Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2012

Những dấu hiệu thay đổi của Đảng CSVN

Những dấu hiệu thay đổi của Đảng CSVN

Gia Minh, biên tập viên RFA  -2012-02-03 Đảng Cộng sản Việt Nam mừng sinh nhật thứ 82 vào ngày 3 tháng 2 năm nay.
RFA/blog ttxphong Biểu ngữ to lớn trên đường phố của đảng ta…
Trong khi đó nhiều ý kiến cho rằng các đảng viên trong hệ thống công quyền hiện nay hầu như thoái hóa, biến chất không còn những phẩm chất của một người cộng sản. Việc chỉnh đốn Đảng theo như kêu gọi của những vị đứng đầu là không thể.

Xa dân…

Vụ cưỡng chế đất đai tại Tiên Lãng hồi đầu tháng giêng vừa qua làm nổi bật lên sai trái nghiêm trọng của cán bộ Đảng viên Cộng sản Việt mam các cấp tại Hải Phòng. Trực tiếp là hai ông Lê Văn Hiền, chủ tịch huyện Tiên Lãng và ông Lê Văn Liêm, chủ tịch xã Vinh Quang. Thế rồi những quan chức khác tại thành phố Hải Phòng như ông phó chủ tịch Đỗ Trung Thoại, ông Đỗ Hữu Ca, giám đốc Công an Thành phố, ông  Phạm Đăng Hoan, bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang… trong suốt quá trình vụ việc diễn ra cho đến nay đều cho thấy sự bất nhất, không trong sáng, cố bao che cho những điều sai pháp luật của các cấp chính quyền địa phương. Điều đó trái với những qui định đối với một Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.
Điều lệ Đảng nêu rõ đảng viên có nhiệm vụ ‘Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân…’, thì danh sách những vi phạm điều này có thể nói rất dài

Dân oan biểu tình ở Hà Nội: Hai tấm biểu ngữ được căng trước cửa ra vào của quan chức văn phòng Chính Phủ (2010)
Dân oan kêu cứu ở Hà Nội: Hai tấm biểu ngữ được căng trước cửa ra vào của quan chức văn phòng Chính Phủ (2010)RFA file
Chiếu theo điểm 3, Điều 2 của Điều lệ Đảng nêu rõ đảng viên có nhiệm vụ ‘Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân…’, thì danh sách những vi phạm điều này có thể nói rất dài, từ những quan chức cấp trung ương, bộ-ngành, tỉnh-thành cho đến cấp thấp nhất thôn xã.
Trong vấn đề đất đai, tài sản của người dân thì những cán bộ Đảng viên địa phương, mà cụ thể trong vụ Tiên Lãng, cho thấy họ là thành phần âm mưu tước đoạt tài sản của người dân một cách phi pháp. Nhiều trường hợp người dân cho là cán bộ Đảng viên hành xử một cách nhẫn tâm đối với người dân.
Bà Nguyễn Kim Phượng, một người dân bị mất đất vào tay cán bộ địa phương phải đi khiếu kiện hơn 20 năm qua, cho biết tình cảnh của gia đình vào dịp tết cổ truyền Nhâm Thìn vừa rồi:
“Tới giờ vẫn không trả cho tôi theo quyết định 44 ngày 16/7/2007. Đã năm năm nay rồi, nay đằng sau có bàn tay chính quyền để ăn chia tiếp. Trước cảnh ngổn ngang như thế năm nay, gia đình tôi không hề ăn tết gì cả.
Hầu hết mọi người đều chạnh lòng khi nhìn cảnh nhà cửa gia đình ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý bị san bằng khiến những trẻ nhỏ và phụ nữ còn lại phải sống trong túp lều che tạm vào những ngày đầu xuân; thế nhưng lãnh đạo Đảng xã
Vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng
Vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng. RFA file
Vinh Quang không hề quan tâm đến họ với lập luận họ là người từ địa phương khác đến sinh sống.
Chỉ với một qui định ‘chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân’ thôi họ đã không tuân thủ rồi, nên  biết bao nhiêu qui định khác của đảng viên cũng bị xem thường nhất là về phẩm chất đạo đức của người Đảng viên là đội ngũ tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động
Một cựu chiến binh lớn tuổi đưa ra nhận định của bản thân về những cán bộ Đảng viên hiện nay:
Các nước tài trợ cho Việt Nam nhiều mà ‘các ông’ ăn hết  sáu, bảy phần, còn lại cho đất nước, dân tộc chừng hai, ba thôi. Giàu của ‘các ông’ là nhờ lấy của dân mà thôi; thả ra sức lao động, tài năng của ‘các ông ấy’ không bằng thằng nông dân…
Một cựu chiến binh
“Vùng tôi, kể cả nước họ nói ‘Mất mùa là tại thiên tai, được mùa là tại thiên tài Đảng ta’. Thành tích ở đâu gắn vào Đảng. Các nước tài trợ cho Việt Nam nhiều mà ‘các ông’ ăn hết  sáu, bảy phần, còn lại cho đất nước, dân tộc chừng hai, ba thôi. Giàu của ‘các ông’ là nhờ lấy của dân mà thôi; thả ra sức lao động, tài năng của ‘các ông ấy’ không bằng thằng nông dân…
Quyền hành vô hạn của công an Việt Nam. RFA file
Quyền hành vô hạn của công an Việt Nam. RFA file
Nhạc sĩ Tô Hải, một người từng tham gia cách mạng từ thời kỳ đầu, nay đã ngoài 80, và nhận ra sai lầm của thời tuổi trẻ khi nghe theo tuyên truyền của Đảng Cộng sản, đưa ra ý kiến về việc góp ý cho những cán bộ Đảng viên đang phạm phải bao sai lầm đối với dân tộc và đất nước:
“Mới yêu cầu bằng miệng đã bị bắt rồi. Tôi có tham vọng giáo dục, cải tạo cho mấy ông to, tôi đúng là người hy vọng hão huyền.”

Thống kê trong nước cho thấy số Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay có chừng ba triệu người trên tổng số 86 triệu dân trong nước. Ngoài ra còn một số người đang là cảm tình, đối tượng đảng chờ ngày kết nạp. Theo nhận xét của nhiều người thì đa số vào Đảng dạo sau này là nhằm có thể tiến cao hơn trong bước đường sự nghiệp khi tham gia hệ thống công quyền.
Ông Trương Tấn Sang, chủ tịch nước Việt Nam, hồi năm ngoái từng lên tiếng than vãn là sâu tham nhũng trong hệ thống chính quyền Việt Nam không còn là một con mà là một đàn rồi.
Còn ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, thì tại hội nghị trung ương thứ tư vừa qua lên tiếng kêu gọi phải chỉnh đốn Đảng. Tuy nhiên theo nhiều người khó có thể thay đổi tình hình khi mà hầu như tất cả những đảng viên có chức có quyền trong tay đều hành xử như hiện nay, tất cả đã nhúng chàm, trong khi hệ thống luật pháp đầy rẫy lổ hổng.
Đảng lãnh đạo toàn diện và chỉ có một mình một sân nên khả năng lắng nghe tiếng nói phản biện không còn nữa như nhận
Viết bài tố cáo tham nhũng 2 nhà báo bị bắt. RFA file
Viết bài tố cáo tham nhũng 2 nhà báo bị bắt. RFA file
xét sau đây của vị cựu chiến binh lớn tuổi vừa nói:
Sâu tham nhũng trong hệ thống chính quyền Việt Nam không còn là một con mà là một đàn rồi.
Chủ tịch Trương Tấn Sang
Độc đảng gắn liền với độc ác, đó như thuốc độc đã ngấm vào toàn xã hội.
Một người có thâm niên 37 tuổi Đảng và từng tuyên bố đốt thẻ đảng, ông Đỗ Xuân Thọ, đưa ra ý kiến về vấn đề chỉnh đốn Đảng:
“Tôi vẫn sinh hoạt trong Đảng và vẫn liên tục, kiên trì, kiên trì, không nóng vội thuyết phục Đảng thay đổi nền tảng tư tưởng của Đảng. Nếu chúng ta không thay đổi nền tảng tư tưởng, tức thay chủ nghĩa Mác- Lê nin bằng chủ nghĩa dân tộc, thì thay đổi thế này hay thay đổi 1000 lần cũng không thể nào tránh khỏi sự tan rã của Đảng.

Nếu chúng ta không thay đổi nền tảng tư tưởng, tức thay chủ nghĩa Mác- Lê nin bằng chủ nghĩa dân tộc, thì thay đổi thế này hay thay đổi 1000 lần cũng không thể nào tránh khỏi sự tan rã của Đảng.

Ô. Đỗ Xuân Thọ
Tôi ở trong Đảng là cố gắng thuyết phục những người quanh tôi, thuyết phục lên đến trung ương là cần thay chủ nghĩa Mác- Lê nin bằng chủ nghĩa dân tộc. Mục đích khi thay bằng chủ nghĩa dân tộc, thì có thể kết nạp những người ưu tú nhất của dân tộc vào đảng. Đến một lúc nào đó đảng này có thể nở ra như những cánh hoa- đa đảng. Đây là con đường an toàn nhất của dân tộc.
Vừa qua trên trang Dân luận có bài viết của tác giả ký tên Thu Thảo, giới thiệu là giáo viên cấp 2 nêu ra thắc mắc: ‘Đảng, người là ai?. Trong khi nhờ người khác giải đáp câu hỏi này, tác giả lại nhắc đến ý kiến của người khác hỏi ‘Không biết Đảng ở trong hay ngoài vùng phủ sóng của pháp luật? Và tác giả đặt giả thuyết : ‘nếu nằm trong thì khi bị trọng tội, ai lãnh đạo Đảng để buộc tội Đảng? Rồi Đảng có ở tù không? Và nhà tù nào đủ lớn để Đảng ở?
Còn tác giả Hoàng Lại Giang, trong bài ‘Đừng tiếc nuối những gì mà loài người loại bỏ đi!!!’ viết hồi tháng 9 năm ngoái, có đoạn: ‘Ai hiểu được nhân dân mình, người ấy chính là lãnh tụ của họ. Ai coi thường nhân dân, ai coi quyền lực là sức mạnh vô song, kẻ ấy sẽ không có gì ngoài những nguyền rủa của hôm nay và mai sau’.

 

Để người Đảng dạy thành trí thức

Huệ Đăng  -Gửi tới BBC từ Sài Gòn
Nông dân Việt Nam
Thế giới có danh xưng gì, Việt nam cũng có đủ danh xưng ấy, nhưng tất nhiên với bản chất khác hẳn và danh xưng Trí thức cũng không phải là ngoại lệ.
Trí thức không phải một danh xưng bình thường, mà là một danh hiệu quí giá của xã hội trao tặng người có những phẩm chất đặc biệt.
Ngay cả Noam Chomsky – triết gia và nhà ngôn ngữ học cánh tả nổi tiếng nhất của Mỹ – cũng thừa nhận: “Là Trí thức đó là một sự bổ nhiệm cho mỗi người biết sử dụng lý trí của riêng mình để thúc đẩy những công việc quan trọng cho sự phát triển của loài người.”
Lòng dũng cảm
Danh xưng Trí thức được nêu công khai lần đầu tiên trong bài báo của Georges Clemenceau với tựa đề ‘Sự phản đối của Trí thức’ trên Le Journal, 01/02/1898 ở Paris, nói về khoảng 2.000 người gồm các nhà khoa học, nhà văn, nghệ sĩ, công chức cao cấp của Pháp đã dũng cảm ký tên vào tuyên bố phản đối sự vi phạm pháp luật trong vụ Dreyfus.
Như vậy, thuộc tính đầu tiên của Trí thức là lòng dũng cảm: dũng cảm bảo vệ ý kiến của riêng mình và dũng cảm đưa ra thảo luận công khai vì việc chung, vì sự phát triển xã hội.
Để có thể có được quan điểm, nhận định riêng- có tính phê phán- của mình trả lời cho những vấn đề chung của xã hội mà những người khác hoặc là không nhận thức được, không biết câu trả lời, hoặc không dám đưa ra thảo luận công khai, người Trí thức phải có khả năng phân tích, phân biệt Tốt – Xấu, Đúng- Sai, Lợi-Hại, Nên-Không nên, một cách lý trí, độc lập và khách quan không theo tình cảm của mình.
Theo Sartre, người Trí thức phân tích, đặt câu hỏi sâu sắc hơn, phê phán và tranh luận công khai về những hoạt động quan trọng trong xã hội, để tác động đến sự phát triển của nó. Ở đây, người Trí thức không bị phụ thuộc vào bất kỳ quan điểm chính trị hay đạo đức nào. Chính điều này thường dẫn đến xung đột với nhà cầm quyền.
Dù muốn hay không, tầng lớp Trí thức cũng vừa là người xây dựng, vừa là người phê phán ý thức hệ và hệ giá trị cơ bản của xã hội. Chính ở những xã hội có nhiều sự cách biệt, phân biệt và những trở ngại lớn lao cho sự phát triển, những xã hội đang ở giai đoạn quá độ, đang đứng trước ngả ba đường, những xã hội mà khoảng cách giữa ý thức hệ tư tưởng với thực tiễn càng lớn, người ta càng cần đến Trí thức.
Nhưng, Trí thức khác với những người “được đào tạo“, những người thông minh. Người “được đào tạo“ có thể hoàn toàn sống thanh thản với lương tâm khi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, làm ra những sản phẩm tốt (thậm chí là có hàm lượng tri thức cao) cho xã hội mà không cần phải độc lập.
“Thuộc tính đầu tiên của Trí thức là lòng dũng cảm: dũng cảm bảo vệ ý kiến của riêng mình và dũng cảm đưa ra thảo luận công khai vì việc chung, vì sự phát triển xã hội.”
Huệ Đăng
Người thông minh luôn có những quyết định đúng đắn mà nhiều khi sự phụ thuộc là cần thiết. Họ, cả hai, đều không cần phải – bằng lý trí và lập luận của riêng mình- đưa những vấn đề của xã hội ra thảo luận công khai hoặc tham gia vào chúng.
Tư duy độc lập
Trí thức thì ngược lại. Anh ta phải là con người có khả năng tư duy độc lập và độc lập với xã hội. Phẩm hạnh cần thiết hàng đầu của người Trí thức là lòng dũng cảm, kể cả dũng cảm tư duy độc lập.
Người Trí thức- trong ý thức trách nhiệm với con người, với xã hội- phải có dũng khí đưa vấn đề xã hội dưới góc nhìn của mình ra công luận và thúc đẩy thảo luận công khai về nó. Rất nhiều con người bình thường có những giải pháp hay, lý luận đúng, nhưng không bao giờ nghĩ đến việc thực hiện chúng.
Lòng dũng cảm Trí thức được nhà văn trào phúng Stanislaw Jerzy Lec của Balan thời cộng sản nói một cách hình tượng như sau:
“Để đến được nơi sinh ra dòng sông ta phải bơi ngược dòng và đừng bao giờ trông chờ nó sẽ đổi hướng.”
Lòng dũng cảm, sự đồng cảm, năng lực tư duy độc lập-tự do và khả năng dự báo là những thuộc tính cần thiết của một Trí thức. Nhưng chưa đủ để làm nên một Trí thức. Trí thức phải độc lập với xã hội trong một chừng mực tối đa có thể được, và đặc biệt phải độc lập với chính sự quan tâm về vị trí của mình trong xã hội.
Một Trí thức đưa vấn đề ra thảo luận công khai không phải vì quyền lợi của mình, không phải vì sự công nhận của xã hội. Trí thức luôn độc lập và từ chối thích nghi.
Theo Naomi Klein, nhà văn nữ, nhà báo cánh tả, nhà chống Toàn cầu hóa thì:
“Một Trí thức không tự bán mình và không để cho bất kỳ ai, bất cứ cái gì ngoài chính mình nói anh ta sẽ mặc gì, mua gì hay ăn cái gì.”
Phản biện- kể cả phản biện xã hội- không phải là một chức năng hay đặc trưng của riêng Trí thức, mà là yếu tố cần thiết trong quá trình tư duy của mỗi người, mỗi cá nhân trong xã hội để có thể dẫn đến một quyết định, một kết quả thích hợp.
Như vậy, Trí thức là danh hiệu chỉ người với năng lực tư duy độc lập, có khả năng bằng lý lẽ của riêng mình đưa những vấn đề có ý nghĩa với xã hội ra công luận, thúc đẩy thảo luận công khai về chúng mà không sợ bất cứ cản trở nào từ ai, từ cái gì.
Vai trò quan trọng của Trí thức đối với sự phát triển xã hội là không phải bàn cãi và được tất cả các chế độ, từ quân chủ, toàn trị, đến dân chủ, công nhận. Tuy cách hiểu và mục đích rất khác nhau.
Trong một tài liệu viết trước Cách mạng Tháng Mười 1917, với ghi chú đặc biệt là ‘Gửi Đảng’, Vladimir Lenin đã cảnh báo về các yếu điểm của tầng lớp Trí thức như sau:
Tượng đài LeninPhải chăng quan điểm của Lenin về trí thức vẫn còn tồn tại?
“So với giai cấp vô sản, tầng lớp trí thức luôn có tính cá nhân hơn do các điều kiện sống và làm việc cơ bản của họ, những điều kiện không cho phép họ trực tiếp xây dựng được sức mạnh chung và vì vậy cũng không trực tiếp giáo dục được thông qua sự lao động có tổ chức chung. Do đó, các nhân tố trí thức rất khó khăn để thích nghi với những kỷ luật trong đời sống của đảng …”
Sau cách mạng, Lenin khẳng định lại sự cần thiết phải đưa tầng lớp Trí thức cũ vào lao động và nhắc lại các thiếu sót điển hình của Trí thức:
“Sự cẩu thả, thờ ơ, vô trật tự, không chính xác, hấp tấp một cách đáng ghét, ngây thơ; thiên hướng thảo luận thay cho hành động, nói thay cho lao động; thiên hướng khởi đầu tất cả trên toàn thế giới và không bao giờ dẫn đến kết thúc là các thuộc tính của những người „được đào tạo“, cái thuộc tính không bao giờ hình thành từ bản chất tồi tệ và ít hơn là từ ác ý, mà là từ toàn bộ lối sống, quan hệ lao động, từ sự mệt mỏi quá độ, từ sự tách biệt bất thường giữa lao động trí óc và lao động chân tay của họ.
Không có lời khuyên, không có hướng dẫn của những người được đào tạo, của trí thức, của chuyên gia, ta không thể làm được việc. Mỗi một công nhân, nông dân hiểu điều đó rất tốt, và những trí thức ở giữa chúng ta không thể phàn nàn về sự thiếu chú ý và sự tôn trọng theo tình đồng đội của công nhân, nông dân.
Các trí thức rất thường đưa ra những lời khuyên và hướng dẫn tuyệt vời. Nhưng chính là ở đây cho thấy họ bất lực, vụng về một cách nực cười, phi lý, đáng xấu hổ làm sao để thực hiện những lời khuyên và hướng dẫn đó và tạo được một sự kiểm soát trong thực tế để biến lời nói thành hiện thực“.
Phải cải tạo
Trong bài viết “Chủ nghĩa cực đoan tả khuynh, căn bệnh trẻ con trong Chủ nghĩa Cộng sản“ vào năm 1920, Lenin xác định nhiệm vụ mới cho Phong trào Cộng sản và chính quyền Xô viết là một mặt lợi dụng Trí thức, mặt khác phải cải tạo họ:
“Dưới chính quyền Xô viết sẽ còn nhiều Trí thức được “ấn vào“ đảng vô sản của chúng ta, của các bạn. Họ được “ấn vào“ chính quyền Xô viết, vào Tòa án và vào cơ quan hành chính, vì không thể xây dựng Chủ nghĩa cộng sản một cách khác, bằng cái gì khác hơn cái mà Chủ nghĩa Tư bản đã tạo ra: Chất liệu Con người. Người ta không thể tiếp tục săn đuổi sự thông minh dân sự và hủy diệt, mà phải chế ngự nó, thay đổi kiểu cách của nó, biến đổi nó và cải tạo nó…”
Những lời dạy của lãnh tụ Lenin chắc chắn phải là kim chỉ nam cho chế độ chuyên chính vô sản của đảng Cộng sản Việt Nan trong việc cải tạo tầng lớp Trí thức còn lại của chế độ trước và đào tạo tầng lớp trí thức mới cho đảng. Có thể khẳng định rằng đảng đã rất thành công.
Cũng giống như Lenin, người ta đã cố tình đánh đồng ‘Người được đào tạo’, chuyên gia với Trí thức và trao cho tất cả danh xưng trí thức.
Những Trí thức cũ còn lại đã rất hiếm, lại còn được cải tạo, ràng buộc trong những môi trường sống và làm việc khiến họ chỉ còn là những chuyên gia, những “người được đào tạo lại“. Số đó, nay tuổi đã cao hầu như không còn tồn tại.
“Tầng lớp trí thức Xã hội Chủ nghĩa (XHCN) đã đóng góp tích cực và giữ vai trò quan trọng trong mọi thành công, thất bại của đảng CSVN, trong tất cả tình trạng đáng khen, đáng hổ thẹn hiện nay của Việt Nam.”
Huệ Đăng
Đảng Cộng sản Việt Nam đã đào tạo cho mình một tầng lớp rất đông đảo ‘Người được đào tạo’ được mang danh trí thức. Sau chiến thắng 1975 vang dội, đứng trên đỉnh cao trí tuệ loài người, đảng trao cho họ danh hiệu cao quí ‘Trí thức Xã hội Chủ nghĩa’.
Tầng lớp trí thức Xã hội Chủ nghĩa (XHCN) đã đóng góp tích cực và giữ vai trò quan trọng trong mọi thành công, thất bại của đảng CSVN, trong tất cả tình trạng đáng khen, đáng hổ thẹn hiện nay của Việt Nam.
Nhưng ta chưa thấy một ai trong số họ- ngay cả những nhà phản biện trung thành nổi tiếng và đáng kính nhất, ít nhất là trên phương tiện thông tin đại chúng- có dũng khí thừa nhận vai trò của mình, sai lầm của mình hay của tầng lớp mình trong đó. Họ chưa có tinh thần tự phản biện chính mình, chưa có khả năng phân biệt, nhận định một cách khách quan, độc lập của một Trí thức.
Họ cũng đặc biệt quan tâm đến sự công nhận của xã hội. Ở Việt nam, bạn sẽ xúc phạm ghê gớm đến một cử nhân, chứ đừng nói là đến thạc sĩ, tiến sĩ, khi nói anh ta không phải là một Trí thức.
Là „người được đào tạo“ để phục vụ một chủ thể xác định, cho những mục tiêu cụ thể, trí thức XNCN bối rối, hoang mang nếu phải độc lập, bị tự do, không còn được đảng lãnh đạo nữa.
Đó không thể là tư cách của một Trí thức. Phát ngôn của ông Chu Hảo: “chưa nhất thiết giải thể sự lãnh đạo của Đảng với tầng lớp trí thức ở trong nước”, hay của TS Khuất Thu Hồng: “Nếu đặt trí thức ngoài sự lãnh đạo của đảng đó thì trí thức càng không thể phát huy vai trò của mình. “, chưa phải là những thông điệp tệ nhất. Vì ít nhất chúng còn xác nhận một sự thật rằng, ở Việt nam quả thật chưa có tầng lớp Trí thức.
Tầng lớp trí thức XHCN tất nhiên cũng mang đậm dấu ấn được đào tạo. Họ thà mang tiếng hèn nhát, chứ nhất định không chịu mang tiếng dốt. Điều này, cùng với những nguyên nhân khác, có thể giải thích vì sao đa số nhà phản biện, đối lập trung thành chỉ phản biện sau khi về hưu.
Họ biết hết đấy, nhưng trong guồng máy thì xin lỗi, sợ lắm.
Không có tự do ngôn luận, làm sao trí thức XHCN trở thành Trí thức được?
Đúng thôi. Nhưng chính là ở đây, khi không được tự do, người ta mới cần thấy lòng dũng cảm Trí thức. Điều mà chúng ta cũng bắt đầu thấy.
Phản biện trung thành, đối lập trung thành vẫn rất đáng quí – dù chỉ đủ giải phẫu thẩm mỹ cho chế độ dễ thương hơn – vì đó chính là sự khác biệt. Không phải chính sự khác biệt là bước tiến đầu tiên đến đích tư duy độc lập hay sao?
Tôi cũng có dịp gặp nhiều bạn trẻ Việt Nam và tin rằng có một tầng lớp Trí thức Việt Nam đang bắt đầu hình thành, ngày một mạnh mẽ.
Bài viết phản ánh quan điểm và văn phong của tác giả, hiện sống tại Sài Gòn.

 

Kami – Bàn về hai chữ trí thức

Kami – RFA
-Tết năm nay cộng đồng mạng say sưa, quên cả tết nhất vì cái chủ đề trí thức là gì và vai trò của trí thức trong đời sống xã hội ra sao? Mãi đến hôm nay xem ra chưa đến hồi kết. Tôi cũng theo dõi cuộc khẩu chiến này hàng ngày qua các bài viết trên mạng internet, qua đây thấy chủ đề này cũng bổ xung cho cá nhân mình nhiều kiến thức mới, đặc biệt là biết được ai là trí thức, ai là trí ngủ. Nhưng dù biết nhưng không dám lên tiếng vì sợ bị ném đá, vì ở Việt nam là như thế, mấy ông tự cho mình là lớn thì luôn nghĩ những suy nghĩ của họ là chân lý tuyệt đối, ai nói nói khác là chết với mấy ông.
Từ cái kính… đến chuyện trí thức
Tết năm nay, ở Hongkong cái gọng kính đeo mắt không có tròng đang là mốt thời trang phổ biến của giới trẻ ở Hongkong, Macau, Trung hoa Đai lục và nhiều nơi khác nữa. Đây là thời trang phổ biến rất được ưa chuộng, vì theo họ nói cái gọng kính có thể làm thay đổi được khuôn mặt, tuổi tác và tính tình của người đeo nó. Nghe tin này tôi chợt nhớ tới chuyện Cái kính của nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ Azit Nexin một nhà văn châm biếm vốn được nhiều người ngưỡng mộ trong tác phẩm Những người thích đùa nổi tiếng.
Chuyện về cái gọng kính là tình cờ, nhưng nó lại liên quan đến chủ đề nóng bỏng về vấn đề trí thức và vai trò của họ, đang được bàn luận sôi nổi trên mạng internet trong những ngày Tết giá rét vừa qua. Mà người châm ngòi cho vấn đề này có lẽ là nhà văn Nguyễn Quang Lập trong bài Gửi Ngô Bảo Châu, trên blog Quê Choa sau việc GS. Ngô Bảo Châu trả lời báo Tuổi trẻ cuối tuần có đề cập về vấn đề này. Nói chuyện cái kính liên quan đến vấn đề trí thức cũng bởi theo Azit Nexin thổ lộ cái nghĩa của từ trí thức chỉ đơn giản thế này“Lâu nay tôi vẫn thầm mong cho tóc chóng rụng, cho trán hói đi. Rồi đeo thêm chiếc kính vào cho ra dáng trí thức. Vì tôi cho như thế là dấu hiệu của một anh trí thức. Ngay như anh bán thịt bây giờ mà để trán hói và mang kính vào, tôi cho trông cũng không khác gì giáo sư đại học!”. Khái niệm trí thức về mặt hình thức nói thế dù rất dễ hiểu và nhưng nói về bản chất khái niệm này cũng rất khó hiểutùy theo suy nghĩ và sự quan trọng của mỗi người khi đánh giá trên lý thuyết cũng như thực tiễn.

Đeo một cái kính trắng rồi để thành trí thức đó là một thực tế của ngày xa xưa, thời chưa có internet, thời ấy khi mà xã hội Việt nam vẫn còn cái gọi là chuẩn mực về thuần phong đạo đức, chuyện mấy cô cậu hay cố kiếm cái kính đeo cho ra vẻ ta đây là trí thức cũng là chuyện bình thường, dễ thông cảm. Còn bây giờ để thành trí thức thì vừa khó lại vừa dễ, vì nó có hai định nghĩa trí thức khác nhau, đơn giản và phức tạp. Nói là dễ và đơn giản vì ngày xưa định nghĩa trí thức chỉ đơn giản là “người chuyên làm việc lao động trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình”(1), do vậy ai là người lao động trí óc và có tri thức thì đương nhiên là thành phần trí thức.Nhưng nói là khó và phức tạp vì bây giờ một số người uyên bác lại căn cứ vào định nghĩa trí thức trong xã hội công dân hay thuộc về truyền thống trí thức phương Tây như của Noam Chomsky, Richard Dawkins…. mà theo họ trí thức bây giờ trước hết thực hiện trách nhiệm công dân, nghĩa là trách nhiệm bảo bệ các quyền căn bản, và sau đó là trách nhiệm đạo đức đối với xã hội. Phải có trách nhiệm làm vai trò phản biện xã hội và phải xét xem họ đã dấn thân trong cộng đồng và xã hội như thế nào? Và điều quan trọng bậc nhất là trách nhiệm sống của mình với cộng đồng, ý thức cộng đồng vân vân và vân vân…. Nhưng không chỉ thế, có người còn hăng máu đòi hỏi là trí thức thì phải dấn thân, nghĩa là phải dám lao vào hoạt động hay công việc nào đó, bất chấp gian nan, nguy hiểm. Chỉ nghĩ đến đấy cũng đã chết khiếp, hết muốn làm trí thức, vì các vị đó nói nhưng không nói hết, nói không có đến đầu đến đũa để những người ít học như chúng tôi hiểu, để khỏi mất thì giờ cãi nhau chuyện kiểu không biết gì về điện nhưng thích nói chuyện sửa ống nước.
Những người này họ cho rằng nội hàm gốc của từ trí thức gồm hai phần (điều kiện cần và đủ): Một là đó là người “có học”, lao động trí óc, dẫu có sáng tạo thì mục đích chủ yếu vẫn chỉ là kiếm sống cho bản thân. Và hai là đó là người phê phán – bằng lập luận chặt chẽ, xây dựng và không vụ lợi – những bất công, bất cập trong xã hội với mục đích duy nhất là để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Theo tôi điều này cũng không sai, nhưng điều đó chỉ đúng khi người lao động trí óc sống trong một xã hội mà ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp phải được độc lập. Nói cho rõ nghĩa là họ đang sống trong một xã hội dân chủ, đa nguyên, nơi đó xã hội chấp nhận và tôn trọng các ý kiến khác biệt về tư tưởng.
Dẫn chứng chứng minh cho điều đó là cả phương Đông và phương Tây, cho tới năm 1898, tuy số người “có học” đã khá đông đảo, nhưng vẫn chưa có ai là trí thức – bằng chứng là mọi cuốn từ điển lớn (như Larousse 1878 hay Đại từ điển Bách khoa 1902) vẫn chưa có mục từ trí thức. Và ở Việt nam cũng không là ngoại lệ, bởi theo định nghĩa của Hán – Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh ngày xưa hay Từ điển tiếng Viêt – Viện Ngôn ngữ học, nhà xuất bản Từ điển bách khoa 2010 thì định nghĩa từ trí thức không nói tới việc phản biện hay dấn thân của người được coi là trí thức.
Và chuyện tranh luận
Phản biện xã hội là chuyện cần thiết, vì thông qua phản biện người ta sẽ tìm ra một tiếng nói chung để khẳng định tính đúng đắn chính xác của một vấn đề. Nhưng phản biện cũng đòi hỏi một nghệ thuật, sự khéo léo  và sự tôn trọng để đối phương (người đối thoại) không cảm thấy bị xúc phạm. Khi tranh luận hay phản biện xin nhớ dùng cảm tính, hay dựa vào ý kiến của người nọ, người kia để lấy thành kiến thức của mình trong phản biện, nhất là khi mình hiểu chưa hết về những điều người khác nói. Còn chuyện có kiến thức đầy đủ và hoàn chỉnh thì là nó chuyện đương nhiên cần phải có cho mỗi người khi tham gia đối thoại hay phản biện một vấn đề nào đó. Một điều cũng cần phải nhắc đến đó là tranh luận thì phải phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt nam, đừng cố tình gò ép trí thức Việt nam phải dập khuôn theo khuôn mẫu của trí thức phương tây, đặc biệt là những quốc gia tự do dân chủ, nơi mà xã hội công dân của họ đã hình thành vững chắc và ngày một hoàn thiện hơn.
Nói như vậy để mọi người nhớ môi trường của xã hội Việt nam là một thể chế độc tài toàn trị, trí thức dám phản biện hay dấn thân theo lý luận của mấy ông thì chỉ tìm thấy ở trong nhà tù. Các vị như Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Trần Quốc Hiền, Phạm Minh Hoàng, v.v…, cũng chỉ vì hiểu theo quan niệm thực tế phương tây hay sách vở rồi cứ thế mà áp dụng ở môi trường Việt nam và nghĩ là mình đang làm đúng theo luật pháp, hiến pháp quy định và cho phép. Mà các vị đó quên ở Việt nam, chính quyền họ thích bắt bỏ tù ai là họ bắt, làm gì có luật pháp, nói năng trái ý chính quyền là có quyền ghép vào tội danh của điều 79 và 88 Bộ luật Hình sự.
Về phát biểu của GS. Ngô Bảo ChâuCó lẽ vì thế mà GS. Ngô Bảo Châu trước Tết mấy ngày đã bị một cơn bão trong cái cốc thủy tinh (như lời Giáo sư) và sau đó cũng không ít các triết gia quấy rầy vì cái tội phát biểu không đúng theo quan điểm của họ từng nghĩ, mà can cái tội nói khái niệm trí thức y như từ điển tiếng Việt từ xưa đến nay. Cá nhân tôi cho rằng định nghĩa trí thức của GS. Ngô Bảo Châu là đúng nghĩa và phù hợp với hoàn cảnh Việt nam. Đồng thời tôi đánh giá GS. Ngô Bảo Châu là một người tuổi trẻ nhưng tài cao, tài ở đây không nói tới chuyên ngành Toán mà GS. đã từng mang lại niềm vinh dự cho người Việt nam trong việc đoạt giải thưởng đoạt giải toán học Fields năm 2010, mà là cái tài khuấy động dư luận xã hội, nhất là tầng lớp những người có học. Cũng có lẽ sự nổi tiếng của GS. Châu cộng với một vài những ý kiến trong việc bày tỏ quan điểm cá nhân của mình về vấn đề chính trị xã hội ở Việt nam ngắn gọn và rất thâm thúy trở thành tâm điểm của sự chú ý của dư luận xã hội. Và điều đó đã làm cho không ít người kỳ vọng ở GS. Ngô Bảo Châu sẽ đóng vai trò của một trí thức đối lập – chống đảng. Trước đây ngoài việc viết thư gửi cho Quốc hội đề nghị dừng Dự án khai thác bauxite, GS. Ngô Bảo Châu còn có bài viết rất ngắn nhưng đình đám trên blog Thích học toán của ông, với tựa đề ‘Về sự sợ hãi’, nói về việc xử án ông Cù Huy Hà Vũ. Trong bài viết đó GS. Châu có mở đầu bằng “Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt.”, và kết thúc bằng “Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ.” . Chỉ có vậy mà đã có không ít các ý kiến, bài viết kẻ khen, người chê, cả đồng tình, cả phản đối, thậm chí có những người đã nổi đóa. Nhìn chung rất trái ngược, kết cục là GS. Châu phải đóng cửa blog vì không chịu nổi áp lực của dư luận.
Còn lần này, khi trả lời phỏng vấn của báo Tuổi trẻ về vai trò phản biện của giới trí thức GS.  nói rằng “…trí thức là người lao động trí óc. Cũng như những người lao động khác, anh ta cần được đánh giá trước hết trên kết quả lao động của mình. Theo quan niệm của tôi, giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội.” và kèm theo ” Mặt khác, cần trân trọng những người trí thức, hoặc không trí thức, tham gia công tác phản biện xã hội. Không có phản biện, xã hội đã chết lâm sàng.” . Với phát biểu này của GS. Ngô Bảo Châu đã dấy lên sự phẫn nộ của một số bậc “thức giả”, với không ít những bài viết của nhiều nhà văn, bloggers… có tên tuổi. Nhưng lần này thì khác, GS. Châu đã không còn biết sợ như lần trước, điều đó thể hiện qua bức thư gửi bọ Lập – nhà văn Nguyễn Quang Lập khi GS. Ngô Bảo Châu nhắc bọ Lập rằng Bọ rút kinh nghiêm thôi không chế tạo ra những cơn bão trong cốc thủy tinh nữa bọ nhé. Vui thì vui rồi, nhưng đợi một tuần nữa nhìn lại mà xem, sẽ thấy nó thảm lắm bọ ạ.”
Lời phê bình của nhà văn Nguyễn Quang Lập (bọ Lập) chỉ được GS. Ngô Bảo Châu coi là cơn bão trong cái cốc thủy tinh thì nghĩ cũng đáng buồn và đáng suy nghĩ, vì theo tôi có lẽ bọ Lập đã lỡ lời, điều đó cũng thể hiện qua lá thư trả lời GS. Ngô Bảo Châu của bọ Lập, đại ý thanh minh là không phải như GS. Ngô Bảo Châu nghĩ. Sở dĩ tôi chỉ nhắc tới bọ Lập người tôi luôn nể trọng, chứ tôi không muốn nhắc tới mấy ông, bà thích ăn theo, nói leo khác kiểu như có ông ở gần Giáo xứ Cồn Dầu còn leo lẻo với bốn cái “giá như Ngô Bảo Châu” thế nọ, thế kia, trong khi bản thân ông ta còn chưa coi lại đôi dép của mình có dơ hay không? Ngoài ra tôi nghĩ còn có nhiều vị cũng cố tình bám vào cái vụ scandal này để lên tiếng với tham vọng là tự nâng mình lên ngang tầm với GS. Ngô Bảo Châu thì phải?
Có lẽ nguyên nhân chính của vụ việc này cũng bởi sự mặc cảm của họ đối với GS. Ngô Bảo Châu, vì ông đã nhận cái căn hộ do chính phủ hay cái biệt thự ở đảo Tuần châu do ông chúa đảo tặng, kể cả chương trình Viện Toán cao cấp cũng vậy với giá trị tiền bạc không nhỏ. Điều mà họ nghĩ rằng sẽ khiến GS. Ngô Bảo Châu sẽ há miệng mắc quai, ăn xôi Chùa ngọng miệng (!?).  Cái này thì chỉ có GS. Ngô Bảo Châu mới là người biết, nhưng vào hoàn cảnh của GS. Ngô Bảo Châu trước sự quan tâm quá mức của phía chính quyền thiết nghĩ cũng rất khó xử, vì không dễ mà từ chối nó về mặt ý nghĩa tôn sùng của những món quà này, dù biết rằng nó ít nhiều cũng ràng buộc về tư tưởng. Nhưng ngược lại trong tình thế đó GS. Ngô Bảo Châu đã xử lý rất khéo léo, vẫn khẳng định không ai độc quyền chân lý qua câu trả lời “Tôi quan niệm vai trò của trí thức là như vậy, anh ta có vai trò gây sức ép lên người lãnh đạo, nhưng cũng như lãnh đạo, anh ta không độc quyền chân lý.”, rất rõ ràng và rành mạch, tuy vậy nhiều người đánh giá cho rằng GS. Ngô Bảo Châu đang đi hai hàng và làm lợi cho nhà cầm quyền. Xin hỏi nếu đặt trường hợp các vị vào vị thế của GS. Ngô Bảo Châu các vị sẽ xử sự thế nào?
Mà họ không nghĩ tới một điều GS. Ngô Bảo Châu đã và đang là một nhà khoa học tầm cỡ, chắc chắn ông sẽ không bao giờ nghĩ mình sẽ làm vai trò một chính trị gia như không ít người kỳ vọng, ông không hề phản đối phản biện xã hội mà còn coi trọng khi cho rắng cần trân trọng những người trí thức, hoặc không trí thức, tham gia công tác phản biện xã hội. Không có phản biện, xã hội đã chết lâm sàng đó hay sao? Hơn nữa có thể những người đó không phân biệt được bản chất của trí thức Việt nam do tác động của thể chế chính trị độc đoán khiến nó đã không giống và bắt kịp tầng lớp trí thức thế giới. Phải chăng, thực chất sự giận dữ của một bộ phận trí thức đối với phát biểu của  GS. Ngô Bảo Châu là thể hiện sự bất lực của họ, khi mà khát vọng của họ luôn ngoài tầm với, với mãi cũng không tới để rồi dẫn tới việc trăm dâu đổ đầu tằm (!?)
Lời kết
Bàn tay còn có ngón dài ngón ngắn, trong giới trí thức cũng vậy không phải ai cũng có suy nghĩ và hành động giống nhau. Trong thành phần trí thức cũng có năm bảy loại khác nhau, như trí thức chân chính, trí ngủ (trùm chăn) cũng có cả loại lưu manh giả danh trí thức… Chả có chuẩn mực hay định nghĩa nào bắt buộc người lao động trí óc (trí thức) ở Việt nam phải phản biện xã hội hay dấn thân mới được coi là trí thức cả. Đó chỉ là suy nghĩ của cá nhân một số người, hình như họ quên rằng trí thức là một tầng lớp, chứ không phải là một giai cấp như nông dân, công nhân. Trí thức trước hết là một con người bình thường, có học, có hiểu biết, có sáng tạo phát minh, đem truyền hiểu biết ấy cho mọi người. Còn chuyện phản biện xã hội hay việc dấn thân là một phẩm chất nói chung của những người có hiểu biết, có trách nhiệm với xã hội, của mọi tầng lớp, mọi giai cấp chứ không nhất thiết là độc quyền riêng của người trí thức.Tựu chung những cái cao đẹp đó (phản biện, dấn thân) nó nằm ở con người tốt, chân chính và có trách nhiệm với xã hội mình đang sống mà thôi.
Tình trạng một bộ phận không nhỏ trí thức ở Việt nam hiện nay tránh né hay dè dặt trong vấn đề phản biện xã hội cũng là điều dễ hiểu, không phải vì những trí thức này không nhận ra lẽ phải hay sự bất cập của thể chế chính trị hiện tại ở Việt nam. Nhưng họ không dám phản biện hay dấn thân cũng vì họ không đủ bản lĩnh và sự dũng cảm để nói lên tiếng nói phản biện hoặc bằng hành động. Bởi thời thế, thế thời phải thế. Khi còn sống trong một chế độ độc tài hà khắc như ở Việt nam, phản biện hay dấn thân là trọng tội, vì nó bị coi là mối đe dọa an ninh quốc gia, thì đa số những trí thức XHCN chỉ dám lên tiếng phản biện sau khi về hưu, khi bản thân họ không còn phải lấn bấn với cuộc sống đời thường, không còn chịu sự lãnh đạo của đảng nữa. Khi đó họ không còn gì để mất, sự dũng cảm đã át được nỗi sợ hãi còn có thể nghĩ tới hay lên tiếng. Nhưng số đó cũng không nhiều, bởi còn một số đông trí thức vẫn còn “trùm chăn” loại mà thời nào chẳng có và chiếm đa số, theo chủ nghĩa mackeno, vì số này dẫu họ không còn lo cho bản thân mình nhưng lại lo cho tương lai con, cháu họ sẽ bị chính quyền rầy rà, nhũng nhiễu.
Yêu cầu phản biện xuất phát từ sự không hoàn thiện của tư duy, vì không ai, thậm chí một tập thể, nghĩ một lần là hoàn chỉnh, là đúng đắn chính xác và trở thành chân lý ngay, cho nên cần qua tranh luận, phản biện để hoàn chỉnh nhằm thúc đầy sự phát triển theo xu hướng tiến lên của xã hội.  Mà trong đó lực lượng trí thức sẽ đóng vai trò tiền phong, vì trong đời sống xã hội, người dân thường kỳ vọng vào giới trí thức và hơn nữa giới trí thức là những người được đào tạo, có trình độ hiểu biết, cần xác định trách nhiệm xã hội của mình. Nhưng trong hoàn cảnh xã hội Việt nam còn chưa cởi mở và thông thoáng về mặt tư tưởng nên trí thức không nhất thiết bắt buộc phải là người đưa ra phản biện xã hội.
Mà mỗi trí thức hãy tự chọn cho mình một con đường để thể hiện vai trò của một trí thức chân chính và có trách nhiệm với xã hội, tùy theo khả năng của mình có thể một cách bền bỉ.
Hà nội, ngày 03 tháng 02 năm 2012
————–
Ghi chú:
(1) Theo định nghĩa của Từ điển tiếng Viêt – Viện Ngôn ngữ học, nhà xuất bản Từ điển bách khoa 2010 và Hán – Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh, Nhà xuất bản Văn hóa năm 2009
*Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA

 

Luật sư Lê Quốc Quân phản đối quyết định “giáo dục tại cấp xã”


Luật sư Lê Quốc Quân.
Luật sư Lê Quốc Quân.
Nguồn: facebook
Thanh Phương – RFI)
Ngày 30/01/2012 vừa qua, luật sư Lê Quốc Quân, một trong những nhà đấu tranh dân chủ ở Việt Nam, đã công bố bản lên tiếng phản đối quyết định của Ủy ban Nhân dân phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội, về việc áp dụng biện pháp “giáo dục 6 tháng tại cấp xã” đối với ông.
Luật sư Lê Quốc Quân – Việt Nam
03/02/2012
Trả lời RFI Việt ngữ hôm nay, luật sư Lê Quốc Quân giải thích :
« Quyết định về giáo dục tại cấp xã của Ủy ban Nhân dân phường Yên Hòa đối với tôi là căn cứ vào hai quyết định trước đó của công an quận Hoàn Kiếm. Quyết định thứ nhất đưa ra ngày 13/04/2011, phạt cảnh cáo tôi, vì tôi đã đến xem phiên xử tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ và bị bắt giữ trong chín ngày. Tôi rất ngạc nhiên là từ một người bị giam trái phép trong chín ngày, tôi lại trở thành một đối tượng bị phạt vi cảnh. Thứ hai là quyết định ngày 27/11/2011, là ngày tôi đang đi dạo bên Bờ Hồ thì cũng bị công an quận Hoàn Kiếm bắt giam hai ngày.
Tôi không hề biết hai quyết định nói trên, nhưng Ủy ban Nhân dân phường Yên Hòa nói rằng họ căn cứ vào hai quyết định đó để ra quyết định giáo dục tôi ở phường Yên Hòa.
Rõ ràng đó là một quyết định hoàn toàn trái pháp luật, vì nó căn cứ vào những quyết định trái pháp luật trước đó của công an quận Hoàn Kiếm. Thứ hai, nguy hiểm hơn, là nó vi phạm pháp luật và Hiến pháp của Việt Nam, vì có thể tước đoạt tự do của cá nhân tôi hay các cá nhân khác nói chung, mà không thông qua bất cứ thủ tục tư pháp nào.
Điều này hoàn toàn trái pháp luật, đồng thời, nghiêm trọng hơn, còn vi phạm nhiều công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, đặc biệt là công ước về quyền dân sự và chính trị, hay các quyền khác liên quan đến nhân phẩm, nhân quyền của công dân.
Dù có những căn cứ có vẻ như đúng pháp luật, những căn cứ đó cũng là sai pháp luật. Cho nên, quyết định đó là hoàn toàn vô hiệu đối với cá nhân tôi và đối với luật pháp của nước CHXHCN Việt Nam. »
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

D BÁO TÌNH HÌNH Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ KHU VỰC TRÊN TH GIỚI NĂM 2012

Tài liệu tham khảo đặc biệt – Thứ sáu, ngày 3/2/2012
TTXVN (Niu Yoóc 31/1)
Ngày 13/1, Cơ quan Tình báo Toàn cầu “Stratfor” của Mỹ công bố tài liệu “Dự báo tình hình ở một số nước và khu vực trên thế giới năm 2012” trong đó nhận định, hệ thống quốc tế đã trải qua nhiều giai đoạn có những thay đổi cơ bản trong một thời gian ngắn. Giai đoạn mới nhất là năm 1989- 1991. Trong thời gian đó, Liên Xô sụp đổ, sự thần kỳ kinh tế của Nhật Bản chấm dứt, Hiệp ước Maastricht tạo nên châu Âu hiện nay được ký kết và Quảng trường Thiên An Môn xác định Trung Quốc là một nền kinh tế thị trường dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản…
Trong giai đoạn này, các thành phần cơ bản của hệ thống quốc tế đã biến đổi cơ bản, thay đổi các luật lệ cho 20 năm tiếp theo. Hiện nay thế giới đang ở trong một chu kỳ tương tự, được bắt đầu từ năm 2008 và đang tiếp tục diễn ra. Trong giai đoạn hiện nay, Mỹ rút quân khỏi Irắc tạo cơ hội cho Iran khẳng định sức mạnh có thể thay đổi cán cân sức mạnh ở Trung Đông; kinh tế Mỹ rơi vào vòng suy thoái và có nguy cơ mất ổn định xã hội. Liên minh châu Âu (EU) chấm dứt hoạt động như đã thực hiện cách đây 5 năm và phải xem xét hình mẫu mới. Trung Quốc bước vào giai đoạn kinh tế và xã hội khó khăn, do suy thoái toàn cầu ảnh hưởng đến nền kinh tế theo hướng xuất khẩu và các sản phẩm ngày càng mất cạnh tranh do lạm phát. Những thay đổi diễn ra đồng thời ở châu Âu, Trung Quốc và Trung Đông đang mở ra cánh cửa cho một khuôn khổ quốc tế mới thay thế hệ thống được tạo ra năm 1989-1991.
Năm 2012 có thể được gọi là năm thay đổi thế hệ. Các tiến trình đang tiếp diễn, vì vậy thế giới phải xem xét tương lai của Mỹ, châu Âu, Trung Quốc và Trung Đông trước khi rút ra kết luận. Tất nhiên, trong năm 2012, thực tế ngày càng trở nên rõ ràng rằng thế giới hậu Chiến tranh Lạnh đã kết thúc và đang được thay thế bằng các cường quốc đã thay đổi và động lực đã thay đổi.
1. Mỹ
Điểm nổi bật trong năm 2012 là cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào dịp cuối năm. Hiện nay, 2 đảng bắt đầu bước vào chiến dịch vận động tranh cử, nhưng từ nay đến khi chính thức bước vào cuộc bầu cử, trừ trường hợp đảng Cộng hòa có một ứng cử viên vượt trội có thể cứu vãn nền kinh tế nhanh chóng thoát khỏi vũng lầy và khôi phục địa vị siêu cường của Mỹ trên toàn cầu, khả năng là đương kim Tổng thống Obama có thể thắng cử và tiếp tục nhiệm kỳ tổng thống lần II. Năm 2012, kinh tế Mỹ dự kiến tăng trưởng ở mức 2,2-2,7%; tỷ lệ thất nghiệp có thể giảm xuống mức trước khủng hoảng 6,8%- 7%; tỷ lệ lạm phát khoảng 1,8%; thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai sẽ giảm trước khi trở lại mức gần bằng thâm hụt tiền khủng hoảng vào năm 2015. Các công ty Mỹ sẽ tiếp tục dẫn đầu các tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là máy tính, thiết bị y tế, hàng không vũ trụ và quân sự. Tổng thương mại của Mỹ sẽ tiếp tục đạt mức lớn nhất thế giới, trong đó dẫn đầu thế giới về nhập khẩu và tiếp tục là một trong 3 nước hàng đầu về xuất khẩu. Trên lĩnh vực đối ngoại, song song với kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Ápganixtan, Mỹ sẽ đẩy mạnh chính sách can dự toàn diện khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt ở Đông Nam Á, để ngăn chặn ảnh hưởng và sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc; tiếp tục đẩy mạnh các cuộc đàm phán với Nga về chương trình cắt giảm vũ khí thông thường và phòng thủ tên lửa; thú trọng duy trì sự ổn định ở khu vực Trung Đông; ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran và Bắc Triêu Tiên.
2. Châu Âu
Năm 2012, Liên minh châu Âu (EU) và khu vực đồng euro sẽ tồn tại. Cuộc, khủng hoảng tài chính châu Âu sẽ đi vào ổn định hoặc ít nhất ổn định tạm thời, nhưng kinh tế tiếp tục suy thoái sâu sắc. Các nguồn đầu tư khổng lồ sẽ rút khỏi châu Âu do các nhà đầu tư ở trong và ngoài khu vực không tin tưởng hệ thống châu Âu. EU sẽ không sử dụng các biện pháp hỗ trợ tài chính nhằm ép chính phủ các nước tiến hành các cải cách hệ thống tài chính. Nhưng động lực thúc đẩy đằng sau những phát triển trong năm 2012 ở châu Âu sẽ là chính trị chứ không phải kinh tế. Nhận thấy cơ hội trong cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay, Đức đang sử dụng, sức mạnh kinh tế và tài chính nhằm thay đổi cơ cấu tổ chức của khu vực đồng euro theo hướng có lợi cho nước này. Bản chất nỗ lực cải cách của Đức nhằm kiểm soát nghiêm ngặt chi tiêu tài chính của nhiều chính phủ châu Âu. Mặc dù hầu hết các nước châu Âu sẽ phản đối, nhưng Đức có nhiều lợi thế cơ bản để thực hiện ý đồ của họ trong năm 2012 như: châu Âu sẽ diễn ra một số cuộc bầu cử ở các nước, nên công chúng châu Âu sẽ không được tham khảo ý kiến về hiệp ước mới do Đức chủ xướng; Đức chỉ cần 17/27 nước khu vực đồng euro chấp thuận, hiệp ước của họ sẽ được thông qua; các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ ký hiệp ước mới vào tháng 3/2012, sau đó từng nước sẽ sử dụng thời gian còn lại và năm 2013 để tìm cách phê chuẩn; Đức có thể tiếp tục thúc ép một số nước như: Ailen, Phần Lan, Hà Lan và Tây Ban Nha tiến hành các cải cách; người châu Âu hoảng sợ nên sẵn sàng làm mọi thứ như áp dụng các biện pháp khắc khổ và phê chuẩn các hiệp ước mặc dù không muốn. Khi tiến trình phê chuẩn hiệp ước của Đức được thúc đẩy, sự thù địch của người châu Âu đối Đức và Brúcxen sẽ tăng. Trên bình diện quốc tế, các nước sẽ tìm cách bảo vệ họ không bị ảnh hưởng trước sự xâm nhập của Đức vào công việc nội bộ. Ở mức độ quốc gia, tình trạng suy thoái sâu sắc sẽ biến thành nỗi tức giận đối với các biện pháp khắc khổ như đã công bố của các chính phủ. Rối loạn chính trị và tài chính sẽ tồn tại trong khung thời gian khi Đức đàm phán với các nước khác thuộc khu vực đồng euro về hiệp ước mới. Mặc dù bản chất của các cuộc đàm phán đó là từ bỏ chủ quyền tài chính quốc gia, nhưng châu Âu có khả năng chấp nhận hiệp ước mới, bởi vì nếu thất bại sẽ làm tăng khả năng sụp đổ cơ cấu tổ chức chính trị của EU và việc thực hiện sẽ không diễn ra trong năm 2012.
3. Nga
Năm 2012, Nga sẽ có một số thách thức như mất ổn định xã hội, tổ chức lại cơ cấu chính trị và thay đổi kinh tế lớn do cuộc khủng hoảng châu Âu gây nên. Mất ổn định xã hội, như đã thấy cuối năm 2011, sẽ tiếp tục trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2012. Ông Putin sẽ tổ chức lại cơ cấu chính trị từ một cơ cấu chủ yếu do đảng của ông ta thống trị thành bức tranh được sự ủng hộ của những người dân tộc chủ nghĩa, tầng lớp thanh niên và các nhà hoạt động tự do mới. Ông Putin cũng sẽ chấn chỉnh đội ngũ lãnh đạo ở Cremli để ngăn chặn mất ổn định xã hội và các khó khăn tài chính củá Nga. Cremli sẽ điều chỉnh nền kinh tế để tạo nên những thay đổi trong các kế hoạch đầu tư trước đây liên quan đến nhiều tỷ USD từ châu Âu trên một số lĩnh vực chiến lược của Nga. Cuộc khủng hoảng châu Âu có nghĩa là bất cứ khoản đầu tư nào cũng sẽ giảm mạnh, vì thế Cremli phải điều chỉnh các kế hoạch kinh tế phù hợp với các chương trình hiện đại hóa và tư nhân hóa của Nga và tự cung cấp vốn cho nhiều dự án. Ông Putin có thể tìm thấy hướng đi thông qua những trở ngại đó, mặc dù chúng sẽ thu hút phần lớn sự chú ý của Cremli. Nhưng không nhân tố nào trong các nhân tố đó sẽ làm thay đổi phương hướng chính sách đối nội và đối ngoại của Nga.
Nga sẽ tiếp tục tăng ảnh hưởng ở các nước thuộc Liên Xô trước đây bằng cách thiết lập Liên minh thuế quan với Bêlarút và Cadắcxtan và Liên minh này phát triển thành Không gian Kinh tế Chung (CES). Tổ chức lớn hơn này sẽ cho phép Nga mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở Minxcơ và Axtana cũng như các nước thành viên mới như Cưrơgưxtan và khả năng cả Tátgikixtan nhằm mở rộng phạm vi kinh tế sang chính trị và an ninh để Mátxơva đặt nền móng thành lập Liên minh Âu-Á mà Nga đang hy vọng bắt đầu vào năm 2015. Khi cơ hội để Ucraina tham gia EU giảm, Kiép sẽ nhận ra rằng Mátxcơva là cường quốc bên ngoài duy nhất có thể hướng tới. Nga có thể tận dụng cơ hội để hành động và thâm nhập các tài sản chiến lược của Ucraina, kể cả kiểm soát hệ thống quá cảnh khí đốt tự nhiên của Ucraina. Nhưng Ucraina sẽ tiếp tục chống lại ảnh hưởng của Nga qua CES bằng cách duy trì mức độ hợp tác với phương Tây. Mục tiêu cuối cùng của Nga tại các nước Bantích là vô hiệu hóa chính sách chống Nga và thân phương Tây của các nước khu vực, và mục tiêu này sẽ được Nga thúc đẩy ở Látvia năm 2012.
Nga sẽ tiếp tục quản lý các cuộc khủng hoảng khác nhau với phương Tây, chủ yếu Mỹ và NATO, đồng thời đẩy mạnh quan hệ với các nước châu Âu. Mátxcơva và Oasinhtơn sẽ tiếp tục đối đầu về phòng thủ tên lửa đạn đạo, sự ủng hộ của Mỹ đối với Trung Âu, và Mátxcơva sẽ tăng sức ép an ninh đối với Trung Âu và tăng cường hiện diện kinh tế trong khu vực. Nga sẽ sử dụng các cuộc khủng hoảng này như một cơ hội để chia rẽ các nước châu Âu và giữa châu Âu với Mỹ và trong NATO, đồng thời thúc đẩy nhận thức rằng Nga bị bắt buộc phải hành động mạnh mẽ. Tình hình an ninh sẽ căng thẳng hơn và Nga có ý định thúc đẩy cuộc khủng hoảng này với Mỹ đến bên bờ vực nhưng không cắt đứt các mối quan hệ. Nga cũng sẽ sử dụng cuộc khủng hoảng tài chính và chính trị ở châu Âu để tăng ảnh hưởng ở các nước và khu vực chiến lược. Mátxcơva và Béclin sẽ tiếp tục quan hệ chặt chẽ, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế và an ninh, nhưng Nga sẽ chú trọng hơn đến các lĩnh vực an ninh và năng lượng ở Trung Âu. Các nước châu Âu sẽ không phản đối Nga mạnh mẽ do họ bận rộn với các vấn đề của EU và trong nước. Nhưng điều này không có nghĩa Nga được tự do hành động vì Mátxcơva vẫn phải quản lý các tác động do cuộc khủng hoảng của các nước láng giềng gây nên.
4.Trung Á
Một số nhân tố sẽ gây mất ổn định ở Trung Á trong năm 2012. Các cuộc biểu tình phản đối điều kiện kinh tế ngày càng tồi tệ sẽ diễn ra khăp khu vực, đặc biệt ở Cadắcxtan, mặc dù không dẫn đến tình trạng bạo lực gây gián đoạn lớn cho khu vực. vấn đề nghiêm trọng của khu vực ngân hàng ở Cadắcxtan có thể dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính, bất chấp chính phủ có thể kiểm soát và ngăn chặn các khó khăn đó trong năm 2012 bằng cách sử dụng nguồn thu dầu lửa để ổn định tình hình, vấn đề bức thiết hơn là hoạt động của các phiến quân Hồi giáo trong khu vực. Các cuộc tấn công sẽ tiếp tục xảy ra lẻ tẻ ở Cadắcxtan, nhưng xuất hiện nhiều ở Cưrơgưxtan, Tátgikixtan và Udơbêkixtan. Tất nhiên các cuộc tấn công đó sẽ không đạt được mục tiêu chiến lược nhằm lật đổ các chế độ hoặc phát triển thành phong trào xuyên quốc gia có khả năng gây mất ổn định khu vực. Bên cạnh những căng thẳng an ninh, việc chuyển giao lãnh đạo sắp tới của các nhà lãnh đạo ở Cadắcxtan và Udơbêkixtan sẽ tạo nên căng thẳng chính trị khác.
5. Trung Đông
Iran: Nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của Iran sẽ là vấn đề chủ yếu ở Trung Đông năm 2012. Hành động rút quân khỏi Irắc của Mỹ đã tạo lợi thế cho sức mạnh quân sự của Iran ở Vùng Vịnh, nhưng Iran không thể hy vọng Mỹ bị hạn chế sức mạnh trong năm 2012 và Thổ Nhĩ Kỳ, một đối trọng khu vực tự nhiên của Iran, đang phát triển vững chắc, mặc dù chậm. Vì vậy nỗ lực củng cố và mở rộng ảnh hưởng khu vực của Iran sẽ được đẩy mạnh năm nay trước khi cánh cửa cơ hội khép lại. Nhưng Iran vẫn hoạt động trong điều kiện hạn chế và về cơ bản không thể thay đổi tình hình chính trị của khu vực theo hướng có lợi cho họ. Arập Xêút sẽ nhận thấy sự bành trướng khu vực của Iran rõ nhất. Hiện nay, Chính phủ Arập Xêút không tin Mỹ có khả năng hoặc sẵn sàng bảo đảm hoàn toàn các lợi ích của Riát. Bên cạnh điểm yếu của Arập Xêút, các nước Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh sợ rằng nếu không bị ngăn chặn, Iran sẽ sử dụng cộng đồng người Shiite gây mất ổn định ở Baranh và tỉnh phía Đông có nhiều dầu lửa mà chủ yếu người Shiite sinh sống của Arập Xêút.
Arập Xêút: Năm 2012, Arập Xêút sẽ dẫn đầu các nỗ lực thúc đẩy các nước thành viên Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh ngăn chặn mối đe dọa của Iran, nhưng nỗ lực đó không thể thay thế vai trò của Mỹ – nước bảo đảm an ninh hiệu quả cho khu vực. Một phần quan trọng trong kế hoạch khu vực năm 2012 của Iran là buộc Riát trở thành khu vực có lợi cho Iran và cho phép Arập Xêút phần nào thoát khỏi nguy hiểm. Điều này có thể dẫn đến mối quan hệ nồng ấm tạm thời giữa hai nước thù địch, nhưng nhận thấy những hạn chế và thời gian có hạn của Iran, Arập Xêút có thể tiếp tục cam kết với khuôn khổ an ninh của Mỹ trong khu vực, vì không có lựa chọn nào tốt hơn.
Rối loạn tại Irắc và Xyri: Những tác động do nỗ lực bành trướng của Iran dễ nhận thấy tại Irắc và Xyri. Tại Irắc, thách thức chính của Iran là củng cố sức mạnh của người Shiite trong một số nhóm cạnh tranh. Do được sự hỗ trợ của Iran, giới lãnh đạo người Shiite, vốn bị chia rẽ, sẽ tìm cách tăng ảnh hưởng, trong khi,đó các phe phái người Sunni và người Cuốc ở Irắc sẽ rút vào phòng thủ. Cuộc tranh chấp phe phái sắc tộc này và khoảng trống an ninh xuất hiện sau khi Mỹ rút quân sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ an ninh của Irắc. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ có ý đồ ngăn chặn ảnh hưởng của Iran tại khu vực Bắc Irắc bằng cách xây dựng nhiều cơ sở chính trị, kinh tế, quân sự và tình báo trong khu vực. Tại Xyri, mục tiêu cuối cùng của Arập Xêút, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ là phá vỡ vòng cung ảnh hưởng của người Shiite bằng cách chia cắt và lật đổ chế độ của Tổng thống Assad. Nhưng không có can thiệp quân sự trực tiếp của nước ngoài, chế độ Xyri sẽ không sụp đổ. Tổng thống Assad sẽ tiếp tục các nỗ lực dập tắt bạo loạn trong nước. Các lựa chọn giải quyết cuộc khủng hoảng rất hạn chế của chế độ sẽ buộc Xyri phải dựa vào sự giúp đỡ hơn nữa của Iran, từ đó cho phép Têhêran tăng ảnh hưởng ở Địa Trung Hải. Nhưng không loại trừ khả năng phe Tổng thống Assad buộc phải tìm lối thoát chính trị. Kết quả như vậy sẽ có nguy cơ dẫn đến một cuộc đấu tranh phe phái trong nội bộ chế độ. Mục tiêu của Iran là ủng hộ Xyri duy trì chế độ, bất chấp ai lãnh đạo chế độ đó cũng được, để mang lại lợi ích cho Iran, nhưng khả năng gây ảnh hưởng tình hình của Iran bị hạn chế, do đó tìm người thay thế để quản lý chế độ Xyri sẽ khó khăn. Hơn nữa, cuộc chiến Xyri không thể diễn ra mà không lan rộng đến Libăng. Vì vậy, Libăng sẽ đối mặt với một năm khó khăn do các cuộc chiến mượn tay kẻ khác ngày càng tăng giữạ Iran và Arập Xêút ở phía Đông Địa Trung Hải.
Thổ Nhĩ Kỳ: Do mất ổn định trong khu vực, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức quan trọng. Mặc dù nhiều lần tuyên bổ, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ không thể thúc đẩy hành động quân sự ở Xyri trừ khi Mỹ can thiệp. Một mặt Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục ủng hộ phe đối lập ở Xyri và chống lại ảnh hưởng của Iran tại Irắc, mặt khác nước này sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ song phương với Têhêran bất chấp căng thẳng đang tăng giữa hai bên. Các điều kiện kinh tế ở châu Âu sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ. Các phiến quân người Cuốc ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục là mối đe dọa lớn và mối lo ngại về sức khoẻ của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erđogan có thể buộc Chính quyền Ancara chú ý đến các vấn đề trong nước để tìm cách thông qua những thay đổi hiến pháp như đã đề nghị. Trên mặt trận đối ngoại, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nỗ lực tăng ảnh hưởng với những người Hồi giáo hoạt động chính trị, đặc biệt tại Ai Cập và Xyri, nhưng nhiều hạn chế sẽ không cho phép Ancara áp dụng các biện pháp đối ngoại quan trọng.
Ai Cập: Quá độ chính trị hỗn loạn của Ai Cập có thể dẫn đến một quốc hội có nhiều người Hồi giáo,từ đó gầy khó khăn cho giới lãnh đạo quân sự đang nắm quyền. Phe đối lập và Quốc hội sẽ tiếp tục .chia rẽ nội bộ và không thể mạnh hơn quân đội về các vấn đề chiến lược quốc gia. Do đó, quân đội sẽ tiếp tục lãnh đạo nhà nước. Kinh tế khó khăn khiến quân đội ngày càng lo ngại sự chống đối chính trị. Mối lo ngại của Ai Cập về kinh tế và chính trị sẽ ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát khu đệm Sinai, dẫn đến căng thẳng với Ixraen. Nhưng hai bên sẽ tiếp tục duy trì hiệp ước hoà bình từng là cơ sở của mối quan hệ hai nước trong nhiều thập kỷ qua.
Kế hoạch của Hamas: Hamas sẽ chớp cơ hội ảnh hưởng ngày càng tăng của người Hồi giáo trong khu vực để khẳng định với các chính phủ Arập láng giềng và phương Tây rằng họ là tổ chức chính trị hòa giải và thực dụng đối với Fatah. Những biện pháp này sẽ giúp bảo vệ Hamas thoát khỏi cuộc khủng hoảng chế độ ở Xyri và thúc đẩy quạn hệ với Ai Cập, Gioócđani và Arập Xêút. Bên cạnh đó, Hamas có thể tận dụng cơ hội để phá hủy an ninh trên bán đảo Sinai với hy vọng tạo nên cuộc khủng hoảng giữa Ai Cập và Ixraen. Tình hình rắc rối của Ai Cập và nỗ lực tăng ảnh hưởng của Hamas sẽ khích lệ các nhà lãnh đạo Gioócđani thúc đẩy quan hệ với Hamas. Hành động đó cũng sẽ cho phép Gioócđani quản lý tình trạng mất ổn định của nước này bằng cách xây dựng lòng tin hơn nữa trong dân chúng Hồi giáo, đẩy mạnh quan hệ với Fatah và theo dõi các hoạt động của Hamas khi các nhà quân chủ Gioócđani điều chỉnh chính sách phù hợp với tình hình đang thay đổi trong khu vực.
6. Đông Á
Năm 2012, ba vấn đề sẽ tạo nên những sự kiện ở Đông Á gồm:
- Phản ứng của Trung Quốc trước cuộc khủng hoảng kinh tế và mất ổn định xã hội có khả năng xảy ra trong giai đoạn chuyển giao lãnh đạo;
- Cuộc khủng hoảng nợ và nhu cầu giảm của EU sẽ hạn chế xuất khẩu của Đông Á;
- Liên kết hành động của các nước khu vực và tái can dự của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trung Quốc: Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 cho thấy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chủ yếu nhờ xuất khẩu và đầu tư do Chính phủ lãnh đạo. Mặc dù Trung Quốc nhận thấy cần hướng tới nền kinh tế cân bằng hơn, nhưng kinh tế châu Âu tiếp tục sụt giảm và lo sợ kinh tế toàn cầu tiếp tục suy thoái, Chính phủ Trung Quốc sẽ vấp phải nhiều thách thức trong việc tổ chức lại nền kinh tế. Điều chỉnh quy mô kinh tế của Trung Quốc sẽ khó khăn đồng thời sức ép thay đổi tiếp tục diễn ra trong thời gian chuyển giao lãnh đạo. Do Bộ Chính trị Trung Quốc thay đổi lãnh đạo vào tháng 10/2012 và các nhà lãnh đạo mới sẽ nhậm chức đầu năm 2013, Trung Quốc sẽ tập trung duy trì ổn định xã hội để bảo vệ di sản của các nhà lãnh đạo trước đây và củng cố tính pháp lý của đội ngũ lãnh đạo mới.
Tăng trưởng kinh tế giảm sẽ đe dọa Trung Quốc trong năm 2012. Tốc độ tăng trưởng vừa phải năm 2011 của Trung Quốc chủ yễu do khu vực xuất khẩu yếu kém, thị trường bất động sản và đầu tư giảm, nhiều rủi ro cho hệ thống ngân hàng. Kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục suy giảm ở mức có thể quản lý, ít nhất trong năm chuyển giao lãnh đạo. Đáng chú ý, nhu cầu giảm mạnh ở châu Âu sẽ hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc. Nhu cầu bên ngoài giảm sẽ đe dọa ngành công nghiệp theo hướng xuất khẩu vốn suy yếu do chi phí lao động, nhiên liệu thô… tăng. Trung Quốc sẽ tìm cách bổ sung bằng cách tiếp tục chú trọng xuất khẩu hàng hóa đến thị trường Mỹ và các thị trường mới nổi ở Đông Nam Á, Mỹ Latinh hoặc châu Phi, nhưng không thể khắc phục khoảng trống do giảm sút nhu cầu của châu Âu. Hơn nữa, chủ nghĩa bảo hộ thương mại của Mỹ ngày càng tăng do giảm sút kinh tể và những lý do chính trị, đặc biệt mùa bầu cử đang đến ở Mỹ, có khả năng đẩy các nhà sán xuất Trung Quốc vào trung tâm của mâu thuẫn thương mại, khiến vị thế của các nhà sản xuất Trung Quốc thậm chí suy yếu hơn. Do đó, Trung Quốc sẽ sử dụng các công cụ truyền thống, kể cả tín dụng, cắt giảm thuế và trợ cấp trực tiếp để hạn chế các rủi ro trong khu vực sản xuất do thất nghiệp và phá sản tăng.
Mặc dù biết rằng hạn chế gói kích cầu tài chính và các khoản vay ngân hàng lớn như đã thực hiện năm 2008-2009 là khó có thể trụ vững và gây rủi ro cho kinh tế, nhưng Trung Quốc đã nhận thấy một số lựa chọn ngắn hạn khác, do đó Bắc Kinh sẽ sử dụng nguồn đầu tư do Chính phủ lãnh đạo để duy trì mức tăng trưởng trong năm 2012. Bắc Kinh sẽ tiếp tục và tung ra một số dự án cơ sở hạ tầng lớn. Nhưng với quy mô chiếm khoảng 10% GDP và 1/4 các khoản tiền đầu tư cố định, sự giảm sút của khu vực bất động sản do các biện pháp thắt chặt tài chính của Trung Quốc từ năm 2010 là một trong những mối đe dọa lớn nhất trong việc ổn định tăng trưởng. Khi các dự án nhà ở không đạt mục tiêu như đã đề ra, Trung Quốc có thể nới lỏng chính sách thắt chặt tài chính của khu vực bất động sản trong năm 2012, đồng thời cố gắng tránh các sai lầm như gây nên tác động tiêu cực của thị trường hoặc lạm phát giá bất động sản. Chính phủ Trung Quốc cam kết kiểm soát nghiêm ngặt các vấn đề đó nếu không sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước.
Bùng nổ tín dụng mức độ cao liên tục, cộng với sự cần thiết thanh toán các khoản vay đáo hạn (NPL) từ gói kích cầu năm 2008-2009 sẽ đẩy Trung Ọuốc vào rủi ro NPL cao hơn. Tỷ lệ NPL thực tế có thể tăng lên 8-12% trong vài năm tới. Ít nhất 4.600 tỷ nhân dân tệ (NDT) (729 tỷ USD) trong tổng số 10.700 tỷ NDT của các địa phương sẽ đến thời hạn thanh toán trong 2 năm và Bắc Kinh dự kiến 2.500-3.000 tỷ NDT đang có nguy cơ không thanh toán đúng thời hạn. Ngoài ra, món nợ 2.100 tỷ NDT từ khoản đầu tư cho hệ thống đường sắt cùng với các khoản cho vay không chính thức khổng lồ của hệ thống tín dụng đen sẽ tăng mạnh trong thời gian thắt chặt tín dụng của Chính phủ sẽ tạo nên rủi ro lớn cho khu vực ngân hàng.
Để đối phó với các mối đe dọa, năm 2012, chắc chắn Trung Quốc sẽ áp dụng một số hành động phòng ngừa như: tiếp tục cung cấp tài chính hoặc bơm thêm vốn để bảo đảm các ngân hàng có thể duy trì độ tin cậy trong hệ thống tài chính của Trung Quốc. Đứng trước các lựa chọn ổn định ngắn hạn và các cải cách sâu sắc dài hạn, các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ cố làm chậm nhưng sẽ thổi phồng cuộc khủng hoảng đó khi nó trở thành vấn đề không thể tránh trong tưong lai. Nhận thấy tính không vững chắc kinh tế và nhạy cảm chính trị đang nổi lên trong giai đoạn chuyển giao chính trị, các nhà lanh đạo ở Bắc Kinh có ý định duy trì sự đồng thuận ở các cấp cao nhất. Rút kinh nghiệm từ sự kiện Quảng trường Thiên An Môn, các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận thấy cuộc đấu tranh giữa các phái trong Đảng và Chính quyền ở thời điểm nhạy cảm là vấn đề nguy hiểm, do đó Bắc Kinh sẽ áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm soát tư tưởng và văn hóa trong Đảng cũng như toàn xã hội. Đồng thời, để bảo đảm việc chuyển giao lãnh đạo êm ả, Chính quyền sẽ không tha thứ những hành động có thể dẫn đến mất ổn định, mặc dù họ cũng đang áp dụng các biện pháp phòng ngừa nhằm kiểm soát xã hội như tăng cường quản lý các cộng đồng hoặc tạo ra những diễn đàn để công chúng bày tỏ ý kiến nhằm kiểm soát tốt hơn sự thất vọng của xã hội vấn đề dễ bị thổi phồng bởi tình hình kinh tế ngày càng suy giảm.
Trên lĩnh vực quốc tế, Bắc Kinh sẽ tiếp tục tăng cường tìm kiếm các nguồn tài nguyên và chiến lược đầu tư ra bên ngoài. Do khó khăn trong nước tăng, Trung Quốc có thể sử dụng các bất đồng bên ngoài để giảm bớt sự thất vọng của công chúng. Nhận thấy sức ép kinh tế và thương mại đo mùa bầu cử và sự tái can dự chiến lược của Mỹ trong khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc Bắc Kinh sẽ chú ý hạn chế các tính toán sai lầm và nhấn mạnh sự phụ thuộc lân nhau trong quan hệ của Bắc Kinh với Oasinhtơn đồng thời khẳng định sự phản đối của Trung Quốc đối với chính sách tái can dự khu vực của Mỹ. Bên cạnh đó, Trung Quốc sẽ cân bằng các sáng kiến quốc gia nhằm duy trì quan hệ với các nước láng giềng, đặc biệt với các nước tuyên bố chủ quyền trên biển Đông, Ấn Độ và Nhật Bản và chống lại các biện pháp của Mỹ nhằm hạn chế ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc trong khu vực cũng như các nước cung cấp nhiên liệu trên thế giới.
ASE AN: Các nước tuyên bố chủ quyền trên biển Đông như Malaixia, Philíppin và Việt Nam sẽ tiếp tục phản ứng trước hành động của Trung Quốc ở biên Đông bằng cách tăng cường mua sắm vũ khí và trang thiết bị quân sự, tận dụng lợi thế từ các nỗ lực tái can dự của Mỹ để chống lại Bắc Kinh. Năm 2012, hầu hết các nước châu Á sẽ có mức tăng trưởng kinh tế giảm, một phần do kinh tế toàn cầu giảm. Là đối tác kinh tế quan trọng nhất của nhiều nước, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh giúp đỡ kinh tế và thương mại ở các nước ASEAN để tăng ảnh hưởng. Bắc Kinh hy vọng khôi phục sức mạnh kinh tế trong khu vực thông qua viện trợ, nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng, trao đổi tiền tệ và các thỏa thuận thưong mại khu vực, nhưng vai trò của Bắc Kinh cũng có thể vấp phải nhiều thách thức do các nước Đông Á cũng quan tâm đến các nước khác như Mỹ và Nhật Bản.
Bắc Triều Tiên: Sự ra đi của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Châng In sẽ làm tăng tính không vững chắc trên bán đảo Triều Tiên. Sáu tháng đầu năm 2012 sẽ rất quan trọng khi sự đoàn kết của chế độ Bắc Triều Tiên bị thử thách trong thời gian chuyển giao lãnh đạo. Cơ cấu lãnh đạo giữa các thành phần quân sự và dân sự được đề ra trong những năm gần đây để tăng cường vai trò của Đảng Lao động Triều Tiên như một trong những trụ cột của chính quyền và cân bằng lại vai trò của quân đội, nhưng tiến trình đó chưa hoàn thiện vào lúc Nhà lãnh đạo Kim Châng In ra đi. về cơ bản, các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên, không thể thay đổi phương hướng chính sách đối ngoại của Bình Nhưỡng trong thời gian tới. Chú trọng đầu tiên của họ là các vấn đề trong nước và tìm cách tránh những thay đổi bất ngờ về chính sách để không gây mất ổn định chế độ hoặc làm tăng sức ép từ bên ngoài. Trung Quốc sẽ tìm mọi cách tăng ảnh hưởng lớn hơn trên bán đảo Triều Tiên trong giai đoạn quá độ. Ngoài ra, các cuộc thảo luận song phương với Mỹ về việc nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân 6 bên đang đạt được tiến bộ trước khi xảy ra cái chết của ông Kim Châng In và một lúc nào đó trong năm 2012 Bình Nhưỡng có khả năng trở lại bàn đàm phán.
7. Nam Á

Chiến dịch do Mỹ cầm đầu tại Ápganixtan sẽ không đủ mạnh để đánh bại Taliban và các phe phái khác nhau hoặc lập lại hòa bình ở nước này. Nhưng Taliban cũng không đủ mạnh để đánh đuổi Mỹ và đồng minh khỏi Ápganixtan. Mỹ sẽ tổ chức lực lượng để tiếp tục chiến tranh đến năm 2014, nhưng sẽ tăng cường tấn công Taliban, mặc dù quân đội Ápganixtan có thể đảm nhận các nỗ lực chiến tranh. Mỹ sẽ tiếp tục xem xét thỏa hiệp chính trị với Taliban, nhưng thỏa hiệp này không thể đạt được trong năm nay.
Diễn biến quan trọng nhất ở Nam Á là tiến trình chính trị đang diễn ra tại Pakixtan. Mặc dù các nước khác, trong đó có Iran, rất muốn tạo nên bức tranh chính trị tương lai ở Ápganixtan, nhưng Pakixtan sẽ tiếp tục là trung tâm của cuộc chiến. Vì vậy, trong năm 2012, căng thẳng Mỹ-Pakixtan sẽ tăng cho đến khi Mỹ đạt được một thỏa thuận sơ bộ với Pakixtan nhằm giải quyết tình hình trong khu vực sau khi Mỹ rút quân. Căng thẳng ý thức hệ, sắc tộc, tôn giáo và chính trị sẽ tăng ở bên trong Pakixtan và chúng sẽ ảnh hưởng đến Pakixtan, Ápganixtan và mối quan hệ Mỹ-Pakixtan.

8. Mỹ Latinh

Mêhicô: Sáu tháng đầu năm 2012, Mêhicô sẽ tích cực chuẩn bị cho chiến dịch bầu cử tổng thống vào ngày 1/7. Mêhicô sẽ chứng kiến Đảng Hành động Quốc gia (PAN) có khả năng kết thúc 12 năm cầm quyền. Do công chúng lên án tình trạng bạo lực ngày càng tăng, PAN bị mất uy tín trong 5 năm qua, trái lại Đảng Cách mạng Thể chế và Đảng Dân chủ Cách mạng ngày càng có uy tín trong dân chúng. Nhưng hy vọng 3 đảng này sẽ không có những hành động cực đoan trong quá trình tranh cử. Tổng thống mới sẽ nhậm chức ngày 1/12, nghĩa lá hầu hết các biện pháp chính sách quan trọng của chính quyền mới sẽ không diễn ra cho đến năm 2013.
Mặc dù thay đổi đảng cầm quyền, nhưng các thách thức lớn của Mêhicô sẽ tiếp tục tồn tại. Cuộc chiến tranh ma túy sẽ tiếp tục, do băng đảng Los Zetas tăng cường kiểm soát hầu hết hành lang vận tải ven biển phía đông Mêhicô và băng đảng Sinaloa cũng kiểm soát hầu hết phía Tây. Hai băng đảng này hoạt động ngày càng tăng ở Trung Mỹ và quan hệ với các băng đảng tội phạm có tổ chức khác của Nam Mỹ. Khả năng các băng đảng sẽ nỗ lực mở rộng kiểm soát các nguồn cung cấp trong khu vực năm 2012, mặc dù chúng vẫn dựa vào các mối quan hệ với các tổ chức tội phạm có tổ chức ở các nước sản xuất ma tuý và quá cảnh khác. Tuy băng đảng Sinaloa và Los Zetas kiểm soát một sổ khu vực lãnh thổ của Mêhicô, nhưng một số tổ chức tội phạm nhỏ hơn vẫn tìm cách thâm nhập các trung tâm quan trọng như Acapulco. Bên cạnh đó, 2 băng đảng chủ yếu sẽ tiếp tục tấn công lẫn nhau ở các thành phố quá cảnh như Veracruz và Guadaljara. Cuộc cạnh tranh giữa các băng đảng khác nhau ở Mêhicô sẽ ngăn chặn bất cứ kiểu liên minh nào giữa băng đảng Los Zetas và Sinaloa, từ đó chúng sẽ chấm dứt bạo lực để có điều kiện buôn bán và vận chuyển ma túy thuận lợi hơn. Vì vậy Chính phủ Mêhicô sẽ chú trọng thúc đẩy các chính sách kinh tế và xã hội, mặt khác tiếp tục đẩy mạnh chiến lược chống các băng đảng ma túy và tội phạm hiện nay để bảo đảm ổn định của đất nước.
Braxin: Năm 2012, Braxin sẽ nỗ lực giảm bớt những tác động lớn đối với thương mại và các nguồn vốn do cuộc khủng hoảng ở châu Âu. Nhưng do chỉ 10% GDP lệ thuộc xuất khẩu, Braxin ít bị tác động hơn các nước đang phát triển khác, về chính trị, Braxin sẽ tiếp tục chú trọng cân bằng tăng trưởng kinh tế và lạm phát trong giai đoạn kinh tế giảm sút bằng các khoản chi tiêu tài chính và mở rộng tiền tệ hợp lý. Do đó Braxin sẽ tiếp tục chú trọng các vấn đề trong nước năm 2012. Chủ nghĩa bảo hộ thương mại sẽ đóng vai trò mạnh mẽ nhằm bảo vệ các ngành nghề yếu kém. Do thương mại toàn cầu giảm, Trung Quốc sẽ tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới. Hai xu hướng này sẽ làm tăng những căng thẳng song phương giữa Trung Quốc và Braxin trong năm tiếp theo. Các vấn đề nội bộ lớn của Braxin sẽ bao gồm các sáng kiến an ninh biên giới và thành phố, các chương trình an sinh xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, và phát triển các khu vực dự trữ dầu lửa của Braxin.
Vênêxuêla: Do vấn đề sức khỏe của Tổng thống Hugo Chavez, không ai có thế dự đoán chính xác xu hướng chính trị của Vênêxuêla trong năm 2012. Tất nhiên, dư luận đang chú ý đến khả năng người kế nhiệm ông Charvez và sự thất vọng ngày càng tăng của dân chúng trước thực trạng của Vênêxuêla. Các đảng đối lập chính trị, dường như sẵn sàng đoàn kết sau một ứng cử viên được bầu chọn tháng 2/2012, sẽ nỗ lực giành lại chính quyền. Do đó cuộc bầu cử năm 2012 sẽ có bước đột phá trong tình hình chính trị của Vênêxuêla. Mặc dù chưa thể dự đoán chính xác kết quả, nhưng năm 2012 có thể chứng kiến việc chuyển giao quyền lực từ ông Chavez. Cho dù ai lên nắm quyền lãnh đạo vào cuối nặm 2012, tình hình kinh tế Vênêxuêla sẽ tiếp tục không chắc chắn. Sự thất vọng của dân chúng ngày càng tăng cùng với các khó khăn kinh tế-xã hội khác sẽ dẫn đến nhiều cuộc biểu tình hơn nữa, nhưng phần lớn hành động chính trị sẽ tập trung vào cuộc bầu cử tổng thống.
Cuba: Cuba sẽ tiếp tục các biện pháp quá độ thận trọng và chậm trong năm 2012. Các cải cách cơ bản sẽ được Cuba đẩy mạnh trong năm 2012. Thách thức quốc tế của Cuba là cân bằng các yêu cầu tự do hóa của Mỹ với nhu cầu về dầu lửa nhập khẩu từ Vênêxuêla của nước này. Việc nhập khẩu dầu lửa sẽ không bị gián đoạn nhưng thay đổi chính trị ở Vênêxuêla có thể buộc Cuba phải tăng cường quan hệ với Mỹ như một đối tác kinh tế hơn nữa.
9. Châu Phi Hạ Xahara

Xômali. Năm 2012, Chính phủ Xômali sẽ đẩy mạnh chiến lược ngăn chặn các phiến quân thánh chiến của nhóm xuyên quốc gia al-Shabaab và Tiểu vương Hồi giáo Xômali. chiến lược này sẽ gồm 3 thành phần: thành phần thứ nhất, Phái bộ châu Phi trong lực lượng Xômali (AMISOM), sẽ tăng cường hiện diện ở Mogađisu. Lực lượng này sẽ bao gồm các binh sĩ gìn giữ hòa bình cua Uganda, Burundi, Gibuti và lực lượng bổ sung của Xiêra Lêôn. Thành phần thứ hai, lực lượng Kênia sẽ tăng cường triển khai dọc biên giới Kênia với Nam Xômali. Thành phần thứ ba, lực lượng Êtiôpia sẽ tăng cường triển khai dọc biên giới nước này với biên giới miền Trung Xômali nhằm quản lý lãnh thổ và ngăn chặn các phiến quân thánh chiến. Lực lượng AMISOM. Kênia và Êtiôpia sẽ không tiến sâu vào lãnh thổ Xômali để tấn công các phiến quân. Thay vào đó, lực lượng địa phương sử dụng chiến thuật du kích để tấn công các phiến quân ở khu vực bao vây ngăn chặn. Các lực lượng sẽ phối hợp với nhau nhằm cắt đứt các tuyến đường cung cấp nhưng không thể đánh bại các phiến quân. Mỹ sẽ tiếp tục sử dụng lực lượng đặc biệt trên chiến trường Xômali. Lực lượng đặc biệt và máy bay không người lái của Mỹ sẽ thu thập và chia sẻ tin tức tình báo với Chính phủ và các đồng minh của Xômali. Ngoài ra, lực lượng Mỹ ở Đông Phi và khu vực Sừng châu Phi sẽ tiếp tục tiến công các phiến quân Xômali hoặc các thủ lĩnh al-Qaeda, từ đó tạo cơ hội cho quân đội Xômali thực hiện thành công chiến lược.
Nigiêria. Khu vực Bắc Nigiêria sẽ tiếp tục xảy ra bạo lực. Nhận thấy Chính phủ của Tổng thống Goodluck Jonathan sẽ giành được sức mạnh chính trị trong khu vực, các nhà lãnh đạo ở phía Bắc sẽ sử dụng nhóm phiến quân Boko Haram để tăng thêm sức mạnh. Như một phần của chiến dịch giành lại sức mạnh chính trị trong cuộc bầu cử năm 2015, giới lãnh đạo chính trị ở khu vực phía Bắc sẽ cung cấp vũ khí và tiền bạc cho nhóm phiến quân Boko Haram để bảo vệ họ. Hành động này sẽ cho phép nhóm phiến quân phát động hàng loạt cuộc tấn công các mục tiêu quan trọng của Chính phủ ở khu vực Đông và Tây Bắc, thậm chí ở thủ đô Abuja của Nigiêria. Nhóm Boko Haram tuyên bố sẽ tiến hành cuộc thánh chiến ác liệt, nhưng bản chất hành động hỗ trợ của chúng sẽ ngăn cản nhóm tiến hành các cuộc tấn công gây nên phản ứng quốc tế và thất bại cho giới lãnh đạo phía Bắc như tiến hành các hoạt động xuyên quốc gia hoặc tấn công các cơ sở chính trị hoặc thương mại của nước ngoài ở Nigiêria.
Khu vực đồng bằng Nigiê ở phía Nam cũng sẽ diễn ra bạo lực. Mặc dù chính quyền của Tổng thống Jonathan tuyên bố chỉ lãnh đạo đất nước từ năm 2011-2015, nhưng mâu thuẫn sẽ bắt đầu nổi lên trong nội bộ của Jonathan khi các phe phái đặt câu hỏi liệu Chính quyền của Tổng thống Jonathan có nên chỉ tồn tại trong một nhiệm kỳ không. Cũng như các chính trị gia ở phía Bắc Nigiêria, giới hoạt động chính trị ở khu vực đồng bằng Nigiê, trong đó có Tổng thống Jonathan, sẽ bắt đầu khôi phục quan hệ với các nhóm phiến quân như Phong trào Giải phóng Đồng bằng Nigiê (MEND). Các cuộc tấn công của MEND hoặc các nhóm phiến quân ở đồng bằng Nigiê trong năm 2012 sẽ không thường xuyên và không đe dọa việc sản xuất dầu lửa. Nhưng chúng sẽ tạo cơ sở cho giới hoạt động chính trị ở đồng bằng Nigiê phát động một chiến dịch chống đối nhằm yêu cầu Chính quyền bảo trợ chính trị, trong khi giới hoạt động chính trị của khu vực quyết định liệu có nên ủng hộ việc chỉ định tổng thống của đảng đương quyền trong cuộc bầu cử tiếp theo hay không.
Xuđăng: Sự chống đối trong nội bộ ở Xuđăng và Nam Xuđăng sẽ ngăn cản hai chính phủ ký thỏa thuận chia sẻ nguồn thu dầu lửa. Thay vào đó, hai bên sẽ nhất trí tiếp tục các thỏa thuận đặc biệt liên quan đến việc phân phối các khoản thu dầu lửa. Ngoài ra, các binh sĩ gìn siữ hoà bình của Liên hợp quốc sẽ tiếp tục triến khai ở Nam Xuđăng và Darfur để đối phó với các cuộc xung đột giữa các phiến quân trên biên giới hai nước. Hai nước sẽ mất ít nhất một năm nữa mới giải quyết xong vấn đề phân định biên giới.
Nam Phi: Nam Phi sẽ tiếp tục chú trọng sự cạnh tranh nội bộ nhằm thúc đẩy khả năng tăng cường ảnh hưởng của họ ở phía Nam châu Phi. Đảng cầm quyền Đại hội Dân tộc Phi (ANC) sẽ thúc đẩy cạnh tranh nội bộ để tiến tới đại hội đảng và cuộc bầu cử tháng 12/2012. Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma sẽ nỗ lực để được bầu chọn là chủ tịch nhiệm kỳ 2 của ANC – một vị trí cho phép ông ta trở thành ứng cử viên tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2014. Tương tự, phe Zuma cũng sẽ tìm mọi cách để bảo đảm rằng không đối thủ cạnh tranh nào của ANC đủ sức mạnh thách thức Zuma trong cuộc bầu cử sắp tới./.

Xét lý lịch trước khi mần tình!

VietTuSaiGon – RFA
Nghe cụm từ “công an VN kết hôn”, chắc nhiều người nói: kệ họ, nhưng thực ra, cũng có vài hệ lụy đến mình.
Các bạn thử lên mạng tìm kiếm cụm từ “công an kết hôn” thì sẽ thấy nó không “kệ họ” chút nào. Tôi tìm được vài thắc mắc (người thật việc thật) sau đây, xin nêu ra:
“Xin chào luật sư! Em và bạn trai yêu nhau đã được 3 năm. Và chúng em có ý định cưới. Bạn trai em làm trong ngành công an. Nên giờ em đang gặp 1 số rắc rối và không biết nên giải quyết thế nào. Xét ba đời thì ông bà nội em đều là Đảng viên, có công với đất nước. Ông bà ngoại em thì đã từng bị lính Mỹ bắt vào tù, còn về tội dạng gì thì em chưa tìm hiểu rõ. Ba em đã từng ở tù vì tội chứa chấp gái mại dâm (3 năm). Bên ngoại em cũng có người đi nước ngoài, chị gái của mẹ em lấy chồng là người việt và đang sống ở Mỹ. Vậy thì xin hỏi luật sư, nếu chúng em muốn cưới nhau thì liệu có thể cưới được không? Vì em nghe nói gia đình vợ cũng phải 3 đời trong sạch. Em không theo thiên chúa giáo”.
Một thắc mắc khác:
“Em có được cưới anh ấy không? Em và anh ấy quên nhau được 3 năm. Gia đình em, ba và chú thì đang làm CA, cũng có chức vụ. Gia đình anh ấy, ba lúc trước cũng làm CA, nhưng về hưu sớm, ba mẹ anh ấy li di, mẹ lấy chồng khác, người chồng sau theo đạo Tin lành nên mẹ và anh ấy cũng theo đạo. Bây giờ, em cũng đang xin vào CA. Em không biết là nếu em vô làm trong ngành thì em và anh ấy có thể lấy nhau không? Em được biết là trên giấy tờ anh ấy không có đạo, nên được xác nhập vào Đảng trong thời gian đi bộ đội. Xin hãy tư vấn giúp em, em xin cảm ơn rất nhiều”.
Và:
“Tôi dự định kết hôn với một anh bạn làm trong ngành công an. Tôi nghe nói, việc kết hôn với người trong ngành công an, ngoài quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình còn phải thẩm tra, xác minh lý lịch của người bạn đời ngoài ngành rất chặt chẽ! Xin cho biết, việc xác minh lý lịch để kết hôn đối với ngành công an được quy định ra sao? (Trần Thị Lan Chi, huyện Tân Biên, Tây Ninh)”
Trước những câu hỏi kiểu này, trên mạng, cũng qua miệng các luật sư, có các trả lời khác nhau.
Phản đối. Ví dụ:
“Anh không thấy quy định pháp luật nào như vậy cả. Anh chỉ thấy PL nghiêm cấm việc ngăn cản kết hôn tự nguyện, tiến bộ thôi. Em cứ yên tâm, vui vẻ kết hôn nếu muốn. Nếu có ai cấm em kết hôn vì lý do này thì cứ alô cho anh. Luật sư Nguyễn Đình Tuấn, 0903293928, email: lstuannd@gmail.com, Giám đốc Công ty luật Nhật Chiêu – Đoàn luật sư Hà Nội”.
Đồng tình. Ví dụ:
“Theo quy định của ngành công an nhân dân, mỗi cán bộ chiến sĩ khi xây dựng gia đình phải có lập trường, tư tưởng vững vàng, xác định tương lai hạnh phúc của mình thật sự chín chắn để quyết định đi đến hôn nhân. Nếu đã xác định lập trường tư tưởng thì mỗi cán bộ, chiến sĩ phải tự viết đơn xin tìm hiểu gia đình, viết hai đơn, một đơn nộp cho đơn vị công tác, một đơn nộp cho Phòng Tổ chức cán bộ. Thời gian tìm hiểu từ ba đến sáu tháng, tùy thuộc vào mức độ tình cảm của hai bên.
Qua thời gian tìm hiểu, nếu cả hai thấy tâm đầu ý hợp và quyết định đi đến hôn nhân thì bản thân phải tự viết đơn xin xây dựng gia đình như trình tự trên. Bản thân phải động viên người bạn đời của mình kê khai lý lịch cho thật đầy đủ. Trong lý lịch phải khai cả ba đời; quá trình hoạt động của ba đời trước và sau năm 1975; có ai theo ‘chế độ cũ’ không? Có thân nhân xuất cảnh không? Có theo tôn giáo nào không?…
Phòng Tổ chức cán bộ có trách nhiệm thẩm tra, xác minh người bạn đời và tất cả những người thân trong gia đình tại nơi sinh sống và nơi làm việc. Thời gian thẩm tra, xác minh từ 2 đến 4 tháng, nếu không có gì trở ngại thì Phòng Tổ chức cán bộ sẽ gửi thông báo cho phép xây dựng gia đình đến đơn vị công tác, lúc đó các bên mới tiến hành đăng ký kết hôn và tổ chức cưới.
Trường hợp lý lịch, nhân thân của người bạn đời không phù hợp thì bản thân cán bộ, chiến sĩ phải chọn lựa một trong hai ‘con đường’, hoặc ‘tình yêu’, hoặc ‘sự nghiệp’, (Luật gia Huỳnh Minh Vũ)”.
Sở dĩ có sự tù mù và nghịch lý này, vì có ý kiến phân tích rằng: Đây là tài liệu mật của ngành công an nên không có phổ biến hoặc trên mạng để “đôi lứa” được rõ.
Có ý kiến cho rằng muốn biết chi tiết công an kết hôn như thế nào thì xem: Quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân và xem xét việc kết hôn của cán bộ CAND với người ngoài lực lượng công an.
Bên cạnh đó: Theo quy định tại điểm H khoản 2 mục II, thông tư 01/2008/TT-BTP hướng dẫn nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký hộ tịch thì: “đối với trường hợp người đăng ký kết hôn là cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thông báo cho Thủ trưởng đơn vị của người đó để biết”.
Cũng có ý kiến cho rằng: “Điểm khác biệt duy nhất là những người công tác trong ngành công an nhân dân khi kết hôn thì vợ/chồng họ phải được xét lý lịch (ba đời) như lúc họ vào ngành. Vì đây là ngành lực lượng vũ trang nên thủ tục này để hạn chế những rủi ro trong ngành có thể xảy ra sau này. Việc xét lý lịch ba đời của vợ/chồng ngoài ngành hiện nay cũng thoáng hơn trước đây. Tiêu chí xét về: tôn giáo, thái độ chính trị, yếu tố nước ngoài của vợ/chồng, cha mẹ của vợ/chồng và ông bà nội và ngoại của vợ chồng”.
Mục đích tôi viết bài này là để khuyến cáo các cô gái khi yêu ai đó, ngoài chuyện tìm hiểu thông thường thì ngay từ đầu phải biết người mình yêu có phải, hoặc có ý định thành công an hay không? Nếu phái hoặc có, thì bạn phải xem lại lý lịch 3 đời của gia đình mình, kẻo thiệt thân và khổ tâm.
Tôi biết một trường hợp, từng là nhà báo, sau đó quyết trở thành công an chìm (an ninh) mà bỏ vợ con để “tẩy rửa” lý lịch, rồi làm lại từ đầu.
Tôi biết vài trường hợp khác, khi xét lý lịch, phát hiện ra gia đình cô gái từng có người theo Quốc dân đảng – đã chết, mà chàng trai quyết theo lý tưởng, nên cô gái phải ôm bầu nghẹn ngào, vì họ “mần trước tâu sau”. Cũng có nhiều chàng trai muốn bỏ lý tưởng để theo vợ, nhưng sợ bị trả thù, nên chấp nhận hèn.
Theo quan niệm của phần nhiều người Việt (xin miễn bàn đúng sai ở đây) thì trong các cuộc tình, con gái và phụ nữ thường chịu nhiều thiệt thòi hơn, vì dễ mất cái ngàn vàng, dễ mang bầu hoặc lây bệnh. Cho nên, trước việc xét lý lịch như vậy, đề nghị các bạn gái hãy tỉnh táo, đừng vì đẹp trai, cao to hay lắm tiền của con nhà CA mà nhắm mắt “thiêu thân”, để rồi hỡi ôi. Hiểu tự khai lý lịch của mình thật kĩ… trước khi mần tình hoặc trao thân cho chàng CA.
Việc xét lý lịch này, chắc còn hơn việc xét môn đăng hộ đối thời trung cổ; hoặc cũng tương đương như việc xét giai cấp cao thấp ở nhiều nước.
Chưa có một thống kê nào về những tình cảnh éo le hay bi kịch trước hôn nhân, chỉ vì lý lịch, khi một ngày phát hiện ra một trong hai người là CA; nhất là CA chìm, ít khi lộ diện. Nhưng chắc chắn một điều, những trường hợp này không ít, các bạn thử quan sát những CA quanh mình, ở độ tuổi sắp kết hôn, mà xem. Hoặc qua các thắc mắc (phần đông là của phụ nữ) ở trên mạng thì đủ rõ.
Quanh chuyện này chắc chắn còn nhiều hậu quả xã hội, nhưng tôi chưa đủ thông tin để nêu ra ở đây. Nhưng nói như ông bà ta thì “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”, với kiểu xét lý lịch này, thì nếu người xấu/ác sẽ xấu/ác hơn. Cho nên, đây đó mới lưu truyền khẩu quyết về giác ngộ cho VN: “Công án chính là công an”.

 

Tuongnangtien – Đầu Năm Rồng Nói Chuyện Cá

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – RFA
Cuối năm con Mèo, phóng viên Anh Vũ (RFI) hân hoan tường thuật:
Tại thủ đô Bình Nhưỡng, chính quyền hôm nay 24/12/2011 đã quyết định phân phối cá cho người dân. Đây là một món ăn từ bao lâu nay có thể nói là xa xỉ đối với cuộc sống thiếu thốn của người dân Bắc Triều Tiên.Tờ Rodong Sinmun không bỏ lỡ sự kiện này để tuyên truyền.
Tờ báo Rodong Sinmun đã cho đăng tấm ảnh chụp một gia đình vui mừng đến phát khóc trước chậu cá chuẩn bị phân phát và cho biết việc làm này là thể theo yêu cầu của chủ tịch Kim Jong Il trước khi chết.
Cách tuyên truyền ngô nghê của Bắc Hàn khiến cho nhiều người Việt được một trận cười thoả thuê. Blogger Nguyễn Quang Vinh  hê hê: Ai đời, thời buổi bây giờ mà bà con Bình Nhưỡng vẫn thèm cá, vẫn coi cá là món ăn xa xỉ thì kinh. Chẳng tin nổi.Mà nước họ cũng có biển bao bọc như nước mình cơ đấy...
Phân vân, thắc mắc chán chê hôm nay mới biết hóa ra như vầy: Thủ đô Bình Nhưỡng bắt đầu phát cá cho từng gia đình người dân. Bà con đang thèm cá, coi như đặc sản, coi như món ăn không bao giờ người nghèo dám mơ, bây giờ, đột nhiên chính phủ phát không cá về ăn, tin đó làm nhiều người dân Bắc Hàn cảm động vừa nhận cá vừa khóc. Chắc hai hôm nay, Bình Nhưỡng thơm lừng mùi cá rán, cá hấp, cá gỏi nhỉ.
Cách riễu cợt của nhà văn Nguyễn Quang Vinh khiến ai cũng phải phì cười. Riêng tôi, cười xong chợt thấy mắt cay cay khi sực nhớ đến chuyện cá mắm (ở chính đất nước mình) cách đây cũng chưa lâu lắm:
“Sắp đến ngày kỷ niệm Quốc khánh mùng 2 tháng 9, cả Hà Nội bừng sáng trong rừng khẩu hiệu và cờ hoa… Nơi các cửa hàng thịt cá mậu dịch người ta niêm yết trên bảng thông cáo: Các ô sổ phụ của phiếu thực phẩm tháng Chín bán cá bể, mỗi hộ được mua hai ký cá ngoài tiêu chuẩn để ăn mừng quốc khánh…”
“Cá bể chưa về. Thế mà có mấy người chầu chực sắp hàng từ năm giờ sáng. Trời vào thu rồi mà vẫn nóng, đám người chờ mua đông đặc không ra hàng lối gì. Mồ hôi, mồ kê nhễ nhại…vừa lúc đó, thốt nhiên bên kia đường bật lên tiếng reo lớn:”CCá về! Cá về !…”  
Lúc đó thì không còn hàng lối gì nữa, mọi người chen chúc xô đẩy nhau, ý ới gọi nhau. Từng lớp sóng người dồn lên rồi lại dạt xuống, khiến không còn chỗ cho những bà mậu dịch viên đổ hàng. Thế là lại phải giải thích cho mọi người lùi lại, nhường cho một khoảng trống. Có đến hai mươi phút sau cá mới được đổ xuống vỉa hè, chả cần thau chậu gì ráo. Và lũ ruồi đánh hơi mới tài làm sao! Chỉ loáng một cái chúng đã kéo đến hàngđàn, bám đen lên đống cá. Tôi không đủ can đảm để giữ tư cách nữa, cứ thế mà chen đẩy theo sức lực của mình. Đứng trước tôi là một thằng bé, không hiểu bằng cách nào mà len lỏi tới trước được, nhưng cũng khổ cho nó, mỗi khi đợt xô đẩy dồn tới là nó lại bị đè ngã vào đống cá …”
(Thế Giang. “Lộc Thánh”. Thằng Người có Đuôi. Costa Mesa: Người Việt, 1987. 119-123)

Bình Nhưỡng phân phối cá tươi cho người dân (Korea News Service)
Cách phân phối cá ở Hà Nội (thưở ấy) so với Bình Nhưỡng hôm nay, rõ ràng, trông thảm hại và nhếch nhác hơn nhiều. Cái thời bao cấp (thổ tả) đó ở ta, may qúa, đã qua. Sự dũng cảm và quyết tâm đổi mới của ĐCSVN đã đưa cả nước bước qua Thời Đại Hậu Tem Phiếu, để tiến vào nền kinh tế thị trường, cùng với sự cải thiện đáng kể về dinh dưỡng.
Người Việt (thôi) không còn bị ám ảnh vì con cá hay lá rau. Họ cũng thôi đặt gạch, hay xếp hàng cả ngày trước những cửa cửa hiệu mậu dịch quốc doanh – như những ngày xưa cũ nữa.
X.H.C.N. Ảnh: vtc.vn
Người Hà Nội bây giờ có kẻ mua “rau sạch ở Thiên Đường Xanh; đồ Tây lấy ở cửa sau khách sạn Sofitel ; bánhngọt ở LIndochine ; bánh bao hiệu Tâm Tâm, bánh mì ở Hilton cạnh Nhà hátlớn ; đường, dấm, muối, xì dầu và gạo Thái Lan ở Westside, ốc lại lên tận Tây Hồ, còn đồ khô đến chợ Hàng Bè… – theo như lời kể (chắc cũng có hơi cường điệu chút xíu) của nhà văn Phạm Thị Hoài. Cũng nghe nói là ở Hà Nội hôm nay có những tách cà phê hay những tô phở trị giá  (cỡ) … nửa triệu đồng!
Câu thơ ngày xưa (Đảng còn kia bát phở hóa thành mơ) của Nguyễn Chí Thiện đã bị thời thế bỏ lại phía sau xa lơ, xa lắc. Ước mơ của người dân Việt hôm nay, rõ ràng, đã vượt mức ăn/ mặc lâu rồi. Đã đến thời ăn/nói. Họ yêu cầu được đối xử như một con người, với những quyền hạn tối thiểu (tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do tư hữu…) như đa phần nhân loại, đang hiện hữu trên mặt đất này.
Họ có voi đòi tiên!
Điều đáng tiếc là những đòi hỏi thượng dẫn đều quá sức “chịu đựng” của chế độ hiện hành. Mâu thuẫn này khiến cho tình trạng xã hội Việt Nam xem ra có vẻ lôi thôi lắm, và e là sẽ còn lôi thôi lâu, cũng như (chắc chắn) sẽ lôi thôi lớn – trong tương lai gần.
Tình hình có lẽ sẽ ổn định hơn nhiều nếu mọi người vẫn cứ tiếp tục sống hai ký cá hàng năm, như hồi còn Thời Tem Phiếu. Thời ấy, theo lời của tác giả Kim Lan, trên diễn đàn Dân Luận: “Kẻ dốt nát thì như giun như dế, ai xéo lên cũng xong, ai bảo gì cũng nghe, ai bắt sao cũng chịu, chẳng khác gì trâu ngựa, dê chó.”
Thiệt là dễ nuôi và … dễ dậy!
Không tin, cứ nhìn Bắc Hàn mà xem. Có thấy một nhân vật đối kháng nào đâu. Đình công, biểu tình, khiếu kiện – tất nhiên – cũng khỏi có luôn. Nói chi tới chuyện trường kỳ xuống đường đòi lại lãnh thổ và lãnh hải bị xâm chiếm bởi ngoại bang. Có mà bị bắn bỏ hay đi tù cả nút.
Điều rầy rà là Hà Nội không thể quay ngược kim đồng hồ lịch sử để xã hội có thể trở lại cái thời vàng son như … Bình Nhưỡng hiện nay. Hà Nội cũng không thể tiếp tục giữ nguyên trạng là chỉ cho người dân ăn nhưng nhất định không cho họ nói. Hoặc chỉ cho phép họ nói năng, và cư xử, trong mức độ “khoan dung vừa phải” của một nhà nước pháp quyền…theo định hướng xã hội chủ!
Ông Trần Huỳnh Duy Thức, trước khi trở thành một tù nhân lương tâm, đã bàn luận về tình huống lưỡng nan hiện tại như sau:
Trung quốc và Việt Nam không thể tiêu hóa nổi kết quả đương nhiên của sự tiến hóa do vận động của nền kinh tế thị trường vốn bắt buộc đòi hỏi một thể chế chính trị ngày càng dân chủ Mặc dù hai nước này đã chấp nhận kinh tế thị trường và nhận hưởng công trạng của nó, nhưng họ dường như không thấy được quy luật này diễn biến không thể đảo ngược như thế nào và nó sẽ đẩy tất cả các vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị đến đâu. Nên họ kịch liệt chống lại sự tiến hóa tất yếu này…”
Ông Trần Duy Thức bị bắt vào ngày 24 tháng 5 năm 2009. Gần ba năm đã trôi qua. Từ đó đến nay nhiều sự kiện quan trọng đã xẩy ra khiến cho thái độ “kịch liệt chống lại sự tiến hóa tất yếu này” của Hà Nội – chắc chắn – sẽ không thể kéo dài lâu nữa, ít nhất thì nó cũng không thể lâu bằng bản án 16 năm tù mà chế độ này đã dành cho ông.
Câu hỏi đặt ra người Việt sẽ làm gì sau đó, sau khi những kẻ cầm quyền hiện tại buộc phải buông tay? Tương lai thường không tốt đẹp, hay sáng sủa gì cho lắm, đối với những ai không sẵn sàng để chờ đón nó. Mà dân Việt, xem ra, vốn có khuynh hướng ăn xổi ở thì chứ không có thói quen chuẩn bị.

Cộng đồng quốc tế không dám gây áp lực mạnh lên Trung Quốc trên vấn đề Tây Tạng


REUTERS/Parivartan Sharma
Vì không muốn làm phật lòng Trung Quốc, cường quốc kinh tế và ngoại giao ngày càng hùng mạnh, cộng đồng quốc tế cho tới nay vẫn tỏ ra rất thận trọng trên vấn đề Tây Tạng, không dám gây áp lực mạnh lên Bắc Kinh.
Khác với những sắc tộc nổi dậy chống chế độ Cộng sản Bắc Kinh, chẳng hạn như người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo, người Tây Tạng từ lâu vẫn được sự ủng hộ mạnh mẽ của dư luận quốc tế. Đức Đại Lạt Lạt Ma đi đến đâu cũng được đón tiếp như thượng khách. Báo chí phương Tây lúc nào cũng bênh vực cho cuộc đấu tranh của người Tây Tạng.
Sau những cuộc biểu tình bị đàn áp đẫm máu ở các vùng Tây Tạng ở Tứ Xuyên, thủ tướng của chính phủ Tây Tạng lưu vong, Lobsang Sangay, vào tuần trước đã kêu gọi quốc tế can thiệp. Ông cũng yêu cầu Liên Hiệp Quốc gởi một phái đoàn đến điều tra về những vụ công an Trung Quốc nổ súng giết chết người biểu tình Tây Tạng.
Thế nhưng, các nhà quan sát cho rằng lời kêu gọi của lãnh đạo chính phủ Tây Tạng lưu vong sẽ chẳng được ai hưởng ứng. Như nhận định của bà Katia Buffetrille, một nhà dân tộc học và Tây Tạng học ở Paris, cộng đồng quốc tế vẫn tỏ ra rất « kín đáo và dè dặt », do sự trỗi dậy ngày càng mạnh của cường quốc kinh tế Trung Quốc, và do mối quan tâm hàng đầu của các nước vẫn là giành thị phần ở Trung Quốc.
Toàn bộ 172 quốc gia có quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh đều mặc nhiên công nhận Tây Tạng là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Ngay cả Anh Quốc, mà từ năm 1914 đã có một hiệp ước với Tây Tạng, vào năm 2008 cũng đã lần đầu tiên công nhận Tây Tạng là một bộ phận không thể tách rời của Trung Quốc.
Cho nên, thay vì dọa trừng phạt Bắc Kinh hay tẩy chay hàng Trung Quốc, cộng đồng quốc tế cho tới nay chỉ kêu gọi đối thoại và hòa dịu. Ngay cả Hoa Kỳ, nơi mà giới vận động hành lang cho Tây Tạng hoạt động rất mạnh, cũng chỉ yêu cầu chính quyền Trung Quốc giữ thái độ « chừng mực » sau vụ đàn áp biểu tình ở Tứ Xuyên.
Theo giải thích của ông Barry Sautman, nhà Tây Tạng học thuộc trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông, các chính phủ phương Tây thấy rằng chỉ trích Bắc Kinh cũng chẳng có tác dụng gì, cho nên họ kêu gọi đàm phán giữa người Tây Tạng với chính phủ Trung Quốc. Ông Sautman cho rằng : « Đây là phương cách duy nhất để tìm ra một giải pháp dài hạn ».
Dưới áp lực của quốc tế, vào năm 2002, Bắc Kinh đã mở các cuộc thương lượng với các đặc sứ của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhưng chín lần đàm phán kéo dài đến năm 2010 đã không mang lại kết quả gì.
Nhà Tây Tạng học Robbie Barnett, thuộc Đại học Columbia ( New York ), đề nghị cộng đồng quốc tế nên khuyến khích Trung Quốc ngừng đả kích Đức Đạt Lai Lạt Ma, ngưng ép buộc các tu sĩ Phật giáo tố cáo Ngài và hạn chế việc di dân sắc tộc Hán đến các vùng Tây Tạng. Nhưng vấn đề là phải nói làm sao cho thuận lỗ tai của Bắc Kinh.
Liên hiệp châu Âu và Liên Hiệp Quốc thật ra đã có những cuộc thảo luận kín đáo và thường xuyên với Trung Quốc về vấn đề Tây Tạng, nhưng từ năm 2006 đến nay, Bắc Kinh không chấp nhận bất cứ phái đoàn nào của Liên Hiệp Quốc đến Tây Tạng. Lý do là vào năm đó, báo cáo viên về tra tấn của Liên Hiệp Quốc đã đến tìm hiểu tình hình ở Tây Tạng, và sau đó đã ra một báo cáo lên án Trung Quốc.
Không chỉ phản ứng yếu ớt, các nước Tây phương còn không có một tiếng nói đồng nhất trên vấn đề Tây Tạng, không chỉ giữa Hoa Kỳ với châu Âu, mà còn giữa các nước châu Âu với nhau.

Cần Thơ -3 xe máy bốc cháy dữ dội trên xe chuyên dụng của CSGT


Xe Attila bị cháy rụi  (Thanhnien) -Ngày 3.2, Công an H.Trảng Bom (Đồng Nai)….
(Dân trí) – Chiếc xe chuyên dụng của CSGT đang trên đường chở 3 xe máy vi phạm về kho tạm giữ thì bất ngờ 3 chiếc xe này bốc cháy khiến người đi đường một phen hoảng hốt.
Thượng tá Nguyễn Văn Mun- Trưởng Công an huyện Phong Điền (TP Cần Thơ) cho biết vụ việc xảy ra khoảng 10h30 phút sáng nay 3/2 trên tuyến tỉnh lộ 923 thuộc ấp Thị Tứ, thị trấn Phong Điền.
Các phương tiện đã được đưa về trụ sở công an huyện
Trước đó, một tổ tuần tra kiểm soát thuộc Đội CSGT Công an huyện Phong Điền làm nhiệm vụ trên tuyến tỉnh lộ 923. Tổ tuần tra đã phát hiện và lập biên xử lý 3 trường hợp vi phạm an toàn giao thông (2 chạy quá tốc độ, 1 không giấy tờ).
Sau khi lập biên bản, tổ tuần tra ra quyết định tạm giữ 3 phương tiện xe máy gồm: 1 xe Wave BKS 65N2- 3291, 1 xe Wave 50 BKS 65FC- 0454 và xe Wave BKS 63P3- 7964. Cả 3 xe vi phạm được tổ tuần tra đưa lên xe đặc chủng (xe nâng) của CSGT có BKS 65E-1167 để về kho quản lý phương tiện.
3 xe máy bị cháy vẫn còn trên xe chuyên dụng
2 xe máy dựng gần cabin xe tải bị cháy rụi
Khi chiếc xe tải đặc chủng đang chạy trên đường (đi từ hướng quận Cái Răng về huyện Phong Điền) và cách cầu Rạch Chuối (ấp Thị Tứ, thị trấn Phong Điền) khoảng 50m thì người dân đi đường phát hiện xảy ra cháy trên xe tải nên báo hiệu cho tài xế. Tài xế xe tải hay tin liền dừng lại mở cửa thoát ra ngoài cùng người dân dập lửa.
Tại thời điểm xảy ra cháy, ngọn lửa phát ra từ xe máy BKS 65N2- 3291 rồi sau đó cháy lan qua 2 xe máy còn lại. Lúc này có gió lớn nên ngọn lửa bùng phát quá nhanh đã cháy luôn tấm kính nhựa và cháy cả vào bên trong cabin của xe tải.
11h30 phút, PV Dân trí có mặt tại kho tạm giữ phương tiện của Công an huyện Phong Điền, ghi nhận cho thấy có 2 chiếc xe máy dựng gần cabin xe tải bị cháy rụi chỉ còn trơ lại khung sắt. Riêng chiếc xe máy BKS 65FC- 0454 nằm phía ngoài chỉ cháy nhiều ở phần đầu và yên xe.
Khi đó, trong cabin của xe tải, 2 ghế ngồi bị cháy rụi phần nệm; phần vôlăng điều khiển và một số bộ phận khác cũng bị ngọn lửa cháy xém. Công an huyện cho biết riêng thiệt hại ban đầu của xe tải khoảng 40%
Tấm kính ngăn cách cabin và thùng sau xe bị cháy rụi…
Ngọn lửa cháy sang phần ghế ngồi…
 ….và phần điều khiển trong cabin xe cũng bị cháy xém
Tổ tuần tra cho hay, khi xảy ra cháy do lửa rất lớn và có nổ, các chiến sĩ đã lấy 1 bình chữa cháy trên xe, đồng thời mượn 2 bình khác của người dân gần đó và thêm 8 bình chữa cháy mang từ trụ sở đến để dập lửa. “Rất may ngọn lửa được dập tắt kịp thời, nếu không cháy lan xuống bình xăng dầu của xe tải thì hậu quả khó lường”- một chiến sĩ CSGT cho biết.
Cơ quan chức năng đang cho khám nghiệm hiện trường để làm rõ nguyên nhân
Trao đổi với PV Dân trí, Thượng tá Nguyễn Văn Mun- Trưởng Công an huyện Phong Điền, cho biết hiện thời ngành chức năng lập biên bản và cho tiến hành khám nghiệm hiện trường để tìm rõ nguyên nhân.
Huỳnh Hải

Tiết lộ thu nhập “khủng” của cán bộ, nhân viên các ngân hàng lớn


(Dân trí) – Số liệu từ báo cáo tài chính riêng lẻ quý IV/2011 của một số ngân hàng vừa công bố hé mở mức thu nhập khủng của nhân viên ngành ngân hàng. Hiện mức thu nhập bình quân 22,4 triệu đồng của nhân viên Vietcombank đang tạm dẫn đầu trong ngành ngân hàng.
 >>  Thu nhập nhóm giàu nhất Việt Nam gấp 10 lần nhóm nghèo
 >>  Thu nhập của người nghèo sẽ tăng từ 1,6 đến 2,5 lần
Nhân viên ngân hàng hưởng mức lương cao.
Theo số liệu từ báo cáo tài chính riêng lẻ năm 2011 của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), thu nhập bình quân của cán bộ, nhân viên ngân hàng này trong năm 2011 khoảng 22,4 triệu đồng/tháng.
Mức thu nhập bình quân 22,4 triệu đồng của nhân viên Vietcombank đang tạm dẫn đầu trong ngành ngân hàng. Mức thu nhập trên của nhân viên ngân hàng này gắn liền với lợi nhuận trước thuế của Vietcombank năm 2011 đạt hơn 5.900 tỷ đồng.
Còn theo báo cáo tài chính riêng lẻ quý IV năm 2011 của Ngân hàng công thương Việt Nam (Vietinbank), lương bình quân của cán bộ, nhân viên ngân hàng đạt 20,27 triệu đồng/tháng, còn thu nhập trung bình là 20,76 triệu đồng. Năm 2011, Vietinbank có lợi nhuận trước thuế 8.105 tỷ đồng.
So với năm 2010, khi thu nhập bình quân đạt 18,52 triệu đồng và lương là 17,9 triệu đồng, năm 2011, nhân viên Vietinbank được hưởng lương cao hơn khoảng gần 3 triệu đồng/tháng.
Năm 2011, thu nhập của nhân viên Sacombank nhiều khả năng tăng đột biến so với năm 2010 khi tổng quỹ lương tăng gấp đôi trong khi số lượng nhân viên chỉ tăng khoảng 13%.
Theo báo cáo tài chính 2011 chưa kiểm toán của ngân hàng mẹ Sacombank, các chi phí cho nhân viên đã tăng gấp đôi so với năm 2010, từ 907 tỷ lên 1.816 tỷ đồng. Trong đó, chi lương và phụ cấp tăng từ 817 tỷ lên 1.690 tỷ đồng.
Trên báo cáo, Sacombank chưa đưa ra con số thu nhập bình quân nhưng tạm chia 1.690 tỷ đồng quỹ lương cho 9.600 người, ta được con số 176 triệu đồng năm (khoảng 14,7 triệu đồng/người/tháng). Năm 2009 và 2010, thu nhập bình quân của nhân viên Sacombank lần lượt là 9,4 triệu và 8,6 triệu đồng/người/tháng.
Dữ liệu dựa trên số tiền chi trả và tổng số nhân viên một số ngân hàng cho thấy, năm 2011, thu nhập của cán bộ, nhân viên ACB bình quân khoảng 16 triệu đồng, Eximbank 7 – 8 triệu đồng…
Trong năm 2010, nhân viên Vietinbank đã giữ vị trí đầu bảng với trung bình là 18,55 triệu đồng/tháng, theo sau là Vietcombank (17 triệu đồng/tháng). Đây cũng là 2 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trong năm 2010. Các ngân hàng có mức lương cao kế tiếp là: SCB, Baoviet Bank, BIDV, SHB, ACB, Techcombank và LienVietPostBank.
Điểm đáng chú ý về mức lương ngành ngân hàng năm 2010 là Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) ở vị trí thứ 3 với mức thu nhập 13 triệu đồng/người/tháng – tăng 30% so với năm 2009. SCB là một trong 3 ngân hàng được hợp nhất thành ngân hàng SCB mới cùng với Tín nghĩa Bank và Ficombank.
Các ngân hàng khác có mức thu nhập trên 10 triệu đồng/người/tháng là Ngân hàng Bảo Việt (12,9 triệu), BIDV (11,8 triệu), Eximbank (10,6 triệu) và SHB (10,3 triệu). ACB – ngân hàng lớn nhất trong số các ngân hàng tư nhân – có mức thu nhập 9,9 triệu đồng, giảm 3,3% so với năm 2009.
Những ngân hàng có mức thu nhập thấp nhất đều là những ngân hàng nhỏ như Phương Tây (5,7 triệu), Phương Đông (6,3 triệu), HDBank (6,4 triệu)…
Hiện tại, nhiều ngân hàng chưa công bố số liệu chính thức về mức thu nhập của nhân viên. Song căn cứ vào báo cáo tài chính, có thể thấy, trong năm 2011, những đơn vị có thu nhập bình quân cao vẫn là các ngân hàng chủ chốt.
Nguyễn Hiền
(Tổng hợp)

LS Nguyễn Việt Hùng trả lời RFA về đề nghị bào chữa cho ông Đoàn Văn Vươn

Gia Minh, biên tập viên RFA  -2012-02-03
Thông tin từ cơ quan cảnh sát điều tra Thành phố Hải Phòng cho biết ông Đoàn Văn Vươn từ nơi giam giữ đã viết đơn đề nghị đích danh luật sư bào chữa.
Photo courtesy of vnexpress Luật sư Nguyễn Việt Hùng, Văn phòng Luật sư Kinh Đô tại Hà Nội
Ông Vươn từ chối các luật sư khác dù tự nguyện hay do chỉ định. Vị luật sư được ông Đoàn Văn Vươn tin tưởng yêu cầu bào chữa cho ông là luật sư Nguyễn Việt Hùng, Văn phòng Luật sư Kinh Đô tại Hà Nội.
Mời quí vị nghe cuộc nói chuyện giữa luật sư Nguyễn Việt Hùng với biên tập viên Gia Minh vào chiều ngày 3 tháng 2, sau khi có tin ông Đoàn Văn Vươn yêu cầu luật sư Hùng tham gia bào chữa trong vụ việc của gia đình họ Đoàn.
Gia Minh: Hôm qua có thông tin từ trại giam cho biết ông Đoàn Văn Vươn đã có yêu cầu luật sư tham gia bào chữa cho vụ việc. Luật sư đã biết chưa? Và gia đình có tiếp xúc với luật sư chưa?
Luật sư Nguyễn Việt Hùng: Tôi có biết. Và gia đình cũng liên lạc qua điện thoại rồi. Nhưng tôi cũng thông tin luôn để anh biết là sáng nay tôi xem trên báo mạng, tên tôi đúng rồi nhưng cơ quan lại không đúng (Văn phòng luật sư Đông Đô); nên tôi phải kiểm tra, xác minh lại từ cơ quan công an ở Hải Phòng về việc này. Mục đích để xem là mời luật sư Nguyễn Việt Hùng của công ty luật Đông Đô hay Văn phòng luật sư Kinh Đô. Tinh thần của gia đình: chỉ có tôi thôi; nhưng tôi phải xác minh lại trước khi thực hiện.
Nếu họ đề nghị mình sẽ phải làm thôi, việc này là quyền và lợi ích hợp pháp của người ta, nếu người ta thiện chí yêu cầu mình thì phải giúp đỡ, chia sẻ thôi.
Gia Minh: Trong đơn yêu cầu ông Đoàn Văn Vươn có viết luật sư là người từng theo dõi quá trình sự việc, nên có biết phải không?
Luật sư Nguyễn Việt Hùng: Cơ bản cũng từ lâu rồi. Thời điểm đó vào năm 2004-2005 có một số hộ dân, lúc đó chưa có ông Vươn, có nhờ tư vấn, tôi có tư vấn. Nhưng khi ông kiện ra tòa, tôi bận nên không tham gia được. Phiên phúc thẩm cũng vậy. Chắc người ta nghĩ là ổn rồi nên chỉ thông báo cho tôi ( ông Luân thông báo) một điểm là ủy ban nhân dân huyện có chấp nhận tại tòa là  sẽ giao  đất lại theo đúng qui định của pháp luật. Do đó các bản án phúc thẩm, sơ thẩm của tòa thành phố Hải Phòng tôi không được xem. Rồi quyết định về bản án sơ thẩm của huyện Tiên Lãng tôi cũng không được xem. Sau này  khi xảy ra việc cưỡng chế, tôi mới giật mình, vì không biết trước.
Gia Minh: Việc mà thẩm phán Ngô Văn Anh nói với các hộ dân về việc rút đơn kiện thì huyện cho thuê đất lại thì luật sư cũng không nắm rõ?
Luật sư Nguyễn Việt Hùng: Vâng, gần đây tôi mới biết việc đó. Chắc là người ta tin tưởng việc chính quyền giao đất cho họ rồi nên cũng không thông báo gì cho tôi.
Gia Minh: Theo những điều mà luật sư biết từ năm 2005, luật sư thấy việc thu hồi đất về mặt luật pháp tại đó có lấn cấn không?
Luật sư Nguyễn Việt Hùng: Thực ra những việc liên quan nội dung vấn đề giao đất đã có những quan điểm mà mới nhất là của giáo sư Đặng Hùng Võ, của giáo sư tiến sĩ Đinh Xuân Thảo, rồi luật sư Lê Đức Tiết, nên quan điểm của tôi cũng như quan điểm của các vị đó thôi.
Gia Minh: Dựa trên những quan điểm đó, và nếu nhận lời, thì luật sư thấy có những điểm nào có thể giúp để bào chữa cho thân chủ?
Luật sư Nguyễn Việt Hùng: Quan điểm của tôi trước hết phải vào làm thủ tục, nghiên cứu toàn diện hồ sơ mới có quan điểm hợp lý và chính xác được. Trên cơ sở xem xét kết luận của các cơ quan có thẩm quyền, đó là những cơ quan trung ương như Bộ Tài Nguyên, Bộ Nông nghiệp, Thanh Tra chính phủ …đã vào cuộc; lúc đó mới có thể nói được.
Gia Minh: Dư luận rồi qua truyền thông báo chí, và phát biểu của các vị tham gia chính quyền, mặt trận đều cho rằng gia đình ông Đoàn Văn Vươn bị đưa vào ‘bước đường cùng’, vậy thì trong tình huống này những tình tiết để bào chữa giảm nhẹ cho ông Đoàn Văn Vươn là gì?
Luật sư Nguyễn Việt Hùng: Cũng sẽ có những căn cứ để giảm nhẹ, nhưng khi chính thức vào cuộc mới có cơ sở để phát ngôn được. Hiện tại trong tay chưa có gì cụ thể nên phát ngôn có thể không chính xác.
Gia Minh: Đúng vậy, gia đình ông Đoàn Văn Vươn cũng nói lúc này không thể nghe bên này hay bên kia mà phải căn cứ vào các chứng cứ rõ ràng. Cám ơn luật sư về những chia sẻ đầu tiên vừa rồi.


Human Right Watch lên tiếng về vụ Tiên Lãng


Việt Hà, RFA
Câu hỏi nghiêm trọng được đông đảo người dân Việt đặt ra vì vụ Tiên Lãng là “Chính quyền Việt Nam có đảm bảo quyền con người đầy đủ cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn hay không, khi thực hiện các biện pháp cưỡng chế?”. Tổ chức quốc tế “Theo dõi Nhân quyền” trả lời câu hỏi này với Việt Hà.
Photo courtesy nhadat.vn Một khu đất nông nghiệp chuyển thành đất ở
Việt Hà phỏng vấn ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền thế giới về vấn đề này. Trước hết ông Phil Robertson nhận định về tình hình cưỡng chế đất đai tại Việt Nam  như sau:
rõ ràng là đã tạo được nhiều sự chú ý vào vụ việc mà giới chức địa phương muốn lờ đi, muốn làm theo cách của mình và nghĩ là không ai có thể can thiệp
Phil Robertson
Phó giám đốc châu Á của HRW Phil Robertson- HRW web photo
Phó giám đốc châu Á của HRW Phil Robertson- HRW web photo
Phil Robertson: Có một nạn dịch lấy đất đang diễn ra ở Việt Nam. Những người phải chịu trách nhiệm chính trong các vụ này thường là chính quyền địa phương cùng với công an địa phương, là những người đã đẩy người dân ra khỏi nhà của dân. Trường hợp ông Đoàn Văn Vươn gây nhiều chú ý bởi vì người dân, tức gia đình ông Vươn, đã chống cự lại bằng vũ lực.
Chúng tôi không ủng hộ việc sử dụng vũ lực, nhưng dường như ngày càng nhiều người Việt Nam thấy rằng đây là một trường hợp thử nghiệm. Đoàn Văn Vươn và gia đình đã quyết định kháng cự đến mức cao nhất, và rõ ràng là đã tạo được nhiều sự chú ý vào vụ việc mà giới chức địa phương muốn lờ đi, muốn làm theo cách của mình và nghĩ là không ai có thể can thiệp để ngăn chặn việc thu hồi đất.
Đối với trường hợp này thì sẽ rất đáng quan tâm để biết được chính phủ sẽ xử lý thế nào. Ngày càng có nhiều người lên tiếng phản đối cách thức mà chính quyền địa phương đã làm, và chúng ta hiểu là đang có một cuộc điều tra có tầm quốc gia liên quan đến chính quyền địa phương.
Ở thời điểm này mọi người rất quan tâm muốn biết họ sẽ xử lý ra sao, một số người trong gia đình ông Vươn bị kết tội là giết người nên điều quan trọng là họ phải được xử một cách công khai, công bằng. Nhưng dù điều gì xảy ra đi chăng nữa thì nó cũng sẽ không chấm dứt được những quan ngại về vấn đề nhân quyền liên quan đến việc thu hồi đất đai ở Việt Nam.
Việt Hà: Chúng ta đang mong chờ quyết định sắp tới mà chính phủ đưa ra để giải quyết vụ việc này. Theo ông những quyết định đó sẽ ảnh hưởng thế nào tới những vụ cưỡng chế đất đai khác, cũng như vấn đề nhân quyền liên quan đến những vụ cưỡng chế đất đai?
những người dân đã cư trú làm ăn trên đó từ nhiều đời hay nhiều năm, được định giá thấp. Nhưng sau đó những mảnh đất này tăng giá. Và bởi vì tất cả đất đai đều thuộc nhà nước nên chính quyền địa phương đã lợi dụng điểm này để mang vào đó các công ty
Phil Robertson
Phil Robertson: Chúng ta không khuyến khích người dân sử dụng những vũ khí nổ xung quanh nhà mình để bảo vệ khu đất của mình khỏi bị xâm nhập. Rõ ràng là gia đình ông Vươn đã sử dụng vũ lực
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo thành phố Hải Phòng thị sát thực địa khu vực quy hoạch dự án sân bay quốc tế tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng. Photo: baohaiphong.com
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo thành phố Hải Phòng thị sát thực địa khu vực quy hoạch dự án sân bay quốc tế tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng. Photo: baohaiphong.com
chống lại công an vào đất nhà mình.
Điều này cho thấy sự cùng quẫn mà gia đình này phải đối mặt vì họ không còn con đường nào khác. Nó cho thấy sự thoái hóa của chính quyền địa phương. Nó cho thấy sự mất lòng tin vào việc thực thi luật pháp. Nó cũng cho thấy ngày càng có nhiều suy nghĩ là chân lý thuộc về kẻ mạnh tại Việt Nam. Và nó vượt qua cái gọi là nhà nước pháp quyền mà chính quyền Hà Nội thích nói về mình.
Những công ty này nói “Tôi cho anh liên doanh, anh cho tôi đất đai và tôi cho anh một phần trong công ty”. Cho nên có sự tham nhũng của chính quyền địa phương liên quan đến việc kinh doanh của các công ty và điều này làm người dân nổi giận
Phil Robertson
Chúng ta biết là trước kia đất ở thành phố hay ngoại thành, những mảnh đất được những người dân đã cư trú làm ăn trên đó từ nhiều đời hay nhiều năm, được định giá thấp. Nhưng sau đó những mảnh đất này tăng giá.
Và bởi vì tất cả đất đai đều thuộc nhà nước nên chính quyền địa phương đã lợi dụng điểm này để mang vào đó các công ty, các đối tác kinh doanh. Những công ty này nói “Tôi cho anh liên doanh, anh cho tôi đất đai và tôi cho anh một phần trong công ty”.
Cho nên có sự tham nhũng của chính quyền địa phương liên quan đến việc kinh doanh của các công ty và điều này làm người dân nổi giận. Họ đã sống ở đó từ nhiều đời, còn trong trường hợp ông Vươn, gia đình ông đã đầu tư biết bao nhiêu tiền của, công sức để có thể thành công trên mảnh đất ấy.
Vì thế tôi không nghĩ là chuyện thu hồi đất đai sẽ chấm dứt, nhưng câu hỏi đặt ra là liệu chính phủ Việt Nam có nhận ra rằng nếu họ tiếp tục để chính quyền địa phương tự làm, tự quyết định như vậy thì có gây ra sự xuống cấp của nhân quyền tại Việt Nam hay không, và nghiêm trọng hơn, có thể dẫn tới mất ổn định xã  hội.
Việt Hà: Trước tình hình này, ông có hy vọng gì trong những quyết định sắp tới đối với gia đình anh Đoàn Văn Vươn?
Phil Robertson: Tôi nghĩ họ sẽ bị kết tội giết người. Tôi cho rằng bắn công an ở Việt Nam thì cũng nghiêm trọng chẳng kém gì tại các nước khác cho nên khó có thể được tha. Luật pháp không cho phép người dân được quyền bắn vào cảnh sát, nên tôi không nghĩ họ sẽ được tha bổng.
Ngôi nhà thành bình địa
Ngôi nhà thành bình địa
Nhưng vấn đề lớn hơn nằm ở chỗ điều gì sẽ xảy ra đối với những người thuộc chính quyền địa phương, những người đã vi phạm quyền con người, họ tiếp tục thay đổi câu chuyện của mình về toàn bộ sự việc, họ đang phải bị điều tra, họ cần phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nếu họ không bị kỷ luật thì niềm tin của người dân vào chính phủ sẽ tiếp tục xuống dốc.
Việt Hà: Ông có nói rằng đây là một phép thử của chính quyền. Vậy nếu đảng và chính quyền đưa ra những án kỷ luật thật nghiêm minh với những người làm sai pháp luật thuộc chính quyền địa phương thì liệu đây có thể coi là một cơ hội cải thiện uy tín cho đảng và chính quyền trung ương?
Phil Robertson: Tôi nghĩ là có cơ hội cho chính phủ trung ương vào cuộc và bảo đảm là sự việc phải được xử lý đúng. Họ phải bảo đảm việc điều tra được tiến hành ngay lập tức và công khai, phải đưa những người trong chính quyền địa phương liên quan đến vụ này ra chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Đơn giản như vậy thôi. Vấn đề là việc lấy đất đai ở Việt Nam đang trở nên hết sức phức tạp, càng ngày càng có nhiều người dân bị lấy đất. Cho nên chúng tôi cho rằng đây là một trong những vấn đề lớn nhất tại Việt Nam vì nó xảy ra khắp nơi, nó không chỉ vi phạm quyền dân sự mà còn các quyền về kinh tế, xã hội của người dân.
Do đó đây là vấn đề mà chính quyền trung ương phải làm, phải ngăn chặn địa phương gây ra các sai phạm, như là trao đất của dân cho các doanh nghiệp trái phép, những mảnh đất mà người dân phải vất vả canh tác, tạo dựng cuộc sống trên đó.
Việt Hà: Sắp tới liệu Tổ chức Nhân quyền thế giới có thể sẽ đưa ra những báo cáo hay nghiên cứu nào về vấn đề cưỡng chế đất đai tại Việt Nam, thưa ông?
Phil Robertson: Chúng tôi không chắc sẽ làm một báo cáo về trường hợp này mà chỉ theo dõi diễn tiến. Tôi rất chú ý đến những điều lên án sau vụ việc và về cách mà gia đình này kháng cự, nó đã thay đổi cục diện vấn đề hoàn toàn, khiến cho nhiều nhóm người tham gia, quan tâm.
Tôi hy vọng sẽ có một tòa án xét xử công khai, công bằng theo chuẩn mực quốc tế, và họ phải xem xét vấn đề các quyền lợi của gia đình này đã bị vi phạm từ trước khi sự việc xảy ra. Họ không thể chỉ bắt đầu từ ngày vụ đụng độ xảy ra mà phải xem tiến trình toàn bộ sự việc
Phil Robertson
Nào là luật sư muốn bào chữa miễn phí cho họ, rồi các sĩ quan quân đội cao cấp về  hưu lên tiếng và nói là họ hiểu là tại sao gia đình này phải làm vậy. Cho nên rõ ràng là có một sự ủng hộ khắp nơi dành cho gia đình anh Vươn trong nước.
Tôi hy vọng sẽ có một tòa án xét xử công khai, công bằng theo chuẩn mực quốc tế, và họ phải xem xét vấn đề các quyền lợi của gia đình này đã bị vi phạm từ trước khi sự việc xảy ra. Họ không thể chỉ bắt đầu từ ngày vụ đụng độ xảy ra mà phải xem tiến trình toàn bộ sự việc đã khiến quyền con người của toàn bộ gia đình này bị chính quyền địa phương vi phạm.
Đầm thuỳ sản bị kẻ lạ vét sạch chớp nhoáng- Source: Vietbao
Đầm thuỳ sản bị kẻ lạ vét sạch chớp nhoáng- Source: Vietbao
Và khi chúng ta có được một bức tranh tổng thể thì chúng ta có thể có được một cái nhìn rõ hơn về những gì chúng ta sẽ làm trong tương lai để ngăn chặn những sự việc tương tự có thể xảy ra.
Việt Hà : Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn này


Tiên Lãng – Bài học lòng dân


Nam Nguyên, phóng viên RFA  – 2012-02-03
Báo chí chính thống ở Việt Nam tiếp tục “nóng” khi chính quyền Hải Phòng phản đòn chống đỡ. Vụ Tiên Lãng nay trở thành một vấn đề quốc gia và sự báo động về những hành động kiểu cường hào ác bá thời thực dân.
Photo courtesy of baohaiphong.com Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo thành phố Hải Phòng thị sát thực địa khu vực quy hoạch dự án sân bay quốc tế tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng.

Chính quyền bội tín

Chiều 2/2 GS Nguyễn Minh Thuyết nguyên đại biểu Quốc hội lên tiếng trên VietNam Net cảnh báo là Việt Nam đã có bài học về lòng dân từ sự kiện Thái Bình 1997 nhưng lâu dần đi vào quên lãng, nếu vụ Tiên Lãng cũng bị lãng quên thì là sự kết thúc. Nguyên văn lời GS Thuyết “quên lần này là hỏng hẳn.”
Vụ cưỡng chế tịch thu đất được mô tả là trái luật xảy ra ngày 5/1 ở Tiên Lãng Hải Phòng, chính là câu chuyện oan uổng của đại gia đình Đoàn Văn Vươn, họ là những người mà báo chí và người dân gọi là anh hùng lấn biển đắp đê bồi đắp bãi hoang, đổ mồ hôi công sức lẫn tiền bạc trong gần chục năm để đầu tư nuôi trồng thủy sản.
Nhưng nay anh hùng trở thành kẻ tội đồ, bị truy tố về tội giết người, chống người thi hành công vụ, nhà cửa bị san bằng, đầm thủy sản bị tháo nước và cướp đoạt hơn 1 tỷ đồng cá và cua. Trong vụ này ý kiến của cựu chủ tịch nước Lê Đức Anh và nhiều nhân vật khác cho thấy chính quyền sai phạm có hệ thống và người dân bị dồn vào đường cùng phải chống lại lực lượng cưỡng chiếm làm cho 6 công an bộ đội bị thương.
GS Thuyết nói rằng ông muốn góp thêm ý kiến với công luận rằng, bên cạnh hành vi thu hồi đất trái pháp luật, chính quyền huyện Tiên Lãng còn bội tín với dân, thể hiện qua việc lập biên bản hòa giải tại tòa án đồng ý cho dân tiếp tục thuê đất để dân rút đơn kiện, rồi bất ngờ đem lực lượng đến cưỡng chế. GS Thuyết nói, đây là hành vi đặc biệt nghiêm trọng, không thể chấp nhận được, làm mất đi tính chính danh của chính quyền.
Cùng về vấn đề này, Trả lời Nam Nguyên, Sử gia Dương Trung Quốc đại biểu Quốc hội đơn vị Đồng Nai nhận định rằng, nếu các nhà hành pháp thực thi đúng pháp luật thì chắc chắn có vấn đề của pháp luật, nếu thực thi sai thì Quốc hội phải nắm vai trò giám sát cho tốt. Đại biểu Dương Trung Quốc nhấn mạnh:
“Cho đến giờ vẫn chưa thấy ý kiến của các đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng, trong đó có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là đại biểu quốc hội và các tổ chức dân cử như hội đồng nhân dân. Tôi cho rằng Luật đất đai Việt Nam ban hành 2003 và sửa đổi, rõ ràng sau khi phát huy được mặt tích cực của nó rồi thì đã bộc lộ những hạn chế, những bất cập và quan trọng nhất là quyền của người dân ở đây là người nông dân. Chúng tôi nghĩ là nên sớm xem xét sửa đổi Luật này cho nó thích hợp.”
VnExpress bản tin trên mạng ngày 31/1/2012 dẫn nhập một bài viết theo đó “Vụ Tiên Lãng phải chăng là lời cảnh báo về những con sóng ngầm trong lòng dân đã xuất hiện, nếu vụ việc không được nhanh chóng giải quyết thấu tình đạt lý”. Tờ báo mạng đã trích một đoạn trong nhật ký về chuyến giám sát tại Hải Phòng của Luật sư Lê Đức Tiết, Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ và Pháp luật-Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Mất lòng tin của dân

20120130125725_3-250.jpg
Căn nhà của gia đình ông Đoàn Văn Vươn bị chính quyền phá.
Theo LS Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, đây là một việc gây ra hậu quả rất nghiêm trọng trải qua gần 6 năm mà công tác kiểm tra của các cấp từ thành phố tới Hội đồng nhân dân cấp huyện cho thấy công tác giám sát kiểm tra ở địa phương thực hiện là chưa được bao nhiêu và đặt ra nhiệm vụ là phải hoàn thiện pháp luật, khi biết rõ sai phạm là phải xử lý nghiêm minh. LS Nguyễn Văn Hậu nhấn mạnh:
“Nhà nước Việt Nam là nhà nước bởi dân, do dân và vì dân thì phải xử lý nghiêm những cán bộ làm thiệt hại quyền lợi của người dân. Và để chính quyền phải giữ chữ tín với dân thì đây là một cốt lõi trong việc quản lý nhà nước. Lòng dân không bao giờ mua được, chỉ có thể đổi được bằng chữ tín. Cho nên việc xảy ra ở huyện mà không xử lý nghiêm thì sẽ mất lòng tin của dân. Đây là một vụ để thực thi nghiêm pháp luật về đất đai, trong lúc Quốc hội đang chuẩn bị xem xét thì cần phải xem xét một cách toàn diện và mỗi người đều bình đẳng trước pháp luật cho dù người đó là ai.”
Là một người chịu nhiều hậu quả nặng nề vì đã dám đòi hỏi sự minh bạch và tố cáo những sai trái, nhà giáo Đỗ Việt Khoa ở Hà Nội nhận định:
“Vụ Tiên Lãng Hải Phòng chỉ là giọt nước tràn ly đẩy người ta vào đường cùng và nó khác ở chỗ là có nổ súng còn hàng nghìn vụ khác, người dân người ta không đủ dũng cảm để nổ súng vào những kẻ cướp đất đó. Thế thì cũng không hề ngạc nhiên khi sự việc đã xảy ra từ hai chục ngày nay nhưng chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng và chính quyền xã Vinh Quang mọi cấp đều trả lời dối trá lươn lẹo mang tính chất bao che bao biện cho các hành vi của nhau.

Thật là ngạc nhiên khi mà ở một đất nước chính quyền nói của dân do dân vì dân mà chính quyền lại không bảo vệ được quyền lợi chính đáng của người dân. Nếu cứ như tình hình giải quyết vụ việc ở Tiên Lãng hay là các nơi trên cả nước trong các năm vừa rồi thì tôi nghĩ rằng là nó tiềm ẩn quả bom nổ chậm, trên báo chí cũng đang coi là vụ thử thách lòng dân với chính quyền.”   
Nhà nước Việt Nam là nhà nước bởi dân, do dân và vì dân thì phải xử lý nghiêm những cán bộ làm thiệt hại quyền lợi của người dân. Lòng dân không bao giờ mua được, chỉ có thể đổi được bằng chữ tín.
LS Nguyễn Văn Hậu
Sự kiện tất cả báo chí chính thống ở Việt Nam đều tích cực đưa tin về vụ Tiên Lãng phản ánh những ý kiến cho thấy sự vi phạm pháp luật về quản lý đất, giao đất và thu hồi đất. Một chuỗi thực thi pháp luật sai trái dẫn tới sự kiện 5/1, một gia đình đã bỏ cả chục năm công sức lao động cũng như tiền bạc để lấn biển đắp đê bồi lấp bãi bồi, nay mất tất cả và anh hùng trở thành kẻ tội đồ một cách nghiệt ngã.
Ông Nguyễn Quốc Thái, nguyên tổng thư ký báo Doanh Nghiệp hiện sống ở TP.HCM nhận định, báo chí đồng loạt đưa tin là có sự đồng ý của nhà nước. Ông nói:
“Đối với một chính quyền như Huyện Tiên Lãng có những hành động như vậy nếu có một thế lực nào đó bao che nâng đỡ thì càng gây thêm phẫn nộ mà thôi. Báo chí lên tiếng để bảo vệ sự thật, sự công bằng đồng thời cũng để xoa dịu dự luận đã quá bức xúc vì sự đàn áp cưỡng bách người dân một cách tồi tệ như vậy. Việc một công dân dùng vũ khí chống lại cơ quan nhà nước thì sẽ được xét xử nhưng động cơ để người dân ấy dùng vũ khí chống lại những kẻ nhân danh nhà nước để áp bức và đàn áp họ một cách vô cớ và phi nhân như vậy thì trong phiên tòa đó cũng phải cân nhắc và xét xử.

Việt Nam có một câu tục ngữ rất hay là con giun xéo lắm cũng quằn, bất cứ sự việc nào mà đưa đẩy người dân đến tình trạng như ông Đoàn Văn Vươn thì cũng bị đáp trả và đây là một tín hiệu để cho những người cầm quyền địa phương biết rằng phải cân nhắc trước bất cứ hành động nào đối với người dân vì những quyền lợi của họ.”    

Nhà nước sai, dân lãnh đủ

images625614_doan_van_vuon_cuong_che_phunutoday.vn-250.jpg
Gia đình chị Thương, Hiền dựng tạm lều bạt trên sàn nhà cũ để ở. Photo courtesy of TTO
Báo Dân Việt điện tử ngày 2/2 có bài với tựa “cần xem xét trách nhiệm hình sự của lãnh đạo Huyện Tiên Lãng”. Tờ báo trích lời cựu đại tá an ninh Đinh Đình Phú, người đã về tận xã Vinh Quang để tìm hiểu vụ việc và tiếp xúc với người dân địa phương.  Ông Phú nói rằng có trình bày sự việc lên nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Vũ Quốc Hùng. Ông Đinh Đình Phú cho rằng, lãnh đạo Hải Phòng cần phải nhìn rõ bản chất sự việc, đừng cho là dân chống lại chính quyền mà phải nhìn thấy, việc này do dân bị đẩy đến đường cùng mà có phản ứng tự vệ, chống đối lại một số người lợi dụng chính quyền.
Những điểm quan trọng trong vụ Tiên Lãng vẫn đang bị chính quyền giải thích một cách bất nhất, như về thời hạn giao đất ít hơn luật qui định, việc cho xe ủi phá sập nhà của gia đình ông Vươn bên ngoài khu vực cưỡng chế, nghi vấn về việc xã hội đen được giao quản lý đầm của ông Vươn sau khi tịch thu. Những bất nhất quanh co của vụ cho xe ủi phá sập nhà ông Vươn, theo Tuổi trẻ Online tại cuộc họp báo ngày 12/1 do TP Hải Phòng tổ chức, chủ tịch UBND Huyện Tiên Lãng lúc đó nói là, ngôi nhà hai tầng bị phá vì đó  là nơi các đối tượng chống đối ẩn nấp. Đến ngày 17/1 tại cuộc họp giao ban báo chí ở Bộ Thông tin Truyền thông, ông Đỗ Trung Thoại, Phó chủ tịch UBND Thành phố Hải Phòng lại nói rằng người dân bức xúc phá nhà ông Vươn. Còn Giám đốc Công an Hải Phòng đại tá Đỗ Hữu Ca thì lên Đài Phát Thanh VOV để tự khen ngợi về cuộc hành quân hợp đồng tác chiến cực kỳ hay mà ông nói là có thể viết thành sách.
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nhận định:
Cái nảy xảy cái ung như các cụ nói thì không lường trước các hậu quả được, ngay chuyện sử dụng lực lượng để giải quyết đã là một cái sai và là điều phải hết sức cảnh tỉnh.
ĐBQH Dương Trung Quốc
“Cái nảy xảy cái ung như các cụ nói thì không lường trước các hậu quả được, ngay chuyện sử dụng lực lượng để giải quyết đã là một cái sai và là điều phải hết sức cảnh tỉnh.”
Gần một tháng sau vụ hành quân cưỡng chiếm đầm ông Vươn, ngày 1/2 lần đầu tiên ông Dương Anh Điền Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng  tiếp xúc với  báo chí, hứa hẹn sẽ sớm công bố thông tin sau khi cho tiến hành kiểm tra 3 việc, quá trình giao đất, quá trình tiến hành cưỡng chế thu hồi đất và hậu cưỡng chế.
Ông Điền được Vietnam Net trích lời nói rằng, sẽ không bao che cấp dưới. Tổ chức, cá nhân nào vi phạm pháp luật trong vụ cưỡng chế đất đầm của ông Đoàn Văn Vươn sẽ được xử lý nghiêm theo pháp luật. Ông Điền cũng nói đã giao cho cơ quan chức năng tiến hành làm rõ vụ phá sập nhà và đánh bắt tôm cá của gia đình Đoàn Văn Vươn nhưng Chủ tịch Hải phòng cũng nhấn mạnh, việc chống người thi hành công vụ thì phải xử lý nghiêm. Người đứng đầu Thành phố Hải Phòng không hề đề cập gì tới vấn đề tình tiết giảm nhẹ mà các luật gia cũng như các tổ chức hội nhiều lần nhấn mạnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét