Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

Lượm tin tức

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Nội dung tài liệu và chỉ đạo của Phường, Tổ dân phố hướng dẫn dân “Góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp” (Ba Sàm). - Tính tất yếu hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng (CAND). Lợi dụng việc lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi, thời gian gần đây, trên mạng Internet gia tăng nhiều bài viết của các đối tượng thù địch, phản động và cơ hội, có nội dung kích động, bóp méo, xuyên tạc sự thật, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.” 

- Phỏng vấn ông Hoàng Chí Bảo, Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương: Góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: Hài hòa giữa quyền và lợi ích của công dân (HQ). ”dù là quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí cũng cần có quy định đâu là giới hạn cần thiết, tất yếu, để đảm bảo việc vận hành đi vào trật tự, kỷ cương, không rơi vào sự rối loạn, vô chính phủ. Bất kỳ xã hội nào cũng như vậy, tránh ngộ nhận sai lầm rằng ở phương Tây là tự do hoàn toàn”.  - Chủ nhân đích thực của Hiến pháp là nhân dân.   - Về quyền lực nhà nước của nhân dân trong Hiến pháp (ĐBND).  “… để phản ánh được đầy đủ, chính xác ý chí, nguyện vọng và đồng thời là niềm tin của nhân dân vào Hiến pháp, cần nghiên cứu để nhân dân phúc quyết về Hiến pháp, như tinh thần của Hiến pháp nước ta năm 1946.” Việt Nam trong tuần: Nhiều góp ý tâm huyết sửa đổi Hiến pháp (VOV).  - Quy định về thu hồi đất: cần thiết nhưng chưa đủ! (TBKTSG).
Bộ trưởng Công Thương làm rõ về các dự án bauxite (CP/VNN). Tối nay ông này cũng trả lời VTV trong mục “Dân hỏi bộ trưởng trả lời”.
KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
QUỐC TẾ
Trung Quốc tinh giản các Bộ ngành (BBC)   —Bạo lực ở Tân Cương, 4 người chết(BBC)   —Hơn chục người Tây Tạng bị bắt tại Nepal (RFI)
Bà Suu Kyi tiếp tục lãnh đạo đối lập(BBC)  -Aung San Suu Kyi được bầu lại làm lãnh đạo đối lập của Miến Điện để chuẩn bị cho cuộc tuyển cử vào năm 2015.
Venezuela ấn định ngày bầu cử mới(BBC)  —-Venezuela bầu lại tổng thống vào tháng Tư (RFI)

Nam-Bắc Hàn: Chiến tranh, hay chuẩn bị chiến tranh?

Ngay sau khi Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc hôm 7 tháng 3 biểu quyết đồng thuận một loạt những biện pháp cấm vận mới để trừng phạt Bắc Hàn về việc thử nghiệm nguyên tử vi phạm công ước quốc tế, nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong-un phản ứng bằng cách ra lệnh triển khai quân đội tới vùng biên giới đình chiến với Nam Hàn để chuẩn bị chiến tranh.
Thể hiện thêm thái độ thách thức, Kim chọn một địa điểm có ý nghĩa nhạy cảm để công khai ban lệnh cho quân đội. Ðó là căn cứ quân sự đối diện qua eo biển với đảo Yeonpyeong năm 2010 Bắc Hàn đã pháo kích chết 4 người và bị thương 19 người. Ngoài ra, Kim ngưng đường liên lạc “nóng” Bắc-Nam, có mục đích làm dịu căng thẳng trong những trường hợp xảy ra khủng hoảng bất ngờ, và đồng thời tuyên bố hủy bỏ nhiều cam kết bất xâm phạm trước đây giữa hai bên.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un của Bắc Hàn đến thăm một đơn vị quân đội ở biên giới Tây Nam, dùng viễn kính quan sát đảo Tayeonphyong của Nam Hàn, hôm Thứ Năm 7 tháng 3, 2013. Hình do thông tấn xã nhà nước Bắc Hàn phổ biến. (Hình: KNS/AFP/Getty Images)
Mặc dầu vậy, hầu hết các quan sát viên am hiểu tình thế đều tin rằng khó có thể tin là Bắc Hàn sẽ phát động chiến tranh. Nam Hàn được sự bảo đảm an ninh của Hoa Kỳ và một lực lượng quân đội Hoa Kỳ vẫn đồn trú tại đây từ 60 năm trước khi thỏa hiệp ngừng bắn Bắc-Nam được ký kết năm 1953. Quân lực 1.2 triệu của Bắc Hàn chưa phải là ưu thế tuyệt đối trong cuộc đụng độ với quân đội Nam Hàn và Hoa Kỳ có trang bị vũ khí hiện đại hơn. Nếu Bắc Hàn dùng đến vũ khí nguyên tử, điều mà các giới tình báo hoài nghi về khả năng, họ sẽ chắc chắn thua thiệt.
Tuy nhiên bà Park Geun-hye, tân tổng thống Nam Hàn, vẫn mô tả tình thế là “rất nghiêm trọng” và cam kết sẽ “ứng phó mạnh mẽ trước sự khiêu khích của Bắc Hàn”.
Daniel Pinkston thuộc nhóm nghiên cứu Khủng Hoảng Quốc Tế ở Seoul cho rằng mục tiêu của Bắc Hàn không phải là chiến tranh mà chỉ muốn áp lực Hoa Kỳ và các quốc gia khác rút lại việc cấm vận. Nhưng theo ông vẫn có một rủi ro đáng lo ngại là đụng độ có thể bất ngờ xảy ra ngoài dự tính do cả hai bên đều gia tăng mức độ báo động.
Bộ Ngoại Giao Trung Quốc hôm Thứ Sáu lên tiếng kêu gọi hai bên Bắc Hàn và Nam Hàn bình tĩnh và kềm chế tránh leo thang căng thẳng bằng hành động cũng như bằng lời lẽ. Tuy vậy từ lâu đã thấy rằng trong thực tế Trung Quốc dù là nước đồng minh duy nhất, không có ảnh hưởng nhiều với Bắc Hàn như người ta vẫn nghĩ. Ðiều này không lạ vì Bắc Hàn ở vào thế cô lập hoàn toàn với cộng đồng quốc tế và chắc chắn họ muốn đòi hỏi ở nước đồng minh duy nhất nhiều hơn những gì mà Trung Quốc chỉ dành cho họ có giới hạn. Như vậy Bắc Hàn có thể có nhiều bất mãn với nước đồng minh vĩ đại mà họ không thể nào tin cậy, nhưng đồng thời không thể từ bỏ.
Chương trình phát triển nguyên tử của Bắc Hàn là một sự kiện phiền phức cho Trung Quốc. Một mặt, Trung Quốc không thể đồng tình vì đi ngược với công ước quốc tế mà Trung Quốc đã thỏa thuận. Mặt khác, nếu Bắc Hàn trở thành một nước có vũ khí nguyên tử thì không phải là đe dọa cho Trung Quốc, nhưng có thể khiến các quốc gia khác như Nhật Bản, Nam Hàn phát triển nguyên tử, hoặc ít nhất sẽ làm cho khu vực Ðông Bắc Á Châu trở nên bất ổn và đó không phải là lợi ích gì với Trung Quốc.
Nghị quyết trừng phạt Bắc Hàn vừa được toàn thể 15 nước thành viên Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu đồng thuận, đã được Hoa Kỳ soạn thảo và thương lượng với Trung Quốc qua ba tuần lễ.
Phản ứng của Bắc Hàn đối với nghị quyết, trên bề mặt là sự chống Hoa Kỳ và Nam Hàn, nhưng đồng thời cũng thể hiện sự bất mãn và chống đối Trung Quốc. Bằng thủ đoạn chính trị, đó là lời cảnh cáo Trung Quốc rằng Bắc Hàn sẽ có thể đi ra ngoài quỹ đạo của Trung Quốc nếu không được những hỗ trợ khác để bù đắp. Và khi quốc gia cô lập nhất thế giới này đã rời khỏi nước đồng minh vĩ đại của họ thì bắt buộc phải tìm kiếm những mối quan hệ khác. Ðấy là điều Trung Quốc không mong muốn nhưng cũng rất khó khăn để tìm ra giải pháp thỏa đáng cho mình.
Cũng nên thấy là trong cuộc khủng hoảng hiện nay, Nam Hàn không phải là đối tượng hay cứu cánh của Bắc Hàn, chỉ là phương tiện mà Bắc Hàn sử dụng cho những mục tiêu khác.
Quân lực Bắc Hàn mới đây đã đe dọa sẽ phá bỏ thỏa hiệp đình chiến nếu cuộc tập trận chung giữa quân đội Nam Hàn và quân đội Hoa Kỳ được tiến hành vào ngày Thứ Hai sắp tới. Hai miền Bắc Hàn-Nam Hàn chưa bao giờ ký hiệp ước hòa bình và với thỏa hiệp đình chiến 1953, trên nguyên tắc không thể coi là chiến tranh đã chấm dứt. Dù khó tin là Bắc Hàn mở cuộc chiến tranh, nhưng với một chế độ hoàn toàn khép kín suốt hơn nửa thế kỷ qua và trong quá khứ đã có không ít những động thái bất ngờ, thì nếu sắp tới đây chuyện gì lớn nhỏ xảy tới cũng không nên ngạc nhiên. Sự chuẩn bị sẵn sàng của Nam Hàn và Hoa Kỳ trong lúc này là hợp lý.
(Người Việt)

Nguyễn Văn Tuấn - Tản mạn về tranh luận: Đừng lên giọng, hãy trau dồi lí lẽ

Nguỵ biện, hay fallacy, là một hiện tượng rất phổ biến trong các cuộc tranh luận. Nhưng mức độ phổ biến về nguỵ biện ở Việt Nam có vẻ cao hơn so với các nước có nền tự do báo chí tốt. Theo dõi những tranh luận chung quanh vấn đề sửa đổi và góp ý cho hiến pháp trong thời gian gần đây, tôi thấy những nguỵ biện thường tập trung vào những tấn công cá nhân, lợi dụng quyền thế, và đánh lạc hướng chủ đề. Điều đáng ngạc nhiên là những người phạm phải lỗi lầm về tranh luận lại là những người mang đầy học vị và học hàm trên người.
 Mấy tuần qua, Nhà nước phát động phong trào góp ý cho dự thảo hiến pháp. Một ban soạn thảo hiến pháp đã trình làng bản thảo hiến pháp để người dân góp ý. Lập tức, nhiều nhóm nhân sĩ và trí thức tham gia góp ý. Đáng chú ý là có một nhóm độc lập, tạm gọi là “Nhóm 72”, trình bày một bản thảo hiến pháp cho công chúng đọc và so sánh với bản thảo của Nhà nước. Bản thảo này đã nhận được hàng ngàn chữ kí ủng hộ của đủ mọi thành viên trong xã hội. Ngay sau đó, một vài chuyên gia, mang hàm giáo sư với học vị tiến sĩ, tham gia tranh luận sôi nổi. Các chuyên gia này chỉ trích những người trong Nhóm 72, và những dự thảo trong bản thảo đó. Người viết bài này không có ý kiến gì về hiến pháp, nhưng thích theo dõi cuộc tranh luận này.
Có thể nói rằng cuộc tranh luận không bình đẳng. Một bên là các chuyên gia của Nhà nước dùng hệ thống truyền thông của Nhà nước để phản bác và chỉ trích Nhóm 72, nhưng những người trong Nhóm 72 thì hầu như không có tiếng nói trên hệ thống truyền thông của Nhà nước! Nhóm 72 và những người góp ý chỉ sử dụng mạng, dưới hình thức blog, để bày tỏ ý kiến của họ. Mà, số người có thể truy cập blog cũng chẳng bao nhiêu vì phần lớn blog đều bị Nhà nước ngăn chận! Đó là một cuộc tranh luận không công bằng.
Càng không công bằng khi các chuyên gia Nhà nước dùng toàn những thủ thuật mang tính nguỵ biện. Chẳng hạn như có người viết trên một tờ báo lớn trong nước rằng “… hiện nay đang có một số phần tử cơ hội chính trị, được các thế lực thù địch phản động tiếp sức đang lợi dụng công việc quan trọng này để chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.” Phải nói rằng đó là một qui kết rất nặng nề. Nhưng cách qui kết như thế có rất nhiều vấn đề về mặt văn hoá tranh luận.
Thứ nhất là chụp mũ và tấn công cá nhân. Dù tác giả chẳng trình bày bất cứ một bằng chứng nào, nhưng đã chụp ngay cái nhãn hiệu “cơ hội chính trị”, “thù địch”, “phản động” lên những người góp ý. Thay vì bàn về những luận điểm của họ, hay nội dung góp ý của họ, tác giả lại chụp cho người ta cái nhãn hiệu chính trị rất ư phản cảm. Làm như thế, tác giả bài viết đã phạm phải lỗi lầm mà tiếng Anh gọi là ad hominem, tức công kích cá nhân, vốn rất phổ biến nhưng cũng rất thấp trong tranh luận.
Mới đây lại có người dèm pha rằng nhóm chủ trương trang cùng viết hiến pháp chẳng có bằng cấp gì về luật. Đó cũng là một luận điệu mang tính nguỵ biện. Đâu phải có bằng cấp về luật hay là chính trị gia mới có tư cách góp ý cho bản dự thảo hiến pháp.   Vấn đề không phải nhóm chủ trương có bằng cấp gì, mà là góp ý của họ có hợp lí hay không. Xã hội dân chủ phải cho phép tất cả mọi người có quyền được nói và góp ý vào các vấn đề mang tính quốc gia.
Thứ hai là lợi dụng quần chúng hay đám đông. Chúng ta hay thấy cụm từ “nhân dân” trong các bài viết phản bác Nhóm 72. Tôi không nghĩ có người Việt chân chính nào mà chống lại nhân dân cả. Dĩ nhiên ngoại trừ những kẻ phản quốc hay phản bội dân tộc. Người ta có thể có ý kiến khác với chính quyền, chứ không phải là chống lại nhân dân. Chính quyền chỉ là nhất thời, dân tộc là trường tồn. Trong lịch sử con người, từ Đông sang Tây, không có một chính quyền nào tồn tại “muôn năm” cả. Dựa vào nhân dân một cách mơ hồ để phản bác người khác ý mình là một nguỵ biện. Loại nguỵ biện này có tên là ad numerum – dựa vào số đông. Loại ngụy biện này tin rằng nếu có nhiều người ủng hộ một đề nghị nào đó, thì đề nghị đó phải đúng. Ví dụ như “Đại đa số người dân trong cộng đồng ủng hộ ông Minh, vậy phát biểu của ông Minh ắt phải đúng.”
Thứ ba, một nguỵ biện như trên còn xuất hiện trong một bài viết của một vị giáo sư, khi ông cho rằng “Đảng với nhân dân là thống nhất, với nhà nước là thống nhất. Phủ nhận vai trò của Đảng tức là phủ nhận vai trò của nhân dân, phủ nhận ý chí, nguyện vọng của nhân dân,” và hình như vẫn chưa đủ, nên ông thêm “phương hại đến nền độc lập tự do của Tổ quốc.” Đây có thể xem là một nguỵ biện ad consequentiam hay lợi dụng hậu quả. Ngụy biện loại này thường được biểu hiện qua cách phát biểu “A hàm ý B, B là sự thật, do đó A là sự thật”. Kiểu lí luận này chẳng khác vì cách nói: “Nếu vũ trụ được một đấng chí tôn thượng đế tạo nên, chúng ta có thể thấy những hiện tượng được tổ chức một cách thứ tự. Và hiện tượng chung quanh chúng ta quả rất thứ tự, vậy đấng chí tôn thượng đế chính là người tạo nên vũ trụ”! Cách lí luận của vị giáo sư chẳng những mang tính đe doạ (đến sự tồn vong của Tổ quốc) mà còn có thể hiểu rằng “Các anh chị phải tin vào Đảng, chứ nếu không Tổ quốc ngày sẽ lâm nguy”.
Thứ tư, một loại nguỵ biện khác mới xuất hiện là “lợi dụng lòng thương hại” (ad misericordiam). Tiêu biểu cho nguỵ biện này là của một vị phó giáo sư tiến sĩ lí luận rằng Đảng CSVN có công cướp chính quyền và hi sinh xương máu, nên Đảng có quyền điều hành đất nước. Nhưng những hi sinh cao cả đó (không chỉ trong Đảng mà còn đa số người ngoài Đảng) không có ăn nhập gì đến đề tài đang bàn là tính hợp lí của lãnh đạo. Với kiểu lí luận đó, thì những người lấy cái máy laptop của tôi cũng có thể nói “tôi phải tốn rất nhiều công sức và da thịt bị trầy xước như thế này để lấy được cái máy của ông, nên tôi phải làm chủ nó”. Cố nhiên, không ai nghe được kiểu lí luận đó. Đây là một lí luận mang màu sắc cảm tính, kêu gọi lòng trắc ẩn của người đối thoại để người đối thoại chấp nhận lí lẽ của mình.
Thật ra, đọc những phản biện của các chuyên gia trên báo chí, có thể phát hiện rất nhiều ngụy biện, nhưng những ngụy biện trên là phổ biến nhất. Nguỵ biện là một biểu hiện, một hệ quả của lười biếng suy nghĩ. Vì lười biếng suy nghĩ nên người ta sẵn sàng tuôn ra những câu chữ, những ý tưởng mặc định đã có sẵn trong đầu. Những ý tưởng mặc định đó có thể đã được cấy vào não trạng quá lâu, nên khi thốt ra, nó trở thành một quán tính. Phát biểu theo quán tính không có đóng góp gì cho một cuộc tranh luận có chất lượng và có văn hoá. Để công bằng trong tranh luận, những người tham gia phải có quyền lên tiếng trong một diễn đàn, và quan trọng hơn là phải biết dùng lí luận và logic để thảo luận, chứ không thể cứ gán ghép cho đối phương những từ ngữ mặc định mang tính nguỵ biện. Nếu lí lẽ đúng và có chân lí thì cứ bình tĩnh phát biểu và trình bày lí lẽ của mình, chứ không nên chụp mũ người khác. Có lẽ các chuyên gia đang phản bác Nhóm 72 nên ghi nhớ lời của tổng giám mục Desmond Tutu: đừng lên giọng, hãy trau dồi lí lẽ (Don’t raise your voice, improve your argument).

AFP: Ngày mai, bán đảo Triều Tiên sẽ biến thành chiến trường

Bán đảo Triều Tiên sẽ trở thành một chiến trường vào ngày mai (11/3) khi cả quân đội Triều Tiên và Hàn Quốc cùng khởi động cuộc tập trận quy mô lớn trong bối cảnh căng thẳng giữa hai miền đang leo thang mạnh mẽ.
Quân đội Mỹ và Hàn Quốc chuẩn bị cho cuộc tập trận thường niên quy mô lớn.

Nhiều lời đe dọa đã được cả hai bên đưa ra và các nhà phân tích lo ngại rằng chỉ cần một tính toán sai lầm nhỏ cũng có thể dẫn tới một cuộc đối đầu hay xung đột nghiêm trọng. 
Ngọn lửa căng thẳng bùng lên sau khi LHQ quyết định thông qua các lệnh trừng phạt chống lại Bình Nhưỡng liên quan tới vụ nổ hạt nhân tháng 2/2013 và phóng tên lửa tháng 12/2012. Triều Tiên đã ra tuyên bố hủy Hiệp định đình chiến 1953, rút khỏi Hiệp định không xâm phạm lẫn nhau ký kết với Seoul, tiến hành chiến tranh thống nhất đất nước và tăng cường răn đe hạt nhân.
Hàn Quốc, vốn thường nhún nhường trước những lần đe dọa trước đó của Triều Tiên, đã bất ngờ đưa ra một phản ứng cứng rắn khi hứa hẹn sẽ đáp trả mạnh mẽ bất kỳ hành động khiêu khích nào từ phía Triều Tiên.
Ngày 11/3, quân đội Mỹ và Hàn Quốc sẽ khởi động cuộc tập trận thường niên tên gọi Key Resolve. Mặc dù phần lớn cuộc tập trận chung này được mô phỏng trên máy tính nhưng vẫn có một số bài tập thực tiễn với sự tham gia của hàng ngàn binh sĩ.
Binh sĩ Hàn Quốc tăng cường giám sát trên hòn đảo biên giới Yeonpyeong ở Hoàng Hải trước ngày tập trận trong bối cảnh Triều Tiên đe dọa trả đũa.

Bình Nhưỡng đặc biệt nhạy cảm với việc Mỹ đưa quân tới bán đảo Triều Tiên dường như cũng đã sẵn sàng cho một cuộc tập trận trên quy mô lớn với sự tham gia của tất cả các cánh quân chủ lực. 
"Được khuyến khích bởi vụ phóng tên lửa và thử nghiệm hạt nhân thành công, Triều Tiên đang đầy ắp khí thế", Yoo Ho-Yeol, một giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Hàn Quốc cho biết.
Ông cũng cảnh báo rằng bán đảo Triều Tiên đã có đầy sự hiểu lầm và nguy cơ xảy ra đụng độ là "đáng kể", đặc biệt là ở gần khu vực biên giới biển.
Bruce Klingner, một chuyên gia Hàn Quốc tại Washington cũng cho rằng nguy cơ xảy ra các tính toán sai lầm và leo thang đã được nâng cao bởi các nhà lãnh đạo Triều Tiên và Hàn Quốc đều là những nhà lãnh đạo mới. 

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ở độ tuổi còn "thiếu kinh nghiệm và có thể vấp ngã"
.
Ông Klingner cho rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ở độ tuổi còn "thiếu kinh nghiệm và có thể vấp ngã" do có thể được khích lệ bởi ý tưởng cho rằng "Mỹ và Hàn Quốc đã không phản ứng quân sự đối với các hành vi khiêu khích của Triều Tiên trước đây".
Trong khi đó, Tổng thống mới nhậm chức 2 tuần của Hàn Quốc Park Geun Hye cũng có thể đưa ra tính toán sai lầm trong bối cảnh đối mặt với sự bế về tắc chính sách đối với Bình Nhưỡng. Hôm 8/3, bà Park đã thừa nhận rằng tình hình an ninh đã trở nên "rất nghiêm trọng" nhưng cho biết sẽ phản ứng "mạnh mẽ" với bất kỳ hành động khiêu khích nào từ Triều Tiên. 
Nhiều nhà phân tích cho rằng Bình Nhưỡng đã đẩy căng thẳng đi đến điểm không còn lựa chọn nào khác buộc phải thực hiện một số hành động như tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật.
"Chúng tôi đang chờ đợi hành động khiêu khích của Bắc Triều Tiên trong những tuần tới", ông Victor Cha, Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Hàn Quốc cho biết.

"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng Triều Tiên hiện đang tiến hành một hành động khiêu khích quân sự giống như đã từng thực hiện trong các đợt Hàn Quốc có Tổng thống mới, kể từ năm 1992" - ông nói thêm.

(AFP)

Nội dung tài liệu và chỉ đạo của Phường, Tổ dân phố hướng dẫn dân “Góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp”

Độc giả N.K. gửi email tài liệu dưới đây cùng vài lời bình luận:
Ông chủ tịch phường dặn các tổ trưởng dân phố để hướng dẫn bà con “Góp ý dự thảo sửa đổi hiến Pháp” :
“Không được để trống, tờ góp ý gồm 2 phần: Phấn 1 thì chỉ cần ghi chữ “Đồng ý” là xong, phần 2 thì là để góp ý thêm. Mọi người nên dặn bà con là tránh ghi phần 2 nhé, nhất là về điều 4 và các điều về Công An. Nếu ai ghi phần 2 thì các tổ trưởng nhớ ghi nháy thêm địa chỉ nhà hộ đó”.
 Thật là màn hề tốn cả trăm tỷ tiền thuế !
 Nếu như màn hề này sau này được thông qua thì các điều hiện hành nằm bên cột bên trái sẽ được thay nội dung bằng các điều bên cột bên phải mà họ đã soạn sẵn rồi bắt dân “hợp thức hóa” cho ta đây có vẻ dân chủ phải không bác Ba Sàm ?
Bổ sung, một độc giả phản hồi gợi ý những cách ứng xử:
Đề nghị anh BS và các còm sĩ phổ biến cho bà con cách ghi ý kiến theo một trong các cách như sau:
1- “Tôi sẽ có ý kiến khi được bỏ phiếu kín”;
2- “Tôi cần có thời gian để nghiên cứu trước khi có ý kiến”;
3- “Tôi không thể có ý kiến ngay nếu không có thời gian đọc”;
4- “Đề nghị Tổ dân phố họp phổ biến và trao đổi nội dung trước khi chúng tôi có ý kiến”;
5- “Tôi đã đồng ý theo yêu cầu của ông… chức vụ….(người mang bản góp ý tới)”
6- “Tôi đã đồng ý khi chưa được phổ biến và nghiên cứu kỹ”
7- và cách hay nhất để phản pháo là “đề nghị lấy lại Hiến pháp năm 1946 và thực thi nghiêm túc”…
Tôi nghĩ rằng với những cách ghi tương tự như vậy thì chúng sẽ lúng túng để đối phó với dân.
Mong các bạn có thêm sáng kiến để chúng ta có thể làm thất bại âm mưu cưỡng ép dân phải diễn trò hề theo ý chúng.
DAKOTA DUAL WIFI­Þ­Þ¨ìe+7
DAKOTA DUAL WIFI­Þ­Þ¨ìe¤G
DAKOTA DUAL WIFI­Þ­Þ¨ìe;C
10/3/2013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét