỏng vấn báo chí cả nước tại Trụ sở Bộ Thông tin truyền thông thì đúng là “ngu lâu khó đào tạo”. Bây giờ khi báo chí đánh cho te tua và chắc vợ con, họ hàng cũng chửi cho thậm tệ mới bộc bạch “tôi rất đau lòng vì bị báo chí hiểu nhầm”. Dù có đính chính rằng tôi nói vậy là do nghe báo cáo của cấp dưới thì vẫn lộ nguyên hình một tên quan liêu hạng nhất. Điều nguy hiểm là Thoại lại được chủ tịch thành phố giao cho nhiệm vụ phải trực tiếp kiểm tra và báo cáo Thường trực để Hải Phòng trả lời công luận và báo cáo Thủ tướng thì khó có thể tin được Thoại sẽ báo cáo sự thật như ông Đinh Đình Phú đã “thưa” với nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu và nguyên Phó ban Kiểm tra Trung ương Đỗ Quốc Hùng.
Mà Thoại nghe ai? Nghe giám đốc công an Đỗ Hữu Ca chứ ai. Ca chả nói: “Tôi nói với các đồng chí Thường trực rằng đây không phải kế hoạch tập trận nhưng đúng là phải rút kinh nghiệm, cái này nó rất là hay, có sự kết hợp giữa địa phương, giữa công an, quân đội, biên phòng rất là đẹp, đâm ra không có gì phải phàn nàn về cái chuyện ấy cả”. Thế thì yên tâm quá rồi, có đồng minh đỡ gánh chịu sào rồi, yên chí lớn rồi, đồng chí Phó chủ tịch có thể rung đùi chỉ đạo thư kí viết báo cáo để trình cấp trên rằng đây là quyết định của tập thể, phát ngôn cũng là đại diện cho tập thể.
Thường trực mà Ca nói ở đây là Thường trực Ủy ban thành phố bao gồm chủ tịch, các Phó chủ tịch, Giám đốc Công an, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự …tức là chỉ thiếu bí thư thành ủy là đủ mặt Thường vụ Thành ủy mà thôi.
Chả nhẽ nghe Ca ca ngợi “chiến công” hiệp đồng tác chiến như thế mà cả tập thể thường trực ngồi im hưởng ứng sao? Không ai dám mở miệng sao? Lãnh đạo Hải Phòng đều quan liêu, tệ hại đến thế sao?
Có thể khẳng đinh được điều đó khi lại nghe chủ tịch Dương Anh Điền hùng hồn nói với công luận “Quan điểm rõ ràng: cứ theo luật mà làm, thượng tôn pháp luật”.
Ông Điền cũng khẳng định, việc cưỡng chế được pháp luật cho phép. Công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, gian khổ. “Sau khi vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng xảy ra, tôi có chỉ đạo UBND các huyện, các xã, khi tiến hành cưỡng chế thì phải làm cẩn thận hơn, nghiêm ngặt hơn, cụ thể hơn và có báo cáo về UBND thành phố”.
Khi cưỡng chế có sử dụng lực lượng thì không những phải báo cáo UBND thành phố mà còn phải báo cáo Thường trực Thành ủy. Phải hết sức thận trọng. UBND huyện Tiên Lãng phải rút kinh nghiệm sâu sắc, phải cẩn thận hơn.
Như vậy đã rõ, chủ trương cưỡng chế và có sử dụng lực lượng hiệp đồng tác chiến “là chủ trương nhất quán của thành phố, chỉ cần rút kinh nghệm”sâu sắc” và “cẩn thận hơn” là có thể yên tâm tiếp tục triển khai. Thế thì Ca mới có thể “viết thành sách” về chiến công này được chứ. Thế thì Hải Phòng sẽ kỉ luật được ai? Sẽ thí con tốt nào để xoa dịu dư luận?
Trở lại phát biểu của nhân vật Đỗ Hữu Ca và hình nhân của ông ta thì dễ sợ thật. Một ngày đẹp trời nào đó, khi muốn hại ai, người ta có thể thò tay vào túi anh rồi móc ra một tép heroin mà họ đã dấu trong lòng bàn tay, sau đó mở cốp xe của anh moi ra mấy tép nữa đã cài sẵn, thế là đủ bằng chứng còng tay anh và kết án tử hình! Quá dễ và quá sợ với những nhân cách như thế được giao giữ gìn trật tự trị an và cầm cân nẩy mực công lí.
Trộm nghĩ nếu có một vở chính kịch nào đó thì khi dựng nhân vật phản diện, đạo diễn mời ông quan này vào vai sẽ không phải hóa trang cả hình thức lẫn nội dung.
Hải Phòng sẽ lộ diện nhân vật phản diện nào nữa đây. Hồi sau sẽ rõ.
Lương Kháu Lão
Hôm qua đọc phát biểu của Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca giải thích về “trận đánh” Đầm Cống Rộc – xin dẫn nguyên văn như sau: “Vụ việc hôm ấy tuy bắt không được đối tượng nhưng mà trấn áp được đối tượng. Phải nói rằng việc hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay. Tôi bảo, không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần này. Một là, anh em cơ động dùng thuyền để tiếp cận là chưa có bao giờ trong giáo án, đã phải dùng thuyền nan để chèo vào, bí mật áp sát mục tiêu đấy. Đánh mũi trực diện nghi binh ra làm sao. Rồi là tác chiến vòng ngoài, vòng trong thế nào. Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách. Tôi nói với các đồng chí Thường trực rằng đây không phải kế hoạch tập trận nhưng đúng là phải rút kinh nghiệm, cái này nó rất là hay, có sự kết hợp giữa địa phương, giữa công an, quân đội, biên phòng rất là đẹp, đâm ra không có gì phải phàn nàn về cái chuyện ấy cả.”, rồi xem ảnh rất mãn nguyện của viên đại tá này thì mới thấy chuyện cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng và sau này ở toàn thành phố Hải Phòng không chỉ có anh em Hiền – Liêm làm đầu trò mà là chủ trương “xuyên suốt” của lãnh đạo thành phố Hải Phòng.
Phát biểu này còn chỉ ra mâu thuẫn của viên đại tá này khi giải thích “chỉ sau khi có nổ súng mới điều lực lượng xuống”. Chả ai tin được điều này cả.
Sau Hiền – Liêm, xuất hiện Đỗ Trung Thoại với phát biểu “nghe hơi nồi chõ” bảo dân bức xúc nên phá nhà anh Vươn. Mà lại đăng đàn trả lời phỏng vấn báo chí cả nước tại Trụ sở Bộ Thông tin truyền thông thì đúng là “ngu lâu khó đào tạo”. Bây giờ khi báo chí đánh cho te tua và chắc vợ con, họ hàng cũng chửi cho thậm tệ mới bộc bạch “tôi rất đau lòng vì bị báo chí hiểu nhầm”. Dù có đính chính rằng tôi nói vậy là do nghe báo cáo của cấp dưới thì vẫn lộ nguyên hình một tên quan liêu hạng nhất. Điều nguy hiểm là Thoại lại được chủ tịch thành phố giao cho nhiệm vụ phải trực tiếp kiểm tra và báo cáo Thường trực để Hải Phòng trả lời công luận và báo cáo Thủ tướng thì khó có thể tin được Thoại sẽ báo cáo sự thật như ông Đinh Đình Phú đã “thưa” với nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu và nguyên Phó ban Kiểm tra Trung ương Đỗ Quốc Hùng.
Mà Thoại nghe ai? Nghe giám đốc công an Đỗ Hữu Ca chứ ai. Ca chả nói: “Tôi nói với các đồng chí Thường trực rằng đây không phải kế hoạch tập trận nhưng đúng là phải rút kinh nghiệm, cái này nó rất là hay, có sự kết hợp giữa địa phương, giữa công an, quân đội, biên phòng rất là đẹp, đâm ra không có gì phải phàn nàn về cái chuyện ấy cả”. Thế thì yên tâm quá rồi, có đồng minh đỡ gánh chịu sào rồi, yên chí lớn rồi, đồng chí Phó chủ tịch có thể rung đùi chỉ đạo thư kí viết báo cáo để trình cấp trên rằng đây là quyết định của tập thể, phát ngôn cũng là đại diện cho tập thể.
Thường trực mà Ca nói ở đây là Thường trực Ủy ban thành phố bao gồm chủ tịch, các Phó chủ tịch, Giám đốc Công an, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự …tức là chỉ thiếu bí thư thành ủy là đủ mặt Thường vụ Thành ủy mà thôi.
Chả nhẽ nghe Ca ca ngợi “chiến công” hiệp đồng tác chiến như thế mà cả tập thể thường trực ngồi im hưởng ứng sao? Không ai dám mở miệng sao? Lãnh đạo Hải Phòng đều quan liêu, tệ hại đến thế sao?
Có thể khẳng đinh được điều đó khi lại nghe chủ tịch Dương Anh Điền hùng hồn nói với công luận “Quan điểm rõ ràng: cứ theo luật mà làm, thượng tôn pháp luật”.
Ông Điền cũng khẳng định, việc cưỡng chế được pháp luật cho phép. Công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, gian khổ. “Sau khi vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng xảy ra, tôi có chỉ đạo UBND các huyện, các xã, khi tiến hành cưỡng chế thì phải làm cẩn thận hơn, nghiêm ngặt hơn, cụ thể hơn và có báo cáo về UBND thành phố”.
Khi cưỡng chế có sử dụng lực lượng thì không những phải báo cáo UBND thành phố mà còn phải báo cáo Thường trực Thành ủy. Phải hết sức thận trọng. UBND huyện Tiên Lãng phải rút kinh nghiệm sâu sắc, phải cẩn thận hơn.
Như vậy đã rõ, chủ trương cưỡng chế và có sử dụng lực lượng hiệp đồng tác chiến “là chủ trương nhất quán của thành phố, chỉ cần rút kinh nghệm”sâu sắc” và “cẩn thận hơn” là có thể yên tâm tiếp tục triển khai. Thế thì Ca mới có thể “viết thành sách” về chiến công này được chứ. Thế thì Hải Phòng sẽ kỉ luật được ai? Sẽ thí con tốt nào để xoa dịu dư luận?
Trở lại phát biểu của nhân vật Đỗ Hữu Ca và hình nhân của ông ta thì dễ sợ thật. Một ngày đẹp trời nào đó, khi muốn hại ai, người ta có thể thò tay vào túi anh rồi móc ra một tép heroin mà họ đã dấu trong lòng bàn tay, sau đó mở cốp xe của anh moi ra mấy tép nữa đã cài sẵn, thế là đủ bằng chứng còng tay anh và kết án tử hình! Quá dễ và quá sợ với những nhân cách như thế được giao giữ gìn trật tự trị an và cầm cân nẩy mực công lí.
Trộm nghĩ nếu có một vở chính kịch nào đó thì khi dựng nhân vật phản diện, đạo diễn mời ông quan này vào vai sẽ không phải hóa trang cả hình thức lẫn nội dung.
Hải Phòng sẽ lộ diện nhân vật phản diện nào nữa đây. Hồi sau sẽ rõ.
Lương Kháu Lão
Vụ Đoàn Văn Vươn:
Ý kiến của một độc giả người Tiên Lãng trên trang BS
Đôi lời: Đây là phản hồi của một độc giả lấy bút danh là “Nông Dân”, đã được BS biên tập, bổ sung ghi chú, hình ảnh đôi chút, xin đăng lên để thêm thông tin về vụ việc thu hút sự quan tâm hiếm có của đồng bào cả nước chỉ trong một thời gian ngắn.NÔNG DÂN
Là người đang sống ở Tiên Lãng, Nông dân tôi cố đưa ra cái nhìn khách quan nhất về sự kiện Đoàn Văn Vươn. Để tránh một phản hồi quá dài, tôi sẽ chia làm ba phần và nhờ AnhBaSam lần lượt gửi cho những ai quan tâm.
Phần 1: Đất và người Tiên Lãng (comment lúc 08:42 ngày 29/01/2012).
Phần 2: Quá trình khai thác bãi bồi ven sông, biển và cái gọi là thu hồi của huyện Tiên Lãng (comment lúc lúc 09:26 ngày 30/1/2012).
Phần 3: “Trấn áp tội phạm”, “Bảo vệ hiện trường” và cách xử lý hậu quả của lãnh đạo Hải Phòng.
PHẦN I-Đất và người Tiên Lãng
Tiên Lãng là một vùng đất nằm ở phía Nam Thành phố biển Hải Phòng. Mảnh đất đầu sóng ngọn gió có từ hơn hai nghìn năm, đã được ghi lại qua nhiều dấu ấn lịch sử văn hoá:
Miếu thờ ba chị em họ Tạ là Tạ Huy Thâu, Tạ Ả Ráng và Tạ Đoan Dung ở xã Tiên Minh. Họ là những người đã tập hợp người dân địa phương thành một đội quân gồm cả nam lẫn nữ rất đông, kéo về Mê Linh tụ nghĩa. Khi khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại họ rút quân về quê tiếp tục kháng chiến, nơi đó là mảnh đất cuối cùng Mã Viện bình định được.
Tiên Lãng là nơi có danh tướng Ngô Lý Tín có công lớn đã làm đến chức Thái phó thời nhà lý, chọn là nơi trở về với đất trời (tại làng Cẩm Khê – Xã Toàn Thắng) đến nay đền thờ Gắm vẫn còn.
Tiên Lãng có ngôi cổ tự được xây dựng từ thời nhà Lý cách đây trên 800 năm. Tại đây đã có rất nhiều các bậc cao Tăng trụ trì và hành đạo, nay được tôn tạo thành chùa Phúc Thắng ở thôn Mỹ Lộc – xã Tiên Thắng.
Tiên Lãng là quê hương của Hộ bộ thượng thư Nhữ Văn Lan *, thân phụ của bà Nhữ Thị Thục một bậc nữ lưu tài hoa, người đã mang tài học về Lý số của mình truyền cho con trai là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm *.
Từ đời nhà Mạc để giúp dân Tiên Lãng chống chọi với bão gió, triều cường vỡ đê, lụt lội, Mạc Đăng Dung đã cho tôn cao một giải đất chạy dài dọc theo sông Thái Bình từ xã Bắc Hưng, vắt qua Tiên Minh, Đoàn Lập tới bến Đò Hàn, để đến hôm nay người dân ở đó còn biết nơi họ đang ở, làng xóm của họ, được xây dựng trên đường nhà Mạc khi xưa. Cách làm này, có phải ngày nay đang được áp dụng với vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Với 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp có bao nhiêu Làng, Xã ở huyện Tiên Lãng được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng? Nó đủ nói lên sự mất mát hy sinh của người dân Tiên Lãng ở thời kỳ này.
Tiên Lãng rất nghèo, bạn có thể gặp trên khắp mọi miền của đất nước, những người xuất thân từ Tiên Lãng đang sinh cơ lập nghiệp. Nhưng chắc chắn sẽ không ai gặp một người Tiên Lãng đang đi ăn mày.
Viết những dòng này Nông dân tôi chỉ muốn nhắc nhỏ những ai đang coi người dân Tiên Lãng nói riêng, người dân Hải Phòng hay người dân cả đất nước Việt Nam chỉ là những đối tượng phải “giáo dưỡng”, “thuần hóa” thì họ đang nhầm.
PHẦN II- Quá trình khai thác bãi bồi ven sông, biển và cái gọi là thu hồi của huyện Tiên Lãng
Vào đầu những năm 80 của thế kỷ 20, phần bãi bồi hàng nghìn ha ở hai cửa sông Thái Bình và Văn Úc và bãi bồi biển Vinh Quang đều để hoang hóa.
Năm 1988 Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đảng CS VN được thực thi, lúc này chức năng kinh tế của hộ nông dân được xác lập trở lại. Nền sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp bắt đầu hình thành và ngày càng phát triển. Đất đai tư liệu sản xuất chủ yếu của người Nông dân được khai thác ngày càng hiệu quả. Ở Tiên Lãng những năm này bắt đầu có nhu cầu khai thác vùng bãi bồi ven sông, ven biển. Đầu tiên là việc chính quyền một số xã, thông qua các hợp tác xã nông nghiệp đã tổ chức đắp đê khoanh vùng tại các bãi triều ven sông, với mục tiêu nuôi trồng thủy sản, nhưng hoàn toàn thất bại, chỉ sau mấy tháng phần đê các hợp tác xã đắp phần lớn bị trôi phẳng.
Cuối những năm 80 đầu những năm 90 do Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, vùng biên giới được thông thương, một số thủy sản trước kia chỉ là sản phẩm phụ nay được giá (ví dụ 1kg cua có thể đổi được 10 kg gạo), vì vậy phong trào đắp đê tạo vùng nuôi trồng thủy sản bắt đầu phát triển. Ban đầu một số hộ dân ký hợp đồng trực tiếp với chính quyền các xã, hoặc các hợp tác xã nông nghiệp, họ hoàn toàn không có sự hỗ trợ tài chính nào từ chính quyền, vì vậy đòi hỏi họ phải có chút ít tiềm lực, đặc biệt phải có nhiều nhân lực (như gia đình Đoàn Văn Vươn có tới 7 anh chị em).
Khi luật đất đai năm 1993 có hiệu lực, chính quyền huyện bắt đầu phải giao đất cho các chủ đầm theo luật định và mặc nhiên quyền quản lý các đầm trên các vùng bãi bồi thuộc thẩm quyền của huyện. Việc này giúp các chủ đầm yên tâm hơn trong việc đầu tư và có thể dùng giấy quyền sử dụng đất thế chấp vay vốn từ các tổ chức tín dụng. Kết quả phong trào khai thác các bãi bồi ven sông, cửa biển phát triển rất mạnh. Từ đó đã hình thành sự liên kết của các chủ đầm, để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.
Việc giao đất theo thời gian ngẫu hứng là cách nghĩ của các quan huyện “tao không làm được, nhưng “tao biết”, giao cho chúng mày từng đó năm là có lãi rồi“. Điều này có phạm luật hay không xin nhường cho các cơ quan hữu quan “đối chất”. Còn việc nói khi giao đất, các chủ đầm có hợp đồng với huyện, khi hết hạn bị thu hồi không đòi hỏi phải bồi hoàn tài sản, là phát ngôn láo toét.
Trở lại trường hợp thu hồi đầm của Đoàn Văn Vươn và một số chủ đầm khác ở Tiên Lãng đợt này. Huyện đã giao quyết định thu hồi cho các chủ đầm nhưng đều bị các chủ đầm phản đối mạnh mẽ, vì tính phi lý của nó, vì tấm gương của chủ đầm Thảo (tôi quên mất họ) * với 70 ha bãi bồi ở xã Tiên Thắng, đã bị chính quyền huyện thu hồi và hành xử như thế nào (điều này phải hỏi nguyên lãnh đạo Lưu Quang Yên sẽ rõ!). Mâu thuẫn hai bên ở thời điểm này đã mang tính đối kháng.
Tưởng ý mình có thế bưng bít và đứng trên pháp luật, dân là đối tượng không cần quan tâm, Lê Văn Hiền và một số lãnh đạo huyện Tiên Lãng vẫn quyết định thực hiện cưỡng chế và chọn gia đình Đoàn Văn Vươn là điểm bắt đầu với các toan tính:
– Thứ nhất:
anh em Đoàn Văn Vươn là những người hiền nhất trong các chủ đầm của
huyện, lại theo công giáo và rất tôn trong pháp luật sẽ không dám chống
đối những người được coi là “thi hành công vụ”.
- Thứ hai:
anh em Đoàn Văn Vươn đang sử dụng đầm trên 40 ha tại xã Vinh Quang nơi
có Lê Văn Liêm làm chủ tịch xã, Vươn lại là người xã khác. Hai điều này
có thể thuận lợi, để tạo được sự đồng thuận trong cán bộ và nhân dân xã.
- Thứ ba: các chủ mới đã thỏa thuận xong, giao kèo ngầm đã được ký kết. chỉ còn đợi ra “công khai” đấu thầu.
Có thể nói chính quyền huyện Tiên Lãng
đã tính toán rất kỹ, nên mới hơn 7 giờ sáng khi chủ đầm Đoàn Văn Vươn
còn đang to tiếng với các cán bộ xã, huyện tại UBND xã Vinh Quang, thì
trước đó một mũi khác của đoàn cưỡng chế đã bắt đầu xuống đầm và pháo
phát nổ, súng phát hỏa xảy ra ở thời điểm này.Rất nhiều khả năng dù đoàn “cưỡng chế” có vào khu đầm bình thường, thì gia đình Đoàn Văn Vươn vẫn có người bị bắt vì một lý do theo kịch bản đã có sẵn.
Điều này căn cứ vào câu nói của một lãnh đạo tham gia đoàn cưỡng chế “hỏng mất kế hoạch, nhưng gia đình nó bị bắt hết cũng đủ răn đe rồi”.
Vì vụ án còn trong quá trình điều tra Nông dân tôi chỉ xin thông tin như vậy (việc lộ bí mật trong quá trình điều tra, pháp luật đã ngăn cấm).
Thông tin thêm: bí thư huyện ủy Tiên Lãng hiện nay là đồng chí Bùi Thế Nghĩa nguyên là sinh viên khoa văn đại học Tổng Hợp, chưa biết có mê “Kiều “ hay không, nhưng rất thích bàn văn và bình thơ. Đồng chí chủ tịch Lê Văn Hiền mới hơn ba năm nhận nhiệm vụ đã luôn có được “ủng hộ” và “thống nhất” của các cán bộ, ban ngành trong huyện ở rất nhiều công việc.
Luật đất đai ảnh hưởng nhiều nhất tới hơn 70% dân số là Nông dân chúng tôi. Trước khi ban hành các bác cũng nên hỏi chúng tôi một tiếng! Đừng để xảy ra sai phạm quá trầm trọng, các bác mới tìm nhau “đối chất “ thì khó cho Nông dân lắm lắm.
PHẦN III- “Trấn áp tội phạm”, “Bảo vệ hiện trường” và cách xử lý hậu quả của lãnh đạo Hải Phòng
Việc cưỡng chế khu đầm Đoàn Văn Vươn chỉ là một vụ cưỡng hành chính. Có sự tham gia của các phòng ban chức năng, dân, chính, đảng tất nhiên có lực lượng công an. Nhiệm vụ chính của Công an là để giữ gìn trật tự đảm bảo cho hoạt động cưỡng chế diễn an toàn ra đúng pháp luật. Công an chỉ xử lý những hành vi quá kích cản trở những người đang làm công tác cưỡng chế.
Công an Tiên Lãng chưa thực hiện đúng chức năng khi tham gia cưỡng chế, bỏ mặt các tổ công tác và giữ gìn trận tự an toàn trên đê, lại xông thẳng xuống đầm. Hình ảnh này tạo cho Đoàn Văn Quý có cảm giác như đang bị truy đuổi, không làm chủ được bản thân, dẫn đến nổ súng và hậu quả đáng tiếc 6 cán bộ chiến sĩ của lực lượng của huyện đã bị thương.
Vụ việc lúc này đã thực sự trở nên nghiêm trọng, đối tượng đang là chủ sử dụng đầm bị cưỡng chế phút chốc trở thành tội phạm sử dụng vũ khí nóng chống người thi hành “công vụ”. Tin tức được truyền đi chắc chắn nó đã được đồn thổi. Đây là lúc cần bản lĩnh và sự trải nghiệm ở người đứng đầu lực lượng công an thành phố.
Việc điều lực lượng bổ sung xuống hiện trường để trấn áp “tội phạm” là cần thiết. Nhưng vừa nhận tin dồn dập về thương vong, về hiện trường, lại phải tập hợp các đồng chí trong ban giám đốc và các phòng ban chức năng, rồi còn phải báo cáo xin chỉ thị của cơ quan cấp trên, không biết các “bộ não” đang sử dụng con chíp được lắp từ thế kỷ trước có xử lý kịp không? (câu hỏi này là của cháu tôi).
Tới nửa buổi sáng các lãnh đạo công an thành phố lần lượt xuất hiện cùng với lực lượng hùng hậu, xe lớn, xe nhỏ và các thiết bị mà Nông dân chúng tôi chưa bao giờ được mục kích. Phần lớn lãnh đạo chưa đặt chân đến Cống Rộc, làm sao hiểu hết thực địa đầm và con người của Đoàn Văn Vươn.
Thế là lại nghe báo cáo, lại hội ý, xin ý kiến, vác loa kêu gọi, yêu cầu đối tượng bỏ vũ khí đầu hàng, triển khai lực lượng nhích dần từng bước, thậm thà thậm thụt, áp sát mục tiêu và đinh linh là ở đó có ba đối tượng nam và một đối tượng nữ đang cố thủ! Ai đã biết những người trong gia đình Đoàn Văn Vươn đều hiểu, họ sẽ hoảng hốt mà bỏ chạy, ngay khi nhìn thấy họ đã dùng súng làm bị thương một số người.
Đại tá Ca bắt đầu làm thất vọng rất đông người dân ở đó, khi cho phép nã đạn vào ngôi nhà đang có nghi can ẩn lấp. Càng thất vọng hơn khi người dân chứng kiến cảnh bắt, đánh đập đàn bà và trẻ con trước mặt mọi người. Ngay cả các đồng chí là sỹ quan mà vẫn không can ngăn (không hiểu người dân cả nước sẽ nghĩ gì khi họ được mục kích những cảnh này).
Nói về hiện trường, Giám đốc Ca là người mặc áo chống đạn cầm loa chỉ đạo “tác chiến” trực tiếp và là những người đầu tiên tiếp cận hiện trường. Phải biết hơn ai hết, đấy không phải là nơi có hầm ngầm, bong ke cố thủ mà là nơi sống của một gia đình lao động với quần áo, chăn màn, gường chiếu bàn tờ tổ tiên… (chắc chắc đại tá Ca hiện nay cũng có các bức ảnh đẩy đủ nội thất căn nhà, sau khi lực lượng công an đã làm chủ ).
Còn những cái thu được tại hiện trường, ngoài bọc ni lông gói thuốc nhồi đạn hoa cải có thể coi là bất thường, còn những vật khác như hai bình ga, mấy con dao phay, vài tuýp sắt, cái bình ăc quy, cuộn dân điện, cả cái ống nhòm nếu được coi là vũ khí gây án nguy hiểm, thì người dân Việt Nam phải dùng đồ vật bằng gỗ, hay quay lại thời kỳ đồ đá cho an toàn!
Đoàn Văn Quý chỉ có nguyện vọng là được ra đầu thú ở Công an thành phố, xem ra chưa hợp lý lắm. Hơn 20 ngày mà lực lượng Công an thành phố còn chưa tìm ra được ai là chủ nhân cái máy ủi to như con voi đã ủi nhà Đoàn Văn Quý, thì làm sao có đủ năng lực tìm ra nơi đã bán hai bình ga (là đại lý hay bãi sắt vụn), hay như đối tượng đã mua xăng ở đâu để tẩm bao nhiêu rơm đang phơi trải dọc một đường dài từ ngoài vào nhà. Không biết khi Bộ vào, có tìm ra không nhỉ?
Qua những lời trả lời báo trí một, vài ngày sau đó, Nông dân tôi cho rằng lúc đó đại tá Ca đang thăng hoa với thắng lợi về một trận đánh “đẹp”, vượt qua những tình thế chưa bao giờ có trong “giáo án” . Chắc chắn những báo cáo đầu tiên với các cơ quan cấp trên, là những đánh giá đủ làm an lòng cấp trên về cách thức xử lý của Công an thành phố.
Nhưng với những người dân Tiên Lãng đây là một một chấn động mạnh mẽ, vượt lên trên sợ hãi là tình làng nghĩa xóm, là nỗi lo cho họ hàng, anh em, bè bạn đang sinh sống ở Hùng Thắng, Vinh Quang (có ai bị đánh không, có ai bị bắt không, có ai hệ lụy gì không?). Càng tìm hiểu họ càng kinh hoàng hơn với cách ứng xử của công an và quan chức địa phương nơi đây. Có lẽ ngay lúc đó Lê Văn Hiền và lãnh đạo huyện Tiên Lãng đã hiểu dư luận quần chúng nhân dân trong huyện đang không ủng hộ họ.
Cùng chung các tâm trạng với người dân là các nhà báo, nhưng họ nhạy cảm hơn. Họ đã cảm giác được những bất thường trong các câu trả lời quanh co của quan chức huyện, của các quan chức thành phố trong các cuộc họp báo vội vàng.
Khi lãnh đạo thành phố nhận ra sự phức tạp của sự việc, thay cho việc nhìn thẳng vào sự thật để có những ứng xử thích hợp, họ chọn giải pháp bưng bít thông tin, đưa ra những lời ngụy biện dối trá. Bằng chứng là thông qua việc gặp gỡ các cơ quan thông tin, báo chí địa phương của bí thư Thàng ủy chiều 19/1/2012, và trả lời báo trí tại Hà Nội ngày 17/1/2012 của phó chủ tịch thành phố, phát ngôn của giám đốc công an trên truyền hình Hải Phòng cùng ngày.
“Đường đi hay tối, nói dối hay cùng”. Tại sao đến nay có người còn không hiểu trong thời đại công nghệ này, người dân cũng có thể sử dụng các thiết bị hiện đại, để tự bảo vệ mình. Chính sự tráo trở, lừa đảo của các quan tham đã dạy cho họ phải làm như vậy.
Khi xem các bản tin thời sự được phát tối ngày 5/1/2012, Nông dân tôi phải ngả mũ “kính phục” khả năng “tưởng tượng” của những lời bình được phát đi khi ấy! Ôi! cái mồm đẹp, sao lại văng ra được những điều điêu ngoa đến thế.
Bổ sung (sáng 4/2/2012):
Trong một comment Nông dân được ABS tấn phong là thổ công của huyện Tiên Lãng, hôm nay xin nêu ý kiến nhỏ liên quan tới Đất.
Đúng là đất trong khu đầm của Đoàn Văn Vươn tại thời điểm HIỆN NAY là đất nông nghiệp. Nhưng khi nghe “đối chất” của nguyên chủ tịch huyện Lưu Quang Yên và GS Đặng Hùng Võ trên đài tiếng nói VN, Nông dân tôi thiển nghĩ.
– Đặc điểm
bãi bồi cửa sông, ven biển Tiên Lãng; khi triều cường là một BIỂN NƯỚC
với lơ thơ vài ngọn cây sú vẹt, lúc triều rút là BÃI PHÙ SA NON mênh
mông, dưới gốc các cây sú vẹt có chăng là một vài đụm cỏ, hay số cụm cây
muống biển. Khi đó các bác đưa nó vào đất loại gì?
- Chi phí đắp
và giữ được đê bao và cống điều tiết nước cho 10 đến 15ha, gần bằng
phần đầu tư cho một khu đầm 40 – 50ha trên vùng bãi triều lúc này, vậy
các bác có định phân hạn mức không?
- Nếu hình
thành được bờ ĐÊ BAO, có cống để điều tiết nước, lượng phù sa trong khu
vực sẽ được đông kết và bồi đắp rất nhanh. Chỉ cần 3 đến 5 năm sau một
khu đầm nuôi trồng thủy sản được hình thành, lúc này nó trở thành đất
nông nghiệp chưa?
Khu đầm Đoàn Văn Vươn và phần đông của
các hộ nuôi trồng thủy sản khác ở huyện Tiên Lãng 20 năm lại đây nó đã
trải qua sự trở mình như thế. Công lao ấy là của các hộ nông dân này.
Các thành phần kinh tế khác có tham gia không? Xin thưa là có, nhưng nó
đều phá sản hoặc sắp phá sản như dự án của tổng đội thanh niên xung
phong Hải Phòng hoặc khu Nuôi trồng thủy sản Việt Mỹ ở xã Tiên Hưng. Mỗi
nơi cũng kịp giải ngân vài chục tỷ!Tại sao lãnh đạo Hải Phòng và huyện Tiên Lãng khi thu hồi không bồi hoàn? Họ vin vào việc các hộ khi nhận quyết định giao đất, đã biết điều khoản như thế. Cộng thêm “ưu tiên” 7 năm các chủ đầm không phải đóng khoản nào.
Xin thưa, người nông dân không phải là nhà kinh tế, họ chỉ có tình yêu đất (họ đau khổ khi nhìn thấy vùng đất mình có thể khai thác được, mà bị bỏ hoang).
Huyện cũng không ban ơn cho các chủ đầm 7 năm không phải đóng thuế vì điều này được ghi trong luật thuế của nhà nước “Miễn thuế khoai hoang dùng vào sản xuất …. Riêng đối với đất khai hoang ở miền núi, đầm lầy và lấn biển : 7 năm“.
Khi các đầm được ổn định đi vào khai thác, cả chủ đầm và quan chức chính quyền huyện đều giật mình.
Các chủ đầm thấy thời gian giao đất của mình sắp hết. Cộng chi phí đắp, bồi trúc đê hàng năm và các chi phí tạo lập cơ sở hạ tầng quá lớn. Khi không phải đối phó với sóng biển thì sóng “Nợ” sẽ đổ ập xuống gia đình họ.
Các quan không làm nhưng tiếc của trời. Vì nếu tính theo mức thuế của đất nông nghiệp tối đa không quá 2 triệu VND (theo hạng đất này), thế thì là quá thấp nếu tính theo thu nhập từ nguồn lợi thủy sản? Nếu đem ra đấu thầu sẽ có khoản thu lớn cho cả ngân sách và cho cả các túi quan. Họ cố quên rằng cái tiền ấy là tài sản của các chủ đầm cũ.
Cách đây hơn 10 năm người viết phản hồi (bài) này đã từng chỉ ra cái phi lý cho phòng Nông nghiệp và phó chủ tịch huyện lúc đó là ông Vũ Minh Đức. Với quan điểm “Các anh phải biết, từ bãi bồi trở thành khu đầm nuôi trông thủy sản hoặc đất trồng trọt không phải là quá trình tự nhiên. Khi các anh thu phải trả cho các chủ đầm tiền tạo lập đê và tiền đầu tư vào cơ sở hạ tầng đúng theo thực tế và luận chứng kinh tế mà các anh đã duyệt. Tất nhiên phải trừ đi các khoản hỗ trợ của nhà nước (nếu có )”. Ngay lúc đó Nông dân tôi đã biết, mình đã nói với hai đầu gối.
Các phát biểu khác của nguyên, đang là lãnh đạo huyên Tiên Lãng tôi xin bình luận sau.
—
* bổ sung: - Nhữ Văn Lan (Wikipedia). – Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (Wikipedia). - Ông Lê Đình Thảo, mời đọc chi tiết bài trên Tuổi trẻ hôm nay: Vụ Tiên Lãng: Lãnh đạo Hải Phòng gặp dân.
Hình: 1- Xã Vinh Quang; 2- Huyện Tiên Lãng (chụp trên bản đồ trực tuyến); 3- Bức hình được cho là có đại tá Ca đang cầm loa chỉ huy lực lượng công an cưỡng chế.
CÒN ĐÂY LÀ LŨ KỀN KỀN ĐANG RÊN XIẾT:
Cổng thông tin Điện tử huyện Tiên Lãng
Những thông tin ít được nhắc đến chung quanh vụ án giết người, chống người thi hành công vụ tại Tiên Lãng
Thời gian: 04/02/2012 – 09:14Sau khi vụ án giết người và chống người thi hành công vụ xảy ra tại cuộc cưỡng chế thu hồi đất nuôi trồng thủy sản ở xã Vinh Quang (huyện Tiên Lãng)ngày 5-1-2012 vừa qua, các ban, ngành trung ương và thành phố đang khẩn trương tiến hành kiểm tra, rà soát, để kết luận làm rõ việc giao đất, thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng đối với hộ ông Đoàn Văn Vươn. Hiện có nhiều thông tin khác nhau liên quan đến vụ việc, cũng như bản thân Đoàn Văn Vươn, để bạn đọc có thêm thông tin khách quan và toàn diện, nhóm phóng viên Báo Hải Phòng cung cấp thêm một số thông tin liên quan còn ít được nhắc đến..
Từ lấn đất, phá rừng phòng hộ…
Tiên Lãng là huyện ven biển, chung quanhcó sông bao bọc nên có lợi thế rất lớn và thường xuyên được mở rộng diện tích, đất bãi bồi ven sông, ven biển ngoài đê quốc gia và chưa xác định mục đích sử dụng đất. Trước năm 1987, phần lớn diện tích đất nói trên chưa được khai thác,quản lý chặt chẽ, chủ yếu do nhân dân khu vực ven biển khai thác ngư lợi tựnhiên. Sau năm 1987, khi triển khai thực hiện Luật Đất đai, phần diện tích đất này mới dần được đưa vào quản lý sử dụng.
Từ năm 1992 đến năm 1997, UBND huyện Tiên Lãng ban hành quyết định giao đất có thời hạn cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, trong đó, có gia đình ông Đoàn Văn Vươn.Trong các quyết định giao đất ghi rõ thời hạn sử dụng đất và nêu rõ hết thời hạn sử dụng đất chủ sử dụng đất phải giao trả lại đất để Nhà nước quản lý. UBND huyện sẽ ban hành quyết định thu hồi đất đối với các trường hợp hết thời hạn sử dụng ghi trong quyết định để tiếp tục cho thuê đất theo quy định trên cơ sở nhu cầu xin thuê đất và khả năng đầu tư hiệu quả. Đến nay, có 219 hộ chấp hành việc giao lại diện tích đất khi hết hạn hợp đồng và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước.
Đối với trường hợp hộ ông Đoàn Văn Vươn,
ngày 4-10-1993, UBND huyện Tiên Lãng ban hành quyết định giao cho Đoàn
Văn Vươn (đăng ký hộ khẩu thường trú tại thôn Thúy Nẻo, xã Bắc Hưng,
huyện Tiên Lãng) diện tích 21 ha đất bãi bồi ven biển khu vực nam cống
Rộc, xã Vinh Quang, sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, thời hạn
sử dụng 14 năm tính từ ngày ban hành quyết định giao đất. Tuy nhiên, sau
khi được giao 21 ha, Đoàn Văn Vươn tự ý đắp bờ bao vượt quá diện tích
được giao 19,3 ha. Ngày 9-4-1997,UBND huyện Tiên Lãng quyết định xử phạt
hành chính việc lấn chiếm đất đai của ông Vươn với số tiền 1 triệu đồng.
Ông Phạm Văn Bìa (ngoài cùng bên ph) trên diện tích 6 ha thuê lại của Đoàn Văn Vươn tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng
.
Trong văn bản xin giao đất bổ sung
ngày2-3-1997 gửi UBND huyện Tiên Lãng, Đoàn Văn Vươn thừa nhận đã bao
vùng vượt diện tích 23 ha (sau đó UBND huyện thẩm tra lại là 19,3 ha);
xin hứa nếu được tạo điều kiện cấp bổ sung diện tích, sẽ hoàn thành tốt
nghĩa vụ. Trên cơ sở này, sau khi các cơ quan chuyên môn của huyện thẩm
tra hiện trạng sử dụng đất, UBND huyện Tiên Lãng ban hành quyết định
giao bổ sung cho Đoàn Văn Vươn 19,3 ha. Như vậy, Đoàn Văn Vươn được UBND
huyện Tiên Lãng giao tổng số 40,3 ha đất để nuôi trồng thủy sản.
Mặc dù được tạo điều kiện như vậy, nhưng
trong quá trình tiến hành vây đắp bờ và khai thác đầm, Đoàn Văn Vươn
nhiều lần chặt phá rừng phòng hộ và bị Ban quản lý dự án Vinh Quang 2
nhiều lần lập biên bản, ra thông báo yêu cầu dừng chặt, phá rừng. Trước
đó, UBND xã Vinh Quang nhiều lần trực tiếp nhắc nhở, nhưng Vươn vẫn cố
tình chặt phá. Đến ngày 28-11-2001, Đoàn Văn Vươn chặt phá tổng cộng 27
ha. Trước việc Đoàn Văn Vươn cố tình chặt phá rừng phòng hộ, Phòng Nông
nghiệp huyện Tiên Lãng thống nhất với UBND xã Vinh Quang mời Chi cục
Kiểm lâm thành phố về kiểm tra lại toàn bộ số cây Đoàn Văn Vươn đã chặt
phá; đồng thời, đề nghị UBND huyện Tiên Lãng thu hồi và quản lý phương
tiện đắp đầm nếu vẫn tiếp tục vi phạm.
Theo biên bản làm việc ngày 22-12-2001,giữa UBND xã Vinh Quang và chủ sử dụng đầm nuôi trồng thủy sản Đoàn Văn Vươn:Năm 1993, trong khi rừng bên ngoài đầm đang phát triển tốt, thì ông Vươn tự ý phá rừng phòng hộ bên trong khu vực đất được giao. Việc phá rừng phòng hộ của ông Vươn gây bất bình trong dư luận nhân dân địa phương, gây nguy hại đến đê biển quốc gia. Ngày 7-3-2002, UBND huyện Tiên Lãng ra quyết định xử phạt hành chính 10 triệu đồng đối với ông Vươn về hành vi gây thiệt hại rừng phòng hộ trên diện tích được giao và bồi thường 5 triệu đồng chi phí trồng lại rừng.
Cũng theo thông tin Báo Hải Phòng có được, trước đây toàn bộ khu vực phía ngoài Cống Rộc, thuộc địa bàn xã Vinh Quang hoàn toàn là lau sậy. Để có cơ sở hạ tầng như ngày hôm nay, thành phố, huyện đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào 3 dự án lớn, gồm: dự án Vinh Quang, dự án trồng rừng ngập mặn của tổ chức phi chính phủ Nhật Bản và dự án của Tổng đội TNXP. Trong đó, có đường công vụ khu vực từ cống Rộc chạy thẳng ra ngoài biển. Như vậy, Đoàn Văn Vươn chỉ đầu tư một phần kinh phí rất nhỏ xây dựng kết cấu hạ tầng, nhưng lại hưởng lợi rất nhiều từ các dự án (khu đầm của Vươn được tuyến đê biển quốc gia và đường công vụ bảo vệ gần như toàn bộ). Bên cạnh đó, theo số liệu lưu trữ tại Chi cục Thuế huyện Tiên Lãng, những năm từ 1993 đến 1999 theo chính sách của Nhà nước quy định vùng lấn biển được miễn thuế 7 năm nên hộ ông Vươn không phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
Không những thế, Đoàn Văn Vươn còn tự ý cho người khác thuê lại một phần diện tích đầm, để hưởng lợi lớn. Ông Phạm Văn Bìa, ở thôn Chùa dưới, xã Vinh Quang (huyện Tiên Lãng) cho biết, từ năm 2008, ông thuê lại gần 6 ha đầm của Đoàn Văn Vươn thời hạn 7 năm, với giá 5 triệu đồng/ha/năm. Như vậy, riêng số tiền cho thuê đầm trái pháp luật, hằng năm ông Vươn hưởng lợi 30 triệu đồng, nhưng không chịu thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác. Như vậy, Đoàn Văn Vươn không phải “người hùng” lấn biển. Hơn thế, còn mà liên tục vi phạm quy định pháp luật đất đai. Những năm tiếp theo, thực hiện các quy định pháp luật và chính sách thuế, UBND huyện Tiên Lãng ban hành các quyết định giao chỉ tiêu thu thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với các hộ trên toàn bộ diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản ven sông, biển. Cụ thể, từ năm 2000 đến 2007, hộ ông Vươn phải nộp hơn 58 triệu đồng, tuy nhiên, Đoàn Văn Vươn chỉ nộp hơn 48 triệu đồng, còn nợ hơn 10 triệu đồng. Chi cục Thuế Tiên Lãng, UBND xã Vinh Quang có thông báo yêu cầu nộp thuế, nhưng Đoàn Văn Vươn không nộp. Từ năm 2007 đến thời điểm cưỡng chế thu hồi đất, Đoàn Văn Vươn vẫn tiếp tục chây ỳ nghĩa vụ nộp thuế. Trong khi đó, UBND huyện Tiên Lãng cho biết, theo quy định của Nhà nước, mỗi ha đất mặt nước nuôi trồng thủy sản ở xã Vinh Quang được cho thuê với mức giá thấp nhất là 2,5 triệu đồng/năm. Như vậy, với hơn 40 ha đầm, từ năm 2007 đến nay,mỗi năm ông Vươn phải thực hiện nghĩa vụ tài chính ít nhất là 100 triệu đồng.
…đến nổ mìn, bắn người thi hành công vụ
Như Báo Hải Phòng số ra ngày 6-1 đưa tin:Sau 8 lần hòa giải không thành công, sáng 5-1, đoàn công tác của huyện Tiên Lãng tiến hành cưỡng chế thu hồi diện tích đất đầm nuôi trồng thuỷ sản tại khu Cống Rộc, xã Vinh Quang (huyện Tiên Lãng) đối với Đoàn Văn Vươn do hết thời hạn giao vào năm 2007. Khi đoàn công tác đến gần chòi trông cá để tiếp tục vận động, thuyết phục, thì Đoàn Văn Vươn cùng đồng bọn cho nổ mìn, sau đó dùng súng hoa cải bắn 7 người bị thương. Trước tình hình nghiêm trọng, Công an thành phố điều lực lượng truy bắt tội phạm và lập lại trật tự trị an địa bàn. Đến 12 giờ cùng ngày, lực lượng chức năng tiếp cận được chòi trông đầm của Vươn nhưng các đối tượng lợi dụng đoàn công tác của huyện Tiên Lãng đưa người bị thương đi cấp cứu, đã bỏ trốn. Ngày 6-1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố khởi tố vụ án giết người và chống người thi hành công vụ, truy bắt các đối tượng gây án. Như vậy, lực lượng Công an thành phố chỉ tham gia truy bắt tội phạm đặc biệt nguy hiểm, sử dụng vũ khí chống lại người thi hành công vụ, chứ không tham gia việc cưỡng chế thu hồi đất như một số người lầm tưởng.
Trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012vừa qua, gia đình Thương (vợ Vươn), Hiền (vợ Quý) dựng lều tại đầm cá, nhưng chiều 2-2, phóng viên Báo Hải Phòng cùng các đồng nghiệp về thôn Thúy Nẻo, xã Bắc Hưng (huyện Tiên Lãng)- nơi ông Vươn đăng ký hộ khẩu thường trú và sinh sống trong ngôi nhà 2 tầng, nằm trên diện tích 1157m2 do gia đình để lại – được hàng xóm của ông Vươn cho biết, ông Vươn đã được UBND xã Bắc Hưng giao đất sản xuất nông nghiệp sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp tại xã Bắc Hưng. Tuy nhiên, để trông coi, khai thác thủy sản, Đoàn Văn Vươn đã xây chòi ở khu đầm, trên diện tích đê biển quốc gia tại xã Vinh Quang và ở đó ,thỉnh thoảng mới về nhà.
(NHÓM PHÓNG VIÊN BÁO HẢI PHÒNG)
Nguồn: Cổng thông tin Điện tử huyện Tiên Lãng
Theo biên bản làm việc ngày 22-12-2001,giữa UBND xã Vinh Quang và chủ sử dụng đầm nuôi trồng thủy sản Đoàn Văn Vươn:Năm 1993, trong khi rừng bên ngoài đầm đang phát triển tốt, thì ông Vươn tự ý phá rừng phòng hộ bên trong khu vực đất được giao. Việc phá rừng phòng hộ của ông Vươn gây bất bình trong dư luận nhân dân địa phương, gây nguy hại đến đê biển quốc gia. Ngày 7-3-2002, UBND huyện Tiên Lãng ra quyết định xử phạt hành chính 10 triệu đồng đối với ông Vươn về hành vi gây thiệt hại rừng phòng hộ trên diện tích được giao và bồi thường 5 triệu đồng chi phí trồng lại rừng.
Cũng theo thông tin Báo Hải Phòng có được, trước đây toàn bộ khu vực phía ngoài Cống Rộc, thuộc địa bàn xã Vinh Quang hoàn toàn là lau sậy. Để có cơ sở hạ tầng như ngày hôm nay, thành phố, huyện đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào 3 dự án lớn, gồm: dự án Vinh Quang, dự án trồng rừng ngập mặn của tổ chức phi chính phủ Nhật Bản và dự án của Tổng đội TNXP. Trong đó, có đường công vụ khu vực từ cống Rộc chạy thẳng ra ngoài biển. Như vậy, Đoàn Văn Vươn chỉ đầu tư một phần kinh phí rất nhỏ xây dựng kết cấu hạ tầng, nhưng lại hưởng lợi rất nhiều từ các dự án (khu đầm của Vươn được tuyến đê biển quốc gia và đường công vụ bảo vệ gần như toàn bộ). Bên cạnh đó, theo số liệu lưu trữ tại Chi cục Thuế huyện Tiên Lãng, những năm từ 1993 đến 1999 theo chính sách của Nhà nước quy định vùng lấn biển được miễn thuế 7 năm nên hộ ông Vươn không phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
Không những thế, Đoàn Văn Vươn còn tự ý cho người khác thuê lại một phần diện tích đầm, để hưởng lợi lớn. Ông Phạm Văn Bìa, ở thôn Chùa dưới, xã Vinh Quang (huyện Tiên Lãng) cho biết, từ năm 2008, ông thuê lại gần 6 ha đầm của Đoàn Văn Vươn thời hạn 7 năm, với giá 5 triệu đồng/ha/năm. Như vậy, riêng số tiền cho thuê đầm trái pháp luật, hằng năm ông Vươn hưởng lợi 30 triệu đồng, nhưng không chịu thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác. Như vậy, Đoàn Văn Vươn không phải “người hùng” lấn biển. Hơn thế, còn mà liên tục vi phạm quy định pháp luật đất đai. Những năm tiếp theo, thực hiện các quy định pháp luật và chính sách thuế, UBND huyện Tiên Lãng ban hành các quyết định giao chỉ tiêu thu thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với các hộ trên toàn bộ diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản ven sông, biển. Cụ thể, từ năm 2000 đến 2007, hộ ông Vươn phải nộp hơn 58 triệu đồng, tuy nhiên, Đoàn Văn Vươn chỉ nộp hơn 48 triệu đồng, còn nợ hơn 10 triệu đồng. Chi cục Thuế Tiên Lãng, UBND xã Vinh Quang có thông báo yêu cầu nộp thuế, nhưng Đoàn Văn Vươn không nộp. Từ năm 2007 đến thời điểm cưỡng chế thu hồi đất, Đoàn Văn Vươn vẫn tiếp tục chây ỳ nghĩa vụ nộp thuế. Trong khi đó, UBND huyện Tiên Lãng cho biết, theo quy định của Nhà nước, mỗi ha đất mặt nước nuôi trồng thủy sản ở xã Vinh Quang được cho thuê với mức giá thấp nhất là 2,5 triệu đồng/năm. Như vậy, với hơn 40 ha đầm, từ năm 2007 đến nay,mỗi năm ông Vươn phải thực hiện nghĩa vụ tài chính ít nhất là 100 triệu đồng.
…đến nổ mìn, bắn người thi hành công vụ
Như Báo Hải Phòng số ra ngày 6-1 đưa tin:Sau 8 lần hòa giải không thành công, sáng 5-1, đoàn công tác của huyện Tiên Lãng tiến hành cưỡng chế thu hồi diện tích đất đầm nuôi trồng thuỷ sản tại khu Cống Rộc, xã Vinh Quang (huyện Tiên Lãng) đối với Đoàn Văn Vươn do hết thời hạn giao vào năm 2007. Khi đoàn công tác đến gần chòi trông cá để tiếp tục vận động, thuyết phục, thì Đoàn Văn Vươn cùng đồng bọn cho nổ mìn, sau đó dùng súng hoa cải bắn 7 người bị thương. Trước tình hình nghiêm trọng, Công an thành phố điều lực lượng truy bắt tội phạm và lập lại trật tự trị an địa bàn. Đến 12 giờ cùng ngày, lực lượng chức năng tiếp cận được chòi trông đầm của Vươn nhưng các đối tượng lợi dụng đoàn công tác của huyện Tiên Lãng đưa người bị thương đi cấp cứu, đã bỏ trốn. Ngày 6-1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố khởi tố vụ án giết người và chống người thi hành công vụ, truy bắt các đối tượng gây án. Như vậy, lực lượng Công an thành phố chỉ tham gia truy bắt tội phạm đặc biệt nguy hiểm, sử dụng vũ khí chống lại người thi hành công vụ, chứ không tham gia việc cưỡng chế thu hồi đất như một số người lầm tưởng.
Trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012vừa qua, gia đình Thương (vợ Vươn), Hiền (vợ Quý) dựng lều tại đầm cá, nhưng chiều 2-2, phóng viên Báo Hải Phòng cùng các đồng nghiệp về thôn Thúy Nẻo, xã Bắc Hưng (huyện Tiên Lãng)- nơi ông Vươn đăng ký hộ khẩu thường trú và sinh sống trong ngôi nhà 2 tầng, nằm trên diện tích 1157m2 do gia đình để lại – được hàng xóm của ông Vươn cho biết, ông Vươn đã được UBND xã Bắc Hưng giao đất sản xuất nông nghiệp sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp tại xã Bắc Hưng. Tuy nhiên, để trông coi, khai thác thủy sản, Đoàn Văn Vươn đã xây chòi ở khu đầm, trên diện tích đê biển quốc gia tại xã Vinh Quang và ở đó ,thỉnh thoảng mới về nhà.
(NHÓM PHÓNG VIÊN BÁO HẢI PHÒNG)
Nguồn: Cổng thông tin Điện tử huyện Tiên Lãng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét