Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012

Lượm tin tức - Kết thúc hội nghị TW6

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Con tàu Hoàng Sa của 2,5 vạn công chức (TP).  – Khánh Hòa dốc sức ra album người lính Trường Sa (VTC).
Đường lưỡi bò, con đường hoang tưởng   -Đại Đoàn Kết - Về mặt pháp lý, một tấm bản đồ được coi là có giá trị khi nó hội đủ các yếu tố gắn liền với quá trình thực thi chủ quyền của Nhà nước đối với…
Vì sao LĐ Thanh-Nghệ-Tĩnh bị tẩy chay?  -Khampha.vn - Tình trạng “chê” lao động Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh diễn ra gay gắt tại các KCN ở Bình Dương và đang lan ra vùng Đông Nam Bộ. Vì sao chỉ khu…
VietnamNet Vỡ đập thủy điện Đakrông 3: Bưng bít?

Chủ tịch Sang gặp đại diện doanh nghiệp (BBC)

Cựu thủ tướng Tony Blair thăm Hà Nội(BBC)

Quy định mới về quyền hạn của Thanh tra Chính phủ  (NNVN)


KINH TẾ
- Cứu doanh nghiệp, không thể “hà hơi thổi ngạt” (TBKTSG). VĂN HÓA-THỂ THAO
- Nghe cũng phải …sạch (TP).  – MVCorp sẽ thu phí bản quyền âm nhạc từ tháng 11 (TBKTSG).
- Phan Cẩm Thượng: Tản mạn về quần cư các tộc người (TTVH).
Pháp luật TPHCM   Học bổng tiến sĩ vật liệu composite tại Pháp   ——Du học Canada: Không cần phải là HS xuất sắc - Pháp luật TPHCM   —–SGGP  Phát hiện kiến trúc cổ ở tháp Chăm Po Dam   —-Tại sao có những comment “mất dạy” trên mạng? (NLĐ)

Xac chet ngoi 600 nam khong phan huyXác chết ngồi 600 năm không phân hủy - (VTC News) – Trong một ngôi nhà nhỏ xíu, là nhà cầu siêu, trên đỉnh một quả núi trơ trọi đá và lộng gió, có một thi hài vô cùng đặc biệt. Thi hài đã…
Phê bình thì nhiều, bàn chiến lược thì chưa  (VNN) -Giáo dục đại học Việt Nam đang ở đâu? Vì sao chất lượng đào tạo đại học mãi không vươn lên được? Và làm thế nào để tìm được lời giải cho bài toán quan trọng này?
Giáo trình sinh viên sư phạm xuất hiện thơ sexy (VNN)   —–Bài học giáo dục từ bài văn “Canh gà Thọ Xương”  (GDVN)   —-TS. Nguyễn Tùng Lâm: “Đừng bắt học sinh chui qua lỗ kim”(GDVN)    –Học sinh tiểu học “còng lưng” trả nợ trường chuẩn Quốc gia (Kienthuc)   —Cặp song sinh nương cửa Phật chới với cổng đại học (VTC)  ——-Tá túc ở chùa, anh em song sinh cùng vào ĐH - Dân Việt
Chuyện người con hiến gan cứu mẹ  -Tuổi Trẻ

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Nỗi đau của ngành giáo dục (NĐT).
- Người thầy đáng kính của tôi: Người lái đò “cộc tính” (TT).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Chuyện người con hiến gan cứu mẹ (TT). Cảnh giác ‘dâu tây Đà Lạt’ giá siêu rẻ  (VTC) -Trong khi mức giá của dâu tây Đà Lạt từ 100.000 đến 170.000 đồng/kg thì tại một số điểm bán ở TP HCM, giá chỉ 50.000-60.000 đồng.    —–Nam sinh viên chết bất thường trong phòng trọ(VTC News)    —–Triệt phá đường dây môi giới bán trinh cho “đại gia” - Dân Việt   —-Taxi hất cảnh sát lên nắp capo, tông người đi đường (NLĐ)    —Có nên “vá” trước khi cưới? (NLĐ)
Kienthuc.net.vn Đại lộ hiện đại nhất Sài Gòn ngập nặng      —-“Hiệp sĩ” tuyên bố “giải nghệ”: Kẻ mừng người lo(NLĐO) – Lời cảm thán của một bạn đọc: Làm hiệp sĩ mà cũng thật là khó, khi đã là hiệp sĩ rồi để tồn tại cũng lại khó hơn.  —Bắp luộc đầy hóa chất (NLĐ)

10 tấn đá và lưới “trùm” lên tàu cổ vật (NLĐO)- Để ngăn chặn ngư dân săn tìm cổ vật, lực lượng chức năng đã dùng lưới sắt trùm lên phía mặt và dùng 10 tấn đá đổ đè lên trên, “vây” con tàu cổ ở thôn Châu Thuận Biển.
Tình phí “cưa” đôi! (TN) -Dù là ăn đĩa mì, uống ly nước, xem một bộ phim… một số đôi yêu nhau cũng quyết định “cưa” đôi số tiền trên hóa đơn thanh toán…

QUỐC TẾ
- Đặc phái viên LHQ tới Iran, Iraq thảo luận về Syria (TTXVN).  – Đức kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ kiềm chế (VOV).

Trung Quốc kêu gọi Mỹ và Nhật cải tổ chính sách tài chánh(RFA)   —Báo cáo hoạt động thương mại với TQ trước QH Mỹ được dời lại (RFA)   —–Hoa Kỳ: hành khách mang vũ khí lên máy bay bị từ chối đóng tiền tại ngoại (RFA)    —-Nếu đắc cử, ông Mitt Romney không nhượng bộ Nga, Trung Quốc (TP)
Cảm động con đẩy xe 3.000km đưa mẹ đi du lịch
Cảm động con đẩy xe 3.000km đưa mẹ đi du lịch (VTC News) – Hiếu thảo với mẹ, cậu thanh niên Phiền Mông đẩy xe hơn 3.000 cây số đưa mẹ du ngoạn ở Tây Song Bản Nạp, China.====>>>
Nghị sĩ Iran đòi kiểm tra máy bay Mỹ (TN)   —–Thế giới 24h: Al-Qaeda kêu gọi đánh Mỹ (VNN)   —–Lo ngại Trung Quốc (NLĐ)       —-Gián điệp tin học Trung Quốc: Những mối quan hệ đáng ngờ (NLĐ) -Các nước phương Tây không hiểu nổi ai là sở hữu chủ Huawei. Mọi nghi ngờ và lo âu xuất phát từ đây
Bồ Đào Nha – Tây Ban Nha : lại biểu tình chống chính sách khắc khổ (RFI)   —–Tổng thống Pháp F.Hollande : «Tôi tới để cùng châu Phi viết lên một trang sử mới» (RFI)  —–Taliban thề giết bằng được blogger 14 tuổi Malala (TT)  —-Điện ảnh : vũ khí tuyên truyền của Bắc Triều Tiên (RFI)
Philippines không cho đem cá heo sang Singapore trình diễn (RFA)   —-Cuộc sống thiên đường của doanh nhân Ả Rập (VEF)     Mỹ sẽ công bố danh tính khách mua dâm ( TP)

  <<<===Paris không hoa lệ  (TN) -Đằng sau vẻ lộng lẫy choáng ngợp của Paris là thế giới hoàn toàn khác, khắc khổ một cách tàn nhẫn.
Chủ thầu xây dựng Trung Quốc thoải mái ngược đãi công nhân (GDVN) -  —–Bệnh viện hết giường, sản phụ phải sinh con trong ô tô (GDVN) – Bên Tàu đấy,”anh em” giống y nhau hà.   —Nạn đói ở Triều Tiên sẽ tồi tệ hơn thập niên 1990 (GDVN) -   Nguyên nhân của tình trạng đói kém này là do nền kinh tế yếu kém, chi phí quân sự cao, thời tiết bất lợi khiến mùa màng thất bát và các vấn đề mang tính hệ thống trong sản xuất nông nghiệp. –   Sao ở “thiên đường cọng sản” chớ đâu phải “bọn tư bản bóc lột” mà lại đói hoài hè!
Tổng thống Mauritania bị quân đội bắn (NLĐO) – Mohamed Ould Abdel Aziz-Tổng thống Cộng hòa Hồi giáo Mauritania đã bị thương nhẹ ngày 13-10 sau khi một đơn vị quân đội vô tình bắn xe của ông.

Tàu sân bay Trung Quốc rời cảng  —VnExpress - Liêu Ninh, tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc, rời cảng tối qua, lần đầu tiên kể từ khi được chính thức sung vào hải quân nước này.   —Trung, Nhật lao vào chiến tranh tuyên truyền - VietnamNet  —Đảng cầm quyền Miến Điện bầu lãnh đạo (BBC)
Syria cấm máy bay Thổ vào không phận (BBC)     —Mạc Ngôn nói về giải Nobel Văn học (BBC/nghe)   ——Singapore bị tăng trưởng âm  (BBC) -Nền kinh tế Singapore tăng trưởng âm trong quý Ba năm nay nhưng tránh bị suy thoái
Canada không muốn Huawei đầu tư (BBC) -  Thủ tướng Stephen Harper nói đầu tư Trung Quốc ‘phải bảo đảm an ninh quốc gia’.
“Điểm danh” Thường vụ Bộ Chính trị TQ sau Đại hội 18 (Infonet)   —-Thổ Nhĩ Kỳ điều xe tăng đến sát biên giới Syria (TN)
Tàu tuần dương và tàu ngầm hạt nhân Mỹ đâm nhau (NLĐO) – Hiện Hải quân Mỹ đang điều tra nguyên nhân và đánh giá mức độ thiệt hại sau khi xảy ra va chạm giữa tàu tuần dương USS San Jacinto và tàu ngầm hạt nhân USS Montpelier.
Lo ngại Trung Quốc  (NLĐ) -Sau Mỹ và Úc, đến lượt Canada đã bày tỏ thái độ thận trọng xen lẫn lo ngại trước việc làm ăn với các công ty Trung Quốc.
Iran tuyên bố sẵn sàng ngừng làm giàu uranium  (NLĐO) – Ramin Mehmanparast-Phát ngôn viên Bộ ngoại giao của Iran bất ngờ tuyên bố ngày 13-10 rằng nước này sẵn sàng ngừng làm giàu uranium nếu nhận được nguồn nguyên liệu hạt nhân trên từ các nước khác. Đây là động thái nhằm giảm bớt mối lo ngại của phương Tây về chương trình hạt nhân tại Iran.
Nobel kinh tế lại về tay người Mỹ?  TT – Sau “cú sốc” Liên minh châu Âu (EU) đoạt giải Nobel hòa bình 2012 trong lúc đang chật vật với khủng hoảng nợ, dư luận tiếp tục đổ dồn sự chú ý vào giải Nobel kinh tế.  —-Trung Quốc bắt blogger làm lộ tin về vụ Bạc Hy Lai (VnEx)

Thủ tướng qua được ải, Đảng giành thêm tí quyền

14/10/2012
Ngày mai (15/10) Hội nghị mới kết thúc, tuy nhiên, tại cửa ải cuối cùng, Thủ tướng đã thoát hiểm trong gang tấc và vẫn giữ nguyên vị trí. Hội nghị đã đáp ứng một mục tiêu mà Tổng Bí thư đề ra là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Tổng Bí thư không quên nhấn mạnh “ngoài lề”: làm gì thì làm phải giữ ổn định chính trị. Nhiều người băn khoăn, Việt Nam đã có mấy cái ụ nổi Vinalines là đủ rồi. Trung ương sắm thêm hai cái “ụ nổi” nữa (Ban Nội Chính, Ban Kinh tế) biết có mần chi?
————
Sau 15 ngày họp, ngày mai 15/10, Hội nghị sẽ kết thúc. Hội nghị đã đáp ứng một mục tiêu mà Tổng Bí thư đề ra là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Tổng Bí thư không quên nhấn mạnh “ngoài lề”: làm gì thì làm phải giữ ổn định chính trị.
Gần như toàn bộ thời gian họp Hội nghị lần này dành ra để Trung ương nghiên cứu Tài liệu thẩm tra Trung ương đối với nội dung tự kiểm của Thủ tướng. Tại cửa ải cuối cùng, Thủ tướng đã thoát hiểm trong gang tấc và vẫn giữ nguyên vị trí.
Đổi lại, Thủ tướng phải “tạo điều kiện” để Bộ Chính trị thực hiện một số công việc của Đảng như tăng cường sự lãnh đạo Đảng trong công tác phòng chống tham nhũng, tức kiện toàn Ban Nội chính ra đời đã lâu mà chưa hoạt động được, tái lập Ban Kinh tế Trung ương.
Nhiều người băn khoăn, Việt Nam đã có mấy cái ụ nổi Vinalines là đủ rồi. Trung ương sắm thêm hai cái “ụ nổi” nữa (Ban Nội Chính, Ban Kinh tế) biết có mần chi?
Dầu sao, Đảng sẽ có thêm ban bệ, sẽ có thêm Ủy viên Bộ Chính trị, nhiều quyền lực mới sẽ được đặt vào tay. Sân khấu chính trị lại xuất hiện một số khuôn mặt diễn viên mới.
Việc phân chia quyền lực với Chủ tịch nước chưa được quyết định tại Hội nghị.
Với nhân dân thì tình hình là Nguyễn Y Vân.
Với đất nước thì thảm trạng kinh tế ngày một u ám, nợ xấu, sản xuất đình đốn, tham nhũng, nhóm lợi ích hoành hành vơ vét hết tài sản quốc gia, thất nghiệp trầm trọng. Mặt khác, Trung Quốc không ngừng thực hiện các thủ đoạn, hoạt động lũng đoạn về chính trị, quốc phòng, kinh tế, văn hóa, ngoại giao đối với Việt Nam và liên tục gia tăng xâm chiếm biển đảo của ta.
Hơn lúc nào hết, Việt Nam đang rơi vào một cuộc khủng hoảng toàn diện và sâu sắc nhất kể từ 1985, đang phải đối mặt với nhiều thách thức cả bên trong lẫn bên ngoài.

Đại biểu QH vẫn biệt tích, Chủ tịch nước căng thẳng

14/10/2012
Hôm qua 13/10/2012, hàng trăm doanh nhân Việt Nam tiêu biểu được Chủ tịch nước tiếp đón tại Phủ Chủ tịch nhân ngày Doanh nhân Việt Nam. Khi doanh nhân bắt tay và chụp ảnh, vị Chủ tịch bắt tay hờ hững, dường như tâm trí của ông để vào chuyện khác. Doanh nhân rất nổi tiếng Việt Nam là đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm không thấy có mặt trong buổi tiếp đón này. Được biết ông đại biểu Tâm “mất tích” kể từ khi tháp tùng Chủ tịch nước đi họp APEC tại Nga hôm 6/9/2012.
————–

Hôm qua 13/10/2012, hàng trăm doanh nhân Việt Nam tiêu biểu được Chủ tịch nước tiếp đón tại Phủ Chủ tịch nhân ngày Doanh nhân Việt Nam.
Doanh nhân rất nổi tiếng Việt Nam là đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm không thấy có mặt trong buổi tiếp đón này. Được biết ông đại biểu Tâm “mất tích” kể từ khi tháp tùng Chủ tịch nước đi họp APEC tại Nga hôm 6/9/2012. Đại biểu Quốc hội, doanh nhân Đặng Thành Tâm chưa từng vắng mặt tại các buổi tiếp như thế này trước đây. Lần tiếp trước, ông Tâm đã đại diện những doanh nhân ưu tú nhất đất Việt đọc lời phát biểu với Chủ tịch nước.
Theo lời kể của một doanh nhân có mặt trong buổi tiếp thì anh quan sát thấy Chủ tịch nước vẻ mặt khá mệt mỏi. Có lẽ giai đoạn này rất căng thẳng đối với ông. Tin tức cho biết kết quả Hội nghị TƯ6 đã không như ý, khiến vị Chủ tịch có nhiều lý do để lo lắng cho quãng thời gian tới của mình. Khi doanh nhân bắt tay và chụp ảnh, vị Chủ tịch bắt tay hờ hững, dường như tâm trí của ông để vào chuyện khác.
Thời gian này trùng với Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 14 (khối các nước nói tiếng Pháp) họp tại Công Gô. Lần họp này rất quan trọng với Việt Nam vì Việt Nam đang nộp hồ sơ xin đăng cai tổ chức Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ năm 2014 và hồ sơ được xét vào Chủ nhật 14/10. Nhiều nước cử nguyên thủ tới Hội nghị. Lẽ ra nguyên thủ (Chủ tịch nước) đi dự và có bài phát biểu quan trọng nhưng Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Doan đã phải tất tả lãnh thay sứ mệnh này và lên đường ngay trong ngày 11/10/2012.

Phân chia, kiểm soát quyền lực xung quanh Hội nghị TƯ6

13/10/2012
Về tổ chức nhà nước, việc quyền lực nhà nước tập trung vào trong tay một hoặc vài cá nhân chính là căn nguyên của mọi hành vi độc tài, chuyên chế trong điều hành, quản lý quốc gia. Vì vậy, muốn chống lạm quyền phải có sự phân chia quyền lực, có cơ chế kiểm soát quyền lực.
Triết gia Pháp J.J. Rousseau (1712 – 1778) trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội” nêu:
“Quyền lực nhà nước luôn có xu hướng tự mở rộng, tự tăng cường vai trò của mình. Bất cứ ở đâu có quyền lực là xuất hiện xu thế lạm quyền và chuyên quyền, cho dù quyền lực ấy thuộc về ai. Do vậy, để đảm bảo các quyền tự do cơ bản của công dân, ngăn ngừa các hành vi lạm quyền của các chủ thể nắm giữ quyền lực nhà nước thì phải thiết lập pháp chế nhằm giới hạn quyền lực nhà nước. Cách tốt nhất để chống lạm quyền là giới hạn quyền lực bằng các công cụ pháp lý và cách thực hiện không phải là tập trung quyền lực, mà là phân chia nó ra, kiểm soát nó”.
Muốn hạn chế quyền lực nhà nước thì trước hết phải phân quyền, và sau đó phải làm cho các nhánh quyền lực đã được phân chỉ được phép hoạt động trong phạm vi quy định của pháp luật
Tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ Thomas Jefferson (1743-1826) hoàn thiện tiếp:
“Sự phân chia các quyền lực đó theo một cách thức sao cho chức năng của một nhánh chính quyền trong một vấn đề cụ thể thì bị giới hạn bởi chức năng của một nhánh khác có thẩm quyền về cùng vấn đề ấy hoặc về một vấn đề khác có liên quan. Cơ chế này chính là các biện pháp kiểm soát và đối trọng quyền lực lẫn nhau – checks and balance”.
Về cốt lõi, đây là một hệ thống nằm ngay bên trong chính quyền nhằm đảm bảo tính trách nhiệm của chính quyền, được gọi là kiểm tra, giám sát bên trong. Vì sự kiểm tra này tạo ra một cơ chế mặc nhiên ai nắm và được phân công sử dụng quyền lực nhà nước cũng phải bị kiểm tra, theo nguyên tắc phòng ngừa, còn cơ chế kiểm tra được thực hiện từ bên ngoài hầu như chỉ được tiến hành một khi đã có hậu quả xảy ra.
Việt Nam đã và đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề vì sự lạm quyền của Thủ tướng. Thực chất là quyền hạn đã tập trung quá lớn vào một tay mà không có sự kiểm soát, giám sát hữu hiệu nên mới sinh ra những vấn đề mà mấy Hội nghị của đảng đều bàn về nội dung này nhưng dường như chưa có lối ra sáng sủa.
Ở Việt Nam, không có chuyện tam quyền phân lập mà chỉ có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan dưới sự lãnh đạo của Đảng – một lãnh đạo đã phát biểu. “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng” được đưa ra trong Hội nghị Trung ương 6 như một phương sách để hoàn thiện thể chế giám sát, kiểm soát quyền lực. Hoàn thiện Ban Phòng chống tham nhũng. Giảm bớt quyền lực Thủ tuớng, chuyển một số bộ sang để Chủ tịch nước phụ trách. Tái lập Ban Kinh tế Trung ương …
Thực chất, quyền lực lại vẫn tập trung vào một tay, chỉ đơn giản là chuyển từ tay này sang tay khác mà vẫn chưa thấy được cơ chế kiểm soát và giám sát hữu hiệu. Hiện, việc hoàn thiện Ban Phòng chống tham nhũng vẫn gặp rắc rối vì cả ba phương án đưa ra đều “có vấn đề” – mà lớn nhất là sự xung đột giữa quyền lực của đảng và quyền lực của chính phủ. Tái lập Ban Kinh tế Trung ương để thực hiện chức năng giám sát thì có sự chồng chéo về chức năng và quyền lực giữa đảng và Quốc hội. Việc để Chủ tịch nước nắm một số Bộ trọng yếu (Quốc phòng, Công an, Ngoại giao) thì giảm hiệu quả hoạt động chính phủ và vô hình chung tạo sự tập quyền cực lớn trong tay Chủ tịch nước nhưng lại chưa hình thành cơ chế giám sát quyền lực này khi Chủ tịch nước vừa nắm các Bộ trọng yếu lại vừa nắm cả Tòa án lẫn Viện Kiểm sát. Tức cả hành pháp và tư pháp tập trung vào một tay, còn nguy hiểm hơn gấp nhiều lần mức độ tập quyền hiện nay trong tay Thủ tướng. 

Bức tranh ảm đạm sau Hội nghị Trung ương

15/10/2012
Trong buổi gặp Chủ tịch nước hôm 13/10, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc cùng các doanh nhân tiêu biểu cả nước đã báo cáo với Chủ tịch nước:“trong 9 tháng đầu năm 2012 đã có trên 40.000 doanh nghiệp phải giải thể và ngừng hoạt động. Số doanh nghiệp còn lại hoạt động trong tình trạng khó khăn chật vật”.
.
Sản xuất kinh doanh đình đốn, thất nghiệp trầm trọng, tiền vốn ngập hết vào bất động sản

Theo thống kê chính thức của Bộ Kế hoạch Đầu tư: tính riêng năm 2011 đã có tới 53.000 doanh nghiệp đóng cửa và phá sản, và gần 40.000 doanh nghiệp lâm vào cảnh tương tự trong 8 tháng đầu năm 2012. Con số này gần bằng một nửa con số các doanh nghiệp đóng cửa và phá sản kể từ năm 1986 tới nay. Đáng lo hơn hoạt động của các doanh nghiệp đang tồn tại trên thị trường cũng không khá hơn. Thống kê cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đã giảm công suất hoạt động, thậm chí nhiều doanh nghiệp chỉ còn tồn tại hình thức bởi không tiêu thụ được sản phẩm, lượng hàng tồn kho cao. Nếu tính trung bình các doanh nghiệp này giảm công suất 20% tương đương với khoảng 150.000 doanh nghiệp nữa đóng cửa và phá sản. Số người thất nghiệp do doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, kinh doanh lên đến hàng triệu người. 
Do kinh tế khủng hoảng, người dân đã tự thắt lưng buộc bụng. Hàng hóa do đó không tiêu thị được. Hàng triệu tỷ đồng vốn đang bị chôn trong hàng hóa tồn kho, trong đó hàng tồn bất động sản lớn nhất. Tính riêng ở Hà Nội và Sài Gòn, thị trường bất động sản có tới trên 70.000 căn hộ đang bị ế. Ít nhất có tới 140 nghìn tỷ đồng đang bị chôn, mà phải mất hàng chục năm sau may ra mới có cách xử lý.
Báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia ước tính, khu vực bất động sản đã được các ngân hàng bơm gần 350 nghìn tỷ đồng, một số vốn khổng lồ tương đương trên 17 tỉ USD. Đó là chưa tính các dự án “ma” được các ngân hàng cho đội tên khác nhưng vốn vẫn chảy vào bất động sản mà không thể thu hồi được.
Một nhà nghiên cứu kinh tế cho biết, nếu tính cả dự án “ma”, tổng vốn đang chôn vào bất động sản ước khoảng trên 30 tỉ USD trên địa bàn cả nước. Toàn bộ các doanh nghiệp bất động sản đều rơi vào tình trạng không bán được hàng, không thu được tiền vốn, đang ngập sâu trong nợ ngân hàng và hoàn toàn đủ điều kiện phá sản.
Nhìn ra khu vực công, tình hình cũng không sáng sủa hơn. Năm 2011, tổng số nợ vốn đầu tư của 63 tỉnh và thành phố là 91.273 tỷ đồng của 47.209 dự án; trong đó, nợ vốn các công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành là 25.423 tỷ đồng, nợ vốn của 20.921 dự án đang triển khai là 65.850 tỷ đồng, dãn tiến độ 41 dự án với tổng số vốn là 38.320 tỷ đồng. Hậu quả của tình trạng trên, không gì khác là số phận hẩm hiu của các doanh nghiệp và người lao động. Đang có nhiều doanh nghiệp “chết” hoặc “chờ chết” vì không thu được món nợ này.
Doanh nghiệp Nhà nước - những con nợ khổng lồ
.
Doanh nghiệp Nhà nước hiện sử dụng vốn tín dụng chiếm tới khoảng 70% tổng số nợ xấu, trong đó các tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu.  Ngoài ra, nợ xấu của khu vực tập đoàn, tổng công ty chiếm tới 30 – 35% tổng dư nợ của khối này trong vay nợ từ hệ thống ngân hàng thương mại.
Tổng dư nợ đó của 12 tập đoàn kinh tế Nhà nước lên tới gần 218.740 tỷ đồng, theo Đề án tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp Nhà nước của Bộ Tài chính năm 2012. Trong đó dư nợ lớn nhất thuộc về Tập đoàn Dầu khí (PVN – 72.300 tỷ đồng), Điện lực (EVN-62.800 tỷ đồng), Than và Khoáng sản (Vinacomin – 19.600 tỷ đồng).
Ngoài khu vực ngân hàng, nợ xấu của khu vực doanh nghiệp đang “rất lớn” ở Ngân hàng Phát triển (VDB). Chẳng hạn, Vinashin vay ưu đãi VDB gần 300 tỷ đồng lãi suất bằng 0% để hỗ trợ trả lương và phụ cấp; EVN được vay hơn 5.000 tỷ đồng. Còn trong các năm trước đó, Vinalines cũng vay VDB để phát triển tàu mới; Xi măng Đồng bành vay 290 tỷ đồng…
Hiện nay, nợ của các tập đoàn, tổng công ty… chiếm độ 75 – 80% tổng dư nợ của Ngân hàng Phát triển VDB. Các doanh nghiệp Nhà nước mặc dù số lượng thấp hơn doanh nghiệp tư nhân nhưng nợ thuế cũng khổng lồ. Con số nợ thuế chưa trả của các DN Nhà nước chiếm khoảng 13% trên tổng số nợ thuế. 
Khối các ngân hàng thương mại cũng không khá hơn. Bởi lẽ, giữa năm 2012 NHNN công bố tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam là 8,6% tổng dư nợ nghĩa là vào khoảng 202 nghìn tỷ đồng, nhưng trên diễn đàn Quốc hội, Thống đốc NHNN lại thông báo con số 10%, và dư luận lại đánh giá có thể ở mức cao hơn 10%. Gánh nặng này thật sự đã đè gần bẹp khả năng phát triển của nền kinh tế vì vốn là một trong những điều kiện tiên quyết của hoạt động doanh nghiệp.
DNNN nợ nần chồng chất, nhà nước dùng tiền của dân đứng ra trả nợ thay
Những số liệu mới nhất cho thấy khu vực DNNN hiện đóng góp vào 70% nợ xấu của toàn hệ thống tín dụng, trong đó các tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu. Nếu ước tính nợ xấu của hệ thống là 10% tổng dư nợ tín dụng, như theo công bố của NHNN, thì nợ xấu của khu vực DNNN sẽ ước khoảng 200 nghìn tỷ đồng và nợ xấu của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty sẽ vào khoảng 153 nghìn tỷ đồng.
Còn một khối nợ lớn nữa là khối nợ do Nhà nước bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay của các tổ chức tín dụng nước ngoài. Hiện, Bộ Tài chính chưa có con số chính xác nhưng ước tính tổng nợ loại này khoảng 7-10 tỉ USD và nhiều con nợ là các doanh nghiệp nhà nước đã mất khả năng trả nợ. Gần đây nhất, với tư cách là người bảo lãnh, Bộ Tài chính đã phải đứng ra trả 3,5 triệu USD cho ngân hàng ANZ thay cho Xi măng Đồng Bành, trả nợ vốn vay đầu tư đến hạn của Vinaincon tại Ngân hàng BNP Paribas, với số tiền 4,2 triệu Euro.
Hậu quả
Những món nợ trong nợ ngoài, những cú ảo thuật rót đi rót lại hiện đã ngốn của quốc gia khoảng 65-70 tỉ USD. Đây thực sự là những cú đấm chí mạng khiến nền kinh tế quốc dân chao đảo, ngã gục không gượng dậy được. Nhân dân thì không có công ăn việc làm, mất thu nhập, đối mặt với lạm phát, giá cả leo thang, đời sống ngày càng cùng cực. Hơn lúc nào hết, Việt Nam đang bị xoáy vào một cuộc khủng hoảng toàn diện và sâu sắc nhất kể từ 1985, đang phải đối mặt với nhiều thách thức cả bên trong lẫn bên ngoài.

Mông Cổ kéo đổ Lê Nin

14/10/2012
Thủ đô Ulan-Bator của Mông Cổ gỡ bỏ tượng đồng cuối cùng của Vladimir Lenin và thị trưởng gọi lãnh đạo cộng sản là “kẻ sát nhân”.  Tượng đã được gỡ từ bệ xuống và đặt lên xe tải trong buổi lễ có sự tham dự của thị trưởng Bat-Uul Erdene.
Trong Chiến tranh Lạnh, Mông Cổ là một quốc gia vệ tinh của Liên Xô.
Ông Bat-Uul nói rằng tượng sẽ được bán đấu giá với mức khởi điểm là 280 đô la Mỹ.

Trong diễn văn 10 phút, ông lên án Lenin và các đồng chí cộng sản của ông là “những kẻ sát nhân”.
Ông nói Mông Cổ đã khổ sở dưới chế động cộng sản nhưng đã vượt lên để xây dựng một xã hội mở, ông nói.
Phóng viên BBC ở Ulan-Bator nói học sinh phổ thông Mông Cổ đã từng tôn sùng Vladimir Lenin như Thầy Lenin trong nhiều thập niên.
Hồi năm 1990, Mông Cổ đã bỏ hệ thống một đảng và tiến hành cải cách kinh tế và chính trị.
Một đám đông khoảng 300 người đã tập trung để xem bức tượng bị dỡ bỏ.
Vài người ném giày vào tượng để tỏ sự khinh bỉ nhà cựu lãnh đạo Xô Viết.
Nhiều tượng của Lenin, người qua đời năm 1924, vẫn còn ở Nga và nhiều nước khác từng nằm dưới sự kiểm soát của Liên Xô.
Tượng Lê Nin tại  Hà Nội

Theo BBC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét