Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2014

NSA bí mật xây dựng Google của riêng mình để theo dõi dân Mỹ

Nguyễn Phú Trọng tạo phản?

Với phát ngôn đập chuột tránh vỡ bình, Nguyễn Phú Trọng, vốn từng là một giáo viên, lại tự phô bày sự man trá - một điều thật thô bỉ và tủi nhục cho bất cứ ai đang đứng trên bục giảng. Càng đáng tủi nhục cho ĐCSVN, bởi Nguyễn Phú Trọng lại mang danh giáo sư - tiến sĩ và nắm chức vụ Tổng bí thư. Tuy nhiên điều đáng nói hơn, ngay với những người mà Trọng gọi là đồng chí, ông ta hiện nguyên hình là một kẻ phản bội, bất nhân và bất nghĩa.
Đối với Nguyễn Bá Thanh
Nguyễn Phú Trọng là người đề xướng lập lại Ban Nội chính Trung ương và đề cử Nguyễn Bá Thanh nắm chức vụ đó. Nhậm chức không bao lâu, năng lực của Nguyễn Bá Thanh chưa phát huy được là bao, ông ta đổ bịnh.
Ban Nội chính Trung ương phụ trách vấn đề quan trọng, căng thẳng và nguy hiểm nhất hiện nay: chống tham nhũng. Sự vắng mặt của Nguyễn Bá Thanh trong thời gian qua bao trùm một không khí âm u trên đời sống chính trị xã hội cộng sản toàn trị tại Việt Nam.
Trong khi Nguyễn Bá Thanh được biết là bị bịnh lại khuất tất đầy ngờ vực thì Nguyễn Phú Trọng (với tư cách cấp trên trực tiếp và là người đỡ đầu, đề bạt Nguyễn Bá Thanh) vẫn vô tư và vui cười khi an nhiên đem câu chuyện ""bình - chuột" so sánh việc chống tham nhũng. Ý nghĩa này không chỉ xúc phạm tới toàn thể đảng viên ĐCSVN mà còn phô bày bản chất bạc bẽo đối với người trực tiếp chịu trách nhiệm quan trọng này, lại đang lâm trọng bịnh.
Trong bài báo "ông Nguyễn Bá Thanh hiện ra sao" [1], tác giả cho biết: "Nguồn tin của một vài bác sĩ thân tín của bệnh viện ung thư Đà Nẵng cho người viết biết, ông Nguyễn Bá Thanh đang nằm tại đây sau khi từ Mỹ trở về cách nay tuần lễ. Địa chỉ của bệnh viện: Tổ 14, Phường Hoà Minh, Quận Liên Chiểu".
Trong bài báo còn đặt vấn đề Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc, như dư luận đồn đoán đến nay không dứt, với nhiều dẫn chứng lịch sử từ cái chết của Võ Văn Kiệt cho đến các tướng tá quân đội mấy chục năm qua.
Phải chăng vì Nguyễn Bá Thanh "đập chuột" và đã làm vỡ "vài cái bình" và có nguy cơ những "cái bình vô giá" tiếp tục vỡ, chính nó là nguyên nhân gây bịnh cho ông ta??? Nếu quả vậy, Nguyễn Phú Trọng tự phô bày bản chất đểu cáng, "văt chanh bỏ vỏ" đối với ngay chính người mà y đưa lên.
Đối với Kim Jong Un
Với thân hình tròn trĩnh quá mức cùng tuổi 31 tuổi, người đứng đầu CHDCND Triều Tiên đang vắng mặt đáng ngờ tại Bắc Hàn với nhiều đồn đoán các loại bịnh tật.
Trong khi người cộng sản Triểu Tiên anh em đồng chí thân thiết bấy lâu nay đang rất lo lắng thì Nguyễn Phú Trọng đi qua Nam Hàn thăm viếng cấp cao với Tổng thống Hàn Quốc.
BBC dẫn lời [2] từ Yonhap: "Trong một cuộc họp báo sau cuộc hội đàm vào thứ Năm ngày 2/10, bà Park nói và bà và ông Trọng cùng chia sẻ quan điểm rằng ‘việc Bắc Hàn sở hữu vũ khí hạt nhân là điều không thể dung thứ". "Không thể dung thứ" mang ý nghĩa rất dứt khoát đầy bạo lực, làm người ta liên tưởng đến ý nghĩa "tiêu diệt" bằng mọi giá.
Cuộc thăm viếng của Nguyễn Phú Trọng đã mang lại kết quả tốt đẹp với "bản ghi nhớ hợp tác tài chính trị giá 12 tỷ đô la Mỹ". Nó tạo cho Hàn quốc một niềm khích lệ lớn lao "một động thái mà Seoul cho rằng sẽ giúp các công ty Nam Hàn giành được những dự án cơ sở hạ tầng lớn ở Việt Nam" - BBC mô tả.
Chỉ vì mối lợi 12 tỉ đô la đó mà Nguyễn Phú Trọng đang tâm bỏ qua tất cả ân nghĩa của hai quốc gia cộng sản cùng chung ý thức hệ. Đó không chỉ là sự bội ước do Hồ Chí Minh và Kim Nhật Thành dày công vun đắp hàng chục năm về trước mà còn mở đường cho TTXVN - cơ quan ngôn luận quan trọng nhất về mặt quốc gia đã hùa theo chống phá kịch liệt Bắc Hàn thông qua việc cổ súy công khai: "EU kêu gọi đưa nhà lãnh đạo Triều Tiên ra tòa án hình sự quốc tế". Một hình thức nhiệt thành ủng hộ đưa Kim Jong Un vào tử địa mà trang Việt Nam Thời Báo nhận định là "không bình thường" [3].
Phải nói quá bất thường và đầy nghi vấn với hành vi, lời nói trở nên mạnh mẽ của Nguyễn Phú Trọng - vốn dĩ bấy lâu nay rất mềm mỏng mà blogger Trương Duy Nhất từng nhận định không khác một "ông giáo làng". Đặc biệt, nhiều động thái nổi bật và đầy tự tin từ Nguyễn Phú Trọng, Phạm Quang Nghị cùng phe cánh trong những tháng gần đây, kể từ Nguyễn Bá Thanh bị bịnh và từ chuyến đi Hàn quốc trở về với sự ngông nghênh ngày một lớn dần... Nhiều nhà quan sát đều nhận thấy rõ điều đó!
Mối bang giao giữa nước CHXHCNVN và CHDCNDTT có "mệnh hệ" nào, tất cả Nguyễn Phú Trọng phải hoàn toàn và trước tiên chịu trách nhiệm.
Hơn cả phản bội, bất nhân, bất nghĩa với những người mà Nguyễn Phú Trọng gọi là "các đ/c" (trong và ngoài nước), mầm mống tạo phản và đảo chính có nguy cơ rất lớn đang ngấm ngầm uy hiếp các phe khác trong ĐCSVN đang dần lộ diện từ Nguyễn Phú Trọng???
Một khi các nhân vật cấp cao trong ĐCSVN còn "dung thứ" Nguyễn Phú Trọng mà không tiến hành "thanh lý môn hộ", khả năng trong năm tới dễ xảy ra nhiểu biến loạn khó lường.
Rất lo mọi tai ương, loạn lạc chỉ dân lành lãnh đủ!
Nguyễn Ngọc Già
________________
[1] http://www.thepach.com/vi/ong-nguyen-ba-thanh-hien-ra-sao/
[2] http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/10/141002_trong_park_talks
[3] http://www.ijavn.org/2014/10/khong-binh-thuong-ttxvn-ung-ho-ua-kim.html
* Bài của tác giả gửi đến TTHN

Ngô Nhân Dụng - Hồ Chí Minh quay trong Ðèn Cù

Ðèn Cù của Trần Ðĩnh được bán ở Hà Nội với giá 600 ngàn đồng mỗi cuốn; tương đương 25 đô la là giá bản in bán ở Mỹ. Một blogger nổi tiếng kể chuyện chính cô đi mua được một cuốn Ðèn Cù bên lề đường, và được bớt, chỉ phải trả 400 ngàn. Hai cuốn Bên Thắng Cuộc của Huy Ðức cũng được in chui và dân Việt Nam nô nức tìm mua. Vô tình, các ông Huy Ðức và Trần Ðĩnh đã giúp cho nhiều người thêm công việc làm và gia tăng lợi tức. Trong đó chắc phải có nhiều anh chị em công an; vì những vụ làm ăn chui, từ ngành in sách lậu đến buôn bán ma túy, nếu không được công an bảo kê thì ai làm ăn gì được?
Hiện tượng Ðèn Cù cho thấy người dân Việt vẫn khao khát muốn thêm biết thêm sự thật. Ðảng Cộng Sản Việt Nam không muốn dân đọc Ðèn Cù, nhưng họ vẫn cho cán bộ văn hóa mở chiến dịch chỉ trích, quảng cáo cho cuốn sách.

Tuần này, một nhà báo mới từ Anh quốc gọi phỏng vấn tôi về cuốn Ðèn Cù. Nhờ ông là một nhà báo giỏi theo dõi sát, biết rõ dư luận ở Việt Nam hơn, nên nghe ông đặt câu hỏi tôi được nghe mấy thắc mắc của độc giả trong nước về cuốn sách. Thí dụ, có người phê bình rằng Trần Ðĩnh nhớ nhầm về năm, tháng diễn ra trận đánh ở Núi Hồng. Tác giả có thể nhớ nhầm lắm. Một nhà văn ngoài 70 tuổi mới bắt đầu viết kể chuyện đời mình; đến lúc gần 85 tuổi mới cho in, chắc phải có lúc nhớ lẫn lộn. Chính tôi viết mục này, cũng có khi ghép ngày tháng nọ vào một biến cố kia, hoặc nghĩ đến tên người này mà đánh máy thành tên người khác. Ðáng lẽ ra một tác giả như Trần Ðĩnh phải có hai ba thư ký, mỗi người phụ trách tìm tài liệu kiểm soát lại xem trí nhớ của mình có chính xác không. Khi soạn cuốn Ðứng Vững Ngàn Năm, tôi cứ ước mình là một giáo sư đang dạy môn lịch sử. Giáo sư có thể mướn sinh viên tra cứu tài liệu giúp mình! Các em chỉ cần theo lời giáo sư chỉ dẫn mà đi tìm trong thư viện, coi cái gì ông thầy nói đúng, cái gì không chắc chắn. Sẽ tránh được khối chỗ lầm. Ngoài tiền công được nhà trường trả, cuối năm thầy còn cho thêm điểm. Vì ngay việc tìm tòi tài liệu cũng giúp cho các em hiểu biết thêm về nghề nghiên cứu.
Cho nên, nếu trong Ðèn Cù có những chi tiết không đúng, hoặc không chắc chắn, thì chúng ta cứ chờ có người dẫn ra các chứng cớ xác thực hoặc các nguồn đáng tin hơn.
Nhưng ông Trần Ðĩnh không viết lịch sử. Ðóng góp quan trọng của ông không phải là những chứng liệu sử học, mà là kinh nghiệm sống, của một cá nhân đã quan sát và ghi lại những gì thấy chung quanh mình. Nhờ thế mà người đọc bây giờ cũng như các thế hệ sau được biết thêm, hiểu thêm về lịch sử nước ta trong hơn nửa thế kỷ. Tác giả có thể nhớ nhầm vài chi tiết, không quan trọng; vì độc giả biết còn nhiều người sẽ viết về cũng những năm tháng đã qua.
Chẳng hạn, Trần Ðĩnh kể chuyện ông Hồ Chí Minh đã cải trang, tới coi cuộc đấu tố bà Nguyễn Thị Năm, một địa chủ có nhiều công nuôi các cán bộ chủ chốt của đảng Cộng Sản trong nhiều năm, trước khi bị Cộng Sản gán tội địa chủ và đem giết một cách tàn nhẫn. Có người trong nước, chuyên nghiên cứu lịch sử đảng Cộng Sản, nói rằng Trần Ðĩnh viết không đúng. Vì ông ta không bao giờ thấy một tài liệu nào trong lịch sử đảng ghi về sự kiện này.
Nghe xong, tôi phải cố nhịn không bật cười, vì kính trọng cuộc phỏng vấn nghiêm trang của một đồng nghiệp. Nếu ông bạn không gọi sang từ London sang, mà gặp riêng nhau ở chỗ khác, thì nghe kể có người nêu nghi vấn trên chắc tôi đã hỏi ngay, cho cả hai cùng cười: Phán như thế, tức là ông ta muốn nói chỉ những gì do ban nghiên cứu lịch sử đảng Cộng Sản viết thì mới là sự thật, đảng không nói gì tức là bịa, phải không? Nhưng nhịn được cười, tôi đã trả lời rằng: Chuyện ông Hồ có đến xem cuộc đấu tố bà Nguyễn Thị Năm hay không, điều đó không quan trọng lắm. Ðối với lịch sử, điều quan trọng là: “Giết hay Không Giết?”
Nếu chỉ căn cứ vào lịch sử chính thức của đảng Cộng Sản Việt Nam thì trong đời tư của Hồ Chí Minh không hề có nhân vật nào tên là Nông Thị Xuân. Ngay cả bà vợ Tăng Tuyết Minh cưới nhau ở Quảng Châu cũng không được phép hiện diện trên trái đất, như ký giả Kim Hạnh làm chứng. Cô chỉ đụng tới chuyện đó là bị cách chức ngay. Nhưng các chi tiết trong cuộc đời Hồ Chí Minh, như chuyện ông đã đổi tên bao nhiêu lần; ông bị Stalin nghi là không thật sự cộng sản; hoặc đời sống tình dục của ông thế nào, ông người Nghệ An thật hay là một người gốc Hẹ, vân vân; những chi tiết đó cũng không cần bàn nhiều quá. Ðối với nhân vật lịch sử này, điều quan trọng nhất là ông ta đã làm gì để cho nước Việt Nam bây giờ phải sống trong một xã hội đạo lý suy đồi, tham nhũng nhơ bẩn, kinh tế lạc hậu, thua kém các nước chung quanh?
Ông Ðoàn Duy Thành, nguyên phó thủ tướng chính phủ Hà Nội, khi bàn về những sai lầm của cuộc “Cải Cách Ruộng Ðất,” đã kết luận rằng nó “đã để lại hậu quả lâu dài cho dân tộc, cho đất nước, là sự hận thù, sự lừa dối, xảo trá, vu khống như: tố điêu, ép cung, bịa chuyện... gây tai họa cho bao gia đình, làm nát đi những truyền thống tốt đẹp về gia đình, họ hàng, làng xóm, mà cha ông ta đã dày công xây dựng hàng nghìn năm.” Với thành tích phá ruỗng nền tảng đạo đức của ông cha, thì chuyện đời tư ông Hồ ra sao, ông có mấy vợ hay nhân tình, đều chỉ là chuyện nhỏ.
Bên cạnh tội phá hủy di sản tinh thần dân tộc, ông Hồ còn dựng lên một guồng máy chuyên chế, dành độc quyền kinh tế và chính trị riêng cho đảng mình; chính bộ máy đó gây nên tình trạng chậm tiến cho dân tộc. Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn nhận xét: “Khi cầm quyền, cụ Hồ đã để cho chính phủ của cụ tạo ra nhiều tiền lệ cầm quyền độc đoán, nhẫn tâm, phi dân chủ hay dân chủ giả hiệu, có thể nói lớn đến mức mà vết hằn sâu của nó đến nay vẫn còn hiện rõ trong cả hệ thống chính quyền hiện thời.” Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn không cần phải kể chi tiết. Riêng cảnh bao người dân lương thiện bị bắt vào trong đồn công an rồi chết cũng đủ thấy di sản của chế độ do Hồ Chí Minh dựng lên kinh hoàng thế nào.
Trước những tội lớn trong cuộc Cải Cách Ruộng Ðất, chúng ta thấy những chi tiết, như Hồ Chí Minh có đi xem cuộc đấu tố bà Nguyễn Thị Năm hay không, chẳng còn quan trọng nữa! Ðiều quan trọng là: “Giết hay Không Giết?” Về những cuộc đấu tố giết oan mấy trăm ngàn “địa chủ,” cựu Ðại Tá Phạm Quế Dương nhận xét: “Cụ Hồ... kêu gọi ‘Tuần Lễ Vàng’ để lấy tiền. Ðáng lẽ, ông phải cảm ơn người ta mà ông quay lại đánh người ta. Chuyện đó đáng để lịch sử lên án.” Ðảng Cộng Sản bây giờ vẫn hô hào “học tập đạo đức cách mạng” của của Hồ Chí Minh, chắc họ không nhớ ông Hồ giải nghĩa đạo đức cách mạng là gì. Ông nêu đức tính duy nhất cho các đảng viên học tập, là phải hoàn toàn theo lệnh đảng, đảng bảo làm gì thì cứ thế làm theo. Chế độ độc tài gây ra bao tai họa cho dân tộc. Trong thế giới loài người bây giờ còn ai muốn trẻ em học thứ đạo đức đó hay không?
Nghĩ lại, thì vị nào trong ban nghiên cứu lịch sử đảng đã nêu ra nghi vấn trên chắc chỉ nói cho xong bổn phận của mình thôi, chưa chắc ông ta đã nghĩ kỹ trước khi lên tiếng. Khi biết Ðèn Cù mới xuất bản, chắc ông Tô Huy Rứa đã ra lệnh cấp dưới phải mở ngay một cuộc càn quét để tiêu diệt uy tín của cuốn sách và tác giả. Những vị “ăn cơm chúa múa tối ngày” bèn làm theo chỉ thị. Thế là, mỗi ông mỗi bà được phát Ðèn Cù đem về đọc, bới lông tìm vết thấy chỗ nào đánh được thì đánh. Viết xong, nộp bài cho đủ chỉ tiêu; sau đó mới ngồi đọc lại, cười khúc khích với nhau. Làm việc như vậy cho nên mới có người đưa ra thứ lý luận “chuyện này ban nghiên cứu lịch sử đảng không nói gì cả, tức là nó không có thật.” Nói như vậy, mà không cần biết người dân nghe sẽ bật cười như thế nào! Họ biết dân sẽ cười bể bụng, nhưng không quan tâm. Vì đằng nào cũng vậy, lâu nay dân Việt Nam còn tin những gì họ viết đâu mà mình phải cố gắng tìm tòi, suy nghĩ, hại sức khỏe?
Ðó cũng là cách suy nghĩ và làm việc của quý vị đã mở cuộc triển lãm về “Cải Cách Ruộng Ðất,” rồi phải đóng cửa ngay. Ðó cũng là tác phong của mấy ông bà làm cuốn phim lịch sử chỉ có hai ba người mua vé vào coi. Hôm qua, thành phố Hà Nội mới tổ chức kỷ niệm 60 năm “Ngày Giải phóng Thủ đô” với hơn 3500 quan chức đại biểu tham dự tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Một bạn đọc từ trong nước cho tôi biết hơn 30 chỗ bắn pháo hoa tưng bừng. Trước đó mấy ngày, mấy ông bà “lãnh đạo” đã cải chính về tin hủy bỏ bắn pháo hoa vì dân than phiền tốn tiền vô ích. Ðã lỡ mua pháo rồi, tiền hối lộ của nhà bán pháo đã bỏ túi rồi, làm sao hủy bỏ được? Dân Hà Nội có một đêm coi pháo bông thỏa thích, vừa coi vừa chửi. Nhưng quý vị “lãnh đạo” đâu cần biết thằng dân nó nói cái gì!
Tại sao họ hành động như vậy? Vì họ biết ngày tan hàng rã ngũ đang tới gần, ngày càng gần hơn. Tiếp tục “múa tối ngày” như trong cái đèn cù, còn được ngày nào hay ngày đó.
Ngô Nhân Dụng
(Diễn đàn Thế kỷ)

Mạo Uy Danh Quốc Hội để xin tiền

 ggg
Trong bài Thực Quyền Và Thực Uy [1] tôi đã đặt vấn đề thực chất của thực quyền và thực uy mà một nghị sĩ Quốc hội Việt Nam bắt buộc phải có theo Hiến định “Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”, phải được Quốc Hội trao để nghị sĩ phải có, và phải do chính nghị sĩ ra tay tích cực dành lấy, tích cực tạo nên, tích cực đấu tranh sống còn để phải có cho bằng được để hành sử quyền uy của nghị sĩ đối với các quyền năng tín thác hiến định. Điều này đồng nghĩa với việc các động thái, hành vi, hành động ngụy tạo thông tin, tự tung tự tác sử dụng thông tin rác, qua các phương tiện chính quy chính thức của các cơ quan nhà nước hay tư nhân của giới báo chí – truyền thông để trực tiếp hay gián tiếp chống lại hoặc trực tiếp hay gián tiếp quấy rầy cá nhân một nghị sĩ phải bị trừng trị ở mức độ cao nhất của luật pháp.
Mới đây tôi bị quấy rầy bởi một tên ăn mày xin đểu cổ cồn trắng. Đặc điểm của “cổ cồn trắng” là có tên cơ quan và có văn bản dù chưa xác định văn bản ấy là giả hay thật; song, trước khi nói đến cái giả-như-thật ấy, tôi xin đăng nguyên văn bức thư sau mà nội dung sẽ tự giải thích sự việc liên quan đến một tên ăn mày không rõ màu sắc của cổ cồn:
*********
Ngày 19-01-2013
Kính gởi Chủ Nhiệm Ủy Ban Về Các Vấn Đề Xã Hội Của Quốc Hội
Đồng kính gởi: Chủ Tịch Quốc Hội
Trưởng Đoàn Đại Biểu Quốc Hội Tp Hồ Chí Minh
Tổ Đại biểu Số 1
Đồng chuyển đến: Cô Lại Thu Trúc, Công ty Doanh Thương Mỹ Á
Kính thưa Ban Chủ Nhiệm:
Tôi ký tên dưới đây là Hoàng Hữu Phước, Đại biểu Quốc hội Khóa XIII, Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh, kính lời chào trân trọng đến ban Chủ Nhiệm và kính phản ảnh nội dung sau:
Nguyên vào lúc 11g56 ngày 15-01-2013 tôi có nhận cuộc gọi từ số điện thoại 0913948822 của người tự xung là ở Quốc hội gọi đến để đề nghị tôi đóng góp ủng hộ chương trình từ thiện của Quốc hội. tôi có trả lời là tôi sẽ trình xin ý kiến của Hội Đồng Quản Trị Công Ty rồi sẽ trả lời sau.
Vào lúc 15g18 ngày Thứ Sáu 18-01-2013, tôi nhận được tin nhắn sau cũng từ số phone trên vào phone của tôi với nội dung:
 ScreenShot558
Tôi có trả lời ngay bằng tin nhắn là rất tiếc không hỗ trợ được vì không được sự cho phép của Hội đồng Quản trị Công ty. Sáng nay, lúc 08g40 Thứ Bảy 19-01-2013, tôi nhận được tin nhắn sau cũng từ số điện thoại trên với nội dung sau:

 ScreenShot560
Với sự trân trọng Ủy Ban, tôi có trả lời ngay bằng tin nhắn rằng do là công ty cổ phần nên mọi thứ phải xin ý kiến của Hội đồng Quản trị chứ không như công ty trách nhiệm hữu hạn.  Nhưng người tự xưng là của Ủy Ban này lại “đốp chát” với nội dung sau qua tin nhắn gởi từ cùng số điện thoại lúc 09g18 ngày Thứ Bảy 19-01-2013:
 ScreenShot561
Sau khi nhận tin nhắn trên, tôi quyết định không gởi thêm bất kỳ câu trả lời nào khác, và thay vào đó viết thư này kính gởi Ban Chủ Nhiệm.
Tôi kính đề nghị Ban Chủ Nhiệm
1) Cho kiểm tra xem có thật là Ủy Ban đang có một nhân viên tên Nam đang sử dụng điện thoại số 0913948822 hay không. Nếu đúng đây là người của Ủy ban, tôi kính mong hoặc Ủy Ban có biện pháp xử lý thích hợp theo đúng tinh thần nghị quyết TW4 để những công chức thiếu phẩm chức đạo đức như vậy không có thêm cơ hội nhũng nhiễu các doanh nghiệp khác tạo dư luận rất xấu trong cộng đồng doanh nghiệp đối với hệ thống công chức. Ngoài ra, tôi yêu cầu người tên Nam này cần phải có lời xin lỗi chính thức bằng văn bản đến tôi vì đã có thái độ giao tiếp kiểu bất nhã với tôi.
2) Nếu hắn ta là kẻ giả mạo, tôi kính đề nghị Ban Chủ Nhiệm hoặc trực tiếp báo cho cơ quan an ninh điều tra làm rõ, hoặc cho ý kiến để tôi thực hiện việc này. Tôi đồng thời sẽ nêu vụ việc lừa bịp này lên blog để cảnh báo cho cộng đồng doanh nghiệp và để giữ gìn uy tín của Ủy Ban Về Các Vấn Đề Xã Hội Của Quốc Hội.
Xin nói thêm là theo báo cáo của Cô Lại Thu Trúc, nhân viên ở công ty tôi, thì từ khi tôi trở thành Đại Biểu Quốc Hội Cô cũng đã nhận được điện thoại của một số người tự xưng là người của các Cơ Quan Nhà Nước, Quốc Hội, yêu cầu chúng tôi hỗ trợ kinh phí tổ chức ca hát từ thiện hoặc tổ chức lễ hội, v.v.
Kèm theo email này, tôi kính gởi kèm bản Word Document có ảnh chụp nội dung các tin nhắn hiện trên màn ảnh điện thoại của tôi để làm bằng chứng.
Kính biết ơn sự giúp đỡ của Ban Chủ Nhiệm.
Trân trọng,
Hoàng Hữu Phước
Đại biểu Quốc hội Khóa XIII, Đoàn Đại biểu Quốc Hội Thành phố Hồ Chí Minh
Ủy viên Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Khóa XIII
*********
Tôi đã nhận được thư trả lời của Bà Trương Thị Mai khẳng định cơ quan không có ai tên như vậy, sử dụng số điện thoại như vậy, và nhất là cơ quan không có cái chương trình như vậy; đồng thời đề nghị tôi báo cho bên an ninh.
Rút kinh nghiệm từ sự việc trên, tôi biết tôi phải làm gi khi nhận được sự tiếp cận kiểu mất dạy như của tên tự xưng là Nam ở trên: không báo cho cơ quan bị nêu danh mà đưa ngay cảnh báo lên blog rồi yêu cầu nhân viên của tôi gởi đường link đến bất kỳ cơ quan nào mà nhân viên ấy nghĩ là thích hợp.
Trở về sự việc “mới nhất”, tôi vừa nhận được các văn bản in trên giấy có màu sắc rất đồng bóng teen teen tửng tửng [2] mà do tôi là người yêu ngôn ngữ formal tức trang trọng hàn lâm, luôn thể hiện phong cách trang trọng hàn lâm nên ngay khi nhận được tôi đã định cho ngay vào nơi cùng đẳng cấp với nó là cái sọt rác. Nhưng do luôn lấy cái lợi ích chung làm trọng, tôi buộc phải giữ lại để cảnh báo các doanh nghiệp để ngay khi nhận được các thư mời gọi tương tự có danh “Quốc hội”, xin hãy lập tức chuyển đến tôi qua đường bưu điện (đến Văn Phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh, số  2bis Lê Duẩn, Thành phố Hồ Chí Minh):
 Scan10017Scan10016Scan10018
Chưa kể kẻ tên Khải có tên nêu trong các trang màu hồng trên đã liên tục quấy rầy tôi và nhân viên của tôi bằng cách gọi điện và gởi tin nhắn liên tục với số điện thoại của y là 0906254998 mỗi khi nhận được trả lời lịch sự từ chối của chúng tôi – xin lưu ý bọn xin đểu này luôn xem tiền của người khác như rác rất dễ xuất chi bố thí cho chúng ắt do thói quen bươi bới ở đống rác là thấy ngay rác vậy:
 OLYMPUS DIGITAL CAMERA
Tôi khẳng định: các cơ quan của Quốc Hội không bao giờ đi xin tiền các doanh nghiệp.
Tôi khẳng định Thường Vụ Quốc Hội không bao giờ có “kế hoạch” in lịch tặng mỗi nghị sĩ 10 quyển cũng như không bao giờ để bị nhân dân đàm tiếu về sự hoang phí nhất là hoang phí trên cơ sở đi ăn xin hoặc gây áp lực buộc doanh nghiệp phải đóng góp.
Tôi khẳng định cơ quan hay doanh nghiệp – dù nhà nước, quốc doanh, hay tư nhân) không bao giờ tự bôi tro trát trấu vào mặt mình qua việc sử dụng những tên “cò mồi ăn hoa hồng” đẳng cấp thấp như anh chàng xưng tên Khải trong công văn nêu trên vì nếu sử dụng đám “ăn mày cổ cồn trắng xin đểu giống bọn lưu manh” sẽ trở thành cơ quan/doanh nghiệp thuộc hạng vất đi.
Hãy biết kinh sợ và kính sợ quyền uy của Nghị sĩ Việt Nam. Không có quyền uy ấy, Nghị sĩ chỉ là kẻ bất tài vô dụng, không bảo vệ được đất nước, bảo vệ được nhân dân, và bảo vệ được chế độ – mà tất cả đồng nghĩa với việc bảo vệ chân lý và công lý.
Hoàng Hữu Phước
Nghị sĩ Quốc hội Việt Nam Khóa XIII
-----------------------
Ghi chú:
[1] Hoàng Hữu Phước. 26-11-2013. Về Thực Quyền, Thực Uy. Báo Đại Biểu Nhân Dân, số ra ngày 26-11-2013, trang 3 và trên trang điện tử http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=76&NewsId=299444 , hoặc tại http://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com/2013/11/26/ve-thuc-quyen-thuc-uy-2/ hay http://hhphuoc.blog.com/?p=257
[2] Hoàng Hữu Phước. 06-10-2014. Tuổi Teen Không Bao Giờ Có Thật – Nhìn Ngón Chân Cái. http://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com/2014/10/06/tuoi-teen-khong-bao-gio-co-that/
(Blog Hoàng Hữu Phước)

Suy ngẫm về Hà Nội hôm nay và ngày mai

(PetroTimes) - "Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội. Hà Nội của ta, thủ đô yêu dấu, một thời đạn bom, một thời hòa bình".


Có lẽ người Hà Nội và cả nước không ai là không biết bài hát này. Lời bài hát đã ca ngợi lịch sử hào hùng, vinh quang của Hà Nội. Trên thế giới, không ít thủ đô có bề dày lịch sử, có truyền thống văn hóa lâu đời, đặc sắc. Nhưng có lẽ hiếm có thủ đô nào có nhiều bài hát, nhiều áng thơ văn như Hà Nội. Bây giờ chắc chắn không thể thống kê có bao nhiêu bài hát, bao nhiêu bài thơ về Hà Nội. Người ta nói, Hà Nội dễ đi vào thơ văn bởi lẽ Hà Nội có 4 mùa - Xuân, Hạ, Thu, Đông - mùa nào cũng có những nét đáng yêu, mùa nào cũng gợi cho người ta suy tư và những nỗi nhớ.
Người Hà Nội từ xưa đã nổi tiếng là hào hoa, phong nhã và thanh lịch. Nói về người Hà Nội gốc, có rất nhiều điều khác biệt so với các vùng miền khác ở Việt Nam. Người ta nói rằng, đã là người Hà Nội gốc thì không bon chen chốn quan trường, làm gì cũng ung dung, thong thả... Ấy vậy mà người Hà Nội đã làm nên lịch sử trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Suy ngẫm về Hà Nội hôm nay và ngày mai
Một góc Hà Nội ngày nay
Chuyện xưa không nói làm gì, nhưng cứ tính từ Cách mạng Tháng Tám trở lại đây thì Hà Nội xứng đáng là trái tim của cả nước, Hà Nội vì cả nước.
Gần đây, trên chương trình “Ký ức Việt Nam” của kênh VTV1 có những phim tư liệu về Hà Nội của một thời hào hùng những năm chiến tranh chống Mỹ. Những thước phim đó gợi cho ta nhớ về cả một quá khứ vinh quang, nhưng cũng có nước mắt. Ấy là vào những năm khó khăn, người ta phải xếp hàng mua từng cân gạo, cân mì, mua từng mớ rau... Nhưng Hà Nội ngày ấy vẫn đầy hào khí Thăng Long, thế hệ trẻ hừng hực nhiệt huyết “xếp bút nghiên lên đường chiến đấu”.
Khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, xây dựng kinh tế, Hà Nội thay da đổi thịt từng ngày. Người ta dễ dàng nhìn thấy những bước phát triển của Hà Nội về cơ sở hạ tầng. Bây giờ ở Hà Nội đếm không hết những ngôi nhà chọc trời, nhiều đại lộ và những con đường lớn. Hà Nội đã được mở rộng trở thành một trong những thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới.
Những gì Hà Nội đã làm được, chúng ta đều đã thấy rõ. Nhưng cứ nhìn vào những bề bộn của Hà Nội đang phải giải quyết hôm nay lại lo cho tương lai về sau.
Không thể phủ nhận rằng Hà Nội đang là một thành phố có trật tự đô thị rất kém. Nào là quy hoạch, kiến trúc hổ lốn, nào là nạn xây cất nhà cửa không phép, không theo quy hoạch, tràn lan. Cho đến nay, mặc dù thành phố đã có nhiều biện pháp quyết liệt nhưng trật tự đường phố, rồi không ít căn nhà siêu mỏng, siêu méo vẫn không xử lý được, dù đã có rất nhiều chỉ thị, nhưng vẫn như "bắt cóc bỏ đĩa", dẹp được chỗ này thì lại phình ra chỗ khác... Rồi nạn ô nhiễm môi trường ngày một trầm trọng. Nạn khiếu kiện tập thể tuy đã giảm, nhưng cũng chưa được là bao nhiêu...
Tất cả những điều đó đều có thể giải quyết được, chỉ cần các cấp chính quyền Hà Nội vào cuộc quyết liệt.
Nhưng điều đáng lo ngại nhất cho tương lai của Hà Nội là sự trì trệ không thể hiểu nổi của bộ máy công quyền, sự sa sút về ý chí, phẩm chất của một bộ phận không nhỏ công chức Hà Nội. Hình như người ta không bao giờ tự hỏi rằng, tại sao là một thủ đô ngàn năm văn hiến với rất nhiều điều kiện ưu đãi mà sự phát triển về kinh tế của Hà Nội vẫn thua kém nhiều tỉnh thành khác, các chỉ số phát triển của Hà Nội cũng chẳng cao bằng ai. Phải chăng đây chính là hậu quả của bộ máy công chức vẫn mang nặng tư tưởng và thói quen làm việc từ thời bao cấp? Thái độ vô cảm của không ít những người được gọi là "công bộc của dân" đã làm xói mòn lòng tin của người dân. Bộ máy công quyền Hà Nội yếu kém đến mức mà Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã phải cay đắng thốt lên rằng: "Ở nơi khác, người ta có bôi thì trơn. Còn Hà Nội thì nhiều nơi có bôi mà còn không trơn".
Nhiều người Hà Nội vỗ ngực tự hào rằng, Hà Nội là thủ đô ngàn năm văn hiến, rằng ta là người Hà Nội thanh lịch, hào hoa. Nhưng không mấy ai nghĩ đến rằng người Hà Nội bây giờ không còn cái chất ấy nữa. Bằng chứng là Hà Nội đang có một nền văn hóa cực kỳ xô bồ. Cái gọi là sự thanh lịch hình như chỉ còn trong một số rất ít gia đình, một số rất ít người. Một nền “văn minh cơm bụi”, “văn hóa bia bọt”, một nền “văn minh xe máy” đã phá đi rất nhiều nét truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Hà Nội. Chính vì thế mà Hà Nội chỉ còn là tấm gương sáng trong lịch sử. Còn bây giờ, Hà Nội đang là tấm gương mờ trong xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Chắc chắn những người từ các tỉnh, thành khác về Hà Nội sẽ tự nhủ rằng: "Học tập được cái gì ở Hà Nội?". Hình như Hà Nội khó có điều gì đáng trở thành mẫu mực để là tấm gương cho cả nước noi theo.
Trong một gia đình, cha mẹ phải là tấm gương cho con cái. Trong xã hội, cấp trên phải là tấm gương cho cấp dưới làm theo. Và trong một quốc gia, thủ đô cũng phải là tấm gương để cả nước lấy đó mà tự hào, mà học tập. Nếu không làm được điều này, Hà Nội sẽ vẫn chỉ là một thủ đô tồn tại bằng vinh quang của quá khứ.
Người ta đến với Hà Nội là đến với một Hồ Gươm linh thiêng, đến với một Hà Nội có bề dày lịch sử hơn là đến với một Hà Nội đang dẫn đầu cả nước và là tấm gương sáng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục và trật tự an xã hội.
Tôi không dám lạm bàn về chiến lược xây dựng và phát triển kinh tế của Hà Nội. Nhưng muốn xây dựng kiểu gì thì xây dựng, để một thủ đô trở thành trung tâm kinh tế thì phụ thuộc vào rất nhiều điều. Trên thế giới, không phải thủ đô nào cũng là trung tâm kinh tế lớn của các quốc gia. Nhưng có một điều chắc chắn là thủ đô nước nào cũng là một trung tâm văn hóa, chính trị của quốc gia đó. Người ta sẽ đến với một thủ đô nếu nơi đó là một trung tâm văn hóa, chứ không phải mong muốn đến với nơi có nhiều trung tâm thương mại, nhiều cửa hàng...
Chính vì vậy, theo thiển ý của người viết bài này, phải coi xây dựng văn hóa của thủ đô, xây dựng phong cách người thủ đô là mục tiêu quan trọng nhất.
Tương lai của Hà Nội sẽ phụ thuộc vào sự phát triển văn hóa, chứ chưa chắc đã phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế.
Hơn lúc nào hết, vào ngày kỷ niệm trọng đại 60 năm Giải phóng Thủ đô, mỗi người là con dân Hà Nội - dù là người Hà Nội gốc hay là các thế hệ sau này đều phải ý thức được rằng, đã có danh là người Hà Nội thì phải có một nếp sống văn hóa để ai cũng thấy rằng "đó là người Hà Nội"!
   Như Thổ
 (PetroTimes)

Maxim Trudolyubov - Tại sao người Nga “nghiện” Putin?

participants-rally-support-vladimir

Dõi theo quỹ đạo đáng lo ngại của nước Nga dưới thời tổng thống Vladimir Putin, nhiều nhà quan sát quốc tế thắc mắc làm thế nào một vị lãnh đạo rõ ràng đang đưa đất nước đến bờ vực thẳm lại vẫn được ái mộ đến vậy. Câu trả lời đơn giản là: những người ủng hộ ông Putin – một lượng đa số người Nga – không thấy được mối nguy trước mắt.

Theo một cuộc điều tra độc lập của Trung tâm Levada, tỉ lệ ủng hộ ông Putin tăng từ 65% vào tháng 1 lên 80% vào tháng 3, ngay sau khi Nga sáp nhập Crimea. Tỉ lệ này đạt mức cao nhất vào đầu tháng 8, lên tới 87%, khi nhiều người tin rằng Nga và Ukraine đang bên bờ vực của một cuộc chiến tranh tổng lực. Mặc dù tỉ lệ sau đó đã giảm xuống còn 84% vào đầu tháng 9, nhưng sự giảm đi đó vẫn nằm trong phạm vi sai số. Nói cách khác, không hề có cơ sở để nói rằng tỉ lệ ủng hộ ông Putin đang giảm xuống.

Sự ái mộ ông Putin ở mức đáng giật mình như vậy chắc chắc không phải là do cái nhìn tích cực của người dân đối với cơ cấu nhà nước nói chung. Như hầu hết người dân ở các nơi khác, người Nga nhìn chung không tin tưởng bộ máy nhà nước. Họ xếp hạng thấp cho các cơ quan chuyên trách, xem hầu hết các quan chức là có tham nhũng; và nói nhẹ nhàng nhất thì họ cũng đánh giá hoạt động chính phủ ở mức trung bình mà thôi.

Thay vào đó, sự ủng hộ của người Nga dành cho ông Putin bắt nguồn từ thực tế: không còn lựa chọn nào khác. Nền chính trị Nga đã thanh lọc một cách cẩn thận tất cả các phe phái chống đối. Tỉ lệ ủng hộ trong trường hợp này không phải là công cụ để so sánh thành tích của các chính khách và khả năng thành công của họ, điều vốn buộc các chính khách phải làm tốt hơn nữa nếu không sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị thất cử trong cuộc bầu cử tiếp theo. Thay vào đó, tỉ lệ ủng hộ này thể hiện những hi vọng cũng như nỗi sợ hãi của dân chúng.

Trong suốt hai nhiệm kì đầu tiên của mình, Putin là một nguồn hi vọng mạnh mẽ, chủ yếu là do thu nhập của người Nga tăng lên nhanh chóng. Vào năm 2012, sự tăng trưởng này bắt đầu chậm lại, và sự ái mộ Putin cũng vậy. Tỉ lệ ủng hộ 63-65% trước khi sáp nhập Crimea có vẻ là cao so với các tiêu chuẩn của phương Tây; nhưng là thấp so với kết quả trước đó, và cận kề mức nguy hiểm có thể đe dọa tới vị trí lãnh đạo của Putin. Xét cho cùng, một chế độ độc đoán được thiết lập xoay quanh một vị lãnh đạo thu hút phải giành được sự ủng hộ lớn hơn mức trung bình của công chúng nếu nó muốn tránh được bất ổn và bạo lực.

Trong một nỗ lực nhằm giành lại sự ái mộ trước đây, Putin đã thi hành việc tăng lương cho giáo viên, bác sĩ, cảnh sát, qua đó gây căng thẳng cho ngân sách địa phương. Nhưng thu nhập cao hơn không chuyển ngay thành sự cải thiện trong tiêu chuẩn sống của người dân hay chất lượng dịch vụ công, khiến tỉ lệ ủng hộ Putin dậm chân tại chỗ. Thậm chí, một số đối thủ còn xuống đường phản đối sự lãnh đạo của ông. Thêm nữa, trái với những kì vọng của bộ máy chính quyền, Olympic mùa đông tại Sochi cũng không vực dậy được mức độ ủng hộ dành cho Putin.

Với việc nền kinh tế không cho thấy dấu hiệu phục hồi tăng trưởng mạnh – yếu tố đã từng củng cố lòng tin dành cho Putin trong quá khứ – thì việc giành lại sự ủng hộ đòi hỏi phải thực hiện một công việc khó khăn là đáp ứng các nhu cầu của dân chúng về một nền giáo dục tốt hơn, dịch vụ chăm sóc sức khỏe được cải thiện, và nhiều nhà ở giá rẻ hơn nữa. Đối với Putin, thời điểm nổ ra sự kiện ở Ukraine – với việc những người biểu tình gây sức ép buộc vị Tổng thống được Kremlin hậu thuẫn Viktor Yanukivych phải chạy trốn ra nước ngoài – thật sự đáng lo ngại.

Việc dập tắt nhận thức về Putin như một “kẻ thua cuộc” ở Ukraine trở thành ưu tiên hàng đầu của Matxcơva. Chiến lược được đề ra bắt đầu với việc sáp nhập Crimea đã đem lại những kết quả gần như ngay lập tức. Dư luận Nga đã chuyển sang “chế độ tình trạng khẩn cấp” với tỉ lệ ủng hộ Putin tăng vọt lên trên 80%.

Trong một bối cảnh chính trị như thế, nhà xã hội học Boris Dubin đánh giá, những hành động có tính biểu tượng mang tính thuyết phục hơn những cân nhắc kinh tế. Thực tế, những lời phàn nàn về thu nhập giảm sút và dịch vụ công còn kém bị thay thế bởi sự ủng hộ tuyệt đối cho chính phủ, với việc các công dân tuyên bố họ sẵn sàng gánh vác gánh nặng của việc đương đầu với phương Tây.

Tại sao dân chúng Nga lại chấp nhận sự đối đầu một cách dễ dàng như vậy? Luận điệu gây chia rẽ sâu sắc của chính quyền và việc gợi lên hình ảnh chiến tranh bởi truyền thông nhà nước chắc chắn là một lí do. Một yếu tố khác, ít rõ ràng hơn: đó là việc người Nga ít mắc nợ. Thật dễ để bị lôi cuốn đi (đến thế đối đầu) khi bạn không có nhiều sự ràng buộc .

Theo công ty dịch vụ tư vấn Deloitte, mức nợ thế chấp ở Nga đang thấp hơn 20 lần mức trung bình ở Liên minh châu Âu. Và Cơ quan Quốc gia về Nghiên cứu Tài chính thông báo chỉ 2% người Nga sẵn sàng vay thế chấp, chủ yếu vì tình trạng không chắc chắn vốn tràn ngập thị trường.

Với các xã hội phương Tây nơi người dân gánh nhiều khoản nợ, hợp đồng và các nghĩa vụ khác, xung đột là cực kì tốn kém, nên họ có xu hướng phản đối, và thậm chí chống lại nhà lãnh đạo nào muốn gây ra xung đột. Ngược lại, những người dân Nga lại sẵn sàng gắn niềm hi vọng của họ vào một vị lãnh đạo cuốn hút, không chỉ vì họ có ít lựa chọn khả dĩ hơn, mà còn vì họ sẽ đối mặt với ít áp lực hơn khi làm như vậy. Theo nghĩa đó, người Nga đã phụ thuộc vào niềm tin dành cho Putin nhiều như chính Putin phụ thuộc vào sự ủng hộ của họ.

Thay vì đóng vai trò cho sự ổn định đã từng có trước đây, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau này (giữa Putin và người dân) lại đang dẫn nước Nga tới chỗ bị cô lập về chính trị và kinh tế, với những hậu quả nghiêm trọng cho cuộc sống của những người dân Nga. Sớm hay muộn thì tỉ lệ ủng hộ Putin cũng sẽ tụt dốc. Thách thức cho người Nga đó là phải đảm bảo rằng khi điều đó xảy ra, họ phải đã phá bỏ được sự phụ thuộc tiêu cực vào niềm tin dành cho Putin. (Tương tự, các nhà quan sát nước ngoài cũng nên từ bỏ thói quen tập trung tất cả sự chú ý của mình vào chỉ người đứng đầu).

Trong khi chờ đợi, không ai có thể dự đoán được Putin sẽ đi đến những giới hạn nào trong việc chèo chống cho nhiệm kì tổng thống của mình.
Maxim Trudolyubov 
Đào Tuấn Ninh dịch
Maxim Trudolyubov là biên tập viên tại tờ báo độc lập Vedomosti, và là giám đốc Trung tâm Truyền thông mới và Xã hội tại Trường Kinh tế Mới Matxcơva.
Bản gốc tiếng Anh: Project Syndicate
(Nghiên Cứu Quốc Tế)

NSA bí mật xây dựng Google của riêng mình để theo dõi dân Mỹ

 Con người vẫn đang theo dõi lẫn nhau – đó là lý do tồn tại cơ bản của các cơ quan tình báo 007 và các tổ chức điệp vụ. Những tổ chức này có trong tay dữ liệu thông tin về bất cứ nhân vật hay sự kiện nào trong tầm ngắm, thậm chí ngay cả những thứ chúng ta khó có thể tưởng tượng ra. Họ giống như nhân vật người dơi trong các bộ phim anh hùng, kẻ sở hữu một “siêu máy tính dơi” có chức năng cho ra đời các thông tin cần thiết từ những dữ liệu nhập vào máy. Nếu có cơ may quay trở lại thời kỳ sơ khai của máy móc, chúng ta sẽ có cơ hội tìm hiểu thêm về cách thức lập trình đủ thứ, từ lò vi sóng của những năm 80 cho đến radio/tv hai chiều cầm tay của năm 2014. Và ngày nay, các công cụ tìm kiếm như Ask, Bing, Google đã được tạo ra để thỏa mãn nhu cầu tiếp cận thông tin khi con người có xu hướng sợ sử dụng loại hệ thập phân Dewey rắc rối tại các thư viện.

Do vậy, việc chính phủ Hoa Kỳ thật sự sở hữu và duy trì các kiểu hệ thống lưu trữ thông tin tương tự nhằm thống trị thế giới liệu có khó tin hay không? Tại sao không? Liệu đây có phải là một khái niệm mới?

Hoàn toàn KHÔNG. Toàn bộ các hệ thống tuyệt mật được xây dựng bằng tiền thuế của người dân đã bắt đầu xuất hiện khi tổng thống Mỹ Ronald Reagan ban hành Chỉ thị Hành pháp số 12333 vào ngày 4 tháng 12 năm 1981. Mục tiêu ban đầu của Chỉ thị này như sau:

1.1. Mục tiêu: Nỗ lực tình báo của Hoa Kỳ phải cung cấp được các tin tức cần thiết cho Tổng thống và Hội đồng An ninh Quốc gia để tạo nền móng cho các quyết định liên quan đến việc triển khai và phát triển các chính sách kinh tế, quốc phòng, ngoại giao, và bảo vệ lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ khỏi mối đe dọa an ninh từ ngoại bang. Tất cả các phòng ban và cơ quan có trách nhiệm hợp tác toàn diện với nhau để hoàn thành mục tiêu.

(a) Đẩy mạnh tối đa việc phát triển hoạt động cạnh tranh mang tính phân tích giữa các yếu tố thích hợp trong Cộng đồng Tình báo.

(b) Tất cả các phương tiện đều được sử dụng để phát triển thông tin tình báo cho Tổng thống và Hội đồng An ninh Quốc gia nếu phù hợp với luật Hoa Kỳ hiện hành và Chỉ thị này, và có xem xét đến quyền công dân Hoa Kỳ. Duy trì và khuyến khích cách tiếp cận có tính cân đối giữa nỗ lực thu thập thông tin mang tính kỹ thuật và các loại phương tiện khác.

(c) Đặc biệt nhấn mạnh việc phát hiện, chống phá gián điệp, các mối đe dọa và hoạt động do tình báo ngoại bang chống lại Chính phủ Hoa Kỳ, hay các tổ chức, các doanh nghiệp hoặc cá nhân người Mỹ.

(d) Trong phạm vi lớn nhất có thể phù hợp với luật Hoa Kỳ và Chỉ thị Hành pháp này, cùng với việc xem xét tuân thủ nghiêm quyền công dân Hoa Kỳ, tất cả các cơ quan, ban ngành nên tìm cách đảm bảo việc trao đổi thông tin diễn ra đầy đủ và miễn phí nhằm mục đích tận dụng lợi ích tối đa từ các phi vụ tình báo quốc gia.

nsa-cartoons-7

Hành động này đã mở rộng cánh cửa hoạt động cho các nhóm liên quan đến an ninh nội địa, như Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) cùng các tổ chức khác; đồng thời giúp họ có lợi thế đi trước trong việc xử lý bất cứ nhân tố nào bị coi là mối đe dọa. Tất nhiên, việc tiến hành giám sát tất cả các nhân tố tiềm ẩn nguy cơ là cách thức duy nhất để tìm ra mối đe dọa. Tuy nhiên, khi đó, công nghệ đã không đủ khả năng thực hiện hoạt động này.

Dự án CRISSCROSS/PROTON là dự án tiếp theo trong giai đoạn từ những năm 1990 đến đầu những năm 2000. Dự án này được sử dụng chủ yếu bởi CIA, là hệ thống lưu trữ và phân tích các bộ chọn viễn thông ở các cấp độ phân loại và xử lý như TS / SI / FISA / ORCON / NOFORN (có cấp độ khá cao trong chuỗi thức ăn an ninh). PROTON là được đặt tên cho chương trình, và cũng là tên gọicủa thiết bị công nghệ này. CRISSCROSS là cơ sở dữ liệu của bộ chọn viễn thông. Theo thuật ngữ của NSA, bộ chọn là thông tin giúp lựa chọn mục tiêu để phân tích, điều tra hoặc thu thập. Số điện thoại, địa chỉ email, địa chỉ viết theo hệ thập lục phân từ điện thoạiINMARSAT, IMEI – bất cứ phương tiện “số” hay “địa chỉ” viễn thông nào sử dụng trong liên lạc – có ngay trong CRISSCROSS”** Do vậy, không thể dựa vào may mắn khi sử dụng dự án này, mà rất có thể phải tiến hành qua một quá trình chọn lọc.

Intelligence Community Reach, hay còn gọi là “ICREACH”, ra đời từ năm 2006 và được thực hiện cuối năm 2007 dưới sự lãnh đạo của tướng Keith Alexander (Cựu Giám đốc NSA 1,2). Chương trình này có giao diện tương tự như công cụ tìm kiếm của Google, giúp khả năng truy cập và tìm kiếm trở nên dễ dàng hơn cho bất cứ người sử dụng nào có quyền truy cập. Chương trình bị cáo buộc là có xu hướng “theo dõi các hoạt động” của những nhân vật được lựa chọn, “để khám phá mạng lưới quan hệ cá nhân”, “để hỗ trợ việc dự đoán các hành động trong tương lai của các nhân vật này” và “có khả năng tiết lộ thông tin về liên minh hay quan điểm chính trị của họ”.

Các câu hỏi đặt ra là: vậy mục đích của IREACH là gì? Để tiên đoán các hoạt động khủng bố? Hay để theo dõi liệu người này người nọ có thích ăn bánh quế hay không? Ngày 25 tháng 8 năm 2014, “The Intercept”, một tờ báo điện tử của Mỹ, tiết lộ về sự tồn tại của công cụ tìm kiếm này trên cơ sở thông tin do Edward Snowden cung cấp. Chủ đề gây hứng thú này đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của toàn xã hội.

Và giờ thì đây: chúng ta đều chứng kiến sự tồn tại của ICREACH và lịch sử sơ khai của nó. IREACH đã tồn tại RẤT LÂU trước ngày 11/9/2001. Khó có thể biết hết được quy mô của loại công cụ này. Và rồi trong tương lai, chúng ta sẽ còn có những gì nữa?? Có thể, một ngày nào đó, hệ thống phần mềm hủy diệt như “Skynet” sẽ xuất hiện. (Theo series phim “Kẻ hủy diệt”, Skynet là một mạng lưới tình báo nhân tạo thông minh, sau khi có được trình độ tự nhận thức như con người hệ thống này đã quay lại phản bội và chiếm đánh trái đất). Tôi hoàn toàn chắc chắn với tính khả quan của quan điểm này. Thật đáng buồn, rồi sẽ rất ít trong số những người đang sống trên trái đất này có cơ hội biết đến sự tồn tại của những điều trên. Thật không may, nhiều người dân bình thường thậm chí còn KHÔNG MUỐN biết đến điều đó. Quan điểm chung của xã hội là nếu bạn sống một cuộc sống bình thường, tuân thủ luật pháp và không gây rối, bạn sẽ an toàn. Tôi không đồng ý. Ai dám chắc rằng trong tương lai, con mắt theo dõi điện tử kia sẽ không chộp lấy một người bất kì trong chúng ta, rồi biến anh ta thành một kẻ khủng bố chỉ để lấy thêm tiền tài trợ từ chính phủ?
Tech Anonymous
Lược dịch bởi CTV Phía Trước
Bài gốc:
http://anonhq.com/the-nsa-built-its-own-secret-google/
____________________________________________________________________
Sources:
http://leaksource.info/2014/08/25/cia-dea-nsa-fbi-dia-project-crisscross-proton/ (crisscross/proton)
*http://www.archives.gov/federal-register/codification/executive-order/12333.html (exec order12333)
**http://cryptome.org/2013/08/proton-clearwater-lexis-nexis.htm
***https://firstlook.org/theintercept/2014/08/25/icreach-nsa-cia-secret-google-crisscross-proton/
(Tạp chí Phía trước)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét