Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

hot - tin nóng trong ngày

CÒN LÀ NGƯỜI VIỆT CHÚNG TA MÃI MÃI KHÔNG THỂ QUÊN

 Trinhanmedia

YOUTUBE – TƯỞNG NIỆM 25 NĂM HẢI CHIẾN TRƯỜNG SA
Video được thực hiện bởi Thế hệ F và No-U Việt Nam.
Dàn dựng bởi: Nhóm Thái độ Việt Nam.
Mar 9, 2013
Còn là người Việt, chúng ta mãi mãi KHÔNG THỂ QUÊN
- Trung quốc đánh chiếm Hoàng Sa 19-1-1974: 74 chiến sĩ Hải quân VNCH đã hy sinh
- Trung Quốc tấn công lãnh thổ Việt Nam 17-2-1979: hàng chục ngàn thường dân và binh sĩ thiệt mạng.
- Trung Quốc đánh chiếm một phần Trường Sa 14-3-1988: 64 Hải Quân VN đã hy sinh

************
Video được thực hiện để tưởng niệm 25 năm trận hải chiến ngày 14-3-1988 tại bãi đá Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cũng như tri ân những chiến sĩ hải quân Việt Nam đã hy sinh trong các cuộc chiến bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trước các hành động xâm lược của Trung Quốc vào các năm 1974, 1979 và 1988.
Những anh linh đó mãi mãi không bao giờ bị lãng quên!
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=xNHrx-w70KE

Mở đường đến Tự Do

 
Trần Quốc Việt (Danlambao)Con đường Tự Do đang bắt đầu xuyên qua Việt Nam. Đội ngũ những người phu mở đường là những khuôn mặt mới, đa phần những người trẻ. Hàng ngàn người đang mở đường trên mạng. Vũ khí của họ hiện nay là chữ ký. Động lực của họ là yêu thương. Họ không phá nhà tù áp bức cũ để dựng lên nhà tù áp bức mới. Họ chỉ muốn tự do cho tất cả, tương lai tốt đẹp và bình đẳng cho tất cả. Thêm vào đấy họ chỉ muốn ngày nào đấy chắc không xa lắm anh chị em người Việt từ khắp bốn phương trời đoàn tụ lại giữa lòng Mẹ Việt Nam trong niềm hân hoan và hạnh phúc dâng trào do Tự Do mới giành được mang lại.. 
 
Xin kính chào tất cả những người ký tên vào Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do
*
Con đường Tự Do hình thành và chạy qua suốt nhiều thế hệ và thời đại. Và người vạch ra con đường ấy chính là Jean Jacques Rousseau. Trong tác phẩm Khế ước xã hội xuất bản năm 1762, ông viết “Con người sinh ra là tự do; nhưng khắp mọi nơi con người bị xiềng xích.” 
Từ đấy Con đường Tự Do bắt đầu băng xuyên qua thời gian và các biên giới.
Cuộc Cách mạng Mỹ năm 1776 đi vào lịch sử qua lời tuyên bố bất tử: “Chúng tôi coi những chân lý này là hiển nhiên, rằng tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng Tạo hóa ban cho họ những Quyền bất khả xâm phạm, trong đó có quyền Sống, Tự Do, và Mưu cầu Hạnh Phúc.”
Tiếp theo là cuộc Cách Mạng Pháp 1789. Bản Tuyên Bố Các Quyền của Con Người ra đời một tháng sau đó xác định vai trò duy nhất và rõ ràng của chính quyền: “Mục đích của tất cả các tổ chức chính trị là gìn giữ những quyền tự nhiên và vĩnh viễn của con người. Những quyền này là tự do, tài sản, an ninh, và chống lại áp bức.” 
Đó là những cổ máy đầu tiên mở đường phá tan ngục tù và tăm tối hắt bóng lên số phận của nhân loại trong hàng thế kỷ. Đường Tự do tiến lên không ngừng qua các biên giới địa lý, văn hóa, thành kiến, phân biệt, lạc hậu và khi tiến lên con đường ấy bỏ lại phía sau biết bao nhiêu nhà tù tan hoang của thực dân, phát xít và cộng sản.
Qua thời gian đội ngũ của những người phu mở đường càng ngày càng đông. Thế hệ này nằm xuống lót đường cho thế hệ mới tiến lên. Bài ca mở đường là bài ca về Tự Do. Mồ hôi và những giọt máu của người đi trước tưới xuống Con đường Tự Do để nâng đỡ và làm nhẹ bước chân của người đi sau. Con đường ấy cứ thế đi mãi mãi không ngừng từ quá khứ đến tương lai từ thế hệ này đến thế hệ khác từ thời đại này đến thời đại khác chừng nào con người không cam phận sống trong xiềng xích.
Con đường Tự do mới mở thêm được hàng ngàn cây số sau chiến thắng vang dội Mùa Xuân Ả Rập.
Vì Con đường Tự Do tiến không ngừng cho nên hôm nay Rousseau có thể tự hào viết lại lời năm xưa như sau: Con người sinh ra là tự do; nhưng chỉ ở vài nơi con người còn bị xiềng xích.
Việt Nam là một trong vài nơi còn sót lại ấy. Nhưng hôm nay Con đường Tự Do đang bắt đầu xuyên qua Việt Nam. Đội ngũ những người phu mở đường là những khuôn mặt mới, đa phần những người trẻ. Hàng ngàn người đang mở đường trên mạng. Vũ khí của họ hiện nay là chữ ký. Động lực của họ là yêu thương. Họ không phá nhà tù áp bức cũ để dựng lên nhà tù áp bức mới. Họ chỉ muốn tự do cho tất cả, tương lai tốt đẹp và bình đẳng cho tất cả. Thêm vào đấy họ chỉ muốn ngày nào đấy chắc không xa lắm anh chị em người Việt từ khắp bốn phương trời đoàn tụ lại giữa lòng Mẹ Việt Nam trong niềm hân hoan và hạnh phúc dâng trào do Tự Do mới giành được mang lại..
Xin kính chào tất cả những người ký tên vào Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do. Những thế hệ, những người phu mở đường mai sau sẽ ghi tạc tấm lòng của tất cả các bạn.

Quái chiêu ép buộc nhân dân ‘đồng ý’ với bản dự thảo hiến pháp của đảng cộng sản

 
CTV Danlambao – Theo ghi nhận từ các CTV Danlambao, những ngày gần đây, UBND TP.HCM đã rầm rộ tung quân nhằm ép buộc nhân dân phải đồng ý ký tên và tham gia vào bản dự thảo sửa đổi hiến pháp do đảng cộng sản ban hành. Có thể nói, đây là một chiến dịch vận động nhân dân góp ý sửa hiến pháp diễn ra qui mô và quái đản nhất trong lịch sử nhân loại.
Được biết, bắt đầu từ hôm 8/3, cán bộ tuyên vận đủ mọi thành phần, từ thành phố cho đến các phường xã đã được huy động vào từng hộ dân để làm công tác ‘tuyên truyền, vận động’ và ép buộc.
Khi đến mỗi nhà, những cán bộ này đưa ra một bản mẫu lấy ý kiến nhằm ép buộc mọi người trong gia đình phải đồng ý với bản dự thảo hiến pháp do đảng cộng sản công bố, cùng với một tập tài liệu khoảng 80 trang, gồm 2 phần đối chiếu: Hiến pháp 1992 và bản sửa đổi.
Theo kế hoạch, những hộ dân nào chấp nhận đồng ý hoàn toàn bản dự thảo hiến pháp của đảng cộng sản thì sẽ không bị gây khó khăn. Trong trường hợp có hộ dân không đồng ý, hoặc có ý kiến khác thì sẽ bị nhóm cán bộ này ngồi lỳ tại nhà để ‘tuyên truyền, vận động’, thậm chí đe dọa.
Việc ép buộc nhân dân và gửi tài liệu đến từng hộ gia đình là ‘ý tưởng’ của bí thư thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải.
Trước đó, vào hôm 2/3/2013, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đến làm việc với UBND TP.HCM đã tỏ ra không hài lòng khi lãnh đạo TP.HCM báo cáo rằng sau 2 tháng phát động, TP.HCM mới chỉ có khoảng 14 ngàn người tham dự các buổi lấy ý kiến, với khoảng gần 3900 ý kiến góp ý cho dự thảo Hiến pháp.
Ông Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, dân số TP.HCM hơn 10 triệu người mà chỉ có 14 nghìn người góp ý vào Hiến pháp thì chưa tương thích. Báo VietNamNet trích lời ông Hùng phát biểu “14 ngàn ý kiến là thất bại, 40 ngàn là chưa đạt yêu cầu. Nếu chưa làm như thế thì phải triển khai sâu rộng đến nhân dân. 14 ngàn, 140 ngàn hay 3 triệu cũng chưa phải. Đợt này không phải từng người tham gia mà phải bao lược. Đây là sinh hoạt chính trị – pháp lý để mọi người cùng tham gia xây dựng đất nước. Làm sao đây để ta tuyên truyền, vận động, góp ý để bà con thẩm thấu và tham gia”, ông Hùng nói.
Vì bị cấp trên chê bai yếu kém, cho nên bí thư thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải đã viện lý do ‘chưa có kinh nghiệm’. Sau đó ông này tiếp tục nảy ra ‘sáng kiến’ là sẽ phát bản dự thảo hiến pháp của đảng cộng sản đến từng hộ dân, mục đích là để cho người dân nghiên cứu và ‘có hướng dẫn cụ thể’.
Từ ‘sáng kiến’ quái đản này, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã ban hành công thư khẩn cấp, yêu cầu tất cả các địa phương phải ‘gửi Bảng so sánh giữa Hiến pháp năm 1992 với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 kèm theo Bản thuyết minh và Phiếu xin ý kiến đến từng hộ gia đình’.
Trong công văn này, CTQH Nguyễn Sinh Hùng còn yêu cầu các địa phương phải “kịp thời đấu tranh, ngăn chặn việc lợi dụng góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp để truyền bá những quan điểm sai trái, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta”.
Sau khi công thư khẩn cấp như trên được ban hành, dẫn đầu là Ban chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân cùng với Mặt trận Tổ quốc, một chiến dịch lên đồng ‘góp ý hiến pháp’ được diễn ra cực kỳ hoành tránh và rầm rộ tại Sài Gòn. Dự kiến từ đây cho đến hết tháng 3, màn kịch này sẽ tiếp tục nở rộ tại khắp các tỉnh thành trên cả nước.
Dưới đây là toàn văn bản tài liệu hiếp pháp của đảng cộng sản đã được gửi đến các hộ dân, kèm theo bản mẫu lấy ý kiến ép buộc nhân dân đồng ý và tham gia:
Tập tài liệu do cán bộ đảng phát hành đến mỗi hộ dân tổng cộng gồm 79 trang, và 2 trang mẫu lấy ý kiến. Tài liệu này được in tại xí nghiệp in Nguyễn Minh Hoàng, đây là một đơn vị thuộc sở công an TP.HCM.
Theo ước tính, Sài Gòn hiện có khoảng hơn 10 triệu người đang sinh sống và làm việc, tương đương với khoảng 2,5 triệu hộ dân. Như vậy, ít nhất đã có đến 2,5 triệu tập tài liệu như trên đã được in ra và phát hành. Tiền thuế nhân dân tiếp tục bị đảng cộng sản Việt Nam sử dụng một cách vô tội vạ, phục vụ cho màn kịch lừa đảo hoành tráng mang tên ‘sửa đổi hiến pháp’.

Trích mục thư tín của RFA-Ý kiến về ông Trọng và ĐCSVN.

ttxcc : Ý kiến của Thính giả ở Quốc nội này hay đây:
Xin chào quý đài. Tôi là 1 người dân đang sống ở sài Gòn đây. Trong mấy ngày qua, tôi thấy cư dân mạng cứ chê trách ông Nguyễn Phú Trọng. Riêng tôi, tôi đặc biệt khen ngợi ông. Ông đã nói thật nhất từ hồi đó đến giờ.
Vì ngay từ thời ông Hồ Chí Minh thì tất cả từ dân thường cho đến dân ‘không thường’ đều phục vụ Đảng nhưng lại nói là phục vụ dân. Thì bây giờ ông này nói thật nhất là tất cả phục vụ Đảng. Thế thôi”.

 Nay thì chơi bài ngửa,có sợ Dân đâu,đâu có núp lùm “Nhân Dân”….- Ông GS.TS.Đt Thanh  cũng bóc trần là đéo có lý tưởng gì cả mà “bảo vệ XHCN là Bảo vệ cái sổ hưu…” Đâu phải Đồng bào ta ai cũng có sổ hưu – XHCN chỉ là cái sổ hưu,mà cái này thì đảng viên mới có- Cho nên bảo vệ Nhân dân hay Tổ quốc VN là chuyện tầm phào đối với XHCN- Cho nên tiếp theo một bước nữa là “Bằn Dân chông người thi hành công vụ”-

 “Thi hành công vụ ” do đảng sai bảo là đúng ,Dân là sai,bắn bỏ – Cho nên tham nhũng,ăn cướp đất đai của Dân và Đất công cũng là “thi hành công vụ” đấy- Không có công vụ “trong mình” đố ai làm mấy chuyện đó được??? Và mấy năm nay “thi hành công vụ” giết chết bao nhiêu Dân ta chuyện không đáng??? Cứ ôn lại “báo chính thống”- Không phải bon phản động nói-
  Cho nên phải giết cho nhiều Dân ta mới sợ,không thì Dân oan khiếu kiện,gia đình thương binh liệt sĩ…Dân nghèo (VÔ SẢN) ,cứu trợ báo lụt ,cứu đói….  bị “thi hành công vụ ” ăn cướp -Dân chống lại thì  bị cái thằng cái con “thi hành công vụ” nó ê mặt mo thì nó bắn bỏ là đúng- Đó là tính ưu việt của XHCN.
  Thanh niên VN qua du học bên ĐQ Mỹ ,ngôn ngữ bất đồng, bị cảnh sát họ đánh (chưa chết) mà Chính quyền Mỹ phải thường 90 ngàn Đô la – Sao mà xứ Mỹ ,chính quyền dại quá,cứ kết luận chống Cành sát là CNTHCV .bắn bỏ luôn – Mỹ nên cho ra luật như thế cho nó văn minh như ĐCSVN ,chớ không là tụt hậu đấy nhé.

RFA

Ý kiến về lời phát biểu của TBT

nguyen-phu-trong-can-bo-nghi-huu-260312-250.jpg
TBT Nguyễn Phú Trọng
Trong thời gian còn lại của chương trình, Hòa Ái xin trích những ý kiến của thính giả gửi về xoay quanh lời phát biểu của Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản trước việc chính phủ kêu gọi người dân tham gia đóng góp ý kiến cho Dự thảo Hiến pháp 1992 và thời gian gia hạn đến tháng 9 năm nay.
Từ xưa đến nay VN ta xây dựng đất nước là nhân dân, bảo vệ đất nước cũng là nhân dân. Biết bao xương máu đã đổ ra cũng chính từ nhân dân. Từ khi có Đảng Cộng Sản, bao nhiêu triệu người đã ngã xuống, đã hy sinh. Họ là ai? Họ cũng là nhân dân VN. Nhân dân mới là nhân tố làm nên lịch sử, làm nên thời đại.
Vậy Đảng Cộng Sản VN không nên tự tôn để đưa mình lên trên nhân dân, làm chủ nhân dân. Xin chỉ đưa ra 1 khía cạnh: hiện nay, lãnh đạo đất nước là Đảng Cộng Sản và lãnh đạo Đảng là Trung Ương Bộ Chính Trị, Tổng Bí Thư.
Vậy ra ngài Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo tối cao của nước VN. Thử hỏi, chức quyền đó có do 1 lá phiếu nào của người dân bầu ra? Rõ ràng người dân hoàn toàn bị tước mất quyền làm chủ của mình. Dân chủ chỉ là giả hiệu”.
Thưa ông Nguyễn Phú Trọng, ông là Tổng Bí thư. Nhân dân ở khắp nơi ra Hà Nội với hy vọng gặp ông để ông giải quyết đơn khiếu kiện cho họ. Ông là người lãnh đạo đất nước mà không giải quyết được thì ai là người giải quyết được cho họ đây?
Nước VN rất may mắn có những người ‘đỉnh cao trí tuệ’ ra lãnh đạo đất nước mà ông lại không chịu động não để so sánh Nam và Bắc Hàn. Nếu xã hội mà ông theo đuổi là xã hội tốt đẹp thì tại sao trên thế giới này không ai theo đuổi xã hội Cu Ba và Bắc Hàn? Cho nên tôi lấy mạng tôi để đổi lấy tự do dân chủ cho người dân VN”.
Ông Nguyễn Phú Trọng ơi, chính lời phát biểu của ông bảo thủ cho Đảng của ông đang cai trị hết thảy dân mà tham nhũng thì đó mới gọi là suy thoái đạo đức, suy thoái chính trị.
Những kẻ ngồi mát ăn bát vàng, vô lương tâm, những con người áo là quần lượt vì tư lợi cá nhân cho bản thân và gia đình, vô nhân đạo, phản lại đất nước, phản lại nhân dân, phản lại những người đã đổ công của và xương máu cho ngày hôm nay. Ông có biết họ đang đau khổ, thiệt thòi quyền lợi vì nghe theo Đảng của ông lừa hay không?”
Thân gửi anh Nguyễn Phú Trọng. Tôi gọi anh bằng anh cho thân mật nghen. Theo anh thì đảng viên hưu trí không còn là đảng viên của Đảng, làm công dân như 90 triệu công dân bình thường. Sửa Hiến pháp, Đảng mời mọi công dân góp ý, góp sơ sơ đừng đụng chạm đến những điều cấm kỵ đúng không anh?
Còn theo tôi thì Hiến pháp nước tôi là một chiếc áo thần kỳ mấy mươi năm đã 4,5 lần chấp vá thật tinh vi, dân không muốn mặc vì không còn hợp lý. Nhưng Đảng vẫn muốn mặc chiếc áo ấy trường kỳ, phải không anh Trọng? Thân chào anh”.
Tôi tên là Tony. Vừa rồi có nghe đoạn ông Nguyễn Phú Trọng nói về vấn đề thay đổi Hiến pháp mà tôi đang theo dõi tin tức này thì tôi thấy Đảng Cộng Sản VN này coi như là họ lường gạt cả thế giới luôn rồi.
Họ ký các công ước quốc tế, họ đi đến các nước trên thế giới để đầu tư kinh doanh thương mại cho việc duy trì đảng Cộng Sản của họ thôi, chứ thực sự kêu gọi người dân đóng góp ý kiến thay đổi Hiến pháp thì người ta nói thật những ý kiến để đóng góp cho đất nước Vn được tiến bộ hơn, văn minh hơn và chạy kịp theo thế giới bên ngoài có dân chủ tự do.
Tôi thấy đúng là ‘đừng nghe những gì Cộng Sản nói mà hãy nhìn vào những gì người Cộng Sản làm’. Họ nói 1 đường nhưng làm 1 nẻo.”
Xin chào quý đài. Tôi là 1 người dân đang sống ở sài Gòn đây. Trong mấy ngày qua, tôi thấy cư dân mạng cứ chê trách ông Nguyễn Phú Trọng. Riêng tôi, tôi đặc biệt khen ngợi ông. Ông đã nói thật nhất từ hồi đó đến giờ.
Vì ngay từ thời ông Hồ Chí Minh thì tất cả từ dân thường cho đến dân ‘không thường’ đều phục vụ Đảng nhưng lại nói là phục vụ dân. Thì bây giờ ông này nói thật nhất là tất cả phục vụ Đảng. Thế thôi”.
Nhà nước VN đã kêu gọi công dân VN góp ý và kiến nghị để sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Vậy là vận nước đã đến rồi. Vì đây là lời kêu gọi mọi người dân có bổn phận được tham gia không có bất cứ một giới hạn, vùng cấm nào.
Đây là cơ hội cho Đảng Cộng Sản thay đổi và chỉnh đốn lại những sai lầm trong quá khứ như ‘cải cách ruộng đất’ hay như ‘nhân văn giai phẩm’.
Vậy tôi kêu gọi tất cả các tổ chức tôn giáo và mọi người dân hãy dùng cơ hội này để tham gia vào vận mệnh của đất nước để có 1 nhà nước pháp quyền và ông bằng xã hội. Tôi xin kêu gọi các bạn trẻ hãy tích cực tham gia và hãy vượt qua mọi sự sợ hãi, đừng vô cảm với vận mệnh của đất nước”.
Xin phép được khép lại chương trình tại đây và Hòa Ái hẹn gặp lại quý thính giả trong mục “Trả lời Thư tín” vào sáng thứ bảy tuần sau.

Quay lưng lại thực tế dư luận xã hội, nhanh chóng dẫn đến sụp đổ

Quechoa

Đoàn Vương Thanh

384689_508572339169518_1134843707_nTrong lịch sử phát triển của đất nước ta nhiều thập kỷ qua có nhiều, rất nhiều đợt sinh hoạt chính trị, nhưng phần lớn là những đợt sinh hoạt “một chiều” nghĩa là “phát động” và “hưởng ứng” và nhiều khi nói dối là “hưởng ứng sôi nổi” Những đợt sinh hoạt chính trị ấy nhanh chóng qua đi, mọi việc vẫn trở lại “bình thường” hầu như chưa có chuyện gì xảy ra. Lần này, nổi bật lên là phát động toàn dân (tất nhiên là toàn đảng và toàn quân) đọc, nghiên cứu và góp ý vào Dự thảo Hiến pháp trên cơ sở nội dung sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Kể ra, Hiến pháp là bộ luật cơ bản của quốc gia, hai mươi năm mới có một lần “sửa đổi” hoặc viết lại thì thời gian chưa phải là dài. Nếu Hiến pháp được xây dựng một cách cơ bản, bảo đảm nền dân chủ vững chắc cho cả một tiến trinh phát triển đất nước thì có thể “sống không chỉ hai mươi năm” Trên thế giới, có nhiều”Hiến pháp” sống rất lâu, nhiều khi còn làm “mẫu mực” cho các nước khác nghiên cứu làm theo.

Việc thảo luận, góp ý vào Hiến pháp 1992 sửa đổi để có thể thành Hiến pháp mới trong thời gian này là một hiện tượng rất mới mẻ, được kéo dài thời gian góp ý là 9 tháng (lúc đàu là 3 tháng), lại “không có vùng cấm”, không chỉ giới hạn trong một số thành phần dân chùng mà là “toàn dân” (thực chất chữ “toàn dân”ở đây chỉ là một cách nói). Dù sao thì trên các phương tiện thông tin đại chúng của Đảng và Nhà nước, của các “đầu mối” của cả hệ thống chính trị và nhất là trên các “tờ báo điện tử” trên mạng In-tơ-nét toàn cầu, những bài báo, hình ảnh, video, băng ghi âm…rất phong phú và nhanh nhạy, có thể ngay lập tức đến người đọc, người xem và người nghe. Thời đại thông tin ngày nay khác xa trước đây chỉ khoảng ba bốn thập kỷ. Trước thập kỷ 70 của thế kỷ 20, hệ thống báo chí (bao gồm báo viết (còn gọi là báo in), báo nói, báo hình, tiêu biểu chỉ đếm trên đầu ngón tay, tức là kể đến “Báo Nhân Dân” của Đảng, Đài Tiếng Nói Việt Nam (phổ thông nhất là làn sóng 297 và TTXVN, cơ quan thông tin Nhà nước. Việc quản lý thông tin không mấy khó khăn. Mấy vị “Tổng biên tập, Tổng giám đốc” của mấy cơ quan “báo lớn” này “trung thành tuyệt đối với Đảng” không khi nào và không bao giờ dám đưa thông tin sai lệch so với đường lối, chính sách của Đảng. Cho nên, một thời gian dài, chúng ta chỉ “tuyên truyền” một chiều, dẫn đến các đợt sinh hoạt chính trị cũng một chiều. Có hiện tượng, báo thì lớn, tiếng thì to, nhưng độc giả, thính giả lại ít, tác dụng lại bị hạn chế. Từ năm 1970, chúng ta có thêm TV và ngày nay TV là một trong những phương tiện thông tin đại chúng hấp dẫn nhất, đại chúng nhất, nhưng vẫn không tránh được cái bệnh “một chiều”, “thành tích”…

Sơ qua vài nét như vậy để thấy, bất cứ cái gì chỉ nói một chiều cũng dễ sinh ra nhàm chán và kém tính hấp dẫn. Thời đại ngày nay, không cho
phép bất kỳ ai, nhất là cơ quan thông tin báo chí, coi thường trình độ dân trí của nhân dân. Mạng In-tơ-nét phát triển rất mạnh trở thành “vũ khí” rất lợi hại mà những nhà tuyên truyền dùng nó để phổ biến thông tin. Chỉ nói hệ thống báo chí điện tử ngày nay cũng đã vô cùng phong phú. Làm một trang báo điện tử, một trang “blog” Toà soan hoặc “blog” cá nhân không có gì khó khăn. Phương tiện truy cập báo điện tử càng dễ dàng, không đòi hỏi trang bị phức tạp và tốn kém. Một chiếc điện thoại di động chất lượng kha khá một chút là có thể truy cập “báo điện tử” xem cả ngày, thậm chí cả đêm. Bởi thế, dù “tin tăc” hay gì gì đó cũng không thể ngăn chặn nổi khi những tư tưởng, chính kiến thành bài báo, thành clip được tung lên mạng. Các nhà lãnh đạo thế giới, nhất là ở các nước công nghiệp phát triển rất chú ý khai thác tác dụng của báo điện tử. Dân chúng của họ tự do viết “blog”, tự do đưa bài lên trang mạng, hầu như không có sự ngăn cấm nào đáng kể, trừ phi làm lộ bí mật
quốc gia, bí mật quốc phòng, dĩ nhiên.

Từ 2-1-2013 đến nay, từ khi Nghị quyết quốc hội ta mở cuộc vận động toàn dân góp ý vào Hiến pháp, hệ thống tuyên truyền báo chí nói chung đã đặc biệt quan tâm. Nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu có tầm cỡ đã “lăn bò” ra viết bài, bầy tỏ suy nghĩ, chính kiến của mình trong việc góp ý vào Hiến pháp, không chỉ là góp ý về chương mực, vấn đề nêu trong Hiến pháp, cả đến câu chữ, bố cục..Toát lên là những bài viết nêu bật ý tưởng, chính kiến của nhóm, của cá nhân trước các quan điểm, vấn đề cốt lõi của quốc gia, dân tộc. Nhưng, phát động toàn dân “góp ý” vào Hiến pháp, Bộ luật của các Bộ luật quốc gia, mà chưa chi đã “sợ” những ý kiến trái chiều. Thật ra, trên đời này, chính vì có những phản biện, trái chiều, mới có thể rõ được cái đúng cái sai, cái chân lý, lẽ phải. Nếu cứ “ca mãi bài ca một chiều” như nhiều năm trước đây thì khó lòng “nâng cao dân trí” được một cách phong phú. Mặt khác, trong “bùng nổ thông tin”, chúng ta phải tôn trọng mọi ý kiến, mọi luông, thuận tai cũng như nghịch nhĩ. Đời sống tinh thần của nhân dân ta đòi hỏi phải như thế, nền dân chủ đòi hỏi phải như thế. Đất nước đang có Đảng lãnh đạo, đang có các “công cụ chuyên chính” khá hùng mạnh và giác ngộ, không nên “sợ” hết cái này đến cái khác. Chúng ta nghĩ đúng, làm đúng, hợp nguyện vọng và ý chí của nhân dân, vì lợi ích nhân dân và đi đúng chân lý, lẽ phải thì chẳng sợ một cái gì.

Riêng tôi cảm nhận, thì thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả “lề phải” và “lề trái” chung quanh việc “góp ý” vào Hiến pháp là một hiện tượng đáng mừng, có thể đánh dấu những dấu ấn sâu sắc, cũng có thể gọi là những xu hướng tư tưởng, chính kiến khác nhau. Tại sao, ta cứ lo “đa đảng” hạy “độc đảng” mà không nghĩ rằng, chính những xu hương, chính kiến khác nhau, vì những lợi ích nhóm khác nhau sẽ dẫn đến việc tập hợp những quần thể khác nhau, mà gọi một cách khác là “đảng”. Đất nước ta từ xưa cho đến nay, kể cả thời Hai Bà Trưng, thời Trần Hưng đạo và thời Hồ Chí Minh, ai đi đúng nguyện vọng của dân, vì lợi ích tối cao của dân tộc thì tập hợp được lực lượng quần chúng, sự ủng hộ sẽ thành sức mạnh vô địch và giúp ta chiến thắng mọi kẻ thù. Còn ngược lại thì đã rõ.

Dư luận, ý kiến đóng góp vào Hiến pháp đang rất sôi nổi và sâu sắc. Nhiều trí thức suy nghĩ rất chín chắn và đóng góp những ý kiến khó lòng bác bỏ. “Hiến pháp dự thảo của nhóm 72″, “Kiến nghị của Hội đồng giám mục”, những bản tập hợp ý kiến của tổ chức, cá nhân đang rộ lên. Đó là một thực tế. Quay lưng lại hoặc xuyên tạc, coi thường thực tế ấy, thậm chí “vu khống” cái thực tế ấy…là biểu hiện của tư tưởng bảo thủ, độc đoán, coi thường dư luận xã hội và sẽ dẫn đến sự sụp đổ không tránh được.
Tác giả gửi QC

Mất chủ quyền từ những lỗ hổng nhận thức

08/03/2013 – 16:34
Quả cầu địa lý, đèn lồng Tam Sa, trang sách có cờ Trung Quốc, hay hàng nghìn vật dụng quen thuộc khác đang từng bước ăn mòn ý thức về chủ quyền quốc gia trong tâm thức rất nhiều người Việt Nam. Nguy hại hơn cả những hành vi xâm phạm trên biển, sự xâm lược này được tiếp tay từ chính bên trong xã hội Việt Nam để đầu độc các thế hệ tương lai của đất nước.
Những lỗi nhỏ trên trang sách dành cho thiếu nhi đang ngày càng bị tố giác nhiều hơn, phản ánh một lỗi hệ thống kiểm duyệt khó hiểu tại Việt Nam.
Đến hôm nay là ngày thứ ba và quyển sách thứ ba dành cho trẻ em Việt Nam có cờ Trung Quốc. Đó là cuốn “10 phút cho bé trước giờ đi ngủ” do NXB Mỹ Thuật liên kết với Công ty TNHH Thương Mại và Dịch vụ Văn hóa Đinh Tị phát hành. Lá cờ 5 sao xuất hiện đúng trang Yêu Tổ quốc, dạy bé nhận diện một lá cờ đỏ, sao vàng.
Cũng như phản ứng của tất cả những cán bộ nhà xuất bản Dân trí, ĐH Sư Phạm trước đó, bà Đặng Thị Bích Ngân – Giám đốc NXB Mỹ Thuật cũng mau mắn nhận lỗi, nhưng cho rằng đây là lỗi không quá nặng vì mục đích bài học vẫn là “giúp trẻ phân biệt đâu là cờ của Tổ quốc Việt Nam.”
Đúng là lá cờ chính giữa, to nhất, vẫn là cờ Việt Nam, nhưng do chưa được tô màu nên sức mạnh ám thị cho những đứa trẻ mới 4-5 tuổi về cờ Trung Quốc có màu vẫn mạnh hơn. Và tại sao, trong bài học này, các bé lại phải phân biệt giữa cờ Việt Nam với cờ Trung Quốc?
Trên tờ Giáo dục Việt Nam, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục học Thủ đô, Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng khẳng định, “đây không phải là chuyện trẻ con”. Nếu đó là một cuốn sách hữu nghị, bên cạnh cờ Trung Quốc cũng phải có cờ nước khác, chưa kể, về mặt chính trị Trung Quốc đang là nước có nhiều động thái xâm phạm chủ quyền biển của Việt Nam. Về mặt giáo dục, trong một cuốn sách rèn trí thông minh, làm quen với chữ cái của trẻ mầm non mà có cờ Trung Quốc thay vì cờ Việt Nam thì rõ ràng có một ý đồ, không có lý do chối cãi hoặc biện hộ được. Lỗi không chỉ thuộc về người biên soạn, nhà xuất bản mà còn là ở hệ thống kiểm duyệt sách vốn luôn chặt chẽ đến thế mà sao vẫn để lọt những cuốn như thế này, ông Lâm gay gắt nói.
Nhận định về một loạt các ấn phẩm xuyên tạc chủ quyền xuất hiện ngày càng nhiều và dày đặc tại Việt Nam trong những năm gần đây, nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy cho rằng đây là một chiến lược lấn chiếm lâu dài, biến không thành có mà chính quyền Bắc Kinh đang thực hiện. Việc lấn chiếm này không chỉ trên biển mà còn trên bất kỳ lĩnh vực nào mà nước này có thể thực hiện được mà chúng ta không thể ngờ hết. “Nói chung là Trung Quốc sẽ không từ bỏ một thủ đoạn nào dù nhỏ hay lớn để gieo rắc vào người dân ý nghĩ phần lãnh thổ Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là của họ. Việc làm đó một mặt để cho dân họ ngộ nhận và cũng nhằm xâm nhập vào ý thức của người dân Việt Nam.” – ông Dương Danh Dy khẳng định.
GS Phạm Minh Hạc-nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT khẳng định, các lý giải như “phải giữ nguyên xi nội dung gồm phần chữ và hình ảnh như bản gốc, không được phép thay đổi” do mua bản quyền nước ngoài là một không thể chấp nhận được. Mua bản quyền mà lời giới thiệu lại ghi “mập mờ” là chương trình của Bộ GD-ĐT, có phải là đánh lừa người đọc, đánh lừa người dân không? Cục Xuất bản phải chịu trách nhiệm xã hội rất lớn. Chức năng nhiệm vụ của các bên này là chăm lo về đời sống tinh thần của thế hệ trẻ và cả dân tộc.
Dân trí
Sơn Minh

Nỗi lo nguy cơ lạm quyền từ đề xuất nổ súng của Bộ Công an

10/03/2013 – 23:17
Bộ Công an vừa đề xuất cho phép người thi hành công vụ có quyền bắn thẳng vào những người chống đối, phương tiện vi phạm trong một số trường hợp được xác định là gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe.
Chỉ cần có dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng thì người thi hành công vụ được sử dụng vũ lực, công cụ hỗ trợ và các phương tiện kỹ thuật được trang bị để khống chế, bắt giữ người có hành vi chống người thi hành công vụ. Ảnh minh họa.
Đây là một trong những nội dung vừa được Bộ Công an đưa ra trong dự thảo Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ, gồm 5 chương với 30 điều.
Theo đó, lực lượng thi hành công vụ phải giải thích rõ cho người có hành vi vi phạm biết rõ họ đã vi phạm pháp luật; yêu cầu chấm dứt ngay hành vi đó; nếu người vi phạm bất chấp hiệu lệnh, giải thích, tuyên truyền thì người thi hành công vụ được phép sử dụng vũ lực.
Đáng chú ý, ngay cả trường hợp hành vi chống người thi hành công vụ có dấu hiệu của một tội phạm “ít nghiêm trọng” thì người thi hành công vụ đã được sử dụng vũ lực, công cụ hỗ trợ được trang bị để khống chế, bắt giữ người có hành vi chống lại.
Trường hợp nổ súng trực tiếp được tiến hành trong trường hợp có căn cứ thực tế để nhận định hành vi chống lại sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người thi hành công vụ hoặc của người khác; hay thậm chí mới có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
Theo pháp luật, “dấu hiệu phạm tội” chỉ là căn cứ để khởi tố, sau đó qua quá trình điều tra mới có thể đưa ra xét xử. Còn dự thảo thì chưa làm rõ được “dấu hiệu phạm tội” trong các tình huống cụ thể nên điều này không khác nào cho phép thực thi bản án tử hình mà không cần xét xử, hoàn toàn trái pháp luật và xâm phạm nhân quyền theo Hiến pháp.
Thậm chí, ngoài quyền được bắn, người thi hành công vụ còn có thể cầu viện các lực lượng quân đội hoặc các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tại nơi gần nhất, phối hợp, hỗ trợ để ngăn chặn, xử lý kịp thời những trường hợp đối mặt với số đông người chống đối. Đây là một quy định có thể bị lạm dụng khác. Lấy ví dụ về vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng hơn một năm trước, sự tham gia của Ban chỉ huy quân sự huyện đã bị Thủ tướng kết luận là trái phép. Nếu như lúc đó đã tồn tại quy định này, có lẽ những người trong gia đình ông Vươn tham gia vụ việc đã khó thoát khỏi cái chết, và sẽ không còn cần đến bản kết luận của Thủ tướng sau đó.
Bộ Công an đã cung cấp số liệu thống kê hơn 8.500 vụ chống người thi hành công vụ trong gần 10 năm, từ 2002 đến tháng 6/2012 như một bằng chứng để tăng sức nặng. Tuy nhiên, dự thảo không làm rõ được, trong 8.500 vụ kia, có bao nhiêu trường hợp cần phải nổ súng. Không chỉ vậy, các số liệu người thi hành công vụ lạm quyền, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh mạng của công dân lại không được công bố, thống kê đầy đủ. Dự thảo cũng không đề cập đến các biện pháp cụ thể để ngăn chặn, hạn chế khả năng người thi hành công vụ lạm quyền. Thế nào là dấu hiệu của hành vi “ít nghiêm trọng”, “rất nghiêm trọng”, hay “đặc biệt nghiêm trọng” cũng cần phải được làm rõ.
Cũng có thể thấy thêm, những người soạn thảo Nghị định đã không cụ thể hoá các trường hợp cần đến các biện pháp phòng ngừa và xử lý trong những tình huống như lâm tặc tấn công kiểm lâm, và có xu hướng tạo điều kiện cho lực lượng chức năng dễ dàng trấn áp các hành vi và biểu hiện chống đối, theo kiểu nhầm còn hơn bỏ sót.
Đây mới chỉ là dự thảo, những điều không phù hợp sẽ bị gỡ bỏ, như quy định “không tố giác tiêu cực” của Bộ Giáo dục mới đây. Do bản dự thảo quá có xu hướng tập trung vào việc tăng quyền “nổ súng” cho người thi hành công vụ thay vì làm rõ các biện pháp, quy trình để bảo vệ cho người thi hành công vụ nên các đề xuất này đã khiến dư luận bất an khi cảm nhận một cách hành xử không bình thường từ phía những người có trách nhiệm đảm bảo trật tự xã hội. Quan trọng hơn, khi chưa có một cơ chế kiểm soát quyền lực minh bạch thì những đề xuất này có thể chỉ tăng thêm tiếng súng trong thời bình, gia tăng các mâu thuẫn xã hội cần được giải quyết tận gốc chứ không thể bằng những vật liệu nổ trong tay chính quyền.
Mạnh Kiên
Dân lập biên bản cảnh sát giao thông vì nghi gây tai nạn

TIN VÙNG LÃNH THỔ

TIN TRÊN BLOG


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét