Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012

Tin ngày 14/10/2012 - Kết thúc Hội nghị TW6

– Mời xem lại: Chủ tịch nước gặp mặt các doanh nhân VN tiêu biểu (TTS). : Hôm qua ngày Doanh nhân Việt Nam, thiên hạ đồn đoán tại sao ông Thủ tướng nhà ta không đi dự, mà để Chủ tịch nước đi thay??? Có chăng là Thủ tướng đang “bận rộn” với Hội nghị TW6??? Câu trả lời đang đợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng công bố vào phiên bế mạc Hội nghị TW6 trong hôm nay. Bồ Câu sẽ cập nhật thông tin “triều đình” sớm nhất đến quý độc giả. Kính mong quý vị đón xem.
– Kính mời quý độc giả ủng hộ 100.000 chữ ký cho chiến dịch “Triệu con tim, Một tiếng nói” (CCT) Kêu gọi người Việt trên toàn thế giới lên tiếng kêu gọi cho Việt Nam có tự do dân chủ, có tôn trọng nhân quyền, nhất là kêu gọi thả ngay những tù nhân lương tâm, tôn giáo và các nhà hoạt động dân chủTuổi Trẻ Yêu Nước (TTYN) rãi truyền đơn ở cầu An Sương Sài Gòn ngày 10/10/2012 (TTYN) Số lượng 3,000 ngàn mẫu Tuyền Đơn  và 2 triệu đồng giấy bạc Việt Nam được đổi ra tiền nhỏ với 4 nội dung kêu gọi đồng bào đứng lên chống lại cộng sản Việt Nam và tẩy chay hang hóa Trung Cộng.
Hôm qua Bồ Câu đã đưa tin, cả trăm con cá xấu sổng chuồng, bao vây trường tiểu học. Đến cuối ngày thì 17 con đã được bắt lại. Tuy nghiên người dân Hoảng hồn đụng… cá sấu trong đêm (KP). Nhiều cá sấu sổng chuồng vẫn nhởn nhơ (TP).
– Thơ Bùi Giáng – Từ phá thể sang hội nhập (VT) Những khía cạnh trái nghịch nhau về tư tưởng và hình thức được lồng ghép lại, vừa để phủ nhận, và cũng để thừa nhận lẫn nhau trong một thế biện chứng bất giảiChùm thơ Lục bát về 3 nhà thơ lớn (NTT).
– Nhật – Trung kín đáo đối thoại về đảo tranh chấp (VNE). Quan chức ngoại giao cấp cao của Trung Quốc tuần qua bí mật đến Tokyo để thương lượng nhằm hạ nhiệt căng thẳng giữa hai nước về nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư mà cả hai bên cùng tuyên bố chủ quyền…
– Nhật Bản và Mỹ dự định tập trận tái chiếm đảo (QĐND). Hãng tin Kyodo dẫn các nguồn tin ngoại giao ngày 13-10 cho biết, Nhật Bản và Mỹ đang xem xét việc tiến hành một cuộc tập trận chung tại tỉnh Ô-ki-na-oa vào tháng 11 tới, với tình huống giả định là tái chiếm một hòn đảo không người ở…
– Đài Loan tuyên bố chủ quyền Điếu Ngư, Canada ngại Trung Quốc (PNTD).
– Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi: Bàn giao tàu cá cho ngư dân (PN). Bị tàu lạ đâm chìm tàu, 5 ngư dân mất tích (TP). Trà Vinh: Cứu 2 ngư dân bị chìm tàu trôi dạt trên biển (QĐND). Khoảng 8 giờ ngày 13-10, lực lượng biên phòng đứng chân trên địa bàn huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đã kịp thời cứu sống 2 ngư dân là Lý Văn Nam và Phạm Văn Một, trú tại xã Thái An, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long gặp nạn chìm tàu khi đang đánh bắt trên biển
– “Kẻ thù tàng hình” của Mỹ (QĐND). Trong một bài phát biểu tại Niu Y-oóc mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lê-ôn Pa-nét-ta (Leon Panetta) đã cảnh báo khả năng Mỹ phải đối mặt với một vụ “Trân Châu cảng trên mạng” và cường quốc này đang trở thành mục tiêu của nhiều nhóm tin tặc nước ngoài… Al-Qaeda kêu gọi thánh chiến chống Mỹ và I-xra-en (QĐND).
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ thách thức Tổng thống Putin (VMD) . Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến cả Syria và Nga đều tức giận khi chặn một máy bay chở khách từ Moscow đến Damascus.
– Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ thách thức Tổng thống Putin (VMD). Thổ Nhĩ Kỳ điều vũ khí hạng nặng tới biên giới với Xy-ri (QĐND). Quan hệ căng thẳng giữa hai nước láng giềng Xy-ri và Thổ Nhĩ Kỳ có chiều hướng leo thang. Có vẻ như những vụ nã pháo qua lại và những động thái của hai nước đang được dư luận quan tâm hơn là những diễn biến về tình hình bạo lực tại Đa-mát, vốn đã kéo dài suốt 19 tháng qua… Syria sẵn sàng lập kênh liên lạc trực tiếp với Thổ (VN+).
– Biểu tình ở Ai Cập, hơn 100 người bị thương (ND). EU gia tăng trừng phạt I-ran Tổng thống Ai Cập M.Mo-xi đối mặt thách thức đầu tiên kể từ khi nhậm chức, khi hàng nghìn người tham gia biểu tình dẫn tới bạo lực chiều 12-10, tại quảng trường Ta-hơ-ria ở Thủ đô Cai-rô…
– Theo Tân Hoa xã: Đánh bom ở Pa-ki-xtan gây thương vong lớn (ND). ít nhất 15 người chết và khoảng 30 người bị thương trong vụ đánh bom liều chết tại khu chợ đông người ở thị trấn Đe-ra A-đam-khen, cách TP Pê-sa-oa ở tây – bắc Pa-ki-xtan 30 km về phía nam.
– Tổng thống Ai Cập đồng ý để Tổng Công tố tại nhiệm (VN+). Truyền hình Quốc gia Ai Cập dẫn lời một phụ tá của Tổng Công tố nước này Abdel Maguid Mahmud cho biết Tổng thống Mohamed Morsi và Tổng Công tố đã đạt được thỏa thuận để ông Mahmud tiếp tục đảm nhiệm cương vị, chấm dứt một biến động trên chính trường Ai Cập vài ngày qua…
– Trung Quốc: bị bắt vì đưa tin cá nhân ông Vương Lập Quân lên mạng (RFA). Người đàn ông này bị công an cáo buộc là đã tiết lộ những thông tin về việc ông Vương Lập Quân chạy trốn vào lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô và sau đó bị chính quyền bắt giữ vì đã giao nộp các tài liệu có liên quan đến Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai cho Hoa Kỳ.
Tin tức vẫn đang tiếp tục cập nhật...mời đọc giả xem thêm tin: Chính trị, Kinh tế, Xã hội...
  • Bài 33 : Rao vặt (RFI) - Cảnh sát đã gọi điện thoại cho Lưu Quang đúng vào lúc anh đang nghe lại đoạn ghi âm một cuộc nói chuyện rất tình cảm giữa anh và Nadia và tự hỏi là nàng muốn nói gì với anh. Cảnh sát lần này có thiện ý và báo cho anh biết là có một lời rao vặt bí hiểm trên báo Libération. Đối với Lưu Quang đây là một manh mối mới.
  • Bài 32 : Cuộc hẹn với Etienne (RFI) - Lưu Quang đang tự hỏi là Nadia và Jean Pierre tâm đầu ý hợp với nhau đến mức nào khi anh nhận được một cú điện thoại của
  • Điện ảnh : vũ khí tuyên truyền của Bắc Triều Tiên (RFI) - Liên hoan phim quốc tế Bình Nhưỡng lần thứ 13 diễn ra trong tháng 9 vừa qua tại Bắc Triều Tiên được đánh giá là khá cởi mở, có nhiều nét mới. Tuy nhiên, đối với chính quyền Bình Nhưỡng, điện ảnh vẫn là một công cụ hữu ích cho công tác tuyên truyền của chính phủ. Đề tài này được báo Le Monde phản ánh lại qua một bài viết đăng trong số báo đề ngày 13/10/2012.
  • Pussy Riot tiếp tục đòi công lý (RFI) - Ngày 12/10/2012, nữ nghệ sĩ Nga Ekaterina Samoutsevitch, một trong ba bị cáo trong vụ án Pussy Riot, vừa được trả tự do, tuyên bố sẽ tiếp tục đấu tranh đòi tự do cho các bạn và lên án mối quan hệ giữa tổng thống Putin với Giáo hội Chính thống giáo Nga.
  • LS Dương Hà muốn kháng nghị xử giám đốc thẩm vụ án Cù Huy Hà Vũ (RFI) - Trong kiến nghị đề ngày 10/10/2012, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà yêu cầu Uỷ ban thường vụ Quốc hội giải thích Điều 88, Bộ Luật Hình sự Việt Nam về tội danh « Tuyên truyền chống Nhà nước ». Đây là tội danh mà toà án đã gán cho Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ để kết án ông 7 năm tù vào năm ngoái.
  • Bộ trưởng Tư pháp Nhật nhận có quan hệ với mafia (RFI) - Ngày 13/10/2012, báo chí Nhật Bản loan tin tân bộ trưởng Tư pháp, vừa được bổ nhiệm ngày 01/10/2012, thừa nhận đã từng có quan hệ với Yakuza, tức mafia Nhật Bản, cách đây 30 năm, nhưng ông không có ý định từ chức.
  • Đòi tự do cho Lưu Hiểu Ba, Mạc Ngôn được khen ngợi (RFI) - Ngày 12/10/2012, nhà văn Trung Quốc vừa đoạt giải Nobel Văn học 2012 Mạc Ngôn đã kêu gọi trả tự do cho nhà ly khai Lưu Hiểu Ba, giải Nobel Hòa bình 2010. Sau lời kêu gọi này, Mạc Ngôn đã nhận được lời khen ngợi từ những người ủng hộ nhà ly khai Trung Quốc đang bị giam cầm.
  • Nhật Bản vận động quốc tế về chủ quyền Senkaku/Điếu Ngư (RFI) - Cho tới nay, Nhật Bản vẫn không công nhận có bất cứ tranh chấp chủ quyền nào với Trung Quốc trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nhưng trước việc Bắc Kinh gia tăng tuyên truyền với cộng đồng quốc tế về vấn đề này, Tokyo buộc phải thay đổi chiến thuật, vận động công luận thế giới ủng hộ Nhật Bản.
  • Đánh bom làm 15 người chết ở Pakistan (BBC) - Một trái bom phát nổ ở một khu chợ tại mạn Đông Bắc Pakistan làm ít nhất 15 người chết, hai chục người bị thương, theo giới chức địa phương.
  • LHQ thông qua nghị quyết về Bắc Mali (BBC) - Hội đồng Bảo an LHQ thông qua nghị quyết mở đường cho can thiệp quân sự ở Mali để chiếm lại miền Bắc từ các phần tử Hồi giáo cực đoan.
  • Nga lên tiếng về phi cơ Syria (BBC) - Nga lên tiếng về vụ phi cơ Syria bị Thổ Nhĩ Kỳ chặn và cho rằng máy bay này chỉ vận chuyển thiết bị Radar hợp pháp.
  • Canada không muốn Huawei đầu tư (BBC) - Thủ tướng Stephen Harper nói đầu tư TQ 'phải đảm bảo an ninh quốc gia' sau khi Canada không cho Huawei cung cấp thiết bị thông tin.
  • Mạc Ngôn nói về giải Nobel Văn học (BBC) - Nhà văn Mạc Ngôn, công dân TQ đầu tiên được giải Nobel Văn học năm 2012, nói viết từ góc nhìn của con người khiến ông đoạt giải.
  • Nhật Bản và Mỹ dự định tập trận tái chiếm đảo (BaoMoi) - QĐND - Hãng tin Kyodo dẫn các nguồn tin ngoại giao ngày 13-10 cho biết, Nhật Bản và Mỹ đang xem xét việc tiến hành một cuộc tập trận chung tại tỉnh Ô-ki-na-oa vào tháng 11 tới, với tình huống giả định là tái chiếm một hòn đảo không người ở. Trong khuôn khổ cuộc tập trận này, binh sĩ hai nước sẽ diễn tập đổ bộ từ thuyền và trực thăng lên hòn đảo giả định bị nước ngoài chiếm đóng để giành lại quyền kiểm soát. Địa điểm diễn tập dự kiến sẽ là đảo I-ru-xu-ma (Irisuna) ở Ô-ki-na-oa, cách Trung Quốc 550km về phía Đông. Cuộc diễn tập dự kiến này là một phần của cuộc tập trận chung giữa hai nước kéo dài từ ngày 5 đến 16-11. Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Nhật Bản và Trung Quốc, liên quan đến quần đảo tranh chấp mà Tô-ki-ô gọi là Xen-ca-cư còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.
  • Nhật - Trung kín đáo đối thoại về đảo tranh chấp (BaoMoi) - Quan chức ngoại giao cấp cao của Trung Quốc tuần qua bí mật đến Tokyo để thương lượng nhằm hạ nhiệt căng thẳng giữa hai nước về nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư mà cả hai bên cùng tuyên bố chủ quyền.
  • Nhà ngoại giao Nhật thách thức Trung Quốc (BaoMoi) - Nhà ngoại giao Nhật Bản Yasuhisa Kawamura hôm 11/10 đã xuất hiện trên một chương trình tin tức trên kênh truyền hình YN1 của Mỹ để khẳng định chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
  • Trung Quốc đưa khách chui ra Hoàng Sa của Việt Nam (BaoMoi) - (Quốc phòng) - Thời gian gần đây Trung Quốc liên tiếp có các hoạt động xâm phạm trắng trợn chủ quyền Việt Nam. Mới nhất là việc chính quyền Trung Quốc quyết mở tuyến du lịch tới Hoàng Sa, vi phạm chủ quyền Việt Nam, nước này cũng đang đưa du khách chui tới đây.
  • Trung Quốc có thể thiệt hại nặng vì tẩy chay xe Nhật (BaoMoi) - Người tiêu dùng Trung Quốc đang tẩy chay mạnh mẽ xe Nhật do căng thẳng giữa hai nước xung quanh chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư/ Senkaku. Thiệt hại đang nghiêng về phía Nhật, nhưng các doanh nghiệp Trung Quốc cũng có thể “lĩnh đủ”.
  • Nhật Bản, Trung Quốc nhất trí đàm phán về quần đảo tranh chấp (BaoMoi) - Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, các quan chức chính phủ nước này và Trung Quốc đã nhất trí sớm tiến hành đàm phán song phương cấp thứ trưởng, nhằm tìm kiếm giải pháp cho vấn đề tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo mà Nhật Bản gọi là Xên-ca-cư, còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
  • Nhật - Trung tìm lối thoát tranh chấp đảo (BaoMoi) - ANTĐ - Mặc dù vẫn chưa thu hẹp được bất đồng liên quan đến cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông nhưng các quan chức chính phủ Nhật Bản và Trung Quốc đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì liên lạc song phương.
Bản tin tiếng Anh
  • US self-harming tariffs on China solar panels (Washington Post) - American solar businesses may see cost double when they paid the Chinese factories, as US Commerce Department on affirmed steep punitive tariffs on Chinese solar panels.
  • Lenovo surpasses HP to lead PC market (Washington Post) - China's Lenovo has surpassed US-based HP, as the world's largest PC maker in market share, an internationally recognized research firm report shows.
  • Chinese investment creates 10,000 US jobs (Washington Post) - Increasing Chinese investment in the United States has created more than 10,000 jobs for Americans, according to a study report released by the Asia Society.
  • 89% of US firms in China 'in profit' (Washington Post) - Two-thirds of companies interviewed by the US-China Business Council said revenue from their operations in China grew by 10 percent or more in the past year.
  • US allowed to observe Chinese audits (Washington Post) - China and the United States have reached an agreement that will allow US authorities to observe official Chinese audits, Securities Times reported on Friday.
  • Religious harmonies (Washington Post) - Shi Zhengxing went to the prestigious Wuhan University to become an engineer but instead became a monk in a band.
  • Chinese king of posts (Washington Post) - Huang Shiyong has probably walked passed the East Lake at Wuhan more than a dozen times. And he has taken a few dozen shots of the famous lake in Hubei province during those visits.
  • Threads of change (Washington Post) - Wen Fang partners with underprivileged women to transform their traditional needlework into contemporary artwork.
  • Chinese couture (Washington Post) - Fashion houses have been introducing haute couture lines to China, one after another. Italian design duo Domenico Dolce and Stefano Gabbana tell Gan Tian if Chinese people are ready for such fashion.
  • Chen gives new cars to replace Japanese ones (Washington Post) - Chinese businessman and philanthropist Chen Guangbiao speaks during a ceremony offering 43 new cars to people whose Japanese-brand cars were damaged during anti-Japan protests, in Nanjing, Oct 10, 2012.
  • Li warns against protectionism (Washington Post) - Vice-Premier Li Keqiang warned against protectionism as he called on the European Union to properly handle trade disputes.
  • Leaders stress strong US-China ties (Washington Post) - When the National Committee on United States-China Relations was set up 46 years ago to encourage mutual understanding and cooperation, the two big nations hadn't yet established diplomatic ties.
  • China strives to meet air quality standard deadline (Washington Post) - China has been racing to meet the objectives set in its revised air quality standards, including promoting the use of an index for PM2.5, or fine particulate matter 2.5 microns or less in diameter.
  • China urges Japan back to talks (Washington Post) - A Foreign Ministry spokesman on Wednesday urged Japan to return to negotiating with China, as a recent report indicated that Japan is looking at improving bilateral ties that have been soured by a territorial dispute.
  • China, Germany to hold FM-level strategic dialogue (Washington Post) - German Foreign Minister Guido Westerwelle will visit China and attend the 3rd foreign minister-level strategic dialogue from October 11 to 13, Foreign Ministry spokesman Hong Lei announced Tuesday.

Cao Sĩ Kiêm - Ban Kinh tế TƯ có dẫm chân lên Quốc hội?

Liệu mô hình Ban Kinh tế TƯ có dẫm chân lên quyền quyết định của cơ quan dân cử là QH khi về mặt pháp lý QH mới có thẩm quyền tối cao trong việc quyết định đến các chính sách chiến lược, dự án vĩ mô liên quan đến quốc kế dân sinh?

Đề án tái lập Ban Kinh tế TƯ đã được trình chính thức tại Hội nghị BCH TƯ lần 6 đang diễn ra. Đây được kỳ vọng sẽ là một kênh tham mưu, thẩm định, cũng như giám sát đối với các chủ trương, chính sách, dự án mang tính chiến lược. Nguyên Phó Trưởng Ban kinh tế TƯ Cao Sĩ Kiêm cho rằng:

Sự lãnh đạo của Đảng là lãnh đạo toàn diện, trong đó kinh tế là trọng tâm. Đảng phải có những cơ quan tham mưu chiến lược giúp hoạch định về kinh tế, cũng như thẩm định chính sách, cơ chế cụ thể mà cơ quan điều hành trình lên, và sau đó, có trách nhiệm giám sát việc thực hiện. 3 nội dung mà Ban Kinh tế TƯ cần thực hiện sẽ giúp để Đảng có thể thực hiện quyền lãnh đạo toàn diện. Vừa rồi, chúng ta tinh giảm bộ máy, rút gọn đầu mối nên đã sáp nhập Ban Kinh tế TƯ vào Văn phòng TƯ. Sau 5 năm, nhiều tồn tại đã bộc lộ khi mà cả 3 vai trò tham mưu, thẩm định, giám sát, đều không thực hiện được ở Văn phòng TƯ và vì thế sinh ra nhiều bất cập trong chỉ đạo kinh tế, ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng. Đây là một trong những lý do cho việc tái lập Ban Kinh tế TƯ. Việc tái lập là một yêu cầu và theo tôi biết, đã được Bộ Chính trị, BCH TƯ thống nhất rất cao và đã thông qua về chủ trương.

PV: Ông có thể nói rõ những tồn tại bất cập đó là gì?
 
Ông Cao Sĩ Kiêm: Điều này không khó để nhận ra. Ví dụ các chủ trương về kinh tế chưa chuẩn xác, việc giám sát thực hiện chưa được chặt chẽ, nên xảy ra mất mát, tồn tại, xảy ra những vấn đề lộn xộn, khó sửa chữa mà hậu quả cần phải có thời gian rất dài để khắc phục.

 PV: Thưa ông, Ban Kinh tế TƯ cần được tổ chức thế nào để chức năng không chồng chéo lên phía chính quyền?
 
Ông Cao Sĩ Kiêm: Ban Kinh tế TƯ cần được tổ chức như một cơ quan tham mưu cấp chiến lược, có trách nhiệm chủ yếu là thẩm tra các chính sách, các nghị quyết về kinh tế, các dự án lớn của Chính phủ. Yêu cầu thứ 2 là cần có một đội ngũ chuyên gia có tầm, có trình độ, có kiến thức, có kinh nghiệm thực tiễn. Cái tầm, thậm chí phải cao hơn người làm chính sách. Tất nhiên, việc quy tụ không phải là tạo ra thêm một bộ máy cồng kềnh, nhưng cần có cách tập hợp trí tuệ của họ. Lề lối làm việc của Ban cũng cần quy định để không dẫm chân nhau, không chồng chéo lên phía chính quyền. Và quan trọng là lãnh đạo Ban Kinh tế TƯ cần ít nhất 1 Ủy viên Bộ Chính trị.

PV: Thưa ông, liệu mô hình Ban Kinh tế TƯ có dẫm chân lên quyền quyết định của cơ quan dân cử là Quốc hội khi QH có thẩm quyền tối cao trong việc quyết định đến các chính sách chiến lược, dự án vĩ mô liên quan đến quốc kế dân sinh? Hoặc của các cơ quan nghiên cứu chiến lược của Chính phủ?


Ông Cao Sĩ Kiêm: Ban Kinh tế TƯ là mô hình không phải là mới ở Việt Nam. Thực tiễn hoạt động của ban Kinh tế TƯ trước đây cho thấy không có sự chồng chéo với các chức năng của cơ quan lập pháp. Ban Kinh tế TƯ chỉ là cơ quan tham mưu, tư vấn, cho cả TƯ Đảng, cho cả QH, và quyết định vẫn là BCT, là QH.
Chẳng hạn với các chính sách phát triển về điện, năng lượng, về đường sắt cao tốc, về sáp nhập Hà Nội, về phát triển hệ thống thủy lợi hay các dự án dài hạn về kinh tế như ngành đóng tàu…trước khi Đảng, Quốc hội quyết định thì cơ quan này sẽ thẩm định trước.

Còn việc có xung đột với các cơ quan nghiên cứu của Chính phủ hay không, theo tôi, câu trả lời cũng là không. Các cơ quan nghiên cứu chính sách, cơ quan thẩm định nhà nước thuộc Chính phủ sẽ thẩm định sâu về chuyên môn. Trong khi đó, Ban Kinh tế TƯ sẽ thẩm định về quan điểm đường lối đối với các chỉ tiêu vĩ mô. Ví dụ chủ trương đường sắt cao tốc, điện hạt nhân… Ban Kinh tế TƯ có thể tham gia thẩm định dưới giác độ gắn với các nghị quyết của đại hội Đảng, gắn với các kế hoạch 5-10 năm.

Tôi cho rằng có thêm một cơ quan tham mưu, thẩm định, đồng thời giám sát sẽ giúp Bộ Chính trị, BCH TƯ có thêm một kênh thẩm định trước khi quyết định các chính sách liên quan đến nền kinh tế và cuộc sống của hàng chục triệu người dân. Điều đó thực ra là có lợi cho người dân, cho nền kinh tế.

Xin trân trọng cảm ơn ông
 
Đào Tuấn

Chẳng phe nào thắng

Như thông lệ, cuối thu Thuỷ Tinh lại kéo quân vào bờ để đấu với Sơn Tinh. Nhưng đã mấy lần khua chiêng gióng trống mà phía Sơn Tinh vẫn lặng như tờ. Mãi mới thấy Mỵ Nương cầm cờ trắng lấp ló, áo quần rách rưới, thân thể hao gầy. Thuỷ Tinh chưng hửng:
 – Ủa, thế tinh binh của nàng đâu: Hổ? Voi? Bò tót?...

Mỵ Nương ngơ ngác:
– Mấy con đó là con gì? Nghe... quen quen nhưng không nhớ chúng hình dáng ra sao?

Thuỷ Tinh kêu trời:
– Than ôi, nếu không bệnh Alzheimer thì chắc nàng phải bị cướp bóc tàn tệ mới thê thảm thế này.

– Đừng xúc cảm, cũng đừng trông mong gì nữa vì em là gái đã có chồng!

– Sao nàng nói thế, bởi giờ nàng vừa ốm đói mà lại già nua! Hôm nay ta đến đây chẳng qua theo thông lệ mọi năm...

– Ra vậy. Lâu nay chồng em và nhà bác đấu đá nhau hoài em cũng chán nhưng phận bé mọn biết làm sao, chỉ mong bác hiểu ra rằng: “Nghĩ cho cùng mọi cuộc chiến tranh, phe nào thắng thì nhân dân đều bại!”

Thuỷ Tinh vỗ đùi:

– Nàng nói chí phải, chẳng qua Biển Đông giờ khó sống nên ta định vào đây giành giựt với vợ chồng nàng một mảnh đất cắm dùi!

– Nhưng dẫu cắm được cái dùi thì lấy chi mà sống? Tài nguyên đã cạn, một mẩu kỳ nam bằng ngón út có sót lại thì con người cũng mót sạch, có đâu đến bác!

– Tệ vậy sao? Thôi, không nói chuyện với nàng nữa! Sơn Tinh đâu ra đây ta hỏi!

– Thế bác không biết gì à? Trước cảnh rừng hoang núi trọc, muông thú tận diệt, nhà em suy kiệt rồi thác đã mấy tháng!

Thuỷ Tinh nghẹn ngào:
– Không ngờ tinh ấy bạc mệnh sớm thế. Nghĩa tử là nghĩa tận, chồng nàng an táng ở đâu để ta đến viếng?

Mỵ Nương khóc ồ:
– Than ôi, chồng em sau khi qua đời người ta đã nhồi bông bán mất, đến nay vẫn chưa biết đang được chưng trong dinh thự của đại gia nào!

(Báo Sài Gòn Tiếp Thị)

Tin chưa kiểm chứng: Ông Dũng được số phiếu ủng hộ áp đảo tại Hội nghị TƯ 6?

Toàn cảnh Hội nghị TƯ 6
(TTHN) - Có lẽ như thế là kết cục tốt nhất cho mọi bên (!?)

Chiều nay, vào lúc 18h45 Hội nghị Trung ương 6 đã chính thức bỏ phiếu. Kết quả có 129/175 (~73,71%) ý kiến ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục điều hành Chính phủ.
Trong Hội nghị có 21 ý kiến (đặc biệt là các ý kiến ủng hộ của đồng chí Phùng Quang Thanh, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Thị Kim Ngân,…) phát biểu ủng hộ tuyệt đối đồng chí Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục điều hành Chính phủ và mạnh mẽ lên án, phản bác những trò mèo của những người muốn đảo chính lật đổ Ông. Có 5 ý kiến yếu ớt đề nghị xem xét kỷ luật đồng chí Nguyễn Tấn Dũng như: Huỳnh Ngọc Sơn, Nguyễn Tuấn Khanh (6 Khanh),…
Hội nghị đang tiếp tục và kết thúc buổi họp hôm nay vào lúc 21h. Ngày mai Hội nghị sẽ tuyên bố bế mạc.
Xin chúc mừng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chúc Ngài nhiều sức khỏe. Chúng tôi luôn ủng hộ Ngài và mong Ngài tiếp tục phát huy vai trò điều hành Chính phủ, làm cho đất nước ngày càng phồn vinh và hưng thịnh.

(BCĐ)
Nguồn: Người Đưa Tin

Tống Văn Công - Khi chủ quyền biển đảo liên tiếp bị xâm phạm!

Những hành động liên tiếp vi phạm chủ quyền nước ta chắc chắn không phải do cấp dưới của họ gây ra vì chưa quán triệt “thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao của hai nước”!
Ngày 12. 10, nhiều báo đưa tin Trung Quốc liên tiếp vi phạm nghiêm trọng chủ quyền VN: Ngày 1.10 tổ chức lễ kéo cờ kỷ niệm Quốc khánh tại đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa; ngày 3.10 diễn tập trực chiến khẩn cấp tại vùng biển Hoàng Sa; ngày 8.10 thành lập Phòng Khí tượng “thành phố Tam Sa”.
Trả lời câu hỏi của phóng viên, Người phát ngôn Bộ ngoại giao Lương Thanh Nghị nói: “VN yêu cầu TQ tôn trọng chủ quyền của VN, không có thêm những hoạt động sai trái tương tự, đóng góp thiết thực vào việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa VN và TQ cũng như duy trì hòa bình và ổn định trên biển Đông”. Lời lẽ đầy thiện chí, hòa hiếu vẫn như lâu nay.
Tuy nhiên, những hành động liên tiếp vi phạm chủ quyền nước ta như kể trên chắc chắn không phải do cấp dưới của họ gây ra vì chưa quán triệt “thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao của hai nước”! Hành động đó cho thấy, họ đang chuẩn bị dư luận, chờ đợi thời cơ để thực thi kịch bản bành trướng về hướng Đông Nam Á.
Vậy thì liệu những lời lẽ đầy thiện chí, hòa hiếu của VN có thể làm cho chính quyền TQ lắng nghe và thực hiện chính lời của họ, đó là“phải biết vì đại cuộc mà gìn giữ quan hệ hữu nghị hai nước”? Dù chân thành mong muốn cũng thấy điều ấy khó thành hiện thực!
Vậy phải làm gì đây? Hãy cùng ôn lại tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Trong tình hình TQ trở thành siêu cường và kiên quyết thực hiện chủ nghĩa bành trướng thì việc “giữ lấy nước” là một thách thức rất lớn, chẳng những đối với chúng ta mà với cả những nước trong vùng.
Tuy vậy, là một dân tộc liên tục phải đối đầu với ngoại xâm, chúng ta thừa hưởng nhiều bài học lịch sử vẫn còn nguyên giá trị: Nuôi dưỡng lòng yêu nước, sẵn sàng hy sinh tất cả vì toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền tổ quốc. “Giữ lấy nước” là mục tiêu đồng thuận cao nhất, là sức huy động vĩ đại cho mặt trận đại đoàn kết chống xâm lược. Mọi hành động làm tổn hại tinh thần yêu nước, gây chia rẽ dân tộc trong tình hình hiện nay phải được ngăn chặn. Đấu tranh chống tham nhũng dù cực kỳ cấp thiết, vẫn phải tập trung hết sức cho công cuộc bảo vệ tổ quốc.
Tăng cường nội lực quốc gia chính là cách chủ động để vô hiệu hóa âm mưu bành trướng của phương Bắc. Cần tập trung làm lành mạnh hóa kinh tế vĩ mô, cơ cấu lại nền kinh tế; sửa đổi hợp lý Luật Đất đai; đổi mới căn bản chính sách phát triển giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ… Kinh nghiệm của các quốc gia phát triển đều cho biết, chìa khóa để mở ra cánh cửa phát triển toàn diện chính là dân chủ.
Trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, chúng ta làm rất tốt hoạt động ngoại giao, tuyên truyền quốc tế. Lần này trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, đang có nhiều thiếu sót, chưa làm cho Liên Hợp Quốc và nhiều nước gần gũi hiểu rõ và ủng hộ mình. Phải tìm rõ nguyên nhân để mau chóng khắc phục. Phải cảnh giác trước cái bẫy “vì đại cục” mà TQ nhăm nhăm đòi ta thực hiện, còn họ thì không!
Đã đến lúc đặt câu hỏi, tại sao họ tự cho mình có quyền ''trói tay, bịt miệng'' chúng ta để họ mặc sức hoành hành? 

Tống Văn Công

(Lao động)

Lo cho ông quá ông Dũng ơi!

Tư tôi quanh năm sinh sống ở miệt vườn, sống nhờ cây lúa, con cá mà tạo nên mái ấm nho nhỏ cho gia đình. Có thằng con học hết tú tài, lên Sài Gòn học tiếp đại học ngành công nghệ thông tin, mà Tư tôi có biết hình thù công nghệ thông tin là gì đâu, thấy con nó muốn học thì mình cũng ráng lo cho nó, nghe nói học 4 năm tốn cũng cả trăm triệu, chắc cũng cỡ vài chục tấn lúa. Thôi thì cũng liều, mình ngu dốt không được học đến nơi đến chốn thì lo cho con vậy.
Cũng nghe thằng con xúi, "Ba bán lúa mua một cái lép-tốp về mà úp-đét thông tin, học hỏi trồng cây gì nuôi con gì với người ta". Thôi thì cũng liều, giao cho nó lo chuyện đó. Hè vừa rồi, con nó về chơi một tháng nhờ nó hướng dẫn cách on-lai, sử dụng i-meo, đọc báo... nói chung cũng học hỏi được nhiều lắm, thấy mình khôn ra hết lú lẫn, vì từ trước tới nay chỉ xem, nghe vê-tê-vê hay mấy cái loa xã rao hàng ngày.
Khi mới có lép-tốp, một ngày Tư tôi chỉ dành khoảng một giờ đồng hồ để on-lai, bây giờ Tư tôi mất ba đến bốn giờ, càng ngày Tư tôi càng thấy thằng con nó xúi hay quá, đúng là đi một ngày đàng học một sàng khôn. Cũng mừng là má sắp nhỏ thông cảm nên không cằn nhằn hay chầm dầm. Có tin tức, Tư tôi mời một số bà con lối xóm đến uống trà nói chuyện đồng áng, đôi lúc cũng bàn sang chuyện thời sự quốc gia, quốc tế.
Từ hôm đài vê-tê-vê đưa tin chính phủ muốn xử lý mấy trang báo mạng Dân Làm Báo, Quan Làm Báo... nói thật lòng Tư tôi mới biết là có mấy tờ báo đó. Hỏi thằng con thì nó nói, "Ba đừng có vào nhe, coi chừng nó dò ai-pi là công an nó đến nhà bắt ba đó". Tư tôi cũng sợ vì ở cái làng này, du kích xã hay trưởng ấp còn là ông Trời con, huống chi công an. Nhưng tính Tư tôi cũng tò mò nên mới xách cái lép-tốp ra ngoài thị trấn để hỏi thăm xem có cách nào vào xem mấy trang Dân Làm Báo, Quan Làm Báo không, quan trọng hơn là vào xem mà không ai dò ra được cái ai-pi gì đó. Tốn có 50.000 đồng gần bằng 10 kg lúa, 15 phút là thằng bé nó nói bác tha hồ xem không ai dò biết gì đâu, con cài hết rồi, dễ ẹt.
Thấy mấy ngày nay, bà con trên mạng đang háo hức chờ tin hội nghị ở Hà Nội mở phiên đấu tố thủ tướng Dũng vì tội lạm dụng quyền lực, gây thất thoát nghiêm trọng tài sản quốc gia, lũng đoạn khuynh đảo hệ thống ngân hàng, bao che cho người thân làm ăn trên đầu trên cổ thiên hạ... Tư tôi nghĩ cũng thật là oan cho thủ tướng Dũng. Ai cũng biết xứ này thủ tướng cũng chỉ là một thành viên trong bộ chính trị, ngay cả việc trồng cây gì nuôi con gì thì cũng không phải một mình thủ tướng quyết định, mà cả một đám vua tập thể giơ tay biểu quyết rất ư là dân chủ. Bây giờ kinh tế be bét, xã hội loạn lạc, dân tình khốn đốn thì chỉ có một mình thủ tướng đưa đầu để cho bổ còn 13 vị vua kia thì ngó lơ, còn a dua ủng hộ triệt thủ tướng, làm như các vị đó là vô can. Chuyện này sau Tư tôi thấy giống như cải cách ruộng đất sau năm 54 ở miền Bắc. Cuối cùng người chết la liệt thì ông Hồ cũng khóc cũng xin lỗi nhưng lại đổ hết trách nhiệm cho ông Trường Chinh. Không lẽ lịch sử lập lại một lần nữa và người cộng sản lại hèn như vậy sao.
Không biết dân tình nơi khác thì sao, chứ ở quê tôi, người dân thần tượng thủ tướng Dũng lắm. Phủ thờ ông Dũng còn lớn, sang trọng hơn cái đình của ông Thần Nguyễn Trung Trực, người dân thì đâu cần biết tiền đâu mà xây. Từ một thằng bé chăn trâu, trốn vào bưng đi Việt Cộng, làm giao liên, rồi y tá mà giờ đây ngồi ghế thủ tướng. Nhìn ông Dũng mà mấy đứa con nít thất học cũng mơ một ngày được như thế, có đứa còn bỏ học để mơ một ngày làm vua. Xét tội thì thủ tướng Dũng tội mười thì các thành viên bộ chính trị khác cũng chín rưỡi, riêng ông Trọng thì phải trên mười vì ông là sếp mấy người khác. Chơi như vậy mới ngon chứ, còn như đấu tố một mình ông Dũng thì oan cho ông lắm. Ông đâu có ăn một mình, cũng phải chia, cũng phải gợi ý cho đàn em biết điều anh ba, anh tư chứ thì mới có thêm sự ủng hộ thông qua chứ, hệ thống chính trị cộng sản là vậy mà.
Nhìn hoàn cảnh ông Dũng, mà Tư tôi lo quá. Tấm gương của Bạc Hy Lai bên Tàu, khi quyền lực không có thì gặp thằng du kích cũng phải dạ thưa như Tư tôi, thêm vào đó là gia đình tan nát, vợ con thì vào tù, có khi bản thân mình còn phải ra trước vành móng ngựa. Lo quá ông Dũng ơi.

Tư miệt vườn

(DLB)

Nguyễn Ngọc Già - Trái chanh Nguyễn Tấn Dũng !

Đại hội bất thường của ĐCSVN kéo dài 15 ngày sắp kết thúc, trong lúc thông tin bên lề qua bình luận trong, ngoài nước gần như hoàn toàn “chiếm giữ trận địa” trên các diễn đàn, thay cho thông tin chính thức từ các trang báo trong nước. Chưa bao giờ có cái hội nghị (có thể nói) kỳ quặc đến nỗi, tất cả những ai theo dõi tình hình đất nước đều chỉ biết dựa vào tin đồn làm nguồn chính để bình luận, phân tích và dự đoán???!!! Tùy khả năng nhận định, suy xét, tổng hợp của cá nhân mà bạn đọc tự tìm ra thông tin thật giả, chính xác tới đâu!
Qua đó cho thấy, hơn 700 trang báo, hơn 60 đài PT – TH tỏ ra ngày càng vô trách nhiệm và vô ích đối với dân tình trước một sự kiện quá quan trọng cho Việt Nam. Thế nên, ĐCSVN hãy chấm dứt lừa mị dân chúng rằng: “thế lực thù địch” tung tin đồn nhảm gây hoang mang, làm mất lòng tin nhân dân đối với đảng và nhà nước!
Phần lớn các thông tin có liên quan đến đại hội bất thường này, đều nghiêng về khả năng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang đuối và thua dần trong cuộc đấu đá nội bộ.
Nhiều người quá rõ việc Nguyễn Tấn Dũng ra đi hay không, cũng chẳng hề mang lại điều thay đổi nào tốt hơn cho Việt Nam, bởi thể chế “độc đàng toàn trị” vẫn nguyên vẹn các khuyết tật hiện hữu.
Tại chương II – NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ĐẢNG, điều 9 khoản 1 ghi rõ: “Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, do vậy, tội trạng của ông Dũng cũng nên phân định rạch ròi, chủ yếu ở mảng kinh tế với hai lĩnh vực chính: Ngân hàng và trực tiếp điều hành các tập đoàn kinh tế. Các mảng khác như: dân oan khiếu kiện đất đai, xã hội vô pháp, tăng cường đàn áp dân chủ thông qua các án tù ngày càng nhiều và càng nặng không thể đổ cho riêng ông Dũng.
Thực tế, 63 tỉnh thành là 63 nơi “làm vua một cõi” với bí thư + chủ tịch UBND + công an + quân đội + VKS + tòa án kết hợp với giới tài phiệt nổi cộm của mỗi tỉnh, thành.
Việt Nam hiện nay đang lâm vào tình trạng hỗn mang, cát cứ trên mọi lĩnh vực từ an ninh quốc phòng, tự do dân chủ, khai thác tài nguyên vô tội vạ, ô nhiễm môi trường, đạo đức suy đồi, giáo dục bê bết, y tế bê bối, tất cả là do TẬP THỂ 175 NGƯỜI CỘNG SẢN VIỆT NAM [1] GÂY RA, 175 người - CƯỚP TRẮNG QUYỀN CỦA DÂN – đang ngồi nhóm họp kín mít với nhau, bởi họ xem đất nước này là của riêng họ.
Thử hỏi:
Về kinh tế:
- Không có 175 người CS đồng ý hoặc im lặng đồng lõa, làm sao ông Dũng có quyền điều hành tập đoàn kinh tế để dẫn tới Vinashin, Vinalines, EVN, PVN, TKV v.v…?
- Không có 175 người CS đồng ý hoặc im lặng đồng lõa, làm sao ông Dũng có quyền chi phối các ngân hàng để dẫn đến nợ xấu hàng trăm ngàn tỉ và nhóm lợi ích thâu tóm lẫn nhau?
- Không có 175 người CS đồng ý hoặc im lặng đồng lõa, làm sao ông Dũng có quyền ký quy hoạch khai thác bauxite?
…và còn nhiều biểu hiện khác, như vụ nuôi cá cảng Cam Ranh ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, nhất định ông Dũng chẳng biết mô tê gì!
Về chính trị- xã hội:
- TS. Cù Huy Hà Vũ bị bắt tại Sài Gòn, không phải Hà Nội. Điều đó chứng tỏ, người CS thỏa hiệp nhau để bắt anh Vũ, vì gây phương hại cho tất cả họ, không chỉ riêng cho ông Dũng, nhưng ông ta đã phải chịu tai tiếng nhiều nhất với hình ảnh “sắt máu” và “trả thù” vì bị anh Vũ kiện.
- Chị Bùi Thị Minh Hằng cũng bị bắt tại Sài Gòn, sau đó đưa ra Hà Nội và tống khứ về Vũng Tàu, mà trang anhbasam cho rằng (hé lộ tin) ông Dũng “ra lệnh thả” [2] nghe như quyền lực vô biên, nhưng không thấy bằng chứng ?!
- Vụ LS. Lê Công Định nộp đơn tị nạn đi Mỹ, người nhà của anh cho biết [3]: “Trước khi Định nộp đơn, Bộ Nội vụ (Bộ Công An – NV) có vô trại giam làm việc và hỏi ý kiến Định về việc họ tính cho Định đi tị nạn chính trị. Định mới nộp đơn đồng ý đi Mỹ ngày 23/11. Đến ngày 12/2, hai cán bộ Sở Công an thành phố tới nhà làm việc với mẹ của Định, đề nghị khuyên Định rút đơn xin đi Mỹ lại vì không có lợi”. Đó cho thấy, người CS có lấn cấn với nhau gì đó, trong việc tị nạn chính trị của LS. Định, vậy, không thể cho rằng ông Dũng quyết định được như một số người lầm tưởng.
- Anh Điếu Cày và bạn hữu bị tuyên án cao là do bộ máy tại Sài Gòn, không thể do ông Dũng nhúng tay vào.
- Thầy giáo Đinh Đăng Định bị gài bẫy để kết tội cũng do những lãnh chúa tại Daknong.
- Giáo dân Cồn Dầu do lãnh chúa Nguyễn Bá Thanh cùng phe cánh quyết định.
- Văn Giang, Vụ Bản, Tiên Lãng cũng do chính lãnh chúa cát cứ nơi đó ra tay.
- Khu đô thị Thủ Thiêm Q.2, hầu như ai cũng biết do băng nhóm Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang cùng tay chân hành sự.
…và nhiều vụ án khác trải dài khắp đất nước, “đồng chí” của ông ta luôn tuyên bố: tuân thủ theo quy định pháp luật (hay sự chỉ đạo của Thủ tướng).
Ông Dũng cũng từng đổ vấy cho ông Kiệt, ông Khải vụ Vinashin, ông ta hành động như các lãnh chúa địa phương, thế thôi. Họ với nhau là một khi nói về bản chất đê hèn!
Đó chẳng phải là một trò rất hiểm độc, nhẫn tâm của người CS đối với nhau?! Thế nên, nói về khái niệm đồng bào, có vẻ quá xa lạ với họ, khi nghĩ về những cái chết thương tâm trên biển của ngư dân hay của thường dân vô tội bị công an đánh đến chết!
Ngoài ra, các dẫn chứng trên còn cho thấy rõ chế độ “vua tập thể” (của ông Nguyễn Văn An).
Người CS thật thâm hiểm và bất nhân với “đồng chí của họ”, khi hiện nay mũi dùi có vẻ nhằm thẳng vào ông Dũng và phe nhóm. Tất nhiên, cũng bởi ông ta quá hở sườn vì thao túng trắng trợn nhiều việc cộng tính khinh mạn, khi tưởng việc đưa con cái bước lên “đài danh vọng” thật dễ dàng, mà không lường hết tâm địa “đồng chí” với nhau, dần đưa ông ta vào tròng thật êm nhẹ như lưới nhện giăng mồi.
Ông Dũng tham, ác, kiêu căng nhưng mức độ nham hiểm và thâm độc còn thua chút ít các “đồng chí” khác, biểu hiện bằng những quả lừa ngô nghê như: xin tòa Hải Phòng giảm án cho gia đình Đoàn Văn Vươn, ra công văn 7169 ngớ ngẩn, tạo hiệu quả ngược mà ông đang lãnh đủ v.v… bởi quanh ông ta không cho thấy những gương mặt “Gia Cát Lượng” khả dĩ khi nhìn lại.
Nguyễn Tấn Dũng đã để một khoảng trống quá lớn phía sau lưng, vì ông ta không biết dùng người. Khoảng trống vô hình của cái ghế không có lưng tựa thì việc ngã ngửa thật khó tránh khỏi. Dùng người cũng phải học, điều mà ông Dũng chắc không dành thời gian nghiên cứu, do tối mặt và xoay vần với họp hành liên miên, chu du khắp chốn cùng những bẩm hầu, xu nịnh để làm đẹp lòng.
***
Dù sao, Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ là sự tiếp nối các “tiền bối cộng sản”; nếu không phải trong vai “kẻ vắt chanh” thì đổi vai làm “trái chanh” mà thôi!. Giờ đây, “Nước cốt chanh -
Nguyễn Tấn Dũng”, khi vắt ra, chỉ giải cơn khát tạm thời cho chế độ toàn trị này, không chữa nổi chứng “mất nước” trầm trọng của “cơ thể” Việt Nam đang suy kiệt!
Cái tàn ác và vô luân của người CS nói chung là họ chơi màn “vắt hội đồng”! Cách “chính quy” (của họ) gọi là “đấu tố”. Vâng, họ vẫn duy trì lối “xử đẹp” như thế với ví dụ minh họa nóng hổi là Bạc Hy Lai và vợ. Cậu con trai Bạc Qua Qua, giờ có lẽ “tơ vò trăm mối” trông về “cố hương” với đường xa mờ mịt!
Những “quả chanh”: Nghị, Phượng, Triết, một thời cũng đã từng là “kẻ vắt chanh” và nay đang đổi vai cùng người cha của họ?!
Người Cộng sản thật độc địa, bởi họ là những người trung thành với phương châm “đào tận gốc, trốc tận rễ”!
“Đừng nghe những gì Cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm”, lời của cố Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu còn đó…!
Nguyễn Ngọc Già

----------------
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/01/3ba257f7/page_3.asp [1]
http://danluan.org/tin-tuc/20120916/song-chi-bo-mat-that-cua-thu-tuong [2]. Cách bình luận theo kiểu “khen (mà) cho mày chết” là một trong các cách “đáng nể”(!)
http://danluan.org/lien-ket/20120214/cong-an-tphcm-de-nghi-ls-le-cong-dinh-rut-lai-don-xin-di-my-ti-nan-chinh-tri [3]

Kinh tế Việt Nam dưới thời hai thủ tướng Phan Văn Khải - Nguyễn Tấn Dũng

Tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát là hai chỉ số kinh tế quan trọng luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía các nhà hoạch định chính sách cũng như của người dân do phản ánh được toàn bộ chính sách cũng như khả năng điều hành nền kinh tế của chính phủ. Một chính phủ được điều hành tốt sẽ giữ được nền kinh tế ở mức lạm phát thấp, tăng trưởng cao, ngược lại, một chính phủ điều hành tồi sẽ gây ra lạm phát cao gây nên bất ổn kinh tế vĩ mô khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại và hậu quả của nó là doanh nghiệp phá sản, người lao động mất việc làm, đồng tiền của người dân bị mất giá, cuộc sống của toàn bộ người dân trở nên khó khăn hơn.

Ở các nước phương Tây, Mỹ chẳng hạn, khi một chính phủ đương nhiệm để xảy ra nạn thất nghiệp, bất chấp nguyên nhân gì người chính phủ đó phải ra đi để một lãnh đạo mới lên thay thế. Bài học đơn giản về sự liên quan mật thiết giữa kinh tế và chính trị đó dường như chưa được áp dụng ở Việt Nam.

Biểu đồ về tăng trưởng GDP và lạm phát được vẽ dưới đây cho thấy rõ sự khác biệt về hiệu quả trong chính sách điều hành của hai thủ tướng Phan Văn Khải và Nguyễn Tấn Dũng đối với nền kinh tế thể hiện qua hai thông số kinh tế: tỷ lệ tăng trưởng GDP và lạm phát.


Ông Phan Văn Khải  đảm nhận chức vụ thủ tướng Việt Nam trong hai nhiệm kỳ từ ngày 25 tháng 9 năm 1997 đến ngày 27 tháng 6 năm 2006, tổng cộng gần 9 năm.

Ông Phan Văn Khải nhậm chức thủ tướng trong một bối cảnh kinh tế khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan rồi nhanh chóng lan rộng ra khắp châu Á và thế giới. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt nam đã giảm xuống còn 4,8% vào năm 1999.

Thế nhưng, đến năm 2000, tốc độ trưởng trưởng GDP của Việt Nam đã tăng trở lại con số 6,8% và giữ nguyên đà tăng tốc đó đến năm 2006-2007, lạm phát trong suốt giai đoạn đó luôn ổn định và ở dưới mức 10%/năm. Khi mà tăng trưởng kinh tế trên 6% là ước mơ của nội các chính phủ đương nhiệm thì tăng trưởng GDP 7-8%/năm liên tục trong suốt nhiệm kỳ thứ hai của thủ tướng Phan Văn Khải hết sức ấn tượng, bất chấp việc ông không để lại ấn tượng sâu sắc trong điều hành chính phủ như cố thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Người kế nhiệm ông Phan Văn Khải là ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng đương nhiệm, nhậm chức thủ tướng từ ngày từ ngày 27 tháng 6 năm 2006. Đến nay, ông Nguyễn Tấn Dũng đã nhậm chức thủ tướng được hơn một nhiệm kỳ.

Vào thời điểm ông Nguyễn Tấn Dũng lên thay thế ông Phan Văn Khải trong cương vị người đứng đầu chính phủ, giữa tháng 6 năm 2006, một làn sóng tin tưởng và lạc quan vào sự cất cánh của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai. Sự lạc quan đó có cơ sở khi tăng trưởng GDP của Việt Nam trong hai năm liên tục 2005, 2006 đạt mức trên 8%/năm. Đến năm 2007, tăng trưởng GDP đạt mức cao kỷ lục 8,5%. Sự lạc quan đó thể hiện rất rõ trong phát biểu của nguyên phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khi nói về mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2008: “Đặt tăng trưởng 9% là trong thế... khiêm tốn”. Ông Hùng, nay là chủ tịch Quốc hội, vào thời điểm đó cho rằng đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 9% là hợp lí. Nếu chúng ta đã có cơ sở hạ tầng, đời sống nhân dân tương đối tốt... chúng ta có khả năng tăng trưởng cao hơn, thậm chí là 2 con số.

Kể từ năm 2008, chính phủ do ông Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu chưa bao giờ đưa được tăng trưởng GDP Việt Nam lên mức 7%/năm, chứ chưa nói đến tăng trưởng hai con số. Bất ổn kinh tế vĩ mô là vấn đề mà chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phải giải quyết kể từ năm 2008 trong cương vị là người đứng đầu chính phủ, ngoại trừ hai năm đầu yên ổn với tốc độ tăng trưởng trên 8%/năm.

Lạm phát tăng tốc trở lại trên hai con số vào năm 2007 với 12,6% và đạt tới đỉnh điểm vào năm 2008 với gần 20%/năm. Người dân Việt Nam vừa mới tạm quên đi ấn tượng đồng tiền mất giá trong suốt thời kỳ ông Phan Văn Khải làm thủ tướng thì đến thời kỳ ông Nguyễn Tấn Dũng, ấn tượng tiền bị mất giá lại quay trở lại. Lạm phát, bất ổn kinh tế vĩ mô, thắt chặt chính sách tiền tệ, khủng hoảng tín dụng… là những thuật ngữ kinh tế được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian ông Nguyễn Tấn Dũng điều hành chính sách kinh tế.

Những nhà đầu tư bỏ tiền vào thị trường chứng khoán Việt Nam vào đầu nhiệm kỳ ông Phan Văn Khải sẽ trở nên giàu có vào cuối nhiệm kỳ của ông, rất nhiều người đã trở thành tỷ phú vào thời điểm chứng khoán bùng nổ năm 2006-2007. Ngược lại, những nhà đầu tư bỏ tiền vào thời điểm ông Nguyễn Tấn Dũng lên nắm chính phủ thì đến thời điểm này đã mất gần hết số tiền đã bỏ vào cổ phiếu khi mà giá trị tài sản chỉ còn lại 30-40% trên tổng số tiền đã bỏ ra, nhiều nhà đầu tư thậm chí còn bị mất nhiều hơn.

Đến bao giờ Việt Nam mới trở lại mức tăng trưởng 7-8%/năm, lạm phát ổn định dưới 10%/năm, đến bao giờ nhà đầu tư chứng khoán trở nên giàu có trở lại, đến bao giờ các doanh nghiệp mới có thể yên tâm làm ăn, người lao động có việc làm trở lại đó vẫn còn là những câu hỏi chưa có lời giải đáp cho đến khi Hội nghị trung ương 6 khóa XI kết thúc vào ngày 15/10 tới đây.

TS. Lê Kiên Thành - “Những cái khó khăn nhất của dân tộc qua rồi”...

Tôi có một ấn tượng đặc biệt về TS. Lê Kiên Thành, con trai cố TBT Lê Duẩn. Lê Kiên Thành là người điềm đạm, chắc chắn và chính xác, nhưng không bao giờ thiếu lửa. Tôi thích cách Lê Kiên Thành nói về cha mình. Tôi thích niềm tin của Lê Kiên Thành về những việc mà cố TBT Lê Duẩn đã làm và con đường của những người Cộng sản như cha ông đã đi. Trong cảm nhận của tôi và nhiều người khác, Lê Kiên Thành là người con thừa hưởng nhiều nhất tinh thần sống của cha mình. Và bất kỳ trong hoàn cảnh nào, Lê Kiên Thành cũng là một người cộng sản như nghĩa dung dị và thanh cao của từ này.
VietNamNet xin trân trọng giới thiệu cuộc trò chuyện với TS Lê Kiên Thành được đăng trên báo Nghệ thuật mới.

PV: Có một điều tôi nhận thấy rằng, càng ngày gương mặt của ông càng giống cha ông – cố TBT Lê Duẩn một cách đáng kinh ngạc. Nhưng ông không chỉ giống cha mình ở những cái bề ngoài đó. Ngoài nó ra, ông kế thừa những gì khác từ cha mình về tư duy, cốt cách, tinh thần?
Lê Kiên Thành (LKT): Hồi xưa, em trai tôi (Lê Kiên Trung – pv) mới là người giống ba nhất. Em tôi đen, còn tôi thì trắng. Trong nhà gọi tôi là “cu trắng” và gọi Trung là “cu đen”. Ba tôi cũng đen. Nhưng bây giờ khi có tuổi, đi nắng nhiều hơn, tôi bắt đầu đen hơn, da mặt bắt đầu có đồi mồi, thì rất nhiều người bảo tôi giống ba. Có người gặp tôi, đưa cánh tay cho tôi xem: “Mày nhìn này, tay tao nổi hết da gà lên. Mày giống ông già quá”!
Tôi nghĩ rằng, trong một gia đình, con cái nhất định sẽ thừa hưởng cha mình cái gì đó về cốt cách, tinh thần, không mặt này thì mặt kia. Ngày xưa mỗi lần ăn cơm xong, ba tôi luôn có thói quen gọi tất cả con cái ngồi quây quần bên cạnh và kể chuyện hoạt động của ông. Nó như một thói quen, mà sau này thì tôi hiểu ra rằng, ba tôi làm thế vì muốn qua những câu chuyện đó truyền cho con cái một tình cảm nào đó, một điều sâu xa nào đó. 
Những câu chuyện mà ba tôi kể đúng như ông đã nghĩ: nó tác động vào suy nghĩ, vào tình cảm của chúng tôi. Ba tôi rất hay nói về lòng thương người, ba tôi nói nhiều về lẽ phải, nói nhiều về tình cảm. Ba tôi luôn cho rằng: con người, nếu mà có cả tình thương và lẽ phải, thì đó là sự hoàn thiện. Lớp người như ba tôi, là lớp người có thể san sẻ gần như mọi thứ. Những cái đó luôn ở trong tiềm thức của tôi. Còn thực tế trong cuộc đời, có lẽ không phải lúc nào tôi cũng làm được những điều như thế hay đạt đến mức mà ba tôi mong đợi, nhưng đó là định hướng của tôi, là cái tôi cố gắng vươn tới.

Tiến sỹ Lê Kiên Thành
 
PV: Tôi từng nhớ ông nói rằng “cái mà tôi kế thừa ở cha tôi là tình thương con người”. Ông đã từng chứng kiến tình thương con người của cha ông như thế nào?
 
LKT: Ví dụ gần nhất là đối với những chú bảo vệ, cần vụ trong nhà. Gần như giữa ba tôi và các chú không hề có sự cách biệt. Nhất là mỗi lần đi sang nước ngoài, điều đó khiến họ hơi ngạc nhiên: giữa một ông lãnh đạo Đảng và một người cần vụ, mà cư xử trong cuộc sống như anh em, anh em là vì ba tôi lớn tuổi hơn chú đó.
Rất nhiều cái mọi người nhìn vào thấy có lỗi. Nhưng ba tôi không thấy thế. Tôi nhớ có lần đi đến nhà nghỉ ở Quảng Ninh, ba tôi không thấy cô phục vụ đâu. Ba tôi hỏi thì người ta trả lời: cô ấy đã bị kỷ luật vì cô ấy có quan hệ không trong sáng. Ba tôi buồn lắm. Ông nói với người lãnh đạo ở nhà nghỉ: nếu người ta xa chồng hàng chục năm, mà chẳng may có những chuyện như vậy, thì đừng coi cái lỗi đó là cái gì ghê gớm lắm. Mình phải nhìn nhận điều đó trong một góc độ khác. Quan niệm về đạo đức ngày đó luôn nhìn những việc đấy rất ghê gớm. Nhưng ba tôi luôn nhìn những cái sâu xa hơn của vấn đề. 
Sau này khi giải phóng miền Nam rồi, ba tôi có nhận được những lá thư của các cô TNXP, xin phép chỉ cần được có con mà không có chồng, ba tôi đã băn khoăn rất nhiều. Ba tôi gọi những người phụ trách phụ nữ lên. Ông nói với họ rằng hạnh phúc nhất của một người phụ nữ là được làm mẹ. Người ta đã hi sinh cả tuổi thanh xuân cho đất nước này. Tặng người ta huân chương, có thể người ta cũng không thích, tặng vật chất, có lẽ người ta cũng không cần, cái người ta mong muốn là được làm mẹ. Vậy xã hội mình có thể chấp nhận một người mẹ có con mà không có bố không? Ba tôi đã hỏi như thế, nhưng gần như tất cả những người phụ trách đều phản đối. Họ nói: thưa anh, nếu anh chấp nhận những cái đó thì nền tảng đạo đức sẽ bị phá hoại hết.
Những điều đó khiến ba tôi buồn kinh khủng. Ông cho rằng nếu chúng ta cứ quan niệm như thế, thì có lẽ chúng ta đang rời xa cái chất của Cộng sản. Bởi Cộng sản đúng nghĩa là phải cực kỳ nhân văn, cực kỳ vì con người, vì con người một cách ghê gớm. Đến cuối đời ba tôi vẫn day dứt vì câu hỏi: tại sao ông đã không thể thuyết phục được những người xung quanh về điều đó? Thời ba tôi là thế, nhưng thời nay người ta nhìn những chuyện này rất đơn giản.
PV: Khi ông ra làm kinh tế tư nhân, thì cố TBT Lê Duẩn đã qua đời. Nhưng thời điểm đó, người ta vẫn nhìn kinh tế tư nhân với con mắt rất khe khắt, giống hệt như người ta khe khắt với những người phụ nữ không chồng mà có con. Quyết định ra làm kinh tế tư nhân của ông thời điểm đó thực sự là một quyết định can đảm, nhất là ở vị trí của ông – con trai của TBT Lê Duẩn?

LKT: Đó là một giai đoạn khó khăn! Mặc dù mọi người rất phê phán kinh tế tư nhân, nhưng hầu như người nào cũng làm kinh tế tư nhân, theo góc độ nhỏ hoặc lớn. Họ làm điều đó một cách vừa giấu diếm vừa không giấu diếm. Người ta cứ nói đến kinh tế tư nhân như là một cái gì đó rất xấu xa. Tôi hiểu là lịch sử của chúng ta đã trải qua một giai đoạn phong kiến, thực dân, đế quốc bóc lột rất nặng nề. Những chuyện đó được cắt nghĩa là do kinh tế tư nhân đẻ ra. Khi tranh luận với những người lãnh đạo về vấn đề tại sao không cho đảng viên làm kinh tế tư nhân vì dính đến bóc lột, tôi có nói: những nỗi lo lắng về chuyện bóc lột, chúng ta có thể xử lý. Còn nếu như luật của chúng ta chưa hoàn thiện, chúng ta phải hoàn thiện, chứ chúng ta không thể cấm. Còn nếu một người đã làm đúng luật Lao động đề ra, anh không thể kết tội người ta được.
Tôi nghĩ rằng vấn đề này, phải qua cả một quá trình nhận thức người ta mới hiểu được. Thời mà tôi đi làm kinh tế tư nhân, tôi cứ nghĩ: tại sao lại cấm những điều vô lý như thế? Khi tôi ở trong Nhà nước, tôi được trả một cái cục tiền nhỏ. Tôi nhìn cái cục tiền đó và hiểu mình không thể sống được. Vậy tại sao người ta nghĩ ra công ăn việc làm, anh lại cấm người ta, lại bắt người ta phải sống bằng cái cục tiền đó và ép người ta nghĩ rằng đó là đúng? Tôi cầm cục tiền đó về, tôi không thể nuôi cá nhân tôi, không thể nôi con tôi, vậy thì đúng ở chỗ nào???
Hiện nay chúng ta nói đến đạo đức, đến tham nhũng, đến tiêu cực, nhưng cái gốc của vấn đề chúng ta không xử lý được thì rất khó. Hỏi tất cả mọi người, và nói sòng phẳng với nhau đi: với ăn uống bây giờ, nuôi con đi học bây giờ, những chi phí như bây giờ, thì cái lương này sống đượ c bao nhiêu? Không thể sống được! Trên một bối cảnh như thế, làm sao chúng ta đòi hỏi những điều công bằng, trong sạch? Nó như một phản xạ tự nhiên, anh bịt mũi họ, thì họ sẽ phải há mồm ra để thở!
PV: Rất nhiều người nói : Lê Kiên Thành có đầy đủ tố chất và cả nền tảng để phát triển con đường chính trị. Nhưng ông lại không đi theo con đường đó mà lại đi làm kinh tế tư nhân. Ông có phải trả giá không?
LKT: Khi tôi làm kinh tế tư nhân, có lần tôi đã nằm trong danh sách bị đưa ra khỏi Đảng, vì ngày đó cấp ủy nơi tôi sinh hoạt đưa ra quy định: một đảng viên được làm cơ sở kinh tế không quá 13 lao động. Người đảng viên chỉ được có không quá 30% vốn trong cơ sở không quá 13 lao động đó. Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười gọi tôi lên hỏi chuyện, tôi đã nói: chúng ta phải có luật để ngăn chặn bóc lột, chứ chúng ta không cấm kinh tế tư nhân. Còn nếu nói đảng viên làm kinh tế tư nhân là bóc lột, thì bóc lột một người cũng là không đúng, vậy tại sao Đảng lại cho bóc lột 13 người? Mà tại sao lại nghĩ là bóc lột 13 người thì tốt hơn bóc lột 14 người? Tôi đã nói với bác Đỗ Mười tôi không hiểu về khái niệm, về lý do người ta đưa ra con số đó, và cả về bản chất của việc đó. Nó không thuyết phục được tôi phải tuân theo nó. 
Hồi đó bác Đỗ Mười đã đề nghị Thành ủy gặp tôi. Lúc đó chú Sáu Phong (nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết – pv), khi ấy là Phó Bí thư Thành ủy gặp tôi. Chú Sáu Phong nói: “Tao có 30 phút để nói chuyện với mày”. Nhưng cuối cùng ông ấy đã nghe tôi nói chuyện suốt 2 tiếng. Chứng tỏ những điều tôi nói đã thuyết phục được ông ấy. Tôi nhớ chú Sáu Phong đã nói một điều mà đến giờ tôi vẫn rất cảm động mỗi lần nhớ lại, không biết chú Sáu Phong còn nhớ hay không: “Mày cứ yên tâm làm đi. Nếu người ta bắt mày ra khỏi Đảng, tao sẽ đi ra cùng mày”. Câu nói đó của chú Sáu Phong động viên tôi rất ghê gớm: một người như ông mà dám nói câu đó, nghĩa là còn có những người hiểu tôi. Đó là yếu tố cho tôi niềm tin để sống, để làm việc.
Khi có nguy cơ bị đưa ra khỏi Đảng, tôi đã nói: nếu các anh không cho tôi sinh hoạt Đảng ở Tp.HCM, tôi sẽ về địa phương khác sinh hoạt. Nếu địa phương khác cũng thế, tôi sẽ tiếp tục chuyển đến một địa phương khác nữa. Tôi sẽ đi đến nơi nào cuối cùng của đất nước này cho phép tôi vừa làm đảng viên, vừa làm kinh tế. Đến lúc đó mà không còn cách nào khác thì như tôi đã nói với mẹ tôi khi đứng trước bàn thờ cha tôi: “ Khi đó con mới chấp nhận ra khỏi Đảng”. 
PV: Vậy sau những cuộc đấu tranh, những tranh luận thẳng thắn đó, ông vẫn là đảng viên?
LKT: Đúng thế! Đến giờ này tôi vẫn là đảng viên.
PV: Ông đi làm kinh tế tư nhân, vì khát khao thoát khỏi cuộc sống khó khăn với đồng lương công chức eo hẹp và khẳng định bản thân?
LKT: Tôi chỉ muốn sống như tôi muốn sống. Tôi chỉ nghĩ làm sao để những người làm việc với mình không khổ, bản thân mình cũng không khổ. Bởi vì cái thời điểm trước khi tôi ra làm kinh tế tư nhân, tôi cực kì khổ. 
PV: Khi nghe điều ông vừa nói, hầu như mọi người rất khó hình dung tại sao con trai của TBT Lê Duẩn đã sống không hề sung sướng, bởi vì như cái sự thật hiển hiện mà tôi đang thấy trong xã hội hiện nay, con cái của các quan chức có những thứ mà người bình thường nằm mơ nhiều đời cũng không có được?
LKT (cười): Thời của tôi, không phải vì tôi là con ông TBT mà tôi có thêm nửa cân thịt một tháng. Tôi chỉ có thế, đúng theo tiêu chuẩn. Không phải vì con ông TBT mà ở trong đơn vị, người ta được phát một bộ quần áo, tôi được phát hai. Không có điều đó! Đến mức mà khi sinh đứa con trai đầu tiên, vợ tôi không có sữa, mỗi lần được phát một bộ quần áo mới, tôi lại nhìn bộ quần áo cũ tôi đang mặc và tự hỏi mình có thể mặc bộ quần áo này thêm một năm nữa không, để bán bộ quần áo mới này đi. Dĩ nhiên bộ đội thì không thể ăn mặc rách rưới. Nhưng nếu cố được, tôi sẽ cố. Bán đi thì sẽ có tiền mua sữa cho con. Hồi đó ở đơn vị tôi có tôi và Võ Điện Biên (con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp – pv). Nhiều anh em trong đơn vị nói là nếu không sinh hoạt cùng Lê Kiên Thành, cùng Võ Điện Biên, họ sẽ nghĩ những người như chúng tôi sống khác. Và khi sinh hoạt cùng, họ phát hiện ra chúng tôi không có mảy may gì khác biệt. 
Tôi không biết, trong tâm những người lãnh đạo của tôi, họ có ý định tốt với tôi cái gì không, nhưng những cái gì thuộc về quyền lợi, thì tôi không có khác biệt so với những người khác. Nếu không muốn nói, đôi khi tôi bị đối xử khắt khe hơn. Đố kị là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống. Cái gì qua rồi, tôi không muốn nói lại. Nhưng chắc chắn một điều là có những sự không công bằng với tôi, chỉ vì tôi đã xuất thân từ gia đình đó.
PV: Ông ra làm kinh tế tư nhân khi cha ông đã qua đời. Nhưng có bao giờ ông hình dung rằng nếu cha ông còn sống, thì cha ông sẽ phản ứng thế nào với quyết định của ông?
LKT: Câu hỏi của bạn rất giống câu hỏi của một người làm Tham tán kinh tế trong Đại sứ quán Mỹ khi gặp tôi. Anh ta hỏi tôi: Tôi với anh, chúng ta có thể nói chuyện thẳng thắn được không? Ok, chúng ta nói chuyện thẳng thắn, vì chúng ta đã từng đánh nhau cơ mà, còn chuyện gì không nói được. Và anh ta hỏi tôi: Nếu cha ông còn sống, cha ông sẽ nhìn những việc ông đang làm như thế nào? Tôi nói: ông không hiểu ba tôi thì là đương nhiên rồi. Vì rất nhiều người trong đất nước tôi còn không hiểu ba tôi. Tôi thì tôi hiểu một điều, ba tôi không phải một người Cộng sản cứng nhắc như nhiều người nghĩ. Nhà tôi ở gần đường Phan Đình Phùng, có một hiệu cắt tóc có đề bảng “HTX cắt tóc”, có lần ba tôi đi qua nhìn thấy, ba tôi buồn lắm. Cắt tóc cũng bắt người ta làm HTX! Chẳng lẽ ta sợ những người cắt tóc đi lên tư bản?
Khi ba tôi đi thăm một cơ sở dệt xuất khẩu, ba tôi hỏi: Cháu có biết đồng đô-la là gì không? Hồi đó đang chiến tranh, đến tiền Việt còn khó chứ đừng nói là đồng đô-la, thì ông Đoàn Duy Thành ở cạnh nghe thấy liền nói: thưa anh, đến tôi còn không biết đồng đô-la là gì chứ đừng nói đến cô này. Ba tôi nói: Thế này là quá sai! Bây giờ mình đang đánh Mỹ, nhưng sau khi đất nước giải phóng, rồi Mỹ sẽ là đối tác làm ăn lớn nhất của mình. Tại sao ba tôi lại hiểu điều đó? Tại sao không phải là Liên Xô hay Trung Quốc, khi mà hồi đó ba tôi không bao giờ nghĩ Liên Xô sẽ sụp đổ? Tại sao ba tôi lại nghĩ Mỹ - sau khi là kẻ thù, thì rất có thể sẽ là một đối tác? Tôi không hiểu!
PV: Những điều cố TBT nói, là hiện thực mà chúng ta đang trải qua!
LKT: Đúng là như vậy! Tôi rất tâm đắc với một câu nhận xét của một người về ba tôi, ông ta nói đại ý: Lê Duẩn là một người mà sau lưng một kẻ thù, ông thấy có thể đến một lúc nào đó, là một người bạn. Và sau lưng một người bạn, đến một giai đọan nào đó, có thể là là một kẻ thù. Ba tôi luôn lường được, luôn nhìn thấy những cái mà người ta không nhìn thấy. Ba tôi không được học ở Liên Xô, không được học ở Trung Quốc. Nhưng ba tôi nhìn thấy những điều đó, qua lăng kính của lòng yêu nước. Khi người ta yêu nước đến vô cùng, người ta sẽ rất sáng, người ta sẽ cảm nhận được cái gì là đúng, cái gì là tốt với dân tộc mình. Và ông đã thuyết phục những người lãnh đạo chỉ với lòng yêu nước của mình.
PV: Như những gì mà chúng ta đã nói nãy giờ, tôi đã có câu trả lời cho câu hỏi của mình: nếu còn sống, cố TBT Lê Duẩn sẽ hoàn toàn ủng hộ những việc mà con trai mình làm.
LKT: Tôi nghĩ thậm chí còn lớn hơn thế, nếu ông còn đủ thời gian. Tôi có nói với người bạn ở Đại sứ quán Mỹ là một trong những cái mà ba tôi tiếc, và tôi cũng tiếc là ba tôi chưa có dịp đến một đất nước tư bản. Hồi đó ba tôi rất muốn đi Pháp, nhưng không được. Nước duy nhất ngoài các nước XHCN mà ba tôi đi là nước Ấn Độ. Nhưng mặc dù chưa đi, ba tôi vẫn hiểu và vẫn đang cố gắng làm là cải biến cái cũ, cải biến những cách hiểu cứng nhắc về CHXH.
Tôi từng nói rất nhiều lần về câu chuyện Giá – Lương – Tiền. Ở thời điểm khó khăn, người ta phê phán Giá – Lương – Tiền. Nhưng Giá – Lương – Tiền là cái gì? Giá – Lương – Tiền là sự cố gắng của chúng ta trong việc xóa bỏ sự bao cấp, để không còn chuyện giá mậu dịch thế này, còn giá ngoài lại thế kia. Giá – Lương – Tiền là một cú sốc, đánh động cả xã hội, bẻ ngoặt suy nghĩ của người ta, buộc người ta phải suy nghĩ khác đi.
Trận Mậu Thân 1968, tổn thất của mình rất lớn, nhưng nó bẻ ngoặt cuộc chiến sang một giai đoạn khác và tiến đến thắng lợi. Trong kinh tế, có thời điểm đã có một đòn choáng váng như vậy. Chúng ta phải chấp nhận hi sinh. Nó đã gây ra sự đảo lộn về mọi cái, nhưng cái được là chúng ta đã thay đổi được suy nghĩ của xã hội, hướng cái suy nghĩ đó sang một hướng khác. Làm điều đó không đơn giản! Liên Xô, Tiệp, Ba Lan, khi thay đổi cơ chế, họ “tung tóe” bằng mấy lần Việt Nam, và họ phải trả giá bằng sự thay đổi chế độ. Còn chúng ta không làm cái đó. Tự chính chúng ta thay đổi và kiểm soát sự thay đổi. 
Tôi phải nhấn mạnh rằng mỗi thời kỳ đặc biệt, nó có một cái đúng riêng. Anh không thể nói thời bao cấp là sai. Tôi nói ví dụ này: Tại sao đứa bé trong bụng mẹ có miệng mà không ăn, lại ăn qua dây rốn? Vì đó là thời kỳ đặc biệt của nó. Thằng anh ở ngoài cũng không thể ích kỷ so bì: tại sao mày sống xấu thế, mày có miệng mà không ăn, mà lại bắt mẹ nhai, mẹ nuốt rồi để cho mày? Không thể nói thế được. Nhưng khi đứa bé ra đời, nếu nó mang theo cuống rốn để ăn, thì lại không đúng. Cho nên cái đúng của thời kỳ kia là gì? Thời chiến tranh, nếu chúng ta chia ruộng đất, nếu chúng ta không đưa vào tập thể thì ai sẽ là người đi đánh giặc? Ai đi đánh giặc sẽ sẵn sàng hy sinh? Chúng ta đã làm ra cơ chế đó, và chỉ như thế mới đủ sức đánh giặc. Nhưng chúng ta không thể duy trì cơ chế đó mãi được.
Khi Liên Xô chất vấn ba tôi về việc cho xí nghiệp định giá sản phẩm, họ nói: các đồng chí mà cho phép làm như vậy là các đồng chí giống tư bản rồi. XHCN chúng ta không vậy, XHCN chúng ta có ủy ban vật giá nhà nước và ủy ban vật giá đó quyết định giá cả. Ba tôi đã giải thích: chúng tôi khác các đồng chí ở chỗ nhà nước không thể cung cấp tất cả cho nhà máy, cái chúng tôi cung cấp chỉ là một phần nhỏ thôi. Phần nhỏ đó chúng tôi định giá được. Nhưng phần lớn còn lại, xí nghiệp phải lo bên ngoài, họ phải tự định giá. Lúc đó Liên Xô đang giúp ta rất nhiều cái: cung cấp máy bay, phân bón, họ sẽ cắt hết nếu họ thấy họ đang giúp một ông mà không biết ông ta thành cái gì? Mình phải chứng minh cho họ thấy là cái mà chúng ta đang làm là cái mà rồi tất cả đều phải nghĩ đến.
Trong những lần ngồi ăn với các nhà lãnh đạo Liên Xô, ba tôi luôn tranh luận với họ. Ông nói: Có lẽ đối với những Đảng, những nước anh em, họ sẽ tìm một cách riêng của họ để đi lên, chứ không thể như chúng ta được đâu. Phía Liên Xô không đồng tình. Họ nói: Có nhiều con đường, nhưng Lê -Nin khẳng định đây là con đường duy nhất đúng. Lúc đó ba tôi chỉ cười, im lặng không nói gì. Đến giờ tôi hiểu ba tôi đúng, hoàn toàn đúng. Tôi nói thế này nhiều người không hiểu sẽ nói con thì bao giờ chẳng khen cha. Nhưng tôi sống ở đó, tôi đã chứng kiến ông nghĩ gì, nói gì, làm gì. Và thực tế đang diễn ra nó dần dần đúng với những cái mà ba tôi hình dung. 
Trên tạp chí “Xưa và Nay” có đăng một bài của tác giả Đinh Phong nhận định về tình hình kinh tế vào năm 1976. Ông Đinh Phong đã nói rằng: thực ra ông ấy đã không nghĩ rằng ông Lê Duẩn lại có một tư tưởng như vậy vào thời đó. Không phải cái gì ba tôi muốn làm, cũng làm được đúng như ý ông muốn. 
PV: Đó là lý do đến giờ vẫn còn những đánh giá rất khác nhau về cố TBT Lê Duẩn?
LKT: Anh Nguyễn Anh Tuấn khi còn làm TBT báo VietNamNet đã từng bị một cô chuyên gia người Mỹ gọi điện nói là: “Chúng mày đang có những cái nhầm lẫn cơ bản. Tao nghiên cứu thì tao thấy người đổi mới đầu tiên ở Việt Nam là Lê Duẩn. Chúng mày đang có những cái nhầm lẫn cơ bản”. Cô ấy viện diễn ra những gì cô đọc được. Sau này anh Tuấn có trao đổi với tôi: ‘Trước đây em nghĩ về ông già khác. Nhưng khi em theo những tài liệu mà cô ấy hướng dẫn thì em hiểu khác”. 
Hồi đó tôi đi chơi ở nhà một số người bạn, có những chuyện rất đau lòng. Ông bà, bố mẹ bạn tôi biết tôi là con ai, cứ cố tình nói đổng lên: “Dân tình khổ lắm! Có ai biết không?”. Tôi biết họ cố tình nói để cho tôi nghe. Tôi có mang điều đó về kể với ba, ba tôi nói: “Những cái khó khăn nhất của dân tộc qua rồi. Những cái như bây giờ sẽ qua”. 
Một lần tôi sang Hàn Quốc, được ông ĐBQH Hàn Quốc tiếp. Tôi hỏi: “Ông sang Việt Nam, ông thấy kinh tế Việt Nam cách Hàn Quốc bao nhiêu năm?”. Ông ta trả lời: “Chừng 30 năm”. Tôi hơi buồn khi ông ta nói thế. Nhưng ông ta nói tiếp một câu: “Thế nhưng về thống nhất đất nước, chúng tao cách chúng mày không biết bao nhiêu năm!”. Tự nhiên tôi thấy lòng mình đầy tự hào. Có lẽ chỉ có người ngoài, những người đồng cảnh, người ta mới nhìn thấy cái vĩ đại của một cái dân tộc khác. 
Lần đầu tiên tôi sang Mỹ, nhìn nước Mỹ giàu có, gần như làm gì cũng được: một bãi cát sa mạc, họ muốn trồng 1 thảm cỏ, họ làm được; Nước đang ầm ầm, nhưng lửa phun lên được. Toàn những cái trái chiều, toàn những cái nghịch lý, toàn những cái không thể, họ đều làm được. Giống như là họ có quyền lực có thể thay đổi thế giới. Tôi nhận ra nước Việt Nam không thể tình cờ thắng Mỹ được. Mình phải mạnh hơn Mỹ một điều gì đó. Tự nhiên tôi bước đi đầy tự hào, thấy ngực mình ưỡn ra, và thấy mình – một người Việt Nam nhỏ bé, trở nên to lớn bên cạnh những người Mỹ to lớn. 
Theo nguyên lý, khi A lớn hơn B, thì 2A phải lớn hơn 2B, 3A càng phải lớn hơn 3B. Nhưng trong cuộc chiến tranh của chúng ta, A lớn hơn B, nhưng 2A chỉ bằng 2B và 3A có thể nhỏ hơn 3B. Khi anh liên kết những cái lớn lại, nó có thể trở thành một cái nhỏ hơn. Quy luật đó áp dụng với chính cuộc chiến của Việt Nam. Và để hiểu nó, phải hiểu một cách thông minh. Người Mỹ không hiểu tại sao những người Việt Nam đi chân đất, lại thắng được họ - những người đi giày, họ không hiểu nổi tại sao người Việt Nam ngô nghê lại thắng họ? Tôi có nói với những người Mỹ: “Các ông cứ thử một lần chống lại một kẻ thù bên ngoài mạnh hơn các ông 1000 lần đi. Các ông toàn chống lại những người yếu hơn. Các ông phải chống lại những người mạnh hơn các ông, các ông mới hiểu chúng tôi”. 
Người Mỹ đã nói rằng họ nghiên cứu và phát hiện ra người Việt Nam rất thông minh. Thông minh ở chỗ họ có thừa lòng dũng cảm, nhưng cũng thừa khôn ngoan để không lao vào chỗ chết. Họ cố gắng giảm thiểu thương vong ở mức thấp nhất. Vì chúng ta biết tổ chức, chúng ta đã thắng trong cuộc chiến mà nhiều dân tộc khác thất bại. Người Mỹ nói với tôi: “Nếu các ông chỉ có lòng dũng cảm, bom đạn của chúng tôi sẽ chà đạp lên lòng dũng cảm”. Nhưng ngoài sự dũng cảm, người Việt Nam còn có nhiều thứ khác. Chúng ta có nhiều phẩm chất khác, và vào một cái thời điểm, mọi phẩm chất đó ở trong chúng ta tụ hội, khiến chúng ta mạnh hơn chính chúng ta thực sự, và chúng ta làm được một điều kỳ diệu, kỳ diệu nhưng thật ra lại rất hợp lý. 
Cha tôi nói: “Nhiều người theo đạo họ không sợ chết, vì họ nghĩ khi chết họ được sang một thế giới khác. Người Cộng sản cao hơn họ ở chỗ, người Cộng sản biết cuộc sống chỉ có một, nhưng họ vẫn không sợ chết”. Họ sẵn sàng hy sinh cả cái quý nhất của mình, nhưng không có nghĩa họ không cố gắng gìn giữ nó. Vì vậy phẩm chất của người Cộng sản cao hơn người khác.
PV: Trước những tiếng nói trái chiều về cố TBT Lê Duẩn, ông đã từng nói: “Cha tôi là một người Cộng sản chân chính với nghĩa đúng nhất của từ này”. Tôi rất thích cách ông bảo vệ cha mình trước những tiếng nói trái chiều, có thể trong đó có sự chủ quan của một người con, nhưng không thiếu những lập luận chính xác. Nhưng tôi thực sự muốn hỏi ông về cảm giác của ông trước những điều người ta nói về cha mình?
LKT: Tôi nghĩ lịch sử là công bằng. Như ông Nguyễn Trãi dù có tru di tam tộc, thì dù mất cả hàng trăm năm, lịch sử vẫn không cưỡng lại được, vẫn phải công nhận ông. Với ba tôi, tôi luôn cố gắng nhìn ông như một nhân vật lịch sử. Tôi cố gắng tách phần ruột thịt ra, để nhìn ba tôi như một con người, xem họ sống thế nào, nghĩ thế nào. Muốn nói gì thì nói, lớp người như cha tôi là một lớp người đặc biệt, không phải lúc nào cũng xuất hiện trong lịch sử dân tộc. 
Có một cái hay là người bố khó giả dối với con cái mình. Rất nhiều người ra ngoài nói thế này, nhưng về lại nói với con cái thế khác hoặc vô tình con cái nhìn thấy họ khác. Tôi thấy ba tôi sống thực với tất cả những gì mà ba tôi trăn trở, với tất cả những điều ý nghĩa của cuộc đời ông. Ba tôi luôn kể một câu chuyện về bà nội. Bà nội tôi đi ngang qua một ngôi nhà, họ có một nồi khoai to, bà nội tôi ước: “Trời ơi, bao giờ mình có một nồi khoai to như thế?”. Ba tôi đã khóc, khóc kinh khủng. Mỗi khi ra đường, ông luôn thấy trong những người nghèo kia có mẹ mình ở đó. Cả đời ông phấn đấu làm sao cho con người không nghèo nữa. Những cái đó là những cái rất thật về con người ba tôi. Như ba tôi đã từng nói: “Người Cộng sản đi ra đường nhìn thấy một người đẩy xe bò mà không biết xót xa thì không còn là một người Cộng sản”.
Một lần ba tôi sang Liên Xô lúc chúng tôi đang học ở đó. Tôi ở bộ đội, nhưng họ vẫn phát cho một bộ comple, cà- vạt, ba tôi nhìn và nói: Nhìn mấy đứa này người ta bảo chắc không phải con của ba mất. Thật ra tôi không khác so với những sinh viên khác ở Liên Xô. Nhưng tôi hiểu ba tôi muốn nói điều gì đó: tôi không khác với những sinh viên ở Liên Xô, nhưng tôi khác so với những người đang ở trong nước.
Năm 1974, mẹ tôi từ miền Nam ra và chuẩn bị sang Liên Xô chữa bệnh. Trước khi đi, mẹ thấy em tôi đi đôi dép cao su chật lên chật xuống, nên gọi em vào: “Lại đây mẹ đo chân cho. Sang đó có đôi giầy nào mẹ sẽ mua cho”. Tự nhiên ba tôi quát: “Giầy gì mà giầy? Ở ngoài kia người ta còn không có dép mà đi”. Mà em trai tôi là đứa con mà ba tôi yêu chiều nhất.Trong hồi ký của mình, mẹ tôi có viết lại chuyện đó. Mẹ tôi đã rất tủi thân. Mẹ đã rất sững sờ khi bị ba tôi mắng, vì ba mẹ tôi người Nam kẻ Bắc, 10 năm mới gặp nhau. Những cái đó ba tôi thể hiện với vợ con mình, không phải với người ngoài, ông đâu cần phải giấu diếm điều gì về con người ông.
PV: Nhắc đến cái tên Lê Kiên Thành, người ta có thể đưa ngay ra những cái gạch đầu dòng: Con trai của cố TBT Lê Duẩn. Là người đầu tiên sáng lập ra ngân hàng Techcombank, một trong những ngân hàng lớn nhất hiện nay. Là một doanh nhân thành đạt nhưng lại rất tâm huyết với các vấn đề chính trị xã hội…Trong những điều đó, cái gì đúng là Lê Kiên Thành nhất, và còn điều gì thiếu?
LKT: Tôi không biết bên ngoài họ nhìn tôi ra sao, nhưng nhiều người quanh tôi nhận xét: tôi quá hiền để làm kinh tế, cũng quá hiền để làm chính trị. Những điều họ nói về tôi, không phải là ca ngợi, mà có lẽ “chê” nhiều hơn. Hiện nay, tôi có làm tổ trưởng dân phố. Có những việc con con, không ai chịu làm thì tôi làm. Đó có lẽ là “chức vụ” cao nhất của tôi về mặt chính quyền. Làm kinh tế đôi khi phải lạnh lùng, tàn nhẫn, không được để tình cảm xen vào thì mới dễ thành công. Làm chính trị trong một giai đoạn nào đó có thể phải có thủ đoạn: chắc là thế, hoặc người ta bây giờ hình dung như thế. Tôi đều không có cả hai cái đó. Nên có lẽ nhận xét của mọi người về tôi là đúng. Mình rất khó để tự hiểu mình là ai. Có khi người ngoài lại hiểu mình hơn.
PV: Ông từng nói ông tự hào “là con của một người Cộng sản chân chính với nghĩa đúng nhất của từ này”. Ông sinh năm 1955. Thời điểm này, sau khi cố TBT Lê Duẩn mất gần 30 năm, ông cũng đã gần 60 tuổi, đã lên chức ông nội. Vậy nhìn lại chặng đường ông đã sống, đã trưởng thành, đã phấn đấu cho những gì ông cho là đúng, và đã đạt được những thành công như ông đang đạt được: ông đã thấy mình sống xứng đáng là con của một người Cộng sản chân chính chưa?
LKT: Chưa!
PV: Tại sao?
LKT: Rất nhiều việc mà tôi muốn làm, hoặc có thể làm, nhưng chưa thể làm được, vì nhiều lý do. Nhưng cái đích của tôi là luôn cố gắng trở thành một người tốt. Có thể tôi chưa làm được những điều ba tôi muốn, hoặc tôi đã làm nhưng chưa được như ba tôi kỳ vọng, nhưng tôi vẫn luôn hướng tới những điều đó, như là cái đích của đời mình.
PV: Kể từ sau khi bắt “Bầu” Kiên – một người rất nổi tiếng trong lĩnh vực ngân hàng, được cho là người có quyền lực lớn, có sự ảnh hưởng lớn với nhiều ngân hàng ở nước ta, hiện tượng thâu tóm ngân hàng và sự xuất hiện của những nhóm lợi ích đang là vấn đề được nói đến rất nhiều trong thời gian qua. Ông có bình luận gì về vấn đề này?
LKT: Tôi là doanh nhân và có rất nhiều bạn bè là doanh nhân. Phần lớn họ là người tốt, luôn cố gắng đóng góp cho đất nước bên cạnh mục tiêu làm giàu cá nhân. Tôi tin ở đâu, ở môi trường nào trong xã hội, cũng luôn có người tốt và người tốt là chủ yếu, hoặc ít nhất bản chất họ là tốt. Nhưng nếu cách hành xử, nếu những chính sách của Nhà nước ta không hợp lý, thì sẽ rất có thể dẫn đến việc chúng ta đẩy họ ra xa, chúng ta làm bản năng họ ngày càng méo mó, càng xấu xí đi. Có thể xuất hiện nhiều doanh nhân thích và biết lợi dụng vào những kẽ hở, lợi dụng sự che chở, tiếp tay của các quan chức nhà nước, để thao túng một phần nền kinh tế, tạo một siêu lợi nhuận cho chính bản thân họ.
PV: Từ trước đến nay, chúng ta vẫn biết ở các nước Tư bản Chủ nghĩa, các tập đoàn kinh tế khi lớn mạnh đến một mức nào đó, sẽ có thể thao túng kinh tế, sau đó chi phối chính trị, chi phối kết quả các cuộc bầu cử, vậy việc có một bộ phận các nhóm lợi ích thao túng kinh tế và có thể có khả năng chi phối chính trị đang xuất hiện ở nước ta, điều đó sẽ gây ra những hậu quả gì lâu dài cho những thành quả mà chúng ta đã xây dựng bằng cả máu xương và bao mồ hôi nước mắt?
LKT: Để nói về lâu dài, thì như TBT Nguyễn Phú Trọng đã nói, nó sẽ ảnh hưởng đến sự tồn vong. Chẳng đâu xa lạ, người ta nói rất nhiều về việc các tập đoàn tài phiệt của Nga chi phối chính trị vào cái thời Liên Xô sụp đổ. Nó sẽ lặp lại y chang như vậy ở nước ta, nếu chúng ta không cảnh giác và không chủ động đẩy lùi !
PV: Vấn đề của nước Nga – Xô Viết ngày xưa ở thời điểm đó rất trầm trọng. Còn chúng ta hiện nay thì sao?
LKT: Với kinh nghiệm của nước Nga, sự nguy hiểm chỉ diễn ra trong vòng 1 ngày, và sau đó nó sụp đổ. Nên việc chúng ta chưa nguy hiểm, chưa nói lên điều gì. Việc nó chưa xảy ra không thể nói lên điều gì cả. Có thể những nguy cơ chỉ xuất hiện trong vòng một ngày, và ngay khi nó xuất hiện, nó làm sụp đổ mọi thứ, sụp đổ đến tận gốc rễ.
Vào giữa thập niên 80, tôi đang học ở Liên Xô. Tình hình chính trị, xã hội bề ngoài có vẻ bình thường. Bất ngờ trên tờ báo Văn hóa có bài viết phản ánh về phiên đại hội đầu tiên của mafia Liên Xô khiến đất nước này rung chuyển. Bài báo viết, đại hội này được tổ chức tại cảng Ô-đét-xa có đại diện mafia quốc tế đến dự. Sau đại hội, mafia Liên Xô đã cử đại biểu đi họp mafia quốc tế... Sau này Liên Xô sụp đổ, mafia Nga mọc lên như nấm tạo nên một thế giới tội phạm, khủng bố, bắt cóc, bắn giết tàn khốc... hơn hẳn mafia Mỹ hay Ý và các nước trên thế giới. Người ta nghi ngờ rằng mafia Nga đã hình thành từ trong lòng chế độ XHCN. 
Thế giới có hai loại mafia: mafia cổ điển, là những mafia phát sinh ở tầng lớp dưới đáy xã hội, bắt đầu với việc đi bảo kê bài bạc, đĩ điếm, tầng lớp mafia đó có thể có cung điện nguy nga, có nhiều quyền lực ngầm, nhưng họ vẫn ở ngoài vòng xã hội. Họ không bao giờ bước vào được giới thượng lưu, không bao giờ có những ảnh hưởng có thể chi phối được giới thượng tầng của đất nước. Nó và một số cá nhân trong chính quyền có thể có những mối liên hệ làm ăn, chia sẻ lợi nhuận, nhưng chắc chắn nó và chính quyền vẫn luôn ở vị trí đối lập nhau. Nhưng mafia của nước Nga xuất phát từ tầng lớp thượng lưu, từ những người có tiền, có quyền trong xã hội. Nên mafia của Nga, khi nó hình thành đã tạo ra một thứ mafia không giống mafia cổ điển và hung dữ hơn các mafia cổ điển, nó làm những chuyện tàn bạo hơn mọi mafia cổ điển khác. Đó chính là mafia hiện đại.
Câu chuyện trên muốn nói rằng: chúng ta đừng quá mải mê chống các nguy cơ bên ngoài mà bỏ quên nguy cơ nội tại. Chúng ta có nhiều nét tương đồng với thể chế Liên Xô cũ. Trong đó có sự tương đồng về tư duy phòng chống mafia. Tư duy đó là kẽ hở cho chúng hình thành... Cách đây 5 năm, tôi đã từng đặt ra vấn đề “Quả trứng mafia Việt Nam bao giờ nở?”, nhưng vì nhiều lý do, vấn đề đó tôi chưa có điều kiện chia sẻ trên báo chí. Tôi đặt ra vấn đề này, và có liên hệ với sự hình thành mafia ở nước Nga. Người ta nói ở Việt Nam, mafia chính là trùm giang hồ Năm Cam. Nhưng thật ra Năm Cam có phải là mafia không? Không phải! Mafia theo đúng nghĩa của nó là không phải. 
Tôi định nghĩa mafia là một xã hội thu nhỏ có tổ chức hẳn hoi, chặt chẽ, nó có “luật pháp” riêng của nó, và cái “luật pháp” này tồn tại song song với luật pháp của một đất nước. Cái “luật pháp” của nó cũng rất chặt chẽ, vì nó ảnh hưởng quyết định sự tồn vong, sự sống còn của nó. Mafia bao năm qua vẫn tồn tại ở cả những nước tiên tiến nhất, bởi vì nó có kết cấu chặt chẽ như một “xã hội mafia”. Những Năm Cam, Dung Hà như ở Việt Nam, tôi nghĩ đó mới chỉ là những liên kết, những móc nối để cùng chia sẻ lợi ích, lãnh thổ, dựa vào nhau để sống, chưa phải là một xã hội mafia. Nhưng đến một lúc nào đó, những nhóm liên kết này sẽ thấy rằng nếu họ không tổ chức lại, họ sẽ bị đánh sập, và cái đó chính là cái nguy cơ hình thành một xã hội mafia, như mafia Nga. Tôi chỉ sợ điều đó sẽ xảy ra ở Việt Nam, và tôi nghĩ ở Việt Nam, đang có “quả trứng mafia” đó rồi, chỉ là bao giờ nó sẽ nở? Việc chúng ta cần phải làm là làm sao ngăn chặn, không cho nó có cơ hội được nở!
PV: Khi ông suy nghĩ về vấn đề “quả trứng mafia ở Việt Nam bao giờ nở?” từ 5 năm trước, cho đến thời điểm này, ông đã nhìn thấy “quả trứng mafia” đó ở đâu trong xã hội Việt Nam, hay đó chỉ là sự thổi phồng, lo xa?
LKT: Không phải là lo xa, không chỉ là cảnh báo mà tôi thấy hồn vía mafia đã ngay bên chúng ta. Chúng ta chưa nhìn tận mắt, bắt tận tay bởi vì Việt Nam hiện chưa có mafia thực thụ. Nó mới đang là hồn vía lượn quanh “quả trứng” mafia sắp nở mà thôi. Nói ra cụ thể thì rất khó. Nhưng từ trong tài chính, sản xuất, xây dựng, nói chung là tất cả các lĩnh vực của nước ta, tôi đều nhìn thấy những mầm mống, những điều kiện để có thể phát sinh những “quả trứng” đó, giống như Liên Xô trước đây. Ở những nước như Việt Nam, mafia không đi lên từ đĩ điếm, từ thuốc phiện, vì con đường đó sẽ rất lâu, mà có lẽ nó đi lên từ những tầng lớp khác, đó mới là điều nguy hiểm. Nói tóm lại, “quả trứng mafia” hình thành ở những nơi có lợi nhuận, chính xác hơn thì phải là những nơi siêu lợi nhuận, và nó chỉ chờ cơ hội để “nở”!
Xét những vụ trọng án trong 20 năm qua, ta thấy sự xuất hiện những tổ hợp tội phạm có tính chất “tiền mafia”. Đó là chính khách, quan chức liên minh với xã hội đen. Các vụ án kiểu này ngày một lớn về quy mô, chặt chẽ về tổ chức, nguy hiểm về hành vi và trầm trọng về tác hại. Những vụ Trần Đàm, Khánh “trắng”, Năm Cam... và PMU 18 đã cho thấy: một số chính khách nắm giữ một số bộ phận quan trọng của đất nước như thứ có mặt trong liên minh với những ông trùm trong nhiều lĩnh vực. Trên thực tế, chúng ta cũng thấy có rất nhiều những chính khách cấp cao có hàng tá con nuôi, con đỡ đầu, em kết nghĩa hay “hàng đàn” cháu “xã hội”... là những “đại gia” tài sản kếch sù, quyền lực khuynh đảo nhưng làm ăn đầy tai tiếng, không học hành, không địa vị, thậm chí xuất thân từ lưu manh. Họ có quan hệ với nhau từ kín đáo đến công khai.
PV: Nói như vậy tức là nguy cơ mafia đã hiển hiện? 
LKT: Hiện chúng ta chưa có mafia là do chúng chưa “chín muồi”. Sự “chín muồi” đó thường hình thành theo những quy luật chung và dựa vào “thời cơ” riêng của chúng tại mỗi quốc gia. Quy luật chung là: xã hội phát triển đến đâu thì tội phạm phát triển đến đó. Ví dụ khi tham nhũng hay bảo kê mà chúng có vài tỷ đồng, chúng sẽ mua bất động sản. Có vài chục tỷ thì gửi ngân hàng nhưng khi có tới vài trăm, vài ngàn tỷ đồng thì chúng sẽ rửa tiền, sẽ chuyển ra nước ngoài. Tương tự như vậy, người ta đánh bạc, cá độ ở mức nhỏ thì có thể chơi ở cơ quan, ở khu phố, ở Hà Nội hay ở Việt Nam nhưng đến một mức khổng lồ thì phải chơi với những nhà cái quốc tế... Đó là sự lớn dần tự nhiên của tội phạm...
Mặt khác, đứng trước sự đấu tranh của xã hội, đến một ngày nào đó, giới tội phạm dù siêu quyền lực cũng sẽ hiểu rằng chúng không phải là bất khả xâm phạm. Và theo luật sinh tồn, chúng sẽ phải tìm cách tự bảo vệ... Nghĩa là chúng sẽ tự ý thức, tự chuyển đổi tư duy. Cơ hội để chuyển từ tư duy đến thực tế của chúng không khó bởi chúng có tiền và quyền lực. Một phần tài sản của đường dây tội phạm vụ PMU 18 đã có thể gấp 5-7 lần thu ngân sách cả năm của một tỉnh. Với lượng tài chính ấy, với quyền ấy thì chúng có thể làm được rất nhiều việc về mặt tổ chức... Một khía cạnh nữa là những tổ chức tội phạm quốc tế không ngừng mở rộng địa bàn, chân rết khắp thế giới. Chúng giống như các nhà đầu tư mở rộng thị trường. Đến một ngày chúng sẽ có mặt ở Việt Nam. Kẻ đón rước chúng chính là những tổ chức tội phạm đang có trong nước.
Chúng ta không nên lầm hiểu là xã hội XHCN của mình tự thân đã có “vắc-xin” phòng ngừa mafia. Theo tôi, nếu một Nhà nước XHCN có quá nhiều tham nhũng, không có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn sự thoái hóa cán bộ cũng như dùng người kém đức tài thì xã hội ấy còn màu mỡ cho mafia hơn là xã hội tư bản. Hiện nay nhiều người cho rằng mafia Việt Nam là một cái bóng rất xa xôi. Có người tránh nhắc đến nó, sợ như một sự cố tình tiêu cực hóa vấn đề. Chống rửa tiền là công việc cần nhất, dễ nhất và cũng là đầu tiên nhất để chống mafia, thế nhưng đến nay chúng ta sau nhiều năm hội nhập toàn diện nhưng vẫn chưa có Luật này. Nghị định chống rửa tiền đã ban hành gần như chỉ để đối phó với đòi hỏi hội nhập. Hiện chúng ta vẫn nhận bất cứ đồng tiền nào gửi vào ngân hàng. Các quy chế công khai minh bạch tài sản cán bộ, công chức hay các hiện tượng “doanh nghiệp ngoài khơi”, “công ty gia đình” không có biện pháp khống chế hữu hiệu... Những điều đó thể hiện một tư duy quá chủ quan với mafia. 
Có nhiều chính sách của chúng ta hiện nay chưa ổn, tôi nghĩ không phải do trình độ, mà có thể là vì một động cơ khác. Tôi rất không hiểu sao chúng ta lại không cảnh giác trước những việc đó. Vừa rồi việc Nhà nước độc quyền vàng SJC cũng là một việc tôi cho là không ổn. Những chính sách dạng như vậy sẽ là điều kiện, là “môi trường” để những nhóm lợi ích, hoặc nếu như chưa có nhóm lợi ích thì sẽ thúc đẩy sự ra đời của các nhóm lợi ích để lợi dụng chính sách đó. Nghĩa là chúng ta đang tạo ra môi trường, tạo ra cơ hội để hình thành những nhóm lợi ích đó. Hoặc có thể, biết đâu đó, những nhóm lợi ích đó đã có sẵn rồi. 
PV: Vậy chúng ta phải làm gì để ngăn chặn nguy cơ “quả trứng” sẽ nở?
LKT: Chúng ta không thể đi từng nơi, tiêu diệt từng “quả trứng”, vì chúng ta tiêu diệt được “quả trứng” này, sẽ có một “quả trứng” khác mọc lên ở chỗ đó hoặc ở một nơi khác. Cách duy nhất là chúng ta không cho những “quả trứng” ấy có môi trường để “nở”, không cho mafia có bất cứ cơ hội nào để hình thành ở Việt Nam. Đây là thách thức toàn cầu, không chỉ của riêng Việt Nam. Người ta mới dừng ở mức khống chế nó càng nhiều càng tốt. Theo tôi thì nguyên tắc lớn nhất trong các vấn đề xã hội của nhân loại là hãy để cho nhân loại tự lo liệu. Nhân loại ở đây hiểu theo nghĩa người dân. Tức là không có bộ máy nào bảo vệ xã hội tốt hơn chính người dân. Nói ngắn gọn là chỉ có xã hội dân chủ, sự làm chủ thực sự của người dân, mới có thể chống mafia tốt nhất. Họ sẽ giám sát các quan chức chính quyền, sẽ loại bỏ những đối tượng có vấn đề. Tóm lại họ có nhiều cách làm tốt để bảo vệ quan chức chính quyền khỏi rơi vào tay ma quỷ hay ma quỷ lọt vào chốn công đường. Khi cắt rời được quyền lực nhà nước khỏi quyền lực tội ác thì việc khống chế nó trở nên dễ dàng hơn.
PV: Một trong những vấn đề được nhân dân cả nước bàn luận nhiều nhất hiện nay, chính là việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 của Đảng. Cá nhân ông, ông kỳ vọng gì vào Nghị quyết Trung ương 4 và những gì mà Đảng đang quyết tâm thực hiện?
LKT: Là một người dân, tôi cũng chỉ biết hy vọng. Tôi hy vọng vì tôi luôn nghĩ rằng, bản năng của một dân tộc trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng luôn sống. Bao giờ cái tốt cũng là cái thúc đẩy sự đi lên của cả dân tộc. Đến một lúc nào đó, cái tốt ấy sẽ phá vỡ mọi sự trì trệ đang tồn tại, dù sự trì trệ đó nó ẩn dưới hình thức nào đi chăng nữa. Tôi chỉ sợ không biết cái chu kỳ tất yếu đó bao giờ đến? Tôi chỉ sợ cái chu kỳ đó sẽ không đến khi tôi còn có thể chứng kiến nó. Nhiều khi chu kỳ của nó chỉ xảy ra nhiều năm sau nữa. Nhưng tôi vẫn hy vọng. 
PV: Tôi từng nghe rất nhiều câu chuyện cảm động về những nhà Cách mạng của chúng ta trước đây. Tôi nhớ một câu chuyện về Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng. Khi Nguyễn Lương Bằng làm người phụ trách công tác tài chính cho Đảng, trong ngân quỹ của Đảng chỉ còn hơn 20 đồng tiền Đông Dương rách nát. Ngày ngày, ông đẩy xe mật mía đi bán, dù cho có bán được rất nhiều tiền, nhưng cả ngày ông chỉ dám mua 1 xu tiền bánh, 1 xu tiền nước, còn lại để dành tiền gây quỹ cho Đảng. Sau này, dù làm ở bất cứ chức vụ gì, ngay cả khi tình hình cách mạng bớt đi khó khăn, ông vẫn không hề thay đổi. Đi đâu, tiêu 1 xu tiền nước, 1 xu tiền đò, ông cũng ghi lại. Khi đi thăm con gái đi học, ông ra bến xe bắt xe khách như một người dân bình thường. Thế hệ những người như Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng, họ đã cống hiến, đã hi sinh, không một chút toan tính. Nhưng nhìn vào lớp Đảng viên bây giờ, những người như Phạm Thanh Bình, Dương Chí Dũng... khiến chúng ta vừa xót xa, vừa phẫn nộ. Nhân dân sẵn sàng hi sinh cả xương máu cho độc lập dân tộc, nhưng không sẵn sàng hi sinh cho những cán bộ nhà nước mất chất như thế. Theo ông, điều gì khiến khá nhiều Đảng viên hôm nay đã không còn giữ được cái tinh thần của thế hệ những người Đảng viên thời chống Pháp, chống Mỹ?
LKT: Tôi cũng muốn hỏi thế! Vì tôi thấy điều đó thật vô lý. Khi tôi ra nghĩa trang Hàng Dương ở Côn Đảo, ra nghĩa trang Trường Sơn ở Quảng Trị, nhìn thấy những nấm mồ của bao nhiêu con người đã nằm xuống ở đó, tôi càng thấy điều đó vô lý. Tại sao trong khó khăn, chúng ta đã sống tốt như thế, đã chiến đấu anh dũng và tự hào như thế. Vậy mà trong thời điểm này, khi chúng ta đang thừa hưởng những thành quả, chúng ta có điều kiện để làm tốt hơn thế gấp nhiều lần, mà chúng ta lại không làm được? Cái khó nhất là giành độc lập dân tộc, chúng ta làm được, mà tại sao xây dựng đất nước trên nền tảng hòa bình, chúng ta lại làm không tốt?
Tôi đã từng nói với nhiều người, đã từng trả lời trên báo chí: ngày xưa khi anh là đảng viên, anh sẽ bị kẻ địch bỏ tù; anh là bí thư chi bộ, giặc sẽ xử bắn; anh là Ủy viên Trung ương, nó sẽ bắn cả nhà. Còn bây giờ, nếu anh là Trưởng phòng, anh phải là đảng viên; anh muốn làm Bộ trưởng, anh phải là Ủy viên Trung ương. Cái “phê và tự phê” để phát triển của chúng ta còn yếu. Chính điều này làm chúng ta suy yếu đi. Vì chứa trong lòng nó rất nhiều người cơ hội. 
PV: Vừa rồi, TBT Nguyễn Phú Trọng đã can đảm thay mặt Đảng, thừa nhận những tồn tại, những yếu kém trong Đảng, thừa nhận việc chúng ta có sửa chữa được những yếu kém đó hay không sẽ ảnh hưởng đến sự tồn vong của Đảng. Đây là lần đầu tiên chúng ta dám nhìn trực diện vào sự lâm nguy mà chúng ta đang đối mặt…
LKT: Cũng là lần đầu tiên chúng ta nhìn thấy sự nguy hiểm đó do chính chúng ta tạo ra. Hôm trước tôi có dịp nói chuyện với nguyên TBT Đỗ Mười, tôi có nói: “Trước một sự lâm nguy, chúng ta phải có những hành động đặc biệt. Cũng giống như là trước họa xâm lăng của đất nước, chúng ta phải tổ chức hội nghị Diên Hồng, chúng ta phải tổng động viên, chúng ta phải dốc hết lòng để đánh giặc.
PV: Là con trai của một người Cộng sản, ông có cảm thấy buồn khi điều mà cha ông - cố TBT Lê Duẩn và thế hệ đó đã tin vào, bây giờ đang bị lung lay?
LKT: Tôi nghĩ niềm tin đó vẫn còn, nó chỉ bị biến tướng đi ở hình thức khác. Đó là điều làm tôi đau khổ. Đau khổ vì có một bộ phận lớp thế hệ hôm nay người ta lợi dụng sự hi sinh của nhân dân, của các đồng chí, lợi dụng niềm tin của dân tộc để trục lợi cho mình và làm méo mó nhiều thứ, có thể là tất cả. 
PV: Ông có đang bi quan?
LKT: Tôi nhìn vào quỹ thời gian của tôi và hiểu rằng, tôi không còn nhiều cơ hội để hy vọng nữa, không còn nhiều thời gian để chờ đợi nữa, nói là cơ hội cuối cùng, hy vọng cuối cùng, tuy hơi quá, nhưng có lẽ chỉ là như vậy. Tôi xin chia sẻ một điều rất cá nhân này, từ khi tôi có cháu nội, thì cái khao khát làm được một cái gì đó bỗng nhiên bùng lên.
Trước đó tôi nghĩ là đời mình thôi thế cũng xong, đời con mình như thế cũng xong, nhưng khi tôi có cháu nội, tôi bỗng cảm thấy cuộc sống thật mong manh. Tôi băn khoăn mãi với cái ý nghĩ cuộc sống của cháu nội tôi sau này sẽ thế nào, tôi có thể hình dung ra cuộc sống của con trai tôi và chấp nhận nó một phần, nhưng không thể hình dung ra điều gì sẽ đến với cuộc sống của cháu nội tôi. 
Việt Nam ta có một câu rất hay: “Thương người như thể thương thân” – chừng nào anh biết thương người khác như thương chính bản thân mình, chừng nào anh biết làm điều tốt cho người khác như chính bản thân mình, thì sức mạnh sinh tồn sẽ trở nên rất mạnh mẽ. Đến cái tuổi này, khi nhìn thấy một sinh linh bé nhỏ như cháu nội tôi chào đời, cần sự bao bọc, che chở của tôi, cái bản năng khao khát được làm cái điều thiện cho những đứa trẻ giống như cháu tôi, cho một thế hệ giống như thế hệ cháu tôi, bỗng nhiên trỗi dậy. Trước đây tôi đi ra ngoài đường, gặp người ta bế một em bé đi ăn xin, tôi vô cùng xót xa, nhưng bây giờ nếu ra ngoài đường, cũng gặp một cảnh tương tự, tôi thấy không thể chịu nổi và chỉ ao ước có thể làm được điều gì đó, có thể có sự thay đổi nào đó.
Tôi vẫn tin là sức sống của một dân tộc, suy cho cùng, là vĩnh cửu. Tôi tin không phải lúc này hay lúc khác, dù có sống trong tăm tối, trong đau thương, đổ nát đến bao nhiêu, sẽ có những lúc sức sống của chúng ta trỗi dậy, và vì thế, sẽ không bao giờ là quá muộn để hành động. Nhưng tôi hy vọng, với trí tuệ của người Việt Nam, với lòng can đảm và sức mạnh tinh thần kỳ lạ của người Việt Nam, chúng ta đã vượt qua 1000 năm nô lệ phương Bắc, đã vượt qua những kẻ thù đế quốc thực dân mạnh nhất như Pháp, Mỹ, thì chúng ta cũng biết vượt qua chính mình. 
PV: Nhưng Phật đã dạy: “Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình” – vượt qua chính mình dường như chưa bao giờ là một chuyện dễ dàng?
LKT: Vượt qua chính mình – với ý nghĩa cá nhân, là một cuộc chiến khó khăn với từng cá nhân, nhưng vượt qua chính mình – với ý nghĩa một tập thể, thì đó sẽ là một cuộc chiến thực sự, một cuộc chiến dữ dội.
PV: Và đôi khi trong cuộc chiến dữ dội đó, chúng ta có thể bị thương, nhưng chúng ta vẫn nhất định phải hành động ?
LKT: Nếu đúng như Chủ nghĩa Mác về phủ định của phủ định, thì sau một cái phủ định, sẽ có một sự phát triển lớn. Hoa tàn đi thì sẽ ra trái, trái già và hỏng đi thì sẽ ra hạt để nảy mầm. Quy luật đương nhiên luôn là như thế. Chỉ có điều là chúng ta đang sống trong thời đại này, chúng ta đủ sức không bị phụ thuộc vào khoảng thời gian, chúng ta càng nỗ lực vượt qua chính mình trong thời gian càng ngắn bao nhiêu, thì sẽ càng tốt cho xã hội bấy nhiêu. Ví dụ, nhìn vào những nước chưa giải phóng, chưa thống nhất trên thế giới, chúng ta thấy chúng ta đã giải phóng đất nước sớm từng đó, nghĩa là về mặt nào đó chúng ta đã đi trước họ, đi trước rất xa. 
Người Hàn Quốc đến giờ vẫn chưa hình dung được họ sẽ thống nhất đất nước như thế nào và sẽ sống thế nào sau khi thống nhất. Người CHDCND Triều Tiên lại càng không thể hình dung ra được. Thời của tôi, cái gì mà không làm được, người ta đều nói “đợi đến Thống nhất”. Nói thế để thấy việc thống nhất đất nước nó quan trọng thế nào, khó khăn, gian khổ thế nào và chặng đường xa vời vợi ra sao. Vậy mà chúng ta đã làm được điều kỳ diệu đó, điều khiến cả thế giới phải khâm phục. Tôi hy vọng rằng, có thể có lúc thế nọ thế kia, nhưng khi cả dân tộc đã cùng đồng lòng, quyết tâm, chúng ta sẽ vượt qua được những khó khăn như hiện nay. Còn nếu chúng ta không vượt qua được, đó sẽ là một điều quá cay đắng, quá phi lý, quá nghiệt ngã. 
PV: Xin chân thành cám ơn những lời tâm huyết và chân thực của ông!

PV

HN TƯ 6: Loay hoay việc hạn chế và kiểm soát quyền lực

Thực chất, quyền lực lại vẫn tập trung vào một tay khác. Chỉ đơn giản là chuyển từ tay này sang tay khác mà vẫn chưa thấy được cơ chế kiểm soát và giám sát hữu hiệu.
Về tổ chức nhà nước, việc mọi quyền lực nhà nước tập trung vào trong tay một hoặc vài cá nhân chính là căn nguyên cho mọi hành vi độc tài, chuyên chế của các công việc nhà nước. Vì vậy, muốn chống chế độ này phải có sự phân chia quyền lực, có cơ chế kiểm soát quyền lực.
Triết gia Pháp J.J. Rousseau (1712 – 1778) trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội” nêu:
“Quyền lực nhà nước luôn có xu hướng tự mở rộng, tự tăng cường vai trò của mình. Bất cứ ở đâu có quyền lực là xuất hiện xu thế lạm quyền và chuyên quyền, cho dù quyền lực ấy thuộc về ai. Do vậy, để đảm bảo các quyền tự do cơ bản của công dân, ngăn ngừa các hành vi lạm quyền của các chủ thể nắm giữ quyền lực nhà nước thì phải thiết lập pháp chế nhằm giới hạn quyền lực nhà nước. Cách tốt nhất để chống lạm quyền là giới hạn quyền lực bằng các công cụ pháp lý và cách thực hiện không phải là tập trung quyền lực, mà là phân chia nó ra, kiểm soát nó”.
Muốn hạn chế quyền lực nhà nước thì trước hết phải phân quyền, và sau đó phải làm cho các nhánh quyền lực đã được phân chỉ được phép hoạt động trong phạm vi quy định của pháp luật
Tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ Thomas Jefferson (1743-1826) hoàn thiện tiếp:
“Sự phân chia các quyền lực đó theo một cách thức sao cho chức năng của một nhánh chính quyền trong một vấn đề cụ thể thì bị giới hạn bởi chức năng của một nhánh khác có thẩm quyền về cùng vấn đề ấy hoặc về một vấn đề khác có liên quan. Thường được gọi là: “các biện pháp kiểm soát và đối trọng quyền lực lẫn nhau” – “checks and balance.” Về cốt lõi, đây là một hệ thống nằm ngay bên trong chính quyền nhằm đảm bảo tính trách nhiệm của chính quyền, được gọi là kiểm tra, giám sát bên trong. Vì sự kiểm tra này tạo ra một cơ chế mặc nhiên ai nắm và được phân công sử dụng quyền lực nhà nước cũng phải bị kiểm tra, theo nguyên tắc phòng ngừa, còn cơ chế kiểm tra được tiến hành từ bên ngoài hầu như chỉ được tiến hành một khi đã có hậu quả xảy ra”.
Vừa qua, Việt Nam giật mình về sự lạm quyền của Thủ tướng. Thực chất là quyền hạn đã tập trung quá lớn vào một tay mà không có sự kiểm soát, giám sát hữu hiệu nên mới sinh ra những vấn đề mà vừa qua mấy Hội nghị của đảng đều bàn về vấn đề này mà dường như chưa có lối ra hữu hiệu.
Ở Việt Nam, không có chuyện tam quyền phân lập mà có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan dưới sự lãnh đạo của Đảng – một lãnh đạo đã phát biểu. “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng” được đưa ra trong Hội nghị Trung ương 6 như một phương sách để hoàn thiện thể chế giám sát, kiểm soát quyền lực. Hoàn thiện Ban Phòng chống tham nhũng. Giảm bớt quyền lực Thủ tuớng, chuyển một số bộ sang để Chủ tịch nước phụ trách. Tái lập Ban Kinh tế Trung ương…
Thực chất, quyền lực lại vẫn tập trung vào một tay khác. Chỉ đơn giản là chuyển từ tay này sang tay khác mà vẫn chưa thấy được cơ chế kiểm soát và giám sát hữu hiệu. Hiện, việc hoàn thiện Ban Phòng chống tham nhũng vẫn gặp rắc rối vì cả ba phương án đưa ra đều “có vấn đề”. Tái lập Ban Kinh tế Trung ương để thực hiện chức năng giám sát thì lại giẫm chân lên chức năng của Quốc hội. Việc để Chủ tịch nước nắm một số Bộ trọng yếu thì theo một số ý kiếm lại giảm hiệu quả hoạt động chính phủ và vô hình chung tạo sự tập quyền rất lớn trong tay Chủ tịch nước nhưng lại chưa hình thành cơ chế giám sát quyền lực này khi Chủ tịch nước vừa nắm Bộ lại vừa nắm cả Tòa án lẫn Viện Kiểm sát.

(CNT)

Những giờ phút cuối của Hội Nghị Trung Ương 6

“...Trong những giờ phút cuối cùng của hội nghị Trung ương 6, Bộ chính trị không thể trốn tránh trách nhiệm một lần nữa...”
Chưa bao giờ trong lịch sử đảng cộng sản Việt Nam mà cuộc họp Hội nghị trung ương 6 lần này (1-15/10/2012) lại diễn ra vừa dài nhất (15 ngày) vừa trong không khí cực kỳ căng thẳng. Toàn bộ các đại biểu (200 ủy viên chính thức và 75 ủy viên dự khuyết) đều bị giám sát chặt chẽ bởi hàng rào an ninh của Tổng cục 2 và Bộ công an, không cho các đại biểu được liên lạc với bên ngoài. Hội nghị sẽ quyết định số phận của ông Nguyễn Tấn Dũng nhưng đồng thời cũng quyết định số phận của đảng cộng sản trước cuộc đấu tranh sống còn của hai phe « phủ chúa » có tiền, quyền, tham nhũng (Nguyễn Tấn Dũng) và phe « cung vua » có danh nghĩa chỉnh đảng nhưng không có thực quyền (Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng).

Trước đó, 175 ủy viên trung ương đã nhận được bản kiểm điểm 313 trang nêu rõ những sai phạm của ông Dũng kể cả phần cuối có hình ảnh nhà thờ họ « hoành tráng » ở Rạch Giá.

Thực ra số phận của ông Dũng đã « chỉ mành treo chuông » kể từ khi Bộ chính trị quyết định (10/14 thăm) (1) cùng với Ủy ban trung ương đảng cất chức Trưởng ban phòng chống tham nhũng để giao cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hội nghị Trung ương 4. Nhưng ông Dũng đã phản công khi đưa ra khó khăn trong việc thực hiện để vẫn tiếp tục cầm đầu ủy ban này cho đến nay. Đây là một đòn làm mất mặt đảng mà phải chờ đến hội nghị trung ương 6 giải quyết.

Khi hội nghị trung ương ương 4 về chỉnh đảng đưa ra quyết định kiểm điểm « tự phê và phê » trong toàn đảng mà trước hết là Bộ chính trị và Ban bí thư trung ương thì vòng vây đã thắt chặt ông Dũng. Trong lần đầu Bộ chính trị và Ban bí thư kiểm điểm 12 ngày vào tháng 8/2012, ông Dũng đã bị « quay » gần 2 ngày. Tất nhiên người quay mạnh nhất là ông Trương Tấn Sang, người có tham vọng thay thế Nguyễn Tấn Dũng từ lâu. Ông đã đưa ra những công kích gần như công khai khi nói đến người bao che cho bầy sâu tham nhũng và hình thức chế tài đối với những quyết định sai lầm nghiêm trọng (vụ Vinashin, Vinalines làm thất thoát 4 tỷ USD). Ông Tô Huy Rứa cũng a dua hùa theo, chứng tỏ ông ta đã chọn lựa phe nào trong 2 phe. Ông Rứa cũng có vấn đề (con gái mới trên 20 tuổi mà cầm đầu một cơ sở kinh doanh lớn) nhưng ông Dũng thì nặng tội hơn vì cô con gái rượu Nguyễn Thanh Phượng. Theo tin tức của Quan làm báo, Dương Chí Dũng có quan hệ làm ăn với Nguyễn Thanh Phượng và có thu âm trao đổi hứa hẹn của bà Phượng về sự can thiệp của cha mình. Dương Chí Dũng đã bị áp giải ra Hà Nội và có thể là một nhân chứng trong hội nghị trung ương 6.

Những sai phạm của ông Dũng thì phần lớn đã được nêu lên trên trang mạng Quan làm báo mà số lượt người xem đã lên đến 23 triệu. Việc trang mạng này bị tấn công chiếm địa chỉ trong một thời gian ngắn (ngày 9/10/2012) để đưa lên một bài đổ cho bà cựu dân biểu Đặng Thị Hoàng Yến là chủ của trang mạng Quan làm báo (mà không đưa ra chứng cứ cụ thể, chủ yếu chỉ nói đến đời tư và hăm dọa) là một đòn hạ cấp mà Quan làm báo đã chỉ ra ai là người đứng sau. Bà Yến trước đó đã phủ nhận tin đồn này trên BBC. Bà được coi là thân cận với ông Trương Tấn Sang (cùng quê Long An) giống như người em là dân biểu Đặng Thành Tâm đang bị chĩa mũi dùi và tị nạn tại Nhật. Đây cũng là một đòn phản công của phe Nguyễn Tấn Dũng trước giờ Ủy ban trung ương đảng quyết định số phận nhưng lại có phản tác dụng.

Đại hội toàn quốc ĐCS VN lần thứ 11
tại Hà Nội vào ngày 19 tháng 1 năm 2011

Hình AFP
Nói tóm gọn, hai tội chính của ông Dũng là :
  • Bản thân tham nhũng và làm gia tăng tham nhũng mà lại dám tuyên bố « nếu không diệt được tham nhũng tôi sẽ từ chức ». Chủ yếu ông Dũng đã thu được một số vàng lớn trong việc ra đi bán chính thức của người Hoa khi ông làm Trưởng ty công an Kiên giang (ông chỉ giao 2/3 số vàng cho trung ương). Thời gian ông làm thủ tướng thì nguồn tham nhũng có rất nhiều, chủ yếu qua các cơ sở kinh doanh (taxi, khách sạn..) chưa kể nhận hối lộ hàng chục triệu để các cơ sở kinh doanh được ông tới thăm hay tiền mà các người được bổ nhiệm đóng góp. Chúng tôi được biết thỉnh thoảng có người thân cận được ông ủy thác chuyển tiền sang các ngân hàng Thụy Sĩ và Mỹ. Số lượng chắc chắn là rất lớn.
  • Độc quyền, thu về một mối và đưa ra những quyết định làm nền kinh tế suy sụp nặng nề, ngân sách vượt 30% con số được Quốc hội cho phép. Tạo ra những tập đoàn và một hình thức điều hành theo kiểu « lợi ích chéo » đưa đến lỗ lã lớn lao và làm rối loạn hệ thống ngân hàng với khối lượng nợ xấu kỷ lục. Tạo ra một nhóm lợi ích tham nhũng và lũng đoạn nền kinh tế, tài chính cho đến khi chẳng đăng đừng mới hy sinh(trường hợp « bầu Kiên », Dương Chí Dũng…).
Theo tin tin tức chúng tôi nhận được vào lúc viết bài này (11/10), trang mạng Cầu nhật tân cho biết hội nghị đã tiến hành xong phần quan trọng nhất của chương trình nghị sự : Ban Chấp hành Trung ương cơ bản nhất trí với nội dung thẩm tra mà Bộ Chính trị đã báo cáo trước Trung ương về trường hợp của ông Dũng. Trên cơ sở này, Ban Chấp hành đề nghị Bộ Chính trị ra kết luận cuối cùng về hình thức kỷ luật ông Dũng trước khi bế mạc hội nghị.
Theo một nguồn tin khác của RFA, ông Dũng chỉ đạt được 40/175 phiếu tín nhiệm và giao cho Bộ chính trị quyết định cuối cùng.
Như vậy, số phận ông Dũng giờ đây nằm trong tay Bộ chính trị.
Trong phiên họp của Bộ chính trị ngày 7/10/2012 bên lề hội nghị trung ương 6, ông Dũng đã nhận mọi khuyết điểm nhưng xin được ở lại để khắc phục hậu quả. Tuy nhiên ông chỉ nhận được 4 phiếu ủng hộ trên 14 thăm. Theo trang mạng Quan làm báo, 4 thăm ủng hộ là: Nguyễn Tấn Dũng ( ! ), Lê Hồng Anh (Bí thư thường trực, cựu  bộ trưởng Bộ công an, người cùng quê Kiên Giang với ông Dũng và đã cứu ông Dũng để bản kiểm điểm không có phần kết luận của Bộ chính trị), Lê Thanh Hải và Đinh Thế Huynh.
Nếu những tin mà Quan làm báo đã đưa ra là đúng thì ông Dũng sẽ phải ra đi (cho đến ngày 7/10/2012).  Nhưng với quyết định của Ban chấp hành trung ương, Bộ chính trị sẽ phải họp lần cuối cùng để đưa ra biện pháp chế tài đối với ông Dũng. Như vậy là Ban chấp hành trung ương và Bộ chính trị đã đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Liệu trong những giờ cuối cùng, ông Dũng có thể đưa ra một « bùa phép » nào để đảo ngược tình hình hay ít ra chấp nhận hoãn thay thế cho đến sau Tết. Một giải pháp « thoả hiệp » như vậy sẽ là một thất bại nhục nhã của phe chỉnh đảng với những hậu quả là đảng sẽ càng phân hoá và sớm tự hủy diệt.
« Bùa phép » mà ông Dũng có thể sử dụng là sự ủng hộ của Tập Cận Bình. Trong chuyến đi Quảng Tây trước khi hội nghị nhóm họp, theo tin của Quan làm báo (chưa thể kiểm chứng), ông Dũng đã trình bày với Tập Cận Bình là “Nhân dân Việt Nam luôn « tôn thờ » thủ tướng Phạm Văn Đồng. Tôi sẽ chịu trách nhiệm trước các đồng chí anh em Trung Quốc để biến các nguyện ước của cố thủ tướng thành hiện thực”. Nói vắn tắt, công hàm của ông Đồng sẽ được tôn trọng và Hoàng Sa, Trường Sa sẽ mặc thị thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Quan làm báo còn cho biết trước đó, tướng Nguyễn Văn Hưởng, cố vấn an ninh của ông Dũng đã có cuộc họp mật với người đứng đầu cơ quan tình báo Trung Nam Hải. Trong cuộc họp, ông Hưởng yêu cầu Trung Quốc làm áp lực để ông Dũng không bị bãi miễn đợt này. Đổi lại, ông Dũng sẽ thực hiện toàn diện quan điểm của “người anh em Trung Quốc”.
Sự can thiệp của Trung Quốc là điều luôn luôn xảy ra đối với các kỳ họp quan trọng của đảng cộng sản Việt Nam.
Được biết ngày 2/10, trong khi hội nghị đang nhóm họp, đại sứ Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu có đến gặp phó Thủ tướng kiêm ủy viên Bộ chính trị Nguyễn Xuân Phúc. Người ta có quyền nghi ngờ là sau chuyến đi của ông Dũng, phía Trung Quốc đã có một « thông điệp » cho Bộ chính trị liên quan đến kỳ họp đặc biệt quan trọng này. Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh trong bài viết đăng trên mạng Boxitvietnam được BBC đăng tải (2), cho biết Trung Quốc đã hoàn toàn thao túng chính trường Việt Nam kể từ nhiệm kỳ của nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh qua vụ tự tiện cho Trung Quốc khai thác bô-xit. Ông cũng nghi ngờ về hệ quả chuyến đi Trung Quốc của ông Dũng với cuộc gặp gỡ của đại sứ Trung Quốc và ông Nguyễn Xuân Phúc. Ông đặt vấn đề: nếu có áp lực của Tập Cận Bình thì phải theo ý kiến này hay ý kiến của Ban chấp hành trung ương và theo ý dân.
Để biết thêm về ảnh hưởng của Trung Quốc trong nội bộ giới lãnh đạo, chúng ta cần nêu lên 65 đơn tố cáo Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng và Hoàng Trung Hải của kỹ sư Lê Anh Hùng đã được Thông Luận đăng tải (3). Ông Lê Anh Hùng đã đưa ra chứng cứ cụ thể về trường hợp ông Hoàng Trung Hải (hiện là Phó thủ tướng) đã tổ chức đường dây ma túy tại tổng công ty may Việt Tiến và lôi kéo vợ ông tham gia. Ngoài ra, ông cho biết ông Hải mặc dù đã được Ủy ban thẩm tra nội bộ xác nhận là man khai lý lịch (gốc Hoa) nhưng được ông Nông Đức Mạnh và Phan Diễn che chở (do mua chuộc và do sợ Trung Quốc) nên hồ sơ được khép lại. Ông Hải vẫn tiếp tục thăng tiến lên Phó thủ tướng mặc dù ông Dũng đã biết rõ sự việc.Theo ông Hùng, ông Hải đã cho thu hình ông Dũng « hãm hiếp gái vị thành niên » để làm « săng ta ».  Lá đơn tố cáo này được xác nhận và bổ xung qua thư tố cáo ngày 5/8/2012 của ông Phạm Hiện (4). Ông Lê Anh Hùng cho rằng ông Hoàng Trung Hải đã bỏ tiền ra mua chuộc nhiều quan chức lãnh đạo và có chỉ dấu cho thấy ông Hoàng Trung Hải là người của cơ quan tình báo Trung Nam Hải, là con ngựa thành Troie trong nội bộ lãnh đạo Việt Nam. Người ta tự hỏi tại sao trong kỳ họp kiểm điểm, Ủy ban kiểm tra không cứu xét các đơn tố cáo nêu trên và đưa ra kết luận. Chúng tôi cho rằng vụ « đơn tố cáo của Lê Anh Hùng và Phạm Hiện » có tầm quan trọng như « vụ án Tổng cục 2 » mà cho đến nay đã bị cho « chìm xuồng » và bản thân ông Nguyễn Chí Vịnh vẫn tiếp tục thăng tiến.
Trong những giờ phút cuối cùng của hội nghị Trung ương 6, Bộ chính trị không thể trốn tránh trách nhiệm một lần nữa. Tùy theo giải pháp kỷ luật dành cho ông Dũng, chúng ta sẽ biết liệu đảng cộng sản có thể tạm thời tránh khỏi một sự tan rã đã có sẵn hay không ?
Rennes 13/10/2012
 
Tiến Hồng

----------------
 (1)  Trong 4 thăm chống, Quan làm báo cho biết : Nguyễn Tấn Dũng, Lê Hồng Anh (người Kiên Giang, thường trực Ban bí thư, người đã can thiệp để Bộ chính trị không đưa ra kết luận trong bản kiểm điểm ông Dũng, Lê Thanh Hải và Đinh Thế Huynh. Như vậy, phe « phủ chúa » của Nguyễn Tấn Dũng hoàn toàn thiểu số so với phe « cung Vua » của Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng. 
(2)  « Đừng để Trung Quốc can thiệp vào nội bộ Đảng ». BBC. 7/10/2012.
(3)  « Nhật ký Lê Anh Hùng » (Nhật Ký Lê Anh Hùng). Thông Luận. 13/12/2011.
(4) « Một phó thủ tướng gốc Hoa man khai lý lịch ». Phạm Hiện. Thông Luận. 10/8/2012.

Nhân hội nghị TƯ 6: 'Khâu cán bộ quyết định tất cả'

Để chọn được đội ngũ cán bộ lãnh đạo đất nước ngang tầm, Hội nghị TƯ 6 bàn sâu về vấn đề này là vô cùng cấp thiết. Sự thành công trong lịch sử dựng nước và giữ nước mấy nghìn năm của dân tộc ta không tách khỏi yếu tố và vai trò của hiền tài.
Hội nghị TƯ 6 bàn các vấn đề 'quan trọng và phức tạp'

Đó là quan điểm của ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Từ khi ra đời, Đảng ta đã xác định cán bộ quyết định hết thảy, những bước thắng lợi của cách mạng đã chứng minh hùng hồn vai trò của cán bộ. Thực trạng cán bộ hiện nay đã được Hội nghị TƯ lần 4 chỉ rõ, gây bức xúc, lo lắng trong toàn Đảng, toàn dân. Vậy mong muốn TƯ bàn thảo để có những quyết sách đột phá về vấn đề này. Kinh nghiệm của cha ông cũng như nhiều Nghị quyết, văn bản của Đảng đã chỉ ra rất nhiều bài học về việc tuyển chọn hiền tài.

Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Vấn đề của chúng ta hiện nay là tổ chức thực hiện. Đích thân Bộ Chính trị, Ban Bí thư phải chăm lo đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ và những người làm công tác cán bộ phải là những người trong sạch, có tâm và có tầm, có trách nhiệm, thể hiện rõ lòng yêu nước, thương dân, không được nể nang né tránh, không vì sức ép nào cả. Còn những người tham lam, ích kỷ, thu vén cá nhân, không thể chiến thắng bản thân thì không xứng đáng để làm công tác cán bộ.

Các cấp ủy phải chịu trách nhiệm tuyển chọn những người đủ tin cậy để làm công tác cán bộ. Những điều này trong các văn kiện của Đảng đã nêu rõ, nêu đủ, chỉ có làm hay không thôi.

Chúng ta đã từng đến đền thờ Đức thánh Trần ở Nam Định, nơi đó có bảng ghi tiêu chuẩn chọn hiền tài của Hưng Đạo Đại vương. Kinh nghiệm cha ông ta rất nhiều,  có những vị vua rèn luyện con cái để nối ngôi chứ không phải thành cậu ấm, cô chiêu; những người thân vi phạm cũng bị xử lý nặng. Có như vậy đất nước mới tồn tại và phát triển. Chỉ cần lật lại lịch sử để thấy yếu tố con người là cốt yếu, khâu cán bộ là quyết định tất cả. 

HNTƯ 6: Kết cục vui vẻ cho đảng, buồn cho những ai thích hóng hớt

(TTHN) - Kết quả của Hội nghị Trung ương 6 đã rõ ràng, một kết quả không khác gì so với các nhà phân tích bình luận chính trị, các chuyên gia có kinh nghiệm đã đánh giá. Có thể nó tạo nên mối thất vọng cho người dân, nhất là các thành phần hóng hớt hay các thế lực thù địch của đảng. Vì nếu kết quả mà như mong muốn của người dân, bọn hóng hớt hay  các thế lự thù địch của đảng, thì đảng có mà cạp đất mà ăn hay sao? Nếu thế thì hóa ra đảng và chính quyền thực hiện đúng tinh thần của Hiến pháp, nước Cộng hòa XHCN Việt nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân à? Đừng có mà suy nghĩ phản động nhé!
Bởi vì phế truất Thủ tướng thì là hành động mang tính đảo chính, sẽ trở thành một tiền lệ xấu chưa từng có trong lịch sử của các đảng cộng sản. Nghĩa là hôm nay phe ông mần tôi, thì sẽ có lúc mai mốt phe tôi sẽ mần lại. Mà đã chấp nhận công khai sự đấu đá phe nhóm thì đâu còn là tính tập trung dân chủ và sự lãnh đạo toàn diện của đảng. Mọi quyết định của HN TƯ 6 phải đảm bảo tính nghuyên tắc và đảm bảo sự đoàn kết trong đảng. Mà nói như cụ Hồ thì sự đoàn kết trong đảng được ví như con ngươi của mắt mình. Xin hỏi độc giả có bao giờ mà các bác tự chọc vào mắt mình hay không?
Sẽ có người hỏi thế hóa ra HN TƯ 6 vô tích sự, ban lãnh đạo đảng và 175 vị Uỷ viên TƯ đảng đã lừa dân, phụ lòng mong mỏi của đông đảo bọn "phản động" và các thế lực thù địch?
Đừng hỏi đ/c Bá Thanh là người phe nào nhé!
Xin thưa không phải như vậy, cái mà mục tiêu của toàn đảng trong HN TƯ 6 lần này không phải là hạ bệ bất cứ một ai, bất kỳ một đồng chí lãnh đạo nào. Đừng có tin cái bọn Quan làm "pháo" của tình báo Hoa Nam với chủ đích xúi dục hòng để Ngao - Cò đánh nhau để ngư ông đắc lợi. Vấn đề đạt được lớn nhất trong HN TƯ 6 là hoàn thiện thể chế giám sát, kiểm soát quyền lực đối với chức danh Thủ tướng. Giảm bớt quyền lực Thủ tuớng, chuyển một số bộ sang để Chủ tịch nước phụ trách. Đặc biệt là tăng cường quyền lực của đảng bằng việc hình thành 02 ban: Ban Nội chính TƯ và Ban Kinh tế TƯ.
Về nhân sự thì đ/c Thủ tướng chuyển sang đảm nhận chức vụ "Tưởng thú", tưởng thú nghĩa là tưởng là thú vị nhưng bây giờ hoàn toàn không thú vị chút nào, một khi đ/c Nguyễn Bá Thanh Bí thư Đà nẵng sẽ được bầu bổ xung vào Bộ Chính trị (vì còn khuyết 01 ghế) phụ trách vấn đề Chống tham nhũng, đồng chí Trần Văn Minh P. Ban Tổ chức TƯ sẽ về lại Đà nẵng giữ chức Bí thư. Và đặc biệt là đ/c Nguyễn Bá Thanh sẽ là người soi 'kỹ" Thủ tướng, cho tới hết nhiệm kỳ. Và sau cùng đồng chí Thủ tướng được quyền hạ cánh an toàn về đuổi gà cho vợ. Chứ không được phép tiếp tục ngồi nhòm cái ghế TBT như dự kiến trước đây, sau khi đ/c Lú nghỉ giữa nhiệm kỳ.
Kết quả có 129/175 ý kiến ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục điều hành Chính phủ, tức là tương đương 74% hay chính xác là ~73,71% là kết quả của vòng bỏ phiếu sau cùng lúc 18h45 ngày 13.10.2012 là hoàn toàn chính xác. Cứ xem mấy ông Vua, Quan làm pháo im re thì biết, chứ chả cần các đ/c UVTƯ đã được phép liên lạc ra bên ngoài sau khi bỏ phiếu xong, điều mà 12 ngày trước đó bị cấm triệt để.
Đi bộ đội thì phải chấp nhận làm thương binh, ai tin vào tin đồn bậy bạ nhiều thì phải chấp nhận thất vọng là chuyện bình thường.
Thế nhỉ các đồng chí trong Chi bộ TTHN. Còn đồng chí nào lăn tăn nữa hay không?


15 ngày kiểm điểm TW đã hết!

Sáng nay ngồi cafe với mấy người bạn nghe được một tin "hơi hót": Tại phiên họp tối hôm qua, thứ  Bảy (ngày 13/10)  Hội nghị Trung ương 6 đã chính thức bỏ phiếu tín nhiệm đối với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng với kết quả  129/175 (~73,71%) ý kiến ủng hộ! Phải nói tin này hơi bất ngờ vì mới hôm qua vẫn còn dự luận khá phổ biến cho rằng ông Dũng sẽ bị hạ bệ...

TW làm việc ròng rã không ngơi nghĩ..., lẽ nào phó thường dân như  mình lại tiếc ngày CN (?) Vậy nên về nhà  mở máy search internet và gọi điện thoại hỏi thêm một số bạn bè.... Kết quả  thấy thông tin trên cũng đã được loan truyền khá nhanh... Tuy chưa thể khẳng định, nhưng thấy nhiều khả năng tin đó là có thật. Các nguồn tin còn dẫn ra cụ thể hơn 20 ý kiến ủng hộ , trong đó có Đại tướng Phùng Quang Thanh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Kim Ngân và các nhân vật cấp bộ /thứ trưởng khác.  Những người ủng hộ còn lên án và bác bỏ "trò mèo" của những người muốn lật đổ Thủ tướng  Dũng. Điều khá lạ lẫm là, số ý kiến công khai chống ông Dũng  tại Hội nghị TW lần này đếm không quá ngón của một bàn tay và lại là của những nhân vật ít quan trọng như  Huỳnh Ngọc Sơn, Nguyễn Tuấn Khanh  và vài người khác.

Đến lúc này còn hơi sớm để "bình loạn". Nhưng cảm giác chung là hơi buồn và thất vọng. Chỉ khổ cho các  bác Tổng và Chủ cùng đại đa số cán bộ hưu trí cũng như tất cả nạn nhân của  nạn  tham nhũng và các nhóm lợi ích mà nhân dân và đất nước phải chịu đựng trong nhiều năm qua . Một điều chắc chắn là phong trào phê và tự phê của  Bác Tổng coi như đã kết thúc mà không đem lại kết quả như mong đợi. Không những thế nó giống như một gáo nước lạnh dội lên đầu những người hâm mộ và dân chúng nói chung khiến họ như đang khát nước mà không uống được hớp nào!  Đó là chưa kể không biết điều tai ương gì sẽ đến với họ sau đợt "trâu bò đánh nhau" lần này mà rốt cuộc trâu vẫn là trâu, bò vẫn là bò?; và nền kinh tế đang èo uột của đất nước sẽ đi về; cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo sẽ nghiêng sang hướng nào?  Thế mới biết thêm thế nào là vai trò của Trung ương  và các ủy viên của nó - nơi tập hợp tinh hoa của dân tộc (!). Thế mới biết thế nào  là sự khác nhau giữa các tầng nấc lợi ích của xã hội nước ta trong thời kỳ  'hậu cách mạng giải phóng dân tộc" và đang tiến thẳng lên CNXH. 

Liệu còn gì để hy vọng nữa không? Coi như Hội nghị đã kết thúc trước thời hạn, và việc gần nhất có thể làm là hãy đón nghe bài tổng kết Hội nghị TW6 của Tổng Bí.thư Nguyễn Phú Trọng có lẽ là trong ngày hôm nay./.
Trần Kinh Nghị
(Blog TKN)

“Cứ hồ sơ dân Nghệ xin việc là tôi loại ngay...”

“Thực tế tôi gặp nhiều người xứ Nghệ xấu tính nên làm mất niềm tin”, anh Phạm Thành Tuân, Giám đốc Công ty Công nghệ số Gram..., TP Hải Phòng cho biết.
Để rộng đường dư luận Kienthuc.net.vn tiếp tục đăng tải ý kiến thảo luận của bạn đọc sau một số bài viết về lao động Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh... bị nhà tuyển dụng từ chối. Những ý kiến này không phải là quan điểm của toà soạn.
Tôi còn nhớ như in ngày đầu tiên cách đây gần 7 năm, khi đó công nghệ thông tin đang còn là ngành “hot”. Tôi mới ra trường, có xin vào một tập đoàn truyền thông lớn tại Hà Nội.
Đây là tập đoàn mới ra đời, khá phát triển, có nhiều đổi mới về công nghệ sản xuất và kinh doanh. Được tuyển dụng vào đó làm, tôi rất vui.
Tuy nhiên thời gian vào làm chỉ được một năm, chuyện trục trặc giữa tôi và ông trưởng phòng là người Nghệ An xảy ra. Ông trưởng phòng có giọng nói trọ trẹ khó nghe, lại keo kiệt bủn xỉn và xấu tính.

Ông ta tìm đủ cách, vạch lá bới sâu để đổ lỗi này khác cho tôi. Các kế hoạch của tôi với nhóm để đổi mới công nghệ ông đều gạt phăng đi…

Anh Phạm Thành Tuân
Anh Phạm Thành Tuân (ảnh làm mờ theo đề nghị của nhân vật)
Trong công việc, ông chỉ ưu tiên người có tiếng Nghệ An nhà ông ấy thôi. Còn tôi bị chèn ép và cô lập dần dần, 6 tháng sau tôi đành phải xin nghỉ việc.

Sau đó, tôi được anh bạn ở một công ty cùng thuộc tập đoàn đó xin về làm quản trị viên. Tôi thích ứng công việc khá nhanh và được nâng cấp dần. Tuy nhiên điều làm tôi hay suy nghĩ nhất là đi đâu làm gì tôi cũng chỉ gặp người có tiếng trọ trẹ như ông trưởng phòng xấu tính.

Sau vụ tôi bị ông trưởng phòng “loại”, tôi biết được lý do là vì ông ấy muốn dành vị trí của tôi cho cháu ông ấy vừa ra trường Bách khoa. Tuy nhiên tôi cho rằng ở đâu cũng có người thế này thế khác nên không để bụng nữa. 

Tôi không ngờ, gắn bó với công ty thứ 2 được ba năm, ông trưởng phòng mới được điều về phòng tôi lại là người Nghệ An. Lịch sử lại lặp lại, tôi bị ông trưởng phòng này hoạnh họe đủ thứ dù công việc của chúng tôi trước đó vẫn được duyệt bình thường. Tôi không thể hiểu được nên có trình bày quan điểm của mình, về kế hoạch chi tiết, tính khả thi để có thể thực hiện dự án... Ông ta nói, đừng có ngựa non háu đá.

Ông sếp này của tôi không khác ông trưởng phòng cũ của tôi chút nào: bảo thủ, độc đoán, lúc nào cũng bắt người khác theo mình. Rút kinh nghiệm từ lần trước, tôi im lặng cứ làm theo những gì ông ấy cho là đúng để được yên thân.

Ngoài các ông sếp, các nhân viên cùng cấp tôi là người Nghệ An cũng sống cực kỳ "tiểu xảo". Họ là người bất chấp mọi thứ để chiếm được vị trí mong muốn, chịu đựng rất tốt để có thể thực hiện mục đích. Không chỉ vậy, dù chơi với nhau nhưng các bạn người Nghệ An cũng rất "tính toán". Nhà nhiều người có điều kiện nhưng vẫn giả khổ, keo kiệt bủn xỉn. Những điều trên khiến tôi ám ảnh cách sống của dân Nghệ An.

Sự yên thân của tôi với ông sếp tan vỡ vào tháng 9/2008 khi ông giao cho tổ tôi kế hoạch về phần mềm đổi mới hệ thống mạng. Một nhóm có 5 người, tôi được anh em bầu làm tổ trưởng.

Sau khi tiếp nhận kế hoạch, nhóm chúng tôi bắt tay vào thực hiện triển khai, hoàn thành dự án trước 5 ngày. Chúng tôi, ai cũng vui, háo hức đến ngày báo cáo với sếp.

Ngờ đâu, ngày báo cáo sếp, phiên bản thử nghiệm đầu tiên chúng tôi bị sếp quăng lựu đạn tới tấp. Chúng tôi đứa nào cũng thất vọng, nghệt mặt ra. Như một sự tất yếu để bảo vệ đứa con của mình, chúng tôi có “bật” lại, giải thích cho sếp những điều sếp hỏi một cách hợp lý.

Giả sử phần mềm mà chúng tôi thực hiện bị lỗi, trình duyệt không khớp… thì chê trách cẩu thả, hoặc tạo cơ hội cho anh em tôi sửa lại. Đằng này phần mềm đưa lên hệ thống chạy rất êm, không báo bất cứ lỗi gì nhưng sếp tôi lại cho rằng phần mềm quá lạc hậu, phong cách làm việc ẩu,…

Ngày hôm sau, tôi nhận được thông báo hết tháng nghỉ việc. Tôi viết đơn xin nghỉ luôn, 4 người bạn nhóm tôi bức xúc quá cũng xin nghỉ. Chúng tôi ra ngoài mở công ty làm. Đến nay mấy anh em tôi vẫn duy trì hệ thống chính trên Hà Nội, còn tôi về Hải Phòng mở chi nhánh, hai bạn khác vào Đà Nẵng và TP.HCM để thiết lập mạng lưới.

Lâu lâu mấy anh em ngồi với nhau nghĩ lại cái ông sếp người xứ Nghệ mà cứ dị ứng, ám ảnh. Anh bạn chịu trách nhiệm công việc ở Đà Nẵng thi thoảng lại miêu tả lại cái điệu bộ ông sếp Nghệ An chỉ chỉ, trỏ trỏ với cái giọng nói nặng như chì mà tôi vẫn ghét đến tận giờ. Có lẽ vì những ám ảnh đó mà đợt nào tuyển dụng nhân sự, tôi mà cầm hồ sơ của bạn nào xứ Nghệ, kiểu gì tôi cũng loại ngay.
(Tên công ty đã được thay đổi)

B.S.N (ghi)
(kienthuc.net)

Trần Mạnh Hảo - Mạc Ngôn: Viết cho Đảng tin, dân mến, địch yêu

Mạc Ngôn: Viết cho Đảng tin, dân mến, địch yêu

 

Ngày 11-12-2012, chỉ sau 10 phút Ủy ban Nobel Thụy Điển công bố giải Nobel văn chương năm 2012 thuộc về nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn, nhà báo kiêm nhạc sĩ Trần Lê Quỳnh của BBC đã gọi điện thoại từ Luân Đôn phỏng vấn chúng tôi về tin này. Tôi đã khẳng định giải Nobel văn chương năm 2012 trao cho ông Mạc Ngôn là quá chính xác, chỉ hiềm nỗi cuốn “Ma chiến hữu” của ông Mạc Ngôn tuy có phần lên án chiến tranh, nhưng quan điểm của nhà văn này đứng hẳn về phía quân Trung Quốc xâm lược, gọi chiến tranh xâm lược là chiến tranh vệ quốc là xúc phạm dân tộc Việt Nam.

Tôi chỉ được đọc ba tác phẩm của Mạc Ngôn: “Ma chiến hữu”, “Vú to mông lớn” (Báu vật của đời) và cuốn tiểu thuyết tôi cho là kiệt tác “Đàn hương hình”; chỉ cần hai tác phẩm sau, cũng đủ để Mạc Ngôn lĩnh giải Nobel văn học.

Thông qua hai cuốn sách được dư luận quốc tế cho là tiêu biểu của Mạc Ngôn: “Báu vật của đời” và “Đàn hương hình”, cả thế giới đã thấy nhân dân Trung Quốc chỉ là phận con sâu cái kiến, nạn nhân của các thế lực cầm quyền tàn bạo: nhà Thanh, Trung Hoa dân quốc, Nhật xăm lăng và chế độ độc tài đẫm máu Mao Trạch Đông dày vò, hành hạ, xỉ nhục.

Thông qua hai tác phẩm trên, người ta thấy dân tộc Trung Hoa trong thế kỷ hai mươi với những biến cố lịch sử rùng rợn và tàn nhẫn vô cùng đã bị đưa lên đoạn đầu đài có tên là chính trị, là cách mạng, là giải phóng, là cái ác ngụy trang mặt nạ cái thiện để tước đoạt quyền làm người của hàng tỉ con người bị đầy đọa trong địa ngục của các thể chế phi nhân …

Mạc Ngôn đang là đảng viên đảng cộng sản Trung Quốc, là phó chủ tịch hiệp hội các nhà văn Trung Hoa, từng là sĩ quan cao cấp trong quân đội cộng sản, từng tôn thờ và hai năm trước từng tôn vinh bài nói tại Diên An của bạo chúa Mao Trạch Đông; nhưng trong văn học, ông lại dám đứng hẳn về phía nhân dân Trung Hoa bị nô lệ hóa, bị đầy đọa trong nhà tù vĩ đại là nước Trung Hoa núi xương sông máu trong suốt thế kỷ 20 bi thảm, để cất lên tiếng khóc ngất trời, khóc cho thân phận con người bị đầy đọa thảm khốc dưới bàn tay bạo chúa mà Tần Thủy Hoàng nếu so với tân bạo chúa Mao Trạch Đông cũng chỉ là hội viên hội từ thiện mà thôi.

Kỳ lạ thay, những tác phẩm gào khóc vì con người, thét vang nỗi đau buồn uất hận vì số phận con người bị chà đạp, bị dày xéo trong một nước Trung Hoa duy ác, bạo tàn vào bậc nhất nhân loại của Mạc Ngôn lại được nhà nước cộng sản Trung Quốc cho xuất bản. Nhờ thế, tác phẩm Mạc Ngôn mới có được cơ hội bước ra thế giới.

Với bút pháp tổng hợp các bút pháp: truyện kể dân gian, pha trộn hiện thực huyền ảo, truyện chương hồi, ngụ ngôn kèm thần thoại, Mạc Ngôn tựu trung vẫn là nhà văn của chủ nghĩa hiện thực mới – một thứ chủ nghĩa hiện thực lãng mạn, phúng dụ, mộng du…khiến câu chuyện ông kể rất hấp dẫn như có ma lực.

Trong một xã hội độc đảng toàn trị như Trung Quốc, việc các tác phẩm lên án tội ác, lên án cường quyền tàn bạo, đồng cảm nỗi đau bị chà đạp, bị bóp nát của dân đen, thét lên nỗi căm hận ngút trời của một nhân loại bị đọa đầy trong địa ngục trần gian của Mạc Ngôn được ra với thế giới và được giải Nobel quả tình như một phép lạ, như là một hiện tượng kỳ quặc rất khó giải thích.

Mạc Ngôn mà ở Việt Nam, chắc chắn đã bị bắt chứ nằm mơ cũng không hình dung ra những “Báu vật của đời”, “Đàn hương hình” được xuất bản. Tuy nhiên, Việt Nam đã cho in hai tác phẩm quan trọng này của Mạc Ngôn với chiếc kéo kiểm duyệt đã cắt khá nhiều trang nhậy cảm và đổi cả tên tác phẩm từ “Vú to mông lớn” thành “Báu vật của đời”. Xem ra, dù nước Trung Cộng khá khắc nghiệt trong cơ chế kiểm duyệt văn chương , báo chí cũng như các nghệ thuật khác, vẫn thoáng hơn nhiều cơ chế kiểm duyệt dễ sợ của Việt cộng. Người viết bài này từng là nạn nhân của việc cấm tự do sáng tác, năm 1982, bài thơ “Khóc Nguyên Hồng” ( Cho một nhà văn nằm xuống) đã bị chính quyền quy kết là thơ phản động; và năm 1989 với tiểu thuyết “Ly thân” bị thu hồi sau khi in đã làm chúng tôi càng cảm thông, cảm phục tinh thần sáng tạo của Mạc Ngôn để có được những kiệt tác ngay trong lưỡi kéo kiểm duyệt của chế độ độc tài.

Nhà cầm quyền Trung cộng đã hoan hỉ chúc mừng Mạc Ngôn được giải văn chương Nobel, coi như một thắng lợi của nước Trung Hoa cộng sản. Mười hai năm trước, khi nhà văn Pháp gốc Trung Hoa Cao Hành Kiện được giải thưởng Nobel văn học cho cuốn “ Linh Sơn”, truyền thông chính thống Trung Cộng đã cho đây là bọn địch chơi xấu chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa và coi Cao Hành Kiện như không phải người Hoa. Vài năm trước, giải Nobel hòa bình được trao cho nhà ly khai số một trong nước là Lưu Hiểu Ba đang ngồi tù, đảng cộng sản Trung quốc đã nguyền rủa giải này và trừng phạt nước Na Uy tới bến.

Các nhà đấu tranh dân chủ chống chế độ Trung Cộng độc tài ngoài nước như Ngụy Kim Sinh, trong nước như Ngải Vị Vị…đều chê bai dè bửu giải Nobel văn chương của Mạc Ngôn, coi ông là nhà văn của đảng, người vẫn còn tôn sùng bạo chúa Mao Trạch Đông…Rằng họ coi việc trao giải Nobel văn học cho Mạc Ngôn là hành vi xuống thang của Ủy ban giải Nobel, bợ đỡ chế độ Trung cộng, đền bù thiệt hại cho việc họ đã trao Nobel hòa bình cho Lưu Hiểu Ba- kẻ thù không đội trời chung với chế độ cộng sản Trung Hoa…

Nhưng chỉ sau chưa đầy hai ngày, trong cuộc họp báo của Mạc Ngôn tại làng Cao Mật tỉnh Sơn Đông, nhà văn lớn này đã lên tiếng trước một rừng nhà báo trong và ngoài nước đòi tư do cho Nobel hòa bình Lưu Hiểu Ba đang bị giam cầm trong nhà tù Trung cộng. Việc làm này khiến nhà cầm quyền Trung Quốc chưng hửng, ngẩn tò te vì cú sút bóng chính trị bất ngờ vào gôn đảng cộng sản. Xin xem ba đoạn trích dưới đây rút trong ba bản tin của đài Pháp ngữ tiếng Việt ( RFI) để minh tường sự việc :

“Theo AFP, từ quê hương của mình, làng Cao Mật, phía đông Trung Quốc, Giải Nobel Văn học 2012, tuyên bố:” Tôi hy vọng ông Lưu sẽ được tự do sớm nhất có thể”.

Một ngày sau khi nhà văn Mạc Ngôn được trao giải Nobel Văn học 2012, chính quyền Trung Quốc mới lên tiếng hoan nghênh sự kiện này.

Theo Tân Hoa Xã, ông Lý Trường Xuân, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc, phụ trách lý luận và tư tưởng, tuyên bố: “Giải Nobel được trao tặng cho nhà văn Mạc Ngôn chứng tỏ sự phong phú và tiến bộ của văn học Trung Quốc và không ngừng củng cố sức mạnh và ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc nói chung”.
Trong thư chúc mừng, lãnh đạo công tác lý luận và tư tưởng của đảng Cộng sản Trung Quốc kêu gọi các nhà văn quan tâm chú ý đến nhân dân, gắn bó với thực tế, cuộc sống và quảng đại quần chúng.

Trả lời phỏng vấn Đại chúng nhật báo của tỉnh Sơn Đông, giải Nobel Văn học 2012 nhấn mạnh đến sự cần thiết đối với nhà văn phải đề cập đến các chủ đề chính trị, xã hội và có đầu óc phê phán.

Ông Mạc Ngôn là phó chủ tịch Hiệp hội các nhà văn Trung Quốc và là đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc.

Giới ly khai Trung Quốc chỉ trích ông là người của chế độ và đặc biệt là đã tham gia, hồi tháng Năm vừa qua, kỷ niệm 70 năm ngày Mao Trạch Đông đọc diễn văn về nghệ thuật và văn học ở Diên An, trong bài diễn văn này, Mao cho rằng các nhà văn cần phải phục vụ đảng Cộng sản.

Ông Mạc Ngôn đã đáp trả rằng giải Nobel mà ông được trao tặng ngày hôm qua là “một giải thưởng văn học, không phải là giải thưởng chính trị”. Về bài diễn văn của Mao Trạch Đông tại Diên An, nhà văn này cho rằng “một số nhận xét của Mao về nghệ thuật là hợp lý”.

Tờ Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Trung Quốc đã không che giấu niềm tự hào khi ghi nhận “Đây là giải Nobel Văn học đầu tiên được trao tặng cho một nhà văn Trung Quốc. Các văn sĩ Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc đã đợi quá lâu” để được vinh dự này.

“Trong số những người phải chạy ra nước ngoài tỵ nạn, nhà văn Dư Kiệt bình luận trên báo chí Đức như sau về giải thưởng dành cho Mạc Ngôn: “Đây là một vụ tai tiếng xấu lịch sử. Trao giải Nobel cho một nhà văn từng chép tay một văn kiện của Mao Trạch Đông, kẻ đã gây tội ác hơn cả Stalin và Hitler”.

Nghệ sĩ Ngải Vị Vị, người đang bị chính quyền trả đòn thù bằng biện pháp “truy thuế” bình luận: Không biết nên cười hay nên khóc vì Mạc Ngôn luôn đứng về phía chính quyền.

Nhà văn Nguyễn Quang Lập, trên blog Quê Choa đã hết lời ca ngợi việc Mạc Ngôn đòi trả tự do cho Lưu Hiểu Ba người đoạt giải Nobel Hòa bình đang bị tù tội ngay trong ngày họp báo đầu tiên của ông sau khi nhận Nobel văn học. Rổi ông Lập nói giả dụ một nhà văn Việt Nam trong 1200 nhà văn được giải Nobel, xem họ chỉ ngậm miệng ăn tiền mà mọp lưng trước nhà cầm quyền để yên thân, đâu có được nhân cách lớn như Mạc Ngôn, nghe mà tủi nhục ghê gớm:

“RFI loan tin Nobel Văn học mong muốn Nobel Hòa bình được tự do (tại đây): “Trả lời phỏng vấn từ quê hương của mình, làng Cao Mật, phía đông Trung Quốc, Giải Nobel Văn học 2012 nói:” Tôi hy vọng ông Lưu sẽ được tự do sớm nhất có thể”.
Chính phát ngôn đó đã cho thấy tầm vóc lớn lao của Mạc Ngôn. Hoan hô bác Mạc Ngôn, từ nay em nguyện yêu bác mãi mãi! Cho dù Tàu có đem quân xâm lăng nước Việt một lần nữa thì em vẫn yêu bác.

Chợt nghĩ nếu ai đó trong 1200 nhà văn Việt đương đại đoạt giải Nobel thì họ sẽ nói gì khi được nhắc đến ông Cù Huy Hà Vũ, đến Điếu Cày và nhiều người khác nữa? Chẳng biết họ sẽ nói gì nhưng chắc chắn họ không “dại mồm” như bác Mạc Ngôn, mình xin cá 1 ăn một trăm đấy! Được cái giải nhà nước đã cảm ơn Đảng rối rít, nói gì đòi tự do cho ai!”
Như vậy, trong xã hội Trung cộng, một đảng viên, một vị quan chức lớn: phó chủ tịch hiệp hội các nhà văn Trung Quốc, người từng được coi là nhà văn của đảng, tất nhiên Mạc Ngôn đã được ĐẢNG TIN. Ông lại được nhân dân Trung Quốc và nhân dân thế giới quý trọng, coi như ông đã được DÂN MẾN. Mạc Ngôn lại được Ủy ban Nobel Thụy Điển (bị các báo lề phải Trung cộng gọi là bọn địch) trao giải Nobel, được báo chí của Mỹ và châu Âu là thế lực thù địch đang giãy chết hết lời ca ngợi, coi như nhà văn này đã được ĐỊCH YÊU.

Sống trong xã hội độc đảng độc quyền cộng sản, Mạc Ngôn có lẽ là nhà văn thứ hai sau Solokhov, tác giả kiệt tác “Sông Đông êm đềm” từng đoạt giải Nobel văn học đã đạt được danh hiệu VIẾT CHO ĐẢNG TIN, DÂN MẾN, ĐỊCH YÊU.

Người viết bài này trong đại hội 4 hội nhà văn Việt Nam đã lên diễn đàn đại hội nói vo nhiều chuyện, trong đó chúng tôi đã tuyên bố nhà văn Việt Nam phải viết sao như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du…viết sao cho ĐẢNG TIN, DÂN MẾN, ĐỊCH YÊU, viết vượt lên yếu tố chính trị, tuyệt đối không được làm con ở (con sen) cho chính trị mới có tác phẩm lớn. Viết như Nguyễn Du viết Truyện Kiều vậy.

Năm 1965, miền Bắc Việt Nam đang đánh nhau với miền Nam mà ở Hà Nội, ông Trường Chinh vẫn chủ tọa cuộc kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du; cùng ngày đó, ở Sài Gòn, quốc trưởng Phan Huy Quát, cũng chủ trì lễ kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du trong hội trường Nhạc viện Quốc gia. Rõ ràng, Truyện Kiều và Nguyễn Du đã hội đủ ba yếu tố làm nên đại thi hào dân tộc : đảng tin, dân mến, địch yêu đó sao?

Từ Sài Gòn, một nhà văn đang bị cấm viết, cấm in sách trên khắp các kênh sách báo lề phải, chúng tôi (Trần Mạnh Hảo) chúc mừng nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn được giải Nobel văn học, báo chí thế giới đã và đang xếp ông ngang ngửa với đại văn hào Market, tác giả kiệt tác “Trăm năm cô đơn”.

Cám ơn ông Mạc Ngôn đã trưng ra cho thế giới thấy sự tàn bạo có một không hai đã và đang thống trị nước Trung Hoa, rằng cái ác đang hủy diệt thế giới, con người đang bị dày xéo và đau đớn tận cùng, vẫn kiên gan tìm sự sống trong nỗi chết. Những trang văn của ông đau đớn đến tận cùng trời mây cây cỏ.

Mạc Ngôn, ông đang tiếp tục truyền thống nhân văn của đại văn hào Lỗ Tấn (người bị giải Nobel làm ngơ cũng như giải này đã làm ngơ nhà văn số một thế giới Lep Tostoi) rằng, hỡi con người, mi lấy ở đâu cái quyền đầy đọa dân tộc ngươi, đồng loại của người kinh hãi hơn mọi thứ ma quỷ trên đời đến thế?

Sài gòn ngày 13-10-2012

© Trần Mạnh Hảo

Văn hóa đọc thời đa phương tiện

Hội sách quốc tế Frankfurt quy mô nhất thế giới khai mạc giữa tuần qua ở Đức tuy không có yếu tố bất ngờ nhưng được đánh giá khá thành công. Hội sách năm nay đã bắt kịp sự phát triển trong văn hóa đọc của những độc giả yêu thích những sản phẩm của công nghệ giải trí.

Đọc sách “cộng sinh”

Hội sách Frankfurt diễn ra trong 5 ngày với sự tham gia của 7.400 gian hàng đến từ hơn 100 quốc gia. Trong số đó có 1.500 gian hàng là sách dành cho thiếu nhi và giới trẻ. Từ vài năm trở lại đây, sự bùng nổ của các ngành giải trí đã dần trở thành mối lo đối với các nhà xuất bản. Đề tài này thường được đưa ra tranh luận ở các hội sách trước đây nhưng đến năm nay, nhiều nhà xuất bản không còn buồn vì xu hướng này mà biến chúng thành lợi thế của mình.

Theo AFP, một nhà xuất bản khi chuẩn bị cho ra mắt một tập sách phải tìm hiểu khá kỹ về khả năng hợp tác với các hãng điện thoại thông minh, máy tính bảng để cùng lúc cho ra mắt một ứng dụng, trò chơi lấy từ nhân vật trong một tác phẩm nào đó. Những quyển sách có khả năng tạo nên sự “cộng sinh” đặc biệt này chính là những quyển truyện dành cho thiếu nhi hoặc độc giả trẻ có thói quen sử dụng những sản phẩm công nghệ cao.

Khá phổ biến là những chú chim làm nên thương hiệu Angry Birds có cả bản trò chơi trên điện thoại thông minh, phim hoạt hình, truyện tranh. Với bộ tiểu thuyết Harry Potter, nữ tác giả J.K. Rowling cũng đã rất nhạy bén khi tìm được các đối tác để ra phiên bản sách điện tử (e-book), làm phim cũng như nhiều tiện ích đi kèm từ tác phẩm của mình. Sony và tác giả J.K. Rowling cũng đã hợp tác cho ra sản phẩm Wonderbook giúp người dùng chuyển hóa những trang sách thông thường (thông qua một chiếc camera và màn hình 3D) thành thế giới kỳ ảo. Thiết bị này cũng được giới thiệu tại hội sách này và tung ra thị trường vào tháng 11 tới.

Nhân rộng tình yêu sách

Trong không gian của hội sách, mọi người có thể thưởng thức những màn trình diễn văn nghệ, vở kịch mang nhiều màu sắc, đến từ những miền văn hóa khác nhau. Đây cũng là nguồn cảm hứng lớn để các tác giả lấy ý tưởng viết sách.

“Khách mời danh dự” của hội sách năm nay là New Zealand. Tham gia sự kiện văn hóa lớn này, New Zealand mang đến các tác phẩm của 68 tác giả trong nước để giới thiệu với bạn bè quốc tế. Với dân số chỉ khoảng 4,4 triệu người, New Zealand là một trong những nơi có môi trường sống lý tưởng nhất thế giới.

Giới thiệu về đất nước mình trong ngày khai mạc hội sách, Phó Thủ tướng New Zealand Bill English chia sẻ: “Bên cạnh nỗ lực bắt kịp các ngành khoa học ứng dụng của thế giới, chúng tôi vẫn dành thời gian để trải nghiệm tình yêu các tác phẩm văn chương và những câu chuyện mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Chúng tôi nghĩ đó là tình yêu mà cả nhân loại nên gìn giữ để nuôi dưỡng tâm hồn”.

Năm ngoái, hãng bưu chính New Zealand đã tặng 2.400 cuốn sách trên khắp đất nước để thúc đẩy công cuộc xóa mù chữ. Hoạt động này thuộc dự án Travelling Book với triết lý chia sẻ cùng cộng đồng: Người đọc sẽ chuyển sách cho người khác sau khi đọc xong. NZ Post cũng tài trợ cho giải thưởng Book Awards cho trẻ em trong nỗ lực khuyến khích văn hóa đọc của người New Zealand.
Như Quỳnh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét